Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 29 April 2014

BÍ ẨN CUỘC ĐỜI LÊ DUẨN

BÍ ẨN CUỘC ĐỜI LÊ DUẨN




Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố tình che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lãnh đạo có trình độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào còn hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính tình cục mịch như nông dân, tính cọc cằn. 

Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đãi với những sĩ quan miền Nam thì Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lãnh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đình họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rõ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đình Lôi, họ đã cho biết những chi tiết sống thực mà chính họ đã chứng kiến. 




Lê Duẩn, còn được biết là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận hay anh Ba, người thôn Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 7/4/1907 trong 1 gia đình sống bằng nghề đóng quan tài. Chỉ được theo học hết cấp Tiểu học ở Triệu Phong. Năm 18 tuổi, Lê Duẩn xin vào làm cho Sở Hỏa xa Quảng Trị. Theo nhiều người biết thì ban đầu Duẩn làm người "bẻ ghi", cầm cờ hiệu cho xe lửa mỗi khi vào sân ga. Năm 21 tuổi, Duẩn tham gia hoạt động chính trị bí mật chống Pháp, gia nhập "Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội", là tiền thân của đảng CSVN. 

1 năm sau, khi đảng CSVN được thành lập ở Hong Kong, 3/2/1930, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại "Sô Viết Nghệ Tỉnh", Duẩn bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên nhà tù Sơn La (1931-1936). 

Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Đông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ. 
Tháng 8/1939, Đảng CS Liên xô ký hiệp ước thân thiện với kẻ thù Đức Quốc Xã, và coi Pháp không còn là đồng minh nữa. Phản ứng lại, ở Đông Dương, Toàn quyền George de Catroux ra lịnh thanh trừng tất cả đảng viên CS. Ngày 17/1/1940, mật thám bắt được tại trận Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư đảng đương thời), Võ Đình Hiệu, Vũ Thiên Tân và Duẩn đang hội họp tại con hẻm số 19 đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là Trần Đình Xu. 2 hôm sau, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập (Uy viên Trung ương đảng) cũng bị tóm ở Phan Thiết. Tuy nhiên, trong dịp này, số người hoạt động chính trị bị bắt, không chỉ CS mà thôi mà còn gồm đủ mọi thành phần, đủ khuynh hướng chính trị và số lượng bị bắt ngày càng đông. Thống đốc Nam Kỳ Veber có lập trại giam mới ở Tà Lài, nằm sâu trong rừng gần Định Quán, khoảng cây số 123 để chứa thêm, sau khi các nhà tù khác đã "quá tải". Đây là chiến dịch "tổng ruồng, vét sạch" của thực dân, đề phòng cuộc khởi nghĩa của người dân bản xứ. 

Lúc ấy, Nguyễn Thị Minh Khai (tức Nguyễn Thị Vịnh) cũng bị sa lưới mật thám Pháp (30/7/1940) tại Hóc Môn. Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng  đang đóng ở miền Nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên,...chưa bị bắt. 30/9/1940, họ đồng thanh quyết nghị khởi nghĩa chứ không chịu ngồi yên chờ chết. Kế hoạch nổi dậy nhiều tỉnh cùng 1 lúc gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào cuối năm 1940 (22/11/1940). Phan Đăng Lưu được cử ra Bắc xin chỉ thị, tuy nhiên cuộc họp lần thứ 7 của Trung ương đảng ở Bắc Ninh (có Hoàng văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt...) đã không tán thành. 



Theo lịch sử công khai của Đảng thì như thế. Tuy nhiên, có người trong cuộc, biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940). Không phải bỗng  nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc "chỉ điểm cho Pháp", vì muốn "đảo chính" Trung ương đảng miền Nam để đem Trung ương đảng ra  Bắc Kỳ cho người Bắc lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để diệt nguội Nam Kỳ. Chính vì lẽ đó, Phan Đăng Lưu bị bắt. Lần lượt, các nhân vật lãnh đạo ở Nam Kỳ bị đưa ra tòa kêu án tử hình. Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt trước, cũng bị hành quyết chung (28/8/1941) với Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư năm 1938), Võ Văn Tần (người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ), Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng). 

Từ đó, ở Bắc, vào đầu tháng 11/1940, tại Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương, Trường Chinh lên làm "Tổng Bí thư Lâm Thời" (thay cho Nguyễn Văn Cừ đã bị bắt cùng Lê Duẩn, Võ Đình Hiệu và Vũ Thiên Tân ngày 17/1/1940 tại Saigon), và đầu não CS dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, ở Nam Kỳ, các phần tử trí thức Nam Bộ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,...mặc tình thao túng. Họ lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, có đầu óc địa phương, manh nha muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia CS Nam Kỳ. Không ngờ HCM biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh (tham gia Cách Mạng Thanh Niên Hội từ năm 1926), Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội. 

Trong khi đó, vào tháng 9/1945, sau khi Nhật đầu hàng, thì Duẩn rời khỏi Côn Đảo (bị giam từ 1940-1945). Kế đó ít tháng, Duẩn được HCM gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ (1946) đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương...được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. 5 năm sau, 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam (bao gồm Nam Bộ và Cao Miên) được thành lập, Duẩn được cân nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Duẩn vào Nam ra Bắc như con thoi : nào là "rèn quân, chỉnh cán", nào kiểm thảo,... 

Năm 1954, sau khi Hà Nội và Pháp ký Hiệp định Geneva, thì Duẩn được cài ở lại miền Nam, nằm vùng tại 1 căn nhà đường Phan Đình Phùng thuộc khu Bàn Cờ. Duẩn có cấp tốc ra Bắc để nhận chỉ thị lo việc tập kết, ém người và cán bộ ở lại miền Nam, để phát động cuộc chiến tranh mới. Duẩn sử dụng thông hành của 1 thương gia Tàu, do người vợ tên là LKD giới thiệu. Bà này là vợ hờ, theo kiểu già nhân ngải non vợ chồng. Duẩn lợi dụng bà này vì bà là vợ 1 thương gia giàu có, vừa làm cán bộ kinh tài cho CS, mà lại được cảnh "cơm no bò cỡi". Với thông hành hợp pháp, Duẩn đi đường bộ qua Phnom Penh, rồi đáp máy bay của Hàng không Pháp đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tới đây, Duẩn đổi máy bay về Hà Nộị Lãnh chỉ thị xong, Duẩn lại đội lốt 1 sĩ quan liên lạc của Bắc Việt, tháp tùng máy bay của Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến, trở về Saigon. Sau đó, Duẩn lén về Phụng Hiệp, rồi bí mật trốn ra mật khu ở Cà Mau. Tại nhà thờ Huyện Sử, Duẩn chủ trì 1 phiên họp cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam và ra lịnh : - Phân tán, chôn vũ khí, máy móc. 

- Moi móc những súng đạn phế thải của các công binh xưởng phát ra cho các cán binh CS tập kết cầm theo "làm cảnh", để chứng tỏ cho mọi người và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến rằng họ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneva. 

Chuyến tàu cuối cùng chậm chạp rời cửa sông Ông Đốc. 2 bên bờ, dân chúng tụ tập để tiễn chân thân nhân tập kết. Mọi người nhìn thấy rõ ràng Bí Thư Lê Duẩn đứng trên bong tàu Bilixki, đưa tay vẫy đồng bào... Khuya hôm đó, khi tàu Bilixki vừa ra khơi, Lê Duẩn xuống 1 chiếc ca nô trở lại bờ. Người tổ chức bí mật việc này là Võ Văn Kiệt, lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Bạc Liêu. Duẩn được cài vào 1 gia đình ở Cà Mau để chờ đợi. Mấy tháng sau, Duẩn lại lén lút về Saigon ăn ở với người vợ hờ vừa kể trên. Đây là 1 người đàn bà lẳng lơ, vóc cao lớn, thân hình hấp dẫn, là đàn em của Mã Thị Chu (dược sĩ, có nhà thuốc Tây ở Cần Thơ), là 1 đại gian thương Chợ Lớn. Bà này có với Lê Duẩn 1 đứa con. Khi Lê Duẩn có lịnh ra Bắc (đầu năm 1957, sau khi Trường Chinh bị thất sủng, và chính phủ VNCH từ chối tổng tuyển cử), chính bà này lái xe đưa Duẩn qua Phnom Penh, để đáp phi cơ ra Hà Nội. Nhưng thực ra, từ đây Duẩn đi thẳng qua Hong Kong, Quảng Châu, rồi đổi máy bay khác về Hà Nội. 

Nói thêm về tuyến đường này. Kể từ năm 1960, cán bộ cao cấp CS từ Nam VN muốn ra Bắc, họ sử dụng đường bay Phnom Penh - Quảng Châu do hãng Hàng không Air Azur của Pháp khai thác. Trước khi ra mắt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ở miền Nam, đại diện CS là Trần Bửu Kiếm cũng qua Phnom Penh rồi đáp máy bay đi Algeria, Cuba, báo tin trước. Khi VC vừa công bố làm lễ ra mắt Chính Phủ trên thì trên đài phát thanh của Algeria, Cuba, người ta nghe tiếng 2 chính phủ này "nhìn nhận" tân chính phủ ấy tức thì. Chuyến về, Trần Bửu Kiếm về thẳng Quảng Châu, qua Hà Nội để đánh lạc hướng tình báo Mỹ. Lần đó, Kiếm về Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) báo cáo diễn tiến Hoà đàm Paris. Khi cuộc chiến miền Nam trở nên ác liệt, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết (Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình) từ Cục R được đưa ra Bắc lánh nạn, cũng sử dụng đường bay nói trên. Sau đó họ được đưa về Đồ Sơn "nghỉ dưỡng". 

Trở lại năm 1948. Duẩn và Thọ tới chủ trì 1 phiên họp của đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, họp tại mật khu ở Cà Mau. Duẩn gặp 1 cô gái xinh đẹp, có học thức, đang giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Phụ nữ tỉnh Cần Thơ, thì Duẩn mê ngay. Cần nhắc lại, lúc đó Duẩn đã 42 tuổi và có mấy đời vợ ở ngoài Bắc. Người vợ thứ nhứt được Duẩn cưới hồi 20 tuổi, ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. Vì bà vợ này mà Duẩn cất nhắc em ruột bà ta là Cao Xuân Diệm (bí danh Dương Thông), làm Cục trưởng Cục An ninh Nội chính, lúc đó mới cấp Đại tá, sau này lên Trung tướng. 1 người vợ khác của Lê Duẩn là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam. Ông Kính là công nhân hỏa xa, đồng nghiệp với Duẩn ở Quang Trị. Bà Sảnh gia nhập đảng CS năm 1948, xâm nhập vào hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng để báo cáo cho Trần Văn Trà, lúc đó làm Tư lịnh Quân khu 4. 

Khi vào Nam, Duẩn tuyên bố là minh chưa vợ vì còn "mãi lo làm cách mạng". Thương hại đồng chí Duẩn, tới tuổi này (42) mà chưa vợ, nhiều cán bộ muốn kiếm vợ cho Lê Duẩn để ông ta an tâm lo việc nước. Cô Đỗ Thị Thúy Nga là con 1 đại điền chủ quê ở Thác Lác, cháu gọi Đỗ Hữu Vị bằng chú ruột, và gọi Đỗ Hữu Phương, người giàu nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20, bằng ông nội. Số là năm 1900, Toàn quyền Doumer có dịp vào Saigon, không biết Phương nịnh hót thế nào mà Doumer đã cấp cho Phương cả ngàn mẫu ruộng ở Thác Lác. 

Đến năm 1945, số đất ấy chỉ còn vài trăm mẫu, do 1 người con của Phương quản lý. Như vậy cô Nga xuất thân từ giai cấp địa chủ, kẻ thù không đội trời chung với CS. 
Nhắc lại, lúc đó Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho Mẹ và Quốc hội") vừ đổi xuống miền Tây, mới hơn 30 tuổi. Trấn sanh vào ngày 21/3/1914 tại Chợ Đệm (làng Tân Kiên), huyện Bình Chánh, tỉnh Long An, đang giữ 2 chức vụ quan trọng : Bí Thư Khu Ủy, Chính Ủy Kiêm Tư Lịnh Khu 9, uy quyền tột bực. Trấn lại có học (Trường Tiểu học Phú Lâm, Trung học Petrus Ký, tốt nghiệp Trung học, làm báo), khá điển trai, là đối tượng của các cô gái đẹp ở Saigon mới vô khu kháng chiến. Trấn bắt tình với cô Đỗ Thị Thúy Nga, 1 mối tình qua đường vì Trấn đã có vợ con hẳn hoi. Mối tình vụng trộm này không kéo dài được vì bà vợ của Trấn ghen. Để cứu vãn danh dự và để lấy lòng anh Ba Duẩn, Trấn liền giới thiệu cô Nga cho Duẩn. 
Thấy Nga, Duẩn rất thích. Nhưng, Duẩn vóc dáng cục mịch, ăn nói cộc lốc như "dùi đục chấm mắm nêm", lại già hơn, gấp đôi tuổi cô Nga, nên Nga từ chối thẳng thừng. Duẩn kêu vài cán bộ thân tín giữ những chức vụ quan trọng tới họp mật. Bà Lê Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Hộ Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, được lịnh anh Ba tới "động viên" cô Nga ưng anh Ba. Anh Ba tuy lớn tuổi nhưng chưa vợ con vì mãi lo việc cách mạng. Rồi Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng), cũng được Duẩn giao nhiệm vụ vận động Thúy Nga. Chưa hết, giáo sư Đặng Minh Trứ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ, nhận lịnh Duẩn đến thẳng tư gia của cô Nga để "vận động" song thân của cô.
Tất cả đều là công dã tràng, vì cô Nga từng là nữ sinh tường đầm, nói tiếng Pháp như gió, không chịu làm vợ 1 anh nhà quê thất học. 1 người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến kể lại rằng, khi mọi cuộc "vận động" bế tắc, Duẩn liền dùng bạo lực. Duẩn cho lịnh mời cô Nga với tư cách đại biểu Cứu Quốc Cần Thơ, đến họp tại 1 ngôi nhà giữa rừng, bên bờ sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ. Đêm ấy trời mưa, chuyện gì xảy ra không rõ, sáng chỉ thấy cô Nga mặt mày sưng húp vì khóc suốt đêm qua. Ván đã đóng thuyền, cô Nga miễn cưỡng làm vợ bé của Lê Duẩn. 

Từ đó, đảng ra lịnh cấm bất cứ ai bàn tán về việc "đồng chí Ba Duẩn cưới vợ". Năm 1955, cô Nga theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Duẩn cho dấu cô Nga với 2 con trong 1 biệt thự trên đường Hùng Vương. Không hiểu do ai báo cáo, bà vợ cả Đỗ Thị Khê tìm tới đánh ghen. Cô Nga chỉ biết ôm mặt khóc. Duẩn dàn xếp dấu Nga ở Hải Phòng, cũng bị vợ lớn tìm tới chửi bới, khiến Nga đòi tự tử. Duẩn báo cáo việc lem nhem với Hồ. Hồ gợi ý đưa Nga qua Trung Quốc tỵ nạn vợ lớn, với danh nghĩa theo học chính trị tại Thiên Tân. Mỗi năm, Hồ cho Duẩn mượn chiếc máy bay riêng, ẩn số BH 195 (có nghĩa là Bác Hồ 19/5) qua Thiên Tân thăm vợ. Mỗi lần đi, Duẩn có đem theo đứa con gái lớn con bà vợ cả là Lê Thị Hồng, để cô này thăm tình  nhân là 1 Thiếu úy đẹp trai, quê ở Cái Tàu, Bạc Liêu. Viên Thiếu úy này đang học trường quân sự Cáp Nhĩ Tân. Về sau, nghe đâu cô này học bên Liên Xô và lấy chồng người Liên Xô. 


Xưa nay, lấy vợ lấy chồng là chuyện bình thường, nhưng có vợ rồi mà còn muốn có vợ bé...lại còn làm việc bất chính để chiếm đoạt. Hồ Chí Minh luôn luôn răn đe đảng viên phải có "đạo đức cách mạng, đời công, đời tư phải trong sáng..." Thật ra, lời giáo dục ấy chỉ là tuyên truyền, áp dụng cho đảng viên cắc ké. Các Ủy viên Trung ương đảng, Bộ chính trị, ai cũng lấy vợ hai, vợ ba, dựa vào quyền lực để ép duyên, hoặc dùng thủ đoạn để lấy gái tơ cỡ tuổi con mình, như Lê Đức Thọ, Võ Quang Anh (Tham mưu trưởng Khu 9), Trần Văn Trà, Hà Huy Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Hoan,... 


Chuyện một bà bồ của Lê Duẩn
Nguyễn thị Cỏ May

hoa9-3430-1398332623.jpg


Hằng năm, cứ tới 30 tháng 04, người việt nam tỵ nạn, tuy nay là công dân của quốc gia nơi định cư, không quên nhắc lại ngày đau thương của dân tộc và của riêng mình . Nhắc lại hoàn cảnh nạn nhơn của cộng sản .
Ai đọc qua cũng đều thương cảm nhưng ít khi thấy nạn nhơn biểu lộ thái độ đối với người từng gây ra đau thương cho mình . Chịu đựng, bỏ qua hay mau quên ? Có lẽ chính cái thái độ ứng xử này, chín bỏ làm mười, 
mà ngày nay nhiều người vốn là nạn nhơn chết sống, nhục nhả của cộng sản sau 30 tháng 04 / 1975 lại về Việt nam với những lý do không thật sự cần thiết

?
Ảnh chụp trước khi chia tay vào miền Nam công tác năm 1964. Từ trái qua: con gái Lê Vũ Anh, bà   Nguyễn Thụy Nga và hai con trai   Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung - Ảnh tư liệu gia đình
Ảnh chụp trước khi chia tay vào miền Nam công tác năm 1964. Từ trái qua: con gái Lê Vũ Anh, bà Nguyễn Thụy Nga và hai con trai Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung

Nếu muốn làm bảng liệt kê tác giả những đau thương ấy,  phải kể từ Hồ Chí Minh là tên tội phạm chống nhơn loại đâu tiên mang quốc tịch việt nam, kế tìếp là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, …Cái độc ác của Đỗ Mười là cái độc ác của tên bịnh tâm thần không giống cái độc ác, tàn bạo, dã man của nhũng người kia . Đó là cái độc ác có tính toán, có chủ trương nhằm phục vụ lý tưởng cộng sản . Cứ xem lại có người cộng sản thứ thiệt, thứ đặc sệt nào mà không ác ?
Riêng Lê Duẩn là người thành công thực hiện quyết tâm của Hồ Chí Minh là chiếm cho được Miền nam « dù có đốt sạch dảy Trường Sơn » đi nữa . Sau khi chiếm được Miền nam, Lê Duẩn có thêm cơ hội bộc lộ cái ác, cái tàn bạo của một tên trùm cộng sản, với bản tánh thô bạo của người ít học xứ  Quảng trị .

Nhỏ không học, lớn lên vào Bộ chánh trị

Người Tây phương hiểu cộng sản theo cách của họ . Cách này có thể áp dụng cho cộng sản Đông âu và liên sô . Khi tìm hiểu cộng sản á châu, như cộng sản tàu và nhứt là cộng sản ở Việt nam, thì cách hiểu biết của tây phương không còn giá trị nữa . Họ không thể hiểu sự khác nhau giửa cộng sản tàu và cộng sản ở Vìệt nam, và càng không thể hiểu sự khác nhau giửa cộng sản nam kỳ và cộng sản bắc kỳ . Trước 75 và sau 75 . Nhưng đó là việc tìm hiểu cộng sản như hiện tượng bất thường của nhơn loại . Lê Duẩn là thứ sản phẩm tinh ròng của hiện tượng thời đại này do Hồ Chí Minh đem về tròng vào cổ nhơn dân việt nam gọi là làm giải phóng dân tộc . gày nay, chế độ ở Việt nam thần phục Tàu, bạo ngược với nhơn dân chỉ là sự tiếp nối cái đường lối của những người tiền nhiệm nhưng về mặt tinh vi, tỏ ra kém hơn .

Những người biết rỏ Lê Duẩn có nhận xét : Lê Duẩn là tên thô bạo do bản chất du côn ít học . Còn Lê Đức Thọ là tên mưu sỉ, gian ác, thâm hiểm do bản chất lưu manh . Bản tánh của Lê Đức Thọ gần với Hồ Chí Minh nhiều hơn . Nhưng cả hai đều coi Hồ Chí Minh không ra gì vì chính họ mới đánh chiếm được Miền nam . Hồ Chí Minh chỉ mơ chiếm được Miền nam mà thôi .

Những người cộng sản lớn tuổi, cao cấp, phản tỉnh vì quyền lợi dân tộc, kể chuyện lại  . Trước khi ban hành chế độ học tập cải tạo, cán bộ hỏi ý kiến Lê Duẩn xử lý đám « ngụy quân, ngụy quyền » như thế nào ? Lê Duẩn trả lời bàng cách đưa tay phát ngang qua cổ, tức có ý bảo đem chặt đầu hết . Nhưng Võ văn Kiệt đề nghị đem những người này lao động tập trung . Như vậy tránh mang tiếng « tội phạm chống nhơn loại » mà còn có lợi về mặt sản xuất phục vụ ta (theo một vị giáo sư Đại học Sài gòn, sau thời gian ngắn học tập cải tạo về, làm cố vần về phát triển cho ông Kiệt lúc ông Kiệt làm Thành ủy Sài gòn, kể lại tại Paris). Cả hai chủ trương đều đem lại cái chết. Chỉ khác nhau ở cách chết mà thôi .

Chuẩn bị khai diển  Đệ II Thế chiến, ngày 23 tháng 8 năm 1939, Staline  ký hiệp ước bất xâm lược với Hitler , coi Pháp không còn là Đồng Minh nữa . Ở Việt nam, Toàn quyền de Catroux ra lịnh thanh trừng đảng viên cộng sản đang hoạt động . Đầu năm 1940, mật thám pháp lùng bắt được những tên cộng sản đầu nảo Nguyễn văn Cừ, Tổng Bí thư đảng, Võ Đình Hiệu, Vũ Thiên Tân và Lê Duẩn đang hội họp trong một căn nhà tại ngỏ hẻm đường Nguyễn Tấn Nghiệm, gần Cầu Kho, Quận II, Sài gòn . Tiếp theo là Lê Hồng Phong,Hà Huy Tập và Nguyễn thị Minh Khai bị bắt ở Hóc môn . Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng đóng tại Miền nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên, …(1). Ngoài ra, có không ít những người chống Tây mà không phải cộng sản cũng bị bắt trong chiến dịch càn quét này của nhà  cầm quyền thực dân .

Theo lịch sử đảng, cuộc Nam kỳ khởi nghĩa thất bại, nhiều đảng viên cộng sản bị Tây giết, cả Nguyễn thị Minh Khai, vì nóng vội, chưa được lịnh của Hà nội mà hành động . Trong lúc đó, theo những đảng viên am hiểu chuyện thật thì lúc bấy giờ Hồ Chí Minh chỉ điểm cho mật thám pháp lùng bố tận Hóc môn, Bà điểm bắt đám Thường vụ Trung ương này để dẹp cánh ở Nam kỳ nuôi dưởng tham vọng muốn lãnh đạo cả Hà nội.
Thường vụ Trung ương ở Nam kỳ bị Pháp tiêu diệt xong, Hồ Chí Minh liền đưa Trường Chinh lên làm Tổng Bí thư lâm thời .

Ta thấy đường lối « bắc kỳ trị » này thành hình từ đó và kéo dài cho tới sau này . Hiện tượng nổi cợm nhứt là «  hy sanh gọn  và đẹp » Mặt trận Giải phóng Miền nam và Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời Miền nam Việt nam, không thèm để ý tới Hiệp định Paris 1973 .

Sau khi Nhựt đảo chánh Pháp 6/3/1946, Nhóm cộng sản nam ký Trần văn Giàu, Nguyễn văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn văn Tạo, Nguyễn  văn Tây, Huỳnh văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch, …tưởng bở, lập Ủy Ban Hành chánh Nam bộ với ý định sẽ lập một nước Nam kỳ cộng sản dưới sự lãnh đạo của họ . Lập tức Hồ Chí Minh cho Cao Hồng Lĩnh, Hoàng Quốc Vìệt vào Nam kiểm soát tình hình, nắm lại quyền lãnh đạo kháng chiến chống Tây, đưa Trần văn Giàu và Dương Bạch Mai về Hà nôi « hưởng qui chế cô lập » . 
 Nhựt đầu hàng . Lê Duẩn, ra tù Côn Đảo, được Hồ Chí Minh đè cử làm Bí thư Xứ Bộ Nam kỳ . Cùng hoạt động trong Nam có cả Lê Đức Thọ . Từ đầu năm 1950, Lê Duẩn đươc đề cử Bí thư Trung ương Cụ Miền nam, bao gồm Miền nam Việt nam và cả Cao-miên .
Sau 1954, Lê Duẩn bám trụ ở lại, trốn tại khu Bàn cờ, Sài gòn, tổ chức cán binh không tập kết để chờ ngày nổi dậy .
Lúc này, Lê Duẩn đi lại Hà nội-Sài gòn qua ngã Cao-miên bằng thông hành mang tên một người tàu do Bà LKD, vợ bé của Lê Duẩn, cung cấp (2) .

Bà KKD
Phần trên đây để phát họa lại sơ lược tình hình ở Nam kỳ lúc mở màng Nam Bộ Kháng chiến . Chủ yếu là muôn nói thêm về Bà LKD mà tác giả Hứa Hoành viết về Lê Duẩn có đề cặp tới như một nhơn vật rất quan trọng, đóng góp lớn cho sự nghiệp của Lê Duẩn . Bà LKD là ai ? Có đúng như ông Hứa Hoành nói về bà, mô tả con người của bà ? Trong vai trò hoạt động cho Lê Duẩn xâm chiếm Miền nam, bà LKD đã làm gì ở Sài gòn cho tới ngày mất Miền nam . Sau đó, bà LKD qua Paris và làm gì nữa ? …

Bà LKD được ông Hứa Hoành viết tắt bằng ba mẫu tự LKD . Tên của bà viết đầy đủ và rỏ ràng là Lai Kim Dung .

Người nam kỳ, chắc có họ hàng xa gần với Tàu nên mang họ Lai ? Bà ở một căn phố đường Trần Hưng Đạo, Chợ Quán, vừa qua khỏi đường Nguyễn Biểu . Nhắc lại cho rỏ đó là dảy phố một từng lâu nhưng riêng biệt từng đơn vị gia cư là một từng, trước kia lính pháp ở .

Bà Lai Kim Dung có tên phổ thông là Cô Năm Nhựt bổn vì bà có chồng người Nhựt bổn và thôi . Lúc cuối 1960 và đầu 1970, Kai Kim Dung có một người chồng trẻ và có một đứa con trai lúc bấy giờ chừng hơn mươi tuổi, có tên tây là  thằng « Be » ( Robert, Albert, … ?) . 
Về dung nhan, tuy bà tên Dung, nhưng không lấy gì làm đẹp lắm và người không cao quá 1,60m . Không nghe nói bà có chồng thương gia tàu giàu có .

Cũng như nhiều người việt nam khác, bà Lai Kim Dung không có việc làm rỏ ràng để có lợi tức đều đặng mà chỉ « lấy món hàng của bên này, đem bán cho bên kia, kiếm lời » . Việc làm này kiếm sống được lúc quân đội huê kỳ và Đồng minh tới Vìệt nam đông . Nhưng lắm khi cũng bị hụt cẳng . Có lần lấy hàng đi bán, không trả tiền hàng lại cho chủ hàng là Cô Sáu ký giả ở Cầu Kho, bị Cô Sáu tới nhà đòi . Bà né tránh . Cô Sáu phải tới nhà bà khi vừa hết giới nghiêm, lúc vợ chồng còn đang ngủ, và kéo cẳng bà thức dậy đòi nợ.

Không biết đây là khổ nhục kế hay lúc bà gặp khó khăn thiệt ?

It lâu sau, bà Lai Kim Dung, sau khi trả đủ tiền cho Cô Sáu ký giả, nhờ Cô Sáu giới thiệu bà chủ cây xăng ở ngay đâu đường Nguyễn Cư Trinh với Trần Hưng Đạo, cạnh Rạp hát Hưng Đạo, để bà mua miếng đât chổ mủi tàu Phú Lâm cất nhà máu xay lúa . Bà Lai Kim Dung vừa đưa tiền mặt, vừa đưa vàng vòng, hột xoàng đặt cộc tiền mua đất . Từ đây, bà không thèm lui tới, gặp gở những  người quen củ, cả Cô Sáu Ký giả .
Nhà máy xay lúa mộc lên đồ sộ với tên Cữu Long và bà làm Giám đốc . Lúc bấy giờ, chánh quyền ông Nguyễn văn Thiệu cấm lưu hành  gạo tự do với lý do phong tỏa lương thực việt cộng . Đường bộ đi Mìền trung thường bị gián đoạn vì việt cộng phá hoại, chỉ còn đường biển lưu thông mà thôi .
Thế là bà Lai Kim Dung được độc quyền phân phối gạo ra Miền trung, hợp tác với bà Sáu Huyết, cô của Tổng thống Nguyễn văn Thiêu .
Tại nhà máy Cữu Long, tinh báo mỹ bắt được Trung tá tình báo Nguyễn Công Tài, con của nhà văn Nguyễn Công Hoan . Khai thác không được . Mỹ có ý định cho thả xuống biển, nhưng sau đó nhận với Hà nội trao đổi với tù binh mỹ .
LKD ở Paris và chống cộng
Chỉ ít lâu sau 30/04/1975, bà Lai Kim dung tới Paris tỵ nạn cộng sản với 200kg hành lý . Bà mở một cửa hàng bán tạp hóa trên đường d’Ivry, Paris 13, tức tại con đường chánh của khu chợ tàu ngày nay . Bà tích cựa tham gia hoạt động chống cộng như biểu tình, hội hè, …Bà đóng góp tiền bạc rất hậu hỉnh . Các tổ chức chống cộng ở Paris trông cậy vào bà khi muốn làm việc gì vì bà, ngoài đóng góp, còn lảnh bao chót khi thiếu tiền .

Đến lúc ông Đại tá ở Úc ra quân, đi khắp thế giới vận động tinh thần đồng bào và loan báo ông sẽ về Việt nam làm kháng chiến phục quốc . Lần cuối ở Paris, tại chùa Khánh Anh, ông nói chuyện với bà con ở Paris và ông đã khóc để từ giả bà con . Làm mọi người ai cũng khóc theo ông .

Sau đó, ông tới nhà một người bạn ở Metz, thành phố miền Đông-Bắc xứ Pháp . Sáng hôm sau, người bạn đưa tới Liège, Bỉ, để ông trở về Úc, chuẩn bị lên đường phục quốc . Trời vào mùa đông, tuyết phủ trắng khắp nơi . Đại tá rất hân hoan vì lần đầu tiên trông thấy tuyết . Ông yêu cầu ngừng xe để ông bước xuống lội trong  tuyết cho biết . Ông nhờ chụp cho ông vài tấm hình ông đứng trong tuyết .
Sau đó nghe tin ông bị vìệt cộng bắt và dẩn về Hà nội . Được biết ( vì nhìn thấy) ông đi tới Thái lan bằng giấy tờ của một người đồng hương với ông và rất nhiệt tình ủng hộ ông .
Và ông cũng được bà Lai Kim Dung qua Thái lan đón tiếp và ủy lạo ông . Vé máy bay cho ông do bà Lai Kim Dung đài thọ .
Thời gian sau, bà Lai Kim Dung về Hà nội dự đám ma lê Duẩn . Lúc trở qua Paris, bà đưa kình đám ma, có bà và thăng con trai đội khăn tang cho mọi người quen biết xem . Bà dẹp tiệm ở Paris, trở về Việt nam sanh sống luôn từ đó .
Xin đừng đặt câu hỏi tại sao ta thua, tại sao các tổ chức người việt hải ngoại ngày nay chống nhau, đánh nhau, tự nó từ từ tan rả .
Hiện tượng này nếu không xảy ra mới thật là không bình thường !
Nguyễn thị Cỏ May
Ghi chú :  (1) và (2) Hứa Hoành, Lê Duẩn “ Tên hoang dâm vô đạo ” trên internet



--------o0o--------
Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc
Posted on 03.02.2014 by saohomsaomai

Lời thú tội gây ra cuộc chiến nồi da xáo thịt cho dân tộc, đưa giống nòi, tổ quốc vào con đường nô lệ. Thì bây giờ ai là ngụy, ai là việt gian bán nước?
vietlist.us

Hoàng Thanh Trúc (Chinhluan) - Những ngày tháng cuối năm, theo phong tục tập quán Việt Nam, trong mọi người chúng ta, vì đạo lý tri ân (nhớ ơn) hay dành một phần tâm linh hướng về người thân đã khuất và cho những người vị quốc vong thân.
Mới đây, chắc củng trong chiều hướng ấy, hướng về người vị quốc vong thân nên ngày 18 tháng 1 năm 1974 ông CT/Nước Trương Tấn Sang đã đến xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành một cái đền thờ xây dựng trị giá tới 5 tỷ đồng cho một nhân vật quá cố có tên Lê Duẩn cựu TBT/đảng CSVN (*) mà nói theo người xưa “trâu chết để da, người ta chết để tiếng” ông ta đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tiếng nói bất hủ của ông là: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô” 
Từ câu nói như quân lệnh chỉ đường ấy mà hàng triệu thanh niên hai miền Nam Bắc Việt Nam đã nằm xuống, một nửa chết vì chống lại và một nữa chết vì muốn nhuộm đỏ miền Nam theo lệnh của đảng CSVN và quốc tế CS, Liên xô và Trung Quốc.
vietlist.us

Đền thờ trị giá 5 tỷ cho kẻ tuyên bố: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”.

Hình như nhờ xương máu Việt Nam như trải đường đó mà Liên Xô từ CS/XHCN mới tiến lên được dân chủ đa nguyên, đa đảng, như phương Tây hiện nay. Còn Trung Quốc củng nhờ đó mà nới rộng lãnh thổ về phương Nam, đưa Ải Nam Quan vào viện bảo tàng và nhất là nhờ xương máu Việt Nam quét Mỹ đi nên Trung Quốc có điều kiện rảnh tay một mình một cõi “giải phóng” luôn Hoàng Sa và Biển Đông của Việt Nam!

Và chính ông ta (Lê Duẩn) củng có một sáng kiến rất thực dụng, ngoài phân xanh, phân chuồng, phân bắc, thì ông vận dụng sáng tạo thêm một thứ phân nửa là phân “người chết” để sau 30 tháng 4/1975 kết thúc chiến tranh đích thân ông ký giấy chỉ đạo lùa gần nữa triệu sĩ quan công chức chính phủ miền Nam vào rừng sâu núi thẳm “cải tạo” 1/3 số tù nhân đó thành “phân người” vùi xuống đất bón trực tiếp cho xanh cây lá.

Người dân Việt Nam muốn hỏi ngài CT/Nước Trương Tấn Sang rằng: Đó có phải là công lao to lớn “vì tổ quốc Việt Nam” hay không? Mà cái đền thờ của ông Lê Duẩn toàn là gỗ quí hảo hạng, tượng của ông ta đúc bằng đồng nặng tới hàng tấn?

Ngược lại – cũng trong ngày này (18 và 19 tháng 1) tại thủ đô Hà Nội, nhân dân thương tiếc tưởng nhớ 74 đồng bào anh em chiến sĩ miền Nam, đã anh dũng hy sinh vì chống lại quân TQ xâm lược trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Nhưng suốt 40 năm “nhà nước, đảng ta” không có lấy một bát hương tưởng niệm thì lại bị CA/AN chìm nổi đàn áp, phá đám, hành hung và khủng bố mà họ không giải thích là tại sao?.

vietlist.us
CA/AN phá đám, ngăn cấm đồng bào tưởng niệm Liệt Sĩ Hoàng Sa.

Chắc chắn trong 180 quốc gia thuộc LHQ không có quốc gia nào (trừ duy nhất CSVN) cấm đoán công dân mình tôn vinh liệt sĩ hy sinh vì chống xâm lược.

Thưa ông CT/Nước Trương Tấn Sang! Chẳng lẽ bắn giết đày đọa đồng bào anh em mình theo lệnh CS Nga và CS Tàu, tạo điều kiện cho Tàu xâm lược là có công với Tổ Quốc. Còn nằm xuống xả thân hy sinh vì biển đảo cương thổ của cha ông lại là những tội đồ?

Chỉ vô tri vô giác như loài tôm, loài sò, thì cứt mới lộn ngược lên đầu như vậy! Thưa ngài CT/Nước.
Hoàng Thanh Trúc
-------oo0oo-------
lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.

SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁCH MẠNG VÔ SẢN CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mặc dù « cuộc Cách mạng cộng sản Việt Nam 19/8/1945 » chỉ là một cuộc cuóp quyền, lợi dụng đoàn biểu tình của công chức Hà nội đòi tăng luong, một số đảng viên cộng sản đã trà trộn vào đoàn biểu tình, lái đoàn biểu tình đến cuóp một vài công sở, đưa đến cướp quyền ; nhưng hậu quả của cuộc cuóp quyền này có thể nói là một cuộc cách mạng, nếu chúng ta định nghĩa cách mạng là một cuộc thay đổi mau lẹ cơ chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội của một quốc gia.
Thật vậy, cuộc chính biến 19/8/1945 đã thay đổi cơ chế chính trị Việt nam, từ quân chủ phong kiến sang độc tà cộng sản đảng trị, giai tầng lãnh đạo truóc đó xuất phát từ ý dịnh cuả vua và triều đình, dựa trên nhưng cuộc thi tuyển học vấn, tới giai tầng lãnh đạo cộng sản, dựa trên sự lựa chọn của Bộ Chính trị đảng cộng sản, trên tiêu chuẩn trung thành với đảng, có kinh nghiệm đấu tranh cách mạng cộng sản, chuyên về lý thuyết cộng sản và hoạt động phá hoại, bất hợp pháp ; từ trật tự xã hội, dựa trên tư tuỏng Khổng giáo Tam Cuong, Ngũ Thuòng, mặc dầu bị đô hộ bởi Pháp, nhưng họ vẫn duy trì trật tự này để cai trị, tới trật tự cộng sản với những con nguòi chỉ tin vào tư tuỏng Mác Lê, lấy đấu tranh giai cấp và bạo động lịch sử làm chính.
Từ ngày 19/8/1945 tới nay, nếu chúng ta tính sổ cuộc Cách mạng cộng sản Việt Nam, thì chúng ta thấy cuộc cách mạng này hoàn toàn phá sản. Phá sản từ lãnh vực ý thức hệ, bắt nguồn từ sự sai lầm của lý thuyết Mác, qua cơ chế chính trị chủ truong độc khuynh, độc đảng, độc tài, tới trật tự xã hội bất công, kinh tế lụn bại, đạo đức suy đồi.
Chúng ta chưa cần đi vào chi tiết, chúng ta chỉ cần nhìn sự sụp đổ của những chế độ cộng sản ở Liên sô, Đông âu, và hiện trạng của 4 nuóc cộng sản còn lại :Trung cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba, chúng ta cũng đã biết sự phá sản của tất cả các cuộc cách mạng cộng sản, trong đó có Việt nam.
Việt Nam hiện nay là một trong những nuóc nghèo đói nhất thế giới, với sản lượng hàng năm tính theo đầu nguòi là khoảng 400$, trong khi đó Nam Hàn là 10 000$, Đài Loan là 14 000$, Thái lan là 2 000$. Để theo kịp Thái Lan, mặc dầu với tỷ lệ tăng truỏng 7,5% vào năm 2003, Việt nam phản cần 33 năm ; nói chi đến theo kịp Nam Hàn và Đài Loan.
Tụt hậu kinh tế, đạo đức suy đồi, giáo dục thấp kém nhất trong vùng Đông Nam Á, đĩ điếm, nghiện ngập, sì ke, ma túy, hối lộ, tham nhũng lan tràn, xuất cảng lao động, hiện tuọng của thời trung cổ hay thời nô lệ ; đó là bức tranh của xã hội Việt Nam hiện nay.
Phá sản trên phuong diện ý thức hệ, bắt nguồn từ những sai lầm của lý thuyết Mác
Sự phá sản rồi dưa đến sự sụp đổ của những chế độ cộng sản ở Liên Sô và ở Đông Âu có thể nói là bắt nguồn từ những sự sai lầm lý thuyết của Marx, mà giới trí thức các nuóc phát triển Âu châu như Anh, Pháp, Đức, Áo đã nhìn thấy, chẳng hạn  như Ferdinand Lassalle ( 1825-1864), Edouard Bernstein ( 1850-1932), Karl Popper ( 1902-1994), trong khi đó thì những nguòi như Lénine, Mao, Hồ lại cho rằng đây là thần duọc, không dè nó là độc duọc, tàn phá xứ sở.
Lassalle va Bernstein là 2 nguòi Đức. Lassalle là cùng học với Marx ở Berlin và cùng có Hégel là thầy, cả 3 nguòi cùng đấu tranh trong những phong trào thợ thuyền Âu châu. Nhưng sau này 3 nguòi bất đồng ý kiến, vì Lassalle và Berstein thấy những sự sai lầm của Marx, nên đứng ra thành lập Tổng Hội những nguòi Lao Động Đức ( l'Association générale allemande des Travailleurs), tiền thân của đảng Dân chủ Xã Hội Đức hiện nay, mà ông đuong kim thủ tuóng Đức G. Schroder là nguòi kế nghiệäp. Đảng Dân chủ Xã hội Đức họp đầu tien ở Gotha, một vùng của Đức, có thủ phủ là Erfurt, vào tháng 5/1875, đưa ra một Chương trình mà nguòi ta gọi là Chuong trình Gotha va d'Erfurt sau này. Tác giả của Chuong Trình không ai chính là Bernstein. 
Ông này quan sát và nghiên cứu sự phát triển của Đức nhất là vào giữa thế kỷ thứ 19, ông thấy rằng sự phát triển của Đức hoàn toàn đi nguọc lại những lời tiên đoán của Marx. Theo Marx thì xã hội chia ra làm 2 giai cấp, giai cấp tư sản ( les possédants) và giai cấp vô sản (les non-possédants). Hố ngăn cách 2 giai cấp này càng ngày càng xâu và đưa đến cách mạng tất yếu. Nhưng xã hội Đức, từ giữa thế kỷ thứ 19 vêé cuối thế ky,û phát tirển rất mạnh và không đúng như lời tiên tri của Marx. Xã hội này không chỉ có 2 giai cấp mà có 3 giai cấp, thêm vào giai cấp trung lưu, trí thức, xuất thân từ con cái những thợ thuyền, tiến thân đuọc là nhờ chịu khó học hỏi và làm việc. Chính giai tầng này là động lực chính của phát triển kinh tế và xã hội Đức thời bấy giời. 
Nuóc Đức lúc đó rất mạnh về đủ mọi phuong dien và đã đánh thắng Pháp vào năm 1870. Bernstein đi đến kết luận rằng lý thuyết của Marx không phù hợp với tến trển xã hội, nên mất tính chất khoa học. Từ đó quan niệm cách mạng tất yếu là hoàn toàn có tính cách lý thuyết và không tuỏng. Thêm vào đó quan niệm bãi bỏ quyền tư hữu, như Marx đã viết trong quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng Sản : «  Chúng ta có thể tóm tắt lý thuyết cộng sản qua câu : «  Bãi bỏ quyền tư hữu » «  là hoàn toàn sai lầm vì bãi bỏ quyền tư hữu là bãi bỏ một động lực chính khiến con nguòi làm việc. Hơn thế nữa, quyền tư hữu không thể bãi bỏ mà chỉ có thể chuyển nhuọng, như chúng ta thấy ngày hôm nay, đảng cộng sản bảo bãi bỏ quyền tư hữu, nhưng trên thực tế đã tuóc đoạt quyền tư hữu của dân và trao vào tay một thiểu số nguòi là đảng đoàn trong Trung Uong. Điều nguy hiểm cho xã hội là những nguòi này không biết làm kinh tế, chỉ giỏi về đấu tranh phá hoại, cuóp quyền. 
Kinh tế cộng sản lụn bại cũng vì đó phần lớn. Bernstein còn thấy sự sai lầm của Marx trong cái nhì về lịch sử, vì Marx cho rằng lịch sử là lịch sử của đấu tranh giai cấp và bạo động, chủ truong đấu tranh bạo động. Nhưng Bernstein cho rằng nguòi ta có thể đấu tranh hòa bình để cải tiến xã hội như đấu tranh nghiệp đoàn và đấu tranh nghị truòng. Bernstein đã từng là nghị sĩ. Ông còn thấy sự sai lầm của Marx trong quan niệm về vai trò của Nhà Nuóc. Theo Marx Nhà Nuóc là công cụ của tư bản, chỉ nhằm phục vụ tư bản. Điều này sai, theo Bernstein, vì ông quan sát xã hội Đức lúc bấy giờ, thì ông thấy Nhà Nuóc không phải lúc nào cũng bênh vực chủ nhân, mà rất nhiều khi bênh vực thợ thuyền. 
 Karl Marx và Engels có phản bác lại những luận cứ của Bernstein trong quyển Phê Bình Chuong Trình Gotha và Erfurt ( Critique du Programme de Gotha et d'Erfurt ), nhưng Marx và Engels không chỉ trích vào nội dung vấn đề mà đi vòng vòng ngoài hình thức, và dùng phuong pháp chụp mũ, như trong một bức thư gửi cho một nguòi bạn, Engels đã chụp mũ Lassalee và Bernstein là bồi của tư bản ( valets des capitalistes). Ở điểm này, chúng ta thấy nguòi cộng sản hay chụp mũ, cũng không nên ngạc nhiên, vì ông tổ của họ như Marx va Engels, nếu chúng ta đọc, cũng hay chụp mũ.
Karl  Pỏpper (1902-1994) : triết gia, sinh ở Vienne, Áo quốc năm 1902 và mới mất ở Anh năm 1994, đã phải dời Áo khi Hitler lên nắm quyền, từ năm 1937 tới năm 1945, ông dạy triết lý ở Tân Tây Lan, và từ năm 1946 ông dạy luận lý học và phuong pháp khoa học ở truong Kinh Tế Luân Đôn. Nguòi ta biết nhiều về ông như một tiết gia khoa học, khi ông xuất bản quyển Sự Hữu Lý của Khám Phá Khoa học ( Logique de la Découverte Scientifique) vào năm 1934. Ông là bạn thân của nhà bác học Albert Einstein và đuọc ông này coi như nhà phê bình khoa học và phuong pháp khoa học giỏi nhất của tûhế kỷ 20. 
Ông còn đuọc coi như là nguòi tranh đấu không ngừng nghỉ và đam mê cho những giá trị tự do, mà nguòi ta tìm thấy rải rác trong tất cả những tác phẩm của ông. Lúc còn nhỏ, ông bị ảnh huỏng bởi chủ thuyết mác xít của Marx và phân tâm học của Freud. Ông có gia nhập đảng cộng sản Áo năm 1920, nhưng trong một cuộc biểu tình tại Vienne năm 1921, những nguòi cộng sản thuộc Đệ Tam Quốc Tế đã hành hung giết 2 nguòi của đảng Xã hội thuộc Đệ Nhị Quốc Tế. Truóc cảnh tuọng đó, ông tự đặt câu hỏi : «  Phải chăng nhân danh một lý tuỏng xa vời nào đó mà nguòi ta có quyền giết nguòi ? », câu trả lời của ông là «  Không ». Rồi ông từ bỏ đảng Cộng Sản, ông bắt đầu quay sang nghiên cứ sự sai lầm lý thuyết của Marx. Chẳng hạn như trong quyển Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử ( La Pauvreté de l'Historicisme xuất bản năm 1957) ông chỉ trích quan niệm tiến trình lịch sử của Marx đã lấy từ Hégel và xa nữa từ Platon. Quan niệm này theo ông đã làm cho lịch sử trở nên nghèo nàn, và hơn thế nữa là một quan niệm vừa phản khoa học vừa độc đoán, độc tài. 
Thứ nhất ngèo nàn ở chỗ lịch sử biến chuyển theo nhiều chiều, chứ đâu có biến chuyển theo một chiều do một nguòi hay một nhóm nguòi định ra. Độc tài, độc đoán ở chỗ làøkhøoà học lịch sử là khoa học nhân văn, có rất nhiều ảân số, ngay ở trong quá khứ nguòi ta cũng chưa tìm ra hết những ẩn số của lịch sử, huống chi là trong tuong lai, hơn thế nữa biến cố của lịch sử không lập lại nguyên văn ( identique) như khoa học chính xác vật lý, hóa học. Đằng này đưa ra một vài sự kiện lịch sử, một vài tiên đoán, rồi từ đó bảo rằng lịch sử tiến triển theo chiều này, theo chiều nọ, rồi bắt nguòi khác phải theo, thì đi đến cảnh hồ đồ, phản khoa học và độc đoán, độc taiø. Quyển sách Xã hội mở và Kẻ thù của nó ( La Société ouverte et ses Ennemies) xuất bản năm 1945 đã bênh vực tư tuỏng rằng khoa học và tự do, dân chủ phát triển cùng nhau trong một xã hội cởi mở, tự do. Không có tự do, dân chủ thì không có phát triển khoa học, vì trong một xã hội khép kín, độc tài, những tư tuỏng không thể trao đổi với nhau, thì làm sao có phát minh, sáng kiến. K. Popper còn chỉ trích Marx trong việc chủ truong phải có một ý thức hệ, vì theo Popper, thì xã hội loài nguòi tiến triển từng giờ, từng phút, trong mọi lãnh vực, nay đóng khung nó trong một ý thức hệ, chẳng khác nào làm chết xã hội đó.
Hơn thế nữa ông còn cho Marx là hồ đồ trong việc đưa ra những định luật lịch sử, đinh luật kinh tế. Theo ông, tất cả những chân lý chỉ là những chân lý uóc đoán ( vérité conjecturale), và những nguòi như Platon, Hégel, Marx cho rằng có định luật lịch sử là sai lầm. Lịch sử, kinh tế là khoa học nhân văn, những biến cố lịch sử không lập lại y hệt như khoa học chính xác vật lý, hóa học, thiên văn. Ngay đối với chân lý của những khoa học chính xác, theo Popper, cũng chỉ là những chân lý uóc đoán.. 
Chẳng hạn ngày thứ nhất, thứ 2, thứ 3, tôi thấy mặt trời mọc ở phuong đông, thì ngày thứ tư và trong tuong lai, tôi uóc đoán là mặt trời sẽ mọc ở phuong đông, chứ tôi lấy bằng cớ gì chắc chắn để tôi quả quyết là mặt trời sẽ mọc ở phuong đông. Chẳng hạn theo Popper, Marx nói : «  Luật tập trung gia tăng của tư bản » ( Loi de concentration croissante du capital) là sai, vì kinh tế là khoa học nhân văn, những hiện tuọng kinh tế không lập lại giống hệt nhau, nênø phải nói «  Khuynh huóng tập trung gia tăng của tư bản » ( Tendance de concentration croissante du capital). Không thể quyết đoán đưa ra luật như Marx.
Karl R. Popper không phải chỉ là nhà phê bình phuong pháp khoa học, nhà luận lý giỏi nhất của thế kỷ 20, mà ông còn là, theo tôi, một trong những nhà tư tuỏng lớn nhất của thế kỷ qua. Không phải là một sự tình cờ khi Hoàng gia Anh chấp nhận ông vào giai cấp quí tộc, khi hai ông cựu thủ tuóng Đức Helmut Schmidt và Helmut Kohl coi sách ông là sách gối đầu giuòng, và cố thủ tuóng Pháp E. Faure lập ra Hội Những Nuòi Ban của K. Popper để truyền bá tư tuỏng của ông. Chỉ có giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, bắt đầu bằng Hồ chí Minh, khi đi theo Đệ Tam Quốc Tế vào năm 1920 ơ Đại hội Tours, thì không phân biệt nổi Đệ Tam va Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản, giới lãnh đạo sau này, và phần lớn trí thức cộng sản Việt Nam, ếch ngồi đáy giếng, coi trên đời này chỉ có lý thuyết Mác Lê, « Lý thuyết Mác Lê là bách chiến bách thắng, là khoa học, là con đuòng mà nhân loại phải đi theo ». Tội nghiệp hơn nữa là hoan hô lý thuyết Mác Lê như con vẹt, mà chẳng hiểu gié. Ngày nào mà đất nuóc chúng ta còn giới lãnh đạo đó, còn giới trí thức đó, thì đất nuóc còn tụt hậu, không thể nào theo kịp nguòi.
Phá sản trên cơ cấu tổ chức chính tri chủ truong độc tài vô sản, độc khuynh, độc đảng, độc tài, hồng hơn chuyên
Nhiều nguòi cố bênh vực Marx và lénine, cho rằng độc tài cộng sản chỉ bắt đầu với Staliù. Thực ra không phải như vậy. Nó bắt đầu ngay từ K. Marx với cái nhìn đơn giản hóa mọi việc của ông , cái nhìn tiến trình lịch sử, đơn giản hóa lịch sử, chủ truong đấu tranh giai cấp và bạo động lịch sử, chủ truong độc tài .
 Mới có 30 tuổi vào năm 1848, khi viết quyên Tuyên Ngôn Thư đảng Cộng Sản, chưa đọc hết lịch sử nhân loại, Marx thản nhiên viết : » Lịch sử của mọi xã hội cho tới ngày hôm nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp » ( Le Manifeste du Parti communiste-trang 19-nhà xuất bản Union générale d'Editons-Paris). Đây là một cái nhì quá giản tiện hóa, nếu không muốn nói là hồ đồ. Nếu định nghĩa lịch sử là tất cả những hoạt động của con nguòi, nhất là những biến cố lớn, thì không cần nhìn đâu xa, ngay lịch sử Việt Nam, thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, chúa Trịnh chúa Nguyễn đánh nhau đâu có phải vì khác giai cấp, hơn thế nưã, những cuộc chống ngoại xâm, đánh Tống, đuổi Nguyên, kháng Minh, có liên quan gì tới giai cấp đâu. Đấy lại chưa nói trong lịch sử của nhiều nuớc trên thế giới cảnh anh em giành ngôi, cảnh 2 ông lãnh chúa đánh nhau vì cùng giành một mỹ nữ. Họ đâu có khác giai cấp. Hay phải chăng, theo Marx, thì đó không phải là lịch sử ?
Từ cái nhìn đơn giản hóa lịch sử, Marx buóc sang cái nhìn đơn giản hóa xã hội, cho rằng xã hội chia ra thành 2 giai cấp : tư sản ( những nguòi có phuong tiện sản xuất=les possédants) và vô sản ( những nguòi không nắm phuong tiện sản xuất=les non-possédants), chủ truong độc tài vô sản, những nguòi vô sản phải đứng lên làm cách mạng và thiết lập độc tài vô sản, để bãi bỏ quyền tư hữu, bãi bỏ nguyên do đưa đế xã hội phân chia thành giai cấp, và bãi bỏ luôn nhà nuóc vì nhà nuóc cũng từ sự phân chia giai cấp mà có.  Oú đây K. Marx dùng chữ nhà nuóc biến mất ( le périssement de l'Etat), vì ông cho rằng khi không còn quyền tư hữu, không còn giai thì không còn nguyên nhân của sự hiện hữu nhà nuóc, thì tất nhiên nhà nuóc sẽ biến mất. Quả thật đây là một cách lý luận hồ đồ, vội vã, hão huyền, sai lầm của  K. Marx. Như ở trên đã nói Marx sai lầm ở chỗ cho rằng quyền tư hữu có thể xóa bỏ, nhưng không. 
Quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhuọng, tư hữu từ ở tay phần lớn dân, nay một thiểu thiểu số nguòi, nhân danh thợ thuyền lao động, tuóc quyền tư hữu ø của những nhà tư bản, chủ ruộng đất, nhưng cũng còn là số đông, rồi bảo nay thuộc về toàn dân, nhưng trên thực tế là ở trong tay một thiểu số nguòi là cán bộ, đảng đoàn, nhân danh thợ thuyền, nhưng không phải là thợ thuyền, mà chỉ là một đám nguòi tranh đấu cách mạng, lén lút, phá hoại nhà nghề, không biết làm kinh tế, nay lam chủ những hãng xuỏng, thì chỉ phá hoại những hãng xuỏng. Tình trạng phần lớn những hãng xuỏng quốc doanh thua lỗ, tình trạng tụt hậu, phá sản kinh tế của tất cả các nuóc cộng sản là đến từ chỗ đó. Vì quyền tư hữu không thể xóa bỏ, nay lại ở trong tay một thiểu số nguòi, nên nhà nuóc không biến mất và trở nên nhà nuóc độc tài, độc đoán chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Đây là sự ngây thơ, huyễn tuỏng của Marx, mặc dù ông trách những nguòi xã hội chủ nghĩa truóc ông là không tuỏng. Nay ông còn trở thành huyễn tuỏng.
Các chế độ cộng sản trở nên độc tài vì những quan niệm quá khích và những lời nói khích động của K. Marx. Quá khích khi ông chủ truong bãi bỏ mọi giá trị văn hóa cổ truyền, bãi bỏ tôn giáo. Ông viết : «  Bơiû lẽ đó, nguòi cộng sản bãi bỏ những chân lý muôn thuở ; bãi bỏ tôn giáo và đạo đức, thay vì phải cải tiến nó, từ đó nguòi cộng sản đi nguọc lại tất cả những sự phát triển xã hội truóc đó » ( Sách đã dẫn-trang 44). Kích động khi ông đưa ra những lời hứa không bằng cứ, không cơ sở thực hiện : «  Nguòi cộng sản không có gì để mất ngoài cái xiềng của họ ; nhưng họ có cả một thế giới để chiến thắng » ( trang 61). 
 Chẳng khác nào như ở Việt Nam, Hồ chí Minh nói : «  Cứ phá đi, sau chiến tranh, chung ta sẽ xây lại đẹp bằng năm, bằng muòi khi xưa ». Gần 30 năm sau chiến tranh, cộng sản chẳng xây đuọc gì , mà còn làm lụn bại thêm. Duói những chế độ cộng sản , đuọc xây dựng lên theo ý thức hệ của Marx, nguòi dân còn bị bóc lột và đau khổ gấp trăm lần duói chế độ cộng sản. Bằng cớ Bắc Hàn cộng sản, toàn dân trong đó co những nguòi thợ đã và đang chết đói, trong khi đó Nam Hàn là cuòng quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới, sản luọng hàng năm tính theo đầu nguòi của Bắc Hàn cùng bằng Việt Nam, khoảng 400 $, trong khi đó của Nam Han là 10 000$. Một nguòi thợ Bắc Hàn tiền luong chỉ bằng 1/25 nguòi thợ Nam Hà
    
Phá sản vì giới lãnh đạo cộng sản đã gọt chân để đi vừa giày, đánh gãy xuong sống của xã hội, làm xã hội cộng sản vừa què quặt, vừa lê lết, không thể đứng dậy duọc.
Đi từ một ý thức hệ phản khoa học, vì Marx cho rằng lịch sử có chiều huóng và có định luật, nhưng lịch sử là khoa học nhân văn, không có chiều huóng và định luật ; phản kinh kinh tế, vì Marx chủ truong bãi bỏ quyền tư hữu, tức bãi bỏ một động lực chính khiến con nguòi làm việc ; phản tiến bộ, quá khích, vì Marx chủ truong bãi bõ mọi di sản văn hóa cũ, trong khi đó ngày nay nguòi ta ý thức rất rõ bãi bỏ văn hóa cũ là thiêu hủy văn hóa, và bảo tồn văn hóa là sáng tạo văn hóa, chủ truong đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử ; phiêu tuong, qua những lời hứa không cơ sở thực hiện, vì sai lầm trong quan niệm cho rằng có thể bãi bỏ quyền tư hữu, nhưng quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhuọng, quyền tư hữu đang ở trong tay phần lớn dân, nay lọt vào trong một thiểu số đảng đoàn, làm cho nhà nuóc không biến mất như Marx ngây thơ và không tuỏng quan niệm, mà nhà nuóc càng trở lên to lớn, độc đoán, độc tài ; ý thức hệ này đã lọt vào trong tay một số nguòi lấy đấu tranh chính trị, cách mạng bạo động, bất hợp pháp, lén lún, phá hoại, làm nghề nghiệp, bắt đầu bằng Lénine, Trotsky, Staline, rồi tới Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và tất cả những nguòi cộng sản, tin vào lý thuyết của Marx ; những nguòi này đã biết lợi dụng thời cơ lên cuóp chính quyền.
 Và một khi họ có chính quyền rồi, thì họ bắt ép xã hội phải đi theo ý thức hệ vừa phản khoa học, phản kinh tế, vừa phản tiến bộ của Marx. Họ lâm vào cảnh đẽo chân để đi vừa giày, qua những đợt «  Đánh Tư bản mại sản », «  Trí phú hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn », làm cho xã hội trở nên què quặt.Viết đến đây tôi lại nhớ đená Tuỏng giới Thạch. Vào năm 1923, ông đuọc Tôn dật Tiên gửi sang học ở Nga, theo nguyên tắc, ông phải ở cả năm để học hỏi về cách tổ chức quân đội và xã hội cộng sản của Lénine lúc bấy giờ. Nhưng ông sang không đầy 2 tháng, rồi ông về. Ông nói không có gì để học, nguọc lại ông còn chỉ trích thậm tệ cộng sản. 
Theo ông : «  Giai tầng trí thức và trung lưu là xuong sống của một xã hội, cộng sản chủ truong tiêu diệt trí thức và trung lưu. Một con nguòi không có xuong sống thì suốt đời chỉ bò. Xã hội cộng sản chủ truong diệt trí thức và trung lưu, là một xã hội không xuong sống, chỉ biết bò, không đứng dậy đuọc. » Mặc dầu ông là quân nhân, nhưng ông nhìn sớm và rõ sự tai hại của chủ thuyết cộng sản, trái nguọc lại, những nguòi đại trí thức như Trần độc Tú, Khoa truỏng Đại học Văn khoa Bắc kinh, sáng lập viên đảng cộng sản Trung quốc, vào năm 1921, Lý đại Giao, quản thủ Thư viện Bắc kinh, cũng là đồng sáng lập viên đảng cộng sản, thì cho rằng Liên Sô là lý tuỏng phải theo. Tuỏng giới Thạch còn đi xa hơn nữa vào những năm 30, khi phải đuong đầu với Nhật và cộng sản Trung quốc, ông không ngần ngại tuyên bố : «  Nhật là bệnh ngoài da, còn cộng sản là bệnh trong xuong tủy. » Câu này làm nhiều nguòi hiểu lầm ông, cho rằng ông không yêu nuóc, không nghĩ đến đánh Nhật, mà chỉ nghĩ đến đánh anh em trong một nhà. 
Ngày hôm nay nhiều nguòi mới hiểu, đôi khi anh em trong một nhà mà còn độc ác và tàn hại hơn cả nguòi ngoài. Đây cũng là bài học xuong máu mà nguòi Việt chúng ta đã trải qua. Nuóc Việt trải qua bao thời đại, bao lần lệ thuộc ngoại bang, nhưng chưa lần nào dân Việt đau khổ như thời «  bị lệ thuộc bởi anh em cùng một nhà cộng sản ». Hai lân bỏ quê ra đi, cả triệu nguòi bỏ xác trên biển cả.
Phá sản trong mục đích «  Dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc ».
Trở về với sự phá sản và tàn hại của cuộc cách mạng cộng sản Việt Nam. Khi cuóp đuọc chính quyền, lập nên nhà nuóc cộng sản, Hồ chí Minh và đảng cộng sản lấy tiêu đề : « Việt Nam Dân chủ cộng hòa, độc lập tự do, hạnh phúc. » Kết quả hơn 50 năm trời ở miền Bắc và 30 năm trời ở miền Nam, chúng ta thấy gì ?
   Độc lập : Nuóc chúng ta chưa bao giờ bị lệ thuộc ngoại bang như duói thời cộng sản hiện nay. Ngày xưa thì lệ thuộc Liên Sô, tự biến mình thành con chốt, thành thằng lính đánh thuê cho dế quốc Nga. Lê Duẫn , tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam nói : «  Chúng tôi đánh là đánh cho Liên Sô . » Trong các nuóc cộng sản chư hầu của Liên Sô, chưa có một nguòi lãnh đạo nào vọng ngoại như hồ chí Minh, đặt tên núi là núi K. Marx, đặt tên suối là suối Lénine ở vùng Bắc Bó, nơi ông ta ở. Giới lãnh đạo cộng sản hiện nay thì hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng, dâng đất nhuọng biẻn cho Trung Cộng.
   Tự do, dân chủ : Chưa bao giờ dân Việt mất tự do và đất nuóc không có dân chủ như thời cộng sản hiện nay. Những vị lãnh tụ tôn giáo chỉ nói lên những tiếng nói của luong tâm, luong tri con nguòi mà cũng bị tù, bị quản thúc. Lê chí Quang chỉ viết bài : «  Hãy cảnh giác Bắc Triều », nói lên mộng bành truóng Trung Cộng. Phạm hồng Sơn chỉ dịch vài « Dân chủ là gì », mà nguòi nào cũng bị cả chục năm tù. Phong trào Dân Chủ Thế giới vừa mới họp vào đầu tháng 2 này ở Nam Phi, quê của ông Nelson Mandela, nguòi đấu tranh chống lại sự kỳ thị chủng tộc, bị tù lâu nhất trên thế giới, ông là sáng lập viên của Phong trào,đã lên tiếng tố cáo Việt Nam là một trong những nuóc thiếu dân chủ, nhân quyền bị chà đạp nhất thế giới, cũng như lên tiếng đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy trả tự do cho hòa thuọng Huyền Quang và Quảng Độ.
   Hạnh phúc : Nuóc Việt Nam hiện nay là một trong những nuóc nghèo đói và bất công nhất thế giới. Sản luọng hàng năm tính theo đầu nguòi của Việt Nam, theo chủ tịch nhà nuóc Trần đức Luong, khi viếng thăm Pháp vào đầu năm 2003, là 370$, theo Nguyễn đình Bin, thứ truỏng ngoại giao, khi viếng thăm Hoa kỳ vào cuối năm 2003, là 420$, theo báo Le nouvel Observateur-Atlaseco-2003, thì là 397$, đứng vào hàng thứ 186, trong 227 quốc gia, mà phải kể hơn 40 quốc gia quá nhỏ bé như Tòàhanh, Monaco v.v.., và một vài quốc gia nghèo đói Phi Châu. Trong khi đó thì Nam hàn sản luọng tính theo đầu nguòi hàng năm của Nam Hàn là 10 000$, Đài loan là 14 000$.
Chính báo Lao động của cộng sản làm một cuộc nghiên cứu vào cuối năm 2003, thì ở những vùng hẻo lánh như Cao Bằng, Lạng Sơn, cao nguyên miền Trung, vùng hẻo lánh miền Nam, có những nguòi không có đến 36$ một năm để sống. Cũng theo báo này từ 70 đến 80% dân Việt khi bệnh không dám đi bác sĩ, nhất là nhà thuong, vì phải bán cả nhà cửa, để trả tiền chi phí. Trong khi đó thì ở Sài Gòn hay Hà nội các đảng viên cao cấp, con các đảng viên, tiêu tiền vứt qua cửa sổ, một đêm tiêu cả mấy nganø $, đánh những canh bạc cả chục, cả trăm ngàn đô la. Xã hội Việt nam hiện nay là một xã hội bất công nhất trong lịch sử Việt Nam. Lấy đâu mà dân có hạnh phúc ?
   Thế kỷ 20 vừa qua, nhân loại đã trải qua nhiều biến cố đau thuong, đẫm máu, 2 lần đại chiến, môi truòng bị phá hủy, vì khoa học bị dùng sai ; nhưng chưa có biến cố nào đẫm máu và đau thuong bằng những cuộc tàn sát do các chế độ cộng sản gây ra. Các nuóc Đông Âu đã lật qua trang sử đau thuong cộng sản. Dân tộc Việt Nam và một số dân tộc như Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba, hãy cố gắng đấu tranh để lật đổ chếá đô bäạo tàn này. Vì chỉ như vậy mới có tự do, dân chủ, mới có thịnh vuọng, tiến bo, mới có hạnh phúcä.
                                       Paris ngày 22/02/2004
                                     Trực ngôn Chu chi Nam
Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla
Cập nhật: 06:50 GMT - thứ tư, 5 tháng 3, 2014
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tính đến tháng Ba năm 2014, ông Vượng sở hữu tổng số tài sản là 1,6 tỷ đôla, cao hơn so với 1,5 tỷ đôla cùng kỳ năm ngoái.
Số tài sản này đưa tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam xếp ở vị trí thứ 1.092 trong danh sách của Forbes, thấp hơn so với vị trí thứ 974 hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, trong một năm qua, số tỷ phú thế giới của Forbes cũng đã tăng từ 1.426 đến 1.645 người, đưa tổng giá trị tài sản ròng của danh sách này đạt 6,4 nghìn tỷ đôla, tăng một nghìn tỷ so với năm 2013.
Tỷ phú bất động sản
Hồi tháng Ba năm ngoái, ông Vượng đã trở thành tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.
Hai tháng sau đó, hãng đầu tư danh tiếng Warburg Pincus cho biết sẽ đầu tư 200 triệu đôla vào Vincom Retail - một chi nhánh của Vingroup mà ông Vượng và gia đình chiếm hơn 60% cổ phần. Đây là mức đầu tư lần đầu lớn nhất của một nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cũng trong năm 2013, Vincom Retail đã khánh thành dự án Vincom Mega Mall Royal City - được quảng bá là tổ hợp khu mua sắm và giải trí dưới mặt đất lớn nhất châu Á, với diện tích sử dụng lên đến 230.000 mét vuông.
Với dự án này, Vincom Retail đã trở thành nhà đầu tư bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Ông Vượng và gia đình sở hữu hơn 60% cổ phần trong Vincom Retail

Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.
Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.
Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.
Ông trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm 2012.
Năm của tỷ phú công nghệ

Bill Gates là người giàu nhất thế giới năm 2014

Trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2014, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia với nhiều tỷ phú nhất, với tổng cộng là 492 người, theo sau đó là châu Âu (468 người) và châu Á (444 người).
Bốn quốc gia lần đầu tiên có tỷ phú lọt vào danh sách của Forbes là Algeria, Lithuania, Tanzania và Uganda.
Các tỷ phú công nghệ cũng được nhắc đến nhiều trong danh sách của Forbes năm nay.
Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã vượt qua tỷ phú dầu mỏ của Mexico, ông Carlos Slim, để đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2014, với tổng giá trị tài sản là 76 tỷ đôla, cao hơn so với mức 67 tỷ đôla năm 2013.
Trong khi đó, nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, trở thành tỷ phú có mức tăng tài sản ròng cao nhất trong danh sách của Forbes một năm qua.
Tài sản của ông đã tăng gấp đôi chỉ trong thời gian từ năm 2013-2014, đạt 28,5 tỷ đôla, nhờ sự nhảy vọt của giá cổ phiếu Facebook.
Jan Koum và Brian Acton, các nhà sáng lập WhatsApp, cũng đã lọt vào danh sách của Forbes, xếp ở vị trí lần lượt là 202 và 551, nhờ thương vụ tổng trị giá 19 tỷ đôla với Facebook.

VN Tôi Đây !!em bé cởi truồng mò cua bắt ốc 
                                                                               Hàn Trung Chính
Thay vì được ăn no ngủ kỹ, em bé phải lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, san sẻ một phần lo lắng với bố mẹ.
Ngày hôm nay (3/4), trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức ảnh rất cảm động về một em bé được cho là ở Điện Biên.
Bức ảnh đã lột tả rất chân thực về nỗi kham khổ của trẻ em nghèo. Tuy tuổi đời còn rất nhỏ (khoảng 3,4 tuổi – PV) nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua bắt ốc phụ giúp gia đình. Trên người em không có lấy mảnh vải che thân, thứ duy nhất bao bọc lấy đứa bé chỉ là lớp bùn lầy nhớp nháp, bẩn thỉu.
Cánh tay nhỏ nhắn của em đang cố siết chặt sợi dây thừng được nối với chiếc rọ, điều mà phần lớn những đứa trẻ sẽ không thể nào làm được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn. Có thể đối với em bé, đó chỉ là hành động thường ngày nhưng với những người xem ảnh, điều này thực sự khiến họ cảm thấy chua xót.
Bạn Trần Tuấn Nam xúc động nói: Tuổi còn nhỏ thế kia mà đã phải lam lũ, thương thay cho những trẻ em vùng cao, còn quá nhiều thiếu thốn. Nhìn cảnh đứa bé phải vùi mình trong ruộng bùn thử hỏi có ai là không động lòng. Ở ngoài kia vẫn còn quá nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ. Mong rằng mọi người sẽ hiểu thêm được giá trị nhân văn phía sau bức ảnh này”.
Nỗi vất vả của những người nghèo khó, trẻ em không có điều kiện để đến trường, người già phải bon chen cực khổ trong xã hội để có được miếng cơm manh áo… Đó là những hình ảnh xúc động đến rơi lệ của hàng nghìn cư dân mạng muốn thông qua đó nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa đến mọi người
Bạn Dương viết Quân bức xúc nói : “Mã cha cái lũ cán bộ Đảng Viên Đảng CSVN ăn trên ngồi trước, bóc lột và chà đạp lên mọi tầng lớp nhân dân kể cả những trẻ con nghèo khổ để xây nhà cao cửa rộng, tiêu xài xa hoa. Tại sao Trời chưa tru, Đất chưa diệt hết cái lũ tham ô và bán nước này. Rõ là ông trời đi vắng !”

_

No comments:

Post a Comment