Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 28 February 2017

NGUYỄN VĂN SÂM * CHỌN SÒNG PHẲNG CỦA NẾT
























SỰ LỰA CHỌN SÒNG PHẲNG CỦA NẾT

Máy bay lướt ngang thảm nước biếc bao la mút thẳm phía dưới, trí Nết chập chờn về những tháng ngày vừa qua, đăng đẳng vô vị đến tội nghiệp mình: bị xâu xé trong tính toán về / ở và làm chứng nhơn cho những điều nghịch thế nửa khóc nửa cười. Ngó xiên nghiêng theo cánh máy bay, dõi mắt nhìn sự mềm mại tuyết trắng của lớp mây phía dưới, Nết so sánh đời mình với lớp mây kia. Mây vô định, bất trắc nhưng ít ra được nhởn nhơ không đau khổ về hoàn cảnh trái ý… Hành khách chung quanh sao mà vô tư, mình thì bận bịu về ý phải đưa ra cho những câu hỏi của người lối xóm tò mò. Thấy trước trong ánh mắt của những cô bạn gái chung quanh lóa lên tia thương hại rằng mình chướng khí, cờ vô tay không phất thì thôi lại còn liệng xuống đất đạp đạp.
Đổi lại thế ngồi để cắt đứt dòng suy nghĩ, Nết trầm trồ trong bụng về mấy ngón tay sơn vẽ của người đờn bà hơi đứng tuổi ngồi đầu hàng ghế bên kia đường đi: bóng chuốt, trang trí tỉ mỉ bằng những bông hoa sặc sỡ. Ngó xuống móng tay mình, trơn tru, coi quê mùa cách gì, tự nhiên Nết mỉn cười. May mà mình chưa quen với cách trang điểm thời thượng đó, mang bộ móng đỏ nầy về càng nhục hơn…
Đò Đại Ngãi ủi vô bến, người lái đò tắt máy, gài thắng rồi bước mau ra trước bỏ tấm bửng ở đầu mũi xuống, gác kê lên bờ đất. Tiếng máy xe của hành khách nổ điếc tai chừng năm bảy phút rồi trả lại cảnh ngáy ngủ cho toàn khu vực. Đời sống ở quê nhà vẫn như bao nhiêu năm trước, trầm lặng tiếp nối. Nết hít thiệt sâu không khí thân thiết mùi quê hương rơm rạ, chỗ chôn nhau cắt rún của mình rồi đưa mắt quan sát cảnh vật chung quanh, thay đổi tuy có nhưng chậm như rùa nên không lạ lẫm bao nhiêu, Ông lão ngày nay đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày; ông lão ngày nay đi cày là con ông lão ngày xưa đi bừa (thơ PPL). Vậy đó dòng đời trôi chảy, người đi sau con trâu hay còng lưng gánh nặng những nông sản không bao nhiêu tiền. Tấm bảng lớn chào mừng quý khách đến Thị Trấn Cù Lao Dung màu xanh nước biển lâu ngày biến thành nhờn nhợt mốc thích. Con đường độc đạo xuyên qua cù lao đi về phía bến đò Đại Ân 2 vẫn buồn như thuở nào. Hai bên mép đường lác đác những căn nhà lụp xụp, thấp thoáng phía trong có người đàn bà ngồi bệt xuống đất bắt chí cho con trong khi bên ngoài hai ba cái bàn ọp ẹp thỉnh thoảng có những thanh niên lưng trần, ốm yếu, đương đánh vật với mấy gô rượu đế ngâm đá cục. Mấy quày dừa xiêm để ơ hờ ngoài mép cửa. Gần tới nhà, trước khi quẹo vô xóm mình, Nết đứng lại ngắm nghía cảnh vật chung quanh, luôn tiện tránh hai người đàn ông đương quàng vai nhau đi ngất ngơ coi thiệt thanh bình. Một người đàn bà lật đật nách con đứng lên đon đả ra hỏi Nết:
“Bây về hồi nào vậy Nết, sao mau vậy, bộ nhớ tía bây hả?”
Nết trả lời cho qua chuyện:
“Nhớ xóm nhớ làng phải về thăm thôi. Để lâu con cái đùm đề còn đi đâu được nữa. Thấy tía tôi có nhà không Xẩm Ba?
Xẩm Ba bước ra ngoài mái hiên, xòe bàn tay che nắng cho đứa nhỏ:
“Mới thấy tía bây tiếp người khách ở dưới xóm Đài Loan lên đó. Nghe đâu nhà họ có người đau bụng đẻ trâu, rặn hồi hôm tới giờ, nhờ tía bây cho thuốc trục. Trời! Bây mới qua bển có mấy tháng mà coi quá. Mát da mát thịt dàn trời!”
Nết cười bẻn lẻn cám ơn, chào Xẩm Ba rồi quay lưng rẽ vô đường hẻm nhà sau khi đưa tay véo nhẹ má thằng nhỏ kháu khỉnh đương ngậm chàm bàm một búng cơm. Nết gặp tía mình đưa một người thanh niên ra tận vuông rào và đương lập lại câu dặn dò:
“Lựa một trái đu đủ lớn mà còn xanh nha, càng xanh đậm càng tốt, cắt hai theo bề dọc, đừng rửa mủ gì hết, cứ để vậy, úp vô lòng hai bàn chưn chừng mười lăm phút thì đẻ được thôi. Coi chừng khi đứa con ra rồi, nhau coi bộ hết thì lấy đu đủ bỏ đi không thôi tử cung tuôn ra theo đó. Nhớ nha, cẩn thận cái vụ này, hông phải giỡn chơi đâu!”
Nết tươi cười chào người thanh niên quen biết:
“Chào hia Hơn. Sao lập gia đình chưa?” Có cái lắc đầu chán chường. “Lo làm ăn đi ông ơi, lông bông hoài quá tuổi phải ở góa đó. Ờ mà ai sanh khó vậy hia?”
Khách mắt sáng lên:
“Chào Nết! Chị Hai tôi. Khổ quá, nhà đơn chiếc mà chuyện nầy chuyện kia hoài.”
Ngừng một lúc hơi lâu, anh nói tiếp, chậm rãi:
“Cũng muốn có gia đình để có cớ tu tỉnh làm ăn, nhưng xui là sanh ra trong xóm Đài Loan nên con gái đâu lọt tới phiên mình. Đành chịu ế độ. Thúi hẻo. Tháng rồi hai cô còn nheo nhẻo theo chồng xuất cảnh, tháng nầy rục rịch một cô nữa. Cha mình ăn mắm thì mình khát nước. Đời ổng trai thiếu gái thừa, đời mình có bao nhiêu con gái thì Đài Loan, Hàn Quốc vớt hết.. mình bơ mỏ khóc thầm cả đêm.
Tía Nết nghe lóm thấm ý mỉn cười nửa miệng nhưng không nói gì.
“Thôi đừng quê xệ nữa, hia Hơn chịu khó đợi, để thủng thẳng tôi coi cô nào ở xóm nầy được được làm mai cho…” Nết an ủi bạn và chấm câu bằng một cái le lưỡi rụt rè.
Người thanh niên cười buồn, chào hai tía con, quay đầu xe, mở máy chạy ra khỏi ngõ.
Ông thầy thuốc đưa hai tay kéo cái va li của con, mắt ướt rượt:
“Sao về mà không báo trước để tía đi đón hay bao xe lên thành phố rước con. Tính dấu được chừng nào hay chừng nấy mà con về bất tử nên cũng nói thiệt luôn. Thằng Na, em con mất rồi.”
Nết nghe như trời xập kế bên mình ầm ầm. Tiếng ông già đều đều mơ hồ như trong chiêm bao. “Nó đi nhậu dưới bến đò Đại Ân rồi qua bển cặp bè cặp bạn chạy chơi sao đó, không đội nón bảo hiểm còn cự cãi với công an giao thông. Bị bắt về đồn. Chiều hôm sau tía được báo tin là tối đó nó thắt cổ bằng tấm ra trải giường. Thảm quá! Vú con ở dưới nghe chuyện nầy chắc chết thêm lần nữa!”
Cả không gian tối sầm, những cột, vách căn nhà ngả xiên theo nhau xụp xuống, Nết bấu vô cái bàn nước giữa nhà, định thần. Chợt Nết như nghẹn cứng họng, nổi quạu:
“Thắt cổ gì, ra đâu mà có sẵn trong tù? Con nít nghe cũng biết có gì đó không ổn. Cái quân ác đức mà…”
Ngừng một chút nén giận, Nết thở dài vịn vai tía:
“Mà thôi, số nó vậy thì phải chịu vậy. Xác thân đời! Mình nín thở qua sông cho yên chuyện. Lùm xùm chọc ổ kiến lửa chẳng ích gì….. Mấy tháng rồi tía?”
“Cũng đâu ba bốn tháng nay. Con đi độ chừng hơn một con trăng chứ mấy! Tía cố quên ngày tháng của nó. Người ra đi rồi thì thời gian còn có nghĩa lý gì đâu nữa mà để ý.”
Nết thắp mấy cây nhang cho em, trên bàn thờ chỏng chơ hai trái xoài bự kềnh, xanh lè (cái giống xoài Đài Loan oan nghiệt trồng trên cù lao có nhiều con gái đẹp nầy) rồi ngó qua tía, quẹt nước mắt:
“Bịnh tim tía sao rồi, đỡ không?”
“Thì cũng vậy vậy thôi, xình lên xẹp xuống như giả ngộ. Tháng rồi thầy giáo Hoạch ở bên Sóc Trăng có cấp cho giấy giới thiệu lên gặp phái đoàn y tế Mỹ trên tàu gì đó vừa mới cặp bến Sài-gòn làm chuyện nhơn đạo. Tía lên thì họ nói cần thêm giấy chứng nhận thuộc diện nhà nghèo vì bịnh nhơn lung quá làm không xuể.”
“Rồi sao? Tía có lên Ủy Ban xin không?”
“Chầu chực mấy ngày mới được mời vô giải thích là Cù Lao mình lên Thị Trấn mấy năm nay rồi, được Trên công nhận là huyện tiên tiến, đã thực hiện xong chuyện xóa đói giảm nghèo, làm sao ai dám cả gan thọc tay vô chứng nhận tía nghèo. Cũng có lý! Thôi, để bịnh theo tía xuống mồ luôn. Nói thì nói vậy, chớ mỗi ngày tía đều vái van y tổ Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Trọng Phủ phò hộ cho tía tự bốc thuốc được lành. Biết đâu!”
Nết thấy mình không còn hơi sức nói gì thêm được. Nghe chuyện nhà riết rồi muốn té xỉu. Chữ biết đâu của tía thể hiện lòng kỳ vọng vô bờ, một kỳ vọng ngay tía cũng cảm nhận như kẻ chìm đò mong mỏi một tấm ván nào đó trôi ngang. Nết lủi nhanh ra nhà sau rửa mặt, cố che dấu cặp mắt Nết biết rằng đương đỏ hoe và ngập ngụa lệ tràn.
Đoàn người lục đục xuống khu nhận hành lý. Phi trường bao la, người đông như kiến. Nết run run, mình tiếng Tây tiếng u không biết, mọi chuyện đều mới tinh lần đầu, biết làm gì đây! May mà họ đã chuẩn bị sẵn một nhân viên nói tiếng Việt nên mọi sự rồi cũng qua. Bực mình là cái điện thoại cứu khổ cứu nạn đợi hoài mà không thấy reng. Cả hơn hai giờ sau Hòa mới có mặt, xuýt xoa chuyện kẹt xe với không có chỗ đậu gần. Sợ và bực mình tới nghẹn cổ nhưng cũng làm thinh bỏ qua! Về tới nhà thì đã có sẵn bốn năm ông tướng trời thần mặt nào mặt nấy đỏ gay như Quan Công, đương ngả nghiêng nói chuyện trên trời dưới đất, cụng ly liên tu và hình như chưa tay nào muốn vãn sòng. Nết sửa soạn bộ mặt tươi tỉnh nhứt chào ra mắt mọi người rồi lăn ngay vô bếp tự coi mình như có bổn phận phải phụ Hòa tiếp khách. Mệt muốn đứt hơi như là nếu không định thần thì ngã bẹp xuống đất nhưng phải chưng mặt ngoan hiền, đứng và đứng mặc dầu hành hẹ tiêu tỏi mắm muối để chỗ nào mỗi thứ đều phải hỏi…
Những câu bình phẩm sau lưng nghe loáng thoáng, gái một con trông mòn con mắt làm mình càng bực bội hơn. Bạn với bè! Đã dặn là không nên nói chuyện gia đình mình với người ngoài. Chẳng tốt lành gì, họ biết cũng chưa chắc đã thương mình hơn. Hứa rồi sao lại còn cho người khác biết. Những ánh mắt nhìn lén lút sau lưng, xuýt xoa lưng ong, khéo chiều chồng lại khéo nuôi con làm mình đỏ bừng mặt. Vâng, tôi đã có một con, nhưng đó không phải kết quả của tình yêu, đó là sự trao đổi thương vụ, trao đổi đã xong chính tôi muốn quên đi thời gian bi thảm làm công cụ đẻ mướn cho người. Tôi muốn lập lại cuộc đời, anh ấy tuy lớn tuổi nhưng là cái phao cho tôi, dầu không hoàn toàn ưng bụng cũng là phao không dễ mà có được. Nhưng sao thấy có gì lợn cợn ngay lúc bắt đầu. Cuộc tình mới nở coi bộ đã bị sọc dưa từ trong trứng nước.
Nết ngồi nhớ lại chuyện gần sáu tháng trước. Thở ra. Hòa chưa lúc nào nhắc đến chuyện làm hôn thú, anh chỉ chăm chút cho cái tiệm phở và những tính toán chi li, những than phiền về kẻ ăn người ở không biết làm việc khiến anh hao tốn vô ích. Tháng trước, nhơn khi Hòa thuyết giảng về đại họa Hán tộc của toàn cầu, Nết khuyên anh nên mua tương ớt tiêu gừng từ Hàn Quốc hay Nhật Bổn thay vì dùng hàng Trung Quốc tuy rẻ nhưng có thể hại cho sức khỏe người dùng, đã bị nự một trận nên thân nào là không nên đem chánh trị vô chuyện bán buôn, nào là thân cô còn lo chưa xong, sao lại lo cho thân khách hàng. Gần đây Hòa lại đổ quạu nạt nộ Nết rửa rau hai ba nước, quá mất thời giờ lại hao phí nước nôi, chén tộ rau cỏ không vì chút xíu sạch dơ mà mất khách hay thêm khách…. Giọt nước tràn ly khi Hòa ở chỗ làm thuế về hí hửng báo tin mình khôn lanh nên tiền thuế tính cho khách hàng mình chỉ nộp lại cho Sở Thuế chưa đầy một phần nhỏ. Không biết vì nguyên nhơn sâu xa nào khi nghe Hòa báo như vậy lòng Nết trở nên lạnh tanh. Ý tưởng phải xa người đàn ông nầy phừng lên tột cùng khi ông ta mướn người chạy mánh cho cả nhà lãnh food stamp vì thuộc diện nghèo, lợi tức thấp. Nết còn nhớ rõ khi Hòa vẽ ra viễn tượng lãnh thêm tiền thì tay anh quơ quơ trước mặt, rất hãnh diện, sợi dây chuyền vàng bự xộn mặt đong đưa thiếu điều kéo cổ anh ta xuống. Và Nết đã lén mua giấy máy bay bay về không một chút tình vướng víu, đắn đo…
“Đó, tía coi, con làm sao ở với anh ấy suốt đời được.” Nết nói trong nước mắt. “Khôn lanh đó, nhưng mình không nên dính dáng vô để thụ hưởng những khôn lanh kỳ cục như vậy. Anh ấy mánh mung nên tâm bất an, đêm nào ngủ cũng mớ vì ác mộng hay giựt mình thức dậy nửa đêm khiến con không sao yên giấc dầu là ban ngày quần quật hơn mười bốn tiếng. Thà về bên nầy chịu nghèo cho sạch như ông nội mớm dạy con lúc nhỏ, tâm sẽ bình an hơn.”
Ông thầy thuốc tay lật lật quyển sách thuốc cũ rách, mắt ngó ra ngoài sân, môi run run:
“Nghèo cho sạch là hạnh tu hành của người cư sĩ đó con. Hạnh nghèo cho sạch còn khó hơn hạnh giàu bố thí. Và cũng an lạc chơn tâm hơn bố thí nhiều.”
Nết vói tới trước cầm lên vuốt vuốt cái điện thoại cả ngày nay bỏ lăn lóc trên bàn:
“Con không hiểu biết nhiều như tía, nhưng con vẫn nhớ chuyện bốn hột cơm nặng nề mà nội giải thích là ơn nặng của người cho. Chuyện đó nội kể con nghe lâu lắm rồi.”
Người cha rót hai tách nước trà, đẩy một tách tới trước mặt con gái:
“Chuyện như thế nào tía già lú lẫn rồi, con kể lại tía nghe.”
“Lúc đó con đâu chừng bảy tám tuổi, ăn cơm thường bỏ mứa. Nội kể chuyện có chú tiểu nhỏ giặt áo tràng cho thầy mình, đè nhận hoài mà áo không chìm nên không thấm nước, không giặt được. Chú vào bạch thầy. Thầy dạy vô sau nhà trù lấy bốn hột cơm đưa thầy, thầy đem ra để lên bốn góc áo chỗ nổi lên mặt nước, tức khắc áo tràng chìm xuống nước. Ông nói cơm quá nặng vì chứa ơn trọng của người cho ta, trong chùa là ơn của tín thí đàn na, trong gia đình là ơn của cha mẹ, trong nước là ơn của toàn thể người đóng thuế góp phần…”
“Và con lạnh nhạt với thẳng là do thẳng…” Ông thầy thuốc không nói dứt câu. Hai tía con ngồi trầm ngâm, mỗi người xoay xoay tách nước của mình. Lâu thiệt lâu người tía mới nói:
“Quấy đó, tệ đó, nhưng ở đâu cũng nhan nhản. Bên đây cũng lung mà bên kia cũng nhóc. Sống chung với cái quấy, cái tệ mà không nhiễm mới quan trọng. Tách nước trà rửa sạch rồi vẫn còn phưởng phất mùi trà vì bị nhiễm lâu ngày chầy tháng. Chén ngọc mới không nhiễm mà thôi, nhưng chén ngọc trong cõi trần ai nầy khó kiếm lắm. Con là con của tía mà đời là đời của con, tía để con quyết định nên về với thẳng hay ở lại trên quê hương mình. Suy nghĩ cho kỹ, đừng có chướng, làm bậy cho đã nư là không nên.”
Nết đưa tay ra nắm bàn tay xương xẩu của tía mình:
“Đợi điện thoại của Hòa coi anh ấy nói sao rồi mới tính được tía à. Dầu sao cũng tình nghĩa. Sòng phẳng, không mượn anh ấy làm bè qua sông như thói thường thiên hạ, nhưng con cũng nghĩ là không nên dứt tình rốt ráo.”
Con dế trên bàn nằm yên ngủ, coi bộ chưa muốn kêu. Ngoài sân những bao thuốc Nam phơi nhiều nắng trổ màu xám ngắt buồn tênh.


Victorville, CA. July 15-25 2011

Monday, February 6, 2017

SƠN TRUNG * TRUNG CỘNG HĂM DỌA MỸ

 


 TRUNG CÔNG HĂM  DỌA  MỸ
SƠN TRUNG

Bản tin BBC ngày22 tháng 12 -2016 loan tin công ty Alibaba của Trung Cộng bị cấm hoạt động vì tội làm hàng giả.                  

Alibaba hàng giả



Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Alibaba lập kỷ lục khi thu hút đầu tư 25 tỉ usd          
 Trước đó bốn năm, Alibaba đã được gỡ khỏi danh sách đen này, nhưng nhà chức trách Hoa Kỳ nói trang bán hàng trực tuyến Taobao của hãng đang được dùng để bán hàng giả 'chất lượng cao'.
Tập đoàn phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định chính sách của công ty đã giúp việc bán hàng trực tuyến tốt hơn trước đây.
Alibaba cũng cho rằng 'bầu không khí chính trị' của Hoa Kỳ hiện nay là nguyên nhân khiến tên của hãng bị đưa trở lại 'danh sách đen'.Trong thời gian vận động tranh cử, Tổng thống đắc cử Donalad Trump thường xuyên đưa ra những lời cáo buộc với các công ty của Trung Quốc về việc ăn cắp sở hữu trí tuệ.

Alibaba hàng giả

Tập đoàn bán lẻ qua mạng của Trung Quốc và trang bán hàng trực tuyến của họ là Taobao đã bị cáo buộc bán hàng giả từ khá lâu.
Vào hồi đầu năm, Taobao cho biết đã tăng cường kiểm soát đối với việc bán các mặt hàng hạng sang, yêu cầu nhà cung cấp chứng minh nguồn gốc của hàng hóa.
Vào hồi tháng Năm 2016, tổ chức Liên hiệp chống hàng giả quốc tế (IACC) đã ban hành lệnh cấm đối với Alibaba do những quan ngại về vi phạm bản quyền.
Hơn 250 thành viên của IACC, bao gồm Gucci America và Michael Kors, đã dọa sẽ rời khỏi tổ chức này để phản đối tư cách thành viên của Alibaba.
Alibaba - cũng là tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc- đã tham gia giao dịch trên Sàn chứng khoán New York từ tháng Chín 2014 và lập kỷ lục khi thu hút số tiền đầu tư lên đến 25 tỉ đô la Mỹ. http://www.bbc.com/vietnamese/business-38402813

Tỷ phú Jack Ma là một doanh nhân người Trung Quốc. Ông người sáng lập và chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba, một gia đình của các doanh nghiệp dựa trên Internet rất thành công. Tỷ phú Jack Ma là một doanh nhân người Trung Quốc. Ông còn có tên Mã Vân (tiếng Trung Quốc: 马云; sinh 10 tháng 9 năm 1964). Mã Vân (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1964) là tỷ phú, doanh nhân thương mại điện tử người Trung Quốc. Ông là người sáng lập và chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba, một gia đình của các doanh nghiệp dựa trên Internet rất thành công. Ông là doanh nhân Trung Quốc đại lục đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Forbes

Trong tháng  3-2016, Jack Ma đã gặp Tổng thống  đắc cử Trump  và tỏ ý hăm dọa Mỹ. Ông nói:"Nếu thương mại dừng lại, bắt đầu chiến tranh' Alibaba sáng lập người đến thăm Donald Trump cảnh báo  như vậy và  công bố Alibaba công ty của ông sẽ giúp tạo ra một triệu việc làm ở Hoa Kỳ, nói thêm: "Thế giới cần toàn cầu hóa, nó cần thương mại".
Phát biểu tại Melbourne tại buổi ra mắt trụ sở Alibaba của Úc và New Zealand, ông nói: "Mọi người đều lo ngại về cuộc chiến thương mại Nếu thương mại dừng lại, chiến tranh bắt đầu..""Nhưng lo lắng không giải quyết được vấn đề," ông nói thêm, "Chúng tôi cần phải có thương mại công bằng, minh bạch và toàn diện". (Theo MSN com)

Jack Ma chỉ là một thứ tiểu yêu, không phải là chính phủ Trung Cộng nhưng ông ta là đại biểu cho những người dân Trung Cộng hãnh tiến, mới có vài đồng Mỹ kim và hỏa tiễn đã tỏ vẻ ngang ngạnh xấc xược. Theo ngôn ngữ của Nguyễn Văn Trấn, "Thằng nhỏ, mày dám đái đầu ông Xá!'

Lời Jack Ma cho ta thấy nhiều điều.
(1). Cổ nhân Việt Nam nói: " Thuân mua vừa bán". Nếu buôn bán với Mỹ không thuận lợi thì buôn với Nga, Ấn Độ, châu Phi, châu Úc, châu Á, châu Âu, sao phải kéo níu Mỹ làm chi? Buôn bán phải lịch sự, vì khách hàng là Thượng Đế, lẽ nào lại đe dọa khách hàng! Nói "Nếu thương mại dừng lại, bắt đầu chiến tranh'" nghĩa là Jack Ma nói thẳng :" Mày không buôn bán với tao, mày ngăn cản việc kinh doanh man trá của tao, tao sẽ đánh mày tan xác"!
 Đó không phải ngôn ngữ, cử chỉ của người buôn bán lương thiện mà là ngôn ngữ của bọn cướp!
Tại sao phải hăm dọa? Vài văn nô Trung Cộng biểu diễn tài kinh tế, bảo rằng Mỹ đầu tư vào Trung Quốc nhiều hơn Trung Cộng đầu tư vào Mỹ. Nếu ngưng kinh doanh hay chiến tranh kinh tế xảy ra, Mỹ sẽ thiệt hại hơn Trung Cộng! Như vậy, các ông Trung Cộng cứ yên chí ngồi xem Mỹ phá sản, và tư bản lăn đùng ra chết không kịp ngáp! Hà tất phải tức giận? Nay các ông không reo vui mà tức tối, nghĩa là các ông nghĩ trong cuộc chiến tranh kinh tế này, tư bản Mỹ vẫn sống nhăn còn tư bản Trung Cộng tiêu tùng!
 
(2). Với nước Mỹ là một cường quốc và cũng là ân nhân của Trung Cộng -- nói là ân nhân vì Mỹ đánh bại Nhật, giải phóng Trung Cộng và đầu tư cho Trung Cộng phát triển--mà Jack Ma nói :"Nếu thương mại dừng lại, bắt đầu chiến tranh'". Đó là một lời hăm dọa lộ rõ cái tâm lý háo chiến của bọn cướp. Với Mỹ mà Jack Ma nói như vậy, huống hồ với bọn tiểu quốc và nô lệ Việt Nam, Cambodge, Lào.
(3). Jack Ma cũng nói láo theo truyền thống cộng sản. Trung Cộng mà  có thương mại công bằng, minh bạch và toàn diện" ư? Nói đến Trung Cộng là ta biết những thủ đoạn gian lận, lấn lướt, làm hàng giả, hàng độc. Bọn Formasa đã phá hoại môi trường Việt Nam. Khắp thế giới ai cũng tởm mặt Trung Cộng, bàn tay của Jack Ma không che nổi mặt trời.

Ngoài Trump lên án Trung Cộng, hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry đã viết  Chết bởi Trung Quốc - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu (tiếng Anh: Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action) , điểm lại các sự kiện bao gồm "từ các chính sách giao thương lạm dụng và thao túng tiền tệ đến lao động nô lệ và các sản phẩm tiêu dùng chết người", các mối đe đọa rõ rệt đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới gây ra bởi Đảng Cộng sản cầm quyền "tham nhũng và tàn bạo" tại Trung Quốc. Và thực tế, không những nhân dân thế giới mà nhân dân Trung Quốc cũng bị bọn gian thương Trung Quốc đầu độc!

 
 If trade stops, war starts' Alibaba founder who visited Donald Trump warns

3/21




 
© Provided by Independent Print Limited
The CEO of China's biggest online retailer has warned that "if trade stops, war starts".
Jack Ma, who met US President Donald Trump last month and announced his company Alibaba would help create one million jobs in the United States, added: "The world needs globalisation, it needs trade".
Speaking in Melbourne at the launch of Alibaba's Australia and New Zealand headquarters, he said: "Everybody is concerned about trade wars. If trade stops, war starts."
"But worry doesn't solve the problem," he added, Business Insider Australia reports. "The only thing you can do is get involved and actively prove that trade helps people to communicate.
"We should have fair, transparent and inclusive trade."

donald-trump-tpp-sign.jpg  

© Provided by Independent Print Limited donald-trump-tpp-sign.jpg

Speaking a month after meeting Mr Trump, he said the world was in an "interesting" period requiring new leadership.
Mr Trump's first executive order withdrew the US from the Trans-Pacific Partnership (TPP), a deal among 11 Pacific Rim countries, which include Australia and New Zealand.
He had described the TPP as "a potential disaster for our country". In its place, he said he would "negotiate fair bilateral trade deals that bring jobs and industry back".
Mr Ma said his company believes "globalisation is the future".
“The world needs globalisation, it needs to trade," he said. "Trade is about trust and cultural exchange."
He added: “We have to actively prove that trade helps people to communicate. And we should have fair trade, transparent trade, inclusive trade."

'If trade stops, war starts' Alibaba founder who visited Donald Trump warns The CEO of China's biggest online retailer has warned that "if trade stops, war starts".
Jack Ma, who met US President Donald Trump last month and announced his company Alibaba would help create one million jobs in the United States, added: "The world needs globalisation, it needs trade".
Speaking in Melbourne at the launch of Alibaba's Australia and New Zealand headquarters, he said: "Everybody is concerned about trade wars. If trade stops, war starts."

"But worry doesn't solve the problem," he added, Business Insider Australia reports. "The only thing you can do is get involved and actively prove that trade helps people to communicate.
"We should have fair, transparent and inclusive trade."

 
   Speaking a month after meeting Mr Trump, he said the world was in an "interesting" period requiring new leadership.

Mr Trump's first executive order withdrew the US from the Trans-Pacific Partnership (TPP), a deal among 11 Pacific Rim countries, which include Australia and New Zealand.

He had described the TPP as "a potential disaster for our country". In its place, he said he would "negotiate fair bilateral trade deals that bring jobs and industry back".

Mr Ma said his company believes "globalisation is the future".
“The world needs globalisation, it needs to trade," he said. "Trade is about trust and cultural exchange."
He added: “We have to actively prove that trade helps people to communicate. And we should have fair trade, transparent trade, inclusive trade."

Sunday, February 5, 2017

TUẤN THẢO * LAMBADA



Lambada, một trong những vụ đạo nhạc lớn nhất
Thời còn trẻ, Loalwa Braz là một ca sĩ ở Brazil, trước khi nổi tiếng khắp thế giới nhờ ca khúc Lambada với nhóm Kaoma

Lambada, một trong những vụ đạo nhạc lớn nhất




Tại Brazil hôm 19/01/2017, người ta đã phát hiện thi hài của ca sĩ Loalwa Braz (63 tuổi) trong một chiếc xe hơi bị cháy rụi ở vùng Saquarema, cách Rio de Janeiro khoảng 100 cây số. Theo cảnh sát địa phương, Loalwa Braz qua đời sau khi bị ăn cướp hành hung. Trong số 3 kẻ tình nghi bị bắt giữ sau đó, Wallace de Paula Vieira (23 tuổi) thú nhận đã thủ tiêu nữ ca sĩ, còn hai đồng lõa thì có mang trên người thẻ rút tiền và điện thoại của Loalwa Braz.

Sinh thời, tên tuổi của Loalwa Braz được gắn liền với bản nhạc nổi tiếng toàn cầu Lambada. Nhưng đằng sau ca khúc cực kỳ ăn khách này, còn có một trong những vụ đạo nhạc lớn nhất trong làng giải trí. Nhạc phẩm Lambada được phát hành vào mùa hè năm 1989. Chỉ trong vòng sáu tháng bài hát đạt tới mức 5 triệu bản bán trên thế giới, trong đó có gần 2 triệu đĩa đơn chỉ riêng trên thị trường Pháp.
Trên phong bìa đĩa hát, có ghi tên tác giả là Chico de Oliveira, thế nhưng đằng sau cái biệt danh này là nhà làm phim Olivier Lorsac. Ông khám phá điệu vũ cũng như ca khúc Lambada tại Porto Seguro, nhân một chuyến đi thăm miền bắc Brazil với một người bạn đồng nghiệp (Jean Karakos) để chuẩn bị cảnh quay cho một bộ phim tài liệu.
Về tới Paris, ca khúc này được ghi âm lại với phần phối khí bằng tiếng phong cầm du dương, lãng mạn, tình tứ. Bản quyền bài hát được đăng ký tại hiệp hội các tác giả Sacem ở Pháp. Cả hai thuyết phục được nhà sản xuất Henri Bodinat bỏ tiền tài trợ dự án. Bài hát được lăng xê với một đợt quảng cáo rầm rộ chưa từng thấy ……
Nhạc phẩm Lambada trong bản chất là một cú tiếp thị vô cùng ngoạn mục : nó vừa là nhạc hiệu quảng cáo nước ngọt (Orangina), vừa là một sản phẩm được hãng đĩa CBS giới thiệu như là ‘‘vũ điệu mùa hè’’. Ca khúc này phát đi phát lại hàng trăm lần trên đài truyền hình, vì kênh TF1 tham gia với tư cách là nhà đồng sản xuất.
Vấn đề ở đây là nguyên tác của Lambada không phải là dân ca Brazil. Bản nhạc chính gốc do hai anh em tác giả Ulysse và Gonzalo Hermosa sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha với tựa đề ‘‘Llorando se fue’’, trong đó có hai câu mở đầu gợi hứng từ một khúc dân ca truyền thống của Bolivia. Hai anh em tác giả Hermosa từng sáng lập nhóm đồng ca Los Kjarkas, họ thường đi biểu diễn để tài trợ cho hai trường âm nhạc mà họ đã mở tại thủ đô Lima và Ecuador. Bản nhạc ‘‘Llorando se fue’’ do hai anh em này ghi âm lần đầu tiên vào năm 1981, ca khúc này ăn khách tại Brazil khi được chuyển ngữ sang tiếng Bồ Đào Nha (Chorando se foi) qua tiếng hát của Márcia Ferreira.
Còn tại Pháp, bài hát Lambada được phóng tác từ ‘‘Llorando se fue’’ do Loalwa Braz ghi âm với ban nhạc Kaoma. Nhóm này đã được thành lập qua casting, một số thành viên từng chơi nhạc với nhóm nhạc gốc Sénégal Touré Kunda. Trong số 14 thành viên, có tới 6 quốc tịch khác nhau. Chỉ có Loalwa Braz là ca sĩ người Brazil duy nhất trong ban nhạc Kaoma. Còn Monica Nogueira nhờ vào gương mặt đẹp như người mẫu lại được tuyển chọn để quảng cáo ban nhạc qua hình ảnh và video clip.
Tuy nhiên, sự thành công chớp nhoáng bất ngờ của Lambada làm nảy sinh tranh chấp giữa hai hãng đĩa EMI và CBS.Nếu không có sự hậu thuẫn của một hãng đĩa lớn (EMI) về mặt tài chính, hai anh em Ulysse và Gonzalo Hermosa khó mà trang trải các chi phí kiện tụng. Về phía EMI, đây là dịp để buộc CBS phải chia chác lợi nhuận. Thủ tục tranh chấp kiện tụng kéo dài trong hai năm và trở thành một trong những trường hợp tiêu biểu của vấn đề đạo nhạc và vi phạm tác quyền.
Toà án cuối cùng công nhận hai anh em Ulysse và Gonzalo Hermosa là tác giả, lời bài hát Bồ Đào Nha chỉ là lời đặt thêm cho Lambada. Ngoài việc được bồi thường 6 triệu quan Pháp vào năm 1991 (tương đương với khoảng một triệu euro), hai tác giả này còn nhận thêm tiền bản quyền từ đó trở đi. Bản nhạc ‘‘Llorando se fue’’ lại bị "vay mượn" nhiều lần, đôi khi trái phép.
Nghệ sĩ Don Omar đến từ Puerto Rico chuyển thể bài này vào năm 2010 sang điệu reggaetón. Một năm sau, đến phiên thần tượng nhạc pop La Tinh Jennifer Lopez từng sử dụng một phần của giai điệu này trong ca khúc On the Floor (2011). Hai anh em tác giả Ulysse và Gonzalo Hermosa đã lên tiếng về vấn đề đạo nhạc và phàn nàn trước việc họ không được hiệp hội các tác giả Bolivia (Sobodaycom) ủng hộ và bảo vệ quyền lợi.
Trong suốt những năm 1990, bản nhạc Lambada đã đi vòng quanh trái đất và cho ra đời nhiều vũ điệu khác (chẳng hạn như điệu Soca hay là Macarena) khai thác cùng một bí quyết thành công. Ban nhạc Kaoma sau khi trình làng ba album tự rã đám vào năm 1998, Loalwa Braz tách ra riêng đi hát solo. Nhưng dù có hát một mình hay hát chung với nhóm Kaoma, Loalwa Braz không bao giờ lặp lại được thành tích của Lambada, mà tính tới nay đã bán hơn 10 triệu đĩa đơn, sau nhiều lần tái bản trong nhiều thứ tiếng khác nhau, kể cả tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, được xào đi nấu lại cả chục lần theo hàng loạt cách hòa âm khác nhau, khi thì riêng lẻ, lúc thì hỗn hợp pha trộn theo kiểu mashup ….. Còn trong tiếng Việt bản nhạc Lambada từng ăn khách qua các tiếng hát của Ngọc Lan hay Kiều Nga dưới tựa đề Vũ Điệu Tình Nồng.
Thoáng nghe tim ngập ngừng người đến đây bên tôi thấm nụ cười hồng
Ngất ngây men rượu nồng hồn đắm say như trong giấc mộng tuyệt vời
Nghe như bao ưu phiền chợt tan biến như mây chiều
Người biết chăng tim này tràn đầy men tình yêu
Tay trong tay cùng dập dìu cùng nhau bước trong nhịp điệu
Hồn ngất ngây ôi cuộc tình thêm nồng say
Hãy ôm em trong lòng, cùng với nhau ta trong vũ điệu tình nồng
Với môi hôn tươi hồng, tìm đến nhau cho nhau giấc mộng tuyệt vời
Ta bên nhau một ngày là vui sướng như trọn đời
Cùng ngất ngây, ôi cuộc tình thêm nồng say
Tay trong tay cùng dập dìu cùng nhau bước trong nhịp điệu
Và trái tim ta ngập tràn bao dấu yêu
  http://vi.rfi.fr/van-hoa/20170211-giai-thoai-lambada-vu-dao-nhac-lon-nhat-trong-lang-giai-tri

HỒ CHÍ PHÈO * MÙI RÁC


Hồ Chí Phèo (Danlambao) - 
 Thành phố vào xuân với một buổi sáng êm dịu, gió lạnh của mùa đông đã qua đi và cái nóng của muà hè vẫn còn xa. Trên con đường chính của thành phố, xe cộ qua lại tấp nập. Mọi người đều vội vã hơn ngày thường vì đã gần Tết. Anh phu rác gồng mình dùng hai tay kéo hai cái càng đưa chiếc xe rác đến chỗ đậu. Chổ đậu chỉ là lề đường, gọi là chổ đậu vì anh đã kéo một xe rác khác đến trước đó, vợ anh, con anh cũng đang ở đó. Anh kéo nón xuống, đưa tay quẹt những hạt mồ hôi trên trán, mỉm cười nhìn vợ. Chị vợ vội đeo găng tay, cầm cái cào nhỏ, nhanh nhẹn bới đống rác trên xe. Chị đã quen công việc. Ngày đầu tiên chị ra phụ chồng, chị lúng túng sử dụng cái cào, nhưng tệ nhất là cái mùi. Cái mùi nồng nặc từ rác, nhiều thứ đã phân huỷ do sức nóng để thành chất lỏng sền sệt, nó chảy ra một cách tự nhiên để hợp với đủ thứ rác khác tạo ra cái mùi không con người nào muốn ngửi. Chị đã muốn ngộp thở, quay mặt đi chỗ khác. Chồng chị đã vội quàng cho chị mạng che:
- Mới bắt đầu nó như dzậy. Từ từ em quen liền hà. Hổng sao đâu! 
Chị từ từ quen với nó thật. Những ngày mát mẻ, cái mùi rác cũng dịu đi, chị không cần mang che: 
- Mang vô khó thở quá trời. 
Anh chồng cũng lấy cái cào, căm cụi làm. Cặp mắt, bàn tay thành thạo, nhanh nhẹn họ chọn ra thứ nào còn có thể bán lại, còn có thể sử dụng được. Họ làm việc cần mẫn như những con kiến đang tìm mồi tha về tổ. Thỉnh thoảng họ ngừng, liếc nhìn đứa con gái đang chơi trên lề. Anh chị lấy nhau đã được năm năm, đứa con gái được ba tuổi. Nó được cha mẹ đặt trong cái mẹt dưới bóng cây. Trong cái mẹt có hai món đồ chơi anh chị đã mót được từ xe rác và anh đã kỳ cọ rửa sạch sẽ đêm hôm qua. Ngày gần Tết, con bé được mặc cái áo đầm mới màu trắng mà anh chị đã mua tối qua ở Big C. Khi ngồi xuống chơi, như người lớn, nó cẩn thận kéo áo lên cao, không để cái mẹt làm bẩn aó. Đấy thế giới bé bỏng của nó. 
Buổi chiều chị đưa con về trước, anh ở lại chờ chuyển rác cho xe lớn. Xong anh tay vác bao hàng đã chọn ra từ xe rác về. Hôm nay anh vui: 
- Bữa nay không đến nỗi tệ. Gần Tết người ta dọn dẹp cho sạch nhà nên cũng đỡ. 
Về đến nhà, chị vợ đã soạn xong cơm chiều. Anh khẽ đưa tay vờ chạm vào má con. Đứa nhỏ nheo mũi, hai tay nắm mép áo, bỏ chạy, cười nhạo: 
- Ba hôi quá… 
Anh bật cười. Phải đi tắm cho sạch mùi rác. 
Buổi tối, đứa nhỏ đã ngủ say. Anh nằm xuống cạnh vợ, ôm vợ vào hai tay: 
- Sao em không thay áo cho nó. 
Chị vợ mỉm cười, quấn chặt tay chồng vào người: 
- Em nói nó thay, nó khóc, hổng chịu. Nó mê cái áo mới quá. 
Anh có tài kể chuyện, vợ anh đã quen nên nhắc: 
- Anh kể lại cho em chuyện cổ tích bửa trước. Em thích nó. 
Anh cười, giọng anh êm như giòng suối chảy rì rào: 
“Ngày xửa, ngày xưa có ông bán ve chai. Ổng người Việt gốc Hoa. Mọi buổi sáng trời nóng cũng như lạnh, ông quẩy hai cái gánh lên vai, rảo bước qua mọi con đường mà ông như thuộc lòng: 
- Ai có ve chai bán hông... Ai có ve chai... 
Ngày qua ngày, căn nhà lụp sụp cạnh bờ sông của ông như khu chứa đồ rác, nào chai lo cũ, bao ny lông, sách báo cũ... Ông sắp sếp ra từng món riêng, có món chất cao quá đầu người. Rồi ông gọi người đến bán. Công việc làm ăn từ từ khấm khá, nhiều người gánh ve chai đến bán hàng cho ông, ông đứng giữa ăn hoa hồng. Ông bớt tự gánh đi mua hàng, dùng nhiều thời gian để phân loại, xếp gọn hàng… 
Sau 1975, cửa hàng ve chai trống vắng, người ta tiết kiệm hoặc không còn gì để bán ve chai nữa. Ông đã luống tuổi, ông ngày ngày thẩn thờ ngồi trước nhà như chờ đợi. Chờ đợi gì? Chắc không. Ông chỉ ngồi và nhớ về ngày xưa. 
Năm 1979, người gốc Hoa được đăng ký đi bán chính thức. Một người phải trả cho nhà nước trên 10 cây vàng, một số tiền rất lớn không dễ kiếm ra. Mọi người vô cùng ngạc nhiên khi ông cho biết hai đứa con vừa trưởng thành đã được ông cho đi vượt biên bán chính thức: 
- Tui nó li tàu sắt đàng hoàng. Ló công an canh gác, “canh me” hổng được cho lên lâu. 
Người ta hỏi sao ông không đi. Ông mỉm cười, lắc đầu: 
- Ngộ lâu có nhiều tiềng. Lủ cho hai lứa thôi. Mình già dồi. 
Nhưng bẩy tám năm sau, ông và vợ lên máy bay xuất ngoại theo diện gia đình đoàn tụ. Qua xứ sở ấy ông như lạc vào xứ thần tiên. Ông không trở lại nghề ve chai. Hai vợ chồng già chỉ an hưởng tuổi già, buổi sáng hay chiều đưa nhau đi bộ trên những con đường đầy bóng cây. Thỉnh thoảng ông thấy một hai chiếc xe rác. Một ngày trong tuần, người ta kéo thùng rác để trên bãi cỏ trước nhà, thường một thùng cho rác, một thùng cho rác tái chế. Trên xe rác chỉ có người lái xe, những thùng rác được tự động nâng lên, lắc hết rác, tự động hạ thùng rác xuống. Ông mỉm cười: 
- Đổ rác kiểu này sao có nghề ve chai như mình." 
Anh chồng ngừng kể chuyện, vợ anh đang ngáy đều. Anh không ngửi thấy mùi rác từ vợ. Anh chìm vào giấc ngủ, mỉm cười. Trong giấc mơ, anh đang lái xe rác trên xứ thần tiên trong chuyện cổ tích. Ngồi trong buồng lái, ăn mặc tươm tất, sạch sẽ, quần aó còn mùi thơm từ xà bông giặt, anh đưa tay nhấn nút, cái càng trên xe rác từ từ hạ xuống nhấc thùng rác lên… 
*
Ông cầm quyển sách lên mũi ngửi. Ông yêu cái mùi từ quyển sách quá. Được gần quyển sách từ lúc còn nhỏ, ông quen với cái mùi ấy. Nó trở thành cái mùi không thể tách rời khỏi cuộc sống, thà chết chứ không ai bắt ông phải sống xa nó. Ở xứ tây phương, quyển sách mang cái mùi này người ta đã đem bán ve chai hay quăng nó vào thùng rác. Mỗi lần nghĩ đến chuyện này, ông lại lầm bầm: 
- Cứ quăng vào thùng rác đi. Có ngày nó thành đồ cổ quí và hiếm, giá cao hơn bình cổ thời Khang Hi, lúc đó bọn bay có tiếc đến mà vỡ tim. 
Ông tạm ngưng hít hà cái mùi sách vì có tiếng điện thoại reo. Ông sẳng giọng sau khi nghe báo cáo từ đầu dây bên kia: 
- Nó viết sặc mùi phản động. Sao không đưa nó ngay vào tù. 
Ông gỡ mắt kính xuống, nghe có vẻ lơ đảng. Đột nhiên, bật cười: 
- Đồng chí nói gì? Chuyện cổ tích trên xứ thần tiên à. "Hiến pháp đã thắng thế. Không ai ở trên luật pháp, kể cả tổng thống!". Đồng chí nên trở lại thực tế của Cộng Hoà Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam nhé! Đảng trên hết, đảng ra hiến pháp, luật pháp, đảng nắm toà án, công an. Đồng chí gọi ngay cho Chánh Ngửa, kết án thằng viết blog phản động tối thiểu 10 năm tù. Rõ chửa? Đảng phát động chiến dịch đánh phản động đến mức cao điểm, tránh “tự diễn biến, tự chuyển hóa” làm hại đến đảng, đến quyền lực của chúng ta. 
Đặt điện thoại xuống, sực nhớ chuyện cổ tích, ông bực bội lẩm bẩm: 
- Con mụ vợ lại trốn đâu rồi. Tối đi ngủ nghe chuyện cổ tích thiên đường cộng sản thì cứ ngáp tới ngáp lui. Không tiến bộ tí nào. Bên cái bóng dáng vỹ đại của ông chồng cứ yên phận làm cái bóng mờ. Mấy đứa con cũng không khá hơn. Nghe bố nói chuyện cổ tích thiên đường cộng sản là cứ ngơ ngơ, ngác ngác. Đầu óc như thế làm sao trèo lên bí thư này, bí thư nọ với người ta kia chứ. Chả có ai thèm nghe chuyện cổ tích của mình. Thôi đi ngủ. 
Ông ngủ, mỉm cười trong mơ. Ông thấy mình bước trên con đường gập ghềnh, phía trước sương mù đang che khuất. Một người đứng cạnh ông cúi xuống, nhìn ông mỉm cười, hàm răng khấp khểnh, màu vàng nâu lẫn lộn, mùi thoát như mùi rác, y như mùi sách Mác Lê mà ông ấp ủ. Ông sung sướng như chưa có bao giờ trong đời: 
- Bác đưa cháu lên thiên đường. Thiên đường của Mác Lê đấy. 
Bác nắm tay cháu, tay Bác lạnh quá: 
- Ừ, để Bác đưa cháu lên thiên đường. Đường mịt mờ và còn xa vời vợi. Nhưng phải đi thôi cháu. Không đi sao có Tổng Bí Thư, sao có đảng? 

NGUYỄN NGỌC DUY HÂN * NGHÈO

Nghèo

Nguyễn Ngọc Duy Hân (Danlambao) - Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo. Hồi còn bé, tôi chỉ có một cái áo dài trắng mặc để đi học. Những ngày Tây Ninh mưa dầm phơi áo không được, phải dùng bàn ủi là đi là lại cho áo mau khô, hình ảnh cái áo bốc khói tôi vẫn còn nhớ mãi. Bạn nghĩ sao về câu nói của Sholom Aleichem: Cuộc sống là giấc mơ của người thông thái, là trò chơi của kẻ ngu, là màn hài kịch của người giàu và là tấn bi kịch của kẻ nghèo khốn.? 
Bạn đang đóng vai trò nào? Riêng tôi vốn bi quan nên thường cho đời là một bi kịch. Hôm nay viết về đề tài nghèo, tôi thấy thật gần gũi vì nó là chuyện ngay bên cạnh tôi chẳng cần tìm đâu xa vời: Mất nước, đàn ông trong nhà đi tù cải tạo, sau khi bị đổi tiền vài lần thì gia đình tôi hầu như trắng tay. Tôi nhớ có lần mình đứng sắp hàng trước tổ dân phố, tới trưa thì được mua một chai bia 33, tôi đem chai bia bán chợ đen ngay mới có tiền đi chợ. Các cháu ở Bến Tre thì tự động bảo nhau nấu cháo ăn cho đỡ tốn gạo, đứa nào đứa nấy ốm nhom. Ông xã tôi khi từ trại tỵ nạn Galang sang Toronto vào giữa mùa đông 1981, chỉ mặc một bộ quần áo mỏng và đôi dép, (không áo khoác, không vớ). Thời gian đầu chúng tôi phải mua quần áo cũ ở Goodwill, dè sẻn hết sức để có tiền gởi về Việt Nam. Tính ra bây giờ dù sao chúng tôi cũng "giàu" hơn xưa nhiều.
Dường như cái nghèo luôn đeo đẳng đa số người dân Việt Nam. Trong kho tàng ca dao có rất nhiều câu than thân trách phận:
Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.
Hoặc câu:
Con vua thì lại làm vua
Làm con sãi chùa lại quét lá đa.
Một số nhân vật thành tài nổi tiếng cũng đã xuất thân từ chốn hàn vi, như Chử Đồng Tử không có cả cái khố mà mặc, phải trầm mình xuống nước. Ông Châu Trí phải đốt lá đa lấy ánh sáng thay đèn để học bài, Phạm Ngũ Lão phải làm nghề đan sọt đan rổ kiếm sống.
Các nhà Nho nổi tiếng như Trần Tế Xương cũng đã làm thơ nghèo rất bi thảm:
Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi
Nguyễn Công Trứ đã phải tự hỏi:
Nợ nần dan díu bấy lâu nay
Có lẽ ta đâu mãi thế này?
Và Hàn Mặc Tử cũng phải kêu Trời:
Trời hỡi! Nhờ ai cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
....
Áo ta rách rưới trời không vá.
Trong văn xuôi, đã có Thạch Lam với câu chuyện gia đình bác Lê nghèo khổ nheo nhóc. Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm của Nam Cao bần cùng đến không còn gì để nói, sẵn sàng ăn vạ “thí mạng cùi”. Chị Dậu của Ngô Tất Tố phải bán con để có tiền đóng thuế Thân cho chồng. Tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng của Victor Hugo cũng làm xót xa bao nhiêu người trên thế giới.
Rồi tới âm nhạc, biết bao nhiêu ca khúc khóc than cái nghèo như Phạm Đình Chương với Xóm Đêm: Đường về canh thâu, đêm khuya ngõ sâu như không màu. Rồi ông xây mộng “Mong sao cho duyên nghèo mai nắng reo thềm”.
Lam Phương cũng nổi tiếng với bài hát Kiếp Nghèo: Đời nghèo lòng nào dám mơ tình chung,... và một ngày mai mưa không nghe tiếng khóc trong đêm dài. Người nghèo than khóc để nỗi sầu khổ vơi đi, nhưng tiếng khóc thường ít ai nghe, chỉ khi “vai mang túi bạc kè kè”, thì nói quấy nói bậy mới có người nghe rầm rầm.
Điệu nhạc Phố Buồn của Phạm Duy với câu: Nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen ai nghe qua chẳng xót xa. Đói quá thì ốm yếu, thiếu chất kháng thể nên dễ mắc phải bệnh tật, đó là chuyện đương nhiên. Những bài nhạc nghèo này mà để Trường Vũ rên rỉ với khuôn mặt rầu rầu thì “đạt” không thể tả. Ấy thế nhưng cũng nhờ hát nhạc nghèo mà Trường Vũ có tiền lắm đó!
Nhạc sĩ Trúc Phương với các bài "nhạc vàng" như Nửa Đêm Ngoài Phố, Tàu Đêm Năm Cũ đã phải sống lang thang tại bến xe, chết co ro trong manh chiếu rách mà đôi dép nhựa là tài sản duy nhất còn sót lại. Bác của Châu Đình An - tác giả Đêm Chôn Dầu Vượt Biển - có 18 miệng ăn trong nhà nhưng chỉ có một trái chuối, nên phải cắt thành khoanh nhỏ chia nhau.
Trong Kinh Thánh Công Giáo cũng có nhắc nhiều tới người nghèo, như chuyện hai đồng xu của bà góa nghèo là đồng tiền quý giá nhất, vì bà đã cho tất cả những gì mình đang có. Chúa Giêsu cũng quan tâm tới cái đói của dân, nên đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để mọi người được no nê.
Đức Phật là Thái tử sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng đã từ bỏ tất cả để đi tìm chân lý giải thoát con người.
Các học trò của Khổng Tử như Nhan Hồi, Quản Ninh, Trang Tử... đều không ham phú quý, tiền tài.
Trong thế giới giang hồ của chuyện Chưởng, những hành khất ăn xin đã tụ tập thành Cái Bang có luật lệ đàng hoàng. Ăn mày nhưng sẵn sàng cho đi, sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp. Các Bang Chủ của Cái Bang như Uông Kiếm Thông, Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Lỗ Hữu Cước... đã rất giỏi võ công và lập nên nhiều kỳ tích lý thú.
Hồi nhỏ tôi rất mê vở cải lương Tướng Cướp Bạch Hải Đường do Hùng Cường và Ngọc Giàu đóng vai chính. Bạch Hải Đường lấy của người giàu đem cho người nghèo, xoa dịu bớt khoảng cách trong xã hội. Mỗi khi “làm ăn” xong, tướng cướp để lại hiện trường một bông hải đường màu trắng rồi biến mất, cảnh sát thời ấy cũng điên đầu.
Nghèo thường hay mắc cái eo, luôn bị thiên tai bão lụt rồi bị nạn đói thường xuyên. Nạn đói năm Ất Dậu 1945 tại miền Bắc Việt Nam đã làm khoảng 2 triệu người chết. Thời Mao Trạch Đông bên Tàu năm 1958-1961 có gần 36 triệu người chết đói. Tổ chức FAO (Food and Agriculture Organization) đã hội họp thường xuyên để thảo luận tìm cách làm giảm nạn đói trên thế giới, hơn 100 các quốc gia hội viên đã đóng góp hàng tỉ Mỹ Kim, nhưng số người đói khổ vẫn còn khoảng 20 triệu người mỗi năm, mỗi ngày vẫn có khoảng 30 ngàn người chết đói tại Phi Châu.
Riêng cái nghèo đói ở Việt Nam thì thê thảm lắm. Có chuyện kể về một tù nhân tại Lạng Sơn vì tội đầu độc giết người, khi được thả ra năm 1985, ông đã khẩn khoản xin ở lại với lý do trong tù còn được bữa đói bữa no, ra ngoài làm sao mà sống. Vợ ông đã chết vì đói để lại đứa con nhỏ. Không có gì để ăn, không có cách gì để sống, ông ăn cắp gạo của người em nấu cháo trộn thuốc độc để bố con ăn rồi chết. Trong khi chờ cháo chín ông lại ngủ quên, nên người em lén lấy cháo ăn rồi ngộ độc. Ông bảo: Tôi giết em tôi làm gì, đúng ra nó đã “ăn cắp” cái chết của bố con tôi!
Đó là chuyện tù tại Việt Nam, chuyện tù tại Indonesia kết thúc có hậu hơn. Một bà cụ bị bắt vì tội ăn cắp, quan tòa phạt 1 triệu Rupiah, dĩ nhiên bà không có tiền đóng phạt. Hoàn cảnh bà cụ thật đáng thương: nhà nghèo, con trai bệnh tật, đứa cháu đói ăn ốm yếu nên bà phải đánh liều đi trộm khoai. Ông Tòa bảo: Tôi phải thi hành Pháp Luật, nếu không có tiền đóng phạt thì đi tù. Bà cụ rơm rớm nước mắt, bà nhận tội sẵn sàng đi tù nhưng rồi con cháu ai lo? Ông Tòa nói tiếp: Nhưng là người đại diện Công Lý, tôi cũng tuyên phạt người có mặt trong phiên xử này mỗi người 50,000 Rupiah, vì ở trong một thành phố văn minh, mà lại để có người nghèo khổ đến nỗi phải đi trộm khoai như bà cụ này. Ông Tòa chuyền cái nón đi, mọi người bỏ tiền vào, rốt cuộc bà cụ được khá nhiều tiền. Ai cũng khen ông Thẩm Phán không những đã dùng trí óc mà còn dùng con tim để xét xử rất hay. Đọc chuyện này xong tôi cũng hơi nhột, sống tại Canada tự do may mắn, tôi đã làm được gì cho người khác? Tôi sẽ phải “nộp phạt” bao nhiêu lần vì trách nhiệm liên đới tới người chung quanh?
Người ta thường ví nghèo rớt mồng tơi hoặc nghèo phải cạp đất mà ăn. Thế nhưng còn có nắm đất để “cạp” cũng còn có phước lắm, vì một số người Việt tại Campuchia đã không có lấy một tấc đất để đặt chân, sống lênh đênh trên những chiếc thuyền con từ đời này sang đời khác tại “Làng Nổi”. Khi kể cho con trai tôi nghe về những mảnh đời bất hạnh này, cháu đã bật khóc. Đó là những em bé không được tới trường, không một miếng giấy tờ lận thân, nấu ăn trên thuyền, ngủ trên thuyền, câu cá trên thuyền, chiều chiều cầm chén cơm ngồi xổm ăn trên chiếc thuyền mong manh, nhìn xuống dòng nước đen kịt như cuộc đời mình. Ngày nào đánh được cá thì no, ngày nào nước động dông bão thì đói. Đó là chưa kể tới các thiên thần nơi địa ngục, tức là các em bị bán cho các động mãi dâm nơi đây. Con trai tôi đã đi thăm Làng Nổi Campuchia và luôn ước ao được trở lại để ủy lạo, làm việc thiện nguyện tại đây.
Tại Việt Nam, hằng ngày biết bao người dân bị đói khổ: Các em bé lang thang tại vỉa hè bán hàng rong, bán vé số. Các cụ già ốm yếu run rẩy vẫn phải mò cua bắt ốc dưới trời giá rét, biết bao thanh niên phụ nữ phải bỏ quê đi làm lao động tại các nước Bắc Âu, Đại Hàn... để rồi bị bóc lột tận xương tủy. Rồi các nàng Kiều thời đại vì gia đình quá nghèo phải cam lòng làm vợ cho người Đại Hàn, Trung Cộng với biết bao tủi nhục. Mới đây đài truyền hình Pháp đã chiếu phóng sự về tệ nạn này, lái buôn Tàu còn quảng cáo mua bán gái Việt trên mạng với giá hạ, điều kiện dễ dàng như cứ xài thử, không thích có quyền đổi lại, bỏ trốn sẽ đền cô khác. Dân oan bị hà hiếp bóc lột kêu than khắp nơi, làm sao để chống chỏi với một xã hội quá nhiều bất công, tội lỗi?
Nói chuyện nghèo của dân mình buồn quá, nên thôi hãy nói về những người giàu có, nổi tiếng trên thế giới đã xuất thân trong chốn nghèo hèn, hy vọng sẽ vui hơn chăng!?
Đầu tiên là chuyện cuộc đời của Charlie Chaplin. Từ 10 tuổi, Charlie và anh trai đã phải lang thang kiếm sống trên phố London. Cha mất sớm, mẹ mắc bệnh tâm thần phải vào nhà thương điên, Charlie đã cố gắng vượt bực để thực hiện những phim câm Sặc-lô nổi tiếng tới bây giờ, ông cũng là nhạc sĩ rất tài ba.
Rồi tới nữ diễn viên từng được giải Oscar trong phim “Monster’s Ball” (Vũ hội của quỷ - 2001) Halle Berry đã từng sống trong khu nhà dành cho người vô gia cư khi cô 20 tuổi.
Daniel Craig cũng thường phải ngủ trên ghế đá công viên ở London, lây lất chờ các phim trường gọi đóng những vai phụ sống qua ngày. Mãi sau này Daniel mới được chọn đóng vai chính trong phim Điệp viên 007.
Nam diễn viên hai lần giành giải Quả Cầu Vàng - Jim Carrey đã từng phải sống trong xe tải hay những căn lều di động. Jim cho biết chính nhờ trải nghiệm nghèo khổ thời gian này nên anh mới có được óc khôi hài để thực hiện các phim diễu về sau.
Từ một đứa trẻ sống trong khu ổ chuột tồi tàn ở Brazil, Maria Foster hiện là nữ CEO đầu tiên của công ty dầu mỏ to lớn Brazil Petrobas. Mẹ của Maria làm lao công trong khi cha ghiền rượu, Maria đã phải nhặt vỏ chai và giấy đem bán để có tiền đi học.
Không những là Chủ tịch kiêm CEO của Xerox - hãng làm máy photocopy và máy in - Ursula Burns còn là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên lãnh đạo một công ty trong Fortune 500. Khi còn hàn vi, bà và mẹ phải sống tại nhà xã hội tại Manhattan - ổ của các băng đảng tội phạm.
George Soros thì sống sót sau cuộc càn quét của Phát-xít Đức tại Hungary năm 13 tuổi, George giờ là một trong những nhà đầu tư giàu nhất thế giới. Sau khi học xong, George phải đứng bán hàng tại một quầy lưu niệm, liên tục viết thư gởi các ngân hàng tại London cho đến khi được nhận. Ông nổi tiếng vì biết cách đầu tư vào thị trường chứng khoán, kiếm được 1 tỷ đô Mỹ chỉ trong một đêm - đó là đêm 16 tháng 9, 1992, khi ông short selling đồng bảng Anh.
Tác giả bộ truyện Harry Potter đã phải sống nhờ trợ cấp welfare trước khi thành tỷ phú. Năm 1990, Rowling ly dị chồng và nuôi con một mình nhờ tiền chính phủ. Truyện về cậu bé phù thủy được bà viết trong các quán cà phê sau khi đi dạo với con gái.
Cầm ly cà-phê Starbucks thơm ngát trên tay, bạn hãy nhớ ông chủ Schultz lớn lên trong khu ổ chuột tại New York. Schultz giỏi thể thao nên được nhận vào Đại học Michigan nhờ học bổng bóng đá. Tốt nghiệp ngành truyền thông, nhưng Schultz lại mở quán cà phê nhỏ mang tên Starbucks để kiếm sống. Hiện Starbucks có hơn 20 ngàn cửa tiệm trên khắp thế giới, ngay tại Việt Nam cũng mới có chi nhánh. Schultz sở hữu khối tài sản trị giá 2 tỷ Mỹ kim.
Li Ka-Shing được cho là người giàu nhất Đông Á. Gia đình Li rời Trung Hoa đến Hồng Kông năm 1940. Cha mất vì bệnh lao khi Li chỉ mới 15 tuổi, để phụ giúp gia đình, Li xin nghỉ học làm cho hãng đồ nhựa. Năm 1950, Li lập công ty riêng có tên Cheung Kong Industries. Hiện tài sản của ông được Forbes định giá 26 tỷ Mỹ kim.
Trước khi thành lập công ty Wal-Mart, Sam Walton từng đi vắt sữa bò và bán tạp chí ở Oklahoma. Nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey lúc bé đã phải mặc váy may từ bao bố đựng khoai tây.
Trong các đức Hồng Y được đề cử làm Giáo Hoàng thay thế đức Benedicto 16 có đức Hồng Y Angelo Scola, Ý - đã xuất thân trong giới lao động với cha là tài xế chở hàng. Đức Hồng Y Angelo Bagnasco là con của một người thợ làm bánh mì. Riêng đức Tân Giáo Hoàng Francis sinh trong một gia đình 7 con tại Argentina. Cha của ngài là một nhân viên đường sắt còn mẹ là người nội trợ. Đức Giáo Hoàng nổi tiếng là một nhân vật thương yêu và bảo vệ người nghèo, cũng như luôn sống tinh thần nghèo khó.
Có lẽ ai cũng biết nhạc sĩ người Đức Beethoven bị điếc nặng, nhưng ít người biết cuộc sống ông gặp nhiều khó khăn về tiền bạc. Beethoven đã viết trong một bức thư vào tháng 7, 1823 khi ông 53 tuổi, than thở về bệnh tật và cảnh túng tiền. Bức thư này vừa được công bố tại Viện Brahms ở Lubeck, miền Bắc nước Đức.
Warren Buffett nổi tiếng với tính tiết kiệm dù ông có trong tay 50 tỷ đô Mỹ - là người giàu thứ ba trên thế giới. Khi vợ Buffett sinh đứa con đầu tiên, ông đã tự tay chế một chiếc nôi từ ngăn kéo cũ của tủ quần áo. Lần khác ở khách sạn, ông đặt mua đồ uống bên ngoài vì không muốn trả chi phí của khách sạn rất mắc. Ông cũng từng lái một chiếc Volkswagen cũ kỹ. Thật vậy, tinh thần cần kiệm rất cần thiết, nếu bạn ghiền mua sắm những thứ không cần dùng, chẳng bao lâu bạn sẽ phải bán những thứ chính bạn cần dùng! Ở Việt Nam nếu túng quá phải mượn nợ thì tiền lời khủng khiếp. Ở Mỹ và Canada, trung bình mỗi người dân xài 3 tới 4 cái thẻ tín dụng. Riêng tại Canada tổng số tiền nợ của các loại thẻ mượn tiền lên tới gần 74 tỷ đô trong 2012.
Tổng thống Uruguay (2009) đã từ chối ngôi nhà sang trọng do nhà nước cấp mà chọn sống ở nông trại nghèo nàn của vợ. Tổng thống Mujica tặng khoảng 90% lương tháng của mình cho từ thiện, ông được mệnh danh là tổng thống nghèo nhất thế giới.
Phía Việt Nam ta cũng có nhiều gương thành công sau khi vượt qua thời khó khăn nghèo khổ. Một thí dụ là Tiến sĩ Võ Tá Đức hiện làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos - lớn nhất nhì thế giới. Ông Võ Tá Đức khi còn nhỏ đã phải đạp xích lô ở Tuy Hòa để kiếm tiền giúp nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.
Phía phụ nữ thì nên kể cô Lê Duy Loan, nhận giải thưởng của Texas Instrument với nhiều bằng sáng chế. Chị đến Mỹ năm 12 tuổi với "năm không": không cha, không tiền, không ngoại ngữ, không nhà, không tình thương… nhưng đã thành công vượt bực. Sunflower Mission do chị và các bạn thành lập vào cuối năm 2002 đã tạo rất nhiều học bổng, giúp đỡ người kém may mắn. Đây chỉ là hai điển hình trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau để chứng minh dù nghèo, người ta vẫn có thể vươn lên nếu biết cố gắng.
Viết về đề tài nghèo thì cũng nên nhắc tới Linh mục Nguyễn Sang, người được mệnh danh là “Tiếng Hát cho Người Nghèo”. Là một Linh mục trẻ, nhưng cha đã luôn quan tâm giúp người nghèo khổ và đã dùng tiếng hát để gây quỹ Từ thiện.
Nhiều chuyện “thiên hạ sự” cũng lạ, như chuyện cầu thủ Mario Balotelli lãnh lương cao nhất tại Manchester vẫn để cho mẹ ruột sống trong điều kiện nghèo khổ. Có lẽ vì anh giận mẹ đã đem mình cho người khác làm con nuôi khi anh 3 tuổi. Nghĩ cũng tội, cái khó bó cái khôn, lúc đó cuộc sống gia đình quá khó khăn, nên bà mẹ mới đành lòng đem Balotelli đi cho một gia đình giàu hơn.
Không ăn uống thì đói, thì chết, nhưng một người 76 tuổi bên Ấn đã không ăn uống suốt 65 năm mà vẫn khỏe re. Prahlad Jani cho biết năm 11 tuổi ông đã được một nữ thần ban phước. Người ta làm 10 ngày thí nghiệm, sau đó các bác sĩ xác nhận ông Jani đã không hề ăn uống chút gì mà vẫn sinh hoạt bình thường. Đây là bí ẩn không giải thích được, cũng không bắt chước được. Ừ nhỉ, nếu không phải ăn uống, cuộc sống con người có lẽ bớt phức tạp hơn nhiều.
Cuốn phim cổ tích thời nay “Pretty Woman” kể về chuyện tình của một cô gái nghèo phải bán thân, may gặp được người yêu rất giàu có thương yêu bảo bọc, ai xem cũng thích. Nhưng đó chỉ là chuyện hư cấu, chuyện thực sự xảy ra vào cuối tháng 8, 2012 tại California - Mỹ, khi Jennifer Vasilakos tận tâm chỉ đường cho một người, mà không biết đó là Ty Warner, tỷ phú sản xuất đồ chơi. Jennifer bị suy thận nhưng không có tiền để mổ, Warner sau đó tặng cô $20,000 đô để làm giải phẫu.
Một cậu bé người Phi mới 13 tuổi đã được giải International Children’s Peace Prize, trị giá $130,000 đô Mỹ vào tháng 9, 2012. Kesz đã lập nên Championing Community Children, tranh đấu cho các trẻ em sống ngoài đường phố. Bản thân Kesz cũng đã sống lang thang không nhà tại các bãi chứa rác.
Mới đây mọi người cũng xôn xao với chuyện người ăn xin tại Kansas - USA. Khi cho Billy Harris tiền, bà Sarah Darling đã vô tình làm rớt chiếc nhẫn kim cương vào lon của ông. Billy không tham lam đã trả nhẫn lại cho khổ chủ. Sau đó người ta đã quyên góp được $175,000 đô Mỹ để Billy mua nhà, không phải sống vô gia cư nữa.
Gần đây có tin người nghèo sống tại California có thể xin cấp điện thoại di động miễn phí, sử dụng 250 phút gọi và 250 tin nhắn mỗi tháng, đúng là chuyện chỉ có thể xảy ra ở Mỹ!
Khi không còn gì để hy vọng, người ta thường mua vé số để mong chút ánh sáng le lói cuối đường hầm, có lẽ vì vậy tại Việt Nam hằng ngày không biết bao nhiêu loại vé số được bán ra. Tỷ lệ trúng số rất thấp, nhưng gia đình của Hege Jeanette, người Na Uy đã được kỷ lục thế giới vì có tới ba thành viên trúng số, ngộ nghĩnh là tất cả đều xảy ra trong thời gian cô mang bầu. Cách đây 6 năm, bố của Hege trúng $700,000. Ba năm sau Hege trúng 1.4 triệu và năm nay cậu em trai trúng gần 2.1 triệu. Cô nên ráng mang thai mấy đứa nữa rồi mua vé số xem sao.
Trên đời, người may mắn cũng có mà người xui xẻo cũng có. Maureen O'Connor, 66 tuổi, cựu thị trưởng thành phố San Diego - California lại rất đen đủi. Bà “chôm” 2.1 triệu đô từ quỹ từ thiện của chồng để cờ bạc, mong gỡ được số nợ cũ nhưng lại thua tất! Trong 10 năm, Maureen đã thua hơn 1 tỉ đô, từ giàu sang trở thành nợ nần như chúa chổm. Tỷ phú Mexico - Carlos Slim đã mất gần 2 tỷ Euro chỉ trong vài tháng khi giá trị stock xuống khoảng 50%. Tôi rất sợ đầu tư vào chứng khoán, nhiều người đã thua stock đến phải nhảy lầu, bán nhà. Đối với tôi chơi stock là một hình thức cờ bạc cấp cao.
Tại thành phố Mumbai của Ấn Độ, hàng ngàn người thuê nhà nghèo khổ tự nhiên có tiền, không phải đô-la trên trời rơi xuống nhưng do các công ty bất động sản trả để họ rời khỏi căn nhà đang thuê. Tại Âu Mỹ, nhiều người cũng được đền bù khi phải dời nhà để chính phủ làm đường hoặc xây dựng các công trình đặc biệt, họ như trúng số vì số tiền bồi thường rất lớn, không như Việt Cộng cứ cướp đất, đuổi nhà dân chúng một cách trắng trợn. Lý thuyết Cộng Sản chủ trương không có giàu nghèo, tất cả đều bình đẳng không còn bóc lột, nhưng thật sự thì tại Việt Nam khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, đàn áp bóc lột ngày càng trắng trợn, đất nước trở thành địa ngục thay vì thiên đường.
Cái Bang của Kim Dung thì nhân nghĩa giúp người, còn Cái Bang như một nhóm ở Sàigòn bây giờ thì rất ác. Họ làm các em nhỏ bị thương tật hoặc rèn luyện để giả làm người tật nguyền, gạt người tốt bụng kiếm tiền. Bần cùng sinh đạo tặc, tại Việt Nam nhiều vụ cướp của giết người nghe qua phải rùng mình sợ hãi. Thật là chính xác khi nói ở Việt Nam cái gì cũng giả, chỉ có sự gian dối là thật! Bức tranh xưa của đất nước “thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ” là chuyện thần thoại. Gần đây có người bị cướp ở Saigon, ông dùng hết sức mới giành với kẻ gian lấy lại được giỏ tiền, nhưng chẳng may giỏ rách tiền bay xuống đất. Những người chung quanh thay vì giúp đỡ, lại lượm tiền đút túi mình rồi bỏ đi. Giữa người cướp trước và người lấy tiền sau, không biết ai đáng trách hơn ai!
Ông bà mình nói: 
Nghèo nhân, nghèo nghĩa thì lo
Nghèo tiền, nghèo của chưa cho là nghèo.
hoặc: Đói cho sạch, rách cho thơm.
Vâng, tôi tin điều ông bà dạy là đúng và vẫn cố gắng thực hành dù cũng chịu nhiều cám dỗ. Nếu sống tốt và "tri túc" thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc không cần nhiều tiền. Có người rất khá nhưng keo kiệt không những chẳng cho ai đồng nào, mà còn hà tiện không dám xài cho chính mình, như vậy có khác chi đang nghèo.
Trong cuộc sống ngày nay, ngoài cái khổ vì nghèo đói về thể xác còn phải kể tới cái nghèo đói trong tinh thần. Chúng ta đói khát công lý hòa bình, đói khát tình thương và lòng cảm thông tha thứ. Có nhiều câu nói hay như chúng ta có nhà nhưng không có mái ấm, nhà thì rộng lớn nhưng tâm hồn vẫn nhỏ bé. Chúng ta có phương tiện giao thông nhưng ngại tới thăm nhau, người già thèm một lần viếng thăm nhưng có khi chết khô không ai biết. Trẻ em đói tình thương, giới trẻ thiếu tinh thần luân lý, có khi vội vàng tới nỗi chưa biết tên nhau đã cùng nhau lên giường. Khuynh hướng hưởng thụ, so bì áo quần, kiểu tóc kiểu phôn lên cao, giá trị tinh thần bị lãng quên. Nếu Trời bắt nghèo không đủ manh áo che thân thì đã đành, một số người tốn nhiều tiền mà vẫn phải mặc rất... nghèo, thiếu vải chẳng che được bao nhiêu! Nhiều cô nhiều bà tại các nước Âu Tây còn thả nổi đi nghêng ngang với quan niệm tốt khoe, xấu mới phải che, quê mùa như tôi mới không hiểu. Tôi cũng rất thích định nghĩa người giàu không phải là người có nhiều, mà là người cho nhiều. Không lấy bậy của ai nghĩa là giàu, không bị nhục với ai nghĩa là sang. Người vui vẻ không phải là người không gặp chuyện buồn, mà là người không để những niềm đau ấy khống chế mình.
Chúc bạn là người giàu có vì biết cho đi, cũng như biết cách làm mình và người khác sống vui, không bị tiền tài danh tiếng làm ảnh hưởng.
05.02.2017


TRẦN THẢO * HỒ SỞ KHANH

Hồ sở khanh và những kẻ bị lừa

Trần Thảo (Danlambao) - Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội. Ba tuần sau, ngày 23 tháng 9 năm 1945, Pháp theo chân lực lượng quân Anh vào giải giới quân Nhật và muốn tái lập chế độ thuộc địa tại nam bộ Việt Nam. Ý đồ tham lam, một lần nữa muốn nắm giữ quyền bóc lột của Thực Dân Pháp đã khiến nhân dân nam bộ bất bình, phẫn nộ, quyết đứng lên chống lại. Sự hưởng ứng kháng chiến của nhân dân miền nam, với bản tính "gặp chuyện bất bình chẳng tha", có thể nói là như ngọn sóng trào.
Hãy nghe ca khúc Nam Bộ Kháng Chiến của NS Tạ Thanh Sơn:
Mùa thu rồi ngày 23
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến
Rền khắp trời lời hoan hô
Dân quân nam nhịp chân 
Tiến lên trận tiền.
Thuốc súng kém chân đi không
Mà lòng người giàu lòng vì nước
Nóp với giáo mang ngang vai
Nhưng thân trai nào kém oai hùng...
Đứng ở mốc thời gian hiện tại, mà chúng ta vẫn có thể hình dung trọn vẹn cái khí thế sục sôi, hừng hực của vạn vạn tấm lòng hướng về tổ quốc trước họa xâm lăng. Già trẻ lớn bé gì cũng chỉ muốn xăn tay áo, lăn xả vào giặc cướp, sẵn sàng hy sinh vì quyền lợi tối thượng của tổ quốc.
Tôi nhớ từng đọc ở đâu đó mấy câu thơ của Victor Hugo được dịch sang tiếng Việt:
Vinh quang thay cho những người hy sinh vì tổ quốc!
Thiêng liêng thay tình yêu đất mẹ!
Đúng là như thế! Ngày nay đọc lại những hồi ký lịch sử, những áng văn viết về biến cố trọng đại của ngày Nam Bộ Kháng Chiến, chúng ta không khỏi nổi da gà, lắng nghe mạch máu của chính mình chuyển động, lòng tự nhiên cảm thấy vô vàn hãnh diện cho tinh thần yêu nước nồng nàn của dân nam.
Ngoài miền bắc cũng thế. Bắt đầu từ ngày 20 tháng 12 năm 1946, sau khi Hồ Chí Minh đưa ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cả dân tộc từ nam ra bắc như biến thành một khối thiết thạch. Có thể nói, sau hằng trăm năm chịu đựng hai tầng áp bức của phong kiến và thực dân, nhân dân Việt Nam ý thức đã tới lúc phải đứng lên cởi bỏ xích xiềng nô lệ, xây dựng một cuộc đời mới cho đất nước và cho chính bản thân mình.
Trong miền nam, nhà văn Xuân Vũ kể lại việc ông mới 14, 15 tuổi đã bỏ nhà trốn đi theo "cách mạng" rồi tập kết ra bắc. Trong "Hồi ký của một thằng hèn", NS Tô Hải kể lại việc ông đã không nghe lời cảnh cáo của thân phụ, quyết tâm đi theo đảng cộng sản, một phần do yêu nước, nào có so đo cộng sản hay không cộng sản, một phần cũng do tự ái của tuổi mới lớn, chủ quan tin vào nhận định của riêng mình.
Nhà văn Xuân Vũ và Nhạc sĩ Tô Hải chỉ là hai thí dụ trong hằng vạn người của tầng lớp thanh niên, ôm bầu máu nóng trước nghịch cảnh của đất nước.
Vinh quang thay và cũng bi thảm thay! Vinh quang vì tuổi trẻ Việt Nam thời đó đã tiếp nối được truyền thống hào hùng của tiền nhân, của Trần Quốc Toản, của Lê Lợi, của Quang Trung trong sứ mệnh giữ nước của dân tộc Việt. Bi thảm vì nhiệt huyết đó, tình yêu quê hương đó đã bị những người cộng sản quỷ quyệt tận tình lợi dụng. Thay vì đem tất cả năng lực của tuổi trẻ dồn cho sứ mệnh giữ nước và dựng nước, sau khi toàn dân đoàn kết một lòng, thành công đánh đuổi Thực Dân Pháp ra khỏi đất nước với chiến thắng Điện Biên Phủ, những người CSVN đã trói buộc những nhân tài đất nước vào vòng kìm tỏa của chủ nghĩa cộng sản, tiếp tục đẩy họ vào cuộc chiến xâm lược miền nam VN sau này, thực hiện dã tâm của quan thầy cộng sản thế giới: Nhuộm đỏ toàn cõi đông dương.
Nhà văn Xuân Vũ khi tập kết ra bắc năm 1954, lòng bồng bột hăng hái đã viết hai câu thơ:
Mười năm dồn lại một ngày
Là ngày tay mẹ cầm tay Bác Hồ!
Chỉ sống ở miền bắc vài tháng, ông đã sáng mắt sáng lòng, viết hai câu thơ khác, nhưng dĩ nhiên là giấu trong lòng, không dám đăng báo Văn Nghệ Hà Nội như hai câu trước:
Mười năm rõ mặt Bác Hồ
Là con quái vật miệng hô mắt lồi.
Với những người như ông Xuân Vũ Bùi Quang Triết và ông Tô Hải, mối tình đầu của mình bị tên sở khanh phụ bạc một lần là tởn tới già. Một ông thì âm thầm tạo dựng cơ hội đi B, về đến được quê nhà Mỏ Cày, Bến Tre năm 1968 là dông tuốt, một đi không trở lại. Một ông thì bất hạnh hơn, cố gắng nín thở qua sông, tới khi có tuổi rồi mới gióng lên tiếng "nói cho hả" trong tác phẩm "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn". Điều không thể chấp nhận được của chế độ CSVN là đối với một ông cụ 90 tuổi, bịnh hoạn liên miên như Nhạc sĩ Tô Hải mà chúng vẫn không buông tha, mới đây tin tức trên mạng cho hay phòng bịnh ông nằm luôn có công an theo dõi, rình rập, cuối cùng chúng còn ra lệnh cho bác sĩ bịnh viện từ chối chữa bịnh cho ông và đuổi ông về nhà.
Đời cũng lắm cảnh trớ trêu! Không phải ai cũng như ông Xuân Vũ và ông Tô Hải. Bộ mặt trơ trẽn của những người cộng sản, trước thì hô hào cách mạng, đấu tranh xóa bỏ giai cấp, tự do công lý cho tất cả mọi người, sau khi nắm quyền lực trong tay thì lại muốn làm vua, giai cấp xã hội chẳng những không được xóa bỏ mà còn ghê gớm hơn gấp trăm lần thời phong kiến, đã khiến cho hai ông Xuân Vũ và Tô Hải ngán tới tận cổ, và tìm mọi cách ly khai. Nhưng cũng có lắm người, tuy thất vọng vì đảng, sau khi nắm quyền, đã khiến xã hội đi vào chiều hướng thê thảm, tối tăm, cụ thể là hai vụ Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản ngoài miền bắc đã khiến lòng người ly tán, nhân dân ngoài đó sống khép kín trong một đời sống như trại lính, nghèo nàn, bần tiện, nhưng họ vẫn khư khư ôm trong lòng những ký ức đẹp đẻ, hào hùng của một thời tham gia kháng chiến như Hoàng Cầm viết trong bài thơ Đêm Liên Hoan:
Người sau kẻ trước lao vào giặc
Giữ vững nghìn thu một giống nòi.
Những người này, trước sau họ cố bám víu vào những hình tượng, những lời tuyên truyền dối trá nhưng đẹp đẻ về Hồ Chí Minh và luôn coi ông như một cha già dân tộc, một anh hùng cứu quốc. Thời đại trước đây, trong một môi trường hoàn toàn khép kín như xã hội miền bắc, người dân bị bưng bít mọi thông tin, thì họ mơ hồ tin theo những vẽ vời để sùng bái cá nhân HCM thì chúng ta có thể thông cảm được, nhưng tới đầu thế kỷ 21, khi những sử liệu được nghiên cứu một cách đáng tin cậy về Hồ Chí Minh ở trong tầm tay của họ, nhưng họ vẫn khăng khăng cho rằng đó là những tin tức xuyên tạc, nói xấu lãnh tụ. Những người như thế rất nhiều. Khi nói về Hồ Chí Minh, những người này yêu cầu người ta phải nhận xét khách quan, cẩn trọng, không thành kiến. Hồ Chí Minh là một kẻ cơ hội, tàn bạo, giả dối. Hồ Chí Minh là một kẻ sẵn sàng làm tay sai cho cộng sản quốc tế, sẵn sàng bán đứng dân tộc, đất nước. Tất cả những bản chất đó ngày nay đã rõ như ban ngày, vậy thì còn phải khách quan, không thành kiến như thế nào nữa?
Thực ra, như tôi đề cập phía trên, đây là một vấn đề tâm lý. Thói thường người ta hay nói "Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay", nhưng cũng có khi lại là "Đắng cay nhớ lúc ngọt bùi". Rất nhiều người, khi tham gia cuộc toàn quốc kháng chiến từ năm 1945-1954, ở trong độ tuổi chưa tới 20, có khi còn chưa biết tình yêu trai gái là gì. Họ đi theo tiếng gọi cứu nước, và đảng cộng sản với Hồ Chí Minh đứng đầu, đã là một hình ảnh thiêng liêng, lồng lộng trong tâm hồn họ. Hay nói véo von một chút, đảng và "Bác Hồ" thực sự là mối tình đầu của họ. Khi đảng và bác, như một tên sở khanh, để lộ mặt thật xảo trá, phụ phàng tình yêu của họ, họ đau lắm chứ, nhưng trong những phút giây đắng cay đó, họ tự an ủi mình bằng những hình ảnh ngọt bùi một thuở. Hãy nghe Bác Sĩ Nguyễn Khắc Viện, một người cộng sản 82 tuổi tâm sự:
"Đời tôi là đời một kẻ NGÂY THƠ. Phần THƠ là đi theo cụ Hồ kháng chiến chống xâm lược, tôi giữ nó lại. Phần NGÂY là đi theo Chủ Nghĩa Xã Hội, tôi vứt nó đi. Nhưng nếu phải sống lại, tôi vẫn đi con đường đó."

Đọc lời tâm sự của BS Nguyễn Khắc Viện thì chúng ta đã rõ lắm rồi! Tôi bỗng dưng từ câu kết của BS Nguyễn Khắc Viện mà nảy sinh một câu hỏi tò mò. Ông NKV bảo rằng nếu phải sống lại, ông ấy vẫn đi con đường đó. Tôi xin hỏi ông NKV, nếu ông sống lại vào thời đại của cuộc toàn quốc kháng chiến, và ông được mang theo Ký Ức của Mình vào Đầu Thế Kỷ 21 ở Việt Nam thì ông có còn đi theo con đường mà ông nói hay không? Nếu ông "vẫn đi con đường đó" thì quả thật tôi xin bái phục ông là một chân trí giả!
Bởi cái mâu thuẫn tâm lý này, mà nhiều người dù đã ngán ngẩm cái cơ chế XHCN đi hoài không thấy đường ra, nhưng họ đổ thừa tất cả những tệ hại của xã hội hiện nay là do những tên cà bứa như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, và những tên trước đây như Nguyễn Văn Linh, Lê khả Phiêu, Phan Văn Khải v.v.. vì bất tài nên đã đưa đất nước dân tộc đến vũng lầy hiện nay. Họ tin rằng nếu Hồ Chí Minh không chết sớm, và cầm cân nẩy mực thì đất nước nhất định là vinh quang, xán lạn! Không thiếu những kẻ mang kiến thức của thời đại mới mà vẫn khấn vái xin ông Hồ có linh thiêng thì về phù hộ cho mấy ông thần nước mặn hiện nay sám hối, quay về nẻo phải, mau xây dựng nền tự do dân chủ. Thật hết ý luôn!
Hồ Chí Minh qua đời mà thân xác không được nhập thổ, chắc khó mà tiêu diêu, lại bị hai hồn ma Ba Duẩn và Sáu Thọ kèm hai bên, có khấn vái tới ổng mà không hối lộ hai tên đó, thì dám nhận được cái xua tay,  lắc đầu: "Đừng làm phiền tới lãnh tụ tối cao!"
Tôi không tin những người này lại có lối suy tư như vậy, tôi tin là họ biết hết sự thật, nhưng họ không dám chấp nhận nó mà thôi. Họ bám víu vào hồn ma của HCM để cho tâm hồn của họ có một chổ dựa, nếu chối bỏ HCM, họ không còn gì cả. Ôi "Tôi đang mơ giấc mộng dài, đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh!"
Lâu nay tôi hay chọt vào vấn đề này. Không phải vì tôi muốn lay họ dậy khỏi giấc mơ, bởi vì như thế thật tội nghiệp, họ sẽ chẳng còn gì cả. Nhưng tôi nghĩ rằng họ sẽ khiến cho sự lầm lạc này lan truyền ra xã hội, đó quả là điều không tốt. Nhưng ngẫm lại quả thật là đau! Chế độ CSVN dựa vào hình tượng HCM để kéo dài sự thống trị qua bộ máy tuyên truyền, không ngại tiêu tiền tỉ để xây tượng khắp nơi, mà ngay cả những người đã từng bị phản bội một cách trắng trợn, vẫn bám víu vào cái tượng mạ kền HCM để an ủi chính mình?
Đất nước Việt Nam trong vòng một thế kỷ qua đã trải qua quá nhiều bất hạnh, nhưng trong những bất hạnh đó, còn có một chút xíu may mắn, đó là Hồ Chí Minh đã chết sớm vào năm 1969. Nếu ông ta còn sống lâu hơn chừng 10 năm, cá nhân tôi tin rằng đất nước Việt Nam còn thê thảm hơn bây giờ.
Mới đây tôi được đọc ba bài viết của tác giả tên Lãng Anh trên trang mạng Ba Sam với tiêu đề chung là Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ngã Ba Đường Lịch Sử. Phải thành thật công nhận tác giả Lãng Anh đã mất nhiều công sức để viết ba bài viết thật hay, tràn đầy kiến thức với lối phân tích sắc sảo. Các bạn hãy vào trang Ba Sam để đọc trọn vẹn ba bài viết của tác giả Lãng Anh. Ở đây tôi chỉ nêu vài nét chính.
Trong phần kết luận, tác giả Lãng Anh đã quy ra những điều mà chế độ CSVN cần phải làm để chuyển hóa đất nước sang một thời kỳ mới mẻ trong hòa bình, thay vì phải kết thúc chế độ trong loạn lạc, bất hạnh. 
Gồm những điều như sau:
1- Nới lỏng kiểm duyệt báo chí và trang mạng xã hội.
2- Sa thải và tái bố trí việc làm cho ít nhất 30% người hưởng lương ngân sách.
3- Ban hành một đạo luật chống tham nhũng mới. Đặc xá những án tham nhũng cũ, và sẽ nghiêm chỉnh trừng trị những án tham nhũng mới khi thời hạn đặc xá chấm dứt.
4- Thành lập cơ quan tư pháp mới, được trao quyền điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng sau thời hạn đặc xá, dù đó là ai.
5- Tách rời Tư Pháp ra khỏi Hành Pháp.
6- Giải tán Mặt Trận Tổ Quốc, thành lập Mặt Trận Toàn Dân mới, với những thành viên được bầu lên một cách công khai và minh bạch, Mặt Trận Toàn Dân này sẽ lựa chọn một hội đồng soạn thảo Hiến Pháp mới.
7- Phải thực sự cầu thị, đầy đủ thiện chí.
Tôi thật sự kính trọng thiện chí của tác giả Lãng Anh, đã bỏ công sức để soạn ba bài viết này. Điều đó nói lên tác giả đã có nhiều suy tư và lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc. Tuy có những chi tiết tôi không đồng ý như tác giả tin rằng những người cộng sản thế hệ đầu, cụ thể là Hồ Chí Minh, là người yêu nước. Tác giả cũng tỏ lòng kính trọng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp như một danh tướng, một anh hùng v.v... Những chi tiết đó tôi không muốn bàn luận ở đây. Tôi chỉ xin đưa ra vài nhận định về những gì cốt lõi trong bài viết của Lãng Anh.
Thưa tác giả Lãng Anh.
Như anh trình bày, đối tượng của bài viết là những người cộng sản VN. Hay nói cụ thể là những người đang nắm quyền trong cơ chế CSVN hiện nay, vì những đảng viên CS bình thường dù có tâm đắc với những gì anh dày công viết ra thì họ cũng không làm gì được, đó là chưa nói phần lớn số này sống trong "an toàn khu" của đặc quyền, đặc lợi đã được biên chế, họ cứ muốn tiếp tục thế này, không muốn thay đổi.
Thế thì anh Lãng Anh có thể trông chờ gì từ những người CSVN đang nắm vận mạng đất nước trong tay?
Trong mấy mươi năm qua, trải qua nhiều đời Tổng Bí Thư, không thiếu những con người tâm huyết, trong và ngoài đảng, đã không ngại bất lợi cho bản thân, đã cất lên tiếng nói đầy thiện chí xây dựng, mong mỏi cho đất nước thoát khỏi vũng lầy tăm tối, nhân dân được hưởng đời sống văn minh, những quyền căn bản của con người được tôn trọng. Những vị như Hà Sĩ Phu, Nguyễn Trung, Nguyễn Khắc Mai, Lê Hồng Hà, Trần Huỳnh Duy Thức v.v... và còn bao nhiêu người nữa, họ đem tấm chân tình ra để góp ý, mong đất nước chuyển hóa tốt đẹp. Nhưng đối lại, họ đã được đối xử thế nào? Tất cả đều bị trù dập cách này hay cách khác. Tại sao lại như thế?
Ông Hà Sĩ Phu có một nhận định rất thú vị: "Những người CSVN, khi chưa nắm quyền trong tay, họ rước chủ nghĩa Mác vào đất nước ta bằng cửa sau, khi họ đã nắm quyền trong tay thì họ máng chủ nghĩa Mác ở cửa chính để treo đầu dê bán thịt chó." Ngắn gọn thế thôi, nhưng đã nói quá rõ cái bản chất xảo trá, dối gian của những người CSVN, kể từ HCM, Lê Duẩn cho tới Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang hiện nay!
Thưa tác giả Lãng Anh.
Những người CSVN hiện nay họ đang đi trên con đường một chiều, không thể quay đầu lại được, vì quay đầu vào lúc này, đối với họ, có nghĩa là tự sát, mất hết quyền lực, mất hết lợi lộc bản thân.
Tôi cũng mới đọc một bài viết của ông Nguyễn Đăng Quang, trong đó cũng có đôi phần tương tự như của anh Lãng Anh. Ông NĐQ đề nghị nên có một Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương do Đại Hội Đảng bầu lên, chứ không nên được chỉ định bởi TBT và BCT như trước đây, để kiểm tra mọi hành động xấu xa do tha hóa quyền lực gây ra. Dĩ nhiên động cơ của anh Lãng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang, khi đề nghị những việc mà cơ chế CSVN cần làm lúc này, khác nhau. Đề nghị của anh Lãng Anh nhắm vào việc giải quyết cái đống rác xã nghĩa, cứu nước cứu dân mà những người CSVN là một thành phần. Còn ông Nguyễn Đăng Quang đề nghị để xây dựng đảng trong sạch, giảm suy thoái và xã hội nhờ đó sẽ hưởng xái mà tốt đẹp hơn. 
Nhưng dù là động cơ nào, thì trong cái nhìn của tôi, những đề nghị của các anh cũng chỉ có một nơi chốn lưu giữ duy nhất, đó là thùng rác!
Tôi nói điều này với tất cả chân thành, không hề có ý mỉa mai, mong anh Lãng Anh đừng buồn.
Tình trạng đất nước Việt Nam hiện nay nhất định sẽ không được chuyển hóa trong một cách thức hoà bình như tác giả Lãng Anh mong đợi. Vì thế, thay vì đem đàn mà gảy tai trâu, hãy đem tâm huyết để giải quyết cái vật cản đã đè nặng tâm tư người Việt Nam bấy lâu nay, đó là cái sợ đối với những hành động áp bức kiểu côn đồ, luật rừng của bạo quyền CSVN.
05.02.2017
s/

No comments:

Post a Comment