Phó tổng thống Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ cho Ukraine
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk trong cuộc họp ở Kiev, Ukraine, 22/4/14
CỠ CHỮ
22.04.2014
Phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden kêu gọi Nga tôn trọng những thoả thuận
gần đây để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine. Thông tín
viên VOA Ridgwell tường thuật rằng ông Biden phát biểu tại Kyiv hôm thứ
Ba khi những người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraine không chịu
rời khỏi các toà nhà chính phủ mà họ đã chiếm đóng từ hai tuần trước.
Phó tổng thống Joe Biden, giới chức Hoa Kỳ cấp cao nhất đến thăm Ukraine
kể từ khi khủng hoảng nổ ra vào năm ngoái, đã đề nghị hỗ trợ tài chính
và kỹ thuật cho chính phủ mới của nước này.
Tuy chuyến thăm được chủ yếu coi như một sự bày tỏ hậu thuẫn mang tính
tượng trưng, ông Biden đã có những lời lẽ gay gắt dành cho Nga. Ông nói:
“Ðã đến lúc Nga ngừng nói và bắt đầu hành động. Hành động về những cam
kết mà họ đã đưa ra. Ðể đưa những phần tử ly khai thân Nga ra khỏi các
tòa nhà và các chốt kiểm soát, chấp nhận lệnh ân xá và giải quyết các
khiếu nại về chính trị”.
Tại miền đông Ukraine, những người biểu tình thân Nga ở thủ phủ Donetsk
hoan nghênh chuyến viếng thăm của Phó tổng thống Biden đến Kyiv với thái
độ hoài nghi. Bà Lyudmila nằm trong số những người tại các hàng rào
chắn. Bà nói:
“Phó tổng thống Mỹ đến để giúp cho các băng đảng ở Kyiv, chính quyền Kyiv, không phải chúng tôi”.
Tại thành phố Slovyansk miền đông Ukriane, các đám tang được tổ chức cho
ba người biểu tình thân Nga bị bắn chết hôm Chủ Nhật tại một chốt kiểm
soát . Những phần tử ly khai đổ lỗi cho các tay súng thuộc nhóm cánh hữu
theo chủ nghĩa dân tộc của Ukraine.
Còn các giới chức Ukraine cáo buộc các lực lượng lượng đặc biệt của Nga đã dàn dựng vụ giết người.
Washington kêu gọi Moscow tôn trọng các cam kết đã đưa ra tại Geneva
tuần trước để gây thêm áp lực lên những người biểu tình thân phải dọn ra
khỏi các toà nhà chính phủ. Nga từ chối bất kỳ việc can dự nào đến
những người biểu tình.
Toà Bạch Ốc hôm thứ Hai công bố những bức ảnh cho thấy một binh sĩ Nga
có mặt miền đông Ukraine trong tháng này và đồng thời ở Georgia trong
suốt cuộc xâm lược của Nga vào năm 2008. Các bức ảnh chưa được kiểm
chứng một cách độc lập.
Các cáo buộc nằm trong khuôn khổ một lịch sử lâu dài về sự can thiệp của
Nga trong khu vực. Ông Andrew Foxall của viện chính sách The Henry
Jackson Society ở London lập luận:
“Tôi nghĩ những gì mà chúng tôi nhìn thấy qua một số năm ở miền đông
Ukraine là điện Kremli và chính quyền Nga đã thực sự tìm cách kích động
các tình cảm ly khai. Và hành động gần đây mà chúng ta nhìn thấy ở
Kharkiv và Donetsk là một biểu hiện của điều đó và biểu hiện của dự án
to lớn hơn mà điện Kremli cố gắng thực hiện”.
Washington cho biết đang chuẩn bị những biện pháp trừng phạt mới nếu Nga không thực hiện những cam kết đã đưa ra tại Geneva.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói với quốc hội Nga hôm thứ Ba là đất
nước sẽ chịu đựng được bất kỳ biện pháp nào thêm nữa. Ông nói:
“Chúng ta sẽ biểu dương lực lượng nếu cần thiết và trong khuôn khổ pháp
luật, chúng ta sẽ kháng cáo đến tòa án và các định chế khác”.
NATO đồng thời cũng đang biểu dương lực lượng. Năm chiếc tàu phá mìn đã
được đưa đến biển Baltic hôm thứ Ba, nhằm tăng cường sự chuẩn bị của
NATO và trấn an các đồng minh phía đông.
Hoa kỳ đưa lính nhảy dù đến Ba Lan, vùng Baltics
CỠ CHỮ
22.04.2014
Hoa Kỳ đang đưa khoảng 600 lính nhảy dù đến Ba Lan và các nước vùng
Baltic trong một chương trình mở rộng nhằm nhấn mạnh cam kết của mình
với các đồng minh NATO như là kết quả của những căng thẳng leo thang tại
Ukraine.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài, chuẩn đô đốc John Kirby nói 150 lính nhảy dù đóng quân tại Ý sẽ đến Ba Lan vào thứ Tư. Ông cho biết 450 lính nhảy dù khác sẽ đến Latvia, Estonia và Lithuania.
Các bài tập song phương sẽ kéo dài khoảng một tháng. Ông nói các binh sĩ mới sẽ luân phiên nhau trong các cuộc diễn tập mới trong suốt thời gian còn lại của năm.
Ông Kirby cho biết việc đưa binh sĩ đến đồn trú mang nhiều ý nghĩa hơn một hành động biểu tượng. Ông kêu gọi Nga rút quân khỏi vùng biên giới giáp với Ukraine và tôn trọng chủ quyền của Ukraine.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài, chuẩn đô đốc John Kirby nói 150 lính nhảy dù đóng quân tại Ý sẽ đến Ba Lan vào thứ Tư. Ông cho biết 450 lính nhảy dù khác sẽ đến Latvia, Estonia và Lithuania.
Các bài tập song phương sẽ kéo dài khoảng một tháng. Ông nói các binh sĩ mới sẽ luân phiên nhau trong các cuộc diễn tập mới trong suốt thời gian còn lại của năm.
Ông Kirby cho biết việc đưa binh sĩ đến đồn trú mang nhiều ý nghĩa hơn một hành động biểu tượng. Ông kêu gọi Nga rút quân khỏi vùng biên giới giáp với Ukraine và tôn trọng chủ quyền của Ukraine.
/1898992.html
Viễn cảnh đen tối cho kinh tế Nga
Quầy hàng tại Matxcơva. Ảnh minh họa.
REUTERS/Maxim Shemetov
Yếu tố Ukraina không là nguyên nhân duy nhất gây khó khăn cho
kinh tế của ng Nga. Kinh tế Nga bị đe dọa suy thoái ngay từ quý 2/2014.
Vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt bị rút đi khỏi Nga gây khó khăn cho một nền
kinh tế đang bị chựng lại.
65 tỷ đô la vốn đầu tư bị rút đi trong ba tháng đầu năm 2014.
Tất cả các chuyên gia Nga và quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng và lo
ngại lạm phát gia tăng. Yếu tố Ukraina không là nguyên nhân duy nhất gây
khó khăn cho kinh tế của ng Nga.
Đến nay những đe dọa trừng phạt kinh tế của Mỹ hay châu Âu không phải
là những tin xấu đối với Matxcơva. Tổng thống Nga Vladimir Putin không
chút nao núng trước việc chính quyền Kiev được các nước phương Tây yểm
trợ. Thế nhưng những thống kê về thực trạng kinh tế của Nga trong ba
tháng đầu năm 2014 được thứ trưởng Andrei Klepatch thông báo hôm
08/04/2014 là một gáo nước lạnh, đưa chủ nhân điện Kremli trở về với
thực tế.
Bộ Kinh tế Nga hạ dự phóng tăng trưởng cho năm nay đang từ 2,5 % bị
rơi xuống còn 0,5 % và không loại trừ kịch bản tăng trưởng ở số không.
Lại cũng thứ trưởng Klepatch báo động trong ba tháng đầu năm 2014, đã có
tới 65 tỷ đô la vốn đầu tư nước ngoài từ giã nước Nga. Khoản vốn rút đi
như vậy tương đương với khối lượng tư bản đã rời khỏi Nga trong cả năm
2013. Tệ hơn nữa, bộ Tài chính chờ đợi do tác động của khủng hoảng
Ukraina, sẽ có từ 100 tỷ đô la đến 150 tỷ vốn đầu tư sẽ rời khỏi quê
hương của Putin trong năm nay.
Hiện tượng chảy máu tư bản đó không đánh quỵ nổi ông khổng lồ Nga
nhưng sẽ là một gánh nặng đối với một nền kinh tế đang bị đình đốn.
Tỷ lệ tăng trưởng liên tục giảm mạnh đang từ 4,3 % năm 2011 đã bị thu
hẹp lại còn 1,3 %. Với tỷ lệ này, Nga cầm đèn đỏ trong số 5 nước thuộc
nhóm BRICS, (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
GDP của Nga trong qúy 1//2014 đã giảm 0,5 % so với quý 4/2013. Trong
tháng 2 vừa qua, tổng sản phẩm nội địa của Nga chỉ tăng 0,3 % so với một
năm trước đây. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình hình kinh tế
nước Nga không mấy khả quan. Báo cáo gần đây nhất vừa được công bố vào
giữa tháng 3/2014 của định chế tài chính đa quốc gia này nêu ra hai kịch
bản : trong trường hợp khả quan nhất, GDP của Nga sẽ tăng ở mức 1,1% -
tức chỉ bằng phân nửa so với dự phóng đã được Ngân hàng Thế giới đưa ra
vào mùa thu năm ngoái.
Còn trong trường hợp « căng thẳng địa chính trị leo thang », hậu quả
sẽ tai hại hơn nhiều. Kinh tế nước này sẽ bị suy thoái, GDP giảm 1,8 cho
tài khóa 2014 và còn giảm thêm ít nhất là 2 % vào sang năm. Vẫn theo
thẩm định của Ngân hàng Thế giới thì đây sẽ là một cú sốc mạnh đối với
Liên bang Nga, tương tự như đòn đã giáng suống nền kinh tế nước này vào
năm 2009, sau khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu.
Chảy máu tư bản
Khủng hoảng Ukraina và đọ sức giữa Matxcơva với các nước phương Tây
đang làm suy yếu thêm kinh tế của Nga. Rõ rệt nhất là các luồng vốn tư
bản rút khỏi nước này và nhiều dự án đầu tư đã bị chựng lại. Tuy nhiên,
các chuyên gia không tin rằng kịch bản kinh tế Nga sụp đổ sẽ xảy tới.
Cơ quan tư vấn Capital Economics, trụ sở tại Luân Đôn nêu ra những lý
do vì sao, nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ như một số nhà phân tích bi
quan nhất lầm tưởng. Thứ nhất tổng thống Putin đang nắm lá chủ bài quan
trọng trong tay : dầu hỏa và khí đốt. Chắc chắn là châu Âu không thể
tẩy chay dầu khí của Nga.
Lý do thứ hai là Ngân hàng Trung ương Nga đang nắm giữ một khoản dự
trữ ngoại tệ gần 500 tỷ đô la. Do vậy có thể nói Nga không sợ bị eo hẹp
về tài chính. Trong trường hợp cần thiết, điện Kremli có thể sử dụng
khối ngoại tệ đó để đối phó với những khó khăn nhất thời. Bằng chứng cụ
thể là cho dù tư bản đã và còn đang tiếp tục ồ ạt rút đi khỏi nước Nga,
ngân hàng Trung ương vẫn tung tiền ra mua vào đồng rúp, hạn chế bớt nguy
cơ đơn vị tiền tệ bị mất giá. Thậm chí có lúc Ngân hàng Trung ương Nga
đã mua vào 10 tỷ rúp trong một ngày để giữ giá cho đơn vị tiền tệ.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Lilit Gevorgyan, thuộc cơ quan
tư vấn IHS Global Insinght của Mỹ, cho dù có tới 100 tỷ đô la vốn đầu tư
bị rút khỏi Nga, Ngân hàng Trung ương nước này vẫn có khả năng can
thiệp tránh để đồng rúp bị « rơi tự do ».
Về phần mình, giáo sư Jacques Sapir, một chuyên gia về kinh tế Nga
đặc biệt là về hồ sơ tiền tệ, kiêm giám đốc Trường Cao đẳng Khoa học Xã
hội (EHESS) cũng cho rằng, hiện tượng chảy máu tư bản của Nga sẽ dừng
lại trước khi nước Nga bị đe dọa cạn kiệt vốn. Bởi lẽ nhiều tập đoàn
quốc tế, chủ yếu là châu Âu, không sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Nga, một
quốc gia có dầu hỏa và khí đốt.
Vào lúc là Liên Hiệp Châu Âu đang cứng giọng với Matxcơva thì chủ
nhân một số các tập đoàn lớn của châu Âu như hãng dầu khí Shell, hay ông
trùm công nghiệp của Đức là Siemens đã đến tận Matxcơva để tiếp kiến
chủ nhân điện Kremli và thảo luận với ông Putin về một « chiến lược hợp
tác lâu dài ».
Trước khi nổ ra khủng hoảng Ukraina, kinh tế của Nga đã bị chựng lại.
Ngay từ tháng 1/2014 Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã hạ dự báo tăng trưởng của
nước này. Từ mùa thu năm ngoái, viễn cảnh Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
tăng lãi suất chỉ đạo đã khiến đồng đồng rúp liên tục bị mất giá và vốn
đầu tư vào Nga ồ ạt được chuyển về nơi khác.
Theo lời giám đốc cơ quan tư vấn tài chính FBK, Igor Nikolaev, đối
với nước Nga, « Chu kỳ tăng trưởng đã đi qua. Năm 2013 là năm cuối cùng
của một chu kỳ đó (…) kể từ năm 2014 kinh tế Nga rơi vào suy thoái ».
Cũng cơ quan FBK từ mùa thu năm ngoái đã dự báo GDP của Nga trong tài
khóa 2014 sẽ giảm 1 % so với tỷ lệ tăng trưởng vốn đã rất thấp (1,3 %)
của năm ngoái. Trong dự phóng đó FBK đã không tính đến những hậu quả tai
hại của việc Matxcơva bị quốc tế trừng phạt và những phí tổn trợ cấp
cho Crimée.
Vẫn theo ông Nikolaev, khó khăn của Nga bắt nguồn từ chỗ « mô hình
phát triển dựa vào xuất khẩu dầu khí » đã lỗi thời. Giá dầu hỏa không
còn cao chót vót như ở vào năm 2008 (có lúc giá một thùng dầu thô đã
được đẩy lên tới gần 150 đô la) hay là ở mức trung bình khoảng 112 đô
la/thùng dầu như vào những năm 2011 -2012.
Nhược điểm thứ nhì của Nga đã được chính bộ Kinh tế nước này nhìn
nhận đó là trong một thời gian quá dài, chính quyền Liên bang đã trễ nãi
trong việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở của ngành công nghiệp khai thác dầu
hỏa và khí đốt. Nga đá quá tập trung vào ngành công nghệ dầu khí.
Trong 14 năm qua, ông Putin liên tục hô hào phải đẩy mạnh đàu tư,
nâng cấp hạ tầng cơ sở của ngành dầu, khí. Nhưng lời nói đã không đi đôi
với việc làm. Nga hiện xuất khẩu 5 triệu rưỡi thùng dầu mỗi ngày và 200
tỷ mét khối khí đốt hàng năm. Bên cạnh đó các ngành khai tháng khoáng
sản chiếm tới hơn 70 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga và đây là « đầu
vào » quan trọng nhất cho ngân sách của nhà nước Nga.
Vấn đề đặt ra là mức sản xuất và khả năng cung cấp dầu khí của các
tập đoàn Nga có khuynh hướng bị chựng lại, do thiếu đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, vào các đường ống dẫn để đưa vàng đen hay khí đốt của Nga đến các
thị trường lớn như Trung Quốc chẳng hạn. Thêm vào đó, theo một số các
chuyên gia giá dầu hỏa phải được duy trì ở mức 110 đô la/thùng thì mới
vừa đủ để trang trải các phí tổn quân sự và xã hội của nước Nga. Trong báo cáo mới nhất được công bố vào tháng 1/2014 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách của Matxcơva giảm bớt mức độ lệ thuộc kinh tế vào « thời giá » của dầu hỏa và khí đốt, đồng hời « đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng ». Tổ chức này cũng khuyến khích Matxcơva « mạnh dạn hơn nữa trong tiến trình cải tổ kinh tế, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ ».
Nga : ông khổng lồ có đôi chân đất sét
Từ đầu năm 2013 tới nay chỉ số sản xuất công nghiệp của Nga liên tục
giảm sút. Lạm phát gần 7 % là một gánh nặng cho các hộ gia đình. Theo
báo cáo về « Khả năng cạnh tranh 2013-2014 » do Diễn đàn Kinh tế Thế
giới thực hiện, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, mức độ can thiệp quá
lớn của nhà nước trong các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng trong tình
trạng tồi tệ đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông và y tế là những trở
ngại lớn khiến các doanh nhân lơ là với một thị trường được đánh giá
là có « tiềm năng » như Nga. Dân số Nga lên tới gần 150 triệu và thu
nhập bình quân đầu người lên tới 14.000 đô la/năm.
Nga nổi tiếng có một đội ngũ các chuyên gia giỏi, thế nhưng do thiếu
đầu tư vào cho ngành nghiên cứu thực dụng, số bằng sáng chế của Nga lại ở
vào bậc thấp « thảm hại », các doanh nghiệp của Nga bị coi là kém cỏi
về mặt phát minh.
Về phần mình tổ chức OCDE cho rằng, nước Nga của tổng thống Putin
đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế không chỉ do tác động của
khủng hảong Ukraina. Một trong những trở ngại để kinh tế Nga thực sự
cất cảnh là do quốc gia này đã bỏ quá nhiều vốn cho các ngành công
nghiệp không có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, khác hẳn so với Trung
Quốc, hay Brazil, dân số Nga đang trên đà bị lão hóa và kèm theo đó là
những hậu quả tiêu cực đối với thị trường lao động.
Giới quan sát cho rằng, đang bị vướng bận vì hồ sơ Ukraina và phải
hứng chịu những tốn kém sau khi đã thôn tính Crimée, các chương trình
cải tổ xã hội từng được ông Putin cam kết khi ra tranh cử tổng thống
thêm một nhiệm kỳ thứ ba, coi như đang bị chìm vào quên lãng. Khó có thể
tin rằng Vladimir Putin giữ được lời hứa đưa nước Nga trở thành 1 trong
5 cường quốc kinh tế của thế giới trước năm 2020 !
Trước mắt, việc Nga làm chủ tình hình tại Crimée đã khiến điểm tín
nhiệm của ông Putin được đẩy lên đến đỉnh cao chót vót. Theo kết quả
thăm dò dư do một viên nghiên cứu độc lập thực hiện vào cuối tháng
3/2014, có tới 80 % người được hỏi tán đồng đường lối cứng rắn của chủ
nhân điệm Kremli trên hồ sơ Ukraina.
Thế nhưng theo thẩm định của ngân hàng Đức Berenberg được AFP trích
dẫn trong ngắn hạn v thôn tính Crimée đang tô điểm hình ảnh của người
hùng Putin trong mắt gần 150 triệu người Nga, thế nhưng những khó khăn
kinh tế chồng chất trong cuộc sống hàng ngày của người dân, hay các hoạt
động làm ăn buôn bán của các đại gia Nga bắt đầu bị xáo trộn, thì liệu
rằng hào quang của tổng thống Putin có còn sáng chói được nữa hay không.
Tất cả chỉ là vấn đề thòi gian. Có điều, như chuyên gia của ngân hàng
Đức nói trên ghi nhận : người Nga có sức chịu đựng khá cao. Ông Putin
biết được điều đó và tin rằng ông vẫn còn có đủ thời gian để giải quyết
những khó khăn kinh tế và không sợ làm suy tổn đến uy tín của mình trước
khi mãn nhiệm kỳ tổng thống.
http://www.viet.rfi.fr/kinh-te/20140422-vien-canh-den-toi-cho-kinh-te-ngaMỹ: Tiền Trung Quốc bị đánh giá thấp đáng kể
Bộ Tài chính Mỹ bày tỏ quan ngại trước các báo cáo về sự ‘can thiệp mạnh mẽ’ của Bắc Kinh trong việc giữ giá trị tiền tệ của họ ở mức thấp để đạt được các lợi thế thương mại.
CỠ CHỮ
16.04.2014
Bộ Tài chính Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc đánh giá thấp đồng Nhân dân
tệ một cách đáng kể, nhưng một lần nữa lại tự chế không gán cho Bắc Kinh
nhãn hiệu thao túng tiền tệ.
Trong bản phúc trình mỗi năm 2 lần, Bộ Tài chính Mỹ công nhận là Trung Quốc đã nâng giá tiền tệ nhưng quá trình này còn quá chậm và chưa đủ xa.
Bắc Kinh tháng rồi loan báo sẽ để cho đồng Nhân dân tệ dao động hơn nữa so với đồng Mỹ kim, một động thái được Washington hoan nghênh.
Nhưng Bộ Tài chính Mỹ bày tỏ quan ngại trước các báo cáo gần đây về sự ‘can thiệp mạnh mẽ’ của Bắc Kinh trong việc giữ giá trị tiền tệ của họ ở mức thấp để đạt được các lợi thế thương mại.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc yếu hơn sẽ giúp cho hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn đối với người tiêu thụ Mỹ, làm cho các sản phẩm Mỹ đắt hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc, và tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Tuy đã liên tục đưa ra những lời than phiền về vấn đề tiền tệ với Trung Quốc từ nhiều năm, Hoa Kỳ vẫn chưa liệt kê Bắc Kinh vào danh sách thao túng tiền tệ tính từ năm 1994 tới nay.
Việc liệt kê Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ sẽ dẫn tới các chế tài thương mại và kích ngòi phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.
Trong bản phúc trình mỗi năm 2 lần, Bộ Tài chính Mỹ công nhận là Trung Quốc đã nâng giá tiền tệ nhưng quá trình này còn quá chậm và chưa đủ xa.
Bắc Kinh tháng rồi loan báo sẽ để cho đồng Nhân dân tệ dao động hơn nữa so với đồng Mỹ kim, một động thái được Washington hoan nghênh.
Nhưng Bộ Tài chính Mỹ bày tỏ quan ngại trước các báo cáo gần đây về sự ‘can thiệp mạnh mẽ’ của Bắc Kinh trong việc giữ giá trị tiền tệ của họ ở mức thấp để đạt được các lợi thế thương mại.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc yếu hơn sẽ giúp cho hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn đối với người tiêu thụ Mỹ, làm cho các sản phẩm Mỹ đắt hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc, và tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Tuy đã liên tục đưa ra những lời than phiền về vấn đề tiền tệ với Trung Quốc từ nhiều năm, Hoa Kỳ vẫn chưa liệt kê Bắc Kinh vào danh sách thao túng tiền tệ tính từ năm 1994 tới nay.
Việc liệt kê Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ sẽ dẫn tới các chế tài thương mại và kích ngòi phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment