Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 29 April 2014

LÊ XUÂN NHUẬN ** BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG




TÓM-LƯỢC SỬ-LIỆU
BỨC-TỬ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
(trong cuốn hồi-ký Biến-Loạn Miền Trung )
        ... Trong lúc đó, ngay tại Thủ-Đô, trong cơn dầu sôi lửa bỏng, những tay điệp-viên chiến-lược của Cộng-Sản, từ lâu vẫn nấp dưới lớp áo tu-hành, như các Linh-Mục Thanh Lãng, Phan Khắc Từ,Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Du, Nguyễn Quang Lãm, Trần Ngọc Nhuận, v.v… (cùng với Trần Hữu Thanh trong “Phong Trào Chống Tham-Nhũng”), cũng sách-động quần-chúng xuống đường hằng ngày để gây thêm rối-loạn, hoang-mang trong quần-chúng, và tạo sức ép đối với Tổng-Thống Thiệu, làm nản thêm lòng người Mỹ, và tạo thêm lợi-thế về mặt chính-trị choBắc-Việt xâm-lăng.  
(trang 436)
Phong-Trào Chống Tham-Nhũng
Nói đến “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng”, tưởng cần nhắc lại một số hoạt-động nổi bật của giới Kitô-Giáo trong và ngoài Việt-Nam Cộng-Hòa.
Trong thời-gian diễn ra Hội-Nghị Paris (từ 1968 đến 1973), Giáo-Hoàng Phaolô VI đã nhiều lần “nhân đạo” kêu gọi chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam.
Tháng 12-1969, Giám-Mục Phạm Ngọc Chi, Phó Chủ-Tịch Hội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam, qua Hoa-Kỳ, đã tuyên-bố với báo-chí Mỹ: “Miền Nam [Việt-Nam] đồng-tình với chính-sách ‘Việt-Nam-Hóa Chiến-Tranh’ của Tổng-Thống Nixon.”
Tháng 9-1972, Đại-Hội lần 2 của tổ-chức “Kitô-Hữu Quốc-Tế” gồm hơn 20 nước họp tạiQuebec (Canada),  với đề-tài giải-phóng các dân-tộc ViệtLàoCampuchia, đã “tố-cáo các cuộc xâm-lăng và ném bom vô-nhân-đạo của Mỹ, khẳng-định quyền tự-quyết, tự-do được sống hòa-bình của nhân-dân Việt-Nam.”
Tức là việc Mỹ chuẩn-bị rút lui đã được Kitô-Giáo Việt-Nam, giáo-dân mấy chục nước khác, và nhất là Giáo-Hoàng Phaolô VI tán-đồng, không còn đánh nhau với Cộng-Sản nữa.
Ngày 20-9-1970, Linh-Mục Phan Khắc Từ, Tuyên-Úy Thanh Lao Công Sài-Gòn, qua Châu Âu, đã tuyên-bố tại Thành-Phố Firenze (Ý, nơi có Tòa Thánh Vatican): “Kinh-nghiệm trước mắt cho chúng tôi xác tín rằng Giáo-Hội [Kitô] tại Việt-Nam hôm nay là một công-cụ hữu-hiệu của người Mỹ.”
Tháng 3-1971, Linh-Mục Nguyễn Viết Khai tuyên-bố: “Từ chính-quyền trung-ương xuống cho tận anh Trưởng Ấp, người Miền Nam không được phép giải-quyết vấn-đề của mình mà không có người nước ngoài xen vào.”
Tháng 11-1971, Linh-Mục Trương Bá Cần, Tuyên-Úy Thanh Lao Công toàn-quốc, tham-gia vụ đình-công tại Hãng Pin “Con Ó”, bị Cảnh-Sát bắt, đã viết: “Giáo Hội của tôi không biết chọn, nhất là chọn để chống lại những kẻ đang nắm quyền-hành trong xã-hội này... Giáo Hội của tôi cũng đã biết lựa chọn, nhưng không biết lựa chọn người nghèo khổ...”
Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam đồng-ý với lời cáo-buộc và chiêu-bài của đối-phương.
Nhưng, sau Hiệp-Định Paris 27-1-1973 [chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam], thì Bắc-Việt gia-tăng nỗ-lực và quyết-tâm tiến-chiếm Miền Nam.
Ngày 19-9-1973, Tổng-Giám-Mục Sài-Gòn Nguyễn Văn Bình đọc diễn-văn khai-mạc “Năm Thánh”: “Chúng tôi hy vọng rằng những cuộc giết chóc và hận thù sẽ thực-sự chấm dứt trên mảnh đất này và đồng thời có được quan hệ hai chiều giữa Bắc và Nam, trong lúc đất nước tạm thời còn phân chia.”
      Ngày 10-1-1974, sau cuộc Hội-Nghị toàn-thể hàng giáo-phẩm, các Giám-Mục Miền Nam đã công-bố một bản tuyên-ngôn “tha thiết kêu gọi hai chính phủ Bắc và Nam cùng đồng loạt, vì tình thương dân tộc, mà ngưng mọi hoạt động gây chiến và mọi chiến dịch bôi nhọ và thù ghét lẫn nhau.
Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam [Cộng-Hòa] không đề-cập đến việc Bắc-Việt vi-phạm Hiệp-Ước, mà chỉ muốn Miền Nam bắt tay làm hòa với Miền Bắcđối-nghịch lập-trường “4 Không” của Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Giáo-Hội Kitô-Giáo Việt-Nam  Sài-Gòn ra “Thư Chung” phát-động cuộc tranh-đấu “chống tham nhũng”, chống Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu. Họ đòi Thiệu phải từ-chức, vận-động trưng-cầu dân-ý buộc Thiệu phải ra đi.
Lời kêu gọi đó đã dấy lên liền một “Phong-Trào” gọi là “Chống Tham-Nhũng”.
*
Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” do Linh-Mục Trần Hữu Thanh cầm đầu, các LM Đinh Bình Định  Nguyễn Học Hiệu cùng Bác-Sĩ Nguyễn Thị Thanh phụ-lực, qua một bản “Tuyên Ngôn được sự bảo-trợ của 301 linh-mục khác, kể cả Tuyên-Úy Công Giáo”, ra mắt tại Giáo-Xứ Tân Việt, Sài-Gòn, từ năm 1973,  một tập-hợp tương-đối lớn, có nhiều tín-đồ nhất, và tại nhiều địa-phương nhấtso với Nhóm các linh-mục cộng-sản nằm vùng và thân-Cộng tại Sài-Gòn.
Phong-Trào” được sự tham-gia của các nhân-vật ngoài Kitô-Giáo, như Thượng-Nghị-Sĩ Hoàng Xuân Tửu  Dân-Biểu Nguyễn Văn Kim cùng nhiều DB thuộc Đảng Đại-Việt của Hà Thúc Ký và phía Dương Văn Minh; DB Đặng Văn Tiếp phía Nguyễn Cao Kỳ; DB Nguyễn Văn Cử chống Diệm và phía Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng; DB Vũ Công Minh phía Hòa-Hảo; DB Đỗ Sinh Tứ phía quân-đội; Bác-Sĩ Nguyễn Tuấn Anh; Luật-Sư Đặng Thị Tâm; Nhân-Sĩ Nguyễn Trân; v.v...
Linh-Mục Thanh được báo-chí ngoại-quốc tặng cho danh-hiệu “Hiệp Sĩ của Người Nghèo”.
Sau đó, “Phong-Trào” công-bố các bản “Cáo Trạng” trong các cuộc biểu-tình, xuống đường rầm-rộ dữ-dội và liên-tục của các tín-đồ do các linh-mục lãnh-đạo có khi có hàng chục ngàn ngườitham-dự tại Huế, Đà-Nẵng, Quy-Nhơn, Nha-Trang, Cam-Ranh, Sài-Gòn, Mỹ-Tho, Cần-Thơ, v.v...
Cuối năm 1974, nhất là đầu năm 1975, những cuộc biểu-tình chống-chính-phủ của nhóm Linh-Mục Trần Hữu Thanh, có sự tham-gia của một số chính-khách, lãnh-tụ đảng-phái, cộng với việcHội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam phổ-biến “Thư Chung”, kêu-gọi các Nhà Thờ toàn-quốc “chống tham nhũng”, thúc-đẩy giáo-dân xuống đường rầm-rộ, liên-tục… đã khiến cho các binh-sĩ ngoài tiền-tuyến chán-nản, mất tinh-thần, và ảnh-hưởng tai-hại đến sự sống-còn của đất-nước.
Bên cạnh “Phong-Trào” của LM Trần Hữu Thanh, còn có các Nhóm tay sai Cộng-Sãn và thân-Cộng, là các LM Trương Bá Cần, Thanh Lãng, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Hồ Thành Biên, Nguyễn Thành Trinh; Nhóm “Đối Diện” của 11 linh-mục phản-chiến Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Phan Khắc Từ, Nguyễn Hữu Khai, v.v... trong mấy tháng cuối-cùng, đã lợi-dụngcác buổi thuyết-giảng tại các Nhà Thờ để công-khai tuyên-truyền cho người anh em bên kia”.
(Điển-hình là Phan Khắc Từ, từ năm 1969 đã đi dự đại-hội Thanh Lao Công Thế-Giới có xu-hướng thân-Cộng được Mạc-Tư-Khoa đỡ đầu, tại Liban. Ở Pháp thì đến hội-ý với Nguyễn Thị Bình, Trưởng Phái-Đoàn thương-thuyết của “Mặt Trận Giải Phóng”; tham-gia đình-công; biểu-tìnhđòi công-bằng cho giới lao-động; cùng sinh-viên và công-nhân đòi hòa-bình cho Việt-Nam. Sau này về nước thì dính vào Mặt Trận Nhân-Dân Tranh-Thủ Hòa-Bình, Phong Trào Học-Sinh Sinh-Viên Đòi Quyền Sống, Phong-Trào Chống Tăng Học-Phí, Chống Độc-Diễn; đóng vai “linh-mục hốt rác” gây sự chú ý của dư-luận; dùng Nhà-Thờ Vườn Xoài làm nơi chế-tạo bom xăng cho phong-trào đốt xe Mỹ trên đường phố; cùng công-nhân đình-công để gây trở-ngại cho các cuộc hành-quân; tiếp tay CS dựng lên Ủy-Ban Bảo-Vệ Quyền-Lợi Lao-Động Miền Nam; rồi lại giả-danh từ-thiện hoạt-động trong tổ-chức trá-hình của CS  Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói...)
Chủ-Tịch Thượng-Nghị-Viện Trần Văn Lắm lên án Tổng-Thống Thiệu “lạm quyền, tham nhũng”.
Một số lãnh-tụ đảng-phái và tôn-giáo, như Phan Bá Cầm (Hòa-Hảo), Trần Quang Vinh (Cao-Đài), Hà Thế Ruyệt (Duy-Dân), Thượng-Tọa Pháp-Tri và các Ông Ngô-Văn-Ký, Nguyễn Văn Lục, Xuân Tùng (Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng) thành-lập “Trận Tuyến Nhân Dân Cách Mạng”, kêu-gọi TT Nguyễn Văn Thiệu từ-chức và các phe liên-hệ “chấm dứt chiến-tranh, giải-quyết vấn-đề Miền Nam bằng phương-thức hòa-bình”.
Nhóm “Sóng Thần” thì tổ-chức “Ngày Ký-Giả đi Ăn Mày” rồi tiếp theo là “Ngày Công-Lý và Báo-Chí Thọ-Nạn” vào tháng 10-1974.
Các Tuyên-Úy Công-Giáo thì tổ-chức Đại-Hội tại Thủ-Đô. Họ rao giảng với giáo-dân quân-nhân rằng “cộng-sản cũng là con-cái của Chúa”, rằng “Công-Giáo và CS có thể sống chung hoà-bình”…
Bản “Cáo Trạng số 1” được ghi là ký tại Huế vào ngày 8-9-1974, khi được tung ra tại Nhà ThờTân-Sa-Châu, Sài-Gòn, có báo bảo là “làm lung-lay ghế Tổng-Thống Thiệu.”
Các báo Time, Newsweek; các đài BBC, VOA đều loan tin.
Hậu-quả là Quốc-Hội Mỹ quá chán-ngán Chiến-Tranh Việt-Nam và mệt-mỏi vì đã yểm-trợ một đồng-minh có quá nhiều khuyết-điểm và thối-nát.
Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam đã tiếp tay cho Hoa-Kỳ chấm dứt viện-trợ  phủi tay đối với Việt-Nam Cộng-Hòa.
Việc Mỹ cắt-giảm quân-viện đã làm tê-liệt hẳn khả-năng chiến-đấu của Quân-Lực VNCH, và từ đó làm suy-nhược tinh-thần kháng-cự, yếu-tố quan-trọng nhất trong bất-kỳ cuộc chiến-tranh nào.
*
Về phần Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu thì ông đích-thân đi trực-tiếp cầu-cứu tại chính-quốcHoa-Kỳ, nhưng đã không được nghênh-đón long-trọng tại Thủ-Đô Hoa Thịnh Đốn. Năm 1968,Johnson (chủ-chiến, Dân-Chủ) chỉ tiếp Thiệu tại thành-phố đảo Honolunu, và chỉ để thảo-luận sách-lược hòa-đàm với Cộng-Sản. Năm 1969, Nixon (chủ-hòa, Cộng-Hòa) cũng chỉ tiếp Thiệu tại Đảo Midway, và cũng chỉ để thỏa-thuận về chính-sách Việt-Nam-Hóa và lịch-trình rút quân củaMỹ.
Thiệu lại đích-thân đi trực-tiếp cầu-cứu với Giáo-Hội Kitô La-Mã, là một trung-tâm quyền-lực chính-trị khác của thế-giới. Tuy nhiên, Giáo-Hoàng Paul VI, trong cuộc viếng-thăm lục-địa Á-Châu lần đầu-tiên, đã không ghé đến Việt-Nam  quốc-gia đang bị Cộng-Sản đe-dọa, nhất là Việt-Nam có tỷ-số giáo-dân đông thứ nhì tại lục-địa này. Thiệu đến Tòa Thánh, nhưng không được Giáo-Hoàng tiếp-kiến Thiệu  một Tổng-Thống, một con chiên lập-trường của Vaticanvề vấn-đề Chiến-Tranh Việt-Nam là chỉ bênh-vực Hà-Nội, chỉ muốn chấm dứt chiến-tranh Miền Nam  rơi vào chế-độ Cộng-Sản sắt máu. Đã thế, Giáo-Hoàng còn chỉ-trích Thiệu, lại còn tiếp-kiến cặp Nguyễn Thị Bình  Xuân Thủy, trưởng phái-đoàn Cộng-Sản tại Hòa-Hội Paris.
Từ năm 1968, Giáo Hoàng Phaolồ Đệ-Lục đã lập ra “Ngày Quốc-Tế Hòa-Bình”, cổ-vũ Hòa-Bình bằng thương-thuyết tại Việt-Nam. Vatican xác-định lập-trường  chấm dứt chiến-tranh, quan-hệ tốt với Miền Bắc  Chính-Phủ Lâm-Thời Miền Nam. Chính Giáo-Hoàng trao-đổi công-điện trực-tiếp với Hồ Chí Minh.
Vào tháng 6-1971, đang lúc tên gián-điệp cộng-sản Vũ Ngọc Nhạ (kẻ được Linh-Mục Hoàng Quỳnh che-chở) bị Việt-Nam Cộng-Hòa cầm tù ở Côn-Đảo, mà Tòa Thánh  Giáo-HoàngPhaolô VI lại tặng Bằng Khen  Huy Chương Vì Hòa Bình” cho y.
Tức là Giáo-Hoàng Paul VI đã biến Vatican  nhiều Giáo-Hội địa-phương thành mộtguồng máy chính-trị, ngoại-giao, tình-báo khổng-lồ để giúp Hà-Nội tiến chiếm Miền Nam.
*

This message has been truncated

No comments:

Post a Comment