Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 30 April 2014

VĂN TRÀNG GIANG * HÒA THƯỢNG TRÍ QUANG KHÔNG CÔ ĐƠN

 HÒA THƯỢNG TRÍ QUANG KHÔNG CÔ ĐƠN
VĂN TRÀNG GIANG  





Từ bao năm nay, Hòa thượng Trí  Quang được các văn gia và báo giới nhắc nhở. Nội dung các bài viết đều cho rằng ông là tay sai đế quốc Mỹ, cũng có kẻ nói ông là Việt cộng. Đây là công việc của ngành an ninh tình báo đâu có phải chuyện văn chương ba xu mà ai cũng muốn nói là nói. Phải là cá thì mới biết cá vui hay buồn. Dù là cảnh sát hay là an ninh tình báo cũng không thể biết rõ, biết hết vì còn tùy vai trò, công việc của y. Một cảnh sát gác cổng thì làm sao đọc được tài liệu mật?  Tôi không phải công an, cảnh sát nhưng vì tài liệu công khai trên báo chí quá nhiều, nên tôi vin vào đó mà  xin góp ý cùng chư quân tử.


 I. HOÀ THƯỢNG LÀ CIA



Ngày xưa khoảng 1945, ai mang áo xanh đỏ là bị giết vì nghi là tay sai Pháp mang cờ tam tài làm ám hiệu cho Pháp. Trong CCRD, các địa chủ , các cán bộ theo đảng bỗng nhiên bị gán tội Quốc dân đảng rồi bị xử bắn. Không có chứng cớ mà giết người một cách dã man vô tội vạ. Ấy thế mà hoà thượng Trí Quang trong những năm 60 chạy vào tòa đại sứ Mỹ thì tất nhiên ông là chân tay của Mỹ được Mỹ bao bọc. 
Việc này cả bàn dân thiên hạ đều biết, không thể che giấu hay bảo rằng ta xuyên tạc, vu khống cho người tu hành. Có người nói rõ ràng rành mạch là hòa thượng mỗi tháng được Mỹ cấp cho cả triệu đô la. Ui chu cha! Số tiền quá to, to hơn lương tổng thống Mỹ.Và cấp bậc của ông hẳn cao hơn Trần Kim Tuyến, Đặng Văn Quang, Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Khắc Bình.  Cùng là lực lượng an ninh, cảnh sát, những ông này phải gọi hòa thượng là đại tổ sư . Ông Diệm, Nhu, Thiệu, Kỳ ... đều là ngưởi của Mỹ, vậy ông Diệm và hòa thượng vừa là đồng hương, vừa  là đồng chí, anh em, cùng đứng chung một chiến tuyến trong hàng ngũ " tay sai đế quốc Mỹ"!




 II. HOÀ THƯỢNG LÀ VIỆT CỘNG



Tài liệu nói về hòa thượng là tay sai Mỹ thì it nhưng tài liệu nói rằng ông là Việt cộng thì quá nhiều. Ông Liên Thành cho rằng hòa thượng là Việt Cộng vì ông lấy kết quả việc ông tra tấn Trung Tá Việt Cộng Hoàng Kim Loan, thuộc Cục TBCL Cộng Sản, uỷ viên Thành ủy Huế.
Ngoài ra những người này cho rằng hòa thượng là thiếu tướng Việt cộng. Tôi nghĩ rằng lời khai trong tra tấn không phải luôn luôn chính xác. Muốn tìm hiểu một nhân vật cần phải có cuộc điều tra khoa học hơn. Nay trên mạng có nhiều lời kêu ca vì ông Liên Thành kết tội ông này Việt cộng, bà kia Việt cộng vì có bố mẹ anh em theo Việt cộng. Trong cuộc nội chiến, một nhà chia hai phe. Cha theo Việt cộng mà con theo quốc gia đâu phải việc hiếm hoi? Đâu có phải thấy bạn mình ngồi với mấy ông nón cối, hay trong nhà bạn có mấy ông bà nón cối, tóc dóc bím đuôi sam mà vội kết luận bạn mình là Việt cộng  vì sau 30-4-75, bà con ngoài bắc vào, dân Nam  ta phải tiếp đãi thế thôi!
Hơn nữa, dù trước kia họ theo cộng sản mà nay họ quay ra chống cộng như Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Trần Xuân Bách thì ta phải hoan nghênh chứ! Tri nhân tri diện bất tri tâm. Còn những ai hăng hái chống cộng nhưng lòng người thay đổi như Diệm Nhu, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy thì ta cũng tin tưởng ư?

Ông Liên Thành tố cáo cộng sản nhưng tinh thần chống cộng của ông không toàn diện vì ông quên đi một thế lực thân cộng cần tố cáo trước lịch sử. Đó là việc anh em Ngô Đình bắt tay với cộng sản. 
 Quá  nhiều tài liệu chứ không phải một hai bài báo.  Nào hồi ký của Nguyễn Chánh Thi, Trần Văn Đôn, Đỗ Mậu, nhất là luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Châu, một trụ cột của Cần Lao Nhân  Vị  và là anh em bạn cọc chèo với Ngô Đình Nhu  xác nhận anh em Diệm Nhu đầu hàng cộng sản, mà ông bảo rằng hai ông mưu hòa bình nhưng là một nền " hoà bình dang dở" vì bị Mỹ phá hỏng.
Vấn đề rất phức tạp. Mấu chốt là hai ông Diệm Nhu có bắt tay với CS không. Nếu có như vậy là hai ông phản quốc, phản đồng minh thì Mỹ và các tướng lãnh phải ra tay cứu nước, cớ sao các ông lại bảo các tướng lãnh phản bội và mắng chửi tàn tệ? Không lẽ ông Diệm theo cộng sản là trung thành với Quốc gia hay sao? Không lẽ ông Diệm theo cộng sản, các tướng lãnh cũng đầu hàng cộng sản mới là phải đạo? 

Còn nói nhân nghĩa, trung hiếu, trung thành thì ông Diệm phản bội Quốc gia, phản bội Bảo Đại, ép lương dân bỏ đạo thì sao? Đó là những tội lớn lao. Còn các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm là yêu nước. Hai ông Diệm Nhu chỉ vì quyền lợi cá nhân mà theo cộng sản. Vì bị Mỹ chỉ trích, đòi loại trừ Ngô Đình Nhu, hai ông và tập đoàn cố bám lấy quyền lợi mà chạy theo cộng sản. Hai ông không tự lượng sức mình. Hai ông cũng như Hồ Chí Minh là  do người ta đưa lên, người ta có quyền bỏ đi. Hai ông là tiểu yêu sao dám chống chọi đồng minh? Ông Ngô Đình Thục chức vị cao quý, hai bằng tiến sĩ thì nhân nghĩa trí tín ở đâu mà để gia tộc lâm nạn như thế?Đáng tiếc, học mà không hành, có tài mà thiếu đức cho nên nỗi!

Cái thói tráo trở đó là một bài học. Chống lại đồng minh là không tự lượng sức.  Theo cộng sản cũng là không lượng sức. Dại dột mà tin Việt cộng sẽ ban cho ông Diệm chức phó chủ tịch nước VNDCCH. Với cái tiểu xão của con kiến đen bé nhỏ của Ngô Đình Nhu mà đòi bắt tay với VC ư? Không phải Mỹ giết Diệm Nhu mà chính là VC giết hai ông khi hai ông dại dột khoe cành đào rướm máu. Chuyện nhỏ thế mà hai ông vướng mắc thì làm sao làm được việc lớn. Hai ông không tự lượng sức chỉ làm hại gia tộc và quốc gia. Thật đáng tiếc!

Hai ông Lê Xuân Nhuận và Liên Thành song kiếm hợp bích tố cáo những ai âm mưu giết chếtVNCH. Trong khi ông  Liên Thành tố cáo Mỹ, các tướng lãnh và Phật giáo giết chết VNCH, ông Lê Xuân Nhuận   tố cáo nhiều thế lực quốc tế âm mưu diệt VNCH trong đó có Mỹ, Pháp, Trung Cộng, Do Thái , mà đáng kể là Vatican, một thế lực quốc tế, to lớn trăm lần cái đám tranh đấu Phật giáo, đã đánh đòn chung kết quyết liệt kết thúc VNCH. Ông viết như sau:
"Trong thời-gian diễn ra Hội-Nghị Paris (từ 1968 đến 1973), Giáo-Hoàng Phaolô VI đã nhiều lần “nhân đạo” kêu gọi chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam.

Tháng 12-1969, Giám-Mục Phạm Ngọc Chi, Phó Chủ-Tịch Hội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam, qua Hoa-Kỳ, đã tuyên-bố với báo-chí Mỹ: “Miền Nam [Việt-Nam] đồng-tình với chính-sách ‘Việt-Nam-Hóa Chiến-Tranh’ của Tổng-Thống Nixon.”

Tháng 9-1972, Đại-Hội lần 2 của tổ-chức “Kitô-Hữu Quốc-Tế” gồm hơn 20 nước họp tạiQuebec (Canada),  với đề-tài giải-phóng các dân-tộc ViệtLàoCampuchia, đã “tố-cáo các cuộc xâm-lăng và ném bom vô-nhân-đạo của Mỹ, khẳng-định quyền tự-quyết, tự-do được sống hòa-bình của nhân-dân Việt-Nam.”

Tức là việc Mỹ chuẩn-bị rút lui đã được Kitô-Giáo Việt-Nam, giáo-dân mấy chục nước khác, và nhất là Giáo-Hoàng Phaolô VI tán-đồng, không còn đánh nhau với Cộng-Sản nữa.


Ngày 20-9-1970, Linh-Mục Phan Khắc Từ, Tuyên-Úy Thanh Lao Công Sài-Gòn, qua Châu Âu, đã tuyên-bố tại Thành-Phố Firenze (Ý, nơi có Tòa Thánh Vatican): “Kinh-nghiệm trước mắt cho chúng tôi xác tín rằng Giáo-Hội [Kitô] tại Việt-Nam hôm nay là một công-cụ hữu-hiệu của người Mỹ.”

Tháng 3-1971, Linh-Mục Nguyễn Viết Khai tuyên-bố: “Từ chính-quyền trung-ương xuống cho tận anh Trưởng Ấp, người Miền Nam không được phép giải-quyết vấn-đề của mình mà không có người nước ngoài xen vào.”

Tháng 11-1971, Linh-Mục Trương Bá Cần, Tuyên-Úy Thanh Lao Công toàn-quốc, tham-gia vụ đình-công tại Hãng Pin “Con Ó”, bị Cảnh-Sát bắt, đã viết: “Giáo Hội của tôi không biết chọn, nhất là chọn để chống lại những kẻ đang nắm quyền-hành trong xã-hội này... Giáo Hội của tôi cũng đã biết lựa chọn, nhưng không biết lựa chọn người nghèo khổ...”

Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam đồng-ý với lời cáo-buộc và chiêu-bài của đối-phương.


Nhưng, sau Hiệp-Định Paris 27-1-1973 [chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam], thì Bắc-Việt gia-tăng nỗ-lực và quyết-tâm tiến-chiếm Miền Nam.


Ngày 19-9-1973, Tổng-Giám-Mục Sài-Gòn Nguyễn Văn Bình đọc diễn-văn khai-mạc “Năm Thánh”: “Chúng tôi hy vọng rằng những cuộc giết chóc và hận thù sẽ thực-sự chấm dứt trên mảnh đất này và đồng thời có được quan hệ hai chiều giữa Bắc và Nam, trong lúc đất nước tạm thời còn phân chia.”


      Ngày 10-1-1974, sau cuộc Hội-Nghị toàn-thể hàng giáo-phẩm, các Giám-Mục Miền Nam đã công-bố một bản tuyên-ngôn “tha thiết kêu gọi hai chính phủ Bắc và Nam cùng đồng loạt, vì tình thương dân tộc, mà ngưng mọi hoạt động gây chiến và mọi chiến dịch bôi nhọ và thù ghét lẫn nhau.

Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam [Cộng-Hòa] không đề-cập đến việc Bắc-Việt vi-phạm Hiệp-Ước, mà chỉ muốn Miền Nam bắt tay làm hòa với Miền Bắcđối-nghịch lập-trường “4 Không” của Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu."

Ngày nay một số người còn ca tụng cuộc tranh đấu hòa bình của tòa thánh hồi 1974, nhất là những kẻ nay vẫn tiếp tục làm tay sai cho cộng sản. Nếu cuộc tranh đấu đó là chính nghĩa tại sao quý ông không ở lại hưởng hòa bình do các ông tranh đấu mà có? Tại sao những LM Trần Hữu Thanh, BS Nguyễn Thị Thanh, các ông dân biẻu đối lập chống Thiệu, các ông Trình Bày, Đối Diện nay cũng có mặt ở Âu Mỹ? Không lẽ các ông không phải tị nạn mà sang đây để tiếp tục chống Mỹ cứu nước?

Thiên Chúa giáo và Phật giáo đã tranh đấu chống chính quyền VNCH nhưng có vài điểm khác nhau.  
  -Phật giáo đấu tranh chỉ mạnh trong khoảng 60-63 để đòi tự do tôn giáo, chống kỳ thị tôn giáo. Sau khi ông Diệm chết, chế độ gia đình trị bị thủ tiêu, chính sách kỳ thị Phật giáo bị hủy bỏ thì cuộc đấu tranh Phật giáo đã xuống thang và chấm dứt trong tổng tấn công mậu thân 1968. 

Nếu còn lại những cuộc tranh đấu nào thì rất nhỏ, do những thúc đẩy nội tại, trong đó lý do chính là có nhiều thế lực muốn không chế Phật giáo. Nhiều ký giả cho là do bàn tay thuc đẩy của cộng sản, mà cộng sản thì tôn giáo nào mà chúng chẳng len lỏi. Nhóm tình báo cộng sản trong dinh Độc Lập cũng đi từ nhà thờ và cha cố mà vào dinh Độc Lập từ Diệm cho đên Thiệu đấy thôí! 
-Thiên chúa giáo theo lệnh giáo hoàng Phaolo VI mở cuộc chống Thiệu tham nhũng, rồi đòi chấm dứt chiến tranh Việt nam. Hoạt động của Thiên chúa giáo từ 1968 cho đến 1975 kết thúc cuộc chiến. Như vậy, Thiên chúa giáo công khai đòi chấm dứt chiến tranh, còn phong trào Phật giáo chống đàn áp Phật giáo. Một bên tranh đấu vì chính trị, một bên là tôn giáo, một bên kết thúc gần mười năm trước, một bên chiến đấu mãnh liệt cho đến khi bắn viên đạn ân huệ. Như vậy, Thiên chúa giáo quyết liệt, manh mẽ  tranh đấu hơn là Phật giáo.

Trong khoảng 1960 -1963, Phật giáo tranh đấu cho tự do tôn giáo, còn sau đó phong trào yếu dần. Nếu có chống đối là vì sau 1963, nhiều thế lực còn muốn triệt hạ Phật giáo. Phật giáo lúc ấy chống đỡ phe quân phiệt chứ không có ý định đòi chấm dứt chiến tranh như một số người nhận định như vậy.
 Có thể một vài thế lực nào  xen vào để lái Phật giáo đi theo hướng này. Lê Xuân Nhuận trong tác phẩm Biến Loạn Miền Trung cho rằng phong trào Phật giáo tranh đấu đã tan sau cuộc tổng tấn công mậu thân 1968 của cộng sản, còn Mark Moyar  trong bài Phong trào Phật tử tranh đấu trong cuộc chiến Việt Nam cho rằng phong trào này hạ màn vào năm 1966 http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=24905
 
Sau 1963, Phật giáo phải chật vật vì nhiều phe phái muốn đàn áp Phật giáo vì vậy mà có những mâu thuẫn giữa chính quyền và Phật giáo tranh đấu. Một số ký giả theo đó mà cho rằng Trí Quang là cộng sản và hoạt động nhằm lật đổ chính phủ miền nam, nhưng theo Mark Moyar thì Trí Quang có thể là cộng sản nhưng không có bằng chứng rõ rệt.
Nếu những mâu thuẫn giữa nhóm Phật giáo tranh đấu với Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương, Nguyễn Cao Kỳ là mưu toan hạ gục VNCH và chấm dứt chiến tranh thì hóa ra Phật giáo với Thiên Chúa giáo là đồng chí, anh em trong mục tiêu đem lại hòa bình cho Việt Nam theo tinh thần của Vatican.
 
Cuộc tranh đấu của Vatican chống Thiệu và đòi hòa bình là một cú đánh quyết định, chấm dứt mạng sống nạn nhân chứ không phải chỉ đến mức hơn thua. Hơn nữa thế lực Vatican là thế lực quốc tế, động viên 500 giáo sĩ Việt Nam, so với thế lực Phật giáo thì hơn một trời một vực! Vatican thì nặng hàng trăm tấn, Trí Quang thì vài ký lô, có là bao! Cuộc đời thật bất công. Hình ảnh Nhất Hạnh đèo LM Nguyễn Ngọc Lan, Châu Tín đi tranh đấu là hình ảnh liên tôn, Thiên Chúa giáo, Phật giáo đoàn kết hợp tác đẹp biết bao thế mà người ta chửi Nhất Hạnh mà quên mất ông Ngọc Lan, Chân Tín ngồi sau xe! Tại sao núi Thái Sơn to cao là thế mà người ta không thấy lại đi săm soi tìm kiếm hình ảnh con chim sẻ đậu trên cành tre?

Cuộc đời đầy chông gai. Đối diện với một kẻ thù là khó,  nhiều khi phải lên thác xuống ghềnh huống hồ trực diện với hai kẻ thù một lúc ăt là phải tiêu vong. Đó là thế lưỡng diện thụ địch, ai gặp phải là thịt nát xương tan. 
Cộng sản và tư bản như nước và lửa đối chọi ghê gớm. Mỹ làm sao cung phụng chấp chứa và ủng hộ một anh cộng sản gộc ở trong tòa đại sứ? Và Việt Cộng làm sao tha thứ cho một tên tay sai đế quốc Mỹ?Thế mà hoà thượng Trí Quang cùng một lúc được hai thế lực đối nghịch giúp đỡ, phò tá. Thiệt là một nhân vật hiếm hoi,  it ai gặp kỳ duyên như vậy. 
Theo tinh thần hòa bình bác ái của giáo hoàng Phaolo VI,  hòa thượng Trí Quang đã sát cánh tranh đấu cùng phong trào hòa bình, chống tham nhũng để chấm dứt chiến tranh Viet Nam. Hòa thượng là người tài giỏi, là người may mắn, xuất nhập bình an, được Mỹ và cộng sản cả hai tin dùng, dù chỉ là một thời. Tinh thần đoàn kết của hòa thượng rất cao, rất đáng khen ngợi.Hòa thượng với các tổng giám mục, giám mục, linh mục cùng đứng chung mặt trận hòa bình, dù tôn giáo khác nhau nhưng cùng là con của chúa, phục vụ hòa bình, rất đáng ca tụng.
Trong khi ca tụng giáo hoàng Phao lồ VI, tổng giám mục Nguyễn Văn Bình,  Nguyễn thái Hợp, Phạm Minh Mẫn,  Phan khắc Từ, Thanh Lãng...thì xin đừng quên chiến hữu Thích Trí Quang...
 Con người ta thường kêu cô đơn như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhưng hòa thượng Trí Quang tả hũu đều có anh em đồng chí, cả Mỹ lẫn Việt Cộng, kết hợp Phật giáo và Thiên chúa giáo. Vui thật là vui!

No comments:

Post a Comment