SƠN TRUNG * NHỮNG KỊCH SĨ CỦA CHẾ ĐỘ
SƠN TRUNG
Trong thế giới từ xưa đến nay có nhiều ban kịch, ban tuồng nhưng Việt Cộng đóng tuồng giỏi nhất. Tại sao ? Tại vì bản chất lưu manh ,dối trá nên họ phải đóng tuồng để phỉnh gạt nhân dân trong nước và thế giới. Thực ra dối trá là tính chất chung của cộng sản thế giới .
In our country the lie has become not just a moral category but a pillar of the State.
Trong một xứ sở của chúng ta, dối trá không phải là một thứ đạo đức mẫu mực mà
là một loại cột trụ cho quốc gia. Aleksandr Solzhenitsyn.
Và giáo sư Phạm Thiều trước khi tự vẫn đã để lại di ngôn:
"những kẻ dốt hay làm dại, vì thế nên họ phải dối ". Ba "D" ấy đi liền với nhau: Dốt - Dại - Dối. TRẦN ĐỘ * MỘT CÁI NHÍN TRỞ LẠI
Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu cũng viết về giáo sư Phạm Thiều:
Ông được bầu làm Đại biểu Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Không hiểu có phải vì ông đã chán ngán cái cảnh thoái hóa, tham nhũng của cán bộ Cộng sản sau 1975 hay vì ông đãõ nhận thức được các sai trái của đường lối chủ nghĩa Cộng sản củûa Stalin khiến làm sụp đổ các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung Âu, nên ông đã ân hận và treo cổ tự tử ! Trước khi tự kết liễu đời mình, ông đã nhờ Đại tá hồi hưu Xuân Diệu ( không phải thi sĩ Xuân Diệu) nhắn giùm ông trước Đại hội Đảng Q3, Thành phố Hồ Chí Minh:
“Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại,
Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối,
Dốt, Dại, Dối,
Đó là ba điều làm cho các nước Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm nầy đến sai lầm khác”(Trích thư của đảng viên kỳ cựu La Văn Lâm, tức cựu trùm Công an La Văn Liếm gởi Tổng Bí thư Đổ Mười ngày 30-4-1994). BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 299
Nhưng xem ra anh học trò Việt Cộng lưu manh , xảo quyệt hơn thầy Nga và Trung Cộng. Chúng ta có it nhất hai Hồ Chí Minh, một Hồ Chí Minh dân Nghệ, và một là Hồ Chí Minh tức Hồ Tập Chương người dân Hẹ còn gọi là Khách Gia ở Đài Loan, cũng có nguồn gốc ở Quảng Đông.
Trong đám Việt Cộng, Hồ chí Minh là Tàu hay Việt đều là kịch sĩ thiện nghệ. Nguyễn Chí Thiện trong Hoa Địa Ngục có lẽ cũng bắt nguồn từ giai thoại về đôi dép này:
Chân đi dép lốp
Mồm đốt đôla
Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc.
Một vài nhà văn Cộng sản cũng ca tụng tài nghệ diễn kịch của Hồ Chí Minh.Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng ông Hồ "diễn kịch"... Về mặt này, ông Hồ cũng khá “siêu” đấy ( NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ, V,131).
Vũ Thư Hiên cũng công nhận ông Hồ là một " nghệ sĩ ưu tú ' trong bộ môn kịch nghệ cộng sản. Ông viết: 'Trong hành xử ông là một diễn viên kỳ tài, như sau này tôi được biết. Cha tôi có kể chuyện khi đi thăm bức tường công xã Paris ở nghĩa trang Père Lachaise (1946), có các quan chức Pháp tháp tùng, ông Hồ sụt sùi khóc, lấy khăn tay thấm nước mắt. Trở về khách sạn, cha tôi hỏi làm sao ông khóc được, ông trả lời: "Mình làm chính trị, khi cần khóc phải khóc được, khi cần cười phải cười được, mới làm chính trị được chứ". Cha tôi có ghi lại việc này trong hồi ký "Tháng Tám cờ bay" (ĐGBN,.XXIII )
Câu Ba Nguyễn Tất Thành mới học lớp ba tiểu học nhưng thích đóng vai trí thức và công nhân. Cộng sản Nga Tàu chỉ ghét trí thức, cho trí thức là cục phân, còn Việt Cộng căm thù trí thức kết tội trí thức là chánh phạm trong xã hội:" Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ".
Tuy thù ghét trí thức nhưng trong thâm tâm, anh Việt Cộng nào cũng muốn đóng vai người thông thái, tài cao học rộng. Anh Ba và đồng đảng quảng cáo rằng cậu Ba oai lắm, giỏi lắm, đã học trường Quốc Học, thấy giáo trường Dục Thanh (Phan Thiết), và học trường Bách Nghệ Ba Son. Than ôi, cậu ba nếu học Quốc học, dậy thể thao trường Dục Thanh, học sinh trường Ba Son cũng chỉ vài tuần, sao không nói vài năm? Không thể nói láo được vì năm 1910, Nguyễn Sinh Sắc mất chức tri huyện Bình Khe, cha con bỏ vào Saigon kiếm ăn. Năm 1911, câu Ba theo tàu đế quốc sang đế quốc cầu thực, đâu có thì giờ đóng vai trí thức và công nhân! Sang Nga, như Nguyễn Thị Minh Khai không có bang tiểu học mà cũng vào Viện Đông Phương của Nga, còn câu Ba cũng khoe khoang sinh viên trường Phương Đông, báo hại bà Sophie Quinn Judge mất mấy năm lục tìm hồ sơ cậu ở trường này mà chẳng thấy tên cậu!
Ông Hồ học lực chỉ lớp ba thế mà cũng muốn dương danh tiến sĩ nên đã tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của nhóm Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh ở Pháp. Ông đóng vai Nguyễn Ái Quốc cho đến 1925, ông về Trung Quốc ở dưới trướng Borodin, lại đóng vai Hồ Chí Minh, tiếm danh của Hồ Học Lãm ( (1884-1943 ), quê Nghệ An, một nhà cách mạng đồng thời với Phan Bội Châu.
Ông Hồ là một kịch sĩ chính trong tuồng Cải Cách Ruộng Đất. Ông bày ra giảm tô giảm tức, chia ruộng cho dân nghèo, thực hiện đấu tranh giai cấp, tiêu diêt địa chủ bóc lột. Giảm tô tức là bắt địa chủ nộp thuế, trả nợ cho nông dân, ai không trả nổi thì ngồi tù, gia sản bị tịch biên. CCRD đưa đến đấu tố địa chủ nhưng thực sự là những nông dân, trong đó có bần cố nông, trung nông bị đôn lên cho đủ chỉ tiêu 5% dân số theo lệnh cố vấn Trung Cộng. Nông dân được chia ruộng it lâu thì bị thu hồi để lập nông trường và Hợp tác xã. Đấu tố đưa đến giết hại, bỏ tù và tịch thu tài sản là một cách khủng bố nhân dân để nhân dân cúi đầu làm nô lệ trong các nông trường và HTX nông nghiệp. Ngày xưa, địa chủ thu tô 50% còn cộng sản thu thuế nông nghiệp 75% và còn bắt nông dân chịu bao nhiêu đóng góp khác!
Nhưng Nguyễn Đình Thi cũng còn sót lại chút lương tâm. Cuối đời ông sám hối:
Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ
Và đã có không cả một mùa hè
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa
(Mùa thu vàng)
Cuối cùng ông tự đấm ngực sám hối bi thương:
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
(Gió bay)
(2). Tô Hoài
Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễn trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá.
“Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó. Thoáng rất nhanh tôi ngỡ xem một tập quần tượng đài di động được một đạo diễn tài ba điều khiển. Nhà đạo diễn đó là ý thức về giá trị tự thân. Và rất nhanh lại nghĩ ai đó đã dựng nên tập thể điêu khắc này để đối lại tượng đài Nạn nhân các trại tập trung Quốc xã.
Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng...
Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.
Anh trở lại, tôi hỏi khẽ: - Đánh người ta làm gì?
Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? - Tô Hoài che miệng tủm tỉm cười.”Tô Hoài giải thích, mình phải bày tỏ lập trường; nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy (.ĐC.XXVI)
(3).Chế Lan Viên
Chế Lan Viên có hai bộ mặt, bộ mặt sân khấu và bộ mặt nội tâm. Về mặt nổi, ai cũng biết ông cùng Tố Hữu, Xuân Diệu là những nhà thơ trụ cột của Cộng sản Việt Nam. Nhưng nơi riêng tư,ông là con người khác. Vũ Thư Hiên gặp Chế Lan Viên ở Quảng Bình...
Buổi tối, chúng tôi nằm mỗi người một giường gần nhau, vừa vỗ muỗi vừa chuyện vãn. Một hôm tôi hỏi Chế Lan Viên :
- Này, anh Chế, theo anh, thơ và từ của Mao Trạch-đông có hay lắm không mà thiên hạ tán tụng om xòm đến thế ?
Chế Lan Viên cười hức hức:
- Thơ phú gì cái thằng cha ấy ?! Vũ Thư Hiên thấy hay à ?
Anh bao giờ cũng gọi tôi đủ tên họ.
- Thơ phú là chuyện tôi mù tịt, mới phải hỏi anh.
Chế Lan Viên hạ một câu xanh rờn :
- Làm đến hoàng đế nước Tàu rồi thì cục cứt của hắn thiên hạ cũng khen tuốt.
Tôi ngẩn người. Chẳng lẽ đó là tác giả của câu thơ ca ngợi hai lãnh tụ vĩ đại: "Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao ! "?
Mãi cho tới khi các di cảo của Chế Lan Viên được xuất bản tôi mới hiểu được tâm trạng nhà thơ mà tôi yêu mến. Anh có nội tâm bị giằng xé bởi nhiều mâu thuẫn: là đảng viên, anh muốn trở thành người tuyên truyền đắc lực cho Ðảng của anh, là con người anh muốn cái khác. Bằng trái tim nhà thơ anh bất bình với những bất công, phi lý, anh đồng cảm với nỗi đau của nhân dân không có tự do, nhưng người cộng sản trong anh ngăn lại, không cho anh nói ra. (ĐGBN, Ch.XXII, 422)
Cuối đời, Chế Lan Viên tỉnh giấc Nam kha. Ông là một con người khác với một thi tứ khác: Ông bỏ lối thơ tuyên truyền giả đối, ông nói thực về trận Mậu thân 1968:
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30 Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó? Tôi! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong. Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ, Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ! Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi! (Ai? Tôi! – CLV)
Phải chăng đến khi thấy phương Nam chả có gì là đói nghèo cả, chả có gì là “phồn vinh giả tạo” cả, thì Chế mới vỡ mộng, tỉnh ngộ. Ôi, bao nhiêu năm bị Đảng dối lừa, cho ăn bánh vẽ.
Trong thế giới từ xưa đến nay có nhiều ban kịch, ban tuồng nhưng Việt Cộng đóng tuồng giỏi nhất. Tại sao ? Tại vì bản chất lưu manh ,dối trá nên họ phải đóng tuồng để phỉnh gạt nhân dân trong nước và thế giới. Thực ra dối trá là tính chất chung của cộng sản thế giới .
In our country the lie has become not just a moral category but a pillar of the State.
Trong một xứ sở của chúng ta, dối trá không phải là một thứ đạo đức mẫu mực mà
là một loại cột trụ cho quốc gia. Aleksandr Solzhenitsyn.
Và giáo sư Phạm Thiều trước khi tự vẫn đã để lại di ngôn:
"những kẻ dốt hay làm dại, vì thế nên họ phải dối ". Ba "D" ấy đi liền với nhau: Dốt - Dại - Dối. TRẦN ĐỘ * MỘT CÁI NHÍN TRỞ LẠI
Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu cũng viết về giáo sư Phạm Thiều:
Ông được bầu làm Đại biểu Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Không hiểu có phải vì ông đã chán ngán cái cảnh thoái hóa, tham nhũng của cán bộ Cộng sản sau 1975 hay vì ông đãõ nhận thức được các sai trái của đường lối chủ nghĩa Cộng sản củûa Stalin khiến làm sụp đổ các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung Âu, nên ông đã ân hận và treo cổ tự tử ! Trước khi tự kết liễu đời mình, ông đã nhờ Đại tá hồi hưu Xuân Diệu ( không phải thi sĩ Xuân Diệu) nhắn giùm ông trước Đại hội Đảng Q3, Thành phố Hồ Chí Minh:
“Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại,
Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối,
Dốt, Dại, Dối,
Đó là ba điều làm cho các nước Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm nầy đến sai lầm khác”(Trích thư của đảng viên kỳ cựu La Văn Lâm, tức cựu trùm Công an La Văn Liếm gởi Tổng Bí thư Đổ Mười ngày 30-4-1994). BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 299
Bọn cộng sản mang cái bệnh lý phức tạp gọi là rối loạn đa nhân cách
( multiple personality disorder - MPD) . Chúng vỗ ngưc là vô sản
giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo, căm thù thù tư sản bóc lột nhưng
chính chúng khát khao tài sản cho nên John Kerry nói cộng sản ngày nay
là "tư bản cuồng nhiệt". Chúng to mồm tự hào là vô sản nhưng thâm tâm
chúng thich các danh hiệu ông tú, ông cử, ông nghè. Trong thời kháng
Pháp, vô sản lên ngôi, bọn trí thức như rắn ráo mồng năm cúi đầu sợ hãi.
Phải giấu việc mình thi đỗ, học trường Tây, đi Pháp du học, trừ ra
những anh có cái đầu, cái đít quá to, không ẩn vào đâu được. Có người
phải lấy vợ nông dân để xóa thành phần giai cấp. Về thôn quê, họ không
đánh răng, ăn bốc, ăn nói thô tục để hòa đồng với vô sản. (1). Nếu không
thế sẽ bị phê là "tạch tạch sè" là đi đời. Nếu sống còn ở cơ quan thì
cũng bị lột da, rút xương khổ lắm.
Vũ Thư Hiên trong "Đêm Giữa Ban Ngày" cho biết Đinh Đức Thiện rất ghét
trí thức. Kỹ sư nào mặt mũi trắng trẻo trước khi vào gặp mặt Đinh Đức
Thiện phải giang nắng vài ngày cho ra vẻ nông dân. Vũ Thư Hiên cũng
thuật lời của Bùi Công Trừng dăn ông trước khi mất:"Cháu
nhớ lấy, ở đời dốt nát với hiểu biết như nước với lửa. Họ dốt (tức các
nhà lãnh đạo), đã thế lại không chịu học, thánh nhân phải học sao còn là
thánh nhân, thành ra đã dốt lại càng dốt thêm. Dốt ghét giỏi là lẽ
thường tình. Trí thức nước mình còn khổ, chừng nào thằng dốt còn đè đầu
thằng giỏi. Cái đó là bi kịch không phải của một mình nước ta mà của tất
cả các nước xã hội chủ nghĩa. Bác già rồi, số tận rồi, nghĩ mà thương
các cháu”.(DGBN, XIV, 295)
Người ta ghét trí thức nghĩa là người ta ganh tị với trí thức đấy thôi. Chửi trí thức, khinh miệt trí thức nhưng thâm tâm các ông cộng sản rất thich cái danh ông tú, ông cử, ông nghè. Bởi vậy khoảng sau 1980, cộng sản trở giọng : "Tớ là con nhà danh giá ,"cha là ông tú, chú là ông nghè"! Và sau năm 2000, cộng sản thay đổi tư duy. Đi ra ngoài, thấy ai cũng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, còn đồng chí ta trên răng dưới dế chỉ có cái mark " vô sản, vô học" thì tự họ cũng thấy xấu hổ, bèn tự phong nhau là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Khoảng năm 2015, Việt Cộng đã có trên 20 ngàn thạc sĩ, tiến sĩ ma. Công An cũng có Tiến sĩ Phó giáo sư .Riêng anh y tá Cà Mâu khiêm tốn chỉ xưng Cử nhân!
Người ta ghét trí thức nghĩa là người ta ganh tị với trí thức đấy thôi. Chửi trí thức, khinh miệt trí thức nhưng thâm tâm các ông cộng sản rất thich cái danh ông tú, ông cử, ông nghè. Bởi vậy khoảng sau 1980, cộng sản trở giọng : "Tớ là con nhà danh giá ,"cha là ông tú, chú là ông nghè"! Và sau năm 2000, cộng sản thay đổi tư duy. Đi ra ngoài, thấy ai cũng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, còn đồng chí ta trên răng dưới dế chỉ có cái mark " vô sản, vô học" thì tự họ cũng thấy xấu hổ, bèn tự phong nhau là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Khoảng năm 2015, Việt Cộng đã có trên 20 ngàn thạc sĩ, tiến sĩ ma. Công An cũng có Tiến sĩ Phó giáo sư .Riêng anh y tá Cà Mâu khiêm tốn chỉ xưng Cử nhân!
Nhưng xem ra anh học trò Việt Cộng lưu manh , xảo quyệt hơn thầy Nga và Trung Cộng. Chúng ta có it nhất hai Hồ Chí Minh, một Hồ Chí Minh dân Nghệ, và một là Hồ Chí Minh tức Hồ Tập Chương người dân Hẹ còn gọi là Khách Gia ở Đài Loan, cũng có nguồn gốc ở Quảng Đông.
Trong đám Việt Cộng, Hồ chí Minh là Tàu hay Việt đều là kịch sĩ thiện nghệ. Nguyễn Chí Thiện trong Hoa Địa Ngục có lẽ cũng bắt nguồn từ giai thoại về đôi dép này:
Chân đi dép lốp
Mồm đốt đôla
Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc.
Một vài nhà văn Cộng sản cũng ca tụng tài nghệ diễn kịch của Hồ Chí Minh.Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng ông Hồ "diễn kịch"... Về mặt này, ông Hồ cũng khá “siêu” đấy ( NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ, V,131).
Vũ Thư Hiên cũng công nhận ông Hồ là một " nghệ sĩ ưu tú ' trong bộ môn kịch nghệ cộng sản. Ông viết: 'Trong hành xử ông là một diễn viên kỳ tài, như sau này tôi được biết. Cha tôi có kể chuyện khi đi thăm bức tường công xã Paris ở nghĩa trang Père Lachaise (1946), có các quan chức Pháp tháp tùng, ông Hồ sụt sùi khóc, lấy khăn tay thấm nước mắt. Trở về khách sạn, cha tôi hỏi làm sao ông khóc được, ông trả lời: "Mình làm chính trị, khi cần khóc phải khóc được, khi cần cười phải cười được, mới làm chính trị được chứ". Cha tôi có ghi lại việc này trong hồi ký "Tháng Tám cờ bay" (ĐGBN,.XXIII )
Câu Ba Nguyễn Tất Thành mới học lớp ba tiểu học nhưng thích đóng vai trí thức và công nhân. Cộng sản Nga Tàu chỉ ghét trí thức, cho trí thức là cục phân, còn Việt Cộng căm thù trí thức kết tội trí thức là chánh phạm trong xã hội:" Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ".
Tuy thù ghét trí thức nhưng trong thâm tâm, anh Việt Cộng nào cũng muốn đóng vai người thông thái, tài cao học rộng. Anh Ba và đồng đảng quảng cáo rằng cậu Ba oai lắm, giỏi lắm, đã học trường Quốc Học, thấy giáo trường Dục Thanh (Phan Thiết), và học trường Bách Nghệ Ba Son. Than ôi, cậu ba nếu học Quốc học, dậy thể thao trường Dục Thanh, học sinh trường Ba Son cũng chỉ vài tuần, sao không nói vài năm? Không thể nói láo được vì năm 1910, Nguyễn Sinh Sắc mất chức tri huyện Bình Khe, cha con bỏ vào Saigon kiếm ăn. Năm 1911, câu Ba theo tàu đế quốc sang đế quốc cầu thực, đâu có thì giờ đóng vai trí thức và công nhân! Sang Nga, như Nguyễn Thị Minh Khai không có bang tiểu học mà cũng vào Viện Đông Phương của Nga, còn câu Ba cũng khoe khoang sinh viên trường Phương Đông, báo hại bà Sophie Quinn Judge mất mấy năm lục tìm hồ sơ cậu ở trường này mà chẳng thấy tên cậu!
Ông Hồ học lực chỉ lớp ba thế mà cũng muốn dương danh tiến sĩ nên đã tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của nhóm Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh ở Pháp. Ông đóng vai Nguyễn Ái Quốc cho đến 1925, ông về Trung Quốc ở dưới trướng Borodin, lại đóng vai Hồ Chí Minh, tiếm danh của Hồ Học Lãm ( (1884-1943 ), quê Nghệ An, một nhà cách mạng đồng thời với Phan Bội Châu.
Đến 1932, Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành ) chết, Trung Cộng đưa Hồ Tập
Chương đóng vai Hồ Chí Minh. Huỳnh Tâm phải ca tụng Hồ Chí Minh là một
gián điệp hoàn hảo!
Ông đóng vai Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, từng bước đưa Việt Cộng vào làm nô lệ cho Trung Cộng.
Ngày 19-5-1946, ông tổ chức đón tiếp Pháp nhưng lại nói là ngày sinh nhật của ông để che mắt thiên hạ.
Ông lấy tên Trần Dân Tiên, T.Lan để tự quảng cáo. Ông mới hơn 50 tuổi
mà muốn cả nước gọi ông là cha già dân tộc và ca tụng những đức tính giả
tạo của ông. Ông cố chứng tỏ ông là câu Ba Nguyễn Tất Thành nhưng đọc
kỹ bài của Trần Dân Tiên thấy ông là một người khác, không phải cậu Ba,
cũng không phải ngưòi phụ bếp trên tàu. ..
Ông Hồ là một kịch sĩ chính trong tuồng Cải Cách Ruộng Đất. Ông bày ra giảm tô giảm tức, chia ruộng cho dân nghèo, thực hiện đấu tranh giai cấp, tiêu diêt địa chủ bóc lột. Giảm tô tức là bắt địa chủ nộp thuế, trả nợ cho nông dân, ai không trả nổi thì ngồi tù, gia sản bị tịch biên. CCRD đưa đến đấu tố địa chủ nhưng thực sự là những nông dân, trong đó có bần cố nông, trung nông bị đôn lên cho đủ chỉ tiêu 5% dân số theo lệnh cố vấn Trung Cộng. Nông dân được chia ruộng it lâu thì bị thu hồi để lập nông trường và Hợp tác xã. Đấu tố đưa đến giết hại, bỏ tù và tịch thu tài sản là một cách khủng bố nhân dân để nhân dân cúi đầu làm nô lệ trong các nông trường và HTX nông nghiệp. Ngày xưa, địa chủ thu tô 50% còn cộng sản thu thuế nông nghiệp 75% và còn bắt nông dân chịu bao nhiêu đóng góp khác!
Ông Hồ diễn nhiều tấn kịch như vụ bà Cát Hanh Long.Trần Đĩnh cho ta thấy
một Hồ Chí Minh khác, rất thực, rất cộng sản, khác với anh bồi Pháp
lịch sự, nịnh đầm. Ông Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt xem đấu bà Năm (ĐC, 82).
Ông Hồ ném đá giấu tay, viết báo ký bút hiệu CB tố cáo bà Năm.
Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, CB (Bác Hồ) gửi đến bài “Địa chủ ác ghê.” Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân.” Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát - Hanh - Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể (ĐC, 84)... "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác"(Wikipedia) .
Ông Hồ ném đá giấu tay, viết báo ký bút hiệu CB tố cáo bà Năm.
Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, CB (Bác Hồ) gửi đến bài “Địa chủ ác ghê.” Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân.” Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát - Hanh - Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể (ĐC, 84)... "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác"(Wikipedia) .
Sau 1956, Khrushchev tố cáo tội ác của Stalin, ông Hồ sợ hãi đến lượt
ông sẽ bị hạ bệ .Có hai người có khả năng Nga đưa lên thay thế ông là
Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Ông bèn diễn một màn kịch mà diễn viên
chính là ông. Ông cách chức Trường Chinh về sai lầm CCRD. Ông gọi Võ
Nguyên Giáp vào phủ Chủ tịch giúp việc, ủy cho Giáp đứng ra xin lỗi (Ông
Hồ không lên tiếng xin lỗi cũng không giả khóc như một số văn nô tô
vẽ). Giáp mừng húm vì tưởng là nắm chặc chức Tổng Bí thư. Ônh hồ hỏi Võ
Nguyên Giáp: " Lê Duẩn làm Tổng bí thư được không?"Giáp bực mình trả lời
: "Cái thằng giáo làng đó sao mà làm Tổng bí thư được". Thế rồi chân
tay Giáp bị chặt, Giáp trở thành tướng không quân. Lê Duẩn không kèn
không trống lên làm Tổng bí thư. Ông Hồ thuật chuyện trên cho Duẩn nghe,
ý muốn mượn dao Duẩn giết Giáp. Thế là đời Giáp tuột dốc không phanh.
Ông được nâng lên làm Giám đốc Viện Khoa học chuyên ngành ngừa thai cai
đẻ. Ông được Duẩn trao tặng huy chương bao cao su, và người dân đưọc
dịp cười đùa vui vẻ:
-Khi xưa đại tướng cầm quân
Bây giờ đại tướng câm chân đàn bà.
-Khi xưa đại tướng công đồn,
Bây giờ đại tướng bịt l... chị em"!
Marx đưa ra thuyết "giai cấp đấu tranh nhưng lúc bấy giờ giai cấp vô sản vô học và vô sản có họcViệt Nam đấu đá nhau ! Và đó cũng là cuộc đấu tranh giữa vô sản thân Nga và vô sản thân Tàu!
Cái gì che đậy mà người ta không biết, nhưng có hai điều giấy không gói được lửa mặc dầu bọn văn nô như Sơn Tùng hết sức bào chữa:
-Khi xưa đại tướng cầm quân
Bây giờ đại tướng câm chân đàn bà.
-Khi xưa đại tướng công đồn,
Bây giờ đại tướng bịt l... chị em"!
Marx đưa ra thuyết "giai cấp đấu tranh nhưng lúc bấy giờ giai cấp vô sản vô học và vô sản có họcViệt Nam đấu đá nhau ! Và đó cũng là cuộc đấu tranh giữa vô sản thân Nga và vô sản thân Tàu!
Cái gì che đậy mà người ta không biết, nhưng có hai điều giấy không gói được lửa mặc dầu bọn văn nô như Sơn Tùng hết sức bào chữa:
(1). Ông Hồ có hàng tá vợ và hàng trăm người tình nhưng ông vẫn đóng vai
khổ tu: Em chả! Em chả lấy vợ"! Ông Hồ giết vợ, bỏ con mà bọn cộng sản
cứ bắt ông đóng vai đạo đức Hồ Chí Minh!
(2). Ông Hồ là một kịch sĩ chuyên nghiệp. Ông và ban Tình Báo Hoa Nam
đã chế cho ông một y phục đặc biệt nhất thời đại: Chiếc áo blouson cũ
và đôi dép râu!Bên cạnh y trang bình dân, ông cũng dung ngôn ngữ bình
dân. Ông xưng bác!
Ông đó là cái trò giả dối mà trước đó gần nửa thế kỳ, ông Nguyễen Văn Thới đã lột mặt nạ lừa đảo của ông:" Ngồi chiếu lác, xưng bác xưng cô (Kim Cổ Kỳ Quan. Cáo thị).
Đừng tưởng xưng bác là bình dân. Ông Hô thâm lắm. Bác là anh của
cha.Dưới bác là đẳng cấp anh chị. Không có bác thứ hai cho nên bác đồng
nghĩa với thiên tử!
Lữ Phương viết :Trong tiếng Việt, chữ
bác chỉ vai người anh của cha, dùng để xưng với các cháu thiếu nhi thì
thích hợp. Nhưng sau này, nó lại trở thành phổ biến để mọi người gọi
theo. Theo nhiều người gần gũi ông cho biết thì điều đó cũng do ông chỉ
đạo: ai mới gặp ông mà gọi ông bằng là anh hoặc đồng chí thì bị ông
chỉnh lại ngay (tôi nghe nói trong những ngươi bị ông chỉnh có Trần Văn
Giàu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
(Huyền thoại Hồ Chí Minh– Lữ Phương. https://bodoilambao.wordpress.com/2012/12/11/huyen-thoai-ho-chi-minh-lu-phuong/ )
Giáo Sư Trần Đức Thảo nhận xét:
"Ông cụ" là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối… "Ông cụ" còn có tính đa nghi như Tào Tháo ấy…Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường "Người," từng tỏ ra ngang hàng với "Người," thì sau đều đã vĩnh viễn bị loại ra khỏi tầm nhìn của "Người." Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy…Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng: Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói : "Ngoài Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi" …!" [...].- Cứ theo thực tại mà xét, thì “ông cụ” là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối. Từ cách mang đôi dép râu bình dân, từ cách để hở ra cái áo lót nâu đon sơ, thủng vài lỗ bên trong, tưd cách không cài hết khuy áo sơ-mi, tới cách khoác hở cái tấm nhựa bên ngoài, đó là những cách thức phô diễn đá được chọn lựa, cân nhắc rất kỹ. Những chi tiết ấy tạo ra một thứ vương bào siêu vật chất, đầy hào quang của cách mạng vô sản! Vương miện của “Người” chính là chiếc mũ “cát” vải có vẻ tầm thường, nghèo nàn. Nhưng nó biểu hiện tính khỉnh mạt, bất chấp thời trang quyền quý, quan cách, như thách thức cái lối ăn mặc sang trọng, hiện đại theo kiểu Tây phương. Phong cách ăn mặc như thế là sự phỉ báng những thứ áo gấm, áo thụng kiểu phong kiến. Lối ăn mặc cố ý tạo vẻ “bình dân” trong đám người chính trị, hoặc giữa dân chúng như vậy là một cách tự tôn rất cao siêu! Từ cách cầm điếu thuốc cháy dở, cách mỉm cười lạnh lùng, khinh bạc, cách nhìn thẳng vào mặt đối tượng như một thách thức, cách hỏi han đám đông kiểu bề trên chăm sóc bề dưới.,.. Tất cả những dáng điệu, cử chỉ trong mỗi tấm hình, trong từng bối cảnh, trong từng trường hợp… đều có cùng một mục đích: luôn luôn chứng tỏ vị thế thượng đỉnh của một vị lãnh tụ tối cao sáng ngời, phi thường! Tất cả chi tiết ngoại cảnh đều là những nét chấm phá đã được gạn lọc, đã được nghiên cứu, dàn dựng tỉ mỉ từ trước, để hình ảnh “Người” không bị chìm lẫn trong đám nhân loại tầm thường chung quanh! Đấy là vóc dáng của một thần tượng vượt trội, đứng trên một bệ đá uy quyền tột đỉnh trong lịch sử! “Người” không để hé lộ một một kẽ hở nào, để có thể bị coi thường một cách nhầm lẫn, không để một mưu toan tìm tòi khám phá nào có thể thẩm thấu vào những suy tư, vào những hậu ý, vào tư tưởng của “Người”!(Tri Vũ- XII)
Đó là một con người tự tôn mình, tự coi là trên hết biến sự sùng bái cá nhân như một thứ giáo điều. Từ cách ăn mặc theo kiểu lãnh tụ áo bốn túi, có cổ, cái mũ đội đầu, chòm râu, cái gậy chống, phong cách đi đứng, nói cười giả lả bề ngoài, mặc cái áo mưa, cách xưng hô bác cháu, cách phát biểu, ngay cả cái phong cách bề ngoài xem ra bình dân đều là có chủ đích, có tính toán rất kỹ càng. Trần Đức Thảo kể lại trong lần gặp ra mắt Hồ Chủ tịch, cán bộ nghi lễ đã dặn kỹ ông, phải đứng cách xa bác ba thước, không được nói, khi nào Bác hỏi mới được nói. Phải xưng hô bác, bác, cháu cháu. Lê Duẩn có thể còn hơn tuổi Hồ Chí Minh cũng không ra ngoại lệ nói chi đến những Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.
Đó là cả một màn kịch mà đạo diễn chính là Hồ Chí Minh.
Ông tạo ra một phong cách của một lãnh tụ duy nhất, không giống ai và ở trên mọi người. Mọi quyết định lớn nhỏ đều do ông cả (Tri Vũ, trich Phan Thanh Tâm, Nguyễn Văn Lục )
(Huyền thoại Hồ Chí Minh– Lữ Phương. https://bodoilambao.wordpress.com/2012/12/11/huyen-thoai-ho-chi-minh-lu-phuong/ )
Giáo Sư Trần Đức Thảo nhận xét:
"Ông cụ" là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối… "Ông cụ" còn có tính đa nghi như Tào Tháo ấy…Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường "Người," từng tỏ ra ngang hàng với "Người," thì sau đều đã vĩnh viễn bị loại ra khỏi tầm nhìn của "Người." Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy…Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng: Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói : "Ngoài Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi" …!" [...].- Cứ theo thực tại mà xét, thì “ông cụ” là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối. Từ cách mang đôi dép râu bình dân, từ cách để hở ra cái áo lót nâu đon sơ, thủng vài lỗ bên trong, tưd cách không cài hết khuy áo sơ-mi, tới cách khoác hở cái tấm nhựa bên ngoài, đó là những cách thức phô diễn đá được chọn lựa, cân nhắc rất kỹ. Những chi tiết ấy tạo ra một thứ vương bào siêu vật chất, đầy hào quang của cách mạng vô sản! Vương miện của “Người” chính là chiếc mũ “cát” vải có vẻ tầm thường, nghèo nàn. Nhưng nó biểu hiện tính khỉnh mạt, bất chấp thời trang quyền quý, quan cách, như thách thức cái lối ăn mặc sang trọng, hiện đại theo kiểu Tây phương. Phong cách ăn mặc như thế là sự phỉ báng những thứ áo gấm, áo thụng kiểu phong kiến. Lối ăn mặc cố ý tạo vẻ “bình dân” trong đám người chính trị, hoặc giữa dân chúng như vậy là một cách tự tôn rất cao siêu! Từ cách cầm điếu thuốc cháy dở, cách mỉm cười lạnh lùng, khinh bạc, cách nhìn thẳng vào mặt đối tượng như một thách thức, cách hỏi han đám đông kiểu bề trên chăm sóc bề dưới.,.. Tất cả những dáng điệu, cử chỉ trong mỗi tấm hình, trong từng bối cảnh, trong từng trường hợp… đều có cùng một mục đích: luôn luôn chứng tỏ vị thế thượng đỉnh của một vị lãnh tụ tối cao sáng ngời, phi thường! Tất cả chi tiết ngoại cảnh đều là những nét chấm phá đã được gạn lọc, đã được nghiên cứu, dàn dựng tỉ mỉ từ trước, để hình ảnh “Người” không bị chìm lẫn trong đám nhân loại tầm thường chung quanh! Đấy là vóc dáng của một thần tượng vượt trội, đứng trên một bệ đá uy quyền tột đỉnh trong lịch sử! “Người” không để hé lộ một một kẽ hở nào, để có thể bị coi thường một cách nhầm lẫn, không để một mưu toan tìm tòi khám phá nào có thể thẩm thấu vào những suy tư, vào những hậu ý, vào tư tưởng của “Người”!(Tri Vũ- XII)
Đó là một con người tự tôn mình, tự coi là trên hết biến sự sùng bái cá nhân như một thứ giáo điều. Từ cách ăn mặc theo kiểu lãnh tụ áo bốn túi, có cổ, cái mũ đội đầu, chòm râu, cái gậy chống, phong cách đi đứng, nói cười giả lả bề ngoài, mặc cái áo mưa, cách xưng hô bác cháu, cách phát biểu, ngay cả cái phong cách bề ngoài xem ra bình dân đều là có chủ đích, có tính toán rất kỹ càng. Trần Đức Thảo kể lại trong lần gặp ra mắt Hồ Chủ tịch, cán bộ nghi lễ đã dặn kỹ ông, phải đứng cách xa bác ba thước, không được nói, khi nào Bác hỏi mới được nói. Phải xưng hô bác, bác, cháu cháu. Lê Duẩn có thể còn hơn tuổi Hồ Chí Minh cũng không ra ngoại lệ nói chi đến những Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.
Đó là cả một màn kịch mà đạo diễn chính là Hồ Chí Minh.
Ông tạo ra một phong cách của một lãnh tụ duy nhất, không giống ai và ở trên mọi người. Mọi quyết định lớn nhỏ đều do ông cả (Tri Vũ, trich Phan Thanh Tâm, Nguyễn Văn Lục )
Ông Hồ có hàng vạn mánh khoé, nhưng kể chừng đó cũng đủ.
Ông Hồ là đại gian manh cho nên trong hàng ngũ Việt Cộng đã hấp thụ bản
tính gian manh của lãnh tụ họ. Sống trong một chế độ bạo tàn gian dối,
con người cũng phải đóng kịch để sống. Khi còn học chính trị ở Đại Học
Văn Khoa Sài gòn, , tôi nghe một cán bộ than thở về kết quả cuối khóa
Triết học Mac-Lê, sinh viên viết bản Thu hoạch:" Những sinh viên làm bài Tổng kiểm thảo hay nhất đều vượt biên"!
Nhưng đó là chuyện quần chúng vô danh. Chúng tôi xin đưa vài trường hợp tiêu biểu , những kịch sĩ trứ danh của chế độ.
Nhưng đó là chuyện quần chúng vô danh. Chúng tôi xin đưa vài trường hợp tiêu biểu , những kịch sĩ trứ danh của chế độ.
(1). Nguyễn Đình Thi.
Vũ Thư Hiên kể:
Một hôm tôi kể cho Hoàng nghe chuyện xảy
ra trong cuộc chỉnh huấn cho văn nghệ sĩ tại ấp Hoàng Cao Khải thời kỳ
Nhân văn - Giai phẩm. Trong cuộc đấm ngực tập thể Nguyễn Ðình Thi lên
diễn đàn xỉ vả Văn Cao và câu nói "trong giọt nước có cả trời xanh" của
anh. Chửi xong, từ diễn đàn bước xuống Nguyễn Ðình Thi ôm lấy Văn Cao
thì thầm "Văn hiểu cho mình, cái thế mình phải thế!". Văn Cao kể cho tôi
nghe câu chuyện này, với một ánh buồn trong mắt. "Trước cách mạng nó
đâu đến nỗi thế. Nó là thằng anh hùng, bây giờ cam phận làm con giun".(DGBN. XXII)
Nhưng Nguyễn Đình Thi cũng còn sót lại chút lương tâm. Cuối đời ông sám hối:
Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ
Và đã có không cả một mùa hè
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa
(Mùa thu vàng)
Cuối cùng ông tự đấm ngực sám hối bi thương:
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
(Gió bay)
(2). Tô Hoài
Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễn trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá.
“Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó. Thoáng rất nhanh tôi ngỡ xem một tập quần tượng đài di động được một đạo diễn tài ba điều khiển. Nhà đạo diễn đó là ý thức về giá trị tự thân. Và rất nhanh lại nghĩ ai đó đã dựng nên tập thể điêu khắc này để đối lại tượng đài Nạn nhân các trại tập trung Quốc xã.
Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng...
Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.
Anh trở lại, tôi hỏi khẽ: - Đánh người ta làm gì?
Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? - Tô Hoài che miệng tủm tỉm cười.”Tô Hoài giải thích, mình phải bày tỏ lập trường; nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy (.ĐC.XXVI)
(3).Chế Lan Viên
Chế Lan Viên có hai bộ mặt, bộ mặt sân khấu và bộ mặt nội tâm. Về mặt nổi, ai cũng biết ông cùng Tố Hữu, Xuân Diệu là những nhà thơ trụ cột của Cộng sản Việt Nam. Nhưng nơi riêng tư,ông là con người khác. Vũ Thư Hiên gặp Chế Lan Viên ở Quảng Bình...
Buổi tối, chúng tôi nằm mỗi người một giường gần nhau, vừa vỗ muỗi vừa chuyện vãn. Một hôm tôi hỏi Chế Lan Viên :
- Này, anh Chế, theo anh, thơ và từ của Mao Trạch-đông có hay lắm không mà thiên hạ tán tụng om xòm đến thế ?
Chế Lan Viên cười hức hức:
- Thơ phú gì cái thằng cha ấy ?! Vũ Thư Hiên thấy hay à ?
Anh bao giờ cũng gọi tôi đủ tên họ.
- Thơ phú là chuyện tôi mù tịt, mới phải hỏi anh.
Chế Lan Viên hạ một câu xanh rờn :
- Làm đến hoàng đế nước Tàu rồi thì cục cứt của hắn thiên hạ cũng khen tuốt.
Tôi ngẩn người. Chẳng lẽ đó là tác giả của câu thơ ca ngợi hai lãnh tụ vĩ đại: "Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao ! "?
Mãi cho tới khi các di cảo của Chế Lan Viên được xuất bản tôi mới hiểu được tâm trạng nhà thơ mà tôi yêu mến. Anh có nội tâm bị giằng xé bởi nhiều mâu thuẫn: là đảng viên, anh muốn trở thành người tuyên truyền đắc lực cho Ðảng của anh, là con người anh muốn cái khác. Bằng trái tim nhà thơ anh bất bình với những bất công, phi lý, anh đồng cảm với nỗi đau của nhân dân không có tự do, nhưng người cộng sản trong anh ngăn lại, không cho anh nói ra. (ĐGBN, Ch.XXII, 422)
Cuối đời, Chế Lan Viên tỉnh giấc Nam kha. Ông là một con người khác với một thi tứ khác: Ông bỏ lối thơ tuyên truyền giả đối, ông nói thực về trận Mậu thân 1968:
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30 Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó? Tôi! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong. Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ, Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ! Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi! (Ai? Tôi! – CLV)
Phải chăng đến khi thấy phương Nam chả có gì là đói nghèo cả, chả có gì là “phồn vinh giả tạo” cả, thì Chế mới vỡ mộng, tỉnh ngộ. Ôi, bao nhiêu năm bị Đảng dối lừa, cho ăn bánh vẽ.
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ.
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn,
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối,
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
(Bánh Vẽ – CLV)
(4). Nguyễn Khải
Nguyễn Khải suốt một đời đóng vai văn nô trong mặt trận tuyên truyền dối trá, nhưng cuối đời ông mới bộc lộ những suy tư chân thực của ông qua bài :" Đi tìm cái tôi đã mất".
Trước tiên, ông nói về sự đối kháng ngầm của nhân dân:
____
(4). Nguyễn Khải
Nguyễn Khải suốt một đời đóng vai văn nô trong mặt trận tuyên truyền dối trá, nhưng cuối đời ông mới bộc lộ những suy tư chân thực của ông qua bài :" Đi tìm cái tôi đã mất".
Trước tiên, ông nói về sự đối kháng ngầm của nhân dân:
Trong
chiến tranh tập thể gạt phắt cá thể sang một bên, có thể giẫm đạp lên
nó cũng chả mất mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra
lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời gian bàn luận, sai
đúng có sự tham gia của nhiều cái đầu. Vả lại nếu người lãnh đạo tính
toán sai lập tức sẽ bị đối phương trừng phạt ngay, không sớm tỉnh ngộ
thì cả sự nghiệp có thể bị đổ vỡ. Đến thời hoà bình thì chỉ còn dân
chúng đối mặt với chính quyền, quyền lợi khác nhau, nguyện vọng khác
nhau, có trăm ngàn thứ khác nhau trong một cộng đồng: dân tộc, tôn giáo,
văn hoá, điều kiện sống… trong một thời gian dài tạm quên đi, tạm gác
lại để lo việc lớn, lúc này nhất loạt trỗi dậy, đòi hỏi và mỗi cá nhân
đều thấy cái mình đòi là quan trọng nhất, bức thiết nhất. Độc lập có
rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định
quên sao? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để
nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình
là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám
đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả
bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ? Làm loạn không dám, biểu
tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự
không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội
trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương
từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có
cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm
chính trị. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội
vì nó là thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật vừa giả tràn
gập các quán cà phê mỗi ngày. Không ra được báo viết thì làm báo mồm
vậy, lời nói bay đi lấy đâu làm bằng, tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì
nó sẽ thành dư luận, không ai bắt giam được dư luận, giết được dư luận,
cái dư luận hỗn tạp, vô sở cứ mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc mọi
người trở thành mặt bằng mới để đặt ra các tiêu chuẩn sống cho một thời.
Cái tiêu chuẩn mới có tên gọi là “mặc kệ nó”. Nó là người khác, là nhà nước, là bất cứ ai, bất cứ việc gì không có quan hệ trực tiếp tới các lợi ích cá nhân mình.
Tiếp theo, ông nói đến thân phận nhà văn, những nô lệ trong xã hội cộng sản:
Một
xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng
không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là
một xã hội không có chân móng.[...]..Thành thử cái chủ trương rất
quyến rũ, rất “văn nghệ”, nhất là với giới tri thức, của chủ nghĩa Mác
“cải tạo thế giới, cải tạo con người” hoá ra chuyện không đâu, nói cho
vui, bây giờ người ta cũng hay nhắc đến để chế giễu một học thuyết xã
hội chứa đầy những hoang tưởng.
Và ông công khai chỉ trich chủ nghĩa cộng sản:
Trong
nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê,
tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần
chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá
nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế
kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.
Sống trong thể chế này suốt mấy mươi năm không có một cuộc biểu tình nào
được tổ chức để phản đối một chính sách nào đó của nhà nước. Như thời
làm cải cách ruộng đất hay thời huy động nông dân vào các hợp tác xã
nông nghiệp. Giám đốc xí nghiệp nhà nước tham ô, mức sống của công nhân
giảm sút cũng không có đình công. Nông dân bị kẻ cường quyền đàn áp, làm
nhiều việc trái pháp luật, vừa mới nhen nhóm bày tỏ sự bất bình liền bị
giập tắt ngay. Vì người lãnh đạo đã nhận định rất đúng rằng, nhân dân
ta rất tốt, rất dễ bảo, bỗng dưng họ dám nói xược, dám đòi hỏi này nọ là
do có mấy thằng cán bộ về hưu bất mãn cầm đầu. Cứ nhắm mấy thằng đó mà
đe, nếu cần thì bắt là đâu vào đấy ngay. Quả nhiên thế thật. Tức là
người cầm quyền chả coi dân chúng vào đâu. Họ chỉ sợ các cá nhân hiểu
nhiều biết rộng, rất khó bắt nạt, là hay bày trò xúi giục thôi. Giống
hệt cái thời còn vua còn Tây, kẻ cai trị rất sợ người cộng sản vì họ là
kẻ hay gây rối. Đã là người cầm quyền với nước ta thì xưa là thế nay vẫn
là thế, người dân vẫn sống dưới chế độ chuyên chế chứ chưa bao giờ được
biết chế độ dân chủ là gì, đâu là dân chủ tư sản. Đã chuyên chế là
chuyên chế làm gì có sự phân biệt chuyên chế tư bản với chuyên chế vô
sản.Người cộng sản rất kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, nhưng
lại chính từ các nước xã hội chủ nghĩa mà cái tệ sùng bái cá nhân đã nảy
sinh. Vì lãnh tụ của học thuyết cũng là lãnh tụ của quốc gia. Họ lên
cầm quyền không do phiếu bầu mà do tín nhiệm sẵn có của các tín đồ với
giáo chủ. Giáo chủ là nhân vật tối linh, thuộc về thiêng liêng nên những
gì của thế gian không thể ràng buộc ông ta được. Ông ta cầm quyền không
có niên hạn vì ông phải phục vụ nhân dân cho tới lúc chết.
Kết luận, ông đời hỏi Cộng sản tôn trọng nhân quyền và dân quyền và tôn trong hiến pháp !
Có thể kết luận, một chế độ chính trị được xem là văn minh hay lạc hậu, là sẽ tồn tại lâu dài hay chỉ có mặt trong khoảng khắc của lịch sử là tuỳ thuộc vào cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền có thật sự tôn trọng những quyền của con người hay không, các cá nhân với những khác biệt, những phản ứng, những bất tuân của nó có được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp hay không? Vì tiềm lực tinh thần của mọi cá nhân được vun xới, được phát triển trong tự do là nền tảng vững chắc nhất của mọi thiết chế chính trị. Vì còn nó ta có thể vững tin sẽ vượt qua mọi sóng gió bất thần của thời thế để mãi mãi tiến về phía trước.
Kết luận, ông đời hỏi Cộng sản tôn trọng nhân quyền và dân quyền và tôn trong hiến pháp !
Có thể kết luận, một chế độ chính trị được xem là văn minh hay lạc hậu, là sẽ tồn tại lâu dài hay chỉ có mặt trong khoảng khắc của lịch sử là tuỳ thuộc vào cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền có thật sự tôn trọng những quyền của con người hay không, các cá nhân với những khác biệt, những phản ứng, những bất tuân của nó có được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp hay không? Vì tiềm lực tinh thần của mọi cá nhân được vun xới, được phát triển trong tự do là nền tảng vững chắc nhất của mọi thiết chế chính trị. Vì còn nó ta có thể vững tin sẽ vượt qua mọi sóng gió bất thần của thời thế để mãi mãi tiến về phía trước.
Ngày nay, vu
Formosa lòi ra âm mưu của Trung Cộng diệt môi trường Việt Nam. Bọn cộng
sản ra sức biện hộ cho Trung Cộng. Chúng đóng vai khoa học gia, bảo
không có độc chất trong biển, chỉ là tảo đỏ. Chúng chụp ảnh và ăn uống
mà bảo rằng biển đã hết chất dộc có thể đi tắm biển và ăn hải sản! Chúng
mà có gan lội xuống biển ư? Bao thợ lặn đã chết khi xuống biển tìm hiểu
chất độc do Formosa thải. Chúng lấy hình ở đâu mà bảo rằng hình ở Vũng
Áng ? Tại sao khi vụ chât độc nổ ra, Nguyễn Phú Trọng đến thăm Formosa
và nhận tượng vàng 50 ký? Tại sao Việt Cộng không cho Mỹ và Đài Loan
điều tra Formosa? Đó là những tấn tuồng kịch cỡm không lừa được nhân dân
Việt Nam. Cá chết hàng loạt, không con nào sống sót . Người dân bình
thường cũng hiểu đó là tai họa trầm trọng, phải vài chục năm biển mới
hồi sinh chứ không phải đã hồi sinh như những lời dối trá
của cộng sản nô lệ Trung Cộng.
Nga là một đế quốc bản chất tàn bạo. Họ chém giết thẳng cánh không cần
phải che đậy, giấu diếm chủ trương và hành động. Đa số dân Nga hiền lành
nhưng bản chất Lenin, Stalin là những con quỷ hiện nguyên hình.
Bolsheviks và Mensheviks đều theo Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga Marxist
, đại hội đảng năm 1903 thì chia rẽ. Trong khi Mensheviks do Martov
lãnh đạo chủ trương dân chủ, phe Bolsheviks do Lenin cầm đầu muốn thực
hiện chuyên chính. Lenin bèn tiêu diệt các đồng chí cộng sản
Mensheviks.Lenin đã dùng các thủ đọan:
(1). Dùng bọn lưu manh để giết tuyệt phe Mensheviks.
(2). Bất chấp đạo nghĩa
(3). Bất chấp pháp luật
( -There are no morals in politics; there is only expedience. A scoundrel may be of use to us just because he is a scoundrel.
-The scientific concept, dictatorship, means neither more nor less than
unlimited power resting directly on force, not limited by anything, not
restrained by any laws or any absolute rules. Nothing else but that.
(V.I. Lenin, A Contribution to the History of the Question of Dictatorship )
(V.I. Lenin, A Contribution to the History of the Question of Dictatorship )
Stalin độc tài tàn bạo, thẳng tay giết hại các đồng chí cộng sản Nga. Tại đại hội XVII Đảng Cộng sản
Liên Xô (năm 1934), phần đông đại biểu muốn bầu Kirov làm Tổng bí thư.
Thế là sau đại hội, Stalin trả thù: 98 người trong tổng số 139 ủy viên
trung ương chính thức và dự khuyết do đại hội XVII bầu ra, tức là 70%,
đã bị bắt và bị xử bắn (phần lớn vào những năm 1937-38).
Không những các ủy viên trung ương mà đa số đại biểu dự đại hội XVII của
Đảng cũng chịu chung số phận: trong số 1.956 đại biểu chính thức và dự
khuyết thì 1.108 người bị bắt và ghép tội phản cách mạng. Như vậy,
Stalin đã đánh ngay vào cái Đảng Cộng sản Liên Xô mà chính ông ta làm
Tổng bí thư.
Kết quả cuộc đại khủng bố (1937-1938):
Đã có trên 1.440.000 người bị kết án, trong số đó trên 725.000 người bị
bắn, trong số bị bắn có nhiều ủy viên Bộ Chính trị , ủy viên trung ương,
người đứng đầu chính phủ, Bộ trưởng v.v... Kể cả một ủy viên Bộ Chính
trị là Chủ tịch đầu tiên của Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản là
Zinoviev; một ủy viên Bộ Chính trị, người đứng thứ ba sau Lênin (người
đứng thứ hai là Trostski thì đã bị Stalin diệt rồi) là Kamenev, một ủy
viên Bộ Chính trị được coi là người con yêu của đảng là Bukharin cũng
bị bắn. Một số cán bộ người nước ngoài của Quốc tế Cộng sản cũng bị
giết.
Trong hàng ngũ quân đội, thì có đến trên 41.000 sĩ quan và binh lính bị
xử tử, kể cả nhiều nguyên soái, các tướng lĩnh cho đến binh nhì. Đó là
chưa nói đến hàng trăm nghìn người thuộc các dân tộc không phải Nga bị
cưỡng bức di dân đến các vùng khác phải bỏ mình trên đường đi hay ở nơi
mới đến. Cho nên có nhà sử học đã kêu lên: Stalin đúng là một tên diệt
chủng đối với nhân dân nước mình!(http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130321-stalin-la-lanh-tu-tai-ba-hay-bao-chua-khat-mau)
Mao Trạch Đông cũng rất thẳng thắn, chẳng cần màu mè, giả dối. Ông sống
như đế vương tại cung điện nhà Thanh chẳng sợ đứa nào phê bình ông là
phong kiến, muốn trở lại thời quân chủ. Ông có hàng ngàn cung tần mỹ nữ,
, bọn tôi tớ trong trung ương đảng phải lo gái gú cho lãnh tụ. Ông
thich khiêu vũ, ông khoái nhỏ nào là kéo ngay vào phòng bên cạnh, chẳng
sợ ai phê bình lãng mạn, dâm ô, đồi trụy. Ông cũng như Lenin, Stalin
khát máu. Ông chủ trương giết 5% dân chúng là ngai vàng của ông vững
bền.
Tuy nhiên, Mao đôi khi cũng còn có chút đóng tuồng. Ông lập công xã
nhân dân, cho nông dân ăn mỗi ngày bốn năm bữa, mỗi bữa bốn nam món ăn..
Nông dân ùa vào, Mao đóng cửa lại, bắt lao động ngày đêm, ban đầu ăn
cơm,sau rau cháo bữa có bữa không. Lao động quá sức không có phương tiện
, thiếu lương thực, thuốc men, khoảng 50 triệu nông dân Trung Quốc đã
chết!
Mao đề ra Bước đại nhảy vọt, muốn nông nghiệp và công nghiệp vượt Mỹ
trong nháy mắt. Ông lừa dân, bắt ép nhân dân thì nhân dân và cán bộ
cũng lừa dối ông. Lý Chí Thỏa, bác sĩ của Mao viết:
Một buổi tối trên tàu. Lâm Khắc tìm cách giải thích mọi việc cho tôi.
Tôi vừa chuyện trò với Lâm Khắc và Vương Kính Tiên, vừa nhìn những ngọn
lửa của những chiếc luyện kim kéo dài đến tận chân trời và bày tỏ sự
kinh ngạc về việc những lò luyện kim lại có thể mọc lên nhanh chóng đến
thế và sản lượng sản xuất bất ngờ tăng lên.
Lâm Khắc đáp lại rằng tất cả những thứ chúng tôi nhìn thấy qua cửa sổ
đều là dàn dựng cả – một vở tuồng Trung Quốc vĩ đại có nhiều hồi được
trình diễn trên khắp đất nước và chỉ dành riêng cho Mao. Các bí thư đảng
đã ra lệnh khắp nơi dọc theo hai bên tuyến đường xe lửa, người ta phải
dựng lên hàng chục nghìn những chiếc lò luyện kim gia đình, và phụ nữ
phải mặc những bộ quần áo màu sặc sỡ. Ở Hồ Bắc, ông bí thư đảng đã ra
chỉ thị mang lúa từ những cánh đồng xa đến trồng dọc theo đường tàu, tạo
cho Mao cảm giác được mùa. Những cây lúa được trồng sát nhau đến nỗi
người ta phải sử dụng quạt điện để tăng cường lưu thông không khí trên
cánh đồng và để cho lúa khỏi úa vàng. Cả đất nước Trung Quốc là một sân
khấu và toàn dân trình diễn một vở kịch cho Mao chủ tịch xem.
Lâm Khắc cho biết những con số thống kê sản xuất là giả tạo. Chẳng có
loại đất trồng nào có thể thu hoạch được 20 hoặc 30 nghìn cân trên một
mẫu cả. Và những thỏi thép do các lò luyện kim gia đình nấu được đều
chẳng làm được gì. Thỏi thép bóng láng mà tôi nhìn thấy ở An Huy mà Tăng
Huy Sinh quá quyết là sản phẩm của những chiếc lò này, thực ra là sản
phẩm của một nhà máy luyện kim đồ sộ và hiện đại.(Ch.XXXII)
So với Nga, Tàu, Việt Cộng màu mè, giả dối, ăn cướp mà thích mặc áo thầy
tu. Nga, Tàu giết người không ai dám phản kháng. Việt Nam dù dưới ach
cộng sản vẫn luôn nổi dậy chống đối. Trước 1945, Việt Nam Quốc Dân đảng,
Đại Việt đảng, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa, Phật giáo luôn chống cộng.
Sau 1954, giáo dân Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hướng Phương ( Quảng Bình) nổi
dậy và bị đàn áp dã man. Về phía văn nghệ sĩ, phong trào Nhân Văn Giai
Phẩm là một cuộc đòi hỏi dân chủ, cũng bị khủng bố tàn tệ. Các cán bộ
cao cấp, các tướng lãnh cộng sản như Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang,
Trần Thư, Trần Độ, Nguyễn Minh Cần... cũng đã trở về với nhân dân. Từ
năm 2000, dân oan khắp nơi vùng lên đòi nhà cửa ruộng đất, và toàn dân
biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Nhất là từ năm 2016, dân Miền
Trung tich cực chống Formosa, chống Trung Cộng phá hủy môi trường Việt
Nam. Một lực lượng mạnh như thế từ bắc chí nam, từ đảng viên giác ngộ
đến nhân dân, ai cũng quyết tâm chống cộng. Hơn nữa, dân Miền Nam và hải
ngoại là một thành trì thép, luôn tiến công diêt cộng. Với lực
lượng đó ta thấy Việt Nam mạnh hơn dân Nga và Trung quốc khiến cho Việt
Cộng không dám thẳng tay như Lenin,Stalin và Mao, cho nên chúng phải
đóng kịch.