Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 5 April 2020

Chủ nghĩa tư bản 'khuyết tật nhưng phát triển'(BBC)

  • 31 tháng 10 2017




  • Bản quyền hình ảnh MAXIM MALINOVSKY
    Image caption Belarus là nơi vẫn có các triển lãm về Lenin, nhiều năm sau khi hệ thống XHCN sụp đổ

    Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga (1917-2017), Tạp chí Cộng sản ở Việt Nam có bài xác nhận mô hình Liên Xô như đã tồn tại về cơ bản đã bị tiêu diệt.
    Cùng lúc, bài của Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu cho rằng chủ nghĩa Tư bản có "rất nhiều khuyết tật nhưng vẫn tồn tại và phát triển", và đây là một thực tế mà hệ thống chính trị ở Việt Nam cần quan tâm.
    Bài cũng nói cả về lý luận và thực tiễn, mô hình chính trị và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và Việt Nam "khác nhau".
    Tập Cận Bình 'dẫn đầu và ở lại còn lâu'
    TQ mua 'quán bia ông Tập từng thăm'
    Học 'tư tưởng Tập Cận Bình' lấy bằng tiến sỹ?
    Cuộc đối đầu trong Chiến tranh Lạnh giữa hai hệ thống gây ra "chạy đua vũ trang và cuối cùng là góp phần dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống XHCN ở châu Âu nửa cuối thế kỷ XX," bài báo viết.
    "Trong cuộc đối đầu "một mất một còn" ấy CNXH hiện thực theo mô hình Xô Viết về cơ bản đã bị tiêu diệt và CNTB với rất nhiều khuyết tật của nó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển."
    Trên thực tế, "sau khi hệ thống CNXH ở châu Âu sụp đổ và Chiến tranh Lạnh kết thúc thì CNTB trở thành "nhân vật chính" của vũ đài thế giới và sự vận động, phát triển của lịch sử thế giới ngày nay nhìn chung bị chi phối bởi CNTB hiện đại".
    Và dù chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô đã tan rã năm 1991, nay bài báo đi tới nhận thức rằng, "hầu như đa số người dân ở các quốc gia này, không muốn quay trở lại xây dựng CNXH theo mô hình như trước đây".
    Cách nhận định lịch sử Liên Xô và sự kết thúc của mô hình cộng sản Đông Âu trong bài của TS Nguyễn Linh Khiếu có vẻ khác với đánh giá của TS Tạ Ngọc Tấn.
    Phát biểu trên VTV1 gần đây, ông Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng CSVN, cho rằng "sai lầm của Liên Xô dẫn tới sụp đổ là "đưa một loạt những kẻ cơ hội, đặc biệt là ông Gorbachev lên vị trí cao nhất".
    'Hội nhập quốc tế, thực tiễn gần dân, không giáo điều'

    Bản quyền hình ảnh Anadolu Agency
    Image caption Tuần lễ thời trang Moscow: diện mạo nước Nga ngày nay đã khác xa thời XHCN và "hầu như đa số người dân không muốn quay trở lại xây dựng CNXH theo mô hình như trước đây"
    Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu nêu ra một số nhận xét mang tính định hướng đáng chú ý cho Việt Nam, nhấn mạnh tới thành quả và nhu cầu hội nhập quốc tế tích cực, và ra các chính sách căn cứ vào thực tế, không giáo điều, duy ý chí như một thời gian trước.
    Quan điểm này nêu rằng trong bối cảnh này, Việt Nam, do Đảng Cộng sản lãnh đạo "phải ngày càng thực sự trở thành một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng thế giới; cũng như thực sự trở thành "bạn" của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới".
    'Stalin trung thành với chủ nghĩa Marx'
    Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép?
    Vai trò ý thức hệ trong cuộc cách mạng cộng sản ở Việt Nam
    "Đây chính là một điều kiện "tiên quyết", "bắt buộc" để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa," tác giả viết.
    Nhắc lại giai đoạn trước 1986, Tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu cảnh báo:
    "Xa rời thực tiễn, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, quan liêu, bất chấp quy luật khách uan là những bài học đắt giá mà Đại hội VI của Đảng ta đã chỉ ra."
    "Không xuất phát từ thực tiễn đất nước sẽ ban hành những chỉ thị, nghị quyết không phù hợp với thực tiễn vì vậy sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn."
    "Không xuất phát từ thực tiễn khi áp dụng những kinh nghiệm quốc tế thường dập khuôn, máy móc, giáo điều xa lạ đối với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Khi đó, người dân sẽ không tích cực tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước."

    Nhiều yếu tố 'cộng sản' ở xã hội tư bản ngày nay


    Bản quyền hình ảnh Matt Cardy
    Image caption "...nhiều nước tư bản phát triển đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, một chế độ xã hội mới"
    Một điều đáng chú ý nữa là bài báo nhận định rằng tại các xã hội Phương Tây ngày nay, "nhiều nước tư bản phát triển đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, một chế độ xã hội mới".
    "Đó là thời đại của sự phát triển đỉnh cao của nhân loại. Đó không còn là chủ nghĩa tư bản với đúng nghĩa của nó nữa. Có người gọi đó là xã hội hậu tư bản."
    "Thực tiễn cho thấy, trong các nước tư bản phát triển ở đỉnh cao hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhân tố của chủ nghĩa cộng sản như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác dự báo."
    Đảng Cộng sản Anh không ra tranh cử
    Ba Lan muốn xóa hết tên tuổi 'cộng sản'
    Trường đại học TQ là 'pháo đài' của Đảng Cộng sản?
    Nhưng bài báo không nói bằng cách nào Việt Nam có thể đạt được trình độ phát triển như vậy.
    Có vẻ như giải pháp đề ra vẫn là nhấn mạnh vai trò "Đảng lãnh đạo" nhưng kiến nghị Đảng Cộng sản Việt Nam "phải đổi mới toàn diện về tổ chức và phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội".



    Bản quyền hình ảnh Zing.vn
    Image caption Việt Nam thúc đẩy hội nhập quốc tế mạnh mẽ: Đà Nẵng vừa khai trương Trung tâm Báo chí APEC để phục vụ hội nghị thượng đỉnh quan trọng bậc nhất tại châu Á hàng năm
    Trong công cuộc chỉnh đốn Đảng, thậm chí cần phải xóa cả một số cơ sở Đảng suy thoái, tác giả kiến nghị:
    "Kiên quyết giải tán các tổ chức đảng cơ sở suy thoái, mất sức chiến đấu; Kiên quyết loại bỏ những phần tử thái hóa, biến chất ra khỏi đội ngũ Đảng."
    Sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vai trò của các nhà lý luận kiêm tham mưu cao cấp cho lãnh đạo của Đảng này được đề cao.
    Điều này cho thấy để giải quyết vấn đề khó khăn, mang tính nội tại của hệ thống chính trị kiểu Trung Quốc, và một phần tương tự là Việt Nam, người ta rất cần lý luận.
    Tuy thế, như Giáo sư ĐH Harvard, Niall Ferguson viết trên trang Sunday Times tại Anh hôm 29/10/2017, 'chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc' thực chất chỉ là cách gọi khác đi của 'chủ nghĩa tư bản' do nhà nước quản trị.
    Xem thêm về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô:
    GS Tạ Ngọc Tấn: 'Gorbachev là kẻ cơ hội'
    'Biết ơn Gorbachev đã khiến Liên Xô sụp đổ'
    Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment