Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 29 May 2014

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

 

 Việt Nam – Trung Quốc ‘khẩu chiến’ về công hàm Phạm Văn Đồng

Công hàm Phạm Văn Đồng
Công hàm Phạm Văn Đồng
CỠ CHỮ



Hà Nội mới lên tiếng ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’ sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cũng như về công hàm Phạm Văn Đồng.
Trong email trả lời VOA Việt Ngữ, Bộ Ngoại giao Việt Nam thêm một lần nữa khẳng định ‘chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa’.
Người phát ngôn Lê Hải Bình nói: “Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, việc chiếm giữ bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa”.
Tuyên bố của ông Bình được đưa ra hôm 27/5 một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói rằng một cuộc họp báo của Việt Nam, trong đó có đề cập tới công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, là ‘lố bịch và nực cười’.
Ông Tần nói thêm rằng ‘trước giữa những năm 1970, phía Việt Nam đã công khai và chính thức thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’, và rằng ‘năm 1956, các giới chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao việt Nam đã nói rõ với Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam rằng quần đảo Tây Sa là thuộc Trung Quốc’.
Người phát ngôn này tuyên bố:
“Năm 1958, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng vùng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý và chỉ rõ rằng nguyên tắc này áp dụng đối với từng tấc đất của Trung Quốc, trong đó có quần đảo Tây Sa. 10 ngày sau thông báo trên, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm tới Thủ tướng Chu Ân Lai và bày tỏ rằng phía chính phủ Việt Nam thừa nhận và tôn trọng thông báo của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải”.
Trong một cuộc họp báo 3 ngày trước đó ở Hà Nội hôm 23/5, Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã ‘viện dẫn sai lệch’ công thư của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Bắc Kinh năm 1958.

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, nói rằng công thư của ông Đồng ‘hoàn toàn không đề cập tới vấn đề lãnh thổ cũng như là chủ quyền, và không đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’.

Nội dung công thư chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải 12 hải lý, và đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập tới hai quần đảo này, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng phù hợp với thực tế lúc đó, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa mà được Pháp chuyển giao trên thực tế năm 1956, phù hợp với hiệp định Geneve năm 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.
Trong khi đó, ông Tần Cương lại nói rằng ‘bấy lâu nay, các tài liệu chính thức, sách giáo khoa và bản đồ của Việt Nam đều cho thấy quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’ và nói thêm rằng Việt Nam ‘có một mức độ khả tín thấp’.
Báo chí trong nước đã cho đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng, trong đó có đoạn:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.
Tiến sỹ Tạ Văn Tài, luật sư và cựu giảng viên trường luật Harvard, cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng ‘không có hiệu lực pháp lý’:
“Nó chỉ là một tuyên bố đơn phương, cho nên nó không có giá trị của một hiệp ước nhượng đất là cái thủ tục bó buộc theo hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, áp dụng vào thời điểm 1958 bởi vì rằng khi ông Đồng tuyên bố, ông không thể nhân danh chủ tịch nước, mới là người có quyền ký hiệp ước về nhượng đất. Và ngay cả Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng phải có nghị viện, tức là quốc hội, phê chuẩn hiệp ước thì mới có giá trị. Vả lại, khi đọc kỹ thì thấy rằng công hàm đó chỉ nói về việc công nhận 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc. Hồi đó nó [Trung Quốc] đòi cái đó vì họ ngại cái hạm đội đi sát vào Trung Quốc từ eo biển Đài Loan, nhất là từ hai đảo Kim Môn và Mã Tổ mà Trung Hoa Dân quốc kiểm soát. Thành ra nó chỉ có hiệu lực thừa nhận 12 hải lý, chứ không phải nói đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Luận cứ thứ hai, ông Đồng không đại diện cho miền nam Việt Nam là quốc gia riêng biệt. Có hai quốc gia thời đó theo tiêu chuẩn quốc gia là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Hiệp định Geneve đã giao việc quản lý hai quần đảo đó cho miền nam Việt Nam thì ông Đồng không có đủ tư cách gì mà nói về vấn đề hai quần đảo đó, nhượng đất hai quần đảo đó”.

Ông Tài nói thêm rằng nếu đôi bên không thể ‘tiếp tục cãi lý’ trên các diễn đàn quốc tế thì vụ việc cần phải được đưa ra Tòa án Quốc tế.

Nhưng chuyên gia luật này cũng cho rằng việc kiện ra tòa ‘rất khó’ vì Bắc Kinh từ trước tới nay ‘không đồng ý ra tòa nên chỉ còn đánh nhau trên mặt trận ngoại giao mà thôi’.

Những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại bấy lâu nay dùng công hàm này để cáo buộc Hà Nội đã thực hiện điều họ gọi là ‘bán nước’, nhưng phía Việt Nam luôn bác bỏ điều này.

Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông' cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-trung-quoc-khau-chien-ve-cong-ham-pham-van-dong/1925103.html 

Vợ TBT Lê Duẩn nói công hàm Phạm Văn Đồng 'giao TQ quản lý Hoàng Sa'


CTV Danlambao - Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC vào năm 2008, phu nhân cố tổng bí thư Lê Duẩn là bà Bảy Vân khẳng định ông Phạm Văn Đồng đã ký vào một 'văn bản' có nội dung 'giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa'.

Bà Bảy Vân tên thật Nguyễn Thụy Nga, là vợ thứ hai của ông Lê Duẩn. Sau năm 1975, bà Bảy Vân từng giữ chức vụ Phó tổng Biên Tập báo Sài Gòn Giải Phóng.
Trích đoạn phỏng vấn của BBC vào tháng 8/2008:
Phóng viên Xuân Hồng, BBC: Thưa bà, nếu ông nhà (Lê Duẩn - Chú thích) còn sống, bà có nghĩ Trung Quốc có thể chiếm được Hoàng Sa và Trường Sa hay không?
Bà Nguyễn Thụy Nga (Bảy Vân): Tui cũng hổng biết. Nhưng mà hồi đó, hổng có ý kiến anh Ba [Lê Duẩn] là nó chiếm hết luôn cả Trường Sa rồi. Nhưng mà ảnh bảo phải ra đóng cho được ở Trường Sa. 
Thì lúc đó là... Y lấy cái thế là trước kia ông Phạm Văn Đồng có ký một cái văn bản, coi như là ngụy nó đóng ở đó, cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa. Coi như là Phạm Văn Đồng có ký tên.
Thì bây giờ, Trung Quốc nó nói cái đó là khỏi bàn, bởi vì đã có văn bản ký rối. Nhưng mà hổng phải, cái đó trong tình anh em, nghĩa là để cho ổng [Trung Quốc] làm trong khi mình chưa làm thôi. Vì mình còn đánh ở trong này, đâu có lực đâu mà làm ngoài đó.
* Đọc thêm:

 

 Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có hiệu lực pháp lý hay không?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-05-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
RFA file


Trung Quốc vừa qua lại đưa ra Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 để biện luận cho hành động của họ tại khu vực Biển Đông. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã họp báo phản đối cho rằng công hàm đó vô hiệu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói đến việc kiện Trung Quốc về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
Gia Minh đặt một số câu hỏi liên quan với nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn hiện đang ở tại Pháp về các vấn đề đó:

Tùy tư cách pháp nhân

Gia Minh: Ông không đồng ý với một số ý kiến cho rằng Công Hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là vô hiệu, vậy những điểm chính ông muốn nêu ra là gì?
Trương Nhân Tuấn: Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc pháp lý hay không, theo tôi, là do quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay về tư cách pháp nhân của thực thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong thời kỳ từ 1954 đến 1975.
Theo như lập trường của Việt Nam hôm nay, qua lời tuyên bố của các viên chức bộ ngoại giao phát biểu trong hôm họp báo vừa rồi, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa ngày trước là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền. Trên quan điểm này thì tôi cho rằng công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng có hiệu lực pháp lý ràng buộc.
Vì sao? Tại vì nếu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia độc lập có chủ quyền, thì công hàm của ông Đồng là một tuyên bố đơn phương, nội dung nhìn nhận tuyên bố về chủ quyền và hải phận của Trung Quốc.
Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc pháp lý hay không, theo tôi, là do quan điểm của nhà cầm quyền VN hôm nay về tư cách pháp nhân của thực thể VNDCCH trong thời kỳ từ 1954 đến 1975.
-Trương Nhân Tuấn
Để dễ hiểu, tôi lấy thì dụ về cái tuyên bố đơn phương về vùng “nhận diện phòng không của” Trung Quốc hôm 23 tháng 11 năm ngoái 2013. Tuyên bố này, một cách tổng quát, thì phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Nếu không có nước nào lên tiếng phản đối, hay bảo lưu một điều khoản nào, thì tự động tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc có hiệu lực. Ta thấy Nhật, Mỹ, Nam Hàn cùng nhiều nước khác đồng loạt lên tiếng phản đối. Các nước này phản đối vì chồng lấn vùng nhận diện phòng không của nước họ đã đặt ra từ trước, trong thời chiến tranh lạnh, mặt khác, còn có chồng lấn do tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc tại quần đảo Điếu Ngư. Các nước khác thì phản đối điều khoản mà trong đó Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu vùng “nhận diện phòng không” của họ bị xâm phạm. Những nước không lên tiếng, thì tôn trọng tuyên bố này. Mình thấy hôm nay, các hãng hàng không dân sự, kể cả của Nhật hay của Mỹ, cũng hải tôn trọng vùng trời của Trung Quốc.

Trở lại công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Ta biết tuyên bố của Trung Quốc về lãnh thổ và hải phận ngày 4-9-1958 là phù hợp với các công ước quốc tế vềBiển đã được một số nước ký kết vào tháng 4 cùng năm, trong đó có Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan hiện nay. Vì chính quyền Bắc Kinh không phải là đại diện nước Trung Hoa ở LHQ do đó tuyên bố của Trung Quốc là cần thiết. Tương tự như tuyên bố về “vùng nhận diện phòng không” vừa rồi, nếu không ai lên tiếng phản đối, thì tự động nó có hiệu lực.

Tức là, thay vì phản lên tiếng phản đối hay bảo lưu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại lên tiếng ủng hộ nó.
Hiện nay, các viên chức cũng như học giả Việt Nam cố gắng bào chữa ràng công hàm 1958 của ông Đồng chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, chứ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Những lý lẽ bào chữa này không hề thuyết phục. Giả sử rằng công hàm này không có hiện hữu, tức là ông Đồng chưa bao giờ ký công hàm này, thì thái độ im lặng của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước tuyên bố đơn phương, công khai của Trung Quốc, được hiểu như là sự “im lặng đồng tình”.
Còn nếu quan niệm rằng, trong khoản 1954 và 1975 nước Việt Nam bị phân chia theo hiệp định Genève 1954 thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, lần lượt mang tên: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Vĩ tuyến 17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về chính trị hay lãnh thổ.

Untitled-2.jpg
 
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958
Nội dung Hiệp định Genève xác nhận Việt Nam là nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất. Điều này được tái xác nhận theo Hiệp định Paris năm 1973.
Điều này thể hiện lên thực tế. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là đại diện nước Việt Nam duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.
Trên tinh thần một nước Việt Nam “độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” của các hiệp ước 1954 và 1973, thì bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị.
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Quan điểm này phù hợp với thực tế lịch sử, thực tế pháp lý của hai miền Nam Bắc Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975. Và cũng là một quan điểm có lợi, vì Việt Nam gỡ bỏ được những hứa hẹn, những cam kết mà nhà cầm quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thể hiện với nhà cầm quyền Trung Quốc trong quá khứ. Tôi vừa mới gởi một lá thư không niêm, gởi lên TT Nguyễn Tân Dũng với nội dung tương tự. Hy vọng Việt Nam kịp thời thay đổi lập trường của mình để có một tư thế mạnh hơn, nếu vấn đề tranh chấp được đưa ra một trọng tài quốc tế để phân xử.

Kiện Trung Quốc như thế nào?

Gia Minh: Theo ông biện pháp kiện Trung Quốc từ phía Việt Nam hiện nay cần tiến hành ra sao và kiện ra các tòa án nào?
Trương Nhân Tuấn: Trước hết là mình phải biết phía Trung Quốc họ bảo lưu ở LHQ các điều nào, từ đó mình mới biết Việt Nam có thể kiện ở các điều gì, sau đó là kiện ra tòa án nào.
Theo tôi biết, năm 2006 Trung Quốc có bảo lưu ở LHQ, là họ không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào, qui định theo mục 2, Phần XV của Công ước, đối với tất cả các loại tranh chấp được ghi ở các khoản a), b) và c) của điều 298 của Công ước.
Tức là Trung Quốc không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa liên quan các vụ tranh chấp chủ quyền, cũng không nhìn nhận trọng tài để phân định ranh giới trên biển.
Tức là, trong vụ giàn khoan 981, Việt Nam không thể kiện Trung Quốc ra Tòa về tranh chấp chủ quyền các đảo, cũng không thể kiện để nhờ phân định ranh giới biển, thí dụ giữa đảo Hải Nam và bờ biển Việt Nam. Điều duy nhất mà Việt Nam có thể kiện là về hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Nhưng mà nếu Việt Nam đệ đơn kiện về điều này thì Việt Nam mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa rồi!
Trước hết là mình phải biết phía Trung Quốc họ bảo lưu ở LHQ các điều nào, từ đó mình mới biết Việt Nam có thể kiện ở các điều gì, sau đó là kiện ra tòa án nào.
-Trương Nhân Tuấn
Gia Minh: Vụ kiện nếu Việt Nam tiến hành sẽ khác vụ kiện mà Philippines đang kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông ra sao?
Trương Nhân Tuấn: Thì nếu kiện, Việt Nam sẽ kiện tương tự như Philippines mà thôi. Có điều Việt Nam sẽ không có được tư thế thoải mái như là Philippines.
Philippines kiện Trung Quốc gồm 10 điều, nội dung đại khái: kiện về yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc, về quyền chiếm hữu các cấu trúc địa lý lúc chìm lúc nổi ở trong hải phận của Philippines, về việc chiếm đóng và xây dựng trên các bãi lúc chìm lúc nổi, về hiệu lực của các bãi đá, về quyền tự do hàng hải…

Còn Việt Nam kiện, xem lại danh sách bảo lưu của Trung Quốc, nếu không lầm thì Việt Nam sẽ chỉ có thể kiện Trung Quốc về hiệu lực các đảo thuộc Hoàng Sa mà thôi. Ở đây là hiệu lực đảo Tri Tôn. Mà khi làm điều này, như đã nói, gián tiếp Việt Nam lại công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa rồi. Vì nếu quần đảo Hoàng Sa là của mình, thì mắc mớ gì mình đi kiện?
Mặt khác, khi kiện như vậy, Việt Nam cũng làm một cuộc phiêu lưu khác không kém phần nguy hiểm. Là vì Việt Nam cũng chủ trương các đảo Hoàng Sa có hiệu lực tối đa, theo như các bản đồ thấy trên báo chí thế giới hiện nay, hay theo một tuyên bố về hải phận của Việt Nam từ thập niên 80.
Thói thường thì mình đâu thể cấm người khác có chủ trương giống như mình? VN đã từng chủ trương các đảo có hiệu lực tối đa, thì bây giờ đâu thể nào kiện Trung Quốc khi Trung Quốc cũng chủ trương y như vậy được?

Vì thế tình hình Việt Nam hôm nay thật là tiến thoái lưỡng nan.
Vì thế để thoát ra khỏi tình thế này, nhà nước Việt Nam nên thực hành ý kiến của tôi vừa nói ở trên. Tức là tuyên bố Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, vì có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vì đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Sau đó, Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn còn phương pháp để mà thoát ra khỏi cảnh khó khăn hôm nay.
Gia Minh: Ý kiến người dân trong nước và những cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ có giá trị ra sao khi được đưa vào vụ kiện?
Trương Nhân Tuấn: Theo tôi, ý kiến của cộng đồng người Việt nước ngoài cũng như dư luận quốc tế sẽ ảnh hưởng đến thái độ của Trung Quốc. Cho dầu thế nào thì Trung Quốc cũng không thể bất chấp dư luận quốc tế, trong khi khu vực biển Đông là nơi vận chuyển hàng hóa khoảng 50% số lượng thế giới. Nếu khu vực bất ổn, kinh tế cả thế giới bị ảnh hưởng, chắc chắn các nước sẽ làm áp lực. Mình cũng thấy Mỹ và Nhật họ cũng ủng hộ Việt Nam, mặc dầu còn trong chừng mực, nhưng là điều tốt.
Theo tôi, việc đi kiện là thiên nan vạn nan, nhưng việc chuẩn bị đi kiện, khua chuông gióng trống lên cho mọi người biết mình đi kiện, sẽ tạo cho Việt Nam một tư thế chính đáng. Quan trọng là việc hóa giải công hàm 1958. Việc này tạo cho Việt Nam một tư thế thoải mái hơn về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Việt Nam có thể có những hành động mạnh bạo hơn trong việc đáp trả những hành vi côn đồ của Trung Quốc, như đâm chìm tàu của Việt Nam. Và đó sẽ là hành động tự vệ chính đáng, được LHQ nhìn nhận.
Gia Minh: Cám ơn ông Trương Nhân Tuấn.

 

VOA * BÀ CLINTON

Bà Clinton ‘tự hào’ về thành quả ngoại giao của mình

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton trong một buổi nói chuyện ở thủ đô Washington, 14/5/14
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton trong một buổi nói chuyện ở thủ đô Washington, 14/5/14

CỠ CHỮ
Trong cuốn sách mới của mình, bà Hillary Clinton viết rằng bà "tự hào" về những gì bà đã thực hiện trong vai trò Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.

Cuốn sách của bà Clinton, có nhan đề là Hard Choices (Những Lựa chọn Khó), sẽ ra mắt vào ngày 10 tháng 6 giữa lúc có nhiều đồn đoán bà sẽ ra tranh cử tổng thống vào năm 2016.

Trong lời bộc bạch của tác giả công bố hôm thứ Ba, bà Clinton thừa nhận bà ước có thể "quay trở về và xét lại một số lựa chọn" từ lúc bà làm nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ.

Nhưng bà nói chính phủ "cần làm tốt hơn" sau các cuộc tấn công khủng bố năm 2001, chiến tranh Iraq và Afghanistan, và suy thoái kinh tế. Và bà tin rằng chính phủ đã làm như vậy.

Những người chỉ trích mô tả 4 năm của bà Clinton ở Bộ Ngoại giao là thiếu những thành tựu lớn. Phe đảng Cộng hòa cũng chất vấn về cách bà xử lý vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2012 làm thiệt mạng 4 người Mỹ ở thành phố Benghazi của Libya.

Trong lời bộc bạch, bà Clinton cho biết bà lắng nghe cả hai "trái tim" lẫn "khối óc" khi đưa ra những quyết định lớn của cuộc đời mình.

Cựu thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và là cựu đệ nhất phu nhân cho biết bà viết cuốn sách này, tập trung vào khoảng thời gian bà làm Ngoại trưởng, dành tặng cho "những người Mỹ và người dân ở khắp nơi đang cố gắng hiểu được thế giới thay đổi nhanh chóng này" và cho "bất cứ ai ở bất cứ đâu tự hỏi liệu Mỹ vẫn còn những tố chất để lãnh đạo."

Bà Clinton nói với bà, "câu trả là tiếng 'Có' dõng dạc." Bà viết, "Những bàn luận về sự suy yếu của Mỹ đã trở thành chuyện tầm thường, nhưng niềm tin của tôi vào tương lai của chúng ta chưa bao giờ lớn hơn. Mặc dù có ít vấn đề trong thế giới ngày nay Mỹ có thể giải quyết một mình, song những vấn đề giải quyết được mà không có Mỹ thậm chí còn ít hơn."

Bà nói thêm rằng mọi thứ bà đã làm và đã nhìn thấy thuyết phục bà rằng "Mỹ vẫn là 'nước không thể thiếu.'"

Sau khi hồi ký được phát hành, bà Clinton sẽ khởi sự đi quảng bá cuốn sách, tới những thành phố trên khắp nước Mỹ và Canada. 

VŨ TRỌNG KHẢI * TRUNG CỘNG SẼ SỤP ĐỔ



 
NỀU KHÔNG TẤN CÔNG VIỆT NAM

 TRUNG CỘNG SẼ SỤP ĐỔ
                                                                                                              Vũ Trọng Khải.
                                                                                                               28/5/2014


 Bà Holly Morrow, một chuyên viên nghiên cứu Biển Đông của trường ĐH/ Havard đưa ra nhận định :
 Cái gía về ngọai giao mà TC phải trả về những gì đang làm là quá cao, vì thế, những gì mà TC mong muốn phải CAO HƠN những lợi ích của  an ninh năng lượng đem lại cho TC.”

Nhận định của Bà Holly Morrow như trên về hành động của Trung Cộng (TC) khi cắm dàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, là, một nhận định đáng để suy ngẫm nhiều nhất so với những lời nhận định khác của các chuyên viên quốc tế nghiên cứu tình hình Biển Đông  qua sự kiện HD 981.
Thường các nhà nghiên cứu những biến chuyển chính trị, quân sự hay ngay cả kinh tế, luôn bỏ lửng như nhận định trên đây của Bà Morrow, họ không xác định một cách rõ ràng, như trong nhận định này, Bà Morrow cũng không nêu rõ cái “TC mong muốn cao hơn”  đó là gì khi TC chấp nhận những chỉ trích của Quốc Tế.
Việc bỏ lửng, không xác định như vậy, không có nghĩa là Bà Morrow hay các vị khác không có câu trả lời chính xác cho nhận định của họ, như trong trường hợp này  mong muốn cao hơn đó của TC là gì”, có lẽ, người ta muốn chính những người trong cuộc phải tìm ra lời giải đáp để có thái độ hành xử tương ứng !

Là người Việt Nam, chính là người trong cuộc trước vận mệnh đất nước, không thể không suy nghĩ về nhận định của Bà Morrow để tìm hiểu hành động của TC trong những ngày qua sẽ dẫn đến những hệ lụy nào cho Tổ Quốc và Dân Tộc, khi TC quyết tâm đánh đổi những bất lợi ngọai giao để lấy được cái gì đó khi chọn VN là đối tượng gây hấn vào thời điểm này.

Nhìn về nội tình TC hiện nay,
1/ Ai cũng thấy, đó là một đất nước đang có quá nhiều bất ổn cả về chính trị lẫn kinh tế, có thể dẫn đến sự xụp đổ của chế độ !

Cũng như chế độc CSVN, nguyên nhân của nó là THAM NHŨNG.
Các dân tộc bị TC đô hộ như Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng đang có những cuộc chống đối, đòi quyền độc lập, mạnh nhất là Tân Cương đã chấp nhận thực hiện những vụ khủng bố ngay tại Bắc Kinh trong vài tháng qua.
Ngay chính dân Trung Quốc cũng có những cuộc đình công đòi công bằng xã hội, đòi quyền sống của công nhân dẫn đến bạo động chống lại lực lượng an ninh công sản, thậm chí có những cảnh sát chấn áp bạo động đã bị thiệt mạng.
Hệ thống công quyền của TC cũng như của CSVN, đã tham nhũng đến nỗi không còn giấy mực nào tả cho hết, chính chế độ độc tài này đã tạo nên một xã hội quá chênh lệch giữa ngưới giầu và người nghèo, bất ổn phát sinh từ đó, chính giới cầm quyền gây nên bất ổn xã hội, nhưng họ đổ tội này lên đầu người dân !!!

2/ Tình hình kinh tế sa sút nặng khi thế giới cáo giác hành vi mất đạo đức trong việc sản xuất hàng hóa độc hại cho người tiêu dung, cả thế giới đang tẩy chay hang hóa mang nhãn hiệu “ MADE IN CHINA”.

3/ Một số công ty lớn của Hoa Kỳ như Apple đã rút nguồn vốn và những trang thiết bị về chính quốc hoặc đầu tư vào các quốc gia khác như Ấn Độ hoặc Đông Âu.

4/ Nhật và Nam Hàn cũng đã có hành động tương tự và đang lên kế họach di chuyền nguồn vốn ra khỏi TC, điển hình mới đây, khỏang đầu tuần lễ thứ hai của tháng 5/2014 hãng Samsung của Nam Hàn tuyên bố rút đầu tư từ TC qua Việt Nam

Với tình hình đó, người ta khó có thể tiên đoán số công nhân bị thất nghiệp tại TC là bao nhiêu ?
Ảnh hưởng giây chuyền của kinh tế, càng làm số nhân công thất nghiệp gia tăng gấp bội, chắc cũng phải hàng trăm triệu người thất nghiệp.
Một gánh nặng oằn đôi vai đảng cộng sản Trung Quốc !
Liệu lãnh đạo TC có thể gánh nổi hay không ?

 Lãnh đạo TC phải tìm phương cách vãn hồi bạo lọan nội địa của công nhân, dẹp tan sự vùng dậy của các dân tộc bị trị đòi độc lập, giữ ổn định nền kinh tế, vì chính quyền lợi thống trị của đảng cộng sản hơn là nguyện vọng của người dân.

GÂY CHIẾN TRANH GIỚI HẠN VỚI VIỆT NAM

- Để giải quyết những vấn đề đó, TC phải tấn công Việt Nam để có lý do chấn áp bạo động trong nội địa !




- Tạo một tình hình căng thẳng, bất ổn cho Việt Nam để các nhà tư bản không giám hoặc tạm thời đình hõan chuyển vốn đầu tư từ TC qua Việt Nam.

Để thực hiện kế sách cứu chế độ, TC đã thẳng tay với đàn em là CSVN.

Giàn khoan HD 981 là một chiếc đinh đóng vào cột xương sống đảng CSVN, nhưng TC không ngờ đã làm náo lọan ổn định tại Biển Đông, đã là lý do để thành viên Asean đoàn kết hơn, để Hoa Kỳ và CSVN sẽ bàn thảo kế hoạch hợp tác tòan diện!!!

Đối với an ninh của Tổ Quốc Việt Nam, giàn khoan HD 981 không dẫn đến nguy cơ mất nước khi có chiến tranh với TC, như việc đảng CSVN nhượng phần biên giới địa đầu cực bắc Việt Nam cho TC,
Đây là một vùng đồi núi hiểm trở, đó chính là những công sự phòng thủ thiên nhiên trời ban cho Dân Tộc Việt Nam để giữ nước, để ngăn cản bước chân xâm lăng của giặc phương bắc từ ngàn xưa….
CSVN đã nhượng phần đất này cho TC, và giờ đây, TC đặt những dàn đại pháo  rót vào các tỉnh địa đầu của VN như ta đặt chính xác những quân cờ vào vị trí của nó trên bàn cờ, không cần “ đề lô”!!!

Việc phân định lại ranh giới nội địa giữa hai nước, kẻ nào ngu nấy chịu, chả ảnh hưởng gì đến quốc tế ….

 Nhưng… giàn khoan HD 981 không như vậy, nó nằm trên tuyền đường an ninh hàng hải quốc tế, do đó quốc tế đã có những động thái nhất tề lên án TC xâm lăng Việt Nam, hành động lên án đó rõ ràng không vì an ninh của Việt Nam, mà vì quyền lợi của những ai có liên hệ, thế thôi !

Từ hành động chuyển giàn khoan HD 981 đến ngoài khơi VN  tạo bất ổn khu vực, mục đích của TC chỉ để tự cứu nguy cơ sụp đổ chế độ mà thôi.

Có lẽ chưa chắc ăn,
Chính TC, qua bàn tay của những tên tình báo TC và tay chân thân tín cài cắm trong đảng CSVN, TC cho tiến hành vụ bạo động tại Bình Dương.
Là người VN, hẳn mọi người đều biết bản tính hiếu hòa của dân tộc mình, người công nhân chân chính VN không thể có hành động bạo động, đốt phá các hãng xưởng, nơi mà họ, trong lúc này, mong có công ăn việc làm hơn bao giờ hết.


Các hãng xưởng đầu tư của Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản cũng bị đập phá mạnh mẽ, tan hoang (?)….. thế là chả có chủ đầu tư nào của các quốc gia này rút nguồn vốn từ TC về Việt Nam khi VN đang có những bất ổn xã hội như vậy !
Coi như TC đã thắng một keo là cầm chân tư bản nước ngoài lưu lại TC, để tránh khủng hỏang chính trị tạo nên bởi số nhân công thất nghiệp.

TC sẽ không gây chiến tranh với Việt Nam trên Biển Đông, trong bài 

“ Cộng Sản Tàu Cá Nằm Trên Thớt”
             (Đã được phổ biến tháng 6 năm 2011, xin đính kèm)

Người viết đã  trình bầy, TC chỉ là một anh du kích biển !
TC không bao giờ mở mặt trận lớn trên Biển Đông với thành viên Asean và Hoa Đông với Nhật Bản… vì như vậy, TC sẽ đơn thương chống trả một lực lượng hùng hậu của cả thế giới, không riêng gì Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ coi tư do hàng hải trên Biển Đông và Hoa Đông là “ quyền lợi thiết thực của Hoa Kỳ”.

Cũng chính lý do đó,TC cũng không khai chiến với VN trên Biển Đông, vì an ninh hành hải trên Biển Đông là quyền lợi chung của Thế Giới, sẽ có nhiều tay nhúng vào can thiệp, bất lợi về phía TC. Dùng vòi phun nước chỉ là trò chơi của lũ trẻ, bên nào kông kiềm chế được, nổ sung trước sẽ mất chánh nghĩa, mà không chừng, có khi cả hai đều không mang đạn trên tầu ra chung quang dàn khoan HD 981 cũng nên !!!

TC sẽ khai chiến với Việt Nam lần này cũng như  năm 1979, không mở rộng ngoài vài tỉnh vùng biên giới, hoặc đôi khi chỉ pháo kích lẻ tẻ để giới quan sát có ảo tưởng tình hình VN đang bất ổn !!!

TC cũng không xua quân vào Hà Nội, nhưng thời gian gây chiến sẽ kéo dài cho đến khi ổn định xong nội bộ, khi đó TC sẽ kéo quân về với những lời tuyên bố ba hoa như người ta có thể dự đoán kiểu như : “ sẽ cho VN một bài học thứ ba !” nhân đó cũng là cơ hội thử một số vũ khí mới, tập dợt tinh thần và khả năng tác chiến của quân đội Tàu.
May ra cũng có lợi,  như sau trận năm 1979, đảng CSVN nhu nhược lại nhượng tí đất nào chăng, ai biết ?

Chỉ như thế thôi, vì TC cần mua thời gian dẹp tan nội loạn, cứu kinh tế Tàu, cũng cố ngôi vị của đảng cộng sản Tàu, được ngày nào, hay ngày đó.


Tình huống bạo lọan nội bộ TC, là màn kịch cuối trong kế họach của Hoa Kỳ , không gây chiến tranh với TC, nhưng gây bất ổn phát xuất từ kính tế để banh xé nước tàu làm nhiều mảnh, người ta dự đóan, những mảnh đó sẽ tương ứng với 6 ngôn ngữ chính của Tàu !!!

Công lao đầu tư của Hoa Kỳ và các quốc gia tư bản chỉ nhằm mục đích, kéo nông thôn về thành thị để cung ứng nhu cầu công nhân trong kế hoạch đầu tư của HK và khối tư bản.
Về thành thị, là công nhân, người nông dân Tàu không còn chịu cảnh lưng đội trời, mặt gằm đất, để đổi mỗi ngày, được vài miếng bánh bao không nhân với nước lã rồi lại tiếp tục thêm một ngày làm kiếp trâu ngựa cho đảng cộng sản Tàu.

Mấy chục năm qua, đa số người dân Tàu đã quên cảnh bánh bao không nhân, thay vào đó là Hamburger và Coca Cola….

Nay Hoa Kỳ và khối tư bản tước đi những món ăn “ khoái khẩu” đó, chắc hẳn dân Tàu không cam chịu trở về với cảnh cũ, nhà xưa, trên bàn vài miếng bánh bao không nhân đến ruồi cũng không thèm bu lại.
Trong tình huống đó, người ta có thể hình dung ra nội tình nước Tàu như thế nào.

Hợp tác chặt chẽ với các thành viên Asean.
Liên kết chặt chẽ với Philippine.
Nhận viện trợ của Nhật.
Hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ
Chính là cơ hội để CSVN thoát khỏi sự khống chế bởi bàn tay TC.

Muốn cho nước Tàu sớm đi đến gia đọan kết thúc của nó, Hoa kỳ đã thúc đẩy để cho ra đời cuốn “ Death By China” làm cả thế giới rùng mình./.
Sydney, ngày 28/5/2014.
Vũ Trọng Khải