TRỊNH BÁCH * MỒNG MỘT TẾT HÀ NỘI
Tản mạn mồng một Tết ở Hà Nội
Khí hậu Tết ở Hà Nội năm nay nóng nực khác thường. Mọi năm thì ngay như
người Âu Mỹ lúc này cũng phải mặc parka. Vì thế cho nên tình trạng hoa
Tết chán lắm. Nắng ấm lâu quá khiến hoa đào nở gần hết hồi Tết Tây, đến
Tết Nguyên Đán chẳng còn mấy. Chợ hoa èo uột chả có gì. Không hiểu có
phải vì thế hay không mà năm nay có mode mua cây cảnh mini (không phải
bonsai). Không hẳn là theo thời thượng, nhưng cũng may tìm được mấy thứ
mini khá đẹp mà lại rẻ: cành đào bé tí, cao chỉ hơn 2 gang tay, nhưng có
dáng rất đẹp, lại nhiều nụ. Và đêm giao thừa hé nở nụ đầu. Thủy tiên
cũng hàm tiếu nụ đầu đêm giao thừa. Tìm được cây quất bé tí để trên bàn
chơi, quả cũng khá sai, mà chỉ gần 2,5 đôla.
Mọi người đi ‘chợ ông Đồ’ khá đông. Văn Miếu bên kia đường chật cứng khó
chen chân vào được. Người ta hay cho trẻ con đi mua chữ. Thành phố Hà
Nội một, hai năm nay bầy đặt ra việc sát hạch các ông đồ. Ai được chấm
đỗ mới có quyền vào chợ bán chữ. Mà không hiểu ai có quyền sát hạch
người ta? Có ai trong những người sát hạch làm được một bài thơ biền
ngẫu tứ lục đơn giản, hay làm được một bài thơ Đường cho đúng niêm,
luật? Nghĩa là có ai có đủ trình độ tối thiểu của một ông Đồ (Tú tài) để
mà sát hạch người khác hay không. Ngay từ năm 1919, trong lần thi Hương
cuối cùng, thì đề thi đã hơn nửa là thi Pháp văn và Quốc ngữ. Chỉ có
một phần ba là thi chữ Nho. Đến nỗi cũng trong năm 1919 quần thần tâu
xin, và được vua Khải Định chuẩn tấu, cho dịch sách chữ Hán ra Quốc ngữ
để người Việt “còn biết được văn hóa Việt”. Và từ năm 1936 cụ Vũ Đình
Liên đã hoài niệm các ông đồ bằng câu “những người muôn năm cũ hồn ở đâu
bây giờ…” Vì thế đáng lý ra thời nay chỉ cần những người viết được chữ
đẹp để thiên hạ đến mua, chứ đâu phải cần các nhà nho uyên bác đi bán
chữ như vậy. Có nhiều cụ già tự ái không cho bọn hậu sinh sát hạch để
vào bán chữ trong chợ, mà họ ra bán chữ ngoài lề đường.
Qua khỏi mồng một Tết thì cũng chẳng còn làm gì nhiều. Chỉ đi vãn cảnh
một vài đền, chùa cổ bên Hồ Tây và Bắc Ninh, Bắc Giang xem người ta đi
lễ cho vui thôi… Nhưng quả thật, những khung cảnh xuân đượm nét văn hóa
dân tộc cổ truyền này chỉ có thể tìm ra được ở Hà Nội.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong đời sống tâm linh của người Việt, chùa là một địa danh rất linh
thiêng và tôn kính. Đi chùa đã trở thành một việc làm không thể thiếu
của rất nhiều người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Những ngày này chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương đông đảo khách thập phương đến cúng viếng. Vào rằm tháng Giêng hàng năm, suốt hai ngày 14 và ngày 15, hàng chục ngàn lượt người đến từ khắp cả nước kéo về chùa Bà Thiên Hậu để cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Giới làm ăn nói rằng mỗi khi việc làm ăn gặp khó khăn, hoặc bắt đầu một kế hoạch mới, họ đều đến chùa cầu may và cầu lộc chùa để thành đạt hơn. Vì vậy, mỗi khi Tết về, họ muốn trả lễ cho nhà chùa và cũng là để “vay nợ” cho năm mới. Sức khỏe cũng là lời khấn nguyện thường gặp nhất.
Bên cạnh đó, mong có sức khỏe ăn nhiều cái Tết nữa với con cháu, cụ già tuổi ngoài 80 chia sẻ với VOA như vậy.
Ông nói: ‘Tết thì có đi chùa Bà, đi chùa Ông Cậu, rồi đi chùa Châu Đốc, tức là chùa Bà Chúa Xứ. Có tin tưởng nhiều lắm vì các vị coi như là ban cho sức khỏe rất là tốt, thế rồi là gia đình làm ăn rất là sung túc.’
Ông Nhân, một nhà thầu xây dựng, chia sẻ: ‘Mình làm nghề xây dựng này là mình rất tin tưởng về bề trên. Công việc mình làm rất là nguy hiểm, cho nên mình tin tưởng người khuất mặt, bề trên Trời Phật cũng dòm ngó phù hộ mình, để mình làm ăn mới suông sẽ được.’
Bà Thùy Trang cho biết đến chùa ngày Tết tự nhiên thấy lòng than thản: ‘Cảm thấy con người mình nó nhẹ nhàng, nó có gì đó an bình trong cái cuộc sống, nên cũng hay thường đi chùa.’
Như vậy đó. Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới với nguyện ước quê hương yên vui, thái bình.
Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyên, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Mọi ranh giới về tuổi tác, địa vị đều bị xóa nhòa, tất cả gặp nhau ở miền tâm thức linh thiêng.
Cụ già xứ Bắc ước sao có sức khỏe để còn ăn cái tết thứ 84: ‘Van vái làm sao cho sức khỏe tốt. Năm nay nếu ăn cái tết này là tôi 83 tuổi. Như thế là tôi được ăn những cái tết rất là vui vẻ với con, với cháu, với anh em trong gia quyến, và tất cả những bạn bè xung quanh như thế đều là rất là tốt.’
Bà Ngô Ngọc Mi cho biết bà nguyện cầu quốc thái dân an: ‘Thì nói chung là những tâm nguyện của mình đó là, cái đầu tiên là mình có sức khỏe để mình làm những việc thiện, việc tốt. Rồi mình cũng cầu mong là quốc thái dân an để cho mọi người được hạnh phúc, cùng chung vui với mình. Cái tâm nguyện của tôi là vậy.’
Ông Nhân tiếp tục tâm niệm về ơn trên phò trợ: ‘Không riêng mình, bản thân mình nhưng mà mình cũng mong muốn sao mà tất cả mọi người ai cũng sống làm người cũng phải lương thiện, cũng phải hướng Phật để mà người khuất mặt người ta còn phù hộ, người ta giúp đỡ mình.’
Những lời nguyện cầu đầu xuân Đinh Dậu trước chốn thiền môn, đều chung mong ước về sức khỏe, về sự bình an cho gia quyến, sự thuận lợi cho sinh kế. Ít ai cầu mua danh bán tước.
Những đoàn lân từ khắp nơi tụ về, cũng thay phiên nhau trổ tài nghệ trong lễ cúng chùa đầu năm mới, cầu mong sự hanh thông công việc quanh năm như góp thêm cảnh xuân chốn thiền tự. Để rồi trong sắc xuân tràn ngập tâm hồn bao du khách, từ biệt những ngôi chùa, người ta lại trở về bên những con đường thênh thang rộng mở.
Cổng chùa không khép. Tiếng chuông chùa ngân xa, thanh thoát yên bình…
http://www.voatiengviet.com/a/di-chua-dau-nam/3701127.html
Những ngày này chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương đông đảo khách thập phương đến cúng viếng. Vào rằm tháng Giêng hàng năm, suốt hai ngày 14 và ngày 15, hàng chục ngàn lượt người đến từ khắp cả nước kéo về chùa Bà Thiên Hậu để cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Giới làm ăn nói rằng mỗi khi việc làm ăn gặp khó khăn, hoặc bắt đầu một kế hoạch mới, họ đều đến chùa cầu may và cầu lộc chùa để thành đạt hơn. Vì vậy, mỗi khi Tết về, họ muốn trả lễ cho nhà chùa và cũng là để “vay nợ” cho năm mới. Sức khỏe cũng là lời khấn nguyện thường gặp nhất.
Bên cạnh đó, mong có sức khỏe ăn nhiều cái Tết nữa với con cháu, cụ già tuổi ngoài 80 chia sẻ với VOA như vậy.
Ông nói: ‘Tết thì có đi chùa Bà, đi chùa Ông Cậu, rồi đi chùa Châu Đốc, tức là chùa Bà Chúa Xứ. Có tin tưởng nhiều lắm vì các vị coi như là ban cho sức khỏe rất là tốt, thế rồi là gia đình làm ăn rất là sung túc.’
Ông Nhân, một nhà thầu xây dựng, chia sẻ: ‘Mình làm nghề xây dựng này là mình rất tin tưởng về bề trên. Công việc mình làm rất là nguy hiểm, cho nên mình tin tưởng người khuất mặt, bề trên Trời Phật cũng dòm ngó phù hộ mình, để mình làm ăn mới suông sẽ được.’
Bà Thùy Trang cho biết đến chùa ngày Tết tự nhiên thấy lòng than thản: ‘Cảm thấy con người mình nó nhẹ nhàng, nó có gì đó an bình trong cái cuộc sống, nên cũng hay thường đi chùa.’
Như vậy đó. Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới với nguyện ước quê hương yên vui, thái bình.
Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyên, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Mọi ranh giới về tuổi tác, địa vị đều bị xóa nhòa, tất cả gặp nhau ở miền tâm thức linh thiêng.
Cụ già xứ Bắc ước sao có sức khỏe để còn ăn cái tết thứ 84: ‘Van vái làm sao cho sức khỏe tốt. Năm nay nếu ăn cái tết này là tôi 83 tuổi. Như thế là tôi được ăn những cái tết rất là vui vẻ với con, với cháu, với anh em trong gia quyến, và tất cả những bạn bè xung quanh như thế đều là rất là tốt.’
Bà Ngô Ngọc Mi cho biết bà nguyện cầu quốc thái dân an: ‘Thì nói chung là những tâm nguyện của mình đó là, cái đầu tiên là mình có sức khỏe để mình làm những việc thiện, việc tốt. Rồi mình cũng cầu mong là quốc thái dân an để cho mọi người được hạnh phúc, cùng chung vui với mình. Cái tâm nguyện của tôi là vậy.’
Ông Nhân tiếp tục tâm niệm về ơn trên phò trợ: ‘Không riêng mình, bản thân mình nhưng mà mình cũng mong muốn sao mà tất cả mọi người ai cũng sống làm người cũng phải lương thiện, cũng phải hướng Phật để mà người khuất mặt người ta còn phù hộ, người ta giúp đỡ mình.’
Những lời nguyện cầu đầu xuân Đinh Dậu trước chốn thiền môn, đều chung mong ước về sức khỏe, về sự bình an cho gia quyến, sự thuận lợi cho sinh kế. Ít ai cầu mua danh bán tước.
Những đoàn lân từ khắp nơi tụ về, cũng thay phiên nhau trổ tài nghệ trong lễ cúng chùa đầu năm mới, cầu mong sự hanh thông công việc quanh năm như góp thêm cảnh xuân chốn thiền tự. Để rồi trong sắc xuân tràn ngập tâm hồn bao du khách, từ biệt những ngôi chùa, người ta lại trở về bên những con đường thênh thang rộng mở.
Cổng chùa không khép. Tiếng chuông chùa ngân xa, thanh thoát yên bình…
http://www.voatiengviet.com/a/di-chua-dau-nam/3701127.html
0:00:13 /0:02:22
No comments:
Post a Comment