Trung Quốc tìm cách viết lại lịch sử về nguồn gốc dịch Covid-19
Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc là nơi virus SARS-CoV2, virus gây ra
dịch viêm phổi cấp COVID-19, xuất hiện đầu tiên trước khi dịch bệnh lây
lan và gieo rắc chết chóc trên khắp quả địa cầu. Sự kiện Vũ Hán là nơi
xuất phát virus Covid-19 không hề bị tranh cãi, cho tới hồi gần đây, khi
TQ đặt nghi vấn về nguồn gốc của virus, và quy lỗi cho các nước khác.
Quả vậy, sau khi thoát khỏi giai đoạn đen tối nhất, Bắc Kinh đã lập tức
tìm cách cải thiện hình ảnh của mình bằng các hoạt động “ngoại giao khẩu
trang”, tự đánh bóng mình như một nước đã dập dịch thành công và đang
ra tay cứu vớt thế giới.
Điều đáng nói ở đây là TQ không dừng lại ở đó, mà gần đây đã đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền để “tìm cách viết lại lịch sử” dịch COVID-19, khẳng định rằng virus gây nên dịch bệnh này không xuất phát từ Vũ Hán.
Báo Guardian của Anh, trang mạng Daily Wire, đài CNN, đài Al Jazeerah cùng nhiều hãng tin quốc tế khác nói trong nỗ lực đó, Bắc Kinh đã áp đặt chính sách mới, đòi kiểm tra và kiểm duyệt các bài nghiên cứu có tính cách học thuật về dịch COVID-19, kể cả gốc của virus, để viết lại câu chuyện về dịch bệnh mà cho tới giờ đã cướp đi mạng sống của hơn 120.000 người trên thế giới và lây nhiễm cho gần 2 triệu người (theo số liệu vào chiều tối ngày 14/4) .
Nhiều nguồn tin tường thuật rằng Bô Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ra chỉ thị mới cho biết sẽ “quản lý chặt chẽ các hồ sơ nghiên cứu truy tìm gốc gác của virus corona.”
Theo chỉ thị này, các nhà khoa học phải trình tài liệu nghiên cứu lên ủy ban khoa học của trường đại học, các tài liệu đó sẽ được ủy ban chuyển lên Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN). Bộ sẽ gửi lên Quốc vụ viện để duyệt xét.
Quốc vụ viện sẽ thông báo liệu trường có được phép công bố bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học hay không.
Đài CNN nói “Các bài tham khảo khác về Covid-19 sẽ được các ủy ban học thuật của nhà trường duyệt lại, dựa trên một số tiêu chuẩn như “giá trị học thuật” của nghiên cứu, và liệu có ‘đúng lúc để xuất bản’ hay không.
Nói chuyện với CNN với điều kiện danh tính được giữ kín, một nhà nghiên cứu TQ nói áp đặt các quy định mới đối với các nhà nghiên cứu là một diễn tiến đáng lo ngại, có thể cản trở các cuộc nghiên cứu khoa học quan trọng trong tương lai.
Ông nói: “Tôi tin rằng đây là một nỗ lực có phối hợp của chính quyền Trung Quốc để kiểm soát câu chuyện và đẩy mạnh tuyên truyền để người ta tin rằng virus Covid không bột phát tại TQ.”
Quy định mới xuất hiện trên trang web của Đại học Fudan ở Thượng Hải, một trong những trường đại học hàng đầu của Trung Quốc.
Đài CNN dẫn lời một nhân viên thuộc bộ phận khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục TQ xác nhận Bộ đã ban hành chỉ thị, nhưng cho biết “đây là một tài liệu nội bộ", không phổ biến công khai.
CNN tường thuật rằng vài giờ sau, trang tin đó của Đại học Fudan bị xóa.
Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc tại Vũ Hán cũng phổ biến một thông báo tương tự trên trang web. Trang này cũng bị xóa, nhưng phiên bản được lưu trong bộ nhớ vẫn có thể được truy cập.
Thông tin bị xóa bỏ một cách bí ẩn, nhưng theo hãng tin WION, thông điệp gửi đến các nhà nghiên cứu thì rõ ràng: “Nếu tham gia bất cứ nghiên cứu nào về Covid-19, thì phải tuân theo các chỉ thị của chính phủ.”
Cách hành xử thiếu minh bạch của TQ bị chỉ trích là khiến các nước khác không đề cao cảnh giác và do đó trở tay không kịp khi các ổ dịch bùng phát tại nước họ.
Để xóa đi cái hình ảnh tiêu cực trong mắt của thế giới, Trung Quốc đã tự đánh bóng mình như một vị ‘cứu tinh’, viện trợ vật tư y tế cho nhiều nước Châu Âu như Ỳ, Tây ban nha, Pháp, Hy lạp và Cộng hòa Séc....
Rút kinh nghiệm
Giáo sư Brahma Chellaney, một chuyên gia về địa lý chính trị thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách tại New Delhi, cho rằng Đại dịch Covid-19 phải là “một hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới vốn từ lâu chấp nhận để cho Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới tới mức có thể khống chế các chuỗi cung ứng toàn cầu”. Các nhà phân tích khác cũng cảnh giác rằng rút kinh nghiệm này, trong tương lai, cộng đồng quốc tế chớ nên “bỏ hết trứng vào cùng một giỏ” như trước đây mà phải đa dạng hóa các nguồn cung.
Mặt khác, một nhà nghiên cứu của Trung tâm New American Security, Rachel Rizzo, khuyến cáo rằng nền “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc đang đạt thành công nhất định tại một số nước Châu Âu, và cảnh giác Mỹ và các đồng minh Châu Âu không nên để Trung Quốc lợi dụng cơ hội để gây thêm chia rẽ giữa bên bờ Đại Tây Dương.
Nhà nghiên cứu nói:
“Đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để TQ phóng quyền lực mềm trên một lục địa đã có rạn nứt từ bên trong, hơn nữa tại thời điểm khi mà quan hệ giữa Châu  và Hoa Kỳ đang không mấy mặn mà. Tuy vậy, bất cứ thiện cảm nào mà TQ có được qua chương trình viện trợ cho Châu Âu cũng chỉ có tính cách tạm thời. Rốt cuộc, khi cuộc sống và các vấn đề địa chính trị trở lại bình thường, các quan hệ giữa TQ và Châu Âu sẽ vẫn có nhiều khác biệt về cơ bản. Giới lãnh đạo Châu Âu khó quên được cách TQ xử lý trong đại dịch, cố che giấu thông tin, ngay cả che dấu sự hiện diện của dịch hồi cuối năm 2019, rồi sau đó phát động một chiến dịch tung hỏa mù về gốc gác của virus Covid-19. Điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đối với cách nhìn của mỗi nước Châu Âu về TQ trong vai trò một cường quốc về mặt địa chính trị. Thế cho nên, trong khi TQ cung cấp những viện trợ rất cần thiết bây giờ, các quan hệ TQ-Châu Âu sẽ còn nhiều vần đề trong tương lai.”
(Tin Tổng hợp)
Điều đáng nói ở đây là TQ không dừng lại ở đó, mà gần đây đã đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền để “tìm cách viết lại lịch sử” dịch COVID-19, khẳng định rằng virus gây nên dịch bệnh này không xuất phát từ Vũ Hán.
Báo Guardian của Anh, trang mạng Daily Wire, đài CNN, đài Al Jazeerah cùng nhiều hãng tin quốc tế khác nói trong nỗ lực đó, Bắc Kinh đã áp đặt chính sách mới, đòi kiểm tra và kiểm duyệt các bài nghiên cứu có tính cách học thuật về dịch COVID-19, kể cả gốc của virus, để viết lại câu chuyện về dịch bệnh mà cho tới giờ đã cướp đi mạng sống của hơn 120.000 người trên thế giới và lây nhiễm cho gần 2 triệu người (theo số liệu vào chiều tối ngày 14/4) .
Nhiều nguồn tin tường thuật rằng Bô Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ra chỉ thị mới cho biết sẽ “quản lý chặt chẽ các hồ sơ nghiên cứu truy tìm gốc gác của virus corona.”
Theo chỉ thị này, các nhà khoa học phải trình tài liệu nghiên cứu lên ủy ban khoa học của trường đại học, các tài liệu đó sẽ được ủy ban chuyển lên Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN). Bộ sẽ gửi lên Quốc vụ viện để duyệt xét.
Quốc vụ viện sẽ thông báo liệu trường có được phép công bố bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học hay không.
Đài CNN nói “Các bài tham khảo khác về Covid-19 sẽ được các ủy ban học thuật của nhà trường duyệt lại, dựa trên một số tiêu chuẩn như “giá trị học thuật” của nghiên cứu, và liệu có ‘đúng lúc để xuất bản’ hay không.
Nói chuyện với CNN với điều kiện danh tính được giữ kín, một nhà nghiên cứu TQ nói áp đặt các quy định mới đối với các nhà nghiên cứu là một diễn tiến đáng lo ngại, có thể cản trở các cuộc nghiên cứu khoa học quan trọng trong tương lai.
Ông nói: “Tôi tin rằng đây là một nỗ lực có phối hợp của chính quyền Trung Quốc để kiểm soát câu chuyện và đẩy mạnh tuyên truyền để người ta tin rằng virus Covid không bột phát tại TQ.”
Quy định mới xuất hiện trên trang web của Đại học Fudan ở Thượng Hải, một trong những trường đại học hàng đầu của Trung Quốc.
Đài CNN dẫn lời một nhân viên thuộc bộ phận khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục TQ xác nhận Bộ đã ban hành chỉ thị, nhưng cho biết “đây là một tài liệu nội bộ", không phổ biến công khai.
CNN tường thuật rằng vài giờ sau, trang tin đó của Đại học Fudan bị xóa.
Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc tại Vũ Hán cũng phổ biến một thông báo tương tự trên trang web. Trang này cũng bị xóa, nhưng phiên bản được lưu trong bộ nhớ vẫn có thể được truy cập.
Thông tin bị xóa bỏ một cách bí ẩn, nhưng theo hãng tin WION, thông điệp gửi đến các nhà nghiên cứu thì rõ ràng: “Nếu tham gia bất cứ nghiên cứu nào về Covid-19, thì phải tuân theo các chỉ thị của chính phủ.”
Cách hành xử thiếu minh bạch của TQ bị chỉ trích là khiến các nước khác không đề cao cảnh giác và do đó trở tay không kịp khi các ổ dịch bùng phát tại nước họ.
Để xóa đi cái hình ảnh tiêu cực trong mắt của thế giới, Trung Quốc đã tự đánh bóng mình như một vị ‘cứu tinh’, viện trợ vật tư y tế cho nhiều nước Châu Âu như Ỳ, Tây ban nha, Pháp, Hy lạp và Cộng hòa Séc....
Rút kinh nghiệm
Giáo sư Brahma Chellaney, một chuyên gia về địa lý chính trị thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách tại New Delhi, cho rằng Đại dịch Covid-19 phải là “một hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới vốn từ lâu chấp nhận để cho Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới tới mức có thể khống chế các chuỗi cung ứng toàn cầu”. Các nhà phân tích khác cũng cảnh giác rằng rút kinh nghiệm này, trong tương lai, cộng đồng quốc tế chớ nên “bỏ hết trứng vào cùng một giỏ” như trước đây mà phải đa dạng hóa các nguồn cung.
Mặt khác, một nhà nghiên cứu của Trung tâm New American Security, Rachel Rizzo, khuyến cáo rằng nền “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc đang đạt thành công nhất định tại một số nước Châu Âu, và cảnh giác Mỹ và các đồng minh Châu Âu không nên để Trung Quốc lợi dụng cơ hội để gây thêm chia rẽ giữa bên bờ Đại Tây Dương.
Nhà nghiên cứu nói:
“Đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để TQ phóng quyền lực mềm trên một lục địa đã có rạn nứt từ bên trong, hơn nữa tại thời điểm khi mà quan hệ giữa Châu  và Hoa Kỳ đang không mấy mặn mà. Tuy vậy, bất cứ thiện cảm nào mà TQ có được qua chương trình viện trợ cho Châu Âu cũng chỉ có tính cách tạm thời. Rốt cuộc, khi cuộc sống và các vấn đề địa chính trị trở lại bình thường, các quan hệ giữa TQ và Châu Âu sẽ vẫn có nhiều khác biệt về cơ bản. Giới lãnh đạo Châu Âu khó quên được cách TQ xử lý trong đại dịch, cố che giấu thông tin, ngay cả che dấu sự hiện diện của dịch hồi cuối năm 2019, rồi sau đó phát động một chiến dịch tung hỏa mù về gốc gác của virus Covid-19. Điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đối với cách nhìn của mỗi nước Châu Âu về TQ trong vai trò một cường quốc về mặt địa chính trị. Thế cho nên, trong khi TQ cung cấp những viện trợ rất cần thiết bây giờ, các quan hệ TQ-Châu Âu sẽ còn nhiều vần đề trong tương lai.”
(Tin Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment