Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 28 February 2017

MỸ TRỪNG PHẠT VIỆT CỘNG THAM NHŨNG

Các quan chức CSVN thuộc vào đối tượng trừng phạt của Tổng thống Hoa Kỳ

CTV Danlambao - Vào ngày 23/12/2016 Tổng thống Barack Obama đã ký thành luật Dự luật S. 2943 - Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017, trong đó có điều khoản mở rộng Magnitsky Act để áp dụng các biện pháp chế tài lên phạm vi toàn thế giới đối với những cá nhân mà chính phủ Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền.
Dự luật S. 2943 đã được Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào đầu tháng 12 vừa qua. Lồng trong dự luật về Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng dày 3.000 trang này là một điều lệ mở rộng Magnitsky Act để cho phép Tổng thống Hoa Kỳ, dựa trên bằng chứng đáng tin cậy, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ người nước ngoài nào, thuộc bất cứ quốc gia nào, đã có những hành vi giết người ngoài vòng pháp luật, tra tấn, hoặc có những vi phạm về quyền con người. Luật này cũng áp dụng cho những cá nhân tham nhũng, biển thủ hay những tội phạm khác. 
Những biện pháp chế tài bao gồm việc cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và đóng băng tài sản.
Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách của Hoa Kỳ vốn trước đây chỉ có những biện pháp chế tài dành riêng cho một quốc gia. Việc phê chuẩn mở rộng Magnitsky Act đã cho phép Tổng thống Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chế tài đối với mọi cá nhân vi phạm của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Điều luật Chịu Trách Nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu - Magnitsky Act đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua vào năm 2012, cho phép chính phủ Hoa Kỳ phủ nhận Visa nhập cảnh cũng như đóng băng tài khoản các quan chức Nga được xem là có dính líu vào cái chết của Luật sư Sergei Magnitsky.
Với việc mở rộng Magnitsky Act, những quan chức CSVN cũng sẽ nằm trong danh sách những đối tượng bị trừng phạt bởi Tổng thống Hoa Kỳ cho những hành vi tham nhũng, hối lộ, giết người ngoài vòng pháp luật và vi phạm nhân quyền.
Theo các điều khoản của Đạo luật, Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động ("DRL") của Bộ Ngoại giao sẽ được trao thẩm quyền để xác định những cá nhân nào bị cho vào danh sách trừng phạt. DRL sẽ dựa vào những "thông tin đáng tin cậy thu được của các nước khác và các tổ chức phi chính phủ theo dõi các vi phạm nhân quyền". Do đó, các tổ chức hoạt động nhân quyền, các blogger Việt Nam có thể thu thập những chứng cứ khả tín và cung cấp cho bộ phận này (https://register.state.gov/contactus/contactusform).
27.12.2016

TẾT KHÔNG RAU



Tết Đinh Dậu 2017, một cái tết XHCN đúng nghĩa: Rau không có mà ăn!

Một người nội trợ (Danlambao) - Bây giờ đã vào tháng cuối của năm 2016, đúng ra là vào thời điểm mà việc mua bán tấp nập, ai nấy đều lo mua sắm những thứ cần dùng cho gia đình để chuẩn bị đón năm mới, dù người giàu hay nghèo, không ai quên những công việc mang tính cách “truyền thống” đó. Người thì mua sắm mới hay thay thế những đồ gia dụng đã cũ, người thì lo sơn nhà sửa cửa, người thì chuẩn bị cho những cuộc liên hoan họp mặt cuối năm, hay thăm viếng tết lễ ông bà cha mẹ… Thế nhưng năm nay không thấy cái bầu không khí náo nhiệt ấy, từ phố xá đến vùng thôn quê. Ai nấy nhìn nét mặt đầy đăm chiêu hay lạnh nhạt, thậm chí mất cả tiếng cười, lời chào hỏi nhau cũng ỉu xìu hay vắng hẳn, còn lại là những cái gật đầu hay lắc đầu, kèm thêm những câu than vãn chán nản khi người quen gặp nhau trên đường đi. Không khí ngoài chợ thì eo sèo, người mua kẻ bán không thấy tấp nập hứng khởi như trước. Ai đi chợ sẽ thường nghe người mua hỏi giá, rồi kèm thêm những câu: “sao lên giá mau thế?”, “sao mà mắc thế thì mua sao được!”, “giá cả sao mà tăng vòn vọt vậy?”, “trời ơi! Sao giá cao thế!” v.v…
Đúng năm nay là năm đại hoạ cho toàn dân VN, vì là cái năm “tiến nhanh, tiến mạnh… xuống XHCN, cái năm “đỉnh cao” của bần cùng hóa người dân, theo chủ trương của CS (vì dân có nghèo đói mới dễ cai trị, hết dám ngo ngoe tranh đấu, bụng đói làm sao mà nói?)! Nào là môi trường ô nhiễm, Formosa xả thải, biển độc, cá chết, ngư dân mất nghề, du lịch, quán ăn đóng cửa, dịch vụ…không có đối tượng để phục vụ! Nào là lũ lut chồng lũ lụt, giết chết cả hàng vài trăm người dân! Chưa hết đâu, thời gian gần đây còn có tin nhà nước đổi tiền! Theo thông tin dẫy đầy trên mạng, thì nhà nước đã nhờ thằng thày gian ác Tàu cộng in tiền mới và đã chở về để trong kho bạc, chờ dân xuất kỳ bất ý là “chụp lấy” đổi tiền như mèo vồ chuột. Nghe nói 25đ cũ mới đổi được 1đ mới, có nghĩa là giá trị tiền mới mất đi 25 lần giá trị tiền cũ. Chưa kể còn có tin mỗi nhà chỉ đổi được số tiền nhất định rất giới hạn, giống như những lần đổi tiền trước đây ở miền Nam! Rồi có tin vì Tàu in tiền cho ta, nên nếu tiền mới lưu hành, thì tên gian ác Tàu cộng sẽ thừa cơ in thêm hàng đống tiền đổ vào thị trường VN, để phá hoại nền kinh tế bệnh hoạn đến thời kỳ “thập tử nhất sinh” của ta, khiến mọi người dân đều lo sốt vó, hoang mang sợ hãi, vì như thế thì sẽ sống cách nào! Nhà nước đã truy tìm và bắt bớ vài kẻ “tung tin đồn nhảm”, nhưng thật là oan cho họ, bởi tin tức đầy trên mạng, trên Youtube, ngoài chợ, ngoài đường, đâu đâu cũng có, và “kẻ tung tin” với đầy đủ hình ảnh minh chứng, hẳn không phải những kẻ “tép riu” như họ!
Như vậy vẫn chưa đủ “xi nhê”, vì nó chỉ mới là tin đồn thổi, chưa rõ thực hư. Nhưng cái rõ như “một với một là hai”, đó là giá xăng dầu bỗng nhảy vọt lên cả gần ngàn đồng 1 lít, tổng cộng nội trong năm nay giá xăng dầu của VN tăng cả chục lần, trong khi giá xăng dầu thế giới vẫn ổn định, VN mình “lạ” và “hơn người” là ở chỗ đó! Vàng ở VN cao hơn giá vàng của thế giới 4 tới 5 triệu đồng một lượng cơ mà, vì ta là nước “độc lập”, “có chủ quyền riêng bất khả xâm phạm” mà đảng CSVN đang nắm trong tay một mình, thì “đảng” muốn làm gì mà chả được? Ta có “giá cả riêng”, “môi trường ô nhiễm… riêng”, “pháp luật riêng”, “nhà tù riêng”, nên “đảng là đấng toàn năng, toàn trị” trên nhân dân VN bị trị! Có đi và nhìn mới thấy được cảnh “thiên đường XHCNVN” nó như thế nào! Ở miền sông nước Cửu Long, một khu xóm ở vùng sâu có một cây cầu bắc ngang con kênh nước chảy siết, dẫn vào một xóm đạo. Con kênh này dân chúng xây từ lâu để đi lại, nhưng mới bị một xà lan tông vào làm sập cầu. Cha xứ và bà con xin nhà nước địa phương hỗ trợ tái thiết cầu thì chính quyền địa phương nói: nếu cha và dân xin được một nửa kinh phí (khoảng 600 triệu), thì nhà nước sẽ cho một nửa. Cha và bà con vận động cả trong và ngoài nước được số tiền đó, nhưng nhà nước bắt phải giao cho họ để họ làm (thật ra kinh phí xây cầu cũng chỉ khoảng đó, nhưng chính quyền kê lên gấp đôi để hưởng lợi). Những người ân nhân muốn giúp họ không chịu giao tiền cho nhà nước, nên dân xin phép tự làm thì không được phép! Thế là dâ muốn đi thì… tự bơi chứ không được xây cầu, dù tiền dân lo! Có lẽ lý do vì nhà nước địa phương không được hưởng lợi (đúng là XHCN, trên dưới như nhau, bé ăn bé, to ăn to, ăn không chừa một thứ gì!), và ở đó có nhà thờ CG! Tự do tín ngưỡng XHCN là như thế đó! Năm nay “tự do tín ngưỡng ở ta” lên… cao độ, nên chùa Liên Trì ở Sài Gòn bị nhà nước cho phá bình địa, một Giám Mục CG đi làm lễ cho dân nghèo vùng xa dịp lễ Giáng Sinh thì bị bắt và làm khó dễ. Nhưng “bù lại” thì ở chùa Hương ngoài Bắc và một số nơi khác, đúng là “có tự do tôn giáo cao”, nên nhà sư mặc áo vàng mà không cần cạo tóc, nghênh ngang đi lại trong chùa để “trụ trì” và quản lý tiền dân chúng công đức (rất nhiều)! “Tự do TG đến thế là cùng!”, chắc không ở đâu có như vậy. “Nhà sư” mà được tự do hành (lạc) đạo như vậy, chỉ vì đó là các nhà... giả sư, do CA, cán bộ nhà nước vào chùa để quản lý tư tưởng của tín hữu, và quản lý đồng tiền của dân, mới chính là mục đích “hành đạo”!
“Đảng” đã đưa ta đến… thiên đường XHCN là đây, rồi mọi người VN sẽ tha hồ mà đói, mà bệnh tật, mà tù đầy, không ai tranh dành với chúng ta cả, vì chúng ta có… CHXHCN VN! 
Dân miền Trung tết năm nay “toàn quyền” chịu cảnh lũ lụt đói khát do “nhà nước ban cho”, bằng xả lũ thủy điện: không nhà cửa, không chăn ấm, không cơm gạo, không giao thừa, không bàn thờ tổ tiên! Họ chỉ còn biết ngậm ngùi than thở: 

“Bão tố là bởi thiên tai”,
“Xả lũ giết hại (dân): thiên tài đảng… mi!”
Ngư dân miền Trung thì được “toàn quyền” xếp ghe tàu trên bãi mà nghỉ dài vô hạn vì mất nghiệp, khỏi ăn tết! Còn người dân VN thì… được “tự do” tha hồ mà đói khổ, vì giá cả leo thang, làm ăn không được, để dành hết quyền sống phủ phê cho… nhà cầm quyền! Họ cướp được quyền nên họ phải hưởng. Họ quá dư thừa nên xây đài kỷ niệm “ông tổ” của họ hàng nghìn tỷ để huênh hoang, để ngắm chơi, trong khi lê dân ngắc ngoải nửa sống nửa chết, họ không thèm quan tâm, và sẵn sàng đạp cho dân xuống tận đất đen! “Không đốt pháo hoa tết này, để lo cho dân nghèo”: đó là khẩu hiệu tết của nhà nước, chỉ để mị dân, tuyên truyền láo, chứ người dân nghèo thực sự nào được nhà nước quan tâm? “Không quà cáp biếu xén cấp trên”, là lời nói, còn việc làm thì “không biếu không yên”, ai mà chẳng biết!
Tết nhất đến nơi mà “nhà nước toàn trị” thỏa chí tung hoành, hại dân hại nước! Có khi nào mà giá xăng dầu tăng, nhưng giá sinh hoạt đứng tại cỗ đâu? Nó theo nhau như hình với bóng, vì vậy giá xăng dầu tăng một, giá sinh hoạt tăng hai, nhất là lợi dụng dịp tết nhất dân đi lại, buôn bán nhiều. Mời các “nhà kinh tế”, “nhà kế hoạch”, “nhà phát triển”, “nhà chánh trị”, “nhà báo… hại”, tóm lại là “đủ thứ nhà” của cái “nhà cầm quyền” CSVN, hãy quá bộ ra chợ, để tận mắt nhìn thấy các bà nội trợ, dân chúng, nhất là dân nghèo, trong những khuôn mặt cau có, méo mó khi xách giỏ đi mua đồ ăn cho gia đình, họ khổ sở như thế nào! Mấy tháng trước mang đi chợ 100.000đ có thể mua đủ rau cho gia đình ăn, bây giờ cũng các thứ rau đó, với số lượng như vậy, phải có 200.000đ mới mua được! Còn nếu không đủ tiền thì sao? Lấy gì cho gia đình ăn khi tiền lương không tăng, tiền làm ra vẫn thế, mà còn có phần kém sút hơn vì tình hình kinh tế chung đang xuống! Một vài viện dẫn cụ thể về giá cả: rau muống đang giá từ 8.000đ đến 10.000đ, nay lên 25.000đ/1kg, rau sà lách 20.000đ nay 40.0000đ đến 45.000đ/1kg, rau cải 8.000 tới 10.000 một bó nay 25.000đ/1bó (ở các chợ SG), các rau khác cũng thế, tóm lại cầm tiền đi mua rau cũng thấy chóng mặt phát bệnh rồi, vì giá tăng hơn gấp đôi, mà không ăn đâu có được! Không mua, tiết giảm mua thì đồng thời cũng không bán được, thế là chết cả nút, kẻ bán cũng như người mua!
Là người nội trợ, tôi và các bạn tôi cảm thấy một nỗi căm ghét kẻ lãnh đạo CS không thể tả nổi, chỉ vì xã hội này khó sống quá, chưa kể bất an, cướp trộm, gian ác…! Tự thực tế xã hội đưa chúng tôi đến sự căm ghét cái kẻ đã tạo nên cho người dân chúng tôi cảnh khổ này, chứ chẳng có “thế lực thù địch” nào nhúng tay vào! Chúng tôi không tham gia “chính chị chính em” gì, chúng tôi chỉ muốn sống yên lành! Chúng tôi thù hận các người vì các người không biết lãnh đạo mà khư khư nắm quyền, còn bố trí con cháu, anh em, bè phái của các người vào hết ghế này đến ghế nọ, để mà lợi dụng quyền hành hà hiếp bóc lột dân đến cùng tận, và hôi hốt của đất nước đến cạn kiệt tan tành, rồi tranh dành đánh đấm giết chóc nhau, biến cái đất nước của người dân thành một xã hội hỗn loạn, nhiễu nhương, gian ác, bất nhân, bất nghĩa; biến đời sống người dân thay vì yên ổn thì thành một bãi chiến trường, tranh cướp giết chóc nhau, buôn bán đồ gian giả độc hại để lấy lợi và gieo bệnh tật, chết chóc cho đồng bào! Người yêu nước lo cho giống nòi thì các người bức bách tù đầy, giết hại; kẻ phát hiện đưa tin và hình ảnh “tàu lạ” xả thải trên biển miền Trung thì bị CA bắt và khép tội “chống đối”, “bôi nhọ chính quyền”…, (cứ làm như chính quyền xả thải hay bảo kê cho kẻ xả thải vậy!), khiến cho cả nước đầy những tang thương khóc lóc, đói khổ, lầm than, nhục nhằn! Nước VN từ văn minh, tiến bộ, trở thành nghèo đói tụt hậu; người VN từ nhân ái, lễ giáo, lịch sự, nay trở thành tham ác, vô văn hóa, sống không có tình người chứ đừng nói là có đạo đức! Từ người lớn đến trẻ con, từ học sinh cho đến trẻ vô học, từ người giàu đến người nghèo, từ trí thức đến thiếu học, đều vị kỷ, sống chỉ biết mình, cho đến tham lam, gian ma quỷ quái và hung bạo! Kể cả tôn giáo cũng lãnh cảm, cũng làm ngơ, không dấn thân, không đi với người nghèo, người bị áp bức (lời của một vị lãnh đạo TG trả lời báo chí mà tôi đọc được, chứ không phải là nhận định của cá nhân tôi)!Tôi nói lên tình trạng chung mà cả thế giới đều nhận thấy và khinh chê dân tộc mình, nhất là khinh chê cái giới lãnh đạo của VN! Xin những vị còn tâm hồn, còn tấm lòng đừng buồn phiền về lời nhận định này, vì “ngọc ngà không sợ lẫn trong đám ô nhơ”, quý vị hãy cố gắng giữ lấy những phẩm chất tốt, để sáng soi cho xã hội và thế hệ mai sau, kẻo chỉ toàn đêm đen thì thế hệ trẻ sẽ không biết lối đi, và sẽ bị lầm lạc!
Ôi! Nếu nói về đất nước, về dân tộc, về xã hội VN bây giờ, về kẻ cầm quyền cai trị, về dân oan, về những người dấn thân yêu nước v.v…, thì chỉ có thể kêu…trời và khóc hết nước mắt vẫn chưa vơi sầu! Mùa Giáng Sinh và năm mới này, cầu xin Ơn Trên phù hộ độ trì, và sớm giải thoát đất nước, dân tộc đau thương của chúng ta khỏi cảnh đọa đầy bởi CS, để người người an vui, nhà nhà hạnh phúc yêu thương, và đất nước sớm nhìn thấy ánh vinh quang! 

Email liên lạc

lienlacdanlambao@gmail.com

Google+ Badge

Powered by Blogger.

Bạn ghé thăm

Người theo dõi

Free counters!

Blog Archive

Nhận tin qua Email

 
https://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo
Share
Tết Đinh Dậu 2017, một cái tết XHCN đúng nghĩa: Rau không có mà ăn! - Dân Làm Báohttp://danlambaovn.blogspot.com/2016/12/tet-inh-dau-2017-mot-cai-tet-xhcn-ung.html



















  • TS.NGUYỄN NGỌC SẴNG * TỔNG THỐNG TRUMP

    Tổng thống Trump làm Tập Cận Bình phát điên lần nữa

    Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Trong bài "Tập Cận Bình Phát Điên vì Donald Trump" tôi có trích: "Theo Le Monde, Bắc Kinh bắt đầu nhận ra rằng quả thực ông Trump rất bị ảnh hưởng của các học giả hay chính khách trong đảng Cộng Hòa rất có ác cảm với sự vươn lên của Trung Quốc. Một ví dụ được tờ báo Pháp nêu bật là ông Peter Navarro, cố vấn cho ông Trump về các vấn đề thương mại trong chiến dịch vận động tranh cử.” Ông Navarro 67 tuổi là giáo sư kinh tế tại đại học Irvine, California đang được Tổng Thống Trump bổ nhiệm chức vụ cố vấn trưởng hội đồng mậu dịch quốc gia thuộc Toà Bạch Ốc, theo nhà báo Eric Beech cho biết.
    Ông là tác giả quyển sách “Death by China” (chết dưới tay Trung Quốc) cùng một số đầu sách về kinh tế, đầu tư, trong đó cuốn nầy dựng thành phim tài liệu diễn tả Trung Quốc là mối đe doạ cho nền kinh tế Hoa kỳ và Bắc Kinh có tham vọng trở thành cường quốc vượt trội về kinh tế và quân sự ở Châu Á.
    Tổng Thống Trump đã đề cao ông Navarro như là nhà kinh tế có “viễn kiến” người có khả năng kiến tạo chánh sách mậu dịch giúp làm giảm bớt thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ và làm tăng trưởng kinh tế, đồng thời ngừng “chảy máu công việc” ra nước ngoài, ngăn chận việc đánh cắp tài sản trí tuệ.
    Sự bổ nhiệm nầy được sự tán thành của một số kinh tế gia như ông Marcus Noland, kinh tế gia của viện kinh tế thế giới Peterson, ông Wilber Ross, người được ông Trump bổ nhiệm vào chức vụ Bộ Trưởng Bộ Thương Mại.
    Ông Navarro đề nghị nên tiến gần với Đài Loan, kể cả việc giúp nước nầy phát triển chương trình tàu ngầm. Ông cũng đề nghị Washington đừng nhắc đến chánh sách “một nước Trung Hoa”, chúng ta không cần thiết phải chọc “con gấu trúc”. 
    Trong lúc vận động tranh cử, ông Trump nhấn mạnh đến việc mậu dịch và coi đó là trọng tâm của chánh sách, vì vậy ông tuyên bố hủy bỏ những hiệp ước thương mại như Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ, NAFTA và Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, TPP. Theo ông, những hiệp ước nầy chỉ làm suy yếu cơ cấu sản xuất, suy yếu khả năng tự bảo vệ cũng như bảo vệ đồng minh của Hoa Kỳ. Ông Trump nói sẽ đàm phán lại hiệp ước NAFTA với Mễ Tây Cơ và Canada vì Mỹ mất nhiều công việc làm bởi hiệp ước nầy.
    Trong khi bên bờ đông Thái Bình Dương, Tổng Thống Trump cử ông Navarro làm cố vấn trưởng hội đồng mậu dịch quốc gia thuộc Toà Bạch Ốc, thì bên bờ tây Thái Bình Dương nổi lên trận giặc mồm của giới truyền thông lề phải Trung Cộng, họ lo ngại việc bổ nhiệm ông Navarro vào chức cố vấn về mậu dịch, họ coi đây là một thách thức của ông Trump.
    Theo tường thuật của ký gỉa Carlos Barria, Reuters, ngày 21 tháng 12 ông Bộ Trưởng bộ Thương Mai Trung Cộng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mậu dịch Trung - Mỹ đã mang lại lợi ích chung cho cả hai quốc gia, và ông cảnh báo hành động của chánh quyền Washington có thể làm phương hại mối liên hệ của hai bên.
    Họ cho rằng “người như Navarro có cái nhìn thiên lệch chống lại Trung Cộng, sự chọn lựa người lãnh đạo trong chính quyền tương lai không phải chuyện đùa”. Lời tuyên bố được đăng trong bài xã luận của tờ China Daily hôm thứ Sáu. 
    Tờ báo còn thêm rằng “chánh quyền tân cử phải nhớ rằng sự kết hợp về kinh tế, mậu dịch giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện đang chặt chẻ hơn bao giờ hết, những hành động làm phương hại đến mối quan hệ cùng có lợi sẽ gây thiệt hại cả hai bên”. Ông nhấn mạnh rằng “sự phối hợp giữa hai quốc gia là sự lựa chọn duy nhất”.
    Phát ngôn viên của bộ Thương Mại, ông Shen Danyang nói trong cuộc họp báo tại Beijing hôm thứ Sáu rằng “Mỹ sẽ tiếp tục thấy rằng cả hai bên đều được lợi trong quan hệ mậu dịch với Trung Cộng, và nên tiếp tục phương cách hợp tác sâu sắc hơn”.
    Ông tiếp “bất luận sự thay đổi nào trong chánh quyền, dù là Tổng Thống, hay Bộ Trưởng Thương Mại, hoặc Viên Chức Mậu dịch, vấn đề lợi ích giữa hai nước quan trọng hơn sự khác biệt” “Mỹ phải cẩn thận, đừng lập lại lỗi lầm” ông Shen tuyên bố. 
    Shen lên giọng “chúng tôi chống lại ý niệm bắt người khác uống thuốc trong khi chính mình bị bịnh. Vấn đề nầy đã xảy ra trong quá khứ và có thể tái diễn trong tương lai”.
    Tờ báo của đảng cộng sản Trung Cộng, tờ Nhân Dân Nhật Báo, trong phần bình luận, tuyên bố “ông Trump chọn ông Navarro không mang ý nghĩa tích cực” “Trung Quốc phải nhận diện sự thật rằng chánh quyền Trump vẫn giữ thái độ không thoả hiệp, chúng ta không nên hoang tưởng, mà phải chuẩn bị đầy đủ để đối phó với sức ép của họ”.
    Tờ báo tiếp “Trung Quốc đủ sức chống lại chánh quyền Trump, Bắc Kinh sẽ quen dần với sự căng thẳng của hai nước. Nếu Washington có gan thách thức với quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc, Bắc Kinh không sợ, chúng tôi sẳn sàng, làm áp lực bắt Mỹ phải tôn trọng chúng tôi”. (Ben Blanchard và Elias Glenn tường trình).
    Thắt chặt mậu dịch thường bị Tàu tìm cách trả đũa lại. Điều nầy đang xảy ra khi họ cáo buộc hảng xe General Motor của Mỹ đã độc quyền gía. Và mức phạt có thể lên đến 28.94 triệu đô la Mỹ.
    Theo tờ Time ngày 14/12/16 thì chánh sách cứng rắn về mậu dịch và an ninh với Trung Cộng là ưu tiên cao nhất của chính phủ Trump. Theo ông, an ninh là nền tảng để bảo vệ quyền lợi quốc gia, làm yên lòng đồng minh, giữ vững những qui ước quốc tế mà nền thương mại toàn cầu cần đến. Mậu dịch là cổ máy làm thế giới thịnh vượng và bền vững. Quan niệm đó được mô tả trong 4 điểm then chốt sau đây:
    1. Chúng ta phải nhìn thấy và xây dựng vấn đề an ninh. Phải cũng cố, làm vững mạnh; bảo vệ an ninh những đồng minh trong khu vực như Nhật, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân. Họ có hiệp ước an ninh với chúng ta; Việt Nam, Mã Lai, Ấn Độ và một số khác là bạn chúng ta.  
    2. Vấn đề thứ hai là điện toán toàn cầu, bao gồm việc đánh cắp kỷ thuật quốc phòng, thương mại, đánh cắp thông tin tài chính.
    3. Chúng ta cần nền mậu dịch hùng mạnh, mậu dịch và ngoại giao. Đó là cách tốt nhất để khuyến khích các nước tôn trọng qui ước quốc tế. Mậu dịch hùng mạnh sẽ là chìa khóa để khuyến khích Trung Cộng tôn trọng luật lệ quốc tế về biển. Có thể sẽ tái thương thuyết về TPP.
    4. Mỹ sẽ bình tĩnh nhưng cứng rắn bắt (Trung Cộng) phải tuân thủ luật quốc tế về quyền tự do hàng hải trong vùng biển Hoa Nam và những vùng quan yếu ở Thái Bình Dương. Mỹ sẽ xác nhận tuân thủ công ước quốc tế về luật biển.
    Tuần rồi chiếc tàu tự hành (drone) của Mỹ bị hải quân Trung Cộng đánh cắp. Bộ quốc phòng Mỹ đòi Trung cộng trao trả lại vì tàu chỉ làm việc khảo sát khoa học ở ngoài vùng chủ quyền của Trung Cộng. Hai bên thoả thuận sẽ trả và nhận. Nhưng ông Trump lại tuyên bố là “Mỹ không cần nhận lại và Trung Cộng cứ giữ nó”.
    Thông thường người ăn cắp hứa trả lại vật bị cắp và người chủ chịu nhận lại thì coi như vụ việc giải quyết xong. Nhưng ông Trump nầy lại “kỳ dị”, không thèm nhận lại. Có lẽ chúng ta cũng cần hỏi tại sao? ông nầy có dụng ý gì mà không chịu nhận? Ông là doanh nhân già dặn, khôn ngoan trên thương trường, có thể ông đoán rằng khi Trung Cộng lấy chiếc tàu lên thế nào họ cũng sao chép kỹ thuật rồi thì nhận lại làm gì. Và không nhận tức là bên ăn cắp còn mang món nợ chưa thanh toán. Vì là nhà kinh doanh nên ông có thể biến món nợ nầy thành vốn để trao đổi gì trong tương lai chăng? Không ai đoán nổi ý ông muốn gì? nhưng chắc chắn ông không phải là người ăn nói, làm việc bốc đồng như một số người tưởng. Dĩ nhiên, ông có lúc cũng sai lầm. 
    Thế giới đang nóng lòng chờ xem vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ làm gì trong bốn năm tới.

    Friday, December 23, 2016

    SƠN TRUNG * TÒA ÁN THÁNH GIÁO

    TÒA ÁN THÁNH GIÁO
    SƠN TRUNG
     
    Kim Văn Bình ở Bố Chánh châu, tuổi trẻ học giỏi, ba lần đỗ tú tài nhưng rớt cử nhân dài dài. Văn Bình rất mê hoa mẫu đơn. Nghe đồn ở thôn Kim Long, ngoại thành Thuận Hoá có nhiều giống mẫu đơn lạ và đẹp, chàng ao ước vào thăm cho biết.

    Mùa thu năm ngọ, chàng vào Động Hải thi Hương nhưng lại hỏng thi, chàng phẫn chí bèn tìm vào Thần Kinh rong chơi một chuyến. Tới Thuận Hóa, chàng hỏi đường đi Kim Long. Người ta bảo đường lên Kim Long khá xa, có thể đi đò, đi ngựa, hoặc đi cáng. Chàng bèn đi đò vì giá thuê đò thì rẻ mà lại có thể ăn ngủ, nghỉ ngơi. Tới Kim Long, chàng dạo quanh làng, chợt thấy một vườn mẫu đơn rộng lớn, trong có căn nhà bỏ trống với hòn núi giả, chàng bèn vào hỏi thuê. Chủ nhà bằng lòng cho thuê. Kim tú tài liền đem hành trang vào cư ngụ. Lúc đó, mẫu đơn mới trổ nụ chứ chưa nở hoa.

    Suốt ngày lang thang trong vườn hoa, mong hoa sớm nở cho mình thưởng ngoạn. Chẳng bao lâu, hoa nở rộ đầy vườn. Chàng Kim thích quá, lấy giấy bút ra vườn ngắm hoa mà làm thơ, ca tụng vẻ đẹp của mẫu đơn. Tháng sau, khi tiền lưng đã cạn, chàng đem cầm chiếc áo lạnh, lấy tiền lưu lại thêm ít bữa để thưởng ngoạn mẫu đơn.

    Một sáng, chàng ra vườn ngắm hoa thì chợt thấy ở cuối vườn có một nữ lang, phục sức cung trang màu tím, với một người hầu cùng đứng ngắm hoa. Thầm nghĩ nữ lang là một tiểu thư con nhà thế gia trong vùng, Kim tú tài vội núp trong bụi cây cạnh hòn núi giả, chẳng dám giáp mặt vì sợ gặp chuyện rắc rối.

    Lát sau, nữ lang thôi ngắm hoa, leo lên hòn núi giả ngồi nghỉ, còn thị tỳ thì đứng cạnh hầu hạ. Từ trong bụi cây, Kim lang chú mục dòm lén thì thấy nữ lang có một vẻ đẹp phi phàm không thấy có ở các giai nhân trần thế. Vì thế, Kim lang cho nàng là tiên nữ thượng giới chứ chẳng phải là tiểu thư phàm trần! Chàng quyết định chui ra khỏi bụi cây, rảo bước tới hòn núi giả để hỏi thăm. Thấy một nho sinh bước tới chỗ chủ nhân mình ngồi, thị tỳ vội nhảy ra cản đường, quát:"Cuồng sinh này làm chi vậy?"
    Kim tú tài vội chắp tay đáp:"Tiểu sinh có dám làm chi đâu! Chỉ muốn tới hỏi thăm xem nương tử đây có phải là tiên nữ thượng giới hay không mà thôi!"
    Nữ tỳ :"Ðừng có nói xàm! Cút đi ngay, kẻo ta bắt giải lên huyện, xin quan trị tội bây giờ!"

    Kim lang chẳng dám nói chi thêm mà cũng chẳng dám đứng dậy, cứ đứng yên. Thấy thế, nữ lang mỉm cười, nói: "Mặc người ta! Mình về đi thôi!"
    Nữ tỳ vội quay người lại, đỡ nữ lang xuống đất rồi dắt đi. Chờ cho hai người đi khuất vào lùm cây ở cuối vườn, Kim lang mới tỉnh hồn vía, thất thểu về nhà trọ.

    Vào phòng, Kim tú tài nằm vật xuống giường, lòng vô cùng say mê và thương nhớ người đẹp cho nên suốt đêm chẳng hề chợp mắt. Ba ngày sau, Kim tú tài soi gương thì thấy mặt mũi hốc hác hẳn đi. Tối ấy, Kim tú tài thắp đèn, ngồi tựa lưng vào ghế mà tương tư nữ lang. Ðột nhiên, thấy lồng ngực khó thở, đầu óc đần độn, rồi chợt thấy nữ tỳ, tay cầm bình rượu, đẩy cửa bước vào phòng, nói:-"Nương tử nhà ta thân tự tay pha chế bình rượu độc này, sai ta đưa tới, bảo cuồng sinh phải uống ngay đi!" Nghe thấy thế, Kim lang lấy làm lạ, nói:"-Tiểu sinh với nương tử nhà nàng là hai người xa lạ, có thù oán gì với nhau đâu? Vì thế, tiểu sinh chẳng tin là nương tử nhà nàng lại bắt tiểu sinh phải uống rượu độc! Tuy nhiên, nếu rượu này quả là rượu độc do chính tay nương tử nhà nàng pha chế thì tiểu sinh xin uống hết ngay! Chết đi cho rồi, chứ sống mà tương tư trong tuyệt vọng như thế này thì cũng khổ lắm!"

    Nói xong, Kim tú tài đứng dậy đỡ lấy bình rượu trong tay nữ tỳ mà uống một hơi cạn sạch, rồi trả lại chiếc bình. Nữ tỳ không nói gì, chỉ mỉm cười, đỡ lấy bình rượu đem về. Kim lang lại ngồi xuống ghế. Thấy rượu thơm mát, chàng thầm nghĩ chắc chẳng phải là rượu độc. Lát sau, Kim tú tài ngà ngà say rồi ngủ thiếp đi.

    Sáng sau, khi thức giấc, thấy lồng ngực dễ thở, đầu óc minh mẫn, căn bệnh hôm qua đã biến mất, Kim lang càng tin rằng nữ lang là tiên nữ, đã cho mình uống rượu tiên để chữa bệnh. Kim lang bèn quỳ xuống đất, lầm rầm khấn khứa, cầu xin nữ lang cho mình được gặp mặt.

    Mấy hôm sau, một đêm Kim nằm ngủ, chợt thấy nữ lang đến một mình. Kim vội vàng chạy đến chào nàng, và mời nàng ngồi. Kim hỏi tên nàng, gốc tích ra sao. Nàng đáp tên nàng là Kim Hoa, là hồ ly, nhà ở hang núi kề bên. Nàng cầm tay Kim âu yếm. Thấy hơi ấm từ da thịt nõn nà của nữ lang truyền sang tay mình, Kim bỗng cảm thấy sung sướng đê mê. Nữ lang nhìn Kim, mỉm cười. Kim mừng quá, xoắn xuýt mời vào, kéo ghế mời ngồi. Bấy lâu, tiểu sinh vẫn nửa tin nửa ngờ rằng nương tử là tiên nữ, nhưng nay mới thực rõ nương tử quả là tiên! May mắn được nương tử để mắt tới, tiểu sinh rất lấy làm hân hạnh.
    Nữ lang cười, nói:-"Sao mà tưởng tượng viển vông quá thế? Ai là tiên nữ đâu? Thiếp cũng chỉ là một nữ hồ ly mà thôi! Tình cờ gặp chàng thì sinh tình cảm.

    Sinh muốn ôm lấy nàng . Nàng cười mà nói: -" Phải kín miệng mới được, chứ tới tai thiên hạ thì chẳng thể mọc cánh mà bay được đâu!"

    Kim mừng quá, vội đáp:-"Tưởng là chuyện chi, chứ nếu chỉ có thế thì tiểu sinh xin thề là sẽ giữ kín chuyện chúng mình!"

    Nói xong, liền chạy tới ôm chầm lấy nữ lang, bồng lên giường mà ân ái. Từ đó đêm đêm Kim Hoa đến cùng chàng. Nàng hỏi chàng đất khách quê người, nơi kinh thành gạo châu, củi quế, làm sao kéo dài cuộc sống ở đây. Chàng thú thật là đã bán chiếc áo dạ, còn chưa biết sẽ tính ra sao. Nàng bảo đừng lo. Hôm sau, nàng trở lại mang theo hai mươi lạng vàng để chàng làm sinh hoạt phí. Chàng và nàng bèn mua một cái nhà có đất đai rộng rãi để trồng mẫu đơn.

    Trong làng bên cạnh, có Chín Càng là một người nông dân nhưng rất mưu trí và hung ác. Y có ba vợ sáu con nhưng từ khi gặp Kim Hoa thì sinh lòng mê đắm. Y thường gặp Kim Hoa ngoài chợ thì đem lời ong bướm. Kim Hoa cương quyết cự tuyệt thì lòng ghen ghét, thù hận của y càng tăng thêm.

    Bấy giờ là thời loạn lạc, quân phiến loạn cướp kinh đô lập nền cộng hòa. Gặp lúc mùa màng thất bát, "Ủy Ban Trung Ương" ban lệnh "tăng gia sản xuất", và bắt các gia đình phải "ủng hộ vàng" cho "Ủy Ban" để cứu đói và chống ngoại xâm. Chín Càng lúc này được chỉ định vào "Ủy ban Cộng Hòa" tiểu khu. Y sai quân đội lục soát nhà và bắt hai vợ chồng Kim Tú tài giam giữ, sau đưa ra tòa án. Tòa án do Chín Càng làm chánh án, tuyên xử hai vợ chồng Kim tú tài các tội như sau:
    -Vợ chồng Kim Tú tài chỉ trồng hoa mẫu đơn mà không trồng lúa và khoai sắn phạm tội là bất tuân lệnh "tăng gia sản xuất" của Ủy ban Trung Ương.
    -Trong nhà có nhiều vàng mà không ủng hộ "Tuần lễ Vàng"như vậy là phạm tội chống nhân dân.
    -Kim tú tài lấy vợ là giống Hồ như vậy là phạm tội chống dân tộc, làm tay sai cho ngoại bang.
    Tòa án tuyên án xử tử vợ chồng Kim tú tài.

    Thursday, December 22, 2016

    VÕ KỲ ĐIỀN * BẠC LIÊU



    BẠC LIÊU, NHỮNG NGÀY CHỜ ĐỢI
    VÕ KỲ ĐIỀN 
      Tôi cầm tấm ny lông mỏng giũ nhè nhẹ cho sạch bụi đất, xong rồi trải thẳng ra trên nền gạch phẳng phiu. Nó vừa được làm giường ngủ, vừa làm bàn ăn, vừa là chỗ viết thơ, chỗ ngồi chơi chuyện vãn với bạn bè... Giang sơn của vợ chồng tôi đó được tạm chiếm lúc cả đám người vượt biên bán chánh thức ùa vào căn nhà số 218B đường Hòa Bình ở thị xã Bạc Liêu. Cái thị xã nổi tiếng với câu ca dao:
                     Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
            Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.
    Đó là một căn phố trệt thấp lè tè cũ kỹ, dây điện đứt giăng tứ tung. Không bàn, không ghế, không tủ giường, đứng từ trước ngó thẳng ra sau là một gian phòng trống bóc, chỉ trơ ra hai bức tường vôi vàng nhạt bụi bặm. Chỉ có một đống rác lù lù ở giữa phòng. Trời đã xế chiều, mặt trời đỏ bầm đã nghiêng hẳn về một bên, nắng vàng nhạt chỉ còn thoi thóp ở đọt cây sua đũa bên kia đường. Phải thu xếp lẹ mới có chỗ ngả lưng tối nay. Ai nấy đều mệt nhừ sau một ngày di chuyển từ Sài Gòn xuống, vậy mà cũng phải xăn tay vào dọn dẹp, lau chùi cho sạch sẽ. Cũng may vòi nước máy còn sử dụng được. Phía sau nhà tắm có một hồ nước, cũng đủ dùng cho cả đám người lôi thôi lếch thếch, chợ không ra chợ mà quê chẳng giống quê, hằng ngày tắm rửa giặt giũ. 

    Căn phòng được chia ra làm nhiều phần. Mỗi phần một gia đình, cứ tùy tiện chiếm cứ, lấy tấm ny lông hoặc vải màn làm chuẩn người nhiều hay ít, diện tích phần đất nhỏ hay to. Tấm ny lông in sọc vuông đỏ của tôi bề dài gấp đôi bề ngang so đi so lại vừa sát mí năm tấm gạch bông. Căn nhà từ lâu hoang vắng im lìm bỗng dưng chiều nay náo nhiệt ồn ào hẳn lên. Tiếng người lớn nói chuyện lao xao, tiếng con nít chạy giỡn, la khóc đòi ăn, tạo thành một hoạt cảnh rộn ràng. Duyên đã lanh tay tìm được ở sau bếp một cái nồi nhôm cũ đen thui, đem chùi rửa sạch nấu cho Bi chai sữa. Còn tôi với nàng thì mỗi đứa một khúc bánh mì có kẹp vài miếng thịt mỏng đã mua sẵn từ ban trưa, khi xe chạy ngang bến bắc Cần Thơ. Rải rác xung quanh ai nấy cũng đang dùng bữa chiều. Mặt trời đã tắt hẳn, đêm tối sụp xuống quá nhanh. Đàn muỗi đói ở các vùng sình lầy quanh vùng bay vi vu hằng triệu triệu con tấn công tới tấp đám người mới tới. Trời ơi, sao cái đất gì mà muỗi nhiều quá! Hèn chi mà có câu:
                         Xứ đâu như xứ Canh Đền
              Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh như bánh canh.
    Chắc cái vùng nổi tiếng Canh Đền cũng ở gần đâu đây nên Bạc Liêu muỗi nhiều quá sức tưởng tượng. Mỗi khi muốn nói chuyện phải lấy tay che miệng nếu không thì có một hai con bay tuốt vào trong đóc giọng, khạc chẳng ra mà nuốt chẳng vào. Cả đám không ai ngồi yên được phải quơ tay quơ chưn mà đập bồm bộp. Có người nhanh trí sai đám con nít ra ngoài đi kiếm xơ dừa, vỏ quít, vỏ cam, vải vụn, xác mía làm thành một đống un lớn ở trước cửa ra vô. Khói bay cay xè mặt mũi, đàn muỗi bay dạt ra xa. Người nào người nấy nước mắt nước mũi dầm dề, tuy vậy vẫn còn dễ chịu hơn muỗi chích. Ai đó không biết đã mò ra được một cây đèn dầu, cái ống khói đen thui, ngọn lửa đỏ tù mù, mùi dầu hăng hắc. Cây đèn được để trên sàn gạch giữa phòng, khi có người đi qua đi lại, nó hắt cái bóng lên tường lung linh chập chờn ma quái. Trong bóng đêm chập choạng, một giọng nói thiệt lớn ồm ồm:
    -- Cái xứ Bạc Liêu nầy thiệt tình, muỗi con nào con nấy lớn như con gà mái.
    A, cái anh chàng trọng tuổi có ‘nhà’ ở kế tôi, đang ngồi dựa vách đập muỗi. Tấm ny lông của anh ta lớn nhứt phòng. Có lẽ vì bầu đoàn thê tử của ‘chàng’ quá đông. Một vợ năm con mà toàn là con gái. Cả đám ríu rít ồn ào như đàn ong vỡ tổ. Anh tuy đã con đùm con đề nhưng vẫn còn chải chuốt. Tóc chải láng bóng, cổ đeo lủng lẳng mặt mề đay vàng nặng cả lượng, tay đeo đồng hồ vàng, nhẫn nạm hột. Tôi xề lại ngồi kế bên làm quen:

    -- Đâu có anh, nó chỉ lớn bằng con ruồi ở Sài Gòn thôi mà!
    Anh ta cười, tôi thấy cái lưng hơi khòm một bên.
    -- Bằng con ruồi thì cũng dư sức khiêng hết đám tụi mình tối nay mùng đâu mà ngủ. Bồ có đem theo mùng không?
    -- Không có mới chết chớ. Hồi đóng tiền Hủ Tiếu dặn kỹ là đừng có đem theo lưới theo mùng, xui lắm. Đi biển kỵ nhứt là vướng lưới. Mình đâm nghe lời bây giờ mới thấy ngu.
    -- Vậy chút xíu nữa mình kêu ‘giả’ bắt kiếm mùng cho cả đám ngủ, chớ làm sao chịu cho nổi tối nay, con nít bịnh hết. Một mình tôi tới năm đứa lận!
    -- Ừ, ừ, chắc phải vậy. Mà anh ở Sài Gòn miệt nào?

    -- Tôi ở Trần Hưng Đạo, chuyên bán máy cày. Có bao giờ đi mua máy móc gì ở miệt đó không?
    -- Tôi làm thầy giáo ở Bình Dương mà mua máy cày làm cái gì. Nhưng biết vùng đó rành lắm. Ông ngoại Bi cũng ở miệt nầy. Vậy anh cũng là chỗ quen biết lối xóm.
    Hồi tôi mới làm quen với Duyên, dãy phố đó còn nhớ như in. Bắt đầu từ rạp Nguyễn Văn Hảo góc Bùi Viện chạy vô tới khu Phát Diệm Chợ Quán, hai bên bán toàn máy móc, phụ tùng xe cộ... Lúc đó hai đứa thường rủ nhau đi ăn hủ tiếu Mỹ Tho ở ngã tư Quốc Tế. Nhờ đó mà thấy tận mắt nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng như Thanh Nga, Thành Được, Bạch Tuyết, Hùng Cường, v.v... bằng xương, bằng thịt rõ ràng.
    Anh tư Trần Hưng Đạo kề sát tai tôi hỏi nhỏ:
    -- Bồ đóng cho Hủ Tiếu mấy cây vậy?
    -- Tôi ở tuốt trên tỉnh, có biết gì đâu. Nhờ mấy đứa em liên lạc dọ hỏi mới biết chuyến đi nầy. ‘Giả’ đòi người lớn mỗi người mười cây, con nít phân nửa giá còn dưới sáu tuổi thì một cây. Còn anh bao nhiêu?

    -- Thì tôi cũng y như vậy. Tụi mình may đó nghe chớ tháng trước mấy chuyến tàu sắt như Hải Hồng mỗi người phải đóng từ mười lăm đến hai chục cây lận. Bồ biết không tụi cơ quan Hoa Vận nó tính theo đầu người. Mỗi người nó lấy năm cây, còn lại năm cây là phần của Hủ Tiếu dùng để mua ghe mua tàu, dầu mỡ, máy móc, thực phẩm, rồi còn phải hối lộ cho Công an đủ thứ...
    -- Anh mua giấy tờ hết thảy bao nhiêu?
    Anh chàng cười khà khà, cũng cái giọng ồm ồm:
    -- Tui là Tàu lai mà, cần gì phải giả. Giấy tờ ghi rõ tên họ đàng hoàng. Tôi họ La. Ba người Tàu, má người Việt!
    -- Ừ, ừ, anh hên quá. Tôi phải mua đủ thứ hết.
    Nguyên lúc chuẩn bị đăng ký chuyến đi nầy, tôi phải mua một số giấy tờ giả để làm người Hoa. Một tờ hộ khẩu giá một ngàn đồng, mỗi thẻ cử tri một trăm hai chục, tờ khai sanh cho Bi giá sáu chục. Rồi phải chụp hình cho giống người Hoa nữa. Lương một giáo viên cấp ba hiện thời là sáu chục đồng một tháng. Nhà nước Cộng sản muốn đuổi người Hoa ra khỏi xứ sau những vụ xích mích ở biên giới phía Bắc nên cho tổ chức những chuyến vượt biên.

     Gọi là bán chính thức vì cho phép trong vòng bí mật mà thôi, trên danh nghĩa vẫn là những chuyến đi trốn. Những người đăng ký phải là người Hoa có giấy tờ tên tuổi hẳn hòi. Lúc nầy chưa cấp thẻ căn cước theo chế độ mới nên người dân chỉ cần có thẻ cử tri và tờ hộ khẩu là đủ. Mấy giấy nầy khi mua đều được để trống, người mua tự ý điền vô tên gì cũng được, chỉ có phần dưới đóng dấu son đỏ và chữ ký sẵn của phường quận xác nhận đàng hoàng. Khi đưa những tờ giấy cho tôi, Tuyết đã nói như vầy:

    -- Anh tìm cái tên nào cho thiệt hên. Chuyến đi nầy quan trọng lắm đó. Bút sa là gà chết à nghen.
    Lan, đứa em út nói nghiêm trang:
    -- Không phải một con đâu mà là một bầy!
    Trời đất, tụi nhỏ nầy ăn nói ẩu tả quá. Sắp đi tới nơi rồi mà nghĩ chuyện tầm bậy không hà! Tuy nhiên tôi cũng đắn đo. Mấy em có lý khi dè dặt chuyện đặt tên cho từng đứa. Nội anh em ruột, tất cả là sáu đứa chưa kể chồng vợ và con cái dắt theo. Một bầy gà có gà mái, gà trống và gà con. Tôi là con gà trống đầu đàn. Tuy mấy em đều đã lớn khôn nhưng rủi có bề gì... tôi không dám nghĩ đến. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi tự đặt tên cho mình. Cầm tờ giấy tôi trầm ngâm hằng giờ. Chuyến đi nầy đánh đổi bằng cả sự nghiệp, cả mạng sống... Suy nghĩ hồi lâu, tôi nói:

    -- Anh chọn tên là Trần Nguyên, ba mươi bảy tuổi.
    Duyên nóng ruột hối tôi giải nghĩa:
    -- Chữ Nguyên có nghĩa là đứng đầu. Anh là chủ hộ mà, hơn nữa còn có nghĩa là còn nguyên, trọn vẹn an lành, chuyện vượt biển làm sao mà lựa chọn, chỉ còn biết cầu Trời khẩn Phật cho may mắn bình yên mà thôi!
    Duyên nghe chừng thích chí:
    -- Chọn dùm cho em đi. Em mong sao cho chuyến đi gia đình mình được vuông tròn, tới bờ tới bến yên vui.

    Đang tìm kiếm đắn đo, nghe nàng nói đến hai chữ "vuông tròn" tôi mừng rỡ chộp lấy:
    -- Rồi, được rồi, em tên là Từ Phương Viên. Tên Bi thì dễ rồi, để biên vô khai sinh nó tên Trần Tiến Đạt. Tiến là đi tới trước, tới nơi chớ không phải ra tới bến rồi dội trở về như anh Hai Tửng. Đạt là thành công. Em tên là Phương Viên có nghĩa là vuông tròn.
    Từ đó, khi nào rảnh rỗi tôi thường lẩm nhẩm trong đầu -- mình tên Trần Nguyên, Trần Nguyên, Trần Nguyên, đừng có quên, quên là hư bột hư đường. Lâu lâu tôi nhắc chừng Duyên -- em tên là Từ Phương Viên, vợ chồng mình bán đồ nhựa nồi niêu soong chảo ở đường Lương Nhữ Học số 86, rán nhớ nghe.
    Giọng tư Trần Hưng Đạo vẫn đều đều bên tai:
    -- Không biết bồ đi lần nầy là lần thứ mấy, chớ tôi là lần thứ ba. Hai lần trước bị gạt mất cũng bộn, may là không bị bắt, xuống dưới Long Thành lội sình thấy bà, bị Công an rượt chạy vắt giò lên cổ.
    -- Vậy là anh cũng đầy kinh nghiệm chiến trường rồi. Tôi mới đi lần đầu. Hồi sớm mới ra bến xe Hậu Giang, mua vé chợ đen hai mươi đồng để xuống đây. Vừa ngồi trên xe vừa run. Cũng may chuyến xe tôi đi toàn là dân bị chở đi xây dựng kinh tế mới, có treo cờ với biểu ngữ hai bên hông xe, tới trạm kiểm soát nó cho đi luôn.

    -- Từ Sài Gòn xuống đây thì còn sợ. Chớ vô địa phận tỉnh Bạc Liêu rồi thì khỏi lo. Công an Bạc Liêu có cấp cho mỗi nhà trọ, như nhà mình ở đây một giấy phép được cư ngụ tạm để vượt biên theo ghe BL 1648, yêu cầu các cấp chánh quyền địa dành mọi sự dễ dàng, cũng như kiểm soát. Rồi anh tiếp:
    -- Cả khu nầy là nhà của tư sản hoặc của sĩ quan đi học tập, bị tịch thâu để trống. Tụi nó lấy cho mình ở tạm vài ngày để đi.
    Nghe anh nói tôi cảm thấy phấn khởi náo nức. Hồi trưa khi vừa mới xuống tới bến xe Bạc Liêu, việc đầu tiên là tôi đi thẳng ra bờ sông lại ngay chỗ bến ghe để tìm chiếc BL 1648. Đây rồi, nó đang đậu cặp bến, cái be ghe cao vượt hơn bờ đá có trên hai thước:... Nó lớn quá. Đây là lần đầu tiên tôi để ý nhìn kỹ một chiếc ghe đi biển. Nó khác ghe đi sông ở cái mũi nhọn hình mũi tên cao vút lên, nhọn hoắt chớ không bầu. Phía sau lái thấp chũng xuống đít bằng. Một cái phòng lái hình vuông vức ở bên trong. Phía trước có trồng một cây trụ cao hình chữ thập để định hướng. Thành ghe được đóng bằng ván sao dầy cỡ bốn, năm phân tây, dưới lườn có bọc lưới sắt và tô xi măng để khỏi bị hà ăn hoặc nước mặn làm hư mục. Có nhiều vỏ xe hơi cũ treo cặp hai bên hông ghe. Sợi dây đỏi to bằng bắp tay nối liền ghe với chiếc cọc sắt thiệt lớn đóng chắc chắn ở trên bờ đá. Các bạn ghe làm việc lăng xăng. Họ đi lại trên tấm ván đầy nhún nhẩy đong đưa bắt từ bờ xuống be ghe coi nhịp nhàng.
    Chiếc ghe của tôi đó. Tới năm tây tháng Giêng nầy nó sẽ chở tôi cùng gia đình, bắt đầu cuộc hành trình vượt đại dương trốn chạy cái thiên đường Cộng sản. Tôi từ nhỏ đến lớn sống ở vùng đất đồi đá khô cằn, mắt thường nhìn thấy những chiếc tam bản nhỏ xíu len lỏi trong các sông rạch nên bây giờ thấy được một chiếc ghe đi biển, lòng nôn nao phấn khởi lạ thường. Ghe lớn như thế nầy; ván dầy như thế nầy thì sợ gì sóng to gió lớn, sợ gì đại dương bao la. Tôi tự nhủ trong lòng -- không sợ, không có gì phải sợ hết. Biển cả thì cũng đã biết qua, chắc cũng y như biển Vũng Tàu, Nha Trang, Rạch Giá, Phú Quốc. Nhưng có điều mấy biển đó tôi chỉ tắm loay hoay ở trong bờ. Còn từ Sài Gòn ra Phú Quốc thì đi bằng máy bay! Thiệt tình, có sợ hay không tôi không biết nữa. Tất cả mọi việc hên xui, thôi đành giao hết cho... ông Trời!
    Tối đó nhờ có anh tư Trần Hưng Đạo cằn nhằn cẳn nhẳn, Hủ Tiếu chạy đôn chạy đáo ở đâu không biết kiếm được một cái mùng nhà binh thiệt lớn. Đem giăng lên nó trùm hết cả căn phòng rộng rinh. Đã ơi là đã! Cả đám mừng rỡ, chun vô ngủ, đếm được cả thảy vừa người lớn vừa con nít, hai mươi ba người nằm sắp lớp y như đi cắm trại ngủ chung tập thể. Cái đèn cũng còn để y nguyên giữa mùng. Cái mùng cũ xì đen thui. Tôi nằm ở dưới rán giương mắt nhìn vào những lằn may, những nếp gấp trên nóc để coi có rệp bò không, nhìn hoài mà không thấy. Nhưng ở đời, nhiều lúc phải hiểu ngầm rằng không thấy không có nghĩa là không có. Tối tối đi ngủ, đâu có ai mang theo kiếng làm chi, cái gì cũng thấy mờ mờ ảo ảo, con rệp lại nhỏ xíu! Nhưng dầu sao với cái mùng nầy, có cũng còn hơn không!
    Ai nấy mệt mỏi cả ngày, mới đặt lưng chừng năm ba phút sau người nào người nấy ngủ mê man như chết. Tiếng anh tư Trần Hưng Đạo ngáy khò khò, tiếng thằng Dân thủy thủ ú ớ. Tôi mơ màng thấy chiếc BL 1648 lướt sóng phăng phăng, tiếng máy nổ đều đều dòn dã, cái mũi nhọn lao tới trước nhanh như mũi tên bắn. Phía sau lái, sóng sủi bọt cuồn cuộn cái đuôi trắng xóa kéo dài lê thê. Trên trời là mây xanh trong vắt, rải rác có những đám mây trắng bay lãng đãng như bông gòn. Từng đợt sóng biển vỗ êm ái nhịp nhàng hai bên hông ghe. Trên đầu nhiều cánh hải âu bay lượn. Nước biển trong xanh nhấp nhô dưới ánh mặt trời chói lọi miền nhiệt đới. Lòng tôi cũng như lòng biển bao la...
                                                           *
                                                       *      *
    Trời đã xế chiều mà không khí vẫn còn hâm hấp nóng. Đám con nít sau một hồi đùa giỡn om sòm đã rủ nhau đi mua xá xị, nước cam ở cửa hàng ăn uống quốc doanh kế bên Ty Nông Nghiệp. Còn lại trong phòng chỉ còn có tôi với thằng Dân ‘gì đó’. Cái thằng ốm nhom, ốm nhách lại ưa mặc áo thun ba lỗ, phơi cái ngực mỏng te, tối ngày cứ nằm dài đọc ba cuốn sách hoạt hoạ xanh xanh đỏ đỏ của Hồng Kông. Mỗi lần đọc được một đoạn nào có vẻ thích thú, anh ta ôm bụng cười lăn cười lộn, chưn chẳng cong queo, nhiều lúc tôi thoáng thấy cái răng bịt vàng bên trong. Thiệt đúng là có duyên nhờ mấy cái răng vàng lóng lánh.
                                         Thấy anh đẹp nói đẹp cười
                                Đẹp người đẹp nếp lại tươi răng vàng.
    Trong chuyến đi nầy có hai anh bạn tên Dân, một anh mập mà lùn, đen thui. Một anh ốm nhom, cao nhồng, cũng đen thui! Hồi mới quen, tôi biết cả hai cùng tên nhưng không biết làm sao phân biệt. Lần hồi rồi cũng xong. Cái anh mập mà lùn làm ‘bạn’ ghe, tụi tôi kêu là Dân ‘thủy thủ’ còn cái anh ốm nhom, cao nhồng, người Tàu Chợ Lớn, mỗi lần nói chuyện, bất luận câu nào, ý nào, anh ta cũng chêm thêm hai tiếng ‘gì đó’ ở cuối. Thôi vậy cũng dễ, cả đám vượt biên trong nhà bèn đặt luôn Dân ‘gì đó’ cho tiện.
    Dân ‘gì đó’ chừng độ mười tám, mười chín là nhiều, mới vừa học hết sơ trung ở trường Phước Đức thì Sài Gòn đổi chủ. Anh ta nghỉ học đi làm công cho Hủ Tiếu ở đường Minh Phụng. Hủ Tiếu bị liệt vào hàng tư sản, tiệm bị đổi thành cửa hàng ăn uống quốc doanh, bèn liều mạng mua ghe mua tàu tổ chức vượt biên. Khi chuẩn bị sắp xếp để đi có hứa cho nó với thằng Kiệt, đứa em ruột mới mười sáu tuổi theo, với điều kiện khi nào tới Mỹ thì trả tiền sau bằng đô la. Ba má hai đứa nghèo nên mừng lắm chịu liền. Tôi thấy trong cái xách tay nó gối đầu có vài bộ quần áo với mấy cuốn sách hình cũ xì te tua, ngoài ra không còn gì hết. Cái thằng, thiệt tình, tôi đang rầu thúi ruột mà sao nó vẫn tỉnh queo. Đã trên mười ngày ăn chực nằm chờ ở cái đất Bạc Liêu nhiều muỗi nầy, chiếc BL 1648 vẫn nằm chình ình trên bến.

     Mỗi trưa đi ra quán cơm, tôi nhìn nó rập rình trên làn nước đục ngầu phù sa mà đâm mệt ngang. Phải chờ tới bao lâu nữa mới có lịnh cho đi. Mười mấy ngày chờ đợi rồi chớ ít oi gì sao. Hết đứng lại ngồi, nhiều lúc vịn vô song cửa ngó hàng giờ đám rau muống xanh rờn dưới mương cùng hàng cây sua đũa với những giàn phơi mì sợi giăng giăng như lưới đánh cá bên kia đường, lòng tôi nóng như lửa đốt. Vậy mà Dân ‘gì đó’ vẫn thản nhiên nằm coi sách hình thỉnh thoảng còn cười lăn cười lộn. Tôi lại gần nó, ngồi bệt xuống kế bên, hai tay ôm lấy đầu gối:

    -- Dân nè, em đọc cái gì mà vui quá vậy, nói cho anh nghe với. Anh buồn quá, không biết chừng nào ghe mình mới được đi. Cứ tưởng xuống tới ngày trước là ngày sau đi liền, nhè đâu...
    -- Anh lo làm chi cho mệt vậy. Khi nào nó đi thì nó đi, mà nó hổng đi là hổng đi. Cái chuyện gì đó có Hủ Tiếu với Nhựt Bổn lo rồi mà!
    Tôi rầu rĩ thở than:
    -- Hổng lo sao được. Nếu ghe mà đi không được thì sao mình có thể trở về an ổn. Ở tỉnh anh khó lắm! Em ở Chợ Lớn thì dễ, ít ai để ý. Tiền bạc mình giao cho người ta hết trơn rồi, bây giờ đòi ai!
    Nó ngồi nhỏm dậy, nói như an ủi tôi:
    -- Em nghe Hủ Tiếu nói thế nào cũng được đi mà! Đừng có lo, để em kể chuyện gì đó em đọc trong cuốn sách nầy, nghe cho đỡ buồn.

    -- Ừa, ừa, kể đi.
    Nó ngồi dựa lưng vô tường, thẳng chưn ra để cuốn sách úp trên đầu gối, bắt đầu kể. Tôi thấy cái lưng sao mà dài sọc, chắc thằng nầy làm biếng dữ lắm.
    -- Hồi xưa ở bên Tàu, có một ông nhà giàu gì đó mướn một ông thầy giáo lại nhà để dạy học cho mấy đứa con nhỏ. Ông nhà giàu hỏi ông thầy giáo muốn ăn cái gì đó thì nói để ổng kêu vợ ổng nấu cho ăn. Ông thầy giáo vì tánh ưa mắc cỡ, hổng lẽ đòi ăn món ngon vật lạ gì đó nên buột miệng nói là thích ăn tàu hủ. Ông chủ cứ cho tôi ăn tàu hủ chiên đi, tôi coi tàu hủ như là mạng sống gì đó! Ông chủ nhà hà tiện, nghe qua mừng quá, ngày nào cũng cho ông thầy giáo ăn tàu hủ gì đó hoài.

    Nghe tới đó tôi buột miệng la lên:
    -- Chết cha ông thầy rồi, ăn hoài một thứ, ngán chết làm sao chịu nổi!
    -- Ổng lỡ nói rồi, hổng lẽ nói lại, thầy giáo mà! Nói bậy, nói bạ gì đó thì cũng phải rán chịu.
    Thành ra một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, ổng cứ phải ăn tàu hủ gì đó hoài hoài, thèm thịt lắm mà không dám nói. Gặp bữa đó tới Tết, ông chủ nhà dọn một mâm cơm gì đó đầy nhóc thịt cá. Ông thầy giáo mừng quá, gắp lia gắp lịa, ăn ngồm ngoàm không kịp thở. Ông chủ nhà thấy cười mới hỏi: -Ủa, ông thầy nói coi tàu hủ như là mạng sống, sao bữa nay lại không ăn? Ông thầy giáo trả lời: -Ừa, ừa, sao kỳ ghê, mỗi lần tôi thấy thịt cá thì quên mất mạng sống gì đó liền!
    Kể xong nó cười hăng hắc, nắm tay tôi miệng hỏi:
    -- Hay không, hay không?
    Tôi cười khoái chí, miệng nói theo:
    -- Thì anh cũng vậy, hễ thấy thịt cá là quên mạng sống liền!

    Hai anh em xúm nhau mà cười, tôi giành lấy cuốn sách, thấy người họa sĩ vẽ thiệt khéo, ông thầy đồ mặc áo dài quấn khăn, cái miệng há hốc, cặp mắt tròn vo nhìn trân trân vô mâm cơm. Trong mâm thịt cá ê hề, khói bốc nghi ngút. Coi tới coi lui, tôi ngồi thừ người ra, một ý nghĩ mới lạ xuất hiện trong đầu. Câu chuyện thiệt tầm thường, ai cũng có thể nghĩ ra vậy mà ý lại thâm trầm hết sức.
    Từ lâu tôi thường để ý con người dễ trở thành anh hùng trong gian khổ, nghèo hèn, chớ trong lúc phú quí giàu sang thì khó lắm. Bất cứ điều gì hễ có danh lợi xen vô thì dầu tốt cũng thành xấu. Như người Cộng sản họ có lý thuyết và chủ nghĩa để tôn thờ, họ xả thân chết sống vì lý tưởng Cộng sản, chiến đấu gian lao khổ cực, khắc phục muôn vàn khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nước không đủ uống, ánh sáng không đủ để nhìn, khí trời không đủ để thở những mong mai sau khi thành công đất nước độc lập thanh bình, toàn dân sẽ được hạnh phúc ấm no. Sách vở tiểu thuyết nào của họ cũng mô tả như vậy. 

    Nhưng thực tế thì khác xa. Khi chiến tranh chấm dứt, dân chưa kịp thở ra nhẹ nhỏm mừng vui, thì họ như một bầy muỗi đói lẹ tay, chụp giựt bất kể tiếng oán than của dân lành ngút tận trời xanh. Nào tiền của, nào nhà đất, nào ngựa xe, nào gái đẹp, cán bộ đảng viên xây nhà, cướp xe, cưới vợ bé, bóc lột từ cây đinh, sợi chỉ, giàu sang xa xỉ trong sự rên xiết khóc than của toàn dân. Như ông thầy giáo trong chuyện miếng tàu hủ -- khi nhìn thấy bờ xôi ruộng mật béo bở của miền Nam, người Cộng sản quên mất lý tưởng họ tôn thờ rồi!
    Mặt trời đã xuống thấp trên đầu ngọn cây xanh xanh ở tận chơn trời, ánh nắng thoi thóp chiếu thẳng vào khung cửa sổ hẹp những tia vàng nhạt le lói cuối ngày những hạt bụi nhỏ li ti bay ngang bay dọc. Có tiếng người ồn ào và tiếng bước chân lao xao trước cửa. Duyên, chị Điệp, chị Kiều và một đám con nít ùa vào như đám chợ:
    -- Hai anh em nói chuyện gì mà cười ngả nghiêng ngả ngửa vậy?
    -- Dân kể cho anh nghe chuyện ông thầy giáo ăn tàu hủ chiên. Hay lắm. Phải chi mấy chị em về sớm chút nữa thì được nghe rồi!
    Rồi tôi hỏi tiếp:
    -- Sao em, có gặp Hủ Tiếu hay Nhựt Bổn không? Có biết chừng nào ghe mình được phép?
    Duyên chưa kịp trả lời thì chị Điệp đã vọt miệng:
    -- Yên chí đi chú ơi, thế nào mình cũng đi được. Chắc lắm, qua đầu năm mới là mình đi đó. Bữa nay là hai mươi tháng Chạp, như vậy là chị em mình chờ chừng hai tuần nữa là lâu lắm!
    Nghe chị nói tôi hơi mừng. Cả mười ngày nay chờ đợi mệt mỏi, tôi khá tuyệt vọng. Khi giã từ Bình Dương cứ tưởng xuống tới Bạc Liêu là lên ghe nhổ sào. Nhè đâu cứ kéo dài ngày nầy qua ngày kia, tôi cứ đi ra đi vô, chiếc ghe vẫn nằm ỳ trên bến. Hủ Tiếu vẫn hẹn lần hẹn lữa, nói quanh nói co. Tiền bạc đem theo để ăn đi đường đã cạn dần. Mấy bữa trước phải bán bớt mấy bộ quần áo, cái đồng hồ Seiko, rồi cắn răng mà bán tới nhẫn cưới... để chờ đợi! Phải làm sao nữa đây, nếu không đi được... tôi không can đảm nghĩ tới nữa.

    -- Chị được tin ở đâu vậy? Việt Cộng với Trung cộng hết đánh với nhau rồi hả? Hà Nội sắp cấp giấy phép cho đi tiếp tục phải không?
    Chị Điệp cười cười:
    -- Mấy cái chuyện đó chị đâu có biết. Chị với Duyên vừa đi xin xăm ở chùa Ông Bổn. Mấy người ở đây họ nói xăm ở chùa nầy linh lắm, thành ra hai chị em lặn lội rán xin cho được. May quá chú ơi, xăm tốt lắm.
    -- Trời đất! Tưởng là nghe được tin gì hấp dẫn. Mà xăm nói cái gì ở trỏng vậy chị?
    Mấy bà ngồi bệt xuống sàn gạch, vây quanh tôi và Dân ‘gì đó’ Bà nào bà nấy mặt mày đỏ lơ đỏ lưỡng vì đi ngoài nắng quá lâu. Tháng nầy Bạc Liêu nắng như đổ lửa. Nắng nóng mùa Tết được gió biển thổi rào rào, nhà cửa, đường xá, ruộng đồng như muốn bốc ra thành hơi. Chị Điệp tay cầm lấy mấy mẫu giấy xăm đỏ chìa trước mặt tôi:
    -- Chú thấy không, mấy cây xăm cây nào cũng ‘trung’ với ‘thượng’ hết nè. Ông Từ bàn xăm nói tốt lắm. Sự tích ông Tô Võ đi sứ qua đất Hung Nô rồi đối đáp làm sao đó hổng biết, bị đày đi Bắc tái chăn dê. Mà Bắc tái là gì vậy chú?

    -- Ờ, ờ, Bắc tái là quan ải ở phương Bắc của xứ Hung Nô. Vậy là lạnh lắm chị Điệp ơi. Chỗ đó tuyết trắng quanh năm, đồng cỏ vàng khè, cây cối mọc không được, khổ lắm. Tôi định đi Úc mà, qua bển xin miếng đất làm ruộng. Sao xăm lại nói chị em mình đi miền Bắc?
    -- Thôi kẹ nó chú. Lạnh nóng gì cũng được hết. Miễn có đi là chị mừng rồi.
    Nói xong chị cười tươi rói. Hai má lúm đồng tiền. Chị Điệp là chị dâu thứ ba của tôi. Từ ngày anh ba tôi bị bắt rồi bị đưa đi Bắc lao động ở rừng sâu, chị lo lắng trong ngoài, nuôi nấng hai con nhỏ. Trung năm nay lên bảy và Dung mới lên năm. Hai đứa nó giống hịch anh tôi lúc còn nhỏ, nên mỗi lần nhìn thấy tụi nó là nhớ thương anh. Có lần anh tìm cách nhắn về nhà bảo chị phải tìm đủ mọi cách, dứt khoát đem hai con ra đi, đừng bận bịu chờ chồng nữa, đời anh kể như xong rồi. Anh đã viết một câu cho vợ, tôi nhớ hoài không quên: "...anh đã quyết định sai lầm, nên phải đánh đổi cả cuộc đời mình, em không nên chần chờ nữa, phải tìm đường lo tương lai cho hai con là anh yên lòng..."
    Ngày làm giấy tờ giả, chị nhờ tôi chọn dùm một cái tên cho giống người Tàu, suy nghĩ hồi lâu tôi chọn là Trần Sùng Lìn. Chị thắc mắc cho là tên đọc lên nghe hơi xấu. Tôi phải giải nghĩa cho chị hiểu, đây là phiên âm, giọng Quảng Đông của chữ Trần Thuần Liên có nghĩa là đóa hoa sen tinh khiết vẹn toàn. Chị nghe xong chịu quá biên vô giấy liền. Từ đó cả ghe gọi chị là bà Sùng Lìn.
    Duyên cầm lá xăm lật tới lật lui rồi chép miệng:
    -- Mà ông thầy bàn là mình ở đó tới mười chín năm mới được về xứ. Ông Tô Võ đó khi về cầm cái cán cờ không, lá cờ lâu quá mục nát hết trơn.
    \
     
    Nghe vợ nói tôi thấy buồn cười:
    -- Mình đi còn chưa được, ngồi chờ hoài muốn chết luôn hơi đâu mà lo tới chuyện mười chín, hai chục năm sau. Bây giờ chỉ cần biết bao giờ đi thôi.
    -- Thì trong xăm nói rõ rồi. Ông Tô Võ không chăn bò chăn heo mà là chăn dê. Năm con dê là năm Mùi. Vậy là qua năm tới mình đi được, còn chừng mười ngày nữa là hết năm Ngọ, ăn Tết xong mình chuẩn bị là vừa.
    Nói xong nàng ngồi thẳng người ra, xuôi hai chưn, tay cầm nón lá quạt phành phạch. Mấy chị em đều xin được xăm tốt, người nào người nấy hy vọng tràn trề. Tôi vẫn lộ vẻ phân vân thắc mắc không tin. Bỗng nhiên Duyên nắm lấy tay tôi lắc mạnh:
    -- Nè, anh có nhớ cụ Diễn nói về tương lai của anh hồi trước không?

    Nghe vợ nhắc tới, tôi hơi giựt mình. Cụ Diễn, cụ Diễn tôi nhớ ra rồi. Ông cụ người Bắc, mắt ti hí nhỏ như sợi chỉ, áo dài nâu, khăn đóng đã bạc màu, nhà ở hẻm đường Hiền Vương trên một căn gác nhỏ, đã coi giúp tôi một lần lâu lắm, lúc đó tôi độ ba mươi, ba mươi mốt tuổi. Thời gian cũng chưa lâu nhưng nhiều biến động đất nước quá lớn cơ hồ tôi quên mất. Do một sự tình cờ tôi được một người bạn có quen với cụ, giới thiệu nhờ coi dùm tương lai. Buổi đó có chị Điệp cùng đi. Sau khi nhướng cặp mắt lèm nhèm nhìn một hồi, cụ nói từng điểm về cuộc đời tôi. Quả nhiên danh bất hư truyền. Cụ nói tới đâu, tôi rùng mình tới đó. Nhiều khi cứ nghi là anh bạn đã sơ ý nói hết về nhà cửa, gia thế nghề nghiệp của mình. Cuối cùng cụ phán một câu tôi nhớ hoài:

    -- Tương lai của ông hở, ông nhớ nhé. Công danh như hoa lộ, phú quí thảo đầu phô. Ông học chữ nho, chắc hiểu rõ chứ gì. Lộ là giọt sương, giọt móc đấy. Đừng bao giờ cầu công danh phú quí gì cả không được đâu. Công danh thì như giọt sương đọng trên cánh hoa, phú quí trên đầu ngọn cỏ làm sao mà bền vững được. Ông nhớ lời tôi nhé, đừng bao giờ làm quan làm quyền gì hết, cũng đừng mong làm giàu, cứ đi dạy học an nhàn là tốt. Mà chưa chắc gì ông được dạy học trọn đời đâu. Ông mà lên chức, bất cứ chức gì sẽ gặp tai họa ngay đấy. Đến năm gần bốn mươi, ông sẽ bỏ xứ, mà đi một nơi xa lắm về phương Bắc. Ông mạng kim, về phương bắc thuộc hành thủy, ông phải vất vả hơn bây giờ nhiều lắm, lúc đó ông bỏ nghề dạy học... Ông phải cố gắng... tại cái số vất vả như vậy. Có một điểm tốt là đời ông không bao giờ gặp hiểm nguy tù tội. Chuyện gì khó khăn rồi cũng vượt qua. Không phải do tài sức của ông đâu, cứ bình thản để tự nhiên rồi khó khăn nó cũng tự giải quyết hết...


    Khi tôi cám ơn từ giã ra về, ông nắm chặt tay tôi dặn dò:
    -- Ông nhớ kỹ nhé, năm Ất Mão đừng đi đâu hết, đừng đi tàu thủy, đừng đi tàu bay, đừng ở khách sạn... nghĩa là phải hết sức cẩn thận, cẩn thận... vậy mà ông cũng không tránh được tai bay họa gởi, bị ngưng chức, bị cho nghỉ việc, lo buồn nhiều lắm! Như vậy cho đến năm Mùi, ông bắt đầu làm lại cuộc đời ở một phương xa. Lúc đó ông không còn làm thầy nữa mà là làm thợ... Ông nhớ kỹ nhé!
    Lời ông cụ gần bảy, tám năm về trước, chiều nay lại văng vẳng bên tai. ông cụ già trên bảy mươi tuổi, da mặt nhăn nheo răn rúm, cái áo dài nâu đã bạc màu, cặp mắt nhỏ xíu nhìn không rõ vậy mà cụ đã thấy hết trơn tương lai của tôi. Phần nửa đầu đời cụ đã nói đúng phong phóc, còn phân nửa sau, tôi đang chờ để kiểm nghiệm.
    -- Chị Điệp nè, hồi đó chị có nghe cụ Diễn coi cho em. Bây giờ chị nghiệm lại mấy lời ổng nói có đúng y như lời xăm không?
    Chị Điệp đương uống ly nước lạnh vội để xuống:

    -- Năm nay chú cũng gần bốn chục rồi, ổng nói chú bỏ xứ đi về phương bắc sinh sống. Tôi với chú đi một ghe. Mà xăm lại nói chuyện ông Tô Võ đi chăn dê ở ải Bắc. Vậy là giống nhau rồi.
    Bỗng nhiên chị đập vào vai tôi một cái thiệt mạnh:
    -- Thôi đúng rồi chú ơi! Tôi nhớ rõ ràng lúc ổng nói đi về phương bắc đó, chú dùng toàn đồ mới -- quần áo, xe cộ, nhà cửa gì cũng đổi mới. Mình đi vượt biên, mặc ba bộ đồ nầy chừng vài lần nữa là nó mục nát. Không mua đồ mới thì lấy gì mà bận, đúng quá phải không chú!
    Rồi chị kết luận một cách ngon lành:
    -- Vậy là thế nào mình cũng đi được!
    Tôi thấy chuyện ăn khớp nhau có lớp có lang. Thiệt là hợp tình hợp lý hết sức, lòng mừng rơn. Đời tôi từ lâu rồi không do tôi quyết định nữa. Tính đằng nầy nó ra đằng kia, tính làm chuyện kia nó thành chuyện nọ, lông bông dật dờ, ba chìm bảy nổi. Không tin vào số mạng thì tin ai bây giờ? Có một cái nghề dạy học, thiệt là khiêm nhường hết sức, vậy mà cũng bị cho nghỉ một cách ngang xương. Công danh như hoa lộ, phú quí thảo đầu phô. Đi dạy học mà cũng được coi là tìm công danh phú quí? Mười chữ như một ám ảnh chập chờn trước mắt. Làm gì, nghĩ gì, tôi cũng giựt mình nhớ tới nó. Công danh, phú quí trên đời nầy có ai mà không ham. Nhưng hiện mình không đủ khả năng thôi đừng thèm nghĩ đến... Cái mà tôi nghĩ đến bây giờ, chiều nay, là chiếc BL 1648 hiện vẫn còn bỏ neo, nằm dật dờ trên bến nước Bạc Liêu!
                                                                        ***
    Nằm trong mùng rộng thinh thinh tôi nhìn ra khung cửa sổ trên đầu. Trời đã chừng khuya lắm. Trên bầu trời đầy sao, mờ mờ hàng ngàn con dơi đen đủi bay dọc bay ngang kiếm mồi. Chúng tha hồ xòe đôi cánh rộng bay lượn thảnh thơi. Muỗi ở xứ nầy thừa mứa làm sao ăn cho hết. Đâu có ai cấm cản. Chắc chắn một điều mấy ngàn con dơi kia đâu cần phải có giấy hộ khẩu, thẻ cử tri. Chúng đâu cần phải có sổ y tế, sổ mua gạo, sổ mua nhu yếu phẩm. Chúng cũng đâu có phập phòng lo sợ đêm đêm Công an gõ cửa, ngày ngày lấm lét e dè người xung quanh đầu óc căng thẳng học thuộc lòng từng dòng của tờ khai lý lịch. Ôi, cái kiếp của con người dưới cái chế độ nầy thua cả những con dơi đen thui kia! Không thua sao được, sống mà không định được tương lai của mình như thế nào, phải cầu cứu đến xăm bà, xăm ông, tin tưởng mơ mơ hồ hồ vô những lời đoán trước chuyện chưa xảy ra để mà hy vọng khắc khoải. Y như người mù không gậy sờ soạng đi trong đêm, có ai đó giúp bằng cách đốt cho một ngọn đuốc để soi đường... Cuộc đời mâu thuẫn đến khôi hài như vậy, không đáng buồn sao!
    Giấc ngủ đến chập chờn. Tôi thấy mình đang ở sau nhà chăm sóc mấy cây cải bẹ xanh. Cây nào cây nấy xanh biêng biếc, lá nở tròn lớn như cây quạt. Tay cầm lấy lon nước tôi tưới nhè nhẹ hết lá nầy tới lá kia. Tưới nhiều như vậy mà sao đất vẫn khô nen, nước chảy đâu mất tiêu hết. Tôi thắc mắc tự hỏi -- Sao kỳ vậy cà, lá cải bẹ xanh chớ đâu phải lá bạc hà mà nước trôi tuột đi. Mà sao nó không chảy xuống đất. Tôi tưới hoài, tưới hủy mà đất vẫn khô. Tôi ngó quanh ngó quất ra ngoài hàng rào. Có một cặp mắt trắng dã, trợn trừng nhìn tôi tưới cải. Tự dưng tim đập thình thịch. Nó đó, nó cứ theo hoài, từ ngày nầy sang ngày khác rình rập soi mói. Tôi có làm gì đâu, tôi tưới cải mà. Tôi rán nhớ coi trong mình có gì sai quấy? 


    Tuyệt nhiên không, túi trên túi dưới không có giấy tờ gì phản động hết. Trong bóp có đủ cả thẻ cử tri, thẻ hộ khẩu, tờ khai lý lịch... nhưng mà, sao kỳ cục vậy nè, mấy tờ giấy đó không có đóng dấu với chữ ký tên. Ngay cả tên tuổi, ngày sang tháng đẻ cũng mờ nhạt. Tôi sợ quá, tay chưn quính quíu, lưỡi cứng đờ ra không nói được. Tôi cố quơ tay lên ra dấu để cho nó hiểu là lỗi không phải tại tôi, không phải tại tôi! Cái tay bữa nay sao nặng chình chịch, dở lên không nổi, cái miệng như bị khớp lại, quay hàm cứng ngắt ú ớ dãy dụa. Tai tôi nghe văng vẳng có tiếng người nói chuyện lao xao. Họ đông quá đứng lố nhố ngoài hàng rào, có người cầm đèn pin chiếu vào, ánh sáng lóe lên như lằn chớp. Tiếng người hô lớn... Tô Tỷ? Dạ có. Bành Thắng Niên? Có. Tô Phương Thoại! Có. Lâm Kiết? Có? Vương Sanh? Có. La Tống Thành? Có. Lâm Thoại Dân? Có... Tiếng gọi nghe khi xa khi gần...

    --Trần Nguyên?
    Không ai trả lời hết. Giọng hỏi gắt gỏng, vang lên ồm ồm:
    -- Ai là Trần Nguyên? Công an xét nhà kiểm tra hộ khẩu. Anh nào là Trần Nguyên?
    Tôi tỉnh giấc hẳn, nằm im lắng nghe, tim đập thình thịch vì sợ, cái lưng thẳng đờ dán chặt xuống sàn gạch. Chưn cẳng ngay đơ không dám nhúc nhích. Chết rồi, Công an Bạc Liêu đang xét giấy tờ. Mình lại là người đang trốn tránh. Giọng anh Công an trở nên cộc cằn:
    -- Anh nào là Trần Nguyên? Sao tôi hỏi mấy lần không thấy ai trả lời?


    Tôi nằm im vừa run, vừa bực mình, vừa tức. Thằng Tàu nào ngu quá, có cái tên mà không biết trả lời cho rồi, để tụi nó bực mình truy ra cả đám thì rắc rối. Trong nhà đa số là người Việt. Tim tôi đánh như trống làng. Tôi rán nín thở nằm im không dám cục cựa. Lúc đó tự nhiên bị Duyên nằm kế bên lấy tay khều mạnh vào ba sườn. Tôi giựt mình chợt nhớ ra cái tên mới đặt, quính quáng trả lời lắp bắp:
    -- Tôi, tôi…
    Thằng nhỏ Công an sừng sộ:
    -- Sao tôi hỏi mấy lần anh không trả lời?
    Duyên sợ tôi mê ngủ, nói năng bậy bạ, nàng vọt miệng đáp thay:
    -- Ổng ngủ mê man có nghe gì đâu.
    Một tia đèn sáng bén như ngọn kiếm loang loáng chiếu vô mặt, tôi bị lóe mắt, đưa tay che. Cũng may mặt tôi chắc cũng giống người Tàu, nên anh ta tiếp tục điểm danh:

    -- Từ Phương Viên? Có. Trần Tiến Đạt? Có. Trần Sùng Lìn? Có... Tiếng hô chấm dứt, tiếng cửa đóng và tiếng bước chưn xa dần. Tôi thở một hơi dài, yên tâm nhẹ nhõm, đầu óc đủ bình tĩnh để nhớ lại mình bây giờ đã là người Tàu rồi, bán đồ nhựa ở số 86 đường Lương Nhữ Học, Chợ Lớn, có giấy tờ chứng minh rõ ràng, đầy đủ. Bên tai, tiếng vợ cằn nhằn:
    -- Cái ông nầy nhớ trước quên sau, không có tôi ở kế bên rồi không biết ra sao nữa.
    Có tiếng chó sủa dồn dập ồn ào, dài theo con đường dẫn vào xóm nhỏ, giữa đêm trường tĩnh mịch. Đêm đã chừng khuya lắm. Tôi ngủ thiếp lại, giấc ngủ mông lung, mộng mị chắp nối toàn chuyện dữ.
                                                                                                          Kỳ  Điền
    Trích Pulau Bidong Miền Đất Lạ.  Chương 2

    No comments:

    Post a Comment