Hơn 150 ngàn người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp do COVID-19
Hơn 150 ngàn người đã nộp hồ sơ xin hưởng chính sách thất nghiệp
trong quý 1 năm 2020. Đó là số liệu được Bộ Lao động Thương binh Xã hội
đưa ra vào ngày 16/4 và được truyền thông trong nước loan tin.
Bộ cũng cho biết, đời sống người lao động, nhất là khu vực du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và lực lượng lao động tự do rất là khó khăn; phần đông đã phải nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Nếu COVID-19 tiếp tục diễn ra, thì tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, mất việc làm trong tháng 4 và tháng 5 sẽ khoảng 2,5 triệu người nhưng nếu dịch tiếp tục bùng phát thì số lao động mất việc, thiếu việc làm, thậm chí thất nghiệp sẽ lên đến khoảng 3,5 - 4 triệu người.
Trong khi đó, gói chính sách an sinh xã hội 62 ngàn tỉ đồng của Chính phủ dành cho các đối tượng gặp khó khăn trong mùa COVID-19 đang được xây dựng nhằm cụ thể hoá việc xét chọn hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc xác định hỗ trợ đối với lao động tự do là vấn đề rất khó bởi khó định lượng được tiêu chí, công việc. Do đó, ông Dung cho biết để khắc phục những khó khăn đó, trong dự thảo Quyết định sẽ trình Thủ tướng, dự kiến gồm có 7 nhóm lao động tự do bao gồm: Những người bán hàng rong quà vặt, những người làm nghề xe ôm, thu rác, bốc vác, bán vé số, những lao động trong lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe…sẽ được nhận gói hỗ trợ này.
Ở một diễn biến khác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo Bộ tài chính xuất phát trên một ngàn tấn gạo từ nguồn dữ trự quốc gia hỗ trợ người dân ở hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk trong thời gian giáp hạt 2020.
Theo chỉ đạo, tỉnh Đắk Nông sẽ nhận được 327 tấn gạo và Đắk Lắk nhận 836 tấn.
Trong cùng ngày 16/4, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội Lê Đức Hạnh cho biết có khoảng 25 ngàn khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng đợt dịch COVID-19.
Như vậy, Hà Nội cần khoảng một ngàn tỷ đồng bổ sung vốn vay cho các hộ nghèo, với dự kiến mức vay khoảng 40 triệu đồng/hộ.
Bà Lê Thị Đức Hạnh cũng cho biết rà soát của Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội cùng chính quyền địa phương cho thấy nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch COVID-19 là chăn nuôi, buôn bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ, y tế, vận tải với dư nợ 2.384 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ của chi nhánh.
Bộ cũng cho biết, đời sống người lao động, nhất là khu vực du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và lực lượng lao động tự do rất là khó khăn; phần đông đã phải nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Nếu COVID-19 tiếp tục diễn ra, thì tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, mất việc làm trong tháng 4 và tháng 5 sẽ khoảng 2,5 triệu người nhưng nếu dịch tiếp tục bùng phát thì số lao động mất việc, thiếu việc làm, thậm chí thất nghiệp sẽ lên đến khoảng 3,5 - 4 triệu người.
Trong khi đó, gói chính sách an sinh xã hội 62 ngàn tỉ đồng của Chính phủ dành cho các đối tượng gặp khó khăn trong mùa COVID-19 đang được xây dựng nhằm cụ thể hoá việc xét chọn hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc xác định hỗ trợ đối với lao động tự do là vấn đề rất khó bởi khó định lượng được tiêu chí, công việc. Do đó, ông Dung cho biết để khắc phục những khó khăn đó, trong dự thảo Quyết định sẽ trình Thủ tướng, dự kiến gồm có 7 nhóm lao động tự do bao gồm: Những người bán hàng rong quà vặt, những người làm nghề xe ôm, thu rác, bốc vác, bán vé số, những lao động trong lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe…sẽ được nhận gói hỗ trợ này.
Ở một diễn biến khác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo Bộ tài chính xuất phát trên một ngàn tấn gạo từ nguồn dữ trự quốc gia hỗ trợ người dân ở hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk trong thời gian giáp hạt 2020.
Theo chỉ đạo, tỉnh Đắk Nông sẽ nhận được 327 tấn gạo và Đắk Lắk nhận 836 tấn.
Trong cùng ngày 16/4, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội Lê Đức Hạnh cho biết có khoảng 25 ngàn khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng đợt dịch COVID-19.
Như vậy, Hà Nội cần khoảng một ngàn tỷ đồng bổ sung vốn vay cho các hộ nghèo, với dự kiến mức vay khoảng 40 triệu đồng/hộ.
Bà Lê Thị Đức Hạnh cũng cho biết rà soát của Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội cùng chính quyền địa phương cho thấy nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch COVID-19 là chăn nuôi, buôn bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ, y tế, vận tải với dư nợ 2.384 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ của chi nhánh.
No comments:
Post a Comment