TRUMP-WHO-XI giữa cơn dịch Tàu
CTV Danlambao
- Tổng thống Donald Trump tuyên bố ngưng tài trợ ngay lập tức đối với
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Lý do: WHO đã nghiêng về phía Trung cộng
("China-centric"), tiếp tay che giấu thực trạng của đại dịch, quản lý
sai lầm, có những quyết định đầy tai hoạ và dẫn đến tình trạng có quá
nhiều người chết.
Ông Trump lên án WHO đã đặt "sự đúng đắn của chính trị lên trên những biện pháp cứu người" ("political correctness over lifesaving measures").
Theo ông Trump, Hoa Kỳ sẽ tiến hành một cuộc điều tra 60-90 ngày để điều
tra những hoạt động vừa qua của WHO liên quan đến Trung cộng.
Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu trong việc tài trợ cho WHO với ngân sách từ
400 đến 500 triệu USD. Trong khi đó, Trung cộng chỉ đóng góp 40 triệu
USD.
Theo Fox News (1), nhà cầm quyền Trung cộng đã ngăn chận, cấm loan tải
thông tin về vi rút Vũ Hán, thậm chí đã giam giữ bác sĩ Li Wenliang,
người đã chết vì coronavirus sau khi cố gắng cảnh báo cộng đồng quốc tế
về mối đe dọa của vi rút mới. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 1, WHO đã
tuyên bố:
"Phát hiện sơ bộ về một loại vi-rút mới trong một thời gian ngắn
là một thành tựu đáng chú ý và chứng tỏ Trung Quốc tăng khả năng quản lý
các ổ dịch mới."
Hơn 2 tuần sau, vào ngày 25 tháng Giêng, Tổng thống Donald Trump đã bày
tỏ quan điểm và thái độ của ông đối với Tập Cận Bình và nỗ lực chống
dịch của Trung Quốc:
"Trung Quốc đã làm việc rất chăm chỉ để ngăn chặn coronavirus. Hoa
Kỳ đánh giá rất cao những nỗ lực và minh bạch của họ. Mọi sự rồi sẽ
diễn ra tốt đẹp. Đặc biệt, thay mặt nhân dân Mỹ, tôi muốn cảm ơn Chủ
tịch Tập Cận Bình!"
Biện pháp ngưng hỗ trợ ngân quỹ của Tổng thống Trump đối với WHO đã dấy lên nhiều ý kiến phê phán (2).
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng là Zhao Lijian lên tiếng tại buổi họp báo: "Là
tổ chức có thẩm quyền và chuyên nghiệp nhất, Tổ chức Y tế Thế giới đã
đóng một vai trò không thể thay thế trong việc giải quyết khủng hoảng
sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Quyết định của Hoa Kỳ sẽ làm suy yếu khả
năng của WHO và tác hại đến sự hợp tác toàn cầu trong việc chống lại
dịch bệnh."
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres: "Bây giờ không phải là
lúc cho một động thái quyết liệt như vậy trong khi đại dịch coronavirus
đang xâm chiếm toàn cầu... Đây là lúc phải đoàn kết trong cuộc chiến
toàn cầu để chống đại dịch COVID-19, không phải là lúc cắt giảm các
nguồn lực của Tổ chức Y tế Thế giới đang dẫn đầu và điều phối các nỗ lực
toàn cầu,"
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu, Josep Borrell: "Hối
tiếc sâu sắc về quyết định của Hoa Kỳ đã đình chỉ tài trợ cho WHO.
Không có lý do nào biện minh cho hành động này tại một thời điểm khi
những nỗ lực của WHO là cần thiết hơn bao giờ hết để giúp ngăn chặn và
giảm thiểu đại dịch coronavirus. Chỉ bằng liên kết sức mạnh, chúng ta
mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng không có biên giới này". (3)
Tại Hoa Kỳ, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã ngay lập tức kêu gọi ông Trump xem
xét lại quyết định của mình. Chủ tịch AMA Patrice A. Harris kêu gọi: "Trong
cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất của thế kỷ, việc ngừng
tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới là môt phương hướng sai lầm, một bước
đi nguy hiểm. Quyết định này sẽ không làm cho việc đánh bại COVID-19 trở
nên dễ dàng hơn."
Sáng lập viên Microsoft và là nhà từ thiện nổi tiếng Bill Gates: "Việc
tạm dừng tài trợ của WHO là nguy hiểm. Công việc của WHO là làm chậm sự
lây lan của COVID-19 và nếu công việc đó bị dừng lại, không có tổ chức
nào khác có thể thay thế. Thế giới cần WHO hơn bao giờ hết."
Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cao cấp của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins: "Hành
động này đã gửi thông điệp sai trong thời gian xảy ra đại dịch. Trong
khi WHO đã phạm sai lầm trong quá khứ nhưng đây không phải là lúc làm
chuyện này trong khi đại dịch đang hoành hành".
Cần nhắc lại là rất nhiều chuyên gia quốc tế đã nghi ngờ Trung Quốc báo
cáo quá thấp, không đáng tin cậy về số lượng các ca nhiễm trùng và tử
vong do virus. Phóng viên Associated Press đã phát hiện ra rằng Bắc
Kinh đã thông báo chậm trễ đến 6 ngày sau khi biết về virus và đã để đại
dịch nở rộ thành một thảm họa y tế công cộng.
Tuy nhiên, WHO đã đặc biệt khen ngợi Trung Quốc, kêu gọi các nước khác
đồng lòng và liên tục ca ngợi sự minh bạch của Bắc Kinh. Vào thời điểm
WHO ca tụng WHO thì tổng thống Hoa Kỳ cũng đã tán dương nỗ lực chống
dịch, sự minh bạch của Bắc Kinh và cám ơn Tập Cận Bình.
Khi đại dịch bùng nỗ ở tâm dịch Vũ Hán, Bắc Kinh đã không cho phép nhân
viên của WHO đến thành phố này để nắm bắt tình hình, thu thập dữ kiện.
Trung Quốc chỉ đồng ý sau khi người đứng đầu của WHO là ông Tedros
Adhanom Ghebreyesus đến tiếp kiến với Tập Cận Bình, một động thái được
cho là rất bất thường trong khi dịch bệnh bùng phát.
Sau đó thì mọi tuyên bố, hành động của WHO qua sự chỉ đạo của Tedros Adhanom Ghebreyesus đều thuận lợi cho Bắc Kinh.
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã có hơn
622380 người bị nhiễm và 27548 tử vong bởi Wuhanvirus. Điều này đã dẫn
đến quyết định của Tổng thống Trump, trừng phạt WHO đã "nghiêng về phía
Trung cộng, tiếp tay che giấu thực trạng của đại dịch, quản lý sai lầm,
có những quyết định đầy tai hoạ và dẫn đến tình trạng có quá nhiều người chết..."
Chú thích:
(1) https://www.foxnews.com/politics/trump-announces-funding-to-world-health-organization-who-halted
(3) https://news3lv.com/news/nation-world/eu-blasts-trumps-who-funding-cut-fears-it-worsens-pandemic
15.04.2020
No comments:
Post a Comment