Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 17 April 2020

Cái bình thủy nước sôi & TBT (to be) Trần Quốc Vượng



< A >
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao)Nếu bạn để chính phủ điều hành sa mạc Sahara, trong 5 năm chúng ta sẽ thiếu cát. Milton Friedman
Tôi sống hơi dai, trải dài từ thế kỷ này qua thế kỷ khác nên đã có dịp đưa tiễn khá nhiều vật dụng tân kỳ (máy đánh chữ, máy fax, máy ảnh chụp phim, radio, akai cassette, DVD…) về nơi an nghỉ cuối cùng. Cứ tưởng như thế là tất cả đều đã mồ yên mả đẹp, và sẽ tiêu diêu nơi miền cực lạc nhưng thực tế lại không hẳn thế.



Bữa rồi, đang liếc mạng tôi chợt thấy loáng thoáng mấy từ (“các phích, bình thủy nước sôi”) trong một stt ngắn của FB Nguyễn Đình Bổn mà không khỏi ngạc nhiên:



"Chuyện... không thể tin được tại một bệnh viện lớn nhứt miền Bắc! Bênh viện Bạch Mai, hiện đang là ổ dịch số một tại VN, và đang lây nhanh ra cộng đồng, dự báo những ngày tới sẽ bùng phát mạnh hơn. Nguyên nhân được cho là từ... các phích (bình thủy) nước sôi mà dân phải mua từ công ty Trường Sinh, mà công ty này cung cấp dịch vụ cho khoa Dinh dưỡng.Tôi thực sự không hiểu sao cái thời mà mọi cán bộ đều dùng cụm từ "chúng ta đang ở thời kỳ...4.0" mà cái bệnh viện số một la mã này vẫn... đun nước, rót vô bình để bán cho bệnh nhân theo cách 4... thủ công như vậy?"



Trời! Phích nước (thermos) hay còn gọi là bình thủy được phát minh từ năm 1892, và trở thành mặt hàng thương mại thông dụng trên toàn cầu từ đầu thế kỷ thứ XX lận. Đã hơn trăm năm qua rồi, bây giờ thì còn đào đâu ra được cái thứ đồ antique đó nữa – hả Giời? 



Ở chỗ nào khác thì không biết, chớ ở miền Nam VN thì cái phích là một vật dụng quen thuộc trong mọi gia đình cho tới khoảng giữa thập niên 1960. Đến thời điểm này thì không chỉ bếp điện mà cả bếp ga cũng đã tràn lan nhiều nơi. Nấu một ấm nước sôi chỉ cần vài phút đồng hồ thôi nên cái thermos đã trở thành demodée, và đã đi vào nghĩa địa lâu lắm rồi mà. Sao nó có thể lại đội mồ sống dậy (và sống hiên ngang) giữa một cái bệnh viện lớn nhất Hà Nội, vào Thế Kỷ XXI được vậy cà?



FB Nguyễn Đình Bổn cho biết thêm:



"Nếu nằm viện, người nhà bệnh nhân sẽ phải đăng ký nhận nước sôi hàng ngày. Phải trả tiền “thế chân” 100.000 đồng/phích, mỗi lần thay nước 5.000 đồng. Ngày thay 1-2 lần. Nếu ra viện, trả lại phích thì lấy lại được tiền thế chân! Đây là bệnh viện lớn, luôn có bệnh nhân trên số ngàn, riêng việc này nhân lên là biết. Và cũng chính vì phải luân phiên đi tới đi lui đổi trả cho hàng ngàn người, các nhân viên công ty Trường Sinh một khi nhiễm bệnh sẽ trở thành con thoi, đi khắp các khoa, phòng, tiếp xúc mọi nơi."



Té rứa!



Rứa mới biết không phải mọi thứ cổ lỗ đều bị thiên hạ vứt vào thùng rác. Hoá ra đời không thiếu chi những người hoài cổ hay hiếu cổ, chứ chả riêng gì Bà Huyện Thanh Quan. Thường Trực Ban Bí Thư (& TBT to be) Trần Quốc Vượng là một người như thế. 



Ngày 9-03-2020 vừa qua, nhân vật này thay mặt bộ chính trị, ban hành kết luận “tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã.” Ông khiến cho lắm người hốt hoảng, và trong cơn hoảng hốt không ít kẻ đã “lỡ lời” xúc phạm đến những vị lãnh đạo cấp cao: 



Phạm Minh Vũ: “Thế hệ Vượng, một thế hệ vứt đi!”



Ngô Trường An: “Đ* móa! Kinh tế tập thể thì đã từng thực hiện hàng chục năm rồi, dân từng đói rã họng rồi, đổi mới gì nữa mấy cha? Cướp thì nói cướp đi. Chiêu này xưa rồi Diễm!”



Mạc Văn Trang: “Cái kinh tế tập thể là thiết yếu theo nghị quyết của Bộ Chính trị làm cho nhiều người rất là sợ hãi. Bởi vì cái chữ ‘kinh tế tập thể, hợp tác xã’ ở Việt Nam diễn ra từ năm 1960 cho đến những năm 1986. Trong gần 30 năm, nó khủng khiếp quá. Người ta nghĩ rằng hợp tác xã, kinh tế tập thể là khủng khiếp lắm, vì kết quả đã làm cho toàn dân phải đói.”



Nguyễn Tiến Dân: “Bế tắc về Lý luận, tất yếu, sẽ thất bại trên thực tế. Mọi giải pháp ‘hay ho’ nhất đã được đưa ra từ cái bọn ngạo mạn, tự mạo nhận là ‘đỉnh cao trí tuệ của nhân loại’. Trong đó, có cả ‘người giời’ Phú Trọng. Giờ, thất bại toàn tập, đành phải quay trở về với cái máng lợn sứt vậy.” 



Phạm Thành: “Cái hợp tác xã, sau gần 30 năm tồn tại, đến cứt nát cũng không còn để phân phối, nếu năm 1986 mà không bỏ nó đi, không cho nông dân mượn lại đất để sản xuất thì 1/3 người dân Việt Nam đã phải bỏ mạng vì đói ăn, rách mặc rồi. Trần Quốc Vượng, tên cộng sản lại giống độc ác.” 



Lê Công Định: “Đảng cầm quyền Việt Nam vẫn đang điều hành nền kinh tế hiện đại bằng tư duy của các lãnh tụ Cộng sản thuộc thế hệ hơn 100 năm trước.”



Ơ hay! Thế cái thremos không đã từng xuất hiện cả trăm năm trước à? Trăm năm sau nó vẫn sống hùng (sống mạnh) ngay giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại, và vẫn có vai trò tích cực đấy thôi! Đồ cổ nếu biết xử dụng đúng cách thì vẫn hữu dụng như thường. Phải đặt mọi thứ – từ cái Nghị quyết T.Ư cho đến cái thermos – trong bối cảnh của nó thì mới hiểu được mọi chuyện một cách ngọn ngành! 






Ai chả biết là đặt những máy lọc nước nóng/lạnh là chuyện rất đơn giản và tiện dụng nhưng làm thế thì mất đi một nguồn lợi đáng kể cho rất nhiều người. Tương tự, mô hình kinh tế tập thể/hợp tác xã tuy không hiệu quả nhưng mức lại quả thì rất hấp dẫn, và chả gây thiệt hại cho ai cả: 









Chục tỉ chứ ngàn tỉ khó đòi cũng chả khiến ai phải chịu trách nhiệm gì ráo trọi, và vì cha chung nên cũng chả ai buồn khóc. Chủ trương “phát triển kinh tế tập thể/hợp tác xã” tuy sẽ lại đưa kinh tế quốc gia vào cái vòng (bần cùng) lẩn quẩn nhưng cũng sẽ giúp cho xã hội toàn trị ổn định như thời xa xưa cũ. 



Với kiểu cơ cở hạ tầng kiểm soát toàn tập này thì mới có thể ngang nhiên xếp sẵn ghế ngồi (trên đầu thiên hạ) trước khi bầu bán và “các anh ở trên” mới có thể tiếp tục múa gậy vườn hoang (“hiến pháp đứng sau cương lĩnh của đảng” , “bộ công an hiệp đồng với quân đội góp phần bảo vệ đảng bảo vệ chế độ”) mà không bị chúng vả cho vỡ mồm ra.






Tiện lợi mọi mặt và mọi đường như thế nên với bất cứ đồng chí lãnh đạo nào thì “phát triển kinh tế tập thể” cũng đều là “xu thế tất yếu” cả, chứ chả riêng chi Tổng Bí Thư (to be) Trần Quốc Vượng. Dưới chế độ toàn trị hiện nay ở Việt Nam thì con chó nào mà không ăn cức! 



17/4/2020






Tags :

No comments:

Post a Comment