QUÊ TA QUÊ NGƯỜI
Trung Đạo
Trung Đạo lấy bút hiệu cùng tên, sinh năm 1943 ở Bắc Việt. Định cư tại
Hoa Kỳ năm 1975. Trước năm 1975, dạy học. Ông là thành viên của nhóm
thành lập Trường “Anh Ngữ Kinh Luân” tại Sàigòn năm 1970. Ông bắt đầu
cầm bút từ cuối thập 1970 và từng cộng tác với Thế Giới Ngày Nay, Diễm
Cali, Phượng Hoàng, Bút Tre, Việt Lifestyles và đôi ba websites.
Có phải rằng ta ở một nơi nào trên ba mươi năm thì ta là người thuộc địa phương đó? Đã nhiều lần tôi đặt ra câu hỏi này sau khi nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi chín của một người tị nạn. Bây giờ nếu có ai gặp tôi, hỏi: Ông ở đâu đến vậy? Thì tôi sẽ trả lời rất tự nhiên là tôi ở Phoenix. Hay khi đang du lịch ở ngoại quốc thì câu trả lời của tôi là từ Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời tôi từ Việt Nam đến, chỉ khi nào họ hỏi ông là người gốc nước nào? Thì lúc đó chắc chắn tôi sẽ trả lời tôi là người Việt Nam; để họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
Có phải rằng ta ở một nơi nào trên ba mươi năm thì ta là người thuộc địa phương đó? Đã nhiều lần tôi đặt ra câu hỏi này sau khi nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi chín của một người tị nạn. Bây giờ nếu có ai gặp tôi, hỏi: Ông ở đâu đến vậy? Thì tôi sẽ trả lời rất tự nhiên là tôi ở Phoenix. Hay khi đang du lịch ở ngoại quốc thì câu trả lời của tôi là từ Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời tôi từ Việt Nam đến, chỉ khi nào họ hỏi ông là người gốc nước nào? Thì lúc đó chắc chắn tôi sẽ trả lời tôi là người Việt Nam; để họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
Đúng, tôi đã ở Mỹ ba mươi chín năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ
xem lại con người Mỹ của tôi ra sao nhé. Trước nhất là mặt mũi, chân
tay tôi không có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của
ngưới Á Đông và cái mũi thấp khiêm tốn, sợi tóc to thẳng và đen, khi có
tóc bạc là nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm. Đối với người Á
Đông thì tôi được xem là người có nước da trắng, nhưng màu trắng này
thực ra là màu ngà, vì khi đứng cạnh một người Mỹ nào đó thì nó vẫn lộ
rõ cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh, cách phát âm
vẫn có vấn đề, dù tôi đã được huấn luyện khá kỹ càng vì nghề nghiệp đòi
hỏi. Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài tôi có thể không kém một
người Mỹ chính gốc.
Nhưng bước vào nhà tôi, từ bức tranh trên tường, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt khắp nơi trong nhà, thì chắc rằng ai cũng nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam thuần túy. Như thế, tôi là người Phoenix hay người Sàigòn, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất nước này gần bốn mươi năm rồi.
Nhưng bước vào nhà tôi, từ bức tranh trên tường, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt khắp nơi trong nhà, thì chắc rằng ai cũng nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam thuần túy. Như thế, tôi là người Phoenix hay người Sàigòn, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất nước này gần bốn mươi năm rồi.
Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở ba bốn chục năm thì tự nhận mình là người Hà Nội. Người Hải Phòng, Hải Dương vào Saigòn lập nghiệp từ năm 54 hoặc 75 thì tự nhận mình là người trong Sàigòn. Nhưng tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam thì không ai chịu nhận tôi là người Việt, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt ruột gan. Khi gặp lại họ hàng nước mắt không cầm, nhưng khi thăm viếng, hỏi han, họ nói rất tự nhiên: Anh đâu phải là người Việt nữa. Bây giờ anh là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với anh hoặc cái kia anh không ăn được, cái nọ anh không biết đâu vì anh đã ở Mỹ lâu qúa rồi. Vậy cứ cãi tôi vẫn là Việt hoặc nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai đều sai. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích ở Việt Nam, thì mọi người nhắc nhở tôi hàng trăm lần tôi là người Việt Nam chính gốc. Vì vậy, “tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào”.
Tình thương thì nhất định lúc nào cũng đầy ắp trong tim rồi, không cần
ai phải nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi nghĩ lại. Tôi đã đóng góp
đầy đủ bổn phận của tôi cho quê hương đất nước rồi với những mất mát
tang thương trong gia đình: Bố tôi bị kẻ thù cưỡng bức chết thảm khi
tôi còn là cậu bé con, mẹ tôi và anh chị em ly tán trong suốt 20 năm
đằng đẵng. Hai anh tôi thì “được” gởi đi học “Đai Học Máu” hơn 13 năm,
gia đình tan nát. Nhà cửa, trường học suốt đời gầy dựng bị tước đoạt.
Tất cả những thứ ấy đã trả xong bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay
sao? Bây giờ tôi còn bổn phận đóng thuế hàng năm cho đất nước cứu mang
tôi, để đóng góp với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những
người di dân khắp nơi mới đến, như trước kia đã từng mở vòng tay giúp đỡ
người Việt chúng ta. Giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ
và tôi phải làm tròn bổn phận của một công dân Hoa Kỳ.
Những buổi tôi bị kẹt xe ở xa lộ vào buổi chiều mưa Thu; hoặc buổi sáng mùa Xuân vắng lặng, êm ả, đứng sau vườn nhìn ra cái thác nước và dãy núi trùng điệp miên man. Tôi cảm nhận được nơi chốn mình đang hiện diện không phải là quê nhà, không phải xứ sở mình. Những giọt mưa đập vào kính xe, rơi xuống mặt nước trong hồ gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc đến những cơn mưa chiều tháng Bảy trên đường Võ Tành, ngã sáu Saìgòn, nhà tôi. Ở Nguyễn Duy Dương, nhà em; hay ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau, sát gần để tìm hơi ấm. Nước hồ Lake Pleasant nhắc đến sông nước bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm thăm bạn. Những lúc đó, tôi bất chợt bắt gặp mình quá Việt Nam, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ nhạt, thật xa, chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Kỳ diệu làm sao những cái bóng đó qúa mạnh đến nỗi tôi quên khuấy mất mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.
Lại nhớ đến những lần tôi ở Việt Nam, bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc, tiền bạc tính hoài vẫn sai. Lắm lúc đứng chênh vênh trên đường phố Sàigòn, biết rằng đất nước này vẫn là quê hương của mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam mình ngày trước, hình như đã có điều gì rất lạ. Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu chữ này với cuối chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “Ấn Tượng”. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không còn giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và có lẽ vì họ nói nhanh qúa, tôi không nghe kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của người Hà Thành thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.
Ngửng mặt nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của một thời thanh xuân, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang qúa đỗi. Chợt thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô tình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tại tôi là người Mỹ.
So sánh thời gian tôi sinh ra, sống tại Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ, quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Trong nước có bài hát Quê Hương nổi tiếng được biết đến như “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi…” Nhưng có người lại cho là “nơi nào mình sống suốt một quãng đường dài, có những người thân chung quanh, hưởng ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương.” Như vậy tôi có một hay hai quê hương?
Tôi sống ở Mỹ, bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen. Khi đi dự tiệc cuối năm của công ty ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng, thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình cũng sang trọng, lịch sự như họ. Hoá ra, ở Mỹ hay về Việt Nam, mình đều lạc chỗ cả!
Tôi nhớ lại mấy năm trước, một lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80, hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu tự nhiên rủ nhau theo đạo Công Giáo. Gặp tôi cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì sẽ đi về đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới qúa! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi và may qúa, cụ bị Alzheimer, cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn
Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, nhận thấy chính mình, ngay ở đời sống này, cũng chỉ là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân phận cỏ bồng. Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc chắn mình là người Việt khi tôi nằm mơ. Trong giấc mơ tôi thường gặp cha mẹ, thấy lại căn nhà cũ ở Việt Nam. Gặp lại bạn bè trên đường phố của những ngày rất xa xưa, và bao giờ trong cơn mơ tôi cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi.
Tôi nhớ lại trong truyện ngắn, một bài thơ Đường tôi đã đọc thời rất xa xưa về một người bỏ làng đi xa, lâu năm trở về và không còn ai nhận ra nữa. Lúc đó mình thương thân phận ông gìa quá đỗi. Bây giờ nghĩ lại thì ông gìa trong sách còn may mắn hơn mình. Ông chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi than, vì lạc chỗ ngay tại nơi chôn nhau cắt rún của mình. So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước ra đi, mà còn mang quốc tịch của đất nước đang bao dung tôi.
Khi về đổi họ thay tên.
Núi chùng bóng tủi sông ghen cạn dòng.
TRẦN VĂN NHỰT * RỂ GÒ CỘNG
Rể Gò Công
Người Gò Công tôn sùng Trương Công Định. Nhưng Trương Công Định không phải là người Gò Công, mà là Rễ Gò Công. Hoàng Đế Bảo Đại cũng là Rễ Gò Công. Rể Gò Công thì nhiều lắm. Trong bài nầy chỉ đề cập vài điểm đặc biệt lý thú về Hoàng Đế Bảo Đại mà thôi.
Chuyện tình nào cũng ít được suông sẻ, kể cả nhà vua cũng vậy.
Muốn làm rễ Gò Công không phải là dễ.
Gái Gò Công không tự cho mình là đẹp, nhưng tự hào có được Hoàng Hậu Nam Phương. Hoàng Hậu duy nhứt của triều Nguyễn, qua 12 – 13 đời vua, trị vì 153 năm, đó là bà Nguyễn Hữu Thị Lan – (Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan con của Ông Nguyễn Hữu Hào).
Người đẹp nhứt thời bấy giờ, bà đã ba năm liền trúng giải hoa hậu Đông Dương. Người đã chiếm trọn trái tim Hoàng Đế Bảo Đại khi mới gặp mặt lần đầu tiên trên chiếc tàu D’Artagnan.
Hoàng Đế si tình đến nỗi thà bỏ ngôi vua chớ không chịu bỏ làm rễ xứ Gò. Thật vậy, khi bị bà Từ Cung từ chối, Bảo Đại nói nếu không lấy được Thị Lan thì sẽ “ở vậy” suốt đời.
Nếu chọn một trong hai, tôi sẽ chọn Thị Lan chớ không chọn ngai vàng. Đó là lời thuật của viên bí thư của Bảo Đại.
Ai ở Gò Công mà không biết Nguyễn Hữu Hào rễ của Ông Huyện Sỹ tức Lê Phát Đạt đã xây ba nhà thờ: Chợ Đũi, Hạnh Thông Tây và Thủ Đức để dâng cúng cho dân địa phương.
Dân địa phương thường gọi là nhà thờ Huyện Sỹ.
Cái trở ngại lớn nhứt của Bảo Đại đó là triều đình nhà Nguyễn thì chủ trương chống lại công giáo, chống lại dân Tây mà Tây thì bị xem là kẻ xâm lược nước mình, còn gia tộc của Nguyễn Hữu Thị Lan thì quốc tịch Pháp và nặng nhứt là sùng đạo.
Người Nam Kỳ từ đầu thế kỷ 20 đã truyền miệng nhau câu “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường tứ Định”. Nghĩa là người giàu nhứt Nam Kỳ thời đó là gia đình Huyện Sỹ (Tỷ phú), tức ông ngoại của Nguyễn Hữu Thị Lan.
Nếu so với Hoàng Đế cuối cùng của Trung Hoa – vua Phổ Nghi sau khi bị hạ bệ thì bị đày đi nông trường cải tạo nhiều năm mới được cho về làm công dân Trung Quốc, thì Bảo Đại – người Rễ Gò Công nầy may mắn hơn nhiều, diễm phúc hơn nhiều cũng là nhờ bà Hoàng Hậu Nam Phương –
Người con gái Gò Công làm nên lịch sử.
Muốn làm rễ Gò Công không phải là dễ.
Đầu tiên là việc chống đối của triều đình.
Các quan đại thần, ông nào cũng có con gái lớn chạc bằng hoặc nhỏ tuổi hơn cũng đều muốn gả cho Bảo Đại.
Đó là truyền thống, đó là danh dự suốt cuộc đời làm quan cho triều đình. Làm Quốc trượng ai ai mà không ham. Trong đoạn hồi ký “Con Rồng An Nam” ông tâm sự: “M.J Lan có một vẽ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê.
Vì vậy tôi ngỏ ý xin cưới cô và cô đã đồng ý nhưng với điều kiện:
- Gia đình cô đồng ý trước đả.
- Về phía gia đình cô Mariette Jeanne Lan cũng đồng ý nhưng phải thêm các điều kiện sau:
- Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay ngày cưới.
- Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo luật công giáo và giữ đạo.
-Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
-Phải được Tòa Thánh La Mã cho phép hai người buộc ai.
Tiếp đó cụ Tôn Thất Nhân nêu lý do: Thị Lan chỉ đậu tú tài toàn phần Pháp không thể so ra với Trạng Nguyên xứ ta, lại đòi làm Hoàng Hậu nữa thì không thể chấp nhận được.
Trước Hoàng Tộc, Bảo Đại thẳng thắn trả lời Tôn Nhân Phủ như sau: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình đâu.”
Câu nói lịch sử mà tất cả triều thần đều trố mắt nhìn nhau chịu thua. Tình yêu là sức mạnh.
Tình yêu là trên tất cả.
Cuối cùng thì tình yêu đã thắng.
Ngày cưới được ấn định vào ngày 20 tháng 3 năm 1934. Bảo Đại đúng 21 tuổi, và Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi. Bảo Đại chính thức là Rễ Gò Công.
Ngày mùng 10 tháng 2 (tức tháng 3 năm 1934) lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm.
Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu.
Bảo Đại giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: “Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế.” Người đàn bà duy nhứt trong lịch sử Việt Nam được chỉ dụ đặc biệt nầy.
Trong hồi ký . . . đã viết về Hoàng Hậu như sau: “Chân dung Nam Phương Hoàng Hậu mặc quốc phục thật xứng đáng là “Đệ Nhất Phu Nhân”. Trông gương mặt bà sang trọng mà không kiêu, hiền mà không tầm thường, dễ dãi.
Nụ cười kín đáo nhưng không quá e lệ.
Đôi mắt nhỏ mà tinh anh. Chiếc cổ tròn, thon và cao hợp với khuôn mặt. Dáng bà lại cao nên xứng đôi khi đi bên cạnh Bảo Đại.
Nếu chỉ so sánh về sắc đẹp với những vị đệ nhất phu nhân khác trên thế giới như Hoàng Hậu xứ Monaco, Phi Luật Tân thì chắc chắn bà Nam Phương Hoàng Hậu phải được chấm giải nhứt.
Nhất không phải chỉ riêng vì sắc đẹp, mà nhất về tư cách và đạo đức và cách sống của bà từ ngày trở thành Hoàng Hậu cho tới ngày tạ thế với tước vị Long Mỹ Hầu rồi tăng thêm là Long Mỹ Quận Công và Kim Khánh Bội Tinh đệ nhứt hạng cho mẹ vợ là bà Lê Thị Bình (Con ông tỷ phú Huyện Sỹ) với tước vị Mệnh Phụ Cung Đình đệ nhất hạng.
Sau đây là vài chi tiết về người con rễ Gò Công nầy:
“Theo Đế Hệ Nguyễn tộc: Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh, Bảo, Quý, Định, Long, Trường, thì Bảo Đại thuộc về hệ thứ 5 tức là Vĩnh – Vĩnh Thụy. * Lên ngôi Hoàng Đế năm 12 tuổi (13 tuổi ta) ngày 8 tháng 1 năm 1925 lấy hiệu là Bảo Đại, và lại tiếp tục sang Pháp du học.
*Bảo Đại hồi loan: Tàu D’Artagnan cập bến cảng Saint – Jacques (Vũng Tàu) đầu tháng 9 năm 1932. Ông ngỏ lời trước quốc dân là ông sẽ lãnh trách nhiệm làm cho toàn thể quốc dân được tiến hành trong công cuộc văn minh tiến bộ.
Sau đó ông cải cách guồng máy chính trị cho phù hợp với thời gian lúc bấy giờ. Như lập thêm Bộ Xã Hội Kinh Tế, Bộ Tài Chánh. . .
“Được phong làm Đông Cung Thái Tử năm vừa được 7 tuổi (năm Khải Định thứ 5) Chiếu chỉ ban ngày 20 tháng 2 năm 1920.
Sang Pháp du học ngày 24 tháng 2 năm 1922 ở biệt thự sang trọng đường Bourdonnais Paris.
Ông vừa học chữ Hán, chữ Quốc Ngữ và cả chữ Pháp. Ông được nhập học trường Lycée Condorcet Puis Sciences Politique.
Ngoài giờ học ở trường, ông còn học thêm về âm nhạc, đàn dương cầm, chơi quần vợt, tập lái xe hơi, bơi lội, và tập khiêu vũ với những cô đầm non cùng lứa tuổi với ông.
*Thân thế: Nói đến chàng rễ Gò Công Bảo Đại, chúng ta chưa có một manh mối nào về cha ruột của người Hoàng Đế cuối cùng của Việt Nam nầy. Chỉ biết mẹ ruột là bà Hoàng Thị Cúc tức là bà Từ Cung sau nầy.
Còn cha ruột? Trong sách sử cũng như các tư liệu đều nói rằng Ông Bửu Đảo tước hiệu là Phụng Hóa Công là vua Khải Định là cha trên giấy tờ là người bất lực, vô hậu. Chỉ biết Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm Quý Sửu (1913) tại Huế.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thứ Lang thì sau khi lược qua những tập di cảo đồ xộ, lọc ra nhiều chi tiết có liên quan đến việc Vĩnh Thụy chính là con cụ Hường Đ.
Hành động đầu tiên: Là một việc nhỏ nhưng lúc bấy giờ là một việc trọng đại, một cách mạng trong nghi lễ triều đình: Bỏ năm lạy, chỉ có xá ba xá là “Tam khấu lể”.
Lý do là Ông muốn tôn trọng người lớn tuổi, đáng bậc chú, bậc cha, nếu các vị quan trong triều mà phủ phục quỳ lạy một người tuổi chỉ đáng hàng con cháu thì khó coi quá.
Còn người ngoại quốc thì chỉ bắt tay theo phép xã giao Tây phương cho được thoải mái.
*Đồng bạc Bảo Đại: Đựơc đúc bằng đồng mỏng. Có giá trị bằng ½ tiền Khải Định
Trong dân gian lúc bấy giờ có câu:
“Hai con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền”.
Sở thích: Gần như cái gì Bảo Đại cũng thích. Đánh bài, khiêu vũ, săn bắn, cởi voi, lái xe, đàn dương cầm. . .
Trong tài liệu nói rằng ông ném vô sòng bài chiếc du thuyền 250.000 đô lúc đó, đến nỗi cái lâu đài ở Cannes gần thành phố Nice – miền Nam nước Pháp – cũng đem nướng luôn. Nhưng cũng có lần được thắng thì cho bà Nam Phương đi mua sắm hả hê.
Có lần đánh ở sòng bài quốc tế Monaco với các tiểu vương và các nhà tư bản giàu sụ ông thắng đậm và mua ngay cho bà Mộng Điệp chiếc nhẫn kim cương trị giá mấy triệu đô – là chiếc nhẫn kim cương lớn nhất vùng Đông Dương lúc bấy giờ.
*Hạ sanh Hoàng Tử:
Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân đất thần kinh nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương đã hạ sanh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành. Dân chúng biết đó là Hoàng Nam vì là 7 tiếng súng còn nếu là công chúa thì sẽ là 9 tiếng súng.
Đó là Thái Tử Bảo Long. Bảo Đại chính thức đã có với Nam Phương Hoàng Hậu năm người con: hai trai và ba gái:
Công chúa Phương Mai, ngày 1 – 4 năm 1937.
Công chúa Phương Liên, ngày 3 – 11 năm 1938.
Công chúa Phương Dung, ngày 5 – 2 năm 1942.
Hoàng tử Bảo Thắng năm 1948.
Những tình nhân của Bảo Đại:
Mộng Điệp: Được Bảo Đại cưng chiều chỉ sau Hoàng Hậu Nam Phương. Được Bảo Đại tín dụng truyền chỉ mang Ấn Kiếm (Nguyễn Triều Chi Bảo) sang Pháp cho bà Nam Phương cất giữ.
Bảo Đại và Mộng Điệp có 3 người con:
Phương Thảo sanh năm 1946
Bảo Hồng sanh năm 1954
Bảo Sơn sanh năm 1957.
Lý Lệ Hà: là người đẹp đã theo sát Bảo Đại từ Việt Nam sang Trung Quốc lưu vong. Có người tả hai hàm răng của Lý Lệ Hà là hai hàng bạch ngọc và quý hơn ngọc đã làm cho Bảo Đại say mê và bà Nam Phương phải buồn lòng và lo lắng vì mối tình nầy.
Bà Đầm Monique Baudot: Người tình cuối cùng: Khi bà Nam Phương tạ thế thì cựu Hoàng mới có 65 tuổi còn bà đầm Monique Baudot 35 (chỉ nhỏ hơn cựu Hoàng 30 tuổi thôi mà).
Bà đầm nầy với Bảo Long là nước với lửa.
Đã choảng nhau, kiện tụng vì cái ấn kiếm.
Ai là chủ quyền của Ấn Kiếm nầy? Và hiện nay đang ở đâu?
Cặp Ấn Kiếm – Mệnh danh là Nguyễn Triều Chi Bảo – nầy do vua Bảo Đại truyền chỉ cho thứ phi Mộng Điệp đã đem từ Việt Nam cùng hơn 600 món bảo vật đến tận tay bà Nam Phương Hoàng Hậu bảo quản.
Trong lúc tiếp nhận có bốn ông giúp bà đưa vào tủ kiến (các ông Nguyễn Đệ, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Tiến Lãng và Phạm Bích – con của Phạm Quỳnh).
Khi bà còn sanh tiền đã nhắc nhở Thái Tử Bảo Long rằng: Đừng bao giờ mở tủ kiến mà tách hai bảo vật nầy ra hai nơi.
Đến khi Bảo Đại viết xong cuốn sách “Con Rồng An Nam” muốn mượn con dấu để đóng lên quyển sách cho thêm phần giá trị thì Bảo Long nhất quyết không cho, viện dẫn lý do là Mẫu Hậu đã có dặn. Vì thế mà có cuộc tranh chấp kiện tụng ra tòa.
Tòa xử: “Bảo Đại giữ Quốc Ấn, còn Bảo Long được giữ Quốc Kiếm.”
Đến nay không biết hai báu vật – hai linh vật nầy đang ở đâu?
Một người Pháp nói rằng: “Chiếc ấn là vật có hồn.” Suy nghiệm thì ấn kiếm – Nguyễn Triều Chi Bảo là có hồn thật. Cây Quốc Kiếm vì lý do nào đó mà bị gãy đôi là điềm chia đôi đất nước 1954.
Khi Quốc Ấn và Quốc Kiếm tách rời nhau thì dân Việt Nam cũng bị chia lìa, chồng xa vợ, vợ xa chồng vì tù đày, vì vượt biên, và mỗi người mỗi nẻo. Những người suy tư đến vận mạng dân tộc, đất nước muốn hai linh vật nầy được châu về hợp phố vì hai báu vật nầy vốn là vật bất khả phân.
*Phần Chót: Rễ Gò Công – Cựu Hoàng Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn cũng là vị vua cuối cùng của Việt Nam đã qua đời lúc 5 giờ sáng ngày thứ năm ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 83 tuổi.
Đám tang của cựu Hoàng Bảo Đại đã được chính quyền nước Pháp, điện Elysée đứng ra lo liệu.
Ngày chúa nhật 5 tháng 10 năm 1997, tại chùa Viện Phật Giáo Pháp ở ngoại ô Paris, có tổ chức một lễ cầu siêu 49 ngày cho cựu Hoàng Bảo Đại rất trọng thể gồm 1000 người Việt Nam tham dự, có cả bà chị ruột của Nam Phương là bà Bá Tước Didelot (92 tuổi), Hoàng Tử Vĩnh San, con vua Duy Tân, giáo sư Vũ Quốc Thúc cùng nhiều Ông Bà cùng thời với ông tham dự. (Bà Thứ Phi Monique không có mặt vì không được mời).
Điều làm nhiều người Việt Nam tham dự ngạc nhiên và cảm động đến ứa lệ là Thái Tử Bảo Long – Mà người ta đồn rằng đã quên tiếng Việt – cảm tạ quan khách bằng tiếng Việt chững chạc, rõ ràng trên máy vi âm.
Điểm đáng nói là các Hoàng Tử và Công Chúa mặc đại tang màu trắng tiến vào đại sảnh quỳ lạy trước bàn thờ rất thuần thục và đã lạy trả những người đến niệm hương.
Sau buổi lễ các hoàng tử và công chúa trong tang phục đứng chờ ở cửa để ân cần cảm tạ quan khách từng người đúng cổ tục. Theo các báo chí, bưổi cầu siêu nầy đã quy tụ đầy đủ các tôn giáo như Công Giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài.
Các người tham dự đều có một nhận xét chung là dù các con cái phải sống lưu vong nới đất khách từ lâu vẫn còn giữ truyền thống Việt Nam, thật xứng đáng là con của Cựu Hoàng.
Ngoài ra, buổi lễ có treo cờ vàng ba sọc đỏ, có cử quốc thiều, có cử bài “Đăng Đàn Cung” và giữ phút mặc niệm rất trang nghiêm. Điều nầy cũng ghi cảm xúc đầy ý nghĩa cho những người tham dự về tinh thần Quốc Gia Dân Tộc.
Trần Văn Nhựt
TẾT XƯA HÀ NỘI
TẾT XƯA HÀ NỘI
Những hình ảnh đẹp về Tết xưa của đất Tràng An ghi lại phong vị rất riêng, vẻ ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ.
Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu tràn ngập khắp 36 phố phường. Theo chân những nông dân từ các vùng quê lân cận hoặc từ các tỉnh xa ở phía Bắc, hàng trăm loại hàng hóa tập trung về khu vực chợ Đồng Xuân và các khu chợ trong thành phố để phục vụ cho việc chuẩn bị Tết của các gia đình. |
Sự xuất hiện của những hàng tranh rực rỡ màu sắc trên các con phố cũng là dấu hiệu cho thấy ngày Tết đang cận kề. Một trong số những dòng tranh dân gian đặc trưng của Hà Nội chính là tranh Hàng Trống. Người xưa thường chọn mua những bức tranh với hàm ý tốt đẹp để treo trong nhà vào dịp Tết vừa để trang trí vừa để gửi gắm ước mong may mắn sẽ đến trong năm mới.
Đã có một thời, hình ảnh các ông đồ bày hàng cho chữ vào những ngày giáp Tết đã gắn liền với những ngày Tết cổ truyền Việt Nam nói riêng và Tết Hà Nội xưa nói chung.
| ||
Ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc làm lễ cúng đưa ông Táo về chầu Trời, cây nêu cũng được dựng nên tại các nơi công sở, tư gia với mục đích xua đuổi tà ma và ước nguyện bình an theo quan niệm của người xưa. |
Bên trong phòng khách của một gia đình quyền quý ở Hà Nội vào ngày Tết.
Một trong những nét biểu trưng cho cái tết của người Tràng An xưa không thể không nhắc đến đó chính là thú chơi hoa thủy tiên. Sự khéo léo của người chơi sẽ được thể hiện qua vẻ đẹp của bát thủy tiên đã được chăm sóc và gọt tỉa từ trước đó rất lâu.
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, những người con trong gia đình tập hợp lại để chúc Tết cha mẹ mình.
Trong khi đó, các bậc hương hào kỳ mục và chức sắc trong phường, làng tề tựu tại đình để làm lễ vọng, bái chúc thọ nhà vua và lễ lạy Thành hoàng đầu năm mới. Các bà, các cô lại lựa chọn đi lễ các đền, chùa, phủ như đền Ngọc Sơn, Bạch Mã, phủ Tây Hồ…
Những ngày Tết cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi người thân, bạn bè
trước khi tham gia vào các lễ hội diễn ra trong suốt mùa xuân được tổ
chức trong nội đô Hà Nội hoặc các vùng nông thôn lân cận.
BICH NGÂN* JOE BIDEN
Chuyến xe lửa cuối cùng” của Phó tổng thống Joe Biden
Tác giả: Bích Ngân (T/H)
.KD: Thực
sự đọc bài này thấy xúc động và kính trọng nhân cách một chính khách
xứ tư bản. Và bỗng nghĩ, không biết ở nước Việt này có không những ông
quan chức có nhân cách đến như vậy để được dân kính trọng?
—————-
Sau
khi lễ nhậm chức của Tân Tổng thống Donald Trump sáng ngày 21/01 kết
thúc, vợ chồng Phó tổng thống mãn nhiệm Joe Biden đã cùng nhau bắt
chuyến tàu từ Washington để về nhà, kết thúc 44 năm đi làm bằng tàu
lửa.
Ông Joe Biden (trái) và vợ Jill Biden (phải) vẫy tay chào khi chuẩn bị lên tàu về lại Delaware sáng ngày 21/1 (Ảnh: Twitter)
Thật
đúng khi người ta đặt cho ông một cái tên vô cùng trìu mến: “người đàn
ông của nhân dân”, Cựu phó tổng thống Joe Biden trong suốt thời gian 36
năm làm thượng nghị sĩ và 8 năm giữ chức Phó tổng thống, mỗi ngày ông
đều bắt chuyến tàu Amtrak từ Delaware đến Washington D.C để đi làm,
không cần đến xe công vụ đưa đón.
Theo ước tính của truyền thông Mỹ, ông Joe Biden đã đi hơn 8.200 chuyến tàu và trên 3 triệu km trong 44 năm làm chính trị gia.
Trả lời hãng CNN, Biden chia sẻ ý nghĩa của việc sử dụng tàu lửa làm phương tiện đi lại:
“Điều tôi thường làm là ngồi trên chuyến tàu đêm để trở về nhà, nhìn ra ngoài, nhìn vào những cửa sổ lấp ló ánh đèn và nghĩ – chuyện gì đang xảy ra trên những bàn ăn đó; những người đó đang nghĩ gì; điều họ thật sự lo lắng là gì?” “…Đây là gia đình của tôi và là lí do tôi muốn trở về nhà,…”
Joe Biden trên chuyến tàu Amtrak (Ảnh: Joemcnally)
Người đàn ông vì gia đình
Thực ra, mỗi chuyến tàu trong suốt thời gian qua đều là một phần trong thảm kịch gia đình của vị Cựu phó tổng thống Mỹ này.
Giáng
sinh năm 1972, toàn bộ thế giới như sụp đổ khi ông Biden mất đi người
vợ đầu tiên – Neilia, và đứa con gái út 1 tuổi – Naomi. Trong suốt
nhiều năm sau đó, nỗi mất mát ấy vẫn không thể nào nguôi ngoai. Vào
tháng 5 năm 2015, khi phát biểu trước các sinh viên của Đại học Yale,
ông Biden kể lại:
“Sáu
tuần sau cuộc bầu cử, cả thế giới của tôi đã thay đổi mãi mãi. Khi đang
ở Washington tuyển dụng nhân sự, tôi nhận được một cú điện thoại. Vợ
và ba người con của tôi đang đi mua sắm cho lễ Giáng sinh thì một chiếc
xe đầu kéo đã đụng vào hông xe của họ, cướp đi sinh mạng của vợ và con
gái tôi. Họ không chắc liệu các con trai tôi có sống được hay không.”
Ông Joe Biden phát biểu tại Đại học Yale năm 2015 (Ảnh: AP/Jessica Hill)
Thời
điểm này, Beau và Hunter chỉ tầm ba – bốn tuổi, chúng phải trải qua
nhiều tháng trời trong bệnh viện để điều trị sau chấn thương. Ngày mà
Biden tuyên thệ nhậm chức vào Thượng viện, buổi lễ đã được tổ chức ngay
trong phòng bệnh để ông tiện việc chăm sóc hai người con trai.
Đối
với ông, sống hy sinh hết mình cho con cái mới là ý nghĩa cuộc đời
mình. Phát biểu trước sinh viên Đại học Yale năm 2015, ông từng nói:
“Bằng cách tập trung vào con cái, tôi đã tìm thấy sự cứu rỗi.”
Và
như thế, sau khi nhậm chức, ông Joe Biden quyết định không chuyển nơi ở
tới Washington D.C. Thay vào đó, ông dành hơn 3 giờ mỗi ngày để di
chuyển 2 chiều bằng tàu lửa từ Delaware, Wilmington đến Washington D.C –
liên tục trong suốt 44 năm – để được “chúc các con ngủ ngon mỗi đêm, và hôn chúng vào buổi sáng ngày hôm sau”…
“Bằng cách tập trung vào con cái, tôi đã tìm thấy sự cứu rỗi.”
Người đàn ông của nhân dân
Khác
với hình ảnh những nhà chính trị gia được đưa đón bằng xe công vụ, có
cuộc sống giàu sang phú quý, ông Joe Biden đã xây dựng cho mình một
hình ảnh thân thiện gần gũi.
Theo
báo chí Mỹ, việc di chuyển bằng xe lửa của ông Joe Biden đáng lý đã
kết thúc vào năm 2009, khi ông nhậm chức Phó tổng thống. Tuy nhiên, vẫn
giữ thói quen tồn tại 36 năm khi còn làm thượng nghị sĩ, trong thời
gian đương chức Phó tổng thống, ông Joe Biden vẫn tiếp tục đi tàu lửa.
Đặc biệt hơn, vào ngày nhậm chức, ông Joe Biden cũng đi bằng tàu lửa,
tương tự như cách Tổng thống Abraham Lincoln đi đến lễ nhậm chức hồi
năm 1861.
Cố tổng thống Abraham Lincoln cũng từng đi xe lửa đến lễ nhậm chức năm 1861 (Ảnh: Shutterstock)
Gần
đây nhất, ông Biden đã trở thành tấm gương mẫu mực của một vị sếp có
nhân cách tuyệt vời khi bức email có tên “Bổn phận gia đình” của ông
được đăng tải trên mạng xã hội. Trong đó vị Cựu Phó tổng thống Mỹ Joe
Biden yêu cầu nhân viên của ông luôn phải hoàn thành trách nhiệm dành
cho gia đình:
“Tôi không mong muốn hay yêu cầu bất cứ ai trong số các bạn bỏ lỡ hoặc phải hy sinh bổn phận đối với gia đình vì lí do công việc.”
Không
chỉ có lối sống giản dị và quan tâm người khác, vị Cựu Phó tổng thống
này còn có mối quan hệ bạn bè vô cùng thân thiết với Cựu tổng thống
Barack Obama. Họ không đối xử với nhau như các nhà chính trị gia khách
sáo, mà như những người bạn thân thích. Chính vì điều này mà nhân dân
Hoa Kỳ càng thêm yêu mến ông Biden.
Tình bạn thân thiết giữa ông Biden và Cựu tổng thống Obama
Năm
2015, ông Biden đã suýt phải bán nhà để có tiền chữa chạy căn bệnh ung
thư não cho người con trai thứ hai. Sau khi biết tin, Cựu tổng thống
Barack Obama đã ngỏ lời muốn giúp đỡ: “Đừng
bán căn nhà ấy. Hứa với tôi là anh sẽ không bán căn nhà đó nhé. Tôi sẽ
cho anh mượn tiền, cần hay không tuỳ anh nhưng tôi vẫn sẽ đưa anh
tiền, đừng bán nhà, hứa với tôi đi Joe”. Tuy nhiên, người con trai
thứ của ông đã không qua khỏi và từ trần vào tháng 5/2015 nên ông không
cần phải bán nhà, và số tiền mà ông Obama cho mượn cũng không cần đến
nữa.
Vào
ngày sinh nhật lần thứ 55 của anh bạn thân thiết, ông Biden cũng đã
làm một chiếc vòng tay tình bạn gửi tới Obama cùng lời nhắn: “Chúc mừng sinh nhật thứ 55, Barack! Một người anh em, một người bạn gắn bó suốt đời của tôi”.
“Vòng tay tình bạn” của Joe Biden dành tặng ông Obama (Ảnh chụp/Twitter)
“Chuyến xe lửa cuối cùng” của Cựu Phó tổng thống Joe Biden
Kết
thúc 8 năm nhiệm kỳ trong nhiều tiếc nuối của người dân, cả Joe Biden
và vợ ông đều đồng ý rằng chuyến tàu đặc biệt này là cột mốc đầy ý
nghĩa cho thời gian làm việc ở nhiệm sở của Cựu phó tổng thống.
Chuyến
tàu ngày 21/01 cùng vợ là bà Jill Biden cũng chính là lần đầu tiên sau
8 năm, ông Joe Biden dùng tên thật để lên xe lửa bởi thông thường ông
đi vé không tên để bảo đảm an ninh.
Nhà ga Joseph R. Biden Jr. Railroad từng có tên là ga Wilmington – Ảnh: Kawneer
Ông
đã cười thật tươi khi bước xuống nhà ga được đặt theo tên của ông:
Joseph R. Biden Jr. Railroad Station tại Delaware, Wilmington. Rất nhiều
bạn bè, người thân đã có mặt tại đây để đón chào “người công dân” của
họ.
“Đó là một vòng tròn. Trở về Delaware, những người mà tôi mang nợ. Và tôi thực sự mang ơn họ”, ông nói.
Trước
đây ga Joseph R. Biden Jr. Railroad từng có tên là ga Wilmington, sở
dĩ nó được đổi tên là vì Công ty đường sắt Quốc gia Amtrak đã vô cùng
cảm kích tình yêu của ông Biden dành cho tuyến đường sắt này.
————–
NGUYÊN THẠCH* MỪNG XUÂN
Mừng xuân mới
Nguyên Thạch (Danlambao) - Vạn
vật không gì là vĩnh viễn bất biến thì đời sống cũng vậy, đó là định
luật. Bóng mờ tăm tối trên 70 năn của miền Bắc và gần 42 năm cho cả nước
rồi cũng sẽ bị xua tan để nhường lại ánh sáng cho một quê hương đầy hứa
hẹn.
Trên con đường thênh thang của ngày mai, người Việt nội ngoại sẽ chung
tay xây dựng lại cảnh đổ nát hoang tàn mà lũ vô thần đã đang tâm phá
nát. Ý chí cùng niềm tin sẽ giúp cho chúng ta vượt qua tất cả.
Xuân nay xin chúc cho Quê Hương chóng vượt qua mọi hiểm nguy, chúc mọi nhà, người người chan hòa nụ cười vui trong nắng mới.
Quê Hương rồi sẽ ngập tiếng cười
Thênh thang đất mẹ ngát nụ tươi
Qua rồi cộng phỉ thời mụ mị
Vinh quang ngẩng mặt đứng làm người.
*
Bính Thân trút gánh trĩu đôi vai
Đinh Dậu tưng bừng đón niên lai
Quá khứ lầm than cơn bĩ cực
Ngày mai tràn ngập ánh thái lai.
Tôi chúc Quê Hương, chúc nước nhà
Lầm than tăm tối cũng sẽ qua
Nhộn nhịp hoa đăng mừng xuân mới
Toàn dân nao nức khúc hoan ca.
Xin chúc đoàn người đi đấu tranh
Vững bước tiến theo nhịp quân hành
Còi vang trống giục lời mẹ gọi
Noi gót tổ tiên giống hùng anh.
Nguyện cho hào kiệt chốn tù đày
Rèn tâm luyện chí để mai đây
Gương hùng chí rạng xây Tổ Quốc
Thỏa chí tang bồng rộng đường mây.
Tôi chúc anh thư dáng hiên ngang
Thân liễu tâm thanh tựa trăng ngàn
Noi gương Trưng Triệu xung chiến tuyến
Giải ách vong nô, kiếp lầm than.
Tôi chúc người thân, chúc bạn hiền
Nội ngoại chia lìa, sớm đoàn viên
Chung tay xây dựng Quê Hương mới
Tự Do Dân Chủ khắp ba miền.
Quê Hương rồi sẽ ngập tiếng cười
Thênh thang đất mẹ ngát nụ tươi
Qua rồi cộng phỉ thời mụ mị
Vinh quang ngẩng mặt đứng làm người.
Mùa Tết năm sau rợp hoa mai
Qua đi tiếng khóc, tiếng thở dài
Chúa xuân rực rỡ bừng nắng mới
Rộng mở vòng tay đón tương lai.
Xin chúc xuân tươi đến nhà mọi nhà
Đầy ấp nụ cười rộn tiếng ca
Thanh bình Dân chủ đầy Nhân bản
Từng bừng vang dội khúc hoan ca.
ĐỖ TRUỜNG * TẢN MẠN ĐÊM GIAO THỪA
Tản mạn đêm giao thừa
Đỗ Trường (Danlambao) - Tôi
thích nhạc Trần Tiến, bởi cái chất dân dã của ca từ, và da
diết của giai điệu. Tuy nhiên, có một vài bài ca, câu hát của
ông làm cho người nghe hơi bị nhột tai: "Hà Nội cái gì cũng
rẻ, chỉ có đắt nhất bạn bè thôi. Hà Nội, cái gì cũng rẻ,
chỉ có đắt nhất tình người thôi". Có lẽ, Trần Tiến viết
ca khúc này, trong lúc ông đang lơ lửng ở cõi trên. Bởi, nhìn
lại xã hội, con người thời nay, buộc ta phải đảo lại hai vế
của câu ca, hòng kéo Trần Tiến trở về với cõi thực chăng:
"Hà Nội cái gì cũng đắt, chỉ có rẻ nhất bạn bè thôi. Hà
Nội, cái gì cũng đắt, chỉ có rẻ nhất tình người thôi".
Có lẽ vậy, nên lần nào nghe ca khúc này của Trần Tiến, cũng
làm tôi nhớ đến tiếng bom nổ giữa đêm giao thừa ở khu tập thể
Vĩnh Hồ vào năm 1981. Cho đến nay, chắc chắn không chỉ người Hà
Nội, mà còn nhiều người con của đất Việt không thể quên sự bi
thương và tang tóc của cái đêm ấy.
Số là gần giao thừa, Nghĩa Chột một thương binh ở Hàng Chiếu,
rủ tôi đến nhà bạn hắn cũng thương binh nặng, sống độc thân ở
khu tập thể Vĩnh Hồ để nhấc lên nhấc xuống cho vui, rồi quay
về xông đất. Đúng lúc pháo rộ lên đùng đoàng, Quyền Chủ tịch
nước Nguyễn Hữu Thọ đọc thư chúc tết, một tiếng nổ như xé
trời, làm rung chuyển nơi chúng tôi ngồi. Trần vữa đổ ụp xuống
mâm cơm cúng giao thừa. Chúng tôi chạy bổ ra ngoài, thấy mấy
căn hộ bên sụp đổ, tiếng la hét trong bụi gạch đất mịt mù.
Nhìn tang thương không khác bom Khâm Thiên mùa Giáng sinh 1972. Mọi
người ngơ ngác, chỉ biết tiếng nổ phát ra từ nhà ông giám
đốc của một nhà máy đóng trên địa bàn Thượng Đình, hay Thanh
Xuân gì đó.
Sáng mùng một, trên đường chở mẹ xuống chúc tết bà ngoại ở
Nhân Chính, tôi gặp ông bạn học Trần Sỹ, công an quận Đống Đa,
quần xắn móng lợn, đạp xe ngược chiều. Dừng xe, hắn bảo, vừa
ở hiện trường, và kể: Nguyên do, tay giám đốc đuổi việc một công
nhân là bộ đội phục viên. Tuy nhiên, hoàn cảnh người công nhân rất
khó khăn, và nhiều lần cầu khẩn giám đốc cho làm việc tiếp,
nhưng đều bị khước từ. Đã đến đường cùng, do vậy, đêm ba mươi,
người công nhân này đến nhà giám đốc mang theo ba lô bộc phá, và vẫn
năn nỉ xin được hủy cái quyết định đuổi việc lần cuối. Nhưng
người giám đốc dứt khoát nói không, rồi ngầm sai con trình báo
công an. Và người con chưa kịp quay về, công an cũng chưa kịp
đến, thì người công nhân đã cho ba lô bộc phá phát nổ. Vậy là,
giám đốc và gia đình, cùng người công nhân tan tành như xác
pháo.
Và ngay sau đó, báo chí truyền thông nhà nước đồng loạt gõ
mõ, khua chiêng: Kẻ gây án đã từng vào tù, ra tội. Rồi khẳng
định sự manh động đó chỉ có ở những tội phạm hình sự chuyên
nghiệp.
Tuy nhiên, không riêng tôi, mà có lẽ còn nhiều không nghĩ như
vậy. Bởi, xét về diễn biến tâm lý: Kẻ lưu manh, tội phạm
chuyên nghiệp, thường tìm cách trốn chạy sau khi gây án, chứ ít
khi chịu chết cùng nạn nhân như vậy. Và đây là hành động
đường cùng, không lối thoát của một con người có thể nói là
điềm tĩnh và can đảm. Nếu bác nào không đồng suy nghĩ, xin cứ
điện tham khảo nhà tâm lý học, thày Mạc Văn Trang xem sao nhé.
Tuy không chấp nhận, cổ vũ cho hành động đánh bom, giết người,
hại mình như vậy, nhưng tôi nghĩ: Nếu sống trong thời internet
thông tin toàn cầu như hiện nay, thì chắc chắn nhận thức, tư
tưởng của người công nhân sẽ hoàn toàn đổi khác. Và hành động
phản kháng, đánh bom của anh, sẽ khiến cho ta liên tưởng đến
tiếng bom Sa Diện (1924) của Phạm Hồng Thái trước cường quyền
chứ không chừng.
Vâng! Cái tình người rẻ mạt ấy, đến nay như một cấp số nhân
đẩy mối quan hệ xã hội, và con người với con người xuống tận
cùng của sự lưu manh, đểu cáng. Và hình ảnh chính quyền bắt
tống giam những người phụ nữ trẻ bất đồng chính kiến, bất
chấp ngày tết, bất chấp trẻ thơ, con nhỏ, đã chứng minh một
cách nóng hổi, rõ nét nhất cho cái dã man không tình người,
tình đồng loại hiện nay. Hơn thế nữa, nó còn bộc lộ sự yếu
đuối, bất lực, ngày càng lưu manh hóa của chính quyền. Viết
đến đây, trên truyền hình điểm giờ phút giao thừa, tôi vội gọi
điện chúc tết ông bạn nối khố là bác sỹ, nhưng không được,
bởi điện thoại đã khóa. Lúc sau, hắn gọi lại bảo, vừa phải
mổ, cấp cứu hai anh ruột chém nhau vỡ đầu chỉ vì mấy tấc đất
khi tranh chấp làm móng nhà. Thật buồn. Vậy là, đất đẩy lên
cao, càng đắt đỏ, thì tình người Hà Nội lại càng rẻ mạt và
thấp xuống. Nó như đồ thị biểu diễn tương quan tỉ lệ nghịch
trong toán học vậy.
Và quả thực, thượng tầng đã hỏng, nóc đã dột ắt tường và nền phải ướt thôi.
Hôm cúng Táo ông về trời, ngồi lai rai với ông bạn cựu nhân viên
của Đài truyền hình Hà Nội, mới chuồn sang Đức được mấy năm.
Sau khi phê bình những ý kiến, bài viết ấu trĩ, thấp như rệp
của mấy đồng chí giáo sư tiến sĩ, không biết thật, hay đểu ở
trong nước, rồi hắn bảo: Người Việt tuy khôn vặt, lừa vặt nhưng
cũng dễ bị lừa lại, bởi cái vỏ ngoài. Xem mõ làng Phan Anh
cùng Tạ Bích Loan, và đồng chí đại tá công an Hồng Thanh Quang…
diễn, thế mà các bác vỗ tay rầm rầm, gợi ca chí khí của
đồng chí Phan Anh. Theo hắn, tất cả chương trình nhà đài đều
có kịch bản đạo diễn, và kiểm duyệt rất chặt chẽ trước khi
phát sóng. Quay, phát trực tiếp càng ngặt hơn, câu nào trật
đường rày, sẽ bị cho méo, mất tiếng ngay lập tức. Chứ làm sao
các đồng chí tuyên huấn để mõ làng Phan Anh thao thao bất
tuyệt như vậy? Nếu không được phép, có nhử kẹo đồng chí Phan
Anh cũng chẳng dám mở miệng. Những lời phản biện của đồng
chí Phan Anh là kịch bản đã được học thuộc, nhằm mục đích
tuyên truyền cho tự do ngôn luận, nhưng không bao giờ có thực. Và
nếu không đưa hình ảnh đấu tố đểu đồng chí Phan Anh lên như
vậy, thì làm sao dân chúng đổ mấy chục tỷ vào tài khoản,
bằng một lời kêu gọi của đồng chí ấy…
Nói một thôi, một hồi, hắn chốt lại một câu nghe có vẻ nghịch
lý, nhưng làm tôi phải suy nghĩ mãi: Cái đất nước mình học
càng học cao, dân trí lại càng thấp.
Dường như cả dân tộc đang bị ru ngủ? Một câu hỏi cứ luẩn quẩn
trong đầu tôi. Vậy mà khi gọi điện chúc tết, nhà văn Võ Thị
Hảo còn bảo: Lời ru và giấc ngủ ấy cứ tưởng chỉ có ở trong
nước, sang đến Berlin thấy người Việt ở đây còn u mê cuồng
nhiệt hơn.
Có lẽ vậy? Bởi tôi không tham gia bất cứ tổ chức, hội đoàn
nào. Nhưng đôi khi đọc báo thấy các đồng chí ở Berlin nhảy
múa, quay cuồng hơi bị kinh. Berlin có một nhúm người thôi, thế
mà các đồng chí quyết tâm thành lập ra mấy cái hội Hà Nội.
Nhằm chia nhau cái ghế tự sướng chăng? Và hình như thành phố
lớn nào cũng có hội Hà Nội? Có bác nghe nói học hành cũng
kha khá, tuổi tầm sáu bó, đi đâu cũng vỗ ngực giai Hà Nội
gốc, hào hoa phong nhã. Ấy thế mà, họp hành hội đoàn cứ thấy
bác khúm lúm trước mấy đấng ngồi trên, tuổi đáng em út, con
cháu mình. Cái hào hoa phong nhã của bác, không rõ lúc này
biến đâu mất rồi. Mà chẳng hiểu thế quái nào, các bác sống
ở Đức, hội hè tự do, mỗi lần hội họp quốc kỳ kéo phần
phật, quốc ca cứ hừng hực, rồi lại phải rước mời các đấng
ngồi trên về chỉ đạo, dặn dò. Các bác tự đeo gông vào cổ, hay
cái hội của các bác do bàn tay lông lá nào đó nặn ra?
Nửa trước của cuộc đời gắn chặt với từng góc phố và con
đường, nên tôi cũng yêu Hà Nội như các bác thôi. Nhưng tự hào
tuyệt đối không. Tuy nhiên, tôi có đề nghị mỗi lần hội họp,
các bác nên vứt bố nó cái khẩu hiệu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" đi.
Bởi, nó không phải của Hà Nội đâu. Người Hà Nội sao lại hệch
hỡm đến như vậy? Và lẽ nào, người Hải Phòng, Nam Định, Nghệ
An, Quảng Bình, Huế, Nha Trang, Sài Gòn… không thanh lịch hào hoa
sao?
Gần đây có một số người, trong đó có cả những nhân sĩ, trí
thức như GS Võ Tòng Xuân đề nghị với nhà nước, bỏ tết âm lịch
cổ truyền dân tộc, nhập chung vào tết dương lịch cho đỡ mất
thời gian và tốn kém.
Phải nói thẳng, từ năm 1954 ở đến nay, chính quyền đã phá bỏ
rất nhiều đình làng, chùa miếu, công trình văn hóa cổ một
cách vô tội vạ, không thương tiếc. Tết âm lịch là lễ hội văn
hóa truyền thống quan trọng bậc nhất của dân tộc. Nếu bỏ,
hoặc nhập chung với tết dương lịch nữa, thì khác gì giết chết
cả phần hồn. Có một điều kỳ lạ, cứ cái gì do trình độ,
khả năng yếu kém không quản lý được là chính quyền cấm đoán,
hoặc phá bỏ.
Có lẽ, ai cũng nhìn thấy cái gốc, muốn xã hội ổn định, chấm
dứt sự lãng phí, thì dứt khoát luật pháp phải có trước ý
thức của con người. Xét cho cùng, từ 1954 đến nay, Việt Nam chưa
thật sự có luật pháp. Nếu có thì đảng, chính quyền đã
đứng, ngồi trên luật. Do vậy, từ lãnh đạo cấp cao nhất, đến
dân đen, hoặc những người có học đều chưa (không) có ý thức.
Từ đó, dẫn đến lãng phí, sinh ra nhiều tệ nạn tốn kém, ngày
tết ngày lễ kéo dài liên miên.
Ta có thể thấy, do lịch sử, nước Đức có đến 16 bang hợp thành
liên bang. Cho nên, ngoài tết lễ hội chung, mỗi bang đều lễ hội
văn hóa riêng của mình. Do vậy, những ngày tết, lễ hội ở Đức
dường như nhiều hơn so với Việt Nam, và một số nước xung quanh.
Nhưng do luật pháp nghiêm minh, rõ ràng, nên buộc con người suy
nghĩ, hành động phải có khuôn khổ và ý thức, bằng không sẽ
bị đào thải tức thì, dù bất kể là ai. Như trước đây mấy năm,
ông Giám đốc sở trật tự, giao thông thành phố Leipzig, nơi tôi cư
ngụ, lái xe trong tình trạng rượu bia, bị chính lính của ông
kiểm tra và thu hồi giấy phép lái xe. Thời gian sau, ông chạy xe
quá tốc độ, và không bằng lái bị Camera ghi hình, đưa ra tòa.
Ông bị phạt tù và tự động từ chức.
Nước Đức không cấm đốt pháo đêm giao thừa, hoặc đốt pháo vào
những ngày cưới xin, lễ hội, khi đã đặt đơn xin phép. Do ý
thức, dân trí cao, nên ta chỉ có thể nghe tiếng pháo nổ khoảng
một giờ đồng hồ ở thời khắc giao thừa, rồi ngay sau đó trở
về không gian tĩnh lặng. Tết, năm mới chỉ được nghỉ ngày ba
mươi và mùng một đối với công sở. Dịch vụ và hàng quán nghỉ
duy nhất ngày mùng một, sau đó phải làm việc bình thường, chứ
làm quái gì được nghỉ cả tuần như ở Việt Nam.
Như vậy, ta có thể thấy, ý thức con người quyết định sự lãng
phí, tốn kém hay tiết kiệm. Ý thức này có được cũng từ giáo
dục và luật pháp mà ra.
Thành thật mà nói, nhà nước không thể bỏ Tết âm lịch, hoặc
nhập chung vào tết dương lịch. Bởi, nó gắn liền với tâm linh,
máu thịt của con người và dân tộc. Nếu cố tình bỏ, sẽ mất
nhiều hơn được, nhất là ngành du lịch về lâu dài. Hơn nữa, nó
sẽ đẻ ra nhiều tệ nạn xã hội khác còn lãng phí và khó quản
lý hơn rất nhiều.
Vâng! Và muốn Tết âm lịch, hay lễ hội không tốn kém, lãng phí,
thì dứt khoát phải có luật pháp, bộ máy chính quyền, đảng
phái vận hành như các nước Âu- Mỹ. Còn luật pháp, con người,
ý thức như ở Việt Nam hiện nay không bao giờ thực hiện được.
Leipzig đêm giao thừa tết Đinh Dậu 27-1-2017
VIETTUSAIGON * CỘNG SẢN PHÁ NƯỚC
Khi xã hội bị tháo rời từng mảnh
Chủ Nhật, 01/22/2017 - 09:41 — VietTuSaiGon
Lòng yêu thương, tình đồng loại và tính vị tha, bao dung là chất keo gắn
kết con người với con người, gắn kết xã hội, quốc gia dân tộc trở thành
một khối bền toàn. Ngược lại, lòng thù hận và tính ích kỉ, tham lam là
một thứ tác động làm khối yêu thương nhanh chóng bị rụng rã, xã hội bị
tháo rời thành từng mảnh và hơn bao giờ hết, con người tự đối mặt với
nỗi bi thảm của chính mình bởi xã hội đã bị nhiễm độc thù hận. Hiện tại,
dù có cố gắng nhìn nhận một cách tô hồng nhất thì vẫn không thể không
nói rằng xã hội Việt Nam đã bị tháo rời thành từng mảnh và con người
đang sống trong bất an.
Tôi có một người bạn học cũ, nay làm việc trong ngành công an, anh mang
quân hàm trung tá. Thi thoảng cũng gặp nhau, cà phê, mặc dù vẫn biết là
hai người đối ngược nhau về mặt ý thức hệ nhưng chúng tôi vẫn xem nhau
là bạn, nói chuyện thoải mái và gạt mọi chuyện ý thức hệ ra khỏi cuộc
chuyện trò. Nhưng một khi người ta càng cố gắng gạt bỏ bao nhiêu thì vấn
đề đó càng chi phối mạnh bấy nhiêu. Chính vì vậy, nhiều khi hai thằng
ngồi với nhau suốt đêm chỉ để bàn về thời sự, nói về thời cuộc.
Và có một điểm lạ, có lẽ do tình bạn thân thiết từ nhỏ nên cuộc nói
chuyện luôn thẳng thắn và chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy hết quí mến
nhau. Cả hai cùng đưa ra kết luận “Xã hội Việt Nam đã thực sự bị tháo
rời từng mảnh và đây là một kiếp nạn của dân tộc”. Để chứng minh nhận
định của mình, đương nhiên anh bạn tôi đưa ra những dẫn chứng về sự mất
đoàn kết, sự công kích lẫn nhau giữa các nhóm, giữa những người hoạt
động đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Anh tuyệt nhiên không nhắc đến những
vấn đề nổi cộm trong hệ thống đảng, nhà nước mà anh phục vụ. Tôi hiểu
và thông cảm điều này.
Ngược lại, tôi cũng đồng thuận với những dẫn chứng của anh và dẫn thêm
sự tháo rời trong hệ thống nhà nước, hệ thống đảng để chứng minh cho vấn
đề xã hội bị tháo rời của mình. Đương nhiên là anh bạn của tôi khó chịu
nhưng không thể bác bỏ tôi được. Và thi thoảng, có những cuộc trò
chuyện kéo dài suốt đêm như vậy, đến khi nào vợ con gọi thì mới ngưng.
Cái điều anh bạn của tôi nói, rằng các nhóm xã hội dân sự đã không những
không tôn trọng nhau mà còn công kích nhau, điều này đến tâm lý ngay cả
trong giới đấu tranh mà còn không tôn trọng nhau thì giới khác chắn
chắn sẽ chẳng bao giờ tôn trọng giới đấu tranh. Mặc dù có thể là rõ
ràng, có thể là mơ hồ, người ta nhận thấy đấu tranh cho dân chủ, nhân
quyền, bảo vệ đất nước trước nạn xâm lăng là một việc làm chính nghĩa,
nhưng người ta không thể nễ nang được bởi chính kiểu nói chuyện đôi khi
xem thường và mạt sát đối phương của số đông các nhà đấu tranh cũng như
các nhóm hoạt động xã hội dân sự.
Đây là vấn đề đáng buồn mà theo anh bạn của tôi là anh vốn dĩ đã thất
vọng sau những ngày dài nỗ lực vô nghĩa, anh đôi khi cũng thèm muốn nhìn
thấy một thứ gì đó mới mẽ, tươi đẹp và thấm đẫm tình người trong xã
hội. Rất tiếc là mọi điều anh thấy đều có chút gì đó vụn vỡ, cảm giác
như ai đó đang tiếp tục tháo rời xã hội. Anh nói rằng anh sợ nhất là
phải nhìn thấy người ta sỉ vã nhau trên các trang mạng chỉ vì khác nhau
một chút về chính kiến. Mà một khi như vậy thì chẳng còn gì là dân chủ.
Bởi dân chủ, tiến bộ không bao giờ là bạo động hay bạo lực. Bạo động hay
bạo lực ngôn ngữ còn đáng sợ hơn bạo bao động, bạo lực thân thể. Rất
tiếc là không ít nhà đấu rtanh dân chủ, nhân quyền và nhà hoạt động xã
hội dân sự bị rơi vào tình trạng bạo động, bạo lực ngôn ngữ. Và đây cũng
là đầu mối của thù hận, tan vỡ, thiếu gắn kết, nội bộ rời rạc…
Ngược lại, tôi cũng đưa ra những vấn đề mà theo tôi, kẻ đóng vai chủ
chốt tháo rời xã hội Việt Nam hiện tại chính là đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì hơn ai hết, đây là đảng cầm quyền, có sức chi phối mọi vấn đề trong
xã hội và ngay trên chính trường quốc tế, mọi ký kết, hiệp định, hiệp
ước với Việt Nam đều thông qua nhà nước Việt Nam.
Và từ khi thành lập đến nay, các quyết sách của đảng Cộng sản thông qua
hệ thống bên dưới là nhà nước Cộng sản đều có tính chất phá vỡ mọi giềng
mối của dân tộc. Từ tôn giáo, tâm linh, văn hóa, giáo dục cho đến ứng
xử xã hội, nguyên tắc bảo vệ nền trị an… đều trở nên xơ cứng, lỏng lẻo,
trì trệ và điều này dẫn đến xã hội Việt Nam ngày càng bất an, người đã
hết yêu thương người, người đã biết bóc lột người, người đã đạp lên sinh
mạng đồng loại để hưởng thụ, người đã mạnh tay và lạnh lùng bóp chết số
phận của đồng loại… Dường như cái ác, sự dã man và lòng thù hận vây bủa
xã hội.
Lẽ ra, Việt Nam đã tốt đẹp hơn nhiều và dân chủ hơn nhiều nếu như không
có sự can thiệp thô bạo bằng những chính sách xóa bỏ dân tộc, xóa bỏ văn
hóa và tâm linh nhằm sáp nhập vào cái giáo điều gọi là “quốc tế Cộng
sản”. Nhưng không, đất nước đã không được như thế, dân tộc không những
không đoàn kết, tình yêu thương bị mất mà qua thời gian, những chính
sách gắt máu, công an trị và bóp chết tự do của người dân, để giới cán
bộ, quan chức lộng hành đã nhanh chóng đẩy xã hội Việt Nam đến vực thẳm
của lòng thù hận, sự mạt sát và máu lạnh. Điều này diễn ra khắp mọi nơi
trên đất nước hình chữ S này và không từ bất kì ngõ ngách nào.
Và càng ngày, xã hội Việt Nam càng bị tháo rời ra từng mảnh, mỗi nhóm
lợi ích là một mảnh rời trên đất nước, tình trạng cát cứ quyền lực ngày
càng mạnh hơn, tình thế đã đến lúc không còn cưỡng lại được, trên bảo
dưới không nghe, dưới thì trước mặt nịnh trên nhưng sau lưng lại nói
xấu, lại coi trên chẳng ra gì và nếu có cơ hội thì dưới sẽ xông lên đạp
đổ trên đên chiếm ghế... Trên sợ mất quyền lực lại đi cầu cạnh ngoại
bang với chiêu bài “mở rộng quan hệ với láng giềng, anh em một cách có
chiều sâu…” để nhờ kẻ khác giữ quyền lực, chịu tôi đòi kẻ khác mà ngoài
mặt thì lúc nào cũng nhơn nhơn (nói theo cách của Nguyễn Bá Thanh) làm
ra vẻ có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
Và hơn bao giờ hết, xã hội Việt Nam đã bị tháo rời đến chi tiết cuối
cùng, đó là sự tương kính đối với người lớn tuổi, sự dịu dàng đối với
trẻ em và sự nâng niu đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang nuôi con
nhỏ, đang phải sống cuộc đời lẻ loi “gà mái nuôi con”. Dường như không
hề có sự nễ nang hay một nguyên tắc tương kính, tương thân nào khi ngay
vào dịp cận Tết Nguyên Đán, dịp mà gia đình đoàn tụ, con cháu, ông bà
sum vầy, dịp mà người người cúng rước Tổ Tiên về để hầu hạ nhang khói
trong ba ngày Tết. Nhưng họ đã bắt chị! Điều này chỉ cho thấy nguyên tắc
tương kính, nguyên tắc cuối cùng đóng vai trò keo dán xã hội đã bị khô
cứng và vỡ vụn!
Liệu chúng ta sẽ sống như thế nào với một xã hội mà ở đó, keo dán, bù
lon, ốc vít của lòng yêu thương, sự tương kính đã khô cứng và vỡ vụn?
Tội lỗi này do ai gây ra? Và con người phải sống như thế nào để tự làm
nóng lòng yêu thương, sự tương kính của mình? Thật là buồn ở những ngày
cuối năm, tôi phải ngồi viết những dòng như thế này!
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * QUYỀN LỰC NHÂN DÂN
Quyền lực lãnh đạo đối diện với quyền lực của nhân dân
Thứ Ba, 01/31/2017 - 11:14 — nguyenthituhuy
Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lên nhậm chức khiến cho một
bộ phận lớn người Mỹ lo lắng, châu Âu cũng đã bộc lộ sự lo lắng trên mặt
báo và trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Nhiều
lý do khiến châu Âu phải lo lắng, trong đó có việc một số phát ngôn của
Trump trong chiến dịch tranh cử và những quyết định của Trump trong
những ngày đầu nhậm chức đi ngược lại với các giá trị mà châu Âu muốn
bảo vệ.
Việc Trump thắng cử được một số nhà phân tích
nhìn nhận như là một bằng chứng cho sự thiếu hoàn hảo hay là sự bất cập
của các nền dân chủ trên thế giới (người ta ngay lập tức nhớ lại rằng
Hitler lên nắm quyền cũng là nhờ cơ chế bầu cử dân chủ).
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa một nền chính
trị dân chủ và một nền chính trị độc tài là ở chỗ : Trump không thể bịt
miệng dân chúng (như ở các nước độc tài) để muốn nói gì thì nói và muốn
làm gì thì làm. Điều đã xảy ra và sẽ xảy ra : người Mỹ không im lặng để
cho Trump phát ngôn hay hành động một cách vô tội vạ. Họ đã và sẽ phản
ứng. Và chúng ta còn chưa biết phản ứng sẽ đi tới đâu.
Ngay sau khi Trump trúng cử, các cuộc biểu
tình chống Trump đã nổ ra. Và ngay sau ngày Trump nhậm chức, khoảng 600
cuộc biểu tình chống Trump đã diễn ra trên nước Mỹ và khắp thế giới.
Pháp lệnh cấm di trú của Trump vừa ban hành thì cũng ngay lập tức các
cuộc biểu tình bùng phát trên các sân bay của nước Mỹ. Báo chí hôm
30/1/2017 cho biết đã có hơn một triệu người Anh ký kháng thư chống lại chuyến viếng thăm của Trump tới nước Anh.
Sau hai tuần Trump nhậm chức, điều mà hiện nay ta có thể ghi nhận là các
chính sách mang tính cưỡng bức và cấm đoán (xây tường, pháp lệnh cấm di
trú…) của Trump đã gây ra những phản ứng chống đối mạnh mẽ của người
dân Mỹ nói riêng và người dân ở các nước dân chủ nói chung. Và để chống
lại sự phản ứng đó thì các chính sách của Trump càng ngày càng nhất quán
hơn với đường lối cưỡng bức và cấm đoán của ông ta. Chính trường Mỹ và
xã hội Mỹ đang là nơi đụng độ của hai ý muốn, hai khuynh hướng rất khác
nhau. Nhiều người không phải không có lý khi cho rằng Trump là vị tổng
thống gây chia rẽ và gây bất ổn cho nước Mỹ và cho thế giới.
Và một điều nữa mà ta cũng có thể ghi nhận: dù Trump (một người có
khuynh hướng quản trị và giải quyết vấn đề bằng cấm đoán) được bầu lên
làm tổng thống, thì không thể phủ nhận rằng nền chính trị Mỹ là một nền
chính trị dân chủ. Sự cấm đoán của Trump đang gợi lên một làn sóng phản
kháng khắp nơi. Người dân Mỹ đang chứng tỏ quyền lực của họ bằng những
cuộc xuống đường liên tục, báo chí Mỹ cũng đang chứng tỏ quyền lực của
mình bằng cách đề cập một cách trực diện tất cả mọi bình luận và phân
tích về tổng thống. Các chính sách mang tính cưỡng bức của Trump đang
khơi dậy động năng của xã hội Mỹ.
Trump không thể lãnh đạo nước Mỹ một cách dễ dàng như có lẽ ông ta vẫn
tưởng. Cuộc đụng độ giữa quyền lực lãnh đạo và quyền lực nhân dân vẫn
đang diễn ra trên nước Mỹ. Và thế giới sẽ còn chứng kiến nhiều điều thú
vị từ nay cho đến khi cuộc đụng độ đó kết thúc, dù ta chưa biết nó sẽ
kết thúc dưới hình thái nào.
Paris, 31/1/2017Nguyễn Thị Từ Huy
VÕ THỊ HẢO * ĐỘC TÀI
Từ bỏ độc tài hay là chết?
Võ Thị Hảo
Thứ Hai, 01/30/2017 - 21:14 — vothihao
* „Ấp gà nở rắn“
Cái khốn khổ của con người là phải nô lệ cho những thế lực - lá cờ không đại diện cho quyền lợi của họ. Từ đó dẫn đến vô số thảm họa.
Ngày 3/2/1930, những người thành lập Đảng CSVN lúc đó cũng không thể hình dung được rằng họ, với một mục đích nồng nhiệt nhưng đã bẻ lái con thuyền VN đi theo một dòng sông độc hại mà đến 87 năm sau đó(2017), cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa dân tộc VN trở thành nơi chốn của chủ nghĩa tư bản thân hữu, lợi ích nhóm, chủ nghĩa tư bản hoang dã ...mượn bùa phép của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội để bảo vệ sự độc tài cho một nhóm đảng viên quyền lực thâu tóm lợi ích của đất nước và nhân dân về kho lẫm của riêng họ.
Vậy là người VN đã phải nô lệ cho lá cờ đó 87 năm rồi.
Kết quả của 87 năm định hướng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội là xây dựng thành công các thế hệ nhóm tư bản thân hữu lũng đoạn trong Đảng cộng sản. Thật chẳng khác nào ấp trứng tưởng gà mà sau một thời gian lại nở thành rắn. Đương nhiên, cái trứng đó phải là trứng rắn thì mới nở ra rắn, nhưng nhiều người nhìn vào cứ tưởng trứng gà đặc biệt.
* Nhận ra và sát phạt nhóm thân hữu
Không phải nhà cầm quyền VN không nhận ra điều đó.
Cái khốn khổ của con người là phải nô lệ cho những thế lực - lá cờ không đại diện cho quyền lợi của họ. Từ đó dẫn đến vô số thảm họa.
Ngày 3/2/1930, những người thành lập Đảng CSVN lúc đó cũng không thể hình dung được rằng họ, với một mục đích nồng nhiệt nhưng đã bẻ lái con thuyền VN đi theo một dòng sông độc hại mà đến 87 năm sau đó(2017), cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa dân tộc VN trở thành nơi chốn của chủ nghĩa tư bản thân hữu, lợi ích nhóm, chủ nghĩa tư bản hoang dã ...mượn bùa phép của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội để bảo vệ sự độc tài cho một nhóm đảng viên quyền lực thâu tóm lợi ích của đất nước và nhân dân về kho lẫm của riêng họ.
Vậy là người VN đã phải nô lệ cho lá cờ đó 87 năm rồi.
Kết quả của 87 năm định hướng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội là xây dựng thành công các thế hệ nhóm tư bản thân hữu lũng đoạn trong Đảng cộng sản. Thật chẳng khác nào ấp trứng tưởng gà mà sau một thời gian lại nở thành rắn. Đương nhiên, cái trứng đó phải là trứng rắn thì mới nở ra rắn, nhưng nhiều người nhìn vào cứ tưởng trứng gà đặc biệt.
* Nhận ra và sát phạt nhóm thân hữu
Không phải nhà cầm quyền VN không nhận ra điều đó.
Bằng chứng là, năm 2015, khi đấu tranh giành thế lực với phe nhóm Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói đến
hiện trạng này. Nhiều cơ quan ngôn luận của đảng CS VN cũng rộ lên
những phân tích hiện trạng và cảnh báo. Tạp chí Cộng sản đã đăng bài
„Lọi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản hoang dã: cảnh báo nguy cơ...“ của ông
Phó Trưởng Ban tuyên giáo TƯ Vũ Ngọc Hoàng. Bài viết đã nêu thực trạng
và hô hào đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu, lợi ích nhóm
trong Đảng.
...“Đặc trưng của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” là có sự cấu kết, xâm
nhập lẫn nhau giữa nhóm đặc quyền kinh tế và nhóm đặc quyền chính trị,
người kinh doanh cũng đầu tư vào quyền lực và người có quyền lực cũng
tham gia kinh doanh, làm quan chức để làm giàu, họ cùng nhau bóc lột
“mềm” toàn xã hội, bóc lột cả dân tộc, họ thâu tóm các nguồn tài chính,
của cải và thâu tóm quyền lực chính trị, biến bộ máy nhà nước thành công
cụ của một nhóm người (nhân danh nhà nước và đảng cầm quyền) thực hiện
độc quyền kinh tế kết hợp với độc quyền chính trị. “Vũ Ngọc HoàngTS. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/33662/Loi-ich-nhom-va-Chu-nghia-tu-ban-than-huu-canh.aspx
Kết quả của hơn 80 năm đi theo lá cờ của nhà cầm quyền cộng sản, đã được tác giả trên thừa nhận:
„Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao động xã
hội vẫn thấp (vào loại thấp nhất khu vực Đông Á), hiệu quả đầu tư kém,
nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử
dụng nguồn vay ấy) còn kém; thu nhập thấp, sản phẩm công nghiệp xuất
khẩu hầu như không có, các chương trình nội địa hóa không thành công,
chủ yếu là làm thuê và cho thuê mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi
vào “bẫy thu nhập trung bình thấp”. Nhìn lại nguyên nhân các nước bị
“bẫy thu nhập trung bình” và nhìn lại tình hình nền kinh tế của ta thì
thật đáng lo ngại.“.
Và người ta đã hô hào đấu tranh chống lại hiện trạng trên. Dân chúng
được một phen khấp khởi, tưởng rằng hơn 80 năm đi theo một con đường đưa
đất nước VN vào cùng quẫn thì nhà cầm quyền CSVN đã nhận ra và thay
đổi.
Nhưng tiếc thay, khi phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng giành được quyền lực
tuyệt đối, hiện trạng vẫn tiếp diễn ngày càng tệ và lợi ích của phe nhóm
càng mở rộng, thủ đoạn tới mức sắn sàng đem hầu hết chủ quyền đất nước
đổi lấy sự tồn tại của phe nhóm cầm quyền „tư bản thân hữu“ mới. Theo đà
vơ vét của họ, không những dân bị bóc lột tận xương tủy mà tốc độ nợ
công tăng gấp ba lần tốc độ tăng trưởng kinh tế(theo Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc- phát biểu 7/1/2017 tại Hội nghị Bộ Tài chính- TTO đưa tin)...
Có đổi mới chăng chỉ là cuộc thanh trừng ngầm quyết liệt giữa những phe
nhóm mà tiếng súng và vài giọt máu rơi nội bộ chỉ đôi khi sơ suất lọt ra
ngoài.
* Cờ Đảng chẳng thể là cờ Tổ quốc
Những người trẻ sẽ phải chọn lá cờ của họ.
Lá cờ người VN đang dùng hiện nay chỉ đại diện cho Đảng cộng sản. Mà
những ai là cộng sản bây giờ? Đa phần đảng viên hiện nay không phải là
người cộng sản. Họ là số đông đứng trong tổ chức ấy, bị mượn danh, bị
lạm dụng để che đỡ cho quyền lợi của một nhóm những quan chức cầm quyền.
Những thế hệ quan chức cầm quyền đó, kể từ 3/2/1930 đến nay, đã không
ngớt tận dụng lá bùa vạn năng đó để tồn tại và kho quyền lợi riêng của
họ ngày càng kếch xù tỉ lệ thuận với sự tham nhũng quyền lực – kinh tế.
Rõ ràng, đó là một sự bội phản nhân dân.
Nếu những người trong nhóm cầm quyền hiện nay không cải cách thể chế độc
tài này, rồi sẽ đến ngày chính họ cũng là nạn nhân của những nhóm tư
bản thân hữu. Họ rốt cục cũng chỉ là những kẻ tham ăn khốn khổ, thí mạng
thế hệ tương lai và chấp nhận ngụp lặn trong dòng sông độc hại.
Nhóm tư bản thân hữu tàn bạo trong đảng thực ra chỉ là thiểu số. Dù có
tới hơn 4,5 triệu đảng viên, nhưng đa phần họ không phải là người cộng
sản. Từ lâu họ đã tự thức tỉnh rằng, nếu họ vẫn theo đuổi lý tưởng cộng
sản, thì họ đã bị chính những người lãnh đạo của họ bội phản. Họ chỉ im
lặng vì muốn yên thân hoặc tham lam và sợ hãi.
* Tặng vật Dòng sông ô nhiễm và lá cờ người trẻ
Vậy là đã gần một trăm năm người VN bị trói buộc vào con thuyền dưới lá
cờ lầm lạc. Thủ tướng VN năm 2017 cũng đã hô hào „không đổi mới là
chết...“.
Đương nhiên khả năng „chết“ là hiện hữu khi họ vẫn bám lấy thể chế độc
tài lạc hậu đi ngược lại con đường phát triển. Một người đeo đá vào
chân, rơi xuống sông, muốn sống sót thì phải lập tức thoát khỏi tảng đá.
Nhà cầm quyền CS VN cũng biết cách thoát khỏi tảng đá, nhưng họ thoát
bằng cách đem tài sản vơ vét được gửi ra nước ngoài, và họ buộc tảng đá
vào chân những đồng bào của họ. Tảng đá ấy là thể chế độc tài cộng sản,
là lá cờ Đảng cưỡng bức toàn dân phải nhận đó là cờ Tổ quốc.
Người trẻ VN thời nay bị bắt buộc phải mang vác lá cờ vừa mang vị mặn của cha anh quá khứ nhưng cũng có quá nhiều vị độc.
Các bậc cha anh VN, từ khi có lá cờ đỏ sao vàng, đã bị đè nén và tẩy não
quá nhiều và bội phản cháu con bằng sự im lặng đớn hèn trước cái xấu và
cái giả dối.
Thế hệ cha anh thường tự động cầm tù lớp trẻ trong màu vị của lá cờ
mình. Nhiều khi vì thế mà lớp trẻ thờ ơ vô cảm. Rồi người trẻ cũng tự
tha hóa mình bằng sự cam chịu nô lệ cho những lá cờ đã lỗi thời.
Nước Mỹ cho phép dân có thể đốt cờ Mỹ để thể hiện sự phản kháng với nhà
cầm quyền và xã hội đương đại. Đó là một cách phản biện xã hội. Không
nên khuyến khích việc đốt cờ, nhưng thực sự một đất nước càng mạnh khi
càng có nhiều người dám phản biện xã hội, không nô lệ hóa quá khứ và
hiện tại.
Mỗi xã hội như một dòng sông. Sông tạo thành từ vô số người và chảy qua
các số phận, các thời đại. Người trước để lại cho thế hệ sau những dòng
sông đó. Cá nào sống được trong nước sông nhiễm độc?
Hãy ngoái lại sau lưng để nhìn về cái dòng sông ô nhiễm và hỗn loạn, độc hại mà chúng ta đã để lại cho lớp trẻ VN.
Hãy nhìn những người giết chết nhau vì vô cảm và tuyệt vọng. Vẫn có rất
nhiều lòng hảo tâm nhưng khi xã hội và nhà cầm quyền vô cảm, chối từ
trách nhiệm thì thậm chí những cơn lũ cũng nhấn chìm ngay cả những người
đã dũng cảm đứng ra cứu giúp.
Hãy nhìn xem những gì con cháu chúng ta đang phải chịu đựng!
Năm 2017, rất nhiều trẻ em và phụ nữ đang là nạn nhân của nạn bắt cóc và
bị giết chết trong xó xỉnh nào đó để làm giàu cho bọ buôn bán nội tạng!
Hãy nhìn những người bị tai nạn giao thông, chết ung thư với tỉ lệ cao nhất nhì thế giới …
Hãy đếm xem bao nhiêu người dân bị giết chết hàng loạt, bị cướp đi cả
tương lai bởi chính những bàn tay cầm quyền và tư bản thân hữu đã lạnh
lùng cho nổ vô số bom nước thủỷ điện để dòng tiền không ngừng chảy vào
túi quan chức.
Hãy nhìn những ngư dân chết khô chết độc thực thể và chết khô tương lai
cả con cháu của họ trong biển trong sông độc của những công ty liên
doanh TQ xả độc ra giết chết môi trường VN...
Hãy nhìn những người dám đấu tranh cho nhân quyền và tự do, cho dân oan đang bị đày đọa trong các nhà tù...
Hãy nhìn đất nước đã hoàn toàn lệ thuộc TQ và trong cuộc bán chác này,
dân là người bị thua thiệt. Dân phải lấy mạng sống của mình ra để củng
cố địa vị và tiền bạc cho những kẻ độc tài...
Hãy đoái trông và hãy đoái trông...Thưa những người lớn! Thưa những cha
anh và mẹ và chị...Nhịn ăn nhịn mặc cho con, „hy sinh đời bố củng cố đời
con“ của chúng ta đã trở thành một trò vô vọng khi chúng ta đã ngậm
nhục cúi đầu từ bỏ những giá trị đẹp đẽ chính trực của tâm hồn và như
thế là đã trả mồ hôi nước mắt để chuộc về cho thế hệ trẻ VN một dòng
sông độc.
Người VN không thể tiếp tục nô lệ. Mỗi người cần hành động để không bị
cướp đoạt tương lai. Ngay cả người Mỹ cũng đang phải đứng lên để bảo vệ
nền dân chủ của họ trước vị tổng thống có khuynh hướng lạm dụng quyền
lực vf phải luôn canh giữ cho nhân quyền không bị xâm phạm.
Người VN hãy chối bỏ nền độc tài hoang dã núp danh cộng sản. Ta hãy chọn lấy lá cờ của mình và đừng quá chậm trưởng thành.
VTH
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment