Virus corona: Hà Nội, TP HCM tiếp tục cách ly chống dịch
Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc quyết định tiếp tục cách ly xã hội đối với 12 địa
phương địa phương có nguy cơ cao về Covid-19, trong đó có thủ đô Hà Nội
và TPHCM.
Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Bắc Ninh, Bình
Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Lào Cai, Ninh
Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, Hà Tĩnh.VN sắp qua 15 ngày cách ly, nhân viên Samsung bị dương tính
Việt Nam và người Việt các nơi đóng góp từ thiện chống Covid-19
Tiếp tục cách ly tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Nay, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh thành khác được xếp vào nhóm "nguy cơ cao", là nhóm sẽ tiếp tục áp dụng "cách ly toàn xã hội", gồm các biện pháp đã được triển khai từ ngày 1/4 tới nay.Thời hạn áp dụng trước mắt sẽ là kéo dài một tuần, tới ngày 22/4.
Thời hạn này có thể sẽ tiếp tục cho tới ngày 30/4 nếu tình hình lây nhiễm trong cộng đồng chưa kiểm soát được.
Nhóm thứ hai, được đánh giá là nhóm "nguy cơ" gồm 15 tỉnh thành sẽ áp dụng kết hợp các biện pháp phòng chống được nêu trong Chỉ thị 16 và trong Chỉ thị 15.
Nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp.
Thủ tướng không nêu rõ việc "áp dụng kết hợp" sẽ được thực hiện thế nào. Tuy nhiên, lãnh đạo từng địa phương được trông đợi sẽ đưa ra những bện pháp thích hợp với địa phương mình.
Thời gian áp dụng đối với nhóm này là cho đến ngày 22/4, sau đó các biện pháp sẽ được rà soát.
Cuối cùng là nhóm "nguy cơ thấp", gồm 36 tỉnh thành còn lại,. Nhóm này được yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng chống được nêu trong Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Trong số các biện pháp cần áp dụng, đáng chú ý là việc không tụ tập đám đông quá 20 người trong phòng hoặc 10 người nơi công cộng, dừng toàn bộ các lễ nghi tôn giáo, văn hóa, thể thao, dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, và hạn chế đi lại.
Quyết định của Thủ tướng không nêu rõ thời gian áp dụng tại các tỉnh "nguy cơ thấp".
- Nhóm "nguy cơ cao": Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh (12 tỉnh thành).
- Nhóm "nguy cơ": Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp (15 tỉnh thành)
- Nhóm "nguy cơ thấp": gồm 36 tỉnh thành còn lại
Nguy cơ 'kinh tế suy sụp'
"Đây là quyết định khó khăn!" trang Facebook của Chính phủ viết về việc tiếp tục "cách ly toàn xã hội" đối với nhóm "nguy cơ cao".Virus corona: Cách ly xã hội có làm kinh tế VN suy sụp?
EU ra gói cứu trợ 500 tỷ euro, VN muốn vay 1 tỷ USD
Nhóm này gồm các địa phương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Càng đóng cửa lâu, tình hình kinh tế càng nguy ngập, và khả năng phục hồi càng trở nên khó khăn.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi chưa có lệnh cách ly toàn xã hội thì trong Quý 1 năm nay đã có gần 34.900 doanh nghiệp đóng cửa, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nói rằng trong tháng Hai có 47.164 người đăng ký xin bảo hiểm thất nghiệp, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc tiếp tục kéo dài biện pháp cách ly tại các địa phương nòng cốt về kinh tế sẽ khiến viễn cảnh càng trở nên ảm đạm.
Áp dụng cách ly để dập dịch cứu người, hay nới lỏng từng bước để cứu nền kinh tế, đây là bài toán khó không chỉ của Việt Nam mà còn là của nhiều nước trên thế giới.
Châu Âu, nơi đang bị Covid-19 tàn phá dữ dội, với con số tử vong ở nhiều nước đã lên tới nhiều ngàn người, tuần này đang bắt đầu từ từ khôi phục trở lại hoạt động sau trên dưới một tháng áp lệnh phong tỏa.
Tại Việt Nam, tâm lý lo lắng luôn thường trực trong thời gian qua.
Ngay sau thời điểm Thủ tướng ký Chỉ thị 16 áp dụng "cách ly toàn xã hội" trong 15 ngày, đã có nhiều ý kiến cả trong dư luận lẫn cơ quan nhà nước, muốn lệnh này được kéo dài cho đến ngày 30/4.
Ngày 6/4, đại diện Bộ Y tế đề nghị xem xét, kéo dài thời hạn thực hiện đến hết tháng.
Ngày 13/4, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ cho kéo dài cách ly đến 30/4.
Đầu giờ sáng ngày 15/4, lãnh đạo Hà nội cũng đưa ra đề xuất tương tự lên Chính phủ.
Tuy nhiên, quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ được đưa ra vào cuối giờ chiều 15/4, sau cuộc họp kéo dài nhiều giờ đồng hồ với lãnh đạo các địa phương và các ngành hữu quan.
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 15/4 cũng nói:
Đồng ý triển khai việc tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến.
Đồng ý xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm đủ cho nhu cầu trong nước (kể cả dự trữ) và chỉ xuất khẩu cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh.
Đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo việc hình thành ngành công nghiệp sản xuất máy thở tại Việt Nam.
Nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng
Hà Nội cho đến nay vẫn là nơi căng thẳng nhất, với nhiều ổ dịch lớn và nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng.Ngay trước khi có quyết định của Thủ tướng vào cuối giờ chiều thứ Tư, 15/4, Hà Nội đã thực hiện gia hạn cách ly nghiêm ngặt đối với thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh kể từ hôm 8/4, với thời hạn dự kiến kéo dài đến hết ngày 28/4.
Đây hiện là ổ dịch phức tạp nhất, với hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện trong tuần qua đều liên quan tới nơi này.
Một ngày trước đó, huyện Thường Tín, cũng thuộc Hà Nội, quyết định phong toả thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, cô lập toàn bộ 60 cư dân của thôn, nhằm phòng tránh lây lan từ một trường hợp đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng tại Hà Nội càng trở nên phức tạp, khi có khả năng là đã có những ổ dịch tồn tại mà đến nay vẫn chưa xác định được.
Trong chiều 15/4, giới chức phát đi Thông báo khẩn
số 14, kêu gọi tất cả những ai đã tới một phòng tập gym ở huyện Mê
Linh trong thời gian từ 15 đến 25/3, hãy tự cách ly tại nhà và áp dụng
một số biện pháp phòng ngừa khác.
Đã tròn một tháng kể từ ngày được nhắc tới trong thông báo trên, nhưng yêu cầu cách ly tại gia vẫn được đưa ra, cho thấy giới chức đánh giá tình hình diễn tiến dịch bệnh không chỉ đơn giản là trong khung thời gian 14, 21 hay 28 ngày như thường được áp dụng từ trước đến nay.
Kết quả xét nghiệm đối với một số trường hợp trong những ngày gần đây khiến người ta lo ngại về nguy cơ virus corona có thời gian ủ bệnh dài hơn các khung thời gian trên, âm thầm phát tán mà không bị phát hiện.
Trong trường hợp khoanh vùng cách ly ở Thường Tín, bệnh nhân được nghi là nhiễm virus tại Bệnh viện Bạch Mai từ hôm 10/3, tức là thời gian ủ bệnh có thể đã kéo dài cả tháng.
Một trường hợp khác, bệnh nhân người Anh được phát hiện dương tính hôm 2/3, được xác định khỏi bệnh ngày 27/3, nhưng rồi lại được phát hiện tái nhiễm vào ngày 11/4 cho thấy có thể vẫn hiện diện thậm chí tới 40 ngày trên cơ thể bệnh nhân.
Đã tròn một tháng kể từ ngày được nhắc tới trong thông báo trên, nhưng yêu cầu cách ly tại gia vẫn được đưa ra, cho thấy giới chức đánh giá tình hình diễn tiến dịch bệnh không chỉ đơn giản là trong khung thời gian 14, 21 hay 28 ngày như thường được áp dụng từ trước đến nay.
Kết quả xét nghiệm đối với một số trường hợp trong những ngày gần đây khiến người ta lo ngại về nguy cơ virus corona có thời gian ủ bệnh dài hơn các khung thời gian trên, âm thầm phát tán mà không bị phát hiện.
Trong trường hợp khoanh vùng cách ly ở Thường Tín, bệnh nhân được nghi là nhiễm virus tại Bệnh viện Bạch Mai từ hôm 10/3, tức là thời gian ủ bệnh có thể đã kéo dài cả tháng.
Một trường hợp khác, bệnh nhân người Anh được phát hiện dương tính hôm 2/3, được xác định khỏi bệnh ngày 27/3, nhưng rồi lại được phát hiện tái nhiễm vào ngày 11/4 cho thấy có thể vẫn hiện diện thậm chí tới 40 ngày trên cơ thể bệnh nhân.
No comments:
Post a Comment