Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 28 February 2017

NGUYỄN BÁ CHỔI * CHỐNG MỸ KÍU NƯỚC


Chống Mỹ kíu nước lần hai

 
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Hôm nay đã gần giữa tháng Hai năm 2017. Chỉ còn hơn hai tháng rưỡi nữa là đảng ta hồ hỡi phấn khởi mừng kỷ niệm lần thứ 42 Ngày Phỏng Hai Hòn, chấm dứt cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tàu. Thế mà bọn đế quốc sui gia với thủ tướng ta nay lại ngoan cố, ngóc đầu dậy, xâm lược VN lần nữa, bằng cách mặc áo in cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đi từ Hà Nội vào Sài Gòn một cách ngạo nghễ, dọc ngang nào biết trên đầu có đảng. (*)
 
Cuộc xâm lăng của đế quốc Mỹ lần này, không bằng bom đạn, mà chỉ bằng cờ vàng trước ngực và nụ cười mỉm chi trên môi, với nét mặt hồ hỡi phấn khởi, nhưng có nguy cơ mất đảng hơn vạn lần, vì “Anh (Mỹ) đi đến đâu cũng gây sự chú ý cho người dân và bị Công an chìm nỗi chạy theo; trong khi nhiều người dân mỉm cười chào đón và đưa ngón tay cái chĩa lên bày tỏ khen ngợi anh là "anh hùng" Number One!” (*).
 
Nguy cơ mất đảng?
Mất nước thì được, nhưng mất đảng thì không. Nhất định không, vì “chỉ biết còn đảng còn mình”. Vì vậy cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu Đảng lần này càng phải được phát động cực kỳ khẩn trương và hoành tráng hơn cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước anh em ruột thịt /môi hở, răng-lạnh/dế teo, lá đa eo-sèo/đen ngòm mõm chó, còn gọi là Phỏng Hai Hòn miền Nam, trước đây nửa thế kỷ.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ lần trước, chính thức mở màn ngày 20/12/1960, ta xua Bộ đội cụ Hồ anh hùng núp “Quân Giải Phóng”, vượt Vĩ tuyến 17 oánh quân "Ngụy" tả tơi trước khi quân Mỹ có mặt tại Miền Nam, tức bác và đảng ta đã tài tình sáng tạo ra cái gọi là cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, một cuộc chiến tranh cực kỳ buôn thần bán thánh, mà chỉ có đảng CSVN quang vinh muôn năm và bác Hồ vĩ đại nằm mãi trong lăng Ba Đình mới làm được, chẳng có ai làm được.
Cuộc chiến tranh chống Mỹ lần này, trái lại, đảng ta, không cần làm gì hết, nói một cách đúng đắn là chỉ cần ngưng ngay những việc có liên quan đến Mỹ mà đảng ta đang thực hiện một cách cực kỳ năng nổ, nhiệt tình, xông xáo... Cụ thể như những việc sau đây:
- Không thèm gửi con em cháu chắt chút chít các đảng ta đi du học Mỹ nữa;
- Không thèm du lịch, tham quan Mỹ nữa;
- Không thèm nhận viên trợ nhân đạo Mỹ nữa;
- Không thèm rửa tiền băng cách mua bất động sản hay đầu tư ở Mỹ nữa;
- Không thèm làm khó công dân Mỹ gốc Việt để họ phải ló ra dăm mười Đôla khi họ vô VN nữa;
- Không thèm rạch đồ, ăn cắp hành lý của người Mỹ gốc Việt nữa;
- Không thèm nhận người Mỹ gốc Việt là “Khúc ruột ngàn dặm không thể tách rời” nữa;
- Không thèm Đô La “ma- dzê- in” USA nữa;
Nói chung là không thèm đủ thứ những gì dính dáng đến Mỹ nữa.
 
Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu đảng lần này tuy cam go khó khăn gấp vạn lần cuộc chiến trang chống Mỹ cứu nước ...Tàu lần trước, vì tuyệt đại bộ phận đảng viên ta, từ hàng lão thành cắt mạng đến lớp thái tử đảng, tất cả đều bị di căn cặn bã Tư Bản.
 
Nhưng ta nhất định thắng, địch nhân định thua. Chiến thắng lần này không phải hy sinh xương máu, mà đảng ta chỉ cần đi hóa trị hay xạ trị cái đống Bã Tư bản to tổ bố do đế quốc Mỹ ị lại đã di căn trong cổ họng đảng.
09.02.2017
 

NGUYỄN XUÂN NGHĨA * KHỦNG HOẢNG DI DÂN

Khủng Hoảng Di Dân

02/02/201700:00:00(Xem: 6176)
Khủng Hoảng Di Dân

Đây là vấn đề văn hóa, bản sắc và an ninh quốc gia

Tuần qua, Tổng thống Donald Trump ban hành ba sắc lệnh hành pháp (executive orders) nhằm giải quyết hai hồ sơ là di dân và nạn dân vào Mỹ và gây tranh luận tại Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Trước khi tranh luận, hay phản ứng, có lẽ người ta cần hiểu rõ hơn về sự thật, là điều hơi khó cho nhiều nhà báo!

Sắc lệnh thứ nhất là không cho ngân sách liên bang tài trợ các thị xã đã lập khu tạm trú cho di dân bất hợp pháp (sancturaty city) hoặc từ chối trục xuất di dân nhâp lậu đã có tiền án. Nhiều chính quyền địa phương trong tay đảng Dân Chủ lấy quyết định phi pháp ấy vì lý do chính trị, hốt phiếu thiểu số di dân, nhân danh lý tưởng nhân đạo. Chính quyền Liên bang khó can thiệp vào từng quyết định của địa phương, nhưng vẫn có thể sử dụng biện pháp ngân sách chống lại hành vi nổi loạn và không tôn trọng luật pháp liên bang.

Sắc lệnh thứ hai cho biết ý định xây dựng một bức tường ngăn di dân từ lãnh thổ Mexico (Mễ Tây Cơ) xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoa Kỳ: ông Trump thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử trong khi nhiều người không để ý rằng biên giới Mỹ-Mễ dài khoảng 3.150 cây số đã có nhiều hàng rào nhưng chưa kín – chỉ được hơn 900 câu số - và thiếu nhân lực kiểm soát.

Sắc lệnh thứ ba mới quan trọng, và rắc rối, vì gồm ba phần. Thứ nhất là cấm mọi nạn dân đến từ Syria; thứ hai, tạm ngưng tiếp nhận mọi nạn dân trong 120 ngày; thứ ba là tạm cấm trong 90 ngày mọi công dân từ bảy nước là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, dưới diện nạn dân hay không. Lý do là để tăng cường thủ tục thanh lọc cho kỹ càng hơn.

Nội dung của ba sắc lệnh bao trùm lên nhiều vấn đề nhưng có mâu thuẫn hay luộm thuộm trong việc áp dụng. Một tai nạn điện toán trên mạng lưới thông tin của hàng không Delta càng gây thêm hỗn loạn trong ngày đầu tiên. Phản ứng chống đối của dư luận gây ra hỗn loạn chính trị nên người ta nói đến nạn khủng hoảng di dân của Hoa Kỳ. Nếu có cơ hội tìm hiểu và theo dõi tình trạng hỗn loạn của nhiều nước Âu Châu từ hai năm qua trước làn sóng di dân và nạn dân từ Trung Đông thì người ta đã có thể bình tĩnh hơn.

Nhưng truyền thông Hoa Kỳ không chú ý đến những gì xảy ra ở nơi khác, và truyền thông Việt Nam nhiều khi chỉ là dịch bản, đôi khi sai mà không biết, của những gì truyền thông Hoa Kỳ loan tải. Nếu bình tĩnh hơn, chúng ta có thể thấy ra một vụ khủng hoảng khác của Hoa Kỳ, với những hậu quả sâu xa hơn.

Trong mục tiêu trình bày lại bối cảnh của các vấn đề phức tạp, bài này sẽ tập trung vào chuyện khủng hoảng đó chứ không nói về loại phản ứng ngoài da của nhiều người có đầy nhiệt tình.

Người Việt chúng ta từng là nạn dân, là dân tỵ nạn chính trị, rồi di dân, và ngay trong hiện tại, không thiếu gì người có thể đợi dăm ba năm, thậm chí 15 năm, để được nhập cư hợp pháp vào Mỹ. Hoa Kỳ có chánh sách thanh lọc di dân áp dụng chung dưới các chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hòa, nhưng không chủ trương “chống di dân từ Việt Nam”. Những vụ ngư phủ của ta bị hành hung bức hiếp mấy chục năm về trước chỉ là những ngoại lệ ngắn ngủi không thuộc diện chánh sách.

Ngày nay, Chính quyền Donald Trump chỉ chú trọng tới hai vấn đề được ông coi là ưu tiên giữa nhiều hồ sơ khác, là 1/ di dân gốc Hồi giáo và 2/ dân nhập cư bất hợp pháp từ Mexico.

Về bối cảnh, Hoa Kỳ là quốc gia thành hình từ di dân, và trong lịch sử từ thời lập quốc, cứ một hai thế hệ lại có mâu thuẫn giữa thành phần di dân định cư từ lâu với thành phần mới nhập cư sau này. Dân Mỹ gốc Anh trở thành “quý tộc” từ thời lập quốc thì nghi ngờ dân Scots-Irish tới sau như bọn tứ chiếng giang hồ, bên trong có nhiều kẻ bất hảo. Sau đấy, cả hai thành phần gốc “Bắc Âu” đó đều e ngại làn sóng Trung Âu đến từ Đức, Nga, hay từ Đông Âu bên trong có dân Do Thái, người gốc Balkan, rồi làn sóng Nam Âu còn nghèo hơn nữa, điển hình là dân Ý theo Công giáo. Làn sóng di dân gốc Ý và Do Thái lên tới cao trào trong 40 năm từ 1880 tới 1920, và mâu thuẫn cũng có xảy ra: mỗi thế hệ cũ lại thấy nghi kỵ lớp người mới. Nhưng rồi mới cũ gì cũng đều hội nhập vào dòng chính, nhiều khi chỉ cười cợt nhau như dân Ba Lan hay say rượu, Do Thái thì keo bẩn, dân Ý là tổ sư “mafia”, v.v….

Nếu có cơ hội tìm hiểu thì “khủng hoảng di dân” đã xảy ra một cách thường trực trong lịch sử Hoa Kỳ, được các chính trị gia và truyền thông báo chí từng thời khuếch đại như tin động trời. Thành thử, chữ khủng hoảng rất ăn khách cho truyền thông có khi là chữ bị lạm dụng nhất!

Có hai trường hợp đáng chú ý ở đây là di dân gốc Á, đến từ hai nước nghèo và đông dân nhất mà cũng thành công nhất tại Hoa Kỳ. Đó là Ấn Độ và Trung Quốc.

Trường hợp di dân gốc Ấn là một thành tựu chói lọi của Hoa Kỳ mà ít ai nhắc tới. Người Ấn vào Mỹ mà không gây phản ứng nghi ngờ hoặc chống đối, dù màu da khác hẳn dân Mỹ lập quốc đa số da trắng, và họ thành công mạnh nhất về kinh tế. Trong các thành phần sắc tộc, dân Mỹ gốc Ấn chỉ có bốn triệu (bằng dân số gốc… Phi Luật Tân) nhưng là sắc dân giàu hơn mọi sắc dân khác, kể cả người da trắng.

Ngày nay, người Mỹ-Ấn có mặt trong đại học ở các vị trí cao nhất, đã đoạt nhiều giải Nobel; trên doanh trường thì họ ngồi ở cấp chỉ huy, nam như nữ. Chính trường đã có Thống đốc, Nghị sĩ gốc Ấn. Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc hiện nay là bà Nikki Haley nguyên là Thống đốc South Carolina. Vậy mà có ai nói đến cộng đồng gốc Ấn? Họ thành công mà không ồn ào!

Có dân số gần năm triệu (chưa kể chừng 190 ngàn người gốc Đài Loan, theo thống kê của US Census Bureau), người Mỹ gốc Hoa là trường hợp đáng chú ý hơn nữa.

Nhập cư từ giữa thế kỷ 19, người Hoa là lực lượng lao động được tuyển mộ để xây dựng đường hỏa xa tại miền Viễn Tây và đã có lúc “đọ sức” với thợ thuyền với dân Irish, đến từ Ái Nhĩ Lan. Tại Hoa Kỳ, họ bị bóc lột, khinh thường mà còn không có quyền nhập tịch, nhiều người Mỹ hay quên hẳn đạo luật Chinese Exclusion Act năm 1882! Rồi trăm năm sau, kể từ quãng 1970, người gốc Hoa mới bắt kịp dân Ấn: dù chưa giàu bằng dân Mỹ gốc Ấn, dân Mỹ gốc Hoa cũng là một thiểu số thành công tại Hoa Kỳ.

Dù kín đáo thành công như dân gốc Ấn hoặc đã từng bị ngược đãi như người gốc Hoa, hai cộng đồng thiểu số này không hề bị kỳ thị. Nếu dân Mỹ có tinh thần kỳ thị chủng tộc, từ đám da trắng cực đoan chẳng hạn, thì hai cộng đồng da màu đó phải được chiếu cố trước tiên! Chuyện ấy không xảy ra. Các cộng đồng da màu khác, như Phi, Việt, Miên, Lào cũng vậy. Nếu Donald Trump muốn khai thác phản ứng kỳ thị của một thiểu số da trắng, như ông đang bị xuyên tạc, thì tại sao cộng đồng di dân gốc Á lại lọt ra khỏi tầm nhắm? Cho nên, vấn đề không thể là tinh thần kỳ thị di dân của những người ủng hộ Donald Trump, hoặc là quốc sách của Tổng thống thứ 45.

Thế thì tại sao lại có sự quan tâm về dân Hồi giáo hay người gốc Mễ? Câu trả lời thật ra cũng đơn giản.

Từ năm 2001, sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ là quốc gia lâm chiến với làn sóng Hồi giáo cực đoan trong một thế giới có hơn một tỷ 300 triệu theo đạo Hồi.

Trong thời chiến, tâm lý quần chúng thường có ác cảm với người dân xuất phát từ các nước đối thủ. Dân gốc Đức từng bị nghi ngờ như vậy trong Thế chiến I và Thế chiến II. Không chỉ tâm lý quần chúng, chánh sách công quyền cũng thế. Trong Thế chiến II, Chính quyền Franklin Roosevelt của đảng Dân Chủ không chỉ nghi ngại mà còn ra lệnh tập trung các công dân Mỹ gốc Nhật vì sợ họ là nội tuyến hoặc phá hoại hậu phương. Thời Chiến Tranh Lạnh, người Mỹ gốc Nga hay gốc Đông Âu từ khu vực Xô viết cũng bị cơ quan FBI nghi ngờ theo dõi.

Việc nghi ngờ và canh chừng đối thủ trong thời chiến là điều thường tình. Khi nghi ngờ thì nên canh chửng di dân xuất thân từ các quốc gia đang khai chiến với Hoa Kỳ.

Sau 15 năm chiến tranh với một số lực lượng Hồi giáo, dân Mỹ có thể nghi ngờ và chính quyền có bổn phận canh chừng. Chính quyền Barack Obama đã có quyết định canh chừng đó khi nêu danh bảy nước Hồi giáo vào diện “đáng quan tâm”, countries of concern, để thanh lọc di dân. Đấy là bảy nước trong sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Tại sao khi đó truyền thông dòng chính không đả kích Obama tội kỳ thị Hồi giáo mà ngày nay người ta nhao nhao chửi ông Trump?

Chuyện dân Mễ còn phức tạp hơn.

Chiến tranh Mỹ-Mễ đã bùng nổ nhưng kết thúc từ lâu. Người Mỹ không nghi ngờ dân Mễ vì cuộc chiến đó dù dân số gốc Mễ đã lên quá 32 triệu trong số 50 triệu thuộc diện “Hispanic hay Latino”. Ngày nay, chuyện dân Mễ đang gây tranh luận chỉ vì hiện tượng di dân nhập lậu, và vì nỗ lực hợp pháp hóa cư dân bất hợp pháp trong khi di dân vào ngả chính thức thì phải đợi nhiều năm.

Quốc hội Hoa Kỳ đã có đạo luật quy định thể thức đón nhận di dân chính thức, nhưng khi giới dân cử trong cơ chế lập pháp đó lại lấy những quyết định trái ngược để xử lý khoảng năm triệu người Mễ đã đột nhập phi pháp bằng cách bảo vệ họ và xuyên tạc những ai không đồng ý thì vì nhân nhượng ta cũng phải nói đến tội đạo đức giả. Yếu tố kinh tế, là lợi ích của dân lao động bất hợp pháp, là điều còn có thể bàn cãi, nhưng không thể là lý do xé luật được. Khi bộ máy công quyền còn uyên áo dùng chữ như “di dân không có giấy tờ” (undocumented immigrants) để tránh nói đến “di dân bất hợp pháp” (illegal immigrants) thì người Mỹ bình thường cũng có thể nổi đóa.

Phản ứng nổi đóa này không là phát minh của Donald Trump.

Ngược lại, nhiều người nổi đóa chống lại Donald Trump vì bầt cứ lý do gì – nhiều lắm – thì lại có cơ hội nói nhảm về chuyện di dân. Một số khá giả trong thành phần này thì chỉ biết tới di dân nhập lậu khi thuê người làm trong nhà và chẳng biết rằng họ sống trong cõi ảo và có khi ủng hộ việc hợp pháp hóa thành phần phi pháp vì lý do kinh tế - cho đỡ tiền thuê gia nhân. Gian hay ngoan thì tùy quan điểm!

Nhưng xã hội Mỹ có nhiều người nổi đóa và ủng hộ ông Trump không vì họ là tỷ phú giàu có mà chỉ là đám trung lưu thấp. Công việc làm và lợi tức của họ bị hoạn nạn từ lâu mà chẳng ai biết hoặc khỏi cần biết, nhưng khi “thành phần quý tộc” và ưu tú của nước Mỹ đùng đùng bảo vệ đám di dân nhập lậu vì lý do nhân đạo hay lý cớ kinh tế, có gia nhân và công nhân rẻ tiền, thì họ càng nghi ngờ các chính khách “phải đạo” đã lo cho di dân hơn là công dân.

Mà vấn đề không chỉ có vậy. An ninh của nước Mỹ bị đe dọa với di dân hay nạn dân Hồi giáo, bản sắc của Hoa Kỳ cũng vậy, với di dân nhập lậu. Kỷ cương quốc gia là gì khi biên cương được mở rộng cho những người không tôn trọng hay hãnh diện là công dân Hoa Kỳ? Vì vậy, sâu xa hơn chuyện an ninh còn có vấn đề văn hóa. Hoa Kỳ có còn là một quốc gia có bản sắc văn hóa riêng không khi nhận cả di dân bất hợp pháp trong khi những người xin vào theo thủ tục chính thức thì đợi ở ngoài?

Hoa Kỳ đang có chiến tranh với nhiều người theo đạo Hồi và quyết định hạn chế để thanh lọc mới chỉ nhắm vào bảy quốc gia trong số hơn 40 nước có đa số dân chúng theo Hồi giáo. Từ đó mà nói nước Mỹ hay chính quyền Trump có chánh sách kỳ thì Hồi giáo, người ta đã nhảy quá xa.

Hoa Kỳ cũng chỉ nêu vấn đề về di dân nhập lậu từ miền Nam và đang có chánh sách di dân thực tiễn hơn, qua ngả chính thức. Chính quyền Trump bị kẹt ở giữa hai sự phẫn nộ. Nguyên do phẫn nộ nào là chính đáng khi nước Mỹ dưới thời George W. Bush đã muốn cải tổ chánh sách di dân, từ hơn 10 năm trước, mà chưa xong?
Ai là người phá hoại nhu cầu cải cách đó?

 

NS. TUẤN KHANH * LÃNH ĐẠO TỐT

Lãnh đạo tốt, ắt phải biết xấu hổ trước hiện trạng đất nước

Ảnh của tuankhanh

Trên trang facebook của mình, luật sư Lê Ngọc Luân có viết rằng ông đột nhiên nhận được rất nhiều câu hỏi, xin ý kiến, về việc phải làm sao khi bị công an bắt về đồn. Tóm tắt các thư và tin nhắn hỏi về vấn đề pháp lý, ông Luân nói mối quan tâm lớn của dân chúng chỉ là “Nếu bị bắt, phải làm thế nào để tự bảo vệ bản thân và không bị chết?”.
Không phải vô cớ mà ngày 8/2/2017, luật sư Lê Ngọc Luân phải giải đáp ngay các thắc mắc ấy. Vì chỉ mới trước đó một ngày, tin tức trên nước Việt Nam lại loan đi chuyện một người đàn ông bị giải về đồn công an (xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) và bất ngờ tìm thấy đã chết treo cổ bằng sợi dây giày của chính ông. Nguyên nhân được công an Nghệ An đưa ra, giống như là, do đã tấn công vợ nên người đàn ông này hối hận và tự tử.
Có thể đó là một vụ tự tử thật. Nhưng ai ai khi đọc bản tin này cũng cảm thấy gờn gợn. Bởi ở Việt Nam, tình trạng tự chết trong đồn công an đã hết sức phổ biến. Chính báo chí nhà nước cũng tiết lộ rằng trong ba năm (từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014) đã có đến 226 thường dân chết trong các trại tạm giam, tạm giữ. Và phần lớn tin tức đưa trên báo chí, đều có phần định hướng dư luận là tự tìm đến cái chết. Trong những vụ tự chết này, cũng có không ít vụ bị khám phá rằng thường dân bị các nhân viên công an tra tấn đến vong thân.
Hình như có chút bất an trong đất nước có chỉ số hạnh phúc cao ngất thì phải. Trong lời tư vấn của một luật sư tên tuổi như ông Lê Ngọc Luân, có hai chi tiết đáng nhớ. Đó là ông căn dặn mọi người đừng để bị ai gài bẫy về việc “nhận tội để được khoan hồng”, cùng với việc “may mắn” thì được các nhân viên công an hợp tác trong việc tiếp cận vụ án, còn không thì chết dở.
Lời nhắc của ông Luân khiến người ta nhớ rằng trên mọi con đường đô thị hay làng quê Việt Nam, bất kỳ ở đâu người ta có thể nhìn thấy tấm bảng đỏ chói với hàng chữ vàng “sống và làm việc theo pháp luật”. Những tuyên ngôn đó, đôi khi có kích cỡ lớn đến mức không khác gì phông màn của một sân khấu rẻ tiền.
Trong bộ phim Red Corner (1997), khi Jack Moore (diễn viên Richard Gere) là một doanh nhân Mỹ bắt oan vì tội danh giết người tại Trung Quốc, luật sư bào chữa của nhà nước cử đến, xuất hiện với câu nói đầu tiên là “anh nhận tội chưa, nhận tội thì sẽ được khoan hồng”. Khi Jack phản đối và kêu oan, nữ luật sư này (diễn viên Bai Ling) giải thích rằng một khi đã bị bắt, tự khắc là có tội, bởi công an không thể sai. Và nếu nhận tội thì hình phạt sẽ là được chết nhanh chóng và êm ái hơn.
Dĩ nhiên, đó là chuyện phim ảnh. Nhưng so với những gì đã diễn ra, đặc biệt với những vụ án oan như của ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… tình tiết ấy xem ra cũng thật gần gũi.
Tháng 4/2015, khi còn là chủ tịch Quốc Hội, ông Nguyễn Sinh Hùng được báo chí dẫn lời là ông xúc động khi hay tin số thường dân chết trong đồn công an, theo tổng kết là nhiều đến đơn vị hàng trăm.
Nhưng xúc động thôi thì không đủ. Người lãnh đạo có nhân cách cần phải biết nhục nhã khi hiện trạng đất nước bất an và vô pháp như vậy. Một khi đất nước luôn cờ phất trống gióng về chỉ số hạnh phúc, về dự báo phát triển kinh tế như sấm giật… nhưng thủy điện vẫn mỗi năm thản nhiên nhấn chìm làng mạc và con người, người bệnh còn chen chúc nhau nằm ở hành lang, ở gầm giường… thì lãnh đạo phải biết tự sám hối về khả năng của mình.
Khi cá vẫn còn chết nằm dạt trên bãi biển, người dân cùng cực và nhà máy thủ phạm Formosa vẫn được các lực lượng tinh nhuệ của nhà cầm quyền bảo vệ, bằng chính tiền thuế của người dân, thì các nhà lãnh đạo đã tạo dựng nên con quái vật đó phải biết cúi mặt, nhận thấy sự đồi bại của mình.
Người lãnh đạo lừa dối dân chúng, tổ chức trình diễn việc ăn những con cá đem về từ vùng biển an toàn, để chứng minh biển không nhiễm độc, thì chính họ cũng cần phải soi gương để nhận ra sự ghê tởm tràn ra từ chính bộ mặt mình. Quan trọng là họ cần sớm nhận ra quyền lực đang có chỉ là áp đặt trong sự khinh bỉ của nhân dân.
Thật lố bịch. Khi nhà cầm quyền yểm trợ cho quan điểm bỏ Tết cổ truyền vì cho rằng ngày lễ cổ hủ, ăn chơi dài ngày. Nhưng chính các nhà lãnh đạo nơi nơi là người vẽ ra các lễ hội man rợ và phi dân tộc tính. Không đâu như đất nước này, một năm có hơn 8000 lễ hội, trung bình một ngày có 22 lễ hội diễn ra. Thật khó tìm một người lãnh đạo tử tế trong số đó, vì nếu có thì ắt họ đã phải biết xấu hổ vì sự suy đồi của họ đang trây trét khắp đất nước, từ chuyện treo cổ trâu đến phanh thây lợn.
Liệu năm 2017 này, còn có người dân nào tự chết trong đồn công an nữa không? Đó là một câu hỏi đầy tính dự đoán u ám, nhất là trong bối cảnh báo chí đưa tin việc thượng cẳng hạ tay của ngành công an nói chung với dân chúng vẫn nhan nhản xảy ra trên đường phố.
Cũng từng chứng kiến cảnh vô pháp và tàn bạo của công an trên đất nước mình, Michael Bassey Johnson, nhà thơ và là nhà triết học xã hội ở Nigeria từng kêu lên rằng “Chính sách khủng bố sẽ không bao giờ ngừng ở một quốc gia, khi người-được-gọi-là-lãnh-đạo chính là bọn tội phạm và khủng bố giả danh” (Terrorism will never cease in a country where the so-called leaders are criminals and terrorists in disguise).
Quả vậy, trừ phi những nhà lãnh đạo là người tốt và biết xấu hổ về hiện trạng trên đất nước, nhân dân mới có thể hy vọng về  sự đổi thay từ chính nhà cầm quyền.

Tham khảo
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Cong-an-chiu-trach-nhiem-vi-3-nam-co-260-nguoi-chet-khi-tam-giam-tam-giu-post157301.gd
http://kenh14.vn/voi-8000-le-hoi-moi-nam-trung-binh-moi-ngay-nguoi-viet-co-22-le-hoi-moi-gio-co-1-le-hoi-20160421143503586.chn
 

HÒA ÁI PHỎNG VẤN

 

Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng con gái và con rể, nay là cố vấn cho ông trong Nhà Trắng.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng con gái và con rể, nay là cố vấn cho ông trong Nhà Trắng.
AFP phot

Viễn Ảnh 2017

11/01/201700:00:00(Xem: 2149)

Viễn Ảnh 2017
...đáng lạc quan hơn cả vẫn là kinh tế Hoa Kỳ...

Sau một năm 2016 đầy bất ngờ chính trị, tình hình kinh tế thế giới sẽ ra sao trong năm 2017? Người ta có thể lạc quan một cách thận trọng về viễn ảnh kinh tế của Hoa Kỳ với một chính quyền mới, nhưng chờ đợi nhiều sóng gió từ Âu Châu và không mấy yên tâm về kinh tế Trung Quốc trong kịch bản đối đầu với Hoa Kỳ. Diễn đàn Kinh tế sẽ lần lượt tìm hiểu sự thể này….

Hòa Ái: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Hòa Ái xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, năm 2016 vừa kết thúc đã có quá nhiều bất ngờ chính trị và viễn ảnh 2017 có khi cũng dành cho thế giới nhiều điều bất ngờ khác. Vì vậy, bước vào một năm mới, chương trình chuyên đề của chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu tình hình kinh tế toàn cầu. Theo dõi những biến chuyển vừa qua, ông thấy những yếu tố nào là đáng kể nhất?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi đầu từ Hoa Kỳ, với sản lượng kinh tế gần bằng một phần tư của toàn cầu và vừa bầu lên một chính quyền mới sau tám năm lãnh đạo của một Hành pháp Dân Chủ. Dù là những gì xảy ra tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới, mối quan ngại của các nước lại xuất phát từ những bất trắc của một Chính quyền thành hình trong điều kiện quá đặc biệt của nước Mỹ. Khoa kinh tế có khá nhiều mô thức để dự đoán tương lai, nhưng khi tương lai lại do các chính trị gia quyết định thì người ta nên thận trọng vì khó ai đoán ra sự tính toán bất thường của chính trị.

- Trong cảnh ngộ ấy, bản thân tôi thì chỉ có thể lạc quan một cách dè dặt về kinh tế Hoa Kỳ. Sở dĩ lạc quan vì lần đầu tiên từ cả chục năm nay mà đảng Cộng Hòa kiểm soát được Hành pháp lẫn Lập pháp sau nhiều năm gặp hiện tượng “ách tắc chính trị” vì có Tổng thống bên đảng Dân Chủ và một Quốc hội lại chia hai, do đảng Cộng Hòa chỉ chiếm đa số tại Hạ viện. Lý do lạc quan thứ hai là cử tri Mỹ đang trông đợi một chính sách kinh tế mới, cho nên các tiểu bang bầu cho ông Donald Trump là người hứa hẹn sẽ đem lại sức mạnh cho nước Mỹ, nhất là về kinh tế, sau tám năm cầm quyền của Hành pháp Dân Chủ.

Hòa Ái: Trước hết là về lý do vì sao ông có vẻ lạc quan với viễn ảnh lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong mọi cuộc tranh cử tại một quốc gia dân chủ, các ứng cử viên đều có thể đưa ra chương trình hành động cho cử tri chọn lựa, nhưng khi đắc cử thì chưa chắc họ áp dụng được những gì đề nghị. Trường hợp của Hoa Kỳ càng cho thấy nghịch lý ấy, vì trái với sự suy nghĩ của nhiều người và khác với hoàn cảnh của nhiều nước dân chủ, Tổng thống Mỹ không có toàn quyền và thật ra còn có ảnh hưởng hạn chế về chính sách kinh tế. Cụ thể thì Hiến pháp cho Hạ viện Mỹ thẩm quyền lớn nhất về ngân sách và tài chính công quyền. Lần này, với đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại cả Thượng và Hạ viện, người ta có thể hy vọng sự thống nhất ý kiến về chính sách kinh tế giữa Hành pháp và Lập pháp, chứ không có chuyện Tổng thống phủ quyết đề nghị của Quốc hội như đã từng xảy ra từ mấy năm qua. Đi vào thực tế thì Tổng thống Tân cử Donald Trump và Quốc hội Cộng Hoà có ba điểm đồng thuận đáng kể là muốn kích thích sản xuất qua biện pháp giảm thuế và cải cách thuế vụ, giản lược hóa hệ thống kiểm soát thiết lập sau vụ khủng hoảng 2008 và thực thi nhiều dự án xây dựng hạ tầng. Có lẽ vì vậy mà thị trường cổ phiếu vọt tăng giá sau khi ông Donald Trump thắng phiếu.

Hòa Ái: Nhưng vì sao ông lại chỉ lạc quan một cách dè dặt? Lý do của sự thận trọng này là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta vẫn phải dè dặt xem các đề nghị được thảo luận và biểu quyết ra sao trong ba bốn tháng đầu của vị Tổng thống thứ 45. Qua hơn trăm ngày đầu, nếu mọi việc hanh thông thì tình hình sẽ khả quan suốt năm, với đà tăng trưởng có thể từ 2,1% lên tới 2,5% trong quý ba và mấp mé 3% vào đầu năm tới. Đấy là khi hai kế hoạch cải tổ hệ thống An sinh Xã hội và Bảo dưỡng Y tế có hy vọng thành hình cho thập niên tới. Ngược lại, nếu chính trường Mỹ lại nổi sóng ngay từ ba tháng đầu của Tổng thống Donald Trump, thị trường sẽ thất vọng tuột giá và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày sáu Tháng 11 năm 2018 khiến nhiều dân biểu nghị sĩ xét lại việc ủng hộ chính sách của Hành pháp làm chính trường lại bế tắc nữa.

- Ta nên nhớ Tổng thống Mỹ không gây ra suy trầm kinh tế nhưng lại bị bó tay vì khó kích thích kinh tế nếu không có hậu thuẫn của Quốc hội. Vả lại, sau vụ Tổng suy trầm 2008-2009, Hoa Kỳ có nhu cầu xây dựng lại một nền móng kinh tế khác, chính là nhu cầu ấy mới khiến một tay ngang như tỷ phú Donald Trump lai thắng cử một cách bất ngờ. Nhìn theo viễn ảnh dài thì sau khi bầu cho một Nghị sĩ có rất ít kinh nghiệm chính trị là ông Barack Obama vào năm 2008 thì Hoa Kỳ tìm đến một nhân vật cũng chưa từng có kinh nghiệm chính trị là doanh gia Donald Trump. Nước Mỹ đang đi tìm một giải pháp khác và phải mất nhiều năm.

Hòa Ái: Như vậy, có lẽ phải đợi đến Tháng Tư năm nay thì chúng ta mới biết Hoa Kỳ có xây dựng được nền móng hay giải pháp của một cuộc cải cách lớn lao cho cả chục năm tới hay không. Thưa ông, còn nhìn ra thế giới bên ngoài thì sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thế giới bên ngoài Hoa Kỳ thì có khối kinh tế Âu Châu với 500 triệu dân có sản lượng kinh tế gần bằng Mỹ mà là một khối thiếu thống nhất, năm nay lại tiếp tục bị nguy cơ phân hóa. Chúng ta không quên trào lưu ưu tiên bảo vệ quyền lợi quốc gia chống lại cơ chế hay thỏa thuận quốc tế xuất phát từ Âu Châu với sự thắng thế của xu hướng cực đoan trước khi người ta nói đến hiện tượng Donald Trump. Hoa Kỳ có 50 tiểu bang sống chung như 50 quốc gia đã chia quyền cho một cơ chế liên bang để bầu ra một Tổng thống lãnh đạo cả nước. Liên hiệp Âu châu chưa được như vậy và mâu thuẫn giữa 28 quốc gia thành viên với cơ chế quốc tế tại thủ đô Bruxelles là mối nguy khiến họ có thể phân hóa thành nhiều mảnh.

Hòa Ái: Đã vậy, trong hệ thống Liên Âu có 28 thành viên, người ta còn có khối kinh tế Euro. Thưa ông, năm nay thì tình hình kinh tế của khối Euro sẽ ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là trong tập thể Liên Âu có khối Euro dùng đồng bạc thống nhất gồm 19 hội viên lại bị chấn động từ vụ Tổng suy trầm 2008-2009 làm các nước miền Nam bị hại nhất, chưa kể vụ khủng hoảng vì di dân hay nạn khủng bố. Tại miền Nam, hệ thống ngân hàng của nền kinh tế có sản lượng thứ ba của khối Euro đang rung rinh dưới một núi nợ xấu gần 400 tỷ Euro là nước Ý mà Liên Âu không thể tìm ra giải pháp. Năm nay, bốn nước trong sáu quốc gia sáng lập Liên Âu lại có bầu cử, là Pháp, Đức, Hà Lan và cả Ý. Nếu cử tri lại tín nhiệm các chính đảng hoài nghi sự hội nhập Âu Châu thì sau vụ Brexit năm ngoái, năm nay sẽ còn nhiều nước nói đến việc ra khỏi Liên Âu. Chúng ta gặp một kịch bản đáng sợ là các chính đảng truyền thống đã từng lãnh đạo Âu Châu từ 70 năm nay đều bị thất thế vì không có giải pháp cho các vấn đề mới mà các chính đảng cực đoan ở ngoài lề lại đề nghị xé chiếu ngồi riêng và còn kịch liệt chống di dân và hội nhập nữa. Khi một khối kinh tế lớn như vậy mà gặp bế tắc chính trị không lối thoát thì kinh tế dễ bị suy thoái khiến Hoa Kỳ cũng bị lây, chưa nói đến hậu quả cho các nước đang phát triển cần xuất khẩu vào thị trường Âu Châu. Ta trở lại hiện tượng là mọi mô thức dự đoán kinh tế đều bị nhiệt tình chính trị đưa vào chỗ đoán sai nên càng dè dặt với sự lạc quan về một phép lạ kinh tế tại Hoa Kỳ!

Hòa Ái: Trong khung cảnh ấy, người ta mới nhìn vào nền kinh tế có sản lượng thứ nhì sau Hoa Kỳ, đó là Trung Quốc. Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống với lập trường khá cứng rắn về quan hệ kinh tế với Bắc Kinh thì mọi người đều có thể e ngại một trận chiến mậu dịch giữa hai nước. Thế thì viễn ảnh kinh tế 2017 của Trung Quốc sẽ là gì, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tuần qua, hệ thống thông tin chuyên đề về kinh tế là Bloomberg có trích dẫn một nguồn tin riêng, rằng Chính quyền Bắc Kinh trù tính tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Trung Quốc nếu Tổng thống Tân cử Donald Trump áp dụng các biện pháp chống hàng hóa Trung Quốc. Họ còn cụ thể nói đến khu vực công nghệ cao cấp của Mỹ sẽ bị thiệt, như hãng Apple đã kiếm được hơn 48 tỷ đô la, bằng 21% số thu, nhờ bán hàng vào Trung Quốc. Loại tin tức mang tính chất hăm dọa như vậy không gây ngạc nhiên vì từ năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ không làm ăn theo các điều kiện do Bắc Kinh đặt ra, nhưng dù quan trọng thì đấy không là chuyện chính. Chuyện chính là từ năm nay, Trung Quốc sẽ khó xoay trở như trong mấy năm qua vì những vấn đề nội tại của xứ này.

- Thứ nhất, mùa Thu năm nay, đảng Cộng sản Trung Hoa sẽ có Đại hội khóa 19 và nhiều phần thì Chủ tịch Tập Cận Bình có thêm năm năm để tập trung quyền lực như Bắc Kinh vừa thông báo khi tạp chí Cầu Thị loan tải bài diễn văn ông đọc trước Hội nghị Kỳ 6 của Ban Chấp hành Trung ương vào cuối Tháng 10 vừa qua. Tức là họ Tập sẽ tăng cường độc tài vì phải giữ đà tăng trưởng trong ổn định chính trị mà lại gặp sự cưỡng chống của các đảng viên cao cấp. Hai yêu cầu ấy có nghĩa là kinh tế vẫn cứ sản xuất để tạo ra việc làm và tránh động loạn, nhưng sản xuất rồi thì bán cho ai nếu kinh tế Âu Châu còn èo uột và Hoa Kỳ sẽ chẳng mua hàng như xưa?

Hòa Ái: Trong một kỳ trước, ông có nói kinh tế Trung Quốc cần xuất khẩu qua Mỹ hơn là Hoa Kỳ cần nhập khẩu của Trung Quốc. Như vậy, nếu tranh chấp mậu dịch bùng nổ giữa hai nước thì về dài kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Sự thể có là như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ sự thể còn bất lợi hơn vậy và sẽ được thấy ngay năm nay. Tuần qua, phân lời trái phiếu của đồng Nguyên trao đổi trên thị trường hải ngoại đã có lúc vọt lên mức cực kỳ bất thường là 105%! Điều ấy có nghĩa là Bắc Kinh đang cố giữ giá đồng bạc cho khỏi sụt chứ không tiếp tục chiều hướng phá giá để tìm lợi thế xuất khẩu, và muốn vậy thì đã tốn mấy trăm tỷ đô la chứ không ít. Trước đây, Bắc Kinh còn có thể ứng phó với các biện pháp ngoại hối khi có gần bốn ngàn tỷ dự trữ. Ngày nay, tuần qua, họ chỉ còn chừng ba ngàn và rơi vào cảnh lưỡng nan, cả hai giải pháp đều nan giải, bất toàn. Hoặc là mất dự trữ bằng đô la để nâng giá đồng Nguyên, hoặc là tăng lãi suất để tránh nạn tầu tán tư bản ra ngoài. Điều mỉa mai ở đây là cả Bắc Kinh lẫn Chính quyền Trump đều không muốn đồng bạc Trung Quốc sụt giá quá mạnh nhưng trong khi Bắc Kinh muốn xuất khẩu hàng hóa thì lại chẳng thể tránh được nạn xuất khẩu tư bản khi giới có tiền chuyển ngân tài sản ra ngoài để khỏi bị mất giá.

- Chẳng hạn như hôm Thứ Hai tuần qua, tôi đọc thấy trên trang mạng của Christine Duhaime tại Canada về hiện tượng tham nhũng và rửa tiền thì người ta ước lượng rằng từ năm 1995 tới 2013 đã có hai ngàn tỷ đô la Canada, hay một ngàn 500 tỷ đô la Mỹ, là của tham nhũng được tấu tán qua Hoa Kỳ, Úc, Canada và Hà Lan. Nếu kể thêm các khoản chuyển ngân hợp pháp thì hóa ra tài sản từ Trung Quốc đang thổi lên bong bóng đầu cơ tại các nước kia! Như thế làm sao lãnh đạo có thể tiếp tục xoay trở như trước? Vì vậy, khỏi nói đến trận chiến mậu dịch Mỹ-Hoa, việc kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,5% một năm và Tập Cận Bình có thể cải cách để thoát cơn khủng hỏang là điều khó tin trong năm nay. Suy đi nghĩ lại thì đáng lạc quan hơn cả vẫn là kinh tế Hoa Kỳ mà có lẽ nhiều người Mỹ chưa thấy nên cứ cãi nhau và sợ Tầu!

Hòa Ái: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Hòa Ái xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi kỳ này.
 

TÂM SỰ NGƯỜI VIỆT VỀ TRUMP

 
 
Tâm sự của một người New York về Trump
PETER PHO Face Book


"Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" cần một người hùng, chứ không cần một người hiền. Người hiền như Obama chỉ có thể làm được việc nhỏ, một số việc thuận theo xu hướng, nhưng nếu để xoay vần thế cuộc, nổi đình nổi đám, chắc phải nhờ đến Donald Trump.

Nói thật thì mất lòng, nhưng nếu nói về Trump mà không dùng ngôn từ của người New York thì chắc chắn không thể hiện hết con người Trump, dưới đây tôi muốn chém gió qua giọng lưỡi của người New York để mọi người hiểu sâu hơn về Trump, một thủ lĩnh sắp nắm quyền cai trị một bang phái mạnh nhất giang hồ. Nghe có thể làm bạn mất lòng, nhưng vì là nói thực ...

Tổng thống đắc cử Donald J. Trump sống ở 3 tầng cao nhất trong tòa nhà 58 tầng - Trump Tower ở đại lộ 5 khu Manhattan, Nữu Ước. Đây là một tòa nhà sang trọng hào hoa tại khu vực đắt đỏ nhất thế giới, quyền lực nhất thế giới. 99% những hộ dân ở khu vực này đều là VIP hàng đầu thế giới về chính trị, kinh tế, thể thao, nghệ thuật...Địa chỉ ở đây có thể nói là địa chỉ kim cương danh giá nhất thế giới, không một địa chỉ nào sánh bằng, nếu có một nơi sánh kịp, chắc đó là địa chỉ của thượng đế.

Tôi sống ở New York mấy chục năm, nên hiểu New York nhất, hiểu Manhattan từng ngõ ngách, và điều quan trọng là tôi hiểu được Mr. Trump, một người New York thực thụ.

Một thời mà các sòng bạc mở ra tưng bừng ở thành phố cờ bạc Atlantic City, Trump có đến vài ba cái sòng bạc mang tên mình, Trump kinh doanh rất được lòng người, gần gũi với dân chơi. Có một đêm Noel chúng tôi chơi bạc thâu đêm tại sòng bạc mang tên Trump - Trump Taj Mahal, mấy người bạn ở New York về đây bao một cái bàn Baccarat để chiến. Hôm ấy mọi người đều đang đánh thắng tưng bừng, bỗng Trump bước vào, măng tô đen dài, cổ khoắc khăn trắng, ngực cài bông hồng đỏ, giơ tay chào mọi người " Merry Christmas Everybody" ( Chúc mừng Noel tất cả các vị ). Chúng tôi cũng "Hello" lại nhưng vẫn chăm chú đánh bạc, chẳng ai bắt chuyện với Trump, một cậu bạn thấy Trump đứng sau xem, quay lại khen Trump điển trai ghê, Trump trả lời " Thanks" và cho biết mới đi dạ hội Noel về...

Trước cuộc bầu cử, tôi biết Trump sẽ thắng, nhưng vì không thể đối chọi với dư luận và ngại giải thích với mọi người nên cứ để mặc, thuận theo mọi người. Bởi sao? không lặp lại nội dung cho mệt, điều căn bản nhất bởi người Mỹ đã chán chường cái trò chơi tập thể và nhường nhịn để kéo phe kéo cánh với mục đích chính trị, có tiếng không có miếng, chẳng có lợi gì cho dân Mỹ của đảng Dân Chủ và Obama.

Dân ở đâu cũng vậy, đều cần có cơm no áo mặc, điều kiện sống và tất cả những thứ cho dân sinh. Họ rất thực tế, và khi họ hiểu ra sự thật thì họ bực tức vô cùng. Dù Mỹ hiện nay bị sa sút ra sao thì vẫn là một siêu cường về kinh tế, quân sự, trong lúc mình còn mạnh lại đi nhượng bộ quá nhiều để Trung Quốc vượt mặt một cách nhục nhã. Đảng Dân chủ và Obama đã làm suy giảm sức mạnh về ngoại giao của Mỹ với lòng nhân đạo, nhu mì và không thực chất. Họ bị bỏ bùa với chủ nghĩa nhân đạo lỗi thời, và cứ thế lao xuống dốc.

Mấy năm nay tôi đã thấy lo ngại, nhưng quả thật Trump đã nói đúng chỗ lo ngại của tôi. Trump không thẹn thùng chỉ ra những "lạc hậu" của Mỹ, điều này rất ít người dám nói, thậm chí còn che đậy lại. Trump nói về số lượng người nghèo tăng trưởng, đường xá, sân bay, bệnh viện, trường học, nhất là đường sắt ..., thương mại, mậu dịch bị cạnh tranh tàn khốc, quân sự đang bị đuổi kịp, trạm không gian quốc tế sắp hết thời hạn phục dịch nhưng chưa có kế hoạch để làm cái khác, trong khi ấy Trung Quốc đã thành công đưa trạm không gian của mình lên vũ trụ... Khi Thiên Cung 1 đã trên quỹ đạo, Trạm Thiên Cung 2 của Trung Quốc sẵn sàng bay vào vũ trụ...Vừa rồi NASA tuyên bố kéo dài tuổi thọ của trạm không gian quốc tế đến năm 2024 trước khi nó thành rác vũ trụ, trong khi đó các nước Canada, Pháp, Đức, Anh và Ý đang tỏ ra rất phấn khởi được cộng tác với Trung Quốc trong trạm không gian Thiên Cung.

Tôi rất đau lòng nhìn thấy sự thật xuống cấp hạ tầng cơ sở của Mỹ và các nước phương Tây. Một sân bay cấp huyện của Trung Quốc cũng tân kỳ hơn một sân bay quốc tế của nhiều nước phương Tây, thậm chí kể cả những sân bay ở Mỹ. Khách du lịch từ các nước Âu, Mỹ đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến... đều ngơ ngác như người nhà quê ra Hà Nội. Trung Quốc đã có một mạng lưới tầu cao tốc mặt đất thông đi khắp nơi trong nước, người dân Trung Quốc được hưởng phúc lợi từ mọi mặt, nhưng nhà nước họ vẫn chơi trò bắt Liên Hiệp Quốc phải công nhận họ là nước thứ ba đang phát triển để được hưởng lợi ở nhiều phía trong các quy ước quốc tế.

Hàng năm có vài chục ngàn du học sinh sang Mỹ hưởng lợi về nền giáo dục của Mỹ rồi về nước xây dựng đất nước Trung Hoa với giấc mộng Trung Hoa bành trướng. Mỹ vẫn được tiếng khen ảo nhưng biết đâu mình dần dần lép vế trong mọi lĩnh vực.

Trump lên ngôi, một người New York thực thụ lên, người dân Mỹ nhìn thấy hy vọng, thế cuộc sẽ thay đổi, vận mệnh sẽ thay đổi. Trump thu thập rất nhiều nhân tài dầy dạn cho bộ máy của mình, dù cho người đó trước đây có chỉ trích mình hay đã phạm điều gì đó ở bộ máy cơ cấu cũ. Trump đề cao tài năng và kinh nghiệm của họ, không xía vào những khiếm khuyết cá nhân. Điều này giống thuyết "Mèo đen Mèo trắng" của Đặng Tiểu Bình, Mèo nào bắt được chuột là Mèo tốt.

Khác với lòng nhân đạo không hợp với hiện thực của Obama, Trump sẽ hành sự như một thương gia cả trong chính trị, quân sự, ngoại giao...ai bảo không được ? Xin nén lòng chờ đợi. Mọi cái đều có giá của nó, thông qua đàm phán, hai bên cùng có lợi, cuối cùng đều đạt được lợi ích chung.

Trong nước, Trump sẽ cắt giảm thuế, đuổi người nhập cư trái phép ra khỏi đất nước, tiểu bang nào che chở cho người nhập cư trái phép sẽ bị cắt viện trợ liên bang. Cắt giảm một số viện trợ vô ích cho các nước và Liên Hiệp Quốc để xây dựng lại hạ tầng cơ sơ trong nước, để rồi " Khiến các nước lại phải ghen tị với sự hoành tráng của Mỹ" đó là câu nói của người New York , của Trump.
Trump kêu gọi các công ty lớn quay về nước, đem lại công ăn việc làm cho dân Mỹ, nếu ương bướng: "Bố mày đánh thuế nhập khẩu lên đến 40% cho chúng mày chết mẹ nó đi"... ( Nói đúng phong cách dân New York đấy bạn ạ )

Trump sẽ bãi bỏ các lệnh cấm để các công ty Mỹ tự do phát triển năng lượng, khí đốt thiên nhiên, khiến nước Mỹ trở thành nước xuất cảng năng lượng lớn nhất. Bất chấp các hiệp định được ký lấy lòng với các nước sản xuất dầu hỏa trước đó với mục đích lôi kéo chính trị bè phái kiểu trẻ con.

Về an toàn quốc gia, ngoài việc Trump cho đuổi hết dân nhập cư bất hợp pháp, nước nào không nhận lại số người này, sẽ bị cắt thị thực vào Mỹ, xây dựng hàng rào với Mễ Tây Cơ, tạm cắt thị thực vào Mỹ với người Hồi Giáo nếu không tra cứu được bối cảnh và nếu phát giác sự uy hiếp khủng bố từ họ. Tăng thêm cảnh sát, tăng thêm chi phí an toàn quốc gia, khi phát giác nguy cơ, bắn ngay không thương tiếc, thà giết nhầm còn hơn bỏ xót, dùng quả đấm sắt để bảo vệ an toàn cho dân Mỹ.

Ngoại giao, Trump sẽ thay đổi cách đàm phán của mình trên tinh thần thực tế, có lợi cho dân Mỹ, đừng tưởng rằng chúng tôi quá cần các bạn và đừng tung hô tôi, tôi không cần tiếng, chỉ cần miếng. Anh đem lợi ích cho tôi, tôi sẽ đem lợi ích cho anh. Tôi không lấy không của anh, nhưng anh cũng đừng lợi dụng lòng tốt của tôi...Căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí ở Châu Âu đều sẽ dàn xếp lại, hỗ trợ an toàn thế giới không phải chỉ là trách nhiệm riêng của Mỹ, muốn tiếp tục, các nước này cần phải chi tiền, nếu không Mỹ sẽ rút về nước. Chỉ đơn giản vậy thôi mà việc này đã kéo dài hàng mấy chục năm? Lúc ấy mọi người sẽ đặt câu hỏi, vậy sẽ ra sao nếu Triều Tiên oanh tạc bom hạt nhân vào bán đảo này? Ôi, lại lo bò trắng răng, có phải oanh tạc dân Mỹ đâu? ( Nghe có vẻ vô nhân đạo nhỉ? Nhưng đấy là tư duy thật của người New York ) Nhưng, nếu nó dám oanh tạc dân Mỹ, trong vòng 1 tiếng, chúng, dân của chúng, quốc gia chúng, sẽ bị xóa hết dấu tích ở địa cầu này, không có tinh thần quốc tế cộng sản ở đây, có tiền thì có an toàn, không tiền thì hơi dã man chút đấy...

Về quân sự, thông qua việc đưa một bộ trưởng quốc phòng có tên là " Chó điên" lên ngôi thì sẽ biết, Trump không ngại gì dùng quân sự để giải quyết những chuyện đáng giải quyết bằng súng đạn. Điều này có lợi cho các nhà tư bản sản xuất súng đạn, làm tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu lời chiến tranh. Khi Trump lên ngôi, bọn khủng bố ISIS đã sợ xanh mặt. Trump sẽ phối hợp với Putin diệt bọn này như dẫm gót giầy sắt trên mấy tổ kiến lửa. Điều mà Obama và nội các của mình không làm được bởi những tính toán hơn thiệt vụn vặt trẻ thơ với Putin và những nước cờ nhẽ ra đã phải thay đổi ở tình hình Trung Đông.

Vừa rồi mấy bọn dở hơi chống Trump tập trung trước tòa nhà Trump ở, đốt cờ Mỹ, kêu gọi tẩy chay Trump, đa số là người nhập cư nước ngoài, điều này đã làm Trump bực bội, đứng ra cửa kính nhìn, rồi buột miệng:" Đ...mẹ, cho chúng nó thành công dân Mỹ rồi lại phản lại đất nước cưu mang mình...Tôi sẽ lập pháp, đứa nào đốt cờ Mỹ sẽ đuổi về nước sở tại, hoặc hủy bỏ tư cách là công dân Mỹ". Kha, kha, kha, tôi nghe mà sướng thấy mẹ, đúng là phát ngôn của người New York thực thụ.

Vừa rồi tại nhà hàng Michelin tầng một khách sạn của Trump, Trump đã tiếp đón Mitt Romney, một tay kỳ cựu trong làng chính khách Hoa Kỳ, người trước đây từng gây hấn với Trump nhưng sau này đã nhìn thấy một Trump thực sự , một niềm hy vọng của nước Mỹ trong giai đoạn mới. Bên ngoài trời mưa, bên trong Romney được mời ăn soup cẳng Ếch nấu tỏi non và nghe Trump bàn về thiên hạ, bàn về nước Mỹ, lần đầu tiên ông này được nghe tận tai một sự đàm luận không chút khách sáo của một người New York sắp lên chức Sếp của thế giới. Sau đó, ông ra ngoài nói với phóng viên báo chí bằng những lời lẽ đánh giá cao Trump, một câu đáng giá nhất là:" Nước Mỹ có hy vọng rồi". Trump đang suy tính để đưa Romney lên làm Quốc Vụ Khanh cho nội các của mình.

Hành sử như Obama - tháo nhẫn trước công chúng, cho vào túi rồi mới dám bắt tay công chúng không thể có được ở người New York, không thể có được ở Trump. Người New York tin vào sức mạnh quần chúng, hòa vào quần chúng, cống hiến quần chúng, hy sinh cho quần chúng. Một cái nhẫn, dù giá trị vật chất và giá trị tinh thần đến đâu cũng không mùi mè gì với sự thiêng liêng mà quần chúng đem đến cho anh. Cho dù chiếc nhẫn ấy có rơi vào tay một thằng nghiện, ít nhất nó cũng được rít vài hơi để tồn tại sinh mạng và làm lại cuộc đời...kkk

Trump chưa tiếp quản chính thức mà cổ phiếu Mỹ đã lên ầm ầm, đồng Đô La tăng giá, vàng hạ...điều này nói lên uy tín của Trump là có thật, mọi người tin tưởng vào Trump nói là làm, làm là không ởn ờ, là hiệu quả. Bản tính của người New York là vậy, không cần khen chê, chỉ cần có kết quả tốt, mặc cho kết quả ấy đến từ kiểu gì, có lợi cho dân, cho nước trước tiên, rồi sẽ tính đến hội nhập toàn cầu sau.

Ghét Trump hay quý Trump thì đều phải đối diện sự thật, quy luật của đời bao giờ cũng vậy, điều gì chối quá rồi cũng phải thay đổi, lạc cực thì sinh bi. Hãy cho Trump thời gian để trả lời các bạn, nhưng tôi tin tưởng chắc chắn bạn tôi - Donald Trump sẽ không phụ lòng dân Mỹ, một Mỹ quốc ngời ngời Đế chế sẽ được quét vôi lại, khác với màu vôi xanh của chủ nghĩa dân chủ toàn cầu như Obama đã dùng một cách nhàm chán, vô thưởng vô phạt.


b

ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ

Đấu đá nội bộ và trò hề kiểm tra tài sản

CTV Danlambao - Trong cuộc thanh trừng đấu đá nội bộ của đảng cộng sản, con ruồi mới nhất được đưa lên đoạn đầu đài trong chiến dịch đả muỗi đập ruồi của Nguyễn Phú Trọng là Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa. Qua sự việc này, chúng ta thấy được những trò hề của đảng cộng sản và guồng máy nhìn đâu cũng thấy tham nhũng của đảng.
Hồ Thị Kim Thoa là "nạn nhân" của phe cánh Nguyễn Phú Trọng sau những con ruồi Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Vũ Huy Hoàng. Tất cả đều là đồng chí của "đảng ta".
Trước hết, về mặt đảng, với Nguyễn Phú Trọng đứng đằng sau sân khấu hậu trường, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã công bố quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối Hồ Thị Kim Thoa vì đã có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cụ thể là đã đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định.
Kế đến, phía chính phủ (của đảng), Thủ tướng của đảng là Nguyễn Xuân Phúc đã nhanh lẹ ký quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với bà Hồ Thị Kim Thoa cho cùng một tội đồng phạm bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.

Hai đồng chí thắm thiết Thoa-Thanh nay trở thành 2 đồng rận của Nguyễn Phú Trọng
Không dừng lại chuyện bổ nhiệm cán bộ "sai trái", các bộ phận báo chí do Nguyễn Phú Trọng khuynh loát bắt đầu tung ra những nghi vấn về tài sản khổng lồ của đồng chí vô sản Kim Thoa.
Sau cú nâng của báo chí, Bộ Công thương tuyên bố sẽ "vào cuộc" để kiểm tra thông tin và sẽ có phản hồi về việc này.
Vấn đề đặt ra là bộ phận nào có thẩm quyền, có khả năng để điều tra tài sản của một cá nhân?
Theo điều lệ của đảng CSVN đặt ra cho nhau thì UBKT Trung ương có quyền kiểm tra tài sản của cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý. Nhưng đó là chuyện của... đảng.
Về mặt luật pháp quốc gia thì đối với một công dân hay một nhân viên chính phủ thì bộ phận nào sẽ đảm trách chuyện này?
Chắc chắn không phải là Bộ Công thương. Khi đại diện Bộ Công Thương cho biết sau khi tiếp nhận các câu hỏi từ các cơ quan báo chí liên quan đến việc kê khai tài sản và số tài sản của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Bộ đang kiểm tra thông tin và sẽ có phản hồi về việc này. Điều này cho thấy Bộ Công thương chỉ kiểm tra thông tin do báo chí đưa ra mà không phải là một cơ quan khác có trách nhiệm điều tra tài sản của bà Thoa một cách nghiêm túc, theo đúng những quy trình và quy định của luật pháp.
Luật pháp dưới chế độ CSVN đã được các quan chức biến thành trò hề!
Tuy nhiên, nói cho cùng thì lấp ló sau trò hề này thì mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng vẫn chỉ là nhắm vào lôi nồi cơm của đám đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng và dùng đó để tìm cách bôi bẩn các đồng chí phe địch mà thôi.
11.02.2017

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Dư âm của một cái tết sum vầy

Sự cam chịu nào có lẽ cũng chỉ có giới hạn. - Đào Tuấn
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe chút điều tiếng về cung cách làm việc của những tiếp viên hàng không Việt Nam. Đầu năm 2015, từ Phnom Penh tôi sang Singapore bằng phi cơ của Vietnam Airlines. Cuối năm rồi, tôi cũng mua vé của hãng này để bay từ Phnom Penh đến Vientianne.
Lê Trí Tuệ - Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam
Trong cả hai chuyến đi trên, các cháu nam nữ tiếp viên đều ứng xử rất đàng hoàng, không có để phải phàn nàn cả. Duy chỉ có điều hơi kỳ (có lẽ do thời gian sắp xếp giữa hai chuyến bay quá ngắn) là trên ghế ngồi còn vương vãi những mẩu bánh vụn li ti khiến cho - đôi ba - hành khách hơi phải chau mày. 
Nhờ sự vội vã của những công nhân lo việc vệ sinh nên tôi vớ được một tờ báo cũ (Báo Lao Động Số Xuân Đinh Dậu, phát hành vào thứ Tư 25 tháng 1, với chủ đề “Ấm Lòng Tết Sum Vầy 2017”) in mầu tuyệt đẹp. Được nhìn thấy tiếng nước mình, giữa khung cảnh lạ, tôi mới chợt cảm nhận được cái niềm vui “ngộ cố tri” của kẻ tha hương.
Niềm vui đơn sơ này, tiếc thay, tắt ngấm ngay sau khi tôi đọc bài bình luận (“Tết Sum Vầy Và Những Giọt Nước Mắt Hạnh Phúc”) trên trang nhất của nhà báo Đình Chúc: 
"Không tin vào mắt mình, cứ ngỡ như mơ, như một câu chuyện cổ tích…”. Và chị bật khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc. Đó là cảm xúc của nữ công nhân Cao Thị Luyện (quê Thanh Hóa) khi bất ngờ được gặp cha mẹ chồng cùng con trai từ Nam Định vào tận mảnh đất Bình Dương - nơi cách xa hơn ngàn cây số. 

Càng cảm động hơn khi đây không phải là chuyến thăm viếng bình thường như bao cha mẹ, ông bà xa con cháu khác mà đó là kết quả của sự chăm lo, góp sức của tổ chức Công đoàn, của các nhà hảo tâm trong chương trình “Tết sum vầy” tại Bình Dương."
Ơ hay, thế là thế nào nhỉ? Bà Cao Thị Luyện là một công nhân của nước nước CHXHCNVN (Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc) chứ có phải tù nhân phát vãng (vào Thời Thực Dân/Phong Kiến) đâu mà việc đoàn tụ với người thân, vào dịp cuối năm, lại nhiêu khê đến thế?
Đã thế, ông Đình Chúc còn viết thêm rằng: "Không cảm động sao được khi với nhiều công nhân tiền lương còn không đủ sống. Phiên chợ cuối chiều phải đắn đo nâng lên đặt xuống trước con cá, mớ rau. Đến tiền tàu xe về quê dịp tết còn không lo nổi, nói chi đến quà cáp, tết nhất cho gia đình. Nay được tổ chức Công đoàn lo quà, tặng vé để về quê thì không xúc động sao được..."
Đọc báo Lao Động viết về đời sống của giới công nhân Việt Nam hiện nay mà tôi cứ có cảm tưởng như họ là những kẻ thuộc giai cấp cùng đinh (paria - untouchable) ở bên Ấn Độ, vào hồi đầu thế kỷ trước vậy. 
Nhà trọ công nhân khu công nghiệp Tân Tạo. Ảnh: N.B/ Tuổi Trẻ Online
Gần sáu mươi năm trước, đời sống của phu đồn điền cao su miền ở miền Nam (“vùng địch tạm chiếm”) cũng không đến nỗi tàn tệ và thảm thương đến thế, theo như tin báo Nhân Dân - số 2534 - phát hành ngày 26 tháng 2 năm 1961:
“Công nhân đồn điền cao su miền Nam đấu tranh thắng lợi... Đây là một đợt đấu tranh lớn bao gồm hàng vạn công nhân và gia đình công nhân thuộc cá đồn điền cao xu Lộc Ninh, Lai Khê, Trảng Bom... Các chủ đồn điền nói trên đã phải nhận giải quyết các yêu sách do anh chị em đề ra như: định lại tiền lương, trả phụ cấp cho nữ công nhân khi sinh đẻ, trả phụ cấp năng xuất, sửa lại nhà ở, lập bệnh xá, lập nơi giải trí cho công nhân, mở trường học và vườn chơi cho trẻ em công nhân, và nhận lại những công nhân đã bị sa thải."
Bây giờ thì tìm đâu cho ra “nhà ở, bệnh xá, trường học, vườn chơi trẻ em, và khu giải trí” cho giới công nhân? Từ Việt Nam, phóng viên Khánh Hoà có bài tường thuật (“Nghiệt Ngã Phận Đời Ngày Làm Công Nhân, Tối Về... Bán Dâm”) trên báo Dân Việt:
“... những công nhân này, ban ngày đi làm, chiều tan ca về thì đàn ông lại xách xe đi chạy xe ôm ở mấy ngã ba, ngã tư hòng kiếm thêm vài chục ngàn đồng. Ngoài ra, nhiều người phải nhận hàng về nhà làm thêm ban đêm hoặc đi bốc vác, phụ bồi bàn ở các quán ăn, quán cà phê ban đêm với mong muốn kiếm thêm chút đỉnh. Riêng với những công nhân nữ, dù biết là tội lỗi, là nhục nhã nhưng nhiều người vì miếng cơm, manh áo vẫn nhắm mắt đưa chân để làm cái việc nhơ nhuốc là đi bán dâm, như một cứu cánh duy nhất trong cơn cùng quẫn ...” 
Những cảnh đời “cùng quẫn” như trên, thực ra, không mới mẻ gì. Tôi đã nghe Nguyễn Chí Thiện nói thế lâu rồi:

Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi
Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối! 
(“Trên Mảnh Đất” – 1964)
Mãi đến năm 1986 ông TBT Trường Chinh mới chịu thừa nhận nỗi “nhục nhã” và sự “nhơ nhuốc” này: “Phải cứu giai cấp công nhân!” 
Trời cũng chả cứu nổi được họ, nếu Tổ Chức Công Đoàn Việt Nam vẫn chỉ là cánh tay nối dài của Đảng – theo nhận xét của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng:
“Không những không hỗ trợ công nhân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nối thêm một cánh tay giúp công an ngăn chặn đình công. Trong một số trường hợp, công nhân còn phát hiện chính cán bộ công đoàn làm công tác chỉ điểm để ‘khoanh vùng đối tượng’ và sau đó là bắt bớ tống giam những công nhân khởi xướng đình công.”
Đoàn Huy Chương & Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Ảnh: anhbasam
Nhân chuyện báo Lao Động số Xuân, với chủ đề Tết Sum Vầy, xin được ghi lại tên tuổi của vài ba công nhân hiện đang bị cầm tù (hay “dấu kín”) ở một nơi nào đó:
- Đoàn Huy Chương a.k.a. Nguyễn Tấn Hoành: Sinh năm 1985, thành viên sáng lập Tổ Chức Công Đoàn Độc Lập, bị bắt (lần thứ hai) vào ngày 23 tháng 2 năm 2010, và bị kết án bẩy năm tù vì tội “phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân.” Hiện ông đang bị giam giữ tại trại giam Phước Hòa, Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang.
- Nguyễn Hoàng Quốc Hùng: Sinh năm 1981, thành viên của Khối 8406, hội viên của Phong Trào Các Nạn Nhân Của Sự Bất Công. Ngày 27 tháng 10 năm 2010, ông bị TAND tỉnh Trà Vinh kết án chín năm tù, cùng với tội danh với Nguyễn Tấn Hoành, và bị giam giữ trong cùng một trại. 
- Lê Trí Tuệ: Sinh năm 1979, thành viên của Khối 8406, Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 2006, ông tuyên bố thành lập Công Đoàn Độc Lập. Ông bị bắt vào ngày 29 tháng 03 năm 2007, bị ép buộc phải lên tiếng công khai giải tán công đoàn này. Lê Trí Tuệ từ chối và bỏ trốn sang Cambodia, sau khi bị đánh đập tàn tệ nhiều lần ngoài đường phố. Ông đột ngột “biến mất” khỏi cõi đời này, kể từ hôm 16 tháng 5 năm 2007 đến nay! Theo bản tin của HRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.”
Ông Bùi Văn Cường, Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – tiếc thay –không đủ can đảm để nhắc đến tên tuổi họ trong dịp Tết Sum Vầy vừa qua. Tổ chức Công Đoàn của đảng ông Cường, theo ý của một nhà phản biện độc lập ở Việt Nam là “nên chấm dứt hoạt động đi, nếu còn biết liêm sỉ.”
Ôi, tưởng gì chớ liêm sỉ thì là chuyện vô cùng xa xỉ đối với đám đảng viên CSVN!

SƠN TRUNG * ĐÀN BÀ CON GÁI


 



ĐÀN BÀ CON GÁI
Sơn Trung


Gần đây Việt Nam có những bài ca về đàn bà con gái rất dễ thương. Đó là những bài
- Lã Phong Lâm

Ôi đàn bà là những niềm đau
Hay đàn bà là ngọc ngà trăng sao
Ôi đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu
Ôi đàn bà dịu ngọt đêm qua
Ôi đàn bà lạnh lùng đêm (hôm) nay
Con Gái


Tác giả: Ngọc Lễ

Con gái nói có là không
Con gái nói không là có
Con gái nói một là hai
Con gái nói hai là một
Con gái nói ghét là thương
Con gái nói thương là ghét đó
Con gái nói giận là giận yêu
Con gái còn yêu là còn giận
Đừng nghe những gì con gái nói
Đừng nghe những gì con gái nói...



Bài hát: Con Gái Bây Giờ (Remix)

- Dương Hiếu Nghĩa

...Con gái bây giờ thích làm duyên, con gái bây giờ hay giả vờ.
Con gái bây giờ thích làm ngơ,
con gái bây giờ quá thờ ơ.
Con gái bây giờ thích làm duyên,
con gái bây giờ hay giả vờ.
Con gái bây giờ thích làm ngơ,
con gái bây giờ quá thờ ơ.


Cả ba bài đều nói về đàn bà con gái, đều nói đến tính hay thay đổi, tâm lý phức tạp của những giai nhân đã làm cho ta vui tươi, hạnh phúc nhưng cũng đã làm ta u sầu, và trái tim rướm máu.

Thuở trẻ trung, tôi tập Thái Cực quyền và học Anh văn. Tôi phục các cô, các bà múa bài quyền cực mềm mại trong khi đàn ông, con trai cứng ngắc như tượng gỗ biết cử động. Tôi cũng phục các bà các cô nói tiếng Anh như chim hót, sao mà ngọt ngào như thế!

Trong chúng ta có ai bị "ngọc ngà trăng sao"

làm cho trái "tim nhỏ máu"không? Chắc là có nhiều!E Thượng Đế cũng bị thương tich nào riêng chúng ta!

Đàn ông con trai vẫn có hạng hay thay đào đổi mận và tàn ác trong tình yêu, nhưng xem ra lưỡi dao đàn bà phóng ra ngọt lịm làm cho nạn nhân chết mà không biết ai đã giết mình! Cái chiêu thức tinh xảo này đàn ông không có được. Chỉ có đàn bà với nụ cười hoa nở và bàn tay ngọc ngà mới có thể sử dụng đao pháp tinh vi như thế!

Người ta chê Hoạn Thư thâm độc nhưng Hoạn Thư thật tế vẫn là người nhân hậu.Trong thập niên 50, đầu 60, ở miền Nam Việt Nam, báo chí đã tường thuật nhiều vụ đánh ghen rất khủng khiếp. Có người thì cắt phăng "của quý" của chồng, có bà thì đốt cho chồng cháy như cây đuốc và có kẻ thì tạt át xít vào mặt tình địch, hủy hoại nhan sắc xinh đẹp của một cô vũ nữ... Như vậy, so với cái ghen của Hoạn Thư còn độc ác gấp ngàn lần. Thế mà không ai "nổi tiếng" bằng Hoạn Thư. Và người đời vẫn chỉ nhớ đến Hoạn Thư mỗi khi nói tới ghen tuông. Lời biện hộ của Hoạn Thư là đúng sự thật.Ai cũng tưởng Hoạn nương sẽ phải lãnh một hình phạt rất nặng nề, không bị băm vằm thì cũng bị đánh nhừ xương. Nhưng, sau khi nghe Hoạn trình bày, Kiều phải tha cho nàng :

"Rằng: 'Tôi chút dạ đàn bà,
"Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
"Nghĩ cho khi các viết kinh,
"Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
"Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,
"Chồng chung chưa dễ ai chiều được ai.
"Trót lòng gây việc chông gai,
"Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng ?"


Vua nước Kim có bà hoàng hậu quá ghen. Hằng ngày, vua ấp yêu hai người cung phi xinh đẹp, tươi trẻ. Hoàng hậu không cản ngăn được, vì luân lý thời xưa không cấm đoán việc đa thê.

Khi lâm bệnh nặng, biết mình sắp băng hà, nhà vua nói với hoàng hậu: - Sau này, hoàng hậu phải chôn hai người cung phi ấy bên cạnh ta để săn sóc ta.

Hoàng hậu nhận lời. Khi vua băng hà, bà mừng rỡ vô cùng và xem đó là dịp để giết hai người cung phi. Bà truyền lịnh: - Quân sĩ đem chôn sống hai đứa đó, theo lời di chúc.
Nhưng bà không yên tâm, máu ghen khiến bà suy tính lợi hại: - Nếu ta chôn sống thì hai đứa cung phi sẽ hầu hạ nhà vua, nhà vua sẽ hưởng hạnh phúc riêng với bọn nó mà quên ta.
Nghĩ vậy, bà ra lệnh giết chết hai cung phi rồi lóc thịt, cho hình hài người chết trở nên xấu xí, khiến vong hồn nhà vua chán chê, không yêu nữa.

Lóc thịt xong, hoàng hậu vẫn chưa hết cơn ghen. Bà đề phòng trường hợp những bộ xương này sẽ … trở nên mập mạp, có da thịt khi xuống âm phủ. Sau rốt, bà truyền lệnh ngâm hai bộ xương nọ vào dấm, loại dấm thật chua để xương tan mất. Sau đó bà đem chôn bên cạnh lăng nhà vua, tin rằng nếu muốn hóa ra người đẹp thì bộ xương nọ đã bị nát rồi, không tài nào đầu thai, hoàn cốt được.

Truyện xưa kể rằng có bậc đại gia thương yêu cô vợ bé mà bà vợ cả cũng không hề ghen tuông. Trái lại, bà tỏ ra săn sóc thương yêu như chị em. Một hôm bà cả bảo bà hai: "Mũi em thô quá, tướng công không thích."Từ đó bà hai gặp tướng công thì lấy tay che mũi."

Tướng công lấy làm ngạc nhiên, hỏi bà Cả, bà bảo:"Dì nó bịt mũi vì không chịu nổi mùi hôi của tướng công". Tướng công nghe nói liền nổi giận truyền cắt mũi nàng hầu và đuổi đi!

Người đàn bà có cái gì rất khác thường. Họ hung bạo và thâm hiểm hơn đàn ông.Đàn ông nổi giận thường giở thói vũ phu, dùng sức mạnh bắp thịt, đàn bà dùng trí và bản năng giống cái nhẹ nhàng . Ông Vương Hồng Sển kể cho chúng tôi nghe nghệ sĩ PH. H. trước khi ra sân khấu phải có một sái nhất cho thật phê thì biểu diễn mới hay. Ông cũng là thân chủ của bả. Một đêm, hai người nằm cạnh nhau, lão Vương để rớt mấy đồng xu, cứ loay hoay hoài. Bả tức giận hỏi; "Anh tìm gì mà cứ loay hoay mãi vậy?"Bà bèn lấy tờ giấy bạc đốt để tìm mấy đồng xu cho lão Vương!

Tôi cũng nghe nói một vài nữ họa sĩ thich cởi truồng trong khi vẽ! Tôi cũng nghe một vị luật sư kể rằng trước tòa đàn bà dữ dằn chưa từng thấy trong khi đàn ông im lặng cúi đầu!

Trong cuộc đời thiếu gì chuyện thật mà người ngã gục cũng không thốt nên lời vì có biết gì đâu! Cái anh chàng Kiều Phong gỉỏi kiếm phápvà uống rượu nhưng không hiểu đàn bà và không ngờ đàn bà ghê gớm đến mức ấy.Trong yến tiệc chiêu đãi nhậm chức Bang Chủ, Mã phu nhân (vợ của Mã phó bang chủ Cái Bang) là một người đàn bà dâm tà, phải lòng Kiều Phong. Nhưng Kiều Phong lại không ngó ngàng làm Mã phu nhân sinh hận. Người đàn bà này tìm mọi cách làm cho Kiều Phong thân bại danh liệt! Kiều Phong phải bỏ Cái bang ra đi, tìm được thân thế mình, nhưng anh ta có biết ai hại mình và vì sao?vì sao?

Trong Thiên Long Bát Bộ, Đao Bạch Phụng là vợ của Đoàn Chính Thuần, vì quá căm hận chồng mình háo sắc, gian dâm với nhiều phụ nữ khác nên bà trả thù bằng cách quan hệ với người ăn mày Đoàn Diên Khánh để rồi sinh ra anh chàng Đoàn Dự với chiêu Lục Mạch Thần Kiếm và Lăng Ba Vi Bộ.

Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, vợ chồng Trương Thúy Sơn phải tự sát để bảo vệ Tạ Tốn, phần vì hối hận năm xưa đã hại Du Đại Nham phái Võ Đang, phần vì bị quần hùng tra xét tung tích Tạ Tốn và Đồ Long Đao nàng đã tự vẫn trước mặt quần hùng và con trai. Trước khi chết, Ân Tố Tố dạy con:

"Con đừng bao giờ tin lời của con gái , nhất là con gái đẹp , càng đẹp càng dễ lừa gạt con ..."

Ân Tố Tố là đàn bà đẹp tại sao bà lại khuyên con đừng tin đàn bà đẹp?

Từ Hy thái hậu (18351908 ) là người đàn bà mang nhiều tiếng xấu lời khen. Khen bà về những cải cách như bỏ tục bó chân, cho Hán Mãn kết duyên, nhưng bị chỉ trích vì những tội giết người và tham quyền cố vị.Từ Hi nổi tiếng với những cuộc thanh trừng đối thủ một cách tàn bạo. Một cuộc khảo cổ gần đây hé lộ nguyên nhân cái chết của vua Quang Tự là do bị đầu độc bằng thạch tín. Ngoài ra còn nhiều ví dụ khác như việc xử tử Túc Thuận, ép Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu của vua Đồng Trị phải tự sát, hay cái chết mờ ám của Trân Phi.

Trước khi mất, bà có lời trăng trối khiến cả thế giới rúng động: 慈禧太后 "女人不得干政http://history.bjinnovate.com/archives/115200.html (Từ nay về sau, phụ nữ không được phép can dự vào triều chính. Như vậy là trái với gia pháp của bản triều, cần nghiêm khắc ngăn chặn. Đặc biệt là cần đề phòng nghiêm ngặt, không để được các thái giám lạm quyền. Thời nhà Minh mạt vận là một bài học").http://soha.vn/doi-song/loi-trang-troi-cua-tu-hy-thai-hau-khien-hau-the-giat-minh-2015100816274894.htm

Ai phê bình bà thì bảo là khắc nghiệt nhưng chính bà phủ nhận giá trị người phụ nữ làm chính tri, tại sao? Thiết nghĩ người đàn bà sâu sắc, tàn nhẫn vạn lần đàn ông cho dù đàn ông ác độc. Võ Tắc Thiên, Từ Hy thái hậu, Giang Thanh, và bà Ngô Đình Nhu cùng một bản chất hung dữ, và quá đáng


Bà Ngô Đình Nhu tiếng nói the thé, mắt lộ hung quang, đã thế lại to tiếng hay quát thét ( Đỗ Mậu. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Ch.VII)

là tướng phá bại gia tộc. Việt Nam ta có câu: “Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng. “ Tướng pháp đã được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động. Ngôn ngữ của bà Nhu là ngôn ngữ của ác phụ, kiêu hãnh, ngạo mạn, coi khinh trời đất.

Bà Trần Lệ Xuân có tâm ác và vô lễ khi phát biểu về việc tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức: "Để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay". "Những lãnh đạo Phật giáo đã hành động như thế nào? Thứ duy nhất họ làm, họ đã nướng một trong những vị sư của họ người mà họ đã gây mê, người họ đã lạm dụng niềm tin, và ngay cả việc nướng người đó đã được thực hiện không phải một cách tự túc vì họ dùng xăng ngoại nhập."

Trần Lệ Xuân còn phát biểu: "Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một buổi trình diễn thịt nướng nhà sư khác" và "nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho". Trả lời phỏng vấn của ký giả tờ New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư (tự thiêu) thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới".

Khi biết chuyện người Mỹ ép được ông Diệm đi gặp các lãnh tụ Phật giáo và ông đã đưa ra một thông cáo hoà giải chung, bà Xuân đã chê ông Diệm là hèn nhát và yếu mềm như “con sứa”. Đêm 21 tháng 8 năm 1963, Ngô Đình Nhu ra lệnh cho hàng trăm lính dùng súng, lựu đạn và lựu đạn cay tấn công chùa Xá Lợi, hơn 100 nhà sư đã bị bắt và đem giam ở một nơi khác. Trong cuộc phỏng vấn ngày hôm sau, ký giả Halberstam mô tả bà Xuân “đang ở trong trạng thái hớn hở, nói liến thoắng như một nữ sinh sau buổi nhảy đầm”. Bà tuyên bố rằng chính quyền đã nghiền nát nhóm “Phật tử Cộng sản” và cho biết đây là “ngày vui nhất trong đời tôi kể từ ngày chúng tôi đánh tan quân Bình Xuyên năm 1955.”

Bà Nhu ngoại tình với tướng Trần Văn Đôn và nhiều người khác nữa . Ngô Đình Cẩn nói”:"Các anh không nhớ lúc mới cưới chị Xuân về, anh cả tổng đốc Ngô Đình Khôi xem tướng đã nói: “Thứ đàn bà này rồi về sau phá hại cả họ Ngô cho mà coi.”http://www.wikiwand.com/vi/Tr%E1%BA%A7n_L%E1%BB%87_Xu%C3%A2n

Malcon Browne viết về bà Nhu như sau:
‘Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì bà Nhu là một kẻ thù nguy hiểm nhất cho bất cứ người đàn ông nào’. . Tại sao Malcon Browne lại có một nhận xét  cay nghiệt như thế thì không biết được. Nhưng phần cá nhân Browne thì lại được phía tranh đấu Phật giáo tín cẩn vào loại số một. […]. Và chính từ sự gợi hứng từ M. Browne mà Demery đi tìm lại bà Nhu. Một bà Nhu không phải một góa phụ sống lẻ loi đơn độc một mình ở Paris. Mà một bà Nhu thuở vang bóng một thời với một nhãn hiệu đi kèm: Dragon Lady- một phụ nữ tinh quái, gian ác, ngổ ngáo, xấc xược. Tệ hơn nữa, không phải đệ nhất phu nhân mà một con khốn chết tiệt!!
http://www.danchimviet.info/archives/88795/len-tieng-thay-cho-mot-nguoi-khong-con-co-hoi-len-tieng-ba-ngo-dinh-nhu/2014/07


Gần đây nhiều người đã phê phán bà Clinton.Muỗi Cà Mâu viết:

Sau khi thú nhận thua cuộc, Hillary được quân sư quạt mo mớm hơi cho biết bà vẫn còn hy vọng thắng vì số phiếu khác biệt ở 3 tiểu bang Michigan, Wisconsin và Pennsylvania quá khít khao. Chẳng lẽ muối mặt đòi đếm lại? Đùng một cái, Jill Stein, người của đảng “Xanh Mét(!)” một ứng cử viên với số phiếu tồi tệ nhất nhào ra đòi 3 tiểu bang trên phải đếm phiếu lại. Trùng hợp ngẫu nhiên chăng?

Thoạt đầu, chỉ có Jill Stein ra mặt. Bà ta cho biết bà đã quyên góp được hơn 6 triệu đô la, đủ để trả lệ phí cho 3 tiểu bang. Lấy vải thưa che mắt thánh! Làm thế nào bà có thể quyên được số tiền quá lớn trong thời gian ngắn như vậy? Chỉ cần suy đoán một chút người ta sẽ hiểu ngay có người lòn tiền cho Jill, mượn tay bà “giết giặc”. Ai lòn tiền, câu trả lời đã rõ như ban ngày.

Được trả tiền, tiểu bang Wisconsin đồng ý tái kiểm phiếu. Ngay lập tức Hillary tuyên bố ủng hộ nỗ lực đòi đếm lại phiếu của bà Jill. Nói ủng hộ cho đỡ nhục, kỳ thật, bọn hoạt đầu thân với phe Dân Chủ đã núp sau lưng Jill Stein để giật dây. Cá mập nghe mùi máu, chừng như đánh hơi thế cờ ở 3 tiểu bang trên sẽ có thể được lật ngược (!), Hillary than thở rằng chính Obama đã thúc gịục bà gọi Trump để thú nhận thua cuộc và chúc mừng Tổng thống đắc cử. Có lẽ trong cái đầu tôm của bà đã nảy ra ý nghĩ rằng, vài hôm nữa nếu vì lý do gì (nhờ gian lận chăng?) mà bà hơn phiếu ở 3 tiểu bang trên, bà sẽ rút lại câu thú nhận thua cuộc bà nói rạng sáng ngày 9 tháng 11 và sẽ hùng hồn tuyên bố "Tôi không thua! Tôi sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ! Tại Tổng thống Obama biểu tôi gọi Donald Trump chứ tôi đâu có chịu thua!” Mèn ơi, chẳng lẽ Obama bảo bà ăn .... bà cũng ăn. Trước đây khi bị chỉ trích về vụ email lem nhem, bà ta cũng lôi Colin Powell ra. Thế mới biết đổ lỗi cho người khác để chạy tội mới đúng là sở trường chính trị của bà.

Kết quả tái kiểm phiếu ở Wisconsin không như con rối Jill và người giật nó mong muốn. Con số phiếu Trump thắng Hillary lại cao hơn trước lúc chưa đếm lại.

Bọn hoạt đầu chính trị tiếp tục giật dây. Chạy sang Michigan. con rối Jill mồm loa mép dãi đòi đếm lại phiếu tại tiểu bang này cho dù số phiếu của bà ta chỉ được một phần trăm trên tổng số phiếu. Bà viện lý do phải đếm lại để xác định mức độ trung thực của kết quả bầu cử. Biết mình không tài nào thắng nổi với 1.07% số phiếu nhưng vẫn đòi đếm lại, nếu không phải do ai xúi biểu thì chắc bà có bệnh tâm thần.

Tòa án tiểu bang xét đơn kiện cáo của bà Jill rồi thẳng thừng phán “với số phiếu chỉ được 1.07% tổng số, bà không đủ tư cách để đòi “recount”. Bọn hoạt đầu chính trị trong hậu trường tiếp tục giật dây, mớm vào tai Jill “Jill ơi, kháng cáo lên quan tòa liên bang đi con!”. Thế là con rối Jill vác chiếu chạy lên khóc bù lu bù loa với tòa cấp trên, rằng, bà lo ngại kết quả kiểm phiếu lần đầu trong ngày bầu cử 8 tháng 11 không chính xác. Thấy bà quá tội nghiệp, khuya thứ hai tòa liên bang ra lệnh tiểu bang Michigan bắt đầu cuộc tái kiểm phiếu.

Hai ngày sau, thứ tư 7 tháng 12, cũng chính tòa này lại ra lệnh ngưng “recount”. Chánh án Mark Goldsmith phán rằng không có lý do gì tòa liên bang lại ra một án lệnh ngược lại với phán quyết của tòa tiểu bang. Tòa tiểu bang đã xử sự đúng khi cho rằng bà Jill chỉ được 1.07% số phiếu thì đòi đếm lại để làm gì! Nói cách khác, bà có phải là người thiệt hại đâu mà đòi và thưa với kiện. Tên bà là Jill, đâu phải Hillary! Chánh án liên bang Goldsmith tái xác nhận rằng ứng cử viên Jill đứng hạng thứ tư với số phiếu quá ít, chắc chắn không có cơ hội nào để thắng: UCV Jill Stein không đủ lý do chính đáng và không có căn bản pháp lý để đòi đếm phiếu lại.

Chủ tịch đảng Cộng Hòa tại Michigan Ronna Romney McDaniel và Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Bill Schuette tuyên bố đây chính là chiến thắng lớn của người dân. McDaniel nói ứng cử viên Jill Steen không có lý do gì để làm kỳ đã cản mũi, ngăn chận bước tiến của cử tri tại đây và buộc tiểu bang phải xài tiền thuế của người dân một cách vô lý.

Chưa khuất phục, bọn đầu tôm trong hậu trường tiếp tục giật dây, mớm vào tai con rối Jill “con ơi, còn hy vọng mà... con chạy lên Tối cao Pháp viện của tiểu bang thử xem sao!” Để xem lũ hoạt đầu chính trị có làm được việc này hay không.

Kết quả hiện tại: Wisconsin xem như đã xong, số phiếu của Trump lại cao hơn Hillary so với kết quả kiểm phiếu lần đầu. Tại Michigan, cả hai tòa tiểu bang và liên bang đều không đồng ý đếm phiếu lại. Xem như Trump đã nắm chắc phần thắng tại 2 tiểu bang này. Nếu vì lý do gì Donald Trump mất 20 phiếu cử tri đoàn ở Pennsylvania, ông vẫn còn 286 phiếu, dư sức thắng vinh quang.

Phe chiến bại, “sore loser”, ngoài mặt nhận thua nhưng trong lòng đau xót, hằn học, căm tức lắm. Bằng mặt, không bằng lòng. Khẩu phục, nhưng tâm không phục.

Bây giờ, với kết quả rành rành tại 2 tiểu bang Wisconsin và Michigan mà họ vẫn tiếp tục giật dây con rối Jill nữa thì thật không còn gì để nói. Nếu biết điều, có lẽ họ nên ngừng tay quấy rối. Như vậy sẽ đỡ nhục hơn.

Con rối rẻ tiền, nguời giật dây còn rẻ hơn. Đến khi nào lũ đầu tôm mới “hồi đầu thị ngạn”?

Muỗi Cà Mau


son-trung.blogspot.com/.../tro-choi-ban-cua-dan-chu

Thôi thì đành vậy, đời có buồn có vui, có thù hận có ân nghĩa. Nên vui khi mặt trời lên và cũng nên vui khi mặt trời lặn, vì ban đêm có gíó mát trăng thanh! Người hận ta thì xa ta, người yêu ta thì ở gần. Nên đón nhận ngày vui trong hiện tại!

No comments:

Post a Comment