STEVE BROOKES * ĐÊM GIÁNG SINH
Câu chuyện đêm Giáng Sinh
Steve Brookes
Steve Brookes
Tom yêu những câu chuyện. Ông ngồi trong chiếc ghế kể chuyện bên lò sưởi, đôi mắt xanh nhạt lấp lánh trong ánh sáng chập chờn của những ngọn nến trên các bàn chung quanh. Tiếng cười khẽ của ông phát ra từ đôi môi cũng dạn dày sương gió như những xà nhà bằng gỗ sồi cũ kỹ phía trên đầu ông.
Một cách hài lòng, ông ngồi thoải mái trong chiếc ghế gỗ sồi đã được nghe hàng ngàn câu chuyện qua hàng trăm năm trong cái quán nhỏ nằm giữa những ngọn đồi tối tăm của vùng Pennines này. Mọi người đến thăm Tom từ khắp cả nước. Bằng cách truyền miệng, họ biết về ông, và nhờ ông quán trọ đã đón được khách du lịch.
Để tìm được ông, khách phải vượt qua nhiều dặm đường hẹp ngoằn ngoèo rậm lá. Nhưng khi họ qua được đỉnh đèo để đi xuống ngôi làng nhỏ bé này, họ được đền đáp xứng đáng. Mái tranh thấp xộc xệch có vẻ như thu mình trong thung lũng. Có một vòi nước cũ gỉ sét và một bánh xe của cối xay được hoa hồng đỏ và trắng phủ kín trong mùa hè. Những xà nhà thấp đã bị mọt ăn lỗ chỗ, và quán có mùi ẩm thấp, nhưng luôn luôn có thức ăn ngon cho khách.
Trong những buổi tối mùa hè ấm áp, mùi hương của hoa vân anh trộn lẫn với mùi xạ hương đắng của những bụi cây nhỏ ẩm thấp ở những hàng rào bằng đất cao bao quanh, nhưng khi mùa đông đến, khách khứa ít hơn và dân làng sẽ kéo đến vây quanh ngọn lửa đốt bằng củi đang réo lên qua những ống khói bằng đá cho đến khi khói của nó tan loãng vào những cánh đồng hoang đằng xa – và người ta tiếp tục kể chuyện.
“Ai sẽ kể chuyện tối nay?” Tom khẽ hỏi. Những người uống ở quầy và những người ăn ở các bàn nhìn lảng đi, cố tránh đôi mắt của ông. Trong suốt lịch sử kể chuyện trong quán trọ xây bằng đá biệt lập này, luôn luôn có một người tình nguyện kể chuyện của mình.
Thi thoảng, một người bán hàng thông minh nhận lời thách thức và với điện thoại bên hông và bộ đồ nhân viên hành pháp, anh ta kể lại những cuộc phiêu lưu đầy chinh phục và những khó khăn trắc trở.
Đôi khi là một giọng nói dịu dàng của một phụ nữ địa phương kể lại những câu chuyện đồng quê và những truyền thuyết dân gian người ta thường nghe.
Một đôi lần, Tom cũng ngồi vào chỗ và tìm trong kho dự trữ kinh nghiệm mênh mông hơn 80 năm của mình và với cặp mắt lấp lánh ánh lửa, ông tạo ra những hình ảnh lạ lùng đến nỗi mọi người im phăng phắc lắng nghe và tiếng chiếc ly nhỏ nhất đặt xuốâng quầy rượu vang lên cũng giống như tiếng đại bác gầm.
Nhưng câu chuyện hay nhất luôn luôn được để dành cho đến Giáng sinh vì đây là câu chuyện đánh dấu kết thúc của một năm.
Đó là lúc cây ô rô được cắt khỏi hàng rào cao và kết thành chuỗi quanh quầy rượu với những chiếc lá xanh nhọn rực rỡ và những trái dâu đỏ. Rồi cây Giáng sinh, chặt từ hàng cây thông trên những ngọn đồi phía trước, được trân trọng đặt bên lò sưởi đang cháy và chất đầy quà để tặng cho nhau.
Đó cũng là lúc chủ đất sẽ đãi món rượu vang hâm nóng với đường và hương liệu, thức uống ưa thích nhất của khách hàng vào dịp Giáng sinh và đó chính là lúc chắc chắn Tom sẽ thách thức mọi người.
“Nào”, ông cười giòn, “các người không trốn lão già Tom này được đâu. Nếu không ai đến ngồi vào chiếc ghế này và kể cho chúng ta nghe một câu chuyện Giáng sinh, ta sẽ bảo ông chủ đất dẹp món rượu vang hâm nóng đi!”
“Bác sẽ không làm như vậy đâu”, một cô gái trong làng có gương mặt xinh xắn kêu lên. “Chính bác cũng thích mê món rượu hâm nóng mà, bác Tom!”
“A , cô gái ơi, ta thích món rượu hâm nóng nhưng ta còn thích câu chuyện Giáng sinh hơn nữa. Đó là một truyền thống bắt nguồn từ lâu đời đến mức ta không biết là khi nào - thậm chí khi những lãnh chúa và phu nhân đến để làm vinh dự cho quán này thay vì lũ dân thường các người.”
Ông gật đầu một cách hiền lành để khẳng định lại những ngày thời xa xưa tốt đẹp hơn. Mắt ông lấp lánh trong ánh lửa.
“Tôi ủng hộ Tom!” Một người nhanh miệng nói. Y phục ông ta rất sang trọng, một cái quần xanh nhạt ủi kỹ và áo sơ mi phanh ngực bày ra lông ngực nhiều hơn tóc trên đầu ông.
“Mỗi năm khi tôi từ London đến đây, tôi luôn luôn mong đợi câu chuyện Giáng sinh”.
“Vậy anh kể chuyện đi, anh bạn thân ơi!” Anh thanh niên Jim bẻ lại, quần jean của anh ta vẫn còn những vết dơ vì vắt sữa bò.
“Tôi không kể được” - nhân viên hành pháp nói. “Tôi chỉ biết những giấy đối chiếu, lợi tức, những khoản nợ bị mất và chuyện giá cả”.
“Tôi lại muốn biết về những chuyện đó!” Jim nói, gương mặt anh sáng lên vẻ hứng thú muốn trêu chọc. “Có lẽ tôi sẽ học được nhiều thứ để khỏi phải vắt sữa những con bò ngu ngốc hằng ngày”.
“Chúng ta không muốn biết những kinh nghiệm của cậu, Jim ạ”. Tom vừa nói vừa vuốt râu. “Bây giờ là mùa Giáng sinh và chúng ta cần câu chuyện Giáng sinh đặc biệt”.
Căn phòng im lặng nhưng ai cũng nghe thấy tiếng gió bên ngoài đang rít mạnh hơn. Những bàn chân nhích đi và những bờ vai chạm nhau trong khi mọi người cố chen nhau tới cuối quầy rượu để né tránh cái nhìn dò hỏi của Tom. Mắt ông lướt từ người này sang người khác. Vài người nhìn lại ông một lúc lâu trước khi nhìn xuống, bối rối. Không ai sốt sắng ngồi vào chiếc ghế kể chuyện tối nay.
Đột nhiên, cánh cửa quán kẽo kẹt mở ra và cơn gió đang xô nghiêng ngả cây cối bên ngoài ầm ĩ lao vào trong quán, làm mọi thứ trang trí lắc lư dữ dội.
Tất cả mọi cặp mắt đều hướng ra cửa.
Người phụ nữ ấy có gương mặt xanh xao gần như trắng bệch, mái tóc ngắn màu sáng và đôi mắt xanh lạnh lùng. Cô ngập ngừng đứng lại, nhìn quanh quán, ngạc nhiên khi thấy quá đông người ở nơi vắng vẻ này. Cô kéo lại chiếc áo choàng màu đen quanh vai dù nó đã được giữ chặt quanh cổ bằng một sợi dây chuyền vàng nhỏ. Bên dưới lớp áo choàng, cô mặc một áo polo màu sẫm và váy đen. Cô chậm chạp đi đến chiếc ghế duy nhất còn trống ở quầy rượu. Tom đã qua ngồi trên một khúc cây, và đang sưởi ấm bên cạnh cây Giáng sinh, vẻ mặt bình thản.
“Hình như chỉ còn một chỗ ngồi trong quán. Tôi ngồi có được không?” cô hỏi.
“Nếu cô ngồi đó” - Tom ân cần nói, “cô phải kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện và đó phải là một câu chuyện Giáng sinh”.
“Tôi sẽ làm điều đó nếu mọi người muốn như vậy”. Cô vừa nói vừa tháo áo choàng và đặt trên đầu gối như để bảo vệ mình và tạo sự dễ chịu.
Người chủ đất lách qua đám đông với một ly rượu hâm nóng và trân trọng đặt vào tay cô. “Cô sẽ cần cái này để giúp cô kể chuyện, cô bạn ạ”.
Sau khi uống một hớp dài, cô đặt ly cạnh ghế và úp hai lòng bàn tay trên tay ghế cao. Ngôi quán cũ bằng gỗ có vẻ thu nhỏ lại và thật yên lặng, mọi người chăm chú nhìn cô trong khi cô bắt đầu câu chuyện.
“Giáng sinh là dịp kể về những hy vọng và những nỗi sợ hãi. Tôi muốn kể cho các bạn nghe về một ngôi trường nơi tất cả trẻ em đang học tiểu học”. Cô dừng lại một chút. “Đó là mùa Giáng sinh và bọn trẻ đang tập những bài hát mừng lễ Giáng sinh. Chen lấn nhau quanh cây đàn dương cầm của cô giáo trẻ, chúng hát những bài thánh ca. Sau đó cô giáo dạy chúng những nốt nhạc trong khuông nhạc và cách cô đọc chúng. Rồi bọn trẻ áp dụng những điều đã học. Chúng họp thành nhóm nhỏ, chọn một nốt nhạc và tạo thành hình nốt đó. Chúng cười lớn và thảo luận sôi nổi. Tất cả, ngoại trừ một cô bé, nhìn lại bản nhạc và đứng sang một bên căn phòng”.
Người phụ nữ ngừng lại và nhìn lên chiếc đồng hồ phía trên quầy rượu. Cô nói: “Nhóm thứ nhất tự tạo thành một đường thẳng trên sàn nhà với một em cuộn tròn người như trái banh ở một đầu và một em khác đứng chéo tạo thành một góc nhọn ở đầu kia.”
“Chúng em là một nốt móc đơn “chúng vui vẻ reo lên”. Nốt nhạc của chúng em rất nhanh, chúng em mang đầy sự sôi động và niềm vui”. Cả lớp vỗ tay khen ngợi. Nhóm thứ hai cũng tạo thành một đường thẳng giống như vậy trên sàn nhà, nhưng lần này không có cái đuôi cong và giải thích rằng chúng là một nốt đen. Nhạc của chúng nghiêm trang, đều đặn, chậm rãi và rõ ràng. Một tràng hoan hô nhanh chóng tiếp theo. Nhóm thứ ba nằm trên sàn nhà và tạo thành một hình bầu dục lớn. “Chúng em là một nốt tròn” - chúng tự hào nói, “nốt dài nhất trong tất cả các nốt nhạc, chúng em đến vào cuối bài nhạc, lúc mọi âm thanh chấm dứt”. Mọi người vỗ tay.
Cuối cùng, còn lại một đứa bé không thuộc nhóm nào. Cô bé này không được nhiều người thích và thường nghỉ học vì bệnh. Dưới ánh mắt nhìn chăm chú và coi thường của cả lớp, em bé chậm chạp tới giữa phòng, mỗi bước đi có vẻ đau đớn và khi em ngồi xếp chân xuống sàn nhà với chiếc áo đồng phục xanh xếp cẩn thận dưới hai đầu gối nhợt nhạt, có vẻ như em thấy nhẹ nhõm vì đã làm xong việc.
“Em sẽ là một nốt nhạc chứ?” - Cô giáo trẻ hỏi. Cô biết cô bé đang bị một chứng bệnh trầm trọng.
Cô bé ngồi im lặng và hoàn toàn bất động, mắt nhìn chằm chằm xuống sàn nhà bằng gỗ của lớp. Cô giáo quay lại các em khác và hỏi chúng: “Các em nghĩ bạn Natalie là nốt nhạc gì hôm nay?” Lập tức các cậu bé và cô bé chung quanh đồng thanh la lên, mỗi em chọn một nốt nhạc khác nhau trong trí tưởng tượng của chúng để kết hợp với cô bé đang ngồi trên sàn nhà.
Cô giáo cau mày, lo lắng. Trong lý lịch của Natalie ở trường, cô biết cô bé đã bị mất cha mẹ trong một tai nạn xe đêm Giáng sinh và em bị rối loạn tinh thần. Có thể ngay lúc này em cũng đang bệnh, vì em ngồi yên lặng quá.
Cả lớp đã ngừng la hét và đang sốt ruột đợi Natalie nói. Cuối cùng, em ngước mắt lên khỏi sàn nhà.
“Em không thật sự là một nốt nhạc. Bây giờ là Giáng sinh và em là sự yên lặng khi âm nhạc kết thúc. Em là sự hạnh phúc khi mọi nỗi buồn kết thúc, hoặc là nỗi buồn khi mọi hạnh phúc kết thúc... Rốt cuộc, mọi người muốn em là điều gì em sẽ là điều đó”.
Người phụ nữ áo đen ngước mắt lên nhìn mọi người trong quán đang đứng chung quanh, mỗi người có những hy vọng và những nỗi sợ hãi của riêng mình trong mùa Giáng sinh đang đến.
“Và đó là kết thúc câu chuyện” - cô nói.
Cô đứng lên khỏi chiếc ghế kể chuyện, chậm chạp khoác áo choàng vào và đi ra cửa. Một thanh niên đứng ở cửa giơ tay ra nắm chặt chiếc áo khoác và thô bạo hỏi:
“Cô phải nói cho chúng tôi biết. Cô là cô giáo đó phải không?”. Hình như anh ta chùn tay lại khi mắt hai người gặp nhau, rồi cô nhìn mọi người trong quán với những món trang trí Giáng sinh ở chung quanh.
“Không” - cô trả lời. “Anh muốn tôi là gì?”
Cô đi khuất ra ngoài và trong quán, người ta có thể nghe được tiếng một bông tuyết đang rơi xuống...
Trần Lê Thanh Hà dịch
DƯƠNG LỆ * CÔ GIÀ NOEL
Dương Lệ
"Cô già" NôEn
Đã gần đến ngày Nô en...
Tôi học cùng với cậu ấy từ năm cấp 3. Sang đến Đại học, như một duyên
nợ, chúng tôi lại học cùng nhau. Ra trường được một thời gian, tôi cũng
đã đi làm nơi này nơi khác. Cuối cùng, tôi lại nộp đơn vào công ty nơi
mà bố cậu ấy làm Phó Tổng giám đốc. Hôm đầu tiên đến nhận việc, biết cậu
ấy làm trưởng phòng mình, tôi suýt ngất.
Mấy nhân viên cùng phòng cực kết phong cách làm việc của cậu ấy: nhanh
nhẹn, chuyên nghiệp, bản lĩnh, quyết đoán. Thật không khó để hiểu được
tại sao cậu ấy có thể trở thành trưởng phòng. Một chị lớn tuổi hơn tôi
bảo:
- Tôi không bao giờ phục những người trẻ tuổi hơn mình đâu. Nhưng cậu ấy thì ngoại lệ đấy.
Tôi cứ thắc mắc vì nghĩ chứ không phải chị ấy sợ Phó Tổng nên mới nói
như vậy hay không. Nhưng khi nhìn thấy cậu ấy giao việc cho tôi thì tôi
đã dập tắt ngay ý nghĩ ấy trong đầu.
Cậu ấy quả thực biết rất rõ tôi mạnh và yếu ở điểm nào. Nên không ngại
ngần chỉ dạy cho tôi và giao cho tôi toàn những việc khó. Có ngày, tôi
phải bạc mặt ở ngoài đường và suýt nữa phát khóc lên vì không thể hoàn
thành được công việc. Rồi chẳng hiểu sao bỗng có cuộc gọi của cậu ấy.
- Nếu cậu không thể hoàn thành được công việc thì trước hết đừng bao giờ
nhận dự án này. Hãy tìm người chia sẻ nó. Nhưng cậu đã nhận làm rồi,
thì đừng có nản chí như thế chứ. Mình không quen người cam chịu thất bại
đâu. Đừng để trở thành người xa lạ với mình như thế.
- Mình không phải người cam chịu thất bại. Nhưng đối tác không chịu đồng
ý giúp đỡ. Chân mình hiện giờ đang rất mỏi và toàn bộ ý nghĩ của mình
bây giờ là cái tai của mình được yên. Mình không phải nghe những lời
phàn nàn của cậu nữa.
- Được thôi. Hãy cố gắng nhé!
Rồi cậu ấy dập máy. Tôi đã phải chờ đến 10h tối mới về được đến nhà.
Trời đã vào mùa đông nên rất lạnh. Không khí càng gần đến ngày Nô en
khiến tôi thêm chạnh lòng vì công việc vẫn chưa thể xong. Chạy lên chạy
xuống công ty của đối tác (trước cửa đã đặt cây thông lớn) và nhà của
ông ta mười mấy lần, bị bảo vệ đuổi ngay ở ngoài cửa, bị chó nhà họ xộc
ra sủa oăng oẳng, suýt nữa thì toạc cả gấu quần, tôi thất vọng đến nỗi
không còn tin tưởng vào những cố gắng cuối cùng của mình vào ngày hôm
sau nữa.
Thật không ngờ chiều hôm ấy tôi nhận được điện thoại. Ông ấy đồng ý gặp
tôi để nghe tôi thuyết trình bản kế hoạch sơ lược của năm sau. Tôi vui
sướng đến mức muốn nhảy cẫng lên. Trưởng phòng nhìn tôi, mỉm cười. Tôi
chỉ cười trừ với cậu ta. Trời đất! Sao tôi lại ghét cậu ta đến thế! Mỗi
khi tôi không hoàn thành công việc gì một cách nhanh chóng, là cậu ta
lại mắng như tát nước vào mặt tôi. Lúc sáng, tôi bước vào văn phòng,
chào cậu ấy mà không thèm mỉm cười với tôi lấy một lần.
Sau đó thì tôi đã thuyết phục được một cách khó khăn đối tác nhận dự án
của tôi. Ngày cuối cùng, trước khi dự án được ký kết, tôi gặp ông ấy.
Ông ấy bảo với tôi:
- Thực ra tôi là người rất kỹ tính, cuối năm thì lại càng bận rộn hơn.
Nhưng trưởng phòng của cô là một người thật tuyệt vời đấy. Cậu ấy đã
kiên nhẫn gọi điện cho tôi đến hơn 70, 80 cuộc để thuyết phục tôi đồng ý
gặp cô. Cậu ấy bảo nếu tôi gặp cô thì tôi cứ yên tâm rằng tôi không gặp
lầm người đâu. Cậu ấy nói đúng. Chúc mừng sự cố gắng của cô!
- Dạ! À vâng, xin cảm ơn ông ạ.
- Không có gì. Hẹn gặp lại cô sau.
Thực ra thì tôi đã hiểu lầm về cậu ấy. Cậu ấy đã giúp đỡ tôi rất nhiều,
mặc dù cậu ấy không nói ra. Trước mặt tôi, cậu ấy luôn tỏ ra lạnh lùng.
Có lẽ vì cậu ấy biết tôi rất tự trọng. Nếu cậu ấy nể tình bạn bè mà
thiên vị với tôi thì những người khác trong phòng sẽ nói về tôi không
được tốt. Tôi càng là bạn bè của cậu ấy, thì cậu ấy càng phải yêu cầu
khắt khe hơn. Nhưng chính vì thế mà mối quan hệ giữa chúng tôi lạnh như
băng. Có lần, cậu ấy uống rượu say, ngã đập đầu vào tường, tôi cũng
không dám ra đỡ cậu ấy.
Hôm sau, tôi mới hỏi:
- Vết thương của cậu sao rồi? Đầu cậu sưng có bị đau lắm không?
- Mình đến đây được là mình đã đỡ rồi. Cậu đừng lo cho mình. Nếu cậu lo
cho mình thật thì tại sao hôm qua mình bị ngã, cậu lại không phải là
người đầu tiên đỡ mình chứ?
- Cậu biết là mình không thể đỡ cậu dậy mà. Nếu mà mình ra đỡ cậu thật
thì liệu cậu có cho phép mình không hả? Hay là cậu lại đẩy mình ra như 5
năm về trước?
Cậu ấy chỉ nhìn tôi cười rồi nắm lấy tay tôi, nhìn sợi dây chuyền mặt
hình cây Thánh giá trên tay tôi một lát, rồi xoa lên vết thương trên
trán:
- Nếu có thể quay lại ngày hôm qua, cậu có thể giúp mình lần nữa được không?
Tôi rụt tay lại:
- Cậu thôi đi. Mình làm sao mà giúp cậu được. Mình không phải là bác sỹ. Cậu có hiểu không hả?
- Cậu không phải là bác sỹ. Nhưng cậu đã từng là bạn mình mà. Chuyện 5
năm trước mình đã muốn xin lỗi cậu. Song hình như cậu không muốn tha thứ
cho mình.
Tôi quắc mắt với cậu ta, bỏ ra ngoài.
Cậu em trai của tôi năm nay học lớp 5. Gần đến Nô en rồi, nên cu cậu háo
hức lắm. Nhà tôi theo đạo. Mỗi năm, cứ đến dịp này, bố tôi lại mang về
một cây thông to. Em trai tôi mua đầy đồ về trang trí. Nào là những quả
bóng tròn, nhỏ, vàng ánh, những dây kim tuyến lấp lánh, những chiếc
chuông kêu leng keng leng keng. Những món quà nhỏ cũng được treo lên cây
thông. Một hôm, thằng bé bảo tôi:
- Chị ơi, năm nay chị làm “Chị già” Nô en nhé.
Tôi đang uống nước, suýt sặc ra ngoài.
- Em sao thế? Làm ông già Nô en phải là đàn ông chứ? Năm nào, bố cũng làm ông già Nô en phát quà cho trẻ em trong xóm đạo mà.
- Nhưng mà không phải phát cho trẻ con đâu. Phát cho người lớn cơ.
- Hả? - Tôi ngạc nhiên - Ai cơ?
- Chị không biết thật sao? Là anh Tuấn.
- Em sao thế? Sao tự nhiên lại phải phát quà cho anh ấy? Nhà anh ấy thì thiếu gì. Vấn đề là người ta có thích hay không chứ?
- Anh ấy rất tội nghiệp. Anh ấy chẳng bao giờ được nhận quà vào Nô en cả.
- Sao cơ?
- Thì hôm trước anh ấy đến nhà mình tìm chị mà. Anh ấy tự nhiên bảo anh
ấy muốn bé lại lần nữa. Vì anh ấy chưa bao giờ được nhận quà Nô en cả.
Anh ấy kể với em là, hồi anh ấy còn bé, còn tin ông già Nô en là có
thật. Như em bây giờ thì là lớn rồi - Thằng bé nhấn mạnh - Hồi ấy, bố
anh ấy toàn đưa anh ấy đi chơi bằng xe hơi. Anh ấy không được chạy bộ
như những đứa trẻ khác. Một lần, anh ấy trốn ra ngoài chơi. Đó là ngày
Nô en. Anh ấy được một ông già Nô en tặng cho một chiếc kẹo mút, bảo là
tặng cho cậu bé ngoan. Anh ấy rất thích. Nhưng ngay sau đó, bố anh ấy đi
ra, quăng chiếc kẹo mút đó đi, rồi lột chiếc mũ và râu ông già Nô en
ra. Thì ra, đó chính là một người nhân viên dưới quyền của bố anh ấy.
Sau đó, không hiểu sao bố anh ấy đuổi người nhân viên đó ra khỏi công
ty. Từ đó, anh ấy không tin và cũng không cần có ông già Nô en nữa. Cái
gì anh ấy cũng được bố cho, anh ấy chẳng phải mong ước bất cứ điều gì
cả.
Tôi ngắm lại tấm ảnh của tôi và cậu ấy hồi cấp 3. Cậu ấy đúng là rất
đáng thương. Mẹ cậu ấy bỏ hai bố con cậu ấy đi theo người khác khi cậu
ấy còn chưa đầy một tuổi. Cậu ấy thiếu tình thương của mẹ trong một gia
đình giàu có. Mẹ cậu ấy cũng theo Công giáo. Có thể, bố cậu ấy giận lây
sang cả ông già Nô en, không cho cậu ấy dính dáng đến ngày Giáng sinh.
Chúng tôi cũng rất sợ bố cậu ấy. Biết bố cậu ấy không thích nên Nô en
chẳng khi nào dám rủ cậu ấy đi chơi cả.
Thế nhưng, tôi biết cậu ấy rất yêu mẹ mình, thường lén đến gặp mẹ, mỗi khi mẹ cậu ấy trở về từ nước ngoài. Tôi nhớ lại. Cậu ấy đã từng nói với tôi: “Một buổi sáng, năm mình học lớp 5, mình nhìn thấy một gói quà vứt ở ngoài sọt rác. Mình nhặt lên xem thì thấy có đề gửi đến cho mình từ mẹ. Hôm đó, mình mới biết mẹ vẫn quan tâm đến mình. Tiếc là món quà Giáng sinh ấy đã bị bóc ra và bị lấy mất. Sau đó ít lâu thì mình gặp mẹ. Mẹ bảo mẹ không muốn mình xa bố, vì bố chỉ có mình thôi. Mẹ cũng bảo là năm nào mẹ cũng gửi quà Giáng sinh cho mình. Mình nói là mẹ đừng làm như thế nữa, vì bố chắc chắn sẽ không vui, mình cũng chẳng bao giờ được nhận quà cả. Chỉ cần có thể gặp mẹ là món quà lớn nhất đối với mình rồi”.
Thế nhưng, tôi biết cậu ấy rất yêu mẹ mình, thường lén đến gặp mẹ, mỗi khi mẹ cậu ấy trở về từ nước ngoài. Tôi nhớ lại. Cậu ấy đã từng nói với tôi: “Một buổi sáng, năm mình học lớp 5, mình nhìn thấy một gói quà vứt ở ngoài sọt rác. Mình nhặt lên xem thì thấy có đề gửi đến cho mình từ mẹ. Hôm đó, mình mới biết mẹ vẫn quan tâm đến mình. Tiếc là món quà Giáng sinh ấy đã bị bóc ra và bị lấy mất. Sau đó ít lâu thì mình gặp mẹ. Mẹ bảo mẹ không muốn mình xa bố, vì bố chỉ có mình thôi. Mẹ cũng bảo là năm nào mẹ cũng gửi quà Giáng sinh cho mình. Mình nói là mẹ đừng làm như thế nữa, vì bố chắc chắn sẽ không vui, mình cũng chẳng bao giờ được nhận quà cả. Chỉ cần có thể gặp mẹ là món quà lớn nhất đối với mình rồi”.
Một buổi sáng, tôi ra mua đồ ở ngoài chợ. Họ có bán bộ đồ đỏ của ông già
Nô en rộng thùng thình. Tôi chọn mãi mới được bộ quần áo của người lớn
cỡ bé nhất, nhưng dù sao nó cũng vẫn rất rộng so với người tôi.
Vê lại cái râu giả trắng xóa dán ở quanh miệng, tôi đội chiếc mũ đỏ vào,
vác hộp quà sang nhà cậu ấy, định nhấn chuông. Sau đó nhớ ra bố cậu ấy
không thích ông già tuyết, nên tôi đành trốn một góc, gọi điện thoại cho
cậu ấy ra.
Cậu ấy cười rũ rượi. Tôi phải lôi cậu ấy ra một góc.
- Này, cái thằng bé kia. Ông già Nô en đang ở đây. Cười cái gì mà cười hả? - Tôi giả giọng khàn khàn, bảo.
- Xin lỗi ông, ông già Nô en. Con không cố ý. Nhưng con trông ông buồn
cười quá. Để con dán lại râu cho ông đã - Cậu ấy đưa tay lên miệng tôi -
Bây giờ thì được rồi.
- E hèm - Tôi gạt tay cậu ta ra - Ai cho động vào ông già Nô en như thế
chứ? Bởi vì cậu chưa bao giờ được tặng quà Nô en nên hôm nay ta tặng cho
cậu một món quà. Nào, giơ tay ra đi. 1,2,3!
Cậu ấy giơ tay ra, nhưng vẫn ngạc nhiên hỏi:
- Sao tự nhiên năm nay cậu lại giả làm ông già tuyết tặng quà Giáng sinh
cho mình vậy? Chà. Cậu chưa bao giờ rủ mình đi chơi Giáng sinh cơ mà.
Tôi đưa hộp quà vào tay cậu ấy:
- Nào, tặng cho đứa bé ngoan. Ta tặng con thì con phải cảm ơn ta đã. Sao chưa gì đã thắc mắc rồi?
Cậu ấy cười rất tươi:
- Vâng. Cảm ơn ông... à không, “cô già” Nô en nhiều ạ.
Cậu ấy ngạc nhiên, mở ra đọc thiệp Giáng sinh và một hộp kẹo mút to.
- Ôi, trời đất. Nhiều kẹo thế này thì ăn biết bao giờ cho hết chứ. Cảm ơn cậu. Thực sự cảm ơn cậu.
- Ừm... Ta đã hết nhiệm vụ của ngày hôm nay rồi. Bây giờ ta đi về đây. Chào tạm biệt!
Cậu ấy kéo vội tay tôi:
- Khoan đã. Sao chưa gì cậu đã đi như thế? Chúng ta không thể trở về như trước kia được sao?
- Mình nói rồi. Chúng ta không thể mà. Mình không thể ở bên cạnh cậu như trước kia được.
Nhưng cậu ấy bất chợt ôm lấy tôi, làm tôi không kịp phản ứng.
- Bỏ ra nào - Tôi bảo.
- Mình không thể xa cậu lần nữa. Mình xin lỗi. Đầu năm thứ ba đại học,
mình đã biết mình yêu cậu. Mình đã nói với bố về cậu. Nhưng bố mình đã
ngăn cản, vì cậu là người Công giáo. Bố bảo rồi cậu sẽ giống như mẹ
mình, cậu sẽ bỏ rơi mình. Bố nói là nếu mình còn muốn ở bên cậu, thì
phải bỏ ngay tình yêu đó với cậu đi, nếu không thì bố sẽ bắt mình đi du
học. Lúc đó mình đã nghĩ, chỉ cần mình hàng ngày được nhìn thấy cậu thì
mình sẽ chấp nhận tất cả.
Ra trường, mình biết cậu làm ở rất nhiều công ty. Mình đã nhờ bố mẹ cậu cố gắng thuyết phục cậu nộp hồ sơ ở chỗ công ty bố mình đấy. Lúc cậu vào làm chỗ mình, thực ra mình cũng đã đấu tranh với bố rất nhiều. Mình nói bấy lâu nay, mình vẫn giữ khoảng cách với cậu, sao bố vẫn còn lo lắng đến thế. Mình đã nghĩ là sẽ có ngày mình nói ra tất cả mọi chuyện với cậu. Hôm nay, mình đã nói với bố mình vẫn còn yêu cậu. Mình cũng đã viết đơn xin thôi việc rồi. Ngày mai, mình sẽ gửi cho bố. Cậu hãy ở lại tiếp tục làm việc. Mình sẽ không để bố mình làm gì được cậu, tình yêu của mình đâu. Dù sao thì thời gian qua, cậu cũng đã trở thành nhân viên chính thức của công ty rồi.
Ra trường, mình biết cậu làm ở rất nhiều công ty. Mình đã nhờ bố mẹ cậu cố gắng thuyết phục cậu nộp hồ sơ ở chỗ công ty bố mình đấy. Lúc cậu vào làm chỗ mình, thực ra mình cũng đã đấu tranh với bố rất nhiều. Mình nói bấy lâu nay, mình vẫn giữ khoảng cách với cậu, sao bố vẫn còn lo lắng đến thế. Mình đã nghĩ là sẽ có ngày mình nói ra tất cả mọi chuyện với cậu. Hôm nay, mình đã nói với bố mình vẫn còn yêu cậu. Mình cũng đã viết đơn xin thôi việc rồi. Ngày mai, mình sẽ gửi cho bố. Cậu hãy ở lại tiếp tục làm việc. Mình sẽ không để bố mình làm gì được cậu, tình yêu của mình đâu. Dù sao thì thời gian qua, cậu cũng đã trở thành nhân viên chính thức của công ty rồi.
Tôi đẩy cậu ấy ra:
- Cậu điên rồi. Sao cậu có thể rời bỏ công ty chỉ vì mình chứ? Hãy ở lại và mình sẽ rời khỏi công ty.
- Đừng. Cậu đừng làm như thế. Cậu phải cho bố mình biết là ông ấy đã sai
rồi. Cậu là người rất tuyệt vời. Và cậu sẽ không bao giờ rời bỏ mình vì
bố mình hay bất cứ điều gì khác, có được không?
Tôi thúc vào ngực cậu ta:
- Cậu đang định lợi dụng mình để chứng minh bố cậu đã sai đấy hả? Cậu muốn mình làm thế vì điều gì chứ?
- Vì mình yêu cậu. Và mình yêu mẹ mình. Có thể cậu không tin, nhưng mình
cũng yêu bố mình nữa. Mình hi vọng rằng tình cảm của mình đối với cậu
sẽ giúp ông ấy nghĩ lại. Mẹ mình không bao giờ trở về nữa. Nhưng mà Nô
en thì năm nào cũng có. Ngày mai, cậu có thể vào đặt một hộp quà Nô en
trong văn phòng bố mình được không? Mình sẽ dẫn cậu vào, sau đó sẽ đưa
đơn thôi việc của mình cho bố.
Chúng tôi đang tranh luận thì có một bóng người đi ra. Tôi giật mình hoảng hốt. Cậu ấy nắm lấy tay tôi:
- Bố!
- Không phải là một Ông già Nô en mà lại là một “Cô già” Nô en ở đây sao? - Bố cậu ấy bảo.
- Cháu chào bác ạ - Tôi lúng túng.
- Cháu tặng quà cho nó thì cháu có hứa suốt đời này sẽ ở bên cạnh nó không? - Tiếng bố cậu ấy cất lên.
- Dạ... Cháu...
- Nếu cháu hứa được thì Tuấn sẽ không phải thôi việc nữa. Bác sẽ cho
phép hai đứa. Vì thực ra thì... - Bố cậu ấy tiến lại gần hai đứa tôi -
Hai đứa rất xứng đôi. Cảm ơn cháu vì đã trả lại tuổi thơ cho nó. Tuổi
thơ đau khổ của nó, bác có lỗi rất nhiều. Vì có ai lại không thích Nô en
chứ. Bác cũng rất thích, chỉ vì một số nguyên nhân nên mới phải không
thích thôi.
- Thưa Phó Tổng giám đốc, cây thông và mấy dây trang trí này để ở đâu
vậy ạ? - Tiếng một người gọi ở đằng xa. Tôi nhận ra anh ấy, hình như là
trợ lý của Phó Tổng giám đốc.
- Cậu để vào trong nhà cho tôi - Bác ấy ngoảnh lại, bảo, rồi quay ra nói
với chúng tôi - Hai đứa tối nay cứ đi chơi đi. Tối mai đã là Nô en rồi
đấy.
Tôi ngoảnh nhìn cậu ấy rồi nói với bác ấy:
- Dạ, để cháu trang trí cây thông Nô en giúp bác trước đã được không ạ?
Bây giờ cũng chưa muộn mà. Vừa nãy, ăn cơm xong, cháu sang đây luôn. Chợ
Giáng sinh phải gần khuya thì mới vui. Bác có muốn đi cùng bọn cháu
không ạ?
- Bố, con cảm ơn bố - Cậu ấy bất chợt nói - Vì năm nay nhà mình lại có Nô en rồi.
- Bố đặt cây thông ấy từ chiều đấy. Nếu hai đứa muốn giúp đỡ bố thì cũng
được. Nhưng trang trí xong thì hai đứa đi chơi thôi, bố còn bận nhiều
việc lắm. Thế nhé! Vào trong nhà đi. Lạnh lắm!
Tôi kéo tay cậu ấy:
- Mình phải về thay đồ đã. Mình không thể mặc đồ ông già Nô en như thế này lâu được.
- Không sao đâu. Mặc thế rất ấm mà. Ông già Nô en à, cháu yêu ông lắm.
- Dở hơi à? Ai là ông già Nô en chứ? - Tôi véo cậu ấy.
- Vậy thì “Cô già” Nô en vậy. Anh yêu em!
Tôi mỉm cười, muốn nói với cậu ấy rằng tôi cũng thế. Nhưng đã bước vào
nhà rồi, căn nhà này sang trọng quá, tôi thấy ngần ngại, nên lại thôi.
Ngoài kia, người ta đi bộ rất nhiều trên đường. Không khí Giáng sinh đã
tràn ngập khắp các ngả. Bài hát Nô en vang lên: “Jingle bell, Jingle
bell...”. Một đứa trẻ nghịch ngợm, nhấn chuông rồi bỏ chạy..
. Dương Lệ
. Dương Lệ
MÓN QUÀ GIÁNG SINH
MÓN QUÀ GIÁNG SINH
Truyện ngắn
Truyện kể rằng có một cặp vợ chồng trẻ nọ rất nghèo, người chồng đi làm cho một chỗ nọ với đồng lương ít ỏi, còn người vợ thì không có việc làm. Cả hai sống trong một căn phòng nhỏ với tiền thuê là 8 đô-la một tuần. Dù nghèo nhưng hai vợ chồng rất yêu thương nhau. Gần đến ngày Giáng Sinh, suốt nhiều tháng trường, người vợ không biết làm gì có tiền để mua cho người chồng yêu quý của mình một món quà. Mỗi lần đi chợ, người vợ phải cố gắng kỳ kèo trả giá với những người bán hàng để có thể tiết kiệm một hai xu. Mặc dù hơi xấu hổ vì phải trả giá từng xu nhưng người vợ không ngại. Sau nhiều tháng kiên trì như vậy, cô để dành được 1 đô-la và 87 xu. Tuy nhiên, số tiền ấy quá nhỏ không đủ để người vợ mua được một món quà đáng giá cho chồng.
Người chồng cũng vậy. Anh rất yêu thương vợ. Anh cảm thông với nỗi buồn của vợ vì không có việc làm, phải thui thủi sống ở nhà một mình. Anh thương vợ vì nàng chấp nhận chia sẻ cuộc sống cực khổ với anh. Trong hoàn cảnh khó khăn, anh không thể kiếm được việc làm tốt hơn để lo cho gia đình. Gần đến ngày Giáng Sinh người chồng muốn vợ có được niềm vui. Anh dự định mua cho cô một món quà đặc biệt nhưng vẫn không biết làm gì có tiền để mua được món quà đó.
Trong gia đình chỉ còn hai vật giá trị mà cả hai vợ chồng rất hãnh diện. Vật thứ nhất đó là chiếc đồng hồ bỏ túi bằng vàng. Ðây là vật gia bảo đã truyền qua nhiều thế hệ của gia đình bên chồng. Tuy nhiên, đã lâu người chồng không đeo chiếc đồng hồ này vì sợi dây chuyền để gắn đồng hồ vào thắt lưng không còn. Có lẽ hai vợ chồng đã bán sợi dây đó để có phương tiện sinh sống trong lúc khó khăn. Ðiều thứ hai mà hai vợ chồng rất hãnh diện đó là mái tóc của người vợ. Người vợ có mái tóc rất đẹp, mà họ cho rằng, Nữ hoàng Sheba ngày xưa, cũng phải ganh tị.
Ngày mai là lễ Giáng Sinh. Người vợ biết rằng không thể chần chờ được nữa; nàng phải mua quà cho chồng hôm nay. Nàng muốn trao món quà ấy cho chồng trong đêm Giáng Sinh. Sau nhiều tháng suy nghĩ, nàng dự định mua cho chồng một sợi dây đồng hồ bằng bạch kim để gắn vào chiếc đồng hồ của chồng. Tuy nhiên,1 đô-la 87xu không mua được điều nàng mong ước. Suy nghĩ đắn đo cuối cùng người vợ quyết định bán mái tóc xinh đẹp của mình. Cô đến tiệm làm tóc giả, hỏi họ có muốn mua mái tóc của cô hay không. Người chủ tiệm trả giá 20 đô-la. Cô đồng ý bán ngay lập tức. Khi mái tóc dài rơi xuống, nhìn trong gương cô vợ trẻ thấy mình giống như những cô gái trong hý viện.
Nhận tiền của người chủ tiệm, người vợ vội vàng chạy đến vài tiệm kim hoàn trong thành phố. Cuối cùng, cô tìm được một chỗ có bán một sợi dây đồng hồ bằng bạch kim. Sợi dây vừa sang trọng, vừa thanh nhã, và thật tuyệt vời như được làm riêng cho chiếc đồng hồ của chồng cô, và cũng phù hợp với nhân cách của anh. Họ bán cho cô với giá 21 đô-la. Cô mua không chút ngần ngại. Người vợ trở về với 87 xu và món quà trong túi. Cô dọn bàn, chuẩn bị bữa ăn tối trong đêm Giáng Sinh. Cô hồi hộp chờ chồng trở về.
Chồng cô không bao giờ về trễ. Ðúng 7 giờ, người chồng về nhà. Mở cửa bước vào, thấy vợ với mái tóc cắt ngắn, anh nhìn chăm chăm không nói một lời. Cái nhìn của người chồng rất lạ làm người vợ lo lắng. Cái nhìn đó không phải giận giữ, không phải ngỡ ngàng, không phải từ chối, cũng không phải kinh hoàng như những điều cô dự đoán.
Người vợ đến bên chồng nói: “Anh! Ðừng nhìn em như vậy. Ðêm nay là đêm Giáng Sinh. Hãy vui đi anh. Hãy chúc mừng Giáng Sinh. Em không muốn dự Giáng Sinh mà không có quà cho anh nên em đã bán mái tóc để mua quà cho anh. Tóc em mọc mau lắm! Nó sẽ dài trở lại thôi!”
Người chồng hỏi lại cách thửng thờ, như chưa nhận ra sự thật: “Em cắt tóc?” Người vợ trả lời:“Phải em đã cắt và bán rồi. Anh không yêu em sao? Em vẫn là vợ của anh, chỉ khác là không có mái tóc dài mà thôi.”
Người chồng nhìn quanh căn phòng và lại hỏi: “Tóc em không còn nữa?” Người vợ trả lời: “Phải em đã cắt tóc và bán rồi. Anh ơi! Có lẽ người ta đã đếm từng sợi tóc của em nhưng không ai đếm được tình yêu của em dành cho anh.”
Người chồng ôm vợ và nói: “Em ơi! Ðừng hiểu lầm! Ðừng nghĩ rằng anh không yêu em vì chuyện tóc dài hay tóc ngắn. Anh có quà cho em đây. Em mở quà ra thì em sẽ hiểu vì sao anh sững sờ.”
Người chồng rút trong túi ra một gói nhỏ và trao cho vợ. Trong gói quà đó là một bộ lược bằng đồi mồi cẩn ngọc rất đẹp. Ðây là những chiếc lược mà cô đã ngắm một cách thèm thuồng mỗi khi hai vợ chồng đi ngang qua Broadway. Những chiếc lược này rất đắt tiền. Người vợ không bao giờ nghĩ rằng nàng sẽ có được.
Cô vợ ôm mấy chiếc lược vào ngực với ánh mắt sung sướng và nói với chồng: “Anh ơi! Tóc em sẽ mọc lại rất nhanh!” Và cô nói tiếp: “Anh hãy xem quà em mua cho anh đây!” Cô rút trong túi ra một sợi dây chuyền sáng lấp lánh, như niềm vui đang rạng rỡ trong mắt của cô. Cô nói với chồng:“Ðồng hồ của anh đâu để em gắn vào cho! Bây giờ mỗi ngày anh phải xem giờ cả trăm lần nghe không.” Người chồng ôn tồn trả lời. “Em ơi! Hãy để mấy món quà Giáng Sinh qua một bên và giữ chúng một thời gian. Mấy món quà ấy thật tuyệt nhưng mình không dùng được bây giờ. Anh đã bán chiếc đồng hồ để mua quà cho em. Bây giờ mình lo ăn tối đi em.”
Truyện ngắn
Truyện kể rằng có một cặp vợ chồng trẻ nọ rất nghèo, người chồng đi làm cho một chỗ nọ với đồng lương ít ỏi, còn người vợ thì không có việc làm. Cả hai sống trong một căn phòng nhỏ với tiền thuê là 8 đô-la một tuần. Dù nghèo nhưng hai vợ chồng rất yêu thương nhau. Gần đến ngày Giáng Sinh, suốt nhiều tháng trường, người vợ không biết làm gì có tiền để mua cho người chồng yêu quý của mình một món quà. Mỗi lần đi chợ, người vợ phải cố gắng kỳ kèo trả giá với những người bán hàng để có thể tiết kiệm một hai xu. Mặc dù hơi xấu hổ vì phải trả giá từng xu nhưng người vợ không ngại. Sau nhiều tháng kiên trì như vậy, cô để dành được 1 đô-la và 87 xu. Tuy nhiên, số tiền ấy quá nhỏ không đủ để người vợ mua được một món quà đáng giá cho chồng.
Người chồng cũng vậy. Anh rất yêu thương vợ. Anh cảm thông với nỗi buồn của vợ vì không có việc làm, phải thui thủi sống ở nhà một mình. Anh thương vợ vì nàng chấp nhận chia sẻ cuộc sống cực khổ với anh. Trong hoàn cảnh khó khăn, anh không thể kiếm được việc làm tốt hơn để lo cho gia đình. Gần đến ngày Giáng Sinh người chồng muốn vợ có được niềm vui. Anh dự định mua cho cô một món quà đặc biệt nhưng vẫn không biết làm gì có tiền để mua được món quà đó.
Trong gia đình chỉ còn hai vật giá trị mà cả hai vợ chồng rất hãnh diện. Vật thứ nhất đó là chiếc đồng hồ bỏ túi bằng vàng. Ðây là vật gia bảo đã truyền qua nhiều thế hệ của gia đình bên chồng. Tuy nhiên, đã lâu người chồng không đeo chiếc đồng hồ này vì sợi dây chuyền để gắn đồng hồ vào thắt lưng không còn. Có lẽ hai vợ chồng đã bán sợi dây đó để có phương tiện sinh sống trong lúc khó khăn. Ðiều thứ hai mà hai vợ chồng rất hãnh diện đó là mái tóc của người vợ. Người vợ có mái tóc rất đẹp, mà họ cho rằng, Nữ hoàng Sheba ngày xưa, cũng phải ganh tị.
Ngày mai là lễ Giáng Sinh. Người vợ biết rằng không thể chần chờ được nữa; nàng phải mua quà cho chồng hôm nay. Nàng muốn trao món quà ấy cho chồng trong đêm Giáng Sinh. Sau nhiều tháng suy nghĩ, nàng dự định mua cho chồng một sợi dây đồng hồ bằng bạch kim để gắn vào chiếc đồng hồ của chồng. Tuy nhiên,1 đô-la 87xu không mua được điều nàng mong ước. Suy nghĩ đắn đo cuối cùng người vợ quyết định bán mái tóc xinh đẹp của mình. Cô đến tiệm làm tóc giả, hỏi họ có muốn mua mái tóc của cô hay không. Người chủ tiệm trả giá 20 đô-la. Cô đồng ý bán ngay lập tức. Khi mái tóc dài rơi xuống, nhìn trong gương cô vợ trẻ thấy mình giống như những cô gái trong hý viện.
Nhận tiền của người chủ tiệm, người vợ vội vàng chạy đến vài tiệm kim hoàn trong thành phố. Cuối cùng, cô tìm được một chỗ có bán một sợi dây đồng hồ bằng bạch kim. Sợi dây vừa sang trọng, vừa thanh nhã, và thật tuyệt vời như được làm riêng cho chiếc đồng hồ của chồng cô, và cũng phù hợp với nhân cách của anh. Họ bán cho cô với giá 21 đô-la. Cô mua không chút ngần ngại. Người vợ trở về với 87 xu và món quà trong túi. Cô dọn bàn, chuẩn bị bữa ăn tối trong đêm Giáng Sinh. Cô hồi hộp chờ chồng trở về.
Chồng cô không bao giờ về trễ. Ðúng 7 giờ, người chồng về nhà. Mở cửa bước vào, thấy vợ với mái tóc cắt ngắn, anh nhìn chăm chăm không nói một lời. Cái nhìn của người chồng rất lạ làm người vợ lo lắng. Cái nhìn đó không phải giận giữ, không phải ngỡ ngàng, không phải từ chối, cũng không phải kinh hoàng như những điều cô dự đoán.
Người vợ đến bên chồng nói: “Anh! Ðừng nhìn em như vậy. Ðêm nay là đêm Giáng Sinh. Hãy vui đi anh. Hãy chúc mừng Giáng Sinh. Em không muốn dự Giáng Sinh mà không có quà cho anh nên em đã bán mái tóc để mua quà cho anh. Tóc em mọc mau lắm! Nó sẽ dài trở lại thôi!”
Người chồng hỏi lại cách thửng thờ, như chưa nhận ra sự thật: “Em cắt tóc?” Người vợ trả lời:“Phải em đã cắt và bán rồi. Anh không yêu em sao? Em vẫn là vợ của anh, chỉ khác là không có mái tóc dài mà thôi.”
Người chồng nhìn quanh căn phòng và lại hỏi: “Tóc em không còn nữa?” Người vợ trả lời: “Phải em đã cắt tóc và bán rồi. Anh ơi! Có lẽ người ta đã đếm từng sợi tóc của em nhưng không ai đếm được tình yêu của em dành cho anh.”
Người chồng ôm vợ và nói: “Em ơi! Ðừng hiểu lầm! Ðừng nghĩ rằng anh không yêu em vì chuyện tóc dài hay tóc ngắn. Anh có quà cho em đây. Em mở quà ra thì em sẽ hiểu vì sao anh sững sờ.”
Người chồng rút trong túi ra một gói nhỏ và trao cho vợ. Trong gói quà đó là một bộ lược bằng đồi mồi cẩn ngọc rất đẹp. Ðây là những chiếc lược mà cô đã ngắm một cách thèm thuồng mỗi khi hai vợ chồng đi ngang qua Broadway. Những chiếc lược này rất đắt tiền. Người vợ không bao giờ nghĩ rằng nàng sẽ có được.
Cô vợ ôm mấy chiếc lược vào ngực với ánh mắt sung sướng và nói với chồng: “Anh ơi! Tóc em sẽ mọc lại rất nhanh!” Và cô nói tiếp: “Anh hãy xem quà em mua cho anh đây!” Cô rút trong túi ra một sợi dây chuyền sáng lấp lánh, như niềm vui đang rạng rỡ trong mắt của cô. Cô nói với chồng:“Ðồng hồ của anh đâu để em gắn vào cho! Bây giờ mỗi ngày anh phải xem giờ cả trăm lần nghe không.” Người chồng ôn tồn trả lời. “Em ơi! Hãy để mấy món quà Giáng Sinh qua một bên và giữ chúng một thời gian. Mấy món quà ấy thật tuyệt nhưng mình không dùng được bây giờ. Anh đã bán chiếc đồng hồ để mua quà cho em. Bây giờ mình lo ăn tối đi em.”
TRUYỆN VUI GIÁNG SINH
Những truyện cười hay nhất đêm Giáng sinh
Quà tặng của ông già Noel, bị kiện vì mua đồ trang trí Giáng sinh quá sớm, diệu kế đêm Noel... là những truyện cười hay nhất đêm Noel.
Diệu kế đêm Noel
Ông bố đã dùng tuyệt chiêu để các con cùng về chung vui với gia đình đêm Giáng sinh. > Xem chi tiết
Quà tặng của ông già Noel
Cô gái chắc có nằm mơ cũng không nghĩ đến món quà mà ông già Noel định tặng mình. > Xem chi tiết
Bị kiện vì mua đồ trang trí Giáng sinh quá sớm
Mua đồ trang trí Giáng sinh sớm thế này thì bị kiện cũng là điều vô cùng dễ hiểu. > Xem chi tiết
Lý do cầu nguyện lớn tiếng
Cậu bé cầu nguyện lớn tiếng với mục đích rất rõ ràng chứ không như ông anh nghĩ. > Xem chi tiết
Ông già Noel có thể biết mọi chuyện
Trong suy nghĩ của cậu bé không gì có thể qua mắt được ông già Noel. > Xem chi tiết
Buồn vì không biết cỡ chân cá sấu
Chuyện mà bà vợ cho rằng rất đơn giản lại khiến ông già Noel đau đầu suy nghĩ đến như vậy. > Xem chi tiết
Khi kéo cả hai chân con vẹt
Có chú vẹt này rồi thì Giáng sinh thật sự sẽ được đắm chìm trong thế giới âm nhạc. > Xem chi tiết
Tuyệt chiêu chỉ đường của ông chồng
Chỉ đường thế này thì bà vợ dù mệt hay vất vả đến mấy cũng vui vẻ tìm đến. > Xem chi tiết
Lý do trong ví chỉ toàn tiền lẻ
Hành động của cậu bé khiến cho người phụ nữ chẳng biết nên buồn hay vui khi tìm lại được chiếc ví bị mất. > Xem chi tiết
Mệt mỏi vì cãi nhau đêm Giáng sinh
Cuộc tranh cãi cứ tiếp tục thế này thì sẽ vô cùng mệt mỏi cho cả hai người. > Xem chi tiết
>> Xem thêm: Những truyện cười kinh dị nhất ngày Halloween
Những truyện cười được xem nhiều nhất năm 2015 Chiều chồng đêm cuối, khi cô chủ muốn bắt quả tang chồng ngoại tình, 'Đánh máy là nghề nguy hiểm nhất Việt Nam'... |
LŨ LỤT HỘI AN
Bộ ảnh cưới đẹp ngỡ ngàng chụp trong mùa lũ Hội An
Một số đôi uyên ương chọn mùa lũ ở Hội An để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Đợt lũ lớn dài ngày khiến nước ngập các tuyến phố ở Hội An. Khi mưa đã dứt, lũ dần rút, trên “phố sông” ở đô thị cổ này thấp thoáng nét chấm phá lãng mạn. Nhiều đôi uyên ương đã chọn mùa lũ Hội An để ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc.
Lũ về cũng đem lại cho Hội An những điều thú vị. Hình ảnh chụp album cưới như thế này dễ bắt gặp trên phố.
Đôi bạn trẻ Nhã- Huyền (ở thành phố Đà Nẵng) đã quyết định lưu lại những khoảnh khắc khó quên trên vùng lũ Hội An.
Những chiếc thuyền nhỏ được thuê trọn gói để đưa đôi bạn trẻ cùng ê kíp chụp ảnh lướt trên mặt nước.
Dưới những mái ngói cổ kính phủ đầy rêu phong.
... hay dọc những con phố cổ
Ngay cả bên những bức tường cũ kỹ đậm chất Hội An...
... Là không gian tuyệt vời để những đôi bạn trẻ ghi lại những dấu ấn hạnh phúc
Không gian chụp ảnh cưới thật lãng mạn bên "bức tường huyền thoại" trên đường Hoàng Văn Thụ
Mùa lũ, người dân kiếm thêm thu nhập với nghề chèo thuyền chở cho du khách ngắm phố và nếp sinh hoạt có phần tất tả của người dân nơi đây.
Hình ảnh chụp cưới mùa lũ dù khá quen thuộc nhưng luôn tạo sự phấn khích cho cư dân phố cổ và cả những du khách đến với Hội An mùa này.
LỤT TRÁI MÙA Ở HUẾ
Lụt trái mùa ở Huế
Đường Bạch Đằng ngập lụt do nước từ sông đào Đông Ba dẫn từ sông Hương tràn vào
Đường dưới chân cầu Dã Viên cạnh sông Hương ngập băng vào đầu giờ chiều 14/12
Đã có 1 người thiệt mạng do nước lụt là ông Phạm Minh Trí (40 tuổi, trú thôn 4 xã Hồng Tiến, Thị xã Hương Trà) trên đường đi chăn bò qua khu vực suối Khe Trái (thôn 3) bị cuốn trôi.
Ở các huyện, thị xã đã bị ngập, như các tỉnh lộ 10A, 10C, 2 huyện Phú Vang có một số đoạn ngập sâu từ 0,3-0,5m dài khoảng 4 cây số. Các tỉnh lộ 19, 8A ở huyện Quảng Điền một số đoạn ngập sâu 0,5-0,6m. Tỉnh lộ 4 khu vực tràn Thủ Lễ, xã Quảng Phước ở huyện này ngập sâu đến 0,8m. Sở GD-ĐT tỉnh đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT huyện Quảng Điền, Phong Điền, Thị xã Hương Trà cho học sinh nghỉ học từ chiều 13/12 và ngày 14/12.
Riêng tại TP Huế, lần đầu tiên sau nhiều năm, nước sông Hương đã tràn bờ gây ngập lụt một số đoạn đường như Bạch Đằng, Nguyễn Du, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Chí Thanh, Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh… Đập Đá do nước đã chảy tràn qua, nên được chặn lại không cho người dân qua lại. Một số hồ tại Thành Nội do nước lớn đã tràn nước ra ngoài làm ngập các đường như Lê Thánh Tôn, Nhật Lệ. Trong chiều 14/12, một số trường học tại TP Huế đã cho học sinh nghỉ học về nhà tránh lụt.
Nước sông Hương tràn bờ, TP Huế ngập lụt
Những hình ảnh TP Huế ngập băng trong nước do PV ghi nhận chiều 14/12:
Nước tràn qua đường dưới chân cầu Đông Ba
Sông Hương đoạn dưới chân cầu Trường Tiền bờ nam đã tràn
Các công nhân của Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế di chuyển vật dụng dưới cầu Trường Tiền tránh lụt
Sông An Cựu tràn nước lũ lên đường Phan Đình Phùng
Người dân lái xe xông qua nước lũ
Người dân không thể lưu thông qua Đập Đá bởi nước lớn
Xe bánh bao cố gắng vượt qua dòng nước lũ để đi bán mẻ bánh mới ra lò lúc chiều
Đường Bạch Đằng
Đường Nguyễn Chí Thanh
Đường Nguyễn Du
Một số nhà cổ khu vực Bạch Đằng - Chi Lăng nước đã gần vượt cửa
Đường Lê Thánh Tôn
Đường Nhật Lệ
Đường Trịnh Công Sơn
Nước hồ Tịnh Tâm ngập tràn băng đường
Các hàng quán ven chợ Xép dọn đồ lên cao tránh lụt
Các thuyền rồng ven sông Hương đã neo đậu cẩn thận chuẩn bị ứng phó khi lũ tiếp tục lên
Nước sông tràn bờ nhiều con đường ở TP Huế
Trẻ em TP Huế thích thú với lần lụt qua nhiều năm mới thấy lại.
Hồ Phú Ninh xả lũ lớn, TP Tam Kỳ sẽ ngập lụt?
Chiều 14/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đình Hải – Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam (đơn vị quản lý, vận hành hồ Phú Ninh) cho biết, đơn vị đã tiến hành xả lũ hồ Phú Ninh với lưu lượng xả đến 400m3/s.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, từ ngày 14-17/12, các địa phương trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện đợt mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, một số địa phương trong tỉnh có tổng lượng mưa hơn 200mm.
Hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ
Để chủ động ứng phó với đợt mưa lũ lần này, từ 7h ngày 14/12, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam sẽ tiến hành điều tiết xả lũ hồ Phú Ninh qua tràn xả sâu cho đến khi có thông báo kết thúc đợt mưa lũ với lưu lượng xả từ 200-400m3/s và có khả năng cao hơn nữa, tùy theo mức độ mưa tại lưu vực hồ Phú Ninh.
“Hiện hồ đang xả với lưu lượng 400m3/s. Đây là lần thứ 7, hồ Phú Ninh tiến hành xả tràn kể từ ngày 20/11 đến nay”, ông Hải thông tin.
Về lo ngại đợt xả lần này sẽ tiếp tục làm ngập TP Tam Kỳ như vừa qua, ông Nguyễn Đình Hải giải thích, lần trước, do mưa lớn, hồ xả tràn đến 600m3/s nên vùng hạ du Tam Kỳ và vùng lân cận bị ngập nặng, còn lần này, với mức xả 400m3/s sẽ không xảy ra tình huống đó.
Cầu và đường quan thôn Đông Bình, xã Duy Vinh gia cố lại nhưng nay tiếp tục bị sạt lở
Trong diễn biến liên quan, trao đổi với PV Dân trí, ông Phan Công Nhanh – Bí thư xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên) - cho hay, đường và cầu qua thôn Đông Bình đã bị nước lũ cuốn trôi trong sáng 14/12 làm hơn 350 hộ dân bị cô lập trở lại.
“Do lũ lớn nên cầu và đường dẫn qua thôn Đông Bình đã bị cuốn trôi. Hiện nay nơi này đã bị ngập hoàn toàn, địa phương đang lên phương án bảo vệ 19 hộ dân ở thôn Hà Mỹ bên này sông, còn các hộ dân thôn Đông Bình hiện đã bị cô lập”, ông Nhanh nói.
Trước đó, ngày 8/12, Dân trí đã phản ảnh trong bản tin “Cầu và đường bị mưa lũ cuốn trôi, hàng trăm hộ dân bị cô lập”. Sau khi đổ công sức và tiền của gia cố lại, người dân thôn Đông Bình đã có đường đi nhưng nay lũ lớn đổ về làm người dân ở đây bị cô lập trở lại.
Lãnh đạo xã Duy Vinh cho hay, để nước rút mới tính chứ hiện nay lũ đang lên nên chưa thể khắc phục được.
Công Bính
Đại Dương - Quốc Nhật
No comments:
Post a Comment