CUỘC CHIẾN ĐÔNG DƯƠNG
Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba
Vợ chồng Đặng Tiểu Bình cùng vợ chồng tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại Nhà Trắng ngày 31/1/1979 Bản quyền hình ảnh Getty Images
Giành được ủng
hộ mạnh mẽ của cả phe cộng sản lẫn lực lượng tiến bộ trong Phong trào
Không liên kết và cả ở phương Tây, sự sụp đổ của Sài Gòn dường như là lý
do để cả thế giới ăn mừng.
Nhưng, 5 năm sau, Cộng hòa XHCN Việt
Nam đã dính vào cuộc chiến với Campuchia và chịu các đợt tấn công của
Trung Quốc. Mặc dù Việt Nam đủ sức lật đổ phe Khmer Đỏ tàn ác và đẩy lùi
cuộc tấn công từ phương Bắc, Hà Nội bị quốc tế chỉ trích nặng nề vì
những hoạt động quân sự. Phương Tây, cũng như ASEAN, đã đi theo Trung
Quốc để cáo buộc Việt Nam là vệ tinh của Liên Xô, nuôi dưỡng xu hướng
bành trướng. Kết quả Việt Nam rơi vào hố sâu chính trị sau 1979, và mãi
đến 10 năm sau mới bước ra khỏi tình trạng cô lập.
Để hiểu được
"sự lên voi xuống chó" của Việt Nam, ta cần đặt cuộc chiến Đông Dương
lần Ba trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh và quan hệ giữa các nước châu Á
cuối thập niên 1970.
Trong thập niên này, các liên minh thay đổi
đã tác động mạnh tới diện mạo toàn cầu và khu vực. Bắt đầu bằng chính
sách hòa hoãn với Liên Xô và làm thân với Trung Quốc của Nixon, và cùng
với chính sách mở rộng chiến tranh sang Campuchia đầu thập niên 1970,
quan hệ của Hà Nội với các đồng minh gặp trắc trở. Trung Quốc và Việt
Nam bắt đầu cạnh tranh, thay vì hợp tác, tại Đông Dương.
Dù vậy, nhu cầu đánh Mỹ và các đồng minh trong vùng khiến Hà Nội khi đó phải duy trì hữu hảo với Bắc Kinh và Moscow.
Bản quyền hình ảnh
Getty Images
Ảnh tư liệu thập niên 1970: Chủ tịch Trung Quốc Mao
Trạch Đông tiếp lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot (giữa) và Ieng Sary
Lợi dụng quan hệ Việt - Trung xấu đi, chính quyền Pol Pot
giáng cú đấm cuối cùng vào liên minh cộng sản Á châu. Trung Quốc cũng
lợi dụng mâu thuẫn Xô - Mỹ và lo ngại về sự bành trướng của Liên Xô ở
thế giới thứ Ba, để thu phục ủng hộ của phương Tây trong việc trừng phạt
Việt Nam. Khác với cuộc chiến chống Mỹ, bộ máy ngoại giao Hà Nội không
đấu được với sự công kích của đối phương và sau 1979, Việt Nam hứng chịu
sự cô lập quốc tế.
Từ chiến tranh tới hòa bình (1975-77)
Mặc
dù giao tranh giữa Mỹ và Việt Nam cộng sản kết thúc năm 1973 và chấm
dứt hoàn toàn năm 1975, Washington và Hà Nội tiếp tục cuộc chiến ngoại
giao.
Chính quyền Ford đóng băng tài sản Nam Việt Nam ở Mỹ và sau
đó áp đặt cấm vận ngày 16.5.1975. Hà Nội thì muốn bình thường hóa thật
nhanh chóng với Washington với điều kiện Mỹ đồng ý viện trợ kinh tế như
đã cam kết trong Điều khoản 21 của Hiệp định Hòa bình Paris.
Khi
Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối nhượng bộ, lấy lý do Việt Nam vi phạm hiệp định
từ 1973 tới 1975, Hà Nội dùng vũ khí còn lại trước Washington: bác bỏ
quyền tìm kiếm 2000 lính Mỹ mất tích (MIA).
Mặc dù Việt Nam không
muốn cắt đứt trao đổi ngoại giao với Washington, họ vẫn bám chặt đòi hỏi
viện trợ kinh tế làm điều kiện bình thường hóa và giải quyết vấn đề
MIA. Trong thời gian sắp tới bầu cử tổng thống 1976, Ford gia tăng ngôn
từ thù địch với Hà Nội, nhấn chìm quan hệ song phương trong phần còn lại
của nhiệm kỳ tổng thống.
Hà Nội quay sang các đồng minh cộng sản.
Mùa thu 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn đi Trung Quốc và Liên Xô. Trong khi
Trung Quốc la rầy Lê Duẩn vì chính sách ngoại giao, Nga cam kết viện trợ
lâu dài cho Việt Nam.
Sau khi giành chính quyền, Pol Pot đuổi dân
Việt Nam ra khỏi Campuchia và không chịu thương lượng các vấn đề biên
giới với Việt Nam. Vào năm 1976, mặc dù Trung Quốc thân thiện hơn với
Campuchia, quan hệ Việt - Trung cũng chưa hoàn toàn đổ vỡ vì Bắc Kinh
vẫn thúc giục Campuchia tìm giải pháp ngoại giao về vấn đề biên giới với
Việt Nam. Tạm gác khao khát giành lại lãnh thổ Khmer Krom ở miền Nam
Việt Nam, Khmer Đỏ tiến hành cuộc cách mạng mà rồi sẽ giết chết hàng
triệu người Campuchia.
Từ hòa bình sang chiến tranh (1977-79)
Nhưng
sang năm 1977, chính quyền Pol Pot hướng ra bên ngoài và như thế, đã
thay đổi không chỉ bức tranh khu vực mà cả quan hệ quốc tế thời cuối
Chiến tranh Lạnh.
Tháng Tư 1977, quân Khmer Đỏ đánh sáu tỉnh biên
giới Việt Nam. Bắc Kinh cũng gia tăng viện trợ quân sự và ủng hộ chính
trị cho Khmer Đỏ. Đáp lại, Việt Nam bắt đầu thắt chặt kiểm soát với
người Hoa trong nước, khuyến khích người Hoa nhập tịch và chuyển họ ra
khỏi các vùng biên giới. Khi Khmer Đỏ tấn công lần nữa vào tháng Chín,
Hà Nội không còn thái độ hòa hoãn mà phản công vào ngày 25.12. Sáu ngày
sau, Campuchia từ chối đàm phán và xóa bỏ quan hệ với Việt Nam.
Trong
năm 1977, quan hệ với chính quyền Carter có vẻ khấp khởi hy vọng. Phái
đoàn Mỹ đầu tiên của Leonard Woodcock đến Việt Nam. Mặc dù Woodcock
thuyết phục được Hà Nội hợp tác đầy đủ về vấn đề MIA, nhưng Việt Nam vẫn
đòi có cam kết viện trợ trước khi bình thường hóa.
Hà Nội tưởng
rằng việc công bố cam kết viện trợ bí mật của Nixon sẽ làm mạnh thêm đòi
hỏi, nhưng nó lại chỉ càng làm dư luận Mỹ giận dữ. Mặc dù Quốc hội Mỹ
không thừa nhận lời hứa của Nixon và cấm mọi viện trợ cho Việt Nam,
chính quyền Carter vẫn dự định có thêm hội đàm với Hà Nội đầu năm 1978.
Nhưng
năm 1978 chứng kiến sự chấm dứt ngoại giao và chiến tranh mở màn trong
lúc các sự kiện khu vực và quốc tế vượt ra ngoài kiểm soát của Hà Nội.
Tháng
Hai 1978, lãnh đạo Việt Nam quyết định bảo trợ cho một cuộc tổng nổi
dậy ở Campuchia để lật đổ Pol Pot trong khi quân của họ đụng độ với
Trung Quốc ở biên giới phía bắc.
Sang mùa xuân năm ấy, người Hoa
bắt đầu chạy khỏi các thành phố và thị trấn của Việt Nam. Ngày 28.6,
Việt Nam gia nhập Comecon nhưng vẫn hy vọng có quan hệ tốt hơn với Mỹ.
Không
may cho Hà Nội, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Zbigniew Brzezinski, chiến
thắng trong cuộc đấu với Ngoại trưởng Cyrus Vance trong câu hỏi bình
thường hóa với Việt Nam. Carter đồng ý với Brzezinski rằng bình thường
hóa với Hà Nội sẽ gây tổn hại cho quan hệ với Bắc Kinh.
Ngày 3.11,
Hà Nội ký hiệp định tương trợ quốc phòng với Moscow (nhắm trực tiếp vào
Trung Quốc) và lên kế hoạch tiến vào Campuchia. Ngày 25.12, quân Việt
Nam, với hỗ trợ của Liên Xô, vượt đường biên giới phía tây.
Quân
Việt Nam giải phóng Phnom Penh ngày 7 tháng Giêng 1979, lật đổ chính thể
Khmer Đỏ tàn ác. Nhưng những trận đánh lớn hơn của Hà Nội còn chưa đến.
Vào
giữa tháng Hai, Bắc Kinh hiệp lực với các lãnh đạo Asean và Mỹ để trừng
phạt và cô lập Việt Nam vì sự xâm lấn và chiếm Campuchia. Mặc dù bác bỏ
mọi can dự, Washington bật đèn xanh cho Bắc Kinh tấn công Việt Nam.
Ngày
17.2, Trung Quốc bắt đầu "trừng phạt", nhưng cuối cùng vẫn không đạt
được mục tiêu buộc Việt Nam đưa quân từ Campuchia về biên giới phía bắc.
Dẫu
vậy Bắc Kinh thành công khi cứu tàn quân Khmer Đỏ, lực lượng được cho
tá túc ở Thái Lan và cũng thành công trong mô tả Hà Nội như một nước
hiếu chiến trên trường quốc tế.
Bài viết từng đăng ở BBC Tiếng Việt năm 2009. Khi đó tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng đang dạy ở Khoa Lịch sử, Đại học Kentucky, Hoa Kỳ. Hiện nay bà đang dạy ở Đại học Columbia, New York.
HỆ 7 HÀNH TINH GIỐNG TRÁI ĐẤT
Phát hiện một hệ gồm 7 hành tinh gần giống Trái đất
Mô
tả của một nghệ sĩ về bề mặt hành tinh ngoài Trái đất mới được kính
viễn vọng không gian Spitzer phát hiện và công bố ngày 22/02/2017.NASA /REUTERS
Các
nhà thiên văn học đã phát hiện một hệ gồm 7 hành tinh có kích thước
giống như Trái đất, trong đó 3 hành tinh có thể có những đại dương và
như vậy là có thể có sự sống. Công trình nghiên cứu về các hành tinh này
vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature hôm qua, 22/02/2017.
Bảy
hành tinh nói trên có thể có nhiệt độ gần với nhiệt độ Trái đất, xoay
chung quanh một sao nhỏ mang tên TRAPST-1, nằm trong dải Ngân hà cách
Trái đất 40 năm ánh sáng. Sao nhỏ này không tỏa sáng nhiều và cực lạnh.
Ê-kíp quốc tế, đứng đầu là nhà thiên văn học người Bỉ Michael Gillon, Đại học Liège, đã phát hiện từ cuối năm 2015 ba trong số các hành tinh nói trên, nhờ kính viễn vọng TRAPIST của đài thiên văn châu Âu ESO, đặt tại Chilê. Nhưng chủ yếu là nhờ kính viễn vọng không gian Spitzer của cơ quan NASA mà các nhà thiên văn học đã tiến nhanh trong việc quan sát và cuối cùng họ đã phát hiện toàn bộ 7 hành tinh có kích thước gần bằng Trái đất.
Theo lời ông Gillon, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện cùng lúc nhiều hành tinh có kích thước bằng Trái đất. Việc nghiên cứu về hệ hành tinh này sẽ được đẩy mạnh với việc sử dụng viễn vọng kính James Webb, sẽ được cơ quan NASA phóng lên năm 2018.
Theo lời ông Amaury Triaud, đại học Cambridge, đồng tác giả công trình nghiên cứu, các hành tinh nói trên là nơi lý tưởng để tìm dấu vết của sự sống ngoài Trái đất.
Ê-kíp quốc tế, đứng đầu là nhà thiên văn học người Bỉ Michael Gillon, Đại học Liège, đã phát hiện từ cuối năm 2015 ba trong số các hành tinh nói trên, nhờ kính viễn vọng TRAPIST của đài thiên văn châu Âu ESO, đặt tại Chilê. Nhưng chủ yếu là nhờ kính viễn vọng không gian Spitzer của cơ quan NASA mà các nhà thiên văn học đã tiến nhanh trong việc quan sát và cuối cùng họ đã phát hiện toàn bộ 7 hành tinh có kích thước gần bằng Trái đất.
Theo lời ông Gillon, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện cùng lúc nhiều hành tinh có kích thước bằng Trái đất. Việc nghiên cứu về hệ hành tinh này sẽ được đẩy mạnh với việc sử dụng viễn vọng kính James Webb, sẽ được cơ quan NASA phóng lên năm 2018.
Theo lời ông Amaury Triaud, đại học Cambridge, đồng tác giả công trình nghiên cứu, các hành tinh nói trên là nơi lý tưởng để tìm dấu vết của sự sống ngoài Trái đất.
Wednesday, February 22, 2017
Cuộc chiến nổ ra ngày 17/2/1979 trên biên giới Việt - Trung thực ra đã
nổ ra từ lâu trước đó, theo một nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử từ
Đại học Huế của Việt Nam.
Bình luận với BBC hôm thứ Sáu nhân 38 năm đánh dấu cuộc chiến đẫm máu
trên biên giới phía Bắc của Việt Nam sau khi Trung Quốc khởi binh tấn
công trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, ông Hà Văn Thịnh nói:Một số người 'bị câu lưu' vì tưởng niệm 17/2
Vì sao VN in sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình?
Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung
Đặng và Hứa 'khai đao' ngày 17 tháng 2
"Tôi quan niệm hơi khác mọi người một chút, tôi cho rằng cuộc chiến tranh năm 1979 đã thực sự bắt đầu từ 19/01/1974 khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, đó là bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam.
"Bắt đầu năm 1979 là đỉnh cao, năm 1988 nó biến thái, ngày 14/3/1988 chiếm Gạc Ma, một phần của Trường Sa, rồi tiếp đó, chúng ta biết đầu thế kỷ 21, nào là thành phố Tam Sa, nào là đường lưỡi bò (bản đồ đường chín đoạn).
"Rõ ràng là cuộc chiến tranh năm 1979 tôi nhấn mạnh là nó bắt đầu từ năm 1974, đến bây giờ nó vẫn đang tiếp diễn...
"Theo quan điểm của tôi, chừng nào mà đất đai, biển đảo, máu thịt của Tổ quốc vẫn bị xâm lược Trung Quốc chiếm đóng, thì chừng đó chưa thể coi là bạn được".
Sử gia từ Huế chia sẻ một thống kê riêng của ông theo đó chỉ 5-10% sinh viên không thuộc ngành sử mà ông đã giảng dạy trong những dịp đánh dấu sự kiện biết được ngày 17/2/1979 là ngày gì và có ý nghĩa ra sao.
Khi được hỏi ông có tư vấn gì cho giới soạn thảo sách giáo khoa, giảng dạy, nghiên cứu và phổ biến lịch sử ở Việt Nam liên quan sự kiện trên và cuộc chiến Việt - Trung bắt nguồn từ đó, ông Hà Văn Thịnh nói:
"Trong hội đồng soạn thảo sách giáo khoa, có không ít các thầy của tôi, bây giờ bảo khuyên các thầy thì nó không đúng, nhưng với tư cách một học trò, tuy lớn tuổi rồi và cũng am hiểu đôi chút, tôi rất muốn góp ý là kính đề nghị các thầy, kính đề nghị các đồng nghiệp bằng tuổi tôi hoặc ít hơn tuổi tôi là cần phải tôn trọng lịch sử, cần phải tôn trọng sự thật.
"Chứ không thể nào chung chung, rồi mơ hồ, nửa biết, nửa không như vậy, trắng không ra trắng, đen không ra đen...," ông Hà Văn Thịnh, người có nhiều thập niên giảng dạy và nghiên cứu sử học tại Đại học Huế nêu quan điểm với BBC.
'Phải tạo áp lực'
Cũng hôm 17/2/2017, BBC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Thạch, nhà chủ xướng chương trình Sách hóa Nông thôn ở Việt Nam, ông cho BBC hay, hiện tại trong sách giáo khoa phổ thông ở nhà trường Việt Nam chí có vỏn vẹn '11 dòng' nói về cuộc chiến Việt - Trung năm 1979 với sự kiện mà ông gọi đích danh là 'Trung Quốc xâm lược Việt Nam'.
Về ý nghĩa của việc người dân, nhất là giới trẻ, cần nắm được sự kiện 17/2/1979 nói riêng và những trang sử của quốc gia, kể cả những thăng trầm của dân tộc, nhà vận động văn hóa sách ở nông thôn Việt Nam nói:
"Những năm tháng, giai đoạn, những tấm thảm sử của đất nước, nếu người dân không biết, chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở chính mình là một đất nước đánh lại, chống lại được ngoại xâm, trước hết chúng ta phải tự cường, tự lực, phải có sức mạnh và phải biết đến những tấm thảm sử của dân tộc để chúng ta cùng nhau lao động, học tập, cùng nhau đặt nền tảng cho sự phát triển của quốc gia, để chúng ta có một sức mạnh...
"Bản thân sức mạnh là sự tự kháng đối với những thế lực mà muốn bành trướng, xâm chiếm quốc gia, thành ra việc chúng ta phải nhắc lại những câu chuyện của lịch sử là nghiễm nhiên và mỗi chúng ta phải nỗ lực.
"Nếu trường hợp sách giáo khoa thời gian tới người ta chưa làm, thì chúng ta phải tạo áp lực xã hội, tạo dư luận để buộc người ta phải đưa vào. Đấy là chuyện đương nhiên.
"Còn một mặt nữa, với tư cách công dân, những người hiểu biết... phải biết phổ biến nó, nói với những người xung quanh mình, nói với những đứa trẻ, với đồng nghiệp, với bạn bè của mình để sự nhận biết về lịch sử được lan truyền trong dân chúng là việc nghiễm nhiên," ông Thạch nói với BBC hôm thứ Sáu.
Quý vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi giữa BBC với ông Nguyễn Quang Thạch hôm 17/2/2017.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39008535
Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 qua các con số
- 20 tháng 2 2017
Sau cuộc chiến đẫm máu năm 1979 cho đến nay hai nước Trung Quốc và
Việt Nam vẫn chưa công bố toàn bộ các con số thương vong, theo giới
quan sát quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu của các học giả Phương Tây đã đề cập đến độ
tàn khốc của cuộc chiến ngắn ngày này, gồm cả số quân tham chiến, số
thương vong trong binh sỹ và thường dân Việt Nam bị giết.Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979- - BBC Tiếng Việt
BBC Tiếng Việt giới thiệu các số liệu khác nhau:
SỐ QUÂN THAM CHIẾN
Peter Tsouras viết trên Military History Magazine:
Trung Quốc đã tập trung 200 nghìn quân thuộc 20 sư đoàn, cùng 400 xe tăng và 1.500 khẩu pháo. Lực lượng của Quân Giải phóng (PLA) lên tới 70 nghìn quân chỉ ở vùng giáp Lạng Sơn.
Sư đoàn Sao Vàng của Việt Nam bảo vệ Lạng Sơn bị Trung Quốc đẩy lui. Trong vòng vài ngày sau, quân Trung Quốc bao vây, xóa sổ sư đoàn này và biến Lạnh Sơn thành bình địa.
David Dreyer trong bài 'The 1979-Sino-Vietnamese-Conflict':
PLA chuẩn bị cho cuộc tấn công với 300-400 nghìn quân và khoảng 1.200 xe tăng cùng pháo binh, hỏa tiễn và các loại vũ khí hỗ trợ.
Ngày 17/02/1979, vào lúc 5 giờ sáng, chừng 100 nghìn quân Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam sau các đợt pháo kích cấp tập.
Đối mặt với quân Trung Quốc ban đầu chỉ là 75-80 nghìn bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Việt Nam.
Có kinh nghiệm của gần 30 năm chiến tranh, phía Việt Nam chống trả dữ dội và chia thành các đơn vị nhỏ, cấp tiểu đội, tiểu tổ để dùng cách đánh du kích chống lại quân xâm lăng.
Đồi núi được biến thành pháo đài với đường hầm, hố chông. Phía Trung Quốc không tiến nhanh như họ muốn và phải trì hoãn kế hoạch đánh chiếm Cao Bằng.
SỐ THƯƠNG VONG
Không bên nào công bố số thương vong chi tiết.
Peter Tsouras viết:
Trung Quốc chỉ thừa nhận có 7.000 quân tử vong và 15 nghìn bị thương nhưng các nguồn Phương Tây ước tính có 28 nghìn quân Trung Quốc bị giết và 43 nghìn bị thương.
Phía Việt Nam không nói số thương vong trong quân đội nhưng nói nhiều về số 100 nghìn thường dân bị thiệt mạng.
Bách khoa Toàn thư Anh, Britannica:
Quân Trung Quốc chiến đấu vô cùng tồi tệ chống lại dân quân tiền tuyến của Việt Nam.
Sau ba tuần giao tranh với con số thương vong 45 nghìn (Việt Nam nói là gây ra cho phía Trung Quốc) Quân Giải phóng đã phải rút về.
Sam Brothers trong bài 'The Enemy of My Enemy: The Sino-Vietnamese War of 1979 and the Evolution of the Sino-American Covert Relationship' viết:
Phía Trung Quốc, theo một ước tính, có từ 20 nghìn đến 62.500 thương vong trong khi phía Việt Nam, dù số liệu còn mù mờ, là khoảng từ 35 nghìn đến 50 nghìn.
Nhưng cuộc xung đột chỉ xảy ra trong 27 ngày, với đúng 17 ngày giao tranh, mà đã tạo ra con số thương vong như vậy cho thấy sự man rợ (savage) của nó.
LIÊN XÔ ĐÃ LÀM GÌ?
Sam Brothers:
Liên Xô có các chuyến bay TU-95D từ Vladivostok về phía Nam để theo dõi tình hình.
Một tàu tuần dương lớp Sverdlov và một tàu khu trục lớp Krivak cũng được cử đến tham gia đơn vị hải quân gồm 17 tàu đã có mặt tại bờ biển Việt Nam.
Moscow cũng cử sáu chiếc phi cơ vận tải Antonov-22 đến Hà Nội ngày 23/02, và có hai chuyến bay Liên Xô và Bulgraia từ Calcutta tới Hà Nội ngày 26/02/1979.
Tuy thế, Liên Xô không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến dù đã ký hiệp ước phòng thủ với Hà Nội.
CĂNG THẲNG HẬU CHIẾN
Trang GlobalSecurity.org:
Cho đến cuối thập niên 1980, phía Việt Nam biến vùng biên giới thành các 'pháo đài thép' và dùng các đơn vị dân quân được huấn luyện tốt để phòng thủ trước Trung Quốc.
Ước tính 600 nghìn người được điều động vào các chiến dịch sẵn sàng
chiến đấu để ngăn ngừa Trung Quốc tiến sang lần nữa...gây phí tổn tiền
bạc lớn cho Việt Nam.
Giới quan sát nước ngoài cũng đánh giá rằng "các cuộc va chạm ở biên
giới tiếp tục xảy ra trong suốt thập niên 1980, nổi bật là trận tháng
4/1984, khi quân Trung Quốc lần đầu tiên dùng vũ khí mới, súng Type 81
(AK-47 của Trung Quốc).
Hai nước phải đến 2007 mới hoàn tất việc ký kết xong hiệp định biên giới trên bộ, theo các bản tin quốc tế.
Dù cuộc chiến 'phản kích tự vệ' của Đặng Tiểu Bình nhắm vào Việt Nam là thất bại quân sự, Sam Brothers trong bài viết cũng trích lời ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore bày tỏ cái nhìn khác:
"Báo chí Trung Quốc coi hành động trừng phạt Việt Nam của người Trung
Quốc là một thất bại nhưng tôi lại tin rằng nó đã thay đổi lịch sử vùng
Đông Á."
Mỹ kêu gọi Trung Quốc thay đổi lập trường về Biển Đông
Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc thay đổi lập trường về Biển Đông, một thủy
lộ chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên mà từ lâu nhiều
nước đã đòi chủ quyền trên vùng biển này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Anna Richey-Allen nói “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc, cũng như những nước khác tranh chấp chủ quyền, tự chế không tiến thêm bước nào nữa trong việc xây dựng những cơ sở mới, quân sự hóa những đảo tranh chấp, và lấp đất lấn biển tại Biển Đông, và cam kết giải quyết hòa bình những tranh chấp với các nước khác.”
Tuyên bố được đưa ra vào lúc Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng những cơ cấu quân sự trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông theo như tin của Thông tấn xã Reuters.
Các giới chức Mỹ dấu tên nói với các hãng tin là việc xây dựng hầu như hoàn tất đối với hơn hai chục cơ cấu với mái đóng mở được thiết kế để chứa các phi đạn đất đối không trên quần đảo Trường Sa.
Bà Richey-Allen nói tiếp “Quân sự hóa những đảo này gây căng thẳng và những tin tức gần đây nhất đã tạo ra những quan ngại giữa các nước trong vùng.”
Một phúc trình được Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á công bố vào tháng 12 năm ngoái cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các đường băng và những hệ thống phòng không trên các đảo nhân tạo kể từ tháng 6 năm ngoái.
Vào lúc đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra một tuyên bố cho rằng việc xây dựng này “chủ yếu để sử dụng trong dân sự mà thôi.”
www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-trung-quoc-thay-doi-lap-truong-ve-bien-dong/3737915.html
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Anna Richey-Allen nói “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc, cũng như những nước khác tranh chấp chủ quyền, tự chế không tiến thêm bước nào nữa trong việc xây dựng những cơ sở mới, quân sự hóa những đảo tranh chấp, và lấp đất lấn biển tại Biển Đông, và cam kết giải quyết hòa bình những tranh chấp với các nước khác.”
Tuyên bố được đưa ra vào lúc Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng những cơ cấu quân sự trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông theo như tin của Thông tấn xã Reuters.
Các giới chức Mỹ dấu tên nói với các hãng tin là việc xây dựng hầu như hoàn tất đối với hơn hai chục cơ cấu với mái đóng mở được thiết kế để chứa các phi đạn đất đối không trên quần đảo Trường Sa.
Bà Richey-Allen nói tiếp “Quân sự hóa những đảo này gây căng thẳng và những tin tức gần đây nhất đã tạo ra những quan ngại giữa các nước trong vùng.”
Một phúc trình được Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á công bố vào tháng 12 năm ngoái cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các đường băng và những hệ thống phòng không trên các đảo nhân tạo kể từ tháng 6 năm ngoái.
Vào lúc đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra một tuyên bố cho rằng việc xây dựng này “chủ yếu để sử dụng trong dân sự mà thôi.”
www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-trung-quoc-thay-doi-lap-truong-ve-bien-dong/3737915.html
ANH VŨ * CÁCH MẠNG 1917
Nga hờ hững với di sản Cách mạng 1917
Đóng giả Lénine và Staline phục vụ du khách tại Quảng trường Đỏ.Ảnh : Getty
Cách nay 100 năm, ngày 23 tháng Hai 1917, tại nước Nga đã nổ ra cuộc
cách mạng tư sản, tiền đề dẫn tới Cách mạng tháng 10. Sự kiện lịch sử
này giờ đây đang là một di sản cồng kềnh, khó xử đối với chính quyền
Nga hiện nay.
Trang quốc tế báo Libération hôm nay cố gắng giải thích làm sao mà chính
quyền Matxcơva hiện nay xử lý khó khăn cái di sản đó, qua bài trao đổi
với nhà sử học Pháp Nicolas Werth, một chuyên gia về Liên Xô.
Dưới tiêu đề : « Matxcơva không biết phải làm gì với các cuộc cách mạng của năm 1917 », bài báo viết : « Ngày 23 tháng Hai 1917, nước Nga bị đẩy vào thế kỷ 20 ».
Cuộc cách mạng chấm dứt chế độ quân chủ tồn tại hàng trăm năm, nhưng đã
mở đường đi tới cuộc cách mạng lập nên chính quyền Xô Viết, chế độ từng
làm nên sự vĩ đại cùng nỗi kinh hoàng với Liên Bang Xô Viết trong suốt
70 năm. Giờ đây nước Nga của ông Vladimir Putin đang rất khó ăn khó nói
với cái dịp kỷ niệm lửng lơ này.
Trả lời câu hỏi : Chính quyền Nga hiện nay nhìn nhận thế nào về năm 1917
? Nhà sử học Nicolas Werth nhận định đây là một chủ đề khó xử của
Kremlin. Cuộc cách mạng đang gây rất nhiều phiền toái cho ý thức hệ đang
được định hình ở đất nước này. Trong khi mà hệ tư tưởng chính thức hiện
dựa trên cơ sở hợp nhất không phải giữa Đảng với nhân dân, như thời Xô
viết mà là giữa Nhà nước và nhân dân. Ở Nga bây giờ, người ta chỉ đặt
trọng tâm vào sự kiện duy nhất là cuộc « chiến tranh ái quốc vĩ đại »
và chủ yếu kỷ niệm những sự kiện ghi lại công lao của Staline đã mang
lại sự hùng mạnh cho Liên Xô trong thập niên 1930. Kỷ niệm Cách mạng
tháng 10 năm 1917 trong suốt nhiều thập kỷ vẫn luôn là kỷ niệm lớn ở
Liên Xô, không còn là ngày lễ của quốc gia nữa. Từ giữa những năm 1990,
nó đã được thay thế bằng hàng loạt những ngày hội mang màu sắc đoàn kết
dân tộc.
Theo chuyên gia Werth, ông Putin không thích đề cao Lénine nhưng lại tôn
vinh Staline, người kế thừa tư tưởng của Lénine. Giờ đây Staline là
hiện thân cho sự vĩ đại quốc gia. Lénine là hiện thân cho cách mạng thế
giới còn Staline phù hợp hơn với chủ nghĩa yêu nước hiện nay. Lénine
dù vẫn đang nằm trong lăng giữa Quảng Trường Đỏ nhưng không được nhắc
đến nhiều. Chính quyền Matxcơvan giờ đây thích kỷ niệm các sự kiện trước
và sau Cách mạng tháng 10 hơn. Chẳng hạn như năm 2013, họ kỷ niệm rầm
rộ 300 năm vương triều nhà Romanov, bởi sự kiện gợi lại sự vĩ đại của
một đế chế Nga. Nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng khác của Nga trong
thế kỷ 20 cũng bị bỏ trống như trại tập trung Goulag hay các cuộc đàn áp
lớn…
Libération đặt câu hỏi Cách mạng tháng 10 năm 1917 là một cuộc đảo chính hay cách mạng ?
Theo nhà sử học Nicolas Werth, với những người theo trường phái tự do
thì Cách mạng tháng 10 là một cú đảo chính. Còn với những người
Bôn-sê-vích thì đó là một cuộc cách mạng nhân dân do tầng lớp vô sản và
nông dân nghèo tiến hành.
Vladimir Putin chuẩn bị để tiếp tục nắm giữ quyền lực
Vẫn liên quan đến nước Nga ngày nay, cụ thể là với quyền lực của ông Vladimir Putin. Nhật báo Le Figaro có bài : « Kremlin chuẩn bị cho Putin tái đắc cử ».
Le Figaro khẳng định chắc chắn : « Năm 2018, Vladimir Putin sẽ phải
tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 lãnh đạo nước Nga với một kết quả và số lượng
cử tri tham gia bỏ phiếu cao nhất có thể ». Theo các thông tin đã
được báo chí Nga tung ra ngày hôm qua (21/02) thì các cố vấn của tổng
thống Nga đang xây dựng kế hoạch chuẩn bị kéo dài quyền lực của tổng
thống Putin. « Cuộc bầu cử tổng thống thống Nga dự trù tổ chức vào
tháng 3 năm 2018, đến giờ không có gì nghi ngờ ông Putin sẽ ra ứng cử
lần nữa vào vị trí lãnh đạo tối cao cho đến năm 2024. Như vậy, lúc đó
ông Putin sẽ 72 tuổi và có 24 năm cầm quyền liên tục », Le Figaro nhận xét.
Mặc dù phát ngôn viên tổng thống, ông Dmitri Peskov, vẫn lập lờ không
khẳng định, nhưng người ta đã thấy những dấu hiệu dọn sân bãi cho cuộc
bầu cử tới đây. Từ đầu năm đến nay, ông Putin đã thải hồi 5 thống đốc
vùng, thay thế bằng một loạt gương mặt thuộc giới kỹ trị trẻ. Các phe
đối lập chính trị cũng đang bị dập tắt dần…
Theo Le Figaro, Kremlin đã vẽ ra kịch bản của chiến thắng bằng công
thức 70-70, tức Putin sẽ giành 70% phiếu bầu và tỷ lệ cử tri tham gia
cũng phải là 70%.
Trung Quốc : Kiểm soát người dân bằng hệ thống chấm điểm
Nhìn sang châu Á , Le Fogaro có bài : « Bắc Kinh xây dựng hệ thống chấm điểm công dân ».
Theo tờ báo, chính quyền Bắc Kinh đang xây dựng một hệ thống tin học
rộng rãi, tập hợp tất cả các thông tin về tài chính hay đời sống xã hội
của các công dân. Qua các thông tin như vậy, công dân Trung Quốc sẽ
được chấm điểm tùy theo việc chi trả các hóa đơn thanh toán, mức độ tuân
thủ chính sách gia đình hay hành vi thái độ của họ trên internet.
Những người nào có các hành vi xấu như đi lậu vé tàu điện ngầm chẳng hạn
sẽ bị hạ điểm. Nếu tích nhiều điểm xấu, họ có thể bị phạt trong các
hoạt động như vay tiền, tuyển dụng công chức, xin học cho con vào các
trường tư hay thậm chí cả việc đặt phòng khách sạn sang.
Theo Le Figaro, giai đoạn đầu của dự án được triển khai từ nay đến năm 2020, nhưng đã có ngay kết quả : « Theo
thông báo mới đây của Tòa Án Tối Cao Trung Quốc, trong 4 năm qua, chính
phủ đã cấm 6,7 triệu người sử dụng máy bay hay tầu cao tốc. Lý do chỉ
vì những người đó là những con nợ xấu. Họ bị xếp vào một danh sách đen,
lưu vào dữ liệu chứng minh thư. Mỗi khi mua bán phải trình căn cước,
tín hiệu báo động sẽ được phát ra ».
Cơ quan tư pháp Trung Quốc khẳng định đã ký thỏa thuận với 44 cơ quan chính phủ để hạn chế hoạt động của những người « điểm xấu
» trong nhiều lĩnh vực. Các cơ quan chính ký thỏa thuận gồm những ngân
hàng lớn, bộ Công An, bộ Viễn Thông. Những người nói dối tư pháp hay
cất giấu tài sản cũng bị liệt vào « danh sách đen ».
Tòa Án Tối Cao Trung Quốc giải thích hệ thống chấm điểm trên là tối cần
thiết trong cuộc đấu tranh chống nguy cơ vỡ nợ đang bùng nổ trong dân.
Nhưng trên thực tế, hệ thống này chủ yếu nhằm trang bị cho chính quyền
một công cụ giám sát dân có hiệu lực hơn.
Le Figaro nhận xét, một dự án như vậy có vẻ phù hợp với chủ ý thắt chặt
quản lý xã hội hơn nữa của chủ tịch Tập Cận Bình. Ông đã từng kêu gọi
cải tiến lĩnh vực quản lý xã hội để « tăng cường khả năng dự báo, đề phòng mọi nguy cơ ».
Pháp muốn loại hẳn các công dân đi thánh chiến
Trở lại với các vấn đề thời sự liên quan đến Pháp. Nhiều báo quan tâm
đến chủ đề các chiến binh thánh chiến, những mầm mống của các vụ tấn
công khủng bố đó đang là nỗi lo chính của nước Pháp.
Câu hỏi được đặt ra là : Các chiến binh thánh chiến Pháp có thể hội nhập trở lại được không ? Câu trả lời có vẻ là Không đối với chính quyền Pháp.
Nhật báo Le Monde đã tiến hành một điều tra và rút ra kết luận rõ ràng quan hàng tựa trên trang nhất : « Paris không muốn đưa về nước những chiến binh thánh chiến người Pháp bị bắt ở Syria và Irak ».
Theo tờ báo, « ngày càng có nhiều chiến binh thánh chiến Pháp tham
gia tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo bị bắt làm tù binh, nhất là khi Daech đang
bị đẩy lùi dần trên các mặt trận ở Syria và Irak. Vậy nước Pháp phải
làm gì với những kiều dân được coi là kẻ thù đó ? »
Theo Le Monde, « tổng thống Pháp có lẽ đã chấp nhận chủ trương rõ ràng là : làm sao để không có tù binh, hay ít nhất có thể… »
Theo đánh giá của các chuyên gia, có khoảng 680 người Pháp đã tham gia
thánh chiến ở Irak và Syria, trong đó có 275 là phụ nữ ; 230 đối tượng
đã bị tiêu diệt.
Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và chắc chắn sẽ gây tranh cãi nhiều.
Pháp : Mây đen tin tặc phủ bóng mùa bầu cử tổng thống
Một chủ đề đang nổi lên thu hút sự quan tâm của dư luận Pháp lúc này là
khả năng tin tặc phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Pháp sắp tới.
Đây là chủ đề chính của báo Công Giáo La Croix : Trang nhất của tờ báo
chạy tựa : Chiến tranh mạng đe dọa nền dân chủ và cho biết, từ nhiều
tháng nay các cơ quan tình báo phương Tây đã cảnh báo về một cuộc chiến
tranh thông tin, có thể do Nga tiến hành. La Croix đặt câu hỏi : Có nên
sợ sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử tổng thống ? Nỗi lo
là có thật, vì thế trong bài viết « Trước các cuộc tấn công tin học, các ứng viên tự phòng thân », La Croix khẳng định : «
Để ngăn chặn các cuộc tấn công thực và tiềm tàng, ê-kip của các ứng
viên tổng thống Pháp đã triển khai hàng loạt các biện pháp an toàn nhưng
nguy cơ vẫn còn đó ».http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170222-nga-ho-hung-voi-di-san-cach-mang-1917
Tòa Bạch Ốc lùi ngày công bố sắc lệnh mới thay thế chỉ thị ngưng nhập cảnh những người đến từ 7 nước có đa số dân theo đạo Hồi.
Reuters dẫn nguồn tin từ một giới chức Tòa Bạch Ốc ngày 22/2 cho hay lệnh mới dự kiến sẽ ban hành vào tuần tới thay vì tuần này như dự trù của Tổng thống Donald Trump loan báo tuần trước.
Ông Trump nói chỉ thị mới sẽ đáp ứng những quan ngại pháp lý nêu ra bởi tiểu bang Washington, thành phố San Francisco và những nơi khác khi sắc lệnh đầu tiên được ban hành hôm 27/1.
Sắc lệnh cuối tháng Giêng của ông Trump đã nhanh chóng được thực thi, gây ra cảnh hỗn loạn tại các phi trường trên khắp thế giới vì những người cầm visa lên đường sang Mỹ bị lôi ra khỏi máy bay hoặc bị từ chối nhập cảnh khi đáp tới các sân bay Mỹ.
Dân Mỹ chia rẽ sâu sắc vì sắc lệnh này. Các công ty Mỹ và các đồng minh cũng lên án trước khi lệnh tạm thời bị ngăn lại bởi các tòa án liên bang.
Tổng thống Trump đã lên Twitter chỉ trích hành động của tòa án và cảnh báo rằng phán quyết của tòa sẽ sớm bị đảo ngược.
http://www.voatiengviet.com/a/my-sap-ra-sac-lenh-di-tru-moi/3736271.html
ASIAN QUAN NGẠI TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG
Reuters dẫn nguồn tin từ một giới chức Tòa Bạch Ốc ngày 22/2 cho hay lệnh mới dự kiến sẽ ban hành vào tuần tới thay vì tuần này như dự trù của Tổng thống Donald Trump loan báo tuần trước.
Ông Trump nói chỉ thị mới sẽ đáp ứng những quan ngại pháp lý nêu ra bởi tiểu bang Washington, thành phố San Francisco và những nơi khác khi sắc lệnh đầu tiên được ban hành hôm 27/1.
Sắc lệnh cuối tháng Giêng của ông Trump đã nhanh chóng được thực thi, gây ra cảnh hỗn loạn tại các phi trường trên khắp thế giới vì những người cầm visa lên đường sang Mỹ bị lôi ra khỏi máy bay hoặc bị từ chối nhập cảnh khi đáp tới các sân bay Mỹ.
Dân Mỹ chia rẽ sâu sắc vì sắc lệnh này. Các công ty Mỹ và các đồng minh cũng lên án trước khi lệnh tạm thời bị ngăn lại bởi các tòa án liên bang.
Tổng thống Trump đã lên Twitter chỉ trích hành động của tòa án và cảnh báo rằng phán quyết của tòa sẽ sớm bị đảo ngược.
http://www.voatiengviet.com/a/my-sap-ra-sac-lenh-di-tru-moi/3736271.html
ASIAN QUAN NGẠI TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG
Các nước Đông Nam Á xem việc Trung Quốc lắp đặt những hệ thống vũ khí ở
Biển Đông là "rất đáng lo ngại" và đã kêu gọi đối thoại để ngăn chặn sự
leo thang "những diễn biến gần đây," Philippines cho biết hôm thứ Ba.
Bộ trưởng ngoại giao các nước trong khu vực đồng lòng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa những đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng tin tưởng rằng khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử hàng hải có thể đạt được với Bắc Kinh trước tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói trong một hội nghị các bộ trưởng khu vực trên đảo Boracay của nước này.
Ông Yasay không cho biết những diễn biến nào khơi lên mối lo ngại này, nhưng nói rằng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ bảo đảm hòa bình và ổn định.
Ông nói rằng việc phi quân sự hóa sẽ là một thành phần quan trọng của bất kỳ bộ quy tắc ứng xử nào giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng còn quá sớm để nói liệu điều kiện tiên quyết có phải là Bắc Kinh tháo dỡ những hệ thống vũ khí của mình hay không.
Nhắc đến những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, ông Yasay nói các nước ASEAN đã "nhận thấy, một cách rất đáng lo ngại, rằng Trung Quốc đã lắp đặt những hệ thống vũ khí tại những cơ sở mà họ đã thiết lập, và họ đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc này."
Với việc Philippines giữ chức chủ tịch ASEAN năm nay, những phát biểu của ông Yasay cho thấy một lập trường vững chắc hiếm có của một tổ chức mà thường chật vật để đạt được đồng thuận vì những quan điểm ý trái ngược của họ về việc làm thế nào đáp lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
Thông cáo bày tỏ lo ngại của ASEAN tránh nhắc tên Trung Quốc. Làm Trung Quốc phật lòng có thể nảy sinh nhiều nguy cơ, trong khi các nước thành viên của ASEAN đang chịu ảnh hưởng của Trung Quốc với mức độ khác nhau, và cần thương mại, đầu tư và khách du lịch từ Trung Quốc.
Bộ trưởng ngoại giao các nước trong khu vực đồng lòng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa những đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng tin tưởng rằng khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử hàng hải có thể đạt được với Bắc Kinh trước tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói trong một hội nghị các bộ trưởng khu vực trên đảo Boracay của nước này.
Ông Yasay không cho biết những diễn biến nào khơi lên mối lo ngại này, nhưng nói rằng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ bảo đảm hòa bình và ổn định.
Ông nói rằng việc phi quân sự hóa sẽ là một thành phần quan trọng của bất kỳ bộ quy tắc ứng xử nào giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng còn quá sớm để nói liệu điều kiện tiên quyết có phải là Bắc Kinh tháo dỡ những hệ thống vũ khí của mình hay không.
Nhắc đến những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, ông Yasay nói các nước ASEAN đã "nhận thấy, một cách rất đáng lo ngại, rằng Trung Quốc đã lắp đặt những hệ thống vũ khí tại những cơ sở mà họ đã thiết lập, và họ đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc này."
Với việc Philippines giữ chức chủ tịch ASEAN năm nay, những phát biểu của ông Yasay cho thấy một lập trường vững chắc hiếm có của một tổ chức mà thường chật vật để đạt được đồng thuận vì những quan điểm ý trái ngược của họ về việc làm thế nào đáp lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
Thông cáo bày tỏ lo ngại của ASEAN tránh nhắc tên Trung Quốc. Làm Trung Quốc phật lòng có thể nảy sinh nhiều nguy cơ, trong khi các nước thành viên của ASEAN đang chịu ảnh hưởng của Trung Quốc với mức độ khác nhau, và cần thương mại, đầu tư và khách du lịch từ Trung Quốc.
Hàng không mẫu hạm Mỹ trở lại tuần tra Biển Đông
Một hàng không mẫu hạm cùng đội tàu chiến của hải quân Mỹ đã trở lại bắt
đầu tuần tra ở Biển Đông giữa bối cảnh có nhiều lo ngại rằng vùng biển
tranh chấp này sẽ trở thành một điểm nóng dưới thời kỳ nắm quyền của
Tổng thống Donald Trump.
Reuters dẫn lời hải quân Mỹ nói rằng lực lượng của Mỹ, gồm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, bắt đầu các hoạt động thường lệ ở Biển Đông hôm 18/2.
Chỉ huy của lực lượng này, thiếu tướng James Kilby, nói rằng nhiều tuần lễ diễn tập ở Thái Bình Dương trước đó đã cải thiện khả năng hoạt động hiệu quả cũng như sự sẵn sàng của đội tàu chiến này.
Ông Kilby được dẫn lời nói rằng “chúng tôi nóng lòng muốn chứng tỏ những khả năng đó trong khi gây dựng mối quan hệ vững mạnh sẵn có với các đồng minh, đối tác và những người bạn ở khu vực Ấn Độ Dương và châu Á – Thái Bình Dương”.
Thông tin về hoạt động tuần tra của hàng không mẫu hạm Mỹ xuất hiện một
ngày sau khi Trung Quốc thông báo kết thúc các cuộc tập trận ở Biển
Đông.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Washington không nên thách thức chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này.
Hoa Kỳ từng chỉ trích việc Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo cũng như các cơ sở quân sự trên Biển Đông. Hải quân Mỹ từng tiến hành một số đợt tuần tra “tự do hàng hải” qua vùng biển này.
Trong khi công du châu Á đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 4/2 tuyên bố rằng Hoa Kỳ chưa cần phải có những bước đi quân sự ở biển Đông nhằm ngăn chặn hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, dù chỉ trích Bắc Kinh làm xói mòn lòng tin của các quốc gia trong khu vực.
“Ngay lúc này, chúng tôi không thấy sự cần thiết phải thực thi các bước tiến quân sự mạnh mẽ”, ông James Mattis được Reuters dẫn lời nói trong một cuộc họp báo ở Tokyo, nhấn mạnh tới giải pháp ngoại giao.
Reuters dẫn lời hải quân Mỹ nói rằng lực lượng của Mỹ, gồm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, bắt đầu các hoạt động thường lệ ở Biển Đông hôm 18/2.
Chỉ huy của lực lượng này, thiếu tướng James Kilby, nói rằng nhiều tuần lễ diễn tập ở Thái Bình Dương trước đó đã cải thiện khả năng hoạt động hiệu quả cũng như sự sẵn sàng của đội tàu chiến này.
Ông Kilby được dẫn lời nói rằng “chúng tôi nóng lòng muốn chứng tỏ những khả năng đó trong khi gây dựng mối quan hệ vững mạnh sẵn có với các đồng minh, đối tác và những người bạn ở khu vực Ấn Độ Dương và châu Á – Thái Bình Dương”.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Washington không nên thách thức chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này.
Hoa Kỳ từng chỉ trích việc Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo cũng như các cơ sở quân sự trên Biển Đông. Hải quân Mỹ từng tiến hành một số đợt tuần tra “tự do hàng hải” qua vùng biển này.
Trong khi công du châu Á đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 4/2 tuyên bố rằng Hoa Kỳ chưa cần phải có những bước đi quân sự ở biển Đông nhằm ngăn chặn hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, dù chỉ trích Bắc Kinh làm xói mòn lòng tin của các quốc gia trong khu vực.
“Ngay lúc này, chúng tôi không thấy sự cần thiết phải thực thi các bước tiến quân sự mạnh mẽ”, ông James Mattis được Reuters dẫn lời nói trong một cuộc họp báo ở Tokyo, nhấn mạnh tới giải pháp ngoại giao.
http://www.voatiengviet.com/a/tq-phan-doi-my-tuan-tra-bien-dong/3733427.html