TS. PHẠM CAO DƯƠNG * CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Một vài ghi chú về Đảng Cộng Sản và Chủ Trương Chiếu Cố Miền Nam:
Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu và Từ Bao Giờ?
PHẠM CAO DƯƠNG
Trước khi vô đề:
Đây không phải là một bài khảo cứu theo đúng nghĩa của nó mà
chỉ là những ghi chú liên hệ tới nguồn gốc của cuộc Chiến Tranh Đông
Dương Lần Thứ Hai hay là Chiến Tranh Việt Nam gọi theo người Mỹ. Người
viết xin gửi tới các bạn đọc nhân ngày Quốc Hận 30/4/2016. Những ghi
chú này được trích từ tập tài liệu nhan đề Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước 1954-1975, Những Sự Kiện Quân Sự, do Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Ban Tổng kết Kinh Nghiệm Chiến Tranh, ấn hành ở Hà Nội năm 1980.
Năm 1980 là năm cuộc chiến Trung - Việt hay cuộc chiến giữa
hai nước Cộng Sản anh em vừa mới bùng nổ năm trước. Mục đích của những
ghi chú này là để cung cấp cho các bạn đọc một số những tài liệu do
chính nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đương thời phổ biến, liên hệ đến chủ
trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phần nào sự mâu thuẫn giữa chủ
trương này và chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tiến
trình xâm lăng miền Nam ngay từ ngày 18/7/1954, hai ngày trước khi Hiệp
Định Genève được ký kết cho đến ngày 20/12/1960, ngày Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam được thành lập “với cương lĩnh và đường lối” do đảng này đề ra.
Hội nghi Geneve 1954
Để tiện cho người đọc theo dõi, người viết xin ghi theo thứ tự thời gian
từng năm. Tất nhiên vì những tài liệu này được phổ biến vào thời điểm
chiến tranh Trung-Việt, do nhu cầu của cuộc chiến nên tất cả cần phải
được phối kiểm với những nguồn tài liệu được ấn hành và phổ biến bởi
phía những người Cộng Sản sau này, đặc biệt là các văn kiện đảng. Nhằm
giúp cho bạn đọc dễ theo dõi, các tài liệu này được ghi theo thứ tự thời
gian. Người viết cũng chỉ làm công việc ghi chú để gửi tới bạn đọc và
dành quyền nhận định hay phê phán cho từng bạn đọc. Có điều lá bài đã
được chính người chơi ngạo mạn lật ngửa và một nửa dân tộc cũng như một
phần không nhỏ của cả thế giới đương thời một lần nữa bị lừa. Trước đó,
lần thứ nhất, vào giữa thập niên 1940 của thế kỷ trước đúng như Vua Bảo Đại đã nói với Học Giả kiêm Thủ Tướng Trần Trọng Kim là “Chúng ta già trẻ đều bị lừa”.
Về cách ghi chú, người viết gần như giữ nguyên những gì được
ghi trong tài liệu kể trên để độc giả dễ có nhận xét hơn thay vì đổi
lại lời văn.
Năm 1954: Từ nhiều ngày trước Hiệp Định Genève, “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp”
1. Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ 6 nhóm họp từ ngày 15
đến ngày 18 tháng 7/1954. Hồ Chí Minh báo cáo chính trị về tình hình mới
và nhiệm vụ mới với chủ trương “Đế Quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn
cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương” từ đó Hội nghị đưa ra phương
châm: “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp…” tr.
7. Xin lưu ý: ngày 18 tháng 7 tức 2 ngày trước ngày Hiệp Định Đình
Chiến Genève được các bên và chính Cộng Sản Việt Nam chấp nhận. Cũng
nên để ý thêm là lúc này người Mỹ chưa vào và người Pháp đang tìm cách
rút khỏi Việt Nam.
2. Trước đó, ngày 5 tháng 7, Bộ Chính Trị của đảng này đã
ra “Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của
Đảng”. Bốn đặc điểm mới đã được nêu lên với đặc điểm thứ tư, từ phân
tán sang tập trung: “Trước kia mang nặng tính chất chiến tranh du kích
nay tình hình đã biến đổi, yêu cầu ta phải tập trung thống nhất lãnh đạo
xây dựng kiến thiết miền Bắc, chỉ đạo công tác miền Nam.”
tr.11. “Cho nên tăng cường quân đội nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của
Đảng, Chính phủ và của toàn thể nhân dân ta”. Đó là “phải lãnh đạo
nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của
ta, bắt cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến
quân của địch, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ
kháng chiến, nhất là ở vùng căn cứ địa và du kích cũ của ta…”, tr. 12
Năm 1955: Miền Bắc có vai trò quyết định và là cái gốc – Thành lập Mặt Trận Tổ QuốcHội Nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ bảy, 3-12/3/55, nghị quyết: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân”. Hồ Chí Minh: “Miền Bắc là cái gốc”. tr.17.
Tháng 10, 1955, Trung Ương Đảng chỉ thị cho miền Nam: “ Đối với bọn
đương chống Diệm hiện nay như Hòa Hảo, Bình Xuyên, Cao Đài ở Nam Bộ, Đại
Việt ở Quảng Trị, QDĐ ở Quảng Nam, chúng ta cần nhận định rõ tính chất
của chúng chống Diệm là vì quyền lợi, địa vị bản thân của chúng, nhưng
chúng cũng đều chống ta và bọn nào cũng có nhiều hành động tàn ác đối
với nhân dân. Nhưng hiện nay chúng đều chống Diệm, nên chúng ta phải
triệt để lợi dụng mâu thuẫn mà lôi kéo chúng…”, tr. 19
10/09/55, Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất họp tại Hà Nội thành lập Mặt Trận
Tổ Quốc để “tiếp tục sự nghiệp đoàn kết toàn dân của Mặt Trận Liên Việt
với Tôn Đức Thắng làm CT và 98 ủy viên, HCM làm CT danh Dự.
Năm 1956: Phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ Diệm bằng con đường cách mạng
Nghị quyết của Bộ Chính Trị: “Vấn đề hết sức quan trọng là phải tranh
thủ xây dựng lực lượng cách mạng”, lần này đã đặt vấn đề “đấu tranh vũ
trang, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa”, tr.28-29
Tháng 8 năm 1956, ĐC Lê Duẩn viết tài liệu về đường lối cách mạng miền Nam (Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng đang công tác ở miền Nam) nhan đề “Đường Lối Cách Mạng Miền Nam” với mục đích “phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ-Diệm và đánh đổ bằng con đường cách mạng”. tr. 30-31.
Ông Lê Duẩn và gia đình, các con, cháu. Ảnh Gia Đình cung cấp.
12/56, Xứ Ủy Nam Bộ họp để chấp hành Nghị Quyết của Hội Nghị Chính Trị
Bộ, tháng 6, 1956: “Con đưòng tiến lên của cách mạng miền Nam phải dùng
bạo lực tổng khởi nghĩa giành chính quyền”, tr. 33, bằng cách: “Tích
cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí
mật, xây dựng căn cứ ở rừng núi, tranh thủ vận động, cải tạo tập hợp các
lực lượng giáo phái bị Mỹ-Diệm đánh tan”…
1956: Những người cầm quyền Trung Quốc khuyên ta “trường kỳ mai phục”.
Đặng Tiểu Bình, TBT Đảng CSTQ, tháng 7, 55: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất đất nước sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc”.
Mao Trạch Đông, tháng 11, 56: “Việc chia cắt nước Việt Nam không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ… Nếu mười năm chưa được thì phải trăm năm.”
Năm 1957: Xứ ủy Nam Bộ lập 37 đại đội vũ trang và đơn vị 250 cấp tiểu đoàn
Tháng 10, “Chấp hành Nghị quyết tháng 6/56, Nghị quyết
tháng 12/56 của Xứ Ủy Nam Bộ lập 37 đại đội vũ trang và đơn vị 250, cấp
tiểu đoàn ở Miền Đông Nam Bộ.
Năm 1958: Đặc công tấn công trụ sở MAAG ở Biên Hòa, 19 Mỹ chết
Thành lập Bộ Tư Lệnh Miền Đông Nam Bộ sau đổi làm Ban Quân Sự Miền.
Ngày 20/10/58, Đại Đội Đặc Công tấn công trụ sở phái đoàn MAAG ở Biên Hoà, 19 Mỹ bị chết hay bị thương.
Năm 1959: thành lập các Đoàn 559, 759, 959 xâm nhập miền Nam bằng đường bộ, đường biển và đường Lào
Hội Nghị Ban CHTƯ lần 15, tháng 5/59: “Con đường phát triển cơ bản của Cách mạng miền Nam là dùng bạo lực”, tr. 49
5/1959: Quân Ủy TƯ ra nghị quyết thành lập Đoàn 559 còn gọi là Bộ Đội Trường Sơn tiếp tế người, vũ khí vô Nam bằng đường bộ, Đường Mòn HCM.
7/59 : Đoàn 759, tiếp tế bằng đường biển
9/59: Đoàn 959 cố vấn cho QUTƯ Lào
Năm 1960: Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam
Điều tra dân số miền Bắc (tháng 3) và công bố luật nghĩa vụ quân sự (tháng 4)
20/12/60: Thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam với cương lĩnh theo đường lối Đảng ta đề ra.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
Cũng 1960, tháng 5, những người cầm quyền TQ: “Không nên nói
đấu tranh quân sự hay đấu tranh chính trị là chính. Đấu tranh chính trị
hay đấu tranh quân sự không phải là cướp chính quyền ngay mà cuộc đấu
tranh trường kỳ…Dù Diệm có đổ cũng không thể thống nhất ngay được vì đế
quốc Mỹ không chịu để như vậy đâu…
“Miền bắc có thể ủng hộ chính trị cho miền Nam, giúp miền Nam đẻ ra
các chính sách nhưng chủ yếu là bồi dưỡng tinh thần tự lực cánh sinh
cho anh em miền Nam. Khi chắc ăn, miền Bắc có thể giúp quân sự cho miền
Nam, nghĩa là khi chắc chắn không xảy ra chuyện gì, có thể cung cấp một
số vũ trang mà không cho ai biết. Nhưng nói chung là không giúp”, tr.
72-73.Kết
Luận: Những ghi chú kể trên cho ta thấy cuộc xâm lăng miền Nam Việt
Nam là do chủ trương của những người Cộng Sản, xuất phát từ Hà Nội, ngay
từ trước khi Hiệp Định Genève được chính họ chấp nhận, chứ không phải
mãi sau này khi quân đội Mỹ vào Việt Nam mới bắt đầu. Nó không xuất
phát từ Miền Nam, và nhất là bởi người Miền Nam hay người Mỹ, như được
họ tuyên truyền nhằm đánh lừa dư luận. Rất tiếc là cuộc chiến này đã xảy
ra và kéo dài, đưa đến không biết bao nhiêu là hậu quả vô cùng tai hại,
về đủ mọi phương diện, từ tinh thần đến vật chất, mà không biết đến bao
giờ dân tộc Việt Nam mới hàn gắn lại được, trong khi những nước khác,
cũng bị chia cắt như Việt Nam đã tránh được. Riêng Nam Hàn đã trở thành
một cường quốc kinh tế của thề giới trong Thế Kỷ 21.
Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Hai nhà lãnh đạo của Trung Quốc này đã tỏ ra không mặn
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989)
mà gì với quyết định xâm lăng Miền Nam của Cộng Sản Việt Nam nên tuy không chính thức ngăn cản nhưng gần như đã bàn ra thay vì ủng hộ.
mà gì với quyết định xâm lăng Miền Nam của Cộng Sản Việt Nam nên tuy không chính thức ngăn cản nhưng gần như đã bàn ra thay vì ủng hộ.
Nguyên văn xin ghi lại một lần nữa như sau:
Đặng Tiểu Bình, TBT Đảng CSTQ, tháng 7, 55: “Dùng lực lượng vũ trang
để thống nhất đất nước sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng
nữa là mất cả miền Bắc.”
Mao Trạch Đông, tháng 11, 56: ”Việc chia cắt nước Việt Nam không thể
giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…Nếu mười năm
chưa được thì phải trăm năm.”
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông
lại có thái độ kể trên? Câu trả lời: Phải chăng là vì ở thời điểm năm
1956 này Trung Quốc còn quá yếu sau khi mới thống nhất được có bảy năm
nên không muốn có sự hiện diện của người Mỹ ở sát biên giới phía nam của
mình. Lý do là vì cuộc xâm nhập miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt có thể
tạo cớ cho quân Mỹ đổ bộ lên Việt Nam như người Mỹ sẽ làm về sau này?
Little Saigon, tháng Tư 2016Phạm Cao Dương