Đạt được tham vọng có làm bạn hạnh phúc?
Những câu hỏi về
hạnh phúc, mục đích và mục tiêu làm tôi nhớ đến Don Quixote, chàng hiệp
sĩ mộng mơ trong tiểu thuyết cùng tên của Miguel de Cervantes, và Sancho
Panza, người giám mã trần tục của chàng.
Quả thực là văn học
thường chứa đựng các nhân vật và chủ đề nói lên những chân lý phổ quát
về kiếp người và trải nghiệm đời người - và tâm lý.Hai tính cách đối lập
Khi mạch truyện tiến triển, chúng ta nhận ra rằng cả hai nhân vật đều phức tạp về mặt trí tuệ như nhau.Năm nguyên tắc 'vàng' khiến dân chúng tin theo
Cách dẹp bỏ lo âu chuyện vặt để làm chuyện lớn
Vì sao phụ nữ càng thành đạt càng dễ ly hôn
Nhưng trong khi các mục tiêu của Don Quixote là viển vông, lãng mạn và rõ ràng là không thể đạt được, thì Sancho hài lòng với cảm giác an toàn, được ăn bánh mì và phô mai kèm theo một chút rượu vang sau mỗi chuyến phiêu lưu thất bại.
Tôi là bác sĩ tâm lý, và nghiên cứu về tính cách cho thấy những người có tính cách cởi mở và hiếu kỳ sẽ luôn muốn tìm kiếm những trải nghiệm, những cảm giác mới.
Điều này thú vị hơn, nhưng cũng ít thoải mái hơn so với việc khước từ những gì lạ lẫm hoặc không quen thuộc.
Tính cách thích tìm kiếm cảm giác và không lúc nào ngồi yên cũng như những lý tưởng cao cả của Don Quixote là động lực thúc đẩy những cuộc phiêu lưu lạc hướng của chàng.
Không hài lòng với cuộc sống hàng ngày dễ dàng nhưng trần tục của một quý tộc nông thôn có đất đai, chàng lên đường để sửa chữa những điều sai trái trên thế giới theo cách hào hiệp nhất và dũng cảm nhất mà chàng có thể tưởng tượng ra.
Tuy nhiên, mục tiêu tham vọng của chàng là không thể đạt được, vì vậy chàng vẫn luôn không hài lòng.
Hoàn toàn tương phản, những mục tiêu của Sancho (phô mai và rượu vang) lại rất đơn giản, và những mục tiêu này rất dễ đạt được.
Sancho tất nhiên cũng sẽ có những cảm xúc khó khăn, giống như mọi người khác, điều này làm cho anh ta không phải lúc nào cũng vui vẻ.
Nhưng anh ta không sẵn lòng bộc lộ những khoảnh khắc đôi khi buồn bực của mình bằng những từ ngữ hiện sinh phức tạp - và những đau khổ đó khó có thể quấy rầy, dày vò anh ta.
Khi đó, ở một cấp độ nhất định thì với những tính cách như thế, Sancho có vẻ dễ thấy thỏa mãn, hạnh phúchơn so với Don Quixote.
Nhưng chúng ta cần xem xét một điều rằng những lý tưởng cao cả bị giày xéo của Quixote có những lúc cũng đem đến cho chàng những khoảnh khắc hưng phấn mà Sancho không bao giờ có được. Quixote trải nghiệm qua tất cả những đỉnh cao tuyệt diệu - và cả sự suy sụp - của kiếp người.
'Máu nóng' và 'lãnh cảm'
Quixote mang trong mình một dạng tính cách mà Galen, vị thầy thuốc lỗi lạc thời Hy Lạp thời cổ đại, gọi là 'máu nóng': đam mê, có sức hút, bốc đồng và tìm kiếm cảm giác. Chàng có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú, nhưng đồng thời cũng hết sức bất định, tạo ra vô số ảo mộng và cảm xúc.Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, một nhà tâm lý học ở London có tên là Hans Eysenck đã phát triển một lý thuyết nhân cách khác bao gồm các khía cạnh hướng ngoại và loạn thần kinh.
Quixote có tính hướng ngoại cao (chàng liên tục giao tiếp với thế giới bên ngoài) và mức độ loạn thần kinh cũng cao (đời sống tình cảm của chàng không ổn định và mãnh liệt), một sự kết hợp tương ứng với tính cách 'nồng nhiệt' của Galen.
Tất nhiên, Sancho thì hoàn toàn đối nghịch. Anh ta có thể được mô tả là 'lãnh cảm' trong phân loại của Galen: anh ta nhìn chung hướng nội, hết sức ổn định về mặt cảm xúc, và chắc chắn là có mức độ loạn thần kinh rất thấp.
Anh ta không nhìn thế giới qua lăng kính của một đời sống nội tâm phong phú nhưng đầy biến động. Thay vào đó, anh ta nhìn thấy những chiếc cối xay gió thông thường trong khi Quixote thấy chúng là những gã khổng lồ đáng gờm.
Các dạng nhân cách đã được xác định là chỉ dấu báo hiệu về sức khỏe tâm thần. Về cơ bản thì có mối tương quan cùng chiều giữa hạnh phúc và tính hướng ngoại, và tương quan nghịch chiều giữa hạnh phúc và chứng loạn thần kinh.
Quixote loạn trí hơn so với Sancho, nhưng chàng cũng hướng ngoại nhiều hơn. Hai người sẽ tìm và trải nghiệm những khoảnh khắc hạnh phúc theo những cách khác nhau.
Ở một cấp độ nhất định thì những gì chúng ta cần để có được hạnh phúc chính là tính cách ổn định (mức độ rối loạn tâm lý thấp) và tính cách hướng ngoại.
Nhưng đó không phải là tất cả.
Trong chúng ta, những ai tự coi mình là 'điên điên' hơn một chút so với mức bình thường - và có lẽ không dễ hòa đồng như một số người khác - sẽ cảm thấy dễ chịu khi biết rằng một đời sống nội tâm phong phú và sống động đi kèm với bản tính tò mò chính là kiểu người sáng tạo.
Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe?
Loại thuốc biến con người thành kẻ sát nhân
Vì sao trẻ châu Á thường giỏi toán hơn trẻ châu Âu
Việc coi hạnh phúc là một trạng thái điềm đạm và tĩnh lặng kết hợp với tâm lý ổn định và không rối loạn, thì nghe rất có sức thuyết phục.
Thế nhưng có lẽ quan niệm này đã bỏ qua những giới hạn trải nghiệm nhân sinh vốn dữ dội - và những thứ này có sức mạnh riêng của chúng. Suy cho cùng, tiểu thuyết của Cervantes được đặt tựa là 'Don Quixote', chứ không phải 'Sancho Panza'.
'Tự thể hiện bản thân'
Khi Abraham Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ rất được kính trọng, đặt 'tự thể hiện bản thân' lên hàng đầu trong tháp nhu cầu con người, ông nghĩ rằng đó là động lực tích cực để phát triển tiềm năng cá nhân. Tiềm năng cá nhân của bạn sẽ khác với tiềm năng của người khác.Với việc dựng nên tháp nhu cầu con người, Maslow nghĩ rằng những nhu cầu cơ bản cần phải được thỏa mãn trước khi chuyển lên cấp độ tiếp theo - con người ta cần có nước uống và thực phẩm trước sự an toàn, rồi mới tới tình yêu, lòng tự trọng và sau đó mới đến nhu cầu tự thể hiện bản thân.
Nhưng nghiên cứu sau đó cho thấy rằng con người không phải lúc nào cũng phát triển theo thứ tự này, và rằng việc đáp ứng các mức độ nhu cầu khác nhau cùng một lúc hoặc không theo đúng trật tự đó có vẻ như không ảnh hưởng đáng kể đến sự an lạc.
Điều này giải thích tại sao những người sống ở các nước nghèo cũng có thể thỏa mãn nhu cầu tâm lý của họ, ngay cả khi việc đáp ứng được các nhu cầu cơ bản vẫn là chuyện bấp bênh.
Bản thân Maslow cũng đã khốn khổ trong cuộc sống cá nhân của ông với những vấn đề như phân biệt chủng tộc (ông là người Do Thái) và mối quan hệ tồi tệ với mẹ của ông, người mà ông ghét.
Nghiên cứu cho thấy các yếu tố như nghèo đói, nỗi đau và sự cô độc khiến chúng ta không hạnh phúc. Nghiên cứu cũng cho thấy rõ ràng không kém, đó là những niềm vui dưới bất kỳ hình thức nào cũng góp phần khiến ta có cảm giác an lành.
Nhà tư tưởng người Anh thế kỷ 19 John Stuart Mill mặc định một cách đơn giản rằng hạnh phúc là 'niềm vui như mong muốn, và không có nỗi đau', còn bất hạnh là 'nỗi đau và không có niềm vui'.
Giống như Maslow và tháp nhu cầu của ông, Mill cũng
nhìn ra sự phân cấp tương tự về niềm vui, với nhu cầu sinh lý ở dưới
cùng và nhu cầu tâm linh ở mức trên cùng.
Ông cũng khuyên không nên suy tư quá nhiều trong vấn đề hạnh phúc, nói: "Khi tự hỏi mình có hạnh phúc hay không là lúc bạn sẽ không còn hạnh phúc nữa."
Mặc dù Mill nhận thấy rằng hạnh phúc dựa trên niềm vui và nỗi đau, ông cũng ám chỉ rằng việc làm người, với tất cả những ý nghĩa của 'con người', có thể đem đến sự bất mãn, mà sự bất mãn đó có thể lại được ưa thích hơn là sự hài lòng đơn thuần.
Don Quixote là một người bất mãn và tham vọng đạt được những mục tiêu vinh quang của chàng luôn bị thất bại. Tuy nhiên, chàng có một số đặc điểm nhất định vốn được cho là liên quan đến hạnh phúc: cách nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan và khả năng kiểm soát bên trong.
Trong khi đó, 'cách nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan' của chàng đề cập đến thực tế là chàng luôn luôn gán ghép những thất bại của mình cho các thế lực vô thường bên ngoài, thay vì các vấn đề thường trực bên trong.
Thế nhưng Sancho có thái độ phản tỉnh đối với cuộc sống. Anh ta không có bất kỳ ảo vọng nào về việc kiểm soát số phận của mình, việc mà anh ta tin rằng nằm trong bàn tay của Chúa Trời. "Người may mắn không có gì phải lo lắng cả," anh ta lập luận.
Vì vậy, ít nhất ở khía cạnh này, Don Quixote, vốn tự mình điều khiển số phận của mình và tự tạo vận may cho mình, có lẽ hạnh phúc hơn trong hành trình của chàng bất kể chàng có cảm giác ức chế đến đâu, so với Sancho trong sự hài lòng thụ động của anh ta.
Sự khác biệt giữa hài lòng và hạnh phúc, hoặc chính xác hơn, sự bất tương thích giữa trạng thái mãn nguyện vĩnh viễn và việc là con người, cũng đã được khai phá trong các tiểu thuyết hiện đại vốn được viết sau Don Quixote nhiều thế kỷ, chẳng hạn như 'The Time Machine' hay 'Brave New World'.
Một số nhân vật trong thế giới tương lai này, nơi nỗi đau và sự thống khổ đã bị xóa bỏ, hoàn toàn điềm tĩnh, thậm chí hài lòng.
Nhưng hạnh phúc giả tạo của họ, vốn đã không còn chỗ cho sự lựa chọn hay cảm xúc mãnh liệt, ít được người ta khát khao hơn so với những nỗi khổ cảm xúc không hoàn hảo của chúng ta - ít nhất là theo các tiểu thuyết gia.
Thật ra, khả năng cảm thấy hạnh phúc của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tính cách và thái độ tính khí, chứ không bởi chỉ một chiều duy nhất của sự điềm tĩnh đối nghịch với sự máy động tâm lý không ngừng, hoặc thậm chí của sự lạc quan đối lập với bi quan.
Nhưng dù sao đi nữa nó có quan trọng không? Cho dù chúng ta có tính cách 'nửa trống rỗng' hay 'nửa đầy', không ai trong chúng ta được tạo ra để được hạnh phúc - mà cuối cùng chỉ để sinh tồn và sinh sản. Cho nên, tất cả chúng ta phải đối phó với những cảm xúc khó chịu thường xuyên, bất kể tâm trạng chúng ta như thế nào đi nữa.
Điều tốt là bạn đã không từ bỏ nỗ lực để phát triển và bạn vẫn khao khát kiến thức. Ngay cả khi tôi nói với bạn rằng thật ra là có một chiến lược tốt hơn để giúp bạn hạnh phúc, rằng bạn nên hài lòng với việc xem tivi và vài ba thứ khác, thì tôi chắc rằng bạn sẽ không muốn điều đó.
Bạn cần tiếp tục là chính mình, ngay cả khi là chính mình sẽ không đưa bạn đến trạng thái tâm lý sung sướng kéo dài và không bị gián đoạn.
Bản chất của chúng ta là đuổi theo con bướm hạnh phúc trêu ngươi và vuột khỏi tầm tay, không phải lúc nào cũng bắt được nó. Hạnh phúc không thể nào được đóng chai để mua và bán.
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Ông cũng khuyên không nên suy tư quá nhiều trong vấn đề hạnh phúc, nói: "Khi tự hỏi mình có hạnh phúc hay không là lúc bạn sẽ không còn hạnh phúc nữa."
Mặc dù Mill nhận thấy rằng hạnh phúc dựa trên niềm vui và nỗi đau, ông cũng ám chỉ rằng việc làm người, với tất cả những ý nghĩa của 'con người', có thể đem đến sự bất mãn, mà sự bất mãn đó có thể lại được ưa thích hơn là sự hài lòng đơn thuần.
Don Quixote là một người bất mãn và tham vọng đạt được những mục tiêu vinh quang của chàng luôn bị thất bại. Tuy nhiên, chàng có một số đặc điểm nhất định vốn được cho là liên quan đến hạnh phúc: cách nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan và khả năng kiểm soát bên trong.
Hạnh phúc và hài lòng
'Điểm kiểm soát bên trong' của Quixote có nghĩa là chàng cảm thấy tự kiểm soát được vận mệnh của mình (bất chấp những bằng chứng chứng tỏ ngược lại). Sự kiểm soát nằm trong bản thân chàng.Trong khi đó, 'cách nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan' của chàng đề cập đến thực tế là chàng luôn luôn gán ghép những thất bại của mình cho các thế lực vô thường bên ngoài, thay vì các vấn đề thường trực bên trong.
Thế nhưng Sancho có thái độ phản tỉnh đối với cuộc sống. Anh ta không có bất kỳ ảo vọng nào về việc kiểm soát số phận của mình, việc mà anh ta tin rằng nằm trong bàn tay của Chúa Trời. "Người may mắn không có gì phải lo lắng cả," anh ta lập luận.
Vì vậy, ít nhất ở khía cạnh này, Don Quixote, vốn tự mình điều khiển số phận của mình và tự tạo vận may cho mình, có lẽ hạnh phúc hơn trong hành trình của chàng bất kể chàng có cảm giác ức chế đến đâu, so với Sancho trong sự hài lòng thụ động của anh ta.
Sự khác biệt giữa hài lòng và hạnh phúc, hoặc chính xác hơn, sự bất tương thích giữa trạng thái mãn nguyện vĩnh viễn và việc là con người, cũng đã được khai phá trong các tiểu thuyết hiện đại vốn được viết sau Don Quixote nhiều thế kỷ, chẳng hạn như 'The Time Machine' hay 'Brave New World'.
Một số nhân vật trong thế giới tương lai này, nơi nỗi đau và sự thống khổ đã bị xóa bỏ, hoàn toàn điềm tĩnh, thậm chí hài lòng.
Nhưng hạnh phúc giả tạo của họ, vốn đã không còn chỗ cho sự lựa chọn hay cảm xúc mãnh liệt, ít được người ta khát khao hơn so với những nỗi khổ cảm xúc không hoàn hảo của chúng ta - ít nhất là theo các tiểu thuyết gia.
Thật ra, khả năng cảm thấy hạnh phúc của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tính cách và thái độ tính khí, chứ không bởi chỉ một chiều duy nhất của sự điềm tĩnh đối nghịch với sự máy động tâm lý không ngừng, hoặc thậm chí của sự lạc quan đối lập với bi quan.
Nhưng dù sao đi nữa nó có quan trọng không? Cho dù chúng ta có tính cách 'nửa trống rỗng' hay 'nửa đầy', không ai trong chúng ta được tạo ra để được hạnh phúc - mà cuối cùng chỉ để sinh tồn và sinh sản. Cho nên, tất cả chúng ta phải đối phó với những cảm xúc khó chịu thường xuyên, bất kể tâm trạng chúng ta như thế nào đi nữa.
Điều tốt là bạn đã không từ bỏ nỗ lực để phát triển và bạn vẫn khao khát kiến thức. Ngay cả khi tôi nói với bạn rằng thật ra là có một chiến lược tốt hơn để giúp bạn hạnh phúc, rằng bạn nên hài lòng với việc xem tivi và vài ba thứ khác, thì tôi chắc rằng bạn sẽ không muốn điều đó.
Bạn cần tiếp tục là chính mình, ngay cả khi là chính mình sẽ không đưa bạn đến trạng thái tâm lý sung sướng kéo dài và không bị gián đoạn.
Bản chất của chúng ta là đuổi theo con bướm hạnh phúc trêu ngươi và vuột khỏi tầm tay, không phải lúc nào cũng bắt được nó. Hạnh phúc không thể nào được đóng chai để mua và bán.
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Tin liên quan
- Năm nguyên tắc 'vàng' khiến dân chúng tin theo
- Cách dẹp bỏ lo âu chuyện vặt để làm chuyện lớn
- Vì sao phụ nữ càng thành đạt càng dễ ly hôn
- Vụ Nổ lớn, Hố Đen và những bí ẩn của Vũ trụ
- Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe?
- Loại thuốc biến con người thành kẻ sát nhân
- Vì sao trẻ châu Á thường giỏi toán hơn trẻ châu Âu
- Ta thà bị lừa hơn là bị che giấu, không biết gì?
No comments:
Post a Comment