Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 September 2018

ĐẢO CÒ Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Mê mẩn “đảo cò” giữa lòng thành phố

Nằm tọa lạc giữa lòng hồ 4ha của khu sinh thái Green Eco (TP.Hà Tĩnh) với cây cối xây tốt, um tùm, nơi đó, hàng ngàn, hàng vạn con cò bay về trú ẩn sau một ngày đì kiếm ăn xa.



Đảo cò giữa lòng thành phố, tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy sức thu hút.

“Đảo cò” nghe có vẻ to tát, thực chất nó chỉ là một cồn đất rộng chừng 2.000m2 được “nhô” lên ngay giữa lòng hồ rộng chừng 4ha của Khu sinh thái Green Eco (P.Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh) với dày đặc cây keo và tre.
Từ năm 2007, sau khi khu du lịch sinh thái này đưa vào khai thác, bắt đầu từ mùa thu trở đi, đàn cò trắng với số lượng hàng vạn con lại tìm về trú ngụ, xây tổ ấm rồi cứ thế sinh sôi nảy nở. Trở thành “hiện tượng” tự nhiên hiếm có, may mắn cho người dân thành phố.
“Đất lành chim đậu”, mặc nghiêm, 10 năm nay Khu du lịch sinh thái Green trở thành nơi trú ngụ của những đàn cò trắng. Mỗi lần đàn cò ở đây tung cánh đi tìm kiếm thức ăn vào buổi sáng mai hay bay lượn tìm về nơi trú ngụ vào buổi hoàng hôn đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy sức thu hút.
Lẽ đó, người dân mới lý giải, “Đất là nơi ở, tổ ấm trú ngụ. Chim là loài di trú, nó chỉ thích những nơi mà nơi đó có sự yên bình, không có ác độc thì đến đậu và ở. 
Ý nghĩa hơn, con người mà sống tại đất đó, có những loài chim bay đến ở, tức là vùng đất đó là đất lành, người dân yên hòa” – ông Nguyễn Văn Minh (80 tuổi, một cao niên tại TP.Hà Tĩnh) nói.
Vừa lạ mắt, vừa thích thú. Khi giữa xô bồ của cuộc sống đô thị lại xuất hiện ngay một “đảo cò” giữa lòng thành phố với hàng triệu con tạo nên một cảnh quan yên bình. Tiếng kêu rả rích, vỗ cánh vào mỗi sớm mai và khi chiều đến nó như chiếc đồng hồ báo thức cho người dân một ngày khởi đầu và kết thúc.
Một số hình ảnh "đảo cò" giữa lòng TP.Hà Tĩnh:
Đã hơn 10 năm nay, hàng vạn con cò lại trở về nơi đây trú ẩn
Cứ 6h sáng đàn cò bay đi kiếm ăn, đến 17h thì trở về "tổ ấm"
Người dân TP.Hà Tĩnh xem đây như một điều kỳ thú và điềm may mắn
Sinh sống trên một cồn đất nhô lên giữa mặt nước với cây cối um tùm, xanh tốt
Chiều muốn, hàng vạn con cò lại trở về nơi trú ẩn
Ví lẽ đó, "đảo cò" trở thành điểm đến thích thú của nhiều người tới Khu du lịch Green Eco
Nằm lọt thỏm giữa lòng thành phố Hà Tĩnh, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp

Đất lành chim đậu

BẮC TRUNG NAM


BẮC TRUNG NAM


Một số hình ảnh trong clips Trung Kỳ và Nam Kỳ rất quen thuộc. Các di tích trong nam hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 giờ có lẽ đã bị hủy hoại.

 https://www.youtube.com/watch? v=LvZpGBtK6y0
 
Trung K
TRUNG KỲ : Miền Trung Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, đầu thế kỷ XX.

GIÀNH SUẤT HỌC CHO CON

Khổ sở giành suất học cho con, vì sao?

16/08/2017 06:01 GMT+7


  • TTO  - Cứ “đến hẹn lại lên", hình ảnh phụ huynh phải chen nhau xếp hàng, chầu chực thâu đêm lại xuất hiện. Bao nhiêu năm nay vẫn vậy, tại sao? Phải làm gì để khắc phục?
  • ="Khổ sở giành suất học cho con, vì sao? " href="https://static.tuoitre.vn/tto/i/s1280/2017/08/15/xin-nhap-hoc-7-1502177700-1502782348.jpg" title="Cảnh tượng chen chúc chờ đến lượt vào đăng ký nhập học cho con - Ảnh: A LỘC"

    Khổ sở giành suất học cho con, vì sao?

    Cảnh tượng chen chúc chờ đến lượt vào đăng ký nhập học cho con - Ảnh: A LỘC
    Gần đây, tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản (ấp An Chu, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), hàng chục phụ huynh đã xếp hàng trước cổng trường hơn một ngày đêm để xin cho con vào học lớp 1 tại trường này.
    Tương tự, tại Trường mầm non Hoa Sen (thành phố Vinh, Nghệ An), phụ huynh cũng phải xếp hàng chật cứng chờ đến lượt bốc thăm để giành một tấm vé cho con học tại trường này.

    Cha mẹ nào cũng muốn con học trường tốt

    Khổ sở giành suất học cho con, vì sao?

    Phụ huynh bốc thăm cho con vào Trường mầm non Hoa Sen - ẢNH: DOÃN HÒA
    “Để bắt đầu sự nghiệp học hành của con, phụ huynh rất quan tâm đến việc chọn trường. Trường ở đây phải đảm bảo các tiêu chí như chất lượng đào tạo tốt, điều kiện cơ sở vật chất tốt, học phí thấp, thuận tiện thời gian đưa đón… Đây là tâm lý chung của phụ huynh khi có con đang trong độ tuổi đi học, kể cả những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả” - GS.TS nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh nói.
    Theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ, vì số lượng phụ huynh mong muốn cho con được học trường chuẩn quốc gia nhiều nhưng số lượng trường đạt chuẩn lại rất ít, nên tình trạng chen lấn, xô đẩy giữa các phụ huynh để có được một suất học cho con là điều đương nhiên.
    GS Nguyễn Võ Kỳ Anh cho hay nhiều phụ huynh còn mơ hồ về chất lượng đào tạo tại trường mà mình muốn cho con vào học. Tuy nhiên, đôi khi dưới tác động của tâm lý đám đông, thấy nhiều phụ huynh có con em như mình chen chúc, xô đẩy nhau để giành một suất học cho con họ vào trường nào đó thì những phụ huynh khác cũng muốn tranh nhau để giành một suất học cho con em mình.
    Trong thực tế, đối với các gia đình có điều kiện kinh tế thấp, nếu xin được cho con học trường công thì họ rất phấn khởi bởi vì kinh phí thấp. Vì vậy, phụ huynh phải kiên trì xếp hàng chờ đợi thì cũng là điều dễ hiểu.
    “Đừng quá lo lắng nếu không giành được suất học cho con”
    Đó là lời khuyên của GS Nguyễn Võ Kỳ Anh. Ông giải thích phụ huynh không nên quá lo lắng để tìm một ngôi trường chất lượng cho con khi con chỉ mới bước vào lớp mầm non hay tiểu học.
    "Thành công của một đứa trẻ không phụ thuộc hoàn toàn vào việc được học trường chuẩn, đã có rất nhiều em đạt kết quả cao trong học tập từ những ngôi trường bình thường" - bà Huệ chia sẻ.
    Vào giai đoạn này, phụ huynh không nên mất bình tĩnh, hoảng sợ khi con mình không giỏi trong việc tiếp thu bài vở, quan trọng là cần hình thành năng lực và phẩm chất dần dần cho trẻ rồi mới thành công những lớp học tiếp theo.
    Theo GS Kỳ Anh, trẻ không nhất thiết phải đạt thành tích cao trong giai đoạn này, giai đoạn mà trẻ đang hình thành trí thông minh. Ông cho biết thêm, trẻ có 8 loại hình trí thông minh và tùy theo con mình có loại trí thông minh nào mà các bậc phụ huynh cần hiểu biết để có thể định hướng phát triển khả năng của trẻ, giúp trẻ có năng lực vượt trội ở lĩnh vực đó.
    Trẻ học giỏi - trường chỉ đóng góp một phần
    Phụ huynh không nên đẩy hết trách nhiệm dạy con cho nhà trường. Để con có thành tích học tập tốt thì rất cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Phụ huynh nên nắm bắt những nội dung, kỹ năng con đang học ở trường, tạo điều kiện để con phát triển những bài học đã học thì khi đó kết quả học tập của con sẽ cao. 
    Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ
    Để đạt trường chuẩn quốc gia, tất cả các trường đều phải phấn đấu đạt những yêu cầu cơ bản để đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục như: cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, chất lượng giáo dục, môi trường giáo dục, hoạt động giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh...
    GS.TS nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh
    Trường học thiếu, sân gofl thừa
    Nhiều bạn đọc cho rằng đơn giản vì phụ huynh nào cũng muốn con học trường gần nhà để thuận tiện thời gian đưa rước. 
    Bạn đọc Mạnh Thìn bày tỏ: “Nhìn cảnh này mà tôi ứa nước mắt".
    Bên cạnh đó có nhiều bạn đọc bày tỏ quan ngại trước “căn bệnh chưa có thuốc chữa” đó là trường học, bệnh viện thì thiếu trong khi các khu công nghiệp, chung cư, sân golf lại thừa.

    Wednesday, February 21, 2018

    NGUYỄN BÁ CHỔI * NĂM TUẤT KỂ CHUYỆN QUỶ

    NĂM TUẤT KỂ CHUYỆN QUỶ
     NGUYỄN BÁ CHỔI 

     
    Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu như Hồ Chí Minh đã thấy “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”, thì không cần phải là “người bắc có lý luận”, người nào còn chút lương tri cũng thấy, không có gì quỷ (dấu hỏi) bằng tên đao phủ đã tự phán cho mình sắp“về trời” (Sic) mà vẫn còn đổ tội mình cho người khác.
    Tên đao phủ đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường, và người khác là dân Huế, đồng bào của chính y chứ không ai khác.
    Hoàng Phủ Ngọc Tường đao phủ ở chỗ nào ra sao, thiết nghĩ không cần phải dẫn chứng ra đây; nếu ai chưa “ngộ”, chỉ cần vào Google oánh mấy chữ “Tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường” là có ngay đủ thứ chứng cứ. Trong bài này, tác giả chỉ bàn về hai “khâu” Phủ “ về trời” và “khâu” Phủ đổ tội..
    Đọc nguyên vặn Lá thư của Hoàng Phủ Ngọc Tường đăng trên FB Nguyễn Quang Lập, hàng thứ 5 có câu: 
    “Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời.” 
    Và từ hàng thứ 26 trở đi có đoạn:
    “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân.”
    “Khâu” Phủ “về trời” thì không còn gì để bàn, vì đó là quyền của Phủ tự “oánh giá” cho mình... sẽ về trời, chứ không chịu mang “thành quả cắt mạng” đi chầu Diêm Vương. Ở đây chỉ cần đề cập “khâu chủ đạo” là đổ tội.
    Tường viết, “... những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân.”
    Nói đến “Quân nổi dậy” thì phải hiểu đó là một đám người địa phương; người địa phương ở đây là người Huế. Như mọi người đã biết, thành công của chiến dịch đánh phá Miền Nam năm Mậu Thân mang tên“ Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa” chỉ thành công ở “Dzế” đầu là gây kinh hoàng cho nhân dân Miền Nam giữa lúc họ đang đón mừng Năm Mới, đặc biệt giết được một số khoảng 6 ngàn dân Huế, nhưng thất bại hoàn toàn ơ “Dzế” thứ hai là không có ai nổi dậy ráo. Nếu có nổi dậy chăng, thì đám đó là bọn nằm vùng hay một số kẻ vì tư thù cá nhân, rồi nhân cơ hội chỉ điểm cho đám quân chính quy từ rừng xuống và từ Bắc kéo vào “xử lý”.
    Người Huế đâu có mấy ai vô nhân tính như anh em nhà họ Hoàng Phủ, Ngọc Phan, Ngọc Tường
    Labels
    cộng thêm Nguyễn Đắc Xuân để “nổi dậy” thành một đạo quân vũ trang đầy mình, thừa sức sục bắt, dẫn đi, đập đầu, đâm lưng chôn sống hàng mấy ngàn đồng bào Huế, gây nên “những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu “ như lời đao phủ Tường “thật thà khai báo” vậy.
    Chết đến nơi, đòi về trời mà đao thủ phủ cứ đổ tội mình đã rành rành cho kẻ khác. Đúng là một kẻ coi trời bằng vung. Quỷ thật!


    TƯỞNG NĂNG TIẾN * CÂU HỎI ĐẦU NĂM

    CÂU HỎI ĐẦU NĂM

    TƯỞNG NĂNG TIẾN 

    Ông Lê Nin ở nước Nga
    Mà em lại thấy rất là Việt Nam
    Cũng vầng trán rộng thênh thang
    Y như trán Bác mênh mang đất trời
    Trần Đăng Khoa
    Những câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến.” Thời chiến rồi qua. Thời gian, cũng như thời thế – tiếc thay – lại không đứng về phía ông Trần Đăng Khoa và ông Lê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh ra những câu đồng dao mới:
    Ông Lê Nin ở nước Nga
    Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này
    Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
    Tự do hạnh phúc chúng mày còn xa
    Kìa xem gương của nước Nga
    Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì!

    Khi mà thành quả của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười chả “ra đếch gì” thì phần số cha đẻ của nó – tất nhiên – cũng phải rơi vào cảnh truân chuyên:
    Ðang trên Quảng Trường Ðỏ ở Moscow, tôi chựng người lại khi bắt gặp một hình dáng người rất quen mà không thể nhớ liền được là ai? Người đàn ông thấp người, mặc bộ đồ đại lễ, đầu đội chiếc mũ kếp pi – tất cả cùng màu đen, đút tay vào túi quần với khuôn mặt trầm tư…

    Bắt gặp cái nhìn của du khách, ông liền nở nụ cười, giơ tay vẫy vẫy mời chào: “Chụp hình kỷ niệm đi. Chỉ 100 rub thôi, hay $2 đô la Mỹ cũng được!” 

    Tôi vừa lắc đầu vừa phá lên cười vì nhận ra người “quen quen” ấy: Lenin. Hiển nhiên, chính xác hơn, là người đóng vai Lenin... Trong thời gian lang thang xung quanh điện Kremlin, tôi còn gặp mấy “Lenin” nữa, cũng đang mời chào du khách chụp hình...

    Tôi bỗng nhớ lại thời điểm đứng ở Quảng Trường Ðỏ, vỗ vai nói với người đóng giả Lenin:“Nếu không có Lenin thật thì anh đã không phải làm Lenin giả để kiếm sống như vầy. Nước Nga xứng đáng nhiều lần hơn thế này. (Phương Đoàn – “Nước Nga ‘Gồng Mình’ Để Tồn Tại,” Người Việt 12/23/2015).
    Tác gỉa của đoạn văn thượng dẫn, xem chừng, không có mấy thiện cảm với Lê Nin (thật) và tôi e là ông hơi chủ quan khi đánh giá quá thấp về nhân vật này. Tuy Lê Nin phải lê la kiếm ăn ngay tại Moscova (và bị đập mẻ đầu, vỡ trán ở nhiều nơi khác) nhưng di sản của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười vẫn còn được giới lãnh đạo Việt Nam vô cùng tôn trọng và sùng kính – theo như tin loan của báo Nhân Dân, số ra ngày 05 tháng 11 năm 2017: 
    Sáng 5-11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 – 7-11-2017)... Đọc diễn văn kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Cách mạng Tháng Mười Nga đã “làm rung chuyển thế giới” phá tan một mảng lớn trong hệ thống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại.… đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga...
    Thế nước Nga của “kỷ nguyên mới” hiện nay ra sao? 
    Xin xem tiếp tường trình của nhà báo Phương Đoàn, từ Moscova:
    Một điểm đặc biệt của chợ trời Nga là bày bán rất nhiều những gì thuộc về “tàn tích, tàn dư” thời Xô Viết. Chân dung các lãnh tụ Cộng Sản như Lenin, Kark Marx… nằm la liệt giữa những đống xoong nồi lủng củng, giữa đám đất lầm bụi… khiến người xem thoáng có những suy tưởng so sánh chua xót, mỉa mai và hài hước về lý tưởng cao xa và thực tế trần trụi. Những lá cờ nhung màu đỏ thêu chỉ vàng ca ngợi về những thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội với những câu khẩu hiệu đanh thép, tự tin về sự bất diệt của Marx-Lenin… giờ nằm lăn lóc trên các tấm ni lông sơ sài đặt trên mặt đất. Một quá khứ đầy hoang tưởng.
    Lê Nin giữa chợ trời cùng xoong chảo. Ảnh: Phương Ðoàn
    Thảo nào mà giới lãnh đạo CSVN hay bị mắng mỏ là cái đám chuyên... “ăn mày dĩ vãng!” Khi mà tương lai rất mịt mờ, và hiện tại đang vô cùng rất bấp bênh thì xoay ra đi ăn mày dĩ vãng – theo thiển kiến – cũng là một cách mưu sinh có thể thông hiểu và thông cảm được.
    Chỉ có điều đáng nói là họ đã đi quá xa khi giong cờ, nổi trống, linh đình kỷ niệm chiến thắng 50 năm tổng tiến công xuân Mậu Thân, vào ngày 31 tháng 1 năm 2018 vừa qua. Cái thói quen “ăn mày” khiến họ có khả năng “ăn mừng” ngay giữa lúc quốc tang.
    - Hoàng Phủ Ngọc Tường: Với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.
    - Mạnh Kim: Mậu Thân là chiến trường khốn nạn nhất trong cuộc chiến Việt Nam.
    - Chế Lan Viên: Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng/Chỉ một đêm, còn sống có 30.
    - Song Chi: Việc ăn mừng sự kiện Mậu Thân chứng tỏ đảng cộng sản hoàn toàn không thay đổi từ nhận thức đến thái độ, hành động và hoàn toàn “thất nhân tâm” đối với đại đa số người dân Việt ở cả hai miền, trong và ngoài nước.
    - Lê Công Định: “Tôi thấy thật sự là vô lương tâm và không thể hiện lương tri của con người bình thường, cho thấy họ không hoàn toàn có một ý định nào gọi là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả.
    - Phạm Trần: Ăn Tết bằng xương máu Mậu Thân thì hòa giải, hòa hợp với ai?
    - Ngô Nhân Dụng: Tổ chức kỷ niệm Tết Mậu Thân là Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng Sản đã thách thức người dân Việt khắp nước!
    Sau thách thức Mậu Thân lại đến thách thức xây nghĩa trang ngàn tỷ. Trang BBC nhận định là nhà đương cuộc Hà Nội đã khiến cho… dư luận dậy sóng:
    Nguyễn Thị Hậu: Sao lo cho người sẽ chết “an nghỉ” mà lại làm người sống không thể “an cư”?
    Trương Huy San: Một chính thể giành được chính quyền bởi những người theo ý tưởng “thế giới đại đồng”, không lẽ, từ tem phiếu đến “nơi an nghỉ” đều phân chia đẳng cấp. 
    Trương Duy Nhất: Khốn nạn hơn vạn lần khốn nạn ở chỗ: Nó qui hoạch cho cả vợ/chồng, khi chết cũng được vào đây, bất kể vợ/chồng họ là ai làm gì. Nhiều người chưa chết, đã nghe thiên hạ đào mồ cuốc mả rồi.
    Nhân Thế Hoàng: Tiền thuế của dân mà nó làm như của cha của mẹ nó để lại, muốn xài sao thì xài. 
    Dư luận, trong cũng như ngoài nước, cứ tha hồ mà dậy sóng. Sóng gió trong những tách nước trà nào có ảnh hưởng chi đâu. Giới lãnh đạo CSVN (chắc chắn) sẽ còn tạo ra nhiều thách thức ngang ngược và bạo ngược khác nữa, trong những ngày tháng tới, như họ đã từng làm từ hơn hai phần ba thế kỷ qua. Câu hỏi đặt ra là dân tộc này sẽ còn cam chịu để cứ bị tiếp tục “thách thức” thêm bao lâu nữa?



    PHẠM THANH PHƯƠNG * ĐÂU LÀ SỰ THẬT?

     PHẠM THANH PHƯƠNG

    Những ngày tết đã qua, sự nhảy múa kỷ niệm “Mừng chiến thắng 50 năm tết Mậu Thân” của CSVN cũng từ từ phai dần. Tuy nhiên, những xúc cảm, những kinh hoàng vẫn chưa nguôi trong lòng người dân Việt, đặc biệt tại Huế khi hồi tưởng lại những hình ảnh của một cái tết kinh hoàng cách đây đúng nửa thế kỷ mà tưởng chừng như mới hôm qua. Vì vậy, sự kiện “Thảm sát Huế” vẫn được nhắc lại từng góc cạnh khác nhau, tùy theo ký ức của từng nhân chứng của cả hai bên (Quốc Gia và Cộng Sản) bằng những hồi ký, phỏng vấn, tự truyện..v..v..
    Tuy tất cả những ký ức, hồi ức đều xuất phát từ những nhân chứng sống, nhưng điều đáng buồn là sự khác biệt giữa những con người của hai giới tuyến vẫn cách biệt, hầu như không thể hòa đồng trong nhất thể của sự thật, mặc dù cùng mang trong người dòng máu Việt Nam.
    Mới đây, vào đầu tháng 2-2018, một cuộc phỏng vấn của đài BBC với một cựu đại tá CSVN và cũng là một nhà báo, hiện đang sống tại Paris với danh xưng một người tỵ nạn. Trả lời cuộc phỏng vấn, ông Bùi Tín cũng nhìn nhận cuộc thảm sát tết Mậu Thân là một sự kinh hoàng, khủng khiếp không thể tưởng tượng nó có thể xẩy ra trên đất nước Việt Nam, nhưng sự thật nó đã xảy ra…


    Tuy vậy, dù mang danh nghĩa là một đảng viên CS “phản tỉnh”, một người tỵ nạn , một nhân chứng sống, nhưng ông Bùi Tín vẫn không dám nói thật với chính ông, nói thật bằng lương tâm của một người cầm bút, một chứng nhân của lịch sử khi ông xác định: “Lãnh đạo Hà Nội không đồng thuận về việc đánh đầu năm 1968, và không hề có chủ trương nào để gây ra ‘thảm sát ở Huế”. Đồng thời ông cũng cho biết cuộc thảm sát xẩy ra trong trường hợp bất đác dĩ của bộ đội miền Bắc khi phải rút lui.
    Ông nói:“Khi vào Huế, bộ đội CS miến Bắc bắt rất nhiều tù binh, khi rút lui các đơn vị được lệnh phải mang theo, không để ai chạy thoát, sợ lộ bí mật. Trong hoàn cảnh tháo chạy và bom đạn của Mỹ truy kích qúa nặng, không thể mang theo tù binh nên đành phải giết hết”…

    Rất tiếc khi trả lời phỏng vấn ông Bùi Tín đã quên hay cố quên, thảm sát thường dân là chính sách, là chủ trương của CSVN dùng khủng bố tinh thần quân dân miền Nam, mong tạo ra sự khủng hoảng trong xã hội, tạo áp lực nặng nề cho chính quyền và quân đội VNCH, dùng làm hậu thuẫn cho cuộc xâm lăng của CS bắc Việt lúc bấy giờ…
    Đi tìm và đối chiếu sự thật, rất nhiều nhân chứng sống tại Huế đã xác định cuộc thảm sát tại Huế không những chỉ xẩy ra khi bộ đội rút lui, mà nó đã khởi sự ngay từ những ngày đầu khi bộ đội Bắc Việt mới tiến vào Huế, những tên nằm vùng, tập kết như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Đoan Trinh và còn rất nhiều nữa… Bọn nằm vùng này đã chỉ điểm, hướng dẫn và cùng bộ đội lục soát từng nhà, giết từng người bất kể già trẻ lớn bé, nam, phụ,lão, ấu không chừa một thành phần nào của Huế. Như vậy, người dân miền Nam phải tin ai, tin vào lời của một cựu đại tá CS “phản tỉnh” như ông Bùi Tín hay tin những nhân chứng sống của Huế?
    Theo hồi ký “Giải Khăn Sô Cho Huế” của nhà văn Nhã Ca, bà cũng là một nhân chứng sống có mặt tại Huế đã ghi lại:

    “Một gia đình ở Gia Hội chết vì cái Ti Vi, khi bộ đội miền bắc vào nhà dân, thấy một cái TV liền hỏi:
    “Máy này để liên lạc với địch?”
    “Dạ thưa không, cái máy Ti Vi để coi hát múa.”
    “Vặn lên nghe thử.”
    Mở máy, không thấy có hình ảnh hát múa. Một băng đạn, đàn bà trẻ thơ ngã gục.

    Một bản án được đắp lên: Để đồng bào noi gương. Đứa nhỏ chết không kịp nhắm mắt. Hai đứa con của một người mẹ Việt Nam lai Mỹ, người mẹ đi Vũng Tàu để hai đứa nhỏ ở nhà cho chị vú. Đám bộ đội bảo nhau, đây là con Mỹ đế quốc, để lại sau có hại cho tương lai dân tộc. Không cần phí đạn. Hai cái đầu của hai đứa nhỏ bị đập vào tường. Óc, não, máu me phun tung tóe”.

    Như vậy gia đình này, những trẻ thơ này có phải là tù binh không ông Bùi Tín? Hành động này của con người hay ác quỷ?…

    Qua một thí dụ nhỏ nêu trên, có lẽ ai cũng hiểu cái ngu dốt của con người CS, chẳng những ngu dốt mà còn tàn bạo dã man, khát máu hơn cả loài ác qủy nữa
    Cũng theo hồi ký, nhà văn Nhã Ca đã ghi lại những nét đặc thù về người lính của hai chiến tuyến một cách rõ rệt trong biến cố tết Mậu Thân như sau:
    “Khi bộ đội tràn vào Huế, trước khi tàn sát, họ vào từng nhà vơ vét của cải, cướp bóc thực phẩm với những lời lừa bịp trắng trợn: “Cách mạng tạm mượn bánh trái, gạo, muối của đồng bào, mai mốt bác Hồ vào sẽ trả lại đồng bào gấp bội, đừng lo chi hết nhé”. Họ giả vờ ghi sổ rồi mang đi”…

    Khi chiếm đóng được khu vực nào, họ cũng thành lập những “Ủy Ban Nhân Dân, Toà Án Nhân Dân”, xử tử rất nhiều những người mà họ cho là có tội, xác chết ngổn ngang, bừa bãi trong nhà, ngoài sân và rải rác trên đường phố. Họ cũng lùng bắt thanh niên nam nữ đi “học tập” như những ngày đầu sau 30-4-1975, những người bị bắt đi “học tập” không bao giờ thấy trở về, sau này người ta tìm thấy họ trong những mồ chôn tập thể…
    Tâm trạng người dân Huế lúc ấy rất khủng hoảng, họ chỉ mong sao tìm được quân đội VNCH để có sự che chở. Đến khi nhìn thấy những người lính VNCH xuất hiện, họ hân hoan bảo nhau: “Lính mình đến rồi, mình sống rồi bà con ơi” và chạy ùa về phiá những người lính, mặc cho súng vẫn nổ, đạn vẫn bay…
    Cũng trong “Giải Khăn Sô Cho Huế” Nhà văn Nhã Ca ghi lại chỗ bà và gia đình đang ẩn núp: “Một đoàn quân đi qua có đủ sắc lính Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến của VNCH, một bà lão nhặt được một số thuốc lá từ một căn nhà đã bỏ chạy, bà đem tặng đoàn quân, nhưng những người lính không nhận, họ trả tiền, người 200 người 100, trong khi bà lão nói sao nhiều thế, mỗi bao thuốc chỉ đáng giá vài chục thôi mà…
    Những người lính cười buồn và nửa đùa nửa thật nói, cụ cứ giữ lấy mà dùng, chúng con đi đánh giặc không biết còn sống không mà cần. Bà cụ cứ chạy theo đoàn quân xin trả lại, nhưng chẳng ai dừng lại, họ tiếp tục đi. Toán này đi qua, toàn kia lại đến, những người lính đến sau, thấy bà cụ tay nắm mớ tiền đi ngược về với hai hàng nước mắt, toán lính lại tường bà lão đói, xin thực phẩm cho con, cháu. Không ai bảo ai, những người lính đã tự động moi ba lô, lấy những hộp thịt và lương khô đưa cho bà lão. Bà vừa khóc vừa nói, các chú mang theo ăn đi, còn có sức mà đánh giặc, giải thoát cho đồng bào, Việt cộng ác quá, chúng nó cướp hết của rồi, còn giết người nữa, chết nhiều lắm. Nghe vậy, những người lính nói: Tụi con đi không biết còn sống không mà ăn, cụ cứ đem về chia cho con, cháu, được bữa nào hay bữa ấy”.

    Toàn thể người dân Huế lúc ấy, mang tâm trạng khủng hoảng, sợ sệt, nhưng trong những đôi mắt lạc thần ấy vẫn lóe lên một tia hy vọng khi họ nhìn thấy hình bóng của những người lính VNCH xuất hiện. Họ mong chờ một ngày giải phóng, một sự giải phóng đúng nghĩa, họ tin tưởng những người lính VNCH sẽ đưa người dân Huế thoát ra khỏi cái địa ngục trần gian của CSVN đã tạo ra cho Huế mà họ đang chịu đựng.…
    Với những hình ảnh trên được nhà văn Nhã Ca ghi nhận tại chỗ như thế, thử hỏi ông Bùi Tín, đâu là chính nghĩa, đâu là tình người và đâu là những con ác quỷ đội lốt người? Chắc chắn, câu trả lời ai ai cũng biết rõ.
    Đi ngược dòng thời gian từ khi có phong trào “phản tỉnh” xuất hiện, mọi người đều thấy rõ: Một khi đã là đảng viên đảng CSVN, bị thất sủng hay cuối đời không còn quyền lực, sự “phản tỉnh” của họ cũng rất giới hạn. Họ không thể sống thật với lương tâm của một con người vì họ đã được huấn luyện, trau chuốt rất kỹ, từ đó những nét đặc thù của CS như gian trá, xảo quyệt, độc ác, nguỵ biện… đã thấm sâu trong tâm não và đã trở thành bản chất. Nếu đôi khi họ “tỉnh táo” được một chút trước những sự thật quá hiển nhiên không thể chối cãi, thì sau đó, họ vẫn phải luôn cố gắng luồn lách ngụy biện hầu chạy tội cho đảng đươc tí nào hay tí ấy. Điển hình như ông Bùi Tín đã trả lời trong cuộc phỏng vấn của BBC nhân dịp tưởng niệm 50 năm thảm sát tết Mậu Thân vừa qua.
    Phạm Thanh Phương

    Wednesday, February 21, 2018

    HOÀNG LONG HẢI TUỆ CHƯƠNG * NGƯỜI VỀ


     NGƯỜI VỀ
     HOÀNG LONG HẢI TUỆ CHƯƠNG *


    Mẹ có hay chăng con về,
    Chiều nay thời gian đứng im để nghe…”
    Người Về/ Phạm Duy
    &
                Võ Phước Thọ được tha ra khỏi trại cải tạo, chưa được một năm thì qua đời! Anh em bạn tù cũ nghĩ rằng, khi còn trong tù, Thọ tham gia “Hội Nhân Quyền Việt Nam” của luật sư Trần Danh San, vô ra “cát xô” nhiều lần, “như cơm bữa”. Mỗi lần bị nhốt như thế, Thọ đều bị Công An “đánh hội đồng”, khiến Thọ bị “bệnh hậu”, gan ruột bị hư. Cái chết của Thọ là do những trận đòn tàn ác của Việt Cộng.
    Trước 1975, Võ Phước Thọ, thiếu úy Cảnh Sát Quốc Gia, ngành Đặc Biệt, phục vụ ở Kontum. Theo lệnh Tổng Thống, anh theo đơn vị di tản về Pleiku, và thoát chết mấy lần trên Quốc Lộ 7.
    Tôi không rõ vợ con Thọ như thế nào, ngoài một lần, Thọ rút ví cho tôi xem một bức hình một cô gái còn trẻ lắm, khá đẹp, nói: “Vợ em!” Thọ không nó gì thêm, nên tôi không rõ, vợ Thọ hiện ở hải ngoại, hay qua đời; còn như ở Saigon thì không, vì Thọ không được ai thăm nuôi, kể từ khi Thọ vào tù. Thọ kém tôi khoảng mười tuổi. 
    Khi ở “Trại Đá”, gặp luật sư Trần Danh San, Thọ rất ngưỡng mộ ông luật sư nầy, tích cực tham gia “Hội Nhân Quyền VN” của ông San, và được ông San cử giữ chức “an ninh” nội bộ, mục đích là theo dõi mấy tên “ăng-ten” sợ chúng theo dõi công việc của “Hội” và lén lút báo cáo cho Công An. Cũng may, chưa thấy ông San bị ai báo cáo gì. Công An có theo dõi ông, cũng vì những hoạt động của ông từ ngày ông bị bắt ở bùng binh trước Nhà Thờ Đức Bà Saigon.
    Một người “tù già”, cùng trại tù với tôi, hơn tôi cỡ năm bảy tuổi gì đó, thương Thọ. Sau khi cả hai người ra tù, ông “tù già” gã con gái cho ông “tù trẻ” – trẻ là nói theo nghĩa tương đối – Anh em bạn tù nói với nhau là Thọ mới cưới vợ, nhưng không ai được mời “ăn đám cưới” cả.
    Thọ thì nghèo đã đành, mà gia đình ông “tù già” có lẽ cũng không khá hơn. Thọ đã lớn tuổi – mười năm tù không những lớn tuổi mà già hẳn đi. Cô con gái con ông “tù già”, vì gia biến, chắc cũng lỡ thời. Có lẽ vì vậy mà họ làm đám cưới đơn giản cho nó xong, đáng thương hơn cả cô gái trong “Mầu tím Hoa Sim” của Hữu Loan nữa: “Nàng không đòi may áo cưới”. Thời Việt Cộng “ngăn sông cấm chợ”, may cái áo cuới đã không dễ gì, huống chi đám tiệc, nên các bạn tù cũ không ai được mời “ăn đám cưới” cũng dễ hiểu thôi!
    Tưởng cưới vợ cho nó xong, bớt “lông bông”, có nơi ăn nơi ở, có người để yêu thương, đầm ấm, ai ngờ số phận Thọ đau đớn đến như vậy. Lấy nhau chưa được bao ngày thì Thọ ra người thiên cổ. Cô gái đã mang cái “dấu ấn gái già” nay mang thêm một “dấu ấn” khác nữa trong đời: góa chồng.
    &
    Sau hôm tôi gặp Nguyễn Tăng Dục, “nhạc sĩ tù ca”, què một chân, Dục cho tôi địa chỉ của Trắc, cho biết Trắc “mới về”.
    Lại nghe bao nhiêu chuyện buồn của Trắc, cũng là một “Người về”. Tôi cũng được Trắc báo tin Thọ qua đời.
    &
    Trước ba mươi tháng Tư, Trắc cho vợ con “di tản” trước. Anh ở lại, chờ mẹ: Mẹ anh đã chạy vô Saigon rồi, trước khi Phan Rang mất vào tay giặc. Nhưng rồi bà nghe lời vợ đại tá Tự, Trần Văn Tự, (con trai nhà Cách Mạng Đệ Tứ Quốc Tế Trần Văn Thạch, bị Trần Văn Giàu thủ tiêu năm 1945), trở lại Phan Rang. Bà Tự thì “đi tìm chồng” vì ông đại tá Tỉnh Trưởng còn ở ngoài ấy, không “di tản chiến thuật”, còn bà mẹ Trắc thì “quyến luyến” mồ mả ông bà, quê cha đất tổ. Vậy là cả hai bà kẹt ngoài ấy, khi Việt Cộng chiếm Phan Rang.
    Trắc không theo vợ con “di tản”. Anh ở lại chờ mẹ. Sau Ba mươi tháng Tư, Trắc “đóng tiền đi ở tù” như anh em chúng tôi vậy.
    Khi Trắc được tha về thì nhà không còn. Ngôi nhà lầu một tầng, sát đường Hồng Thập Tự, trong khu vực trại gia binh Mạc-Ti-Nho, bị Việt Cộng chiếm mất.
    Trắc về, không ở nhà mẹ vợ được, mặc dù, khi Trắc “đắc thời”, cả gia đình vợ nhờ Trắc không ít. Sau lưng nhà vợ, Trắc có một ngôi nhà nhỏ nữa, về sau, anh ta bán để lấy vốn tìm kế sinh nhai.
    Ở tù về ít lâu, Trắc về Tri Thủy thăm mộ mẹ! Bà cụ chết trước khi Trắc được tha khoảng hơn 5 năm, chôn ở quê. Đám ma của mẹ do bà chị và ông anh rể của Trắc đứng ra lo liệu hết. Trắc chỉ được báo tin khi bà chị Trắc vào thăm em: “Mẹ qua đời rồi! Chị lo hết cho mẹ.” Trắc chỉ biết khóc thầm, những tưởng không di tản để gần mẹ. Trắc thương mẹ lắm, vì mẹ Trắc góa bụa khi bà còn trẻ, ở vây nuôi con.  Không “di tản” để được sống gần mẹ, chăm sóc cho mẹ, ai ngờ khi Trắc ra tù, đành ngậm ngùi mà hát câu “Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời” khi nghĩ đến mẹ. Trắc kể: “Ngồi bên mộ mẹ, tui nhớ câu hát của Trần Văn Trạch: “Má ơi! Má ơi! Con dzề đây Má ơi!” mà chảy nước mắt.”
    Trước hôm Trắc về Phan Rang, ghé tôi nói: “Anh cho tui mượn hai chỉ vàng. Đi Phan Rang về tui trả lại anh. Ai ngờ anh ta đi biền biệt gần nửa năm không thấy mặt. Hỏi em gái cô Tú Trinh, cô ta chỉ nhà. Tới thăm, tôi thấy Trắc nằm liệt.
    Hỏi ra, Trắc kể:
    -“Về làng thăm mộ xong, hỏi thăm bạn bè cũ, phần đông tụi nó lên vùng phía Tây Phan Rang, đứa làm rẩy, đứa chăn nuôi. Tôi tìm lên chơi với tụi nó. Anh biết không, thấy tụi nó nuôi ngựa, tui làm “cao-bồi” phi ngựa chơi. Ba bốn đứa phi ngựa phóng qua phía dưới một cành cây, đu lên cành, cho ngựa chạy không. Tôi cũng phi như tụi nó. Tôi phóng lên nắm cành cây, bỗng vuột tay, rơi xuống. Ngày hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi mới biết tôi nằm ở bệnh viện Phan Rang. Anh chàng bác sĩ Việt Cộng điều trị cho tui, cũng điệu đời. Biết tôi là cháu “Tông Tông”, anh ta cho xe đưa tôi vô Chợ Rẫy, nằm hết một tháng cũng chưa lành hẳn.”
    Vậy là coi như tôi “bay” mất hai chỉ vàng, chỉ biết “cười trừ” với vợ.
    Trắc nhờ một người bạn cũ đòi lại căn nhà lầu phía ngoài đường Hồng Thập Tự. Người bạn đó hiện là giám đốc sở Thông Tin Văn Hóa Thành phố. Cảm tình với người bạn cũ ăn ở hết tình với bạn, người bạn ấy giúp Trắc lấy lại căn nhà, bởi vì trước khi nhập ngũ, Trắc sinh hoạt trong Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Saigon.
    Bấy giờ ông Nguyễn Văn K., anh của Tông Tông, làm Tổng giám đốc Tổng nha Thanh niên, cậu mà cũng là cha nuôi của Trắc, nên Trắc thường đến xin giúp đỡ phương tiện để sinh viên, học sinh thực hiện các công tác cứu lụt miền Trung, miền Tây, các vụ hỏa hoạn, nạn nhân chiến cuộc, v.v… Trắc thường hoàn tất tốt đẹp công việc, được các bạn cảm mến, trong đó có Trung, Việt Cọng nằm vùng, bí thư chi bộ học sinh sinh viên Saigon. Khi người bạn nầy bị bắt giam ở Chí Hòa, vì tình bạn học cũ, vì cùng sinh hoạt chung trong các công tác cứu trợ, Trắc vào thăm bạn ngay trong khám. Nhờ cái “chí tình” đó, không vụ lợi, không mưu đồ chính trị, mà Trắc được giúp đỡ đòi lại được nhà.
    Kể xong câu chuyện, chợt nhớ bạn tù cũ, Trắc nói:
    -“Thằng Đông có vô! Nó đi buôn đường dài Saigon – Đà Nẵng. Hễ vô tới đây là rủ nhậu. Để khi nào tui rủ anh tới nhậu cho vui”.
    Dương Tiến Đông là người tôi khó quên: Năng động, lanh lợi, hoạt bát và có “máu buôn bán”, như tôi kể chuyện “buôn bán” của anh ở mấy bài trước. Đông thuộc dòng dõi “Dương Hiển Tiến”, một trong “ngũ phụng tề phi” của xứ Quảng. Bố anh ta làm thầu khoán  xây cất, giàu có. Năm “cụ Ngô” mới về nước làm thủ tướng, thăm Đà Nẵng, tòa Đô Thị Đà Nẵng phải mượn xe hơi của bố ông, chiếc xe sang và đẹp nhất Đà Nẵng thời ấy, để “đón Ngô Thủ Tướng.”
    Bố anh “di tản”qua Mỹ trước khi mất Saigon với cô vợ trẻ, để lại vợ lớn và hầu hết con cái. Điều “trái cẳng ngỗng” hơn nữa, chị gái của Đông là vợ “nhà thơ” Phan Duy Nhân, tức tên Việt Cộng nằm vùng Phan Chánh Dinh, con trai ông già kéo “ghi” ở ga xe lửa Đà Nẵng. Đông nói: “Thằng cha ấy” theo Việt Cộng vì mặc cảm con nhà bần hàn.”
    &
    Gặp nhau, Đông vừa vui vừa buồn. Anh ta vẫn nhớ tôi, vẫn mong gặp lại tôi, vừa buồn vì cái chết của Võ Phước Thọ.
    Hôm Đông từ Đà Nẵng vô Saigon, Trắc xuống tìm tôi. Dĩ nhiên, Đông tổ chức một buổi nhậu tại ngôi nhà sắp bán của Trắc.
    Tôi hỏi:
    -“Này! “Ông” Trắc, có ngại gì Công An khu vực không?”
    -“Không! Trắc trả lời. Thằng nầy cũng tham ăn lắm, tui kẹp cổ nó từ lúc mới về được ít lâu.”
    Trong khi tôi và Trắc ngồi chờ thì Đông giao hàng, xong, mua đồ nhậu. Tôi báo cho Trắc một vài tin buồn:
    Anh Lã Trung Tâm, chúng tôi thường gọi đùa là “ông già ham vui”, được tha sau tôi mấy tháng, về, vợ còn giữ cho cái xe Vespa standard cũ, chạy long vòng chơi hằng ngày, chẳng lo no đói gì cả. Một bữa đi nhậu về, say, nằm ngủ, sáng hôm sau đi luôn. Một số anh em bạn tù cũ, có đến đưa đám. Coi vậy mà đời ông nầy thật… khỏe.
    Lê Quang Dung, cũng được tha sau tôi ít lâu. Về nhà, tình trạng khá bi đát. Hai đứa con trai, gởi về quê cho bà nội nuôi giúp. Hai vợ chồng không nuôi nỗi con. Khi tôi trốn ở căn phòng nhỏ gần “Cổng xe lửa số 6”, nhờ Dục cho địa chỉ, anh ta đến thăm. Hôm sau, Dung đem lại cho tôi mười cây thuốc lá Hoa Mai giả, nhờ “tiêu thụ” giùm. Tôi không từ chối được, phải nhận, rồi đưa cho người em gái tôi ở Cư Xá Thanh Đa, nhờ bán giúp cho Dung. Nhờ quen mấy người “buôn đường dài” Saigon – Sóc Trăng, mười cây thuốc Hoa Mai “đi” dễ dàng, tôi đem tiền lại cho Dung. Tháng sau, Nguyễn Phước Tần báo cho tôi Dung qua đời rồi. Một hôm, đói quá, Dung xỉu ngay gần cầu Khánh Hội, được người quen đưa về nhà. Đêm đó, Dung “đi” trên tay vợ.
    Ngọc “xùi”, người thường than với tôi thằng chủ tịch phường thường tỏ ý cua kéo vợ anh ta. Chủ tịch phường nói: “Chồng mày không về được đâu! Mày còn trẻ, lấy chồng đi.” Có nghĩa là lấy y, làm vợ bé.
    Ngọc “xùi” ngây thơ cứ hỏi tôi: “Mệ Hải, đúng ra nó phải khuyên vợ tôi tin tưởng vào cách mạng, có ngày khoan hồng cho tôi về. Tại sao y lại nói thế.” Tôi cười cười: “Nó khuyên vợ mầy chờ chồng, để khi mầy được tha, hai vợ chồng hợp sức “chống phá cách mạng” à? Tụi nó phải đập nát gia đình những “thằng ngụy” như bọn mình ra. Bọn mình được tha ra là “cùi”, gia đình tan nát, thì làm sao mà chống phá cách mạng” được? Thằng phường trưởng đó thi hành đúng “đường lối chính sách” của đảng nó đó. Đừng suy nghĩ chuyện ấy vô ích.
    Sau 7 năm, Ngọc “xùi” được tha rồi không nghe tin tức gì anh ta cả, không biết bây giờ “gia đạo” như thế nào!
    Trong khi chờ Đông về, Trắc pha cà phê cho cả hai chúng tôi. Tôi hỏi:
    -“Ông có dự trù vượt biên không?”
    -Thiệt xui! Anh à. Chắc là cái số tui không xa xứ được.Tụi bạn nó tổ chức, tui chỉ góp chút đỉnh. Trên đường ra “con cá lớn”, chiếc “tắc ráng” đưa tui đi bị hỏng máy. Thằng chạy tàu đò lui cui sửa làm sao mà cái vít lửa rơi xuống nước. Làm sao tìm lại được? Vậy là đành trở lui. Xui thiệt! Rồi tui làm hồ sơ gởi lén qua Bangkok. Thế nào cũng được đi.”
    -“Đi đấy! “Ông” tin tưởng đi. “Giết không được, tha làm phước”. Đó là châm ngôn của kẻ ác.
    -“Anh nghĩ số được đi có đông không? Loon lá như bọn mình có đi được không, hay phải “quan to súng dài” mới được.
    -“Mỹ là đầu sỏ “thế giới tự do”, chơi trò “đem con bỏ chợ” như Ba mươi tháng Tư thì chơi với ai. Riết rồi ai cũng sợ Mỹ bỏ rơi, ghét Mỹ. Nay họ phải làm một cái gì để gây niềm tin nơi người dân ở các nước khác. Nhờ đó, có thể có một số được đi, chỉ một số thôi.”
    -“Sao chỉ một số?” Trắc hỏi.
    -“Liệu Mỹ cónuôi hết mấy trăm ngàn người như bọn mình không? Qua tới bên đó bọn mình già hết, đâu có đi cày, làm bồi bếp… cho tụi Mỹ được, chỉ nuôi báo cô. Họ sẽ không cho đi nhiều.
    -“Anh tìm đâu ra mà nói như vậy?”
    -“Ông tính coi. Việt Cộng thì yêu cầu ai tù hai năm trở lên thì cho đi. Mỹ thì đòi phải năm năm tù mới được. Đang cù cưa, có thể chọn một con số ở giữa: ba năm hay bốn năm.”
    -“Nếu hai năm thì đông lắm, Mỹ sợ cái gánh nặng quá! Còn Việt Cọng đòi hai năm là ý gì?”
    -“Không giết được thì cho đi cho khuất mắt. Đi chỗ khác chơi để cho “người ta” làm “cách mạng”.
    -“Vậy thì “tình dân tộc nghĩa đồng bào” là cái gì?”
    -“Là cái để tuyên truyền. Chủ trương “đấu tranh giái cấp” thì làm sao có tình nghĩa. Có tình nghĩa là không đấu tranh được, nhất là khi chủ trương “cách mạng triệt để”. “Triệt để” cũng có nghĩa là “cạn tào ráo máng đó “ông”.
    Trắc nói:
    -“Chí Phèo thì chỉ có hận thù. Mà cũng buồn cười anh biết không? Trước khi tù cải tạo, bọn mình biết gì về chính trị. Bây giờ thì ông nào cũng rành, “giảng bài” rang rảng như giáo sư đại học.”
    -“Cộng sản họ cũng nói nhà tù là trường đại học mà. Đời tù đẩy bọn mình vô cái thế phải “học tập chính trị”.
    Bỗng Trắc nói qua chuyện khác:
    -“Anh biết thằng Thịnh không?”
    -“Nó đi “thăm lăng bác” hồi năm 1976 kia mà! Về chưa?”
    -“Về rồi. Tui mới gặp nó cách đây mấy tuần. Nó gọi bà Hồ Điệp bằng cô đó anh!”
    -“Bà Hồ Điệp chương trình Tao Đàn của Đinh Hùng phải không? Bà nầy ngâm thơ hay lắm.”
    -“Thằng Thịnh nói bà cô nó vượt biên, mất tích đâu ngoài biển. Bà  ngâm thơ hay mà đẹp nữa.”
    Tôi thấy lòng bùi ngùi. Một người đẹp, tài hoa như thế mà bỏ xác ngoài biển khơi, làm mồi cho cá! Mộc lúc sau, tôi buột miệng đọc câu thơ của Mạc Đĩnh Chi: “Vân Tán -Tuyết Tiêu – Hoa Tàn – Nguyệt Khuyết”. (1)
    hoànglonghải

    (1)-Khi cụ Trạng Mạc Đĩnh Chi đang đi sứ bên Tầu, thì có một công chúa nhà Nguyên chết, cụ Trạng được chọn thay mặt cho sứ các nước, đọc văn tế.
    Bộ Lễ của Tàu trao cho cụ Trạng một tờ giấy chỉ có 4 chữ Nhất.
    Mạc Đĩnh Chi ứng khẩu đọc ngay:
    Thiên trường nhất đóa vân
    Không trung nhất điểm tuyết
    Lãng uyển nhất chi hoa
    Quảng hoà nhất phiến nguyệt
    Y, vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết
    Nghĩa:
    Một đóa mây trên trời,
    Một giọt tuyết trong không trung,
    Một cành hoa trong vườn thượng uyển,
    Một mảnh trăng trong cung quảng hàn.
    Than ôi: Mây tan, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết.

    T.H.V- * CƯỠNG BỨC HỒI HƯƠNG -



    CƯỠNG BỨC HỒI HƯƠNG-T.H.V-
    Sáu lần vượt biên thất bại vào những năm 80-88, từ Bà Rịa –Vũng Tàu đến Sóc Trăng –Bạc Liêu, Cà Mau. Lớp bị lừa, lớp bị bắt, và dù tán gia bại sản tôi vẫn quyết một lòng ra đi vì không thể nào sống dưới chế độ Cộng Sản .
    Đến lần vượt biên thứ bảy vào năm 1989 tôi mới thành công, đến được bến bờ tự do sau bao cam go, gian khổ, bỏ lại người mẹ già, vợ và bốn đứa con còn nhỏ dại.
    Ban tổ chức bao một xe đò chở khách vượt biên Sài Gòn. Vừa rời khỏi bến xe miền tây Bình Chánh bọn vô lại đèo theo xe hăm dọa khai báo công an để đòi tiền mãi lộ. Chúng tôi lo sợ nhìn nhau rồi gom góp tiền đưa cho chúng. Đến Ngã Ba Trung Lương bọn chúng xuống xe, chúng tôi tiếp tục hành trình xuống Cai Lậy lúc 2 giờ sáng. Người dẫn đường đưa cả nhóm đến một nhà máy chà lúa sát bờ sông, có một tàu đã đậu sẵn. Chúng tôi xuống tàu và chui vào hầm. Đây là ghe buôn chuyến dài 11m, ngang 3m. Bên trên được ngụy trang toàn mía và chuối. Rời bến một ngày, tàu đã qua khỏi các trạm kiểm soát đường sông. Đi thêm hai ngày nữa đã ra đến hải phận quốc tế, mọi người được phép lên boong. Bấy giờ chúng tôi mới biết tất cả có 35 người trên ghe, kể cả chủ ghe, tài công, và thợ máy . Do đó cả gia đình chủ ghe đi nên việc tổ chức tương đối chu đáo, lương thực đầy đủ, bến bãi và các trạm kiểm soát đã được chủ ghe thu xếp trước . Đi thêm một ngày nữa ghe ra khỏi hải phận Việt Nam, mọi người đang vui mừng thì giông bão nổi lên. Mưa như trút nước kéo theo sấm chớp ầm ầm, trong biển cả bao la, chiếc ghe nhỏ bé tròng trành như sắp lật úp. Người lớn, trẻ em ai nấy đều say sóng, nôn mửa, mệt lả, và chỉ còn biết chấp tay cầu khẩn Trời Phật cho giông bão qua đi. Tài công đã phải cố gắng, vất vả điều khiển ghe cho khỏi bị lật. Sau gần một ngày giông bão, trời bỗng trở lại bình thường như có phép lạ.
    Đi thêm một ngày nữa, chúng tôi thấy xác người bồng bềnh trôi trên mặt biển, cảnh tượng trông thật hãi hùng ! Chúng tôi đều cảm tạ Trời Đất đã che trở cho ghe vượt qua giông bão và cùng cầu nguyện cho những người xấu số .
    Ngày hôm sau chúng tôi nhìn thấy những đốm nhỏ từ xa . Khi đến gần hơn, mọi người nhận ra ba chiếc ghe đánh cá Thái Lan. Lập tức đàn bà, con gái và trẻ em chui xuống hầm cầu nguyện. Kẻ cầu xin Chúa Mẹ, kẻ cầu khẩn Trời Phật . Đàn ông thanh niên chia nhau đứng hai bên thành ghe, tay cầm vũ khí như dao, búa, rựa. Chúng tôi đã bàn trước, chiến đấu tới chết chứ không để hải tặc nhảy qua cướp bóc. Ba ghe Thái bao vây chúng tôi từ ba hướng. Trên mỗi ghe cũng có hai ba tên cũng cầm dao búa. Khi thấy chúng tôi mặt đằng đằng sát khí, vũ khí trong tay, lại có cả một cây súng giả mà chúng tưởng là thật nên đã xì xồ vài tràng tiếng Thái rồi tự động rút lui. Chúng khuất bóng rồi anh tài công mới xem hải bàn định hướng trực chỉ Mã Lai.
    Sau một ngày lênh đênh, không thấy một chiếc tàu ghe nào thì chúng tôi nhìn thấy những ánh đèn khi ẩn khi hiện từ đằng xa. Khi đến gần chúng tôi nhận ra một giàn khoan dầu. Tiếng loa phát ra từ giàn khoan bảo chúng tôi neo lại tại chỗ chờ sáng sớm sẽ có người hướng dẫn vào. Ai cũng hồi hộp chờ đợi, mỏi mệt với giấc ngủ chập chờn. Từ mờ sáng có hai người đi trên một chiếc ca-nô đến hỏi chúng tôi là ai, từ đâu tới. Chúng tôi nói là người Việt Nam, đi vượt biên. Họ điện đàm về giàn khoan rồi hướng dẫn ghe theo ca nô vào cặp sát giàn khoan. Rất nhiều người ngoại quốc trên giàn khoan vẫy tay chào chúng tôi. Vị chỉ huy mời người biết tiếng Anh làm đại diện lên nói chuyện với ông. Sau khi biết chúng tôi là những người vượt biên ông hỏi chúng tôi cần giúp đỡ gì không, ông cho người xem lại thuyền, thấy còn tốt vẫn xử dụng được, ông đã cho chúng tôi dầu, lượng thức ăn, nước uống và thuốc men, chỉ đường cho chúng tôi đến bờ biển Mã Lai, theo sự hướng dẫn của ông sau khi cho thuyền chạy đến khoảng sáu giờ chiều thì chúng tôi đến được bờ biển của tỉnh Trengganu Malaysia, tại đây chúng tôi đã bỏ thuyền lại và lội lên bờ đến một ngôi làng gần đó . Cảnh sát Mã Lai đã đến gặp chúng tôi và đưa tất cả về trạm tạm trú ở Marang, nơi đây đã có những người vượt biên đến từ các thuyền khác ở các nơi đều được đưa về đây.
    Thế là sau sáu ngày lênh đênh trên biển cả vượt qua cái chết chúng tôi đã đến được bờ tự do. Ở Marang được một tuần, chúng tôi được cảnh sát Mã Lai đưa xuống tàu chở đến đảo Pulau Bidong, gần đến đảo Bidong từ đằng xa chúng tôi đã nhìn thấy đồng bào Việt Nam vẫy tay đón chào. Tàu cặp vào cầu Jetty, chúng tôi được đưa lên đảo để làm thủ tục nhập trại, tất cả những người đến đảo đều được mang số hiệu từng thuyền, chúng tôi được mang số MC. Trên đảo tôi thấy có nhiều người mang bảng MB họ đã ở đảo hơn hai năm rồi đang chờ để đi định cư. Đảo Bidong thật thơ mộng, với những hàng dừa cao vút, vài quán nước gần bãi biển, các hàng quán ăn, shop may do người Việt tị nạn làm chủ, sinh hoạt buôn bán thật sầm uất. Trên đồi tôn giáo có nhà thờ, chùa và trường học, mọi người ở đảo được Cao Ủy Tị Nạn lo cho đời sống từ nơi ăn chốn ở, đến việc học hành thật chu đáo.
    Cuộc sống ở đảo thật lý tưởng nếu như không có cái quyết định ngày 14 tháng 3 năm 1989 của Cao Ủy Liên Hợp Quốc đóng cửa tất cả các trại tị nạn trong vùng Đông Nam Á. Thế giới tự do bắt đầu mòn mỏi về những người tị nạn, họ đã bắt đầu quay lưng ngoảnh mặt đối với những người tị nạn Việt Nam, có những người đã đến được bến bờ tự do nhưng thuyền của họ đã bị chính quyền các nước sở tại kéo đi ra giữa biển thả trôi mặc cho giông bão, hải tặc cướp bóc, không biết sống chết ra sao. Còn những người đã đến được các trại tị nạn, sau ngày 14 tháng 3 năm 1989 đều bị trải qua một cuộc thanh lọc bất công. Ở Mã Lai bắt đầu từ MC 327 đến tàu MC 612 tỉ lệ lúc đầu được nhận là 17% sau này xuống còn 10%, những sĩ quan, quân nhân, công chức của Việt Nam Cộng hòa cũng bị đánh rớt qua cuộc thanh lọc, chỉ có những người thuộc diện đoàn tụ gia đình như vợ chồng con cái, và một số rất ít người được công nhận quyền tị nạn, còn đại đa số bị ghép vào di dân kinh tế, phải trả về Việt Nam. Chính sách nhận người của các nước bắt đầu khép lại, những người tị nạn đến sau ngày 14-3-89 đều sống trong cảnh lo âu hồi hộp, chờ đợi được một tương lai đen tối với những đau khổ đầy dẫy nước mắt cúng khắp Bidong.
    Sau khi nhận phong thư oan nghiệt của Cao Ủy Tị Nạn, một thuyền nhân tên LVH đã nhảy trên mỏm đá cao xuống biển tự tử chết, và hai người khác HVT và NVK đã dùng dao tự đâm vào bụng mình tự sát. Cảnh tang tóc đã diễn ra nơi hòn đảo thơ mộng, tất cả đồng bào trên đảo đều ngậm ngùi tiễn đưa anh LVH đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang đồi khu F, và sau đó đã tự động tổ chức cuộc biểu tình trước văn phòng khu cao ủy để đòi quyền tị nạn, nói lên những tiếng nói uất nghẹn của mình.
    Những người đến trước ngày 14-3-89, và những người được qua thanh lọc đều được chuyển qua trại Sungei Besi để chờ đi định cư. Sinh hoạt trên đảo Bidong trở nên ảm đạm mỗi khi nghe thông báo rời đảo, với cảnh tiễn đưa chia tay hàng ngày nơi chân cầu Jetty, mừng cho người đi buồn cho kẻ ở lại và người trở về Việt Nam vì không qua được cuộc thanh lọc. “Vượt biên có số, định cư có phần”, câu này y như để an ủi cho những người tị nạn đã rớt thanh lọc kém may mắn như chúng tôi. Đến đầu năm 1991 vì ngân sách dành cho người tị nạn ngày càng eo hẹp chính quyền Mã Lai đã quyết định đóng cửa trại Bidong và di chuyển tất cả những người tị nạn sang trại Sungei Besi gần Kula Lumpua. Trại Sungei được chia làm bốn khu A, B, C và thanh nữ. Khu A dành cho những người rớt thanh lọc, khu B dành cho những người đậu thanh lọc, khu C dành cho những đồng bào Campuchia đi tị nạn chiến tranh và khu thanh nữ dành cho nữ độc thân, vì số người tị nạn còn ở lại quá đông nên Cao Ủy đã cho xây dựng thêm bốn khu nhà cao tầng như chung cư cho đồng bào ở, được chia làm nhiều căn, mỗi căn 8m vuông cho 10 người ở.
    Trại Sungei Besi lúc đầu cũng có đầy đủ các lớp sinh ngữ và trường dạy huấn nghệ cho người tị nạn nhưng về sau các lớp học này đều bị đóng cửa. Các Cha, các Sơ người nước ngoài đến làm việc thiện nguyện giúp đồng bào tị nạn không được phép vào trại nữa, chỉ còn một số cố vấn người Mã Lai. Đời sống người tị nạn ngày càng khó khăn, bị bóp nghẹt khẩu phần ăn đều bị rút bớt, thư từ liên lạc đều bị cấm, mọi sinh hoạt đều bị hạn chế tối đa. Cao Ủy và chính quyền Mã Lai cố tình gây ra cảnh khó khăn cho đồng bào tị nạn để mọi người nản lòng, phải xin hồi hương trở về Việt Nam . Nhiều phái đoàn đã vào trại kêu gọi mọi người hãy ghi danh trở về. Các đoàn thể trong trại tị Nạn đã cùng hợp lực với nhau đứng lên tranh đấu đòi quyền tị nạn, bằng những cuộc biểu tình tuyệt thực trước văn phóng Cao Ủy Tị Nạn, đồng bào đã phá hàng rào ra đường đứng biểu tình, cảnh sát Mã Lai được điều động tới để dẹp cuộc biểu tình, họ đã bắt đi một số người đem ra trại giam ở ngoài Kula Lumpur. Để đối phó với người tị nạn, Cao Ủy và Chính quyền Mã Lai đã dùng đủ mọi cách, mọi hình thức để đàn áp người tị nạn, họ cài người vào các đoàn thể tranh đấu để gây chia rẽ tạo ra những hiềm khích giữa các đoàn thể, và đã để mặc cho những băng đảng, “bò tạc” trong trại chém giết lẫn nhau. Một đoàn thể lớn trong trại vì nghe lời khuyến dụ của Cao Ủy và chính quyền Mã lai đã tự đống tách rời khỏi cuộc đấu tranh để di chuyển sang một trại khác, họ tưởng rằng sẽ được cho đi định cư, nhưng nào ngờ sau này cũng bị cho trở về Việt Nam.
    Trước những cảnh sống xô bồ đó, một số rất đông người tị nạn đã nản lòng xin hồi hương trở về VN. Những người còn lại ở trại vẫn đoàn kết với nhau để tranh đấu, chính quyền Mã Lai cho rào lại các khu, đồng bào không còn qua lại với nhau, sống như trại tù, chung quanh là những hàng rào kẽm gai nhiều lớp, có cảnh sát ngày đêm đi canh tuần, đồng bào các khu vẫn tiếp tục tranh đấu biểu tình không nhận thực phẩm cả tháng trời. Lực lượng cảnh sát đặc biệt của Mã Lai huy động được cả ngàn người do một vị tướng chỉ huy đã vào trại để dẹp biểu tình, họ đã tàn nhẫn dùng súng bắn lựu đạn khói cay vào thẳng đống bào. Những tiếng khóc than của trẻ thơ và phụ nữ đã vang vọng toàn trại. Nhưng cũng không lọt ra ngoài, mọi tin tức về cuộc đàn áp này đã bị cảnh sát Mã Lai bưng bít. Sau đó cảnh sát đã vào trại lùa hết đồng bào ra ngoài trường A. Tất cả đàn ông thanh niên đều bị cảnh sát đánh đập bằng dùi cui và roi điện, họ đã bắt đi hàng trăm người mà họ cho là những người cầm đầu biểu tình nhốt vô “monkey house”, những người này bị đánh đập tàn nhẫn không còn đi đứng được, họ được dìu ra cho đống bào thấy, không còn cảnh nào thương tâm hơn, khi nhìn thấy những đồng bào mình bị cảnh sát Mã Lai đánh đập mang thương thích đầy mình. Hơn hai ngàn người tị nạn bị lùa ra ngoài trường A và nhà bếp sống khốn khổ như những người tù, phải nằm đất, ăn bốc, đi làm vệ sinh, tắm rửa từ người lớn đến trẻ em, nam cũng như nữ, phải ngồi xếp hàng dài chờ đợi cảnh sát cho đi vệ sinh, tứng năm người một, bọn cảnh sát Mã Lai đã đi thẳng vào phòng tắm nữ để xem khi họ đang tắm, thật là tồi bại cho một đất nước trước đây đã từng được tiếng là nhân đạo, đã từng cưu mang hàng mấy trăm ngàn người tị nạn, sau này lại có những hành động mọi rợ làm mất đi tiếng tốt của họ.
    Sống ở ngoài trường A gần 3 tháng chúng tôi hơn 300 người được chuyển đến khu C để chờ cưỡng bức về Việt Nam, và chúng tôi đã bị cảnh sát Mã Lai áp giải lên trên tàu đầu tiên về lại Vitệ Nam. Thế là sau hơn 7 năm sống tại trại tị nạn Mã Lai từ năm 1989 đến năm 1996 chúng tôi đã phải trở về Việt Nam . Mọi hy vọng đến được đất nước tự do đã bị tắt ngấm trong tôi. Về đến Việt Nam thời gian đầu, tôi và những người trở về đã phải đi trình diện công an phường, quận, đến thành phố. Bọn công an đã tra hỏi chúng tôi đủ thứ, nhưng vì có Cao Ủy Tị Nạn đang còn ở VN giám sát, nên bọn công an đã tạm để cho chúng tôi yên.
    T.H.V

    NĂM 2017:10 TỶKIỀU HỐI

    10 tỷ USD kiều hối “đổ” về Việt Nam trong năm 2017

    RFA
    2018-02-20
    Hình chụp ở Lille, Pháp hôm 17/1/2015: đồng xu Euro, đồng Euro và dollar Mỹ.
    Hình chụp ở Lille, Pháp hôm 17/1/2015: đồng xu Euro, đồng Euro và dollar Mỹ.
    AFP
    Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh công bố hôm 19/2/2018 cho biết số tiền kiều hối gửi về thành phố tính đến cuối tháng 11/2017 là 4.55 tỷ đô la, ước tính tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong cả năm là hơn 10 tỷ đô la.
    Theo báo cáo, nguồn kiều hối chủ yếu đến từ Mỹ (chiếm 60%) và châu Âu (chiếm 20%).
    Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước, ngày 8/2/2018 trả lời báo trong nước rằng nguồn kiều hối đã tăng mạnh, khoảng 10,4% vào cuối năm 2017.
    Vào tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới dự đoán kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 sẽ giảm 10% do chính sách nhập cư của Mỹ và chính sách 0% tiền gửi bằng đô la của Việt Nam.
    Nguồn kiều hối chuyển về từ nước ngoài chủ yếu qua bốn kênh: ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế, hải quan hoặc bưu điện. Trong đó, khoảng 72% tiền gửi về qua các ngân hàng thương mại.
    Tuy nhiên, theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) của Bộ Kế hoạch – Đầu tư nhận định: Năm 2018, kiều hối về Việt Nam sẽ gặp nhiều áp lực từ chính sách chống nhập cư của Hoa Kỳ và chính sách nâng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

    MỸ LAN* KHI NÀO VIỆT NAM HƠP NHẤT CHƯC TỔNG BÍ THƯ VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC?

    KHI NÀO VIỆT NAM HƠP NHẤT CHƯC TỔNG BÍ THƯ VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC?
     MỸ LAN RFA

    2018-02-21
     
    Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 25 tháng 01 năm 2018
    Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 25 tháng 01 năm 2018
    AFP
    Nhất thể hoá là khái niệm không còn mới ở Việt Nam. Cho tới thời điểm hiện tại, nhất thể hoá đã được thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước và thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề nhất thể hoá các chức danh cao nhất trong Đảng và Nhà nước liệu sẽ được áp dụng trong bối cảnh hiện nay và quá trình này sẽ gặp những khó khăn hay thuận lợi gì? Phóng viên đài RFA đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, người đã có nhiều năm nghiên cứu về các chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Việt Nam.

    RFA: Thưa giáo sư,  ngày 13/2 vừa qua, Tổng bí thư CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng, đã có cuộc gặp mặt chúc Tết các vị lão thành cách mạng, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời gửi đi lời chúc tết đến đồng bào chiến sĩ cả nước và kiều bào ở hải ngoại. Theo truyền thống thì hoạt động này được chỉ được thực hiện bởi Chủ tịch nước vào thời khắc giao thừa trên sóng truyền hình quốc gia mà thôi.  Giáo sư nhìn nhận sự việc này như thế nào?
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Ngay sau khi được Đại hội Đảng lần thứ XII tái bầu làm Tổng bí thư, ông Trọng đã bắt tay vào việc củng cố quyền lực của Đảng trên toàn thể hệ thống chính trị qua viêc cắt cử người vào các vị trí lãnh đạo ở trung ương và chiến dịch đánh tham nhũng để loại bỏ các phần tử mà ông cho là bất xứng và lạm quyền. Kết quả là ngày nay Tổng bí thư là người có thực quyền cao nhất. Việc để cho ông Trọng chúc Tết cả nước phản ánh thực tế chính trị ấy. Để đề cao một phần nào vai trò của Chủ tịch nước trên bình diện quốc tế, ngay sau đó, ngày 14/2, ông Trần Đại Quang đã được cắt cử điện đàm với Tổng thống Donald Trump để trao đổi về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Biển Đông.
    Khó có thể nói rằng việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư với Chủ tịch nước “sẽ sớm xảy ra nay mai" - Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
    RFA: Tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên cả nước đã áp dụng mô hình nhất thể hoá và đã thu được những thành công đáng kể. Hiện tại cũng đã có nhiều địa phương cấp xã, huyện đã được áp dụng mô hình này. Vậy giáo sư có nghĩ rằng việc nhất thể hoá các chức danh cao nhất, cụ thể là Tổng bí thư và Chủ tịch nước sẽ sớm xảy ra trong nay mai không? Ý kiến của ông như thế nào nếu trường hợp này xảy ra?
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng Về trường hợp Quảng Ninh thì người ta khen nhiều lắm. Tuy nhiên, vấn đề gộp chức danh đã đươc ghi vào Nghị quyết của Đại hội XII từ hai năm trước đây. Tháng 3 năm ngoái, trong một hội nghị trực tuyến với sự tham dự của môt số ủy viên Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, môt số người đề nghị nên hợp hai chức danh thành một tại một số tỉnh. Trong giai đoạn đó cũng có người như Tiến sĩ Nguyên Sĩ Dũng đề cập đến khả năng hợp hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Nhưng trong bài diễn văn bế mạc Trung ương VI kết thúc hồi tháng 10 năm ngoái, ông Trọng chỉ nói đến việc nhất thể hóa chức vụ chỉ huy ở những huyện nào mà “điều kiện cho phép” mà thôi. Nghĩa là Đảng vẫn hết sức dè dặt. Trong tình trạng ấy, khó có thể nói rằng việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư với Chủ tịch nước “sẽ sớm xảy ra nay mai.”
    RFA: Vậy đâu là những khó khăn và thuận lợi của việc nhất thể hoá các chức danh cao cấp nhất trong  Đảng và Chính quyền, thưa giáo sư?
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điểm thứ nhất, về phương diện nghi lễ, thủ tục ngoại giao thì nó làm giản dị trong việc những người lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam khi tiếp xúc với nước ngoài. Còn về phương diện thực tiễn, chính trị thì nó rất lợi vì nó tạo ra cái mà người ta gọi là “chỉ huy thống nhất” – chỉ có một người nói thôi. Còn cái phương cách gọi là lãnh đạo tập thể hay quyết định tập thể nó chỉ là kết quả của mẫu số chung nhỏ nhất thành ra không thể làm những quyết định có tính cách quyết liệt, kịp thời, nhanh chóng, vốn là những quyết định hết sức cần thiết để đối phó với tình trạng thế giới thay đổi rất nhiều. Vì thế nên Việt Nam trong quá khứ đã bị bỏ lỡ rất nhiều cơ hội vì sự lừng chừng. Đó là việc lợi của nó. Còn việc khó khăn hay không khó khăn thì mình thấy ở các nước, rất nhiều Đảng cộng sản có thể nói thầu hết, thì họ đều nhất thể hoá cả, Tổng bí thư kiêm nhiệm luôn nhà lãnh đạo của Hành pháp. Nhưng riêng Việt Nam thì Đảng lãnh đạo tuyêt đối và được đại diện bởi ông Tổng bí thư, còn Hành pháp thì chỉ thi hành thôi và việc thi hành đại diện bởi ông Thủ tướng nhưng ở Việt Nam thì hành pháp lại có thêm ông Chủ tịch nước nữa. Do đó, sự hợp tác giữa hai bên có khó khăn hơn và đó là vấn đề của Việt Nam vì đã có ông Thủ tướng lại có thêm ông Chủ tịch nước nữa. Có lẽ một phần vì nhưng lý do ấy mà Nikita Khrushchev, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nga Xô từ năm 1953 đã kiêm nhiệm luôn chức Thủ tướng năm 1958.
    Ở các nước, rất nhiều Đảng cộng sản có thể nói thầu hết, thì họ đều nhất thể hoá cả rồi - Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
    RFA: Cho đến thời điểm hiện tại, nhất thể hoá đã được áp dụng tương đối thành công tại Trung Quốc với việc ông Tập Cận Bình kiêm nhiệm cùng lúc chức danh Tổng bí thư  và Chủ tịch nước? Theo giáo sư, Việt Nam liệu có học tập hoàn toàn mô hình này và xác suất thành công khi đươc áp dụng ở Việt Nam?
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Như tôi đã nói thì đây là mô hình lý tưởng của các nước cộng sản mà hầu hết họ đã làm rồi, chỉ còn Việt Nam thôi. Tuy nhiên ở Việt Nam, vì lý do lịch sử hay là lý do cá nhân thì từ năm 1997, thì đã có chế độ Tam đầu chế, gồm Thủ tướng – Đảng - Quân đội thành ra vậy. Nhưng bây giờ đến giai đoạn này rồi thì họ bắt đầu dần cải tổ. Thành ra trong nhiều năm vừa rồi họ đã nói về chuyện nhập 2 chức danh đó để giản tiện nhưng thực tế chính trị Việt Nam chưa cho phép nhập 2 chức danh đó. Nhưng mà hiện nay chúng ta thấy họ đang làm từ từ. Họ mới sát nhập một số chức ở quận/ xã thôi. Trong Chính phủ như hội nghị tháng 3 tôi nói vừa rồi đó, thì họ chỉ nói đến nhất thể hoá ở cấp tỉnh thôi, còn ở cấp trung ương nhất thì chưa thấy ai đề cập đến. Ở ngoài thì có thể có một số người đã nói đến như ông Nguyễn Sĩ Dũng hay một số người khác nhưng trong Đảng chính thức thì chưa thấy có ai đề cập đến vấn đề này cả.
    RFA: Xin cảm ơn giáo sư về buổi phỏng vấn!

    HUẾ 1968: CUỘC CHIẾN TÀN PHÁ THÀNH NỘI

    HUẾ 1968: CUỘC CHIẾN TÀN PHÁ THÀNH NỘI
    "Sau khi chúng tôi rút chạy sang bên Lào, lực lượng của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đào bới lên tất cả những xác chết, những hầm chôn người," ông Nguyễn Đắc Xuân, cựu Ủy viên Mặt trận Liên minh Huế nhắc lại với BBC về cuộc chiến kéo dài 25 ngày tại cố đô hồi 1968.
    "Họ nói là mấy ngàn người, một con số lớn. Họ nói rằng đó là những đồng bào Huế bị Mặt trận Giải phóng giết."
    Ông Xuân nói rằng việc Mỹ và phía VNCH đánh bom, nã pháo ác liệt khiến 80% thành phố Huế bị phá hủy, và việc chôn cất người thiệt mạng trong điều kiện chiến tranh lúc đó là vô cùng khó khăn.
    "Nhưng mà khi tôi đi thực tế và theo tôi hiểu, thì chôn tập thể là bởi khi đó việc chôn một người đã là khó rồi."
    "Cho nên có những hố bom đào lên, hay có cái gì đó có thể chôn được thì tất cả những người chết được cho xuống đó hết."
    "Ít nhất 5, 6 ngàn người lính Giải phóng chết tại Huế, có người nào được đem xác ra ngoài đâu?"
    "Việc cho rằng đó là những người do Mặt trận Giải phóng giết là không công bằng."
    Cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đắc Xuân được BBC thực hiện vào tháng 1/2018, nhân dịp kỷ niệm 50 năm trận Tết Mậu Thân.
    Xem thêm:


    Ông Nguyễn Đắc Xuân: Nên tưởng niệm tất cả nạn nhân Huế
    Xung quanh vụ Hoàng Phủ Ngọc Tường 'xin lỗi' về Mậu Thân
    Tết Mậu Thân: 'Những bộ hài cốt Khe Đá Mài'
    1968: Mồ tập thể đầu tiên bên Sông Hương
    'Cuộc chiến Anh-Mỹ' về cách đánh ở VN

    NGUYÊN THẠCH * CHUYỆN BUỒN VUI BA NGÀY TẾT

     CHUYỆN BUỒN VUI BA NGÀY TẾT
     NGUYÊN THẠCH 

     
     
    Nguyên Thạch (Danlambao) - Tết, không phải ai cũng mong đợi, Tết lắm người vui cũng có khối kẻ buồn. Ba ngày nghỉ làm này, Hai Say thư thả rong chơi đó đây để tìm hiểu cái sự đời, ông mục kích nhiều chuyện, chuyện vui cũng nhiều, mà chuyện buồn cũng không ít.
    Ông đã "phát hiện" ra những cảnh ngộ cũng hơi ngộ, câu truyện đại khái như sau, nhưng nếu có nhạt quá thì mời quí còm sĩ thêm vài bao muối.
    Sốc óc
    Gặp anh bạn, tui hỏi
    - Ủa, Tết này không về VN sao?
    - Không và có lẽ không bao giờ về nữa.
    - Sao vậy?
    - Trước nhất là còn CS thì không về, thứ đến ở VN bây giờ tình đời đổi trắng thay đen, đen bạc lắm.
    - Chuyện gì vậy?
    - Năm ngoái họp lớp, ngồi uống bia có đám quan lớn VC, chúng biết tui là "người Việt ở Mỹ" nên nói sốc óc tui.
    - Nói sao?
    - Chúng nói rằng: Tụi Việt kiều giờ sao so sánh bằng Việt cộng, Việt cộng giờ giàu bạc mấy chục triệu đô Mỹ, nhà cửa mấy căn biệt thự, đất đai bát ngát... tiền Việt kiều có bao nhiêu mà ngon, chúng cày bỏ mẹ. Giờ Việt kiều chỉ đáng xách dép cho Việt cộng.
    - Rồi ai trả tiền cho buổi họp lớp?
    - Thì tui chứ còn ai.
    Nghe xong Hai Say ngâm nga:
    Hò... ơ... ơ...
    Chuyện đời có tử có sinh
    "Việt kiều" về nước hy sinh... là thường.
    *

    Tiền Việt kiều
    Rồi ông được mời đến một nhà người quen, gia đình anh có 3 người ở Mỹ, 1 người ở Úc. Suốt cuộc tiệc, ông thấy rất nhiều lon bia uống nửa, còn nửa la liệt nhưng khách vẫn khui lon mới.
    Ngứa mắt ông Hai Say hỏi lớn:
    - Bia lon nào cũng còn nửa lon sao không uống cho hết, khui lon mới chi cho phí?
    Và ông được nhiều người cùng trả lời:
    - Tiền Việt kiều mà, có sao đâu.
    *
    Quá liều
    Hai Say kể tiếp: Ngày ông Táo chầu trời, thằng rễ Trời đánh không biết cho bà mẹ vợ ăn uống thứ gì khiến bà ói mửa liên tục phải chở đi bệnh viện.
    Anh chàng kêu vợ đánh dây thép qua Mỹ khóc lóc, nói rằng mẹ nằm viện sắp chết, anh chị và các cháu mau về để kịp chôn và nhận tang.
    Thế là cặp vợ chồng ở Mỹ tức tốc bay về nhưng may là mẹ chưa chết mà chỉ gầy đi. Tui đâm nghi, rủ ông rễ đi nhậu rồi "tâm sự" khéo và được ông rễ trả lời:
    - Tết này vã quá, không biết đào tiền đâu mà nhậu 3 ngày Xuân, tôi pha thuốc xổ lãi trộn vào đồ ăn nhưng tui pha hơi nặng tay nên bà sém "đi Pháp". Ý là tui chỉ muốn bà bịnh rồi kêu mấy đứa con của bả ở Mỹ về thì tui mới có tiền lì xì Tết chứ.
    *
    Bưởi đẹp
    Thời buổi kinh tế khó khăn, người ta nghĩ ra mọi cách để kiếm tiền. Hai Say nhìn phía bên góc đường có hàng bưởi khá hoành tráng mà cô bán bưởi cũng có cặp bưởi tròn trịa đồ sộ.
    Tuy già nhưng Hai Say cũng cầm mắt không đậu nên nhìn bưởi mà khen đáo để:
    - Bưởi ngọt không cô?
    - Dạ bảo đảm ngọt đến lịm người bác ạ.
    - Dạ không tin cứ thử.
    - Úi, ban ngày ban mặt ai dám thử.
    - Vậy tui mua về 1 cặp để cúng.
    - Dạ ăn hay cúng thì tùy bác thích.
    - Mấy ngày tết này, em bán có được không?
    - Dạ rất đắt hàng, hốt khối bạc nhờ em có bưởi to và đẹp.
    *

    Xem bắn pháo bông cho đỡ đói
    Hai Say đi ngang nhà chòm xóm, ông nghĩ bụng nếu không ghé thăm chào hỏi và chúc Tết thì sợ cô hàng xóm nghĩ là cô nghèo nên ông khi dễ:
    - Chào cô bạn láng giềng.
    - Dạ mời bác vào chơi
    - Ủa, Tết nhứt mà sao không bánh chưng, không dưa hấu, không ngũ quả mà chỉ lèo tèo mấy bịch bánh mứt trên bàn thờ vậy?
    - Dạ làm công nhân may mặc, tháng 3 triệu rưỡi, ăn còn không đủ, đói lên đói xuống, lấy tiền đâu mua dưa hồng câu đối đỏ bác.
    - Ừ, vậy đêm Giao thừa dẫn mấy trẻ lên tòa tỉnh xem bắn pháo bông cho đỡ đói.
    *
    Lỗi tại Việt Kiều
    Ông Hai Say đi ngang một nhà có đám tang, tò mò ông ghé lại hỏi chuyện nhưng lấy lý do là thắp nhang chia buồn cùng tang quyến. Ông mon men hỏi thăm người mẹ của nạn nhân, câu chuyện như sau:
    - Cháu mới 16 tuổi, trông đẹp trai bảnh quá mà đi núi uổng quá.
    - Dạ, phải chi hỏng có Tết thì tụi nó không đua xe trong đêm Giao Thừa.
    - Ồ, rồi sao?
    - Dạ, nó té xe vỡ sọ khỉ.
    - Trùi ui, ghê vậy.
    - Dạ tại cậu nó ở Mỹ về chơi Tết, thấy cháu không có xe nên mua cho nó chiếc SH nội.
    - Ừ SH là đẳng cấp rùi.
    - Dạ, đẳng cấp gì, tại cậu nó cho tiền mua xe nên con tôi mới chết.
    *
    Sau cùng ông gặp một nông dân với bài thơ tâm sự của người cầm cuốc:

    Đêm Ba Mươi thấy đời như mõm chó!
    Đêm Ba Mươi đời đen như mõm chó
    Chẳng bánh chưng cũng chẳng có dưa hồng
    Nhà gió lùa vách trống bỏ không
    Bởi thất mùa năm nay ruộng đồng ngập mặn
    Đ... má Tết làm chi cho đời thêm cay đắng...
    Tết gì đây, sao vắng nàng Xuân?
    Tết ở đây sao lắm kẻ diễn tuồng?
    Bày bánh vẽ đem dân đi buôn đi bán
    Tết Việt Nam sao tràn đầy bọn Hán?
    Tết làm chi cho buồn chán ê chề?
    Bày vẽ chi cho lắm cuộc thảm thê?
    Cho cảnh sống thêm bộn bề bận rộn
    Mỗi lần Tết là mỗi lần khốn đốn
    Nợ cứ đòi, biết trốn nơi đâu
    Tết ơi Tết, ta ngao ngán buồn rầu...
    Và như thể muốn nói câu giả biệt.
    Việt Nam, dân khổ chi mà khổ hết biết!.