Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 28 February 2017

NGUYỄN ĐẠT THỊNH * CHIẾN HẠM MỸ VÀO BIỂN ĐÔNG


Chiến hạm Mỹ vào Biển Đông


NGUYỄN ĐẠT THỊNH




Hôm thứ Bảy, 18 tháng Hai, Hải Quân Hoa Kỳ công bố cuộc hành quân vào Biển Đông; lực lượng tham dự hành quân là nhóm chiến hạm trong hệ thống hàng không mẫu hạm Carl Vinson.
Tuần trước, tờ nội san Navy Times đã loan tin này, căn cứ vào những dữ kiện của giới thẩm quyền Hải Quân. Bài báo viết, “Ngày 18 tháng 2, 2017, Hạm Đội 1 Tấn Kích (Carrier Strike Group 1 (HĐ1TK)) sẽ tiến vào Biển Đông, thực hiện một cuộc tuần hành thường lệ.”

Hạm đội gồm chiếc hàng không mẫu hạm Carl Vinson, nhóm khu trục hạm DESRON 1, Không Lực 2 Hải Chiến Carrier Air Wing 2, khu trục hạm trang bị hỏa tiễn Wayne E. Meyer.

Trước cuộc tuần tiễu, HĐ1TK đã thao dượt bằng cuộc hải hành từ Hawaii đến Guam. Đề đốc James Kilby, tư lệnh HĐ1TK tuyên bố, “Chúng tôi thao dượt để biểu diễn khả năng của Hải Quân Hoa Kỳ, và thắt chặt tình thân hữu giữa Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh, các quốc gia bằng hữu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.”

Năm 2015 hàng không mẫu hạm Vinson đã thao dượt cùng với Hải Quân và Không Quân Mã Lai trên Biển Đông; trong 35 năm hiện hữu trên biển cả chiếc Vinson đã tham dự 16 cuộc dàn quân.
Trong chuyến hải hành này, cùng với 7,500 quân nhân cơ hữu, chiếc Vinson còn chở theo 60 phi cơ chiến đấu, gồm nhiều chiếc F/A-18 tối tân.


Hàng không mẫu hạm Carl Vinson



Đề Đốc James Kilby, tư lệnh Hạm Đội 1 Tấn Kích



Câu tuyên bố của đề đốc Kilby nặng tính chất chính trị khiến hôm thứ Năm, 16 tháng Hai, trong cuộc họp báo hàng ngày phát ngôn viên Geng Shuang của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, khuyến cáo Hoa Kỳ “không nên có hành động xâm phạm vào chủ quyền lãnh hải của Trung Cộng, và khuấy động tình hình yên tĩnh trên Biển Đông mà Trung Quốc và các lân quốc đã khổ công tạo ra.”


Phát ngôn viên Geng Shuang



Shuang còn trình bày là, “Trung Quốc tôn trọng và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng sẽ mạnh mẽ chống lại mọi toan tính của bất cứ quốc gia nào lạm dụng danh nghĩa những tự do này để xâm phạm lãnh hải Trung Quốc.”

Trong số báo phát hành ngày Chủ Nhật, tờ báo Anh ngữ Global Times của chính phủ Bắc Kinh viết, “Quan sát viên thế giới tin là tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang can thiệp vào tình hình Biển Đông.”
Tờ báo ghi nhận đây là cuộc phiêu lưu đầu tiên của ông Trump sau một tháng cầm quyền.

Giáo sư Shi Yinhong, giám học bộ môn “Văn Hóa Hoa Kỳ” tại viện đại học Renmin University of China nhận xét, “Tổng Thống Barack Obama đã sử dụng áp lực quân sự để ngăn cấm Trung Quốc tạo dựng hải đảo trên biển Nam Hải (Biển Đông); nhưng chúng ta vẫn cứ tạo dựng, và vẫn cứ thành công. Giờ này tổng thống Donald Trump lại sử dụng áp lực quân sự. Rồi cũng vậy thôi."



Giáo sư Shi Yinhong



và một bức hài họa của Shen Lan



Ông Shi cho là cuộc chuyển quân nhẹ tính quân sự, và nặng tính chính trị, ông nhắc lại là năm ngoái hàng không mẫu hạm John C. Stennis cũng đã thực hiện một cuộc “tuần tra khiêu khích” trên Biển Đông.
Tuy nhiên với chính sách “American First” của Tổng Thống Trump và với lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Rex Tillerson cấm không cho hải quân Trung Cộng chiếm giữ các hải đảo Biển Đông, hai cuộc “tuần tra khiêu khích” không nhất thiết phải giống nhau.

Hãng tin United Press International (UPI) loan báo Hạm Đội 1 Tấn Kích sẽ vào sát các hải đảo trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi có sự hiện diện của quân đội Trung Cộng. Chỉ riêng trong tháng Hai 2017 hải quân Hoa Kỳ đã ba lần hải hành trên Biển Đông, hai lần trước với chiến hạm Coronado, đang thả neo ngoài khơi Tân Gia Ba, và mới tuần trước, với chiến hạm Louisville, vừa được gửi tới Subic Bay.
Hoa Kỳ tuyên bố những chiến hạm đó là lực lượng tăng phái cho Đệ Thất Hạm Đội để thực hiện những cam kết của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và Biển Đông.

UPI nhắc lại cuộc điên đàm giữa Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn và Tổng Thống đắc cử Donald Trump, cùng với lời hứa mới đây của Trump là sẽ tôn trọng chính sách “chỉ có một nước Trung Hoa” trong cuộc điện đàm với Tập Cận Bình.

Cho đến giờ này, chưa một chính khách quan trọng nào của Mỹ hay của Trung Cộng chính thức lên tiếng về cuộc hải hành của HĐ1TK, cả Bạch Cung lẫn Bắc Kinh đều im lặng, để mặc dư luận xôn xao.
Để nói với độc giả ngoại quốc, tờ báo Anh ngữ của Bắc Kinh, viết, “Gửi HĐ1TK vào Biển Đông là hành động khiêu khích vô cùng rõ rệt của Hoa Kỳ, và làm cho chiến tranh Hoa-Mỹ trở thành hiểm họa khó tránh khỏi.”

Người chủ trương chính sách “cấm người Tầu vào Biển Đông” là Ngoại Trưởng Rex Tillerson; vốn là tổng giám đốc hãng dầu Exxon -hãng đã ký với chính phủ Việt Cộng khế ước khai thác nhiều giếng dầu ngoài thềm lục địa Việt Nam, rồi không thi hành được vì áp lực của Trung Cộng- ông cương quyết đòi giải quyết sự hiện diện của Trung Cộng trên Biển Đông.



Ngoại Trưởng Rex Tillerson


Giáo sư Amitai Etzioni giảng dạy về khoa “Ngoại Giao Quốc Tế” tại George Washington University, và tác giả quyển Foreign Policy: Thinking Outside the Box, vạch rõ là nguy cơ chiến tranh tại Biển Đông rất nhỏ, vì “Trung Quốc không đủ khả năng đối phó với Hải Quân Hoa Kỳ, do đó dù Hoa Kỳ có chiếm giữ Biển Đông họ cũng không kháng cự. Tuy nhiên họ vẫn có cách trả đũa: khích động Bắc Hàn phát triển kế hoạch nguyên tử ( nhưng thật sự thì rất khó có thể làm được , bởi vì bọn cộng sản Tàu Chệt và cộng sản Bắc Hàn chỉ là những thứ " Thùng rỗng tuếch , bên trong chẳng có cái quái " gì !!!!! Nhưng luôn đánh tiếng cho thật to , ồn ào , điếc tai làng xóm mà thôi ) !!!!!!

Mỹ vào Biển Đông là điều người Việt Nam cầu mong, vì không có gì tuyệt diệu hơn là hàng tỉ tấn hải sản trên Biển Đông lại trở thành ngư trường do ngư phủ Việt Nam khai thác, và hàng chục tỉ tài nguyên dầu hỏa dưới lòng biển do hãng Exxon bơm lên, dù sao cũng được ấn định bằng những khế ước tương đối công bằng hơn là chính sách hải phận 9 vạch của Cộng Sản Tàu Khựa dành tất cả cho người Hán Chệt Trung quốc ...

KATE SPRINGER * HÒN ĐẢO MA

'Hòn đảo ma' giữa Hong Kong náo nhiệt

  • 25 tháng 2 2017

Yim Tin Tsai island, Hong Kong
 
Bản quyền hình ảnh Kate Springer
Thành phố Hong Kong đông đúc, chật chội không phải là nơi bạn có thể nghĩ tới cơ hội tìm được một hòn đảo hoang. Thế nhưng tại một góc vắng lặng của quận Sai Kung, cách khu Central khoảng 25km về phía đông bắc, một hòn đảo tí xíu lại chính là nơi cho bạn cơ hội hiếm hoi để nhìn lại quá khứ.
Được đặt tên lóng là 'Đảo Ma', đảo Yim Tin Tsai rất xanh tươi, thấp thoáng những căn nhà bị bỏ hoang.
Đảo này từng là nơi cộng đồng Hakka, một dòng họ từ bắc Trung Quốc di cư tới vài thế kỷ trước, phát triển thịnh vượng. Họ định cư trên hòn đảo hoang vắng và sinh sống bằng nghề làm muối.
Cái tên Yim Tin Tsai có nghĩa là 'Diêm Điền Tử' trong tiếng Quảng Đông. Khi các ruộng muối bị đóng cửa hồi hơn 100 năm trước do bị cạnh tranh tăng lên từ Việt Nam và Trung Quốc, hầu hết cư dân đã chuyển sang làm ruộng, ngư nghiệp và nghề nông.
Vào lúc phát triển nhất, hồi thập niên 1940, nơi này được cho là có khoảng từ 500 đến 1.200 người sinh sống. Nhưng tới thập niên 1960, ngày càng có nhiều gia đình rời đi để tới những nơi có điều kiện học hành tốt hơn thay vì chỉ dừng ở bậc tiểu học ở đảo; họ tới Kowloon hoặc thậm chí sang cả Anh.
Những người dân làng cuối cùng rời khỏi Yim Tin Tsai vào thập niên 1990, và trong những năm sau đó Yim Tin Tsai hoàn toàn vắng bóng người, với những căn nhà bị bỏ hoang trở nên điêu tàn.
Thế nhưng với một số ít các dân làng thì hòn đảo này đại diện cho điều đặc biệt - một phía độc đáo của lịch sử và văn hóa Hong Kong không thể bị lãng quên.

Trên hòn đảo thấp thoáng những ngôi nhà đổ nát, tàn lụi 
Bản quyền hình ảnh Kate Springer
Image caption Trên hòn đảo thấp thoáng những ngôi nhà đổ nát, tàn lụi

Những khởi đầu mới

Nếu khách vãng lai tới Yim Tin Tsai vào chừng mươi năm trước, họ sẽ không thấy gì ngoài cỏ dại mọc um tùm, những căn nhà đổ nát và những cánh đồng phủ nâu phủ bụi. Đó chính là những gì mà Colin Chan, một gương mặt của làng, chứng kiến khi ông trở về làng sau 40 năm ra đi.
"Tôi trở lại nơi này để tìm kiếm những thứ ta cảm như đã mất," Colin nói. "Tôi thấy hòn đảo trong tình trạng mục ruỗng, và tôi thấy trĩu buồn. Nơi đây là chốn tôi đã lớn lên. Nơi đây là nhà của cha tôi, của ông tôi."
Các cụ tổ của Chan đã tới định cư ở đảo này hồi hơn 300 năm trước. Là dân làng ở thế hệ thứ tám, ông sống tại Yim Tin Tsai cho tới khi lên bảy, rồi chuyển tới Sai Kung và sau đó sang Anh để theo đuổi việc học.
"Tôi nhớ là lồi nhỏ tôi chạy quanh suốt các ngọn núi," ông nói. "Tôi nhớ cái cảm giác đó. Tôi không thể tìm thấy nó ở những nơi khác của Hong Kong, nhưng lại tìm được nó ở đây."

Yim Tin Tsai was once home to a thriving Hakka community 
Bản quyền hình ảnh Kate Springer
Image caption Yim Tin Tsai từng là nơi sinh sống nhộn nhịp của cộng đồng người Hakka
Vào năm 1999, Colin được bầu làm người đại diện cho làng, và bắt đầu một sứ mệnh mà ông sẽ mang theo suốt đời: làm hồi sinh hòn đảo.
Trong vài năm đầu, ông tập trung vào việc xây dựng một mạng lưới những người dân làng, nay sống tản mát khắp các nơi trên thế giới, hy vọng tạo ra một cộng đồng có cùng suy nghĩ, gồm những con cháu dân làng và những tình nguyện viên, nhằm giúp cho việc tái dựng lại Yim Tin Tsai theo cách thức bền vững.
Mọi thứ thực sự khởi động vào năm 2003 khi Giáo hội La Mã phong thánh cho Josef Freinademetz, một nhà truyền giáo gây nhiều ảnh hưởng, vốn từng sống cùng dân làng hồi thế kỷ thứ 18.
Sau khi tin tức loan ra, những người Công giáo từ trên toàn thế giới đã coi hòn đảo nhỏ như một địa điểm hành hương, và Colin muốn đảm bảo rằng những người tới thăm sẽ được chào đón một cách nồng ấm.

Bảo tàng sống

Cùng với một ủy ban gồm chừng 100 cựu dân làng, Colin gây quỹ để xây dựng một trung tâm hướng dẫn du lịch dành cho du khách. Hồi năm 2014, một quỹ thiện nguyện đã đóng góp các khoản quỹ thông qua Giáo hội La Mã để cải tạo nhà nguyện lịch sử của hòn đảo.

Ta có thể nhìn thấy vết tích quá khứ ở khắp nơi trên đảo 
Bản quyền hình ảnh Kate Springer
Image caption Ta có thể nhìn thấy vết tích quá khứ ở khắp nơi trên đảo
Được các nhà truyền giáo Thiên chúa xây dựng từ năm 1890, đây là một trong những nhà nguyện Thiên chúa giáo cổ nhất ở Hong Kong.
Đơn giản và trang nhã, nhà nguyện có màu trắng như lòng trắng trứng và có những cửa sổ làm bằng kính màu tinh tế và một sảnh cầu nguyện ấm cúng. Vài hàng ghế băng bằng gỗ hướng về phía gian thờ được trang trí ở mức giảm thiểu, với sắc màu đỏ và ánh vàng. Vào năm 2005, nơi này đã được trao giải Di sản Châu Á - Thái Bình Dương của Unesco về Bảo tồn Di sản Văn hóa.
Phấn khởi từ việc được công nhận, người dân làng đã tổ chức một chương trình chạy phà đều đặn để du khách có thể tới được đảo, và xây dựng nội dung giới thiệu lịch sử độc đáo của ngôi làng cho mọi người. Họ đã tạo một lối đi mang những nét đặc trưng xưa kia, cải tạo các ngôi nhà cổ của người Hakka và mở một bảo tàng vật dụng gia đình và đồ gốm sứ, thậm chí còn bắt đầu mở một trang trại ngay dưới chân nhà thờ.
"Tôi muốn hòn đảo này trở thành một bảo tàng sống," Colin nói. "Mười năm trước, mọi người thực sự không nghĩ về di sản và bảo tồn. Họ muốn kiếm tiền và xây những tòa nhà cao tầng. Nhưng nay họ đang để ý tới chuyện này."

Nhà nguyện trên đảo là một trong những nhà nguyện Thiên chúa giáo cổ nhất ở Hong Kong 
Bản quyền hình ảnh Kate Springer
Image caption Nhà nguyện trên đảo là một trong những nhà nguyện Thiên chúa giáo cổ nhất ở Hong Kong

Muối của Đất

Sau một loạt các hoạt động cải tạo thành công, ủy ban đã chuyển trọng tâm sang các ruộng muối cũ.
Nơi từng là cánh đồng bẩn thỉu, bụi bặm hồi chục năm về trước nay đang sống lại, trở thành cánh đồng muối đúng nghĩa của nó. Cạnh đó nay còn có thêm một trung tâm hướng dẫn du khách chuyên giới thiệu từng bước quá trình sản xuất.
Vào năm 2015, những cánh đồng muối hồi sinh đã được Unesco ghi nhận là bảo tồn được di sản nghề này tại Hong Kong, ước tính từng tồn tại từ hơn 2.000 năm trước.
Ngày nay, các ruộng muối lấp lánh sắc trong nắng mặt trời, được bao quanh bởi những cây đước. Chúng không tạo ra đủ muối để trở thành một ngành kinh doanh, nhưng bởi là những ruộng muối duy nhất ở Hong Kong, chúng đóng vai trò là cầu nối cho người ta nhớ về quá khứ.
"Tạo dựng lại được các ruộng muối khiến tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc bởi nó đưa tôi xích lại gần gũi với tổ tiên, cội nguồn hơn," Rosa Chan, một hướng dẫn viên trên đảo và là cư dân thế hệ thứ tám của ngôi làng, nói.

Việc làm sống lại các ruộng muối đã được Unesco ghi nhận là nỗ lực bảo tồn di sản 
Bản quyền hình ảnh Kate Springer
Image caption Việc làm sống lại các ruộng muối đã được Unesco ghi nhận là nỗ lực bảo tồn di sản
Rosa đã sống trên đảo này cho tới khi 13 tuổi, rồi chuyển tới sống ở Kowloon City để tiếp tục việc học. Sau đó, bà chuyển sang Anh cùng gia đình cho tới khi nghỉ hưu.
"Khi trở lại Hong Kong, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm giúp đỡ," bà nói. "Khi tôi quay trở lại lần đầu tiên, mọi thứ đều đổ nát. Cây cối mọc um tùm khắp nơi. Cỏ cứa rách cả chân tôi."
Gia đình bà đã dọn đi khi bà còn nhỏ, để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng với Rosa, cuộc sống đó chính là ở nơi này, trên hòn đảo này. "Tôi cảm thấy đây chính là nhà, một cảm giác đến rất tự nhiên," bà nói. "Tôi thích bắt cua, đi câu cá, đời sống tự nhiên đưa tôi đến đây. Tôi không thể làm những điều đó khi ở Kowloon."
Những ngày này, bà từ nhà mình ở Kowloon tới đảo tuần hai lần để chăm sóc các khu vườn và để hướng dẫn du khách. Có khá nhiều người tới thăm: hòn đảo rộng chưa tới 1 cây số vuông này đã đón gần 34 ngàn du khách trong năm 2016, hầu hết đều tới để tìm hiểu về các ruộng muối, khám phá lối đi cổ, đi bộ quanh đảo hoặc có thể chỉ để tìm một chốn yên tĩnh cho việc thiền.
Đi bộ quanh ngôi làng, du khách sẽ cảm nhận được tâm trạng của cộng đồng từng sống tại đay, nhờ những dãy nhà lợp mái ngói truyền thống kiểu Hakka, và các mặt tiền ốp gạch.
"Khi mọi người tới đây, tôi rất vui được chỉ cho họ xem những ngôi nhà đổ nát," Rosa nói. "Bởi chúng kể cho ta biết toàn bộ lịch sử. Đó là một phần trong câu chuyện của chúng tôi."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

SÁCH MỚI CỦA GS. PHẠM CAO DƯƠNG




BẢO ĐẠI - TRẦN TRỌNG KIM 
và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM 
9/3/1945 - 30/8/1945, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới 

  
Đế Quốc Việt Nam là quốc hiệu chính thức của nước Việt Nam trong những ngày đầu tiên độc lập sau một thời gian dài thuộc Pháp. Quốc hiệu này không mang ý nghĩa thông thường có liên hệ tới bá quyền, tới chiến tranh, bạo lực, đô hộ và áp bức mà là một sự bao gồm tất cả các cộng đồng người do chính họ lựa chọn, sống hòa hợp với nhau trên một lãnh thổ chung dưới sự lãnh đạo của một vị hoàng đế, người Việt hay người Kinh chỉ là chiếm đa số.


Đây cũng là thời của Hoàng Đế Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Triều Đại Nhà Nguyễn và cũng là cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là thời của Nội Các của Nhà Giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, một trí thức được rất đông người trong nước từ Bắc chí Nam

Thủ tướng Trần Trọng Kim
biết tiếng và yêu mến qua các bộ sách Giáo Khoa Thư, gồm có Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư, v..v… dùng cho bậc tiểu học và tác phẩm Việt Nam Sử Lược, cuốn sử gối đầu giường của nhiều thế hệ người Việt rất lâu về sau này, đồng thời cũng là nội các của những người có học nổi tiếng trong nước đương thời.

Cuốn sách nhỏ này là để tưởng nhớ những người thuộc thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của nước Việt Nam mới, còn giữ được tinh thần sĩ phu truyền thống, cùng với tuổi trẻ đương thời đã đứng ra làm việc nước và đã ra đi trong nhiều oan khuất.

Đây là một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam, với những người đẹp, việc đẹp, ước nguyện đẹp, tác giả xin được trang trọng gửi tới các Bạn Trẻ Việt Nam bây giờ, sau này và mãi mãi.

 Sách mới của Giáo Sư Phạm Cao Dương, xuất bản Tháng Hai 2017. Sách dầy 784 Trang, hiện đã bán trên Amazon.com.

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI TRUNG QUỐC

Nhìn lại hậu quả tai hại của cuộc “Cải cách ruộng đất” tại Trung Quốc

Ba tháng sau khi vừa mới thành lập chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kêu gọi “Cải cách ruộng đất” khắp nơi với khẩu hiệu “đánh cường hào, chia ruộng đất”. Cuộc “cải cách” này đã để lại cho xã hội Trung Quốc nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Cuộc “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trên bề mặt ĐCSTQ lý giải rằng “Cải cách ruộng đất” là cách lập lại công bằng trong xã hội, nhưng thực chất đó chính là chiêu bài của những thủ lĩnh nông dân. Mao Trạch Đông lệnh cho tổ công tác “Cải cách ruộng đất” Cộng sản Trung Quốc: “Đặt chân đến đâu, việc đầu tiên là phải tạo ra cảnh tượng thật khủng bố”: cưỡng chế phân chia cấp bậc, tước đoạt quyền tư hữu tài sản, kích động quần chúng đánh địa chủ, dùng danh nghĩa “cách mạng” ngang nhiên xét xử và bắn chết địa chủ. Ngoài ra, thông qua “Cải cách ruộng đất” còn để đàn áp những người phản cách mạng, tiêu diệt các thành phần bị xem là “bóc lột”, “phản quốc”, “phản động” (thường là những người theo phe Đảng Quốc Dân). Trong một tài liệu xuất bản năm 1948, Mao Trạch Đông dự định rằng “một phần mười tá điền, địa chủ” (ước tính khoảng 50 triệu người) “cần phải bị loại bỏ” để “Cải cách ruộng đất”. “Cải cách ruộng đất” là tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. 
Tuy nhiên, Sau khi hệ thống chính quyền cơ sở của ĐCSTQ xây dựng kiên cố, người nông dân chia ruộng đất xong chưa kịp vui được mấy ngày lại bị ĐCSTQ cho “công xã hóa” tịch thu hết. ĐCSTQ ra lệnh nông dân phải nộp lại toàn bộ ruộng đất, thậm chí cả trâu cày và nông cụ. Mọi tài sản đều thuộc về sở hữu của ĐCSTQ. Cái gọi là “Cải cách ruộng đất” chỉ là một trò bịp bợm, mãi cho đến tận ngày nay ĐCSTQ vẫn quy định ruộng đất là sở hữu công, cũng tức là sở hữu của Đảng, không chịu trả lại ruộng đất cho nông dân, dùng phương thức cho thuê, thầu khoán để giao ruộng cho nông dân cày cấy.
Dưới chiêu bài “đả đảo địa chủ để lấy ruộng”, ĐCSTQ triển khai rộng thủ đoạn trấn lột ra toàn xã hội, vứt bỏ truyền thống trật tự cũ và thay vào đó là ‘trật tự mới’ gây ra những hậu quả xã hội vô cùng nghiêm trọng được giới nghiên cứu chỉ ra như sau:
(1) Phá vỡ hệ giá trị đạo đức xã hội truyền thống, làm xã hội rối loạn
Cuộc sống mọi người ở các vùng nông thôn đang bình yên, mọi người đã sống cùng nhau đời đời kiếp kiếp trải qua nhiều thế hệ, tuy có phân biệt người giàu kẻ nghèo nhưng trật tự này được mọi người chấp nhận và yên ổn sống cùng nhau. Mọi thứ đang hòa bình trong nề nếp trật tự thì chính sách “Cải cách ruộng đất” được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế tàn bạo và tùy tiện đã làm đảo lộn tất cả. Phong trào cải cách ruộng đất đã đưa cả xã hội vào cuộc chiến chém giết nhau, hệ giá trị đạo lý trong xã hội truyền thống tan vỡ trong khi hệ giá trị mới chưa có gì khiến bản năng sống tự tư tự lợi có cơ hội bùng nổ, nền tảng đạo đức xã hội theo đó hoàn toàn suy sụp.
Trật tự của xã hội truyền thống là một trật tự bền vững, như xếp đá tảng, những tảng đá to, nặng cần được đặt ở dưới, làm bệ đỡ, làm rường cột cho những tảng đá nhỏ ở bên trên. Còn ĐCSTQ đã biến mối quan hệ xã hội “cộng sinh” tự nhiên (chủ đất- tá điền, chủ xưởng- công nhân), vốn dĩ không hề là mâu thuẫn, trở thành mối hận thù giai cấp, tạo cơ sở từ học thuyết đấu tranh sinh tồn của loài động vật đem áp dụng cho xã hội con người. Cũng như giờ đây, liệu có thể nào hàng vạn nhân viên của những tập đoàn lớn như Google, Facebook, Microsoft lại có thể căm thù địa vị ông chủ của Mark Jukeberg, Bill Gate… thay vì cảm kích họ đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng vạn người?
(2) Phá hoại năng lực sản xuất nông thôn
Tại nông thôn, đa số phú nông, địa chủ là những người lao động giỏi điển hình, họ làm việc chăm chỉ và sống tằn tiện, biết kinh doanh. Theo thời gian, họ ngày càng kiện toàn về phương tiện sản xuất, có điều kiện về tiền vốn, đã xây dựng được quy mô sản xuất nhất định; họ có kinh nghiệm phong phú, dễ dàng tiếp thu những cái mới, có kiến thức về lựa chọn và cải tạo cây trồng; phương pháp canh tác tiến bộ của họ chính là hình mẫu cho những người nông dân nghèo khổ khác… Nếu những người này tiếp tục giàu lên, con cái họ du học nước ngoài trở về kế tục sự nghiệp thì hoàn toàn có thể làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đưa trình độ tổ chức sản xuất phát triển theo kịp các nước tiên tiến khác. Nhưng chính sách “Cải cách ruộng đất” đã giết chết họ, tư liệu sản xuất của họ bị phân chia tản mác không còn phát huy được tác dụng… Như vậy, “Cải cách ruộng đất” đã chặn đứng mạch phát triển.
Con người trên đời có muôn hình vạn trạng, nhiều người đầu óc chỉ quen suy nghĩ mơ màng. Nhiều người bần và trung nông chỉ có thể làm việc đơn giản theo chỉ đạo của người khác, họ thiếu năng lực độc lập trong công việc. Ruộng đất tươi tốt sau khi phân chia cho những người này không thể phát huy được tác dụng gì: thứ nhất họ thiếu tiền vốn, thứ hai là thiếu nông cụ, thứ ba là thiếu hạt giống, thứ tư là thiếu kinh nghiệm… Thực tế minh chứng rõ ràng: nhiều cánh đồng phì nhiêu màu mỡ bỗng chốc trở thành vô dụng. Vì thế mà sau cải cách ruộng đất, tổng giá trị sản xuất đã bị sụt giảm nghiêm trọng.
Đặc biệt, nhiều người làm ăn biếng nhác, sau khi tiêu hết những của cải được phân chia lại mang ruộng vườn bán cho người khác (sau này bị cấm không cho mua bán ruộng đất), cuối cùng những người này vẫn trở lại nghèo túng như xưa.
“Cải cách ruộng đất” được thực hiện thông qua đấu tranh và tàn sát lẫn nhau, những địa chủ và phú nông giỏi tổ chức công việc bị thanh trừng, trấn áp, tước đoạt tài sản, làm những tài năng tổ chức công việc ở nông thôn ngày càng sụt giảm; tư liệu sản xuất đang tập trung thì bị phân chia tản mát cho những hộ cá thể hoặc cá nhân bất tài vô dụng, khiến sức sản xuất tổng thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
(3) Bộ máy lãnh đạo nông thôn suy thoái
Trong thời đại khoa cử, người không có công danh (chưa đỗ tú tài, cử nhân) không được phép bổ nhiệm vào giới lãnh đạo, vì thế mà tố chất những lãnh đạo địa phương khi đó tương đối ổn, đa số họ sống tận tâm phụng sự việc công với tinh thần liêm khiết, còn có chuẩn mực nhất định để xứng đáng đại diện cho quần chúng nhân dân.
Sai lầm đầu tiên phải kể đến là từ năm 1906 khi thực hiện hủy bỏ chế độ khoa cử. Do cào bằng mọi người nên cuối cùng ai cũng có quyền trở thành lãnh đạo. Những kẻ lưu manh cơ hội được nước béo cò ào ào chen nhau vào. Những kẻ này tốt xấu lẫn lộn, hình thành những phe phái khác nhau tranh quyền đoạt lợi, chúng không bao giờ thèm quan tâm đến cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân. Những kẻ này không bị ràng buộc gì với những giá trị đạo đức công của Nho gia, không chịu sự kiểm soát của Chính phủ, chúng tham ô vơ vét, hành động theo dục vọng cá nhân… Xã hội nông thôn theo đó ngày càng rối loạn, bất an.
“Cải cách ruộng đất” đã trọng dụng những “kẻ vô sản lưu manh” (trộm cắp, du côn, lưu dân không nghề nghiệp…) vì đây là thành phần xung phong tấn công đấu tố địa chủ, phú nông, sau đó chúng được vào đảng làm quan, trở thành những Bí thư, Ủy viên, Chủ nhiệm, Thôn trưởng… Như vậy, bộ máy lãnh đạo cơ tầng nông thôn bị lưu manh hóa triệt để. Đa số những đối tượng này không biết một chữ bẻ đôi và đặc biệt thiếu tư cách nhưng lại đường đường trở thành lãnh đạo, chúng không những không cảm thấy xấu hổ mà ngược lại còn cho bản thân được thế là vinh quang!
Những kẻ tự tư tư lợi này giỏi nịnh hót, ngụy trang, kéo kết bè phái, nhận người thân thích, làm việc mờ ám… Chúng bất tài vô dụng, không hiểu gì công việc sản xuất nhưng thích chỉ tay năm ngón khiến nền kinh tế bị tổn thất nghiêm trọng. Vị trí lãnh đạo rơi vào tay những kẻ vô văn hóa và phẩm cách thấp kém cùng tầm nhìn nông cạn này thì làm sao hy vọng sức sản xuất của nông thôn gặt hái được thành quả tốt đẹp? Sau đó tình trạng ngày càng bi đát khi dưới mệnh lệnh của những kẻ đầu óc mơ màng, nền sản xuất nông thôn tăng tốc hợp tác hóa, công xã nông thôn hóa, đại nhảy vọt… Cho đến sau 1960 thì nền sản xuất hoàn toàn sụp đổ gây thảm cảnh hơn 40 triệu người chết đói…
(4) Thảm họa từ “Đại nhảy vọt” cùng hệ thống công xã nhân dân
“Cải cách ruộng” đất cùng chính sách nông nghiệp thường xuyên thay đổi (ban đầu là làm ăn cá thể, sau đó là “Đại nhảy vọt” và hợp tác hóa; đến thập niên 80 lại chia ruộng cho từng hộ làm riêng…) đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: sản xuất nông nghiệp ngưng trệ không thể phát triển, tình trạng lạc hậu kéo dài, cho đến tận bây giờ vẫn chưa thoát được mô hình kinh tế tiểu nông, nền sản xuất nông thôn tụt hậu ngày càng xa so với trình độ phát triển nông nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới.
(5) Cải biến bản chất người nông dân
Dưới bàn tay nhào nặn của ĐCSTQ và bị nhồi nhét lý thuyết đấu tranh sinh tồn của động vật vào đầu, những người nông dân hiền lành, chân chất bỗng chốc hóa thành ‘quỷ dữ’, hung hăng, đáng sợ, cướp bóc bất chấp đạo lý, gào thét đòi “công bằng”, sẵn sàng đạp đổ tất cả, đấu tố, giết người, thù hận đến tận xương tủy những ai giàu có hơn mình và vui sướng trên nỗi khổ đau của người khác. Tư tưởng thù hằn nhàgiàu đó cho đến nay vẫn còn đậm dấu trong xã hội.

TRUNG CỘNG ĐÀO MỘ

Đào mộ người đã khuất trong thời Cách mạng Văn hóa tại TQ

“Cách mạng Văn hóa” trong ký ức của người Trung Quốc chính là một đoạn lịch sử đầy kinh hoàng. Những ai từng trải qua thời kỳ này, chỉ cần nghĩ đến thôi cũng giật mình bởi những hành động man rợ. Trong đó, không thể không kể đến hành động đào mộ người đã khuất.
Đào mộ thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Internet)
Hồ Kiều Mộc, Ủy viên Ban Bí thư Ủy ban Trung ương, viết «Tẩm viên xuân – Hàng Châu cảm sự» và nhờ Mao Trạch Đông chỉnh sửa giúp. Mao viết lời phê gay gắt trên bản thảo “Hàng Châu và nhiều nơi khác đều làm bạn với ma quỷ, hàng trăm năm qua chưa thể quét sạch. Chỉ đào mấy đống xương tàn mà cho là có thể giải quyết thì quá khinh địch. Đến một cái miếu cũng chưa thể động vào”.
Năm 1964, Hồ Kiều Mộc đến Hàng Châu và nói với lãnh đạo Hàng Châu: “Chủ tịch Mao đi vãn cảnh ở Lưu Trang thuộc Tây Hồ, chứng kiến phần mộ của người xưa cảm thấy rất không vui!”.
Tỉnh ủy không dám sơ xuất, lập tức lên kế hoạch phá hủy những ngôi mộ của những danh nhân quan tướng thời xưa, như mộ Vu Khiêm (1398 – 1427), Trương Cang Thủy (1620 – 1664), Từ Tích Lân (1873 – 1907), Cầu Thiệu (1887-1920), Doãn Duy Tuấn (1896—1919)… cùng hàng loạt những tượng Phật và đài tưởng niệm chiến tranh.
Ngày 1/6/1966 có bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo với tựa đề “Bài trừ mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột dựng nên”, từ đây phong trào “phá tứ cựu” bắt đầu lên cao, còn gọi là thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” điên cuồng. Trên khắp cả nước, Hồng vệ binh bắt đầu đập phá chùa chiền di tích, hủy hoại miếu thờ tượng Phật, đốt sách vở, tranh chữ. Ngoài ra, tình trạng đào mộ thiêu hủy xương cốt đặc biệt phổ biến tại nhiều nơi.
Thời Mông Nguyên diệt nhà Tống cũng không dám hủy miếu Khổng; đến thời Mãn Thanh xâm lược miếu Khổng cũng còn được giữ lại nguyên vẹn; Nhật Bản xâm lược cũng không đụng đến. Bất luận ai làm vua Trung Hoa cũng tôn kính Khổng Tử, nhưng “Cách mạng Văn hóa” là ngoại lệ. Vừa khởi đầu “Cách mạng Văn hóa”, Phó Chủ tịch Trung ương Khang Sinh đến tìm gặp Đàm Hậu Lan, cán bộ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đề nghị đến xử lý Khổng miếu ở Khúc Phụ. Khang Sinh nói: “Tôi nghĩ ba ngày ba đêm mới vẽ được bức họa ấn tượng này”. Khang đưa bức họa cho Đàm: “Đi đến đó, muốn phá gì thì phá”.
Khang Sinh chỉ thị: “Thứ gì nên phá thì phá ngay”.
Ngày 7/11/1966, Đàm Hậu Lan dẫn theo một nhóm người đến trước đài kỷ niệm anh hùng nhân dân tại Thiên An Môn tuyên thệ phá hủy “Khổng gia trang”. Đàm Hậu Lan dẫn đầu hơn hai trăm người, bừng bừng hào khí đi đến Khúc Phụ để phá hủy miếu Khổng.
Từ ngày 9/11 – 7/12, họ đã “lập thành tích” phá hủy hơn 6.000 văn vật và đốt đi hơn 2.700 cuốn sách cổ, hơn 900 tranh chữ, hơn 1.000 bia đá. Để đào mộ nhanh chóng, Hồng vệ binh đã phải dùng đến cả thuốc nổ. Sau khi lấy xương cốt Khổng Tử cáo thị dân chúng thì cho thiêu hủy. Bia mộ của Văn Tuyên Vương (551- 479 TCN) cũng bị phá nát. Nhiều mộ của con cháu họ Khổng cũng bị đào lên cáo thị dân chúng.
Vì chuyện này mà Khổng Đức Thành (1920 – 2008), cháu đời thứ 77 của Khổng Tử sống tại Đài Loan đã nhiều lần từ chối lời mời của chính quyền Trung Quốc Đại Lục, thề đến chết không trở lại Khúc Phụ, thậm chí còn không muốn gặp mặt người chị Khổng Đức Mậu đang nhậm chức Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc trọn đời tại Bắc Kinh.
Vào một ngày tháng 8/1966, thầy cô một trường trung học tại Thanh Đảo với tinh thần nêu cao khẩu hiệu “đưa thủ lĩnh phái bảo hoàng ra thị chúng” đã đào mộ của Khang Hữu Vi (1858 – 1927) biểu tượng cho phái bảo hoàng của giai cấp tư sản và quý tộc. Buổi chiều cùng ngày, xương cốt Khang Hữu Vi được bỏ vào một cái xe đẩy để các thầy trò đẩy đi thị chúng, họ tự hào đào được mộ nhân vật quan trọng nhất của phái bảo hoàng.
Sau khi diễu hành xong, phần xương đầu Khang Hữu Vi bị treo lên và ghi chú dòng chữ “con chó Khang Hữu Vi, đại biểu cao nhất của phái bảo hoàng trên toàn quốc”, sau đó lại được gửi đến “Hội triển lãm Cách mạng Văn hóa thành phố Thanh Đảo”.
Mùa thu năm 1966, Hồng vệ binh trên tất cả các trường học của huyện Nam Bì quyết định thực hiện “phá tứ cựu”. Sau khi họ cột dây thừng kéo đổ bia mộ của Trương Chi Động (1837 – 1909) đã cùng nhau đập nát và phát thông báo trên toàn huyện, cho biết vào ngày 26/9 âm lịch đã đào mộ của Trương Chi Động.
Khoảng 8 giờ sáng, họ mang theo cuốc và xẻng, cầm cờ khua chiêng đi đến hiện trường. Hai tiếng sau họ đào lên một quan tài và lôi thi thể vợ chồng họ Trương ra làm nhục. Trong ngôi mộ không có gì đáng giá. Khi Trương Chi Động qua đời trong nhà không còn một xu, chỉ có sách vở và tranh chữ…
Ngày 28/8/1966, vì yêu cầu phê bình «Vũ Huấn truyện», Hồng vệ binh lại đào mộ Vũ Huấn (1838 – 1896), nhà hoạt động giáo dục thời Thanh, mang xương cốt ông ra thị chúng và thiêu hủy thành tro. Cùng năm, khi phê phán «Hải Thị bãi quan», phái “Cách mạng Văn hóa” đã đào mộ hủy cốt Hải Thụy (1514 – 1587, vị quan nổi tiếng nhà Minh. Trong mộ Hải Thụy chỉ có vài sợi tóc, răng, xương tàn và vài đồng tiền đồng. Tất cả bị cho vào trong một cái hộp để mang ra thị chúng, cuối cùng thiêu hủy thành tro.
Mồ mả của vua chúa từ thời thượng cổ cũng bị đập phá tan tành, lăng vua Thuấn (? – 2184 TCN) ở Vận Thành bị san bằng, trong lăng mộ ông có treo cái kèn đồng lớn. Điện chính của lăng Viêm đế và kiến trúc xung quanh bị hủy hoại và mọi thứ bên trong bị cướp sạch. Di hài của hoàng đế Vạn Lịch (1573 – 1620) và hậu phi bị lôi ra, xương đầu hoàng đế bị treo lên cây, sau đó cho thiêu hủy chung với xương cốt của hoàng hậu…
Mộ của những quan tướng tiêu biểu khác bị đào lên có thể kể như: mộ Bao Chửng (999 – 1062) ở Hợp Phì, mộ Trương Cư Chính (1525 – 1582) ở Lăng Giang, mộ Vu Khiêm (1398 – 1457) ở Hàng Châu, mộ Hoắc Khứ Bệnh (140 – 117 TCN), Hà Đằng Giao (1592 – 1649)…
Mộ văn nhân bị đào hủy như mộ nhà thư pháp nổi tiếng Vương Hi Chi (303 – 361), toàn khu quang cảnh đình vàng rộng 20 mẫu bị san phẳng; mộ Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) có vật tùy táng gồm ống thuốc lá sợi, sách kê dưới đầu, 4 con dấu riêng, hài cốt của nhà văn bị phá hủy ném ra ngoài đồng…
Thời kháng chiến Trung – Nhật, quân Nhật đào mộ Chương Thái Đàm (1868 – 1936) nằm dưới cây vải núi Nam Bính ở Tây Hồ. Một sĩ quan Nhật biết tin đã đến bắt quân lính làm lễ truy điệu lại. Cuối năm 1966, Hồng vệ binh san phẳng mộ Chương Thái Đàm và ném di thể ra đồng, quan tài cũng bị mang đi đâu không rõ.
Tưởng Giới Thạch đối đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng thua bỏ chạy khỏi Đại Lục nhưng mộ tổ tiên họ Tưởng thì còn ở lại, mộ mẹ ruột của Tưởng (ở Khê Khẩu, Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang) bị lãnh đạo sinh viên Đại học Thượng Hải đào lên, hài cốt bị ném vào rừng.
Mộ cha mẹ Tống Khánh Linh (1893 – 1981) ở nghĩa trang Vạn Quốc tại Thượng Hải, vì là cha mẹ vợ của Tưởng Giới Thạch (Tưởng lấy Tống Mỹ Linh, em Tống Khánh Linh) nên cũng bị Hồng vệ binh đào lên và quăng xương cốt đi.
Trong «Tống Khánh Linh truyện» ghi lại: “Khi hình ảnh mồ mả gia đình bị phá hoại từ Thượng Hải truyền đến Bắc Kinh, lần đầu tiên những nhân viên làm việc trông thấy bà suy sụp tinh thần, than khóc đau khổ”. Một lá thư viết vội gửi cho Chu Ân Lai thỉnh cầu giữ gìn. Sau này tuy mộ họ Tống được sửa chữa lại nhưng tất cả phần tên tuổi anh chị em của Tống Khánh Linh trên mộ bia ban đầu đã không còn.

ẢO TƯỞNG CỦA GIỚI TRUNG LƯU TRUNG CỘNG

Tiết lộ của một blogger về sự ảo tưởng của giới trung lưu TQ

“Chính trị”, một chủ đề được cho là vô cùng nhạy cảm tại Trung Quốc, một mặt nó là điều cấm kỵ, mặt khác lại là một điều không thể tránh khỏi khi động chạm đến bất cứ vấn đề gì tại Trung Quốc hiện nay.
Dưới đây là bài viết của một ‘blogger’ nổi tiếng trên mạng Sina Weibo của Trung Quốc, có hơn 3,5 triệu người theo dõi cho đến khi bị khóa tài khoản gần đây. Bài viết thể hiện suy nghĩ của tác giả về chủ đề nhạy cảm liên quan đến chính trị tại Trung Quốc.

Giới trung lưu Trung Quốc sống như thế nào?
“Gần đây tài khoản Gongyuan@1874 của tôi trên Blog Sina bị đóng cửa bởi các nhà kiểm duyệt vì tôi thảo luận về phim nội địa.
Thực ra, nhiều năm trước, tôi đã từng bị mời “uống trà” (an ninh chất vấn) trong vụ án Yilishen Ponzi. Mặc dù vụ Yilishen được xác nhận bởi một Bí thư thành phố và một ngôi sao chính trị nổi tiếng (Bạc Hy Lai và Triệu Bản Sơn) nhưng rồi nó cũng phá sản. Chủ sở hữu Yilishen bỏ trốn, để lại phía sau sự mất mát trị giá 80 tỷ nhân dân tệ, nhiều tính mạng và gia đình tan vỡ.
Mặc dù vậy, vị Bí thư Đảng kia lại được thăng chức và chuyển đến vùng tây nam, rồi vụ việc cũng bị khỏa lấp. Dân mạng có thảo luận về đề tài này trên trang do tôi quản lý vào thời điểm đó. Do vậy tôi bị đội An ninh Quốc gia gọi lên nói chuyện. Họ buộc tôi phải trải qua đào tạo tư tưởng hoặc bị nhốt trong một vài tuần.
Lúc đó tôi không có quan tâm gì đến chính trị. Có thể bạn không tin nhưng tôi không quan tâm đến chính trị kể cả cho đến bây giờ. Nhiều người không biết những điều tôi biết. Tôi không thích nói về công việc của mình trên internet.
Tôi làm video và phim thương mại, video âm nhạc cho giới nổi tiếng. Chúng rất lãng mạn và chẳng liên quan gì đến chính trị.
Tôi nói với bạn bè rằng tôi không có hứng thú với chính trị, và điều đó đã bắt đầu một cuộc trò chuyện về chính trị. Chỉ đơn giản là tôi không thể chịu được những gì trước mắt. Nhưng thực ra, tôi luôn cảm thấy những cuộc thảo luận này vô nghĩa, bởi vì tôi không có nhiều quyền lực và thật khó để tạo nên bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào. Hầu hết bạn bè tôi được gọi là thuộc hạng trung lưu. Họ lo lắng cả ngày về việc kiếm tiền, mua loại nội thất hay chiếc xe nào và về những khoản chi phí ở trường quốc tế của con họ.
Tôi có một người bạn ở Hồng Kông cho con đi học cưỡi ngựa. Tiền học phí là 20.000 đô Hồng Kông/tháng. Anh ấy làm vậy hoàn toàn vì lý do xã hội, để con anh ta có thể hòa nhập với những đứa trẻ từ các gia đình khá giả và ông bố thì có cơ hội gặp gỡ phụ huynh của bạn con mình.
Có nhiều sự kiện xã hội khác ở Hồng Kông, nhưng anh ấy chưa bao giờ tham dự hoặc quan tâm đến chúng.
Trong quá khứ tôi cũng vậy, các thứ các loại đuổi theo bạn mặc dù bạn thậm chí không quan tâm đến chúng.
Tôi muốn kể về hai câu chuyện nhỏ.
Tôi sống ở Bắc Kinh trong 10 năm và gặp nhiều bạn bè ở đó. Một trong số đó là Wang Dali, một người gốc Bắc Kinh. Anh ấy từng sống ở Đông Thành. Sau khi nhà của họ bị phá dỡ, cha mẹ anh ấy đã sống ở một chỗ chật hẹp tại Nam Xương. Họ thêm tiền để mua một chỗ khác ở gần khu Đông Tứ Hoàn. Tiêu chuẩn sống của anh này khá cao và anh ấy chi 190.000 USD để sửa chữa chỗ ở. Khi đã hoàn toàn dọn về ở thì anh ấy liên tục bị ngứa da và rụng tóc.
Sau đó họ phát hiện ra nguyên nhân là do nguồn nước. Có một nhà máy nhựa ở đây và đất bị nhiễm độc.
Khi các phân khu được phát triển, Cơ quan Bảo vệ Môi trường yêu cầu cơ quan thầu khoáng phải làm sạch đất với chi phí là 90 triệu nhân dân tệ (13 triệu USD). Nhưng những người này đã làm gì? Họ hối lộ các quan chức một vài triệu nhân dân tệ và có được giấy chứng nhận dễ dàng.
Anh bạn tôi đã phải đến tắm ở các cơ sở tắm công cộng và uống nước đóng chai. Anh ấy sống như vậy trong 2 năm mà không có ai thèm quan tâm đến.
Anh ấy đã chi một triệu nhân dân tệ để sửa chữa chỗ này vì muốn có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng rồi chẳng ai quan tâm đến anh hay những hàng xóm của anh. Không ai dám lên tiếng, ngay cả trong tin tức cũng không có.
Một người bạn khác ở Bắc Kinh của tôi làm việc trong lĩnh vực thương mại hàng hải. Vợ anh ấy đến từ Thiên Tân. Anh này lúc nào cũng muốn ở vila. Mặc dù thu nhập của anh ấy cao, nhưng một căn hộ ở Bắc Kinh giá trên 10 triệu nhân dân tệ. Khi anh ấy xoay sở để có được tiền đặt cọc, bố vợ anh bị ốm và phải vào bệnh viện. Không có bảo hiểm y tế, bạn tôi phải chi trả toàn bộ số viện phí. Sau khoảng 6 tháng, bố vợ anh qua đời.
Không còn tiền cho vila nữa. Mẹ vợ anh sức khỏe yếu kém nên anh và vợ phải thăm nom thường xuyên. Họ nghĩ đến chuyện mua một vila ở Thiên Tân. Đây có vẻ là một lựa chọn tốt vì giá nhà ở Thiên Tân rẻ hơn và họ có thể chi trả cho một căn nhà kiểu vila và đồng thời còn chăm sóc được cho bà mẹ vợ.
Sau một thời gian dài xem nhà, cuối cùng họ mua một căn 160m2 có nhiều tầng. Rẻ hơn nhiều so với một căn như vậy ở Bắc Kinh. Họ dùng số tiền còn lại để đặt cọc một chiếc BMW X5.
Mỗi ngày anh ấy lái xe đi làm trên đường cao tốc. Anh này thích lái xe và anh rất hạnh phúc.
Sau đó vợ anh có thai và phải ở nhà với mẹ. Bà mẹ vợ sống trên tầng, còn vợ chồng họ thì sống bên dưới. Kể từ lúc anh ấy sắp xếp tốt, đời sống gia đình cũng trở nên hài hòa.
Cuộc sống êm đềm cho đến một đêm xảy ra vụ nổ lớn. Nhà của họ rung chuyển và nền nhà dường như di động. Những căn nhà gần nhà hàng xóm của anh bị đổ sụp. Anh ấy kể không khác gì bộ phim “Ngày Độc lập”.
Đó là vụ nổ nhà máy hóa chất ở Thiên Tân mà cả thế giới đều đưa tin. Các nhà chức trách sắp xếp cho gia đình anh đến ở trong một khách sạn nhỏ gần đó. Khi anh ấy về nhà lấy một số vật dụng cần thiết thì căn nhà đã bị cảnh sát bao quanh và anh không được phép vào.
Cũng như nhiều cư dân khác, một hôm anh ấy lẻn vào và phát hiện nhà mình bị cướp phá thành một đống hỗn độn. Khi anh khiếu nại với nhà cầm quyền thì được bảo là “hãy tôn trọng tình hình chung”.
Sau một vài tháng trời, công ty bất động sản tìm được một tổ chức thí nghiệm cho biết nhà của họ giờ đã an toàn, có thể về ở được.
Anh ấy hỏi làm sao mà ở được khi có một vết nứt khổng lồ trên tường như thế. Công ty bất động sản bảo anh hãy lấy xi-măng trám lại chỗ đó.
Hiện giờ gia đình anh đang thuê một chỗ ở Thông Châu. Còn nhà của anh ấy thì vẫn ở đó, không được sửa chữa với một vết nứt lớn.
Tôi đã nghĩ sẽ đặt cho 2 câu chuyện này một tiêu đề là “Cuộc sống ảo tưởng của giới trung lưu Trung Quốc”. Nhưng chắc là nó sẽ bị xóa mất nên tôi quyết định không đặt tên như vậy.
Vì sao tôi gọi đó là một ảo tưởng? Bởi vì cứ khi nào bạn nghĩ bạn đang có một cuộc sống tốt thì nó có thể dễ dàng biến mất một cách đột ngột.
Các bạn tôi và tôi kiếm tiền cũng khá. Chúng tôi có thể chi trả cho một cuộc sống thoải mái ở một thành phố lớn. Nhưng cuộc sống này có thể biến mất vì bất kỳ lý do gì, chẳng hạn như đất độc hại, các vật liệu nguy hiểm được lưu trữ gần đó hay thậm chí vì sương mù.
Tất cả những thứ này đều có liên quan đến chính trị. Tôn Trung Sơn từng nói rằng hễ còn có con người thì chính trị còn tồn tại. Chính trị là một phần của đời sống. Bạn nói bạn không quan tâm về chính trị, nhưng sớm muộn gì chính trị cũng bắt được bạn.
Vì vậy tôi muốn làm hết mình để quan tâm về chính trị và thay đổi xã hội. Nhưng tôi thật ngây thơ.
Năm ngoài tài khoản của tôi bị khóa 3 lần. Hai lần đầu vì thảo luận về chính trị và nói về Zhao Wei (người trợ lý của luật sư nhân quyền Li Heping). Tôi có thể hiểu được vì sao tài khoản của mình bị khóa.
Lần này thì là vì thảo luận về phim nội địa.
Hôm nay tôi để ý thấy rằng nhiều album của ca sĩ bị gỡ xuống. Giờ thì đến lượt phim, truyền hình và âm nhạc bị lên án làm chính trị.
Tôi đi đến một nhận thức khiêm tốn rằng năng lực của mình quá bé nhỏ. Được gọi là tầng lớp trung lưu, tất cả những gì tôi sở hữu có thể biến mất một cách bất ngờ. Tôi nghĩ tôi có quyền lực, nhưng thật sự nó không là gì cả.
Quan tâm đến cộng đồng, các vấn đề thời sự và kế sinh nhai của người dân là vô nghĩa.
“Hãy thay đổi thế giới từng chút một”, nói nghe thì hay lắm nhưng không có ai làm cả.
Tôi không thể thay đổi thế giới, tôi chỉ có thể thay đổi chính mình.
Trước khi 25 tuổi, tôi không bao giờ nghĩ về việc di cư. Nhưng tôi đang làm việc chăm chỉ để hướng về nó đây”.

CHẤT ĐỘC TRONG THI THỂ KIM JONG NAM

Phát hiện chất cực độc, thuộc hàng vũ khí huỷ diệt hàng loạt, trong thi thể Kim Jong-nam

Cảnh sát Malaysia ngày 24/2 thông báo, báo cáo sơ bộ cho thấy vụ sát hại người được cho là Kim Jong-nam - anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, được thực hiện bằng chất độc thần kinh VX, một loại hóa chất cực độc.

Chất độc này là một loại vũ khí hóa học, bị Liên hợp quốc liệt vào danh sách vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trước đó một ngày, Bình Nhưỡng đã đưa ra lý giải gây sốc về cái chết của công dân Triều Tiên ở Malaysia, được Kuala Lumpu cho là anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam.
Theo "The Wall Street Journal", Hãng thông tấn nhà nước của Triều Tiên KCNA ngày 23/2 đưa tin cái chết của người đàn ông là công dân Triều Tiên mang theo hộ chiếu ngoại giao ở Malaysia là do yếu tố tự nhiên. Trên thực tế, ông Kim Jong-nam có một hộ chiếu ngoại giao với cái tên Kim Chol.
Theo tuyên bố, đại sứ quán Triều Tiên tại Kuala Lumpur “thể hiện rõ quan điểm việc khám nghiệm tử thi là không cần thiết bởi cái chết của người đàn ông đã được xác nhận là do nhồi máu cơ tim”.
Bên trong đất nước Triều Tiên, các quan chức nước này mô tả vụ việc này là một kế hoạch do các đối thủ của Bình Nhưỡng tại Seoul, Hàn Quốc thực hiện với sự can dự của Mỹ và Malaysia.
Bác bỏ thông tin Triều Tiên đứng sau bất kỳ vụ giết người nào cũng như việc một người đàn ông bị hai phụ nữ là đặc vụ Triều Tiên đầu độc dẫn đến tử vong, KCNA cho biết việc Malaysia từ chối trao thi thể nạn nhân cho Bình Nhưỡng là bằng chứng cho thấy có một âm mưu chống lại Bình Nhưỡng.

VỆ TINH ẤN ĐỘ

Vượt xa kỷ lục của Nga, Ấn Độ phóng 104 vệ tinh 1 lần duy nhất chỉ trong 18 phút

Sự kiện lớn này thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới về vệ tinh.
tinh.

Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) AS Kiran Kumar tuyên bố họ đã thành công trong việc đưa 104 vệ tinh vào không gian chỉ trong một lần phóng tên lửa duy nhất và điều này thật sự ấn tượng so với kỷ lục 37 vệ tinh của Nga năm 2014.
Tên lửa đẩy Polar Satellite Launch Vehicle (PSLV) C37 rời bệ phóng từ trung tâm không gian Satish Dhawan, đảo Sriharikota mang theo 104 vệ tinh đã thành công chỉ trong một lần phóng.
Nếu so với kỷ lục của chính mình năm 2016 (đưa 20 vệ tinh lên không gian trong một lần duy nhất) thì kỷ lục này thật sự là một bước tiến vĩ đại của chính ngành hàng không vũ trụ của Ấn Độ nói riêng và cả thế giới nói chung. Việc phóng một số lượng lớn vệ tinh đòi hỏi sự chính xác trong việc đưa các vệ tinh theo một thứ tự hớp lý sao cho chúng không vướng vào nhau và đi vào đúng quỹ đạo của mình.

Vượt xa kỷ lục của Nga, Ấn Độ phóng 104 vệ tinh 1 lần duy nhất chỉ trong 18 phút - Ảnh 2.
Tên lửa đẩy của Ấn Độ. Ảnh: Universe Today.
Những vệ tinh được phóng lần này chủ yếu dùng cho việc thiết lập bản đồ Trái Đất, theo dõi tàu thuyền trái phép...
Ngoài ra, việc phóng thành công số lượng lớn vệ tinh kỷ lục sẽ giúp Ấn Độ có thể thâm nhập thị trường vệ tinh toàn cầu, là đối tác hấp dẫn với nhiều quốc gia lớn vì chi phí phóng cực rẻ của mình.
 http://www.biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/12675-vuot-xa-ky-luc-cua-nga-an-do-phong-104-ve-tinh-1-lan-duy-nhat-chi-trong-18-phut.html

TRUNG CỘNG THAO TÚNG TIỀN TỆ

Ông Trump tuyên bố TQ "vô địch" thao túng tiền tệ

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Trung Quốc là “vô địch” thao túng tiền tệ hôm 23-2.
Tuyên bố hẳn sẽ khiến Trung Quốc nổi giận này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tân bộ trưởng tài chính của ông Trump cam kết sẽ có cách tiếp cận cẩn trọng hơn để phân tích các hoạt động hối đoái của Bắc Kinh.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Trump nói ông sẽ không rút lại đánh giá của ông rằng Trung Quốc đã thao túng đồng nhân dân tệ, dù ông đã không hành động đúng như lời hứa trong chiến dịch tranh cử, đó là tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ ngay ngày đầu tiên nhậm chức.
“Tôi cho rằng họ là những nhà vô địch trong thao túng tiền tệ”- ông Trump nhấn mạnh với Reuters. Trong suốt chiến dịch tranh cử trước đó, ông Trump thường xuyên báo buộc Trung Quốc giữ đồng nội tệ ở mức thấp giả tạo so với đồng USD khiến xuất khẩu của Trung Quốc thuận lợi hơn và từ đó “đánh cắp” công ăn việc làm của các ngành sản xuất Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin nói với CNBC hôm 23-2 rằng ông chưa sẵn sàng đối với đánh giá hoạt động tiền tệ của Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu Bộ Tài chính có kế hoạch sớm liệt Trung Quốc vào danh sách thao túng tiền tệ hay không, ông Mnuchin nói ông sẽ tuân thủ tiến trình thông thường trong việc phân tích hoạt động tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
Bộ Tài chính được yêu cầu công bố một báo cáo về vấn đề này vào ngày 15-4 và 15-10 mỗi năm.
Trong khi đó, những phát ngôn mới nhất của Tổng thống Trump về đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được cho là có thể gây phức tạp tình hình cho ông Mnuchin khi vị bộ trưởng tài chính chuẩn bị cuộc gặp đầu tiên với những người đồng cấp của nhóm G20 trong hội nghị tháng tới ở Baden Baden, Đức.
Một số nguồn tin Trung Quốc cho biết cuộc gặp đầu tiên của ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể được thực hiện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Đức vào tháng 7 tới.
 http://www.biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/12676-ong-trump-tuyen-bo-tq-vo-dich-thao-tung-tien-te.html

HƯƠNG KHÊ * NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI

Ngậm máu phun người

Hương Khê (Danlambao) - Đã hơn một tuần trôi qua, sau khi Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng hàng trăm giáo dân giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh đi nộp đơn khởi kiện Formosa vì đã gây nên thảm họa tại vùng biển miền Trung, đã bị nhà cầm quyền Nghệ An giở mọi thủ đoạn đê hèn và man rợ đàn áp khốc liệt, làm hơn hai chục người bị thương, đã dẫy lên làn sóng phẫn nộ trong nhân dân cả nước.
Nhà cầm quyền đã cho công an giả dạng côn đồ ra tay đánh đập không chỉ với những người bình thường, mà ngay cả những người tàn tật, bà già trẻ con họ cũng không tha. Họ coi những người đi khởi kiện ôn hòa, tuân thủ pháp luật như những kẻ thù cần phải tiêu diệt.
Điều gây phẫn nộ cho người dân ven biển Nghệ An là tại sao nước thải của Formosa không chỉ làm thiệt hại cá chết các tỉnh từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên-Huế, người dân ở đó đã được nhà nước bồi thường một ít dù chưa thỏa đáng, nhưng ngư dân Nghệ An là tỉnh giáp với Hà Tĩnh lại không được bồi thường? Đành rằng dòng hải lưu chảy từ Bắc vào Nam mang chất độc trôi theo hướng đó. Nhưng theo quy luật khuếch tán thì vùng nước biển Nghệ An cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc này.
Theo Thuyết Động học phân tử: “khuếch tán hay khuếch tán phân tử là sự dao động nhiệt của tất cả các phần tử (chất lỏng hay chất khí) ở nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối. Tốc độ của chuyển động nhiệt là hàm số của nhiệt độ, độ nhớt của dòng chảy và kích thước (khối lượng) của các phần tử nhưng không phải là hàm số của nồng độ.
Sự khuếch tán dẫn đến sự dịch chuyển các phân tử từ một khu vực có nồng độ cao hơn đến khu vực có nồng độ thấp hơn, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là sự khuếch tán cũng xảy ra khi không có gradient nồng độ. Kết quả của sự khuếch tán là một pha trộn vật chất. Trong một giai đoạn với nhiệt độ đồng nhất, không có sự tác động của lực từ bên ngoài lên các phần tử thì kết quả cuối cùng của quá trình khuếch tán là sự san bằng nồng độ” (1).
Vì vậy nước độc thải ra từ Formosa Hà Tĩnh bị nhiễm qua vùng biển Nghệ An là hợp theo quy luật tự nhiên. Hơn nữa với lượng nước thái bình quân mỗi ngày 12.000 m3 nước cực độc khủng khiếp như thế, vẫn có khả năng gây nhiễm biển Thanh Hóa nữa là khác.
Nếu nói như cựu Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát khi trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 17/11/2015 rằng, muốn xử lý thực phẩm bẩn thì người sử dụng phải lăn đùng ra chế mới xử lý được. Thì đây, thực tế ở Nghệ An đã một số trường hợp ngộ độc do ăn hải sản:
“Từ ngày 22/5/2016, tại Nghi Lộc, Nghệ An đã xảy ra tình trạng người dân ăn cá, mực, tép biển bị ngộ độc, đã có người tử vong.
Nạn nhân trúng độc mới nhất hiện đang trong tình trạng nguy kịch là bà Nguyễn Thị Liên (58 tuổi), trú tại xóm 11, xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An do ăn tép biển mua từ chợ...
Ngày 26/5/2016, bệnh viện xã Đoài tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Liên trong tình trạng đau họng, rộp, bong hết niêm mạc, liệt, không ăn được, ngộ độc đã 4 ngày, tình trạng nguy kịch. 
Ông Ngô Văn Linh (chồng bà Liên) cho biết, ở xóm 1, đã có hai vợ chồng ông Luyện cũng bị ngộ độc sau khi ăn mực biển. Ông Luyện đã tử vong, còn bà vợ đang trong tình trạng nguy kịch.
Cũng trên vùng biển Nghệ An, ngày 25/5/2016, người dân xóm 9B, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu đã giải cứu một con cá nặng hàng chục tấn bị mắc cạn. Hai ngày sau, ngày 27/5/2016, một con cá voi khác nặng hơn 7 tấn được phát hiện đã chết cũng tại vùng biển này.
Tại các vùng biển thuộc tỉnh Nghệ An có hiện tượng hàng chục con cá voi mắc cạn, chết dạt vào bờ bất thường, khiến nhiều người dân lo lắng và nghi là do biển bị nhiễm độc.
Đặc biệt, từ tháng 4/2016, sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, tình trạng nước biển và thủy hải sản ở các khu vực xung quanh liệu có bị nhiễm độc hay không vẫn là một câu hỏi lớn chưa được các cơ quan chức năng trả lời.
Thảm họa môi trường, sinh thái biển nhiễm độc - đã có người dân thiệt mạng sau khi ăn đồ biển, nhà cầm quyền còn định im lặng”. (2)
Phẫn nộ trước việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường như thế, có người đã phải thốt lên một cách bất lực rằng, nếu Formosa còn tồn tại thì người dân Việt sẽ bị diệt vong.
Để đánh lừa dư luận rằng biển đã sạch, nhiều đoàn cán bộ tổ chức tắm biển và ăn cá, quay phim chụp hình đăng lên các bào để tuyên truyền. Người dân nghi ngờ rằng ai mà biết được thứ hải sản mấy ông đang ăn được đánh bắt từ vùng nào?
Ngày 22/8/2016, Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) tổ chức hội nghị công bố kết quả, đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra kết luận, chất lượng nước biển ở 4 tỉnh miền Trung nằm trong giới hạn cho phép, an toàn cho nuôi trồng và các hoạt động thể thao dưới nước. Nhưng khi được hỏi vậy biển sạch thì cá đã ăn được chưa? Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói cái đó phải hỏi Bộ Y tế?.
Một ngư dân nói, chúng tôi là người dân ít học, không có máy móc thiết bị như các ông và nếu có chúng tôi cũng không biết sử dụng, nhưng kinh nghiệm cha ông truyền lại là muốn biết biển sạch hay chưa là khi nhìn thấy biển đã có cá hay chưa. Một khi biển có cá sinh sống chứng tỏ biển đã sạch.
Họ còn nói hiện tại cá ở tầng nổi ăn được nhưng tầng đáy chưa ăn được. Có người đã mỉa mai nói rằng, vậy khi đánh bắt được cá lên thì phải cá xem em ở tầng nào?
Mao Trạch Đông từng có câu nói nổi tiếng rằng, trí thức không bằng cục phân. Câu nói ấy rất đúng trong trường hợp này, với những vị quan chức học hàm học vị đầy mình, nhưng “đầu thì to mà óc không bằng quả nho”.
Việc đi kiện đòi công bằng cho ngư dân là hợp pháp và hợp lòng dân. Thế nhưng thay vì hỗ trợ người dân thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của mình như trước đây nhà cầm quyền đã hỗ trợ người dân Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai đi kiện nhà máy bộ ngọt Vê Đan đã xả trộm chất thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải làm cá chết hàng loạt, thì lần này nhà cầm quyền đã khủng bố, ngăn cản, dùng mọi mưu hèn kế bẩn để gây khó khăn cho linh mục và giáo dân.
Họ trả lại đơn đã gửi lần trước và không nhận đơn lần sau với lý do là người dân không đưa ra chứng cứ, tài liệu để chứng minh bị thiệt hại. Nên biết rằng việc điều tra tìm chứng cứ để chứng minh việc người dân bị thiệt hại là việc của nhà cầm quyền chứ không phải việc của dân.
Thảm họa khủng khiếp này đã đẩy hàng triệu người dân nghèo bốn tỉnh miền Trung điêu đứng. Thế nhưng nhà cầm quyền cố lấp liếm, không dám gọi đúng tên của sự kiện là THẢM HỌA, mà chỉ nói qua loa là SỰ CỐ.
Trở lại vụ đàn áp giáo dân của nhà cầm quyền ngày 14/02/2017 vừa qua. Để che đậy và lấp liếm cho tội ác của mình, nhà cầm quyền đã dựng hiện trường giả để để vu không linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Song Ngọc tấn công lực lượng công an, làm cho Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu “bị trọng thương”. Họ gào thét đòi “máu phải trả bằng máu”, “phải nghiêm trị bọn giáo dân” và “phải bắt giam ngay linh mục Nguyễn Đình Thục”. Nhưng chỉ ít ngày sau “ngày lễ máu” ấy, người dân phát hiện rằng tấm hình người bị vết thương toang hoác trên trán hoàn toàn không phải là Giám đốc công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu, mà chính là một trong những giáo dân bị công an đánh đến bất tỉnh. Đúng là giọng lưỡi của bọn côn đồ lưu manh.
Hơn hai chục người dân hiền lành, từ người tàn tật đến bà già trẻ con bị bọn công an giả dạng côn đồ đánh đập te tua, máu chảy đầy mặt thì họ không nói đến.
Họ rất gian xảo nhưng rất ngu muội. Tấm hình chiếc xe màu trắng mới toanh mang biển số 37A 6688 của công an Nghệ An mà báo Nghệ An trưng ra đã được đập bể kiếng hình trụ tròn nằm ngang trên đầu xe với một hòn đá to tướng như quả mít còn vướng trong kiếng. Họ nói bị giáo dân ném đá nên vỡ kiếng. Họ không biết một kiến thức cơ bản trong vật lý: Lực tác dụng bằng lực phản tác dụng. Nếu muốn ném hòn đá to như vậy vào cái kiếng trên đầu xe để làm vỡ kiếng, thì phải dùng một lực rất mạnh. Và một khi hòn đá ném vào cái kiếng, lực phản tác dụng sẽ làm hòn đá văng ra chứ không thể còn nằm yên nơi kiếng vỡ được. Chiếc xe lúc đầu thì chỉ bị vỡ kiếng chứ xung quanh và hai bên hông và phía sau xe không hề trầy xước tí nào, mặc dù được bố trí hiện trường xung quanh chiếc xe gạch đá vương vãi lung tung. Hình ảnh này đã bị cư dân mạng nhạo báng, tại sao chiếc xe bị tấn công với đống gạch đá bừa bộn xung quanh mà xe không hề bị trầy xước tí nào?
Bị vạch mặt gian dối, sau đó họ đã photoshop thành hình chiếc xe bị nhiều vết trầy xước hai bên và phía sau, để đổ cho người dân phá hư hại. Cộng đồng mạng lại lột mặt nạ hành vi gian dối này bằng cách để hình hai chiếc xe lúc trước và lúc sau khi photoshop với lời bình dí dỏm là “còn hơi ngu một tý”.
Câu hỏi đặt ra là tại sao nhà cầm quyền CSVN miệng thì luôn nói nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhưng thực tế không đứng về phía dân mà luôn tìm mọi cách bao che và bảo vệ cho Formosa?
Vì họ đã quen thói kiêu ngạo cộng sản, luôn tự cho mình là đúng, không chịu đối thoại với những người bị hại, lại còn “ngậm máu phun người”, “bốc lửa bỏ tay người”.
Một nhà nước dân chủ là một nhà nước trong đó nhà cầm quyền có trách nhiệm phục vụ dân và bảo vệ dân. Nhưng đối với nhà cầm quyền CSVN hiện nay, thì không phải là bảo vệ dân và phục vụ dân, mà là chống đối nhân dân và ra sức bảo vệ bọn tội phạm đã gây ra tội ác.
Đó là dấu hiệu ngày tàn của chế độ đang đến. Những tội ác họ gây ra cho nhân dân hôm nay chính là những nhát cuốc họ đang tự đào mồ chôn chính mình.
Nói như tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng rằng: “đó là những đòn thù của giới tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ, nhưng đánh dưới đũng quần phụ nữ... một xã hội do những kẻ bất nhân cai trị thì đẻ ra muôn vàn kẻ bất nghĩa... xã hội này sẽ không có chỗ cho những kẻ bất nhân tồn tại... những hành động man rợ của nhà cầm quyền càng phơi bay sự hèn hạ thấp kém của họ mà thôi.”
Hãy nhìn tầm gương Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ v.v... sau bao nhiêu năm phục vụ cho ai và kết thúc bằng cái chết như thế nào?
Hãy trở về với chính nghĩa, với nhân dân. Hỡi những kẻ theo đóm ăn tàn, rước voi về giày mả tổ, tôn thờ bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh.
23.02.2017

_________________________________

Chú thích:
(2) (http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/nghe-nguy-kich-do-trung-oc-khi-tep-bien.html).



Văn phòng TGM: Thông báo về việc hiệp thông với những người dân bị đàn áp trên đường đi nạp đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh

Văn Phòng Tòa Giám Mục Giáo phận Vinh mời gọi toàn thể Quý Cha, Quý Tu Sỹ, Quý Chủng Sinh và cộng đồng Dân Chúa trong toàn Giáo phận thể hiện tình liên đới, nâng đỡ qua việc hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân được chóng bình phục, nhất là cho công lý sớm được thực thi trên quê hương đất nước Việt Nam và cho những người cầm quyền biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
Dưới đây là toàn văn bản Thông báo:
clip_image002

No comments:

Post a Comment