Sài Gòn tháng Tư
Nguyễn Dân (Danlambao)
- Lịch sử trải qua 45 năm, có lẽ bây giờ đang trở lại. Sài Gòn mùa
tháng tư, và những ngày đáng nhớ đối với một đất nước, dân tộc... Coi
vậy mà cũng không là lâu để có một trùng hợp hai giai đoạn lịch sử xãy
ra, gọi là định luật, và sự trả giá sòng phẳng, hợp tình.
Tháng Tư ngày ấy
Sài Gòn cứ như là tâm điểm để bao thác lũ tràn về: chiến tranh, đánh
nhau và chết chóc. Bao làn sóng người cuồn cuộn từ cái vùng Chiến Thuật 1
và 2 bỏ ngõ chạy về Nam. Dân thì chạy, và quân thì chống, nhưng rồi
cũng không chống ngăn nỗi lũ (giặc) cứ tràn vào. Rút từ vùng I, bỏ vùng
II, về cố thủ vùng III. Một trận chiến cuối cùng - mặt trận Xuân Lộc -
Và số đông nhiều đơn vị trong rừng, vẫn phải thúc thủ. Không phải Quân,
Dân ta yếu hèn, nhu nhược... mà vì Đồng Minh bỏ cuộc, lãnh đạo qui hàng -
Một ván cờ sắp bày từ trước - Làm gì? Bao “anh hùng” đành thúc thủ,
buông gươm. Thế là giặc hùng hổ chiếm lĩnh, ta cam đành uất hận tan
thương.
Ở lại là hàng giặc, và bỏ nước ra đi là trốn chạy. Hai cách thế cũng
không là tự ý lựa chọn, mà là “định mệnh” phải theo, ai phần số nấy. Đau
đớn cho đất nước, dân tộc là như vậy. Một dân tộc chỉ có được 21 năm,
trải qua bao sóng gió, để chung cùng xây dựng và lập nên một nền tảng,
cơ cấu quốc gia vững vàng, phát triển, người người có được sung túc ấm
no, một đất nước có nền độc lập, tự do... Một thời gian chỉ là ngắn
ngủi.
Sài Gòn đã một thời mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” với dáng vẻ của một thủ đô VNCH thuở đó, chẳng kém chi ai - vang lừng là khác - (so với lân bang) lại phải về tay “quân cướp”, rõ nghĩa là “xâm lược” hơn là “giải phóng” ngụy danh. Thay tên, đổi chủ, để rồi 45 năm sau, hình hài, vóc dáng và thân phận đã ra sao dưới bàn tay tàn bạo của bọn trị vì: Lụn bại hay phát triển? Đẹp đẽ hay xấu xa? Yên ả hay loạn cuồng? Vinh sang hay nghèo khổ? Và nhất là bao nhiêu người có được hạnh phúc ấm no? Câu trả lời, bây giờ, ai cũng rõ...
Sài Gòn đã một thời mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” với dáng vẻ của một thủ đô VNCH thuở đó, chẳng kém chi ai - vang lừng là khác - (so với lân bang) lại phải về tay “quân cướp”, rõ nghĩa là “xâm lược” hơn là “giải phóng” ngụy danh. Thay tên, đổi chủ, để rồi 45 năm sau, hình hài, vóc dáng và thân phận đã ra sao dưới bàn tay tàn bạo của bọn trị vì: Lụn bại hay phát triển? Đẹp đẽ hay xấu xa? Yên ả hay loạn cuồng? Vinh sang hay nghèo khổ? Và nhất là bao nhiêu người có được hạnh phúc ấm no? Câu trả lời, bây giờ, ai cũng rõ...
Thành phố “mắc dịch”
Sài Gòn thay chủ đổi tên. Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi của Sài Gòn
từ sau khi cộng sản vào cưỡng chiếm, thực thi cai trị theo đường lối,
chính sách XHCN tự xưng cho là “ưu việt” của bọn cướp. Và từ đó, mọi sự
cướp đoạt chẳng nương tay. Một hình thức cào bằng, chang phẳng, cho hai
miền (Nam, Bắc) nghèo khổ cùng giống như nhau. Kẻ cướp tự hào “thành
công”, dành đặc quyền thụ hưởng. Tuyên truyền rằng: nhờ đấy mà ngày nay cả nước thống nhất, không còn bóng dáng đế quốc, bọn ngụy.
Hòn ngọc Viễn Đông hoen ố, mất hẳn - so với các “viên đá” lân bang thua
kém trước đây, bây giờ cách xa, vượt trội. Những kẻ rừng rú, hoang dã
vẫn trân tráo tự hào: quang vinh, tài tình... để cứ miệt mài vùi đầu vào
thú vui chơi, hưởng thụ.
Bộ mặt thành Hồ sau 45 năm đông đặc số dân với gần 9 triệu người trong
đó hàng triệu người (anh em đồng chí) từ Bắc mặc sức tràn vào. Một thành
phố với bao nhiêu là cao ốc, dinh cơ nguy nga đồ sộ, hảng xưởng dầy
đặc. Đường xá khang trang rộng mở... tự hào cho phát triển, văn minh. Là
của ai? Tất cả là của nước ngoài: cổ đông, cổ phần, làm ăn, hợp tác...
Người VN: phải đi xuất khẩu làm thuê. Còn lại là bao nạn nhân của cướp
đoạt, trở thành “dân oan” lang bạt khắp nơi: khốn cùng, đói khát...
Thành Hồ, 45 năm nhìn vào, người ta thấy được gì? Bên cạnh bao hào
nhoáng cao rộng, vinh sang (của kẻ nước ngoài), bên trong, và mọi nơi
ngóc ngách là kiếp sống đói nghèo của cả một dân tộc. Chỉ có giới chức
quyền cai trị là vinh sang tột đỉnh đủ đầy. Và từ đó, tự hào cho là: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”...
Đầu năm 2020, một cơn dịch bộc phát và hiện giờ đã là đại dịch. Dịch bệnh từ thành phố Vũ Hán, trên đất nước "vừa là đồng chí vừa là anh em" chảy tràn và lan tỏa trên khắp VN - một đất nước đang đến hồi cạn kiệt. Vì tình đồng chí, vì ân nghĩa lâu dài, vì nợ nần chồng chất, hay đúng hơn là vì sứ mạng phải phục vụ theo lệnh thiên triều, Việt cộng mở cửa, bỏ ngõ cho dịch xâm nhập tự do, đi theo “cái đám quân Nguyên” chạy dịch miền Bắc (Vũ Hán) tràn vào. Việt Nam có nghĩa vụ cưu mang chăm sóc. Tự hào, mời gọi: “Việt Nam là điểm đến an toàn”, “Việt Nam chữa trị thành công hết thảy bao người “mắc dịch”. Đi theo với lời tuyên bố “xuẩn động” đó là lệnh: phải triệt để bưng bít, không để bất cứ ca nhiểm dịch nào được loan tải, phổ biến...
Đầu năm 2020, một cơn dịch bộc phát và hiện giờ đã là đại dịch. Dịch bệnh từ thành phố Vũ Hán, trên đất nước "vừa là đồng chí vừa là anh em" chảy tràn và lan tỏa trên khắp VN - một đất nước đang đến hồi cạn kiệt. Vì tình đồng chí, vì ân nghĩa lâu dài, vì nợ nần chồng chất, hay đúng hơn là vì sứ mạng phải phục vụ theo lệnh thiên triều, Việt cộng mở cửa, bỏ ngõ cho dịch xâm nhập tự do, đi theo “cái đám quân Nguyên” chạy dịch miền Bắc (Vũ Hán) tràn vào. Việt Nam có nghĩa vụ cưu mang chăm sóc. Tự hào, mời gọi: “Việt Nam là điểm đến an toàn”, “Việt Nam chữa trị thành công hết thảy bao người “mắc dịch”. Đi theo với lời tuyên bố “xuẩn động” đó là lệnh: phải triệt để bưng bít, không để bất cứ ca nhiểm dịch nào được loan tải, phổ biến...
Và hôm nay thì khấn chịu hậu quả của sự bưng bít, che giấu “đần độn, ngu
si” của cái đám dã thú rừng xanh với đầu óc, tư duy mông muội, hoang
tưởng: dịch bệnh đã tràn lan khắp nước - khắp từ thủ đô Hà Nội đến toàn
thành phố (Sài Gòn xưa cũ) bây giờ là Tp. HCM.
Lệnh được ban ra là cách ly toàn thể, phong tỏa khắp nơi, đóng cửa mọi
cơ sở, tránh tập trung... để cả nước cùng lo phòng chống dịch. Chống
dịch phải như chống giặc - giặc đã tràn sang xâm lấn cõi bờ.
Ai có thể còn bảo rằng: VN, một đất nước an toàn? Ai có thể cho là dân
tộc VN không đến hồi tai họa, tiêu vong? “Mây đen che phủ toàn cầu,
nhưng mặt trời đang tỏa sáng trên đất nước Việt Nam”? Có thấy gì chưa?
Hởi những kẻ lãnh đạo cầm quyền cuồng ngông, lú lẫn?
Những ngày của tháng Tư
Tháng 4/1975 với những ngày đau thương chết chóc. Đoàn quân từ Bắc, khắp
mọi nơi - quân đội Bắc Việt với sự trợ giúp từ 2 thế lực hùng mạnh Tàu
cộng và Liên Xô đánh chiếm miền Nam, đang lúc đồng minh Mỹ (vì lợi
quyền) buông bỏ, VNCH đơn độc, yếu thế, đành thất thủ trước CS miền Bắc
xâm lăng, và hậu quả là thảm khốc, đau thương, chết chóc. Một nữa dân
tộc với kiếp người nô lệ (nô lệ chính bởi đồng chủng của mình), lây lất
qua 45 năm, để cho “kẻ thắng cuộc” mặc sức mà vinh sang hưởng thụ...
Và hôm nay, lại về, tháng tư của sau 45 năm - những ngày của thời kỳ
dịch bệnh lan tràn và giết người khủng khiếp. Dù là thiên tai dịch họa,
nhưng mà (nghi ngờ) là chủ trương của loài “ác quỉ” muốn tiêu diệt bao
dân tộc để duy trì bá chủ, bá quyền, và đất nước, dân tộc VN cũng không
nằm ngoài chủ trương ác độc đó: Tiêu diệt cả một dân tộc để thay vào một
dân tộc khác hơn? - Hán tộc.
Một đất nước bao năm bị gặm nhắm, tàn phá bởi tà quyền cướp bóc, nay,
bao tài nguyên cạn kiệt, kinh tế lụn bại kiệt quệ. Một dân tộc bị nhồi
sọ, bị đầu độc, bị cai trị bởi loài quỉ dữ hung tàn. Một dân tộc chỉ có
khấn chịu, để rồi cứ phải chết dần, chết mòn, và... chết hết?
Không ai có thể liệu lường được nạn kiếp hôm nay? Trông chờ gì? Mong đợi
gì? Một khi bè lũ cầm quyền, thống trị đã trở thành tay sai, sẵn sàng
bán nước hại dân, cứ phải mộng du, hoang tưởng để hy vọng sống còn, giữ
lấy lợi quyền.
Lịch sử trải qua 45 năm đang lặp lại - Gieo nhân, gặt quả - Tất cả rồi
cũng phải được trả giá thích đáng. Đó là tất yếu, là quy luật. Chống
dịch như chống giặc. Đúng! Một đảng độc tài gian ác, một chế độ thối nát
tham tàn sẽ phải rả tan trước làn sóng “giặc” vô hình.
01.04.2020
No comments:
Post a Comment