Mỹ ngưng tài trợ, ảnh hưởng WHO ra sao?
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngưng tài trợ Tổ chức Y tế
Thế giới, tước bỏ nguồn tài trợ lớn nhất của tổ chức này, có thể có
những hậu quả xa hơn nữa trong những nỗ lực chống bệnh tật và làm cho
việc chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Lệnh của ông Trump xoáy vào cách thức đáp ứng của tổ chức này đối với
đại dịch virus corona, và ông không phải là người duy nhất chỉ trích
những hành động và những lời tuyên bố của tổ chức này.
Một số nước đã bất bình với những nỗ lực của WHO vào lúc dịch bệnh
COVID-19 lây lan, thất bại trong việc báo cáo về bùng phát hay bất cần
những qui luật quốc tế.
Tuy nhiên WHO chịu trách nhiệm nhiều hơn là ứng phó với dịch bệnh, và
hiện nay đang gặp khó khăn về tài chánh vì đang kẹt trong cuộc tranh
chấp chính trị tại Mỹ.
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về tổ chức này.
Tổ chức Y tế Thế giới làm gì?
Được thành lập sau Thế chiến Thứ hai trong khuôn khổ của Liên hiệp
quốc, tổ chức có trụ sở tại Geneva với khoảng 7.000 nhân viên tại 150
văn phòng tên toàn thế giới, không có quyền hành trực tiếp đối với các
nước thành viên. Thay vào đó, tổ chức là một cơ quan lãnh đạo quốc tế
trong lãnh vực y tế công cộng bằng cách báo động cho thế giới về những
đe dọa, chống dịch bệnh, đưa ra chính sách và cải thiện việc tiếp cận
với chăm sóc y tế.
Trong trường hợp khẩn cấp như virus corona, WHO được xem như một
trung tâm phối hợp—hướng dẫn chế ngự, tuyên bố khẩn cấp và đưa ra khuyến
nghị--với các nước chia sẻ thông tin để giúp các nhà khoa học giải
quyết dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên dù WHO có ảnh hưởng rộng rãi, cơ quan này thiếu quyền thực
thi và chịu những áp lực về ngân sách và chính trị, đặc biệt là từ các
cường quốc như Mỹ và Trung Quốc và những nhà tài trợ như Gates
Foundation.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres bênh vực WHO trong một
tuyên bố ngày 14/4, nói rằng tổ chức này “phải được hỗ trợ, vì tổ chức
tuyệt đối cần thiết trong nỗ lực của thế giới thắng trong cuộc chiến
chống COVID-19.”
Ông nói đây “không phải là lúc giảm nguồn lực đối với những hoạt động
của Tổ chức Y tế Thế giới hay bất cứ cơ quan nhân đạo nào khác trong
cuộc chiến chống virus.”
WHO được tài trợ như thế nào?
Tài trợ đến từ các nước thành viên và các tổ chức tư. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất, chiếm 14,67% ngân sách.
Tiền đóng góp của các thành viên chỉ bằng chừng một phần tư số tiền
Mỹ hiến tặng cho WHO; khoản tiền này được tính tương đối căn cứ trên sự
giàu có và dân số. Số còn lại đến từ các đóng góp tự nguyện và số lượng
có thể thay đổi theo từng năm.
Trong năm 2019, Mỹ đóng góp khoảng 553 triệu đô la. Ngân sách mỗi hai năm của WHO khoảng 6,3 tỉ đô la trong hai năm 2018-2019.
Hầu hết tiền của Mỹ dành cho những chương trình như xóa bệnh bại
liệt, phát triển vaccine và tăng cường tiếp cận với những dịch vụ y tế
và dinh dưỡng trọng yếu. Chỉ có 2,97% tiền đóng góp của Mỹ dành cho các
hoạt động khẩn cấp, và 2,33% dành cho phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh
bùng phát.
Ông Lawrence O. Gostin, giám đốc Viện O’Neill về Luật Y tế Quốc gia
và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói khoảng 70% tiền tài trợ của Mỹ
dành cho những chương trình cột mốc như bệnh AIDS, những chương trình
sức khỏe tâm thần, phòng ngừa ung thư và bệnh tim.
“Ưu tiên cao nhất là kiểm soát và chuẩn bị dịch bệnh,” ông nói,
“Nhưng đây thực sự là điều ít quan trọng nhất WHO đã làm trong lịch sử.”
Đóng góp của Mỹ cao gấp đôi nước đóng góp lớn kế tiếp là Anh. Số tiền
Anh góp chiếm khoảng 7,79% ngân sách WHO, Quỹ Bill và Linda Gates đóng
góp vào 9,76% ngân sách của WHO.
Tại sao ông Trump và những người khác chỉ trích WHO?
Tổng thống cáo buộc WHO phản ứng chậm trễ đối với đe đọa của virus
corona và thiếu chỉ trích Trung Quốc. (Ông Trump cũng bị chỉ trích như
thế. Ông đã được cảnh báo về khả năng xảy ra đại dịch từ tháng 1 và ông
cũng liên tiếp ca ngợi chính phủ Trung Quốc về cách thức đối phó với
virus.)
WHO cương quyết khuyến nghị chống lại hạn chế đi lại, cho rằng không
hữu hiệu mà lại có thể ngăn chặn những nguồn lực cần thiết gây thiệt hại
cho kinh tế. Tuy nhiên ông Trump thường xuyên đề cập đến quyết định của
ông hạn chế đến Trung Quốc vào cuối tháng 1 là bằng chứng rằng ông xem
đe dọa của virus là nghiêm trọng.
Tuy nhiên ông Trump không phải là người duy nhất chỉ trích WHO. Một
số chuyên gia nói rằng WHO chậm tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công
cộng và quá tin vào chính phủ Trung Quốc vì nước này ngày càng có ảnh
hưởng đối với WHO. Bắc Kinh lúc đầu đã cố gắng che giấu phạm vi dịch
bệnh bùng phát.
Ông Gostin nói tổ chức này đã lung lay vì những lý do cơ cấu và chính trị và hậu quả là rất dè dặt.
Ông Gostin nói “Chúng ta cần xây dựng một tổ chức khác có nguồn lực
dồi dào và luôn luôn có hậu thuẫn chính trị khi nói lên sự thật trước
sức mạnh và lên tiếng với các nước không có thái độ đúng đắn.”
“Sự kiện Tổng thống Trump giữ hay ngưng tài trợ thì đúng là một ví dụ
quan trọng của nguyên nhân tại sao chúng ta trong tình trạng rối bời
này,” ông nói. “Ông Tổng giám đốc lo ngại là bất cứ lúc nào ông đưa ra
một quyết định sai lầm, thì họ sẽ rút hay cắt tài trợ cho cơ quan vì lý
do chính trị,”
WHO nói gì và làm gì về virus corona?
Trong suốt tháng 1, WHO đưa ra khuyến nghị về sự nguy hiểm của virus.
Từ ngày 22/1 về sau, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc
WHO, hầu như họp báo hàng ngày để cảnh báo thế giới là virus đang lây
lan, và cửa sổ cơ hội để chặn đứng virus đã đóng.
Tuy nhiên tổ chức này lúc đầu đã ngần ngại công bố khẩn cấp y tế toàn cầu ngay cả khi virus lây lan bên ngoài Trung Quốc.
“Đây là tình trạng khẩn cấp tại Trung Quốc, nhưng chưa thành khẩn cấp
y tế toàn cầu,” Tiến sĩ Tedros nói ngày 23/1. “Có thể chưa đến như
thế.”
Vào ngày 30/1, WHO ra tuyên bố chính thức, yếu tố vốn thường khiến
cho các chính phủ có hành động. Không lâu sau đó Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh
báo người Mỹ tránh đến Trung Quốc.
Trong nhiều tuần lễ WHO ban hành hướng dẫn và cảnh báo, chính thức
công bố dịch bệnh bùng phát là một đại dịch vào ngày 11/3, kêu gọi các
chính phủ cùng nhau làm việc để chống virus.
Các chỉ trích nói rằng cả hai tuyên bố của WHO đều quá trễ và những
quyết định sớm có thể đã động viên được các chính phủ nhanh chóng hơn.
rong khi WHO có ý định phối hợp đáp ứng toàn cầu, nhưng không mấy
được sự đoàn kết trên thế giới, chứng tỏ quyền lực hạn chế của tổ chức.
Tổ chức có kế hoạch nhưng ít quốc gia tuân theo.
Ông Gostin nói trong dài hạn, quyết định của Tổng thống Trump cắt tài
trợ WHO có thể đưa đến việc tái cơ cấu WHO, với giới lãnh đạo quốc tế
mới, liên minh y tế mới, và kiểm soát lớn hơn đối với ngân sách của tổ
chức này.
Ông nói Hoa Kỳ cũng đã là “một cái gai bên hông” WHO trong nhiều năm,
ngăn chặn những nỗ lực của tổ chức tiếp cận thuốc men hay hạ giảm những
kế hoạch hành động toàn cầu về di dân và người tị nạn.
“Tôi nhìn vào việc này như một đám cháy rừng không kiểm soát được,
bởi vì, trong trường hợp này, Tổng thống Mỹ, đã khai quang các bụi rậm
và cho phép cây mới mọc lên, ông nói.
Tuy nhiên ông nói thêm “Tôi nghĩ Tổng thống Trump trong hành động này đã đi quá xa.”
“Việc này sẽ xói mòn đáng kể ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới và y tế
toàn cầu và các vấn đề quốc tế giữa dịch bệnh chưa từng có trước đây,”
ông nói. “Chúng ta sẽ mất tiếng nói, ngay cả đối với đồng minh của chúng
ta. Tôi nghĩ chúng ta không có tiếng nói gì thêm về việc chuyện này sẽ
diễn tiến ra sao.”
(Nguồn New York Times)
No comments:
Post a Comment