Tên ăn mày "hung tợn" nhất thế giới là Tập Cận Bình có mặt tại Davos!
Gordon Chang * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Tập Cận Bình lần đầu tiên đọc diễn văn tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ vào thứ Ba, 17 tháng Giêng năm nay.
Cơ quan truyền thông của Trung Cộng tiết lộ là họ Tập sẽ lên tiếng kêu
gọi thúc đẩy toàn cầu hóa về kinh tế. Điều này thật là hết sức là khôi
hài vì chính họ Tập hiện đang tiến hành chính sách bảo hộ mậu dịch, ngăn
cản lưu thông giao dịch tiền tệ từ trong nước ra bên ngoài và bất tuân
mọi tiêu chuẩn thương mại của thế giới.
Dù là nghịch lý như vậy, họ Tập kêu gọi toàn cầu hóa tại Davos thật ra
là có ý đồ. Đó là họ Tập đang muốn xin xỏ thêm đầu tư ngoại quốc! Chế độ
của ông ta đang cần tiền!
Theo lời các viên chức của Trung Cộng tại Geneve, họ Tập kêu gọi "toàn
cầu hóa toàn diện." Chánh văn phòng Thông tin báo chí của đảng, Jiang
Jianguo thông báo rằng họ Tập sẽ kêu gọi toàn cầu hóa vì mục đích cùng
chung phát triển. Nhật báo Nhân Dân của Trung Cộng cũng phụ họa theo lời
tuyên bố này vào hôm thứ Bảy 14 tháng Giêng, khẳng định là họ Tập sẽ
giới thiệu trước thế giới một Trung Hoa có nền kinh tế "tự tin, hội
nhập, năng động và lạc quan."
Chính sách kinh tế của họ Tập mà bảo là "hội nhập" thì chắc chắn là
không! Dù sao, chính họ Tập đã tiến hành bảo hộ mậu dịch bằng chính sách
trợ giá cho thị trường nội địa, kiểm duyệt gắt gao trao đổi thông tin
hay mua bán trên mạng một cách vô lý, trù dập thẳng tay các công ty
ngoại quốc.
Tập Cận Bình được coi là người chủ trương đẩy mạnh đầu tư vào các tập
đoàn kinh tế quốc doanh. Họ Tập kêu gọi "một giấc mơ Trung Hoa," mà
trong đó, đảng Cộng Sản nắm toàn quyền trong mọi hoạt động xã hội. Quá
là hiển nhiên, một chế độ toàn trị độc tài như vậy thì không cách gì có
thể duy trì một nền kinh tế tự do và hội nhập với thế giới bên ngoài
được. Nền kinh tế mà họ Tập đang duy trì đeo đuổi là một nền kinh tế
bệnh hoạn vì chỉ có công ty nhà nước cạnh tranh với công ty nhà nước mà
thôi!
Hơn thế nữa, kể từ mùa thu năm 2015, họ Tập âm thầm ngăn cấm mọi hoạt
động chuyển ngân. Vào mùa thu năm ngoái, các công ty ngoại quốc đã không
thể chuyển ngân từ lợi nhuận kinh doanh về nước của mình. Thí dụ cụ thể
như là các công ty nước ngoài đầu tư tại Trung Cộng không thể chuyển 50
triệu đô lợi nhuận về nước được nữa. Số tiền giới hạn bị hạ xuống còn 5
triệu đô mà thôi.
Giới đầu tư ngoại quốc lo ngại chính sách giới hạn chuyển ngân của Bắc
Kinh khiến đầu tư vào Trung Cộng bị suy giảm. Sự quan ngại này vào thời
điểm hiện nay là đều bất hạnh cho Trung Cộng. Năm ngoái, tổng giá trị
đầu tư ngoại quốc vào Trung Cộng tính trên đồng Nguyên chỉ tăng có 4,1%;
tức là nếu tính theo đồng đô la thì đầu tư ngoại quốc sụt giảm nghiêm
trọng, khiến nền kinh tế lệ thuộc hoàn toàn vào đầu tư ngoại quốc để
tăng trưởng của Trung Cộng bị co cụm lại. Trị giá đồng Nguyên cũng vì
thế mà sụt giảm 6.95%. Đồng Nguyên bị xuống giá mạnh, bất ổn cũng là yếu
tố khiến các nhà đầu tư ngoại quốc lo ngại.
Và trong lúc họ Tập kêu gọi toàn cầu hóa thì kinh tế Trung Cộng đang
ngày càng tự cô lập. Năm 2015, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Trung
Cộng giảm 8%. Năm ngoái, xuất khẩu giảm 7% và nhập khẩu giảm 5,5%.
Thực tế, tổng trị giá nhập khẩu có thể còn giảm thậm tệ hơn nữa do tình
trạng người dân Trung Quốc giả mạo sổ sách nhập khẩu để đem ngoại tệ ra
ngoại quốc phi pháp. Thất thoát ngoại tệ nhảy vọt lên vào năm 2016.
Năm 2015, hãng thông tấn Bloomberg dự đoán là khoảng một ngàn tỷ Mỹ kim
bị tuồn lén ra khỏi Trung Quốc. Năm ngoái, Christopher Balding thuộc
phân khoa thương mại HSBC của viện đại học Bắc Kinh cũng tiên đoán là
khoảng 1,1 ngàn tỷ đô la thất thoát ra ngoại quốc.
Dấu hiệu duy nhất cho thấy kinh tế Trung Cộng đang hội nhập với thế giới
là sự gia tăng đầu tư ra ngoại quốc của quốc gia này. Tuy nhiên, việc
thâu tóm các công ty ngoại quốc của Trung Cộng, dường như, cũng là cách
để đào thoát khỏi những rủi ro mất mát tài sản ở tại chính đất nước này.
Các hợp đồng thâu tóm các công ty ngoại quốc với giá cả cao phi lý cho
thấy ngoại tệ đang tiếp tục bị tuồn ra khỏi Trung Cộng một cách ồ ạt.
Như vậy là chẳng khác nào nền kinh tế Trung Cộng đang chiu cảnh tiền ra
thì quá nhiều mà tiền vô thì chẳng bao nhiêu. Chẳng trách gì họ Tập có
mặt tại Davos. Với sự kêu ngạo vốn có, giới lãnh đạo Trung Cộng kể cả
Tập cận Bình chỉ muốn "thiên hạ đến ta chứ ta không bao giờ đến thiên
hạ" để chứng tỏ sự hùng mạnh quyền uy. Cho nên, họ Tập biết mình xuất
hiện ở Davos là một sự ngượng ngùng bẽ bàng, nhất là khi phải mang thân
phận đi xin xỏ tiền.
Bắc Kinh có lẽ đang đã hết cách nên buộc phải bãi bỏ nhiều cấm đoán về
đầu tư ngoại quốc đối với nhiều ngành hay lãnh vực kinh tế. Cuối tháng
12 năm ngoái, Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển hứa hẹn bải bỏ các ngăn cấm
đầu tư ngoại quốc đối với lạnh vực tài chánh, khí đốt, cơ sở hạ tầng.
Hội-đồng Chính-phủ cũng loan báo tháo bỏ các giới hạn đầu tư ngoại quốc
đối với nhiều ngành công nghiệp sản xuất.
Dù vậy, một thực tế phũ phàng là chưa rõ ai ngu ngốc sẽ lao vào đầu tư
tại Trung Cộng, ngay cả khi Trung Cộng tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đơn
giản là vì kinh tế Trung Cộng đang suy thoái. Ủy ban thống kê quốc gia
đưa ra thống kê vào ngày 20 tháng này là tăng trưởng kinh tế sẽ vào
khoảng 6,7% cho năm 2016, nhưng trên thực tế, tăng trưởng của Trung Cộng
không quá 2%. Tăng trưởng chậm lại khiến Trung Cộng đứng trước nguy cơ
lao vào rối loạn tài chánh do nợ nần của Trung Cộng tăng vọt khoảng năm
lần tổng giá trị sản phẩm quốc dân.
Ngoài ra, đầu tư vào Trung Cộng vào lúc này sẽ chịu nhiều rủi ro do bất
ổn về chính trị. Đơn giản, họ Tập đeo đuổi một chủ trương hiếu chiến
bành trướng lãnh thổ. Điều này khiến Trung Cộng bị mất niềm tin trước
cộng động bạn hàng thế giới.
Đã vậy, nước Mỹ nay lại có Donald Trump. Ông tổng thống này đã chỉ định
một anh "diều hâu" là giáo sư Peter Navarro, làm trưởng ban Giám Sát
Thương Mại cho tòa Bạch Ốc, đó là chưa kể Wilbur Ross làm bộ trưởng bộ
Thương Mại, và Robert Lighthizer làm đặc sứ về mậu dịch, báo hiệu một
chính sách mậu dịch cứng rắn hơn đối với nền kinh tế thiên về xuất khẩu
của Trung Cộng. Bắc Kinh không nên giữ mãi thái độ ngông cuồng, nhưng
Bắc Kinh vẫn cứ ngông cuồng một cách ngu xuẩn; theo như loan báo của
Bloomberg tháng này, Bắc Kinh hăm dọa trả đũa Hoa Kỳ bằng cách thanh tra
và trừng phạt các công ty Hoa Kỳ đầu tư ở Trung Cộng với cớ là các công
ty này trốn thuế và vi phạm nguyên tắc chống độc quyền.
Trung Cộng lở phóng lao nên phải theo lao. Vào ngày 23 tháng 12, Ủy Ban
Cải Cách và Phát Triển tại Thượng Hải đã phạt rất vô lý công ty SAIC
General Motors thuộc đại công ty General Motors (GM) và công ty Shanghai
Automotive Industries, với khoản tiền là 28,9 triệu Mỹ kim. Cái cớ để
phạt rất kỳ khôi, đó là vì SAIC quy định giá bán tối thiểu cho các loại
xe Cadillacs, Chevrolets, và Buicks ở các đại lý?!
Cho nên, giới thương gia tại Diễn Đàn Kinh tế Thế Giới ở Davos nên hỏi
Tập Cận Bình là tại sao cần phải bỏ tiền đầu tư tại Trung Cộng sau khi
họ Tập chấm dứt màn thuyết pháp láo lừa về "toàn cầu hóa toàn diện."
Họ Tập trong có vẻ hung tợn, nhưng tại Davos, ông ta chỉ là một tên ăn
mày không hơn không kém, trước sự túng quẫn réo gào cấp bách.
LS. ĐÀO TĂNG DỰC * NĂM ĐINH DẬU
Việt Nam năm Đinh Dậu
Luật Sư Đào Tăng Dực (Danlambao) -
Lời dẫn: Khởi đầu cho năm 2017 và Tết Đinh Dậu, với sự nhậm chức của
tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, với sự dương oai diệu võ của Trung
Quốc tại Biển Đông qua những tập trận khiêu khích của hàng không mẫu hạm
Liêu Ninh, và nhất là ngày 19/1/2017 là ngày kỷ niệm 43 năm Trung Quốc
cưỡng chiếm Hoàng Sa, người Việt trong lẫn ngoài nước băn khoăn không
biết liệu năm mới có đem lại tiến triển gì cho vận mệnh dân tộc hay
không?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy cùng nhau duyệt lại tổng quát
tình hình Biển Đông, sách lược chính trị của tổng thống tân nhiệm Hoa Kỳ
Donald Trump, hậu quả của phán quyết lịch sử ngày 12 tháng 7 năm 2016
của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế trong phiên xử tranh chấp tại Biển
Đông giữa Trung Quốc và Phillipines và sau cùng đánh giá khả năng thu
hồi Hoàng Sa về trong vòng tay của mẹ Việt Nam.
1. Tổng quát hiện trạng tại Biển Đông ngày hôm nay ra sao?
Tuy những diễn biến chính trị tại Biển Đông rất phức tạp, nhưng chúng ta
có thể cô lập một vài nét chính như sau hầu có một nhận thức tổng quát.
Hiện trạng tại Biển Đông bao gồm các nét chính sau đây:
1. Trung quốc đơn phương công bố đường lưỡi bò bao gồm 80% Biển Đông là
thuộc chủ quyền bất khả tranh cãi của TQ từ hằng ngàn năm lịch sử
2. TQ chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/1/74 với sự đồng
thuận của đảng CSVN và trong tinh thần của Công Hàm thủ tướng CSVN Phạm
Văn Đồng ký năm 1958. Từ đó về sau, vì CSVN không hề có những biện pháp
phản kháng thực tế, TQ chính thức đã biến Hoàng Sa thành một phần lãnh
thổ của TQ đặt dưới sự cai quản của thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam từ năm 2012.
3. TQ chiếm một số đảo quan trọng trong quần đảo Trường Sa và bồi đắp,
củng cố, xây phi đạo v.v... hầu biện luận cho chủ quyền mình. Trường Sa
là quần đảo nằm trong sự tranh chấp của một số quốc gia như Việt Nam,
Trung Quốc, Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân và Vương Quốc Bunei. Việt Nam
kiểm soát 21 thực thể địa lý gồm các đảo, cồn, đảo san hô và rạng san
hô. Phi Luật Tân 10, Trung Quốc 7, Mã Lai 7, Đà Loan 2 và Brunei tuy
tranh chấp nhưng không có kiểm soát thực thể nào. Ngoài ra còn nhiều
thực thể chưa rõ quốc gia nào kiểm soát.
4. Ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong một phán quyết có tính lịch sử Tòa Án
Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đã đánh trực diện vào khái niệm đường
lưỡi bò của TQ và đưa ra những nguyên tắc quan trọng về luật biển quốc
tế, hoàn toàn phủ quyết ý đồ bá quyền của TQ. Chúng ta sẽ thảo luận về
những nét chính của phán quyết quan trọng này.
5. Từ hơn 2 năm nay TQ luôn luôn đe dọa sẽ thiết lập vùng nhận diện
phòng không tại Biển Đông, hầu củng cố những đòi hỏi về chủ quyền của
mình. Tuy nhiên phán quyết trên làm cho ý đồ này trở nên khó khăn để
thực hiện hơn. Vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification
Zone) được TQ công bố tháng 11 năm 2013 tại Biển Hoa Đông bao gồm quần
đảo Senkaku của Nhật và đá ngầm Sokotra của Nam Hàn. Vùng nhận diện
phòng không nếu được thiết lập tại Biển Đông sẽ là phiên bản nới rộng
hơn của Biển Hoa Đông.
6. Mới nhất là ngày 27/10/2016 TQ đã tiến hành tập trận ở biển Đông tại
phía tây bắc quần Đảo Hoàng Sa cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh hầu
dằn mặt các quốc gia lân cận.
Một cách tóm tắt thì trong thời gian gần đây, trước khi Ông Donald Trump
nhậm chức, TQ đã có những động thái cố tình gây căng thẳng và bất ổn
tại Biển Đông.
2. Tân tổng thống
Hoa Kỳ Donald Trump vừa tuyên thệ nhậm chức ngày 20 tháng 1 này. Chính
sách của Hoa Kỳ với tân Tổng Thống là Donald Trump sẽ có những thay đổi
gì về tình hình Biển Đông hay không?
Đây là một vấn nạn mà không phải riêng người Việt Nam, mà người dân các
quốc gia trên thế giới, nhất là trong vùng Biển Đông đều băn khoăn muốn
biết.
Trước hết, các vùng biển như Biển Đông, Biển Hoa Đông và Biển Nhật Bản là những vùng biển kết nối và liên tục với nhau.
Chính vì thế, các biến chuyển chính trị liên hệ đến Nam Hàn, Nhật Bản,
Đài Loan đều liên hệ đến các quốc gia biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Có một vài điểm chúng ta nhận xét về chính sách tương lai của tân tổng thống như sau:
1. Tuy Ông Donald Trump và một người bộc phát, nhưng cũng vì thế mà rất
khó tiên đoán. Chúng ta chỉ hiểu biết sơ qua lập trường tổng quát của
ông mà thôi. Đó là, theo ông thì các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ mọi
nơi, từ Âu Châu đến Á Châu, nhất là các quốc gia trù phú như Nhật Bản,
Nam Hàn và Đài Loan không những được khuyến khích, mà có trách nhiệm tự
trang bị cho mình những vũ khí hiện đại nhất để tự vệ, kể cả vũ khí
nguyên tử trong trường hợp Nhật Bản, không thể mãi mãi nương tựa vào Hoa
Kỳ làm cho Hoa Kỳ tốn kém ngân sách.
2. Ông cũng sẵn sàng duyệt lại chính sách từ thập niên 70 của Hoa Kỳ là
chỉ công nhận Trung Hoa Lục Địa là nước Trung Quốc duy nhất. Theo ông,
như thế là không công nhận thực tế của Đài Loan như một quốc gia độc lập
và rõ ràng không công bằng. Tuy nhiên ông sẵn sàng thương thuyết với
Bắc Kinh nếu BK chịu nhượng bộ cho Hoa Kỳ những quyền lợi kinh tế và
thương mại.
3. Nhất là nhân vật quyền lực thứ ba sau tổng thống và phó tổng thống
trong nội các là người được ông đề cử vào chức vụ Ngoại Trưởng, Ông Rex
Tillerson.
Cách đây khoảng 6 ngày, buổi điều trần trước thượng viện, Ông tuyên bố
rõ rệt rằng theo ông thì TQ phải bị ngăn chặn, không cho tiếp cận và bồi
đắp các đảo đang trong tình trạng tranh chấp tại Biển Đông.
Đây là một phát biểu vô cùng quan trọng và tôi xin dịch lại nguyên văn một câu tuyên bố của ông như sau:
“Chúng tôi sẽ gởi một tín hiệu rõ rệt cho Trung Quốc rằng, trước hết
phải ngưng các hoạt động xây dựng các đảo và thứ nhì là quý vị cũng sẽ
bị cấm đoán tiếp cận các đảo này” ("We’re going to have to send China a
clear signal that, first, the island-building stops and, second, your
access to those islands also is not going to be allowed.”)
Nếu câu nói trên được hiểu theo nghĩa đen của nó, thì hầu như sẽ bao gồm
cả sử dụng sức mạnh quân sự Hoa Kỳ để ngăn chận các ý đồ TQ trên Biển
Đông.
Do đó, chúng ta có thể tiên đoán một cách tổng quát rằng, tuy sách lược
kinh tế của chính quyền Donald Trump sẽ bảo thủ hơn, nhưng về quân sự sẽ
cứng rắn hơn chính quyền Obama, nhất là đối với Trung Quốc, nhất là tại
Biển Đông vốn là huyết mạch của kinh tế thế giới, trong đó Hoa Kỳ giữ
một vị trí quan trọng.
3. Một trong những
biến cố quan trọng nhất về luật hàng hải quốc tế là Phán quyết ngày
12/7/2016 của TATTTTQT bác bỏ mọi đòi hỏi của TQ tại Biển Đông. Câu hỏi
nêu ra là phán quyết lịch sử này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình
biển Đông?
Phát quyết của tòa án rất chi tiết và phức tạp, nhưng có thể được cô đọng qua những điểm như sau. Tòa phán quyết minh thị rằng:
1. Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc căn cứ trên những yếu tố và quyền lịch
sử của TQ là phi pháp và không hiệu lực, vì tuy các thương nhân thương
thuyền TQ có sử dụng Biển Đông trong lịch sử dài, nhưng TQ không phải là
quốc gia duy nhất sử dụng. Thương thuyền và thương nhân các quốc gia
khác cũng đã làm điều ấy tương tự suốt nhiều ngàn năm qua.
2. Toàn bộ quần đảo Trường Sa, kể cả những phần mà TQ chiếm đóng hay bồi
đắp, không có vùng đặc quyền kinh tế và quyền trên thềm lục địa và tối
đa chỉ có thể có hải phận 12 hải lý. Hậu quả là vùng đặc quyền kinh tế
của Phi bao gồm tất cả các vùng biển quanh các đảo Trường Sa cách bờ
biển Phi trong vòng 200 hải lý, ngoại trừ lãnh hải của các đảo đó (nếu
có). Chủ quyền lãnh hải của mỗi đảo thuộc về nước nào có chủ quyền trên
đảo, và vấn đề xác định chủ quyền nằm ngoài phạm vi của phán quyết.
3. Các bãi ngầm như The Reed Bank không phải là lãnh thổ một nước nào,
không thể bị chiếm hữu và về pháp lý phải được coi như bất cứ vùng biển
nào khác. Chính vì thế khi TQ thăm dò dầu hỏa và dầu khí gần vùng này,
thì đã vi phạm quyền chủ quyền (sovereign rights) Phillipines vì Reed
Bank nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi.
4. Trong trường hợp bãi Scarbourough (cách Philippines dưới 200 hải lý),
ngư phủ của cả TQ lẫn Phi đều có quyền đánh cá truyền thống trong lãnh
hải 12 hải lý của bãi này. Khi TQ cấm ngư phủ Phi đánh cá, là vi phạm
quyền đánh cá truyền thống của các ngư phủ Phillipines, bất kể
Scarborough thuộc về nước nào.
Đây là một thất bại lớn lao cho Trung Quốc có tính chiến lược và sẽ có
hậu quả lâu dài cho trật tự địa chính trị tại Á Châu, nhất là vùng Đông Á
và Đông Nam Á. Chúng ta đều biết TQ ngay từ đầu đã tẩy chay và tiếp tục
không chấp nhận thẩm quyền lẫn phán xét của Tòa Án.
Một trong những hậu quả có tính tích cực của phán quyết trên là làm cho
TQ hiện nguyên hình là một quốc gia trắng trợn hiếu chiến và coi thường
luật quốc tế nếu đơn phương công bố vùng nhận diện phòng không tại Biển
Đông.
Tuy nhiên hậu quả quan trọng nhất là Tòa Án đã quy định những nguyên tắc
công pháp quốc tế về luật biển mà bất cứ khi nào TQ vi phạm, đều mất đi
tính chính danh và nếu va chạm với một cường quốc về kinh tế lẫn quân
sự như Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc ngay cả Indonesia thì có thể sẽ thất bại
chua cay cả về pháp lý lẫn quân sự.
4. Trong khi TQ
đang lấn lướt và chiếm đóng đất đai và hải đảo của chúng ta, và trong
khi Hoa Kỳ có những động thái tích cực ngăn chặng TQ thì TBT Nguyễn Phú
Trọng lại đi chầu Bắc Kinh, và ký 15 hiệp ước hợp tác với Trung Quốc.
Trước những động thái bị lên án là hèn nhát và đi ngược lại quyền lợi
quốc gia của Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN, thì triển vọng VN "lấy lại"
Hoàng Sa trong tương lai như thế nào?
Trước hết, chúng ta phải đau lòng xác định rằng Đảng CSVN mặc nhiên chấp
nhận Hoàng Sa thuộc TQ và trong thâm tâm của họ, họ chấp nhận sự nhượng
đất và lãnh hải cho TQ là cái giá họ phải trả cho sự tồn vong của đảng
CSVN.
Tuy nhiên, người dân Việt trong và ngoài nước, cũng như xuyên thế hệ, ý
thức rằng đảng CSVN rồi sẽ ra đi nhưng trách nhiệm đòi lại Hoàng Sa còn
mãi mãi là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Câu hỏi trong tân thức của toàn dân là: còn có hy vọng nào lấy lại
Hoàng Sa hay không hay sự phản bội của CSVN là bất khả vãn hồi?
Theo quan điểm của tôi. muốn lấy lại Hoàng Sa tuy rất khó, nhưng không
phải tuyệt vọng. Trước hết chúng ta phải làm ngược lại những gì đảng
CSVN đang làm và tích cực tạo những điều kiện pháp lý, kinh tế, ngoại
giao, chính trị và quân sự đầy đủ để chiếm lại Hoàng Sa như sau:
1. Theo gương Phi Luật Tân nộp đơn kiện CSTQ, Việt Nam như một nguyên
cáo và Trung Quốc như một bị cáo, trước Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc
Tế hoặc trước một pháp đình quốc tế có thẩm quyền khác. Phán quyết của
Tòa ngày 12 tháng 7, năm 2016 là một tiền lệ (precedent) làm căn bản cho
sự phán quyết tiếp theo trong một vụ tranh chấp pháp lý giữa Việt Nam
và Trung Quốc.
2. Triệu hồi Đại Sứ Việt Nam tại TQ về nước, trục xuất Đại Sứ TQ tại
Việt Nam và không tái lập bang giao cấp đại sứ cho đến khi TQ trao trả
chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và những lãnh thổ và lãnh hải chiếm qua
những biện pháp bất bình đẳng cho Việt Nam. Việc triệu hồi đại sứ và
giáng cấp bậc sứ thần đại diện cho mỗi quốc gia là việc thường xảy ra
trong bang gia quốc tế. Việc này có giá trị biểu tượng, bày tỏ một sự
phẫn nộ của toàn dân trước sự bất công và sỉ nhục dân tộc. Việc này
không liên hệ tới nền thương mại giữa 2 quốc gia. CSTQ cũng không dễ gì
giảm đi ngoại thương giữa 2 nước vì cán cân mậu dịch, qua những chính
sách lệ thuộc và thiếu viễn kiến của CSVN, đã quá nghiên về phía TQ và
hằng năm họ thu hoạch thặng sư hằng chục tỷ Mỹ Kim khi buôn bán với Việt
Nam.
3. Thương thuyết với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Mã Lai, Singapore và
Nam Dương hầu tạo thành một liên minh quân sự chống bá quyền TQ. Ngay cả
Phi Luật Tân, với sự lãnh đạo theo lối đu dây giữa TQ và Hoa Kỳ, vẫn có
thể là đối tượng thương thuyết vì trong bản chất, TQ mới là quốc gia
nguy hiểm cho Phi vì bản chất tham lam bá quyền, không phải là Hoa Kỳ.
4. Nhanh chóng xúc tiến tiến trình dân chủ hóa đất nước hầu mọi thành
phần dân tộc (không phải chỉ có cộng sản) đều tham gia dựng nước và giữ
nước.
5. Xây dựng và trang bị cho quân đội bằng vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ,
không phải của Nga Sô. Nên nhớ khi 6 triệu dân Do Thái đối đầu với hằng
trăm triệu dân Á Rập. Do Thái thắng phần lớn vì họ sử dụng vũ khí Hoa Kỳ
và Á Rập sử dụng vũ khí Nga. Trên chiến trường thực sự, phẩm chất của
vũ khí còn quan trọng hơn cả số lượng vũ khí.
6. Cải tổ và triệt để tư bản hóa kinh tế, chú trọng nhiều hơn vào ngoại
thương với Hoa Kỳ, Nhật Bản. Liên Hiệp Âu châu thay vì lệ thuộc quá
nhiều vào TQ.
7. Cải tổ xã hội dân sự và chuyển hóa dân chủ một cách sâu rộng, hầu đạt
đến một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính trên
đất nước Việt Nam.
Một khi đất nước đã hùng mạnh trên mọi phương diện từ kinh tế, chính
trị, bang giao quốc tế đến phẩm chất vũ khí, kể cả vũ khí nguyên tử nếu
cần thiết, thì lấy lại Hoàng Sa mới có cơ hội thực hiện được.
Trung Quốc hiện bây giờ là một chế độ độc tài. Bề ngoài ổn định nhưng
trong bản chất bao gồm nhiều địa phương và nhiều chủng tộc tranh chấp từ
gốc rễ. Xã hội TQ biến chuyển không ngừng và chắc chắn trong tương lại,
một khi chế độc độc tài bị xoi mòn, sẽ chia rẽ tận gốc rễ. Viễn tượng
TQ bị tan vỡ thành nhiều mảnh không phải là một viễn tượng mơ hồ. Chỉ có
một hệ thống chính trị cởi mở, dân chủ, mang tính liên bang như Hoa Kỳ,
Canada, Úc v..v… mới có tính ổn định chân chính hàn gắn những dị biệt
tôn giáo, chủng tộc, lịch sử. Một chế độ độc tài, bàn tay sắt sẽ sụp đổ
như Liên Bang Sô Viết trước đây.
Trong khi Việt Nam là một dân tộc thuần chủng và như một quốc gia thì ổn định hơn.
Chúng ta cần lật đổ độc tài, nhanh chóng dân chủ hóa đất nước sớm hơn TQ
và một khi TQ suy vi, nắm lấy thời cơ, sẽ giành lại Hoàng Sa.
Chính vì thế sự ra đi sớm của đảng CSVN, trả lại chủ quyền cho dân tộc
là điều kiện thiết yếu để có hy vọng đem lại Hoàng Sa về cho tổ quốc
Việt Nam.
TS. MAI THANH TRUYẾT * CHỐNG TRUNG CỘNG
Chống Tàu cộng để xóa bỏ độc tài CSVN
Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Hãy
nhìn Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Biên giới Việt Trung, Hoàng Sa, Trường
Sa - Hãy nhìn những bản án, những cú đạp, cái đấm vào mặt người dân
biểu tình chống TC - Hãy nhìn những Đại hội đại biểu toàn quốc Hội hữu
nghị Việt-Trung, những cuộc thi Tiếng hát hữu nghị Việt-Trung - Hãy nhìn
sự im lặng của những người đang nắm quyền lãnh đạo cao nhất nước trước
sự việc Tam Sa - Hãy nhìn 15 hiệp ước Nguyễn Phú Trọng vừa ký kết với
Tập Cận Bình chưa khô mực, chúng ta thấy được gì?
Chiến thuật “đu dây”
Khi quyết định làm hòa và đi theo con đường của Đặng Tiểu Bình từ năm
1991, đảng CSVN dư biết về âm mưu thôn tính Việt Nam của TC. Họ hiểu rõ
hơn ai hết rằng bắt tay với Tàu cộng sẽ dẫn đến mất nước! Nhưng CSVN vẫn
chọn con đường quy thuận này vì không còn con đường nào khác để chọn
lựa. Vì đây là con đường duy nhất để giữ đảng CS được tồn tại.
Qua 26 năm làm “bạn tốt” với Tàu cộng, cán cân ảnh hưởng của TC lên Việt
Nam đã đến mức có thể tác động lên sự tồn vong của đất nước. Lúc này,
CSVN bắt đầu lo sợ bị dân quy trách nhiệm bán nước, làm tay sai và có
thể bị lật đổ. Vì thế họ đưa ra chiến lược “đu dây”… qua vực thẳm!
CSVN đu dây thế nào?
Đu dây là cách nói nôm na về vị trí khó xử của kẻ đứng giữa hai thế lực
mà không biết phải đối ứng cách nào, nhưng mục tiêu thì rất rõ ràng là
chỉ để sống còn. Hai thế lực đó là TC xâm lăng và người dân Việt chống
xâm lăng. Sự khó xử xảy ra khi đứng giữa hai thế lực đang chống cự nhau
mà CSVN là kẻ cầm quyền lại không thể ra mặt chống đối thế lực nào.
Hiện nay, Tàu cộng đang thực thi những bước xâm chiếm Biển Đông qua các
hình thức dân sự như việc thành lập thành phố Tam Sa, CSVN chỉ có thể
phản ứng lại bằng cách tránh né, che giấu mọi thông tin, hay là làm ngơ
như không biết.
Nhưng trong thời đại thông tin điện tử, không dễ gì có thể bưng bít
được, CSVN bèn sử dụng chiến thuật vừa ngăn chặn thông tin vừa đưa ra
chiêu bài “chống TC bằng mồm” để lừa gạt dư luận. Họ chống Tàu cộng bằng
tuyên bố, phản đối hay nói tiếng “lạ”, ngoài ra thì chẳng có hành động
cụ thể nào. Sự “đu dây” này làm quần chúng tưởng rằng họ có ý chí chống
Tàu cộng nhưng bị “kẹt” món nợ với Tàu cộng thời “giải phóng dân tộc”
nên phải uyển chuyển để giải quyết, nếu không là… mất nước!
Về hình thức “đu dây” trên bình diện ngoại giao, CSVN tham gia với
ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao và vài hành động liên lạc quân sự
với Mỹ hay ký kết hiệp ước thương mại với tất cả các nước khác. CSVN
thực thi chiến lược này để nói lên vị thế “trung lập” của họ: Việt Nam
giao thương với tất cả các nước (bao gồm cả TC và Mỹ) trên tinh thần
bình đẳng và tôn trọng độc lập của nhau.
Tuy nhiên sự trung lập này sẽ không khả thi vì TC đang muốn thôn tính
Việt Nam. TC dư khả năng để làm điều này mà cả thế giới chỉ có thể… đứng
ngó!
Có thể ví dụ như câu chuyện nhà mình bị ăn cướp nhưng mình lại nhất định
giữ thế “trung lập” không cần nhờ tới hàng xóm hay cảnh sát giúp đuổi
bọn cướp! Hành động loại này chỉ có hai lối giải thích: một là khùng và
hai là bán nước.
Vì an nguy cho đảng, CSVN sợ bị lật tẩy sứ mạng bán nước. Họ e ngại tinh
thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Họ biết rằng một
khi người dân Việt Nam nhận thức ra họ là đảng bán nước thì sẽ hết đường
sống!
Và hôm nay, 93 triệu người con Việt biết và nhận thức rõ ràng là CSVN bán nước. Con đường sống của họ sẽ chấm dứt từ đây…
Bán nước để tồn tại
Có thể nói bán nước là cách duy nhất để giữ cho ĐCSVN tồn tại.
Về cai trị, CSVN chỉ cần nhắm mắt bước theo lối mòn “định hướng” do đàn
anh Tàu cộng chỉ dẫn mà không cần phải nghĩ ra lối thoát cho chủ nghĩa
CS hết thời, điển hình là ký kết giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình
tuần vừa qua. Việc bán nước đã giúp cho CSVN:
- Về thế lực, tài chánh, kinh tế thì luôn có đàn anh nâng đỡ để
củng cố địa vị thống trị của đảng hầu kiểm soát và đàn áp khối dân chúng
bất mãn.
- Đối với thế giới tự do thì đạt được sự “vị nể” đôi chút vì có đàn anh TC đứng đàng sau.
Ngược lại nếu ĐCSVN quay đầu lại đối nghịch với đàn anh TC thì hậu quả sẽ thế nào?
Ai cũng có thể nhận ra rằng đây là hành động tự sát của các ủy viên Bộ
Chính trị ĐCSVN. Nếu gián điệp TC không xử họ thì dân chúng cũng sẽ lôi
ra họ tòa xử tội!
Vì thế bán nước cũng mang ý nghĩa là một lối thoát.
Nhưng đồng thời cũng đòi hỏi phải tìm mọi cách để che giấu vai trò bán
nước trước người dân. Điều này làm lộ ra yếu điểm tử huyệt của họ. Yếu
điểm đó là sợ dân chúng Việt Nam biết ĐCSVN là đảng tay sai bán nước!
Vì vậy, vấn đề của chúng ta là gì?
Muốn chiến thắng bất cứ kẻ địch nào thì phải tấn công vào yếu điểm của
nó. ĐCSVN sợ bị vạch trần bộ mặt tay sai bán nước thì người con Việt yêu
nước cần phải làm sáng tỏ vấn đề này ra.
Nhưng làm cách nào?
Đó là chống Tàu cộng để giải thể chế độ độc tài CSVN.
Chống Tàu cộng là chọn chiến tuyến bất dung hòa với Tàu cộng và nhận
thức rõ ràng dã tâm tiến hành xâm chiếm Việt Nam của TC. Kẻ nào đi ngược
với ý thức này thì chính là tay sai bán nước. ĐCSVN sẽ khó giải thích
khi ra sức bắt bớ những người yêu nước phản đối sự xâm lăng của Tàu
cộng. Chiến tuyến chống Tàu cộng cũng đối nghịch với chiến tuyến bán
nước của ĐCSVN (ghi chú: CSVN chắc chắn sẽ không thể tồn tại khi dám
chống lại Tàu cộng).
Chống Tàu cộng chính là phương cách dẹp bỏ chế độ độc tài CSVN một cách
khôn khéo. Các cuộc biểu tình chống TC hàng tuần đang xảy ra ở Việt Nam
chẳng thể ngăn cản bước tiến quân của TC ngoài Biển Đông hay trên mọi
hình thức xâm lược trong lãnh thổ Việt Nam, nhưng đó, chính là vạch trần
bộ mặt bán nước, tiếp tay cho giặc Tàu của ĐCSVN.
ĐCSVN sẽ ở thế kẹt khi đối diện với các cuộc biểu tình:
- Nếu cho phép biểu tình thì gián tiếp thả ra một thứ quyền là
quyền phát biểu, quyền nêu ý kiến, tức là tự do ngôn luận và để cho tư
tưởng chống ngoại xâm lan rộng. Hai thứ này hợp lại sẽ cuốn trôi tất cả
quyền lực của ĐCS;
- Nếu ngăn cấm biểu tình một cách công khai (như ra luật cấm)
thì sẽ đổ dầu vào lửa phẫn uất của người dân và chắc chắn lửa này cũng
sẽ lan rộng.
Vì thế chống Tàu cộng sẽ đặt ĐCSVN vào vị trí chống đỡ thụ động và càng ngày sẽ càng yếu thế để đi tới điều tất yếu là sụp đổ.
Khi phân tích vấn đề đến đây thì chúng ta có thể đi đến kết luận là nên
đóng góp tích cực phổ biến phong trào chống Tàu cộng, chống bằng mọi
cách và trường kỳ. Khi phong trào khởi động thì cũng là lúc chế độ CSVN
chuẩn bị tới ngày tàn.
Bắt tay hành động như thế nào?
Tuy nhiên tảng đá cộng sản sẽ không di chuyển nếu người dân không ra sức đẩy. Xin đưa vài đề nghị căn bản được thu gọn như sau:
- Đặt trọng tâm vào câu hỏi “làm cách nào để đánh đổ CSVN?”.
Thời gian đả phá tính chính danh của CSVN đã quá lâu và mục đích đã đạt.
Ngày nay chỉ có người khùng mới tin CS là tốt. Vì thế nên dùng sức lực
vào việc đánh đổ CSVN.
- Tự tin vào chính mình. Bất cứ người con Việt nào cũng sở hữu
một sức mạnh. Giải thể chế độ cộng sản là hình thức cách mạng toàn dân.
Khi người dân ý thức được điều chính mình mới là chủ đất nước thì ĐCS sẽ
khó giữ vai trò độc tôn.
- Chống Tàu cộng là trách nhiệm của mỗi người dân, không phải là
trách nhiệm của Mỹ, hay của ĐCSVN (vì cho rằng họ đang nắm quyền lực),
hay chỉ của người dân Việt Nam trong nước mà là của mọi người còn nhận
mình là người Việt Nam. ĐCSVN không bảo vệ đất nước thì người dân phải
đứng lên làm công việc này. Khi dân chúng chống Tàu mà nhà cầm quyền CS
không chống Tàu thì cũng đồng nghĩa với bán nước.
- Chống Tàu cộng bằng mọi phương tiện có thể như: biểu tình, gây
ý thức về sự mất nước cận kề, tẩy chay hàng hóa Tàu cộng, phản bác lại
những quan điểm yếm thế, nhu nhược… Vấn đề là tạo tinh thần liên đới,
đoàn kết dân tộc để diệt Việt cộng.
- Tin tưởng vào chiến lược chống Tàu cộng. Đừng để bị lung lạc
bởi những ý kiến đánh lạc hướng. Tàu cộng sẽ chỉ chiếm thêm đất, lấn
thêm biển Việt Nam chứ không bao giờ trả lại những gì đã cướp được cho
dù họ có hứa hay ký kết thành văn bản đi nữa.
Kiên quyết chống Tàu cộng thì ĐCSVN sẽ đổ. Đây là điều đảng CSVN đang
rất sợ. Càng chống Tàu thì càng đặt CSVN ở thế khó gỡ vì đứng giữa hai
thế lực. Nghiêng về bên nào cũng dẫn tới việc mất đảng.
Bởi thế, phải chống Tàu cộng mãi mãi và liên tục, cho tới khi ĐCSVN rơi
ra khỏi thế cân bằng. Việt Nam không thể tồn tại nếu không nuôi dưỡng ý
chí chống Tàu. Đó là lịch sử và kinh nghiệm xương máu của tổ tiên Việt
Nam với trên 4000 năm dựng nước và giữ nước!
21.01.2017
VIETTUSAIGON * PHÁ NHÀ THỜ THỦ THIÊM
Nhà thờ Thủ Thiêm, sợ hãi và đập bỏ
Thứ Hai, 01/16/2017 - 10:02 — VietTuSaiGon
Có hai lý do: Lý do kinh tế và lý do chính trị. Nhưng thực ra, lý do
chính trị chi phối mạnh hơn cả, lý do kinh tế chỉ mang tính thứ yếu. Sau
khi xóa sổ giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng và Giáo xứ Đông Yên, Hà Tĩnh, lăm
le xóa sổ giáo xứ Thái Hà và hiện tại là quyết tâm xóa sổ giáo xứ Thủ
Thiêm, Sài Gòn… Và sẽ còn nhiều giáo xứ, nhiều ngôi chùa khác đang được
nhắm đến, không phải tự dưng người ta làm vậy.
Người Do Thái có câu “Một bông lúa trĩu hạt là một bông lúa biết cúi
đầu”, người Nhật Bản có câu “Người ta sẽ đập bỏ mọi thứ khi nỗi sợ hãi
không được giải quyết”. Sở dĩ tôi phải nhắc đến hai câu này trong lúc
nói về quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam: Đập bỏ nhà thờ có tuổi thọ
177 năm, lớn hơn quốc gia Canada 27 tuổi trong khi tình trạng bảo dưỡng
của nhà thờ rất tốt, kết cấu nhà thờ hoàn toàn vững chắc và các hoạt
động tôn giáo nơi đây vẫn diễn ra bình thường… Là vì, có hai điều mà nhà
cầm quyền Việt Nam và bất kỳ nhà cầm quyền độc tài nào cũng phạm phải,
đó là: Tính tự mãn, ngông cuồng và; Sự sợ hãi có căn nguyên.
Ở khía cạnh tính tự mãn, ngông cuồng, sự rỗng tuếch về văn hóa, hơn ai
hết, lịch sử hơn 40 năm chiếm miền Nam và rải đều chủ nghĩa Cộng sản
trên toàn cõi Việt Nam đã cho thấy người Cộng sản đã chọn từ việc đập
phá toàn bộ các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể nhằm biến
văn hóa Việt Nam thành một vùng đất trắng… Đến sau giai đoạn đập phá này
là giai đoạn “trùng tu”, người ta trùng tu một cách vô tội vạ và chẳng
có bất chút tư duy nào về văn hóa khi đụng đến vấn đề trùng tu. Mọi thứ,
khi được trùng tu xong, nó sẽ biến dạng thành một quái thai văn hóa. Và
bên cạnh đó, vẫn tiếp tục đập phá những công trình tôn giáo để xóa
trắng các giáo hạt, biến nó thành một loại “vùng kinh tế mới” giữa thành
phố.
Ở vấn đề đập phá các đền đài miếu mạo, có lẽ cuộc đập phá dữ dội nhất ở
những năm đầu và giữa thập niên 1980 đã xóa sổ đi rất nhiều di chí văn
hóa vật thể và xóa trắng các loại hình văn hóa phi vật thể của miền Nam.
Trong đó, các lăng tẩm ở Huế bị biến thành nhà máy xay bột cám heo, cơ
sở chăn nuôi, các nhà thờ bị trưng thu để biến thành trường học. Hiện
tại, trường đại học Đà Lạt, đại học kinh tế Đà Nẵng và đại học luật Sài
Gòn, khu Fartima Bình Triệu là những bằng chứng sống động về việc trưng
thu, biến dạng này.
Và chuyện trùng tu, từ chỗ có đường nét, có lịch sử, mang hơi thở văn
hóa của thời đại thành một loại quái thái văn hóa, có lẽ kể không xiết.
Hiện tại, vụ trùng tu các lăng tẩm, đàn tế trời, khuê văn các… ở Huế và
trùng tu Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội là những vụ nổi cộm. Một khuôn
hình bằng gạch men có hoa cúc nổi bên trên, có lá, có cành được đắp cách
điệu hết sức đẹp và tinh tế, qua các bàn tay trùng tu, nó thành cái
bánh trung thu trọc lóc. Nhưng như vậy còn đỡ hơn nhiều khi người ta
ngang nhiên xóa bỏ mọi chi tiết trên vật thể và đắp vào đó những cái
hoàn toàn mới và xa lạ với chính nó. Bất kì thứ gì được trùng tu bởi bàn
tay các nhà trùng tu xã hội chủ nghĩa đều trở thành những quái thai văn
hóa một cách thê thảm nhất!
Và hiển nhiên, vấn đề xóa sổ một khu di tích tôn giáo nào đó vẫn chưa
bao giờ ngừng. Hiện tại, sau vụ xóa sổ chùa Liên Trì, sắp tới đây, nhà
cầm quyền Việt Nam lại tiếp tục xóa sổ nhà thờ Thủ Thiêm. Vì sao nhà cầm
quyền phải làm như vậy?
Ở những giáo xứ và các ngôi chùa bị xóa sổ cũng đang nằm trên danh sách
xóa sổ, đều có đặt điểm chung là có độ tuổi lịch sử khá cao, ít nhất
cũng trên 100 năm. Và đây là những ATKT theo định nghĩa của nhà cầm
quyền (nghĩa là An Toàn Khu Tôn Giáo). Những nơi này được các con chiên
ngoan đạo phụng thờ, tôn tạo qua nhiều thế hệ. Và không có gì khác ngoài
đức tin tôn giáo cũng như sự không chấp nhận độc tài, độc đoán, cái ác…
Những những ATKT này. Một khi người ta không chấp nhận độc tài, thì
đương nhiên, kẻ độc tài sẽ tìm mọi cách xóa bỏ những nhóm này. Và không
có cách nào tốt hơn đối với kẻ độc tài là xóa bỏ các giáo xứ.
Hơn nữa, từ ngày xưa, các vị linh mục quản xứ tiền nhân đã chọn những
vùng đất có địa thế rất đẹp và thuận lợi trong việc xây dựng nhà thờ và
cộng đồng tôn giáo ở đó. Khi đập bỏ những ATKT này đi, nhà cầm quyền sẽ
lấy được một quĩ đất quí giá để biến nó thành một khu dân cư mới với giá
thành cao nhất có thể. Và với việc này, số lợi nhuận thu về cho nhà cầm
quyền, cơ hội để chấm mút, hối lộ và tham nhũng của giới quan chức địa
phương không phải là nhỏ.
Những ATKT này chỉ có lý lẽ và niềm tin tôn giáo. Và trong một xã hội
độc tài, man rợ, lấy lý lẽ và niềm tin tôn giáo để đấu với quyền lực
công an, quân đội, với lòng tham và sự cố chấp thì vô cùng khó, bằng
chứng là hầu hết các cuộc đấu tranh, những lý lẽ đã được đưa ra, thậm
chí người ta kêu gào bằng lý lẽ, nhà nước vẫn cứ im lặng đập phá. Nếu
một nhóm đập phá không được, người ta sẽ cho kéo đàn kéo đám từ công an
tới quân đội cùng ra tay gắt máu để đập phá cho được.
Vì sao quĩ đất Việt Nam vẫn còn rất nhiều chỗ bỏ hoang hoặc nếu tính về
giá trị kinh tế thì khi cho Trung Quốc thuê 50 năm, 70 năm, giá một mét
vuông đất cho thời hạn dài gần thế kỉ cho thuê mua chưa được nửa ổ bánh
mì thịt, người ta không nhắm đến để qui hoạch bán cho người Việt mà lại
phải gây ra bất công, oan khiên và thậm chí đổ máu để lấy những khu đất
đã được nhân dân xem là “đất thánh”? Chỉ cần làm một phép so sánh nhỏ
này cũng đủ thấy sự mâu thuẫn và vô lý trong bài toán kinh tế về đất đai
tại Việt Nam hiện nay.
Nhưng vấn đề không nằm ở yếu tố kinh tế mà lại nằm ở lĩnh vực chính trị.
Nhà cầm quyền, ngoài yếu tố thù hận các tôn giáo bất tuân độc tài ra,
họ còn sợ hãi. Bởi súng ống, quân đội, công an và bạo lực của nhà cầm
quyền chưa bao giờ làm suy suyễn niềm tin tôn giáo, niềm tin vào cái
thiện và lẽ phải của các Ki Tô hữu và các Phật tử không thuộc giáo hội
nhà nước. Đây là mối bất an thường trực của Đảng, bởi hơn ai hết, các
nhà độc tài thừa biết họ đã lợi dụng tôn giáo để hình thành và phát
triển như thế nào và họ sẽ bị lật đổ như thế nào khi họ không còn lợi
dụng tôn giáo được nữa.
Chính vì mối lo thường trực này mà nhà cầm quyền Cộng sản luôn tỏ ra
ngông cuồng và tự mãn, luôn thấy họ đúng khi đập phá, xây dựng, đạp trên
lý lẽ và nhân tâm. Bởi suy cho cùng, xét về tính chính danh cũng như
yếu tố văn hóa nền tảng, người Cộng sản luôn ở mức zero. Chính vì vậy,
một bông lúa lép trong tiến trình phát triển của nhân loại thì không bao
giờ biết cúi đầu và cũng chẳng thể cúi đầu được. Và điều này còn đúng
với câu nói của người Nhật, “Người ta sẽ đập bỏ mọi thứ khi nỗi sợ hãi
không được giải quyết”.
Bởi hiếm có chế độ chính trị nào đã lợi dụng tôn giáo, đạp bỏ tôn giáo
và ngông cuồng trong hành xử với tôn giáo hơn chế độ chính trị không có
nền tảng về niềm tin, không có cái lõi văn hóa và không có ý thức dân
tộc. Việc đập phá, xóa sổ mọi di chỉ văn hóa, tôn giáo sẽ mãi mãi là một
phần hoạt động trong quá trình tồn tại của kẻ độc tài. Nhân dân yêu
công lý sẽ không chấp nhận điều đó, nhưng không chấp nhận không có nghĩa
là nhà nước chịu bó tay. Vấn đề là không chấp nhận bằng cách nào, bằng
hành động nào mới quan trọng. Rất tiếc là hầu như các hoạt động tâm
linh, niềm tin của người Việt vẫn còn ở dạng thô sơ, đơn lẻ, nếu không
muốn nói là nó quá thô sơ và đơn lẻ bởi thiếu sự cộng hưởng và nương
tựa.
Thử hỏi, nếu các giáo xứ biết nương tựa nhau để che chở nhau, các tôn
giáo biết nương tựa nhau để che chở nhau thì nhà cầm quyền có dám làm
những gì lâu nay họ đã làm?
TRƯƠNG DUY NHẤT * NHỮNG MÓN QUÀ KHỐN NẠN
Những món quà khốn nạn
Thứ Sáu, 01/20/2017 - 23:48 — truongduynhat
Tặng ảnh ông Hồ cho người già. Tặng cờ cho dân… ăn Tết. Không biết tự
bao giờ, người ta nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế.
TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
– Cọp Giấy & Rồng Lộn
Có bữa – bên bàn nhậu – tôi nghe một cha nói (y như thiệt) rằng
hồi năm 1941 Nhà Nước Thuộc Địa trao tặng giải thưởng và cấp
bằng tưởng lục cho một người dân Việt vì đã chế ra cái đèn
dầu Hoa Kỳ rất tiện dụng, và hiện vẫn còn được lưu dụng ở
nhiều nơi (*).
Cùng thời điểm này, chính xác là vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, xẩy ra vụ Trân Châu Cảng:
“Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay ....”
Những hàng không mẫu hạm xử dụng trong trận Pearl Habor đều được người Nhật làm vào hồi đầu thế kỷ XX: Kaga: hạ thuỷ ngày 17 tháng 11 năm 1921. Akagi: hạ thuỷ vào ngày 22 tháng 4 năm 1925...
Kaga: Ảnh: wikipedia
Gần trăm năm sau, vào ngày 12 tháng 8 năm 2011, Tân Hoa Xã mới hớn hở loan tin chiếc tầu sân bay (Liêu Ninh) đầu tiên của nước Tầu đã được cho ra biển để chạy thử coi chơi: “China had sent its first aircraft carrier to sea for a trial.”
Món đồ chơi rất cũ, và cũng rất mắc tiền này – buồn thay – đã không mang lại cho người dân Trung Hoa chút vui thú hay vinh dự nào cả:
Nhìn tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc hiện nay, không ai nghĩ rằng có một thời nó không khác gì một “con tàu đắm”, hay nói cách khác là như một “đống sắt vụn”rỉ sét, được nước này mua về từ Ukraine với mục đích bên ngoài là làm “sòng bạc nổi”.
Khi đó, trên mạng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh tàu sân bay Varyag của Liên Xô (tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh) trong quá trình được các tàu kéo về nước với lời bình luận là “tuy thân thể loang lổ vết tích rỉ sét, nhưng vẫn rất uy phong”.
Khi mới kéo về, tiền thân của Liêu Ninh là tàu khu trục chở máy bay Varyag trông như đống sắt vụn. Toàn bộ phần thân dưới ngập trong nước của con tàu bị đóng hà, rong rêu bao phủ, phần thân trên hoen rỉ trông như một con tàu đắm vừa được trục vớt.
Sau quá trình đánh hà, cạo rỉ, tẩy rửa và làm sạch, trông con tàu đã bớt tồi tệ hơn nhưng trên thân vẫn còn những vết rỉ sét, mặt dưới mũi tàu vẫn còn phù hiệu của hải quân Liên Xô.
Sau khi làm sạch thân tàu, người Trung Quốc đã lắp đặt giàn giáo, chia ô trên thân tàu để tu sửa, gia cố và cải tạo phần khung thân tàu. Sau đó, tiến hành sơn sửa để trông ra dáng một con tàu sân bay …
Liêu Ninh. Ảnh: worldwarships
Sao mà “thảm thiết” dữ vậy, Trời. Đọc mà muốn ứa nước mắt luôn!
Tuy thế, Hoàn Cầu Thời Báo vẫn không ngớt xưng tụng và biến khối “đồng nát” này thành “đội mẫu hạm” có thể đe dọa an ninh thế giới: “Chẳng sớm thì muộn, hạm đội Trung Quốc sẽ ra đến tận phía đông Thái Bình Dương. Khi đến ngày mà hạm đội mẫu hạm của Trung Quốc xuất hiện ở ngoài khơi nước Mỹ, ngày đó Mỹ sẽ phải suy nghĩ về vấn đề luật lệ hàng hải (theo cách Mỹ).”
Lời nói chẳng mất tiền mua. Giới truyền thông quốc doanh đã lựa lời mà nói như thế (cho người dân Trung Hoa đỡ sót tiền đóng thuế) là “phải” lắm, và nếu chỉ có thế thôi thì cũng chả sao nhưng nhà nước Trung Cộng đã đi xa hơn thế – theo VOA, nghe được vào hôm 4 tháng 1 năm 2017:
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở Biển Đông... Hải quân Trung Quốc cho biết có nhiều chiến đấu cơ J-15 và trực thăng tham gia tập trận cùng cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ở Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng với đội tàu hộ tống đi qua eo biển Miyako của Nhật Bản và vòng sang vùng biển phía đông và nam Đài Loan trước khi hướng về tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan sau đó cảnh báo rằng “mối đe dọa từ kẻ thù đang gia tăng từng ngày”.
Thoạt nghe cứ như là Biển Đông sắp dậy sóng đến nơi nhưng tôi lắng nghe thì chỉ cảm thấy hơi có chút “lăn tăn” ở trong lòng. Coi:
Ngày 12 tháng 7 năm 1941, gần bốn trăm chiến đấu cơ của Nhật Bản đã làm rung chuyển bầu trời Trân Châu Cảng. Cả trăm năm sau, hôm 2 tháng 1 năm 2017 – theo RFI – mới có vài cái J15 mới đang “tập” cất cánh và hạ cánh trên một cái tầu sân bay (cổ lỗ và duy nhất) thì chiến tranh xẩy ra sao nổi, ngoài cuộc chiến (bằng mồm) của Trung Cộng?
Vẫn theo RFI:
“Trong một tín hiệu rõ ràng là nhằm mục tiêu thị uy, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm nay 04/01/2017 đã loan báo là tiểu hạm đội tàu sân bay duy nhất của họ đã tiến hành thứ nghiệm vũ khí và trang thiết bị nhân cuộc tập trận đang diễn ra tại Biển Đông.”
Ủa, chớ con rồng giấy Trung Hoa đang lồng lộn để “thị uy” với ai – vậy cà?
Theo Reuters, ngân sách quân sự của Trung Cộng năm 2016 không nhiều nhặn gì cho lắm (135.39 tỷ Mỹ Kim) chỉ bằng khoảng một phần tư của Hoa Kỳ vào cùng thời điểm. Đã ít rồi mà phần lớn lại chi cho việc trị an, nghĩa là để “đối phó” với ... hơn một tỉ người Tầu, chứ không phải để lo chuyện quốc phòng.
Thảo nào mà Liêu Ninh chỉ dám xuất hiện khi các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ vắng bóng ở Biển Đông. Riêng sự kiện này cũng đã đủ cho những quốc gia trong vùng “không đánh giá cao” sức mạnh của hải quân Trung Cộng. Riêng dân Nhật Bản, có lẽ, đều nhìn cái tầu sân bay (lạc hậu) của Tầu với ít nhiều ái ngại và ... thương hại!
Ngư dân chuẩn bị ra khơi. Ảnh: André Menras
Cùng thời điểm này, chính xác là vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, xẩy ra vụ Trân Châu Cảng:
“Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay ....”
Những hàng không mẫu hạm xử dụng trong trận Pearl Habor đều được người Nhật làm vào hồi đầu thế kỷ XX: Kaga: hạ thuỷ ngày 17 tháng 11 năm 1921. Akagi: hạ thuỷ vào ngày 22 tháng 4 năm 1925...
Kaga: Ảnh: wikipedia
Gần trăm năm sau, vào ngày 12 tháng 8 năm 2011, Tân Hoa Xã mới hớn hở loan tin chiếc tầu sân bay (Liêu Ninh) đầu tiên của nước Tầu đã được cho ra biển để chạy thử coi chơi: “China had sent its first aircraft carrier to sea for a trial.”
Món đồ chơi rất cũ, và cũng rất mắc tiền này – buồn thay – đã không mang lại cho người dân Trung Hoa chút vui thú hay vinh dự nào cả:
- Hai phi công Trung Quốc tử nạn trên tàu sân bay Liêu Ninh
- Nga, Mỹ chê tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
- Mỹ - Nhật sẵn sàng đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
- Trong mắt các nhà quân sự Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh của TQ chỉ là món "đồ đồng nát" không hơn không kém.
Nhìn tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc hiện nay, không ai nghĩ rằng có một thời nó không khác gì một “con tàu đắm”, hay nói cách khác là như một “đống sắt vụn”rỉ sét, được nước này mua về từ Ukraine với mục đích bên ngoài là làm “sòng bạc nổi”.
Khi đó, trên mạng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh tàu sân bay Varyag của Liên Xô (tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh) trong quá trình được các tàu kéo về nước với lời bình luận là “tuy thân thể loang lổ vết tích rỉ sét, nhưng vẫn rất uy phong”.
Khi mới kéo về, tiền thân của Liêu Ninh là tàu khu trục chở máy bay Varyag trông như đống sắt vụn. Toàn bộ phần thân dưới ngập trong nước của con tàu bị đóng hà, rong rêu bao phủ, phần thân trên hoen rỉ trông như một con tàu đắm vừa được trục vớt.
Sau quá trình đánh hà, cạo rỉ, tẩy rửa và làm sạch, trông con tàu đã bớt tồi tệ hơn nhưng trên thân vẫn còn những vết rỉ sét, mặt dưới mũi tàu vẫn còn phù hiệu của hải quân Liên Xô.
Sau khi làm sạch thân tàu, người Trung Quốc đã lắp đặt giàn giáo, chia ô trên thân tàu để tu sửa, gia cố và cải tạo phần khung thân tàu. Sau đó, tiến hành sơn sửa để trông ra dáng một con tàu sân bay …
Liêu Ninh. Ảnh: worldwarships
Sao mà “thảm thiết” dữ vậy, Trời. Đọc mà muốn ứa nước mắt luôn!
Tuy thế, Hoàn Cầu Thời Báo vẫn không ngớt xưng tụng và biến khối “đồng nát” này thành “đội mẫu hạm” có thể đe dọa an ninh thế giới: “Chẳng sớm thì muộn, hạm đội Trung Quốc sẽ ra đến tận phía đông Thái Bình Dương. Khi đến ngày mà hạm đội mẫu hạm của Trung Quốc xuất hiện ở ngoài khơi nước Mỹ, ngày đó Mỹ sẽ phải suy nghĩ về vấn đề luật lệ hàng hải (theo cách Mỹ).”
Lời nói chẳng mất tiền mua. Giới truyền thông quốc doanh đã lựa lời mà nói như thế (cho người dân Trung Hoa đỡ sót tiền đóng thuế) là “phải” lắm, và nếu chỉ có thế thôi thì cũng chả sao nhưng nhà nước Trung Cộng đã đi xa hơn thế – theo VOA, nghe được vào hôm 4 tháng 1 năm 2017:
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở Biển Đông... Hải quân Trung Quốc cho biết có nhiều chiến đấu cơ J-15 và trực thăng tham gia tập trận cùng cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ở Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng với đội tàu hộ tống đi qua eo biển Miyako của Nhật Bản và vòng sang vùng biển phía đông và nam Đài Loan trước khi hướng về tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan sau đó cảnh báo rằng “mối đe dọa từ kẻ thù đang gia tăng từng ngày”.
Thoạt nghe cứ như là Biển Đông sắp dậy sóng đến nơi nhưng tôi lắng nghe thì chỉ cảm thấy hơi có chút “lăn tăn” ở trong lòng. Coi:
Ngày 12 tháng 7 năm 1941, gần bốn trăm chiến đấu cơ của Nhật Bản đã làm rung chuyển bầu trời Trân Châu Cảng. Cả trăm năm sau, hôm 2 tháng 1 năm 2017 – theo RFI – mới có vài cái J15 mới đang “tập” cất cánh và hạ cánh trên một cái tầu sân bay (cổ lỗ và duy nhất) thì chiến tranh xẩy ra sao nổi, ngoài cuộc chiến (bằng mồm) của Trung Cộng?
Vẫn theo RFI:
“Trong một tín hiệu rõ ràng là nhằm mục tiêu thị uy, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm nay 04/01/2017 đã loan báo là tiểu hạm đội tàu sân bay duy nhất của họ đã tiến hành thứ nghiệm vũ khí và trang thiết bị nhân cuộc tập trận đang diễn ra tại Biển Đông.”
Ủa, chớ con rồng giấy Trung Hoa đang lồng lộn để “thị uy” với ai – vậy cà?
Theo Reuters, ngân sách quân sự của Trung Cộng năm 2016 không nhiều nhặn gì cho lắm (135.39 tỷ Mỹ Kim) chỉ bằng khoảng một phần tư của Hoa Kỳ vào cùng thời điểm. Đã ít rồi mà phần lớn lại chi cho việc trị an, nghĩa là để “đối phó” với ... hơn một tỉ người Tầu, chứ không phải để lo chuyện quốc phòng.
Thảo nào mà Liêu Ninh chỉ dám xuất hiện khi các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ vắng bóng ở Biển Đông. Riêng sự kiện này cũng đã đủ cho những quốc gia trong vùng “không đánh giá cao” sức mạnh của hải quân Trung Cộng. Riêng dân Nhật Bản, có lẽ, đều nhìn cái tầu sân bay (lạc hậu) của Tầu với ít nhiều ái ngại và ... thương hại!
Ngư dân chuẩn bị ra khơi. Ảnh: André Menras
Rốt lại thì hàng không mẫu hạm Liêu Ninh – xem ra – đã chả hù
doạ được ai, ngoài đám ngư phủ Việt Nam. Với những ngư dân không
tất sắt cầm tay này thì trước khi ra khơi họ chỉ còn cách
khấn vái đất trời thôi, chớ có mong gì vào cái lực lượng hải
quân (chỉ dám bám bờ) ở đất nước mình.
Nhà sử học Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện Trưởng, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Đà Nẵng)
khẳng định: “ … Hà Nội vẫn còn duy trì quan hệ mạnh mẽ về ý thức hệ, và
rất sợ phản ứng dữ dội của Bắc Kinh, sợ bị trả đũa về kinh tế. Việt Nam
quá bị lệ thuộc vào Trung Quốc.”
Có bữa, cũng bên bàn nhậu, tôi nghe nhà văn Vũ Thư Hiên tâm sự:
“Ngày trước, mỗi khi đài khí tượng Bắc Kinh báo mưa là ở Hà
Nội – không ít kẻ – đã vội vã ô dù. Với truyền thống khiếp
nhược này thì giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải chỉ cần ho (mạnh)
thôi cũng đủ khiến nhiều thằng són đái. Cần gì phải mang đến
tầu sân bay ra “khoe” làm chi cho chúng nó khi.
Tưởng Năng Tiến
(*) Sự thực, cha đẻ cái đèn dầu Hoa Kỳ là một người Ba Lan – ông Ignacy Łukasiewicz.
Cho đến nay – có lẽ – thành tích duy nhất của Việt Nam trong
lãnh vực phát minh hay sáng chế là ... đôi dép lốp, dùng để
vượt Trường Sơn hay đi vào vũ trụ.
SƠN TRUNG * THẾ GIỚI NHÌN TRUNG QUỐC
SƠN TRUNG
Trung Quốc là một nước lớn có một nền văn minh tối cổ cho nên được thế giới chú ý. Ngày xưa Trung Quốc là một xứ kỳ bí, thế mà cũng có những du khách đến thăm. Nhiều người châu Âu đã đến Trung Quốc rất sớm. Trung Quốc và phương Tây đã có liên hệ hơn 1.500 năm trước khi Marco Polo tới Trung Quốc, nhưng Marco Polo nổi danh nhất. http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-37630510
I. MARCO POLO (1254 – 1324)
Ông là một thương gia và nhà thám hiểm gốc Venezia (Ý). Tác phẩm của
Polo còn mô tả về tập tục ăn thịt người và người trồng hương liệu.Marco
Polo đã thấy tận mắt loại thạch miên (asbetos), nhìn thấy bức tượng Phật
nằm rất lớn và đã ghi chép các nhận xét chính xác về người Mông Cổ :
“các người Thát Đát giàu có mặc y phục bằng lụa và vàng, bằng da và lông
của các thú vật với các kiểu cách sang trọng. Người Thát Đát rất gan dạ
trong trận chiến, tới độ cực đoan. Họ có thể chịu đựng mọi loại thiếu
thốn và khi cần, có thể sống cả tháng bằng sữa của lừa ngựa hoang mà họ
săn bắt được. Các người đàn ông Thát Đát được huấn luyện sống trên lưng
ngựa hai ngày mà không xuống đất, ngủ trên lưng ngựa khi ngựa ăn cỏ.
Không một giống dân nào trên trái đất vượt hơn họ về cách chịu đựng các
khó khăn và kiên nhẫn. Nếu hoàn cảnh cần đến, họ có thể đi bộ 10 ngày mà
không đốt lửa hay dùng bữa. Trong thời gian này, ho sống bằng máu
ngựa”.
Trong 17 năm trường phục vụ cho Đại Hãn, Marco Polo đã đặt chân tới từ miền bắc xứ Mông Cổ tới tận miền nam là Vân Nam, từ các tỉnh bờ biển phía đông tới xứ Tây Tạng về phía tây và còn được bổ nhiệm làm quan tại Hàng Châu (Hangchow). Marco Polo đã mô tả thành phố này giống như Venice của xứ Ý, được xây dựng trên các giòng sông với chu vi vào khoảng 100 dậm. Nơi này có hai ngàn cây cầu bắc qua sông và con đường lớn của thành phố rộng tới 40 bộ theo chiều ngang. Trên đại lộ chính này, có tới 10 trung tâm thương mại với các cửa tiệm bán thực phẩm, rượu, gia vị, và cả các nữ trang như ngọc trai. Mỗi tuần, người dân tại nơi đây họp chợ 2 hay 3 kỳ và Marco Polo đã mô tả cảnh phồn thịnh của sinh hoạt tại Hàng Châu. Nơi chợ có đủ mặt hàng, từ các thú vật như hươu, nai, công, trĩ, tới bò, heo, gà, vịt, các loại lá cây và trái cây, mùa nào thức nấy không thiếu chi.Nói chung, Marco Polo cho ta biết một ít về đời sống Trung Quốc vào thế kỷ XIV, đặc biệt về Mông Cổ. Ông tường thuật mà không có ý kiến bình phẩm.(Wikipedia)
II. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tối cao của phái Mũ Vàng Tây Tạng.Ngài nói về Trung Cộng như sau:
China has to go along with world trends. That's democracy, liberty, individual freedom. China sooner or later has to go that way. It cannot go backward.
Trung quốc phải đi theo xu hướng thế giới. Đó là dân chủ, tự do, tụ do cá nhân. Không chóng thì chầy, Trung Hoa phải đi như vậy, không thể đi giật lùi.
The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war.The Communists are venomous insects that breed on the garbage.
Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng sản là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.
The Chinese government wants me to say that for many centuries Tibet has been part of China. Even if I make that statement, many people would just laugh. And my statement will not change past history. History is history.
Chính phủ Trung Hoa muốn tôi nói rằng trong bao thế kỷ Tây Tạng là một phần của Trung Hoa. Nếu tôi nói thế, nhiều người sẽ cười tôi. Và lời của tôi chẳng có thể thay đổi lịch sử. Lịch sử là lịch sử.
Chinese people themselves, they really want change.
Nhân dân Trung Quốc thực sự muốn thay đổi.
III. TRUNG QUỐC BỦN XỈN- GIÀU MÀ CÒN NHẬN VIỆN TRỢ
Một điều đáng nói là nữa là dù tương đối ‘giàu’ và sẵn sàng đi nhận viện trợ từ các chính phủ khác, như việc Trung Quốc đi nhận viện trợ từ Anh như tờ Daily Mail tường thuật sẽ làm không ít người đặt câu hỏi tại sao một quốc gia đang trở nên giàu mạnh, đang lên như thế lại không có lòng tự trọng, chấp nhận đi nhận viện trợ từ một quốc gia khác.
Trung Quốc lại tỏ ra keo kiệt đối với những quốc gia, nạn nhân bị thiên tai.
Chẳng hạn, Bắc Kinh chỉ viện trợ cho Philippines 100 nghìn đôla tiền mặt sau khi quốc gia này bị bão Haiyan tàn phá nặng nề vào tháng 11. Với số tiền ít ỏi ấy (bằng Việt Nam và chỉ bằng 1/200 tổng giá trị gói viện trợ 20 triệu đôla của Mỹ), Trung Quốc xếp chót bảng các nước viện trợ Philippines.
Thái độ ti tiện này của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của báo chí và dư luận thế giới. Ngay cả Hoàn cầu Thời báo (Global Times) – một tờ báo của Trung Quốc có xu hướng diều hâu, nặng chủ nghĩa dân tộc – cũng phải lên tiếng về khoản viện trợ quá khiêm tốn ấy và cho rằng làm như thế sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới.
Sau khi bị công luận quốc tế và truyền thông trong nước chỉ trích về khoản viện trợ bằng tiền mặt quá ít ỏi ấy, chính phủ Trung Quốc mới quyết định viện trợ thêm cho Philippines 1,4 triệu đôla.
IV. NỮ HOÀNG ANH PHÊ PHÁN TRUNG QUỐC THÔ LỖ
Nữ hoàng Elizabeth II hôm 10/5 trong một cuộc trò chuyện với một chỉ huy cảnh sát London, người phụ trách an ninh cho chuyến thăm cấp nhà nước hồi tháng 10 năm ngoái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Anh, đã chê đoàn đại biểu đối phương là "rất thô lỗ". Đoạn đối thoại vô tình lọt vào ống kính camera sau đó bị phát tán rộng rãi.
Theo Guardian, như thường lệ, Nữ hoàng Anh khi đó đang đi dạo, gặp gỡ các vị khách trong bữa tiệc ngoài vườn cung điện Buckingham. Nữ hoàng lọt giữa vòng vây của giới báo chí. Peter Wilkinson, một nhà quay phim 70 tuổi, cũng nằm trong số này.
Thế nhưng, chính nhà quay phim mà Nữ hoàng Anh rất tin tưởng này lại là người đẩy bà vào rắc rối khi công bố đoạn video Nữ hoàng Elizabeth nói các quan chức Trung Quốc "thô lỗ". Song, giới quan sát cũng đặt ra thắc mắc, vì lý do gì mà một người cẩn trọng trong phát ngôn và không muốn động chạm đến chính trị như Nữ hoàng Anh lại đưa ra bình luận như vậy?
Hồi tháng hai năm ngoái, điện Buckingham thông báo Chủ tịch Trung Quốc sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh trong tháng 10. Trước khi chuyến công du diễn ra, một đoàn công tác Bắc Kinh đã đến London để chuẩn bị hậu cần, đồng thời đưa ra hàng loạt yêu cầu về an ninh, nơi ăn chốn ở và thực phẩm với thái độ hống hách, trâng tráo của những anh trọc phú nhà quê.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/vi-sao-nu-hoang-anh-che-quan-chuc-trung-quoc-tho-lo-3402795.html
V. CANADA BẤT BÌNH VÌ NGOẠI TRƯỞNG TRUNG QUỐC NỔI CÁU
Canada bày tỏ sự không hài lòng với Trung Quốc, sau khi ngoại trưởng nước này nổi cáu với một nhà báo Canada vì câu hỏi về nhân quyền.
Theo AP, Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm qua nói rằng cả Ngoại trưởng Canada Stephane Dion và các quan chức phụ trách vấn đề quốc tế "đã bày tỏ sự không hài lòng đến cả bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và đại sứ Trung Quốc tại Canada. Chúng tôi không hài lòng với cách phóng viên nước tôi bị đối xử".
Tại buổi họp báo chung của Ngoại trưởng Canada Stephane Dion và người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, một nữ phóng viên đã hỏi ông Dion về trường hợp công dân Canada Kevin Garratt, bị bắt tại Trung Quốc từ năm 2014 với cáo buộc gián điệp và đánh cắp bí mật quốc gia. Cô muốn biết ông Dion có nêu trường hợp Garratts trong buổi hội đàm với ông Vương không. Cô còn hỏi rằng, với vụ bắt giữ này và các tác động mất ổn định từ tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, tại sao Canada vẫn theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Ông Vương cho rằng câu hỏi từ Connolly "chứa đầy định kiến về Trung Quốc" và "không thể chấp nhận được".
"Người bên ngoài không thể biết rõ tình hình nhân quyền ở Trung Quốc bằng người Trung Quốc. Chỉ người Trung Quốc mới có thể nói về điều này", ông Vương nói, tỏ thái độ tức giận. Ông Dion đã im lặng trong lúc ông Vương nêu quan điểm, điều này khiến ông bị đảng đối lập Canada chỉ trích.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 1/6 cũng đề nghị gặp Thủ tướng Canada Trudeau, một động thái ngoại giao bất thường đối với một người không phải là nguyên thủ quốc gia.
Video: Ngoại trưởng Trung Quốc nổi cáu khi trả lời phóng viên ở Canada
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/canada-buc-xuc-vi-ngoai-truong-trung-quoc-noi-cau-voi-phong-vien-3414338.html
VI. TRUNG QUỐC COI KHINH TÒA ÁN QUỐC TẾTrung quốc tỏ ra hoàn toàn không có ấn tượng gì về phán quyết của tòa án trọng tài Den Haag (The Hague) rằng sự tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc ở Biển Đông là vô căn cứ. Nhân dịp này Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một phần của Trường Sa.
Người Trung quốc coi thường bản án này, tuyên bố phán quyết của Den Haag không có giá trị và thản nhiên tiếp tục công việc xây dựng ở Biển Đông. Tờ báo New York Times gần đây cho phổ biến nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh làm cho cuộc tranh chấp tiếp tục nóng lên. Các hình ảnh cho thấy sự lấp đầy các rặng san hô ở Biển Đông. Khoan nói tới sự hư hại về môi trường: Trên những đảo nhân tạo này người ta thấy những phi đạo cất/hạ cánh mới toanh cũng như những tháp và hăng ga chứa máy bay. Tờ New York Times cho rằng những cơ sở xây chắc chắn này dùng cho việc quân sự. Tuy những hình ảnh không cho thấy những phi cơ quân sự trên phi đạo nhưng trong những hăng ga có thể chứa bất cứ phi cơ quân sự nào của quân đội Trung quốc. Dĩ nhiên Trung quốc phủ nhận những điều này. Cho đến hôm nay Bắc Kinh vẫn tránh nói đến từ "quân sự hóa" Biển Đông.
Nguồn: Chinesen in Vietnam - Rücksichtslos und aggressiv, Jörg von Rohland, Bayernkurier 18/08/2016. https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/cths/bct20160827-nguoitqtaivn
VII. DU KHÁCH TRUNG QUỐC VÔ VĂN HÓA
Đối với chính quyền và nhiều người Trung quốc từ ngữ "tôn trọng" là một từ ngữ xa lạ. Trong khi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của mình thì người dân mải mê đi du lịch. Đặc biệt là ở nước láng giềng Việt Nam, nhiều người Trung quốc có những hành xử rất khiếm nhã.
Theo số liệu chính thức thì mỗi năm có khoảng 120 triệu người Trung quốc đi du lịch nước ngoài. Mặc dù giữa Việt Nam và Trung quốc đang có tranh chấp đảo tại Biển Đông, số lượng người Trung quốc du lịch ở Việt Nam mỗi năm khoảng 5 triệu người, đứng hàng thứ nhất, kế tiếp là người Nga. Hiển nhiên đa số những người đi theo tour du lịch trọn gói từ Trung quốc đến các phi trường quốc tế Việt Nam không thuộc thành phần đại gia. Dầu sao ở nước cộng sản này so ra vẫn rẻ.
Mặc dù vậy người Trung quốc mặc cả đến từng xu. Một thành viên của Hội Đức-Việt ở Nha Trang là ông Lothar Hüpner, người sống từ 10 năm nay ở ngoại ô của một khu du lịch nổi tiếng cho biết "người bán hàng than phiền về những khách du lịch này, khi thương lượng giá cả họ tỏ ra quá khích, khiến thể diện người Trung quốc bị liệt vào hạng thấp nhất". Hình ảnh khách du lịch Trung quốc ăn cắp chuối của một bà bán hàng (vì giá cả đối với họ quá đắt) đã lan truyền trên các trang mạng xã hội.
Nhân ngày quốc tế Lao động 1/5, Disneyland Thượng Hải đã mở cửa thử nghiệm và ngay lập tức đón hơn 100.000 du khách tới tham gia. Tuy nhiên chỉ trong 1 ngày, khu vui chơi đã hoàn toàn ngập trong rác, các vườn hoa bị phá nát, các cây cột bị khắc chữ và những bãi cỏ trở thành nơi du khách tè bậy hoặc nghỉ chân.
Du khách tranh nhau ăn buffet trong nhà hàng ở Thái Lan
Nhóm du khách dùng đĩa để xúc tôm, sau đó bỏ thừa la liệt trên mặt bàn dù nhà hàng khi đó đang trong giờ cao điểm. Video lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội như lời khẳng định đáng xấu hổ về cách cư xử của người Trung Quốc khi ra nước ngoài.
Bà để cháu gái đi vệ sinh ngay trên thảm máy bay
Trong chuyến bay tới Bắc Kinh, một người phụ nữ lớn tuổi, thay vì bế cháu vào nhà vệ sinh đã thản nhiên cho cháu gái “giải quyết nỗi buồn” ngay tại chỗ. Điều này đã khiến các hành khách đi cùng cảm thấy kinh hoàng trước sự thiếu ý thức của người phụ nữ.
Du khách đi vệ sinh tại nhà ga công cộng
Một khách Hong Kong tên Wong đã ghi lại hình ảnh hành khách khác “đi nặng” ngay bên trong nhà ga Tsim Sha Tsui khiến những người xung quanh sốc nặng. Ông cho biết đây là hành động “ghê tởm” nhất mà ông từng thấy.
Du khách ăn trộm nắp bồn cầu
Hai du khách Trung Quốc đã bị bắt quả tang ăn trộm nắp bồn cầu trong một khách sạn ở Nhật Bản. Ban đầu 2 du khách tìm cách chối tội, nhưng sau đó lại biện bạch rằng nắp bồn cầu đã bị bỏ quên trong gầm giường của người khách trước.
Du khách xả rác ở sân bay Jeju
Sảnh đợi tại tầng 3 của sân bay quốc tế Jeju (Hàn Quốc) thường xảy ra tình trạng ngập tràn bao nilon trên sàn do các du khách Trung Quốc để lại trước khi lên máy bay, dù nơi đây có nhiều thùng rác. Đại diện của hàng miễn thuế ở sân bay cho biết việc làm này để giảm cân nặng của hành lý ký gửi, nhưng do sự thiếu ý thức của du khách mà sân bay Jeju không khác gì một "bãi rác".
Du khách tè bậy tại công viên
Cảnh sát Sydney (Australia) rượt đuổi hai du khách Trung Quốc sau khi bắt gặp họ tè bậy tại Vườn thực vật Hoàng gia (Royal Botanic Garden), chỉ cách nhà vệ sinh công cộng 3 phút đi bộ. Hai người khi bị phát hiện đã cố trốn khỏi hiện trường, một người sau đó ẩu đả với cảnh sát. Sự việc chỉ kết thúc khi hai du khách bị còng tay và đưa về nơi giam giữ.
(Theo shanghaiist
VIII .TRUNG QUỐC LÀ HIỂM HỌA CỦA THẾ GIỚI
Hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry là tác giả quyển Chết bởi Trung Quốc - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu (tiếng Anh: Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action).Trong cuốn sách này, hai tác giả điểm lại các sự kiện bao gồm "từ các chính sách giao thương lạm dụng và thao túng tiền tệ đến lao động nô lệ và các sản phẩm tiêu dùng chết người", các mối đe đọa rõ rệt đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới gây ra bởi Đảng Cộng sản cầm quyền "tham nhũng và tàn bạo" tại Trung Quốc.(Wikipedia)
Đó không phải là những ý kiến tầm thường mà là cả một công trình nghiên cứu của hai kinh tế gia về Trung Quốc. Tác phẩm này là một bản án tố cáo tội ác Trung Quốc đối với nhân loại .
Với 300 trang sách, tác phẩm gồm có 16 chương, được chia thành 5 phần chính. Sau đây là những chương quan trọng:
Chương 1: Chẳng phải đả kích Trung Quốc, nếu là sự thật
Phần I: Người mua hãy cực kỳ cảnh giác
Chương 2: Chết vì chất độc của Trung Quốc: Mạng sống vài đồng và thịt gà thì miễn phí
Chương 3: Chết bởi hàng hóa rác rưởi Trung Quốc: Bóp nghẹt trẻ thơ từ trong nôi
Phần II: Những Vũ khí Hủy diệt Việc làm
Chương 4: Cái chết của nền sản xuất của Hoa Kỳ: Tại sao hàng Mỹ không còn ‘ăn khách’ (*) nữa?
Chương 5: Chết bởi thủ đoạn thao túng tiền tệ: Ngọa Hổ, Kình Long
Chương 6: Chết bởi những doanh nghiệp Hoa Kỳ phản bội: Khi màu xanh đô-la che lấp màu cờ Hoa Kỳ
Chương 7: Chết dưới tay con Rồng thực dân: Thâu tóm nguồn tài nguyên – Thao túng thị trường thế giới
IX. TRUNG QUỐC BUÔN BÁN GIAN LẬN
Trong bài diễn văn của ứng cử viên Trump có đoan:Chúng ta sẽ nghiêm trị tất cả các hành động vi phạm thương mại, bao gồm cả việc sử dụng các loại thuế và thuế nhập cảng, đối với bất kỳ quốc gia nào chơi ăn gian.
Điều này bao gồm cả việc ngăn chặn hành vi trộm cắp sản phẩm tinh thần một cách thái quá của Trung Cộng, sản phẩm bất hợp pháp của họ bán tháo bán đổ, và thao túng tiền tệ. Hiệp định thương mại thê thảm của chúng ta với Trung Cộng và nhiều người khác sẽ được thương lượng lại toàn diện. Điều đó bao gồm đàm phán lại hiệp ước NAFTA để có được một thỏa thuận tốt hơn cho Hoa Kỳ - và chúng ta sẽ bỏ đi nếu chúng ta không có được những thỏa thuận mà chúng ta mong muốn. Chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng và tái tạo mọi thứ.
http://chinhnghia.com/dien-van-cua-donald-trump.asp
Sau một thời gian làm ăn với Trung Cộng, quốc tế mới thấy Trung cộng gian manh. Người ta xa lánh Trung cộng và áp dụng bảo hộ mậu dịch..
Lý giải cho động thái bảo hộ thương mại một cách rõ ràng này, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen tuyên bố: “Tự do thương mại trước hết phải công bằng, và chỉ khi nào công bằng được đảm bảo thì mới có thể có tự do thương mại”. Theo thống kê, hiện Liên minh châu Âu (EU) đang có khoảng 30 triệu việc làm phụ thuộc vào tự do thương mại, và việc Ủy ban châu Âu đưa ra một biện pháp bảo hộ với thép Trung Quốc nói trên được xem là điều cần thiết để tránh tạo ra bất ổn cho nền kinh tế của toàn liên minh.
Muốn chống Trung quốc thao túng tiền tệ, hạ giá hàng bằng cách hạ giá đồng nhân dân tệ thì phải áp dụng bảo hộ mâu dịch, đánh thuế cao hàng Trung Cộng. Đó là đường lối chung của Âu Mỹ ngày nay không riêng gì nước Mỹ của Trump.
Theo nhận định hôm 12/11 của tờ Thời báo Tài chính (Anh), Liên minh châu Âu (EU) đã sẵn sàng tăng cường thuế chống bán phá giá như một biện pháp trừng phạt thương mại nhằm vào hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa.[...].
Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu, khiến sức ép đối với các nhà sản xuất nội địa gia tăng, và việc làm giảm mạnh. Vì vậy, các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tiếp tục là mục tiêu hàng đầu của các quy định áp thuế chống bán phá giá.
Trong 17 năm trường phục vụ cho Đại Hãn, Marco Polo đã đặt chân tới từ miền bắc xứ Mông Cổ tới tận miền nam là Vân Nam, từ các tỉnh bờ biển phía đông tới xứ Tây Tạng về phía tây và còn được bổ nhiệm làm quan tại Hàng Châu (Hangchow). Marco Polo đã mô tả thành phố này giống như Venice của xứ Ý, được xây dựng trên các giòng sông với chu vi vào khoảng 100 dậm. Nơi này có hai ngàn cây cầu bắc qua sông và con đường lớn của thành phố rộng tới 40 bộ theo chiều ngang. Trên đại lộ chính này, có tới 10 trung tâm thương mại với các cửa tiệm bán thực phẩm, rượu, gia vị, và cả các nữ trang như ngọc trai. Mỗi tuần, người dân tại nơi đây họp chợ 2 hay 3 kỳ và Marco Polo đã mô tả cảnh phồn thịnh của sinh hoạt tại Hàng Châu. Nơi chợ có đủ mặt hàng, từ các thú vật như hươu, nai, công, trĩ, tới bò, heo, gà, vịt, các loại lá cây và trái cây, mùa nào thức nấy không thiếu chi.Nói chung, Marco Polo cho ta biết một ít về đời sống Trung Quốc vào thế kỷ XIV, đặc biệt về Mông Cổ. Ông tường thuật mà không có ý kiến bình phẩm.(Wikipedia)
II. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tối cao của phái Mũ Vàng Tây Tạng.Ngài nói về Trung Cộng như sau:
China has to go along with world trends. That's democracy, liberty, individual freedom. China sooner or later has to go that way. It cannot go backward.
Trung quốc phải đi theo xu hướng thế giới. Đó là dân chủ, tự do, tụ do cá nhân. Không chóng thì chầy, Trung Hoa phải đi như vậy, không thể đi giật lùi.
The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war.The Communists are venomous insects that breed on the garbage.
Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng sản là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.
The Chinese government wants me to say that for many centuries Tibet has been part of China. Even if I make that statement, many people would just laugh. And my statement will not change past history. History is history.
Chính phủ Trung Hoa muốn tôi nói rằng trong bao thế kỷ Tây Tạng là một phần của Trung Hoa. Nếu tôi nói thế, nhiều người sẽ cười tôi. Và lời của tôi chẳng có thể thay đổi lịch sử. Lịch sử là lịch sử.
Chinese people themselves, they really want change.
Nhân dân Trung Quốc thực sự muốn thay đổi.
III. TRUNG QUỐC BỦN XỈN- GIÀU MÀ CÒN NHẬN VIỆN TRỢ
Một điều đáng nói là nữa là dù tương đối ‘giàu’ và sẵn sàng đi nhận viện trợ từ các chính phủ khác, như việc Trung Quốc đi nhận viện trợ từ Anh như tờ Daily Mail tường thuật sẽ làm không ít người đặt câu hỏi tại sao một quốc gia đang trở nên giàu mạnh, đang lên như thế lại không có lòng tự trọng, chấp nhận đi nhận viện trợ từ một quốc gia khác.
Trung Quốc lại tỏ ra keo kiệt đối với những quốc gia, nạn nhân bị thiên tai.
Chẳng hạn, Bắc Kinh chỉ viện trợ cho Philippines 100 nghìn đôla tiền mặt sau khi quốc gia này bị bão Haiyan tàn phá nặng nề vào tháng 11. Với số tiền ít ỏi ấy (bằng Việt Nam và chỉ bằng 1/200 tổng giá trị gói viện trợ 20 triệu đôla của Mỹ), Trung Quốc xếp chót bảng các nước viện trợ Philippines.
Thái độ ti tiện này của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của báo chí và dư luận thế giới. Ngay cả Hoàn cầu Thời báo (Global Times) – một tờ báo của Trung Quốc có xu hướng diều hâu, nặng chủ nghĩa dân tộc – cũng phải lên tiếng về khoản viện trợ quá khiêm tốn ấy và cho rằng làm như thế sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới.
Sau khi bị công luận quốc tế và truyền thông trong nước chỉ trích về khoản viện trợ bằng tiền mặt quá ít ỏi ấy, chính phủ Trung Quốc mới quyết định viện trợ thêm cho Philippines 1,4 triệu đôla.
IV. NỮ HOÀNG ANH PHÊ PHÁN TRUNG QUỐC THÔ LỖ
Nữ hoàng Elizabeth II hôm 10/5 trong một cuộc trò chuyện với một chỉ huy cảnh sát London, người phụ trách an ninh cho chuyến thăm cấp nhà nước hồi tháng 10 năm ngoái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Anh, đã chê đoàn đại biểu đối phương là "rất thô lỗ". Đoạn đối thoại vô tình lọt vào ống kính camera sau đó bị phát tán rộng rãi.
Theo Guardian, như thường lệ, Nữ hoàng Anh khi đó đang đi dạo, gặp gỡ các vị khách trong bữa tiệc ngoài vườn cung điện Buckingham. Nữ hoàng lọt giữa vòng vây của giới báo chí. Peter Wilkinson, một nhà quay phim 70 tuổi, cũng nằm trong số này.
Thế nhưng, chính nhà quay phim mà Nữ hoàng Anh rất tin tưởng này lại là người đẩy bà vào rắc rối khi công bố đoạn video Nữ hoàng Elizabeth nói các quan chức Trung Quốc "thô lỗ". Song, giới quan sát cũng đặt ra thắc mắc, vì lý do gì mà một người cẩn trọng trong phát ngôn và không muốn động chạm đến chính trị như Nữ hoàng Anh lại đưa ra bình luận như vậy?
Hồi tháng hai năm ngoái, điện Buckingham thông báo Chủ tịch Trung Quốc sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh trong tháng 10. Trước khi chuyến công du diễn ra, một đoàn công tác Bắc Kinh đã đến London để chuẩn bị hậu cần, đồng thời đưa ra hàng loạt yêu cầu về an ninh, nơi ăn chốn ở và thực phẩm với thái độ hống hách, trâng tráo của những anh trọc phú nhà quê.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/vi-sao-nu-hoang-anh-che-quan-chuc-trung-quoc-tho-lo-3402795.html
V. CANADA BẤT BÌNH VÌ NGOẠI TRƯỞNG TRUNG QUỐC NỔI CÁU
Canada bày tỏ sự không hài lòng với Trung Quốc, sau khi ngoại trưởng nước này nổi cáu với một nhà báo Canada vì câu hỏi về nhân quyền.
Theo AP, Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm qua nói rằng cả Ngoại trưởng Canada Stephane Dion và các quan chức phụ trách vấn đề quốc tế "đã bày tỏ sự không hài lòng đến cả bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và đại sứ Trung Quốc tại Canada. Chúng tôi không hài lòng với cách phóng viên nước tôi bị đối xử".
Tại buổi họp báo chung của Ngoại trưởng Canada Stephane Dion và người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, một nữ phóng viên đã hỏi ông Dion về trường hợp công dân Canada Kevin Garratt, bị bắt tại Trung Quốc từ năm 2014 với cáo buộc gián điệp và đánh cắp bí mật quốc gia. Cô muốn biết ông Dion có nêu trường hợp Garratts trong buổi hội đàm với ông Vương không. Cô còn hỏi rằng, với vụ bắt giữ này và các tác động mất ổn định từ tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, tại sao Canada vẫn theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Ông Vương cho rằng câu hỏi từ Connolly "chứa đầy định kiến về Trung Quốc" và "không thể chấp nhận được".
"Người bên ngoài không thể biết rõ tình hình nhân quyền ở Trung Quốc bằng người Trung Quốc. Chỉ người Trung Quốc mới có thể nói về điều này", ông Vương nói, tỏ thái độ tức giận. Ông Dion đã im lặng trong lúc ông Vương nêu quan điểm, điều này khiến ông bị đảng đối lập Canada chỉ trích.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 1/6 cũng đề nghị gặp Thủ tướng Canada Trudeau, một động thái ngoại giao bất thường đối với một người không phải là nguyên thủ quốc gia.
Video: Ngoại trưởng Trung Quốc nổi cáu khi trả lời phóng viên ở Canada
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/canada-buc-xuc-vi-ngoai-truong-trung-quoc-noi-cau-voi-phong-vien-3414338.html
VI. TRUNG QUỐC COI KHINH TÒA ÁN QUỐC TẾTrung quốc tỏ ra hoàn toàn không có ấn tượng gì về phán quyết của tòa án trọng tài Den Haag (The Hague) rằng sự tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc ở Biển Đông là vô căn cứ. Nhân dịp này Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một phần của Trường Sa.
Người Trung quốc coi thường bản án này, tuyên bố phán quyết của Den Haag không có giá trị và thản nhiên tiếp tục công việc xây dựng ở Biển Đông. Tờ báo New York Times gần đây cho phổ biến nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh làm cho cuộc tranh chấp tiếp tục nóng lên. Các hình ảnh cho thấy sự lấp đầy các rặng san hô ở Biển Đông. Khoan nói tới sự hư hại về môi trường: Trên những đảo nhân tạo này người ta thấy những phi đạo cất/hạ cánh mới toanh cũng như những tháp và hăng ga chứa máy bay. Tờ New York Times cho rằng những cơ sở xây chắc chắn này dùng cho việc quân sự. Tuy những hình ảnh không cho thấy những phi cơ quân sự trên phi đạo nhưng trong những hăng ga có thể chứa bất cứ phi cơ quân sự nào của quân đội Trung quốc. Dĩ nhiên Trung quốc phủ nhận những điều này. Cho đến hôm nay Bắc Kinh vẫn tránh nói đến từ "quân sự hóa" Biển Đông.
Nguồn: Chinesen in Vietnam - Rücksichtslos und aggressiv, Jörg von Rohland, Bayernkurier 18/08/2016. https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/cths/bct20160827-nguoitqtaivn
VII. DU KHÁCH TRUNG QUỐC VÔ VĂN HÓA
Đối với chính quyền và nhiều người Trung quốc từ ngữ "tôn trọng" là một từ ngữ xa lạ. Trong khi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của mình thì người dân mải mê đi du lịch. Đặc biệt là ở nước láng giềng Việt Nam, nhiều người Trung quốc có những hành xử rất khiếm nhã.
Theo số liệu chính thức thì mỗi năm có khoảng 120 triệu người Trung quốc đi du lịch nước ngoài. Mặc dù giữa Việt Nam và Trung quốc đang có tranh chấp đảo tại Biển Đông, số lượng người Trung quốc du lịch ở Việt Nam mỗi năm khoảng 5 triệu người, đứng hàng thứ nhất, kế tiếp là người Nga. Hiển nhiên đa số những người đi theo tour du lịch trọn gói từ Trung quốc đến các phi trường quốc tế Việt Nam không thuộc thành phần đại gia. Dầu sao ở nước cộng sản này so ra vẫn rẻ.
Mặc dù vậy người Trung quốc mặc cả đến từng xu. Một thành viên của Hội Đức-Việt ở Nha Trang là ông Lothar Hüpner, người sống từ 10 năm nay ở ngoại ô của một khu du lịch nổi tiếng cho biết "người bán hàng than phiền về những khách du lịch này, khi thương lượng giá cả họ tỏ ra quá khích, khiến thể diện người Trung quốc bị liệt vào hạng thấp nhất". Hình ảnh khách du lịch Trung quốc ăn cắp chuối của một bà bán hàng (vì giá cả đối với họ quá đắt) đã lan truyền trên các trang mạng xã hội.
Nhân ngày quốc tế Lao động 1/5, Disneyland Thượng Hải đã mở cửa thử nghiệm và ngay lập tức đón hơn 100.000 du khách tới tham gia. Tuy nhiên chỉ trong 1 ngày, khu vui chơi đã hoàn toàn ngập trong rác, các vườn hoa bị phá nát, các cây cột bị khắc chữ và những bãi cỏ trở thành nơi du khách tè bậy hoặc nghỉ chân.
Du khách tranh nhau ăn buffet trong nhà hàng ở Thái Lan
Nhóm du khách dùng đĩa để xúc tôm, sau đó bỏ thừa la liệt trên mặt bàn dù nhà hàng khi đó đang trong giờ cao điểm. Video lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội như lời khẳng định đáng xấu hổ về cách cư xử của người Trung Quốc khi ra nước ngoài.
Bà để cháu gái đi vệ sinh ngay trên thảm máy bay
Trong chuyến bay tới Bắc Kinh, một người phụ nữ lớn tuổi, thay vì bế cháu vào nhà vệ sinh đã thản nhiên cho cháu gái “giải quyết nỗi buồn” ngay tại chỗ. Điều này đã khiến các hành khách đi cùng cảm thấy kinh hoàng trước sự thiếu ý thức của người phụ nữ.
Du khách đi vệ sinh tại nhà ga công cộng
Một khách Hong Kong tên Wong đã ghi lại hình ảnh hành khách khác “đi nặng” ngay bên trong nhà ga Tsim Sha Tsui khiến những người xung quanh sốc nặng. Ông cho biết đây là hành động “ghê tởm” nhất mà ông từng thấy.
Du khách ăn trộm nắp bồn cầu
Hai du khách Trung Quốc đã bị bắt quả tang ăn trộm nắp bồn cầu trong một khách sạn ở Nhật Bản. Ban đầu 2 du khách tìm cách chối tội, nhưng sau đó lại biện bạch rằng nắp bồn cầu đã bị bỏ quên trong gầm giường của người khách trước.
Du khách xả rác ở sân bay Jeju
Sảnh đợi tại tầng 3 của sân bay quốc tế Jeju (Hàn Quốc) thường xảy ra tình trạng ngập tràn bao nilon trên sàn do các du khách Trung Quốc để lại trước khi lên máy bay, dù nơi đây có nhiều thùng rác. Đại diện của hàng miễn thuế ở sân bay cho biết việc làm này để giảm cân nặng của hành lý ký gửi, nhưng do sự thiếu ý thức của du khách mà sân bay Jeju không khác gì một "bãi rác".
Du khách tè bậy tại công viên
Cảnh sát Sydney (Australia) rượt đuổi hai du khách Trung Quốc sau khi bắt gặp họ tè bậy tại Vườn thực vật Hoàng gia (Royal Botanic Garden), chỉ cách nhà vệ sinh công cộng 3 phút đi bộ. Hai người khi bị phát hiện đã cố trốn khỏi hiện trường, một người sau đó ẩu đả với cảnh sát. Sự việc chỉ kết thúc khi hai du khách bị còng tay và đưa về nơi giam giữ.
(Theo shanghaiist
VIII .TRUNG QUỐC LÀ HIỂM HỌA CỦA THẾ GIỚI
Hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry là tác giả quyển Chết bởi Trung Quốc - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu (tiếng Anh: Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action).Trong cuốn sách này, hai tác giả điểm lại các sự kiện bao gồm "từ các chính sách giao thương lạm dụng và thao túng tiền tệ đến lao động nô lệ và các sản phẩm tiêu dùng chết người", các mối đe đọa rõ rệt đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới gây ra bởi Đảng Cộng sản cầm quyền "tham nhũng và tàn bạo" tại Trung Quốc.(Wikipedia)
Đó không phải là những ý kiến tầm thường mà là cả một công trình nghiên cứu của hai kinh tế gia về Trung Quốc. Tác phẩm này là một bản án tố cáo tội ác Trung Quốc đối với nhân loại .
Với 300 trang sách, tác phẩm gồm có 16 chương, được chia thành 5 phần chính. Sau đây là những chương quan trọng:
Chương 1: Chẳng phải đả kích Trung Quốc, nếu là sự thật
Phần I: Người mua hãy cực kỳ cảnh giác
Chương 2: Chết vì chất độc của Trung Quốc: Mạng sống vài đồng và thịt gà thì miễn phí
Chương 3: Chết bởi hàng hóa rác rưởi Trung Quốc: Bóp nghẹt trẻ thơ từ trong nôi
Phần II: Những Vũ khí Hủy diệt Việc làm
Chương 4: Cái chết của nền sản xuất của Hoa Kỳ: Tại sao hàng Mỹ không còn ‘ăn khách’ (*) nữa?
Chương 5: Chết bởi thủ đoạn thao túng tiền tệ: Ngọa Hổ, Kình Long
Chương 6: Chết bởi những doanh nghiệp Hoa Kỳ phản bội: Khi màu xanh đô-la che lấp màu cờ Hoa Kỳ
Chương 7: Chết dưới tay con Rồng thực dân: Thâu tóm nguồn tài nguyên – Thao túng thị trường thế giới
IX. TRUNG QUỐC BUÔN BÁN GIAN LẬN
Trong bài diễn văn của ứng cử viên Trump có đoan:Chúng ta sẽ nghiêm trị tất cả các hành động vi phạm thương mại, bao gồm cả việc sử dụng các loại thuế và thuế nhập cảng, đối với bất kỳ quốc gia nào chơi ăn gian.
Điều này bao gồm cả việc ngăn chặn hành vi trộm cắp sản phẩm tinh thần một cách thái quá của Trung Cộng, sản phẩm bất hợp pháp của họ bán tháo bán đổ, và thao túng tiền tệ. Hiệp định thương mại thê thảm của chúng ta với Trung Cộng và nhiều người khác sẽ được thương lượng lại toàn diện. Điều đó bao gồm đàm phán lại hiệp ước NAFTA để có được một thỏa thuận tốt hơn cho Hoa Kỳ - và chúng ta sẽ bỏ đi nếu chúng ta không có được những thỏa thuận mà chúng ta mong muốn. Chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng và tái tạo mọi thứ.
http://chinhnghia.com/dien-van-cua-donald-trump.asp
Sau một thời gian làm ăn với Trung Cộng, quốc tế mới thấy Trung cộng gian manh. Người ta xa lánh Trung cộng và áp dụng bảo hộ mậu dịch..
Lý giải cho động thái bảo hộ thương mại một cách rõ ràng này, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen tuyên bố: “Tự do thương mại trước hết phải công bằng, và chỉ khi nào công bằng được đảm bảo thì mới có thể có tự do thương mại”. Theo thống kê, hiện Liên minh châu Âu (EU) đang có khoảng 30 triệu việc làm phụ thuộc vào tự do thương mại, và việc Ủy ban châu Âu đưa ra một biện pháp bảo hộ với thép Trung Quốc nói trên được xem là điều cần thiết để tránh tạo ra bất ổn cho nền kinh tế của toàn liên minh.
Muốn chống Trung quốc thao túng tiền tệ, hạ giá hàng bằng cách hạ giá đồng nhân dân tệ thì phải áp dụng bảo hộ mâu dịch, đánh thuế cao hàng Trung Cộng. Đó là đường lối chung của Âu Mỹ ngày nay không riêng gì nước Mỹ của Trump.
Theo nhận định hôm 12/11 của tờ Thời báo Tài chính (Anh), Liên minh châu Âu (EU) đã sẵn sàng tăng cường thuế chống bán phá giá như một biện pháp trừng phạt thương mại nhằm vào hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa.[...].
Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu, khiến sức ép đối với các nhà sản xuất nội địa gia tăng, và việc làm giảm mạnh. Vì vậy, các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tiếp tục là mục tiêu hàng đầu của các quy định áp thuế chống bán phá giá.
Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Peter Ziga cho rằng "châu Âu không thể cứ mãi khờ khạo và cần phải bảo vệ lợi ích của mình."
Theo ông Ziga, EU cần điều chỉnh các biện pháp bảo hộ mậu dịch được áp dụng suốt 15 năm qua, bởi thị trường thế giới giờ đây đã thay đổi sâu sắc, toàn diện. Ủy ban châu Âu (EC) cùng với Pháp và Đức đang thúc đẩy việc tăng thuế chống bán phá giá để bảo vệ ngành thép châu Âu.
http://cafef.vn/bao-anh-eu-san-sang-tang-cuong-thue-chong-ban-pha-gia-20161112200650484.chn
X. NGƯỜI NHẬT NGHĨ VỀ TRUNG QUỐC
Một bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục (đang được phát tán mạnh trên “net”) All Chinese and Taiwanese Must Read!!
- Người Hoa Lục (Trung Cộng) cho tôi cảm nhận cái ấn tượng lúc ban đầu là rất tốt, nhưng về lâu về dài,thì những khuyết điểm đều bạo lộ hết ra ngoài, người Hoa Lục nhát gan, nịnh hót, hèn yếu, hư ngụy, xảo trá, thích làm tài khôn,và cái điều làm cho tôi không thể nào lý giải được là tại sao người Hoa Lục tự đối đãi với chính đồng bào ruột thịt của họ thì rất ư là vô tình, nhưng lại đối đãi với người ngoại quốc thì họ rất khép nép và cung kính.
-Người Hoa Lục chẳng khác nào một thau cát rời rạc,người Hoa Lục đoàn kết một lòng là có,nhưng điều đó chỉ xảy ra ở vào những thời điểm đặc biệt
-Các bạn tự cho là Văn Minh Cổ Quốc, nhưng ngoại trừ những kiến trúc giết người rùng rợn, những văn vật trong các viện bảo tàng, sinh hoạt của người Hoa Lục trong hiện thực, có còn lưu lại cái bóng dáng văn minh truyền thống hay không? không sai, Nhật Bản đã từng chịu sự ảnh hưởng văn minh của Trung Hoa trong thời gian dài lâu,nhưng mà hiện tại sự bảo tồn văn hóa và duy trì được như xưa của người Hoa Lục lại chỉ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Gia Ba, chứ không ở Hoa Lục.
Các bạn đem thành tín, tiết nghĩa, lễ nghi, tứ thư ngũ kinh coi như bốn
thứ đồ phế thải mà quét vào bãi rác, tiếng nói là kiến lập một xã hội
mới, có ngờ đâu lại như thế này, các bạn dĩ nhiên là thấy rõ ràng hơn
chúng tôi, một đằng thì tham ô hủ bại (lời quỷ dối người của các bạn:
“hủ bại là vấn đề mà các nước trên toàn thế giới đều phải đối diện”),
tham bạc mê vàng,ca kỹ dâm ô,chơi chó đua ngựa,còn đằng khác thì nghèo
đến nổi cơm ăn chẳng đủ no .Làm đồ giả, Hoa Cộng không ai địch nổi, thổi
phồng nói dóc, thấy lợi quên nghĩa, các bạn không có tín ngưỡng, tin
chủ nghĩa Marxisme. Nếu mà Marx có biết được cái chủ nghĩa của ông ta mà
là một cái xã hội như vậy, chắc là ông ta cũng phải tức chết đi thôi,
tinh thần rổng tuếch, chẳng ai tin ai, thật không thể nào mà trách một
cái thau cát rời rạc, người Hoa Lục hiện tại, với mức độ vô tri, ngu
muội như thế nếu thụt lùi trở về ở thời của năm 1895 thì cũng chẳng tốt
hơn được là bao nhiêu.
-Trung Cộng là một đại quốc, nhưng mà về chính trị thì tuyệt đối là một kẻ yếu[...].Ai đem nhân quyền là quyền sống tối đại của con người đi giáng cách (chà đạp nhân quyền)? Cách Mạng Văn Hóa, Bước Đại Nhảy Vọt, bao nhiêu cái sai lầm của chính phủ của các bạn, các ca xướng gia của các bạn vẫn hát: người dẫn đường cải cách khai phóng, dắt chúng tôi đi về hướng thời đại mới. Giờ thì không còn người dân Hoa Lục nào ngoan ngoản, nghe theo, ở vào thời đại văn minh như ngày nay, thì cái tình huống như thế thật là hiếm có rồi.
-Các bạn người Hoa Lục đang tự hủy hoại chính mình, trí tuệ của chính mình, tài nguyên của chính mình. Kinh tế Hoa Lục các bạn phát triển nhanh, cái giá phải trả có xứng đáng không? Tài nguyên khô kiệt, môi trường sinh thái bị ác hóa. Nguồn tài nguyên năng lượng tuyệt vời của tỉnh Sơn Tây của các bạn, đã bị chính các bạn hoang phí hủy hoại đến thế nào,kinh tế lạc hậu, dân sinh suy thoái, tham quan hoành hành. Các bạn có biết chăng, thời Trung Hoa Dân Quốc thống trị Hoa Lục, Sơn Tây hãy còn là một tỉnh mô phạm, các bạn cũng chẳng biết địa vị của Sơn Tây trong lịch sử Trung Hoa, kinh tế của tỉnh Sơn Tây thịnh vượng ở thời Thanh triều, một nửa số quan tể tướng ở thời nhà Đường đều xuất thân từ tỉnh Sơn Tây, địa vị của Sơn Tây cao hơn xa so với thành phố Thượng Hải mà các bạn đã từng tự hào huênh hoang khen tặng, bây giờ các bạn hãy thử nhìn Sơn Tây, là sẽ biết ngay cái gì là cái khoảng cách giữa lịch sử và hiện thực rồi (GDP bình quân đầu người Hoa Lục là số 1 từ dưới chót đếm lên).
Các bạn hoang phí và hủy hoại tài nguyên như thế, giả sử như Sơn Tây
được mang cho Nhật Bản, chúng tôi sẽ rất trân trọng như là tổ tiên mà
cung phụng để phát triển Sơn Tây, và Sơn Tây sẽ giàu mạnh hơn nhiều so
với Bắc Kinh, Thượng Hải cường thịnh mà các bạn đã từng trọng thị.Các
bạn kinh tế phát triển nhanh,rồi mừng rỡ mà dùng cái quái gì là Thượng
Hải,là Bắc Kinh làm cửa sổ để ngắm nhìn, ngu xuẩn quá! hai thành phố đó
chiếm diện tích Hoa Lục là bao nhiêu,dân số bao nhiêu? Các bạn trường kỳ
khinh thị nông dân,9 trăm triệu nông dân mà không chiếu cố tốt cho
họ,Hoa Lục các bạn sẽ phải đối diện với đại loạn rồi đó.
-40 năm trước, chính quyền sở tại đã khua chiêng gióng trống mang mấy nghìn dân bản xứ (Sơn Đông) di dân đến Tân Cương, đưa đến vùng hoang vu sơn dã,để họ tự sinh tự diệt ,số người bị chết nơi đó không biết là bao nhiêu ,nhưng họ vẫn không cho trở về Sơn Đông, lén trốn về Sơn Đông cũng chẳng ích gì[...]. Hoa Lục giàu, nhưng mà số người thất nghiệp lại gia tăng,thêm một người thất nghiệp là xã hội sẽ có thêm một nhân tố bất ổn định cho xã hội. Các bạn không giải quyết, thu nhập của nông dân thấp, các bạn không quan tâm,khoảng cách giàu nghèo càng xa, các bạn lại làm như là chẳng thấy gì, cái mà các bạn thích là người ngoại quốc tán dương, cái điểm này nhiều người đã thấy rất rõ, các bạn hư vinh, xa xỉ, xã hội của các bạn hổn loạn,các bạn lại muối mặt không biết xấu hổ mà dám nói là thời của người Nhật đã hết rồi, Hoa Lục Cộng Sản đã vượt xa Hoa Kỳ rồi, ha ha, cái nhìn thiển cận!
-40 năm trước, chính quyền sở tại đã khua chiêng gióng trống mang mấy nghìn dân bản xứ (Sơn Đông) di dân đến Tân Cương, đưa đến vùng hoang vu sơn dã,để họ tự sinh tự diệt ,số người bị chết nơi đó không biết là bao nhiêu ,nhưng họ vẫn không cho trở về Sơn Đông, lén trốn về Sơn Đông cũng chẳng ích gì[...]. Hoa Lục giàu, nhưng mà số người thất nghiệp lại gia tăng,thêm một người thất nghiệp là xã hội sẽ có thêm một nhân tố bất ổn định cho xã hội. Các bạn không giải quyết, thu nhập của nông dân thấp, các bạn không quan tâm,khoảng cách giàu nghèo càng xa, các bạn lại làm như là chẳng thấy gì, cái mà các bạn thích là người ngoại quốc tán dương, cái điểm này nhiều người đã thấy rất rõ, các bạn hư vinh, xa xỉ, xã hội của các bạn hổn loạn,các bạn lại muối mặt không biết xấu hổ mà dám nói là thời của người Nhật đã hết rồi, Hoa Lục Cộng Sản đã vượt xa Hoa Kỳ rồi, ha ha, cái nhìn thiển cận!
Các bạn bất quá chỉ mới “cởi mở” hai mươi mấy năm, mà đã láo khoét như vậy, kinh tế Nhật Bản đang đình trệ, các bạn liều mạng “phát triển” mười năm vẫn không đạt được 1/4 tổng sản lượng kinh tế của Nhật Bản,vậy mà dám nói vượt xa Hoa Kỳ,chuyện thần thoại chăng? Còn nữa, tình hình thế giới không tốt cho các bạn, nhưng mà Nhật bản, nhờ vào chế độ ưu việt, người dân thật lòng, cùng với sự chân thành giúp đỡ của Tây Phương, là lý do đủ để tái phục hồi. Còn Hoa Lục bởi hình thái ý thức, chế độ, với Hoa Kỳ hoặc với các nước tự do khác không thể dung nhập cùng nhau, Hoa Lục ổn định cái gì, một khi mà xã hội hổn loạn, kinh tế băng hoại, các nước xung quanh không có ai ủng hộ, cũng bởi vì nước của các bạn trước sau vẫn luôn cho người ta cái nhìn phản cảm. Bởi vậy Nhật Bản tuy thua trận, vẫn có cơ hội vươn lên, Hoa Lục thua, chắc chắn sẽ hoàn toàn chia năm sẽ bảy. Các quốc gia xung quanh đều mong muốn Hoa Lục như vậy, nước Nga chẳng muốn các bạn được yên, Ấn Độ hận các bạn, Đông Nam Á hận các bạn, bởi vậy hoàn cảnh của các bạn rất là tệ hại và bấp bênh, ấy thế mà các bạn vẫn chẳng hề thấy được cái nguy cơ đó,vẫn cảm giác lương hảo, như vậy rõ ràng là quá ngu muội. BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 450
XI. THẾ GIỚI ĐÁNH GIÁ TRUNG QUỐC
Theo điều tra của Pew Research Centers từ Washington, đánh giá về quan điểm người Đức về Trung quốc:
- Người Đức lo sợ rằng Trung quốc sẽ trở thành cường quốc trong tương lai.
- Chỉ có 28% có cảm tình với đất nước và con người Trung quốc và muốn làm ăn với họ.
- 10% coi Trung quốc là kẻ thù của họ. Trong tất cả các nước châu Âu, Đức là nước có quan điểm về Trung quốc tệ nhất.
- 70% dân số cho rằng chính quyền Trung quốc coi thường quyền lợi của quốc gia khác.
- 87% tin rằng Bắc kinh coi thường quyền công dân.
Điểm sai lầm tiếp theo trong điều tra đề cập tới đó là có liên quan tới quyền lực của đảng cộng sản Trung quốc: Tất nhiên là đảng CS TQ luôn tìm mọi cách để giữ hoặc mở rộng thêm quyền lực. Tuy nhiên đảng CS TQ không phải là một tổ chức khép kín mà còn có các lãnh đạo quyền lực của từng địa phương. Giới chức đó cũng có những mối quan tâm riêng cho địa phương của họ và như vậy đảng CS TQ tự kiểm soát mình còn chưa xong chứ đừng nói gì kiểm soát được tất cả các góc cạnh của đất nước đông dân như vậy.
Nhìn chung, thế giới có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc , một anh mới nổi là nhà giàu hãnh tiến và gian ác.
VIỆT NAM VÀ TỔNG THỐNG TRUMP
Phản hồi từ người Việt trong nước về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump
Người Việt theo dõi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ
Khác với những trận cầu đông nghẹt người theo dõi trên khắp các nẻo
đường, quán xá, buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump chỉ có một
số người quan tâm và đóng cửa theo dõi qua truyền hình. Đường sá, phố
phường vắng hoe.
Một bạn trẻ tên Thịnh – cư dân thành phố Sài Gòn, chia sẻ: “Tôi đang
theo dõi buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Tôi rất vui vì
buổi lễ này đang diễn ra. Ông Trump là người rất cá tính. Tôi rất là
đồng tình với những quan tâm ngoại giao của ông Trump về Trung Quốc và
Biển Đông, điều này cũng rất khác so với những gì trước đây. Tôi tin
rằng sắp tới sẽ có những thay đổi quan trọng…”.
Hội An, thành phố du lịch, nơi có rất nhiều khách sạn và quán cà phê
đông nghẹt người mỗi mùa bóng đá. Nhưng trong đêm nay, chúng tôi rảo
khắp thành phố ngay trong giờ truyền hình trực tiếp buổi lễ nhậm chức
của Tổng thống Donald Trump, đường vắng hoe, không có gì ngoài những
người bán hoa cuối năm tụm năm tụm ba nói chuyện và mấy nhóm khách du
lịch đi chơi khuya.
Những người theo dõi buổi lễ thì đóng cửa ngồi xem truyền hình trực
tiếp. Chúng tôi hẹn gặp thầy Nguyễn Chiến, một cựu giáo viên trung học
phổ thông.
Thầy Nguyễn Chiến – cựu giáo viên văn trung học phổ thông ở Quảng Nam,
chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng thời đại bây giờ, ai cũng có thể xem chương
trình truyền hình trực tiếp lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Ai
muốn theo dõi thì xem tivi thôi. Tôi cũng đang xem đây! Thời buổi bây
giờ không còn ngăn sông cấm chợ được nữa. Xem bình thường thôi mà, có gì
đâu!”.
Ở Hà Nội, người đi đường vẫn còn khá đông bởi không khí vừa ấm lên sau
những ngày giá rét. Nhưng dường như ít ai quan tâm đến buổi lễ nhậm chức
của Tổng thống Trump nếu tìm đến các điểm từng là nơi tập trung rất
nhiều người xem trực tiếp bóng đá. Anh Mai Dũng, người trực tiếp theo
dõi buổi lễ đã chia sẻ với chúng tôi là tại Hà Nội, cũng có nhiều người
xem nhưng hầu hết đó là những người có quan tâm về vấn đề dân chủ, nhân
quyền Việt Nam.
Ông Mai Dũng – cư dân thành phố Hà Nội, chia sẻ: “Đã đến lúc nước Mỹ cần
phải thay đổi mạnh mẽ hơn. Tôi nghĩ Donald Trump làm được điều đó!”.
Với một số rất ít người Việt Nam, buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng
thống Donald Trump là một sự kiện trọng đại… Nhưng với số đông, là một
bầu không khí vắng lặng gần như không có gì nếu như đi trên các đường
phố Việt Nam trong giờ phút buổi lễ diễn ra.
No comments:
Post a Comment