Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 28 February 2017

NGUYỄN ĐẠT THỊNH * CẤM TRUNG CỘNG VÀO BIỂN ĐÔNG

Cấm người Tầu vào Biển Đông

Nguyễn đạt Thịnh

Nhận xét về câu tuyên bố của ông Rex W. Tillerson, ngoại trưởng được chỉ định trong tân chính phủ Donald Trump, là Hoa Kỳ nên ngăn cấm không cho người Tầu ra vào những hòn đảo họ cưỡng chiếm rồi xây dựng tại Biển Đông, giáo sư chính trị học Carlyle A. Thayer, trường University of New South Wales, Úc Châu, ví von so sánh câu nói của Tillerson với việc tổng thống John F. Kennedy ra lệnh phong toả Cuba, vì người Nga đem hoả tiễn liên lục địa sang đặt trên lãnh thổ Cuba.


Dĩ nhiên so sánh này tạo vinh dự cho tân chính phủ Donald Trump; cũng như thái độ cương quyết đã tạo vinh dự cho tổng thống Kennedy năm 1962, khi ông nhất định bắt người Nga phải tháo gỡ dàn hoả tiễn họ đặt tại Cuba.
Không khí căng thẳng đến nghẹt thở kéo dài suốt 13 ngày -từ 14 đến 28 tháng Mười 1962; căng thẳng vì từ vị trí đặt hoả tiễn đến bờ biển Hoa Kỳ chỉ có 90 miles. Ngày 10/22/1962, Kennedy lên truyền hình trình bầy với công chúng việc Nga đặt hoả tiễn, và việc ông ra lệnh phong toả Cuba, đòi người Nga phải tháo gỡ hoả tiễn xuống và đem trở về Nga, nếu không, ông sẽ tấn công để tiêu diệt mầm hiểm hoạ này.
Bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể dùng hải pháo tấn công hoả tiễn Nga, và bất cứ lúc nào dàn xạ thủ Nga cũng có thể nhấn nút khai hoả bắn hoả tiễn vào lãnh thổ Mỹ; hoả tiễn lại có thể chuyên chở một đầu đạn nguyên tử.
Cuối cùng, lãnh tụ Nga Nikita Khrushchev đồng ý tháo gỡ hoả tiễn để đánh đổi với việc Hoa Kỳ cũng tháo gỡ dàn hoả tiễn đã đặt sẵn tại Thổ.


Điểm giống nhau giữa 2 diễn biến cách nhau 55 năm này, là Hoa Kỳ sử dụng lực lượng Hải Quân phong toả những hải đảo bị đối phương sử dụng làm căn cứ hoả lực; đe doạ của dàn hoả tiễn Nga sát cận lãnh thổ Mỹ nên xúc động của quần chúng Mỹ mạnh hơn, hiện thực hơn; tuy nhiên đề nghị của ‘chuẩn’ ngoại trưởng Tillerson cũng lập tức gây sóng gió dư luận, tạo công phẫn cho người Tầu, và khiến người Á Châu phấn khởi hy vọng.
Tờ báo Anh ngữ Global Times, cơ quan ngoại vận của Bắc Kinh, viết, ‘Trung Quốc đủ sức mạnh và quyết tâm để phá vỡ toan tính huyênh hoang của ông ta.’
Ngăn cấm không cho người Tầu vào Biển Đông -vào những hải đảo nhân tạo mà họ đã thiết lập phi trường, quân cảng, đã bố trí hoả tiễn phòng không, phòng duyên- dĩ nhiên không phải là chuyện dễ; nhưng lại cũng không khó đến mức vượt quá khả năng của Hải Quân Hoa Kỳ.

Để thực hiện một cuộc phong toả như vậy, chỉ cần một trong 7 hạm đội Hoa Kỳ -Đệ Thất Hạm Đội- hiện đang thả neo tại quân cảng Yokosuka cũng thừa khả năng đảm trách.
Hạm Đội 7 có khoảng 70 chiến hạm, 300 phi cơ chiến đấu, 40,000 thuỷ thủ và Thuỷ Quân Lục Chiến; tháng Ba 2016, Hạm Đội 7 đã gửi một lực lượng gồm chiếc hàng không mẫu hạm John C. Stennis, 2 khu trục hạm Chung-Hoon và Stockdale, 2 tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay, cùng với chiếc soái hạm Blue Ridge vào Biển Đông.
Đô đốc Harry Harris -tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương- trình bầy với quốc hội Hoa Kỳ là người Tầu đang công khai quân sự hoá Biển Đông.


Điểm khác biệt quan trọng là đề nghị của ‘chuẩn’ ngoại trưởng Tillerson đưa Hải Quân Hoa Kỳ từ thế thủ sang thế công; chiến hạm Mỹ không chạy quanh các hòn đảo Trung Cộng lấn chiếm trên Biển Đông nữa, mà sẽ bố trí hoả lực quanh đó, rồi lập vùng ‘phi quân sự’ không cho hải quân Trung Cộng xâm nhập nữa.
Giáo sư Su Hao, giảng dạy tại viện đại học Ngoại Giao Trung Quốc (China Foreign Affairs University) tại Bắc Kinh nhận định, “Trung Quốc sẽ không điều chỉnh lại chính sách ngoại giao cho phù hợp với quan điểm của tân chính phủ Mỹ; chúng ta sẽ tiếp tục hành xử theo quan điểm của chúng ta và phục vụ quyền lợi của đất nước chúng ta.”

Nói cách khác, nếu ông Tillerson được Quốc Hội tấn phong vào chức vụ ngoại trưởng, và nếu ông thực hiện quan điểm của ông ‘cấm Tầu vào Biển Đông’ thì chiến tranh Mỹ-Trung Cộng sẽ xẩy ra?
Không hẳn như vậy, hoặc tối thiểu, viễn ảnh một cuộc phong toả quân sự trên Biển Đông cũng chưa đủ hiện thực để tạo ra những quan tâm, như người Mỹ đã quan tâm đến dàn hoả tiễn của Nga năm 1962.
Ông Anders Corr, giám đốc tổ chức Corr Analytics – một tổ chức nghiên cứu tình hình chính trị, cơ sở đặt tại New York – cho là, “người Tầu chỉ nói cứng để doạ các chính khách và doanh nhân Mỹ, chứ họ không đủ sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc phong toả ông Tillerson đề nghị.
Corr chỉ đúng trong phần cuối của câu nói ‘Trung Cộng không đủ sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc phong toả’, nhưng họ đang đối phó bằng cách bắt Việt Cộng hùa theo họ.


HÔM THỨ NĂM 12 tháng 1, 2017, chủ tịch đảng Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng được gọi sang Bắc Kinh để ký thông cáo chung với chủ tịch đảng Trung Cộng Tập Cận Bình; đài VOA loan báo là Trọng ký cùng một lúc 15 văn kiện cam kết hợp tác với Trung Cộng.


Vai trò của Trọng cũng như vai trò của tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte trong phiên họp của Liên Minh Á Châu năm ngoái: ông ta tuyên bố thẳng thừng là ‘ly dị’ với Hoa Kỳ, không nhận viện trợ kinh tế hay quân sự của Mỹ nữa, mặc dù Mỹ mới vận động được toà Trọng Tái Quốc Tế lên án Trung Cộng lấn chiếm lãnh hải Phi Luật Tân.


TRUNG CỘNG đang tìm cách đối phó với chính sách ‘cấm Tầu vào Biển Đông’ của ông Tillerson bằng chiến thuật ‘tạo khoảng trống chính nghĩa’: bắt cả 2 nước vùng Bắc Biển Đông -Việt Nam và Phi Luật Tân- không nước nào nhờ Hoa Kỳ can thiệp cả.
Trong lúc Tillerson chưa tìm được cớ để ‘cấm người Tầu vào Biển Đông’, Trung Cộng sẽ deal với Trump -bằng cách để yên cho Đài Loan và bà Thái Anh Văn, người đã điện đàm cầu cứu ông Trump.
Dù sao cũng phải nhìn nhận là, chưa nhậm chức nhưng Tillerson đã tỏ ra là một ngoại trưởng sắc bén, biết sử dụng uy thế của Hải Quân Hoa Kỳ. Ít nhất điều đó vẫn đáng mừng. 
Nguyễn đạt Thịnh

NỘI CÁC TRUMP

Hai tỷ phú và 10 triệu phú trong nội các của Trump


Đội hình ứng viên nội các của Donald Trump gồm nhiều tỷ phú, giám đốc công ty dầu khí, nhà sáng lập triệu đô… đang lần lượt ra điều trần trước Thượng viện Mỹ bắt đầu tuần này.
Gian nan đường đến Nhà Trắng của Donald Trump: Donald Trump đã từ một tỷ phú, ông trùm hoa hậu, ngôi sao truyền hình thực tế trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 1

Nội các do ông Trump đề cử có tổng tài sản lên đến 4,5 tỷ USD, được cho là giàu nhất lịch sử nước Mỹ. Con số này cao hơn 60% so với tổng tài sản các thành viên nội các của Obama (khoảng 2,75 tỷ USD) và thậm chí còn chưa bao gồm tài sản của chính vị tổng thống đắc cử, ước tính khoảng 3,7 tỷ USD. “Tôi muốn những người làm ra nhiều tài sản”, ông Trump lên tiếng khi bị chỉ trích vì đề cử nội các toàn tỷ phú, triệu phú.

Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 2  

Wilbur Ross - Ứng viên bộ trưởng thương mại - Tổng tài sản 2,5 tỷ USD. Trong 1/4 thế kỷ, ông Ross đảm nhiệm vị trí cố vấn phá sản của đế chế tài chính, ngân hàng Rothschild. Đến năm 2000, ông mở doanh nghiệp tư nhân WL Ross & Co., sau đó bán cho công ty quản lý đầu tư Invesco vào năm 2006 và thu về 375 triệu đô la. Ngoài ra, ông còn giàu lên nhanh chóng nhờ thực hiện hàng triệu thương vụ cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 3 

- Ứng viên bộ trưởng giáo dục - Tổng tài sản 1,25 tỷ USD. Betsy DeVos là con dâu nhà đồng sáng lập công ty đa cấp Amway - Richard DeVos. Theo ước tính của Forbes, vợ chồng bà Betsy DeVos sở hữu 1/4 số tài sản của công ty. Trước đây, bà từng giữ chức chủ tịch đảng Cộng hòa ở bang Michigan. Hai <td class=Rex Tillerson - Ứng viên ngoại trưởng - Tổng tài sản 325 triệu USD. Ông Tillerson gia nhập công ty dầu khí ExxonMobil từ thời còn học Đại học Texas. Khi giữ chức chủ tịch kiêm tổng giám đốc, ông tích lũy 2,6 triệu cổ phiếu trong cổ phần của công ty cùng khoản lương và phụ cấp "nặng kí" (gần 90 triệu USD trong 3 năm qua).

Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 5  
Steve Mnuchin - Ứng viên bộ trưởng tài chính - Tổng tài sản 300 triệu USD. Năm 2009, ông Mnuchin mua lại công ty cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn IndyMac với giá 1,6 tỷ USD. 6 năm sau, ông bán IndyMac cho tập đoàn tín dụng CIT Group và thu lại 3,4 tỷ USD. Là cựu đối tác của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs, ông tham gia nhiều bộ phim Hollywood lợi nhuận "khủng" như AvatarAmerican Sniper

Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 6

Andy Puzder - Ứng viên bộ trưởng lao động - Tổng tài sản 45 triệu USD. Sau khi thương lượng thành công giúp ông Carl Karcher – nhà sáng lập nhà hàng thức ăn nhanh Carl’s Jr. - thoát khỏi khó khăn tài chính vào đầu những năm 1990, Puzder trở thành tổng giám đốc tập đoàn CKE Restaurants, công ty mẹ của nhà hàng Carl’s Jr. và Hardee’s. Ông kiếm được 25 triệu đô từ tiền lương và phụ cấp từ năm 2000.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 7

Ben Carson - Ứng viên bộ trưởng phát triển đô thị và nhà ở - Tổng tài sản 29 triệu USD. Ông Ben Carson - cựu bác sĩ chuyên khoa giải phẫu thần kinh - kiếm được triệu đô từ việc xuất bản 6 cuốn sách và đóng vai trò bình luận viên cho các cơ quan truyền thông như Fox News hay Washington Times. Ông tích lũy được 6 triệu USD cổ phần trong cương vị giám đốc công ty thực phẩm đa quốc gia Kellogg và hệ thống phân phối sản phẩm Costco trước khi rời bỏ những vị trí này để chạy đua vào Nhà Trắng năm 2015.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 8

Elaine Chao - Ứng viên bộ trưởng giao thông - Tổng tài sản 24 triệu USD. Bà Elaine Chao là vợ của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số Thượng viện, đồng thời là con gái của James Si-Cheng Chao, ông "vua" trong ngành vận chuyển hàng hóa. Phần lớn tài sản của bà và chồng đến từ gia đình bà Chao, bao gồm một khoản đầu tư trị giá ít nhất 5 triệu USD. Người phụ nữ tốt nghiệp đại học Harvard này nằm trong ban giám đốc của 4 tập đoàn lớn, trong đó có ngân hàng đa quốc gia Wells Fargo.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 9

Tom Price - Ứng viên bộ trưởng y tế - Tổng tài sản 10 triệu USD. Tom Price, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và nghị sĩ bang Georgia, làm giàu nhờ việc mở cơ sở y khoa tại tiểu bang quê hương, cộng với việc cho thuê căn hộ cao cấp tại các bang như Virginia, Washington, D.C., North Carolina, South Carolina và Tennessee.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 10

Jeff Sessions - Ứng viên bộ trưởng tư pháp - Tổng tài sản 6 triệu USD. Ông Jeff Sessions, thượng nghị sĩ bang Alabama, sở hữu hơn 6 triệu m2 đất tại miền Tây bang này, ước tính có tài sản ít nhất 2,5 triệu USD. Phần còn lại trong khối tài sản của ông nằm trong quỹ tương hỗ và trái phiếu chính quyền địa phương của công ty quản lý đầu tư Vanguard.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 11

James Mattis - ứng viên bộ trưởng quốc phòng - Tổng tài sản 5 triệu USD. Vị tướng có biệt danh “thầy tu chiến binh” này về hưu năm 2013, phần lớn khối tài sản của ông là từ lương và phụ cấp về hưu. Hiện tại, vị cựu thủy quân nằm trong ban giám đốc của công ty công nghệ y tế Theranos và giám đốc tập đoàn hàng không và quốc phòng đa quốc gia General Dynamics.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 12

John Kelly - Ứng viên bộ trưởng an ninh nội địa - Tổng tài sản 4 triệu USD. Ông John Kelly có đến 4 thập kỷ trong quân đội, được thăng đến cấp tướng 4 sao. Ông có hai con trai trong quân ngũ, một người đã chết trong chiến tranh Afghanistan. Gia tài đồ sộ của ông đến từ tiền lương và phụ cấp trong thời gian ông phục vụ chính phủ.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 13

Rick Perry -  Ứng viên bộ trưởng năng lượng - Tổng tài sản 2 triệu USD. Từ khi rời văn phòng chính phủ vào năm 2015, ông Rick Perry đã kiếm được ít nhất 100,000 USD từ việc diễn thuyết và 250,000 USD nữa từ việc cố vấn cho công ty sản xuất thiết bị Caterpillar.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 14

Phó tổng thống đắc cử Mike Pence có tổng tài sản 800.000 USD. Vị cựu nghị sĩ bang Indiana sống cuộc đời giản dị, tránh xa những công việc kinh doanh. Tài sản của ông phần lớn từ lương và phụ cấp của bang và liên bang. Người cha có 3 con này cũng sở hữu ít nhất 95,000 USD trong quỹ vay vốn dành cho cha mẹ và học sinh sinh viên Parent PLUS.
Hai ty phu va 10 trieu phu trong noi cac cua Trump hinh anh 15

Ryan Zinke - Ứng viên bộ trưởng nội vụ - cũng có số tài sản tương đương ông Pence. Ông Ryan Zinke - nghị sĩ bang Montana - sở hữu lượng lớn tài sản cho thuê tại quê nhà Whitefish, Montana (nơi có dân số 7.073 người); có  bộ sưu tập tranh trị giá ít nhất 100,000 USD và một ga ra xe hơi bao gồm một chiếc Cadillac đời 1938 (trị giá khoảng 150,000 USD).
Nội các của TT Donald Trump
Inline image 1

Monday, January 23, 2017

NGÔ NHÂN DỤNG * TỔNG THỐNG CHÍN NÚT

Tổng thống Chín Nút
Ngô Nhân Dụng
Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017 Những người ủng hộ ông Donald Trump sẽ vui mừng. Ông đã trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, có thể gọi là Tổng thống Chín Nút! Nếu số 9 là số hên cho ông Trump, thì nước Mỹ sẽ được hên lây! Thời Tổng thống Reagan (ông từng ngủ gật trong lúc đang họp với các bộ trưởng), có nhà bình luận Mỹ đã bàn rằng thực ra chính các vị tổng thống cũng chẳng làm được chuyện gì ghê gớm, cho nên tốt nhất là dân Mỹ nên bầu cho những người có số đang may mắn. Ông hay bà ta gặp vận hên thì cả nước cũng hên!

Dân Mỹ có thể đem ông tổng thống, và cả ngôi vị tổng thống, ra đùa cợt mà không sợ bị còng tay, cũng không lo bị người chung quanh chê trách hoặc đả kích. Sống tự do hơn 200 năm, đã nhìn thấy 44 người thay phiên nhau ngồi ở Tòa Bạch Ốc, có người giỏi, có người kém, nhưng đa số cũng chỉ là những người bình thường như mình, người Mỹ không có thói quen coi ông tổng thống của nước họ là một nhân vật “vĩ đại” hay “siêu phàm,” nhất định không! Người Mỹ không tôn thờ cá nhân các “lãnh tụ” như các nước độc tài vẫn bắt dân phải thờ. Họ cũng không coi tổng thống là ngôi vị cao quý, thiêng liêng như các ông Hitler hay Stalin được văn nô nịnh thần sùng bái (Hoan hô Stalin – đời đời cây đại thọ - rợp bóng mát hòa bình – đứng đầu sóng ngọn gió – Tố Hữu).


Có một thứ dân Mỹ tôn trọng, đó là chế độ dân chủ của họ, ghi trong hiến pháp. Nói “chế độ dân chủ” nghe hơi trừu tượng, còn có vẻ ghê gớm lắm. Phải nói rõ hơn là bốn chữ “chế độ dân chủ” ở đây cũng bình thường, nó chỉ là “những thủ tục” quyết định ai sẽ làm tổng thống, qua những cuộc bỏ phiếu như thế nào. Cũng giống như luật đi đường bắt người ta phải lái xe như thế nào. Dân Mỹ tôn trọng những thủ tục quy định cách người dân tự do lựa chọn tổng thống, cũng như họ tôn kính cái đèn đỏ (thấy nó là phải ngừng xe lại, đọc kinh Kính Mừng hay niệm Phật càng tốt!) Ông Trump có thể thua bà Clinton ba triệu phiếu của các cử tri, nhưng ông thắng cử theo đúng những thủ tục bầu tổng thống Mỹ qua cử tri đoàn đại diện các tiểu bang. Do đó, ngày hôm nay, mọi người gọi ông là Tổng thống Trump. Sau khi làm lễ tuyên thệ cho ông Trump xong, Chánh án Tối cao Roberts bước tới bắt tay ông nói: Chúc mừng “Ông tổng thống!” Tất cả đã thay đổi! Từ một công dân bình thường, giờ phút này Donald Trump thành tổng thống! Roberts là người đầu tiên chính thức gọi ông Trump là “Ông tổng thống” trước khi vợ, con ông ta gọi. Điều này không ghi trong hiến pháp, nhưng đó là một tục lệ được mọi người tôn trọng.


Năm nay là lần thứ 58 người Mỹ tổ chức một buổi lễ tuyên thệ tổng thống, một sự kiện được Ronald Reagan nhận xét khi tuyên thệ năm 1981, là nó vừa “tầm thường” vừa “kỳ diệu như phép lạ.” Nghị sĩ Tổng thốngGeorge Washington chuyển giao cho John Adams không có gì đặc biệt, vì Adams đắc cử khi đang làm phó tổng thống. Nhưng đến lượt John Adams trao quyền cho Thomas Jefferson năm 1801, sau hai lần tranh cử gay go và đấu đá nhau cay cú không khác gì năm 2016, thì “phép lạ” chuyển giao quyền hành thật sự bắt đầu. Năm 1796, hai ông tranh chức tổng thống lần đầu, Adams thắng, Jefferson thua trở thành phó tổng thống. Năm 1800, đấu lần nữa, Jefferson chiếm đa số.
Vì thế một ông tổng thống nếu tài giỏi thì dân được nhờ chút đỉnh, mà nếu có kém cỏi thì cũng không gây tai hại bao nhiêu. Ai cũng có thể làm tổng thống! 
George H.W. Bush (cha). Năm 1993, ông để lại một lá thư viết cho tân Tổng thống Bill Clinton trên bàn làm việc: “Bill thân mến,… Ông sẽ là tổng thống của nước ta khi ông đọc lá thư này. Tôi chúc ông và gia đình ông mọi việc tốt lành. Sự thành công của ông bây giờ cũng là sự thành công của đất nước chúng ta. Tôi sẽ hết sức hỗ trợ ông. George.”

TẾT MIỀN TÂY NGÀY XƯA

TẾT MIỀN TÂY NGÀY XƯA


Nơi chốn em đã tìm về trong những năm xưa ... Nơi yên bình nhất ...

Một vùng quê im ắng, thật là hạnh phúc và binh yên

Chuẩn bị nấu bánh. Thức trọn đêm nay canh nồi bánh rồi
Cái vui của nhửng ngày gần tết nguyên đán . Thật thú vị

 
L’image contient peut-être : plante et nourriture
Tết sum vầy 
L’image contient peut-être : plein air

L’image contient peut-être : 2 personnes, fleur et plein air
Những ngày sắp tết.
L’image contient peut-être : fruit, nourriture et plein air




L’image contient peut-être : nourriture


L’image contient peut-être : nourriture


L’image contient peut-être : nourriture
L’image contient peut-être : nourriture
Tết sắp đến, nhà nào cũng có món này.
L’image contient peut-être : nourriture

Tết miền Tây.
Nhưng giờ đây chỉ là những hình ảnh quá khứ, nay mọi người đều mua, không ai tự làm cả...
Thèm cảm giác này... của ngày xưa ...



L’image contient peut-être : une personne ou plus, foule et plein air 
L’image contient peut-être : une personne ou plus, plein air et nature
L’image contient peut-être : 2 personnes, personnes qui mangent, personnes assises, enfant, table et nourriture
Con đường đep voi hang cau xanh ngat vung nông thôn mới của   miên Tây .!
L’image contient peut-être : une personne ou plus, arbre et plein air  
con nước ròng rồi con nước lớn anh với em ở cùng một..... nhớ nhà & nhớ người xưa.???
L’image contient peut-être : une personne ou plus, arbre, plein air, eau, nature et texte

L’image contient peut-être : plante, arbre, plein air, nature et eau
Cái này ăn ngon  coi bộ không bị lạnh bụng hén bà con, bà con ơi nhào vô lai rai với em gái Hai Lúa Miền Tây cho vui Ngày Tết Quê Em ...
L’image contient peut-être : nourriture



TẾT XƯA QUÊ TÔI ( Em Gái Hai Lúa Miền Tây )


"Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa” khúc nhạc du dương cứ vang lên ngày cuối năm khiến lòng nôn nao nhớ những cái tết xưa quê tôi.


Tôi nhớ xuân xưa là những háo hức mong đợi đến ngày mồng 10 tháng chạp, ngoại tôi khai trương lò tráng bánh, để được ngấu nghiến những chiếc bánh ướt đầu tiên nóng hổi, béo ngậy thơm lựng.


Tôi nhớ xuân xưa những ngày lon ton theo má ra đám rẫy trước nhà, vạch tìm cắt những trái bí đao già da nổi móc trắng, nhổ đám gừng, rồi hì hục trèo hái dừa rám đem vô mấy má con lụi hụi làm các loại mứt truyền thống. Mỗi khi nắng lên đem những thau mứt ra ngoài sân phơi, thì len lén véo vài miếng bỏ vào miệng ăn vụn, đã dễ sợ! Ở xóm tôi nhà nhà làm mứt tết, mấy ngày tết đến thăm nhà nào cũng đem nó ra đãi. Rồi giống như một sự bình chọn nhà nào làm khéo nhất, khi: Miếng mứt bí giòn tan, trắng trong khi ăn tan hết xác trong miệng, mứt gừng thì vẫn giữ được độ cay và tan hết bã, mứt dừa vừa dẻo vừa trắng còn độ béo…


Tôi nhớ xuân xưa khi mà nhà trường cho nghỉ tết, đám trẻ con quê bọn tôi kéo nhau ra thị trấn ngồi chầu chực cả ngày trời để uốn tóc, khi về nhà đầu đứa nào đứa nấy xoắn tít, hôi rình mùi thuốc uốn. Bị người lớn trêu là những cái đầu “bắp cải”, nghe mắc cỡ gần chết. Vậy chứ tết năm sau nữa vẫn cứ háo hức đi làm tóc mới.


Tôi nhớ xuân xưa là những lần theo má đi chợ tết ở chợ nổi trên sông, những chiếc ghe chòng chành giữa dòng nước cặp san sát nhau, mua bán tấp nập đủ các mặt hàng tết, nào là: Dưa hấu, các loại lagim, trái cây chưng tết: Mãng cầu, đu đủ, xoài, sung; còn nào là hoa: vạn thọ, cúc, hướng dương, mồng gà… đủ màu sắc. Lối 26 hay 27 tháng chạp năm nào nước cũng cạn sát lòng sông, khi đi chợ về xúm nhau bì bõm lội sình vận chuyển hàng hóa lên bờ, ta nó mệt muốn bở hơi tai nhưng vui gì đâu.


Tôi nhớ xuân xưa, cứ tờ mờ sáng ngày 28 tết má tôi thức thật sớm để qua bên lò heo chọn mua những miếng thịt vừa ra lò còn nóng hổi, mang về phân loại chế biến các món ăn cho ba ngày tết: Nạc đùi gọ má làm nem, ba rọi một phần cắt miếng vuông để tàu, phần để luộc cuốn bánh tráng; thị nách má làm món bì, lạp xưởng; chân giò má làm món hon nước dừa; phần thịt vụn thì băm nhỏ dồn khổ qua…


Cả nhà làm quần quật từ sáng đến tối mò mới xong, ai cũng rên cái lưng của mình mỏi nhừ vì ngồi cả ngày trời. Nhưng mà tôi mê nhất là khâu cùng thử thức ăn với má, chẳng hạn như món nem sau khi quết thịt nhuyễn bỏ gia vị vào nhồi cho đều, má kêu tôi lấy một miếng nắn vào chiếc đũa đem ra bếp lửa than nướng để má thử coi vị vừa chưa, lúc nào tôi cũng được má chừa cho một miếng bé tẹo bỏ vào miệng nhai nhóp nhép, ngon tuyệt vời.


Tôi nhớ xuân xưa là những ngày cận kề tết, cậu út tôi tháo bờ bao bắt tôm cá nhiều vô số kể. Tôm càng xanh to bằng cầm tay nhảy đành đạch đem về luộc hoặc chấm muối tiêu ngọt lịm, còn cá lóc thì nướng trui cuốn bánh tráng ngon hết sẩy luôn.


Tôi nhớ xuân xưa vào ngày 30 tết mấy má con ngồi quây quần gói bánh tét, khi nếp và nhưn thừa tụi tôi xin má để gói những chiếc bánh bé xíu xiu, để được phồng mũi vì nghe người lớn khen là khéo tay. Rồi trong lúc cả nhà thức canh nồi bánh tét và chờ đến giờ đón giao thừa, được nghe má kể những câu chuyện, tục ăn tết thời xa xưa nữa.


… Giờ đây thực phẩm ngày tết được bán đầy ắp, chỉ cần ra chợ hoặc siêu thị thì nhà chẳng còn thiếu thức gì. Dù đã xa quê nhiều năm, tết nay mọi thứ đều đã thay đổi giản tiện đi rất nhiều, nhưng mỗi lần năm hết tết đến, những ký ức về những ngày xuân xưa, khi gia đình còn đầy đủ ông bà cha mẹ cứ ùa về da diết trong tôi không thể nhạt nhòa.
L’image contient peut-être : nourriture

 L’image contient peut-être : 3 personnes, personnes souriantes, personnes assises et nourriture 

Sunday, January 22, 2017

LỊCH SỬ ĐÃ CHỌN ÔNG DONALD TRUMP

Lịch sử đã chọn ông Donald Trump’


Ông Donald Trump tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ trước Điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 20/01/2017.
Ông Donald Trump tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ trước Điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 20/01/2017.
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, từng là thành viên của Tổ Tư vấn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, nói với VOA rằng mặc dù ông đã được nghe nhiều ý kiến khác nhau về ông Donald Trump, thường là chê bai nhiều hơn tán thành, nhưng riêng cá nhân ông thì tôn trọng sự lựa chọn của cử tri Mỹ và phong cách đổi mới của tân tổng thống Mỹ:
“Riêng tôi, một người chỉ theo dõi qua thông tin thôi, tôi tôn trọng sự lựa chọn của cử tri Mỹ, tôn trọng sự bầu chọn của người dân trong một xã hội có nền dân chủ trưởng thành. Những ý kiến đối chọi, người thì hoan hô, người thì phản đối đều biểu lộ công khai, mạnh mẽ. Cho dù đã có không ít những phê phán về một nền dân chủ bị phản bội, giới trí thức hay học giả thì lo lắng cho một tương lai bất định của nước Mỹ và của thế giới với ông Trump.”
Giáo sư Tương Lai nêu những lý do vì sao cá nhân ông và nhiều cử tri Mỹ tôn trọng tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump:
“Chuẩn mực chính là sự thay đổi. Với ông Trump tôi cũng chời đợi điều ấy. Đó là sự thay đổi. Ông Trump có những nét khác biệt với những chính trị gia khác. Nhưng tại sao cử tri Mỹ hay khái quát là lịch sử đã chọn ông? Đó chính là sự khao khát mãnh liệt muốn thổi tung cả một hệ thống. Hiện tượng Trump là một hiện tượng ngẫu nhiên. Những người chọn ông đa số là những người im lặng. Ý nguyện của họ là muốn thay đổi. Những ai đại diện cho sự thay đổi, chống lại nguyên trạng thì các cử tri bỏ phiếu. Chính vì thế mà tôi tôn trọng quyết định của cử tri Mỹ.”
Trong thời gian tranh cử, truyền thông trong và ngoài nước thường nêu lên cá tính của ông Trump và đặt câu hỏi liệu cá tính của ông Trump sẽ ảnh hưởng như thế nào một khi ông lên nắm quyền. Giáo sư Tương Lai nhận định:
“Cá tính của vị tổng thống thứ 45 của Mỹ đương nhiên sẽ in đậm lên cách điều hành guồng máy của chính phủ sắp tới, nhưng chính thể chế chính trị đã đưa nước Mỹ vào vị thế như hôm nay mới chính là điều quyết định. Tôi lấy một ví dụ, 10 phút điện đàm của ông Trump với bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan, đã làm phá sản công trình của hơn 40 năm mà Trung Hoa Lục địa đã dầy công xây dựng.”
Giáo sư Tương Lai cho rằng vẫn còn quá sớm để bình luận chính xác về vị tổng thống mới nhậm chức của Hoa Kỳ, nhưng các quyết định đề cử nhân sự vào nội các mới của ông Trump báo trước nhiều thay đổi lớn trong chính sách tương lai của Hoa Kỳ:
“Xem cách ra quyết định của ông Trump trong việc bổ nhiệm Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao, bổ nhiệm tác giả cuốn ‘Chết bởi tay Trung Quốc’ làm chủ tịch Hội đồng Cố vấn Thương mại quốc gia… thì cho thấy đường đi nước bước của ông Trump.”
Ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động nhân quyền tại Tp. Hồ Chí Minh cũng có cùng suy nghĩ với giáo sư Tương Lai. Ông Truyển nói với VOA rằng dù trước đây ông không biết nhiều về ông Donald Trump, những phát biểu của ông Trump có thể gây sốc cho nhiều người, nhưng chính sự trực tính của ông Trump mang phong cách của một nhà kinh doanh thành công đã khiến ông Truyển thay đổi cách nhìn. Ông Truyển nói:
“Những phát ngôn của ông đối với tôi không lạ. Tôi từ trạng thái ngạc nhiên chuyển sang trạng thái cảm phục và quý mến ông Donald Trump.”
Ông Truyển cho rằng nếu ngay trong ngày nhậm chức ông Donald Trump ký sắc lệnh bãi bỏ lệnh hành chính về vấn đề nhập cư của Tổng thống Obama hay ký sắc lệnh để xây bức tường ngăn biên giới với Mexico nhằm chặn người nhập cư trái phép, thì suy cho cùng các chính sách này cũng nhằm bảo vệ người dân Hoa Kỳ.
“Nếu như có xây bức tường đó thì ông cũng chỉ muốn kiểm soát giới tội phạm đi vào đất nước Hoa Kỳ mà thôi. Tôi nghĩ ông Donald Trump không chống lại chính sách đi dân vì đặc tính của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là có nhiều chủng tộc và sắc dân. Tôi nghĩ ông không chống lại điều đó. Ông chỉ muốn đất nước Hoa Kỳ an toàn hơn mà thôi. Tôi nghĩ rằng ông Trump sẽ tạo điều kiện cho người dân di dân tới Hoa Kỳ bằng con đường hợp pháp.”
Trước đây Tổng thống Obama ra sắc lệnh hoãn trục xuất con cái của những người nhập cư trái phép vào Mỹ nếu họ hội đủ một số điều kiện, chẳng hạn như đến Mỹ thời còn là những đứa trẻ, học hành tử tế hay chí thú làm ăn, và không phạm tội hình sự, đồng thời ra một lộ trình để họ có thể trở thành công dân Mỹ.
Ngay sau khi đắc cử, ông Donald Trump tuyên bố sẽ ban hành các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo không một ai có thể di cư tới Mỹ bất hợp pháp.

TS. MAI THANH TRUYẾT * THƯ CUỐI NĂM

Thư cuối năm


Người Em gái Việt thân mến,
Hàng năm mỗi lần gió Đông về gợi nhớ lại những ngày của tháng chạp, tháng chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền Việt Nam mà dư luận ở Việt Nam (có thể qua gợi ý của CSVN) đang cổ xúy phong trào hủy bỏ những ngày truyền thống thiêng liêng này, tôi muốn viết cho em và về em, một người em gái Việt mà tôi gặp đầu tiên trên bước đường dong rủi nơi quê người.

Em thân mến,
Tôi đã gặp em qua sự tình cờ, trong một buổi nói chuyện do một tổ chức nghiên cứu y khoa Việt Mỹ gần đây. Em đã cùng chồng là một bác sĩ tham dự vào câu chuyện Việt Nam, câu chuyện thường không mấy hứng thú và hấp dẫn đối với những người phụ nữ thuộc "giai cấp" của em. Tôi đã quan sát em, thoáng nhìn ánh mắt và cung cách em theo dõi câu chuyện khô khan của tôi. Tôi đã cùng chia xẻ chai bia với chồng em trong buổi nói chuyện.
Và từ đó, tôi và vợ chồng em có thêm nhiều dịp để trao đổi với nhau cùng các bạn bè khác về câu chuyện nước non. Đây quả thật là một sự tình cờ ngẫu nhiên và lý thú của tôi. Ngẩu nhiên vì em là người tôi gặp (có thể nói) lần đầu tiên trong những ngày tháng dong ruổi đó đây suốt 20 năm qua. Lý thú là vì sau những lần gặp sau đó tại nhà em cùng bạn bè, tôi đã thấy được ánh mắt đầy tự tin và tích cực qua những phát biểu đóng góp của em về câu chuyện Việt Nam. Em đã đóng góp trong tinh thần hết sức xây dựng và hòa nhã nhưng không có nghĩa là không quyết liệt trong luận cứ của mình. Những ý kiến phản biện của em đối với bạn bè của chồng cũng như việc không đồng ý với lý tưởng và con đường của chồng đang đi làm cho tôi suy nghĩ nhiều.
Chính vì thế mới có lá thư gởi cho những người em gái Việt ở những ngày cuối đông nầy trên đất khách.
Em biết không, trong cuộc sống vật chất nơi quê người, đối với giai cấp được ưu đãi như gia đình em, nhiều chị em Việt sống trong điều kiện khó đi ra ngoài cái khung vô hình, đó là chiều hướng cá nhân chủ nghĩa, hưởng thụ thoải mái qua nguồn tài chính dồi dào do chồng kiếm được trong việc khám bịnh… như đi shopping, nói chuyện tán gẫu với các bạn gái khác có cùng điều kiện kinh tế giống nhau.
Nhưng trái lại, tôi thấy trong em có điều khác lạ. Em không đi con đường trên mà lại có nhiều suy nghĩ đột phá trong vấn đề nước non. Em không có cái "kịch cỡm" như nhiều người vợ của "giai cấp bác sĩ" (cũng như tôi cũng không thấy những nét hưởng thụ nơi chồng em!) Tôi không biết tôi có chủ quan hay không, nhưng tôi tin rằng không vì tôi đã trao đổi với em hơn một lần về thái độ và hành động của những người con Việt đối với đất nước nơi hải ngoại.

Em thân mến,
Trong Phật giáo, Đức Phật đã vạch rõ là có tới 84 ngàn pháp môn để tu tập, nghĩa là chúng ta cũng có hàng ngàn hướng đi để cuối cùng hy vọng đạt đến một mục tiêu chung cuối cùng là mang lại tự do, nhân quyền, và một số phúc lợi căn bản cho bà con mình còn đang sống cùng khổ ở Việt Nam.
Đó là tiền đề và kết luận duy nhứt của những người con Việt tha hương còn đoái hoài đến quê cha đất tổ.
Dĩ nhiên trên bước đường đi trên, có những suy nghĩ khác nhau đôi khi trái nghịch nhau giữa các cá nhân, giữa các hội đoàn hay đảng phái. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải triệt hạ nhau, tiêu diệt lẫn nhau. Dù muốn dù không, chúng ta cần phải trân trọng tất cả những người còn có tấm lòng Việt Nam, cưu mang một hoài bão đem lại bình an và hạnh phúc cho con dân Việt.
Dù chủ trương như thế nào đi nữa, tấm lòng sắt son với đất nước của những người dấn thân ở hải ngoại cũng đủ để cho chúng ta trân trọng cho dù hướng đi có bị vấp phải sai lầm, cho dù hành động có tạo ra vài đáng tiếc.
Chúng ta sống trong thời đại toàn cầu hóa, trong một thế giới đa cực, chúng ta không còn dựa theo một chủ thuyết tư bản hay chủ nghĩa xã hội để làm nền cho sự phát triển đất nước. Ngày hôm nay chúng ta không còn thì giờ để chiêm nghiệm và "lập thuyết" nữa.
Thế kỷ 21 hôm nay cho chúng ta thấy một thế giới MỞ, mở cho mỗi cá nhân và mở cho tập thể thậm chí cũng mở cho những người quản lý đất nước. Thế giới ngày hôm nay không còn chỗ đứng cho chủ nghĩa độc tôn, độc đảng. Quan niệm lãnh tụ phải được thay thế bằng (team work). Kinh nghiệm Việt Nam cho chúng ta thấy chính sách quản lý cùng cơ chế chuyên chinh vô sản của 16 Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam cùng 160 Ủy viên Trung ương đảng đã đưa đất nước vào chỗ bế tắc và nghèo đói.

Em thân mến,
Câu chuyện Việt Nam vẫn là mối ưu tư hàng đầu của mỗi người trong chúng ta. Nó chiếm trọn vẹn quỹ thời gian của chúng ta, trong những lúc ăn uống, lúc làm việc kiếm cơm, ngay cả những lúc trà dư tửu hậu nữa.
Tại sao em biết không?
Vì đó miền đất tổ của cha ông ngàn đời để lại. Vì đó là nơi trên 94 triệu bà con mình còn quằn hoại đau khổ trước gọng kềm của chế độ. Chúng ta không thể vui trong hoàn cảnh như thế. Chúng ta không thể quên dù là trong giây phút tiếng kêu thương tuyệt vọng của những người cùng khổ trên quê hương.
Tôi có "cải lương" khi trang trải những suy nghĩ trên với em hay không, hở người em gái Việt trên đất Mỹ? Tôi hy vọng là không; vì trong một sát na nào đó, tôi đã thấy ánh mắt chú tâm của em khi nghe tôi nói về chuyện Việt Nam.
Đối với tôi, người chỉ nói từ tấm lòng, không biết và không bao giờ có tham vọng "lập thuyết", giải quyết câu chuyện Việt Nam chỉ là cố gắng suy nghĩ về những cung cách ngõ hầu mang lại trong tương lai những phúc lợi về y tế tối thiểu cho bà con Việt, cải thiện hệ thống giáo dục đã bị ô nhiễm và hủy hoại sau thời gian dài chịu sự áp đặt của chế độ, cũng như giải quyết những vấn nạn môi trường mà chế độ đã phát triển quốc gia trong chiều hướng hủy diệt môi trường thay vì bảo vệ.
Đảng CSVN hiện tại không giải quyết được những vấn đề dân sinh của người dân, thậm chí còn làm cho vấn đề ngày càng trầm trọng thêm lên. Nay đã phải đến lúc chính người dân trong nước phải trang bị những thông tin, những hiểu biết để tự cứu lấy chính mình trong cuộc sống hàng ngày đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí, và trong đất, nguy cơ trước trong thực phẩm và nhứt là nguy cơ trước những vi phạm quyền của con người đã ghi rõ trong Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà chế độ hiện hành đã phê chuẩn.
Muốn thực hiện những suy nghĩ tích cực trên, và trong điều kiện hạn hẹp của một người con Việt sống xa quê hương, tôi thấy những gì cần làm ngày hôm nay là chuyển tải những thông tin khoa học, những biến chuyển thực sự đang xảy ra trên đất nước mà người dân quốc nội không hề biết qua chính sách thông tin một chiều của chế độ. Những tin tức cập nhựt nhứt về nguy cơ Hán hóa, về nguy cơ diệt chủng của Trung Cộng dù ít dù nhiều cũng có thể làm động tâm bà con.
Và em có biết không, những khúc nhạc trên đã được tấu lên một cách bền bỉ suốt hơn 20 năm qua, và tôi nghĩ cũng đã khơi dậy một phần nào lòng tự ái dân tộc nhứt là đối với tuổi trẻ Việt Nam.
Em thấy không, nhiều người trẻ Việt Nam đã vượt qua sự sợ hãi do chế độ đã cấy sinh tử phù vào lòng dân tộc từ những ngày đầu tiên giày xéo miền Nam thân yêu của chúng ta. Nhưng hôm nay, mọi sự đã xoay ngược 180 độ.
Chính những người cộng sản đã bị sinh tử phù của chính họ xâm nhập vào não trạng. Càng đàn áp, càng trấn lột người dân, càng phát biểu những lời đanh thép, cao ngạo, chính là lúc người cộng sản... đang sợ.
Họ sợ người dân, họ sợ tuổi trẻ và họ sợ với chính những đảng viên đang cùng chung một việc là áp dụng chuyên chính vô sản với dân. Sự đoàn kết chung quanh đảng dưới lá cờ chủ nghĩa Mác Lê chỉ còn là những tiếng vọng từ đáy vực, một chuẩn bị cho hiện tượng Big Bang của đảng cộng sản Bắc Việt trong những ngày sắp tới mà thôi.

Em thân mến,
Sự hiện diện của lá thư nầy là do những lần khám phá ra tình tự quê hương nơi em. Cho tôi một lời cám ơn em. Những suy nghĩ của tôi trên đây cũng là những lời tự nhắc nhở lấy chính mình. Tôi không lạc quan mà cũng không bi quan về tương lai của đất nước. Trong bao lần nói chuyện trước bè bạn hay công chúng, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều là sống trọn vẹn với niềm tin của mình cũng như san sẻ niềm tin trên với bà con, những người con Việt xa quê hương.
Và từ niềm tin đó, chúng ta không tuyệt vọng cho tương lai của dân tộc.
Xin hẹn gặp lại em một ngày đẹp nắng nào đó không xa tại Sài Gòn.
Một ngày cuối đông Giáp Thân - 2016

TIN BIỂN ĐÔNG




  Biển Đông : Đã đến lúc phải dằn mặt Bắc Kinh

>Thụy My

media 
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift cảnh báo tình hình căng thẳng ở Biển Đông, 06/10/2015.REUTERS/David Gray/Files
Trong phần một mang tựa đề« Vì sao phương Tây lại để Bắc Kinh làm mưa làm gió trên Biển Đông ?», chuyên gia Ross Babbage (*) đã phân tích những lý do vì sao Bắc Kinh có thể tự tung tự tác trên Biển Đông cho đến nay. Ở phần hai, tác giả đề nghị những biện pháp cụ thể cho chính quyền Donald Trump sắp tới.
(Xem lại phần 1) : Vì sao phương Tây lại để Bắc Kinh làm mưa làm gió trên Biển Đông ?
Theo ông, một trong những vấn đề cốt lõi trong cách xử sự của chính phủ Mỹ, Nhật và Úc là trần thuật sai hẳn những lợi ích từ liên minh. Các liên minh này chắc chắn là mang lại lợi ích lớn lao, qua tự do hàng hải và hàng không, giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp chủ quyền trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích to lớn nhất của đồng minh thực sự vượt xa khỏi những mục tiêu giới hạn, chủ yếu mang tính chiến thuật này.
Trên thực tế, lợi ích chủ chốt trước tiên của đồng minh là đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không thống trị Biển Đông đến mức có thể đơn phương quyết định trật tự khu vực, và hạn định mức độ chủ quyền cho từng quốc gia ven biển.
Lợi ích cốt lõi thứ hai là hạn chế khả năng lấn chiếm của Trung Quốc trên Biển Đông, tạo tiền lệ cho những hành vi bất hợp pháp, hung hăng hơn của Bắc Kinh, trước mắt và về lâu về dài.
Điều cốt yếu thứ ba
: giám sát chặt để Trung Quốc không lặp lại các vi phạm trầm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), làm ngơ trước phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, trực tiếp thách thức luật pháp quốc tế. Khi theo đuổi các lợi ích thực tiễn này, các lãnh đạo đồng minh cần có chiến lược rõ ràng để chỉ đạo một chiến dịch đối phó. Các khả năng hiển nhiên nhất là chọn lựa một chiến lược cự tuyệt, chiến lược buộc phải trả giá. Một chiến lược tấn công vào chiến lược của Trung Quốc, làm cho Bắc Kinh không thể tiếp tục làm bá chủ Biển Đông. Dù chọn chiến lược nào đi nữa, cái nền chủ yếu phải là một liên minh quân sự mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn tại Tây Thái Bình Dương.Thuyên gia Ross Babbage cho rằng trước các hành động của Bắc Kinh trong năm năm qua, cần phải tiến xa hơn chủ trương được gọi là « xoay trục », « tái cân bằng », để chuyển sang một cam kết toàn diện với các nước trong vùng, có thể được mệnh danh là Chương trình Đối tác An ninh Khu vực. Các mục đích chính của chương trình là chứng tỏ ưu thế vượt trội về quân sự, răn đe các hành động phiêu lưu của Trung Quốc, củng cố lòng tin nơi các đồng minh và đối tác châu Á về sự khả tín của phương Tây, để họ cảm thấy có thể chống chọi lại bất kỳ ý đồ áp đặt nào từ Trung Quốc.Chiến lược đồng minh hiệu quả nhất cần mang tính sáng tạo và bất đối xứng. Trong những năm gần đây Bắc Kinh tập trung các hành động hiếu chiến nhất tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, sử dụng các loại hình đa dạng từ quân đội, tuần duyên, dân quân biển, chiến tranh chính trị ; nhưng không có nghĩa là đồng minh cũng phải tập trung mọi nỗ lực bằng cách thức tương tự. Ngược lại, để chống lại Bắc Kinh, phương thức hiệu quả nhất là tập trung áp lực đủ loại vào những điểm yếu kém nhất của Trung Quốc trên mọi lãnh vực.
Những chiến dịch như thế đòi hỏi phải thận trọng phối hợp nhiều biện pháp, để có thể duy trì được dài lâu. Các biện pháp này vượt xa khỏi các lãnh vực ngoại giao và quân sự khuôn mẫu, bao gồm cả địa chính trị, thông tin, kinh tế, tài chính, nhập cư, luật pháp, chống bá quyền, và những sáng kiến khác. Có thể gồm cả việc ra tuyên bố để răn đe các hành vi của Trung Quốc, gây lòng tin nơi đồng minh và thân hữu, tạo môi trường hoạt động rộng rãi hơn. Các biện pháp khác cần được phân loại và thiết kế để làm chao đảo Trung Quốc, đồng thời khuyến khích nên thận trọng hơn với Bắc Kinh.
Tác giả nhận định, chắc chắn sẽ có những người tại các nước đồng minh muốn chính phủ mình nhắm mắt làm ngơ. Tuy nhiên, những thách thức từ Trung Quốc mang tính chất và tầm cỡ quan trọng đến nỗi nếu chiến lược đối phó của Hoa Kỳ và đồng minh khu vực thất bại, sẽ gây hậu
Trước tiên là chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông bị nhường lại cho Trung Quốc. Nếu trao cho Bắc Kinh quyền kiểm soát thực tế một tuyến đường hàng hải chính yếu như thế và mở rộng thông tin, sẽ gây những hệ quả địa chính trị nghiêm trọng và lâu dài. Bối cảnh an ninh tại Tây Thái Bình Dương sẽ bị đảo lộn, gây phức tạp cho nhiều dạng thức hoạt động của đồng minh.
Hậu quả nghiêm trọng thứ hai là việc Bắc Kinh vi phạm nặng nề luật pháp quốc tế coi như được chấp nhận ; gây thiệt hại lớn cho nỗ lực trong nhiều thập niên qua, nhằm xây dựng khuôn khổ luật pháp cho quan hệ ngoại giao, thương mại, tranh chấp quốc tế. Sẽ là dấu hiệu cho cộng đồng thế giới thấy rằng đống minh phương Tây không chuẩn bị cho việc bảo vệ luật quốc tế.
Hậu quả quan trọng thứ ba là nguy cơ Trung Quốc thêm mạnh dạn tung ra những hoạt động xâm lăng nghiêm trọng hơn trong những năm tới. Bắc Kinh có thể coi sự dè dặt, e ngại, thiếu tổ chức của các nước khác như là lời mời xâm lăng các lãnh thổ chiến lược, tiếp tục các hành động hiếu chiến hơn. Vì thế, khi duy trì thái độ dè dặt và cách hành xử vụng về, các lãnh đạo đồng minh sẽ vấp phải rủi ro nghiêm trọng hơn là vô hình trung khuyến khích xung đột nặng nề hơn với Trung Quốc trong những năm tới. Theo tác giả, xung đột này sẽ dữ dội hơn và khó tránh khỏi.
Hậu quả lớn thứ tư : khi đồng minh không có được sự đáp trả mạnh mẽ, sẽ thiệt hại cho hoạt động răn đe. Một phương Tây yếu kém trong lúc này sẽ là tín hiệu xấu gởi đến không chỉ cho Bắc Kinh, mà còn cả cho Matxcơva và Bình Nhưỡng.
Hậu quả thứ năm của việc Hoa Kỳ bình chân như vại, sẽ khiến hầu như mọi nước đồng minh và thân hữu Tây Thái Bình Dương và nhiều nước khác xa hơn buộc lòng phải tái cấu trúc về quốc phòng và an ninh quốc gia.
Một khi các lãnh đạo đồng minh không đáp trả hiệu quả trước tình trạng vi phạm hiển nhiên luật pháp quốc tế và chuẩn mực an ninh toàn cầu, thì họ cần phải có những thay đổi nào để giữ an ninh cho chính mình ? Một số nước đã bắt đầu tìm kiếm những đối tác an ninh mới đáng tin cậy hơn. Số khác có thể đưa ra những chương trình phòng vệ mới, hay đành từ bỏ những yếu tố then chốt về chủ quyền, để được yên thân trước Bắc Kinh hay các chế độ độc tài khác.
Chuyên gia Ross Babbage kết luận, vấn đề an ninh ở Tây Thái Bình Dương vẫn là lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ và các đồng minh thân thiết. Chính quyền ông Trump sắp tới nhất thiết phải dành ưu tiên hàng đầu cho một chiến lược đối phó hiệu quả với Bắc Kinh.
(*)Tiến sĩ Ross Babbage là Giám đốc điều hành của Strategic Forum Pty Ltd, nhà nghiên cứu của Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách (CSBA) ở Washington DC. Tiến sĩ Babbage từng giữ vị trí trưởng văn phòng Phân tích chiến lược của ONA, cơ quan tình báo trực thuộc văn phòng thủ tướng Úc. 

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170114-bien-dong-da-den-luc-phai-dan-mat-bac-kinh

Biển Đông : Tuần duyên Nhật tăng cường hoạt động giúp Đông Nam Á Biển Đông : Tuần duyên Nhật tăng cường hoạt động giúp Đông Nam Á
Trọng Nghĩa
Bắt đầu từ tháng Tư 2017, lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản sẽ triển khai kế hoạch đào tạo đồng nghiệp tại các nước Đông Nam Á với mục tiêu giúp các nước này nâng cao năng lực giám sát Biển Đông. Vế đào tạo này sẽ bổ sung cho việc chính quyền Nhật Bản cung cấp thêm tàu tuần duyên cho các đối tác như Việt Nam hay Philippines để kháng lại các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo nhật báo Yomiuiri Shimbun (Nhật Bản) ngày 10/01/2017, để tiến hành công việc đào tạo, Tuần Duyên Nhật Bản sẽ thành lập ngay một đơn vị đặc biệt chuyên trách việc giúp các đối tác Đông Nam Á, cung cấp giảng viên, đào tạo cán bộ, mở rộng diện quốc gia được cử người đến đào tạo tại Nhật Bản, tổ chức hội thảo quốc tế để tăng cường quan hệ và học tập kinh nghiệm về duy trì luật lệ trên biển.
Báo The Diplomat, trụ sở tại Nhật Bản, khi đề cập đến kế hoạch này trong một bài phân tích ngày 10/01, cho rằng cơ quan mới của Tuần Duyên Nhật sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong sự can dự của Tokyo vào lãnh vực bảo đảm an ninh hàng hải trên Biển Đông.
Ngoài các nước ASEAN như Philippines và Việt Nam mà Nhật Bản đã có quan hệ đối tác chặt chẽ trong lãnh vực an ninh trên biển, hay là những nước như Malaysia và Indonesia đã có sẵn lực lượng tuần duyên (một lực lượng mà không phải nước Đông Nam Á nào cũng có), cơ quan mới của Tuần Duyên Nhật có thể lôi kéo các nước khác vào cuộc, cho phép Tokyo đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng chấp pháp biển trong vùng.
Việc đào tạo năng lực cho Thái Lan hay Miến Điện có ý nghĩa sâu xa, vì hai nước này là những tác nhân không thể thiếu vắng trong việc bảo đảm an ninh dọc theo vùng Vịnh Bengal hay biển Andaman.
Riêng về Biển Đông, báo chí Nhật Bản nói chung đều cho rằng vấn đề ứng phó với các sự cố hoặc thiên tai đã trở thành những nhu cầu tối quan trọng, bên cạnh các diễn biến phức tạp khác liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền. Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện các lực lượng tuần duyên để duy trì trật tự an ninh đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách.
Theo nhật báo Yomiuri, khi quyết định cho lực lượng tuần duyên can dự trực tiếp vào Biển Đông, các quan chức Nhật Bản đã xuất phát từ nhận định theo đó các hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có việc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa, là một nhân tố gây bất ổn định.
Chính vì vậy mà Nhật Bản cần giúp toàn khu vực tăng cưởng năng lực xử lý các vấn đề trên biển. Trong việc này, vai trò của các lực lượng tuần duyên đặc biệt quan trọng vì có tác dụng giúp các bên tránh xảy ra xung đột quân sự.
Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã không ngần ngại cho tàu Hải Cảnh (tức là tuần duyên) vào các vùng biển mà Việt Nam, Philippines hay một vài nước khác đòi chủ quyền. Thực tế đó đã thúc giục các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia là phải hoàn thiện lực lượng tuần duyên còn non trẻ của mình, để có thể ứng phó có hiệu quả với tình hình mà Trung Quốc tạo nên. Việt Nam chẳng hạn, chỉ mới lập ra lực lượng Cảnh Sát Biển vào năm 2013, và Indonesia một năm sau.


HL.NGUYỄN PHÚ THỨ * NĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ



Hàn Lâm Nguyễn Phú ThứNĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ (Đinh Dậu từ 28-01-2017 đến 15-02-2018)




(Trích dẫn tác phẩm Tử-Vi & Địa-Lý Thực-Hành của Gs Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ)


 
Sau khi năm Bính Thân chấm dứt, thì đến năm Đinh Dậu được bàn giao từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ sáu, 27-01-2017 để cầm tinh đến 24 giờ đêm 15-02-2018. Năm Đinh Dậu này thuộc hành Hỏa và mạng Sơn Hạ Hỏa giống năm Bính Thân, nhưng năm Đinh Dậu thuộc Âm, cho nên năm này có can Đinh thuộc Hỏa và có chi Dậu thuộc Kim. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì “mạng Hỏa khắc mạng Kim ” tức năm này “Can khắc Chi ” hay nói khác đi Trời khắc Đất. Bởi vì, mạng Hỏa được khắc xuất, mạng Kim bị khắc nhập.


Do vậy, năm này xem như là năm xấu nhứt tổng quát, không thể thực hiện gì kết quả như ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Hỏa gặp năm mạng Thủy – mạng Thủy gặp năm mạng Thổ – mạng Thổ gặp năm mạng Mộc và mạng Mộc gặp năm mạng Kim. Được biết năm Dậu vừa qua là năm Ất Dậu thuộc hành Thủy, nhằm ngày thứ tư, 09-02-2005 đến 28-01-2006. (xem trang lại 209 đến 212 đã dẫn ở trước)


Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Đông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm 61 của đời Hoàng Đế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2017 = 4654, rồi đem chia cho 60 năm, thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 77 và số dư 34 năm bắt buộc rơi vào Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 đến năm 2043. Do vậy, năm Đinh Dậu 2017 này là năm thứ 34 của Vận Niên Lục Giáp 78 và năm Dậu kế tiếp sẽ là năm Kỷ Dậu thuộc hành Thổ, nhằm ngày thứ ba tính từ 13-02-2029 đến 02-02-2030.


Năm Dậu tức Gà cũng là Kê, cho nên trong bàn dân thiên hạ cũng thường nhắc nhở luôn trong sinh hoạt xả hội hằng ngày, từ đó mới có những từ ngữ liên quan, xin trích dẫn như sau :


Dậu là con Gà đứng hạng thứ 10 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi. Gà là loài gia súc thường được nuôi trong nhà như : Gà, Vịt, Heo, Chó, Mèo.v.v. Nhưng Gà có cái đặc biệt là có 2 chân cùng với Vịt, trong khi các gia súc khác là Heo, Chó, Mèo .v.v thì có 4 chân.


Gà là loài lông vũ giống như loài Công, đẻ trứng, nhưng Gà và Công có vị trí cách biệt nhau hèn sang, bởi vậy, trong thành ngữ chúng ta có câu : “Gà muốn áo Công”
Hơn nữa, thịt hay trứng Gà để cho mọi người thường dân ăn, trong khi thịt hay trứng Công rất trân quí và hiếm có, cho nên Bà Từ Hi Thái Hậu mới làm món Trứng Công để khoản đãi phái đoàn sứ thần các quốc gia Tây Phương vào Tết nguyên đán năm Canh Tý 1874, xin trích dẫn như sau :


Trong dân gian thường nói : “Nem Công, Chả phụng” để chỉ hai món ăn thuộc hàng trân vị. Loài Công trước kia không phải là gia súc, cho nên muốn tìm Công phải vào rừng núi xa xôi may ra tìm được. Nem Công dù hiếm quí nhưng vẫn còn tương đối dễ kiếm, dễ làm so với trứng Công, bởi thứ nhứt loài Công làm tổ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, trên cành cao hay vách đá cheo leo khó tìm ra được. Thứ hai là dù có tìm ra được chỗ Công đang ấp trứng thì cũng không dễ gì đến gần ổ, vì Công rất hung dữ, chống cự kịch liệt và cuối cùng nếu thấy không bảo vệ được ổ trứng, thì chúng đập bể nát hết chứ không để lọt vào tay ai.


Bà Từ Hi Thái Hậu sai người đi lấy trứng Công, nhưng chẳng ai làm được, bà rất phiền muộn. May thay, có một vị tướng quân trẻ tuổi xin vào ra mắt và tâu rằng: Ông có người anh bà con ở Tứ Xuyên nuôi được bầy Khỉ 100 con, thông minh lanh lợi, được huấn luyện thuần phục, nghe được tiếng người, chuyên đi hái trà cùng tìm các được thảo hiếm hoi quí giá ở vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh hiểm trở. Ông tin rằng nếu tập luyện cho lũ Khỉ chúng nó có thể lấy được trứng Công. Bà Từ Hi Thái Hậu nghe xong trong lòng hoan hỉ, rồi truyền đem 1000 lạng vàng ròng cùng với 100 tấm gấm vóc Bạch Cầu thượng hạng ban cho viên tướng nọ làm lộ phí đi Tứ Xuyên lo việc kiếm trứng Công, nếu xong việc sẽ tưởng thưởng thêm, mỗi trứng 10 lạng vàng ròng nữa. Viên tướng nọ lãnh lịnh ra đi ngay cùng người anh bà con huấn luyện đoàn Khỉ. Họ thành công, lấy được 500 trứng công, nhưng thiệt hại khá lớn bầy Khỉ, bởi vì bị Công mổ chết hết một phần ba. Tuy nhiên, Bà Từ Hi Thái Hậu có trứng Công để khoản đãi khách quí.


Thật đúng với câu : “Có tiền mua tiên cũng được” là thế đó. (tài liệu này do Mọt Sách sưu tầm và tường thuật).
Trở lại giống Gà ở Việt-Nam, chúng ta thường thấy các loại như sau :
Gà Nhà tức Gia Kê : là loại thường nuôi gần nhà, sáng thả ra nuôi trong vườn, chiều tối chúng nó trở về ngủ trong chuồng, ngày chỉ cho ăn hai lần. Các loại gà nhà thường thấy là : Gà trống, gà mái, gà tơ tức gà giò, gà tre, gà ác, gà tàu, gà nòi (chọi) tức Gà để đá nhau, gà lôi tức Gà Tây.v.v. nhờ nuôi như thế, nên thịt chúng nó rất thơm ngon hơn các Gà nuôi nhốt trong chuồng để bán thịt hay trứng. Đó là, Gà kỷ nghệ.

Gà rừng tức Sơn Kê : là loại sống trong rừng, nhỏ con, bay giỏi và rất hung dữ lại hiếu chiến.
Gà nước : là loại sống ngoài đồng ruộng, hình dáng giống Gà, nhưng bay rất giỏi như loài chim.
Gà gô tức loài chim Đa đa thường sống đồi núi có cây thưa.
Gà cồ hay Gà trống tức Hùng Kê có thân hình lớn con, có mồng đỏ chót rất oai vệ.


Gà mái không có mồng đỏ và không oai vệ như gà trống, cho nên người nào có gương mặt tái mét, thì thường bị thiên hạ nói có bộ mặt như gà mái.


Gà giò tức Gà tơ thường để ăn thịt.
Gà ác thường có bộ lông màu trắng, thịt màu đen, chân đen xì, nhỏ con, rất hiền không hung dữ như Gà nòi (chọi) thường đá nhau. Loại gà này, là loại Gà nhà, trong dân gian rất thích thịt nó để hầm với thuốc Bắc như : Sâm, Nhãn Nhục, Thục Địa .v.v. ăn rất bồi bổ cho cơ thể. Đó là, ích lợi con Gà ác, nhưng không biết tại sao nó mang tên Gà ác?


Gà so là Gà mới đẻ trứng lứa đầu. Các trứng đẻ đầu được gọi là trứng Gà so.
Gà Tre là loại Gà nhỏ con, còn Gà trống tre thì có màu sắc sặc sỡ, lại thích đá nhau, không khác Gà trống nòi, nó cũng có cựa nữa.
Gà tàu có bộ lông hơi nâu, da vàng, thịt ăn rất ngon lại mềm và dai nếu nuôi thả trong vườn.
Khi nói đến Gà nòi để đá nhau, thường thấy có các bộ lông như sau :


Gà Điều có bộ lông màu đỏ.
Gà nhạn có bộ lông như loài Nhạn.
Gà Bướm có bộ lông có lốm đốm như loài Bướm.
Gà Chuối có bộ lông nhiều màu như: trắng, đỏ, vàng, nâu, xám lốm đốm như thân cây chuối.
Gà Xám có bộ lông màu xám.
Gà Ô có bộ lông đen tuyền.

Khi viết đến đây, tôi lại nhớ từ ngữ Việt-Nam mình rất phong phú, mặc dù cùng màu đen, nhưng lại dùng khác nhau, từ con vật đến vật dụng, ví như : Gà Ô (Gà đen) – Mèo Mun (Mèo Đen) – Mực Tàu (Mực đen) – Dầu Hắc (Dầu đen) – Mắt huyền (Mắt đen) v.v.
Gà Ó có lông hay mắt giống như chim Ó…

Ngoài ra, trong Ca dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ cũng như truyền khẩu trong dân gian cũng có rất nhiều, nói về Gà, xin trích dẫn như sau :

Gà lạc bầy Gà kêu chiu chít,
Phụng lìa Loan, Phụng lại biếng bay
Xa em từ mấy bửa rày,
Cơm ăn không đặng áo gài hở bâu.

Gà nào hay bằng Gà Cao Lảnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân.

Con Gà cục tác lá chanh,
Con Lợn ụt ịt mua hành cho tôi.
Con Chó khóc đứng khóc ngồi,
Mẹ ơi! đi chợ mua tôi đồng riềng.

Gà tơ xào với mướp già,
Vợ hai mươi mốt, chồng đã sáu mươi.
Ra đường chị giễu em cười,
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng;
Đêm nằm tưởng cái gối bông,
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên.


Tuổi Thân con Khỉ ơ lùm,
Chuyền qua chuyền lại, té ùm xuống sông.
Tuổi Dậu con Gà vàng bông,
Có mỏ có mồng, sang gáy ó o …
Nuôi Gà phải chọn giống Gà,
Gà ri giống bé nhưng mà đẻ sai.

Máu Gà lại tẩm xương Gà,
Máu người đem tẩm xương ta bao giờ.


Chị kia bới tóc đuôi Gà,
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu …?
Mẹ Gà con Vịt chít chiu,
Mấy đời dì ghẻ mà thươngcon chồng.v.v.(ca dao)


Về Tục Ngữ xin trích dẫn như sau :

Chớp đông nhay nháy, Gà gáy thì mưa.
Trẻ trộm Gà, già trộm Bà.

Gà cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm.
Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau.
Gà đen, chân trắng mẹ mắng cũng mua.
Gà trắng, chân chì mua chi giống ấy.


Gà béo thì bán bên ngô, Gà khô bán láng giềng.
Gà chê thóc chẳng bới thì người mới chê tiền.
Gà người gáy, Gà nhà ta sáng.
Gà què ăn quẩn cối xay.
Con Gà tức nhau tiếng gáy .v.v. (tục ngữ).
Còn thành ngữ thì :
Quẹt mỏ như Gà.
Sợ nỗi da Gà.
Thóc đâu no Gà, cơm đâu no Chó.
Mặt tái như Gà cắt tiết.
Tóc đuôi Gà, mày lá liễu.
Tội Gà vạ Vịt.
Trấu trong nhà để Gà ai bới.


Trông Gà hoá Quốc.
Vắng chủ nhà, Gà mọc đuôi tôm.
Rối như Gà mắc đẻ.
Rũ như Gà cắt tiết.
Gà trống nuôi con.
Gà què bị Chó đuổi.
Gà muốn áo Công.


Gà nhà lại bới bếp nhà.
Một tiền Gà, ba tiền thóc.
Gà mái đá Gà cồ.
Nửa đêm Gà gáy.
Gà đẻ Gà cục tác.
Gà mái gáy gở .v.v.(thành ngữ)


Viết đến thành ngữ : “Gà mái gáy gở”. Đó là, một việc làm hay một điềm bất thường, bởi vì thói đời thường con Gà trống mới gáy, con Gà mái thường không gáy, chỉ khi nào nó đẻ xong thì cục tác mà thôi, cho nên việc con Gà mái gáy là việc bất thường và trong xóm làng nào nghe được tiếng Gà mái gáy, thì cho là điềm gở tức bất thường, không khác cô hay bà nào đó trong xóm làng có hành động bất thường hay quá quắc hoặc đôi khi làm ô-nhục gia phong…


Nhân đây, xin trích dẫn truyện của Bà Võ Tắc Thiên như sau :
Vào đời nhà Đường ở bên Tàu, vua Đường Thái Tôn tuyển Võ Thị vào cung làm Tài Nhân. Khi vua Thái Tôn lâm trọng bịnh, thì Võ Thị cố ve vãn Thái Tử. Lúc vua cha chết, Thái Tử Đường Cao Tôn lên ngôi, thì Võ Thị ra tay chiếm ngôi Hoàng Hậu, để trở thành Võ Hậu. Từ đó, Võ Hậu lấn quyền vua và rất độc đoán. Bước đầu, Võ Hậu tự tay phế Thái Tử Lý Trung (con lớn), để lập con thứ là Lý Hoằng. Sau thấy Lý Hoằng khó dạy bảo, Võ Hậu liền giết Lý Hoằng rồi lập Lý Hiền, kế đến Võ Hậu truất bỏ Lý Hiền và cho Lý Triết lên làm Thái Tử. Khi vua Cao Tôn mất, Lý Triết lên ngôi lấy hiệu là Trung Tôn, nhưng quyền bính đều nằm trong tay của mẹ làVõ Hậu. Được một năm, thì Trung Tôn lại bị mẹ truất phế xuống giữ chức Lư Lăng Vương, để người em là Lý Đản lên ngôi. Sau cùng bà lại truất phế luôn Lý Đản, rồi tự xưng là Võ Tắc Thiên Hoàng Đế đổi quốc hiệu là Chu. Còn những thân vương nhà Đường, ai có ý chống lại đều bị Bà tru diệt sạch hết.


Từ đó, Bà Võ Thị trở thành Bà Võ Tắc Thiên Hoàng Đế, xem việc nước như việc nhà của Bà. Đó là, sự bất thường, không khác ” Gà mái gáy gở ” vậy.
Không những trong các : Ca Dao, Tục Ngữ và Thành Ngữ nói đến Gà, mà trong các câu hò cũng nói đến Gà, ví như sau :


Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh Gà thọ Xương.


Khi nói về các giai thoại và nguồn gốc về Gà cũng như phương pháp đá Gà hay dùng Gà để nấu các thức ăn thì rất nhiều. Bởi vì, Gà là một trong những gia súc xem như rất được mọi người biết đến, nếu kể ra hết thì sẽ tốn nhiều thời giờ vô ích, xin tạm chấm dứt đề tài này. Nhân đây, xin trích dẫn một số tiêu đề về: Về giai thoại về Gà sau đây :


– Con Gà nơi thành Cổ Loa.
– Tả Quân Lê Văn Duyệt và Thú chọi Gà.
– Con Gà của Trạng Quỳnh.
– Mất ngôi vì Gà.
– Hải Ninh Quận Công chết vì Gà.
…v.v.


Trở lại bàn về tuổi Dậu tức con Gà, chúng ta đã biết nó có hai chân như con Vịt, nhưng nó được vào hạng thứ 10 trong Thập Nhị Địa Chi, trong khi con Vịt đứng ngoài lề. Dù rằng có hai chân, nhưng nó rất tài ba hơn hai con vật có 4 chân là : Tuất (Chó) -Hợi (Heo) được vào trong Thập Nhị Địa Chi.


Giờ Dậu = là giờ từ 17 giờ chiều đến đúng 19giờ tối.
Tháng Dậu = là tháng tám của năm âm lịch.

Khi viết năm nay là năm Ất Dậu, tôi lại nhớ năm Ất Dậu thuộc hành Mộc (13-02-1945 đến 01-02-1946), ở Miền Bắc bị thực-dân Pháp cấu kết với quân- phiệt Nhựt làm cho 2 triệu đồng bào ruột thịt chết vì đói một cách oan uổng và tàn nhẫn (nếu cần xin xem lại quyển thượng từ trang 385 đến 394 trong tác phẫm Tìm Hiểu Tử Vi Đẩu Số và Địa Lý cùng tác giả Nguyễn Phú Thứ ).
Tuổi Dậu được Tam Hạp là : Tỵ, Dậu và Sửu. Bởi vì, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì : Tỵ có hành Hỏa, Dậu có hành Kim và Sửu có hành Thổ, cho nên chúng ta phân tách từng cặp tuổi chỉ thấy tuổi Sửu được tương sanh với tuổi Tỵ và tuổi Dậu như sau :

Cặp Sửu và Dậu có :
Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì “Thổ Sanh Kim”, chúng ta đã thấy Sửu có hành Thổ và Dậu có hành Kim, cho nên được tương sanh. Bởi vì, hành Thổ bị sanh xuất và hành Kim được sanh nhập.


Cặp Tỵ và Sửu có :
Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì “Hỏa Sanh Thổ”, chúng ta Tỵ có hành Hỏa và Sửu có hành Thổ, cho nên được tương sanh. Bởi vì, hành Hỏa bị sanh xuất hành Thổ được sanh nhập.

Trong khi Tỵ có hành Hỏa và Dậu có hành Kim. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì bị tương khắc, Bởi vì “Hỏa khắc Kim” (hành Hỏa được khắc xuất và Kim bị khắc nhập.
Do vậy, cặp tuổi Tỵ và Dậu xem như Không Được Tương Hạp, chỉ có tuổi Sửu được Tương Hạp cả tuổi Dậu và tuổi Tỵ mà thôi hay nói khác đi, tuổi Sửu được Nhị Hạp cả tuổi Dậu và tuổi Tỵ.
Trái lại, tuổi Dậu thuộc nhóm Tứ Tuyệt là : Tý, Ngọ, Mão và Dậu. Trường hợp này giống như tứ mộ hay tứ xung. Nếu chúng ta chịu khó để ý và phân tách sẽ thấy nhóm này, có từng cặp khắc kỵ nhau mà thôi, ví như :


Cặp Tý Ngọ bị tương khắc, bởi vì : Tý có hành Thủy và Ngọ có hành Hỏa. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì “hành Thủy (Tý) khắc hành Hỏa (Ngọ)”.
Cặp Mão Dậu bị tương khắc, bởi vì : Mão có hành Mộc và Dậu có hành Kim. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì “hành Kim (Dậu) khắc hành Mộc (Mão)”.
Cặp Ngọ Dậu bị tương khắc, bởi vì : Ngọ có hành Hỏa và Dậu có hành Kim. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì “hành Hỏa (Ngọ) khắc hành Kim (Dậu)”.
Trong khi đó, cặp Dậu Tý thì được tương sanh, bởi vì : Dậu có hành Kim và Ngọ có hành Hỏa. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì “hành Kim (Dậu) sanh hành Hỏa (Ngọ)”.


Ngoài ra, tuổi Dậu thuộc chi âm, kết hợp với 5 can âm, có hành gì ? xin trích dẫn như sau :
Các tuổi Dậu Thuộc hành gì?
Ất Dậu Thủy
Đinh Dậu Hỏa
Kỷ Dậu Thổ
Tân Dậu Mộc
Quý Dậu Kim
Trước khi tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian 10 năm của các năm con Gà vừa qua và sắp tới có Hành như thế nào? để cống hiến quý bà con đồng hương xem mình có phải sanh đúng năm Dậu hay không như dưới đây :

Tên Năm Thời Gian Hành Gì?
Kỷ Dậu 22-01-1909 đến 09-02-1910 Thổ
Tân Dậu 08-02-1921 đến 27-01-1922 Mộc
Quý Dậu 26-01-1933 đến 13-02-1934 Kim
Ất Dậu 13-02-1945 đến 01-02-1946 Thủy
Đinh Dậu 31-01-1957 đến 17-02-1958 Hỏa
Kỷ Dậu 17-02-1969 đến 05-02-1970 Thổ
Tân Dậu 05-02-1981 đến 24-01-1982 Mộc
Quý Dậu 23-01-1993 đến 09-02-1994 Kim
Ất Dậu 09-02-2005 đến 28-01-2006 Thủy
Đinh Dậu 28-01-2017 đến 15-02-2018 Hỏa


Và xin trích dẫn thêm về những cây cỏ mang tên Gà như sau :
Cây mồng (mào) Gà trắng (*).
Cây mồng (mào) Gà đỏ (*).
(*) hai cây này cũng có tên là Dã Kê Quan.
Cây Ruột Gà.
Cây seo (theo) Gà tức là Phượng vĩ Thảo Dậu tức là cây Bồ Kết.

Cây Kê huyết Đằng.

Cây Kê Niệu Thảo tức là câyThường Sơn.

Cỏ trói Gà tức là cỏ tỹ Gà.

Cỏ tiết Gà.


…v.v.


Đó là những cây cỏ có thể biến chế để trị bịnh thông thường, xem như dược thảo.


Nhân dịp bước sang năm Đinh Dậu kính chúc tất cả quý bà con đồng hương được Bình An và mọi nhà được Hạnh Phúc và Vạn Sự Như Ý đúng như các câu như sau :
…Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng.

hoặc là :
…Tới Gà về ổ dân mình bình an.
Mong lắm thay! nếu được như vậy, thì đất nước mình sẽ càng ngày càng phồn vinh, sung túc và giàu đẹp trong tương lai.


Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ


Mừng Xuân Đinh Dậu 2017
Mừng Xuân Đinh Dậu 2017

No comments:

Post a Comment