Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 1 April 2014

GIÁO DỤC VIỆT NAM

Sản phẩm" của giáo dục Việt Nam

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-04-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg1252741-600.jpg
Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị an ninh mặc thường phục bắt ở Hà Nội hôm 29/4/2008 do tập trung phản đối Trung Quốc
AFP photo
Giáo viên Trần Anh Tuấn (áo trắng) và hai em học sinh trên bục giảng.
Capture from video clip


Trong thời gian gần đây, người Việt mình bị nhiều tai tiếng ở hải ngọai, cụ thể là tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong khi ở trong nước, người mình cũng bị mang tiếng hôi của của những người lâm nạn.
Đó là chưa kể một anh “Tây ba lô” người Mỹ tên Nomadic Matt bực bội rằng “năm 2007, tôi đi du lịch ở VN và khi trở về, tôi thề sẽ không bao giờ quay trở lại” vì “bị đối xử tồi tệ”. Thực trạng đó khiến có ý kiến cho rằng “hệ thống nào thì có sản phẩm đặc trưng đó”.
Giữa lúc giới lãnh đạo giáo dục VN bàn sọan, quảng bá và thậm chí thực sự tiến hành các hoạt động như sửa đổi, cải cách, đổi mới giáo dục, thì TS Nguyễn Vân Nam từ Saigòn lưu ý rằng “Người ta không thể bàn về đổi mới, nếu trước hết không trả lời được câu hỏi: mục tiêu của nó là gì?”.
Nhận thấy “hệ thống giáo dục VN hiện tại, về cơ bản, là khác thường” - nghĩa là “học để trở thành công cụ, điều đó trái với bản tính của con người, xu thế lịch sử và bản chất giáo dục”, TS Nguyễn Vân Nam phân tích rằng “Hệ thống giáo dục hiện nay với những cơ sở nền tảng, nguyên tắc, triết lý và mục tiêu giáo dục vốn có, sẽ chỉ có thể sản sinh những sản phẩm giáo dục không thích hợp cho dân tộc, cho đất nước và cá nhân, nếu không muốn nói đó là những sản phẩm góp phần gây nên hiện trạng phát triển đau lòng hiện nay của đất nước. Các biện pháp cải cách giáo dục (không thích hợp) đang được áp dụng hay dự kiến áp dụng có thể làm cho hệ thống ấy hoạt động hiệu quả hơn. Nghĩa là càng tạo ra nhiều sản phẩm giáo dục đau lòng hơn mà thôi”.
Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc.
- GS Nguyễn Thanh Giang
Khi nhớ lại từ cái thuỡ trong trắng của tuổi học trò, blogger Nguyễn Đình Dũng tâm sự rằng “ cũng như bao nhiêu người trẻ tuổi khác ở đất nước VN này, tôi sinh ra trong môi trường mà đâu đâu cũng là hào quang của đảng”, “từ cấp một, tôi học bài đầu tiên là năm điều Bác Hồ dạy”, “rồi thì buổi tập thể dục nào cũng kết thúc là ‘ tay trong tay múa ca chào đón công ơn Bác’”. Nhưng khi lên tới đại học, nhà báo Nguyễn Đình Dũng xem chừng như “vỡ lẽ” ra mà không dằn được bực tức khi ông “ không thể chịu đựng nổi với những lời dối trá mà thầy giáo, bà giáo dạy”. Tại sao ? Nhà báo Nguyễn Đình Dũng giải thích:
Tôi không nghĩ một dân tộc nào mà ca ngợi chiến tranh huynh đệ tương tàn là hay ho, và bày dạy cho trẻ em chưa hiểu chuyện đời cách bắn giết, cách đánh nhau và tinh thần đấu tranh giai cấp là đáng biểu dương. Tâm hồn con người luôn có thể hướng đến cái thiện, cái đáng yêu. Và mỗi người đều có cái đáng yêu đó trong mình. Tại sao phải tạo ra một môi trường huỷ diệt cái đáng yêu trong con người đó đi và thay bằng một môi trường đề cao tính đáng sợ của con người ?

Lỗi tại ai?

Công an đàn áp người dân biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo
000_Hkg8090527-200.jpgTheo nhà báo Lê Nguyên, CS “nhào nặn” ra con người VN “không giống ai” trong thế giới nhân văn đương đại với bản chất nói chung “xấu và ác” của “con người mới XHCN” – thực trạng mà đảng CS không bao giờ thừa nhận. Thực trạng đó khiến nhà báo không khỏi so sánh một cách “điển hình” rằng phẩm chất con người nói riêng, nhân cách nói chung của những người được giáo dục từ hệ thống giáo dục của ‘đế quốc’ Pháp vẫn tốt hơn con người và nhân cách của những người “thấm nhuần đạo đức cách mạng”.
Về vấn đề này, GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết:
Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội.
Rồi nhà báo Lê Nguyên vừa nêu nhân tiện đem so sánh với “nhân cách và phẩm chất con người được hấp thụ nền giáo dục của chế độ VNCH ở Miền Nam trước đây, và nhận thấy rằng nó “ vẫn nổi trội nhân văn hơn con người được đào tạo dưới chế độ VN Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc”.
Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng nhận xét:
Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?
Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó loạn quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?
- GS Nguyễn Thế Hùng

Khi bàn đến “thủ đọan đổ thừa” của CS, nhà báo Lê Nguyên khẳng định rằng những ai “càng thấm nhuần đạo đức cách mạng, càng được cộng sản chiếu cố đề bạt chức vụ quyền hạn trong hệ thống tổ chức đảng cộng sản thì càng mất đi phẩm chất con người và trở nên thiếu tư cách lẫn nhân cách, sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì, kể cả “mãi quốc cầu vinh”.
Nhắc đến “ chức vụ quyền hạn”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội lên tiếng:
Tôi khẳng định rằng cái lớp người hiện đang sống phè phỡn trên xương máu của người dân này là lớp người gọi là “con cháu HCM”. Thì chúng ta thấy đau xót ở điểm là nền giáo dục mà hồi năm 1945, HCM gọi là nền giáo dục hòan toàn VN, thì cái nền giáo dục đó đã tạo ra lọai người như vậy. Những người đó hiện đang lãnh đạo đất nước này, thế hệ đó hiện đang tạo ra một đất nước như hiện nay.
Đất nước ngày hôm nay ấy – cũng như mọi đất nước khác – hẳn có người thiện, người ác. Nhưng, nhà báo Nguyễn Đình Dũng lưu ý, trên quê hương chúng ta ngày nay, “ phần nhiều người ta chọn cách sống im lặng. Mà rất nhiều khi im lặng trước cái ác !”. Nên ông chỉ mong rằng “một ngày kia đất nước VN trở thành một đất nước có môi trường tạo ra những con người lương thiện và vô cùng đáng yêu”.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/product-of-vn-education-tq-04012014171603.html

Thầy trò đánh nhau: Đạo đức học đường trôi về đâu?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-02-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

thaytro-305.jpg

Phản tác dụng?

Liên quan đến lãnh vực giáo dục, mới đây, 1 video clip về thầy trò đánh nhau trong lớp học ở Bình Định gây xôn xao dư luận. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là phương pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt” không những đã lỗi thời mà còn phản tác dụng? Và khi trò đánh trả lại giáo viên thì đạo đức học đường đang trôi về đâu?
Một lần nữa, bạo lực học đường lại xảy ra mà lần này thầy trò đánh nhau khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Phẫn nộ vì hình ảnh thầy trò hành xử với nhau trong lớp học không khác gì những kẻ côn đồ “xử” nhau nơi chợ búa. Đoạn “clip” dài hơn một phút đồng hồ được đưa lên mạng hôm 18/2, ghi hình cảnh tượng thầy giáo bạt tay đôm đốp liên tục vào mặt cậu học trò lớp 11 ở Trường THPT Nguyễn Huệ, Tây Sơn, Bình Định. Cao trào là thời điểm cậu học sinh kế tiếp trước khi tới lượt mình bị thầy giáo “trừng phạt” đã chủ động đánh lại thầy. Câu hỏi đặt ra là tại sao cậu học trò thứ hai không chạy ra khỏi lớp và báo với giám thị chuyện gì đang xảy ra? Một nữ học sinh phổ thông cho đài RFA biết nếu em rơi vào tình huống này thì cũng sẽ hành động giống như bạn học sinh thứ hai trong “clip” mà thôi. Bạn nữ học sinh này nói:
“Lúc mà bị dồn vào đường cùng, đâu còn suy nghĩ là sẽ đi cầu cứu ai mà phải tự giúp bản thân mình thôi. Mình là học sinh đi lên mét với giám thị về thầy cô thì chưa chắc gì họ giải quyết cho mình. Đó chỉ là phản xạ tự nhiên, có người đánh mình thì mình đánh lại là chuyện bình thường”.
Người thầy giống như người cha, người chú thì không thể dùng nấm đấm để dạy mà đứng trên bục giảng thì lại càng không.
-Một phụ huynh
Trao đổi với một số học sinh phổ thông khác, các em đều cho rằng thầy cô giáo chỉ được quyền dạy dỗ, chỉ bảo cho học sinh chứ không được quyền đánh học sinh. Trong tất cả những em học sinh mà đài RFA tiếp xúc đều đồng tình sẽ phản kháng như vậy. Không những thế, hành động đánh trả của em học sinh lớp 11 trong “clip” còn nhận được sự thông cảm của số đông trong dư luận với lý lẽ rằng hành động phản kháng lại là đương nhiên, “thượng bất chính, hạ tắc loạn” nên “làm thầy phải ra thầy thì trò mới nên trò” được.
Còn dưới góc độ của phụ huynh, họ có cho rằng con mình sai trật trong hoàn cảnh tương tự hay không? Một phụ huynh lên tiếng:
“Phụ huynh coi video đó thì rất bức xúc. Bức xúc là do thầy giáo đánh học trò như vậy, tức là đã vi phạm nội quy mô phạm rồi. Tại vì thầy giáo sai trước rồi học trò mới sai. Chuyện học sinh làm ồn trong giờ học hay là gì đó… không nghe giảng bài thì người thầy phải tìm phương pháp sư phạm để dạy dỗ học sinh. Là phụ huynh tôi thấy con tôi không sai gì hết. Tui đồng ý là ‘tiên học lễ, hậu học văn’ nhưng giáo viên dùng nấm đấm để dạy thì con tôi được quyền phản kháng. Đó là sự bộc phát của tụi nhỏ, tức là khi bị hà hiếp, khi bị áp bức thì con tôi được quyền phản kháng. Người thầy giống như người cha, người chú thì không thể dùng nấm đấm để dạy mà đứng trên bục giảng thì lại càng không. Ngay trong giáo dục gia đình, cha mẹ cũng không được dùng quyền lực mà sử dụng nấm đấm để dạy con”.

Cần phải nghiêm cấm

Em Phan Văn Chung bị thầy tát thủng màng nhĩ trái đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Hương Khê. Courtesy infonet.
thaytro-250.jpgQua các lập luận của học sinh và phụ huynh cho thấy phương pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt” thực tế không còn áp dụng được trong xã hội VN ngày nay, mà thậm chí lại gây ra tác dụng ngược. Thế nhưng vì sao phản ứng của học trò chống trả cách hành xử được cho là “dã man” của thầy giáo ở quốc gia có truyền thống văn hóa “tôn sư trọng đạo” lại nhận được sự cảm thông? Nếu hành động này được chấp nhận và cổ súy thì đạo nghĩa thầy trò có còn tồn tại? Trả lời câu hỏi của đài ACTD phải chăng đạo đức học đường bị phá hủy khi xã hội VN bây giờ không lên án hành động thầy trò đánh tay đôi nơi lớp học, thầy giáo Đỗ Việt Khoa chia sẻ:
“Tình hình xã hội VN bạo lực rất là phổ biến mà bạo lực, khủng bố đến từ nhiều khía cạnh trong nhiều ngành. Đó là điều khiến cho cái xấu lây lan, bắt chước nhanh. Cho nên người ta hành xử bạo lực, hành xử vô lối trở thành chuyện thường ngày quá nhiều ở VN. Tuy nhiên, ngành giáo dục ở VN ảnh hưởng của văn hóa Á Đông, không cho phép người thầy bắt chước mang những thứ xô bồ, những bạo lực, những điều tồi tệ vào trường học. Người thầy phải tôn trọng các em để các em tôn trọng lại mình. Theo chúng tôi thì người thầy nhiệt tâm, toàn tâm toàn ý với các em, coi các em như người thân của mình thì tôi chắc chắn rằng không có một học sinh nào không nghe thầy mà đến mức độ phải dùng bạo lực để chống lại đến như thế. Sẽ không có chuyện như vậy xảy ra đâu”.
Đòn roi không phải là cách tốt, nhất là trong trường học, học sinh không phải là con cái của mình, không được làm vậy. Đó là nhân phẩm của người ta. Cần phải nghiêm cấm.
-Thầy Đỗ Việt Khoa
Là người luôn quan tâm, trăn trở với ngành giáo dục ở VN, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho biết đây chỉ là trường hợp hiếm hoi đã xảy ra và giáo viên nói chung không chấp nhận lối hành xử của thầy giáo này. Thầy Đỗ Việt Khoa nói thêm:
Nói về ‘thương cho roi cho vọt’ thì quan điểm của tôi là tôi thấy lạc hậu rồi. Nói đúng ra là người ta viện cớ câu đó khiến cho nhiều người hành hạ học sinh, rồi cho là đánh học sinh để các em khôn lên thành người hơn thì tôi phản đối. Đến trong gia đình, cha mẹ đánh con còn bị cấm huống chi là người thầy. Hơn nữa đòn roi không phải là cách tốt, nhất là trong trường học, học sinh không phải là con cái của mình, không được làm vậy. Đó là nhân phẩm của người ta. Cần phải nghiêm cấm”.
Trong một lần trao đổi với Hòa Ái cũng liên quan đến “video clip” thầy giáo bắt học trò cúi xuống đánh gây xôn xao dư luận hồi tháng 7/2012, nhà xã hội học Quỳnh Hương từ VN nhận định là một đứa trẻ ngay từ bé bị đàn áp bằng vũ lực thì đứa bé đó hiểu rằng chỉ vũ lực mới bắt người khác khuất phục được. Do đó, đứa bé sẽ dùng vũ lực để đối xử lại với người khác trong xã hội. Rõ ràng nhận định này minh chứng cho một thực tế chưa đầy 2 năm mà phản ứng của học sinh qua 2 “clip” từ chịu đựng đến chống trả khi các em đang hằng ngày hằng giờ sống trong môi trường xã hội bạo lực tràn lan.
Các chuyên gia giáo dục tin rằng chắc chắn nhiều thế hệ học sinh về sau sẽ vẫn giữ trọn đạo lý “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” và hành trang vào đời của các em là những gì tiếp thu được từ 12 năm đèn sách do thầy cô truyền dạy. Để được như vậy còn tùy thuộc vào bản lĩnh và cái tâm của một nhà giáo chân chính

No comments:

Post a Comment