Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 28 February 2017

VĂN QUANG *CÁI MUỖNG

 
Cái muỗng

VĂN QUANG









Tôi không nhớ rõ năm đó là năm thứ mấy chúng tôi “học tập cải tạo”, chỉ biết rằng đã có những người “quen” với những ngày tháng cực khổ, dài lê thê trong những căn nhà giam được “xây dựng” bằng đủ thứ kiểu giữa những vùng rừng núi âm u. Ở Sơn La thì “trại” được làm trên những nhà tù từ thời xa xưa, chỉ còn lại những cái nền nhà lỗ chỗ, người ta dựng vách đất trộn rơm, mái lợp bằng các kiểu lá rừng, miễn sao che kín được khung trời.

Nơi này xưa kia, Pháp dùng để giam giữ tù chính trị, rồi một thời gian sau, VN giam những người tù Thái Lan và trong chiến tranh đã có khi người ta dùng làm “công binh xưởng” chế tạo lựu đạn. Vì thế nên thỉnh thoảng chúng tôi nhặt được một cái vỏ lựu đạn ở đâu đó quanh khu vực này. Ở Vĩnh Phú thì nhà tranh vách đất, ngoại trừ một khu người ta gọi là khu “biệt kích” gồm vài căn nhà “xây dựng kiên cố” bằng gạch lợp tôn xi măng. Chúng tôi “được học tập cải tạo” trong dãy nhà này. Cũng nghe người ta nói lại là khu này trước kia dùng để giam giữ những người lính biệt kích đã từng nhảy dù ra Bắc rồi bị bắt giam ở những khu đặc biệt đó. Muốn vào khu này phải qua hai lần cổng có tường gạch bao quanh. Nhưng có lẽ khi giam giữ biệt kích thì khác, còn khi chúng tôi “được giam” ở đây có vẻ như “cởi mở” hơn vì những cánh cổng thường không đóng bao giờ. Họ để cho chúng tôi đi lao động hàng ngày cho khỏi phải mở ra mở vào.

Cuộc sống dù cực khổ đến đâu, sống mãi rồi người ta cũng phải quen. Nhịp sống hàng ngày cứ thế trôi đi dù là trong đói rét, thiếu thốn và trong những cấm đoán vô cùng khe khắt. Nhà tù nào chẳng thế, nó có những quy luật và quy định riêng. Những ngày đầu người ta cấm luôn cả trà, cà phê, thậm chí cấm cả đeo kính cận. Nhưng sau này nới dần, những thứ như thế không bị cấm nữa. Chỉ còn những thứ đã thành “luật” thì luôn bị cấm và cấm ở bất cứ đâu. Cấm “mua bán đổi chác linh tinh”, cấm dùng thức ăn lâu ngày bằng bột, cấm tỏi và cấm tất cả những dụng cụ sinh hoạt bằng sắt như dao, kéo, muỗng nĩa… Tuy vậy có anh tù nào lại ngây thơ ngoan ngoãn đến nỗi tuân theo hoàn toàn những quy định ấy. Mua bán đổi chác linh tinh vẫn cứ diễn ra, dao kéo vẫn cứ được lén lút xử dụng hàng ngày nhưng đó là những thứ đã được “cải biên” thành dao kéo mini nhỏ nhắn cho dễ cất giấu. Nó là những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày, dù có bị bắt thì cũng chỉ bị tịch thu chứ không đến nỗi bị cùm một hoặc hai chân –tùy theo tội– đưa vào “thiên lao” tức là thứ phòng giam đặc biệt trong trại tù.


II. Ngày qua ngày, cái “không khí êm ả” của trại giam trở nên phẳng lặng nhưng dĩ nhiên là không thể nào nói rằng đó là thứ “an tâm, hồ hởi phấn khởi” mà bất kỳ anh “trại viên” nào cũng cứ phải viết khi phải làm những “bản kiểm điểm”, mặc dù kể cả người viết và người đọc đều chẳng ai tin.

Nhưng cái không khí ấy đôi khi bỗng nhiên bị xáo trộn. Vào một buổi sáng tinh mơ, khi chúng tôi đang ngồi ở cái sân đất giữa trại, chuẩn bị gọi tên từng đội đi lao động để “một ngày lại vinh quang như mọi ngày” thì bỗng đâu toán lính gác trại tù sồng sộc chạy vào. Họ chạy rầm rập như ra trận, súng ống chĩa về phía “quân thù”, mặt mũi “khẩn trương” rõ rệt. Họ sộc thẳng vào phòng giam trống hốc cứ làm như có địch ẩn nấp đâu trong đó.

Chúng tôi ngẩn ngơ đứng nhìn, không hiểu họ giở trò gì. Có những khuôn mặt lo lắng, một nỗi lo bâng quơ. Chuyển trại hay có một ai đó trốn trại? Chưa biết. Toán lính lục tung hết mọi thứ đồ đạc ít ỏi mà mỗi người tù có được trong gói hành trang của riêng mình. Sau đó chừng nửa giờ, một vài gói đồ bị tịch thu được vác lên “phòng thi đua”. Lúc đó thì chúng tôi mới hiểu rằng đó chỉ là một kiểu khám phòng để tìm ra những thứ đồ “quốc cấm” của trại đã quy định.


Thật ra, đó cũng là cái cung cách mà ở những “trại cải tạo” thường dùng để khuấy động cái không khí trầm lặng dễ phát sinh ra những “tiêu cực”. Bởi trong cái sự yên bình của một trại giam, người tù có thể liên kết với nhau làm một chuyện gì đó như tổ chức trốn trại hoặc có thể có những vụ xúi giục “tuyệt thực”, bàn bạc chống đối… Và nếu nói đến sự chống đối thì có hàng trăm thứ để có thể chống đối được. Thí dụ sự ăn đói, sự đối xử bất công, sự oan ức vô lý, sự trù dập của một vài anh “quản giáo”, sự hỗn hào của mấy anh lính võ trang. Chuyện gì cũng có thể chống đối được. Vì thế thỉnh thoảng họ phải làm cho cái không khí đó mất hẳn cái vẻ trầm lặng để chứng tỏ lúc nào họ cũng đề phòng, lúc nào họ cũng “đề cao cảnh giác”, lúc nào họ cũng sẵn sàng đối phó với mọi “mưu đồ”.


Các anh tù đừng có tưởng bở, chẳng bao giờ yên đâu. Cứ sau mỗi lần như thế, chắc chắn thế nào họ chẳng vớ được một anh nào đó giấu những thứ vớ vẩn như dao kéo, thư từ, sách vở tiếng nước ngoài, tiền bạc, đồ dùng ngoài quy định. Tất nhiên sẽ có những cuộc “kiểm điểm, phê bình” mà chúng tôi gọi là những “buổi tối ngồi đồng” để từ đó hy vọng lòi ra một vài cái “tội”. Đội nào khôn ngoan thì cứ ngồi im, ai “phê” thì cứ mặc, còn cãi là còn “ngồi đồng”. Đi làm suốt một ngày mệt mỏi đến thở không ra, tối về còn ngồi đồng, còn “phê bình” còn “kiểm thảo” thì chịu sao nổi. Nay “làm chưa xong” thì mai lại ngồi tiếp, ngồi cho đến khi nào tìm ra tội mới thôi. Tội nặng, tội nhẹ tùy theo tình hình của từng thời điểm.

Thời điểm “căng” thì vào nhà kỷ luật đặc biệt nằm “treo một chân”, thời điểm nhẹ nhàng thì cảnh cáo, ghi tội vào biên bản. Và họ sẽ có những biện pháp an toàn như chuyển đổi năm bẩy anh từ đội này sang đội khác để phòng tránh những chuyện thông đồng, những tổ chức, những phe nhóm có thể gây nguy hại đến an ninh của trại tù.

Chung quy đó chỉ là một cách đào xới tung cái tinh thần “tưởng rằng yên ổn” của mấy anh “trại viên” còn tỏ ra cứng đầu, còn có mưu toan lôi kéo người này người kia vào trong phe mình để từ đó có những yêu sách hoặc toan tính bất lợi cho trại tù. Quả là mỗi lần như thế trại tù cũng rối tung lên và làm cho những anh yếu bóng vía thường phải sống dựa vào tinh thần bè bạn càng thêm rụt rè, chẳng biết tin vào ai được nữa. Nhưng riết rồi trò gì cũng thành quen và đối với một số người “chẳng có gì để mất” thì họ trơ như đá, muốn làm gì thì làm, chỉ có cái thân tù đói này thôi, sống cũng được mà chết cũng chẳng sao.


Có lẽ tôi cũng đã học tập được cái tinh thần ấy của những anh bạn trẻ, bởi tôi cũng chẳng có gì để mất. Vợ con nhà cửa đều đã mất tất cả rồi, chẳng có gì phải lo. Đôi khi tôi sống tưng tưng, ông anh rể ở Sàigòn gửi cho cái gì thì nhận cái nấy. Và một sự thật không thể quên là nếu không có ông anh rể tốt bụng đó thì tôi cũng đã trở thành một thứ “caritas” như một số anh em ở trong trại tù rồi. Tức là những người chẳng có ai thăm nuôi.

Những bà vợ đau khổ với những gia đình đói rách lầm than, họ lo cho chính họ còn không xong thì lấy gì đi “thăm nuôi” người ở trong tù mà lại tù ở tuốt tận miền Bắc xa tít mù tắp. Thậm chí có người còn vui mừng khi thấy vợ mình bước đi bước nữa với một anh nào đó đưa các con ra được nước ngoài. Tôi nói thế để chứng minh rằng không nên trách cứ bất kỳ một ai trong hoàn cảnh cay nghiệt này. Theo tôi thì những anh “mồ côi” không ai thăm nuôi trong trại tù mới chính là những anh hưởng trọn vẹn được cái “thú đau thương”.


III. Trở lại chuyện buổi sáng tinh mơ, khi toán lính chạy sồng sộc vào trại. Đó là một buổi sáng cuối mùa đông, trước Tết âm lịch chừng vài ngày. Đây cũng là biện pháp an ninh thông thường của các trại tù trước những ngày lễ tết lớn. Tôi thảnh thơi theo đội đi làm ở ngoài đồng. Tôi vẫn cứ yên trí rằng chẳng có gì để mất, chẳng có gì quan trọng.

Vào mùa đông cái thứ quan trọng nhất chỉ là rau. Mùa này thiếu rau đến… khô quắt cả dạ dày, rau muống bầu bí không trồng được, chỉ còn rau cải và trồng cải thì lâu ăn và năng suất không cao, cho nên có được tí rau là hạnh phúc nhất. Tôi ngồi lê la trước mấy luống xu hào, đó là thứ “thực phẩm cao cấp” nhất trong khu vườn rau của toàn đội. Những củ xu hào bắt đầu to hơn nắm tay nằm tròn trĩnh dưới những tàu lá xanh mượt mà, tôi trông coi chúng vì cái công sức tôi bỏ ra hơn một tháng trời. Tôi coi chúng cũng như một tác phẩm nào đó mà tôi đã từng viết ra, ở đây không có gì để coi như tác phẩm thì coi nó là tác phẩm vậy, để có cái mà thú vị và để có cái mà quên đi những thứ quanh mình.

Cứ như thế tôi tha hồ đặt tên từng luống xu hào, có khi là một cái tên nghe có vẻ “lả lướt” như tôi đã gặp ở phòng trà tiệm khiêu vũ, có khi là một cái tên rất dung tục. Âu cũng là một trò “nghịch ngầm” giữa vùng rừng núi âm u, hầu như không có mặt trời mùa đông này. Nhưng tôi biết rằng trò chơi của tôi sẽ phải chấm dứt trong một hai ngày nữa. Bởi Tết đã đến, dù 12 luống xu hào còn non chưa đến ngày “thu hoạch” nhưng cần thức ăn trong ba ngày Tết nên họ sẽ nhổ. Nếu tù không ăn thì cai tù ăn, chứ không đời nào họ chịu để đến mùa xuân. Nhưng vui chơi được giờ nào hay giờ ấy trong cuộc sống phù du này.


Buổi trưa về đến trại, trong khi bạn bè xung quanh đang xôn xao, kẻ bị tịch thu cái này, người bị mất cái kia thì tôi vẫn nhởn nhơ vì tôi chẳng có gì để mất. Tôi xách tô đi lấy cơm, gọi là phần cơm, nhưng thật ra chỉ có đúng một bát bo bo tương đối khá đầy đặn. Tôi ăn thì tạm lưng lửng, nhưng những người bạn tôi thì không bao giờ đủ. Họ thường nói “Vừa ăn xong mà vẫn cứ tưởng như mình chưa ăn”. Cái đói cứ lửng lơ mãi ngày này qua ngày khác, thế mới là khó chịu. Có những ông bạn tôi ăn theo cái kiểu câu dầm, tức là lấy cái muỗng tre nhỏ xíu, hoặc một cái gì đó lớn hơn cái đầu đũa, múc từng muỗng ăn rả rích suốt ngày để có cảm tưởng lúc nào cũng được ăn, nó làm lu mờ cái cảm giác đói, đó là cách tự đánh lừa mình.

Tôi cũng “ăn dè hà tiện” nhưng tôi ăn bằng muỗng. Cái muỗng rất đặc biệt bằng inox hẳn hoi, có chạm trổ tinh vi và luôn được chùi rửa sáng bóng. Nhưng sáng nay, được chia hai củ khoai lang ăn sáng nên tôi để cái muỗng ở nhà. Tôi thường cất nó vào trong chiếc lon Guigoz – một loại vỏ hộp sữa được chế biến thành đồ dùng rất thông dụng và nhiều lợi ích của hầu hết những anh tù, nó có thể dùng “trăm công ngàn việc” từ đựng các loại thức ăn, thức uống đến đun nấu, câu móc, đựng mắm muối, chứa đồ để dành, tắm rửa đánh răng, rửa mặt. Nhưng hôm nay thì cái muỗng biến mất, tất nhiên là nó đã bị tịch thu trong buổi khám xét trại sáng nay.


Đây là thứ “gia bảo” tôi đã cất giấu nó suốt mấy năm nay chưa hề lơi lỏng. Nó luôn nằm sát bên tôi, lúc đi lao động cũng như khi nằm ngủ. Có thể ví như cái nạng của một anh què, cái gậy của ông lão chín mươi, một thứ đã thành thói quen bám vào cuộc sống.

Sau một buổi trưa mưu toan tính kế, chiều hôm đó tôi quyết định đến gặp Dực, anh chàng trưởng ban thi đua của trại. Dực cũng chỉ là một “trại viên”, nhưng trước đây anh ta là cán bộ, “thoái hóa tiêu cực” sao đó nên bị đi tù. Những anh cán bộ và quân nhân trong trại tù thường được gọi là “phạm binh phạm cán” tức là tội phạm thuộc binh sĩ hoặc cán bộ cũ. Họ có một chế độ đãi ngộ riêng và thường được dùng vào trong các công việc cần đến sự tin cậy của giám thị.


Bữa khai lý lịch, thấy tôi khai là dân huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, Dực liền hỏi quê quán và nhận là người cùng quê. Một lần Dực dẫn chúng tôi đi lấy quần áo ngoài trại chính, qua khoảng đồi núi quanh co, anh ta chỉ tay lên mảng cây cối thưa thớt, nói với tôi rằng “cậu huyện Nhụ nằm ở đó”.

Tôi hỏi anh có họ hàng thế nào với ông Huyện Nhụ, anh ta nói là cháu gọi ông Nhụ bằng cậu, nhưng gia đình cụ Nhụ vào Nam còn gia đình anh vốn là nông dân nên ở lại miền Bắc.

Cụ Nguyễn Mạnh Nhụ trước năm 75 làm chánh án ở tòa án Sài Gòn và tôi nghe nói là cũng có họ hàng với gia đình tôi, nhưng là họ xa. Cụ làm tri huyện từ khi còn rất trẻ. Sau này tôi có gặp cụ vài lần. Tôi kể cho Dực nghe đôi ba chuyện về cuộc sống của cụ huyện Nhụ khi còn ở Sài Gòn. Sau này đi “cải tạo” cụ mất ở trại này. Dực nói là trước khi cụ chết, cụ chỉ thèm được ăn một cái bánh dò. Dực nhắn người nhà ở Thái Bình khi đi thăm nuôi thì ghé qua Hà Nội mua lên vài cái, nhưng khi bánh dò mang lên thì cụ mất rồi.

Từ đó, đối với tôi, Dực có phần dễ chịu hơn. Nhưng dĩ nhiên cái khoảng cách giữa một bên là “ngụy” một bên là “cán” thì khó mà san lấp được…

Nhưng hôm nay thì tôi cần đến hắn. Suốt buổi trưa tôi không gặp được Dực. Cho đến hai hôm sau, khi trại đã xôn xao chuẩn bị cho những ngày Tết tôi mới gặp được Dực. Trong khi đó tôi dò hỏi mấy tay làm văn hóa xem những thứ bị tịch thu còn để trong phòng thi đua không. Họ nói còn để trong kho lẫn lộn với những thứ đồ dùng khác. Tôi mang cho Dực một ít thuốc đau dạ dày của ông anh tôi gửi vào. Rất may cho tôi là hắn cũng bị đau dạ dày. Mà cái thứ thuốc trị bệnh dạ dày ở miền Bắc hồi đó chỉ là tí mật ong trộn với nghệ nên không công hiệu. Tôi có thứ thuốc “cao cấp” hơn là Maalox, uống vào là cơn đau dịu xuống ngay. Thuốc Mỹ đàng hoàng, người ta ghét Mỹ nhưng thuốc của nó tốt thì cứ thích, có sao đâu.

Tôi gạ chuyện để xin lại cái muỗng. Dực trợn mắt:

– Anh làm cái gì mà cần cái muỗng đến thế? Bây giờ để trong kho, chui vào đấy mà trực trại nó biết thì tôi vào nhà đá.

Tôi nằn nì:

– Đấy là đồ gia bảo của tôi đấy. Anh biết không, tôi mất nhiều thứ lắm, một cái bằng lái xe ba dấu, một cuốn tự điển. Nhưng tôi không cần, chỉ cần cái muỗng thôi.

Dực nhìn tôi nghi ngại:

– Hay là mày giấu tiền trong đó?

Dực hơn tôi hai tuổi nên hắn có gọi tôi bằng mày tôi cũng không tự ái, mà dù hắn có kém tôi vài ba tuổi mà lúc đó gọi tôi bằng mày tôi cũng cho qua luôn.

– Cái muỗng đặc và nhỏ như thế làm sao giấu tiền được?


Dực nửa đùa nửa thật:

– Bọn mày thì lắm trò lắm, cái gì chúng mày chẳng làm được. Chưa biết chừng mày giấu cả cái máy quay phim trong đó cũng nên. Tao nghe nói mày có sách làm phim phải không?

– Đúng, nhưng là tôi viết truyện rồi người ta lấy làm phim chứ tôi biết cái cóc khô gì.

– Vậy sao mày chỉ đòi lấy cái muỗng, mày mua chuộc tao bằng hai vỉ thuốc đau dạ dầy, không bõ. Khéo không chết cả đám. Tao không chơi.

Tôi thất bại, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Chiều hôm đó, Dực lại được lệnh phải làm một cái phòng đọc sách vào dịp Tết. Tôi đang loay hoay dán mấy cành hoa đào lên tấm phông trên hội trường thì Dực kéo tôi xuống. Nó bảo tôi đi khuân sách trên thư viện về hội trường, kê bàn ghế, trang trí thành khu đọc sách báo trong ba ngày Tết cho ra vẻ “có văn hóa”. Nhưng nếu coi thư viện thì không được ăn tết ở phòng mà phải ngồi trực ở hội trường. Tôi nhận lời ngay dù biết rằng sẽ mất cái thú dự những ngày Tết với anh em trong phòng và mất cái thú ngồi đánh mạt chược bằng những con bài gỗ do chúng tôi tự làm lấy.

Thế là tôi lại có dịp lân la nói chuyện với Dực về cái muỗng của tôi. Dực vẫn nghi ngờ rằng tôi có cái gì giấu trong đó. Tôi đành kể cho Dực nghe:

– Buổi sáng hôm tôi phải đi “học tập cải tạo”, vợ tôi chuẩn bị một số đồ dùng hàng ngày đưa vào túi xách. Đứa con gái của tôi, khi đó mới hơn ba tuổi, thấy mẹ nó bỏ vào túi xách nào là quần áo, khăn mặt, thuốc men… nó đang ăn sáng, cũng bỏ vào xách tay của tôi cái muỗng nó đang ăn và dặn: “con cho bố mượn, khi nào bố về, phải trả lại cho con đấy”.

Tôi ôm con gái gật đầu hứa khi về bố sẽ trả. Nhưng quả thật tôi vẫn nghĩ chẳng bao giờ tôi trả lại được cho nó. Lần chia tay này có thể là vĩnh viễn… Chúng tôi ngậm ngùi chia tay, không thể hẹn được ngày về vì có biết ngày nào về đâu mà hẹn!

Thế là từ đó, cái muỗng theo tôi suốt trong những bữa ăn, suốt trong những giấc ngủ. Hình ảnh con gái và gia đình tôi hiện lên qua cái muỗng đó. Tôi vẫn đánh lừa tôi rằng tôi đang được ăn bên con gái, bên những người thân. Dù tôi biết rất rõ sự lừa dối ấy là một niềm ước vọng không bao giờ thành hiện thực, nhưng vậy mà đôi lúc tôi cũng thấy ấm lòng.

Nghe câu chuyện ấy, Dực tỏ ra chần chừ, nhưng hắn vỗ vai tôi:

– Thôi được, nếu đã là như thế thì tôi giúp cậu. Tối nay, khi ngồi coi phòng đọc sách, tôi sẽ giữ phần bánh chưng lại cho cậu, tôi sẽ gọi cậu xuống phòng thi đua cho cậu ngồi ăn ở đó, trong khi tôi gọi ban thi đua lên phòng hội thì tôi giả vờ để quên chìa khóa kho. Cậu mở cửa vào lấy, có gì thì cậu chịu trách nhiệm. Nó mà vớ được thì ‘kỷ luật’ suốt cái Tết này đấy, chưa biết chừng suốt mùa xuân.


Chẳng còn cách nào khác, tôi đành làm theo cách “ăn trộm” này. Tối đó tôi mở khóa mò vào gian nhà kho. Ánh điện từ nhà ngoài hắt vào, vừa đủ soi sáng cái đống hầm bà làng đủ thứ đồ dùng lặt vặt vừa bị thu mấy hôm trước. Tôi sục ngay vào cái đống linh tinh đó, quả là những anh bạn tù của tôi có lắm trò chơi thật.


Thôi thì đủ thứ, cái điếu cày được làm bằng những ống hỏa châu hoặc những cáng băng ca được cắt ngắn, chạm trổ rồng phượng, khắc gọt rất tinh vi. Những cái trâm cài đầu, những cái lược cho con gái hay cho người yêu, làm bằng nhôm được khắc những cái tên “Hồng Hoa, Bích Phượng, Thúy Hường…” nghe nao cả lòng. Những con dao nhỏ xíu, những cái muỗng gò bằng tôn cũng có hoa lá cành xinh xắn. Tất cả những cái gì bằng sắt đều nằm gọn ở đó.


Sách vở tiếng Anh tiếng Pháp và đủ thứ giấy tờ lộn xộn. Cái mà tôi kiếm được trước tiên lại là cái bằng lái xe của tôi. Tôi không dại gì mà không đút vào túi, dù chẳng biết để làm gì. Tôi lại hì hục lục tiếp, vừa hồi hộp vừa phải thật nhanh tay, tôi đâm ra lính quýnh. Dù chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến tôi giật mình. Cái muỗng của tôi vẫn chưa tìm thấy. Ruột nóng như lửa đốt, tôi bới tung hết cả cái đống ấy và đâm hốt hoảng nếu cái muỗng không còn ở đó nữa. Nhưng may quá, cái muỗng kia rồi, nó nằm dưới cuốn sách dày cộm của “thằng chết tiệt” nào đó. Nó chỉ thò ra có mỗi cái đuôi, tôi cũng nhận ra nó ngay. Lúc đó tôi có cảm tưởng như “con có ở xa hàng cây số thì bố cũng cứ nhận ra con như thường”.

Tôi vồ lấy nó như sợ bị người ta giật mất. Tôi nhìn cái hoa văn chạy dọc theo cán muỗng mà tôi đã quá thân thuộc như chính cái nét mặt con gái tôi khi nó “nhí nhảnh” đưa cái muỗng vào trong túi xách. Nó vẫn cứ tưởng là một chuyện vui, bố đi chơi rồi mai bố về. Ừ thì vui. Tôi cười trong nụ cười mếu máo của mẹ nó và trong nụ cười hồn nhiên của nó. Không hiểu sao trong lúc gay cấn như thế mà hình ảnh xưa lại hiện lên rất nhanh như một ánh chớp. Tôi vọt ra khỏi phòng khóa cửa lại, biến nhanh vào bóng tối trên con đường về “khu biệt kích”. Thoát nạn! Cái Tết ấy tôi lại được vui chơi với cái muỗng của tôi, dù tôi đã phải hy sinh suốt ba ngày, trong khi mọi người được nghỉ ngơi thì tôi cứ phải quanh quẩn trong cái “phòng đọc sách” chẳng có ma nào thèm ngó đến ấy.

Những dịp nghỉ ngơi như thế cũng hiếm hoi như chuyện được ăn một bữa cơm đúng là cơm chứ không phải khoai sắn hay bo bo. Nhưng quả là tôi thấy hạnh phúc dù ngồi thui thủi một mình. Tôi có cái muỗng rồi, còn cần gì vui chơi nữa. Đó chính là mùa xuân của tôi.

Nhưng không phải đó là một lần duy nhất tôi phải “cứu lấy” cái vật gia bảo của mình. Hai lần sau cũng tương tự, cũng bị tịch thu rồi cứu lại được cứ như sắp ra pháp trường rồi lại được cứu. Chỉ tiếc rằng người cứu tôi không phải là người bạn đồng minh đã từng chiến đấu với các đồng ngũ của tôi trong những năm qua, người đồng minh đó đã “gan dạ” cuốn cờ chạy nhanh và chạy xa quá rồi. Thôi thì tôi tự cứu lấy cái muỗng của tôi vậy.

Một lần khác, tôi lội qua con suối sau cơn mưa lớn. Chỗ chúng tôi làm phải đi qua một con suối, gọi là suối lạnh. Bình thường nó cạn, dòng nước trong vắt dịu dàng trôi lờ lững trên những tảng đá xanh. Chúng tôi thường dùng nơi này làm bến tắm. Nhưng cứ có một cơn mưa lớn là nước từ những triền đồi vây quanh bốn hướng ào ạt đổ xuống, chỉ cần nửa giờ sau là con suối trở nên hung hãn, nước chảy cuồn cuộn và mang theo những cành cây, những khúc gỗ lao băng băng. Chúng tôi phải gấp rút lội qua con suối trở về trước khi con suối trở thành hung dữ. Sang gần tới bờ bên kia, tôi loạng chọang làm đổ cái túi đồ đựng những thứ lặt vặt trong đó có cái muỗng. Ở đây tôi thuộc từng khe đá nên tôi không ngần ngại nhoài người xuống mò. Anh bạn nhảy dù, la lên:

– Bộ ông điên sao?

Tôi điên thật, hy vọng mình mò được. Nhưng nước chảy xiết quá tôi lại thua. Anh bạn nhảy dù trẻ, què một tay vì bị thương ngoài chiến trường, rất hiểu tôi nên anh đi xa hơn một chút và khom người xuống, thò một tay ra cái khe hòn đá là tìm được lại cho tôi được cái muỗng. Đôi mắt anh rất tinh, anh mỉm cười:

– Tôi biết ông mất cái gì rồi.


IV. Chuyện trớ trêu là hơn 12 năm sau, tôi đã trở về, nhưng chưa trả lại cái muỗng cho con tôi được vì mẹ con nó đã vượt biên, định cư ở nước ngoài. Hơn hai mươi năm, tôi chưa hề gặp lại con gái tôi. Tính đến năm nay là 27 năm, con gái tôi đã 30 tuổi. Ngày 29 tháng 9-2002 vừa qua, cháu đã lập gia đình ở Miami Florida.

Nhận được thiệp báo tin, tôi không biết mình vui hay buồn. Hình như không phải là vui hay buồn mà là một thứ cảm giác kỳ lạ cứ lơ lơ lửng lửng lẫn lộn. Chú thím nó và các anh chị nó ở Mỹ đều hẹn nhau đi dự đám cưới. Tôi thì không, chẳng hẹn hò được điều gì cả và chẳng làm được cái gì cả. Tôi có cảm giác như mình thừa. Rất may là trước ngày đám cưới, cô chú nó về Sàigòn, chính tay tôi gửi được tấm thiệp mừng con gái. Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết. Nhưng tôi chỉ nghĩ rằng gửi cho cháu để cháu hiểu rằng lúc nào tôi cũng coi như cháu còn nhỏ lắm, như mới hôm qua hai bố con còn ở bên nhau. Tôi đi chơi đâu đó và hôm nay trở về. Nhưng cháu đã đi xa và tôi còn ở lại Sàigòn, nơi nó đã sinh ra. Cháu sẽ nghĩ gì, tôi không biết.

Nhưng vài hôm sau thì có một điều tôi biết rất rõ là từ khi cái muỗng được gửi đi, tôi cảm thấy trống trải như mất mát một cái gì, xa vắng một cái gì thân thiết hàng ngày ở bên mình. Tôi cho rằng nó cũng giống như cái cảm giác của những ông bố bà mẹ khi cho con gái mình đi lấy chồng xa. Nỗi buồn lâng lâng bay chập chờn khắp nơi. Nhưng đó chính là sợi dây vô hình nối liền mãi mãi tình thương yêu dù ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này. Cuối cùng người ta chỉ còn lại cái tình. Cái tình ấy dù gửi đi tới đâu cũng vẫn còn lại, đôi khi lại mạnh mẽ và sâu sắc hơn, chỉ khi nào người ta tự đánh mất nó thì nó mới mất mãi mãi. Tôi chắc chẳng ai dại gì làm mất cái thứ báu vật đó trên đời không gì có thể so sánh được.

Lẽ ra chuyện này tôi đã viết ngay từ tháng 9/2002 nhân dịp cháu lập gia đình. Nhưng tôi ngồi mãi trước computer, không gõ được chữ nào, đầu óc lung tung. Dường như khi cảm xúc quá đầy, người ta không thể làm gì được ngoài việc cứ để cho nó tuôn trào lênh láng như ngồi dưới cơn mưa. Không nghĩ ngợi gì cả, không làm gì cả, cứ ngửa mặt lên cho mưa đầy mặt, thế thôi! Đúng là chuyện của người thì nhanh mà chuyện của mình thì nghẹn. Mãi đến hôm nay tôi mới ghi lại được những dòng chữ này, nhưng tôi cho rằng chẳng bao giờ muộn vì nó là thứ chuyện của cả một đời hay là của muôn đời.










Văn Quang




THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ




 

Chiến tranh kinh tế : Bắc Kinh sửa soạn vũ khí đối phó với Trump

media 

Ảnh ông Donald Trump trên một sạp báo tại Bắc Kinh, ngày 12/12/2016. Trang bìa tạp chí mang hàng tựa "Doanh nhân Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?"Ảnh : GREG BAKER / AFP
Báo Pháp Les Echos hôm nay dành tựa trang nhất cho hồ sơ quan hệ kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ : « Bắc Kinh sửa soạn vũ khí đối phó với Trump ». Nửa năm trước kỳ Đại hội chuyển giao quyền lực, trong bối cảnh « tăng trưởng chựng lại, nợ công tăng vọt, căng thẳng với tân chính quyền Trump », chủ tịch Trung Quốc quyết định « bổ nhiệm người thân cận vào nhiều vị trí chủ chốt » của nền kinh tế.
Việc bổ nhiệm nói trên vừa nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến kinh tế với Mỹ trong những tháng trước mắt, vừa là một bước trung gian cho cuộc chiến quyền lực trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc, có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, trước thềm Đại hội 19.
Theo chuyên gia về Trung Quốc Jean-Pierre Cabestan, trưởng khoa chính trị học, Đại học Báp-tít Hồng Kông, với các bổ nhiệm mới này, ông Tập Cận Bình muốn « củng cố quyền kiểm soát đối với toàn bộ những đòn bẩy của chính sách kinh tế quốc gia…. Tăng trưởng giảm tốc và Trump trở thành tổng thống đòi hỏi một sự kiểm soát tập trung hóa cao độ ».
Quốc Hội Trung Quốc khai mạc cuối tuần này sẽ phải chấp nhận một tỉ lệ tăng trưởng ở mức 6,5%, thấp hơn năm ngoái và thấp nhất kể từ 26 năm qua. Về mặt tài chính, vấn đề nợ công gia tăng với tốc độ phi mã, đặc biệt là nợ của các cấp chính quyền địa phương, là hết sức nan giải với Bắc Kinh, nhiều định chế quốc tế, như IMF, đang thúc đẩy Trung Quốc phải « hành động kiên quyết ».

Les Echos đặc biệt chú ý đến ba nhân vật mới được bổ nhiệm. Ông Hà Lập Phong (He Lifeng), 72 tuổi, lãnh đạo Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển Nhà Nước (NDRC), là người từng làm việc cùng Tập Cận Bình trong những năm 1980, khi ông Tập còn là phó thị trưởng thành phố Hạ Môn (Xiamen). Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển Nhà Nước phụ trách các chính sách lớn, như kế hoạch kinh tế năm năm, hay chủ trương « con đường tơ lụa » - một dự án trung tâm trong chiến lược kinh tế và ngoại giao toàn cầu của ông Tập Cận Bình. Tiếng nói của ủy ban này rất quan trọng trong bối cảnh « tính bền vững của mô hình tăng trưởng Trung Quốc » hiện đang bị thách thức.

Tập Cận Bình cũng bổ nhiệm một chiến hữu khác vào cương vị bộ trưởng Thương Mại. Ông Chung Sơn (Zhong Shan), 61 tuổi, từng là người cộng sự lâu năm khi ông Tập còn là bí thư tỉnh Chiết Giang trong những năm 2000. Tân bộ trưởng Thương Mại sẽ phải thương lượng gay go với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh « chủ nghĩa bảo hộ và dân túy dâng lên tại phương Tây » và « thương mại toàn cầu có chiều hướng chững lại ».

Nhân vật quan trọng thứ ba được Les Echos chú ý là Quách Thụ Thanh (Guo Shuqing), lãnh đạo Uỷ ban Giám sát và Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), 60 tuổi, người rất có khả năng sẽ trở thành thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc. Ông Quách Thụ Thanh, từng « nổi tiếng là một nhà cải cách kiên cường trong lĩnh vực điều chỉnh các thị trường hối đoái », sẽ phải đối mặt với một lĩnh vực, được coi là hết sức khó cải cách, nơi mà « mức nợ xấu của các ngân hàng rất cao » và « hệ thống tín dụng ngầm » hoành hành.
Nhìn chung trong lĩnh vực kinh tế, theo chuyên gia kinh tế Eric Florence, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Pháp về Trung Quốc đương đại (CEFCC) tại Hồng Kông, Tập Cận Bình « đã thiết lập nhiều nhóm làm việc quy mô nhỏ, do ông trực tiếp chủ trì, để có khả năng tác động trực tiếp đến các quyết định ».

Bắc Kinh « im lặng » trước các cú đá của Trump
Cũng trong hồ sơ quan hệ Trung – Mỹ, Les Echos, có bài « Đối mặt với các cú đá của Trump, Bắc Kinh im lặng ». Theo nhiều chuyên gia về Trung Quốc, để hiểu chiến lược hành động giới chính trị Trung Quốc, cần đọc cuốn « Binh pháp » (hay « Nghệ thuật chiến tranh ») của Tôn Tử, tác giả thời cổ đại Trung Quốc, rất đề cao « thời điểm hành động phù hợp ». Bắc Kinh sẽ « để cho tân tổng thống Mỹ thể hiện hết sự hỗn loạn, rồi mới ra tay ».

Một loạt ví dụ cho thấy điều này : Những lời lẽ đao to búa lớn như tuyên bố xem xét thay đổi chính sách với Đài Loan, sẵn sàng ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với đảo nhân tạo ở Trường Sa, hay lên án chính sách hạ giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu đã chỉ nhận được những phản ứng vừa phải, thậm chí là « sự im lặng của Bắc Kinh ».
Les Echos phê phán các quyết định của tổng thống Mỹ, đặc biệt trong việc chấm dứt hiệp định thương mại TPP với các nước châu Á – Thái Bình Dương, hành động chẳng khác nào « tự lấy súng bắn vào chân mình », trong bối cảnh Trung Quốc đang mưu toan áp đặt quyền thống trị.

Tân cố vấn an ninh Mỹ chuẩn bị chiến tranh với Nga
Vẫn về Hoa Kỳ, Le Figaro có chùm bài về tân cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, tướng McMaster, người được ví với vị tướng huyền thoại « Patton », tư lệnh lực lượng Mỹ chống quân đội phát xít Đức tại châu Âu trong Thế Chiến Hai. Tướng ba sao Herbet Raymond McMaster, 54 tuổi, từng nổi danh trong hai cuộc chiến tại Irak và Afghanistan, một người được cấp trên trực tiếp là David Petraeus từng là tư lệnh quân đội Mỹ tại hai chiến trường này, đánh giá là « một chỉ huy xuất sắc, một người lính thực thụ và một anh hùng trong chiến đấu ».

Trên thực tế, theo Le Figaro, tân cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ vốn là người thường đưa đưa ra những sáng kiến trên thực địa, trái ngược với các cấp chỉ huy, đặc biệt nổi tiếng là trận chiến thiết giáp « 73 easting », chống chế độ Hussein tại Irak, đã đi vào lịch sử quân sự Mỹ. Cũng tại Irak, vào năm 2005, tướng McMaster đã « bình định một cuộc nổi dậy », nhờ dựa vào dân chúng địa phương, khi buộc các binh sĩ phải học tiếng địa phương, phong tục tập quán địa phương…
Theo Le Figaro, tại Nhà Trắng, tướng McMaster sẽ phải học cách làm việc với các trung tâm quyền lực khác trong chính quyền Trump, có vị thế hơn, đặc biệt là cố vấn chiến lược của tổng thống Steven Bannon. Theo một chuyên gia quân sự, « các đồng minh tự nhiên » của viên cố vấn an ninh quốc gia này sẽ là bộ trưởng Quốc Phòng Mattis, bộ trưởng Nội Vụ Kelly và ngoại trưởng Tillerson.

Về quan hệ Mỹ - Nga, theo Le Figaro, quan điểm của tướng McMaster cho đến nay là chuẩn bị cho « các cuộc chiến tương lai » quy mô lớn, mà nguy cơ bùng nổ là cao nhất kể từ 70 năm nay, trong đó, « đối thủ hàng đầu sẽ là Nga ». Theo tướng McMaster, nguy cơ chiến tranh với Nga là cao hơn với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, với Iran, lực lượng nổi dậy Taliban ở Afghanistan và Pakistan và hay Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo Le Monde, quan điểm của tướng McMaster là không thuận theo chủ trương liên minh với Nga, như tổng thống Donald Trump từng có xu hướng nghĩ đến.

Nga : Phim « Một con người quá tự do »
Về tình hình chính trị Nga, Le Figaro giới thiệu bộ phim tài liệu về nhà đối lập nổi tiếng Boris Nemtsov, bị ám sát cách nay đúng hai năm, ngay sát điện Kremlin.
Chủ nhật vừa qua, tại nhiều thành phố lớn khắp nước Nga đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành, với hàng nghìn người tham gia, để tưởng nhớ nhà đối lập, nguyên phó thủ tướng dưới thời Elsin, nhiều cuộc biểu trong số đó đã không được chính quyền cho phép, nhưng được nhắm mắt làm ngơ. Cũng trong dịp này, bộ phim tài liệu về cuộc đời nhà đối lập mang tựa đề « Một con người quá tự do » đã được trình chiếu.

Nữ đạo diễn Vera Krichevskaya, đồng tác giảm bộ phim, nhận xét : « Như điều thường xảy ra ở nước Nga, người ta chỉ nhận ra người anh hùng sau khi họ đã chết ».
Boris Nemtvos từng được coi là người thừa kế của Elsin, nhưng ông đã thất bại trong cuộc chiến chống lại các tập đoàn lợi ích chi phối chính quyền Nga. Từ chỗ là một phó thủ tướng, ông đã trở thành nhà đối lập, tham gia vào các cuộc biểu tình đơn độc trên đường phố, và thậm chí đã phải vào tù. Vụ sát hại Boris Nemtsov là « hồi chuông báo tử cho một thế hệ các nhà tranh đấu ». Vào thời điểm ông qua đời, theo một thăm dò dư luận, có đến 40% người Nga thơ ơ với cái chết của ông. Theo một nhà luật học, thì vụ sát hại Boris Nemtsov đã khiến nhiều người sợ hãi và hậu quả của tình trạng này sẽ có thể còn kéo dài.
Về bộ phim « Một con người quá tự do » vừa được công chiếu tại Nga, Le Figaro nhận xét, « trái ngược với nhiều lo ngại, phim đã được công chiếu, mà không gặp sự cố ». Có một trường hợp phim bị đưa ra khỏi chương trình, nhưng được giải thích không phải là do áp lực của điện Kremlin.

Pháp : Điều tra tiếp hay tạm ngưng, thế khó của thẩm phán
Trở lại với nước Pháp, Libération chú ý đến cuộc tranh luận về việc : Tư pháp có nên tiếp tục phận sự của mình trong các điều tra nhắm vào hai ứng cử viên tổng thống hàng đầu trong thời gian tranh cử hay không ? Tờ báo thiên tả nhận xét : Việc cùng một lúc, có hai ứng cử viên – là Marine Le Pen và François Fillon - đứng trước nguy cơ bị khởi tố là « một điều chưa từng có » trong lịch sử chính trị Pháp, đặt các thẩm phán vào một vị trí khó khăn.

Các thẩm phán đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tiếp tục các điều tra, với nguy cơ hành động này gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử, hay tôn trọng thỏa thuận ngầm về việc ngưng điều tra mỗi lần diễn ra tranh cử, nhưng điều này sẽ củng cố một cảm nhận về việc những người có thế lực đứng trên luật pháp, không bị trừng phạt, cho dù có phạm pháp.
Libération lên án hai ứng cử viên. Bà Marine Le Pen có thái độ hai mặt, « một mặt ủng hộ cảnh sát và quyền lực của nhà nước, nhưng mặt khác, không tuân thủ lệnh triệu tập của các thẩm phán » trong nghi án tham nhũng đang được điều tra dính đến đảng của bà. Và về phần mình, ứng cử viên Fillon « kêu gọi dùng thể thức phổ thông đầu phiếu để rửa sạch danh dự bị hoen ố, hơn là cung cấp các bằng chứng cho thấy mình vô tội ».

Chung kết Le Pen – Macron ?
Cũng về bầu cử Pháp, tờ báo thiên hữu Le Figaro quan tâm trước hết đến « tình trạng báo động của cánh hữu », sau kết quả một thăm dò dư luận mới, cho thấy ứng cử viên đối lập cánh hữu François Fillon bị mất hai điểm, chỉ còn 20% người ủng hộ, tụt xa đằng sau ứng viên độc lập Emmanuel Macron, 25%, và Marine Le Pen 27%.
Le Figaro đặt câu hỏi : « Phải chăng sẽ là trận chung kết Le Pen – Macron ? ». Nếu điều này xảy ra thì « lần đầu tiên trong lịch sử, không có ứng viên cánh hữu cộng hòa hay đảng Xã Hội nào lọt được vào vòng hai ».

Nhạc kịch « Uylisse trở về »
Báo La Croix giới thiệu vở nhạc kịch « Uylisse trở về », được công diễn tại Paris, bắt đầu từ ngày mai, tại nhà hát Théâtre des Champs-Élysées. Vở diễn được Claudio Monteverdi sáng tác tại thành Venise, nước Ý, cách nay gần 5 thế kỷ.
Đạo diễn vở nhạc kịch, bà Mariame Clément, người Pháp gốc Iran, cho biết bà rất vui sướng khi hai hình tượng huyền thoại cổ đại Ulysse và người vợ Peneloppe đã được hóa thân bởi hai giọng ca « xuất chúng » của nền nhạc kịch đương đại Pháp, nghệ sĩ Rolando Vilazon với giọng nam cao và Magdalena Kozena với giọng nữ trung ấm áp.
Nữ nhạc trưởng Emmenuelle Hain tâm sự, sáng tác của Monteverdi sẽ chuyển đến công chúng « những xúc cảm nguyên vẹn » về cuộc hành trình huyền thoại hàng nghìn năm về trước, khi người anh hùng Ulysse gặp lại người vợ thân yêu sau 20 năm đằng đẵng, với hết khổ nạn này đến khổ nạn khác. « Mọi thứ đã đổi thay, nhưng không gì thay đổi ! ».



Bắc Kinh cử phái viên cao cấp đến làm việc với chính quyền Trump


mediaÔng Dương Khiết Trì phát biểu tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung, Washington, ngày 24/06/2015.CHRIS KLEPONIS / AFP

Hôm nay, 27/02/2017, Trung Quốc cử phái viên cao cấp nhất đến Hoa Kỳ. Chuyến công du được cho là một hành động của Bắc Kinh muốn sưởi ấm mối quan hệ với Washignton sau hàng loạt công kích của tân tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào Trung Quốc.
Theo AFP, tối hôm qua, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã loan báo, Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại Dương Khiết Trì có chuyến công du Mỹ trong hai ngày 27 và 28/02.

Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một quan chức cao cấp nhất chính quyền Bắc Kinh kể từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng hôm 20 tháng Giêng vừa qua.
Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang cố gắng xích lại gần nhau sau các phát biểu của tổng thống Trump về quan hệ làm ăn với Trung Quốc cũng như về quan hệ với Đài Loan.
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, hãng tin Trung Quốc không đưa chi tiết cụ thể nào về chuyến thăm Mỹ của ông Dương Khiết Trì. Bản tin của Tân Hoa Xã chỉ cho biết chung chung là ông  Dương Khiết Trì sẽ “hội đàm với các quan chức cao cấp của Mỹ về các quan hệ song phương vì lợi ích chung”. Thông tin cũng không cho biết đặc sứ Trung Quốc có được tổng thống Donald Trump tiếp hay không.
Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump đã không ít lần lên án Trung Quốc cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ làm ăn với Mỹ. Ông Trump còn tố Trung Quốc đã “ đánh cắp” hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ.

Sau khi đắc cử, Donald Trump lại liên tục có những phát biểu và động thái làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến quan hệ hai nước, trong đó đặc biệt có cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, thách thức chính sách một nước Trung Quốc đã được hai nước tôn trọng từ năm 1979. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đầy, ông Donald Trump đã có thay đổi, với việc cam kết tôn trọng nguyên tắc theo đó Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170227-bac-kinh-cu-phai-vien-cao-cap-den-lam-viec-voi-chinh-quyen-trump
 Philippines : Biểu tình chống chiến dịch bài trừ ma túy của Duterte





mediaBiểu tình chống tổng thống Rodrigo Duterte tại Manila ngày 25/02/2017.Ảnh: Noel CELIS / AFP

Hơn 1000 người dân Philippines lại xuống đường ở Manila hôm nay, 25/02/2017, để phản đối chiến dịch bài trừ ma túy của tổng thống Rodrigo Duterte, một ngày sau vụ bắt giữ nhà đối lập hàng đầu ở nước này.
Theo AFP, những người biểu tình đã tập trung bên ngoài trụ sở cảnh sát quốc gia Philippines, nơi mà nữ nghị sĩ Leila de Lima bị giam từ hôm qua.
Họ muốn cảnh cáo tổng thống Duterte là chiến dịch bài trừ ma túy giết hại hàng ngàn người bị nghi có dính đến ma túy đang đưa Philippines trở lại thời kỳ nhà độc tài Ferdinand Marcos, người đã bị lật đổ trong phong trào « Quyền lực nhân dân » cách đây đúng 31 năm.

Kể từ khi ông Duterte lên làm tổng thống cuối tháng 6 năm ngoái, hơn 6.500 nghi phạm ma túy đã bị cảnh sát và các « biệt đội tử thần » hạ sát. Ông cũng không loại trừ khả năng ban hành tình trạng khẩn cấp để đẩy mạnh chiến dịch bài trừ ma túy.
Thượng nghị sĩ De Lima, nguyên chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Philippines, cho rằng vụ bắt giữ này là nhằm bịt miệng bà, đồng thời vị nữ nghị sĩ này bác bỏ cáo buộc về buôn ma túy, lý do mà cảnh sát đưa ra để bắt giữ bà. Tổ chức Amnesty International xem bà De Lima là một tù nhân lương tâm.



Tại Munich, châu Âu ngóng chờ Mỹ làm rõ chính sách đối ngoại mới


mediaTổng thống Mỹ Donald Trump (P) và tân ngoại trưởng Rex Tillerson, Washington, ngày 02/02/2017.REUTERS/Carlos Barria

Chưa bao giờ giới lãnh đạo châu Âu lại ngóng trông những lời giải thích của đồng minh Mỹ như tại Hội Nghị An Ninh Munich (Đức) chính thức mở ra vào ngày 17/02/2017. Lý do rất dễ hiểu : Đây là lần đầu tiên mà những nhân vật đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ tiếp xúc trực tiếp với các đồng nhiệm châu Âu từ ngày tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Washington, sau khi có nhiều phát biểu không mấy thiện cảm với châu Âu, trong lúc lại liên tiếp tung tín hiệu hòa dịu hướng về Nga, đối thủ của châu Âu.
Ghi nhận đầu tiên là phái đoàn Mỹ đến châu Âu lần này rất hùng hậu, dẫn đầu là phó tổng thống Mike Pence, về cơ chế là người giám sát đường lối đối ngoại của Mỹ. Tháp tùng ông Pence là ba bộ trưởng chủ chốt : Rex Tillerson ở bộ Ngoại Giao, James Mattis ở bộ Quốc Phòng và John Kelly thuộc bộ An Ninh Nội Địa.

Theo chương trình dự kiến, phó tổng thống Mỹ sẽ phát biểu tại Hội Nghị Munich vào ngày 18/02, sau đó sẽ có những cuộc tiếp xúc song phương với thủ tướng Đức Angela Merkel, các lãnh đạo ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Litva, tổng thống Ukraina, nước đang bị Nga xâm lược, và thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim. Ngày 20/02, ông Pence sẽ đến Bruxelles, nơi nhiều cuộc gặp với giới lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã được dự trù.

Giới lãnh đạo châu Âu hy vọng rằng phát biểu của các nhân vật Mỹ, đặc biệt là của phó tổng thống Pence sẽ cho phép họ nắm bắt rõ hơn về đường lối đối ngoại của Mỹ trong những vấn đề liên quan đến châu Âu đang bị nhiễu do những tuyên bố thiếu thiện ý của ông Trump trong thời gian qua.
Mối quan ngại lớn nhất của châu Âu có lẽ là chính sách của Washington đối với Matxcơva sẽ ra sao trong bối cảnh Ukraina đã bị Nga xâm lược, trong lúc ông Trump lại không che giấu thái độ hâm mộ đồng nhiệm Nga Putin và chủ trương hòa dịu với Nga.

Theo nhận định của hãng tin Mỹ AP, sau vụ cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump, tướng Micheal Flynn, một người nổi tiếng thân Nga, phải từ chức, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu rất muốn biết thực hư trong chính sách của chính quyền Trump đối với Nga, nhất là khi những lời cáo buộc Matxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lại được chính ông Trump giảm nhẹ tầm mức quan trọng.
Châu Âu, đặc biệt là các nước nằm sát biên giới Nga, cụ thể là ba quốc gia vùng Baltic, cùng Ukraina và Ba Lan, lại càng muốn biết chính sách đối phó với Nga của Mỹ sẽ ra sao sau khi chính tổng thống Trump hàm ý cho rằng các biện pháp trừng phạt áp đặt sau khi Nga thôn tính Crimée có thể được nới lỏng để đổi lấy một thỏa thuận về vũ khí hạt nhân.

Châu Âu cũng muốn biết rõ hơn về quan điểm của Washington đối với khối NATO thực sự sẽ ra sao sau khi chính ông Trump, sau ngày đắc cử và trước ngày nhậm chức, đã công khai xem Liên minh này là « lỗi thời ».
Tóm lại, chính sách đối ngoại của tân chính quyền Mỹ đang là một ẩn số gây quan ngại rất lớn cho châu Âu, và giới lãnh đạo đang chờ được phó tổng thống Mỹ làm sáng tỏ.

Như đã nắm bắt được sự lo lắng này, Mỹ tìm cách trấn an, cho biết rằng phó tổng thống Mỹ sẽ tái khẳng định các cam kết đối với châu Âu, một « đối tác không thể thiếu » của Hoa Kỳ.
Vấn đề đặt ra là liệu Donald Trump có chịu nghe lời các « chuyên gia » hay không ? Đây chính là nghi vấn mà nhiều người nêu lên, căn cứ vào tính cách độc đoán của tân chủ nhân Nhà Trắng.

Doanh nghiệp Hoa Kỳ 'sẽ tăng trưởng'

  • 26 tháng 2 2017

warren buffett 
Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Tỉ phú Warren Buffett- "huyền thoại của Omaha'

Tỉ phú Warren Buffet cho rằng các doanh nghiệp của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ăn nên làm ra với khối tài sản 'không tưởng'.
Bậc thầy về đầu tư, được biết đến với biệt danh 'Huyền thoại của Omaha', nói 'có thể nhìn thấy được' cổ phiếu của Hoa Kỳ 'chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều trong những năm tới'.
Ông Buffett cũng tránh nhắc đến Tổng thống Trump trong lá thư gửi đến cổ đông trong công ty đầu tư của mình.
Nhưng ông có khen ngợi 'một làn sóng người nhập cư tài năng và nhiều khát vọng' đã giúp cho kinh tế của Hoa Kỳ trở nên phồn thịnh.
Ông Buffett, là ngưởi ủng hộ ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu của Tổng thống Hoa Kỳ, cũng không nhắc đến chính sách của ông Donald Trump.
Nhưng ông lại tỏ ra lạc quan về kinh tế Hoa Kỳ, nhắc lại tuyên bố của mình rằng 'trẻ em sinh ra tại Hoa Kỳ vào thời đại này là lứa trẻ em may mắn nhất trong lịch sử'.
Lời nhận định trên được ông Buffett đưa ra trong bối cảnh công ty Berkshire Hathaway của ông, sở hữu một lượng lớn cổ phiếu tại các công ty lớn, trong đó có Apple, Coca-Cola và bốn hãng hàng không khổng lồ của Hoa Kỳ, thông báo lợi nhuận của quí tư tăng 15%, đạt 6,3 tỉ usd.

Thành công trong đầu tư




warren buffett 
ản quyền hình ảnh PA
Image caption Warren Buffett đầu tư lớn vào Apple

Mặc dù vậy, tính toàn năm, lần thứ tư liên tiếp, chỉ số S&P 500 Share Index của công ty của ông Buffett vẫn thấp hơn tiềm năng, tính trong vòng năm năm gần đây.
Sự tăng trưởng của công ty, tính theo sổ sách- được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi tổng số nợ, cũng là cách ông Buffett thường dùng để đo lường kết quả hoạt động của Berkshire- là 10,7% trong năm 2016, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 12%.
Ông Buffett nói người đầu tư 'chắc chắn sẽ ăn nên làm ra' do tiếp tục đầu tư vào 'những doanh nghiệp lớn, có nguồn tài chính vững vàng của Hoa Kỳ'.
Nhà đầu tư cổ phiếu rất nhạy bén và có tài năng thiên bẩm, cũng là người thắng cược trong năm 2008 khi cho rằng một vụ đầu tư trong S&P 500 sẽ vượt qua năm quĩ đầu tư thanh khoản trong vòng 10 năm, đã đánh bại những nhà quản lý quĩ đầu tư đang tại chức và có mức lương rất cao.
Ông nói '1000 con khỉ cũng có thể trở thành những nhà tiên tri khôn ngoan' như 1000 nhân viên đầu tư có mức thu nhập khủng này.

'Dấu ấn'




warren buffett 
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Buffett dự báo doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ ăn nên làm ra

Tuy nhiên, một nhà quản lý quĩ đầu tư cảm nhận rằng ông Buffett đã dành quá nhiều thời gian cho việc viết thư ca ngợi về hiệu quả của Berkshire mà không nhắc đến chuyện gì đã xảy ra đối với Kraft Heinz khi thất bại trong việc mua lại tập đoàn thực phẩm khổng lồ Unilever của Anh quốc.
Lá thư gần như chỉ nói về 'dấu ấn của ông Buffett, còn hơn cả những bức thư trước', theo lời Cole Smead từ Quĩ đầu tư Smead.
Vào tuần trước, Kraft, là hãng mà Berkshire là nhà đầu tư chính, đã quyết định ngưng thương vụ mua lại Unilever với giá 143 tỉ usd, do phản đối từ ban quản trị của Unilever.
Trước đây, ông Buffett đã từng chống lại việc sát nhập công ty khi mà hội đồng quản trị của công ty bị mua không ủng hộ.

Trung Quốc 'chiếm' Biển Đông, Trump đổ lỗi Obama?


Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng việc Trung Quốc xây “khu phức hợp quân sự” ở Biển Đông “xảy ra dưới chính quyền của ông Obama”, và “đáng lẽ không được cho phép làm vậy”.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin Reuters hôm 24/2, khi được hỏi về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, “ông chủ” Nhà Trắng nói: “Tôi biết chính xác chuyện đang xảy ra giữa Trung Quốc và Bắc Hàn và mọi nước khác. Nhưng tôi không thích nói chuyện chiến lược quân sự trên báo chí… Tôi không thích”.
“Điều này không xảy ra dưới thời kỳ nắm quyền của Trump mà dưới thời của ông Obama. Nhiều chuyện xảy ra mà đáng lẽ không được cho phép. Một trong số đó là việc xây dựng một khu phức hợp quân sự cực lớn, cực lớn ở giữa Biển Đông”, ông Trump nói tiếp.
Đương kim Tổng thống Hoa Kỳ nói thêm: “Và cũng đừng quên là tôi mới nắm quyền được bốn tuần. Đây là điều đã xảy ra và được bắt đầu ba năm trước và ta có vị thế đàm phán tốt hơn ba năm trước. Tôi không vui vì chuyện đó”.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Trên trang Twitter chính thức với gần 17 triệu người theo dõi, ông viết hồi cuối năm ngoái: “Trung Quốc có hỏi chúng ta việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty của Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ vậy”.
Đoạn tweet mà truyền thông quốc tế cho là “thách thức Trung Quốc” của ông Trump đã được hàng chục nghìn người “thích” và “chia sẻ”.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc điện đàm đầu tiên trong tháng này.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc điện đàm đầu tiên trong tháng này.
"Khó đoán định"
Trong khi đó, người được ông Trump chọn làm ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson cũng từng nói cứng rắn về hành động của Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Trong cuộc điều trần chuẩn thuận vào chức Ngoại trưởng Mỹ cuối năm ngoái, ông Tillerson từng tuyên bố phải chặn Trung Quốc “tiếp cận các đảo nhân tạo” mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 17/2 gặp ông Tillerson, trong cuộc tiếp xúc được coi là cấp cao nhất đầu tiên giữa phía Hà Nội và chính quyền của Tổng thống Donald Trump bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở thành phố Bonn của Đức. Tuy nhiên, chưa rõ hai bên có bàn tới vấn đề Biển Đông hay không.
Ông Phạm Bình Minh (đứng thứ ba hàng hai, từ trái sang) chụp ảnh chung với người đồng nhiệm nhiều nước như Trung Quốc và Mỹ ở Bonn, Đức, hôm 16/2.
Ông Phạm Bình Minh (đứng thứ ba hàng hai, từ trái sang) chụp ảnh chung với người đồng nhiệm nhiều nước như Trung Quốc và Mỹ ở Bonn, Đức, hôm 16/2.
Trong một bài phân tích đăng hôm 26/2 có tựa đề, “Lo ngại sự khó đoán định cử ông Trump, Trung Quốc củng cố khả năng hải quân”, hãng tin Reuters viết rằng “giờ với việc Tổng thống Donald Trump cam kết việc cấp tập sản xuất tàu thuyền và gây lo ngại cho Bắc Kinh với cách tiếp cận khó đoán định về các vấn đề nóng như Đài Loan và Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông, Trung Quốc đang đẩy mạnh rút ngắn khoảng cách với hải quân Mỹ”.
Mới đây, một hàng không mẫu hạm cùng đội tàu chiến của hải quân Mỹ đã trở lại bắt đầu tuần tra ở Biển Đông giữa bối cảnh có nhiều lo ngại rằng vùng biển tranh chấp này sẽ trở thành một điểm nóng dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Donald Trump.
Hải quân Mỹ nói rằng lực lượng của Mỹ, gồm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, bắt đầu các hoạt động thường lệ ở Biển Đông hôm 18/2. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp này kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi cuối tháng Một.
 

Philippines ‘làm rõ’ quan hệ với Trung Quốc


Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi.
Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi.
Philippines đang chờ làm rõ mối quan hệ với Trung Quốc trước khi dỡ bỏ lệnh đình chỉ thăm dò trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, Bộ trưởng Năng lượng Philippines cho biết hôm thứ Hai.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi cho biết nước này đang nghiên cứu xem liệu đây có phải là lúc để dỡ bỏ lệnh đình chỉ hay không.
Ông Cusi nói bất kỳ hoạt động thăm dò nào cũng phải có sự chuẩn thuận của Bộ Ngoại giao Philippines, là cơ quan này có trách nhiệm tham vấn với phía Trung Quốc.
 http://www.voatiengviet.com/a/philippines-lam-ro-quan-he-voi-tq-truoc-khi-bo-lenh-dung-tham-do-o-bien-dong/3742009.html

HUY PHƯƠNG *MÓN QUÀ HÒA GIẢI

Món quà ‘hòa giải’

Thứ Tư, 22 tháng Hai năm 2017 09:00Tác Giả: Huy Phương


Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam. (Hình: Báo Dân Trí)
Trong buổi lễ trao giải thưởng văn học năm 2016 tại Việt Nam, ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, cho biết sẽ tổ chức một hội nghị, vào ngày giỗ tổ Hùng Vương 10 Tháng Ba Âm Lịch, mời tất cả những nhà văn Việt Nam ở nước ngoài về dự, kể cả những nhà văn đó phục vụ chế độ cũ. Đây là một “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học!”
Chúng ta cũng nên biết rằng, Hội Nhà Văn Việt Nam lâu nay vẫn được xem là công cụ của đảng, và ông Hữu Thỉnh đã được đảng sắp xếp cho làm chủ tịch trong thời gian dài 15 năm (ba nhiệm kỳ). Trong tình trạng chính hội này sắp tắt thở bị cắt ngân khoản xuống một nửa, và ngân khoản này hầu hết dùng để in báo phát không (free) cho con số hội viên không dưới 1,000 người, và ngay trong tình trạng khó khăn như vậy, hội lại dám đề xuất một hội nghị có tầm vóc, tốn kém trong một thời gian quá ngắn, hẳn là một việc làm cấp bách do cấp trên giao phó là khẩn trương “hòa hợp dân tộc.”
Trước hết, trên danh nghĩa, ông Hữu Thỉnh đã dùng chữ “nhà văn phục vụ chế độ cũ” để nói đến những người như chúng tôi, hầu phân biệt với những nhà văn phục vụ chế độ của đảng ngày nay.
Thật ra, theo định nghĩa chung của nhà văn, nhà văn không phải là thứ “viết thuê vẽ mướn,” đồng nghĩa với “chém thuê giết mướn” trong cung cách văn nô, bồi bút theo lề lối của những nhà văn, nhà thơ sống trong chế độ Cộng Sản lâu nay, không “phục vụ” thì chỉ có cách chết đói hay đi tù như những nhà văn thuộc thế hệ Nhân Văn Giai Phẩm 1955. Không phục vụ chế độ như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm có nghĩa là “tình báo nước ngoài được cài cắm và làm gián điệp cho ngoại quốc” nhằm “phủ nhận sự lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của đảng Lao Động Việt Nam.” (lời lẽ kết án của đảng đối với nhóm Nhân Văn Giai Phẩm).
Nhà văn ở miền Nam trước đây không có ai nhận sự lãnh đạo chính trị của đảng nào hay chính phủ nào trong lĩnh vực văn hóa cả. Thiên chức của một nhà văn không phải sinh ra để phục vụ chế độ hầu để kiếm chén cơm, manh áo, chút tem phiếu hay một chức vụ của đảng ban cho. Ở miền Bắc, người ta đào tạo ta những nhà văn như thế, nhưng tận tụy phục vụ cho đảng, cuối cùng cũng chỉ nhận được sự xem thường, khinh miệt.
Có lần, Hội Nhà Văn Cộng Hòa Dân Chủ Đức, qua Hội Nhà Văn Việt Nam, gửi tặng cho các nhà văn Việt Nam mấy cái xe đạp Diamant. Thời đó, món quà này là một cả một gia tài lớn. Hội nhà văn làm danh sách, chia xe đạp cho một số nhà văn, trong đó có nhà văn Nguyên Hồng. Từ Bắc Giang, Nguyên Hồng lặn lội về Hà Nội nhận xe. Nhưng nhà văn phục vụ chế độ khốn khổ này, cuối cùng chỉ được chụp hình với cái xe, để người ta gửi báo cáo về Đông Đức, còn cái xe thì hội giữ lại để dâng cho giới lãnh đạo. Ông Nguyên Hồng cho rằng Hội Nhà Văn Việt Nam đối xử với hội viên của họ còn thua bọn đầu nậu, du thủ du thực trong Bỉ Vỏ (tác phẩm của Nguyên Hồng trước 1945).
Còn thời nay, Nguyễn Hữu Thỉnh, suốt 15 năm là một nhân vật như thế nào?
Ông Hữu Thỉnh sinh năm 1942, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn lính Pháp, đến 12 tuổi mới được đi học. Nhập ngũ, làm lính Trung Đoàn 202, tham gia các công việc như chăn bò, học lái xe tăng, Sau 1975, ông học sơ cấp thú y. Đặt để một ông tốt nghiệp sơ cấp thú y, trưởng ban chăn nuôi, biên tập của tạp chí Thú Y, một ông Thừa Cung thời nay, làm hội trưởng Hội Nhà Văn Việt Nam, thật là đúng quy cách, đường lối của đảng đối với văn nghệ sĩ.
Hổ thẹn vì mang danh hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, ngày 11 Tháng Năm, 2015, 20 nhà văn, nhà thơ ký tên vào đơn tuyên bố từ bỏ hội. Đó là Nguyên Ngọc, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Võ Thị Hảo, Bùi Minh Quốc, Đặng Văn Sinh, Hoàng Minh Tường, Lê Hiền Phương, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Quang Thân, Thùy Linh, Vũ Thế Khôi, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Dạ Ngân, Nguyễn Duy, và Trần Kỳ Trung. Trong số 20 người, có bốn người cũng đồng thời tuyên bố rời bỏ cả Văn Đoàn Độc Lập, đó là Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Nguyễn Duy, và Trần Kỳ Trung.
Cái hội nhà văn do ông Hữu Thỉnh lãnh đạo là cái hội đã đem râu cụ Phan Thanh Giản cắm vào cằm ông Nguyễn Khuyến, lấy khăn vấn của ông Chu Văn An đội cho ông Cao Bá Quát, và cho rằng Hàn Mạc Tử và Yến Lan là một!
Nói về “hòa giải dân tộc,” thì những người có đầu óc suy nghĩ ở hải ngoại hẳn đã phải dị ứng nổi gai ốc, mỗi lần nghe đến mấy chữ này, vì 42 năm với những thù hận, kiêu ngạo, kỳ thị, ngu dốt của những người thắng trận, không còn gì để hòa hợp, hòa giải nữa! Ở trong nước, với người đã chết các ông cũng đào mồ cuốc mả, với người sống thì đàn áp tù đày. Liệu tổ chức được một thứ hội nghị “hòa giải dân tộc” như thế, số tiền hải ngoại gửi về có tăng lên chăng?
Nhưng quý ông trong nước cũng đừng quá bận tâm lo lắng. Không phải đến bây giờ hải ngoại chưa chịu hòa hợp hòa giải với mấy ông. Cách đây mấy năm, nhiều nghệ sĩ hải ngoại cũng về với hy vọng làm lại chuyện này, nhưng đi ra rồi lại đi vào, đi ngược về xuôi, không còn biết đâu mà lần!
Gần đây một số nhà văn, nhà thơ của miền Nam thời cũ (tôi không dùng chữ phục vụ chế độ cũ) mặc dầu họ là những cựu quân nhân, viên chức, thậm chí đã bị các ông cầm tù, đày ải trong các trại tập trung, cũng đã xin về hòa hợp hòa giải bằng cách “giao lưu” với những nhà văn trong nước, xuất bản, in sách, giới thiệu, ra mắt tác phẩm. Họ đình đám, ca tụng hòa giải với nhau, còn đem hình ảnh ra quảng bá, khoe khoang trên báo chí hải ngoại nữa, thì cần gì các ông phải nhọc lòng, tốn ngân khoản để tổ chức hội nghị này, hội nghị nọ cho nhọc lòng, thêm đề tài cho thiên hạ chửi nữa..
Cũng có thể rồi đây, các ông sẽ chiêu dụ được một đám lòng tong, cá chốt ở đây về dự tham dự hội nghị “hòa hợp dân tộc” nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương. Cũng còn nhiều anh lúc ra đi, trốn chui trốn nhủi, bây giờ về, muốn được xe công an hộ tống có còi hụ dẫn đường, và muốn nhảy cẫng, leo lên sân khấu cùng vỗ tay hát bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” của Phạm Tuyên, đứa con bất hiếu!
Tôi không nghĩ là ông Hữu Thỉnh “hoang tưởng” như một nhà văn nhận định trong cuộc phỏng vấn của Văn Hóa, có thể Cộng Sản nghĩ đúng: mẻ lưới nào quăng ra mà không có cá! Không có cá thì cũng có cua, còng, rơm rác! Rồi căn cứ vào đó, theo thói quen được chăn dắt, báo chí truyền hình trong nước lại ca tụng: “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” đã thành công rực rỡ!
Thôi, “bỏ đi Tám!”
Lời bàn :
Chủ tịt hội văn nô việt gian hửu thỉnh mở miệng ra là thấy cả một trời ngu...
Xứ sở tự do dân chủ như miền Nam VN trước kia làm gì có chuyện "nhà văn phục vụ chế độ..."
Thiệt đúng y như "Chẳng Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu = CH XHCN VN).

TỤC THỜ LINGA TẠI VIỆT NAM

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ

Ngôi miếu này thờ bà Ngô Thị Thanh - người có công dạy dân làng múa hát, chơi trò chơi và làm lễ hội. Chính bởi những trò chơi rất “khác biệt” nên người dân gọi bà là “bà Đụ Đị” cái tên mang ý nghĩa phồn thực, ông Nguyễn Thành Ngữ (70 tuổi) – người trông coi miếu cho hay. Miếu Trò làng Trám (còn có tên là miếu Đụ Đị), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây hằng năm cứ vào đêm 11, rạng sáng 12 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức vui chơi, thực hiện nghi lễ tái hiện cảnh giao hợp của đàn ông và đàn bà với mong muốn mùa màng tốt tươi, con người sinh sôi nảy nở.


can canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 2

Ông Nguyễn Thành Ngữ (70 tuổi) – người trông coi miếu (còn gọi là cụ từ) cho biết, miếu thờ bà Ngô Thị Thanh - bà là con của quan triều đại Hùng Vương, khi bà về nơi đây là rừng rậm, bà khai hoang lập ấp, chiêu dân, dạy dân làm nghề.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 3

Theo cụ từ, tên miếu Đụ Đị là người ta phiên âm ra như vậy. Nguyên bản của lễ hội xưa cũng như bây giờ, khác một chút là ngày xưa người dân tham gia lễ hội tự sáng tác ra các câu hát, câu văn, thêm vào cho phong phú. Trong miếu gắn bảng có 3 chữ nho được dịch là “tối mật”.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 4

"Năm 1992 có quyết định phục dựng lại của Sở VH-TH Phú Thọ (Vĩnh Phú lúc bấy giờ), đến năm 1993 chúng tôi xây dựng lại, từ năm 1993 chúng tôi thường tổ chức lễ hội", cụ Ngữ nói.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 5

Ngày trước, người được chọn làm lễ mật phải là trai chưa vợ, gái chưa chồng, con nhà khá giả, gia giáo. Nhưng ngày nay vì thanh niên thẹn thùng nên thường chọn các cặp vợ chồng đã có con cái để làm lễ.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 6

Sau lễ mật là lễ tháo khoán. Ngày xưa nơi đây là rừng rậm, khi các cụ hô “tháo khoán” thì các đôi nam nữ được tìm hiểu nhau tự do nhưng bây giờ lễ tháo khoán đã khác xưa rất nhiều.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 7

"Linh vật" nõ (bộ phận sinh dục nam) và nường (bộ phận sinh dục nữ) chỉ đúng 0h ngày 11 tháng Giêng mới được đem xuống. Ngày thường, tuyệt đối không ai được đem xuống.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 8

Theo quan niệm, người nào nhìn được nõ, nường và cảnh "tình phộc" trong lễ hội Linh tinh tình phộc thì cả năm sẽ gặp may mắn.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 9

Cụ Ngữ cho biết, hai linh vật này ngày xưa không còn. Năm 1993 khi phục dựng lại lễ hội, dân làng mới làm lại cái mới bằng gỗ mít, sơn màu cách gián.Trong ảnh, chủ lễ lần lượt lấy hai linh vật, người con trai cầm cái nõ bằng gỗ to như cái dùi...
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 10
.
người con gái cầm cái nường màu đỏ, to như cái quạt.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 11

Khi đèn tắt đồng thời vang lên khẩu lệnh của cụ chủ lễ “linh tinh tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” sinh thực khí bằng gỗ vào nhau 3 lần. Họ tin rằng nếu đôi trai gái đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng bội thu.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 12

Lễ mật xong, cụ chủ lễ hô to “tháo khoán”, lúc này, các đôi trai gái trong làng được “tự do yêu đương”, thỏa sức làm “chuyện trai gái” nếu muốn.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 13

Ngày ngày, ông Ngữ mở cửa từ sáng sớm đến khoảng 9h tối cho dân làng vào thắp hương. Từ ngày phục dựng lại lễ hội đã có 4 cặp vợ chồng tham gia diễn cảnh vợ chồng làm “chuyện ấy”.
alt altcan canh mieu du di tho “linh vat” nam nu hinh anh 14

"Qua nhiều năm gìn giữ, khôi phục. Năm nay (2017), lễ hội Trò Trám chính thức được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia khiến chúng tôi hết sức vui mừng. Đây là điều mong muốn của nhiều thế hệ người dân xã Tứ Xã, từ đời cha ông chúng tôi đến nay", cụ Ngữ hào hứng nói
Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.
Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”.

Đu cửa miếu Đụ Đị xem “chuyện ấy” lấy may Muốn được may mắn cả năm, nhiều thanh niên bám, leo trèo xung quanh miếu Đụ Đị để nhìn được bộ gỗ sơn son tả bộ phận sinh sản nam nữ và cảnh "quan hệ" trong lễ hội “Linh tinh tình phộc” tại Phú Thọ.
 
du cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 1

Tối 7/2, hàng nghìn người dân quanh vùng và du khách thập phương đã về xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) để tận mắt chứng kiến lễ hội Trò Trám hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc” diễn ra vào lúc nửa đêm (tức đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng Âm lịch)
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 2

Trước khi diễn ra Lễ mật trong miếu Đụ Đị, hàng nghìn người dân háo hức đứng, ngồi tạo thành một vòng tròn trước miếu để xem diễn Trò Trám với hoạt cảnh vui nhộn gắn liền với bốn nghề chính: sĩ, nông, công, thương
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 3

Mỗi câu hát, trò chơi đều chứa đầy bí ẩn ý làm người xem phải tưởng tượng đến bộ phận sinh sản nam nữ và “chuyện yêu”
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 4

Trò Trám luôn hấp dẫn khiến người xem cười nghiêng ngả
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 5


Bà Nguyễn Thị Cam (xã Tứ xã), "nhạc trưởng" đêm diễn đặc sắc này cho biết: "Năm 1993 khôi phục lễ hội, tôi rất tự hào bởi lễ hội mang nét đặc trưng riêng không ở nơi nào có . Năm nay, lễ hội Trò Trám được chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia, dân làng càng phấn khởi, chuẩn bị mọi khâu chu đáo hơn những năm trước".
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 6

22h đêm, Trò Trám kết thúc, nhiều người dân về nhà ngủ. Thời điểm này, các cụ cao niên bắt đầu tế lễ với các nghi thức linh thiêng đến gần 0h
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 7

Bà Khổng Thị Thành 62 tuổi (xã Tứ Xã) chia sẻ: Ngày xưa mới khôi phục năm 1993, lúc đó tôi và ông nhà tôi là hai người đầu tiên đóng Lễ mật, lúc đó nhiều thanh niên vì xấu hổ nên không muốn đóng cảnh Lễ mật
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 8

Năm nay vợ chồng anh Chử Đức Chiến và Bùi Thị Thanh Huyền được chọn là người thực hiện nghi thức làm “chuyện ấy” tại miếu Trò
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 9

Đúng 0h, chủ từ Nguyễn Thành Ngữ (78 tuổi) làm lễ tế, bắt đầu buổi “Lễ Mật”. Hai linh vật bằng gỗ son tả bộ phận sinh sản nam nữ được đựng trong một chiếc hòm màu đỏ
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 10
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 11

Sau ba tiếng hô “Linh tinh tình phộc” của ông chủ tế, vợ chồng anh Chiến đã hoàn thành nghi thức trong đêm tối. Trong nghi lễ Mật, người con trai cầm nõ (bộ phận sinh dục nam) bằng gỗ, to bằng cái dùi, sơn màu đỏ đâm thẳng vào cái nường (bộ phận sinh dục nữ, bằng gỗ, sơn đỏ).Với người dân nơi đây, nghi lễ Linh tinh tình phộc thường được trêu đùa là trò người lớn
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 12
alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 13 altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 14
Cảnh tượng hỗn loạn bên ngoài, người dân đu, bám lên xà, cột của miếu để xem nghi thức làm “chuyện ấy”. alt altdu cua mieu du di xem “chuyen ay” lay may hinh anh 15
Kết thúc lễ hội Trò Trám người dân ngồi thụ lộc trước khuôn viên miếu
Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.
Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội có phần dung tục.
__._,_.___
 

No comments:

Post a Comment