Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 1 November 2020

 

Chuyện rác ở Hà Nội

6
Hà Nội đang ngập rác!
Chuyện người thành phố Hà Nội lâu nay tiêu xài, rồi muốn sạch thì đem rác về vùng quê chôn lấp, đã gây nên bao nỗi bức xúc cho người dân nông thôn. Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh gần bãi rác xem có chịu được mùi xú uế và bao nhiêu hệ luỵ không? Vậy mà mỗi lần dân phản ứng, ngăn rác thì lại bị coi như “gây rối”, “chống đối”! Toàn hệ thống chính trị lại “ra sức tuyên truyền vận động”, có lần công an phải can thiệp… Khi bãi rác bị dân chặn, rác ứ đọng gây ô nhiễm ở thành phố, chính quyền đều đổ lỗi cho người dân cản trở, mà không quan chức nào phụ trách ngành này bị kỷ luật. Trăm tội cứ đổ vào đầu dân!
Nhưng theo nhà báo Như Phong:
“- Tại sao HN chưa có nhà máy xử lý rác thải công suất lớn theo công nghệ hiện đại như của Châu Âu, của Hàn, của Nhật? Các nhà máy này vừa biến rác hữu cơ thành phân vi sinh, vừa đốt rác vô cơ chạy máy phát điện?
– Tại sao nhiều Tập đoàn xử lý chất thải của Hàn, của Nhật, của Hà Lan… từng đưa dự án, từng đặt vấn đề làm nhà máy xử lý rác nhưng mặc dù lãnh đạo chủ chốt HN trong khoảng 10 năm trở lại đây đều rất OK, nhưng vì sao không dự án nào thành công?
– Xin Bí thư Thành ủy cho điều tra làm rõ vai trò của Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư và một số Sở, Ban ngành khác trong việc họ đã gây khó dễ, họ đã ” hành các doanh nghiệp” như thế nào? Mà làm ăn mất dạy nhất là Sở Kế Hoạch và Đầu tư. Có Dự án làm nhà máy xử lý rác của Hà Lan đã ” lăn lóc” với HN gần 10 năm , nhưng bị hành” lên bờ xuống ruộng”… Thậm chí bà Đại sứ của Hà Lan phải gặp, phải gửi công văn…phải năn nỉ đủ kiểu nhưng bị các Sở cứ lươn lẹo, đùn đẩy cho nhau…
– Xin Bí thư Thành ủy chỉ đạo lực lượng CA điều tra, làm rõ mánh khóe, thủ đoạn “ăn rác” của các công ty vệ sinh môi trường đô thị?”.
Vậy là đã rõ!
Năm 2017, tôi đã có bài viết, Tại sao quan chức Việt Nam đi tham quan học tập các nước văn minh rất nhiều, mà Hà Nội và các thành phố khác lại không làm những nhà máy xử lý rác như ở Tp Viên (Wien) của Áo?
Nhớ hồi tháng 6/2017, tôi có thăm TP Viên, anh bạn ở đó dẫn đi chơi, khi đến gần trung tâm TP, anh bạn chỉ một công trình đồ sộ, kiến trúc lạ, màu sắc ấn tượng, bảo: Đố anh biết công trình ấn tượng kia là gì? Tôi ngắm thấy một cột cao, trên có khối tròn lớn “dát vàng” lấp lánh, liên tưởng đến tháp truyền hình ở Berlin, liền bảo:
– Chắc là Đài truyền hình của TP.
– Không phải! Đài truyền hình đặt bên kia sông Danube, xa TP đỡ bị ô nhiễm sóng, mà sóng TV ở xa mấy chẳng bắt được, cần gì phải ở trung tâm TP.
– Trông màu sắc ấn tượng thế kia, có thể là khu triển lãm nghệ thuật?
– Không phải! Đó là nhà máy xử lý rác của TP.
– Ô! Nhà máy xử lý rác đẹp như một công trình văn hoá, nghệ thuật ư? Mà sao lại đặt nhà máy xử lý rác ở trung TP?
– Nhà máy ở trung tâm để rác từ toàn TP đưa đến thuận lợi nhất.
Tác giả đứng trước nhà máy rác ở Vienna
Tôi sững sờ, ngạc nhiên, bảo anh bạn đưa đến gần nơi xem sao. Chà chung quanh tường rào là cây xanh. Thấy các xe ô tô lớn, chở rác nối đuôi nhau chui xuống đường hầm của nhà máy… Tôi căng mũi ra “hít” nhưng chẳng thấy mùi gì của rác… Không thấy mùi, không thấy khói! Chung quanh nhà máy thấy mấy “khẩu hiệu”, anh bạn giải thích: “Bạn hãy học ngay cách dọn rác từ gia đình”; “Hãy tư duy về năng lượng mới”; “Nguồn năng lượng mới từ đây!”… Anh bảo, nhà máy xử lý rác này cũng là công trình người dân TP rất tự hào; là điểm tham quan của khách du lịch và nhất là địa điểm cho học sinh, sinh viên đến học hỏi từ thực tế…
Nhật bản và một số nơi đã mời kiến trúc sư này sang xây dựng cho họ những nhà máy xử lý rác kiểu này đấy.
Tôi xem trên mạng, đúng là Nhật Bản đã mời kiến trúc sư người Áo Friedensreich Hundertwasser sang Nhật để xây dựng nhà máy lớn hơn của Áo tại TP Osaka, với mong muốn nó sẽ trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự kết hợp tuyệt vời giữa môi trường, công nghệ và nghệ thuật. Và năm 2001 nhà máy xử lý rác Maishima đã được xây dựng ở TP Osaka. Nhà máy này xử lý gần 900 tấn rác một ngày.
Nhà máy xử lý rác ở Osaka
Nhà máy xử lý rác lại như một công trình văn hoá độc đáo nên thu hút rất nhiều người muốn được “mục sở thị”, thế là nó thành điểm tham quan không chỉ của dân địa phương mà còn của du khách. Vậy nên nhà máy phải đón khoảng hơn 12.000 lượt khách ghé thăm mỗi năm…
Hỡi các ngài quan chức! Sao các ngài đi nước ngoài quanh năm, tốn bao nhiêu tiền thuế của dân mà không học được điều gì khôn, làm lợi cho dân? Sao các ngài chỉ mơ đưa nước thành hổ, thành rồng, đến 2035, 2045 thành cái này cái nọ, mà cái rác thối thì cứ đùn đẩy nhau mãi không mở mắt ra học các nước văn minh người ta đã xử lý ra sao?
29/10/2020
M.V.T
CHIA SẺ
Bài trướcTản mạn xung quanh cuộc bầu cử Mỹ
Bài sauGóp ý với ông Võ Văn Thưởng: Triết học nào tỏa sáng?

No comments:

Post a Comment