Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 21 May 2014

VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG




Trung Cộng cho Việt Cộng bài học thứ hai  
Trúc Giang 

Bài học thứ nhất xảy ra từ ngày 17-2-1979 đến 18-3-1979, là dùng quân sự đánh Việt Nam, mà kết quả là năm 1990 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ Chính trị đảng CSVN sang bày tỏ lòng trung thành đối với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, như là một khu tự trị.

Quan thầy Trung Cộng không cố ý lật đổ đám tay sai bởi vì bọn họ đã có nhiều kinh nghiệm làm tay sai do truyền thống lâu đời từ đời Hồ Chí Minh đến ngày nay.

Tóm lại, hai bên tạm gác chuyện chủ quyền qua một bên, mà thực hiện việc hợp tác khai thác chung.

Giải pháp “dự đoán” để giữ thể diện hai bên là “phương án Xoá bài làm lại” để Trung Cộng công khai và hợp pháp vào chiếm tài nguyên của dân tộc Việt Nam ở Biển Đông.

2* Không hẳn là xâm lược mà là cho bài học thứ hai.


Nhiều tựa đề bài viết ghi là “Trung Cộng xâm lược Việt Nam” trong vụ giàn khoan HD-981.
Sự việc giàn khoan chưa chắc hẳn là Trung Cộng xâm lược Việt Nam, bởi vì Việt Nam đã lệ thuộc, đã làm chư hầu của Trung Cộng từ lâu lắm rồi, còn gì nữa đâu mà xâm lược?

3.1. Những bằng chứng cụ thể chứng minh Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng.

1). Bằng chứng thứ nhất: Tay sai trong quá khứ

Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã bán nước bằng công hàm ngày 4-9-1958. Tố Hữu thú nhận:


Giết, giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ
Cho ruộng đồng tươi tốt, thuế mau xong,
Giết, giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xích-ta-lin bất diệt!

Việt Cộng ca ngợi quan thầy Trung Cộng. Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng Mỹ, Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ. Đó là cái tinh thần tôi tớ ngoại bang.

2). Bằng chứng thứ hai: Tiếp đón Tập Cận Bình bằng cờ sáu ngôi sao 
Tiếp đón Tập Cận Bình bằng cờ sáu ngôi sao.
Ngày 21-12-2011, Đảng CSVN đã chào mừng Tập Cận Bình bằng cờ 6 ngôi sao, cho biết Việt Nam vẫn là một khu tự trị của chính quyền trung ương tại Bắc Kinh.

Bị phản đối, đảng CSVN giở giọng lừa bịp cố hữu, cho rằng đó là do sơ sót về kỹ thuật. Lý do không tin được. Bởi vì việc đón tiếp quan thầy là một sự kiện lịch sử quan trọng nên không thể tổ chức qua loa, đại khái được. Tính quan trọng thể hiện ra bề ngoài là nghi lễ long trọng được truyền hình khắp thế giới.

Ban Lễ Tân phải lập chương trình với những chi tiết cụ thể theo thứ tự từng bước trong suốt thời gian viếng thăm, từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Doan đến Lê Hồng Anh…Về phần cờ xí thì phải biết con số trẻ em, nam nữ cầm cờ là bao nhiêu? Đơn vị nào, cơ quan nào chỉ huy hướng dẫn, trẻ em thuộc trường nào? Lớp học nào, đồng phục gì…từ đó mới in ấn và thực hiện cờ xí trước khi phân phối đến các nơi nhận. Đương nhiên là phải có kiểm nhận số lượng, kiểm tra chất lượng… Mọi việc phải hoàn tất ít nhất là 5 ngày hay một tuần lễ trước khi đến tay các em. Trên đường phân phối đến các nơi như vậy chẳng lẻ không có ai khám phá ra “sơ sót kỹ thuật” đó hay sao?
Vì thế cho rằng sơ sót kỹ thuật là ngụy biện, vô lý. Tập Cận Bình chớ có phải là cứt đâu mà tiếp rước cẩu thả cho được. Có tấm hình Trương Tấn Sang cúi rạp đầu bên cạnh Tập Cận Bình thì thấy rõ tư cách của ông vua Việt Nam như thế nào đối với quan thầy Tàu khựa.
3). Bằng chứng lệ thuộc thứ ba: Vụ bauxite và rừng đầu nguồn

Trung Cộng muốn chiếm vị trí chiến lược Tây Nguyên để khống chế thái thú Hán ngụy bằng việc khai thác quặng bauxite.
Mặc dù các trí thức, đại biểu quốc hội và tướng lãnh, kể cả Võ Nguyên Giáp, lên tiếng phản đối, nhưng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đó là chủ trương của Đảng, thế là quốc hội cụp đuôi.
Trong nhiều chỉ thị cho cấp lãnh đạo, Nông Đức Mạnh nêu vấn đề “đất rừng Việt Nam chưa dùng đến, thì để cho người ta thuê có sao đâu?”
Nguyễn Phú Trọng còn công khai giúp cho Trung Cộng vào Tây Nguyên khai thác bauxcite nhôm bằng cách không cho quốc hội bàn về dự án bauxite và lừa dối rằng: “Dự án bauxite có vốn đầu tư dưới 600 triệu USD” mà thôi.
Ngoài Tây Nguyên, Trung Cộng muốn chiếm vị trí chiến lược ở biên giới phía Bắc nên các tỉnh cho thuê rừng trong thời hạn 50 năm với diện tích 264,000 hecta rừng đầu nguồn, chiếm 87% ở các tỉnh biên giới, Lạng Sơn và Quảng Ninh. 
Hai tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh công bố lá thơ vạch ra 10 tỉnh đã cho 10 doanh nghiệp người Tàu thuê đất và kết luận:
“Đây là hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.

4). Bằng chứng thứ tư: Người Tàu tự do lập những khu vực riêng biệt cho họ

Hồ Cẩm Đào đi đến Việt Nam bằng con đường chứng tỏ Việt Nam là một khu tự trị của họ. Bắt đầu đi từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Quảng Nam (Đà Nẵng, VN) rồi mới ra Hà Nội.
Người Tàu được tự do đi luông tuồng trên lãnh thổ Việt Nam như nhà của họ. Họ lập ra những khu phố tàu sinh hoạt với tập quán và luật lệ của họ. Đại phố Đông Đô ở Bình Dương là một điển hình.

5). Bằng chứng thứ năm:Trung Cộng thầu hết các công trình lớn và quan trọng.

Thầu EPC

Thầu EPC còn được gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
(EPC là Engineering, Procurement and Construction, là Thiết kế, Mua sắm và Xây dựng).
Là gói thầu được trao toàn bộ công trình, từ việc thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, tư vấn, cung cấp máy móc và dụng cụ trang bị, vật liệu, lắp ráp, xây dựng, cho chạy thử, nghĩa là từ A đến Z của dự án được trao cho nhà thầu. Chủ thầu VN chỉ chờ cho mọi việc hoàn tất, nhận chìa khóa bàn giao là xong.
Hiện nay có 90% gói thầu EPC do Trung Cộng nắm giữ, bao gồm những dự án lớn và quan trọng thuộc về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá chất. Đó là VN lệ thuộc vào TC. Trung Cộng đã nắm hơn phân nửa số tiền đầu tư là 248,000 tỷ đồng, thuộc vốn vay nợ và đầu tư của nước ngoài.
Trong những dự án lớn, TC thường mang công nhân lao động phổ thông của họ sang làm việc. Cái tai hại là họ chiếm nhiều công ăn việc làm của người VN. Họ mang sang VN những máy móc từ lớn đến nhỏ, ngay cả con bù lon, con ốc vít, thậm chí những dụng cụ làm vệ sinh, và công nhân dọn dẹp vệ sinh họ cũng mang từ TC sang, cụ thể là ở dự án Phân Đạm Cà Mau. 

6). Bằng chứng thứ sáu: Những lãnh đạo đảng CSVN làm tay sai điển hình

“Lê Đức Anh bị xuất huyết não, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cử một phái đoàn bác sĩ đặc biệt sang cứu sống. Hàng năm Bắc Kinh gởi một đoàn cán bộ y tế sang kiểm tra và bồi dưỡng sức khỏe cho quan thái thú chư hầu.”
Lãnh đạo nầy thường xin ý kiến và chiều hướng giải quyết vấn đề đàm phán, trước khi đàm phán, để làm vừa lòng trung ương Bắc Kinh.
Về Nông Đức Mạnh, thì Bắc Kinh khẳng định rằng chính họ Nông nầy đã tự thú nhận rằng y là người thuộc sắc tộc Choang của Trung Cộng.
Nguyễn Chí Vịnh là người đã gọi điện thoại cho Nguyễn Tấn Dũng bảo Dũng cho Trung Cộng thắng thầu với giá 55 triệu USD xây sân Mỹ Đình, trong khi Liên Bang Đức bỏ thầu 50 triệu nên bị thua thầu. Sự thật không ai biết giá thầu của Trung Cộng là bao nhiêu? Và chắc chắn là có tiền lót tay.

7). Bằng chứng thứ bảy: Trình báo mọi việc

Các lãnh đạo đảng CSVN luôn luôn tuân hành những chỉ thị của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Tướng Trung Cộng Mã Hiếu Thiên sang chỉ thị phải định hướng dư luận, thế là có lịnh cấm sinh viên biểu tình. Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ thị phải lập Viện Khổng Tử thì Nguyễn Tấn Dũng thi hành ngay. Viện Khổng Tử ở Đại học Hà Nội.
Trước những đại hội Đảng luôn luôn có quan chức Trung Cộng đến ban chỉ thị về việc cử những người nào vào chức vụ gì. Cụ thể là bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải bị loại ra khỏi bộ Chính Trị Đảng.

Người được cử giữ chức Tổng Bí thư, liền ngay sau đó cử một đặc sứ sang trình báo và xin ngày giờ được sang chầu, nói theo ngôn từ ngoại giao là “thể theo lời mời của Chủ Tịch TQ”.
Đi phải thưa về phải trình. Mỗi khi lãnh đạo VN muốn sang thăm Hoa Kỳ, là đối thủ của Trung Cộng, để tránh bị hiểu lầm nên phải sang tường trình mọi việc và cam kết không hành động chống lại Bắc Kinh. Trương Tấn Sang đã đến Bắc Kinh ngày 19-6-2013 và sang Mỹ từ ngày 24 đến 26 tháng 7 năm 2013.
Đi phải thưa về phải trình là thế.
Thêm một bằng chứng nữa là khi Khổng Huyễn Hựu được cử đến làm đại sứ ở Việt Nam thì cả Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng và chính phủ, quốc hội đều có lịch trình ra vào nườm nượp đến trình diện vấn an tân đại sứ khựa.
8). Bằng chứng thứ tám: “Sứ quán hay phủ thái thú”
Sứ quán hay phủ thái thú?           Cựu đại sứ Khổng Huyễn Hựu.

“Sứ quán hay phủ thái thú?”

Đó là cái tựa bài viết ngày 14-11-2011 của nhà báo Bùi Tín. Xin trích nguyên văn như sau:

“Tuy mới nhậm chức có hơn 1 tháng, đã có vài chục quan chức cấp cao phía Việt Nam đã gặp và chào đón ông đại sứ mới rất nồng nhiệt. có hàng loạt quan chức cao cấp đã đến sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu để chào tân Đại sứ Khổng Huyễn Hựu.

Đó là:
- Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng (ngày 17-8-2011);
- Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng (ngày 23);
- Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, rồi Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Đặng Văn Hiếu (ngày 29-8-2011);
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, rồi Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ngày 31-8-2011);
- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (12-9-2011);
- Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luân (16-9-2011);
- Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, rồi Bộ trưởng Thông tin - Tuyên truyền Nguyễn Bắc Sơn (21-9-2011);
- Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (27-9-2011);
- Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, rồi Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa (29-9-2011);
- Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, rồi Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ (3-10-2011);
- Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh (4-10-2011).

Sứ quán Trung Quốc cho biết tân Đại sứ Trung Hoa chỉ trong thời gian ngắn đã có dịp hội kiến với quá nửa số ủy viên Bộ Chính trị của phía Việt Nam, chưa kể một loạt ủy viên Trung ương đảng, bộ trưởng, thứ trưởng và các loại cán bộ cấp cao khác” (Bùi Tín-hết trích)

9). Bằng chứng thứ 9: Mở cửa cho giặc vào nhà bằng đường cao tốc.

Những đường cao tốc nối Trung Cộng với Việt Nam có khả năng chuyên chở hàng hoá, hành khách và khi cần thì chở binh lính vào Việt Nam chỉ trong nhiều tiếng đồng hồ mà thôi.

1). Dự án đường sắt cao tốc xuyên Việt
Đường sắt cao tốc xuyên Việt.
Ngày 24-1-2011, Trung Cộng tuyên bố kế hoạch xây đường sắt cao tốc từ Quảng Tây (TC) xuyên qua Việt Nam rồi đến Singapore. Ở Việt Nam có hai đoạn qua Lào và Campuchia.

1. Đoạn 1. Tuyến đường sắt nối liền Lộc Ninh qua Campuchia
2. Đoạn 2. Nối liền Vũng Áng, Mụ Gia tỉnh Hà Tĩnh sang Lào.

2). Hai dự án đường cao tốc 4 làn xe nối Việt Nam với Trung Cộng
Cao tốc 4 làn xe Nội Bài-Côn Minh     * Lạng SơnHữu Nghị Quan, Nam Ninh (TQ).
Cao tốc 4 làn xe Nội Bài-Côn Minh * Lạng SơnHữu Nghị Quan, Nam Ninh (TQ)

- Tuyến Nội Bài, Hải Phòng, Lào Cai nối với Côn Minh, Hà Khẩu (TC) dài 264km.

Ngày 29-11-2013, Bộ trưởng Đinh La Thăng làm việc với Tổng Công ty Máy móc và Thiết bị (TC) để nhà thầu Trung Cộng thực hiện dự án nầy.

- Tuyến cao tốc Nội Bài, Lạng Sơn nối với Hữu Nghị Quan-Nam Ninh (TC) dài 146km.

Tóm lại những hệ thống đường cao tốc cho phép bộ đội Trung Cộng tiến vào Việt Nam chỉ trong một ngày là cùng.

4* Hù dọa: “Cần phải cho Việt Nam một bài học đích đáng”

Tờ Hoàn cầu thời báo (Global Times) số ra ngày 6-5-2014 cho rằng Trung Quốc cần phải cho Việt Nam một bài học đích đáng nếu Hà Nội gây thêm căng thẳng ở Biển Đông.

4.1. Trung Cộng chửi Cộng Sản Việt Nam tàu xà lúp chở không hết

Giáo sư Vũ Cao Đàm dịch từ tài liệu của Trung Cộng, như sau:
“Nói về Nam Sa, quần đảo mà VN đang chiếm 29 đảo. VN là nước láng giềng nhưng không muốn cùng Trung Quốc phát triển phồn thịnh. Quan hệ giữa VN-TQ là quan hệ giữa người nông dân với con rắn độc. VN luôn luôn đóng vai thất tín, bội nghĩa. Trong tình hình hiện nay, VN đã chống lại sự khoan dung và lương thiện của TQ.
Việc dùng vũ lực đánh VN không thể chậm trễ hơn nữa.
Vì sao phải đánh CSVN bằng vũ lực?
Có hai khía cạnh sau đây:
1. CSVN là một quốc gia lòng lang dạ sói
Từ những năm 1960, TQ đã ủng hộ VN về quân sự, kỹ thuật, kinh tế với quy mô lớn, trong thời gian đó, bản thân TQ cũng khó khăn.
Với sự ủng hộ của TQ, VN đã đánh bại 560 nghìn quân Mỹ ở VN. TQ vô tư ủng hộ về nguồn lực và nhân lực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặt nền móng vững chắc cho việc phục hồi kinh tế cho VN.
Sự vô ơn của VN biểu hiện, một tay nhận viện trợ vô tư của TQ, một tay ngấm ngầm chìa ra cho Liên Xô. Dưới sự thao túng của Liên Xô, VN làm đủ trò quấy nhiễu biên giới Trung-Việt đến đổ máu người TQ.
Tại VN, VN sát hại và trục xuất Hoa kiều. VN đem quân sang chiếm Campuchia. Không thể nhẫn nại được nữa, tháng 2 năm 1979, TQ phát động chiến tranh phản kích tự vệ. VN bắt tay với Liên Xô, một đối thủ của TQ, cầm súng bắn lại ân nhân của mình.
Chúng ta hãy xem, bọn CSVN lòng lang dạ sói đến mức độ nào?

2. Cộng Sản Việt Nam là bọn tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ.
VN và TQ là hai nước láng giềng, uống chung một nguồn nước, nhiều chính trị gia đã đến học tập tại TQ, ngay cả đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng được huấn luyện, giáo dục ở TQ.
Trước đây, ngày 30-5-2008, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đột nhiên đến thăm nước ta, nói ra những điều cảm động lòng người, mồm bô bô “láng giềng tốt, bạn bè tốt, chiến hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tỏ ra rất thân thiết…sau nầy mới biết, vì lạm phát tăng cao, kinh tế nguy cơ bị khủng hoảng, nên mới chạy qua xin xỏ, cầu viện TQ. Đến khi vừa về tới nước thì tên Mạnh nầy liền trở mặt, liên kết với đối thủ cạnh tranh của TQ là công ty Mobil, để khai thác dầu khí ở Nam Sa (Trường Sa) mà VN cướp đoạt của TQ. Rõ là quân phản bội. CSVN thật là vô liêm sĩ, không biết hổ thẹn là gì.
Trong quá trình tranh chấp, VN âm mưu quốc tế hoá các đảo đã chiếm của TQ, với tâm địa độc ác, không biết xấu hổ. Đây là điển hình của hành vi “cường đạo biến thành quân tử”, thật là vô liêm sĩ.
Chính sách của VN đối với TQ thật là vô cùng nham hiểm, đó là toa rập với Hoa Kỳ ngăn chặn sự phát triển của TQ.
Xem ra, VN muốn đi theo vết xe cũ của năm 1979, vẫn còn muốn diễn vai bán đứng ân nhân đã từng giúp đỡ họ, để trở thành một kẻ tiểu nhân vô liêm sĩ thật thụ.
Năm 1979 chưa đủ dạy cho CSVN một bài học tơi bời, thì sắp tới đây, chúng ta cần phải làm triệt để, để VN có một bài học nhớ đời và cũng là lợi ích lâu dài của TQ.
TQ hiện nay đang theo chính sách “ẩn dấu tài năng”, “lâu dài mai phục” khiến cho bọn oắt tì VN xâm chiếm lãnh hải TQ và cứ nhâng nhâng thăm dò khai thác tài nguyên.
Đã đến lúc chúng ta cần phải dẹp bỏ thái độ khoan dung nhân nhượng, mà phải dùng vũ lực, chứng minh TQ là một đất nước anh hùng.
Để cho một nước lỏi con như VN xâm phạm lãnh thổ của mình, sự khoan dung thái quá là tự hủy diệt mình, cho nên phải dùng vũ lực tấn công VN một cách tàn nhẫn. Cần phải phá hủy triệt để các cơ sở quân sự, tất nhiên bao gồm tất cả hạ tầng dân sự của VN. Đối với một nước vô liêm sĩ như vậy, chúng ta không cần phải quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhân đạo làm gì. Chỉ cần phù hợp với lợi ích quốc gia thì đó là chiến tranh chính nghĩa.” (Hết trích). Giáo sư Vũ Cao Đàm dịch từ tài liệu Trung Quốc.
Ngày 25-6-2011, Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư Ký Ủy Ban Chính sách Quốc gia TC tuyên bố: “Trung Quốc đã từng dạy VN một bài học và có thể cho VN một bài học lớn hơn, nếu VN tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi đao, sớm muộn gì có ngày VN sẽ ngã trên lưỡi đao đó”.

4.2. Kế hoạch đánh chiếm Việt Nam trong 31 ngày

Kế hoạch cụ thể
'Phương án A' Trung Quốc chỉ cần 31 ngày là thôn tính Việt Nam.
1). Bố trí binh lực
Địa hình VN giống như con rắn, chính giữa hẹp, hai đầu phình ra. Muốn đánh rắn, phải đập đầu rắn ở yếu điểm, là đốt thứ bảy, tức là Thanh Hóa.
Chiếm Thanh Hóa trước, cắt đôi nước VN. Vì toàn bộ các tuyến đường bộ, đường sắt đều qua Thanh Hóa.
Áp dụng chiến thuật sở trường của CSBV trong chiến tranh VN, là “tiền pháo hậu xung”. Gọi là phép “gậy ông đập lưng ông” của nhà Mộ Dung, Cô Tô. “Dĩ bĩ chi đạo, hoàn thỉ bĩ thân”
Sau trận đánh phủ đầu bằng những trận mưa hỏa tiển khủng khiếp và liên tục để tiêu diệt các vị trí quan trọng, làm tê liệt hoàn toàn các hệ thống phòng thủ và tấn công của VN, kế đó dùng xe tăng đổ bộ.
Đột kích 3 hướng: Bắc, Đông và Nam, với 520,000 quân, 1,200 xe tăng, 3,000 thiết giáp, 3,200 phi cơ.
Phía Bắc. Vân Nam. 60,000 quân.
Đông. Quảng Tây. 100,000 quân
Nam. 150,000 quân
Thời gian. 31 ngày
2). Giai đoạn tấn công chiến lược
Ngày 1.
Dùng các loại hỏa tiển tiêu diệt 300 mục tiêu
500 hỏa tiễn chiến thuật tầm ngắn
400 hỏa tiễn điều khiển hành trình (Cruise missile)
Lực lượng chiến tranh điện tử gây nhiễu điện từ, phá sóng các hệ thống truyền tin liên lạc, radar. Phi cơ oanh tạc chiến lược phá hủy các nhà máy và trạm phát điện, các cơ sở công kỹ nghệ lớn. Đồng thời phá hủy kinh tế như hồi năm 1979.
Ngày 2
Tiếp tục dùng hỏa tiễn hủy diệt các mục tiêu của ngày 1. Tất cả phi cơ KQ và HQ, xuất kích 1,000 lượt tấn công các mục tiêu đã nêu. Tiếp tục nả 300 hỏa tiễn chiến thuật.
Ngày 3
Phi cơ xuất kích 1,500 lượt, tiếp tục không tập quy mô lớn hơn, tiêu diệt và làm tê liệt các lực lượng KQ và HQ còn sót lại. HQ tiếp tục phóng 100 hoả tiễn điều khiển, làm cho địch không ngóc đầu lên được.
Ngày 4
Phi cơ KQ và HQ xuất kích 1,000 lượt, pháo cở lớn tiếp tục hạ các ổ kháng cự. Hạm đội Nam Hải, gồm tàu ngầm, tàu chiến, phong toả Vịnh Bắc Bộ. Hạm đội Đông Hải trừ bị, yểm trợ vòng ngoài.
Ngày 5
Phi cơ xuất kích 500 lượt, ngày và đêm, đập tan khả năng phản kích của địch. Trực thăng vũ trang cùng pháo binh tấn công vào các mục tiêu sâu trong nội địa của địch.
10 tàu đổ bộ cở lớn, 100 tàu đổ bộ cỡ trung bắt đầu đưa quân vào vị trí đổ bộ, dưới sự bảo vệ của KQ và tàu ngầm.
3.2. Giai đoạn tác chiến trên mặt đất
Ngày 6
Đổ bộ. Sư đoàn TQLC chia ra làm nhiều cánh, đổ bộ lên trước rồi lại nhập trở lại, bảo vệ khu vực đổ bộ.
Ngày 7 và 8
Tiến hành đổ bộ trên các mặt trận.
Ngày 9 và 10
Chiếm Thanh Hoá. Cắt đứt liên lạc của lục quân phía bắc và Nam. Hoàn thành việc bao vây chiến lược, cô lập Hà Nội. Ngăn cản phía Nam tiếp viện cho phía Bắc.
Ngày 11
Mũi Bắc và Đông tạo gọng kềm vây chặt Hà Nội. Cơ giới và bộ binh hoàn tất việc đổ bộ.
Ngày 12 và 13
3 tập đoàn quân Bắc, Đông và Nam tiến vào mục tiêu chiếm đóng để bao vây Hà Nội, làm tê liệt đầu máy lãnh đạo.
Ngày 14 và 15
Các đơn vị đóng quân, nghỉ ngơi, chỉnh đốn đội ngũ, cũng cố khu vực chiếm đóng, chờ lệnh tiến công.
Ngày 16, 17 và 18
Bắt đầu tấn công Hà Nội. Dự kiến trong 3 ngày. Cũng theo quy luật lấy gậy ông đập lưng ông là tiền pháo hậu xung. Từ 4 giờ sáng pháo kích bằng hỏa tiễn, sau đó tấn công chiếm và tiêu diệt mục tiêu.
Ngày 19 và 20
Các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày. Đồng thời, các hoạt động tình báo, phối hợp với đặc công, len lỏi sâu vào lòng địch tổ chức các công nhân TQ ở Tây Nguyên và các công trường, nội tuyến và nổi dậy, dùng thuốc nổ phá hủy hệ thống giao thông.
Ngày 21
Đẩy mạnh tấn công miền Nam.
Đến ngày thứ 31, chiếm toàn bộ nước VN.
Giải thích một vài điểm trong kế hoạch
Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Hoa Kỳ pháo kích và không tập suốt một tháng rồi mới tấn công đổ bộ. Trong kế hoạch nầy, chỉ có 5 ngày, cuộc tấn công chớp nhoáng là để tránh trường hợp Hoa Kỳ có thể can thiệp vào để chiếm VN. Trong 5 ngày đó, bộ đội Trung Cộng bám sát bộ đội Việt Nam tạo thành khu vực xôi đậu vì thế Hoa Kỳ muốn can thiệp cũng đành bó tay. 
Do địa hình VN có nhiều rừng núi ẩn nấp để phòng thủ, nên phải xử dụng tối đa trực thăng vũ trang và pháo binh ở miền Bắc và miền Trung. Miền Nam đồng bằng, thì khai thác triệt để hỏa lực xe tăng và các loại xe bọc thép.
Dân cư mạng Tàu khựa cho rằng phương án A đã lỗi thời. Với vũ khí hiện đại ngày nay, việc đánh chiếm Việt Nam chỉ cần hai tuần lễ là xong ngay. Riêng về hải quân thì chỉ trong một tiếng đồng hồ Trung Cộng sẽ tiêu diệt toàn bộ hải quân Việt Nam.
Họ còn trưng hình ảnh về vũ khí hiện đại như dưới đây.
5* Giải pháp quân sự nầy chỉ là đòn gió, giương đông kích tây
5.1. Tổng tham mưu trưởng QĐ Trung Cộng thăm Bộ Quốc phòng M
Phòng Phong Huy & tướng Martin Dempsey   Đô đốc Samuel Locklear.
Ngày 13-5-2014, thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng QĐ Trung Cộng đến thăm Hoa Kỳ. Đô đốc Samuel Locklear, Chỉ huy trưởng Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (PACOM) hướng dẫn ông Phòng thăm HKMH Ronald Reagan. Sau đó ông Phòng gặp tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
Hai bên thảo luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

5.2. Trung Cộng và Campuchia nâng cấp hợp tác quân sự
Hứa Kỳ Lương đến thăm Campuchia.
Ngày 9-5-2014, trong lúc tình hình căng thẳng giữa VN và Trung Cộng ở Biển Đông thì ông Hứa Kỳ Lương, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng đã dẫn phái đoàn đến Campuchia làm việc 5 ngày với bộ trưởng QP/CPC là ông Tea Banh. Hai bên nhất trí thúc đẩy nâng cao về hợp tác quân sự giữa hai nước.

5.3. Trung Cộng có thể không đánh chiếm Việt Nam bằng quân sự
Trung Cộng không đánh chiếm VN bằng quân sự như kế hoạch chiếm VN trong 31 ngày, bởi vì dù cho có chiếm được VN thì cũng không có thể thành lập một chính quyền tay sai cho họ hơn là những đồng chí Hán ngụy hiện nay.
Nga làm được ở Ukraina bởi vì sắc tộc Nga ở bán đảo Crimea chiếm đa số là 58.5%,. Trái lại, đại đa số người VN đều không ưa bọn Tàu khựa. Nếu có đánh nhau thì chỉ cho vài bạt tai xiểng niểng chớ không hạ gục, chỉ đánh như vụ đâm tàu trên biển vậy thôi.

6* Mặt trận kinh tế
6.1. “Đặc vụ Trung Cộng kích động biểu tình bạo động”
Ngày 16-5-2014, đài Á Châu tự do (RFA) dẫn lời của nhà báo Nguyễn Quốc Thái cho biết: “Chúng tôi cho rằng việc manh động đó là có bàn tay của đặc vụ Trung Quốc nhúng tay vào để gây ra biến loạn và họ lấy cớ đó để tỏ thái độ đối với Việt Nam”.

6.2. Biểu tình bạo động của công nhân Việt Nam
Trung Cộng kích động biểu tình bạo động?
Những ngày qua, trên cả nước có nhiều cuộc biểu tình đến hàng chục ngàn người tham dự. Khí thế sôi sục đưa đến đập phá tạo ra tình trạng mất kiểm soát. Đã có hàng trăm người Hoa và người Việt bị thương. Số người chết do hãng tin Reuters nêu ra là 21 người.
Riêng ở Bình Dương có đến 15 doanh nghiệp bị đập phá, đốt phá, hôi của làm thiệt hại đến nhiều tỷ đồng. Có nguy cơ hàng trăm công nhân sẽ mất việc làm.
Không chỉ những công ty Trung Quốc mà các công ty Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Singapore cũng bị đập phá, hôi của.

6.3. Kế hoạch thâm độc của Trung Cộng
Kế hoạch thâm độc của Trung Cộng là làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam, vốn đã yếu lại suy kiệt thêm. Những công ty nước ngoài bị đập phá khiến họ hoang mang, có thể rút lui, hạn chế mức hoạt động, hoặc làm nản chí người người muốn vào đầu tư ở Việt Nam.
Nhưng trước hết các công ty nước ngoài đòi Việt Nam phải bồi thường thiệt hại. Hãng AFP dẫn nguồn tin từ phòng Thương Mại Đài Loan ở Hà Nội thì vừa qua đã có hơn 500 nhà máy của các nhà đầu tư Đài Loan đã bị thiệt hại.
Ngày 16-5-2014, Đài Loan tuyên bố sẽ phối hợp với Nhật Bản và các nước khác thúc đẩy Việt Nam phải bồi thường. Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan David Lin tuyến bố ở Đài Bắc như thế.

6.4. Kinh tế Việt Nam đang xuống dốc
Đối với Trung Cộng cán cân mậu dịch mất thăng bằng giữa Việt Nam và Trung Cộng. Việt Nam bị lép vế. Việt Nam mua hàng hóa của Trung Cộng 36 tỷ 960 triệu USD. Trung Cộng mua hàng hóa của VN 13 tỷ 960 triệu USD.
Tiền bán ra không đủ trả tiền mua vào, cho nên phải xuất tiền túi, nếu không có thì vay nợ. Đó là VN nhập siêu do cán cân mậu dịch không cân bằng.
Kinh tế suy yếu thì càng lệ thuộc vào chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, nên phải luôn luôn vâng vâng, dạ dạ ngoan ngoãn tuân lịnh quan thầy.
7* Tập Cận Bình không tiếp Nguyễn Phú Trọng
Hôm thứ hai 12-5-2014, tờ New York Times đăng bài viết của ký giả Keith Bradsher cho biết “Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, đề nghị đến Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình nhưng đề nghị bị từ chối”. Đó là thái độ khinh bỉ ra mặt.
Trở mặt như trở bánh phồng.
Bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cho biết, hai bên đã có 14 cuộc trao đổi liên quan đến giàn khoan HĐ-981.
Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa giải quyết vì mạnh ai nấy nói, ai cũng cho rằng mình phải, bên nầy cho rằng bên kia xâm phạm vùng biển của mình. 

7.1. Giả sử như Tập Cận Bình chịu gặp Nguyễn Phú Trọng
Giả sử như Tập Cận Bình chịu gặp, thì Nguyễn Phú Trọng sẽ nói được những gì?
Những điều không thể nói được như sau:
1. Không thể cảnh cáo sẽ dùng biện pháp quân sự và kinh tế làm áp lực để buộc Trung Cộng phải rút giàn khoan.
2. Không thể năn nỉ ỷ ôi đánh động lòng trắc ẩn, thương xót, thương hại, vì mục đích của Trung Cộng là dầu mỏ và chủ quyền.
3. Cũng không thể hù dọa rằng sẽ liên minh vói Mỹ để chống chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, bởi vì đã quá trễ rồi. Hiện nay VN như con cá nằm trên tấm thớt, vô phương khả đảo, không còn đường nào để binh cả. Gián điệp Trung Cộng tràn lan rình rập khắp nơi, nhất cử nhất động đều bị phát hiện, trừng phạt.
Điều có thể làm được, vừa bảo vệ thể diện của cả hai bên, vừa đạt được mục đích yêu cầu của Trung Cộng, là chiếm tài nguyên Biển Đông. Đó là phương án “Xoá bài làm lại” của Trúc Giang.

7.2. Phương án “Xoá bài làm lại”
Bước 1.
Trung Cộng rút giàn khoan về đảo Tri Tôn sau khi hết thời hạn đã tuyên bố là thăm dò 3 tháng, từ ngày 12-5 đến 15-8-2014. Trung Cộng khôn ngoan là trong kế hoạch tấn công cũng còn chừa con đường rút lui trong danh dự.
Bước 2.
Cộng Sản Việt Nam có tuyên bố là sẽ đưa sự việc ra toà án quốc tế. Việt Nam có thể dùng biện pháp nầy để câu giờ, và đồng thời giữ được thể diện là không hèn nhát. Vì toà án quốc tế cần phải có hồ sơ của hai bên, nguyên cáo và bị cáo mới có thể xử kiện được. Hơn nữa, toà nầy không có biện pháp cưỡng chế. Phán quyết của tòa không được thi hành thì cũng huề thôi. CSVN đang phổ biến công hàm gởi LHQ phản đối Trung Cộng, đó chỉ gây tiếng vang mà không có tác dụng cụ thể nào cả. Ai ai cũng đã biết Trung Cộng ngang tàng nhưng vì quyền lợi quốc gia nên im lặng. Hơn nữa binh vực CSVN cũng chả ăn cái giải gì.
Bước 3.
Xoá bài làm lại. Sau khi Trung Cộng rút giàn khoan về quần đảo chủ quyền Hoàng Sa của họ, thì Việt Nam lên tiếng rao mời gọi thầu. Tổng Công Ty “Xi Nốc” (CNOOC) lại nạp đơn. Việt Nam gọi mời Ấn Độ và Campuchia… nạp đơn dò tìm dầu khí. Thế là Trung Cộng ngang nhiên, đường đường chính chính trở lại vị trí cũ một cách hợp pháp, và chiếm những lô béo bở ở Biển Đông.
Kết quả phương án xoá bài làm lại, thì Trung Cộng hưởng được 50% tài nguyên. 50% còn lại chia hai cho Ấn Độ và Việt Nam, mỗi bên được 25%. May mắn lắm thì dò trúng chỗ có dầu. Trái lại thì trắng tay. Kết quả, VN chỉ nhận được ¼ (25%) tài nguyên của dân tộc VN ngoài Biển Đông.
Cẩm nang nầy rất hiệu nghiệm, nếu hai bên thành tâm thực hiện thì không những giữ được mặt mũi của cả hai mà cũng đạt được mục đích yêu cầu của cả hai, là một bên dâng tài nguyên một cách hợp pháp, và một bên cướp được tài nguyên cũng hợp pháp, nhất cử lưỡng tiện. Điều quan trọng là giữ được cái lý tưởng 4 tốt và 16 chữ vàng. Thương nhau lắm, cắn nhau đau là lẻ thường tình thôi.
8* Giải pháp nào cho vấn đề Việt Nam?
8.1. Giải pháp cho Việt Nam rất khó thực hiện
Bà Hoàng Dược Thảo và LS Nguyễn Văn Đài nêu ra hai giải pháp: là “Giải Cộng thì thoát” và liên kết với Mỹ, đưa đến liên kết với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, NATO…
Giải pháp nào cũng đúng nhưng rất khó thực hiện bởi vì đảng Mafia kềm kẹp nhân dân quá chặt chẽ, hơn nữa người dân Việt Nam ngày nay hoàn toàn vô cảm. Trong một cuộc tuần hành ở Hồ Gươm, chị Bùi Thị Minh Hằng cầm một biểu ngữ đại ý là nước sắp mất rồi xin đừng vô cảm nữa.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thế mà quần chúng hoàn toàn vô cảm thì làm gì có cách mạng?


8.2. Lời kêu gọi tha thiết của BS Nguyễn Đan Quế
Ngày 24-2-2011, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát lời kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước. Nguyên văn như sau:

“Hãy đứng thẳng người, hiên ngang tuyên bố: Tự do hay sống nhục!”
“Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế. Bộ Chánh Trị đảng CSVN và con đẻ đã phá sản đất nước, thiểu số tham quan quá giàu, đa số quần chúng sống trong nghèo khổ. Chóp bu Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng triển khai tối đa công an trị, đàn áp những người yêu nước, là bọn phản dân hại nước.

Toàn dân hãy vùng lên! Xuống đường, giáng liên tiếp những đòn sấm sét ngay vào đầu Bộ Chính Trị đảng CSVN, buộc chúng phải trả quyền lực lại cho nhân dân.
Quét sạch Cộng Sản! Xây dựng một nước VN mới, tự do dân chủ, nhân quyền và tiến bộ.
Hãy xuống đường để cứu nước! Muốn cứu nước, hãy xuống đường!”
(hết trích) 

Lời kêu gọi thật hùng hồn, dũng mãnh. Buồn thay, những lời đanh thép đó đã hoàn toàn chìm trong im lặng.
“Tự do hay sống nhục!”, rất tiếc không chọn tự do nên phải sống nhục.

8.3. Vô cùng thương mến những anh hùng cô đơn
Lãnh tụ dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi (đọc A-Ung Xăn Xu Chi) phát biểu trước cử toạ người Mỹ tại đại học Michigan: “Vượt qua nổi sợ hãi là chìa khoá mở ra các quyền tự do khác”. 
Sự sợ hãi làm tê liệt quần chúng khiến người ta câm nín và thụ động. Đúng là sự sợ hãi của người VN hiện nay còn rất lớn, đã khiến cho những anh hùng can đảm đấu tranh cho tự do trở thành những người rất cô đơn. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng quần chúng vô cảm thì làm gì có cách mạng?
Tôi vô cùng thương mến và kính phục những anh hùng cô đơn như các luật sư: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Bùi Kim Thành, BS Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, kỹ sư Đỗ Nam Hải, những Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), Phan Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Tiến Trung, ký giả Trương Minh Đức, LS Nguyễn Bắc Truyền, Lê Nguyên Sang, Bùi Thị Minh Hằng…Không có sức mạnh của quần chúng thì không làm được gì cả.

9* Kết luận

Tóm lại vụ giàn khoan HD-981 nằm trong kịch bản được dàn dựng mới nhìn xem như thật, để CSVN dâng tài nguyên một cách hợp pháp cho quan thầy Tàu khựa Bắc Kinh. Đây không phải là lần đầu tiên, mà trong quá khứ đảng CSVN từ Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng đến Lê Khả Phiêu đã dâng nộp lãnh thổ, tài nguyên cho quan thầy Trung Cộng một cách hợp pháp bằng công hàm và những hiệp ước như Vịnh Bắc Bộ, Thác Bản Giốc, “hải chiến” Trường Sa và hiện nay là vụ giàn khoan HD-981.
Việt Cộng đã mua chịu vũ khí của Trung Cộng, rồi đưa thế hệ sinh Bắc tử Nam dùng vũ khí đó vào bắn giết đồng bào miền Nam, thống nhất đất nước để đưa cả nước vào chế độ độc tài của đảng vô địch về tham nhũng, nên đồng bào phải ăn bo bo.
Vừa rồi, chị Tống Mỹ Loan (Pháp) có chuyển đến bản tin của đài Tiếng nói Nhân dân Trung Hoa công bố công hàm của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng ngày 4-9-1958, đã công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng.

Bản tin cho biết mặc dù đã cắt đất dâng biển để trừ nợ tiền mua vũ khí nhưng chưa trả hết, và hiện Việt Nam còn thiếu số tiền chiến phí từ 1954 đến 1975 là 870 tỷ Mỹ kim.

Có lẻ vì thế nên dàn dựng vụ việc giàn khoan để trả nợ hợp pháp. Đó là hành động bán nước. “Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước”.
Trúc Giang
Minnesota ngày 18-5-2014



LỊCH SỬ LẬP LẠI : CÁC BẠN CÒN NHỚ KHÔNG? 
LÚC TRUNG QUỐC SẮP ĐÁNH VIỆT NAM NĂM 1979 THÌ HỌ LÀM GÌ ???

1979-2014.jpg
NĂM 1979 
Trước khi đánh Việt Nam thì Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, YÊU CẦU MỸ đừng can thiệp vào nội bộ Trung Quốc.
- 10 giờ sáng ngày 29 tháng 1 năm 1979 tại thảm cỏ trước thềm Nhà ... thống Mỹ Carter đã đón Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
- Đầu tháng 01 năm 1979, Trung Quốc đưa người Hoa các vùng biên giới về nước.
- Hơn một tháng sau, ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

NĂM 2014 
- Ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tập Cận Bình gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp ở Thượng Hải, hứa có những mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn giữa 2 nước.
- Ngày 17 tháng 05 năm 2014, Trung Quốc đã đưa 3.000 người đang sống tại Việt Nam về nước.
- Ngày 19/5, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã tiếp Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Phòng Phong Huy trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức La Habana của phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc.
Nếu lịch sử lập lại lần nữa thì Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam vào cuối tháng 6 nầy.

Nguyễn Thùy Trang



Giàn khoan HD-981 : Trung Quốc tung đòn bôi nhọ Việt Nam
Tàu Tuần duyên Trung Quốc dàn hàng ngang bảo vệ giàn khoan HD-981. Ảnh chụp ngày 14/05/2014
Tàu Tuần duyên Trung Quốc dàn hàng ngang bảo vệ giàn khoan HD-981. Ảnh chụp ngày 14/05/2014
REUTERS/Nguyen Minh
Trọng Nghĩa
Từ thế thượng phong sau vụ Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào cắm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, từ một tuần lễ nay, Việt Nam đang phải thụ động ứng phó với cả một chiến dịch nói xấu từ phía Bắc Kinh, thổi phồng tình trạng bạo lực tại Việt Nam, xóa nhòa đi hình ảnh hung hăng hiếu chiến mà Trung Quốc đã lộ rõ.
Lợi dụng sự kiện một số thành phần bất hảo tại Việt Nam mượn danh nghĩa biểu tình chống Trung Quốc xâm lược để đập phá không chỉ cơ sở của người Trung Quốc, mà cả của các nơi khác như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc…, Bắc Kinh đã thổi phồng tình trạng bạo lực tại Việt Nam, thu hút sự chú ý của công luận thế giới, xóa nhòa đi hình ảnh hung hăng hiếu chiến mà Trung Quốc đã lộ rõ khi đưa một hạm đội hùng hậu, hộ tống giàn khoan tiến vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.
Dấu hiệu rõ nhất cho thấy là sách lược Trung Quốc đang tiến hành đã có một số hiệu quả là nội dung những bài viết của báo giới quốc tế trong thời gian gần đây, liên quan đến vụ giàn khoan HD-981.Trong khoảng một tuần lễ đầu, sau khi Việt Nam công khai lên tiếng tố cáo việc Trung Quốc dùng sức mạnh cắm giàn khoan trong vùng biển mà họ tranh chấp với Việt Nam, dư luận quốc tế đã rất thông cảm với Việt Nam, và thường xuyên dùng đến các từ ngữ như « khiêu khích », « phi pháp », thậm chí « ức hiếp nước nhỏ » để chỉ hành động của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau những vụ đập phá cơ sở bị cho là của người Trung Quốc tại khu công nghiệp Bình Dương, nối tiếp theo là vụ đập phá, hành hung, gây thương vong cho nhân viên nhà máy thép Đài Loan ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), báo chí quốc tế như lại tập trung khai thác đề tài này, với lượng bài viết về diễn biến tại khu vực giàn khoan ngoài Biển Đông ít hẳn đi, và khi nói về phong trào biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam, các nhà báo hầu như luôn nhắc đến những vụ bạo động.
Mô tả Việt Nam thành một đất nước có môi trường kinh doanh không an toàn
Phải nói là phía Bắc Kinh đã biết lợi dụng thực tế không hay bên lề các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam – những sự cố mà một số nguồn tin cho là không phải là do người biểu tình chống Trung Quốc gây nên – để mô tả Việt Nam như là một đất nước thiếu thân thiện với người ngoại quốc nói chung, chứ không riêng gì đối với Trung Quốc.
Nguy hiểm hơn là Bắc Kinh còn nhấn mạnh đến tính chất môi trường kinh doanh thiếu an toàn tại Việt Nam, đúng vào lúc mà Hà Nội đang nỗ lực thu hút đầu tư ngoại quốc vốn càng lúc càng có ý muốn rời bỏ Trung Quốc.
Sách lược bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam được tiến hành cả trên bình diện ngoại giao lẫn báo chí, với các lập luận chính thức cho rằng chính quyền Việt Nam đã « đồng lõa » với những thành phần đi biểu tình đập phá cơ sở của Trung Quốc và một vài nước châu Á khác.
Báo chí tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thì liên tục đưa tin về các thiệt hại về vật chất mà nhiều công ty ngoại quốc phải gánh chịu, bên cạnh những lời chứng của những người phải chạy về nước hay qua Cam Bốt để lánh nạn…
Là thủ phạm gây hấn, Trung Quốc muốn cho thấy mình là nạn nhân !
Theo giới quan sát, mục tiêu của Bắc Kinh tìm cách xóa mờ hình ảnh một Trung Quốc hiếu chiến trong vụ giàn khoan HD-981, để nêu bật hình ảnh người Việt Nam hung hăng. Là thủ phạm trong vụ gây căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung lần nay, Trung Quốc đã cố gắng mô tả mình như là một nạn nhân.
Một trong những yếu tố nêu bật dụng ý đánh lạc hướng dư luận là quyết định đưa tàu đến Việt Nam để di tản kiều dân – y như là giữa hai nước đang xẩy ra chiến tranh và Việt Nam là một đất nước thiếu an ninh.
Theo ông David Koh, một chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, động thái của Trung Quốc gửi tàu đến di tản công nhân của họ "có lẽ là một phản ứng thái quá". Được hãng tin Mỹ Bloomberg trích dẫn chuyên gia này phân tích thêm : « Đây có phải là một hành động cố tình, mang ý nghĩa của một tuyên bố chính trị hay không, điều đó rất khó nói, (nhưng) trong thực tế, tín hiệu đó cũng có thể là nhằm hướng tới người dân Trung Quốc, để nói với họ rằng Nhà nước Trung Quốc thực sự quan tâm đến họ ».
Lời lẽ trong bài xã luận của Tân Hoa Xã vào hôm qua 18/05/2014 thể hiện rõ sách lược bôi xấu Việt Nam hiện nay của Bắc Kinh. Bài xã luận được viết bằng tiếng Anh, cho thấy dụng tâm tuyên truyền rõ nét.
Mang tựa đề "Việt Nam sẽ bị tác hại kinh tế từ những cuộc biểu tình bạo lực", bài báo mở đầu ngay bằng nhận xét : « Trung Quốc phải tiếp tục sơ tán khẩn cấp công dân của mình từ Việt Nam... sau các hành vi bạo lực chống Trung Quốc bị Hà Nội làm ngơ ».
Theo Tân Hoa Xã : « Các cuộc biểu tình bạo động do các thành phần thiếu lý trí tiến hành không thể biện minh được trong bất kỳ hoàn cảnh nào và sẽ không tài nào củng cố được đòi hỏi chủ quyền vô căn cứ của Hà Nội đối với lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển xung quanh trong khu vực Biển Đông (ý muốn nói đến quần đảo Hoàng Sa) ».
Đe dọa về thiệt hại kinh tế đối với Việt Nam
Hãng tin Trung Quốc cảnh cáo : « Đối với chính phủ Việt Nam, sự thất bại hoặc sự thụ động trong việc ngăn chặn thảm kịch... chỉ làm hoen ố hình ảnh của Việt Nam trong tư cách là một điểm đến thuận lợi cho đầu tư quốc tế và du lịch, điều có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Các vụ tấn công chết người và bất ổn xã hội đã làm gián đoạn hoạt động bình thường của các công ty nước ngoài và làm suy yếu lòng tin không chỉ của các nhà đầu tư Trung Quốc, mà của các nhà đầu tư ngoại quốc khác ».
Với cùng một luận điệu, nhật báo Anh ngữ China Daily, số ra ngày hôm nay, cũng chạy một bài xã luận, nêu bật "Mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạo lực" tại Việt Nam đã khiến cho "các công ty nước ngoài phải gánh chịu thiệt hại nặng nề". Tình trạng này, theo tờ báo "đã đặt ra câu hỏi về việc chính phủ Việt Nam có thực sự xem trọng các nhà đầu tư và sự an toàn của các nhà máy nước ngoài hay không".
Tờ báo Trung Quốc nói tiếp : « Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không có khả năng kết thúc sớm cũng như tâm lý chống Trung Quốc "trong số những thành phần cực đoan tại Việt Nam… Đối với giới đầu tư và chính phủ của họ, vấn đề quan trọng không phải là bản thân các cuộc biểu tình, mà là sự bất lực của chính quyền trung ương Việt Nam và của các địa phương trong việc đặt các cuộc biểu tình trong vòng kiểm soát."
Tờ China Daily bồi thêm : "Ở lại hay không ở lại hiện là vấn đề đối với những ai đã có nhà máy ở nước Đông Nam Á này sau khi cơ sở của họ bị những người biểu tình vào cuối tuần trước cướp phá và đốt cháy."
Song song với ngón đòn trên đây, Trung Quốc còn tăng sức ép trên Việt Nam về mặt ngoại giao, tuyên bố đình chỉ hợp tác với Việt Nam trên một số lãnh vực, và đe dọa sẽ mở rộng thêm. Về kinh tế, Bắc Kinh đã dùng đến biện pháp giảm bớt nguồn du khách đến Việt Nam, mà trong năm ngoái, theo số liệu của Bắc Kinh lên đến 1,8 lượt người.
Về mặt quân sự Bắc Kinh tiếp tục tăng cường lực lượng tàu thuyền đến bảo vệ giàn khoan của họ. Có thông tin cho biết là hai tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc hiện nay là Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn đều được điều đến nơi.
Việt Nam bị động trong cách ứng phó
Tóm lại sức ép của Trung Quốc trên Việt Nam rất mạnh, và nhất là các vụ bạo động bên lề các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua đã đẩy Việt Nam vào thế bị động : Việt Nam đã phải dùng biện pháp mạnh để hạn chế các cuộc biểu tình, một yêu cầu từng được Bắc Kinh nêu ra nhiều lần, trong lúc đại diện ngoại giao Việt Nam ở Đài Loan phải họp báo và xin lỗi về các sự cố liên quan đến các công ty vốn Đài Loan ở Việt Nam. Chính quyền tỉnh Bình Dương đã nghĩ đến việc giảm thuế cho các doanh nghiệp bị thiệt hại…
Riêng về đối sách chống giàn khoan Trung Quốc tại Biển Đông, như rất nhiều chuyên gia đã nhận xét, Việt Nam không có nhiều lựa chọn. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc xác nhận tình thế khó khăn mà Việt Nam đã gặp phải :
Thayer : Việt Nam có một loạt phương án về mặt chính trị và ngoại giao, nhưng trong thực tế lại không có giải pháp nào để đối phó với hành động hù dọa và nguy cơ Trung Quốc dùng sức mạnh.
Phương án thứ nhất - mà Việt Nam cũng đang thực hiện - là kêu gọi Trung Quốc mở thảo luận ở tầm mức lãnh đạo cao cấp về cuộc khủng hoảng hiện tại. Việt Nam vẫn tiếp tục có những tuyên bố hòa hoãn về ý muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc.
Việt Nam cũng đã chọn lựa phương án đưa vấn đề ra trước ASEAN. Kết quả là một tuyên bố riêng biệt hiếm thấy về Biển Đông của các Ngoại trưởng ASEAN, (nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Miến Điện hồi đầu tháng Năm).
Bản tuyên bố đó biểu thị một lập trường ủng hộ nhất định đối với Việt Nam vì lẽ cho đến nay, các thành viên khác trong Hiệp hội Đông Nam Á thường xem tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa như một vấn đề hoàn toàn song phương giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Tiến tới một giải pháp gỡ thể diện cho cả hai bên ?
Cho dù tôi không loại trừ một số sự cố khác trên biển trong thời gian tới đây, nhưng tôi cho rằng sẽ không nổ ra xung đột vũ trang hay là tình trạng hai nước lâm chiến. Cả hai bên sẽ tiếp tục có biện pháp để quản lý cuộc khủng hoảng hiện nay và sẽ xuất hiện một giải pháp không làm cho bên nào bị mất mặt
Để kháng lại sức ép từ phía Trung Quốc, theo Giáo sư Thayer, Việt Nam phải duy trì lực lượng của mình tại vùng có giàn khoan và tiếp tục vận động quốc tế.
Thayer : Việt Nam đang tiến hành chính sách « vừa đối tác, vừa đối tượng » với Trung Quốc (tức là vừa hợp tác, vừa đấu tranh) với Trung Quốc. Việt Nam sẽ cố duy trì một lực lượng hải quân dân sư tại khu vực lô dầu khí 143 (nơi Bắc Kinh đặt giàn khoan HD-981) để chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Việt Nam có thể cố gắng vận động cộng đồng quốc tế thông qua các hoạt động tranh thủ về mặt ngoại giao. Ưu tiên là các đối tác chính thức của khối ASEAN : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Liên Hiệp Châu Âu, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc.
Theo Giáo sư Thayer, trong vụ giàn khoan HD-981, Mỹ khó có thể có hành động can thiệp trực tiếp giúp Việt Nam. Thế nhưng Hoa Kỳ có thể gián tiếp hỗ trợ Việt Nam trên một số mặt :
Thayer : Hoa Kỳ từng bị phô trương là một « con hổ giấy » vì tất cả những gì mà Mỹ có thể làm chỉ là đưa ra những lời chỉ trích hành động đơn phương của Trung Quốc, và không thể có hành động cụ thể nào để khiến Trung Quốc phải rút ra khỏi vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc đã chứng tỏ rằng có khoảng cách giữa thực tế với lập luận của Tổng thống Obama phản đối việc sử dụng biện pháp hù dọa, cưỡng chế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đọ sức với Trung Quốc
Hoa Kỳ có thể cung cấp thông tin tình báo cho Việt Nam Nội về sự di chuyển của tàu thuyền và máy bay Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng có thể thực hiện ngay lập tức thỏa thuận với Việt Nam về hợp tác giữa lực lượng tuần duyên hai bên.

Ngoài ra Hoa Kỳ có thể cho tăng cường một cách rõ rệt các chiến dịch tuần tra trên biển và trên không chung quanh vùng quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam.

Trên bình diện ngoại giao, Hoa Kỳ cũng có thể huy động các đồng minh và quốc gia thân hữu để phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc.

Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ rất muốn tăng số tàu Mỹ viếng cảng Việt Nam từ một chuyến mỗi năm như hiện nay lên thành ba chuyến.

Trung Quốc có thể dễ dàng cúp điện cung cấp cho miền Bắc Việt Nam
Một khó khăn khác đối với Việt Nam là sự lệ thuộc kinh tế của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong địa hạt nhập khẩu. Tuy nhiên, theo Giáo sư Thayer, Bắc Kinh cũng phải kiêng dè ASEAN phần nào nếu muốn trừng phạt kinh tế Việt Nam.
Thayer : Việt Nam phải rất thận trọng trong việc cân nhắc mức độ phản ứng trong cuộc đọ sức hiện nay với Trung Quốc, sao cho không bị tổn thất lớn.
Trung Quốc chẳng hạn có thể dễ dàng ngừng cung cấp điện cho miền Bắc Việt Nam. Trung Quốc có thể đề ra các biện pháp trừng phạt kinh tế có chọn lọc nhắm vào Việt Nam.
Thế nhưng bản thân Trung Quốc cũng phải thận trọng. Bắc Kinh có Hiệp định Tự do Mậu dịch với ASEAN mà Việt Nam là một thnàh viên. Trung Quốc đang muốn tăng cường thêm thỏa thuận này.
Nếu Trung Quốc đi quá lố, ASEAN có thể cảm thấy khó khăn trong việc duy trì đồng thuận hiện nay về quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Việc tẩy chay Việt Nam một cách thường trực không hề có lợi cho Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140519-gian-khoan-hd-981-trung-quoc-tung-don-boi-nho-viet-nam

 Biểu tình bạo động, cái cớ để Trung Quốc biện minh cho hành động xâm lược Việt Nam »

Biểu tình ôn hòa nay cũng bị ngăn chận. Ảnh cuộc biểu tình tại TP Hồ Chí Minh, ngày 18/05/2014.
Biểu tình ôn hòa nay cũng bị ngăn chận. Ảnh cuộc biểu tình tại TP Hồ Chí Minh, ngày 18/05/2014.
Reuters

Anh Vũ
Tình hình sau các vụ bạo động đã trở lại bình thường ở hai điểm nóng Bình Dương và Hà Tĩnh. Các cuộc biểu tình ôn hoà do các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam kêu gọi, hôm qua cũng đã bị chính quyền dập tắt từ gốc. Không có thêm một sự cố nào xảy ra với người Trung Quốc hay các doanh nghiệp của họ, nhưng hôm nay (19/05/2014) Bắc Kinh tiếp tục tổ chức sơ tán hàng nghìn kiều dân của họ đang làm việc tại Việt Nam về nước. Hôm qua, Bắc Kinh cũng thông báo ngưng nhiều hoạt động trao đổi thương mại với Việt Nam.

Những động thái cương như vậy của Bắc Kinh trong khi chính quyền Việt Nam cố tỏ dấu hiệu nhu nói lên điều gì ? Đằng sau những động thái duy trì căng thẳng che giấu ý đồ gì của Bắc Kinh ?
RFI phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại Hà Nội.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A- tại Hà Nội
19/05/2014
 « Theo tôi, họ sợ nhất là những cuộc biểu tình ôn hoà và họ rất mừng khi có những cuộc biểu tình bị ai đó biến thành bạo động đập phá các nhà máy. Đây là một cái cơ hội rất là tốt để họ tận dụng bêu riếu Việt Nam trên trường quốc tế. Cái việc kêu gọi người Trung Quốc đang lao động ở Việt Nam về nước cũng nằm trong một cái động thái như vậy. Ngay từ ngày 13/05 khi mà cái việc cướp phá như vậy xảy ra thì cũng đã có nhiều người đặt vấn đề là có thể là một cái âm mưu của một nhóm nào đó. Đến nay thì những bằng chứng cho cái nhận định như thế càng ngày càng củng cố và tôi không nghi ngờ gì là không có bàn tay của Trung Quốc và những cái bọn tay sai ở trong cái vụ này. »
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140519-%C2%AB-bieu-tinh-bao-dong-cai-co-de-trung-quoc-bien-minh-cho-hanh-dong-xam-luoc-viet-na

 

 Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạn

Đoàn Huy (Danlambao) -
Giới công nhân lao động tại Bình Dương hiện đang rất phẫn nộ vì đã phải chịu nhiều tai tiếng sau vụ bạo loạn vào đêm 13/5 tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Vụ việc đã khiến nhiều nhà máy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị tấn công, cướp bóc và phóng hỏa.
Từ đầu tháng tháng 5/2014, khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 và hơn 80 tàu chiến trang bị tên lửa vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhân dân cả nước đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước hành vi gia tăng xâm lược của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều có quyền xuống đường biểu tình thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm gìn giử biển đảo quê hương. Ngày 11/05/2014, các cuộc biểu tình 20 tổ chức dân sự độc lập đồng ký tên khởi xướng lần đầu tiên đã được diễn ra trên cả 3 miền đất nước. Mặc dù bị nhóm ‘biểu tình quốc doanh’ của đoàn thanh niên cộng sản ‘ăn theo’, nhưng cuộc biểu tình ngày 11/05/2014 đã thành công trong ôn hoà và không bị dẫn dắt lạc hướng.

Một công ty tại Bình Dương bị đập phá
Doanh nghiệp Trung Quốc biết trước bạo loạn
Đến ngày 12/5/2014, giới công nhân Bình Dương cũng được phát động tham gia biểu tình chống TQ. Cuộc biểu tình ôn hòa được xuất phát từ thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, đến ngày 13/05/2014, cuộc biểu tình ôn hoà đã bị biến thành bạo động do một nhóm người lạ mặt không biết từ đâu đến. Họ, những người lạ mặt, kéo theo cờ đỏ sao vàng, mặc áo đỏ hùng hổ đến các công ty nước ngoài yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng cửa nhà máy, buộc công nhân nghỉ việc để tham gia cuộc bạo loạn do chính họ giật dây và điều động.
Đáng chú ý, chủ doanh nghiệp tại các công ty Trung Quốc đã biết trước điều này sẽ xãy ra. Họ cho công nhân nghỉ trước đó khoảng một hai tiếng đồng hồ để đóng cửa nhà máy. Đỉnh điểm của vụ việc xả ra lúc 16 giờ chiều cùng ngày, công nhân bao vây chật kín trước các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Phần lớn mọi người hô to các khẩu hiệu chống TQ xâm lược.
Đến hơn 17 giờ, bạo động đã bùng phát. Một số người lạ xông vào đập phá tài sản của các công ty nước ngoài tại các khu công nghiệp.
Cuộc bạo động này do một nhóm chưa đầy 20 người tổ chức. Họ bắt đầu đập phá, huỷ hoại tài sản rồi phóng hoả công ty. Hầu hết các công nhân đều đi theo với tính chất ôn hoà và quan sả. Sự hỗn loạn của thiểu số người này cũng làm cho phần lớn công nhân bất bình và hoang mang.
Đổ dầu vào lửa
Đến khoảng 18 giờ chiều, một số công nhân không tham gia bạo loạn trở về phòng trọ. Tuy nhiên, khi họ ra các trạm ATM rút tiền lương tháng 4/2014 mà công ty mới vừa trả vào thẻ ATM vào ngày 10 hàng tháng thì nhận được thông báo “Tài khoản bị khoá”. Hiện tượng này xảy ra tại hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, điều này như đổ thêm dầu vào lửa khiến nhiều người tỏ ra hết sức phẫn nộ. Điều này cũng tạo nên nhiều nghi vấn có sự tiếp tay của các ngân hàng.
Thông tin về việc tài khoản bị khóa – đồng nghĩa với việc bị mất một tháng lương lập tức lan truyền trong giới công nhân. Một số người vội quay trở lại để liên lạc với công ty, tuy nhiên vụ bạo động đã khiến chủ doanh nghiệp buộc phải bỏ trốn đến nơi an toàn. Lúc này, các phần tử lạ mặt xông vào đập phá tan hoang các nhà máy. Họ lớn tiếng tuyên bố sẽ phóng hoả đốt sạch nếu ai không nhanh tay lấy tài sản bên trong nhà máy. Liền sau đó, nhiều người ồ ạt xông vào bên trong, mạnh ai nấy ôm vác ra những thứ gì có thể mang ra được.
Dưới ống kính và con mắt của dư luận thì họ sẽ trở thành người đi “hôi của” và phải chịu sự lên án vì hành động vi phạm pháp luật.


CA cố tình trì hoãn Sau vụ bạo loạn diễn ra chiều tối và đêm 13/5/2014, nhân dân Bình Dương đã đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của lực lượng chức năng trong việc giải quyết tình hình.
Thứ nhất, những gì xảy ra trong vụ bạo loạn khiến người dân rất bất bình. Tại sao không thấy công an can thiệp và ngăn chặn kịp thời, trong khi trước đó vào sáng ngày 13/5/2014, toàn ngành công an Bình Dương có cuộc họp để đối phó?
Thứ hai, vì sao các ông chủ Trung Quốc biết trước sẽ có cuộc bạo loạn đập phá và đốt công ty? Hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc đã cho công nhân ngưng việc nghỉ trước đó vài giờ do biết trước thông tin này, nhưng công an địa phương lại không biết.
Thứ ba, trong lúc vụ bạo động chưa xảy ra, tại sao các ông chủ Trung Quốc hoặc ngân hàng lại khoá tài khoản lương trong thẻ ATM của công nhân? Phải chăng có một âm mưu cố tình đổ dầu vào lửa? Tình báo Trung Quốc đạo diễn?
Sau các vụ bạo loạn tại Bình Dương, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác trong các ngày 13-14/5, người dân bắt đầu đổ dồn nghi ngờ về việc có bàn tay đạo diễn từ tình báo Trung Quốc.
Thủ đoạn của tình báo TQ qua các vụ bạo loạn nhằm mục đích gây xáo trộn công ăn việc làm của hàng triệu công nhân Việt Nam và tạo nên hình ảnh xấu với các nhà đầu tư quốc tế. Việc đập phá, cướp bóc tài sản nhà máy gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Nhà nước CAVN sẽ phải bồi thường phí tổn thiệt hại lấy từ tiền thuế của người dân.
Các vụ bạo loạn sẽ tạo ra sự chia rẽ giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa, tạo ra những lợi thế để đảng CS Trung Quốc áp lực phe thân TQ trong nội bộ cộng sản VN phải có hình thức khống chế, cấm các cuộc biểu tình yêu nước sắp tới. Điển hình gần đây là nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp mạnh tay các cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội, Sài Gòn và Nghệ An.
Các vụ bạo loạn cũng sẽ khiến nhà cầm quyền CS Trung Quốc sẽ có cớ để xua quân xâm lược Việt Nam với chiêu bài bảo vệ người dân TQ và các cơ sở doanh nghiệp của người Hoa tại Việt Nam.
********


Tình báo Trung Quốc giật dây các vụ cướp phá nhân biểu tình tại Việt Nam ?

Người biểu tình Việt Nam đập pháp contener của hãng Đài Loan Asama. Ảnh ngày 16/05/2014.
Người biểu tình Việt Nam đập pháp contener của hãng Đài Loan Asama. Ảnh ngày 16/05/2014.
REUTERS/Stringer

Trọng Nghĩa
Bên lề các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam trung tuần tháng Năm vừa qua, đã có những vụ phá phách, đốt phá, hôi của, hành hung, như ở Binh Dương hay Hà Tĩnh, nhắm vào các cơ sở không chỉ của Trung Quốc mà cả của Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia. Dụng tâm cố ý làm hoen ố hình ảnh của phong trào chống Trung Quốc xâm lược, cũng như tính chất có tổ chức của những kẻ gây rối đã đặt ra câu hỏi : Ai đứng phía sau các thành phần côn đồ đó ?

Một câu trả lời : Đó là tình báo Trung Quốc tại Việt Nam. Có lập luận cho rằng bên kích động phá phách là một phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn gây rối loạn để thừa nước đục thả câu. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của RFI, ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ) đã bác bỏ giả thuyết này để cho rằng kẻ được lợi từ tình hình rối loạn nẩy sinh nhân các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam chính là Bắc Kinh, và giả thuyết tình báo Trung Quốc can dự vào các chuyện tồi tệ đó rất có lý.Phân tích của nhà báo Ngô Nhân Dụng.

Nhà báo Ngô Nhân Dụng- Hoa Kỳ
20/05/2014
"Tại Việt Nam, ngoài những người trong đảng Công sản Việt Nam, ai có khả năng điều khiển được một số công an, một số đầu gấu ? Nhìn đi nhìn lại, chúng ta thấy chỉ còn một giả thuyết : Đó là những nhân vật thuộc giới tình báo Trung Quốc.
Tình báo Trung Quốc đã nằm từ lâu trong các cơ cấu của Việt Nam
Họ đã làm việc ở Việt Nam từ mấy chục năm nay, từ nửa thế kỷ nay, đã xâm nhập khắp nơi, họ có thể đã thâm nhập luôn cả trong các ngành như công an, tuyên truyền, quân đội, là những ngành nắm vững chế độ và củng cố chế độ.
Rất có thể, đây là một giả thuyết mà thôi, là có những cán bộ tình báo Trung Quốc muốn gây ra cuộc rối loạn đó.
Giả thuyết như vậy cũng rất khó tin, giống như là chúng ta đang làm một cái công việc điều tra trong chuyện trinh thám, thấy một điều bí ẩn và đi tìm nguyên nhân. Thí dụ như có một vụ ám sát, thì hỏi là ai có thể là thủ phạm ? Có thể sẽ có rất nhiều người tình nghi là thủ phạm, thì chúng ta thường theo cái lối đặt câu hỏi là trong vụ ám sát, nếu nạn nhân chết đi thì ai được lợi và ai bị hại ?
Bạo loạn chỉ có lợi cho Trung Quốc
Nếu nói rằng những người trong chính quyền Việt Nam hay là trong đảng Cộng sản Việt Nam muốn gây lên các vụ bạo loạn đó, thì chúng ta thấy là họ sẽ làm hại cho chính họ nhiều hơn là được lợi. Còn khi mà nói đến giới tình báo Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam, thì chúng ta thấy rằng những điều họ làm chỉ có lợi cho chính quyền Trung Quốc, cho đảng Cộng Sản Trung Quốc mà thôi.
Họ biết là khi ngang nhiên mang giàn khoan dầu đến ngay vùng biển Việt Nam, thì thế nào người Việt Nam cũng phẫn nộ. Và ngay lập tức đã có những cuộc biểu tình ỏ Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
Hạ giá cả dân tộc Việt Nam
Vậy thì đối với chính quyền Trung Quốc, nếu như cuộc biểu tình chống Trung Quốc biến thành hổn loạn, giết người, thì họ không những hạ giá các người biểu tình, họ hạ giá cả dân tộc Việt Nam, cho thấy đó là đám dân vô kỷ luật, đi biểu tình, hôi của, giết người v.v...Và họ làm mất uy tín cả dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
Như vậy không có hại gì cho Trung Quốc, và ngược lại còn có lợi cho họ, tức là khi người Việt Nam phản đối Trung Quốc đến chiếm biển của mình và làm những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, thì cả thế giới sẽ nhìn vào, nói : « Ô, cái bọn Việt Nam là bọn vô kỷ luật, vô chính phủ ! »
Tôi thấy nếu Trung Quốc đứng đằng sau giựt dây những vụ đầu gấu đi phá hoại, đốt nhà thì điều đó có lợi cho họ thật.
Đó là chúng ta suy luận, cái này có lợi cho Trung Quốc. Còn chuyện quả quyết đây là do chính Trung Quốc tổ chức, thì phải chờ có nhiều bằng cớ hơn.
Gây hại lâu dài cho Việt Nam về mặt kinh tế
Các vụ biểu tình bạo loạn không những đốt phá nhà máy Trung Quốc mà cả nhà máy của Hàn Quốc, Nhật Bản v.v… Cái đó sẽ tai hại cho cả nền kinh tế Việt Nam, vì giới đầu tư quốc tế từ Đài Loan đến Singapore, đều phản đối và chắc chắn họ sẽ phải ngưng không đầu tư vào Việt Nam nữa (nếu bạo loan tiếp diễn).
Trong thời gian từ lúc Trung Quốc mang giàn khoan đến biển của Việt Nam, thị trường chứng khoán xuống, giá vàng lên, trị giá đồng bạc xuống so với đô la Mỹ. Tất cả những điều đó hại cho kinh tế Việt Nam, nhưng tai hại sẽ kéo dài và nặng nề nếu giới đầu tư quốc tế không mang tiền vào Việt Nam, các nhà máy đang hoạt động sẽ ngưng hoạt động một thời gian, sẽ có hàng trăm ngàn công nhân Việt Nam thất nghiệp, có nghĩa là gây tai hại kinh tế cho nước Việt Nam, không những trong một thời gian ngắn, mà cả trong lâu dài.
Vậy hành động đi đốt phá để gây ra tình trạng đó nó có hại cho Trung Quốc hay không ? Không ! Có hại cho Việt Nam hay không ? Chắc chắn là có ! Có hại cho cả chính những vị đang cầm quyền ở Việt Nam bởi vì họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Tóm lại, giữa một bên là phe phái chống nhau trong đảng Cộng sản Việt Nam, bên kia là tình báo ngoại quốc, gây ra cuộc biểu tình bạo loạn, thì chúng ta thấy rằng có lẽ thủ phạm là tình báo ngoại quốc, và ở Việt Nam bây giờ, chỉ có tình báo Trung Quốc mới có khả năng xâm nhập để sách động, gây ra những cuộc bạo loạn đó.
Đó là những lý do nêu lên mối nghi ngờ là những vụ bạo loan từ Bình Dương, Đồng Nai đến Hà Tĩnh có thể có bàn tay của tình báo Trung Quốc nhúng vào.
Có thể họ gây thiệt hại cho một số người Trung Quốc : một số người bị giết, một số cơ sở bị phá, nhưng đó là những hy sinh mà người dân thường Trung Quốc phải chịu, còn giới lãnh đạo Trung Quốc - nhắm vào những mục tiêu xa hơn, rộng lớn hơn – họ sẵn sàng hy sinh đám thường dân vô tội đó.
Chi tiết đáng ngờ : Tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) ở Việt Nam đã được biết trước về các sự cố sẽ xẩy ra.
Hoa Vi có cơ sở trên khắp thế giới. Tháng Ba năm nay, họ đã gởi thông tư cho các nhân viên làm việc ở Việt Nam, nói chuẩn bị rút về nước bởi vì tình hình không được yên. Điều gây ngạc nhiên là tại sao công ty đó lại biết trước hai tháng trời là tình hình Việt Nam không yên !
Rất có thể là âm mưu đưa giàn khoan tới Việt Nam đã có từ mấy tháng, từ cả năm nay, và khi họ sắp sửa đưa giàn khoan đi, thì họ báo cho các công ty có làm ăn với Việt Nam biết, mà chỉ một số công ty lớn mà thôi, như Hoa Vi, để chuẩn bị di tản nhân viên, còn những công ty nhỏ ở Bình Dương, ở Hà Tĩnh…, đối với với họ không quan trọng.
Đấy cũng là một lý do khiến ta nghi ngờ rằng âm mưu gây ra bạo loạn ở Việt Nam có nằm trong chương trình đưa giàn khoan tới Việt Nam, hậu quả của bạo loạn ra sao, đều đã được tính trước.

No comments:

Post a Comment