LONG ĐIỀN * TÌNH HÌNH TRƯỚC TẾT
Nhận định hiện tình đất nước trước Tết Đinh Dậu
Long Điền (Danlambao)
- Giáp Thân sắp lụi tàn, năm mới con gà Đinh Dậu cận kề. Biến chuyển
thế giới dồn dập từng ngày, từng giờ. Cả thế giới như lắng đọng chờ ngày
nhậm chức của vị tổng thống Hoa Kỳ, quốc gia dẫn đầu thế giới đang tự
chuyển mình: Phục hồi lại vị thế cường quốc duy nhất bằng quốc sách “Tất
cả cho Quyền Lợi Mỹ”.
Nước cờ đầu tiên của vị Tổng Thống “không giống ai” trong 45 tổng thống
Mỹ của lịch sử Hoa Kỳ là tổng tấn công Hồi Giáo cực đoan, đồng thời tấn
công kinh tế Trung Cộng trên nước Mỹ và khắp năm châu, giật sập các rào
cản của Tàu phù ở Biển Đông (1). Tổng Thống Trump cho phép vị tân ngoại
trưởng Rex Tillerson tuyên bố nẩy lửa nhằm nắn gân con cọp giấy: “Trung
Cộng bị từ chối cho tiếp cận các đảo mà họ đã xây trên Biển Đông” (2).
Chúc mừng TT Đài Loan Thái Anh Văn và gọi điện thoại cho TT Nga Putin là
đòn phủ đầu nhắm vào Trung Cộng.
Còn Việt Nam ta đang nằm trong ách cai trị của CSVN 42 năm. Nhà cầm
quyền CSVN đang nghĩ gì và làm gì và dân Việt Nam suy đoán vận mệnh Việt
Nam ra sao:
- Trung Cộng đang bị thế giới lên án “Cưỡng chiếm Biển Đông” và “Đầu độc
thế giới’ bằng hóa chất độc hại. Tại sao CSVN không lợi dụng tình thế
nầy để mạnh dạn “Thoát Trung” mà đầu năm 2017 Nguyễn Phú Trọng lại sang
Tàu đầu phục. Xin thưa CSVN hiện nay không còn con đường nào để lựa
chọn. Theo Mỹ thì Mỹ không tin, theo Tàu thì Tàu không xài nên chỉ còn
con đường bán nước cầu vinh và sự an toàn cho đảng. Toàn dân Việt Nam có
im lặng để cho Cộng sản bán rẽ quê hương và dân tộc Việt Nam?
Xin hãy bình tâm xem các hiện tượng sau đây:
1-Chủ trương của CSVN hiện nay là "Đu Dây" giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hay
là Đu dây giữa chống TC và không chống TC. Do chính sách đu dây nầy mà
CSVN đang tự cô lập, các đồng minh thuộc Khối ASEANS xa lánh, Mỹ sau
thời gian muốn mượn tay CSVN làm phương tiện chống bành trướng TC (thời
TT Obama) nay đã chán chường (thời TT Trump) nên hiện nay nếu TC khai
chiến thì CSVN chỉ đơn thương độc mã chống TC mà thôi!!!
2-CSVN áp dụng chính sách đu dây là để giữ đảng mà bỏ mặc Dân Tộc và Đất
Nước VN. Trong khi hiện nay Hoa Kỳ (thời TT Trump) đang dùng sức mạnh
của Hoa Kỳ và đồng minh bắt TC phải trả lại Biển Đông và trả lại sự công
bằng về kinh tế.
3- Với chủ trương "Phục hồi sức mạnh của Hoa Kỳ" Trump sẽ tấn công TC
bằng hai mặt trận: Kinh Tế tẩy chay hàng hóa TC, Biển Đông dậy sóng
không chấp nhận đường "Lưỡi Bò" và các đảo do TC ăn cướp cạn. Những đặc
ân mà thời Obama ban cho CSVN để chiêu dụ CSVN làm tay sai chống TC
(Hiệp Định TPP) đã bị hủy bỏ, hàng hóa VN sẽ bị hạn chế khắt khe khi vào
Hoa Kỳ vì Mỹ không xem CSVN là bạn đồng minh nữa cho dù tên ngoại
trưởng sắp về vườn John Kerry cố tình ve vãn.
Với Trump thì tinh thần “Hiệp Sĩ Tự Do toàn cầu” hay “Sen Đầm Quốc Tế”
không còn nữa, chống Hồi Giáo cực đoan hay Trung Cộng bá quyền tất cả vì
để bảo vệ quyền lợi Mỹ mà thôi.
4- Nguyễn Phú Trọng vội vã chạy sang Tàu để mong TC cứu vớt. Nhưng TC
đang nín thở tháo chạy thì làm sao cứu vớt tên tay sai sắp đến hồi mạt
vận. TC sẵn sàng tiếp thu Việt Nam thành một thuộc địa để bành trướng
lãnh thổ và tạo thanh thế chống Mỹ cứu nước Tàu!!!
Trong tình thế dầu sôi, lửa bỏng, ngàn cân treo sợi tóc, Việt Nam chúng
ta chỉ còn một giải pháp: Dẹp CSVN để cùng với các nước ASEANS và Mỹ
Nhật, Úc liên kết chống Tàu. TC đang ở thế bị động sẽ không ra tay cứu
Việt Cộng. Toàn dân VN sẽ thực hiện được một lúc tháo cả hai ách: Ách
CSVN độc tài và ách TC xâm lăng.
Thực hiện được nguyện vọng ngàn đời của Dân Tộc chống quân xâm lược và
dẹp bọn tà quyền thì phải do chính Dân Tộc Việt Nam đảm trách không thể
giao phó cho ai và cũng không ai có đủ thẫm quyền giải quyết.
Trên bình diện thế giới, Việt Nam vẫn là một nước nhược tiểu, Hoa Kỳ lo
giải quyết với tên đầu sỏ ngang ngược là TC và không làm giùm cho ta.
Chính Dân Tộc VN phải giải quyết, dẹp được tập đoàn Việt gian CSVN thì
mới giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển trong thịnh vượng phú
cường.
25.01.2017
NGUYÊN THẠCH * MỪNG XUÂN MỚI
Mừng xuân mới
Nguyên Thạch (Danlambao) - Vạn
vật không gì là vĩnh viễn bất biến thì đời sống cũng vậy, đó là định
luật. Bóng mờ tăm tối trên 70 năn của miền Bắc và gần 42 năm cho cả nước
rồi cũng sẽ bị xua tan để nhường lại ánh sáng cho một quê hương đầy hứa
hẹn.
Trên con đường thênh thang của ngày mai, người Việt nội ngoại sẽ chung
tay xây dựng lại cảnh đổ nát hoang tàn mà lũ vô thần đã đang tâm phá
nát. Ý chí cùng niềm tin sẽ giúp cho chúng ta vượt qua tất cả.
Xuân nay xin chúc cho Quê Hương chóng vượt qua mọi hiểm nguy, chúc mọi nhà, người người chan hòa nụ cười vui trong nắng mới.
Quê Hương rồi sẽ ngập tiếng cười
Thênh thang đất mẹ ngát nụ tươi
Qua rồi cộng phỉ thời mụ mị
Vinh quang ngẩng mặt đứng làm người.
*
Bính Thân trút gánh trĩu đôi vai
Đinh Dậu tưng bừng đón niên lai
Quá khứ lầm than cơn bĩ cực
Ngày mai tràn ngập ánh thái lai.
Tôi chúc Quê Hương, chúc nước nhà
Lầm than tăm tối cũng sẽ qua
Nhộn nhịp hoa đăng mừng xuân mới
Toàn dân nao nức khúc hoan ca.
Xin chúc đoàn người đi đấu tranh
Vững bước tiến theo nhịp quân hành
Còi vang trống giục lời mẹ gọi
Noi gót tổ tiên giống hùng anh.
Nguyện cho hào kiệt chốn tù đày
Rèn tâm luyện chí để mai đây
Gương hùng chí rạng xây Tổ Quốc
Thỏa chí tang bồng rộng đường mây.
Tôi chúc anh thư dáng hiên ngang
Thân liễu tâm thanh tựa trăng ngàn
Noi gương Trưng Triệu xung chiến tuyến
Giải ách vong nô, kiếp lầm than.
Tôi chúc người thân, chúc bạn hiền
Nội ngoại chia lìa, sớm đoàn viên
Chung tay xây dựng Quê Hương mới
Tự Do Dân Chủ khắp ba miền.
Quê Hương rồi sẽ ngập tiếng cười
Thênh thang đất mẹ ngát nụ tươi
Qua rồi cộng phỉ thời mụ mị
Vinh quang ngẩng mặt đứng làm người.
Mùa Tết năm sau rợp hoa mai
Qua đi tiếng khóc, tiếng thở dài
Chúa xuân rực rỡ bừng nắng mới
Rộng mở vòng tay đón tương lai.
Xin chúc xuân tươi đến nhà mọi nhà
Đầy ấp nụ cười rộn tiếng ca
Thanh bình Dân chủ đầy Nhân bản
Từng bừng vang dội khúc hoan ca.
CÁNH DÙ LỘNG GIÓ * HY VỌNG ĐẦU XUÂN
Hy vọng ngày đầu xuân
Cánh Dù Lộng Gió (Danlambao)
- Năm Khỉ đã qua đi với biết bao nhiêu đau khổ cho người Dân Việt. 2
khổ nạn CSVN gây ra lớn nhất cho người Dân 3 tỉnh miền Trung là Formosa
gây ô nhiễm biển và việc CSVN ra lệnh xả lũ làm bà con đứng ngồi không
yên, đã thế đi đòi quyền lợi mà cứ như đi xin xỏ cái lũ đầy tớ đỉnh cao
trí tệ mới khốn khổ.
Ngày 30/01/2017
Cả nước xúm nhau lại lá lành đùm lá rách,nhưng cũng chỉ như muối bỏ
bể.Trong khi đó đám đầy tớ trung thành của Nhân Dân thì lo thu vén về
cho gia đình mình, đến địa phương nào, chỗ nào mà không trình diện biếu
xén trước thì chỉ tốn xăng ra về mà thôi.
Xe chở hàng cứu trợ đầy nhóc mì và gạo khi tới nơi may lắm còn nửa xe là
phước đức lắm rồi, nửa đường nó rơi rụng vô ba cái quán tạp hóa dọc
đường hết 1/2 xe, còn lại mới tới tay người Dân mấy gói mì hay vài ba ký
gạo không bõ dính răng.
Trong năm con Khỉ CSVN lãnh đạn CSVN phát biểu rất nhiều câu Khỉ, ra nhiều cái lệnh Khỉ, người Dân chỉ biết cười ra nước mắt.
Kế đến là tai nạn giao thông làm nhức nhối khi tổng kết cuối năm. Cái
đám Trường Sơn kéo nhau ồ ạt vào chiếm đất chiếm nhà xây nhà vô tổ chức,
vô kế hoạch, nên bây giờ chỗ nào cũng kẹt xe cả 2 tiếng mới nhích ra
được chỗ kẹt xe. Vì sao? Vì CSVN xây dựng lộn xộn, vô tổ chức, nên cầu
cống, đường thoát nước kẹt, chỗ nào cũng đào bới, cũng vét nạo, đắp mô,
che chắn, giao thông công chánh, bưu điện, cáp quang, thi nhau đào
đường, đào xong để đó, càng ngày đường xá càng xuống cấp, đường thoát
nước trong thành phố hư hỏng nặng nên Trời mưa nước ngập như sông ngòi.
Hàng hóa thì bây giờ cho nhập hàng Tàu với mức thuế nhập là 0% nên mọi
mặt hàng trong nước đều lao đao khốn khổ, người Dân càng ngày càng lo
sợ vì đi chợ mua toàn là thức ăn hằng ngày có hóa chất gây ung thư về
đầu độc cả nhà.
Năm ngoái là năm CSVN bắt bớ, đàn áp người Dân biểu tình đòi quyền lợi,
đòi Dân Chủ, đòi quyền con người nhiều nhất, sau này chúng sẽ phải trả
giá cho những hành vi như thế, khi ngân sách không còn biết xoay trở như
thế nào là lúc công lý phải thực thi trên tội ác.
Tất cả là do công lao vun xới của cái đảng đầy tớ Mafia đỏ ban cho Dân
Việt mình hết, vì vậy chưa tết mà các băng rôn đỏ chói: "mừng đảng, mừng
Xuân" nhan nhản ngoài đường,cờ máu treo lủng lẳng khắp mọi nơi.
Mã Đề Dương Cước anh hùng tận.
Thân Dậu niên lai kiến thái bình
Mong sao 2 câu sấm Trạng lại ứng nghiệm trên quê hương Việt để mọi người
năm con Chó tới đây mừng cái Xuân đầu tiên thực sự Dân Chủ, thực sự Tự
Do, thực sự Hòa Bình. Nhưng cái quan trọng là toàn Dân có dám đứng lên
cùng lúc để đạp đổ chế độ thối tha này xuống cống hay không mà thôi.
Nhân đây CDlg cũng xin chúc BBT/DLB các Còm Sĩ và mọi độc giả một năm
mới An Khang, Hy Vọng và Thắng Lợi. Mong sớm có ngày tay bắt mặt mừng./.
Ngày 30/01/2017
.
THƯ MAI THANH TRUYẾT
Lá thư Giao thừa năm Bính Thân
Mai Thanh Truyết (Danlambao)
- Giữa cái tĩnh lặng trong ngày cuối cùng của năm nơi đất khách, lại
thêm mang tâm trạng của một người Mỹ gốc Việt, nhưng hơn lúc nào hết,
trong thời điểm giao mùa của Đất Trời, tâm thức của một người con Việt
lại nổi lên và hướng về một miền đất xa xưa, một nơi hơn 90 triệu núm
ruột đang phải gánh chịu ách cai trị hà khắc của CSVN.
Thêm một năm đã qua, một năm với biết bao thay đổi ở Việt Nam và thế
giới. Chủ nghĩa dân túy (populist-thuận lòng dân), chủ nghĩa dân tộc,
thậm chí chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiện đang nở rộ. Một nước Anh với
cuộc trưng cầu dân ý “Brexit” làm chấn động Liên hiệp Âu châu và thế
giới. Một nước Hoa Kỳ với tân Tổng thống Donald Trump lấy chủ trương “phải làm cho nước Mỹ “vĩ đại” hơn nữa làm ưu tiên hàng đầu...”
Một nước Pháp, nước Ý chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới với
khuynh hướng dân tộc và lo cho vấn đề quốc nội nhiều hơn. Đặc biệt, Đài
Loan tiến thêm một bước dài trong chính trị và quân sự chuẩn bị cho việc
thành lập một quốc gia thực sự. Nước Nhật với một Nữ Bộ trưởng Quốc
phòng dứt khoát cho việc bảo vệ biển đảo... bằng quân sự.
Còn Việt Nam thì sao?
Cho dù có cái nhìn hết sức lạc quan, cho dù cố gắng tìm một điểm son cho
chế độ hiện hành, chúng ta vẫn không thể nào kiếm ra được một điểm nào
dù thật nhỏ nhoi ngoài việc đảng CSVN cúc cung phụng sự và nép mình dưới
trướng của TC! Nhưng có một điều chắc chắn là những người con Việt tha
hương khắp nơi trên thế giới sẽ không quên và sẽ không bao giờ quên nỗi
đau khổ của bà con ngày nào còn dấu chân của cường quyền trên quê
hương.
Lại thêm một năm qua đi, người dân Việt Nam càng chịu thêm nhiều áp bức,
gia đình phải ly tán vì miếng cơm manh áo, vì bị cướp đất, dời nhà,
thậm chí phải chịu lao tù vì đã can đảm đứng lên nói tiếng nói dân chủ
nhân quyền cho Việt Nam. Bà con vùng Đồng bằng sông Cửu phải hứng chịu
nạn mất mùa tàn khốc nhứt trong lịch sử vào tháng ba vừa qua vì nạn hạn
hán mà nguyên nhân là do việc xây đập thủy điện trên dòng chính của sông
Mekong như Cẩm Hồng ở Vân Nam và Sayaburi và một số đập khác ở Lào. Bà
con bốn tỉnh từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, và Thừa Thiên từ tháng
tư vừa qua đã gánh chịu nạn ô nhiễm làm cá chết toàn vùng biển do việc
cấu kết với TC của CSVN trong việc xây dựng nhà máy gang thép Hưng
Nghiệp Formosa tại Vũng Áng.
Từ những vấn nạn trên, chúng ta sẽ thấy gì trong những ngày sắp tới ở quê hương?
Câu chuyện Việt Nam vẫn là mối ưu tư hàng đầu của mỗi người con Việt. Nó
chiếm trọn vẹn quỹ thời gian còn lại của chúng ta, trong những lúc ăn
uống, lúc làm việc kiếm cơm, ngay cả những lúc trà dư tửu hậu nữa.
Vì sao?
Vì đó miền đất tổ của cha ông ngàn đời để lại.
Vì đó là nơi trên 90 triệu bà con mình còn quằn quại đau khổ trước gọng kềm của chế độ.
Chúng ta không thể vui trong hoàn cảnh như thế. Chúng ta không thể quên,
dù là trong giây phút, tiếng kêu thương tuyệt vọng của những người cùng
khổ trên quê hương. Do đó, người Việt hải ngoại luôn luôn đứng bên cạnh
cùng đồng bào trong nước.
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, trong một thế giới đa
cực, không còn là thời điểm để dựa theo một chủ thuyết tư bản hay chủ
nghĩa xã hội để làm nền tảng cho sự phát triển đất nước. Ngày hôm nay
chúng ta không còn thì giờ để chiêm nghiệm và "lập thuyết" nữa.
Cho dù có cái nhìn hết sức lạc quan, cho dù cố gắng tìm một điểm son cho
chế độ hiện hành, chúng ta vẫn không thể nào kiếm được một điểm nào dù
thật nhỏ nhoi!
Rất tiếc! Một đất nước với hơn 90 triệu nhân khẩu, một đất nước với hơn
90 triệu bộ óc mà không nảy sinh ra được một điều hay, một điều đẹp cho
người dân.
Vì sao?
Chỉ vì Đất và Nước đang bị "cai trị" bởi một nhóm người nắm quyền lực
với một hệ thống công an sẵn sàng bóp chết tất cả mọi khát vọng tự do
dân chủ của người dân. Ngôn ngữ ba dòng thác cách mạng tuy không còn
được sử dụng như những ngày đầu tiến chiếm miền Nam, nhưng thực sự, sự
trấn áp còn thô bạo hơn nữa trong hiện tại.
Những hình thức cai trị áp áp dụng cho người dân thấp cổ bé miệng đôi
khi còn dã man hơn những đòn thù thời Trung cổ, tuy không chặt tay, móc
mắt, tuy không treo cổ, xẻo thịt... nhưng hình thức trấn áp ngày hôm nay
tinh vi hơn nhiều bằng nhiều hình thức khủng bố khác nhau.
Ngoài việc chà đạp nhân phẩm của con người trực tiếp dưới bộ áo quần
công an, chế độ còn tạo dựng ra những nhóm gọi là côn đồ để trấn áp Phật
tử, con chiên Thiên Chúa hay Tin lành, tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài trong
suốt chiều dài của năm, và diễn ra từ Bắc chí Nam. Chế độ còn thẳng tay
bóp chết mọi mầm mống dân chủ tự do của tất cả người dân nào không chịu
đi bên "lề phải" của chế độ.
Như vậy, chúng ta sẽ thấy gì trong những ngày sắp tới ở quê hương?
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ của tin học, thế kỷ của công
nghệ nano mà vẫn còn những đòn thù nhan nhản giữa thủ đô ngàn năm văn
vật như quăng phân, đổ đồ dơ trước nhà các chiến sĩ tranh đấu cho tự do
và dân chủ, như đánh đập các cụ già giữa thành phố đông đảo người qua
lại và dưới mắt người ngoại quốc.
Chưa bao giờ sĩ diện quốc gia Việt Nam bị đánh giá thấp như ngày hôm nay.
Đất nước sau gần 42 năm thống lãnh toàn cõi, chế độ ngày càng xa rời
người dân, một chế độ biến dân thành kẻ thù của những người quản lý đất
nước. Và nghịch lý thay, kẻ thù chính thống là TC lại được "nâng niu"
lên hàng huynh đệ nếu không nói là "phụ mẫu".
Vì vậy, giải quyết câu chuyện Việt Nam chỉ là một cố gắng động não về
những phương cách ngõ hầu mang lại trong tương lai những phúc lợi về y
tế tối thiểu cho người dân Việt, cải thiện hệ thống giáo dục đã bị ô
nhiễm và hủy hoại sau thời gian dài chịu sự áp đặt của chế độ, cũng như
giải quyết những vấn nạn môi trường mà chế độ đã phát triển quốc gia
trong chiều hướng hủy diệt môi trường thay vì bảo vệ.
Đảng và nhà nước CSVN hiện tại không giải quyết được những vấn đề dân
sinh dân trí cho người dân, thậm chí còn làm cho vấn đề ngày càng trầm
trọng thêm lên.
Đã phải đến lúc chính người dân trong nước phải tự trang bị hành trang
để tự cứu mình như những thông tin, những hiểu biết trong cuộc sống hàng
ngày đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí, và trong đất,
nguy cơ trong thực phẩm và nhứt là nguy cơ trước những vi phạm quyền của
con người đã ghi rõ trong Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên
Hiệp Quốc mà chế độ hiện hành đã phê chuẩn.
Muốn thực hiện những suy nghĩ tích cực trên, và trong điều kiện hạn hẹp
của một người con Việt sống xa quê hương, những gì người Việt hải ngoại
cần phải làm ngày hôm nay là chuyển tải những thông tin khoa học, những
biến chuyển thực sự đang xảy ra trên đất nước mà người dân quốc nội
không hề biết qua chính sách thông tin một chiều của chế độ. Những tin
tức cập nhật nhất về nguy cơ Hán hóa, về nguy cơ diệt chủng của Trung
Cộng dù ít dù nhiều cũng có thể làm bà con càng cảnh giác thêm nữa.
Hiện nay, CSVN sợ người dân, họ sợ tuổi trẻ và họ sợ với chính những
đảng viên đang cùng chung một việc là áp dụng chuyên chính vô sản với
dân. Sự đoàn kết chung quanh đảng dưới lá cờ chủ nghĩa Mác Lê chỉ còn là
những tiếng vọng từ đáy vực, một chuẩn bị cho hiện tượng Big Bang của
đảng CSVN trong những ngày sắp tới mà thôi.
Tuy suốt trọn một năm không thấy được một điều nào tích cực cho lãnh đạo
CSVN, nhưng người viết vẫn tin với một niềm tin sắt đá là chắc chắn
Việt Nam sẽ phải thay đổi trong một tương lai gần đây. Và càng trấn áp,
càng sử dụng bạo lực tàn bạo chừng nào, họ đã để lộ bản năng sợ hãi cho
người dân và quốc tế thấy rõ bộ mặt thật của chính họ.
Đã đến lúc, những người CSVN cần phải diện bích và sám hối. Nếu không,
trúc rừng còn lại cũng sẽ không đủ để viết lên hết những vết nhơ của dân
tộc trong giai đoạn lịch sử nầy.
Nhân ngày cuối năm, vọng về cố hương, với tư cách một con dân Việt, xin
thành tâm chúc lành đến mọi người dân Việt trong và ngoài nước và mong
sao tất cả chúng ta vẫn giữ vững niềm tin, vẫn chân cứng đá mềm để có
thể vượt qua quốc nạn do cường quyền áp đặt lên đất nước suốt hơn 41 năm
qua.
Và từ niềm tin đó, chúng ta không tuyệt vọng cho tương lai của dân tộc.
Giao thừa năm Bính Thân.
CHÂU Á ĐÓN TẾT
Người châu Á đón Năm mới Đinh Dậu
Hội đèn lồng tại Chiswick House and Garden, phía Tây London khai trương mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Xinhua
Xinhua
Xinhua
Xinhua
Mùa rồng và sư tử trước Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, Campuchia.
Xinhua
Trẻ em vui đón năm Con Gà ở Hà Nội.
Phong Pha Bán cành đào tại Mộc Châu, Sơn La.
Phong Pha Bán cành đào tại Mộc Châu, Sơn La.
Người Việt tại Mỹ nói chung không bỏ những tập tục, nhất là trong ba
ngày Tết. Nhà nào cũng có thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, bánh chưng
xanh. Còn cây nêu và tràng pháo chỉ có ở những vùng đông người Việt định
cư nhất là tại Little Saigon, được mệnh danh là thủ đô của người Việt
tị nạn.
Tâm trạng người Việt ăn Tết tại Mỹ khác nhau, tùy người. Ông Sỹ, cư ngụ tại quận Cam, năm nay trên 75 tuổi, chia sẻ:
“Năm đầu tiên tôi qua bên này đến hôm Giao Thừa buồn không thể tưởng
tượng được. Tôi nhớ Thế Lữ có nói ‘Giũ áo phong sương nơi gác trọ, lặng
nhìn thiên hạ đón xuân sang,’ mình thì ngược lại. Trong khi mình đón
xuân thì dân bản xứ thản nhiên như một ngày thường, nó cũng gây một cái
buồn nhưng lâu dần rồi cũng quen đi.”
Ông Quan sống trên 20 năm tại vùng Falls Church, tiểu bang Virginia, nơi
có khu chợ Eden và có đông người Việt định cư, cho biết:
“Đối với tôi từ lúc sang Mỹ đến bây giờ, năm nào Tết Việt Nam, thứ nhất
tôi vẫn tham gia những sinh hoạt của cộng đồng để chào đón mùa Xuân như
chợ Tết chẳng hạn. Thứ hai, trong nhà cũng trang hoàng nhà cửa, cúng ông
bà, rước ông bà theo như tập tục cổ truyền.”
Tuy nhiên, với những tập tục khác như kiêng cử, xin xăm hay hái lộc đầu năm thì ông không tin, nên không làm:
“Riêng tôi những vụ đó quả tình tôi không tin lắm nên không làm, không hái lộc đầu năm gì hết.”
Bánh chưng, bánh tét, dưa món-củ kiệu là những món ăn không thể thiếu
trong ba ngày Tết của hầu hết gia đình người Việt ở khắp mọi nơi trên
thế giới. Thường các cửa hàng Việt Nam tại Mỹ đều bày bán các loại bánh
này. Cũng có nhiều gia đình có truyền thống tự tay gói lấy, như gia đình
ông Thắng ở Houston, bang Texas.
Ông Thắng:
“Năm nào em cũng gói cả, cho mấy đứa đem cho xui gia cho đỡ tốn, rồi sẵn
đó gói cho bạn bè anh em. Chịu khó làm khoảng một ngày chớ mấy, ngày
cuối tuần, thứ sáu, thứ bảy, Chủ nhật gì đó là xong thôi.”
Houston là thành phố có người Việt định cư đông hàng thứ hai trên nước
Mỹ, chỉ sau khu quận Cam, và San Jose ở California, nên các sinh hoạt
trong dịp Tết cũng khá phong phú, thường do các chùa, nhà thờ và cộng
đồng tổ chức.
Ông Thắng tiếp lời:
“Chùa, nhà thờ tổ chức nhiều rồi, không biết cộng đồng có tổ chức hay
không nhưng hàng năm ở đây đầu năm là có xe hoa của dân biểu Hugo Võ
nhưng năm nay không nghe, có lẽ là do cuộc bầu cử vừa rồi khuấy động
quá, bận rộn, cuối cùng ông không làm được hay chăng.”
Ông Sỹ cho biết là tuy hoàn cảnh của ông không cho phép ông hưởng được
mùa xuân vui vẻ đầm ấm cùng bạn bè, bà con thân thuộc vì phải chăm sóc
người vợ đau yếu.
Về sự khác biệt giữa Tết ở Việt Nam và Tết ở Mỹ, ông Sỹ so sánh:
“Khi qua bên này rồi tôi mới thấy trên thế giới này có lẽ không có nơi
nào, nước nào có mùi vị Tết như ở Việt Nam mình, có một không khí rộn
ràng, thậm chí sau 75, Việt cộng vô khác với mình, nhưng vẫn có điểm
chung là đêm Giao Thừa mọi người đem ra ngoài đường nấu bánh chưng chờ
đợi giao thừa thành ra có một không khí thiêng liêng ghê lắm.”
Thế nhưng, phải đến quận Cam, bang California vào dịp Tết mới thấy được
truyền thống ngày Tết Nguyên Đán được người Việt tị nạn tại Mỹ gìn giữ
như thế nào.
Cô Ngọc Lan, phóng viên báo Người Việt có trụ sở tại California, cho
biết tập tục truyền thống dựng nêu, đốt pháo, vẫn được duy trì tại đây:
“Dựng nêu chỉ có ở Phước Lộc Thọ và trong diễn hành dịp Tết. Còn ở nhà
hoặc là ở những cơ sở thương mại bình thường người ta không làm cái đó
nữa. Đốt pháo thì nhiều bắt đầu từ ngày đưa ông Táo, nhứt là ở ngay
trước Phước Lộc Thọ có chợ hoa, mỗi ngày đều có đốt pháo hết và các cơ
sở thương mại gần đó. Nhưng thông thường vào tối 30, các chùa đốt pháo
rất nhiều. Đến sáng mồng một nhà dân cũng như các cơ sở thương mại đốt
rất nhiều và múa lân vẫn được duy trì.”
Cô Ngọc Lan cho biết thêm là tập tục đóng cửa trong mấy ngày Tết của các
cơ sở thương mại rồi mở cửa vào ngày tốt vẫn còn, nhưng rất ít:
“Cách đây vài năm có chợ Việt Nam khá lớn, họ đóng cửa suốt mấy ngày
luôn, đến ngày tốt mới mở cửa lại. Nhưng thường người ta không đóng để
khỏi phải khai trương lại tại vì những dịp đó thì người ở các nơi khác
đổ về Little Saigon rất đông, thành ra một cơ hội để họ làm ăn nên tập
tục đóng cửa rất hiếm.”
Gần đây xuất hiện đề nghị của giáo sư Võ Tòng Xuân tại Việt Nam gây
tranh cãi trong nước rằng bỏ Tết Ta, chỉ ăn Tết Tây vì Tết Ta tại Việt
Nam quá rườm rà, kéo dài cả tuần lễ, hoang phí thì giờ và tiền bạc. Cô
Ngọc Lan cho rằng việc này không khả thi đối với người Việt sống ở nước
ngoài:
“Những người ở hải ngoại là những người muốn giữ cái Tết bởi vì cái Tết
đối với những người xa xứ là một dịp để người ta nhớ về quê hương nhớ về
tổ tiên. Năm nay đặc biệt Tết rơi vào cuối tuần nhưng những năm trước
Tết không rơi vào cuối tuần nhưng là một dịp để sum họp gia đình vả lại ở
đây ăn Tết không rườm rà và cầu kỳ như ở Việt Nam thành ra việc bỏ Tết
không phải là chuyện để người Việt hải ngoại bàn cãi.”
Năm nay, mưa nhiều trong mấy ngày gần Tết tại California nên số người
vui chơi mua sắm Tết không nhộn nhịp như trước, dù các hội chợ được tổ
chức lớn hơn.
Đối với nhiều người Việt, Tết trước hết là cho tổ tiên, ông bà, cho
những người đã khuất, rồi mới đến niềm vui cho những người đang sống.
Chính vì thế, trước Tết, nhiều gia đình đi tảo mộ, dọn dẹp trang trí lại
phần mộ của người đã khuất để đón tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng con
cháu. Từ sáng sớm ngày 30 Tết, mọi thành viên trong gia đình đều tập
trung sắm sửa, chuẩn bị mâm cơm cho ngày Tết. Ở miền Bắc gọi là mâm cỗ,
miền Trung gọi là mâm cộ, miền Nam gọi là mâm cơm cúng ông bà.
Hôm nay VOA Việt ngữ rất hân hạnh mời diễn giả Hồ Nhựt Quang ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với thính giả về văn hóa truyền thống của Việt Nam qua hình ảnh mâm cơm ngày Tết.
Diễn giả Hồ Nhựt Quang nói có nhiều điểm khác biệt giữa mâm cơm thường ngày và mâm cơm ngày Tết: Mâm cơm bình thường thì có chi dùng nấy. Thích lúc nào thì ăn lúc ấy, và cũng không cần phải sum họp đầy đủ cả nhà. Trong khi đó mâm cơm ngày Tết, đặc biệt là ngày 30 Tết là rất có ý nghĩa từ khâu chuẩn bị đến tạo dựng không khí sum họp gia đình:
“Mâm cơm 30 Tết, bữa đó chúng ta ăn cơm không phải trên cơ sở vật chất không thôi, mà còn trên cơ sở vật chất cộng với tinh thần. Đó là tinh thần sum họp, đoàn tụ các thành viên trong gia đình. Có giá trị cựu – tân, có nghĩa là có cũ và mới: chia tay năm cũ, đón chào một mùa xuân mới. Có quá khứ, hiện tại và tương lai, ôn cố tri tân, chuẩn bị thời khắc giao thừa. Chúng ta có khâu chuẩn bị tưởng nhớ tiền hiền, hậu hiền, ông bà tổ tiên của mình.”
Để cho mâm cơm thêm ý nghĩa cao quý vào ngày 30 Tết thì việc chuẩn bị là rất quan trọng. Hồ Nhựt Quang chia sẻ cách chuẩn bị mâm cơm của người miền Bắc:
“Ở miền Bắc chuẩn bị ít nhất có 4 bát, 4 đĩa, gồm giò măng, miến, nấm mộc, bắt bóng thả, rồi chả quế, giò lụa, thịt gà, thịt lợn.”
Đặc biệt người miền Bắc làm bánh chưng theo triết lý âm dương:
“Triết lý âm dương là là triết lý có từ thời Hùng Vương Hữu lễ: Lấy hình vuông tượng trưng cho mặt đất, lấy hình tròn tượng trưng cho bầu trời. Cho nên ông Lang Liêu mới làm bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng mặt đất trên đó có nếp, đậu thịt.”
Ở miền Trung có các món như tré, chả, nem, hoặc thịt bò, thịt heo ngâm với nước mắm, và đặc biệt là thịt luộc cuốn bánh tráng, thịt kho trứng, cá kho, gỏi vả bằng mít.”
Riêng món mít có ý nghĩa trong dịp Tết của người Miền Trung, vì nhựa từ lá, vỏ của cây mít lúc nào cũng tươm ra tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cốt cách sống minh bạch. Hơn nữa người ta còn dùng gỗ mít làm tượng Phật, làm mõ để dùng trong chùa, vì vậy mít còn gọi theo tiếng Phạn là bala mật – hay “sự cứu cánh”. Sau này Triều Nguyễn có xây “Cửu đỉnh” trong đó có lấy hình ảnh trái mít khắc trên cao đỉnh, tượng trưng cho vua Gia Long.
Diễn giả Hồ Nhựt Quang mô tả mâm cơm cúng Tất niên của người miền Nam gồm có các món phổ biến như canh khổ qua, thịt kho trứng, cá nướng, dưa kiệu, trước là để cúng tổ tiên ông bà, sau thì các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức hay đãi bạn bè thân hữu:
“Còn ở miền Nam thì món ăn cũng có ý nghĩa rất thâm sâu. Ví dụ, canh khổ qua, “khổ qua”: có nghĩa là mong sao cho năm tháng vất vả qua đi để hưởng phúc thái bình, mong điều may mắn. Chuẩn bị cho Tết ở trong miền Nam là phải có món này. Phải có nồi thịt kho trứng. Thịt kho trứng cũng có triết lý âm dương: cắt miếng thịt hình vuông, quả trứng hình tròn, tượng trưng cho vuông – tròn. Làm mức thèo lèo, cũng có thỏi vuông và những hạt tròn.”
Ở miền Nam, ngoài mâm cơm bày trên bàn thờ cúng tổ tiên ngày Tết, còn có cành mai, có mâm ngũ quả.Thông thường ở phương Nam, người ta bày mâm ngũ quả với những trái cây chính là: mãng cầu, dưa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài" thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Mâm cơm cúng ngày Tết vừa là tấm lòng tri ân với tổ tiên vừa thể hiện đầy đủ nét tài khéo của phụ nữ Nam bộ trong việc chế biến các món theo đúng phong vị truyền thống phương Nam, trong đó có bánh tét.
Diễn giả Hồ Nhựt Quang nói thêm về món bánh tét ở miền Trung và bánh tét miền Nam:
“Miền Trung làm bánh tét bằng nếp tươi, còn trong Nam làm bằng nếp xào. Người ta xào nếp với nước cốt dừa, rồi nhân có đậu đen hay đậu xanh, có khi nhân là trứng vịt muối, hoặc bánh tét nhân chuối. Bánh tét mang cái hồn của bánh chưng miền Bắc. Bánh tét cũng được buộc bằng sợi lạt. Ví sợi lạt như cốt cách sống ‘lạt mềm buộc chặt.’ Đó là cách ứng xử cương - nhu phải rõ ràng. Có ‘lá lành đùm lá rách’ tượng trưng cho nghĩa cử cao đẹp của người Việt chúng ta.
“Cho nên ngày xưa trong sách tự gia giáo, có một bài thơ nói về bánh tét:
“Bánh tét khen ai khéo gói ngon,
Lạt mềm buộc chặt lá cuốn tròn,
Rách lành đùm bọc hương lúa nếp
Đậu ngọt, dừa thơm, chuối lòng son
Đất Bắc nghìn năm thương bánh tổ
Bánh tét miền Nam nhớ buộc đòn
Cũng đậu thịt ngon đêm nhiệt lửa
Ngày xuân đón nắng vị nước non.”
“Thông thường chúng ta hiểu rằng, “tét” là khi ăn mình dùng sợi lạt tét từng khoanh bánh ra. Từ “tét” còn xuất từ chữ “tiết”, tức là tiết xuân, trong xuân, hạ, thu, đông.
“Từ ‘tiết’ này là tên của một trong 64 quẻ của kinh dịch. Trong đó có “thủy, trạch, tiết”. Thủy là nước, trạch là cái ao, nghĩa là ao đầy nước thì có nghĩa là có thể trồng trọt được. Đây là ý nghĩa của văn hóa nông nghiệp lúa nước.”
“Các thi sĩ miền Bắc tả cái Tết:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
“Cây nêu tràn pháo bánh chưng xanh
“Còn miền Nam thì:
“Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông cho đến Tết dựng nêu ăn chè…”
Với cuộc sống hiện đại như hiện nay, hình ảnh nấu bánh chưng, bánh tét với khói bếp thoang thoảng hương nếp mới dần mai một đi:
“Ngày nay do cuộc sống hiện đai và yếu tố tiện lợi nên sự háo hức đón chờ cái Tết giảm đi. Bước ra đường muốn ăn cái bánh chưng là có thể mua được ngay. Ở chợ và siêu thị đều có bán. Việc trông chờ nấu cho bánh chín, nghe được cái mùi lá, mùi nếp thơm lừng, rồi mùi của khói bay thoang thoảng. Không khí trời xuân, hoa vạn thọ. Hình ảnh người mẹ đang mồi bếp lửa, rồi đưa củi vào. Rồi các em thơ ngồi quây quần bên bếp lửa xúm xính bàn chuyện ngày mai mình mặc áo gì…dần dần bì mai một. Do yếu tố công việc ở thành thị… không khí của trời xuân, không khí háo hức của tuổi thơ chỉ còn là ký ức.”
Theo diễn giả Hồ Nhựt Quang, giá trị tinh thần của mâm cơm ngày Tết là rất thiêng liêng:
“Mâm cơm ngày Tết không chỉ ăn để ngon, để thỏa mãn vị giác hay khẩu vị của mình mà còn chất chứa tình của con người với quê hương, tình của con người với người thân, bày tỏ tấm lòng kính trọng ông bà, sự hiếu khách, và ý nghĩa của sự sum họp. Cuộc đời con người đâu có bao nhiêu lần cùng ngồi với nhau, cùng nhìn hình ảnh ông bà hay cha mẹ mình. Được ngồi ăn và chia sẻ tâm sự chân thành và đầy tình cảm. Ông bà ngồi ăn với con cháu, bà gấp đồ ăn cho cháu rồi khuyên ‘con ráng nghen con, con ráng cố gắng học hành cho đàng hoàn, mai bà lì xì cho con, ăn Tết con không được con khỉ con khọn, chạy nhảy lung tung, ăn nói phải từ tốn’ thì đứa nhỏ đang trong tâm trạng háo hức chờ xuân, nó nghe được những lời này trong bữa cơm. Mà bà chỉ nói đơn giản vậy thôi, vậy mà nó ghi trong tìm thức của nó mãi mãi…như một lời dạy được đóng khuông vàng thước ngọc. Còn người trẻ thì nghe người lớn tuổi dạy ‘vợ chồng bây ráng chí thú làm ăn, gia đình hạnh phúc, ráng lo cho mấy đứa con của bây’…còn ai gặp khó khăn thất bại trong cuộc sống thì nhận được câu an ủi ‘sông có khúc, người có lúc, ráng đi con, tao cũng chúc cho bây năm mới làm ăn phát tài phát lộc, được khỏe mạnh trong gia quyến cả thảy’…Nghe những lời khuyên, những lời chúc phúc đó thì không có bữa cơm nào ngon bằng, mà lại còn thiêng liêng giống như bữa cơm ngày Tết của người Việt ta.”
Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết vì thế luôn có một cái gì đó hết sức thiêng liêng, là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết, là tình cảm đượm nồng của người thân trong gia đình dành cho nhau. Điều này lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những con người xa quê, xa xứ mỗi khi xuân về.
Diễn giả Hồ Nhựt Quang trân trọng gửi lời chúc đầu xuân đến thính giả và độc giả của VOA Việt ngữ:
“Hôm nay tôi lấy làm vinh dự khi quý đài có lời mời chia sẻ với quí vị về văn hóa truyền thống của Việt Nam qua hình ảnh mâm cơm ngày Tết. Chúc quí vị năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý, an khương thường lạc”.
http://www.voatiengviet.com/a/man-com-ngay-tet/3694091.html
Hôm nay VOA Việt ngữ rất hân hạnh mời diễn giả Hồ Nhựt Quang ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với thính giả về văn hóa truyền thống của Việt Nam qua hình ảnh mâm cơm ngày Tết.
Diễn giả Hồ Nhựt Quang nói có nhiều điểm khác biệt giữa mâm cơm thường ngày và mâm cơm ngày Tết: Mâm cơm bình thường thì có chi dùng nấy. Thích lúc nào thì ăn lúc ấy, và cũng không cần phải sum họp đầy đủ cả nhà. Trong khi đó mâm cơm ngày Tết, đặc biệt là ngày 30 Tết là rất có ý nghĩa từ khâu chuẩn bị đến tạo dựng không khí sum họp gia đình:
“Mâm cơm 30 Tết, bữa đó chúng ta ăn cơm không phải trên cơ sở vật chất không thôi, mà còn trên cơ sở vật chất cộng với tinh thần. Đó là tinh thần sum họp, đoàn tụ các thành viên trong gia đình. Có giá trị cựu – tân, có nghĩa là có cũ và mới: chia tay năm cũ, đón chào một mùa xuân mới. Có quá khứ, hiện tại và tương lai, ôn cố tri tân, chuẩn bị thời khắc giao thừa. Chúng ta có khâu chuẩn bị tưởng nhớ tiền hiền, hậu hiền, ông bà tổ tiên của mình.”
Để cho mâm cơm thêm ý nghĩa cao quý vào ngày 30 Tết thì việc chuẩn bị là rất quan trọng. Hồ Nhựt Quang chia sẻ cách chuẩn bị mâm cơm của người miền Bắc:
“Ở miền Bắc chuẩn bị ít nhất có 4 bát, 4 đĩa, gồm giò măng, miến, nấm mộc, bắt bóng thả, rồi chả quế, giò lụa, thịt gà, thịt lợn.”
“Triết lý âm dương là là triết lý có từ thời Hùng Vương Hữu lễ: Lấy hình vuông tượng trưng cho mặt đất, lấy hình tròn tượng trưng cho bầu trời. Cho nên ông Lang Liêu mới làm bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng mặt đất trên đó có nếp, đậu thịt.”
Ở miền Trung có các món như tré, chả, nem, hoặc thịt bò, thịt heo ngâm với nước mắm, và đặc biệt là thịt luộc cuốn bánh tráng, thịt kho trứng, cá kho, gỏi vả bằng mít.”
Riêng món mít có ý nghĩa trong dịp Tết của người Miền Trung, vì nhựa từ lá, vỏ của cây mít lúc nào cũng tươm ra tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cốt cách sống minh bạch. Hơn nữa người ta còn dùng gỗ mít làm tượng Phật, làm mõ để dùng trong chùa, vì vậy mít còn gọi theo tiếng Phạn là bala mật – hay “sự cứu cánh”. Sau này Triều Nguyễn có xây “Cửu đỉnh” trong đó có lấy hình ảnh trái mít khắc trên cao đỉnh, tượng trưng cho vua Gia Long.
Diễn giả Hồ Nhựt Quang mô tả mâm cơm cúng Tất niên của người miền Nam gồm có các món phổ biến như canh khổ qua, thịt kho trứng, cá nướng, dưa kiệu, trước là để cúng tổ tiên ông bà, sau thì các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức hay đãi bạn bè thân hữu:
“Còn ở miền Nam thì món ăn cũng có ý nghĩa rất thâm sâu. Ví dụ, canh khổ qua, “khổ qua”: có nghĩa là mong sao cho năm tháng vất vả qua đi để hưởng phúc thái bình, mong điều may mắn. Chuẩn bị cho Tết ở trong miền Nam là phải có món này. Phải có nồi thịt kho trứng. Thịt kho trứng cũng có triết lý âm dương: cắt miếng thịt hình vuông, quả trứng hình tròn, tượng trưng cho vuông – tròn. Làm mức thèo lèo, cũng có thỏi vuông và những hạt tròn.”
Ở miền Nam, ngoài mâm cơm bày trên bàn thờ cúng tổ tiên ngày Tết, còn có cành mai, có mâm ngũ quả.Thông thường ở phương Nam, người ta bày mâm ngũ quả với những trái cây chính là: mãng cầu, dưa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài" thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Mâm cơm cúng ngày Tết vừa là tấm lòng tri ân với tổ tiên vừa thể hiện đầy đủ nét tài khéo của phụ nữ Nam bộ trong việc chế biến các món theo đúng phong vị truyền thống phương Nam, trong đó có bánh tét.
Diễn giả Hồ Nhựt Quang nói thêm về món bánh tét ở miền Trung và bánh tét miền Nam:
“Miền Trung làm bánh tét bằng nếp tươi, còn trong Nam làm bằng nếp xào. Người ta xào nếp với nước cốt dừa, rồi nhân có đậu đen hay đậu xanh, có khi nhân là trứng vịt muối, hoặc bánh tét nhân chuối. Bánh tét mang cái hồn của bánh chưng miền Bắc. Bánh tét cũng được buộc bằng sợi lạt. Ví sợi lạt như cốt cách sống ‘lạt mềm buộc chặt.’ Đó là cách ứng xử cương - nhu phải rõ ràng. Có ‘lá lành đùm lá rách’ tượng trưng cho nghĩa cử cao đẹp của người Việt chúng ta.
“Cho nên ngày xưa trong sách tự gia giáo, có một bài thơ nói về bánh tét:
“Bánh tét khen ai khéo gói ngon,
Lạt mềm buộc chặt lá cuốn tròn,
Rách lành đùm bọc hương lúa nếp
Đậu ngọt, dừa thơm, chuối lòng son
Đất Bắc nghìn năm thương bánh tổ
Bánh tét miền Nam nhớ buộc đòn
Cũng đậu thịt ngon đêm nhiệt lửa
Ngày xuân đón nắng vị nước non.”
“Thông thường chúng ta hiểu rằng, “tét” là khi ăn mình dùng sợi lạt tét từng khoanh bánh ra. Từ “tét” còn xuất từ chữ “tiết”, tức là tiết xuân, trong xuân, hạ, thu, đông.
“Từ ‘tiết’ này là tên của một trong 64 quẻ của kinh dịch. Trong đó có “thủy, trạch, tiết”. Thủy là nước, trạch là cái ao, nghĩa là ao đầy nước thì có nghĩa là có thể trồng trọt được. Đây là ý nghĩa của văn hóa nông nghiệp lúa nước.”
“Các thi sĩ miền Bắc tả cái Tết:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
“Cây nêu tràn pháo bánh chưng xanh
“Còn miền Nam thì:
“Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông cho đến Tết dựng nêu ăn chè…”
Với cuộc sống hiện đại như hiện nay, hình ảnh nấu bánh chưng, bánh tét với khói bếp thoang thoảng hương nếp mới dần mai một đi:
“Ngày nay do cuộc sống hiện đai và yếu tố tiện lợi nên sự háo hức đón chờ cái Tết giảm đi. Bước ra đường muốn ăn cái bánh chưng là có thể mua được ngay. Ở chợ và siêu thị đều có bán. Việc trông chờ nấu cho bánh chín, nghe được cái mùi lá, mùi nếp thơm lừng, rồi mùi của khói bay thoang thoảng. Không khí trời xuân, hoa vạn thọ. Hình ảnh người mẹ đang mồi bếp lửa, rồi đưa củi vào. Rồi các em thơ ngồi quây quần bên bếp lửa xúm xính bàn chuyện ngày mai mình mặc áo gì…dần dần bì mai một. Do yếu tố công việc ở thành thị… không khí của trời xuân, không khí háo hức của tuổi thơ chỉ còn là ký ức.”
Theo diễn giả Hồ Nhựt Quang, giá trị tinh thần của mâm cơm ngày Tết là rất thiêng liêng:
“Mâm cơm ngày Tết không chỉ ăn để ngon, để thỏa mãn vị giác hay khẩu vị của mình mà còn chất chứa tình của con người với quê hương, tình của con người với người thân, bày tỏ tấm lòng kính trọng ông bà, sự hiếu khách, và ý nghĩa của sự sum họp. Cuộc đời con người đâu có bao nhiêu lần cùng ngồi với nhau, cùng nhìn hình ảnh ông bà hay cha mẹ mình. Được ngồi ăn và chia sẻ tâm sự chân thành và đầy tình cảm. Ông bà ngồi ăn với con cháu, bà gấp đồ ăn cho cháu rồi khuyên ‘con ráng nghen con, con ráng cố gắng học hành cho đàng hoàn, mai bà lì xì cho con, ăn Tết con không được con khỉ con khọn, chạy nhảy lung tung, ăn nói phải từ tốn’ thì đứa nhỏ đang trong tâm trạng háo hức chờ xuân, nó nghe được những lời này trong bữa cơm. Mà bà chỉ nói đơn giản vậy thôi, vậy mà nó ghi trong tìm thức của nó mãi mãi…như một lời dạy được đóng khuông vàng thước ngọc. Còn người trẻ thì nghe người lớn tuổi dạy ‘vợ chồng bây ráng chí thú làm ăn, gia đình hạnh phúc, ráng lo cho mấy đứa con của bây’…còn ai gặp khó khăn thất bại trong cuộc sống thì nhận được câu an ủi ‘sông có khúc, người có lúc, ráng đi con, tao cũng chúc cho bây năm mới làm ăn phát tài phát lộc, được khỏe mạnh trong gia quyến cả thảy’…Nghe những lời khuyên, những lời chúc phúc đó thì không có bữa cơm nào ngon bằng, mà lại còn thiêng liêng giống như bữa cơm ngày Tết của người Việt ta.”
Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết vì thế luôn có một cái gì đó hết sức thiêng liêng, là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết, là tình cảm đượm nồng của người thân trong gia đình dành cho nhau. Điều này lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những con người xa quê, xa xứ mỗi khi xuân về.
Diễn giả Hồ Nhựt Quang trân trọng gửi lời chúc đầu xuân đến thính giả và độc giả của VOA Việt ngữ:
“Hôm nay tôi lấy làm vinh dự khi quý đài có lời mời chia sẻ với quí vị về văn hóa truyền thống của Việt Nam qua hình ảnh mâm cơm ngày Tết. Chúc quí vị năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý, an khương thường lạc”.
http://www.voatiengviet.com/a/man-com-ngay-tet/3694091.html
TRẦN VĂN SÙNG * TẾT THẦY
Tết Thầy: Một nét đẹp văn hóa lâu đời
Vĩnh Xuyên - TVS
Sưu tầm và mãi ghi nhớ
Từ bao đời nay, làm con - làm cháu - làm học trò, ngày Tết trước hết
phải nhớ đến ông bà, tổ tiên, nội ngoại… Sau đó là nhớ đến thầy, người
châm ngọn lửa trí tuệ, thắp lên ước mơ và tương lai, hun đúc con người
thành tài năng. Vì thế người xưa có câu:
Mồng một là tết nhà Cha,
Mồng hai nhà Mẹ,
Mồng ba nhà Thầy.
Nói chung ba ngày nầy là thiêng liêng nhất.
Ngày mồng bốn có đi đâu thì đi, như thăm bạn bè, người yêu, đình đám, du xuân, xóm giềng…
Nhưng ngày mồng một đầu năm phải là nhà bên nội. Mồng hai tết vẫn đậm đà
đó là lúc về thăm quê mẹ, quê ngoại để chúc Tết các bậc bề trên. Mồng
ba vẫn còn Tết nên vẫn còn cho nghỉ lễ, để thăm hỏi chúc mừng…Và đặc
biệt ngày này chính là ngày của học trò đi thăm và chúc Tết Thầy.
Dù ngày nay là người nông dân tay lấm chân bùn hay ông nọ bà kia, lên
xe, xuống ngựa, xênh xang mũ áo…và cho dù, nay vẫn ngụ ở nơi làng quê
hoặc đã muôn dặm hải hồ, kinh thành hoa lệ, tới năm châu bốn biển…người
học trò đều tự cảm thấy mình có nghĩa vụ phải đi chúc Tết Thầy, nói gọn
là "Tết Thầy"
Theo phong tục, từ trước Tết nhiều ngày, học trò thường đến nhà thầy,
mang theo chút lễ vật gọi là chút tình nghĩa, có khi đơn sơ cây nhà lá
vườn hay một phong bánh , gói trà ngon …để rồi mồng ba đến nhà thầy lễ
trước bàn thờ sau đó cầu chúc thầy cùng gia quyến an khang, thịnh vượng…
Đi Tết Thầy, nếu còn nhỏ có ba mẹ đi cùng. Nếu trưởng thành tự đi một
mình hoặc cùng đi với bạn đồng môn. Đến nhà thầy phải áo quần chỉnh tề,
nói năng nghiêm trang, lễ phép…Nếu thầy nhờ trò đi pha trà thì xem như
đó là một vinh dự vì vẫn được thầy coi mình là học trò cũ như ngày nào…
Cho nên càng có học vị, có quyền cao chức trọng, người học trò xưa càng khiêm nhường lễ phép:
Carnot về đến cổng trường xưa (1)
Bỏ mặc tuỳ tùng kẻ đón đưa
Chạy thẳng tìm thầy, mừng sức khỏe
Vòng tay cúi lạy: "Con xin thưa"
Đương nhiên, ông thầy râu tóc bạc phơ, ra tận cửa lớp đón học trò, hả dạ
vui mừng vì có người học trò ngoan, chẳng bỏ công mình dạy dỗ.
Tết Thầy là nét đẹp văn hóa có từ lâu đời, đã ăn sâu vào ý thức, vào
tiềm thức từ học trò đến các bậc cha mẹ học trò. Người xưa nói: "Chỉ lễ
bạc tâm thành là được". Điều đó có nghĩa: "Không cần vàng bạc châu báu,
mâm cao, chỉ cần tấm lòng chân thành, thể hiện nhân cách sống là đủ"
Ngày nay, con người và nếp sống có đổi khác nhưng có một điều không khác
là tình thầy trò vẫn được giữ y nguyên thuần phong mỹ tục. Thầy vẫn ra
thầy, trò vẫn ra trò.
Tuy về sau, phong tục Tết Thầy đã bị mờ nhạt đi phần nào, nhưng trên
khắp mọi miền đất nước, mỗi độ xuân về, các nếp sống đẹp lại có điều
kiện phục hồi và phát triển. Tục Tết Thầy là một trong nét đẹp ấy, đang
được phục hồi và phát triển ở khắp nơi như các trường học tổ chức "Mừng
Ngày Nhà Giáo", để người học trò có dịp bày tỏ tấm lòng tôn sư trọng
đạo, thể hiện sự tri ân, quý trọng Thầy Cô…
Nhân ngày xuân, nhắc lại một nét đẹp xưa, một thuần phong mỹ tục lâu
đời, âu đó cũng là "giữ gìn và phát huy cái hay, cái đẹp truyền thống mà
bao đời ông cha ta đã truyền lại"
Nhân đọc và viết bài nầy, tôi rất cám ơn các bằng hữu ở trong nước và
hải ngoại đã lâp trang web, làm cho tôi có một ấn tượng tốt đẹp để bày
tỏ tấm lòng tri ân đến các bậc Thầy Cô ngày ấy, về ngôi trường thân
thương nhất trong đời:
"Tôi nay ở tuổi cổ lai hy
Tân Mão đặc san sung sướng chi
Trường cũ trò xưa bao thổn thức
Thầy Cô ngày ấy nghĩa tình ghi"
Trước thềm năm mới, qua đặc san Xuân Tân Mão, với bài TẾT THẦY, tôi kính gởi đến quý Thầy Cô trong nước cũng như ở hải ngoại :
Xuân Tân Mão tươi màu kính chúc
Quý Thầy Cô hạnh phúc an khang
Sáng ngời đạo đức vẹn toàn
Cháu con thành đạt huy hoàng tương lai
(1) Tên vị quan người Pháp.
TRẦN VĂN SÙNG
Thursday, January 26, 2017
0:00:12 /0:02:38
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet,
http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com.
Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt
tường lửa. Đối với người Việt xa quê hương, Tết là những ngày quan trọng
nhất để họ có thể tụ họp, thăm hỏi và tham gia các hoạt động cộng đồng.
Ngày Tết còn là dịp để tìm hiểu và duy trì những nét đẹp của văn hóa
truyền thống Việt Nam, nhất là đối với các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt.
http://www.voatiengviet.com/a/3692124.html
http://www.voatiengviet.com/a/3692124.html
Như vậy là người Việt ở Hoa Kỳ cũng như khắp nơi lại đón Tết mừng xuân
tha hương năm thứ 42, dù có vui song chắc chắn không thể có niềm vui
trọn vẹn với đầy đủ hương vị Tết như những cái Tết trước năm 1975 tại
quê nhà.
Nhìn về Quê Mẹ Việt Nam, qua các phương tiện truyền thông, người Việt
hải ngoại được thấy phần nào quang cảnh vui xuân đón Tết của đồng bào ta
tại quê nhà. Nếu cứ nhìn bề ngoài một cách tổng thể, thì dường như họ
đã được hưởng những cái Tết no đủ, vui tươi thoải mái.
Thế nhưng, nếu đi sâu hơn vào đời sống thực tế, những gì chúng ta thấy
là cảnh trái ngược và cách biệt giữa cảnh ăn Tết của số đông người dân
cùng khổ, với cảnh ăn Tết của các “quan cách mạng vô sản”, thịnh soạn,
xa hoa, đầy tính phô trương hãnh tiến của hầu hết giai cấp cán bộ đảng
viên cộng sản lớn bé, có chức, có quyền, lắm bạc nhiều tiền, từ trung
ương đến các địa phương; và các giai cấp tư bản mới ăn theo, cấu kết với
nhau thành những giai cấp độc quyền làm giàu, độc quyền thống trị và áp
bức, bóc lột các giai cấp khác trong xã hội Việt Nam ngày nay. Đó là
những đại gia “tư bản đỏ”, “tư bản xám” và “tư bản đen” dám bỏ ra hàng
tỷ, hàng trăm triệu để mua một cây cảnh, một con chó quý và các đồ trang
trí trong những ngày Tết; những bữa tiệc hàng chục triệu để thông qua
các hợp đồng béo bở hay ký những quyết định thuộc thẩm quyền có lợi cho
đối tác để ăn chia lợi nhuận.
Chung cuộc, những ngày Tết trong 42 năm qua, cũng như cái Tết Đinh Dậu
2017 này, không chỉ người Việt hải ngoại đã không còn được vui xuân đón
Tết trọn vẹn nơi đất khách quê người, mà ngay cả đồng bào Việt Nam trong
nước, nhất là đa số người dân lao động nghèo khó, cũng không được vui
xuân đón Tết trọn vẹn. Những ngày Tết vừa qua đã là dịp cho giai cấp
thống trị độc quyền phô trương sự giàu có, nhưng đồng thời đã phô bày bộ
mặt phồn hoa giả tạo, nhằm che đậy một xã hội băng hoại toàn diện, đầy
rẫy bất công và sự cách biệt giàu nghèo ngày càng sâu sắc giữa thiểu số
giai cấp thống trị độc quyền CSVN và tuyệt đại đa số nhân dân bị trị.
Vì vậy, để có những ngày Tết trọn vẹn cho mọi người, mọi nhà, mọi giai
cấp trong khung cảnh một xã hội công bình, điều tiên quyết vẫn phải là
đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhiều mặt, từ nhiều phía, trong cũng như ngoài
nước, để bằng mọi cách và bằng mọi giá sớm triệt tiêu chế độ độc tài
toàn trị của đảng CSVN, dân chủ hóa đất nước. Nhân dân Việt Nam trong
nước không có sự chọn lựa nào khác hơn, nếu đảng và nhà cầm quyền cộng
sản Việt Nam vẫn ngoan cố không chịu tự chuyển đổi qua chế độ dân chủ
pháp trị, đa đảng theo đúng ý nguyện của nhân dân và chiều hướng thời
đại không thể đảo ngược là “dân chủ hóa toàn cầu”.
Chính vì vậy mà đầu năm Đinh Dậu 2017 người Việt hải ngoại có ước nguyện
chung cho đồng bào Việt Nam trong nước sớm thoát ách độc tài cộng sản
vô cảm, vô thần, vô đạo đức và bất nhân và sớm được sống dưới một chế độ
dân chủ đích thực, để các nhân quyền và dân quyền căn bản được tôn
trọng bảo vệ và thực thi, để mọi người dân thế hệ hiện tại cũng như
tương lai có được một đời sống tự do, ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với
nhân phẩm và cương vị của con người.
Nhưng để biến ước nguyện chung thứ nhất vừa nêu thành sự thật, trong
những ngày đầu năm Đinh Dậu 2017, chúng ta cũng cần có ước nguyện chung
thứ hai, cho các tổ chức Cộng đồng Người Việt Quốc gia ở hải ngoại biết
đoàn kết yêu thương nhau hơn, để xây dựng, củng cố, phát triển các cộng
đồng của mình, tăng cường đoàn kết, và nâng cao uy tín trong lòng các
quốc gia bản xứ. Như thế là vì giữa hai ước nguyện chung này có mối quan
hệ nhân quả khăng khít. Các Cộng đồng Người Việt Quốc gia ở hải ngoại
có đoàn kết, vững mạnh và uy tín thì mới có thế và lực thực hiện thành
công hai nhiệm vụ chủ yếu: một là góp phần thúc đẩy tiến trình Dân chủ
hóa cho Quê Mẹ Việt Nam mau kết thúc; hai là hội nhập và thăng tiến toàn
diện các Cộng đồng Người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại đến
phồn vinh, trong hiện tại cũng như cho các thế hệ con cháu Việt Nam
tương lai.
Là người Việt tha hương trên đất nước Hoa Kỳ đã 42 Mùa Xuân qua, chúng
ta đã được quốc gia vĩ đại này cưu mang và cho cơ hội xây dựng một cuộc
sống mới trong tự do, ấm no, hạnh phúc, được thụ hưởng và thăng tiến mọi
mặt. Và vì vậy lời nguyện ước chung thứ ba của chúng ta trong những
ngày đầu năm mới này là ước mong và nguyện cầu cho nền kinh tế tài chánh
Hoa Kỳ được tiếp tục phát triển để người dân Hoa Kỳ luôn được sống
trong hòa bình, ổn định ấm no và hạnh phúc.
Trên đây là những ước nguyện lâu dài cho cả năm mới Đinh Dậu này và cho
cả những năm tới. Nhưng ngay lúc này, riêng đối với người Việt tha hương
chúng ta, còn có một ước nguyện khẩn thiết hơn cho tất cả những chiến
sĩ và đồng bào Việt Nam trong nước, vì tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền
và chủ quyền lãnh thổ lãnh hải cũng như tài nguyên của đất nước trước
họa xâm lăng của ngoại bang, mà bị chế độ độc tài toàn trị CSVN cầm tù,
tước đoạt những ngày xuân và cả tuổi xuân của họ. Chúng ta ước mong họ
luôn luôn vững tin rằng sự hy sinh của họ hôm nay đang góp phần rất quan
trọng tạo dựng những mùa xuân dân tộc tươi đẹp mai hậu; trong đó, không
chỉ có giai cấp thống trị độc quyền cộng sản được vui xuân đón Tết, mà
mọi giai tầng xã hội đều được hưởng những cát Tết trọn vẹn, sum họp, vui
tươi hạnh phúc trong một đất nước tự do, thanh bình và một xã hội công
bằng nhân ái.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, bản thân đã là tỷ phú, sau khi thắng cử
đã tuyên bố rằng ông sẽ chỉ nhận 1 đô la lương tượng trưng một năm.
Mức lương luật định của Tổng thống Mỹ là 400 nghìn USD một năm.Để so sánh, lãnh đạo Việt Nam có thu nhập theo luật định thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ và các nước châu Âu.
Chủ tịch nước Việt Nam có thu nhập bằng Tổng bí thư Đảng: 14.950.000 đồng/tháng, Chủ tịch Quốc hội nhận 14.375.000 đồng/tháng, Thủ tướng Chính phủ nhận 14.375.000 đồng/ tháng.
Thấp hơn họ, Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: 11.845.000 đồng/tháng
Theo bảng lương quy định thì Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận 13.380.000 đồng/tháng nhưng mức lương thực tế hiện hành có cao hơn một chút.
Ví dụ Ủy viên Bộ Chính trị: 13.455.000 đồng/tháng, bằng lương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Lương tính theo năm của Tổng bí thư và Chủ tịch nước Việt Nam cũng mới là 179 triệu VND, tương đương 7.900 USD.
Tự nguyện cắt lương
Theo Ivana Kottasova viết trên trang web của CNN (06/03/2015), Tổng thống Vladimir Putin đã tự nguyện cắt lương của mình 10% để chứng tỏ ông đồng cảm với tình cảnh của người ăn lương tại Nga khi kinh tế khó khăn.
Nhưng cũng bài báo trên nói lương ông Putin trước đó đã tăng gần gấp đôi năm 2014: 9 triệu rúp (150.000 USD) so với 3,6 triệu rúp (59.800 USD) năm 2013, theo bản khai thu nhập được công bố.
Chỉ riêng khoản ông Putin tự nguyện cắt lương giữa năm 2015 đã là 900 nghìn rúp, tương đương 14 nghìn USD, nhiều gần gấp đôi số tiền lương cả năm của lãnh đạo cao nhất Việt Nam.
Lãnh đạo Nga không phải là người duy nhất tự nguyện giảm lương của chính mình.
Sau đó, sang thời đảng Bảo thủ cầm quyền, ông David Cameron còn nhận mức lương thủ tướng thấp hơn nữa, 142.500 bảng/năm và bà Theresa May kế nhiệm cũng giữ mức lương đó.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel có lương bằng euro tương đương 240 nghìn USD một năm.
Đồng loạt tăng lương
Cũng trong năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình và sáu lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đồng loạt tăng lương 62%, theo China Daily.Sau khi tăng lương, ông Tập có thu nhập chính thức cơ bản mỗi tháng là 11.385 nhân dân tệ, bằng 1.832 USD.
Như thế, cả năm ông cũng chỉ được 22 nghìn USD, thấp hơn nhiều so với lương năm của Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long: 1,8 triệu đô la.
Lương cán bộ cấp thấp ở Trung Quốc sau điều chỉnh đầu 2015 là 212 USD/tháng, theo bài trên BBC News.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-38723621
Wednesday, January 25, 2017
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Chính quyền Trump tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump.REUTERS/Kevin Lamarque
Khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các “lợi ích quốc tế” ở Biển Đông và trao đổi thương mại phải là một “con đường hai chiều”, chính quyền của tân tổng thống Donald Trump muốn tỏ thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc trên cả hai hồ sơ này.
Đúng là với quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương TPP, ông Donald Trump đã mở đường cho Trung Quốc khẳng định
vai trò của một lãnh đạo về kinh tế tại khu vực châu Á, đặc biệt là tạo
thuận lợi cho dự án tự do mậu dịch do Bắc Kinh đề xướng là Đối tác Kinh
tế Toàn diện Khu vực RECEP.
Nhưng thật ra, theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, 25/01/2017, việc bác bỏ hiệp định TPP chỉ là bước đầu tiên trong một kế hoạch đầy tham vọng của chính quyền Trump nhằm sắp xếp lại trao đổi mậu dịch với châu Á. Trước hết, ông Donald Trump đã hứa là sẽ tiếp tục thương lượng hiệp định mậu dịch song phương với từng nước tham gia TPP. Một kinh tế gia được AP trích dẫn cho rằng những hiệp định song phương này cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy tự do mậu dịch.
Tân tổng thống Mỹ cũng đã hứa sẽ đánh thuế 45% vào hàng Trung Quốc nhập vào thị trường Hoa Kỳ và sẽ khuyến khích các công ty Mỹ chuyển cơ sở sản xuất về Hoa Kỳ. Theo AP, những biện pháp nói trên có thể sẽ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước láng giềng.
Vào tuần trước, Phòng Thương Mại Mỹ ở Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh đang chuẩn bị trả đũa trong trường hợp chính quyền Trump thi hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Theo Phòng Thương Mại Mỹ, chính quyền Trung Quốc chưa gì đã tỏ thái độ cứng rắn bằng cách áp dụng một mức thuế cao bất thường trong một vụ chống phá giá vào tháng Giêng năm nay, nhắm vào một hóa chất của Mỹ sử dụng trong thức ăn cho gia cầm.
Về hồ sơ Biển Đông, ngay cả trước khi chính thức nhậm chức, tân ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố là Hoa Kỳ phải có biện pháp để buộc Bắc Kinh dừng xây các đảo nhân tạo ở vùng biển này và phải ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo đó. Ngay lập tức, báo chí Trung Quốc dọa là xung đột quân sự với Mỹ sẽ nổ ra nếu Washington có hành động như thế. Chính quyền Bắc Kinh lúc đó phản ứng chừng mực hơn, có lẽ vì muốn chờ xem chính quyền Trump sẽ chính thức tỏ thái độ như thế nào.
Ngày 23/01/2017, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer đã tuyên bố là chính quyền Trump sẽ “bảo vệ các lợi ích quốc tế” ở vùng Biển Đông đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nuớc láng giềng. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã thẳng thừng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi được” trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh, và Bắc Kinh sẽ “kiên quyết” bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở vùng biển này.
Tuy nhiên, theo nhận định của bà Bonnie Glaser, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS ở Washington, cả hai ông Tillerson và Spicer đều đã cố cho Trung Quốc thấy là chính quyền Trump sẽ có lập trường cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông, nhưng thật ra tân nội các Mỹ chưa vạch ra một chính sách rõ ràng. Theo bà Glaser, chính quyền mới của Hoa Kỳ cần phải gửi các tín hiệu “ rõ ràng và nhất quán” đến Trung Quốc .
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170125-chinh-quyen-trump-to-thai-do-cung-ran-voi-trung-quoc
Nhưng thật ra, theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, 25/01/2017, việc bác bỏ hiệp định TPP chỉ là bước đầu tiên trong một kế hoạch đầy tham vọng của chính quyền Trump nhằm sắp xếp lại trao đổi mậu dịch với châu Á. Trước hết, ông Donald Trump đã hứa là sẽ tiếp tục thương lượng hiệp định mậu dịch song phương với từng nước tham gia TPP. Một kinh tế gia được AP trích dẫn cho rằng những hiệp định song phương này cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy tự do mậu dịch.
Tân tổng thống Mỹ cũng đã hứa sẽ đánh thuế 45% vào hàng Trung Quốc nhập vào thị trường Hoa Kỳ và sẽ khuyến khích các công ty Mỹ chuyển cơ sở sản xuất về Hoa Kỳ. Theo AP, những biện pháp nói trên có thể sẽ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước láng giềng.
Vào tuần trước, Phòng Thương Mại Mỹ ở Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh đang chuẩn bị trả đũa trong trường hợp chính quyền Trump thi hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Theo Phòng Thương Mại Mỹ, chính quyền Trung Quốc chưa gì đã tỏ thái độ cứng rắn bằng cách áp dụng một mức thuế cao bất thường trong một vụ chống phá giá vào tháng Giêng năm nay, nhắm vào một hóa chất của Mỹ sử dụng trong thức ăn cho gia cầm.
Về hồ sơ Biển Đông, ngay cả trước khi chính thức nhậm chức, tân ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố là Hoa Kỳ phải có biện pháp để buộc Bắc Kinh dừng xây các đảo nhân tạo ở vùng biển này và phải ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo đó. Ngay lập tức, báo chí Trung Quốc dọa là xung đột quân sự với Mỹ sẽ nổ ra nếu Washington có hành động như thế. Chính quyền Bắc Kinh lúc đó phản ứng chừng mực hơn, có lẽ vì muốn chờ xem chính quyền Trump sẽ chính thức tỏ thái độ như thế nào.
Ngày 23/01/2017, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer đã tuyên bố là chính quyền Trump sẽ “bảo vệ các lợi ích quốc tế” ở vùng Biển Đông đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nuớc láng giềng. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã thẳng thừng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi được” trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh, và Bắc Kinh sẽ “kiên quyết” bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở vùng biển này.
Tuy nhiên, theo nhận định của bà Bonnie Glaser, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS ở Washington, cả hai ông Tillerson và Spicer đều đã cố cho Trung Quốc thấy là chính quyền Trump sẽ có lập trường cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông, nhưng thật ra tân nội các Mỹ chưa vạch ra một chính sách rõ ràng. Theo bà Glaser, chính quyền mới của Hoa Kỳ cần phải gửi các tín hiệu “ rõ ràng và nhất quán” đến Trung Quốc .
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170125-chinh-quyen-trump-to-thai-do-cung-ran-voi-trung-quoc
Biển Đông : Trung Quốc có khả năng quân sự trả đũa Hoa Kỳ
Tàu sân bay Trung Quốc Lieu Ninh (Liaoning) cùng các khu trạm đi tập trận tại khu vực gần Biển Đông, hồi tháng 12/2016Reuters
Bắc Kinh là kẻ thù của Washington ? Nước Mỹ của Donald Trump lên giọng
với Trung Quốc, ngăn cản anh khổng lồ châu Á khống chế Biển Đông, tranh
chấp chủ quyền với các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines.
Theo giới chuyên gia Tây phương, Trung Quốc tuy yếu hơn Mỹ nhưng có
phương tiện đối phó. Vấn đề là nếu xảy ra xung đột trực diện, hậu quả
sẽ vô cùng tai hại.
Biển Đông là khu vực nhạy cảm từ bốn thập kỷ qua. 80% diện tích vùng
biển chiến lược với con đường hàng hải huyết mạch của kinh tế thế giới
bị Trung Quốc xem là ao nhà. Trung quốc xây dựng, gia cố các đảo lớn nhỏ
thành căn cứ quân sự, khu du lịch để khẳng định chủ quyền. Nếu tổng
thống Barack Obama trước đây lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
thì với Donald Trump, Hoa Kỳ tiến thêm một bước. Không kể thái độ công
khai thân thiện với Đài Loan, chính quyền mới tại Washington qua phát
ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer ngày 23/01/2017 cảnh báo Trung Quốc :
Hoa Kỳ sẽ làm mọi cách không cho Trung Quốc xâm hại quyền lợi quốc tế
tại Biển Đông. Hai tuần trước, ngoại trưởng tương lai Rex Tillerson báo
trước « không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo lấn chiếm ».
Phản ứng của Bắc Kinh không gây ngạc nhiên : kiên quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi.
Trên thực tế, Trung Quốc cũng ý thức sức mạnh quân sự của mình có giới hạn. Theo nhà phân tích chiến lược Pháp Valérie Niquet được AFP trích dẫn, chính quyền Bắc Kinh biết là nếu xung đột trực diện với Mỹ thì sẽ thua . Do vậy, Trung Quốc dùng mưu mẹo khác, triển khai một lực lượng hải thuyền có khả năng phản ứng nhanh và làm cho Mỹ phải do dự trước viễn ảnh một cuộc chiến tranh tốn kém lớn tại châu Á.
Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có trong tay 61 tàu ngầm trong đó có bốn chiếc chạy bằng điện hạt nhân, 19 chiếc khu trục hạm và 54 tàu tuần dương.
Bị Mỹ hù dọa, Trung Quốc cũng cố gắng phô trương gân bắp. Hải quân loan báo vừa đưa vào hoạt động khu trục hạm Xining (Tây Ninh), được xem là tối tân nhất với khả năng diệt « hàng không mẫu hạm ». Ngoài ra, Trung Quốc còn có những tên lửa chống hạm (DF-21 và DF-22) có thể buộc tàu chiến Mỹ không dám tiến gần.
Với một tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất và lỗi thời mua lại của Ukraina, Trung Quốc dư sức hù dọa các quốc gia Đông Nam Á nhưng chắc chắn không thể đọ sức với hải quân Mỹ. Tuy nhiên, nếu biết cách tổ chức, với những phương tiện này, Trung Quốc vẫn có thể làm cho Mỹ e dè, theo nhận định của chuyên gia Nhật Bản Noburu Yamaguchi, đại học Tokyo.
Với nhịp độ chạy đua vũ trang để trỗi dậy làm đại cường, Trung Quốc đã tiến những bước rất dài trong hai thập niên qua nhưng vẫn không thấm vào đấu với tiến bộ quân sự của Mỹ. Phải mất thêm từ 20 đến 30 năm, Trung Quốc mới có hy vọng thu ngắn khoảng cách nhưng vấn đề là Hoa Kỳ không đứng yên, theo thẩm định của giáo sư James Char, đại học Nam Dương (Nanyang) ở Singapore.
Cho dù Trung Quốc phô trương tên lửa liên lục địa DF-41 có tầm phóng 14.000 km, trang bị 12 đầu đạn nguyên tử, đủ sức làm cho nước ngoài « kính nể » như Hoàn cầu Thời báo nhận định, Bắc Kinh vẫn phải cân nhắc lợi hại trước siêu cường.
Một nhược điểm mà Trung Quốc không thể che dấu là quân đội không có kinh nghiệm chiến trường và thiếu tinh tường kỹ thuật mới (chiến tranh với Việt Nam năm 1978 là trận cuối cùng).
Biết đánh thì không thắng mà đe dọa suông thì càng bị chính quyền Donald Trump xem thường.
Theo chuyên gia Valérie Niquet được trích dẫn bên trên, Bắc Kinh đứng trước một ván cờ tế nhị. Nếu lỡ bước khiêu khích làm Hoa Kỳ phải can thiệp thì hậu quả sẽ khó lường.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170124-bien-dong-trung-quoc-co-kha-nang-quan-su-tra-dua-hoa-kyPhản ứng của Bắc Kinh không gây ngạc nhiên : kiên quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi.
Trên thực tế, Trung Quốc cũng ý thức sức mạnh quân sự của mình có giới hạn. Theo nhà phân tích chiến lược Pháp Valérie Niquet được AFP trích dẫn, chính quyền Bắc Kinh biết là nếu xung đột trực diện với Mỹ thì sẽ thua . Do vậy, Trung Quốc dùng mưu mẹo khác, triển khai một lực lượng hải thuyền có khả năng phản ứng nhanh và làm cho Mỹ phải do dự trước viễn ảnh một cuộc chiến tranh tốn kém lớn tại châu Á.
Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có trong tay 61 tàu ngầm trong đó có bốn chiếc chạy bằng điện hạt nhân, 19 chiếc khu trục hạm và 54 tàu tuần dương.
Bị Mỹ hù dọa, Trung Quốc cũng cố gắng phô trương gân bắp. Hải quân loan báo vừa đưa vào hoạt động khu trục hạm Xining (Tây Ninh), được xem là tối tân nhất với khả năng diệt « hàng không mẫu hạm ». Ngoài ra, Trung Quốc còn có những tên lửa chống hạm (DF-21 và DF-22) có thể buộc tàu chiến Mỹ không dám tiến gần.
Với một tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất và lỗi thời mua lại của Ukraina, Trung Quốc dư sức hù dọa các quốc gia Đông Nam Á nhưng chắc chắn không thể đọ sức với hải quân Mỹ. Tuy nhiên, nếu biết cách tổ chức, với những phương tiện này, Trung Quốc vẫn có thể làm cho Mỹ e dè, theo nhận định của chuyên gia Nhật Bản Noburu Yamaguchi, đại học Tokyo.
Với nhịp độ chạy đua vũ trang để trỗi dậy làm đại cường, Trung Quốc đã tiến những bước rất dài trong hai thập niên qua nhưng vẫn không thấm vào đấu với tiến bộ quân sự của Mỹ. Phải mất thêm từ 20 đến 30 năm, Trung Quốc mới có hy vọng thu ngắn khoảng cách nhưng vấn đề là Hoa Kỳ không đứng yên, theo thẩm định của giáo sư James Char, đại học Nam Dương (Nanyang) ở Singapore.
Cho dù Trung Quốc phô trương tên lửa liên lục địa DF-41 có tầm phóng 14.000 km, trang bị 12 đầu đạn nguyên tử, đủ sức làm cho nước ngoài « kính nể » như Hoàn cầu Thời báo nhận định, Bắc Kinh vẫn phải cân nhắc lợi hại trước siêu cường.
Một nhược điểm mà Trung Quốc không thể che dấu là quân đội không có kinh nghiệm chiến trường và thiếu tinh tường kỹ thuật mới (chiến tranh với Việt Nam năm 1978 là trận cuối cùng).
Biết đánh thì không thắng mà đe dọa suông thì càng bị chính quyền Donald Trump xem thường.
Theo chuyên gia Valérie Niquet được trích dẫn bên trên, Bắc Kinh đứng trước một ván cờ tế nhị. Nếu lỡ bước khiêu khích làm Hoa Kỳ phải can thiệp thì hậu quả sẽ khó lường.
TQ phản ứng việc Mỹ cảnh cáo chuyện Biển Đông
- 24 tháng 1 2017
No comments:
Post a Comment