Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 28 February 2017

TRẦN VĂN GIANG * BÀI THƠ NGUYÊN TIÊU CỦA BÁC

Đọc bài thơ "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh

Trần Văn Giang
 

Thưa các Bác,
Tình cờ nhà cháu bắt gặp trên mạng một cái tựa đề thật bắt mắt "100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20" vừa mới được công bố tại Quốc Tử Giám Hà Nội nhân ngày thơ Việt Nam 2007.
Nên biết thêm, "Quốc Tử Giám" (còn gọi là Văn Miếu), không những là một di tích lịch sử và văn hoá cổ kính của Việt Nam mà còn là một trường đại học cổ đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, được xây dựng từ năm Canh Tuất 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) tại kinh thành Thăng Long.  Ngày nay, chính quyền Hà Nội đã lập tại đây "Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám" để ngòai việc phát huy tác dụng của di tích còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội (!)
Cái cơ sở oai nghi như vậy đã đúc kết danh sách 100 bài thơ hay, mà lại hay nhất của thế kỷ 20 mới ly kỳ, tất phải là chuyện đứng đắn. Thật vẻ vang cho những thi nhân có bài thơ được tuyển chọn vào danh sách "cấp cao" này.  Tuy nhiên, khi nhìn vào danh sách này, bài đứng hạng số 1 (number ONE) là bài "Nguyên Tiêu" (có nghĩa là "Rằm tháng Giêng") tác gỉa là Hồ Chí Minh (?) Nhà cháu vốn dĩ bị dị ứng với cái tên HCM; và mỗi lần thấy cái tên này ở đâu là nhà cháu chẳng đặng đừng nghĩ ngay đến câu nói bất hủ, chân lý muôn thuở "…hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm;"   Nhà cháu đã phải dành một chút thì giở để… "nhìn kỹ những gì cộng sản làm." Kết quả mà nhà cháu thu lượm được cũng thú vị không kém.  Nhà cháu kính trình sau đây để các bác có máu thơ thẩn trong người thưởng lãm.
Nhân tiện đây, nhà cháu cũng mạn phép nói trước là khi các bác đọc các dòng chữ viết ở phía dưới đây có nhiều Hán(g) tự, thì xin các bác hiểu là trình độ chữ Hán của nhà cháu nếu gọi là "ăn đong" thì cũng còn qúa đáng!  Nó còn tệ hại hơn thế nữa!  Trình độ của nhà cháu chưa qua hết trang đầu của "Tam tự kinh" ("Thiên là trời, Địa là đất, Tồn là  còn…!")  Mặc dù là nhà cháu đã có cái may mắn được chính phủ VNCH gởi đi tu nghiệp ở Đài Loan (năm 1974).  Nhà cháu đã vội vã học cấp tốc một ít chữ Hán để sinh tồn ("survival Chinese") trong một thời gian ngắn cấp bách trước khi xuất dương. Nhưng phải thành thật mà nói, nhà cháu, lúc đó (1974), vẽ (không biết viết!) được khỏang gần 300 mặt chữ Hán và xem như tạm đủ để đi ra chợ tầu (cũng nên biết trong giờ học ở Đài Loan, thầy giáo chỉ dậy bằng Anh ngữ thôi!

No Chino por favor!) mua "bánh tiu," "dầu cháo quẩy," "xì dầu," "hủ tíu..." Ngòai giờ học, nếu nhà cháu có dạo phố buổi chiều để thăm dân tầu cho biết sự tình; hoặc tham gia vào buổi tối các chương trình trao đổi văn hóa (không phải để trả thù hận gì cả!) dân tộc với các thím xẩm thơ mộng; hoặc thỉnh thỏang đánh cầu lông; hoặc vật tự do với các thím trong các "tea house" ("phòng trà") thì nhà cháu cũng chỉ dùng "sức lao động" nhiều hơn là "cỏong!"  Nói cách khác là dùng "tay chân đỡ cho mồm miệng!"  Nhìn lại đã 33-34 đã năm trôi qua rồi còn gì!  Ngay đến công phu võ nghệ mà không luyện tập một vài tháng thôi đã mai một rồi, nói chi đến 33-34 năm ròng! Nhưng cũng còn may là bác Biu Gết (Bill Gates) của đế quốc tư bản làm ra cái "Uynh đô" (Windows) có sẵn "khả năng" "Cắt và Dán" ("Cut and Paste"). Thế là nhà cháu cứ ngồi gãi… trán, tà tà "cắt và dán" cho thành bài ra này. Thế mà các bác xem thoáng qua cũng khó mà biết là thật hay gỉa; kỳ công hay là "chôm chỉa" đấy nhỉ.
Trước tiên, các bác và cháu hãy cùng nhau đọc bài "Nguyên Tiêu" cái đã:
元宵
今夜元宵月正圓
春江春水接春天
煙波深處談軍事
夜半歸來月滿船
Nguyên tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Hồ Chí Minh, 1948)

Rằm tháng riêng(Người dịch: Văn nô Xuân Thủy)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Bản dịch nôm của Thiềng Đức

Tháng giêng trăng sáng tỏ đêm rằm
Sông nước trời khuya lộng sắc xuân
Trên sóng mờ sương bàn chiến sự
Đêm tàn thuyền ngập trăng trong ngần.

Bản dịch nôm của Hòang Tâm
Trăng sáng vừa tròn rằm tháng giêng,
Trời xuân lồng lộng nước sông in.
Nơi quân bàn bạc dầy sương khói,
Vừa lúc nửa đêm trăng ngợp thuyền.
Nếu chỉ đọc bài thơ "Đường" thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán ở trên thôi, đừng nhìn vào tên tác gỉa (HCM), các bác nhận thấy ngay từ cách dùng chữ cho đến âm hưởng hình như là của một thi sĩ Trung hoa đời "Đường" như Lý Bạch, Đỗ Mục, Lý Thương Ẩn… nào đó, thật là tuyệt vời! Bây giờ thử mở một lô Đường thi ra đọc lại xem sao! Voilà!  Đường mật đâu chưa thấy, nhà cháu đã khám phá ra một hũ tương… sau khi đã "nhìn kỹ những gì cộng sản làm!"
À há! Bác đã "đỡ nhẹ" ý tất cả 4 câu của 4 thi sĩ khác nhau thành ra bài "number ONE" của Bác! Nếu Bác chịu khó khiêm nhường một tí (hình như bộ phận "khiêm nhường" trong người Bác đã được gỡ ra lâu lắm rồi thì phải!?) Bác cứ việc thong thả đề vào xuất xứ (hoặc đề là "lấy ý") của từng câu, thì bài này không có vấn đề; tuy nhiên Bác cứ im lim lỉm - tương tự như các bài khác mà Bác đã từng "chôm" nguyên văn (ví dụ như việc "chôm" một số bài, có người nói là Bác "chôm" nguyên con cả tập - xin đọc thêm các bài sưu khảo của các ông Đặng Tiến và GS Lê Hữu Mục,  trong tập thơ "Nhật ký trong tù" - "Ngục Trung Nhật Ký"- của một người bạn tù khác bị nhốt chung vời Bác ở Quảng tây (?) Trung Hoa năm 1942-43 (?) - rồi để tên mình vào tỉnh bơ con sáo sậu!!! 
Quỷnh nhất là các cháu "đỉnh cao trí tuệ" XHCN của Bác đã quá mau mắn nâng bi Bác triệt để trong việc xếp hạng bài thơ "của" Bác đứng đầu (lại number One!) trong danh sách 100 bài thơ "hay nhất" của thế kỷ 20 (?)
Xin tất cả các bác "Quốc tử giám" cho nhà cháu nhờ tí!!! 
Xem ra, Bác đã "chôm" ý của từng câu một, lần lượt như sau:
Câu 1: Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên
(trích từ bài "Ngư ca tử kỳ 5" của Trương Chí Hòa)

Câu 2: Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
(trích từ bài "Giang lâu thư hoài" của Triệu Hỗ)

Câu 3: Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
(trích từ bài "Thú nhàn" của Cao Bá Quát)

Câu 4: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(trích từ bài "Phong kiều dạ bạc" của Trương Kế)
Nhà cháu xin chép lại 4 câu bị "chôm" ở trên một lần nữa vào thành một bài (có cái tựa mới toanh mà cháu vừa mới "chôm" lại  của Bác!) để các bác dễ đọc:
Tiêu nguyên
Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên
Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Đồng thời xin các bác nhìn lại bài "Nguyên tiêu" của "Người" mà so sánh:
Nguyên tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Hồ Chí Minh, 1948)
Tiện đây, nhà cháu xin mời đồng chí "xưng thỉ" văn hay chữ tốt (nếu còn sống; hay hậu duệ của đồng chí cũng đặng!) dịch nôm lại 4 câu bị "chôm" mà nhà cháu vừa mí gom lại ở trên xem nó ra nàm thao!
Sau đây, nhà cháu xin mạn phép "cắt và dán" lại từng bài o-ri-gin (nguyên thủy) một (gồm cả bản chữ Hán và bản dịch nôm) của mỗi tác gỉa để các bác thơ thẩn rộng đường tham luận:
Bài 1- Ngư ca tử kỳ 5 - 漁歌子其五(của Trương Chí Hoà – Thi sĩ Trung Hoa)
漁歌子其五
青草湖中月正圓,
巴陵漁父棹歌連。
釣車子,
橛頭船,
樂在風波不用仙。

Ngư ca tử kỳ 5
Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,
Ba Lăng ngư phủ trạo ca liên.
Điếu xa tử,
Quyết đầu thuyền,
Lạc tại phong ba bất dụng tiên.

Ngư ca tử kỳ 5(Người dịch: Điệp luyến hoa)
Hồ trong cỏ mượt bóng trăng đầy,
Ngư phủ Ba Lăng tiếng hát say.
Thuyền đầu nhọn,
Cần chắc tay.
Chẳng tiên, sóng gió cũng vui vầy.

Bài 2- Giang lâu thư hoài(Triệu Hỗ - 趙嘏 - Thi sĩ Trung Hoa)
江棲書懷
獨上江棲思悄然
月光如水水如天
同來玩月人何在
風景依稀似去年

Giang lâu thư hoài
Ðộc thướng giang lâu tứ tiễu nhiên
Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
Ðồng lai ngoạn nguyệt nhân hà tại
Phong cảnh y hi tự khứ niên

Viết lại cảm nghĩ ở lầu bên sông(Người dịch: Lý Tứ)
Hoài cảm lên lầu đứng lẻ loi
Sông lồng trăng sáng nước như trời
Người cùng thưởng nguyệt nay đâu nhỉ
Cảnh cũ năm xưa chẳng đổi dời.

Bản dịch nôm của tản Đà
Lên gác bên sông một ngậm ngùi,
Sáng trăng như nước, nước như trời.
Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười.

Bài 3- Thú nhàn(của thi Sĩ Cao Bá Quát)
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Ðem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt
Duy giang thượng chi thanh phong,
dữ sơn gian chi minh nguyệt
Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
Kẻ thành thị kẻ vui miền lâm tẩu
Gõ nhịp lấy, đọc câu ''Tương Tiến Tửu"
"Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy
thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi"
Làm chi cho mệt một đời.

Bài 4- Phong Kiều dạ bạc
(của Trương Kế - 張繼 - Thi sĩ Trung Hoa)
楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天
江楓漁火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船

Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Nửa đêm đậu bến Phong Kiều(Người dịch: Hạt Cát)
Quạ kêu sương lạnh trăng tà.
Đèn chài giấc muộn la đà bến sông.
Chùa Hàn trầm bổng hồi chuông.
Nửa đêm gọi khách bềnh bồng Cô Tô.
Lời kết
Thiệt hết ý kiến! Ban tuyển lựa của "Quốc tử giám" chắc chắn phải gồm những cây cổ thụ của nền thi văn Hà thành làm sao có thể họ lại không nhìn thấy những sự "chôm chỉa" giữa ban ngày ban mặt này! Lại đem bài này ra ánh sáng để thi nhân bêu riếu Bác! Hay là các bác này vì mải "liên hoan" qúa chừng độ, ăn nhằm phải một mẻ "lông lợn rừng" thành ra bị lẫn cả lũ rồi? Chỉ có giời mới biết!
Nhưng phải công nhận một điều là Bác HCM "vô vàn kính yêu" thật "kiệt suất" tài tình đã phát minh ra cái thuật "Cắt và Dán" tạm gọi là "Uynh đô 48" (1948). Cho mãi đến khỏang gần 40 năm sau, vào đầu thập niên ‘90 bác Biu Gết mới làm ra "Uyng đô 95" (1995) với cùng kỹ thuật "Cắt và Dán." Bác Biu Gết đã hốt bạc (tỷ) nhờ cái "Uynh đô" này.  Bác Biu Gết nay đã là người giầu nhất thế giới rồi. Nếu biết điều một tí thì bác Biu nên trả lệ phí ("royalty") cho hậu duệ của Bác HCM (đảng CSVN); tượng trưng vài tỷ đô la cũng được rồi!  Ít hay nhiều thì cũng đỡ khổ cho dân tộc Việt Nam; có nó ($$$), các bác lãnh đạo nhà nước anh hùng đỡ phải xếp hàng sang "rước Mĩ kíu nước!" cho toát mồ hôi trán.
Trần Văn Giang
02/20/2008

www.geocities.ws/xoathantuong
 

TRẦN VĂN GIANG * VĂN HÓA CẦM NHẦM

Văn Hóa Cầm Nhầm…

Bài viếtbởi TranKhanh » Thứ sáu Tháng 3 05, 2010 11:50 am
[align=center]Văn Hóa Cầm Nhầm…[/align]
[align=center]Image[/align]
Tạm quên cúm gà, cúm heo, cúm bà… bệnh dịch nghiêm trọng của thời đại là bệnh “cầm nhầm.”

Thật ra “cầm nhầm” chỉ là một tiếng lóng không có liệt kê trong tự điển Việt Nam đứng đắn. Theo cá nhân tôi, “cầm nhầm” là một động từ được hiểu theo nghĩa bình dân giáo dục, bên ngoài lớp học là:

“Vô tình (?) lấy làm của riêng những cái gì không phải của mình.”

Cầm nhầm cũng được dùng như một lời giải thích thật dễ thương, vô tội, vì cái nghĩa “nhầm,” chỉ vô tình thôi chứ có phải cố ý (!) gì đâu mà làm to chuyện?”

Lời giải thích dễ thương này dễ dàng được thông cảm, dễ tha thứ một khi hành động “cầm nhầm” bị phát giác, bị lật tẩy…

Trong khuôn khổ bài này, người viết xin bàn một cách giới hạn sự “cầm nhầm” sáng kiến và tư tưởng trên lãnh vực tạm gọi là “sản phẩm nghệ thuật và trí tuệ,” cùng với một ít ý kiến về việc “cầm nhầm tên tuổi” người khác.

Tùy giá trị (tính ra hiện kim hoặc gía trị tinh thần, tim óc…) của sự vật bị lấy đi làm của riêng không xin phép trước (hoặc đã có xin phép rồi nhưng sở hữu chủ đã từ chối, không bằng lòng cho phép sử dụng!) và cũng tùy hoàn cảnh, cách hành động và cường độ nghiêm trọng, “cầm nhầm” còn có các các tên gọi khác từ lịch sự, thanh nhã, rất ngây thơ vô tội đến xuồng xã trắng trợn như: đỡ nhẹ, thuổng, trộm, rinh ẩu, chôm, chỉa, đạo, ăn cắp, ăn cướp…

Để định nghĩa cho trọn vẹn hơn, tôi xin mạn phép được bổ túc thêm một chút vào ý nghĩa của chữ “cầm nhầm” như sau:

- Sửa chữa hoặc thay đổi sản phẩm, sáng kiến hay tư tưởng của người khác.

- Trực tiếp “cóp-pi,” sử dụng, cho mục đích cá nhân, những sáng kiến, tư tuởng của người khác rồi lại mập mờ ấm ớ không liệt kê, không khai báo nguồn gốc cho rõ ràng.

- Đưa ra một vấn đề, một sản phẩm, một tác phẩm… rồi tự quảng cáo là “mới” và “nguyên’ thủy” nhưng thực ra đã sửa chữa từ sáng kiến hay tư tưởng đã có sẵn, đã được biết từ truớc.

- Thuần túy ăn cắp; nếu võ lực có đi kèm theo sự ăn cắp thì được gọi là cướp, ăn cướp.

Như vậy, “cầm nhầm” cũng chỉ là một hình thức ăn trộm tài sản, trí tuệ của người khác một cách lén lút nhưng không kém phần nghiêm trọng...

Trên phương diện pháp lý, “cầm nhầm” là một tội phạm (Crime) tương đương với “lường gạt” (Fraud): Lấy của người khác một cách trái phép (Stealing); và sau đó khai gian, báo gian là của mình (Giving false report).

“Cầm nhầm,” nếu được khảo sát cho thật kỹ, là cả một công trình, sự tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng của hai giai đoạn: tiến (lấy trộm) và thoái (sắp đặt sẵn lời giải thích nếu bị phát giác).

Người biết cách “cầm nhầm” phải là người vừa thông minh, vừa gian sảo, vừa tham lam… Trong trường hợp không bị phát giác (rất hiếm!) người “cầm nhầm” giỏi sẽ trở thành nổi tiếng hoặc giầu có chỉ trong một thời gian ngắn vì đã đốt giai đoạn, đi đường tắt trên công sức và trí tuệ của người khác.

Thời buổi tân tiến này, nhờ các kỹ thuật khoa học và thông tin phổ cập, dễ dàng, mau chóng và thuận tiện, vấn đề “cầm nhầm” còn sâu, dầy và tràn lan hơn lúc trước khi cuộc cách mạng tin học ra đời. Chỉ cần một hai cái “tìm kiếm” (Googling search) và vài cái “bấm con chuột” (Mouse clicks) một tay “cầm nhầm” không cần phải chuyên nghiệp cũng có khả năng “cắt và dán” (Cut & Paste) vài ngàn trang giấy viết tay dễ như ăn “cơm sườn!”

Muốn đặt một nguyên tắc căn bản dùng để thẩm định vấn đề “cầm nhầm” tôi nghĩ không có gì chính xác hơn là nhìn vào các tài liệu có ghi chép các mốc thời gian sự xuất hiện lần đầu tiên của các “sản phẩm nghệ thuật và trí tuệ.” Từ các mốc đó, chúng ta có thể suy luận hay kết luận là “cái nào là ‘gốc’ cái nào là ‘đạo’? ai ‘cầm nhầm’ của ai?

1- Cầm nhầm Âm nhạc
Đạo thơ viết thành nhạc, đạo nhạc (melody), đạo lời nhạc (lyrics)… thấy nhan nhản trong sinh hoạt âm nhạc, trong đời sống hàng ngày chung quanh chúng ta. Trong tiết mục cầm nhầm âm nhạc phải bàn về 3 nhân vật tiêu biểu: Pham Duy, Diệu Hương và Bảo Chấn.

Trên địa bàn sáng tác nhạc, có nhiều cảnh huống “cầm nhầm lời thơ” của người khác rồi “quên” không để tên tác giả vào… Nội cái mảng “cầm nhầm lời thơ” này thôi, có lẽ nhạc sĩ tên tuổi Phạm Duy nổi tiếng nhất.

Nên biết đầu thập niên ‘70 là giai đoạn mà miền Nam Việt Nam đang có những nỗ lực chống cộng rất sôi bỏng và những bất trắc chiến tranh, ngỡ ngàng về tương lai của tuổi trẻ thanh niên Việt Nam lên cao điểm; các bài hát nổi tiếng của Phạm Duy sáng tác được ưa chuộng rộng rãi và có ảnh hưởng văn hóa, chính trị sâu đậm trong dân gian, đều lọt vào thể loại “cầm nhầm lời thơ.”

Đầu tiên Phạm Duy đã “đỡ nhẹ” gần nguyên con bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” của thi sĩ Hoàng Linh Phương, rồi viết thành bản nhạc bất hủ “Kỷ vật cho em.”

Bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” khởi đăng trên trên trang thơ văn của tờ báo “Độc lập” của thi sĩ Trần Dạ Từ vào tháng 2 năm 1970.

Năm 1971, Pham Duy đã “sáng tác” và “phổ biến” bài nhạc “Kỷ vật cho em” dùng lời thơ của bài “Để trả lời một câu hỏi” mà tên thi sĩ Linh Phương không hề được đề cập đến. Nên biết chỉ trong vòng một năm, bài “Kỷ vật cho em” rất được ưa chuộng; bởi vì chiến tranh Việt Nam trở lên khốc liệt, lan rộng qua khỏi biên giới Việt Nam, có những cuộc hành quân qui mô đẫm máu như Lam Sơn 719 (ở Hạ Lào, tháng 2 và tháng 3, năm 1971), và hành quân tại phía Đông Cam-Bốt (Snoul – tháng 5 năm 1971). Tin tức chiến sự hàng ngày kèm theo các báo cáo về số chiến sĩ VNCH thương vong đáng kể trên chiến trường thì bài hát này không chỉ là đơn thuần là một bài hát về tình yêu đổ vỡ, định mệnh oan trái của con người mà còn gây lên một không khí phản chiến cao chưa từng thấy trước đây vì lời ca có nhiều đoạn được xem là “làm nản lòng chiến sĩ,” “bất lợi cho chính nghĩa chiến đấu bảo vệ lãnh thổ...” trong cuộc chiến chống CS của quân dân miền nam Việt Nam.

Dĩ nhiên bài nhạc “Kỷ vật cho em” bán rất chạy. Phạm Duy không hề đề cập gì đến tên thi sĩ Linh Phương trong lần đầu tiên xuất bản bài hát đã đành; mà đến ngay khi Phạm Duy xuất bản bài này trong tập nhạc “Kỷ vật cho chúng ta” (do nhà xuất bản “Gìn vàng giữ ngoc” phát hành); và sau đó bán bản quyển bài “Kỷ vật cho em” cho hãng đĩa Việt Nam, thì tên thi sĩ Linh Phương vẫn bị gạt ra chẳng thấy đâu…

Nhiều tờ báo lớn, báo nhỏ như Sống, Lập trường, Sân khấu truyền hình… bắt đầu lên tiếng “bất mãn dùm” cho thi sĩ Linh Phương. Theo lời của thi sĩ Linh phương trong “Hồi ký Linh Phương” thì một người bạn của thi sĩ là phóng viên Thiên Hải đã đưa lên trang nhất của một tờ nhật báo (?) đại ý lên tiếng là thi sĩ tác giả của bài “Để trả lời một câu hỏi” sẽ kiện Phạm Duy ra tòa vì vi phạm tác quyền. Khi bị báo chí trực tiếp chất vấn Phạm Duy về sự “nhầm” này, thì Phạm Duy trả lời là tỉnh bơ là:

“… vì tôi không biết thi sĩ là ai? và không biết tìm ở đâu?”

Lời biện minh ngây thơ vô tội này của “bố già” Phạm Duy nghe không ổn vì bài thơ đã được đăng nhiều lần qua các báo với tên tác giả Linh Phương rành rành. Thi sĩ Linh Phương cũng cho biết là:

“… Cuối cùng đưa đến việc Phạm Duy trực tiếp tiếp xúc và đồng ý trả số tiền tác quyền 50 ngàn đồng (giá vàng lúc đó là 10 ngàn đồng một lượng).”

Sau đó các ấn bản của bài “Kỷ vật cho em” mới thấy có đề tên Linh Phương đồng tác giả với Phạm Duy.

Mời quí vị đọc bài thơ gốc: “Để trả lời một câu hỏi” của thi sĩ Linh Phương đăng trên báo “Độc lập” vào tháng 2 năm 1970:

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến thắng trận Pleime
Hay Đức Cơ - Đồng Xoài - Bình Giả
Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng
Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt
...

Và sau đây là lời bài “Kỷ Vật Cho Em” (phát hành lần đầu) do Phạm Duy “sáng tác” như sau:

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã,
Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa (1),
Anh trở về trên chiếc băng ca (2)
Trên trực thăng sơn màu tang trắng (3).

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh (4)
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã.. Em ơi! (5)

Em hỏi anh. Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại với kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông anh cho làm kỷ niệm
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân.
Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân,
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anhh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lần trăn trối... Em ơi!
Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về

* Lời thứ hai của bài hát sau khi Phạm Duy sửa lại (để khỏi bị chính phủ VNCH cấm hát):

(1) Anh trở về có khi là một chiếc vòng hoa
(2) Anh trở về bằng khúc hoan ca
(3) Trên trực thăng vang trời thanh vắng
Em hòi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
(4) Poncho từng phủ kín đời anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
(5) Chiếc khăn tay ngăn dòng lệ ứa...em ơi...
...

Phạm Duy đã có lần lộng ngôn là: “… mọi người(?) chỉ hát các bài nhạc tôi viết trong lúc đi ỉa (?!)”

Chuyện “đi ỉa” là chuyện đời tư và vệ sinh cá nhân của Phạm Duy, tôi không có lý do gì cần phải bàn thêm; nhưng cái sở trường “đánh hơi trong lúc đi ỉa” đặc biệt của thiên tài Phạm Duy mới là chuyện đáng nói. Cũng năm 1971, Phạm Duy còn đánh hơi, bắt mạch được (thị trường) thị hiếu yêu nhạc của giới trẻ, tung ra một bản nhạc phổ thơ với triết lý “Có còn hơn không” của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Đó là bài “Thà như giọt mưa.”

Thật ra Phạm Duy đã “chôm” bài thơ “Khúc tình buồn” của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên nguyên văn như sau:

Người từ trăm năm
về qua sông rộng
ta ngoắc mòn tay
trùng trùng gió lộng

(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)

Người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn

(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không

mưa ôm tượng đá)
Người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ

(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)

Thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi còn kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng
(người từ trăm năm vì ta phải khổ)
(Khúc tình buồn – Nguyễn Tất Nhiên)

Rồi viết lại thành bài hát “Thà như giọt mưa:”

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa khô trên tượng đá
thà như mưa gió đến ôm tượng đá
có còn hơn không, có còn hơn không
có còn hơn không, có còn hơn không

Người từ trăm năm về qua sông rộng
Người từ trăm năm về qua sông rộng
ta ngoắc mòn tay, ta ngoắc mòn tay
chỉ thấy sông lồng lộng, chỉ thấy sông chập trùng

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa khô trên tượng đá
thà như mưa gió đến ôm tượng đá
có còn hơn không, có còn hơn không
có còn hơn không, có còn hơn không

Người từ trăm năm về khơi tình động
người từ trăm năm về khơi tình động
ta chạy vòng vòng ta chạy mòn chân
nào có hay đời cạn nào có hay cạn đời

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa khô trên tượng đá
thà như mưa gió đến ôm tượng đá
có còn hơn không, có còn hơn không
có còn hơn không, có còn hơn không

Người từ trăm năm về như dao nhọn
người từ trăm năm về như dao nhọn
dao vết ngọt đâm ta chết trầm ngâm
dòng máu chưa kịp tràn
dòng máu chưa kịp tràn

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa khô trên tượng đá
thà như mưa gió đến ôm tượng đá
có còn hơn không, có còn hơn không
có còn hơn không, có còn hơn không
(“Thà như giọt mưa” – Phạm Duy)

* Mời quí vị đọc lời của cả 2 bài trên để thấy và thưởng thức cái tài “ngửi” rồi “xào lại” của Phạm Duy như thế nào…

Nhạc phẩm “Thà như giọt mưa” được phát thanh liên tục mỗi ngày trên đài phát thanh Sài Gòn và trở thành một “hiện tượng” chưa hề xẩy ra trước đây trong giới thanh niên, học sinh sinh viên miền Nam tự do… Hoàn cảnh sáng tác của bài “Thà như giọt mưa” cũng y hệt như hoàn cảnh của bài “Kỷ vật cho em.” (“Đánh hơi” lúc trong đi ỉa! và “xào lại” chút đỉnh). Thành ra trường hơp này, tôi suy luận ra câu trả lời “dejà vu” của Phạm Duy có lẽ cũng lại là:

“… vì tôi không biết thi sĩ là ai? và không biết tìm ở đâu?”

Nguyễn Tất Nhiên phải vất vả hơn Hòang Linh Phương rất nhiều. Thứ nhất Nguyễn Tất Nhiên chỉ là một anh chàng thanh niên mới 18-19 tuổi khi bài thơ “Khúc tình buồn” bị “chôm.” Thứ hai Nguyễn Tất Nhiên không quen biết nhiều với giới báo chí truyền thông cho nên không có ai quởn để “bất mãn dùm” cho mình như trường hợp Linh Phương trước đây. Nguyễn Tất Nhiên phải chạy ngược chay xuôi “đi gõ cửa cầu cứu với giới báo chí “(nguyên văn theo lời chị Nguyễn Thị Minh Thủy, vợ cũ của Nguyễn Tất Nhiên) về vấn đề tác quyền. Cũng may, có Chu Tử của báo Sống (và một số báo khác sau đó) đã đứng về phía thi sĩ có thơ bị “cầm nhầm” phát động lại phong trào tác quyền của người làm thơ và đồng thời gây áp lực với giới làm nhạc về vấn đề tác quyền này… Kết quả Phạm Duy đã tìm Nguyễn Tất Nhiên và lên thăm thi sĩ tại nhà ở Biên Hòa để “nói một vài lời phải quấy” theo kiểu “jouer papa” chứ chuyện bồi thường chưa hề được đề cập đến trong lần gặp gỡ này. Cuối cùng gia đình thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên phải kiện Phạm Duy và hãng đĩa Việt Nam ra tòa. Kết quả phe nguyên cáo (gia đình Nguyễn Tất Nhiên) bãi nại và đồng ý nhận một số tiền bồi thường do hãng đĩa Việt Nam và Pham Duy dàn xếp.

Sau hai vụ “cầm nhầm” lớn rồi đưa đến sự nhượng bộ của Phạm Duy này, một bài thơ nổi tiếng khác của thi sĩ Vũ Hữu Định được Phạm Duy phổ thơ mà tôi không (chưa tìm ra!) nghe thấy sự phàn nàn trực tiếp nào của thi sĩ Vũ Hữu Định. Đó là bài “Còn một chút gì để nhớ.” Phạm Duy “ngửi” thấy bài này và phổ nhạc thành bài “Còn chút gì đề nhớ.” (Phạm Duy bỏ mất chữ “một” trong tựa bài) Bài hát này đã nổi tiếng và biến địa danh “Pleiku,” một thị trấn mới xa xôi ở cao nguyên sương mù, thành một nét đậm đáng ghi nhớ trên bản đồ Việt Nam:

Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương

Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên tóc em ướt và mắt em ướt
Da em mềm như mây chiều trong (Phạm Duy sửa là “Nên em…”)

Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng

Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc bên đồi biên giới (Phạm Duy sửa là “trên đồn”)
Còn một chút gì để nhớ để quên
(“Còn một chút gì để nhớ’ - Vũ Hữu Định)

Ngoài ra, còn một bài thơ nổi tiếng khác mà Phạm Duy đã phổ nhạc, (tôi lấy làm lạ là mà không thấy ai “ngửi” được cái mùi “cầm nhầm” lời thơ cố hữu của Phạm Duy?), đó là bài ‘Mùa thu chết” (Nhạc Phạm Duy sáng tác năm 1970 - Thơ G. Apolinaire – Ca sĩ Julie).

"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em!"

Vâng! Tôi xin nói cho rõ là Phạm Duy đã có “chua” là lời thơ của Guillaume Apolinaire:

(nguyên văn)

L'adieu
Guillaume Apollinaire
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

.. Nhưng lời phần lời Việt thì Phạm Duy “tạm xem” như của chính mình(!). Trong khi, trước đó (năm 1969 cho chính xác) Bùi Giáng đã dịch bài “L’Adieu ” như sau:

Lời vĩnh biệt
Bản dịch của Bùi Giáng
(“ Ði vào cõi thơ,” trang 80-82, Ca Dao xuất bản, Sàigon, Việt Nam 1969)

… Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...


“Chuyên dài phổ thơ thành nhạc của Phạm Duy” đang ở chương cuối cùng; bởi lẽ Phạm Duy, vì lý do tuổi tác và sức khỏe, không còn vào buồng tắm tự nhiên thong thả như lúc trai trẻ, đồng thời khứu giác chắc có lẽ cũng hết bén rồi !!!

Diệu Hương
Ở hải ngoại, ca nhạc sĩ “gia đình HO” Diệu Hương bỗng nhiên trở thành một hiện tượng âm nhạc.

Thứ nhất vì nhạc của Diệu Hương nghe “có hồn” mặc dù “lời nhạc” của Diệu Hương có ý nghĩa “mông lung” theo kiểu khó hiểu của tranh lập thể Picasso; và dùng hơi nhiều sáo ngữ (!) Tôi chỉ nghe độ 3-4 bài đầu trong CD “Tình Ca Diệu Hương 1” với chủ đề “Bài tình ca cho em” (phát hành năm 2001) thì tôi đã ghi được một số chữ tạm gọi là “mông lung” như sau:

“ôi xơ xác linh hồn tôi khắc khoải,”
“bóng tối chia phôi,”
“trăm năm như ngàn năm, người cùng đá băn khoăn”

và một lô “sáo ngữ” như :

“trào dâng,”
“pha phôi,”
“đày đọa,”
“xuyến xao,”
“hoang phế,”
“quanh hiu,”
“thét gào,”
“giọt buồn…”

nghe thoáng qua thấy rất quen thuộc như đã nghe ở đâu đó rồi… giống như các từ ngữ đảo lộn ngớ ngẩn của vi-xi : “đảm bảo,” “ triển khai…,”

Thứ nhì, Diệu Hương được xem như là “hàng hiếm” trong ngành viết nhạc (cũng giống như trong ngành đầu bếp, trang điểm…) mà đại đa số “thợ“ giỏi là nam giới.

[align=center]Image[/align]
Về loại chữ “mông lung” và “sáo” này, Trịnh Công Sơn trước đây đã dùng rất nhiều:

“ôi tóc em dài đêm thần thoại,”
“ru em từng ngón xuân nồng,”
“rồi như đá ngây ngô,”
“nắng thủy tinh…”

… được rất nhiều người ưa chuộng và “ cóp-pi” tứ tung. Khi Trịnh Công Sơn dùng những loại chữ “mông lung” như vậy thì chúng hoàn toàn mới lạ với tai người thưởng lãm; chúng được xem như là chữ “gốc ;” bởi vì Trịnh Công Sơn không “cóp-pi” của người khác.

Thật ra, lời nhạc của Trịnh Công Sơn có rất nhiều đoạn thoáng nghe cứ tưởng là “mông lung” nhưng mãi về sau này có những người từng quen biết, gần gũi với Trịnh Công Sơn giải nghĩa thêm cho rõ mới hiểu ra những lời “mông lung” đều có ẩn ý “thật” (real thing) chứ không phải loại “mông lung” vớ vỉn, gượng ép. Thí dụ :

Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những chuyến xe
Còn đây âm vang não nề
Ngày đi đêm tới trăm tiếng mơ hồ.
...
Nhớ một người tình nào cũ,
Khóc lại một đời người quá ê chề.
...
Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những quán không
Bàn in hơi bên ghế ngồi
Ngày đi đêm tới đã vắng bóng ngườị
(“Nghe Những Tàn Phai” - Trịnh Công Sơn)

Tác giả bài “Văn hóa cầm nhầm” này đã có may mắn được nghe Khánh Ly trực tiếp nói (chứ không phải qua sự ghi chép “tam sao thất bản” từ các nguồn trên mạng) là chính Trịnh Công Sơn cho Khánh Ly biết bài “Nghe Những Tàn Phai” Trịnh Công Sơn viết về “tâm sự buồn” của một cô gái làng chơi đã về già, hết thời. Lời nhạc não nùng thật chứ không phải là chuyện “mông lung” vớ vẩn như chúng ta nghĩ...

Hoặc:

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
....
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không haỵ
(“Cát Bụi” - Trịnh Công Sơn)

Bà Đặng Tuyết Mai (vợ ông Nguyễn Cao Cầy) trong một dịp gặp gỡ văn nghệ, đã được Trịnh Công Sơn giải thích và mô tả sự khai sinh và khai tử (ghi lại trong bài hát “Cát bụi”) ở trong các làng xã xa xôi ở miền quê Việt Nam là:

“Khi một đứa bé được sinh ra thì bố mẹ đứa trẻ báo cho làng xã biết. Người ta ghi tên đứa bé vào một cuốn sổ bằng viết mực... thế rồi khi đứa bé lớn lên sau lũy tre xanh, trưởng thành, già... nếu chết đi thì người nhà cũng báo cho làng xã biết; người ta cũng lấy cái bút gạch tên người chết trong cuốn sổ đinh này là xong một đời người.”

Chính vì vậy mà sau khi một cuộc đời được chấm dứt câu “Vết mực nào xóa bỏ không hay” là thật chứ không phải là chuyện “mông lung” như chúng ta vẫn nghĩ...

Hoặc:

... Nhiều đêm thấy ta là thác đổ
Tỉnh ra có khi còn nghe.
(“Ðêm Thấy Ta Là Thác Đổ” - Trịnh Công Sơn)

Xin thưa, ông anh tôi, Bác sĩ Đặng Trần Hào, một người đã tập thiền cỡ “nhiều năm thâm niên công vụ,” tức là thiền mỗi ngày vài giờ trong vài chục năm qua, khi hàn huyên với tôi, Bác sĩ Hào đã phải buột miệng khen Trịnh Công Sơn:

“Trịnh Công Sơn phải là sư tổ môn thiền học mới ‘đạt’ được cái trạng thái ‘thác đổ’ này.”

Vì chính bản thân Bác sĩ Hào, sau vài chục năm thiền, mỗi khi thiền xong, mở mắt ra nghe thấy trong đầu còn có “âm vang như có tiếng thác đổ.”

Thành ra “Nhiều đêm thấy ta là thác đổ” cũng là thật chứ không phải là chuyện “mông lung...”

Tôi e rằng bàn về nhạc Trịnh Công Sơn thêm một tí nữa sẽ lạc đề. Bây giờ tôi xin trở lại sáng tác của Diệu Hương. Từ năm 2001 đến năm 2007, Diệu Hương phát hành liền tù tì một loạt 5 CD “Tình ca Diệu hương 1-2-3-4-5” gồm gần 60 bài hát mà bài nào nghe cũng rất “phê.” Nhưng (lại “nhưng!” Chữ “nhưng” thật tai hại!) đùng một cái, năm 2007 bắt đầu đã có tiếng “xì xèo” là Diệu Hương “đạo nhạc.”

Bài nhạc rất tiêu biểu (a signature song) được ưa chuộng của Diệu Hương là bài “Vì đó là em” (2001) có lời rất tha thiết, thành khẩn như sau:

“Không cần biết em từ đâu.
Không cần biết em ngày sau...
Yêu em khi chỉ biết đó là em... “

Bây giờ nghe lời nhạc mà nhóm Backstreet Boys hát trong bài “As long as you love me” (1997)

I don't know who you are,
I don't care where you come from.
As long as you love me...

Sao thấy nó giống nhau chi lạ: cũng tha thiết và thành khẩn không sai tí ti ông cụ nào? Tư tưởng lớn luôn luôn gặp nhau là vậy?!

Về giai điệu (melody) thì có nhiều người đã quả quyết 100% là bài “Tình vọng” do Diệu Hương viết năm 2004 (Tuấn ngọc hát) nghe y chang như bài nhạc “Caruso” rất nổi tiếng của nhạc sĩ Ý-đại-lợi Lucio Dalla sáng tác năm 1986 (ca sĩ Lara Fabian hát). Quí vị nên tìm nghe cả hai bài (đề nghị dùng “Google search”) để thấy tại sao có người dám “quả quyết là giống 100%” như vậy.

Một số đọc giả của các diễn đàn Việt ngữ còn cho biết thêm là đã “khám phá” ra các bài nổi tiếng khác của Diệu Hương liệt kê sau đây đều có “đạo” không ít thì nhiều về nhạc (melody) hay lời (lyrics). Xin quí vị tìm xem và nghe lại để tự tìm hiểu và tự thẩm định:
- “Bài tình ca của em” sao giống y chang bài “Đêm cô đơn” của Ngoc Trọng.
- “Lặng nhìn ta thôi” giống bài “Lời gọi thiên thu” của Trịnh Công Sơn.
- “Như một lần nhớ tiếc” giống bài “Hoa sữa” của Hồng Đăng.

Ôi Diệu Hương ơi! “Mình ơi!” Có phải Diệu Hương là “hàng hiếm” “made in China!” tìm thấy từ “Wal-mart…”

Bảo chấn
Việt Nam (sau 1975) không có luật bảo vệ tác quyền (copy rights) cho nên “sự cố” “tình nghi” “cầm nhầm” “lan tỏa” rộng lớn trong mọi ngành sản xuất và sáng tác.

Riêng ngành sáng tác nhạc được các tay “nhạc sĩ” phần lớn là giới trẻ “cầm nhầm,” “cóp-pi,” “chôm…” tứ tung thiên địa từ nhạc “gốc” phần lớn từ nhạc Anh, Trung Hoa, Đại hàn, Nhật… Một khi bị giác hay có người tri hô lên là “cầm nhầm” thì cứ 10 ông nhạc sĩ trẻ có đủ 10 ông la làng theo cùng một bài ca (họ lại “cóp-pi” lẫn nhau ở phần trả lời báo chí mới óai oăm!) là:
“giai điệu giống nhau là chuyện bình thường,”
“quá sốc,”
“bị áp đặt,”
“không có cơ sở…”

Các trang mạng của Việt Nam trong ngày 19 tháng 1 năm 2005 đã liệt kê có ít nhất 70 ca khúc ở trong nước “bị tình nghi” là “đạo nhạc” từ “nhạc ngoại quốc.” Các “nhạc sĩ” ở thể loại này gồm cả những tên tuổi đương thời đang “ăn khách” ở Việt Nam như: Bảo Chấn, Phương Uyên, Quốc Bảo, Quang Huy, Lê Quang, Võ Thiện Thanh…

Trong khuôn khổ giới hạn của bài nhận định này, tôi xin nói qua về một nhạc sĩ điển hình có tên tuổi trong đám thợ “cầm nhầm” này. Đó là nhạc sĩ Bảo Chấn.

Bảo Chấn đã “sáng tác” bài nhạc thơ mộng “Tình thôi xót xa” khi nào?

Năm 1997, bài “Tình thôi xót xa” được ca sĩ Lam Trường và Hồng Nhung hát… bỗng dưng bài hát này rất được ưa chuộng và cả bài hát lẫn nhạc sĩ đều nổi tiếng… Nhưng cũng ngay sau đó thiên hạ bắt đầu bàn tán rùm lên là Bảo Chấn “cóp-pi” nhạc (melody) từ bài “Frontier” của nữ nhạc công Piano và nhạc sĩ người Nhật đã nổi tiếng quốc tế tên Keiko Matsui (tác giả của gần 20 albums nhạc Jazz). Bài “Frontier” là một bản nhạc hòa tấu nằm trong album “Chery blossom” của Cô phát hành năm 1992. Liền ngay sao đó, Bảo Chấn đã đưa ra lời giải thích với giới truyền thông báo chí trong nước rất ngon lành, nghe qua thấy rất “hợp tình hợp lý” như sau:

“Tôi cam đoan là không có chuyện ‘mượn’ giai điệu của nhạc Nhật (cho bài “Tình thôi xót xa”). Trong âm nhạc, sáng tác dựa theo ‘cảm xúc,’ và sự trùng hợp là chuyện rất bình thường. Tôi sáng tác bài ‘Tình thôi xót xa’ từ thập niên 80 dành cho bộ phim ‘Nước mắt học trò’ của đạo diễn Lý Hùynh… Tôi không dám nghĩ là phía Nhật ‘lấy’ giai điệu của tôi (!); nhưng tôi khẳng định là không hề có chuyện tôi lấy giai điệu từ họ (ám chỉ nhạc của Keiko Matsui).”

Lời giải thích thật hào sảng, oai hùng (có cả ngụ ý: “biết đâu Nhật đã ‘cóp-pi’ từ nhạc Việt!!!” Nếu lời biện minh của Bảo Chấn đúng thì thật vẻ vang cho nền âm nhạc Việt Nam…) Nhưng (lại chữ “nhưng” thật tai hại!) khi những người quan tâm nhìn kỹ vào các cuốn phim của Lý Huỳnh mà Bảo Chấn (và em là Bảo Phúc) viết nhạc nền như “Nước mắt học trò,” “Cơn lốc cuộc đời…” từ năm 1991 đến bây giờ thì chẳng thấy tăm hơi bài “Tình thôi xót xa” ở đâu cả??? Tìm kỹ càng hơn một tí nữa loanh quanh đâu đấy thì thấy bài “Tình thôi xót xa” được trình bày lần đầu tiên trong phim “Truy nã tội phạm quốc tế” của hãng phim Phương Đông (hợp tác với Đài loan) sản xuất không phải năm 1991; mà là năm 1997 (cũng là năm mà Lam Trường và Hồng Nhung hát bài này). Sau các phát giác cụ thể dựa trên các mốc thời gian này thì Bảo Chấn “khai bịnh” vào nhà thương nằm “nghỉ” một thời gian vì “gặp phải năm hạn!” Thật xui xẻo cho nhạc sĩ trẻ tài hoa muốn nổi tiếng nhanh chóng trên công sức của người khác!!! Người gian lâu lâu mắc nạn vậy mà có gì mà to chuyện!!!

Đám “hót sĩ” trong nước như Đàm Vĩnh Hưng, Quang Linh, Đan Trường… cũng cùng nhau “vô tư” “rinh” nhạc Việt do “ngụy” sáng tác từ hải ngoại đem về nước rồi tự tiện đổi tên tựa bài hát, hoặc cả tên tác giả rồi thản nhiên cho vào các “albums” của họ… Chỉ có “nghệ nhân” của “đỉnh cao trí tuệ” mới có “khả năng” “làm việc” như vậy… Đảng và nhà nước ta đã đề xuất phương châm: “Nhà ngụy ta ở! Vợ ngụy ta lấy...” thì bây giờ “nhạc ngụy ta cũng lấy nốt ” thì có tội vạ gì??? Không chừng còn được đảng và nhà nước ta ban cho huân chương “nghệ sĩ nhân dân,” “nghệ sĩ ưu tú.” Các nhạc sĩ “phản động” ở hải ngoại chỉ có nước thở dài. Chuyện kiện cáo các “hót sĩ” này có khác gì kiện củ khoai vì “nhà nước ta” không có luật “tác quyền” để bảo vệ tài sản trí tuệ của chính người của “cách mạng;” nói chi đến chuyện diệu vợi bảo vệ tài sản trí tuệ của đám “ngụy sĩ.…”

2- Cầm nhầm Văn chương / bài Khảo cứu
Đứng đầu danh sách đạo văn có tính cách lịch sử toàn cầu là Hồ Chí Minh. “Bác” Hồ Chí Minh, lãnh đạo “kiệt xuất” của XHCNVN, đã phát minh ra kỹ thuật “Cắt và Dán” (Cut & Paste) từ năm 1945 (tức là gần 50 năm trước khi bác “biu gết” làm ra Window 95). “Chính sử của đảng cộng sản và nhà nươc XHCN Việt Nam” đã khẳng định là “Bác Hồ” đã “tự ý soạn thảo” ra và đọc “Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” trên lễ đài sáng 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội như sau:

“Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…" (Trích “Hồ Chí Minh toàn tập”)

Trong khi bản “Tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ” công bố năm 1776 đã được viết là:

“All the peoples on the earth are equal from birth, all the peoples have a right to live, to be happy and free.”

(Declaration of Independence of the United States of America 1776)

Những ai biết đọc và viết Anh ngữ thì thấy 2 câu Việt ngữ và Anh ngữ, nếu đem để sát bên nhau, không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên… mà là một sự sao chép tinh vi của “đỉnh cao trí tuệ.”

Về vấn đề đạo thơ, Bác Hồ đã “cắt” 5 câu thơ khác nhau của 5 thi hào nổi tiếng thành và “dán” lại thành ra bài thơ “hay nhất thế kỷ” của “Bác:” Bài thơ “Nguyên Tiêu.” (Xin mời đọc thêm chi tiết “cắt và dán” này qua bài “Đọc bài thơ Nguyên Tiêu của HCM” – bằng Unicode 8 - cũng do TVG viết
trong website sau đây: http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name= News&file=print&sid=3454

Giáo sư Lê hữu Mục còn biên khảo thành cả một cuốn sách dầy tựa đề: “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký” để chứng minh rằng:

“Hồ Chí Minh chỉ là kẻ đạo văn, mượn đầu heo nấu cháo, ăn cắp nguyên con một cách lố bịch và trơ trẽn tập ‘Ngục Trung Nhật Ký’ của một người bạn tù người tầu rồi để tên mình là tác giả…”

3- Cầm nhầm Tên tuổi
“Cầm nhầm Tên tuổi” đôi khi còn được gọi nôm na là “thấy người sang bắt quàng làm họ.” Những con cá kèo, những “small fries,” vô danh nhưng nhiều thủ đoạn muốn “nổi” cho mau thường dùng kiểu “cầm nhầm” này: đi đường tắt bằng cách mượn một tên tuổi lớn có sẵn để quá giang cho tới bến cho mau chóng.

Nguyễn Ái Quốc: Đầu tiên, tên gọi “Nguyễn Ái Quốc,” theo chính sử của đảng Cộng sản và nhà nước XHCN Việt Nam, vẫn được xem là tên riêng của một mình Nguyễn Tất Thành (sau đó đổi tên nhiều lần trở thành Hồ Chí Minh). Bản “Yêu sách của người An Nam,” viết bằng tiếng Pháp với tựa đề “Revendications du peuple annamite,” xưa nay vẫn được xem là công của một mình Hồ Chí Minh gửi lên Hội Nghị Versailles. Nhưng sử gia Sophie Judge-Quinn quả quyết “Yêu sách của người An Nam” năm 1919 ký tên “Nguyễn Ái Quốc” là của một mình Phan Văn Trường vì lúc đó Nguyễn Tất Thành không thể có đủ trình độ viết và nói tiếng Pháp thông thạo như Phan Van Trường (Luật sư).

Một trong những người đầu tiên xác định bút hiệu “Nguyễn Ái Quốc” là của chung nhiều người là sử gia Pháp Daniel Hémery, trong “Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam,” xuất bản năm 1990. Đồng thời sử gia Nguyên Thế Anh trong “L'intinéraire politique de Hô Chi Minh” đã ghi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường cũng đứng tên “Nguyễn Ái Quốc” (Nguyên Thế Anh không có liệt kê tên ông Nguyễn Thế Truyền). Nhưng theo sử gia Daniel Hémery, những người đã dùng bút hiệu “Nguyễn Ái Quốc” gồm có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Trong số 4 người dùng tên Nguyễn Ái Quốc chỉ có Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh) là học hành kém cỏi nhất - chưa học xong bậc tiểu học - còn 3 người còn lại của nhóm đều là khoa bảng lớn (Phan Văn Trường là Luật sư, Phan Chu Trinh là Phó Bảng, Nguyễn Thế Truyền có 2 bằng kỹ sư Hóa học và cử nhân Triết).

Mặc dù kém học, tài hèn nhưng vì có sẵn thủ đoạn, thấy tên Nguyễn Ái Quốc có vẻ “ăn khách” cho nên Nguyễn Tất Thành giữ luôn làm của riêng cho mình; dùng nó để làm bàn đạp thăng tiến sự nghiệp “cách mạng...”

Vũ Trọng Phụng: Dân mít ta học đến bực trung học thì có ai mà không biết tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng, tác gỉa của những truyên xã hội nổi tiếng như Giông tố, Số đỏ, Cơm thầy cơm cô…

Gần đây có một nhân vật xuất hiện trên môt chương trình phỏng vấn của đài truyền hình Việt Nam SBTN ở Nam Califirnia tự xưng là Đại tá biệt kích (?) Vũ Trọng Khanh, biệt hiệu là Vũ Lăng (?) tốt nghiệp khóa 4 võ bị Đà lạt (?) là con trai của Vũ Trọng Phụng (?) Me xừ Vũ Trọng Khanh còn khai tới luôn là mẹ ông là em gái của Luật sư Trần Văn Tuyên… Ối chà chà! Sao chẳng có ai hay biết về ông Đại tá biệt kích này. Thật là một thiếu sót lớn!!!

Nhà văn Hoàng Hải Thủy cho biết chính ông và các bạn văn khác đều biết là Vũ Trong Phụng chỉ có một người con gái thôi, không có con trai. Năm 1975 đã có một người cả gan tự nhận là Vũ Trọng Khanh, con trai của Vũ Trọng Phụng đến gặp ông tại Sài gòn qua sự giới thiệu của một bạn văn của Hoàng Hải Thủy tên Phù Hư. Hoàng Hải Thủy lần đầu tiên (1975) nghe tên “Vũ Trọng Khanh” đã nghi ngờ rồi. Tháng 3 năm 2008 nhìn hình ảnh của ông “Vũ Trọng Khanh” trên màn ảnh Truyền hình SBTN thì Hòang Hải Thủy thấy ông này không phải là ông “Vũ Trọng Khanh” ông gặp năm 1975 (?)

Đồng thời, Luật sư Trần Từ Huyền, trưởng nam của luật sư Trần Văn Tuyên phải gởi cậy đăng trên nhiều báo chí Việt ngữ một “thư ngỏ” là gia đình ông không hề biết ông Vũ Trọng Khanh này; cũng như gia phả nhà ông không có dấu vết gì của me xừ Vũ Trọng Khanh. Đại tá Vũ Lăng quăng xứng đáng được nhận một bằng tưởng lục “Có cố gắng!!!”

Hu-ke Đặng Văn Củ Ấu: Cách đây khoảng 3 tuần lễ, có me xừ Hu-Ke Đặng Văn Củ Ấu (?) nào đó tôi không rõ (xin quí vị niệm tình tha lỗi cho bệnh lãng trí cấp tính của tôi) đã cho phổ biến rộng rãi trên mạng một lá thư cá nhân loại củ ấu trên các điễn đàn Việt ngữ nhằm mục đích “giải độc” cho “kép độc” Nguyễn cao cầy. Tôi xin trích nguyên văn 5-6 giòng đầu tiên của lá thư củ ấu như sau:

“Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 2 năm 2010

Thưa anh Nguyễn Ngọc Linh,

Lâu lắm mới nhận được email của anh. Hôm Giáng sinh vừa qua, tôi gửi email báo tin cho anh Bùi Diễm, anh Tôn Thất Thiện và anh hay rằng anh tôi – anh Đặng văn Châu – đã qua đời mà không thấy anh hồi đáp thì tôi nghĩ rằng anh có điều gì buồn phiền tôi…”

Mới đọc 3 giòng đầu của lá thơ thôi, bác củ ấu nhà ta đã quàng vào sơ sơ một lúc 3 cái tên lớn của Chính phủ VNCH: Nguyễn Ngọc Linh cựu Giám đốc Việt tấn xã, Bùi Diễm cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa kỳ, Bác sĩ Tôn Thất Thiện cựu Tổng Truởng thông tin… để đọc hù dọa độc giả… 3 người này chỉ là người trong nhà của củ ấu… đấy nhá! Mãi bây giờ bàng dân thiên hạ mới biết kích thước củ ấu nhà ta to cỡ nào? Oai thật!

Củ ấu còn khoe là chỉ có một mình củ ấu là biết là quen lớn với kép độc Nguyễn cao cầy; vì vậy chỉ có củ ấu mới biết được Hoàng gia Mã lai (?) đã phong cho Nguyễn cao cầy chức cà “Tủn.” Để làm bằng chứng cho cái danh vị cà “tủn” oai nghi này, bác củ ấu còn trưng một tấm ành của Nguyễn cao cầy trong sắc phục oai phong như một anh bồi khiêng hành lý ở khách sạn (bell boy). Danh giá thiệt!!! Đúng là cà tủn!!!

Tả pín lù
Bây giờ đang có một phong trào rất rầm rộ “nhận vơ” là họ hàng, con rơi, người tình… loại “cầm nhầm” các tên tuổi của các nhân vật nổi tiếng hoặc hòang gia, quí tộc…

Diêu Hương đã nhiều lần tuyên bố trong các buổi tiệc: Diệu Hương là “người yêu” duy nhất của Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn không lấy được Diệu Hương thì nhất định không lấy ai (?) Có người trong “circle” của Trịnh Công Sơn đã khai là Trịnh Công Sơn liệt… thì có lỡ yêu và lỡ lấy phải Diệu Hương cũng chỉ “rồi như đá ngây ngô” thôi chứ vinh quang gì mà vội hô hoán lên cho thiên hạ sợ???

Môt thi sĩ tài hoa Bùi HT nào đó gốc gác ở Đà lạt đã tự loan tin thi sĩ là “con rơi” của thi sĩ Bùi Giáng (?) “Con rơi” thì có gì vẻ vang danh giá đâu mà cũng cố gắng bắt quàng làm họ… Ngoài ra Bùi Giáng nghe đâu cũng liệt… như Trịnh Công Sơn thì lấy đâu mà nặn ra con rơi??? Give us a break!!!

Tôi có môt anh bạn tên Tôn Thất H. Thỉnh thoảng anh H. cũng nói nửa đùa nửa thật rằng anh là một hoàng thân của hoàng gia họ Nguyễn. Tình cờ tôi thấy trên giấy tờ là anh H. sinh quán ở Quảng Ngãi. Tôi hỏi đùa chọc quê anh H. là:
“Tại sao mày là giòng họ hoàng tộc mà lại sinh ở Quảng Ngãi?”
Anh bạn Tôn Thất H. trả lời là:
“Có gì mà ồn ào? Tại vì Vua đến thăm và ngủ lại ở Quảng ngãi chỉ có một đêm thôi à!”
Chỉ có một đêm thôi thì cũng chẳng nên “ cầm nhầm” làm gì.
Có cố gắng !!!

Trần Văn Giang (03/03/2010)

BÁC HỒ ĐẠO THƠ


Hồ Chí Minh: Kẻ trộm thơ

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Hồ Chí Minh (HCM) được chế độ cộng sản (CS) xem là một nhà thơ lớn. Các giáo sư, các nhà nghiên cứu văn học CS thi nhau bốc thơm. Trong các kỳ thi trung học dưới mái trường CS, thơ HCM thường được đưa ra làm đề tài cho các em học sinh bình giải.
Theo viện Văn học Hà Nội, thi phẩm vĩ đại nhất của HCM là quyển Ngục trung nhật ký viết bằng chữ Hán, xuất bản tại Hà Nội năm 1960, gồm 132 bài thơ, đại đa số là tứ tuyệt (thơ 4 câu 7 chữ). Viện nầy cho biết HCM “đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943” (1). Ngục trung nhật ký đã được dịch qua chữ Việt, phát hành hàng trăm ngàn bản ở trong nước và cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở hải ngoại.
Nhà nghiên cứu Lê Hữu Mục, nguyên là giáo sư văn chương Việt Nam tại Đại học Văn khoa Huế và Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau năm 1975 định cư tại Montreal, Canada, đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng tập thơ nầy và chứng minh rằng đa số các bài thơ trong Ngục trung nhật ký do một người Trung Hoa tên là “Già Lý” sáng tác, và chỉ có khoảng trên dưới 10 bài tứ tuyệt là của HCM. (2) 
Giáo sư Lê Hữu Mục đã phân tách tỉ mỉ tác phẩm nầy và đưa ra nhận xét như sau: "Phần phân tích ở trên chứng thực già Lý là chủ nhân của những bài thơ xây dựng theo kĩ thuật thơ Đường; những bài thơ nầy chiếm hết ba phần tư tác phẩm. Phần còn lại có thể coi là của Hồ Chí Minh. Tôi chỉ nói là có thể vì tôi không khẳng định được rõ ràng bài thơ nào đích thực là của Hồ Chí Minh, bài thơ nào thuộc về các tác giả khác." (3) 
Chỉ cần nhìn sơ qua hình bìa nguyên bản quyển Ngục trung nhật ký cũng đã thấy mâu thuẫn ngay từ đầu. Tấm bìa nguyên thủy của sách nầy ghi rõ ngày, tháng và năm sáng tác là 29-8-1932 / 10-9-1933, trong khi Viện Văn học cho rằng HCM sáng tác tập thơ nầy trong hai năm 19421943.
Ngoài những nghiên cứu của giáo sư Lê Hữu Mục, còn có những phát hiện khá thú vị khác về tài cóp thơ hoặc là trộm thơ của người khác của HCM. Ví dụ trong tuyển tập Quốc Học, trường tôi do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành tại Huế năm 1996, có đăng bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của HCM.
Tuyển tập nầy chú giải rằng bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” là của HCM gởi cho Võ Nguyên Giáp năm 1954, và "mới được phát hiện". Giáo sư Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ, trong bài "Ai là tác giả bài Tầm hữu vị ngộ?" (4), cho rằng nếu bài thơ nầy của một lãnh tụ (HCM) tặng cho một viên tướng (Võ Nguyên Giáp), được sáng tác năm 1954, cả hai đang cầm quyền và cầm quân, mà sao đến năm 1990 mới được phát hiện? Hai người nầy đều là những nhân vật quan trọng đầu não của chế độ CS, mà sao bài thơ có thể thất lạc một thời gian dài (1954-1990)? Giáo sư Tuệ Quang đi sâu vào chi tiết bài thơ và nhận xét: "Tóm lại, bài thơ "Tầm hữu vị ngộ", xét về hình thức lẫn nội dung, không phù hợp với thi cách và khuynh hướng của ông Hồ".
Hai câu chuyện trên đây còn đang được tranh cãi, nhưng qua đến câu chuyện bài thơ dưới đây thì có lẽ khó cãi. Số là trong sách Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, (5), đăng bản phiên âm bài thơ bằng chữ Hán của HCM gởi cho trung tướng Trần Canh (sau lên đại tướng). Bài thơ nầy còn được in trong sách Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (6). Nguyên văn bản phiên âm bài thơ như sau:
Tặng Trần Canh Đồng Chí
Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.
Bản dịch nghĩa của sách nầy:
Tặng Đồng Chí Trần Canh
Rượu ngọt “sâm banh” trong chén ngọc dạ quang
Sắp uống, tỳ bà trên ngựa đã giục giã
Say sưa nằm lăn nơi sa trường, anh đừng cười nhé!
Chớ để một tên địch nào trở về.
(Theo đúng nguyên văn trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 tr. 101.)
Hồ Chí Minh và Trần Canh
Trần Canh (Chen Geng) lúc đó là một viên trung tướng thân cận của Mao Trạch Đông, đang là ủy viên dự khuyết ban Chấp hành Trung ương đảng CSTQ, tư lệnh quân khu Vân Nam kiêm chính ủy binh đoàn số 4, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam. Hồ Chí Minh trực tiếp xin Mao Trạch Đông gởi Trần Canh qua làm cố vấn quân sự cho Việt Minh (VM).
Theo lệnh Mao Trạch Đông, Trần Canh đến Thái Nguyên gặp HCM vào cuối tháng 7-1950. Trong chiến dịch biên giới, Võ Nguyên Giáp dự tính tấn công Cao Bằng, nhưng Trần Canh chủ trương đánh Đông Khê. Theo Trần Canh, địa thế Cao Bằng hiểm trở, công sự phòng thủ kiên cố và quân Pháp ở đây đông, nên khó tấn công. Trong khi đó, Đông Khê tuy nhỏ, nhưng giữ một vị trí chiến lược quan trọng trên phòng tuyến giữa Cao Bằng và Lạng Sơn; quân Pháp ở đây ít, dễ tấn công hơn. Cuối cùng, VM vâng theo ý kiến của Trần Canh.
Ngày 16-9-1950, VM dùng chiến thuật biển người theo kiểu Trung Cộng, tung khoảng 10,000 quân tấn công Đông Khê, một cứ điểm nhỏ do 260 quân Pháp trấn giữ. Đông Khê ở phía đông nam Cao Bằng, phía bắc Thất Khê. (Thất Khê ở phía tây bắc Lạng Sơn). Sau ba đêm và hai ngày kịch chiến (16 đến 18-9-1950), VM chiếm Đông Khê.
Trận Đông Khê là trận thắng đầu tiên của VM, cô lập Cao Bằng và cắt đứt tỉnh lộ số 4, nối Cao Bằng với Lạng Sơn. Sau trận nầy, Trần Canh còn cố vấn cho Võ Nguyên Giáp thi hành kế hoạch “công đồn đả viện”, chận đánh riêng biệt hai cánh quân do hai trung tá Pháp chỉ huy. Cánh quân của trung tá Marcel Lepage rời Thất Khê tiến lên Đông Khê, bị VM phục kích ở Cốc Xá (nam Đồng Khê) ngày 8-10-1950. Trong khi đó, đơn vị của trung tá Pierre Charton rút khỏi Cao Bằng ngày 3-10-1950, cũng bị VM phục kích ngày 10-10-1950 tại đồi 477, tây nam Đông Khê.
Trong hai trận nầy, số quân Pháp vừa tử trận, vừa bị bắt làm tù binh lên đến 4,000 binh sĩ, 354 hạ sĩ quan và 98 sĩ quan, trong đó có hai sĩ quan cấp trung tá. Đây là trận thất bại nặng nề đầu tiên của Pháp kể từ khi chiến tranh bắt đầu năm 1946. Ngoài số thương vong và thất thoát võ khí trên đất, lần đầu tiên 15 chiến đấu cơ của Pháp bị súng cao xạ của VM do Trung Cộng viện trợ, bắn hạ. Ngược lại, hai cuộc phục kích nầy là chiến thắng lớn lao nhất của VM từ năm 1946, hoàn toàn do quyết định của tướng TC.
Theo ghi chú dưới bài thơ HCM tặng Trần Canh trong sách Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr. 101, thì HCM gởi bài thơ nầy cho Trần Canh trước ngày 9-10-1950, nghĩa là HCM chúc mừng Trần Canh sau trận thắng Đông Khê ngày 18-9-1950, nhưng trước hai trận VM phục kích ở phía nam Đông Khê tháng 10-1950.
Đọc bài thơ nầy, ai cũng cảm thấy phảng phát âm hưởng bài thơ rất nổi tiếng của Vương Hàn đời Đường bên Trung Hoa là bài “Lương Châu từ”, được phiên âm như sau:
Lương Châu Từ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Trần Trọng San dịch:
Bài Hát Lương Châu
Rượu bồ đào, chén dạ quang
Muốn say, đàn đã rền vang giục rồi
Sa trường say ngủ ai cười
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu?
So sánh hai bài thơ tứ tuyệt “Tặng đồng chí Trần Canh” của HCM và “Bài hát Lương Châu” của Vương Hàn, cách nhau cả hơn một ngàn năm, mỗi bài thơ chỉ có 28 chữ, mà hai bài thơ chỉ khác nhau có bảy chữ. Đó là hai chữ đầu bài thơ (“bồ đào” thay bằng “hương tân” tức rượu champagne; và năm chữ câu cuối). Còn hai câu giữa hoàn toàn giống nhau, nghĩa là hết ba phần tư (3/4) bài thơ nguyên là của bài “Lương Châu từ” của Vương Hàn.
Câu kết bài thơ HCM tặng Trần Canh trong tổng thể cả bốn câu của bài thơ, thật là vô duyên và lại lạc đề, vì ý nghĩa câu nầy chẳng ăn nhập gì đến ý nghĩa ba câu trên của bài thơ. Ba câu trên đang nói chuyện uống rượu trong một cái chén dạ quang sang trọng, phải vội vàng ra đi theo tiếng nhạc xuất quân, dù có say sưa ngoài chiến trường thi xin mọi người đừng cười... Bài thơ đang đến hồi sảng khoái, hào hùng thì HCM lại kết luận trật chìa một cách vô duyên, chẳng có hồn thơ, làm mất hứng thơ: “Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi”. (Chớ để một tên địch nào trở về). Đang nói chuyện xin đừng cười kẻ lỡ say ngoài chiến trường sao mà “chớ để một tên địch nào trở về”, thì thật là lãng nhách.
Trong khi đó, câu kết của Vương Hàn “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Từ xưa chinh chiến mấy người về), vừa hào hùng phù hợp với ý tưởng ba câu thơ trên, vừa là tâm trạng của những chiến binh xông pha trận mạc, biết rằng chiến tranh có những rủi ro không sao đoán trước được, nên từ xưa đến nay, những người ra đi xông pha chiến trận, thì mấy người trở về? Vì vậy mới xin đừng cười kẻ lỡ say trên đường ra trận. Lời thơ trong câu kết của Vương Hàn vang lên như là một điệu nhạc vừa hùng tráng và cũng vừa bi ai. (Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.)
Trừ trường hợp Trần Canh là người dốt nát, không biết đọc chữ thì Trần Canh mới không phát hiện được HCM chép lại thơ Vương Hàn. Tuy nhiên, Trần Canh là người đã từng đủ điều kiện để theo học khóa 1 trường võ bị Hoàng Phố (Quảng Châu) tháng 5-1924, nổi tiếng học giỏi và được mệnh danh là một trong ba nhân tài của Hoàng Phố (Hoàng Phố tam kiệt), đã từng là hiệu trưởng trường Lục quân Bành Dương, đã lên tới cấp trung tướng, đang giữ chức tư lệnh quân khu Vân Nam kiêm chính ủy binh đoàn số 4, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam. Chắc chắn Trần Canh có một trình độ học vấn căn bản và vốn là một quân nhân, Trần Canh phải biết bài thơ trứ danh về chiến tranh của Vương Hàn, nhất là hai câu chót: “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu / Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, hầu như là hai câu nằm lòng của giới nhà binh. Nay HCM lại “múa rìu qua mắt thợ”, lấy nguyên văn hai câu thơ của Vương Hàn làm quà tặng cho đồng hương con cháu của Vương Hàn. Trần Canh nghĩ sao về việc nầy?
Phải chăng đây là thơ “tập cổ” theo lối người xưa? Nếu tập cổ thì mượn một câu chứ không mượn 3/4 bài, và ít nhất khi in lại cũng ghi là thơ tập cổ từ thơ của ai? Hay đây là lối đánh lận con đen trí trá cố hửu của HCM? Nếu ai biết thì chối là thơ tập cổ, nếu ai không biết thì khoe là thơ của HCM và đăng vào sách, lưu truyền về sau. Ngày nay, chỉ cần chép nguyên văn một câu của người khác mà không đề xuất xứ, thì bị ghép vào tội đạo văn, ăn cắp thơ. Trong bài thơ nầy, HCM ăn cắp những ba phần tư (3/4) bài thơ của Vương Hàn.
Đúng là HCM, chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức nhà nước cộng sản Bắc Việt Nam, xứng đáng là chủ tịch trộm thơ liều lĩnh. Thế mà đảng CSVN luôn luôn kêu gọi học tập đạo đức HCM tức là học luôn cách trộm thơ hay trộm công trình sáng tác của người khác. Có thể do nhờ học tập đạo đức kiểu đó nên viên hiệu phó Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã đạo văn luận án tiến sĩ của người khác. Chỉ khác một điều là vào đầu năm nay (2014) có người tố cáo viên hiệu phó ăn cắp sở hữu trí tuệ của người khác, mà chẳng ai chịu tố cáo HCM đã trộm thơ của người khác. Nếu viên hiệu phó Đại Học Bách Khoa Hà Nội công khai thừa nhận đã trộm luận văn của người khác vì đã học theo gương đạo đức HCM, thì hy vọng có thể khỏi bị truy tố.
Chẳng những trộm thơ, mà HCM còn trộm tư tưởng của người khác. Ví dụ rõ nét nhất còn được các trường học ở Việt Nam hiện nay truyền tụng như là tư tưởng HCM, là câu mà HCM đã phát biểu trong cuộc học tập chính trị khoảng hơn 3,000 giáo viên ngày 13-9-1958 tại Hà Nội: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.” (7).  Câu nầy, HCM ăn cắp nguyên ý của Quản Trọng, tể tướng ngước Tề thời Xuân Thu (722-479 trước CN). Quản Trọng nói: Nhất niên chi kế mạc ư thụ cốc; thập niên chi kế mạc ư thụ mộc; bách niên chi kế mạc ư thụ nhân.” (Kế một năm trồng lúa; kế mười năm trồng cây; kế trăm năm trồng người.) Nếu kể chuyện HCM đạo văn thì còn nhiều chuyện nữa, kể cả bản Tuyên ngôn ngày 2-9-1945 của HCM...
Lãnh tụ số một của CSVN còn như thế, thì trách chi hiệu phó Đại Học Bách Khoa Hà Nội trộm luận án và trách chi nền văn hóa giáo dục CSVN suy sụp và xuống cấp.
Toronto, 26-11-2014
______________________________________
Chú thích:
(1) Lê Hữu Mục trích dẫn, Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Toronto: Văn Bút Hải Ngoại, 1990, tt. 12-13.)
(2) Lê Hữu Mục, sđd. tr. 112. ("Ông già họ Lý" là người bị giam chung với HCM vào đầu thập niên 30 tại khám lớn Victoria ở Hồng Kông.)
(3) Lê Hữu Mục, sđd. tr. 94.
(4) Tạp chí Hương Văn, California, số 5, tháng 2-1999, tt. 91-96.
(5) Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội in lần thứ hai, năm 2000, trang 101.
(6) Hà Nội: Nxb. Văn Học, 1990, tt. 39-40.
(7) Báo Nhân Dân ngày 14-9-1958.

 CÓ ÍT NHẤT 4 THI HÀO ĐÃ ĂN CẮP THƠ CỦA BÁC HỒ CHÍ MINH !
https://www.facebook.com/TeoNguKhin/posts/10208354546286543

·
1) Trương Kế (712 - 779):
Là một nhà thơ Trung Quốc. Sinh tại Tương Châu, tỉnh Hồ Bắc (nay là Tương Dương) vào
thời nhà Đường.
Trương Kế có kiến thức rộng, đỗ tiến sĩ năm thứ 12 niên hiệu Thiên Bảo (753) và có làm
chức quan nhỏ có tên Tự bộ viên ngoại lang.
Trương Kế là tác giả bài "Phong Kiều dạ bạc" nổi tiếng:
PHONG KIỀU DẠ BẠC
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
[nguồn: http://www.thivien.net//Phong-…/poem-YJ1m_uGYnaxfjMJeLFnbMA].
2) Trương Chí Hòa:
Sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8. Có tên tự là Tử Đồng, người huyện Kim Hoa, tỉnh
Triết Giang, Trung Quốc.
Thời vua Đường Trúc Tông (756-762), Trương Chí Hòa làm chức quan: Tả kim ngô vệ lục
sự tham quân.
Trương Chí Hòa là tác giả các bài "Ngu ca tử kỳ" nổi tiếng, trong đó có bài 'Ngu ca tử kỷ
5':
NGƯ CA TỬ KỶ 5
Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên
Ba Lăng ngư phủ trạo ca liên
Điếu xa tử,
Quyết đầu thuyền,
Lạc tại phong ba bất dụng tiên.


Ngư ca tử kỳ 5

Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,
Ba Lăng ngư phủ trạo ca liên.
Điếu xa tử,
Quyết đầu thuyền,
Lạc tại phong ba bất dụng tiên.


 [nguồn: http://www.thivien.net//Ng%C6%…/poem-2ksoENII5Qy4fGi_PtfYvQ].
1

3) Triệu Hỗ (810 - 856):
Tên tự là Thừa Hựu, sinh quán ở huyện Sơn Dương, thuộc Sơn Ðông, Trung Quốc.
Năm 32 tuổi, Triệu Hỗ đậu tiến sĩ dưới triều vua Ðường Vũ Tông.
Triệu Hỗ là tác giả bài thơ "Giang lâu thư hoài":
GIANG LÂU THƯ HOÀI
Ðộc thướng giang lâu tứ tiễu nhiên
Nguyệt quang như thuỷ, thuỷ như thiên
Ðồng lai ngoạn nguyệt nhân hà tại,
Phong cảnh y hi tự khứ niên.
[nguồn: http://www.thivien.net//Giang-…/poem-D4b1EPJfVrED0zDaSs-MUg].
4) Cao Bá Quát (1809 - 1855):
Là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, Cao Bá Quát
được người đương thời ghép với danh sĩ Nguyễn Siêu thành cặp bài trùng nổi tiếng văn
hay chữ tốt.
Cao Bá Quát là quốc sư của cuộc nổi dậy của nông dân Mỹ Lương, Quốc Oai, Sơn Tây
chống lại ách cai trị khắc nghiệt của triều Nguyễn dưới triều vua Tự Đức, nhưng thất bại,
bị nhà Nguyễn kết án tru di tam tộc.
Bị triều đình lệnh cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành sách, nên nhiều tác phẩm của
Cao Bá Quát đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên
ngàn bài được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.
Cao Bá Quát là tác giả bài "Thú Nhà", còn có tên "Uống rượu tiêu sầu, bài 2":
THÚ NHÀN
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn,
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,
Ðem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.
Duy giang thượng chi thanh phong,
Dữ sơn gian chi minh nguyệt.
Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng.
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng,
Ai thành thị, ai vui miền lâm tẩu.
Gõ nhịp lấy, đọc câu "Tương tiến tửu":
"Quân bất kiến;
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi."
Làm chi cho mệt một đời.
[nguồn: http://poem.tkaraoke.com/11673/Thu_Nhan.html].
-
Giờ chuyển qua bàn đến bài thơ "Nguyên Tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ha:
2
NGUYÊN TIÊU
(Hồ Chí Minh, Việt Bắc, tháng 02 năm 1948).
Kim dạ n
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
[Nguồn bài “Nguyên Tiêu” của Hồ Chí Minh: (1) Hồ Chí Minh - Thơ, NXB Văn học, Hà Nội,
1975; (2) Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000].

Dịch nghĩa:
Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.
* Xuân Thủy, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa giai đoạn
1963 - 1965, người sau này còn giữ nhiều chức vụ cao cấp hơn, một học trò của chủ tịch
Hồ Chí Minh, đã dịch thơ bài “Nguyên Tiêu” như sau:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
 Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Xét kỹ sẽ thấy: mỗi bài thơ kể trên của các ông Trương Kế, Trương Chí Hòa, Triệu Hỗ, và
Cao Bá Quát đều có 1 câu giống với 1 câu trong bài thơ "Nguyên Tiêu" của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Này nhé

Câu 1 bài Nguyên Tiêu của "bác":
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Quý vị có thấy na ná "Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên" trong bài “Ngư Ca Tử Kỳ
5” của Trương Chí Hòa không?

Câu 2 bài Nguyên Tiêu của "bác":
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên
Quý vị có thấy có thấy na ná "Nguyệt quang như thủy, thủy như thiên" trong “Giang Lâu
Thư Hoài” của Triệu Hỗ không

Câu 3 bài Nguyên Tiêu của "bác":
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Quý vị có thấy quá giống "Yên ba thâm xứ hữu ngư châu" trong bài "Thú Nhàn của cụ
Cao Bá Quát không?
 
Câu 4 bài Nguyên Tiêu của "bác":
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Quý vị có thấy sao giống "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền" trong bài “Phong Kiều
Dạ Bạc” của Trương Kế không?

Rõ ràng 4 ông Trương Kế, Trương Chí Hòa, Triệu Hỗ, Cao Bá Quát mỗi ông đều cố giành
giật, giằng xé, xẻ thịt bài thơ của Bác để rồi mỗi ông cướp lấy 1 câu đem về thời đại của
mình mà làm thành những bài thơ nức tiếng của riêng các ông, phải không nào?

Ôi Trương Kế ơi, Trương Chí Hòa ơi, Triệu Hỗ ơi, Cao Bá Quát ơi! Mua danh ba vạn, bán
danh ba đồng. Chỉ vì cái danh hão thi hài, ủa đánh máy lộn, thi hào, danh nhân văn hóa
thế giới mà các ông bán rẻ danh dự làm phường đạo tặc đi trộm cắp chữ nghĩa của
người khác thế ư?

Rõ mồn một như ban ngày nhé. Ôi Trương Kế ơi, Trương Chí Hòa ơi, Triệu Hỗ ơi, Cao Bá
Quát ơi! Các ông có thấy nhục không?
Riêng tôi, thấy nhục quá! Tôi thay cho các ông mà bắt chước con gà trống mỗi sớm mai
đều phải ăn năn mà gáy lên rằng: Nhục. Nhục. Nhục..

No comments:

Post a Comment