Về một tiểu thuyết đang có nhiều ý kiến bàn cãi (Đọc Những thiên đường mù)
Phạm Quang Long
Xung quanh
một số tập truyện ngắn của Dương Thu Hương dư luận độc giả tương đối
gần nhau trong sự khen chê, riêng với tiểu thuyết, từ Hành trình ngày thơ ấu đến Bên kia bờ ảo vọng và Những thiên đường mù lại gây ra nhiều ý kiến đánh giá khác nhau trong đó có những ý kiến đánh giá trái ngược nhau. Âu cũng là lẽ thường.
Nhưng xung
quanh mấy cuốn tiểu thuyết của Dương Thu Hương có một số ý kiến đã bàn
đến động cơ, thái độ của người viết đối với hiện thực, đã bàn đến cả
những ẩn ý, những nghĩa ngầm của tác phẩm. Vấn đề không còn nhỏ nữa. Nó
đụng tới nhiều chuyện trong và ngoài văn chương, và nếu không tỉnh táo
sẽ dẫn đến những kết luận làm rối thêm không khí văn nghệ hiện nay.
Còn nhớ trong một lần trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tiền Phong về chuyện đời và chuyện văn của mình, Dương Thu Hương đã tâm sự: Bộ ba Những thiên đường mù, Quãng đời đánh mất và Dã thú trong vườn
(chưa xuất bản) là những phần khác nhau của một bộ tiểu thuyết. Nói tới
một bộ tiểu thuyết nhiều tập, chúng ta thường nghĩ ngay tới một bộ sách
có chung một chủ đề lớn, xung quanh một vài nhân vật chính sẽ có mặt
trong tất cả các phần. Nhưng với Dương Thu Hương, tiểu thuyết bộ ba của
chị chỉ thống nhất gắn bó với nhau về chủ đề, và cách đánh giá của tác
giả trước các hiện tượng xã hội, về cách đặt vấn đề táo bạo và gay gắt
về những “ca” giải phẫu các căn bệnh của xã hội để truy tìm căn nguyên
của nó mà thôi. Thực ra, không phải chỉ đến những cuốn tiểu thuyết này
Dương Thu Hương mới bộc lộ một số điều từ đó dễ gây ra tranh luận trong
độc giả. Những tư tưởng đó, những nhân vật kiểu đó đã xuất hiện trong
các truyện ngắn trước;
No comments:
Post a Comment