La Vũ: Thời gian chuyên chế của ĐCSTQ sẽ không còn nhiều nữa
- Ngày đăng 28-12-2016
- ...
Ông La Vũ, con trai của cố đại tướng Trung Quốc La Thụy Khanh, mới
đây đã gửi bức thư thứ 14 cho Tập Cận Bình. Ông nhìn nhận rằng ông Tập
chẳng phải kẻ ngốc, ông ấy nắm giữ trong tay con át chủ bài – Dân chủ.
La Vũ, cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc.
La Vũ cho rằng, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ – ông Donald Trump lên nắm
quyền, sẽ có những thay đổi to lớn đối với chính sách chuyên chế của
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời thời gian chuyên chế của
ĐCSTQ sẽ không còn nhiều nữa.
Ngày 19/12, trang Apple Daily đã đăng tải bài viết thứ 14 trong một loạt
bài viết “Thương thảo với người em Tập Cận Bình” của ông La Vũ.
Ông La Vũ gọi ông Tập là ‘Tập lão đệ’, ông nói: “Dù ngày càng có nhiều
người bạn cảm thấy thất vọng đối với những việc chú đã làm, nhưng đối
với chú tôi vẫn ôm giữ hy vọng, hơn nữa không sợ phiền hà mà giải thích
với những người bạn xung quanh đang oán trách chú.
Tôi luôn nói: ‘Tập có khó khăn, xung quanh chú ấy không có người. Toàn
bộ hệ thống quan liêu đều đối đầu với chú ấy. Thử hỏi trong số các quan
chức có ai không tham nào? Trong số các quan chức hỏi có mấy người thật
lòng ủng hộ chú ấy?'”.
Ông La Vũ cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập đã nói rõ ông
Tập sẽ có hành động gì đó. Ông tin tưởng rằng Tập Cận Bình sẽ không
phát triển theo chiều hướng chuyên chế, bởi vì chuyên chế là con đường
chết, ông Tập là người thông minh, đương nhiên biết rõ chỉ có dân chủ
mới là con đường sống.
Ông La Vũ chỉ ra những vấn đề phát sinh xung quanh ông Tập không phải là
chuyện có thể giải quyết một sớm một chiều được, đại khái là nó đụng
chạm đến lợi ích của rất nhiều người.
Ví như tại sao không mượn việc sửa lại án sai đối với vụ án của Nhiếp
Thụ Bân mà chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng của những tù nhân lương tâm?
Bởi vì cả thế giới đều đang công khai lên án tội ác phản nhân loại này.
Đối với “Bản thảo cải cách trưng cầu ý kiến của Đại hội 19″ mà giới
truyền thông Hồng Kông đưa tin, chỉ ra lãnh đạo Tập đề xuất những nhân
sĩ không đảng phái có thể tranh cử đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như
Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Toàn
quốc, Phó Thủ tướng, có thể đảm nhiệm người đứng đầu của Tòa án Tối cao,
Viện Kiểm soát Tối cao, có thể đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch Quân ủy trở
lên. Ông La Vũ cho rằng đây có thể được coi là con át chủ bài của Tập
Cận Bình – “Dân chủ”.
Tuy nhiên, ông đề nghị Tập Cận Bình chuyển đổi sang chế độ Tổng thống,
hết thảy đảng phái đều loại khỏi hệ thống quốc gia. Sau Đại hội 19, Tập
có thể đảm nhiệm hai kỳ Tổng thống. Như vậy có thể giải quyết các vấn đề
của Trung Quốc, và Tập cũng sẽ trở thành ‘cha đẻ’ của thể chế dân chủ
Trung Quốc, mãi mãi lưu danh sử sách.
Ông La Vũ nửa đùa nửa thật nói rằng bản thân ông vốn có đủ tư cách để
đảm nhiệm chức vụ cao nhất trong quân đội không đảng phái, nhưng “quân
đội quá đen tối, bản thân tôi không thể trở nên hiểm ác được, dù cho có
thể hiểm ác, tôi cũng sẽ không hiểm ác bằng họ. Vậy nên chú vẫn gánh
nặng đường xa này vẫn là chú tự gánh lấy vậy”.
Cuối cùng ông bày tỏ, cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump và lãnh đạo
Đài Loan bà Thái Anh Văn là một bước đột phá lớn. Dân chủ Hoa Kỳ sẽ có
những biến đổi to lớn đối với chính sách chuyên chế của Trung Quốc, từ
tỉ lệ nhập siêu thương mại trở về con số 0 đến trừng trị hết thảy các
quan chức ĐCSTQ phạm phải tội ác chống lại loài người. Thời gian chuyên
chế độc tài của ĐCSTQ sẽ không còn bao lâu nữa.
HUY ĐỨC * THƯƠNG VỤ DƯỚI GẦM BÀN
05/01/2017
Những thương vụ “dưới gầm bàn” và sự thất thoát ngân sách quốc gia
Ba Son, Giảng Võ thất thoát bao nhiêu?
Huy Đức
Từ mức khởi điểm 550 tỷ, sau 16 vòng đấu giá, TP đã bán được 1.430 tỷ
(*). Cho dù ai mới thực sự đứng sau cuộc đấu giá này thì kết quả của nó
cũng gây nhiều suy nghĩ. Chúng ta có thể làm một bái toán số học (giữa
giá thị trường và giá anh Vượng đã mua, trên giấy) để thấy tiền bạc của
đất nước đã thất thoát bao nhiêu khi các dự án như Ba Son, Giảng Võ được
âm thầm đem bán.
Đấy là cái giá của sự thiếu minh bạch.
Chính phủ cần ngay lập tức yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tính đủ giá
thành bất động sản (nhà xưởng, văn phòng...) trước khi cho cổ phần hóa.
Đối với các diện tích đất đang sử dụng cho mục đích quốc phòng hoặc đang
giao cho các cơ quan làm trụ sở thì không thể coi là tài sản riêng của
các cơ quan này (Nhà nước chỉ giao đất để phục vụ cho mục đích hiện
hữu). Nay nếu các cơ quan đó không còn nhu cầu sử dụng thì phải trả lại
và phải được quản lý như công sản. Ví dụ, Hội Nhà văn của ông Hữu Thỉnh
nếu không còn cần trụ sở thì phải trả lại cho nhà nước chứ không thể tự
đem bán cho tư nhân hay tự làm khách sạn.
Trong trường hợp cần bán các phần đất này thì phải công khai đấu giá như cách Sài Gòn đã làm với trụ sở của xổ số kiến thiết.
Nếu như Bộ Quốc Phòng khi cho dời cảng Ba Son, Chính phủ của ông Nguyễn
Tấn Dũng không lén lút bán cho ông Vượng ngay thì Hội đồng Nhân dân TP
hoàn toàn có thể lấy ý kiến nhân dân để biến nó trở thành một công viên
bảo tàng, vừa tôn được giá trị của cả TP vừa không biến Ba Son thành cái
thòng lọng thắt cổ giao thông TP.
Nếu những khối tài sản hàng ngàn tỷ được trao đổi dưới gầm bàn thì thánh cũng trở thành tham nhũng.
H. Đ.
Nguồn: FB Huy Đức
TƯỞNG NĂNG TIẾN
Đầu năm nói chuyện cuối đời
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) -
Có bữa, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn
với tóc đen trên chiếc khăn choàng, phủ quanh mình, khi đang
ngồi hớt tóc. “Cái ông thợ cúp này làm biếng dữ, không thay
khăn mới, cũng không rũ sạch cái cũ nên nên mới còn sót lại
tóc tai tùm lum của người khách trước - một khứa lão (mắc
dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.
Chiều: Ảnh Kiều Minh.
"Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già" Tố Hữu.
Vài phút sau, tôi hốt hoảng nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch) nào vô đó nữa!
Chèn ơi, vậy mà tui cứ tưởng là mình còn trẻ. Mái tóc
của tôi, cách đây chưa lâu (lắm) hình như vẫn còn đen thui lui
mà. Chớ tụi nó bạc hồi nào vậy, Trời? Sao kỳ cục vậy, mấy
cha? Khi khổng, khi không cái tất cả chúng ta đều già cái rụp,
và già (ngang) hết như vậy sao?
Mà tuổi già thì như chuối chín, càng chín nó càng mềm. Muốn
cương cũng không được nữa, đành phải yên phận chịu (già) thôi.
- Ủa, mà già thì đã sao kìa? Làm gì mà nẫy giờ cứ chối đây
đẩy, và cứ rẫy nẩy lên – như đỉa phải vôi - vậy cha nội?
- Ý, đừng có tưởng chuyện giỡn chơi à nha. Già thì lôi thôi
lắm, lôi thôi lâu, và lôi thôi (luôn) cho đến chết. Coi: tuổi già
đâu có khi nào chịu tới mình ên. Nó đi cặp kè với đủ thứ
những chuyện (rất) bà rằn và lằng nhằng khác nữa: bệnh tật,
chán chường, cô đơn, thiếu hụt...
Đã vậy, cuối năm, ông bạn Huy Phương kể chuyện (nghe) sao mà rầu muốn chết luôn:
“Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp
qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn,
và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ
ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã
sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm
việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng
các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục
đầu xuống ngủ...”
Thiệt ớn chè đậu!
Tui biết chắc là ông Huy Phương không đặt chuyện để hù em út
nhưng, cùng lúc, tôi cũng biết rõ rằng cái cảnh “tầng đầu địa
ngục” - vừa được mô tả - không phổ biến lắm ở Hoa Kỳ hay Gia
Nã Đại. Cách phân chia chia tuổi già, và những công trình nghiên
cứu khoa học, ở hai quốc gia này, cho chúng ta những con số
tương đối khả tín và khả xác hơn – về vấn đề này.
Người ta chia ra tuổi già làm ba loại:
- Chớm già (young - old) là nhóm lớn nhất, chiếm 70%.
- Già (old-old) 20 %, kém hơn năng động hơn lớp trên thấy rõ.
- Già quá cỡ thợ mộc (oldest-old) chừng 10 %. Trong số này chỉ
có 4 % - chớ không phải là 20 %, như nhiều người vẫn nghĩ -
đang sống ở nursing home hay bệnh viện (Palmore et al. 2005
Encyclopedia of ageism, Binghamton, NY: Haworth).
Như vậy, chính xác, chỉ có 4 % người già - thuộc nhóm cuối
cùng - sống ở viện dưỡng lão thôi. Đa phần còn lại đều có
cuộc sống bình thường trong cộng đồng. Nhưng khách quan mà nói
thì sống ở đâu chăng nữa thì khi đời đã về chiều cũng khó mà
vui.
Xã hội, rõ ràng, chưa bao giờ chuẩn bị chu đáo cho những công
dân lão hạng để họ bước vào giai đoạn (hụt hẫng) còn lại của
kiếp người. Đến tuổi hưu chúng ta bỗng dưng trở nên một người
nào khác, không còn vai trò gì rõ rệt nữa trên cuộc đời này.
Và hoàn cảnh sống (rồi) cũng khác luôn, thời giờ thì dư mà
tiền thì thường thiếu. Đôi khi, lơ ngơ không biết làm gì cho nó
hết một ngày. Nói chi tới một tuần, một tháng, hay cả một
(hay hai)... chục năm sắp tới!
Làm sao sống an vui và có ý nghĩa, cho những năm tháng còn
lại, là một câu hỏi khó - đối với phần lớn những công dân lão
hạng - ở những quốc gia phú túc. Những định chế xã hội hiện
hữu không có câu trả lời, và cũng không có những chức năng hổ
trợ, cho sự an lạc của tuổi già.
Đây là chuyện riêng của từng cá nhân. Vị tha hay vị kỷ? Thủ cho
nó chắc ăn hay xả láng, sáng về sớm là tùy ý mỗi người.
Không có tổ chức, cũng không có cá nhân nào – kể cả vợ chồng
con cái – có thể đóng góp gì nhiều, cho bất cứ ai, vào giai
đoạn cuối cùng của kiếp nhân sinh.
Ở Việt Nam thì khác. Câu hỏi thiết thân của tuổi già không
phải là sống ra sao mà làm sao để sống? Vấn đề, xem chừng, có
vẻ giản dị hơn nhưng vẫn là một câu hỏi khó đối với rất
nhiều người dân cao tuổi!
Những định chế xã hội (cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hội hè...
thổ tả gì đó) thì có rất nhiều và cũng rất thừa. Chúng
hoàn toàn vô can, cũng như vô trách nhiệm, với cuộc sống của
những công dân lão hạng.
Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân là ba phạm trù luôn luôn đi liền, và
gắn bó mật thiết với nhau, khi có nhu cầu tuyên truyền hay
đóng góp. Đâu cần nhân dân có, đâu khó có nhân dân. Khó trăm lần, dân liệu cũng xong.
Nhưng chuyện sống còn và an sinh của mỗi công dân - vào lúc
cuối đời - lại là chuyện thuần túy có tính cá nhân. Đảng và
Nhà Nước tuyệt đối không dính dáng gì (ráo) vào chuyện đời
của Nhân Dân khi trăm họ đến giai đoạn sức cùng, lực kiệt.
Cách đây chưa lâu, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin (Cụ ông gần trăm tuổi đạp xích lô) của phóng viên Văn Nguyễn:
“98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày
ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm
việc từ khi trời còn mù sương.Trong hội thi diễu hành xích lô ở
Festival làng nghề truyền thống Huế, cụ Huần được vinh danh là người lái
xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.”
“Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên
lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và
sự đùm bọc của làng xóm...Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn
nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.”
Cụ Đặng Huyền. Nguồn: vnexpress
Kiểu “vinh danh” này, xem ra, có vẻ hơi kỳ. Phản hồi của độc giả Lê Thu Hiền cũng lạ kỳ không kém:
“Cụ Huần thực sự là người đáng khâm phục vì sức khỏe, sự bền bỉ và
dẻo dai của mình. Cuộc sống thêm lần nữa được minh chứng rằng không cần
sự giàu sang phú quý, nghèo mà vẫn bền bỉ lao động vẫn tạo ra cuộc sống
có ý nghĩa, sức khỏe niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình.”
Cụ Phạm Đờn, một công dân Việt Nam lão hạng khác, lại ở vào
một hoàn cảnh sống khác, kém “ý nghĩa” hơn. Bà cụ, xem chừng,
đã không có khả năng tạo được “niềm tin và hạnh phúc cho riêng
mình” – theo như tường thuật của ký giả Hải Luận, trên Tuổi Trẻ Online:
“Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi,
thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ
như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới
biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày... Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ
trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét... nhưng chỉ
bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000
đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng.”
Cụ Phạm Đờn cũng không được đoàn thể, hay tổ chức nào, “vinh
danh” hết trơn hết trọi. Lý do, có lẽ, vì “mò cua bắt ốc”
không phải là loại hình lao động được coi là vinh quang - theo
tiêu chuẩn văn hoá của dân làng Ba Đình, Hà Nội.
Cụ Phạm Đờn. Nguồn: Tuổi Trẻ Online
Ông Nguyễn Văn Thành, còn có tên gọi là Lão Thành - một người
mù, đang bán vé số để làm kế sinh nhai - cũng rơi vào trường
hợp (không nằm trong tiêu chuẩn được vinh danh) tương tự. Phóng
viên Giang Uyên - báo Bưu Điện Việt Nam
– đã không quá lời khi dùng từ ngữ “quăng quật” để mô tả cuộc
sống vất vả (ngoài sức tưởng tượng) của người đàn ông khuyết
tật, xấu số này:
“...đến giờ tên tuổi của cụ cũng chỉ còn là ký ức... mỗi ngày ông vẫn
phải tự đi kiếm ăn qua tấm vé số và cuộc sống ‘tự lập’ nơi đầu đường xó
chợ... Dù đã già yếu lắm rồi nhưng ngày ngày lão Thành vẫn phải lê bước
đi khắp nơi để bán vé số tự nuôi thân. Có những hôm lão ốm nằm một chỗ
nhiều ngày liền. Bụng đói không chịu đựng nổi, lão lại lọ mọ dậy bước
liêu xiêu ra đường tìm đến đại lý vé số lấy vé đem bán."
Ông Nguyễn Văn Thành. Nguồn: ictnews.
Tương tự như hai bài phóng sự viết về cuộc đời của cụ Phạm
Đờn và cụ Đặng Huần, bên dưới bài viết về ông Thành cũng có
những dòng chữ cuối - chỉ dẫn cách giúp đỡ đương sự - như
sau:
“Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp ông Nguyễn
Văn Thành có thể chuyển đến tận tay ông trước cửa Trung tâm tư vấn pháp
luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14,
Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình - TP Biên Hòa.”
Không thấy ông nhà báo gì đến sự hổ trợ của Đảng, Nhà Nước,
hay những ban ngành hội hè vớ vẩn gì đó - của Mặt Trận Tổ
Quốc. Trong cả ba bài phóng sự thượng dẫn cũng đều có không
một chữ nào đề cập đến nguyên nhân, và trách nhiệm - của bất
cứ ai - về những mảnh đời te tua và bầm dập của những công dân
lão hạng kể trên. Cứ như thể họ là những người thuộc một
quốc gia hay hành tinh nào khác, chứ không phải là những công
dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tôi chợt nghĩ: lỡ sáng mai bà Phạm Đờn hay ông Nguyễn Văn Thành
khi mở mắt ra và (bỗng) thấy mình đang sống trong một cái
nursing home ở California - giường êm nệm ấm, cơm bưng nước rót,
cam tươi sữa hộp cạnh bên, cả đống y tá bác sĩ lăng xăng kế
cận - mà không dưng muốn... rơi nước mắt! Hai vị dám tưởng là
mình đã lên tới thiên đường dù thực sự là họ vừa lạc vào tầng đầu địa ngục, theo như cách nhìn của nhiều người đang sống ở những quốc gia không có Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc - như ở nước ta.
MIKA LÊ* THẾ CHIẾN THỨ BA
Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc
Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí tuệ, một blogger người Nga tên là Ilya Varlamov đã chia sẻ như vậy trong một bài viết với tựa đề “Tại sao Nga thất bại trong cuộc chiến với Mỹ”.
Theo nhận xét của Varlamov, sẽ không có một Elon Musk hoặc Steve Jobs trong tương lai muốn phát triển một dự án mới của mình tại Nga, bởi vì “bất cứ lúc nào, tất cả mọi thứ đều có thể bị xóa sổ lập tức bởi con ma cà rồng điên khùng FSB (Tổng cục An ninh Liên bang)”. Dưới đây là nội dung của bài viết:
Trước đây chiến tranh nổ ra vì sự tranh giành lãnh thổ, trong thế kỷ XX cuộc chiến chủ yếu về tàng trữ các nguồn tài nguyên và nhiên liệu. Cuộc chiến trong thế kỷ XXI sẽ là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang bị thất bại. Hãy nhìn nhận một cách trung thực: hoàn toàn không quan trọng khi thâu tóm bán đảo Crimea, và cũng chắng hề có ý nghĩa lớn lao nếu ông Putin buông hoặc giữ chặt quần đảo Kuril. Thậm chí nếu một ngày mai chúng ta lấy lại vùng Alaska cũng sẽ chẳng có gì thay đổi mang tầm chiến lược. Cuộc khủng hoảng gần đây đã cho thấy rõ, dầu và các nguồn dự trữ khác đã không phải là quá quan trọng. Đúng, chúng ta đã có rất nhiều tài nguyên, nguồn dự trữ lớn, nhưng để làm gì? Khi đói thì bánh mì cũng không thể phết bằng dầu? Giá dầu sụt giảm là tất cả chấm hết.
“Trong thế giới hiện đại ngày nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo ra được những điều kiện tốt nhất cho công việc và cuộc sống”. Tác giả, blogger Nga: Ilya Varlamov
Trong thế giới hiện đại hôm nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo được những điều kiện tốt cho công việc và cuộc sống. Một con người hiện đại, năng động và có học thức thì độ rào cản văn hóa sẽ thấp. Trong thế kỷ XIX và ngay cả trong thế kỷ XX, việc di chuyển đến một đất nước khác quả là một việc nghiêm trọng và đầy khó khăn. Nhưng ngày nay, đó chỉ còn là một chuyện vô cùng đơn giản, nhất là đối với giới trẻ thì đó là một vấn đề rất bình thường. Những công nghệ hiện đại, thông tin kết nối đã làm cho bạn cảm thấy thoải mái như đang ở nhà khi đang ở hầu như bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn không bị mất liên lạc, thông tin với người thân, bạn bè. Thậm chí gọi xe taxi ở Moscow hay New York đều sử dụng cùng một ứng dụng, thưởng thức ly cà phê yêu thích trong một không gian “Starbucks” cũng giống như nhau. Hôm nay bạn nhận được lời mời làm việc tại London, cần khoảng hai lần nhấp chuột để mua vé, hai lần nhấp chuột để thu xếp chỗ ở và ngày mai là bạn đã có mặt tại nơi việc. Đối với giới trẻ, những ranh giới địa lý không còn mấy ý nghĩa. Với họ, bay tới London dễ dàng hơn đi về Omsk. Nơi nào có điều kiện tốt, họ sẽ tới.
Tôi ít liên lạc với các bạn học cùng lớp của mình, nhưng mới đây qua mạng xã hội tôi biết được những người bạn trẻ, tài năng và thông minh nhất đều đã ra đi hết. Họ đã tạo dựng công việc và cuộc sống của mình đâu đó ở châu Âu, ở Mỹ hay ở Israel. Họ ra đi, bởi vì ở những nơi đó họ có nhiều cơ hội hơn, bởi vì ở những nơi đó không có những tòa án đưa ra những phán quyết từ một cuộc gọi điện thoại. Trong số họ, một số hiện đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia Mỹ môn trượt tuyết trên núi cao, một số người khác đơn giản làm việc trong những công ty công nghệ IT tiếng tăm, nơi tạo ra các sản phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Đó là sự thất bại của nước Nga. Tỷ phú Durov, vì có doanh nghiệp bị chèn ép đã buộc ông phải rời đất nước – đó là sự thất bại của Nga. Sharapova, niềm tự hào quần vợt của nước Nga, nhưng sống và được đào tạo tại Hoa Kỳ, cô ta phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ – đó là sự thất bại của Nga. Và tôi chắc rằng, bạn có thể dễ dàng biết thêm được nhiều ví dụ điển hình khác.
“Ngày nay, cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật Bản và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn”.
Những tổn thất nói trên thực sự ít được chú ý, nhưng nếu thua thiệt một vùng lãnh thổ thì lại làm rùng beng lên . Mất mát tài năng trí tuệ thì không được biểu hiện, nhưng những tổn thất này sẽ mang lại khó khăn hơn nhiều cho đất nước, hơn nhiều những gì các bạn đang nghĩ.
Ngày nay cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn. Vâng, có lẽ các bạn sẽ không nhìn thấy rõ hết vấn đề, nhưng hãy xem xét bất kỳ một công nghệ sản xuất hiện đại nào đó, và bạn sẽ không nhìn thấy một máy móc sản phẩm của Nga. Một lần tôi nói chuyện với một phó giám đốc của một nhà máy quốc phòng của chúng ta, thời điểm đó chúng ta đang bị phương Tây trừng phạt, và hiểu được rằng: “Điều tồi tệ nhất không phải là chúng ta bây giờ không thể vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài, nguồn tiền chúng ta có thể tìm ra được. Nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta đánh mất cơ hội, mất thời gian, không kịp mua những máy móc công nghệ chính xác cao. Thiếu những thứ này, chúng ta không thể sản xuất được những vũ khí hiện đại”. Tất cả những điều này là thực tế.
“Không ai muốn đầu tư kinh doanh ở Nga, bởi có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB đến và thổi bay sự nghiệp của họ”.Hôm qua một nữ nhà báo gọi điện cho tôi và hỏi tôi rằng, tôi đã nghĩ ra được thêm trò gì tiếp theo chưa. Thật vớ vẩn, chính quyền muốn kiểm soát toàn bộ tin nhắn, trang web và những ý kiến bình luận của người dân. Tôi nghĩ rằng, sắp tới sẽ liên tiếp có những nhóm bạn trẻ, tài năng, dám nghĩ dám làm, những người yêu nước Nga, muốn được sống và làm việc tại đây, nhưng họ phải thu xếp hành lý ra đi và cống hiến cho Mỹ hay châu Âu. Bởi vì nếu đầu tư, phát triển kinh doanh ở Nga, có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB sẽ đến và đóng cửa toàn bộ. Và không ai muốn như vậy.
Chẳng phải tự nhiên vậy, bởi vì đất nước hiện nay có những thẩm phán như Serebryannikova tòa án quận Chernojarsky tỉnh Astrakhan đã ký lệnh phong tỏa bách khoa toàn thư Wikipedia vì một bài viết vô tội. Có một Cục giám sát Liên bang Roskomnadzor chuyên đe dọa và ngăn chặn các dự án, trang web, nơi mà hàng triệu người đang sử dụng hàng ngày. Và vì thế, ở một nơi nào đó tại đất nước xinh đẹp này, những Elon Musk hay Steve Jobs tương lai đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn: “tôi có nên phát triển một dự án mới ở Nga hay không?”.
“Tôi không nhìn thấy đất nước của tôi làm những điều khiến những con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây”.
Tất cả các nước phát triển đang cạnh tranh nhau để thu hút nguồn tài năng có trí tuệ. Ngay cả Trung Quốc cũng đã gia nhập cuộc đua này. Tôi không muốn kết luận bằng một kết cục buồn, nhưng hiện tôi không nhìn thấy đất nước của tôi đã làm được điều gì khiến nhưng con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây. Tôi đang nói về những con người tài năng và trí tuệ, họ có những phát minh mới, làm ra những sản phẩm mới, đưa những tên lửa lên vũ trụ, phát triển kinh doanh phục vụ cuộc sống của chúng ta.
Ai đó đang đe dọa bạn rằng sắp nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba? Bạn tưởng tượng nó như thế nào? Bụi tro phóng xạ? Tia laser vũ trụ? Không phải vậy! Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu rồi. Đây là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang thất bại.
Mika Lê|kygia.net
(Theo http://gordonua.com)
KIÊM ÁI * DONALD TRUMP
ĐOÁN GIÀ, ĐOÁN NON
Chỉ còn không mấy ngày nữa Donald Trump tuyên thệ nhậm chức mà cả thế giới vẫn còn mù tịt về chủ trương, đường lối và kế hoạch "trị quốc và bình thiên hạ" của vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ ra sao, tất cả chỉ là đoán non, đoán già đưa tới đoán mò mà thôi.
Author: Kiêm Ái | Posted on: 2017-01- 03 |
Chỉ còn không mấy ngày nữa Donald Trump tuyên thệ nhậm chức mà cả thế giới vẫn còn mù tịt về chủ trương, đường lối và kế hoạch "trị quốc và bình thiên hạ" của vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ ra sao, tất cả chỉ là đoán non, đoán già đưa tới đoán mò mà thôi.
Ngày
đầu tiên tên Donald J. Trump xuất hiện trong danh sách các ứng cử viên
Tổng Thống thứ 45 của Đảng Cọng Hòa thì từ quốc nội Hoa Kỳ cho đến
quốc ngoại, từ Á sang Âu và kể cả Mỹ Châu, Úc châu đều cho rằng cái tên
Trump này hành vi lung tung, ăn nói lỗ mãng, ngang tàng; không làm sao
đoán được ý định của ông ta. Có
kẻ cho Donald Trump là tên điên khùng. Tổng Thống thân Hồi Giáo quá
khích thì cho là Trump không biết làm Tổng Thống được. Hillary Clinton
thì cho Trump hồ đồ, thiếu tư cách làm Tổng Thống, tệ nhứt là 16 ứng cử
viên cùng đảng với Donald Trump chuyện vận động cử tri bỏ phiếu cho
mình để được cái vé giới thiệu của Đảng Cọng Hòa thì không lo, cứ lo
mỉa mai Trump hết lời, nào là Trump chưa học trường lớp chính trị nào
như chúng ông, chúng bà đây, nào là Trump chưa bao giờ chấp chính làm
sao mà làm Tổng Thống như chúng ông? Cho đến khi Trump lần lượt
cho từng tên một rớt đài cũng chưa tỉnh giấc chiêm bao giữa ban ngày.
Lại đi vận động Đảng - dĩ nhiên là Cọng Hòa - không cho Donald Trump
đại diện Đảng ra ứng cử Tổng Thống, đúng là thua quá hóa khờ, bởi vì
đảng nào mà làm chuyện ruồi bu như vậy, dù cho những nghị sĩ, dân biểu
đáo hạn phải ra ứng cử lại năm 2016, sợ "văng miểng" tìm cách tránh né
Trump như Việt Cọng đang dạy các tăng ni quốc doanh trong nước "tránh
thai" để đủ điều kiện xuất ngoại qua Hoa Kỳ ... phá Phật Giáo chân
chính, chứ đảng Cọng Hòa làm sao tính chuyện "thương luân bại lý" như
vậy được?.
Phía đảng Dân Chủ thì mượn cớ Sanders cùng một bè với tên ăn cơm Hoa Kỳ
mà hại Mỹ là Kissinger nên phải dùng cách bẩn thỉu loại Sanders (gốc
Do Thái) để cho Hillary Clinton, kẻ kinh nghiệm đầy mình, có mồng, có
gạt chơi mới lại tên Trump, làm uy tín của đảng Dân Chủ (nếu có) mất đi
hơn một nửa, vì có nhiều người nghi ngờ Obama bài Do Thái theo chỉ thị
của Hồi Giáo. Hillary cũng "đạp nước đái" của đám ứng cử viên thất cử
của đảng Cọng Hòa, cho tất cả báo chí, truyền thanh, truyền hình, rỉ
tai tại các đại học, tất cả đều hô một tiếng: "Hillary là Tổng Thống
thứ... 54 của Hoa Kỳ".
Cả đám từ Cọng Hòa tới Dân Chủ đã thua sặc gạch
mà cũng không hiểu nguyên tắc: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng,
... không biết người cũng chẳng biết ta, trăm trận thua cả trăm."
Mạt vận mới tin bói khoa
"Nếu mà cục đất nói năng,
Thì thầy địa lý hàm răng không còn"
Một trong những chiêu quái đản của Hillary là dùng những thầy bói y như
những vị cứu tinh đánh vào tâm lý của cử tri. Vận dụng đến hàng trăm
thầy bói để đoán rằng Hillary sẽ là Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ!!! Một vài thầy bói gốc Việt
cũng tự động tham gia chiến dịch "tâm linh" này, thực là cấp bách, thực
là cần thiết cho đến nỗi những thầy rờ mu rùa có thành tích chuyên môn
đoán trật lất cũng tham gia để chỉ nói "Hillary sẽ thắng". "Phó sản"
của bói toán là con ma "siêu quyền lực" được Tú Gàn tức Nguyễn Cần đưa
ra như một loại thần linh quyết định Hillary là người được chọn làm nữ
Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ.
Đến một hai giờ sáng qua ngày 9.11.2016, Hillary bị xỉu lên, xỉu xuống
chỉ ráng điện thoại cho Donald Trump mấy lời xác nhận tui thua rồi về
nhà. Sáng mai lại cũng chỉ có mấy lời, nhưng:
"...Thiếp rằng chưa chịu".
Bảng
kết quả bầu cử đã được niêm yết Hillary chỉ được 232 phiếu cử tri đoàn
và Donald Trump được 306 phiếu. Thế nhưng vẫn chưa chịu an phận thủ
thường, xúi bà Jill Stein, ứng cử viên Đảng Xanh đòi "tái kiểm phiếu",
hy vọng nếu như kết quả điếm lại mà Hillary thắng ngược 3 tiểu bang
Michigan, Wisconsyn và Pensylvania thì .. lên làm Tổng Thống thay Trump.
Vợ chồng Hillary Clinton, vợ chồng Obama đều là luật sư mà không hiểu
nguyên tắc căn bản của phap lý "bị thiệt hại mới có quyền đi kiện", con
mụ Jill Stein chỉ được 1% phiếu, dù đếm lại mấy trăm lần con mụ này
cũng không "lời, chẳng lổ" quyền gì được đòi đếm phiếu lại? Thua quá hóa đui mù. Đúng là "thua thì thua vẫn níu lấy... con". Vì cuộc tái kiểm phiếu cho thấy Trump vẫn thắng và chỉ cần thắng một trong 3 tiểu bang này là Hillary vẫn thất bại, không có "con" nào để níu kéo. Còn nước còn tát, mua chuộc cử tri đoàn.
Rốt cuộc chỉ có 2 cử tri đoàn Cọng Hòa phản bội, trong khi 5 cử tri
đoàn Dân Chủ không thèm bầu cho Hillary. Gậy bà đập lưng bà.
Thua Trump gở Putin
Không
có "con" để níu, Hillary níu lấy Obama, thế là Obama ra lệnh trục xuất
36 nhà ngoại giao và gia đình thuộc tòa Đại Sứ Nga, tổng cọng 96 nhân
mạng phải ra khỏi Hoa Kỳ trong vòng 72 giờ trong khi Christmas và New
Year đang đến, "cho vừa lòng em". Cái tội được Obama nêu ra là Nga đã
xâm nhập email của Đảng Dân Chủ và Ban Bầu cử của Hillary rồi share với
Wikileaks để Wikileaks phở biến ra giữa trời giúp Donald Trump thắng
cử! Những
tưởng Putin sẽ giận dữ, điên cuồng phản ứng "một vốn bốn lời", khiến
cho Trump và Putin không thể nhìn mặt nhau, phá vở được cái thế "hòa
với Nga, tấn công Tàu Cọng" của Donald Trump. Với hành động này cả
Hillary và Obama có còn là công dân Hoa Kỳ hay không? Nhưng Obama đã
đánh vào khoảng không vì Putin không trả đũa.
*
* *
Cho đến nay, Tổng Thống đắc cử vẫn chưa hoàn thành 100% nội các cho
nên thiên hạ vẫn không thể biết được những gì cần biết về "cách làm
Tổng Thống của Donald Trump" ra sao để còn tùy cơ ứng biến.
- Chọn Peter Navarro, tác giả cuốn sách "Chết dưới tay Trung Cộng" làm
cố vấn mậu địch cho tòa Bạch Ốc, Trung Cọng lo ngại. Những tên Hoa Kỳ
chết nhát đoán rằng Trump lên sẽ có chiến tranh.
- Chọn Rex Tillerson, thân với Putin làm ngoại Trưởng, đảng Dân Chủ la
lối Trump thân Nga sẽ có hại cho Mỹ, chính Mc Cain cũng tranh thủ nói
trước, sợ người ta nói mất rằng: rất đáng lo ngại.
- Chọn Tướng hồi hưu Mad Dog James Mattis làm Bộ Trưởng Quốc Phòng
khiến Trung Cọng xanh máu mặt, lo sốt vó, đám IS cũng la lối sẽ thánh
chiến, sẽ... đe dọa đủ thứ.
- Chọn Rayan K. Zinke làm Bộ trưởng nội vụ thì... đám nhát gan đoán mò rằng cái chỗ đội nón sẽ không an toàn...
Chỉ là những luận điệu đoán già, đoán non, điều đặc biệt là đoán cách
nào cũng có kết luận bất lợi cho Trump, nếu không chê bai thì cũng dè
bỉu, nghi ngờ. Bằng cớ? Trump "thương thuyết với hảng này kiếm được mấy
ngàn job, níu kéo hãng khác đừng đem toàn bộ việc làm qua Mễ cũng mỉa
mai cay độc, Đoán Donald Trump chống Trung Cọng thì nhắc chừng Trung
Cọng cũng "trả đũa", điện đàm với Đài Loan thì cho Trump không "trãi
nghiệm" v.v... Tú Gàn thì chê nội các gì mà toàn là tỉ phú , toàn là
tướng lãnh...
Nhưng,
những người khách quan thì nhìn nhận những nhân vật tham gia nội các
này đều có bản lãnh, có thiện chí và được đặt đúng chỗ.
Một Bộ Trưởng Quốc Phòng văn võ toàn tài chứ không phải thứ vai u thịt
bắp, chỉ biết đánh trận. Một Bộ Trưởng Ngoại Giao nhờ quá khứ cầm cầu
hãng xăng dầu biết cách "deal", biết rõ thế giới, biết tình hình kinh
tế của Nga, sự "khát dầu" của Tàu. Biết người biết ta trăm trận trăm
thắng. Biết người biết ta là yếu tố tất thắng.v.v... Nước
nào cũng cần tiền, nước Mỹ càng cần hơn, không ai đáp ứng nhu cầu này
bằng những kẻ đã thành công trong kinh doanh, bằng các tỉ phú, nước Mỹ
phải đối đầu với Trung Cọng, ISIS cần có tướng lãnh tài ba vì đối với
Trung Cọng hôm nay, đánh về kinh tế là thượng sách, nhưng phải đề phòng
Trung Cọng "thua me gỡ bài cào", cần một lực lượng hùng mạnh và cần
những kẻ có tài dụng binh.
Tuy không thể đoán biết đường lối ngày mai của Donald Trump, nhưng qua 2
cú phone với bà Thái Anh Văn và Nguyễn Xuân Phúc, chúng ta thấy Donald
Trump có chủ trương, đường lối và kế hoạch rất xuất sắc, có thể tin cậy
được. Đưa một bạn học của Tập Cận Bình làm Đại sứ tại Trung Cọng đâu
có phải là để vị đại sứ này "làm tay trong" cho Trung cọng mà trái lại.
Thế kỷ trước, khi Liên Xô sụp đổ, có nhiều người cho rằng vì dân trí
Tây Phương cao, biết quí tự do dân chủ cho nên các nước Cộng Sản Châu
Âu dễ bị lật đổ, còn dân trí Á Đông rất khó "giác ngộ" về tự do dân
chủ, chỉ biết có cơm ăn, áo mặc là "đủ". "Tri túc, tiện túc, đãi túc hà
thời túc". Biết đâu, đường lối Donald Trump trong tương lai sẽ cho dân
Tàu biết phải có "dân chủ thực sự cuộc sống mới đầy đủ và nhờ vậy, vấn
đề cơm áo cũng sẽ giải quyết được tốt hơn một khi người dân làm chủ
đất nước thực sự. Giúp Đài Loan thoát khỏi sự ràng buộc "Một Nước Trung
Hoa" để dân Hoa Kỳ thấy một thời đen tối do Kissinger u mê lầm lạc đã
qua. Ra tối hậu thư cho Nguyễn Xuân Phúc là một cách dạy dỗ Cộng Sản
nếu cứ nằm ì một chỗ để đục khoét tài sản đất nước thì thế giới tự do
và dân tộc sẽ kéo cổ chúng đi. Mong rằng đảng Cộng Sản Việt Nam phải mở
mắt để thấy đã đến lúc dựa hơi Tàu Cộng không được nữa rồi. Dân
Hoa Kỳ đã thấy rõ cái họa Hồi Giáo quá khích mà bầu cho Donald Trump
thì cũng nên bình tỉnh mà nhận xét Donald Trump làm Tổng Thống ra sao,
chớ có đoàn già, đoán non và đoán mò nữa.
Kiêm Ái
LÊ HẢI LĂNG * CHUYỆN GÀ NĂM GÀ
Năm gà kể chuyện giết gà thời bao cấp
Lê Hải Lăng (Danlambao)
- Cái năm mà cả miền Nam bị xuống hố cả núi, miền quê nội của tôi phải
chống chọi với ba thứ giặc: giặc cướp, giặc đói và giặc Cách (Cắt) mạng.
Giặc ác ôn hơn cả là giặc công an, du kích địa phương. Chúng mang súng
vào nhà nào là xem như nhà đó khó thoát tai họa. Nhất là những nhà có
máu mặt giàu có và những nhà có tên trong danh sách đen là có con cháu
cái gọi là "ngụy quân ngụy quyền". Chỉ cần nhẹ nhàng ghép cho một cái
tội không chút bằng chứng là tay sai, là ngoan cố phản động thì thế nào
đối tượng dân làng phải trả giá đắt ngang bướng thì bị giết, còn không
thì bị bị đấu tố trong cuộc họp đội đoàn nông dân lao động. Cán bộ công
an địa phương mạnh ai người nấy hành xử luật rừng. Chúng xem dân miền
Nam như là kẻ thù cần phải hành hạ cho xuống ngang hàng súc vật.
Chính sách dùng cái bao tử để trị dân, ngăn sông cấm chợ từ hột muối hạt
đường buôn đi bán lại từ tỉnh này qua tỉnh nọ đều bị trạm thu thuế kiểm
soát tịch thu với lý do là buôn lậu. Vấn đề đi lại ra khỏi tỉnh phải
xin giấy phép phường, xã, huyện duyệt xong phải ra tỉnh mới được cứu xét
cấp giấy đi lại. Nhiều người có đủ lý do nhưng bị từ chối chỉ vì dưới
các lá đơn không có đồng tiền đi kèm. Nhà nước càng làm làm khó về thể
thức hành chánh dân phải đè cổ ra bán tất cả cái gì có trong nhà để lo
chạy hối lộ dù là chỉ là tờ giấy đi xuất tỉnh thăm thân nhân ốm đau sắp
chết năm trong bệnh viện.
Dân chúng quê tôi ban ngày đi làm lao động tập thể mỏi tay rả xương, ban
đêm về tới nhà chưa kịp ăn cơm tối lại phải đi họp đội, đoàn để nghe
cán bộ chửi và dân nhìn mặt nhau đấu tố hơn là họp hành giải quyết thắc
mắc chuyện này việc kia. Thông thường chúng đã sắp xếp cò mồi trước khi
mổ xẻ một vấn đề gì, chẳng hạn như kêu gọi ủng hộ đóng góp tiền bạc lúa
gạo cho nhà nước. Trong một cuộc họp kêu gọi ủng hộ. Việc đầu tiên là
cán bộ Vẹm chỉ tay vào một vị bô lão giơ tay:
- Tôi xin giới thiệu tui là người nghèo nhất trong xã ni, vì biết công ơn nhà nước tui xin cống hiến cách mạng năm mười tạ lúa.
Bà Hai Bướm thời gian gần đây nổi tiếng là điếc không sợ súng. Người ta
đồn rằng bà chắc là ỷ y có đứa con gái được thằng công an huyện lui tới
la cà tán tụng. Bà bước ra khỏi đám đông, rồi vừa giơ tay vừa phát
biểu:
- Thưa quý vị theo tui biết thì gia đình ông ni chạy gạo ăn từng bữa chưa no lấy của chỗ mô mà đóng với góp.
Người cán bộ nghiến răng chỉ tay về phía trước:
- Bà kia. Ai cho bà chống phá lại đường lối cách mạng, phản đối người ủng hộ nhà nước.
Người cán bộ khác lại đứng lên tiếp lời:
- Nhân dân thấy chưa. Tụi đế quốc và tay sai sừng sỏ đã chích thuốc
phiện tiêm nhiểm vào những cái đầu như bà này. Chúng ta phải tận diệt
mầm mống phản loạn.
Có tiếng người xì xào:
- Nhà nước tự khen là của dân mà dân đưa ý kiến trái chiều rồi bóp họng là làm sao chứ.
Người cán bộ hít một hơi thuốc lá rồi đấm mạnh tay vào bàn:
- Tất cả câm mồm lại. Đây là cuộc họp chớ không phải cái chợ. Tôi yêu
cầu tất cả mọi người mọi nhà phải có nghĩa vụ đối với nhà nước là ai có
nhiều hay ít bắt buộc phải ủng hộ trong đợt vận động đóng góp này.
Một cán bộ khác đứng dậy hất hàm:
- Nhân dân thấy không, nhờ có cách mạng nhân dân làm chủ tập thể, ai
cũng vác cuốc ra đồng lao động tăng gia sản xuất. Ai chống lại đường lối
chủ trương sẽ bị trừng trị đích đáng.
Sau một hồi quanh đi quẩn lại làm sao đạt chỉ tiêu lao động năng suất,
phê và tự phê, kiểm điểm công tác tranh nhau đấu tố lấy điểm. Cuối cùng
người cán bộ chủ trì cuộc họp lấy tay đóng nắp cây bút nguyên tử rồi
thong thả kẹp vào túi áo, đoạn nghiêng vai đội cái nón cối lên đầu rồi
ra lệnh:
- Cuộc họp xong. Cũng cần nhắc nhở thêm là những hộ nào nuôi gà tới kỳ
lớn phải khai báo để hợp tác xã điều động kết toán sổ sách.
Mấy tiếng đồng hồ trôi qua, mọi người ai cũng mệt mỏi theo chân nhau ra
về. Dưới ánh trăng giữa tháng, con đường làng quen thuộc vọng lên tiếng
tre kêu kẻo kẹt trong ngọn gió đêm rì rào. Tôi đẩy cái tay của người
nông dân lối xóm quàng lên vai tôi rồi nói nhỏ nhẹ:
- Thôi hết rồi thời giặc giả nhưng thanh bình trong tâm hồn còn đâu nữa bạn đường ơi!
- Tau cũng nghĩ như rứa. Đem dân ra họp hành đấu tố chửi rủa nhau, thế
này thì xã hội làm sao khỏi suy thoái đạo đức. Ngay cả người lớn mổ xẻ
sát phạt xâu xé đổ tội nhau thế này làm sao giáo dục con cái biết thế
nào là lẽ phải.
- Mi thấy rỏ ràng trước mắt đó. Mấy cuộc họp trước cán bộ có cảnh cáo
huỵch toẹt ra là các tổ tam chế không theo dõi sát sao báo cáo để trừng
trị những phần tử phản động đó mà.
- Trong nhà tau làm cái chi nhất cử nhất động phải có người điểm cho nên bị công an lâu lâu kêu lên cảnh cáo.
*
Cả đêm trằn trọc với giấc ngủ chập chờn trong mộng mị. Khi tiếng gà gáy
canh hai vừa tan, tôi chạy ra chuồng gà. Nhìn những con trống xen mái
gục đầu kêu cúc, cúc. Tôi nói trong lòng là phải thuyết phục mẹ tôi đi
trước một bước để giết vài con làm thịt dù là còn non trước khi khai báo
xã kiểm kê để gián tiếp cướp sạch qua cái cổng hợp tác xã.
Chờ mẹ ngủ dậy theo thói quen cầm cái chổi quét sân. Tôi nấn ná tới nịnh:
- Mẹ nè! Họ sắp bắt khai báo kiểm kê để sớm tịch thu súc vật gia cầm qua
cái chiêu mua lại, con muốn bắt vài ba con gà làm thịt ăn một bữa cho
đã thèm rồi tới mô thì tới.
Mẹ tôi nhổ cái bã trầu xuống đất rồi chống hai tay lên vầng thái dương:
- Tao ngán ngẩm cái cảnh đổi đời ni rồi. Nhà nước là cái chi chi mà đến
nổi kiểm soát từng cái kim sợi chỉ của dân nói chi đến gà vịt của người
ta nuôi cũng phải khai với báo để lường gạt ăn cướp.
- Nếu có bị bắt phạt thì cả nhà chịu đòn, ăn trước no bụng tính sau nghe mẹ.
Mẹ tôi không la rầy hay nói năng gì nữa. Tôi võ đoán là bà ngầm đồng ý.
Khi màn đêm buông xuống, tôi sai đứa em gái bắc nồi nước sôi, rồi lặng
lẻ cầm cái bao bố ra chuồng gà. Giơ tay bắt một con gà mái chưa kịp bỏ
vào bao nó kêu lên tiếng tục tác oang oác như mới để trứng xong. Tôi bắt
tiếp hai con nữa mà không để ý quan tâm tới tiếng chó nhà phía sau sủa
liên tục.
*
Luộc gà xong hai anh em tôi thi đua nhau nhổ lông. Em tôi đưa ra ý kiến:
- Anh nè! Gia đình mình đem con gà trống lên đặt bàn thờ cúng tổ tiên,
phần con gà mái nhiều mỡ này đem cho nhà ông chú có đông con để ăn, còn
con gà nhỏ nhất để dành ngày khác vậy.
Tôi phân bua:
- Chia cho nhà chú không phải như thời kỳ trước đâu. Anh đi họp nhiều
lần nghe mấy đứa con của chú còn tố khổ cha mẹ, đứa con gái còn tấn công
chồng là không theo kế hoạch ba khoan nữa đó.
- Thế thì thời buổi ni mình nhân đạo bà con ai nhân đạo lại mình, không
chừng nuôi ăn lại bị tố ngược. Chắc ăn nhất là ai có thân nấy lo.
- Em nói đúng. Xã hội bây giờ không có một chút nhân bản như thời chính
quyền cũ. Bởi họ sinh ra đã bị hệ thống cầm quyền nhồi sọ làm chuyện ác
độc rồi.
Hai chị em tôi mãi mê vừa nói chuyện vừa làm thịt gà. Bỗng thấy xuất hiện họng súng đen ngòm dí vào đầu:
- Đứng dậy! Giơ tay lên! Đồ quân phản động!
Hai anh em tôi bật người lên rồi đưa tay lên đầu chờ đợi.
Một tên trong bọn xông tới cầm cổ áo tôi:
- Ai cho tụi mầy làm thịt gà ăn khi có lệnh cấm. Cha mẹ chúng mầy quen làm tay sai đế quốc hút máu đến gà vịt cũng không tha.
Một người khác ra lệnh:
- Tịch thu tất cả cùng áp giải hai người này về cơ quan giải quyết. Hai
anh em tôi bị trói hai tay ra phía sau lưng. Họ dẫn đi bằng báng súng kè
kè bên hông. Tôi ngước lên nhìn bầu trời mây đen kín mịt, trên đọt cây
tre vài ba con chim ríu rít gọi nhau bay về tổ ấm. Tôi tự trách móc
đời:
- Tại sao bà con láng giềng lại manh tâm đi tố cáo nhà cầm quyền kiểu này, hóa ra dân lại giết dân.
Tôi nghe tiếng em tôi lẩm bẩm:
- Anh có thấy mạ mình đang ngồi lẻ loi trước thềm nhà chảy nước mắt nhìn ra không?
Tôi bước đi nghe quặn thắt lùa vào xé nát cả tâm tư...
04.01.2017
TRẦN TRUNG ĐẠO * BỆNH LƯỜI
Bệnh lười dưới chế độ CS
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Hôm 24 tháng 8, 2016, VietnamNet có bài viết “Việt Nam mãi nghèo vì người Việt quá lười? Ngẫm sâu hơn, có thể bạn sẽ nghĩ khác!”
Tác giả bài báo dùng các ví dụ về hợp tác xã nông nghiệp để phân tích
và dù tránh đụng đến nguyên nhân sâu xa, cũng đã thừa nhận tệ trạng lười
biếng phát xuất từ chính sách: “Dân lười nên nghèo hay chăm chỉ có của ăn của để do chính sách nông nghiệp khác nhau tạo ra môi trường khác nhau”.(1)
Một bài viết khác khá chi tiết Đất nước của những kẻ lười biếng
của tác giả Lục Phong tập trung vào việc phê bình người Việt “lười học”,
“lười làm”, “lười suy nghĩ”, “lười tập thể dục”, “lười tranh đấu” (2).
Nói chung, đủ thứ lười. Những điều các tác giả đưa ra đều đúng. Không
chỉ hai bài trên, quý vị chỉ cần vào google và đánh ba chữ “Việt Nam
lười” sẽ hiện lên hàng chục bài viết tương tự.
Phê bình các hiện tượng xấu, tiêu cực trong xã hội là một điều nên làm,
dựng lên một chiếc gương để mỗi người có thể soi vào đó mà nhìn lại
chính mình. Tuy nhiên, nếu chỉ phê bình hiện tượng thôi sẽ không bao giờ
chữa trị được căn bệnh xã hội trầm trọng như bệnh lười tại Việt Nam.
Đặc biệt trong thời gian qua, không chỉ báo “lề dân” mà cả báo đảng cũng
đồng thanh lớn tiếng phê bình bệnh lười của người Việt, nhất là trong
các thế hệ trẻ. Phê bình nhiều đến nỗi, một người Việt Nam tự trọng và
có nhận thức sẽ không khỏi cảm thấy bị xúc phạm và đặt câu hỏi phải
chăng lười biếng là một loại bệnh tổ tiên, một phần của văn hóa Việt
Nam?
Câu trả lời là dứt khoát không phải.
Bệnh lười do ý thức hệ CS gây ra
Đây không phải là lý luận kiểu “có gì xấu đổ lên đầu CS” mà từ các ông
tổ CS như Karl Marx, Friedrich Engels, Lenin, Mao cho đến các lãnh tụ CS
sau này đều công nhận lười biếng là một thực tế trầm trọng dưới chế độ
CS.
Không giống như bệnh nghiện rượu mà người viết trình bày lần trước là
những hiện tượng xã hội, bệnh lười được chế độ CS nuôi dưỡng và tồn tại
suốt chiều dài của chế độ. Nói theo lý luận Marx Lenin, bệnh lười giống
như tệ trạng tham nhũng, có tính đảng và xảy ra không chỉ riêng ở năm
nước CS còn lại mà đã từng xảy ra ở mọi quốc gia CS như Liên Xô, khối
Đông Âu, Đông Đức trước đây.
Nguyên nhân của căn bệnh cũng rất hiển nhiên và dễ hiểu
Chủ nghĩa CS xóa bỏ quyền sở hữu cá nhân, giới hạn các quyền tự do căn
bản, ngăn chận tinh thần sáng tạo, cạnh tranh, cầu tiến và ước muốn được
đền bù xứng đáng cho công lao tự nhiên có trong mỗi con người. Tất cả
những điều đó đã làm cho con người có thói quen lười biếng.
Bệnh lười trích trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản
Qua các tác phẩm kinh điển, Karl Marx, Friedrich Engels, Lenin, Mao, Lưu
Thiếu Kỳ đã tập trung biện luận rằng bệnh lười là sản phẩm của chủ
nghĩa tư bản chứ không thuộc về bản chất của ý thức hệ CS.
Lấy Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, văn bản chỉ đạo quan trọng nhất của các đảng CS để phân tích trước.
Trong tuyên ngôn này, Karl Marx và Frederick Engels đã tìm cách lý giải bệnh lười dưới chế độ CS một cách ngụy biện: “Người
ta còn phản đối lại rằng xóa bỏ chế độ tư hữu thì mọi hoạt động sẽ
ngừng lại, thì bệnh lười biếng sẽ phổ biến sẽ ngự trị. Nếu quả như vậy
thì xã hội tư sản phải sụp đổ từ lâu rồi do tình trạng lười biếng, vì
trong xã hội ấy, những người lao động thì không được hưởng, mà những kẻ
được hưởng lại không lao động. Tất cả sự lo ngại chung quy chỉ là luận
điệu trùng phức cho rằng không còn tư bản thì cũng không còn lao động
làm thuê nữa.”(3)
Tuy nhiên, ngay cả khi biện hộ, một điểm mà Marx, Engels, Lenin, Mao đều
không phủ nhận rằng bệnh lười trầm trọng chỉ phát sinh sau khi đảng CS
chiếm được nhà nước.
Bệnh lười tại Liên Xô
Trong thời kỳ từ 1918 đến khi chết, 1924, Lenin đối diện với bệnh lười
lan rộng nhanh chóng trong xã hội CS và gần như làm tê liệt bộ máy kinh
tế. Chính Lenin cảnh cáo bằng khẩu hiệu “Ai không làm thì không ăn”.
Leon Trotsky còn đi xa hơn “Ai không vâng lệnh thì không ăn”, nhưng bệnh
lười không vì các đe dọa đó mà giảm sút (4).
Để tạm thời giải quyết bệnh lười xã hội chủ nghĩa, Lenin buộc lòng thay
đổi chính sách từ tuyệt đối kiểm soát nền kinh tế sang một hình thức nới
rộng tạm thời mà ông ta gọi là Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước để nhằm kích
thích sản xuất bằng cách trả lại một phần quyền sở hữu của người dân.
Trước 1990, Liên Xô với nền kinh tế quốc doanh chỉ huy, đã dành 20 phần
trăm Tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào mục tiêu sản xuất võ khí nhằm cạnh
tranh với Mỹ (5).
Cuộc chạy đua vũ trang đã để lại một khoảng trống to lớn và không được
quan tâm đối với các ngành kinh tế khác cũng như các lãnh vực khác của
đời sống con người. Vào thời điểm 1986, Liên Xô có 45,000 đầu đạn nguyên
tử (6) trong khi không đủ giấy vệ sinh để cung cấp cho dân.(7)
Bệnh lười tại Trung Cộng dưới thời Mao
Bệnh lười tại Trung Cộng sau cách mạng CS 1949 trầm trọng không kém như
tại Liên Xô. Mao Trạch Đông trước Hội Nghị Bắc Đới, 30 tháng Tám, 1958
cũng thú nhận bệnh lười đang xảy tại Trung Quốc khi y phát biểu: “Ngày
nay, nếu một người có một phát minh mới, chúng ta trả người đó chỉ 100
yuan và điều đó sẽ tạo ra tình trạng lười biếng và bất mãn” (8).
Cũng tại Trung Cộng, Diêu Văn Nguyên, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng
ban Tuyên Truyền Trung Ương Đảng CS Trung Quốc, trong tham luận “Phản Bác Lý Thuyết CS Nuôi Dưỡng Sự Lười Biếng” xuất bản tại Bắc Kinh tháng 10, 1958 cho rằng xã hội CS là xã hội của những con người tự giác, nơi đó, “mỗi người sẽ sống vì mọi người và mọi người sẽ vì mỗi người”.(9)
Diêu Văn Nguyên khai triển lý thuyết “từ vượn thành người” của Frederich
Engel khi cho rằng sở dĩ con người có hai tay như ngày nay cũng là kết
quả của một quá trình lao động dài để chuyển hai chân trước thành hai
tay và việc lười biếng có trong con người là thói quen do các chế độ bóc
lột sau đó truyền nhiễm. Đọc tiểu luận của Diêu Văn Nguyên đầy những
ngụy biện và hoang tưởng đến độ buồn cười nhưng đã một thời khống chế
trong nhận thức của mỗi người dân Trung Quốc. Nhắc lại họ Diêu là một
trong Nhóm Bốn Người (the Gang of Four) bị Đặng Tiểu Bình và phe nhóm
bắt, tống giam và đã qua đời năm 2005.
Những biện luận đó cho thấy, bệnh lười thuộc về bản chất của chế độ và
là một trong những mối lo của những người sáng lập nên chủ nghĩa CS.
Một điều rất dễ hiểu, con người với bản tánh tự nhiên, không muốn đổ mồ
hôi nước mắt cho một mục tiêu, phục vụ cho một nền sản xuất mà họ biết
cả đời họ có thể sẽ không được hưởng. Ví dụ như tại Ba Lan và Bulgaria
trong thời kỳ CS, một người dân muốn mua một căn phòng trong chung cư
phải chờ trong danh sách ít nhất 20 năm. Ngay cả khi dành dụm đủ tiền
mua xe, một người dân Đông Đức phải chờ 15 năm để sở hữu một chiếc xe.
Tại Rumani, để tiết kiệm năng lượng, nhà cầm quyền CS không cho phép
người dân được sử dụng bóng đèn quá 45 watt cho một căn phòng, không
được mở nhiệt độ trong nhà cao quá 57 độ Farenheit và đài truyền hình
chỉ phát hai giờ mỗi ngày.(10)
Lưu Thiếu Kỳ định nghĩa “người CS là người lo trước và hưởng sau” nhưng
những “nhiệt tình cách mạng”, “lý tưởng giai cấp” như họ Lưu nói nếu có
cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và trong số ít người cuồng
Cộng thuộc thế hệ CS thứ nhất nhưng đã chết dần theo thời gian, nhường
chỗ cho các nhu cầu tinh thần và vật chất thực tế của đời sống con người
thuộc các thế hệ sau.(11)
Bệnh lười tại Trung Cộng dưới thời Tập
Dưới thời Tập Cận Bình hiện nay, tình trạng lười biếng cũng không có dấu
hiệu gì thay đổi. Tháng 9, 2015, họ Tập ra lệnh sa thải 249 cán bộ
trong 24 tỉnh về tội lười, thất bại trong chính sách chống tham nhũng và
cố tình trì hoãn các công trình.
Tân Hoa Xã, trong bản tin Anh Ngữ “China Voice: Incompetence and laziness mean curtains for China's officials” nhắc lại chủ trương nghiêm khắc chống lười của Tập Cận Bình: “Lười biếng là bệnh không thể chấp nhận trong đảng CS Trung Quốc” (12).
Chỉ trong vòng 2 năm 2013 và 2014, có tổng cộng 96,788 cán bộ các cấp đã
vi phạm các ngăn cấm của đảng CSTQ trong đó có lười biếng. Dù cứng rắn
bao nhiêu và kỷ luật nhiều cán bộ bao nhiêu, bệnh lười không có dấu hiệu
gì giảm bớt (13).
Các nước cựu CS sau cách mạng dân chủ
Hàng loạt các cuộc cách mạng dân chủ đầu thập niên 1990 đã thay đổi
khuôn mặt của Đông Âu, không chỉ về các giá trị tinh thần, tự do, nhân
bản nhưng cả trong đời sống vật chất.
Andrei Shleifer và Daniel Treisman trên Foreign Affairs, tháng
12, 2014 đã đánh giá những khó khăn và thành tựu của các nước cựu CS qua
những nghiên cứu, thống kê, tham khảo rất chi tiết.
Theo nghiên cứu này, nếu dùng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) như thước đo
của mức độ phát triển, những quốc gia cựu CS đã phát triển với một tốc
độ nhanh hơn cả những quốc gia đã có nền kinh tế thị trường tiên tiến
trong khu vực. Chẳng hạn trong giai đoạn mười năm từ 1990 đến 2011, GDP
của Uzbekistan gia tăng 47 phần trăm trong lúc Na Uy gia tăng 45 phần
trăm. Lợi tức tính theo đầu người của Bosnia và Herzegovina, vốn chịu
đựng CS và rồi nội chiến, đã gia tăng gấp năm lần so với thời kỳ CS và
là quốc gia phát triển nhanh hạng thứ ba trên thế giới trong thời kỳ đó,
nhanh hơn của Singapore và Hong Kong.
Các phương tiện cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu đời sống đã thúc đẩy
con người lao vào sản xuất và qua đó gia tăng mức lợi tức cá nhân cũng
như gia đình. Theo chỉ tiêu cung cầu, tại Nga, mức cầu của người dân sau
1991 gia tăng 53 phần trăm so với mức gia tăng 45 phần trăm phần còn
lại của thế giới. Riêng Ba Lan, mức cầu gia tăng 146 phần trăm, cùng
hạng với Nam Hàn tiên tiến. Trong thời gian từ 1993 đến 2011, số lượng
xe hơi tính theo đầu người tại các nước cựu CS Lithuania, Slovenia và Ba
Lan cao hơn cả Anh quốc.
Dưới thời kỳ CS, du lịch nước ngoài là chuyện hiếm hoi, năm 2012, các
quốc gia cựu CS đã thực hiện 170 triệu chuyến du lịch quốc tế. Nhờ vào
các chương trình tư hữu hóa nhà cửa, ngày nay 99 phần trăm người dân
Tiệp, 85 phần trăm người dân Armenia, 39 phần trăm người dân Nga được
sống trong những căn nhà rộng rãi.
Khi con người tập trung vào sản xuất để thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa
diện cũng giúp cho tình trạng sức khỏe cũng qua đó nâng cao. Bệnh ghiền
rượu, vốn là phương tiện duy nhất để giải sầu dưới thời CS, tự động được
chữa trị bằng một đời sống tinh thần phong phú. Mức độ tiêu thụ rượu
trung bình đã từ từ giảm tại các quốc gia cựu CS. Không giống thời kỳ CS
Liên Xô, nơi đó theo một thống kê, trên 50 phần trăm công nhân thừa
nhận có uống rượu trong khi làm việc, điều kiện và tinh thần làm việc đã
thay đổi một cách nhanh chóng sau thời kỳ CS.(14)
Như Andrei Shleifer và Daniel Treisman kết luận: “gần như tất cả
thống kê đã cho thấy một sự cải thiện cấp bách về phẩm chất của đời sống
đối với người dân các nước cựu CS tính trung bình từ 1989 - một thay
đổi thường vượt qua những tiến bộ tương tự tại các phần khác của thế
giới”.
Bệnh lười tại Việt Nam
Con người Việt Nam, cũng giống như bao nhiêu tỉ con người khác trên thế
giới không phải mang theo bản chất lười biếng khi ra đời. Hơn thế nữa,
nhìn lại lịch sử Việt, nếu dân tộc Việt Nam lười biếng thì từ lâu đã
không có một nước Việt Nam mà là tỉnh An Nam, tỉnh Nam Việt nào đó của
Tàu hay thậm chí đã không còn tồn tại trên mặt đất này.
Bệnh lười tại Việt Nam đã được phân tích khá nhiều, người viết không
thấy cần phải viết thêm. Điều muốn nhấn mạnh ở đây, cũng những con người
đó, cũng những dân tộc đó nhưng chỉ trong một thời gian ngắn các quốc
gia CS cũ đã hoàn toàn thay đổi. Việt Nam thì chưa. Một người có nhận
thức căn bản cũng hiểu vật cản đầu tiên và cuối cùng cho tương lai phát
triển toàn diện Việt Nam chính là đảng CS.
Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành một Singapore, Nam Hàn hay Thái Lan
ngày nào đảng CS còn cai trị Việt Nam bởi vì Việt Nam thiếu một nguyên
tố quan trọng nhất để thăng tiến, đó là dân chủ.
Những ai đang mơ một ngày Việt Nam sẽ trở thành Nam Hàn nên đọc phân tích của tạp chí The
Economist: “Nam Hàn không chỉ đơn giản phát triển nhanh. Quốc gia này
đã kết hợp sự phát triển với dân chủ. Mặc dù khởi đi dưới thời một nhà
độc tài quân sự, Park Chung Hee, trong suốt 25 năm, quốc gia đã có một
hệ thống quốc hội đầy sinh động. Theo Freedom House, Nam Hàn có mức độ
phát triển dân chủ ngang với Nhật Bản. Không một nước Á Châu nào có sự
phát triển tốt đẹp tương tự.”
Những người Việt có lòng yêu nước và biết nhìn xa, xin đừng xoa dịu vết
thương xã hội đang mỗi ngày thêm lở loét bằng những lớp băng bó ngoài da
mà hãy mạnh tay cắt bỏ những ung nhọt đã làm cho thân thể Việt Nam hư
thối.
Chỉ có ánh sáng của tự do dân chủ mới chữa được bệnh lười CS. Tiến trình
thay đổi cơ chế chính trị độc tài CS bằng một cơ chế dân chủ là một
tiến trình gian nan và đầy chông gai thách thức nhưng, như lịch sử các
quốc gia cựu CS vừa cho thấy, đó là chọn lựa của thời đại và không có
chọn lựa nào khác.
________________________________________
Chú thích:
(1) Việt Nam mãi nghèo vì người Việt quá lười? Ngẫm sâu hơn, có thể bạn sẽ nghĩ khác! VietNamNet, 24/08/2016.
(2) Đất nước của những kẻ lười biếng, Lục Phong, VietnamVanHien.net, 24/9/2016.
(3) Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Karl Marx, Friedrich Engels, marxistsfr.org
(4) On The Famine, A Letter To The Workers Of Petrograd, V.I. Lenin, 22 May, 1918
(5) Soviet Military Budget: $128 Billion Bombshell, The New York Times, May 31, 1989
(6) Detect and Deter: Can Countries Verify the Nuclear Test Ban? Ola
Dahlman, Jenifer Mackby, Svein Mykkeltveit, Hein Haak, pp. 24-27
(7) Research Toilet Paper Usage in the Former Soviet Bloc and the
Transition, Mike Haynes, University of Wolverhampton, United Kingdom
(8) Remarks by Mao Zedong at the Beid aihe Conference, 30 August, 1958
(9) Disprove the “Communism Breeds Laziness" Theory. Yao Wenyuan (1931 - 2005), October 23, 1958
(10) Normal Countries: The East 25 Years After Communism. Andrei
Shleifer và Daniel Treisman. Foreign Affairs, November/December 2014
(11) Liu Shaoqi How to Be a Good Communist, July 1939. Selected Works of
Liu Shaoqi, Volume I, Liu Shaoqi Reference Archive, February 2004
(12) China Voice: Incompetence and laziness mean curtains for China's officials, Xinhua, July 29 2015.
(13) China Punishes Nearly 1 Lakh Officials for Extravagance, Laziness, Mugdha Variya, IBTimes. Dec 26, 2014
(14) Research on “Communism and Computer Ethics”, Stanford University.
(15) South Korea’s economy, What do you do when you reach the top? The Economist, Nov 12th 2011.
TS. MAI THANH TRUYẾT * TÀU ĐÁNH CÁ TRUNG CỘNG
50.000 tàu đánh cá Trung Cộng ở Biển Đông làm gì?
Mai Thanh Truyết (Danlambao)
- Vào ngày 8 tháng 9 năm 2015, Tập Cận Bình (TCB) tuyên bố sẽ giải ngũ
300.000 quân nhân trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) của TC. Ông
ta tuyên bố ngay vào lúc có cuộc diễn binh lớn ở Bắc Kinh trong ngày
tưởng niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ II.
Câu hỏi được đặt ra là: Giữa lúc tình hình ở Biển Đông đang căng
thẳng, TC đang tiếp tục xây dựng và trang bị vũ khí ở các đảo chiếm được
ở Hoàng Sa và Trường Sa, tại sao TCB lại ra lệnh giảm quân số?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần quan sát những động thái của TCB ngay sau quyết định giảm quân số:
- Theo báo Business Insider bình luận thì chế độ đãi ngộ hào
phóng cho những ông tướng về hưu non là nằm trong kế hoạch cắt giảm quân
số cũng như biện pháp triệt hạ những tướng đối kháng với chính sách của
Tập Cận Bình (TCB) để phòng bị và ngăn ngừa nguy cơ bất ổn xã hội.
Trong quá trình cải tổ, dường như TCB đang củng cố sự lãnh đạo đối với
PLA bằng cách bổ nhiệm các tướng lãnh tin cậy vào vị trí cao, triệt hạ
các tướng không nằm cùng chung “nhóm quyền lực” hay “nhóm lợi ích kinh
tế” của ông. Song hành với cải tổ, quân đội TC còn là mục tiêu của chiến
dịch chống tham nhũng.
- Nhìn xa hơn nữa, đây không phải là việc Tập Cận Bình tuyên bố - đây là
một động lực để đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm đội quân 2,3 triệu người
của TC hiện nay xuống còn hai triệu người, trong một kế hoạch tái cấu
trúc lớn nhất mà quân đội TC (PLA) trải qua kể từ sau Chiến tranh Lạnh
đến nay.
Như vậy, mục tiêu tiềm ẩn thực sự của việc “giải ngũ” 300.000 quân nhân nhằm mục đích gì?
Một số sự kiện tiếp theo chứng minh hùng hồn tính xác tín của hai suy nghĩ trên. Đó là:
- Vào tháng 8, 2015, giới quan sát cho biết hàng loạt vụ tự tử xuất hiện
kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội của Chủ tịch Tập
Cận Bình bước vào giai đoạn thứ hai. “Tự tử là cách tốt nhất để những
người bị cáo buộc tham nhũng hay thậm chí mới bị nghi ngờ nhằm bảo vệ
gia đình, bạn bè và các đồng sự” - một quan chức giấu tên nói.
- Qua tin tức ngày 6/5/2016, hiện có 50.000 tàu cá TC mang vũ khí được
huấn luyện sắp tràn xuống biển Đông, mỗi tàu có 7 đến 10 người. Như vậy
số tàu cá này có 350.000 đến 500.000 quân, áp đảo hoàn toàn ngư dân
Việt, tương đương tổng số quân của Việt Nam (cả hải quân, lục quân,
không quân là 480.000 quân).
Nhà cầm quyền đảo Hải Nam xác nhận với Reuters rằng đội tàu cá này được
cấp dầu và nước đá miễn phí nhằm để bảo vệ biển cho TC. Thậm chí nhiều
ngư dân tại Hải Nam còn khẳng định các tàu này được trang bị vũ khí hạng
nhẹ, cũng như thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để dễ dàng liên
lạc với Hải cảnh TC với mục đích đối phó tàu nước ngoài.
Mặc dù tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao TC là Lục Khảng khẳng định: "không bao giờ có chuyện TC huy động ngư dân để khẳng định chủ quyền biển đảo".
Tuy nhiên trên thực tế, hàng chục ngàn tàu cá đã được trang bị vũ khí,
hệ thống truyền tin, ngư phủ học tập quân sự trở thành dân quân phục vụ
trên vùng Biển Đông.
Khóa huấn luyện đầu tiên gồm cứu hộ, chiến đấu và thu thập thông tin
tình báo được tổ chức trên bộ và sẽ thực tập trên biển từ tháng 5 đến
tháng 8 năm 2016. Ông Hình Cẩm Trình (Xing Jincheng), Chính ủy Lực lượng
võ trang TC trên đảo Hải Nam, chịu trách nhiệm quản lý Biển Đông cho
biết trả tiền cho các ngư dân đi học quân sự. Khoảng 50.000 tàu đánh cá
được trang bị hệ thống liên lạc với lực lượng tuần duyên, báo cáo tình
hình, sự hiện diện của hải thuyền nước ngoài. Ngư dân TC được tài trợ
thay thế thuyền gỗ bằng thuyền vỏ thép và có trang bị súng.
Kết luận là: đây chỉ là một cuộc thanh trừng tướng lãnh không thuần
phục TCB, và là một cuộc chuyển quân vào những vị trí chiến lược khác
chứ không phải thực hiện chính sách giảm quân số cho quân lực Tàu.
Qua các tin tức trên chúng ta thấy rõ ràng hơn nữa là con số 300.000 quân lính giải ngũ đã đi về đâu rồi!
Trong thông điệp năm mới dương lịch ngày 31/12/2016, Tập Cận Bình đã
tuyên bố sẽ "không để bất kỳ ai" tranh giành chủ quyền biển đảo và lợi
ích hàng hải của TC. Thông điệp đầy tính đe dọa này đã được xác định một
cách cụ thể trong trường hợp Biển Đông. Trước Tập Cận Bình ít lâu, một
lãnh đạo quân sự cao cấp tại đảo Hải Nam, đã nhắc nhở các thành viên Dân
Quân Biển nước này rằng họ đều là những "cột mốc chủ quyền di động".
Những tuyên bố đầy tính hăm dọa và hiếu chiến trên đây lại một lần nữa
chứng minh âm mưu của TC là biến đội tàu đánh cá trên danh nghĩa là dân
sự (nghĩa là của ngư dân), nhưng thực tế là một đội tàu quân sự, dùng
việc đánh cá để che mắt thế giới của TC, biến lực lượng này thành vũ khí
bảo vệ bản đổ 9 điểm ở Biển Đông, điều mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ
quyền của họ.
Ts. Rajaratnam, Chuyên gia nghiên cứu về TC thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore tuyên bố: "Các
quan chức TC coi các ngư dân và tàu cá là những công cụ quan trọng
trong việc mở rộng sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của TC trong các
vùng biển tranh chấp".
Thêm nữa, trong một phiên điều trần của Quốc Hội Mỹ vào tháng 09/2016,
Ts Andrew Erickson, một chuyên gia hàng đầu về Dân Quân Biển TC nhận
định rằng: "Không nên ngộ nhận, đó là một lực lượng được Nhà Nước
thành lập, phát triển và kiểm soát, hoạt động dưới quyền chỉ huy trực
tiếp của quân đội; như vậy khi thúc đẩy việc phát triển dân quân biển,
một lực lượng mà nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là hoạt động bán
quân sự, còn đánh cá chỉ là thứ yếu".
Thay lời kết
Kể từ năm 2010, từ khi Bắc Kinh tuyên bố Đường Lưỡi bò, biển Đông đã bắt
đầu dậy sóng. Tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam luôn bị “tàu lạ” (đây
chính là cái hèn của CSVN không dám nêu đích danh “tàu TC” mãi cho đến
hôm nay (2017) vẫn còn tiếp tục... hèn hạ!) gây hấn như: Rượt đuổi và
cướp bóc, đâm cho gảy tàu, thậm chí cả việc giết hại ngư dân nữa!
Thế mà CSVN biết nói tiếng Việt của TC vẫn tiếp tục “an nhiên tự tại”
với 4 Tốt và 16 Chữ Vàng, vẫn cam tâm cúi đầu làm nô lệ cho kẻ thù
truyền kiếp của dân tộc!
Câu chuyện Formosa vẫn còn đang tiếp diễn, Cty Gang thép Hưng Nghiệp vẫn
tiếp tục xây cất giai đoạn II, xây lò cao nhiệt để chuẩn bị kết hợp sắt
và than coke theo quy trình sản xuất gang và thép. Giai đoạn đi vào sản
xuất thực sự nầy sẽ phát thải phế thải độc hại gấp nhiều lần hơn những
vụ xả thải vào tháng 4 năm 2016.
Thêm nữa, nhà cầm quyền Cà Ná lại chấp thuận cho TC xây dựng thêm một Cty gang thép khác ở đây vào năm 2017 nầy!
Chính Trung Cộng, qua sự tiếp tay của CSVN đã cố tình triệt tiêu nguồn protein cá của dân tộc!
Tất cả không phải vì ngu dốt! Tất cả không phải vì thiếu kiến thức! Mà
tất cả chỉ vì nhằm bảo vệ Quyền lực và Quyền lợi của những người không
còn Nhân tính và Lương tri của con người!
Hơn lúc nào hết, tất cả những người con Việt trong và ngoài nước cần
phải tiêu diệt “cơ chế chuyên chính vô sản” của CSVN ngay từ giờ phút
nầy.
Giờ Hành động đã điểm! Con cháu Vua Hùng, con cháu Đức Trần há làm ngơ sao!
06.01.2016
No comments:
Post a Comment