Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 September 2018

Monday, February 12, 2018

HOÀNG LONG HẢI * TAN VỠ




 TAN VỠ

 HOÀNG LONG HẢI

1) -Tôi được “Tha ra khỏi trại cải tạo” - câu ghi trong “Lệnh tha” ngày 2 tháng 7 năm 1982, tính ra, kể từ ngày “nhập trại” ở trường Taberd, 24 tháng 6 năm 1975 đến khi được tha là 7 năm 10 ngày, kể cả hai ngày nhuận trong các năm đó. Tôi tính từng ngày, cũng dễ hiểu thôi : “Nhất nhật tại tù…” mà.

Về tới Saigon - bây giờ người ta gọi là thành phố Hồ Chí Minh - Các “chú” Công An, Bộ Đội gọi một cách “thân thương” là “thành phố “bác” - dân Nam bộ chọc quê bộ đội gọi là “thành phố bát” - chữ “t” - người Bắc đọc là “tờ” thay vì chữ “c”, đọc là “cờ”, tôi phải “đi tìm nhà. “Ngày tôi ra đi”, nhà ở đường Trương Minh Giảng - tên cũ - , đã bị tịch thu hồi Đỗ Mười “đánh tư sản”, vợ tôi dắt sáu đứa con “chạy loạn” lòng vòng quanh “thành phố “bát”, như đàn kiến trong truyện Kiều : “Kiến trong miệng chén có bò đi đâu !” “Có chạy đằng trời, khỏi tay “chúng ông”. 
“Cách mạng cảnh cáo như vậy. Nay “mấy mẹ con” tạm trú ở Cư xá Thanh Đa, lô A. Nhìn quang cảnh chung quanh, tôi nghĩ ngay : “Chỗ nầy không phải nơi con mình ở”. Tôi bị ám ảnh bởi câu chuyện “Mạnh mẫu dời nhà” (1) trong “Cổ Học Tinh Hoa” và kinh nghiệm 10 năm “gõ đầu trẻ”. Quả thật “mấy đứa học trò ở phố chợ” làm phiền tôi không ít, khác hẳn với mấy đứa “học trò nhà quê”. Cái khôn lanh của bọn trẻ ở phố là con dao hai lưỡi.

Đó là chuyện ngày xưa - xưa là thời chế độ cũ và trước nữa. còn bây giờ, có hai mái tranh che mưa nắng che mưa ở ngay đất “Sài thành hoa lệ” cũ, đã là may, làm gì có chuyện bà mẹ thầy Mạnh Tử muốn dời nhà đi đâu là chỉ có “ba mươi giây”. “Ngày xưa qua rồi” ! Bây giờ là “đời hộ khẩu” mà, chỉ vậy đó thôi.

2) - Sự trở về của tôi là một mối thất vọng lớn của vợ và các con tôi.

Như mọi gia đình miền Nam trước 1975, người chồng, cũng như người cha là nguồn nuôi sống của vợ con. Người chồng đi làm hay ở lính, công chức, tư chức, thợ hồ, thợ mộc, vân vân…, là cột trụ gia đình. Người vợ lo “tề gia nội trợ”, buôn bán thêm “giúp chồng”. Tình hình chung như vậy, nhất là khi chiến tranh chưa khốc liệt, như kể từ sau “biến cố tết Mậu Thân”.

Gia đình nhỏ của tôi, cũng giống như tất cả các gia đình miền Nam hồi đó, nhất là khi tôi còn cầm cục phấn đứng giảng bài cho học sinh trước bảng đen hay sau khi tôi nhập ngũ, mỗi khi có khó khăn tiền bạc - lương tiền không đủ tiêu - thì mẹ tôi, tôi gọi đùa là “bà già Mỹ quốc viện trợ”. Mẹ tôi gom ở các anh chị tôi, mỗi nơi ít chục ngàn “chi viện” cho tôi, cũng bằng vài tháng lương, coi như lương tháng thứ 13, 14… “dư sức qua cầu”.

Thế rồi tôi đi ở tù! Vợ tôi ở nhà lo nuôi sáu đứa con đã khó khăn, lại còn bị “đánh tư sản”, nhà bị “khóa chốt”, khó khăn chồng chất. Mẹ tôi thì đã qua đời khi tôi đi tù được hai năm. Vả lại, nếu mẹ tôi còn sống, cũng khó cho mẹ tôi đấy. Dưới chế độ mới, hay nói theo cách nói của “cán bộ Cộng Sản”: “dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin” - mẹ tôi khó tìm nơi các anh chị tôi chút ít “tiền còm” để giúp vợ tôi. Ai cũng khó khăn cả, gian khổ cho toàn miền Nam chớ riêng gì gia đình ai. Các anh chị tôi cũng vậy. Thương mẹ lắm nhưng việc dắm dúi đưa tiền cho mẹ tiêu giảm đi rất nhiều.

Gặp việc khó, vợ tôi nói với các con “Để chờ ba về”. Trong trí óc ngây thơ, “tin tưởng vào cách mạng”, vợ tôi nghĩ tôi chỉ “đi học” năm bữa nửa tháng rồi về, như “cách mạng thông báo” - “Cách mạng trước sau như một” mà, “Nói sao làm vậy” mà, chớ đâu có ngờ “việc học” kéo dài tới 7 năm hơn, mà cái ý kiến về sự trông cậy “để chờ ba về” in đậm trong trí óc cô ấy, như một định kiến từ khi chúng tôi còn yêu nhau, chưa cưới, khó gỡ bỏ đi được.

3) - Dĩ nhiên, sự trông cậy đó tắt đi rất nhanh khi tôi ra tù được vài tháng. Có lẽ vợ và các con tôi không nghĩ tôi là “người đàn ông bất tài” - tôi hy vọng như thế - nhưng “rồi một hôm”, vợ chồng tôi đến thăm một người bạn, trước kia từng làm “chánh sở giáo dục”, cũng đi cải tạo về. Anh ấy ở nhà ngồi lặt rau muống, trong khi vợ anh ấy “chạy gạo” chưa về, trông cảnh mà nản lòng.

Ông Trần Tế Xương thời đại chúng ta, trông thê thảm hơn ông Trần Tế Xương hồi đầu thế kỷ 20 nhiều. Dù bà vợ ông Tú Xương ngày xưa “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” thì ông Tú vẫn “giày “dôn” anh diện, ô Tây anh cầm”, có đâu như người đàn ông ngày nay sau khi “học tập” về - ông nào “giác ngộ chủ nghĩa Mác” rồi, “học tập tốt” được tha - thì về ngồi “lặt rau muống” hay “nhặt gạo sâu” mua ở hợp xác xã của phường.

Cái “hào hoa phong nhã” của người Sĩ quan Phi công nay trở thành “phong đòn gánh” và hình ảnh của người “Cánh bằng lướt gió” bây giờ hiện ra là “tên giặc lái ngụy” trong tù.

Thời thế đổi thay !

Trong chế độ ấy, tôi là “người cùi”. Nói theo nghĩa bóng, nghĩa là tôi không làm được việc gì để có tiền giúp - giúp chớ chưa nói là nuôi - vợ con. Vợ tôi vẫn một mình cáng đáng mọi việc : kiếm gạo nuôi con ăn học, như bà Tú Xương ngày xưa : “Một thân buôn bán ở ven sông, Nuôi nổi năm con với một chồng”. Câu thơ tiếp sau đó là hình ảnh một con cò : “Lặn lội thân cò nơi quãng vắng…” Từ xưa đến giờ, hình ảnh con cò thường là hình ảnh người đàn bà Việt Nam. Bà Trần Tế Xương đã vậy. Mẹ tôi cũng vậy và bây giờ chính là vợ tôi. Biết các con tôi ngày sau sẽ ra sao, trong cái “chế độ ưu việt” nầy ! Người Việt chúng ta, đâu có thể nghĩ dễ dàng như người Tây phương : “Qué sera, sera…” như Doris Day thường hát.

4) - Gần tết rồi mà cái khó chưa chịu buông gia đình tôi, và hàng chục triệu gia đình người dân Nam bộ. Gạo miền Tây không lên được. “Thành phố bác” đang bên bờ vực thẳm của nạn đói. Không lý năm Quý Hợi mà dân Nam bộ đói như dân Bắc kỳ năm Ất Dậu hay sao ? Năm Ất Dậu đói là vì chánh sách cai trị của ngoại bang, là Tây Nhật. Vậy thì năm Quý Hợi nầy mà dân Saigon đói, không phải vì chính sách cai trị của ngoại bang, mà chính là vì ách cai trị của nội bang. Nội bang chính là Việt Cộng. Người miền Nam ngồi trên “đồng bằng sông Cửu Long” - “Vựa lúa của miền Nam” mà đói gạo ăn thì có sự vô lý nào kỳ quặc hơn ?

Gần ba mươi tết vợ tôi bị tịch thu một “xe gỗ ván sàn” từ trong rừng La Ngà mới ra tới Quốc Lộ 15. Đây chẳng phải là “rừng vàng biển bạc” gì cả như lời Hồ Chí Minh thường mượn câu tục ngữ nầy để tuyên truyền “chống Mỹ ngụy”. Nhìn bản đồ, người ta thấy được một “chuỗi mật khu Việt Cộng” ở miền Đông Nam Bộ: sát biên giới Kampuchia - Kampuchia là “hậu cần Việt Cộng - là mật khu Dương Minh Châu - từ Dương Minh Châu đi vào vùng Trị An, nơi bộ đội Việt Cộng thường “tập kết” trước khi vượt quốc lộ 15 ở Đinh Quán. Định Quán là nơi Tây thua liểng xiểng trong cuộc “Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất” khi chúng muốn “khóa” con đường giao liên nầy. Qua khỏi Định Quán là vào La Ngà; từ đó con đường giao liên nối tới Võ Đắt / Võ Xu - là nơi ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng ? Kế Võ Đắt / Võ Xu là căn cứ 5, căn cứ 6 trên Quốc Lộ 1. Bên kia Quốc Lộ 1 là mật khu Mây Tàu.

Từ kinh nghiệm trong hai cuộc chiến vừa qua, và sợ dân chúng vùng Giốc Mơ, Gia Kiệm - phần đông là dân công giáo di cư – tiếp tế cho Phục Quốc trong rừng La Ngà, Việt Cộng cho “khai thác trắng” - có nghĩa là “triệt hạ rừng” từ vùng Trị An, La Ngà xuống tới Long Khánh: gỗ cho làm ván sàn xuất khẩu, rừng trở thành trơ trụi. Vì vậy, cán bộ có “chỉ tiêu gỗ” bán chui ra ngoài dân chúng, làm giàu rất nhanh. Dân Saigon, trong đó có vợ tôi, qua đó, một thời mua gỗ làm ván sàn xuất khẩu, qua được một mùa đói kém vào những năm 1982, 83. Những tên không có “chỉ tiêu gỗ” bắt những tên có gỗ bán ra, chỉ là tranh ăn mà thôi, chớ có “xây dựng bằng mười ngày nay” như Hồ Chí Minh hứa hẹn đâu ! Người dân đen gánh chịu hậu quả.

Mất gỗ - là mất cả vốn lẫn lời - vợ tôi về nhà nằm dài, nghĩ đến tết, thương con mà chảy nước mắt.

5) - Tôi là người chồng bất tài.

Trưa ba mươi Tết, tôi ghé nhà anh tôi “thắp nhang cho mẹ” và “chúc tết” anh chị tôi. Mẹ tôi thờ ở đây. Tôi không than van gì về khó khăn hiện tại, nhưng anh tôi hiểu rất nhanh về nỗi túng cực của tôi. Khi tôi ra về, anh tôi sai con trai cột vào porte bagage xe đạp của tôi một bao gạo lớn bằng bao cát thời chiến tranh. Loại gạo “hợp tác xã”, nhà anh tôi không ăn : Gạo lẫn nhiều sỏi, cát, trấu và xay không kỹ.

Trên đường về, tôi ghé lại nhà chị tôi. Tôi dựng xe trước cửa hàng nhà chị. Nói chuyện một lúc, trời tối đã lâu, tôi nói với chị : “Đường xa, thôi em về.”

Chị tôi hỏi. (như chiếu lệ vì biết gia cảnh tôi hiện nay):

- “Tết em có mua sắm gì không ?”

- “Không chị à ! Đi tù 7 năm về, tết cũng vậy !”

Chị tôi lại hỏi :

- “Em chở gì sau xe ?”

- “Gạo “hợp tác xã.” Sau một lúc ngần ngừ, tôi nói tiếp : “Nhà anh L. không ăn gạo nầy, cho em đem về ăn.”

Chị tôi không nói. Hình như hàm răng trên của chị tôi cắn nhẹ vào môi dưới ! Chị tôi khóc hay sao ? Bỗng chị ấy ôm tôi, gục đầu lên vai tôi. Tôi nghe tiếng chị nói, nghẹn ngào : “Chị đâu có ngờ em cực đến vậy. Xin cái người ta bỏ đem về ăn.”

Tôi cải chính : “Em không xin. Anh ấy tự cho đó chớ.”

Chị tôi nói, không còn tiếng khóc : “Gạo đó nhà cậu L. dành nấu cho chó ăn đó em. Thời buổi nầy mà nuôi một bầy chó !”

Bây giờ tới phiên tôi : Tôi thấy nghẹn ở cổ.

Tôi vội bước ra cửa, kéo chiếc xe đạp đứng lên, rồi lên xe phóng đi, không nhìn lui để xem thử chị tôi có đứng trông theo hay không !

6) - Chiều mồng một tết, các con tôi đi đâu cả. Có lẽ chúng sang chơi nhà cậu mợ ở phía bên kia chợ Thanh Đa. Chỉ còn tôi và vợ tôi ở nhà !

Nhà tôi không thờ ai để người ngoài có thể biết trên bàn thờ có thắp sáng nhang đèn hay có chưng dưa hấu, thịt mỡ, dưa hành… Giữa nhà chỉ thắp một bóng đèn điện như ngày thường.

Suốt từ sáng tới trưa, nhà không đỏ lửa. Suốt từ tối qua tới giờ, vợ tôi nằm im trong buồng, trừ vài lần vợ tôi vào toilet. Xong, cô ấy lại vào buồng nằm. Tôi biết vợ tôi buồn lắm. Tôi cũng không nói gì. Tôi nể vợ hay tôn trọng sự đau khổ của người mẹ, người vợ thấy mình bất lực.

Chiều lại, tôi mở bao gạo đem về chiều hôm qua, đong ba loon, đổ vào cái thau nhựa, ngồi lượm sỏi, trấu. Vợ tôi đi ngang, nhìn liếc, nhắm bộ không vui, nhưng không nói gì! Lượm gạo xong, tôi nấu cơm. Biết chừng không ăn hết, nhưng tôi cứ nấu cả ba loon; biết đâu các con về, sẽ có gì ăn đỡ đói.

Cơm chín; tôi mở tủ, lấy hũ ruốc Huế ra. Kinh nghiệm bảy năm tù cải tạo dạy cho tôi nhiều việc mà trước kia, tôi chưa từng làm bao giờ: Múc một muỗng ruốc, “tao” với nước trong, gạn lấy nước đổ vào cái chảo nóng - có “tóp” mỡ thì càng tốt - chờ sôi, đổ ra chén, thêm một ít ớt trái, chút đường, ăn với cơm, có rau lang hay rau muống luộc, là món ăn ngon tuyệt của nhà nghèo.

Xong, tôi đi vào buồng, gọi vợ tôi ra cùng ăn với tôi. Vợ tôi trả lời : “Anh ăn đi, em không đói !”

Không đói ! Không phải vậy. Vợ tôi giận anh tôi mấy năm nay ! Sau bị đánh tư sản, gặp hoạn nạn, khó khăn, nhất là sau khi mẹ tôi qua đời, anh chị em cắn đắng nhau. Ai cũng quên câu mẹ tôi thường dạy khi chúng tôi còn nhỏ “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Câu ca dao đơn giản như vậy mà không ai nhớ lời mẹ dạy cả hay sao ?

Biết khó nói gì thêm với vợ, tôi ra bàn, ngồi ăn một mình. Gạo đã dở, mà hình như có thêm vị đắng vì tình cảm anh chị em sứt mẻ. Tôi cố nhai, cố nuốt cho xong chén cơm.

Anh chị em nhà tôi vậy là mắc bẫy Cộng Sản cả đấy. Đánh phá gia đình người miền Nam không phải là mục tiêu của người Cộng Sản Bắc Việt khi tấn công miền Nam để xây dựng “Xã hội xã hội chủ nghĩa” hay sao ? “Cách mạng triệt để” mà ! Trong chế độ mới, làm sao Cộng Sản có thể để tồn tại cái khung cảnh gia đình đầm ấm mà chúng ta từng đọc trong “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”: Cha tôi ngồi đọc báo, mẹ tôi ngồi đan áo, chúng tôi ngồi học bài, v.v… Đó là hình ảnh một gia đình tư sản hay tiểu tư sản, thành phần “giai cấp bóc lột và… phản động” mà Cộng Sản cần triệt hạ !

Khi người chồng đi cải tạo về, ngồi lặt rau muống hay lượm gạo cho vợ con, làm sao họ còn được cái ý chí mạnh mẽ đề kháng hay phục hồi chế độ cũ, một chế độ mà Cộng Sản cho rằng “giai cấp thống trị miền Nam hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi”.

Trong chế độ mới, tôi là người bị “cùi”. Cả triệu người, sau khi được “tha ra khỏi trại cải tạo” đều bị “cùi”. Đó là chính là cái mục đích sau cùng của việc cải tạo. Sức đề kháng hoàn toàn bị triệt tiêu. Nếu cái sức đề kháng đó được phục hồi, nó sẽ có sức mạnh gấp trăm lần trước kia, vì nó được tăng thêm sức mạnh bởi lòng hận thù.

Tôi cảm nhận một cách rõ ràng sự tan vỡ của gia đình tôi, bởi những đòn đánh chí tử vào cái bao tử của từng người, từng gia đình miền Nam.

Ba mươi tháng Tư, sau khi đất nước bị Cộng Sản đánh tan tành, tới phiên người miền Nam lần lượt vào trại cải tạo. Họ bắt đầu một sự tan vỡ mới : Tan vỡ gia đình. Khi họ được “tha ra khỏi trại cải tạo” thì mọi sự đã thay đổi, gia đình tan vỡ, ít ra là về mặt tinh thần.

Rõ ràng “Mất đất nước, mất tất cả.”

7) - Uống nước xong, tôi vào buồng nằm phía sau lưng vợ tôi. Cô ấy nằm quay mặt vào tường. Tôi đưa tay bỏ lên ngang hông vợ, sờ thấy cái bụng vợ tôi lép kẹp. Hai hôm nay, cô ấy không ăn gì. Có lẽ cô ấy buồn, như câu mẹ tôi thường nói ngày xưa vậy : “Tết nhứt mà cái bếp lạnh tanh.”

Tôi rụt tay lui, rồi đưa mắt nhìn qua khe hở của hai cánh cửa sổ. Ngoài kia, trời tối lúc nào mà tôi không hay. Trời mùa Đông mau tối. Giữa bầu trời đen, lấp lánh xa xa nhiều vì sao, làm tôi nhớ một ý văn tôi đã đọc hồi còn đi học. “Mỗi người đi về huyệt mã đều mang một chuỗi hột sao, kết tinh bằng những giọt nước mắt từ nơi mẹ, và chấm dứt bằng những giọt nước mắt nhỏ trên ván quan tài. Giữa lúc thoát thai và giờ quá vãng, đời người đếm biết bao nhiêu giọt mồ hôi và nước mắt. Mồ hôi và nước mắt biểu hiện cho lao khổ và thương đau, nhưng cũng biểu hiện cho sức sống. Con người không đổ mồ hôi và nước mắt trong đời mình là con người bằng gỗ, chất gỗ mất lần nhựa sống, tan rã lần vì mục nát, người đó có cũng như không.” (2)

Tôi lại đưa tay gác lên ngang hông vợ. Cô ấy vẫn nằm im. Tôi lại nhìn qua khung cửa. Những vì sao vẫn lấp như nó đã lấp lánh từ cả mấy ngàn năm trước. Có phải nỗi khổ của con người cũng đã có từ ngàn xưa… và cả ngàn năm sau nầy nữa. Nhưng, như đoạn văn trích dẫn trên, nó là biểu hiện cho sức sống của con người, mà tác giả muốn nhắc nhở chúng ta về ý hương tích cực với cuộc sống. Cũng nhờ cái ý hướng tích cực đó, những người tù cải tạo phải gánh chịu bao nhiêu gian khổ trong tù để được về với gia đình, trong khi gia đình đang tan rã lần vì sự tàn ác và mục rửa của chế độ.

Rồi tôi cảm nhận một cách rõ ràng sự bất lực của chính tôi và cái ý hướng tích cực với cuộc sống đã bị hao mòn lần hồi. Sự bất lực của chính tôi làm tôi thêm thương vợ và các con, một tình thương chân thật và sâu sắc từ trước khi tôi cưới cô ấy, cũng như trước khi các con tôi lần lượt chào đời.


hoànglonghải

_______________

Chú thích :

(1) - Mạnh mẫu dời nhà (Cổ học tinh hoa - Liệt nữ truyện)
Thầy Mạnh Tử, thuở nhỏ, nhà ở gần bãi tha ma. Thấy người ta đào, chôn, lăn khóc, về nhà cũng bắt chước đào, chôn, lăn khóc. Bà mẹ thấy thế nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Rồi, dọn nhà ra gần chợ.
Thầy Mạnh Tử ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo, về nhà cũng bắt chước buôn bán điên đảo. Bà mẹ thấy thế lại nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Bèn, dọn nhà đến ở cạnh trường học.
Thầy Mạnh Tử ở gần trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, sách vở. Bây giờ bà mẹ mới vui lòng, nói : “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.

(2) - “Mùa sao”. Lưu Nghi.

TƯỜNG AN * SỐ PHẬN CÁC THUYỀN NHÂN KHI TRỞ VỀ VIÊT NAM

  SỐ PHẬN CÁC THUYỀN NHÂN KHI TRỞ VỀ VIÊT NAM 

 Tường An, thông tín viên RFA

2013-11-20
 
Cảnh sát Indonesia canh gác những thuyền nhân người Pakistan và Afghanistan đang trên đường đến đảo Christmas hôm 09/10/2012, ảnh minh họa.
AFP photo


Thông tin từ Viet Boat People (VietBP) cho biết đã có hơn 80 thuyền nhân Việt Nam tại Úc  bị cưỡng ép và trục xuất về Việt Nam trong thời gian qua. Tình trạng của những thuyền nhân này ra sao khi họ về đến Việt Nam?
Để ngăn ngừa làn sóng tị nạn của thuyền nhân ngày một đông đến Úc châu. Bắt đầu từ ngày 19/7 Chính phủ Úc thực hiện chính sách siết chặt vấn đề định cư của thuyền nhân đến Úc. Cụ thể tháng 10 vừa qua, đã có hai đợt thuyền nhân Việt Nam bị trục xuất, tổng cộng đã có 30 thuyền nhân  bị trả về Việt Nam. Đợt 1 có 2 người bị trả về ngày 2 tháng 10. Đợt 2 gồm có 28 người bị trục xuất ngày 23 tháng 10.  Số phận của những người này ra sao?
Chúng tôi liên lạc về Việt Nam và một thuyền nhân, tạm gọi là anh Minh, là 1 trong 28 thuyền nhân bị cưỡng chế về Việt Nam cho biết ngay khi về đến Việt Nam anh đã bị công an cửa khẩu bắt nhốt hơn 10 ngày để điều tra, ở đó anh bị đánh và đối xử rất tồi tệ. Anh Minh cho biết:
“Họ điều tra, họ hỏi sao bỏ Việt Nam mà đi, họ hỏi em đi như vậy có giấy tờ hay không ? Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu. Họ đối xử rất là tệ, ăn rất là khổ, họ cho ăn gì thì ăn cái đó thôi, còn thua cho chó ăn nữa.”

Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu.
- Anh Minh
Anh Minh rời Việt Nam cùng với 84 thuyền nhân khác, sau 14 ngày lênh đênh trên biển, được tàu Úc vớt vào đảo Christmas, sau đó họ về trại Darwin, sau 3 tháng ở trại Darwin, anh bị đưa về trại Yongah Hill , ở đây chưa được 1 ngày thì bộ Di Trú bắt anh cùng 27 người khác nhốt vào một căn phòng và sau đó đưa lên máy bay về Việt Nam, anh kể lại:
“Họ nhốt trong phòng 28 người họ không cho đi đâu hết. Họ nhốt trong phòng 28 người rất ngột ngạt, họ không cho nói luôn. Họ đọc tên, họ đọc danh sách những người bị trục xuất về Việt Nam . Họ đưa ra máy bay họ đưa về Việt Nam luôn.”
Anh Minh cho biết bộ Di trú Úc nói với họ rằng nếu ký giấy tự nguyện hồi hương thì họ sẽ bảo đảm về Việt Nam an toàn, còn nếu không ký thì họ sẽ không chịu trách nhiệm cho các thuyền nhân khi về đến Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người ký giấy tự nguyện hồi hương, về đến Việt Nam họ vẫn bị công an bắt giữ nhiều ngày để hỏi cung và nhiều trường hợp đã xảy ra bạo hành trong quá trình hỏi cung. Anh Minh là một trong những người đã ký giấy tự nguyện hồi hương, nhưng anh vẫn không được bảo đảm an toàn. Qua 10 ngày bị nhốt điều tra, sức khoẻ anh Minh  rất yếu, anh phải vào nước biển trong khi trả lời chúng tôi. Và cho tới hôm nay, những người bạn của anh vẫn còn bị giam giữ trong đồn công an.
Người đi cùng chuyến tàu 84 người với anh Minh là anh Trần Quang Hiếu. Anh Hiếu cũng ký giấy tự nguyện hồi hương và bị trả về cùng lượt với anh Minh ngày 23 tháng 10, tuy nhiên cho tới hôm nay anh Hiếu vẫn còn bị giữ tại đồn công an Phước Cơ. Gia đình không được gặp mặt. Chị Minh, Mẹ của anh Hiếu, cho biết khi anh Hiếu về đến phi trường, họ chỉ đem anh về nhà khoảng 15 phút để làm biên bản, sau đó đem anh lên thẳng đồn công an Phước Cơ nhốt cho đến bây giờ. Gia đình không biết được tình trạng của anh Trần Quang Hiếu ra sao trong đồn công an. Mẹ anh Hiếu than thở:
“Coi như là mình không được vô trong đó thăm, chỉ gửi cơm thôi. Từ lúc cháu vô đây tới giờ là gửi cơm được 2 lần con không gặp mặt cháu. Họ không cho gặp cháu đâu. Tôi có hỏi, xin cho gặp cháu chừng 5 phút mà cũng không được. Họ nói cán bộ trong trại không gặp được nữa làm gì mà gia đình gặp được. Tôi cũng nóng lòng gặp con xem như thế nào mà họ không cho. Gia đình rất nóng ruột mà không biết làm sao. Bây giờ ngồi đây mong chờ con thôi chứ không biết làm sao để giúp con được để mà con về. Gia đình hoàn cảnh cũng khó khăn lắm, tiền bạc cũng không có, tôi ngồi đây chỉ khóc với chờ con thôi.”
Trong số những người bị trục xuất có hai anh em Thông và Hoàng , hai thuyền nhân này bị trục xuất đợt 1, họ về Việt Nam ngày 2 tháng 10. Sau khi về Việt Nam, họ chỉ bị giữ tại đồn công an điều tra 1 ngày, sau đó thì được thả về nhà, anh Thông cho biết lý do điều tra của công an:
“Riêng con thì không có rắc rối, công an nó kêu lên nó hỏi này kia thôi. Họ hỏi biết ai là người tổ chức không ? Họ muốn biết người tổ chức đi nhưng con không biết ai là người tổ chức đi nên họ cũng không hỏi gì thêm.”
Đối tượng bị trục xuất về Việt Nam thuộc nhiều diện khác nhau: đó là những người bị trả hồ sơ, không qua vòng 1, những có người đã qua vòng 1 cũng vẫn bị cưỡng bức hồi hương. Có những người chưa hề được xét hồ sơ cũng vẫn bị trục xuất. Nói chung việc trục xuất hầu như không dựa theo một tiêu chuẩn nào nhất định. Hai anh em Thông và Hoàng đang xét vòng 1, bộ di trú đòi hai anh em phải bổ túc hồ sơ, nhưng chưa bổ túc hồ sơ thì họ bị bộ di trú gọi lên, bắt nhốt riêng và sau đó đưa lên máy bay về Việt Nam , không thông báo trước. Anh Thông nói hai anh em Thông và tất cả 28 người về cùng chuyến với Minh đều bị xử dụng hình thức đánh lừa và  bắt cóc này để tránh các sự phản kháng có thể xảy ra như biểu tình, tự vận…v.v…anh Thông kể lại:
“Họ nói là con không được chấp nhận ở lại Úc thì họ ép con về. Có giấy mời hai anh em con xuống, giấy mời là 2 tiếng đồng hồ , giấy đó là kêu xuống nhận đồ. Tụi con xuống 2 tiếng đồng hồ sau họ nhốt con với em con, đến 2 giờ sáng thì họ bắt con với em con về. 28 người kia là cũng bị bắt cóc về đó .”
Khi được tàu Úc vớt, hai anh em anh Thông và Hoàng được đưa vào đảo Christmas, rồi đưa vào đất liền ở trại Darwin, sau đó chuyển đến trại Yongah Hill được 3 tháng thì họ bị công an xuất nhập cảnh CP A18 gọi lên điều tra và sau đó 2 tháng thì họ bị cưỡng bức về Việt Nam. Sau 14 ngày lênh đênh trên biển và hàng tháng trời chuyển từ trại này sang trại khác với một tâm trạng hoang mang, bất ổn. Cuối cùng hai anh em Thông và Hoàng cũng bị trục xuất trở về nơi chốn họ đã bỏ đi trong tâm trạng buồn chán, não nề. Ngoài nỗi buồn tiền mất, tật mang, Họ lại mang thêm nỗi xấu hổ với hàng xóm láng giềng, không dám gặp ai, người em tên Hoàng thì đã bỏ đi mất tích vì không muốn gặp người quen.  Anh Thông tâm sự:
Riêng con thì không có rắc rối, công an nó kêu lên nó hỏi này kia thôi. Họ hỏi biết ai là người tổ chức không ? Họ muốn biết người tổ chức đi nhưng con không biết ai là người tổ chức đi nên họ cũng không hỏi gì thêm.
- Anh Thông
“Bị trả về thì hai anh em con cũng buồn lắm. Nói chung cũng thao thức, cũng lo sợ về bên này thì công an nó đánh đập. Tụi con muốn sống chết trên biển để kiếm cuộc sống mới mà qua bên đó nước Úc nó trả tụi con về. ..Con rất là buồn!...Về đây vì xấu hổ nên em con nó trốn đi đâu con cũng không biết nữa, bây giờ nó trốn đi mất tích rồi, nó về được 1 ngày rồi nó đi luôn. Nó đi đâu bây giờ liên lạc cũng không được. Còn con bây giờ cũng không biết làm gì, ra xã hội thì họ coi thường tụi con lắm. Bây giờ về thì họ nói này, nói kia, họ nói ra đi không được cái gì hết, mất tiền mất bạc rồi không được cái gì hết. Nhiều lúc con cũng không muốn chạm mặt người ta nữa, nên người ta cũng khinh thường tụi con lắm.”
 
Hàng trăm người tị nạn bị chết đuối mỗi năm trong các cuộc hành trình nguy hiểm trên những chiếc thuyền mỏng manh và quá tải đến Australia.
Ngày 19/7, cựu Thủ tướng Úc Kevin Ruud đã ra quyết định: “Kể từ nay, bất kỳ thuyền nhân nào đến Úc để xin tỵ nạn sẽ không được tiếp nhận định cư ở Úc nữa.”
Đương kim Thủ Tướng Tony Abbott cho biết là sẽ tiếp tục chính sách siết chặt để giải quyết vấn đề thuyền nhân trong vòng 3 năm tới đây. Luật sư Phạm Việt Dũng, phát ngôn nhân của VietBP cho biết:
“Chính phủ Úc thì có chính sách từ ngày 19/7/2013 sẽ vĩnh viễn không được định cư đến Úc nếu mà họ đến bắng tàu. Nếu mà đủ tư cách tị nạn thì họ sẽ định cư tại đảo Papua New Guinea (PNG) Đối với những thuyền nhân đến trước ngày đó cũng sẽ không bao giờ được định cư tại Úc mà chỉ được quyền tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm. Trong vòng 3 năm tạm trú này, họ không được quyền bảo lãnh gia đình của họ cũng như không thể xin ở lại qua bất cứ một diện chiếu khán nào khác.Những người thuyền nhân mặc dù đủ tư cách tị nạn cũng sẽ vĩnh viễn không được định cư tại Úc. Họ chỉ được tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm mà thôi.”
Mặc dù chính phủ Úc đã có chính sách quyết liệt như thế hầu ngăn trở làn sóng thuyền nhân tiếp tục đến Úc, nhưng anh Minh vẫn còn có nguyện vọng:
“Em rất là muốn được quay trở lại bên đó.”
Anh Thông cũng nuôi hy vọng:
“Con cũng muốn có cơ hội gì qua bên đó, con cũng muốn thoát khỏi nơi đây lắm.”
Người ta nhớ lại làn sóng thuyền nhân sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Một thời, họ cũng đã từng bị kết tội là kẻ phản quốc. Nay những thuyền nhân ngày ấy đã trở lại quê hương trong vòng tay đón chào của nhà nước. Lịch sử thuyền nhân lập lại sau 38 năm, nhưng số phận của các thuyền nhân hôm nay vẫn còn quá bấp bênh như con thuyền của họ trên sóng nước đại dương.
Tường An, thông tín viên RFA
20-11-2013

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fate-asylum-seeker-wh-return-vn-11202013120540.html

 

KẾ HOACH CHIẾN TRANH CỦA MỸ VỚI TRUNG CỘNG VÀ NGA

Quân đội Mỹ hé lộ kế hoạch chiến tranh mới với TQ, Nga

Mỹ xác định có thể mở ra hai chiến tuyến với Trung Quốc và Nga. Trong đó, phương thức xảy ra xung đột với quân đội Trung Quốc rất có thể là giao chiến trên biển và trên không ở biển Hoa Đông, Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Sau khi Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới, dựa trên tinh thần của văn kiện này, các loại kế hoạch và biện pháp cũng bắt đầu được thực hiện. Với tính chất là các hành động cụ thể ứng phó với Trung Quốc và Nga - những "đối thủ cạnh tranh chiến lược", quân đội và Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu bắt tay tái điều chỉnh cơ cấu quân đội và xây dựng kế hoạch tác chiến nhằm vào hai nước Trung Quốc và Nga.
Do trước đây quân đội Mỹ luôn sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, đồng thời bị kiềm chế bởi các nhân tố như trần ngân sách và sự chỉ đạo chiến lược phát triển không rõ ràng thời kỳ Barack Obama. Điều đó làm cho kế hoạch tác chiến, phương pháp tác chiến và cơ cấu biên chế quân đội hiện nay của quân đội Mỹ đều khó có thể đáp ứng nhu cầu đối đầu với Trung Quốc và Nga.
Trong khi đó, những năm gần đây, Trung Quốc và Nga đã đạt được tiến bộ rõ rệt về phát triển khả năng tác chiến mới nhằm triệt tiêu ưu thế công nghệ quân sự của Mỹ.
Trong tình hình này, xây dựng kế hoạch tác chiến mới và nghiên cứu phương pháp tác chiếm giúp cho quân đội Mỹ giành lại địa vị ưu thế đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của quân đội Mỹ hiện nay.
Theo tờ Defence News Mỹ, phó chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, thượng tướng không quân Paul Selva gần đây cho rằng cạnh tranh nước lớn đã "quay trở lại". Để thích ứng với sự thay đổi này, chiến lược an ninh và quốc phòng của Mỹ sẽ lấy triển khai cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga làm trọng điểm.
Paul Selva cho biết đây là vấn đề "chúng ta (Mỹ) cần ý thức được từ 10 năm trước". Trong 10 năm qua, Mỹ đã nhìn thấy một quá trình "trỗi dậy của Trung Quốc" và "mở rộng của cải và ảnh hưởng" của Nga ở đại lục Âu - Á.
Thượng tướng không quân Paul Selva, phó chủ tịch Hội đồng tham mưu  trưởng Liên quân Mỹ. Ảnh; The Australian.Thượng tướng không quân Paul Selva, phó chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Ảnh; The Australian.
Trong khi đó, chiến lược quốc phòng mới của Mỹ cho rằng tình hình này yêu cầu quân đội Mỹ sẽ có thể đồng thời ứng phó với hai nước Trung Quốc và Nga trong tương lai. Nói cách khác, đã đưa ra khả năng quân đội Mỹ đối mặt với tác chiến trên hai chiến tuyến trong tương lai.
Như vậy, quân đội Mỹ đang nghĩ như thế nào về hình thái tác chiến trên hai chiến tuyến có khả năng xuất hiện trong tương lai? Mặc dù hiện nay kế hoạch tác chiến mới của quân đội Mỹ vẫn chưa thành hình, nhưng tướng lĩnh cấp cao quân đội Mỹ đã đưa ra một số manh mối trong kế hoạch của quân đội Mỹ.
Theo tờ The Times Anh, tướng Paul Selva cho biết xây dựng năng lực quân sự đồng thời tác chiến với Trung Quốc và Nga sẽ liên quan đến rất nhiều nguồn lực quân sự.
Đồng thời, do môi trường chiến trường có thể nổ ra xung đột với Trung Quốc và Nga tồn tại khác biệt, vì vậy ngoài một phần lực lượng tác chiến có thể đồng thời tiến hành ứng phó với Trung Quốc và Nga, quân đội Mỹ còn phải lần lượt “tùy chỉnh” kế hoạch tác chiến và đầu tư nguồn lực tương ứng nhằm vào Trung Quốc và Nga.
Trong ý tưởng hiện nay của quân đội Mỹ, phương thức xảy ra xung đột với quân đội Trung Quốc rất có thể là giao chiến trên biển hoặc tấn công đường không. Mặc dù điều này hoàn toàn không có nghĩa là lực lượng tác chiến của lục quân và thủy quân lục chiến có thể đứng ngoài, nhưng đối với quân đội Mỹ, lực lượng mặt đất sẽ trở thành lực lượng mang tính chi viện trong giao chiến trên biển, trên không tiềm tàng với Trung Quốc.
Trong khi đó, khu vực có khả năng nổ ra xung đột nhất giữa Mỹ và Nga là đại lục châu Âu, vì vậy phương thức xảy ra giao chiến giữa Mỹ và Nga rất có thể là lấy tác chiến mặt đất và trên không làm chính. Đồng thời thông qua tuyến đường vận chuyển trên biển triển khai lực lượng quân Mỹ đến khu vực xảy ra xung đột với Nga.
Nhìn vào những ý tưởng nêu trên của Mỹ, địa điểm nổ ra xung đột tiềm tàng giữa Trung - Mỹ rõ ràng sẽ là các vùng biển ở Tây Thái Bình Dương cho đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ khi chính quyền Obama thúc đẩy thực hiện chiến lược "tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương" đến nay, phương hướng biển Hoa Đông và Biển Đông luôn là khu vực mà quân đội Mỹ muốn tăng cường hiện diện quân sự.
Cụm tấn công hai tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ trên vùng biển Philippines. Ảnh: The Japan Times.
Cụm tấn công hai tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ trên vùng biển Philippines. Ảnh: The Japan Times.
Đồng thời, cam kết phòng thủ của Mỹ đối với các đồng mình tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở các khu vực nói trên cũng đã tăng mạnh rủi ro làm cho quân đội Mỹ bị lôi kéo vào các cuộc xung đột với Trung Quốc ở những khu vực này. Ngoài ra, khu vực eo biển Đài Loan cũng là khu vực có thể nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong khi đó, nhìn vào thông tin công khai trên báo chí và những đánh giá của Mỹ đối với loạt diễn tập "Phương Tây" của Nga, ngòi nổ xung đột giữa Mỹ - Nga có thể là hành động tấn công và thâm nhập của Nga ở các nước Đông Âu như Ukraine, Ba Lan và các nước Baltic.
Quân đội Mỹ nhận định, quân đội Nga có thể tận dụng cơ hội các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng chính trị hoặc an ninh, phát động tập kích mặt đất kiểu "chiến tranh chớp nhoáng" đối với các nước láng giềng Đông Âu, đồng thời sử dụng các thủ đoạn như tấn công mạng, tìm cách làm cho lực lượng vũ trang của nước bị tấn công mất đi khả năng tác chiến trong thời gian ngắn.
Nhiệm vụ của quân đội Mỹ hiện nay là ngăn chặn các "hành động xâm lược" của quân đội Nga trong khuôn khổ NATO, đồng thời nhanh chóng tiếp viện cho lực lượng triển khai trên tuyến đầu để tiến hành đáp trả đối với quân đội Nga.
Sau khi đề xuất phương thức tiềm tàng xảy ra xung đột với Trung Quốc và Nga trong tương lai, quân đội Mỹ cũng đã đưa ra quan điểm xây dựng lực lượng tác chiến để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến nêu trên.
Cụm tấn công tàu sân bay USS Nimitz trên Biển Đông. Ảnh: Business Insider.
Cụm tấn công tàu sân bay USS Nimitz trên Biển Đông. Ảnh: Business Insider.
Báo chí Anh cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ bổ nhiệm một tướng lĩnh cấp cao để phối hợp thống nhất các lực lượng tác chiến đối kháng với quân đội Nga hoặc Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh thông thường.
Huấn luyện tác chiến của quân đội Mỹ cũng sẽ từ hành động tác chiến chống khủng bố trước đây chuyển đổi sang ứng phó với các hành động tác chiến thông thường.
Trong khi đó, căn cứ vào mục tiêu xây dựng quân đội trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, trong tương lai, quân đội Mỹ sẽ ra sức đầu tư cho hệ thống chỉ huy, kiểm soát hiện đại, tăng cường năng lực do thám và giám sát, kiểm soát trạng thái chiến trường, đồng thời tập trung phát triển các lực lượng tác chiến chất lượng mới như hệ thống phòng thủ tên lửa, vũ khí năng lượng định hướng, các trang bị tác chiến thông minh nhân tạo và không người lái.
Đồng thời, quân đội Mỹ sẽ còn tiếp tục tích hợp các lực lượng tác chiến hiện có, nâng cao năng lực tác chiến hiệp đồng và tấn công liên hợp, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, sử dụng các nguồn lực quân sự có hạn để thực hiện hết khả năng nhiều nhiệm vụ.
Nhìn vào tình hình nêu trên, tư tưởng xây dựng của quân đội Mỹ trong tương lai tập trung vào các trọng điểm như đối kháng thông thường, sẵn sàng chiến đấu và các năng lực tác chiến chất lượng mới.
Dưới sự chỉ đạo của chiến lược và kế hoạch quân sự mới, quân đội Mỹ một mặt quay lại với "truyền thống", tăng cường lực khả năng ứng phó với tác chiến thông thường cường độ cao của lực lượng hiện có nhằm thoát khỏi tình cảnh khó khăn, lâu dài trong huấn luyện tác chiến chống nổi dậy; một mặt tìm cách thông qua phát triển lực lượng tác chiến chất lượng mới có ưu thế công nghệ tương đối lớn của Mỹ, sử dụng các trang bị công nghệ cao triệt tiêu năng lực tác chiến truyền thống của quân đội Trung Quốc và Nga, đồng thời "áp chế" Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ba cụm tấn công tàu sân bay Mỹ gồm USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ở khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 12/11/2017. Ảnh: Newsweek.
Ba cụm tấn công tàu sân bay Mỹ gồm USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ở khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 12/11/2017. Ảnh: Newsweek.
Mặc dù quân đội Mỹ đã phác thảo ra kế hoạch tương đối rõ ràng về mô hình tác chiến và xây dựng lực lượng trong tương lai, nhưng muốn thực hiện được các mục tiêu nêu trên, quân đội Mỹ còn đang đối mặt với một số khó khăn và trở ngại.
Nhân tố chính ảnh hưởng đến thực hiện ý tưởng tác chiến của quân đội Mỹ chính là vấn đề ngân sách chi phối quân đội Mỹ trong nhiều năm. Bất kể mở rộng quy mô quân đội, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu hay phát triển các trang bị công nghệ cao và hệ thống tác chiến hiện đại để đối đầu với Trung Quốc và Nga, đều cần phải đầu tư kinh phí quân sự rất lớn và ổn định.
Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ nhấn mạnh, chỉ có bảo đảm ngân sách quốc phòng tăng trưởng liên tục và có thể biết trước thì mới có thể bảo đảm thực hiện các mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, chính giới Mỹ tồn tại tranh cãi phổ biến về mở rộng ngân sách quân sự, quy mô lực lượng tác chiến của các quân chủng quân đội Mỹ không đủ, chương trình phát triển các loại trang bị cần có nguồn vốn lớn để nghiên cứu phát triển và chế tạo - những điều này đều làm cho việc đáp ứng mục tiêu ngân sách gặp khó khăn.
Ngoài ra, mặc dù quy hoạch phát triển của chiến lược quốc phòng Mỹ có thể được thực hiện, nhưng việc khôi phục và phát triển sức mạnh quân sự của quân đội Mỹ cũng phải đến năm 2023 mới có thể thực hiện được.
Trong khi đó, những biến số về chiến lược, quan hệ quốc tế và cấp độ công nghệ quân sự có thể xảy ra trong thời kỳ này đều có thể làm cho quy hoạch hiện nay bị phá sản.
Ngày 5/2/2018, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tina Kaidanow kêu gọi ASEAN đoàn kết trước Trung Quốc. Ảnh: VOA.
Ngày 5/2/2018, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tina Kaidanow kêu gọi ASEAN đoàn kết trước Trung Quốc. Ảnh: VOA.
Trên phương diện môi trường chiến trường và hình thái tác chiến theo ý tưởng của quy hoạch, kế hoạch hiện nay của quân đội Mỹ cũng tồn tại một số hạn chế. Mặc dù quân đội Mỹ cấp bách thoát khỏi huấn luyện tác chiến chống khủng bố, nhưng trong tương lai không xa, những thách thức của tác chiến chống nổi dậy của quân đội Mỹ vẫn nghiêm trọng.
Các hành động tấn công khủng bố ở Afghanistan, tấn công lực lượng IS tàn dư ở Iraq và Syria, các hành động tác chiến triển khai ở châu Phi của quân đội Mỹ đều đang thách thức trình độ tác chiến chống nổi dậy của quân đội Mỹ.
Trong khi đó, "chiến tranh hỗn hợp" của quân đội Nga được quân đội Mỹ bắt đầu quan tâm gần đây cũng là hành động tác chiến phi thông thường mà quân đội Mỹ có thể đối mặt trong tương lai.
Sự chi phối của các cuộc chiến hiện có nêu trên cũng sẽ tiêu tốn các nguồn lực chuyển đổi của quân đội Mỹ. Đồng thời, nội bộ quân đội Mỹ đã có tướng lĩnh ý thức được rằng quân đội Trung Quốc và Nga rất có thể sẽ không tác chiến theo phương thức quân đội Mỹ tưởng tượng, mà là tìm kiếm các kênh phát huy ưu thế của mình để triệt tiêu sức mạnh của quân đội Mỹ.
Vì vậy, quân đội Mỹ tập trung vào kế hoạch tương lai “đồng thời đối kháng với quân đội hai nước Trung Quốc và Nga” e rằng còn đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

TẬP CẬN BÌNH VÀ PHÁP LUÂN CÔNG

Ông Tập Cận Bình đang xử lý các đối tượng đàn áp Pháp Luân Công?

Ngày 25/4 hàng năm là một trong những “ngày nhạy cảm” của chính quyền Trung Quốc. Ngày này vào năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hảivà bị quy kết là ‘bao vây’ trung tâm chính trị của Bắc Kinh.

Trước ngày kỷ niệm “Sự kiện 25.4” năm nay, ông Tập Cận Bình đã có những động thái quan trọng đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan sự kiện này: vấn đề khiếu nại, vấn đề tôn giáo, vấn đề chính trị và pháp luật. Có phân tích cho rằng, những động thái của ông Tập Cận Bình nhằm ám chỉ lãnh đạo đương nhiệm đang đặc biệt chú ý việc xử lý các đối tượng đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 25/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin, ông Tập Cận Bình nhắc lại “5 yêu cầu cứng” đối với các quan chức trong hệ thống chính pháp. Một ngày trước, nhiều quan chức trong hệ thống này đã bị xử lý. Trước đó, ngày 21/4 và 23/4, Tân Hoa xã lần lượt đưa tin, ông Tập Cận Bình đã có buổi nói chuyện về vấn đề tôn giáo và vấn đề khiếu nại tố cáo.
Ông Tập Cận Bình “tấn công” hệ thống chính pháp trước ngày kỷ niệm “Sự kiện 25.4” của Pháp Luân Công
Ngày 25/4 vừa qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, ông Tập Cận Bình vừa có chỉ thị về vấn đề điều chỉnh công tác cán bộ trong hệ thống Chính pháp Trung Quốc và yêu cầu toàn bộ quan chức trong hệ thống phải học tập quán triệt. Trong buổi chỉ đạo thị uy của ông Tập Cận Bình có mặt toàn bộ các quan chức đứng đầu: Bộ trưởng Công an Quách Thanh Côn, Chánh án Tòa án Tối cao Trường Chu Cường, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Tào Kiến Minh.
Như vậy, ngày ông Tập Cận Bình “chỉnh đốn đội ngũ chính pháp” vừa trùng ngày Pháp Luân Công kỷ niệm 17 năm sự kiện kháng nghị ôn hòa 25/4/1999 (“Sự kiện 25.4”). “Sự kiện 25.4” là do ông La Cán (Bí thư Ban Chính pháp) chỉ đạo hệ thống Chính pháp Trung Quốc gây ra, mục đích để vu khống cho học viên Pháp Luân Công “vây đánh Trung Nam Hải”, từ đó lấy cớ để đàn áp Pháp Luân Công.
Một phương diện khác, trước ngày kỷ niệm 25.4, nhiều quan chức trong hệ thống Chính pháp đã bị ông Tập Cận Bình đưa ra xử lý, chỉ trong ngày 24/4 đã có 4 quan chức bị xử lý. Đây là hệ thống mà ông Giang Trạch Dân thao túng để phục vụ hoạt động bức hại Pháp Luân Công, sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền đã thực hiện kế hoạch thanh trừng mạnh tay đối với hệ thống này, nhiều quan to bị xử lý, đặc biệt chú ý nhất là Chu Vĩnh Khang.
Ông Tập Cận Bình nói về vấn đề tôn giáo trong ngày cảnh sát Thiên Tân bắt học viên Pháp Luân Công 17 năm trước
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “Sự kiện 25.4” là vì công an thành phố Thiên Tân huy động 300 cảnh sát chống kháng nghị vây bắt học viên Pháp Luân Công trong ngày 23 và 24/4/1999. Những học viên Pháp Luân Công này bị bắt vì phản đối một bài viết bôi nhọ Pháp Luân Công đăng trên một tạp chí. Bài viết này do ông Hà Tác Hưu, thân tín của ông La Cán viết ra, ám chỉ Pháp Luân Công có màu sắc tôn giáo, cho rằng Pháp Luân Công sẽ làm “mất nước”.
Sau “Sự kiện 25.4”, ông Giang Trạch Dân lấy chuyện “mất Đảng mất nước” làm lý do để đàn áp Pháp Luân Công, bỏ ngoài tai ý kiến của 6 lãnh đạo cấp cao khác trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Theo thông tin, ngày 22 và 23/4 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã dẫn đầu 5 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (thiếu ông Trương Cao Lệ) đi dự Hội nghị Công tác Tôn giáo toàn quốc. Trong phát biểu, nhà lãnh đạo này yêu cầu “nâng cao toàn diện trình độ công tác tôn giáo”, “làm tốt công tác tổ chức đoàn kết đồng bào tôn giáo”.
Nói về vấn đề khiếu nại tố cáo trước ngày kỷ niệm “Sự kiện 25.4”
Một động thái tương tự, trong ngày 21/4, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã có động thái đối với công tác khiếu nại, theo đó ông Tập Cận Bình yêu cầu “xử lý thỏa đáng quyền lợi hợp pháp cho người dân”, còn ông Lý Khắc Cường thì nhấn mạnh “cố gắng hóa giải mâu thuẫn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhân dân”. Ở đây, giới quan sát đặc biệt chú ý về thời điểm hành động của hai nhà lãnh đạo này.
Một trong những lý do khác trong “Sự kiện 25.4” làm cả thế giới chú ý là thái độ của ông Thủ tướng đương nhiệm khi đó là Chu Dung Cơ đối với các học viên Pháp Luân Công. Trong quá trình xử lý sự kiện, ông Chu Dung Cơ đã mời đại diện học viên Pháp Luân Công vào Trung Nam Hải để kể lại tình hình. Nhưng đến chiều ngày 25/4/1999, sau khi ông Giang Trạch Dân ngồi xe chống đạn quan sát tình hình đã hạ quyết tâm đàn áp Pháp Luân Công.
Có bình luận cho rằng, nếu nghĩ động thái của ông Tập Cận Bình trong vấn đề khiếu nại tố cáo trước ngày kỷ niệm “Sự kiện 25.4” là ngẫu nhiên, vậy thì đối với vấn đề tôn giáo và vấn đề “chỉnh đốn đội ngũ chính trị và pháp luật” rất khó dùng từ “ngẫu nhiên” để lý giải. Những động thái này nhằm ám chỉ, lãnh đạo đương nhiệm đang đặc biệt chú ý xử lý những đối tượng tham gia đàn áp Pháp Luân Công.

PHƯƠNG TRẠCH * LỜI SÁM HỐI HAYLỜI DỐI TR Á ?

LỜI SÁM HỐI HAYLỜI DỐI TR Á ?

  PHƯƠNG TRẠCH *

Phương Trạch (Danlambao) - Hôm 10/02/2018, trên trang cá nhân của nhà văn Nguyễn Quang Lập, có đăng lá thư “sám hối” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, với tựa đề: “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”.
Trong thư, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) viết: “Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.

Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968”…
Qua lá thư, HPNT công nhận 2 sai lầm, đó là “nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình,” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc”.
Sai lầm thứ 2 là HPNT là “đã nhận vơ thành tích mà ông chỉ nghe qua lời kể của người khác làm công trạng của mình trong vụ thảm sát này. Ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng”.
Và bây giờ ông ấy “xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi”(1).
Khi mới đọc qua lá thư, với những lời lẽ nghe có vẻ thống thiết như thế, người ta rất dễ hiểu lầm, là ông ấy đã đưa trời, phật ra chứng giám và biết sám hối. Vậy có thể là những lời thành thật, và HPNT không dính líu đến vụ thảm sát này.
Nhưng hãy bình tĩnh đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy đây là một âm mưu của kẻ chối tội, và đầy những lời dối trá.
Đến tận phút cuối cùng, HPNT vẫn tiếp tục che đậy tội ác của mình và đồng bọn đối với đồng bào Huế bằng một lá thư được viết với ngôn từ khôn khéo, khiến nhiều người hiểu lầm. HPNT trước sau vẫn đổ lỗi cuộc thảm sát này là do “quân nổi dây”, chứ không phải do chủ trương của đảng CSVN, cho thấy bản chất của những tay đồ tể cộng sản là không bao giờ thay đổi.
Do đó, đừng trông mong vào sự thừa nhận và hối lỗi về cuộc thảm sát Mậu Thân từ nhà cầm quyền này trong tương lai.
Nên biết, để chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân, đảng CSVN đã chuẩn bị trước đó cả năm trời. Nào là điều quân, ém quân, vận chuyển xe cộ, vũ khí đạn dược và lương thực… vào các vị trí tập kết.
Ngày 19-10-1967, đài phát thanh Hà Nội đưa ra lời tuyên bố của nhà nước VNDCCH, tự nguyện ngưng bắn từ 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 27-1-1968 (nhằm ngày 27 tháng chập 1967), đến 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 3-2-1968, tức trong 7 ngày.
Chính phủ lâm thời CHMNVN cũng tuyên bố ngưng bắn như trên.
Để rồi bất ngờ nhằm vào đêm giao thừa tết Mậu Thân 1968 thì đồng loạt tấn công trên toàn bộ miền Nam VN.
Ngoài cuộc trả lời phóng vấn năm 1981, ngày 29/2/1982, HPNT còn trả lời phóng vấn với một hãng thông tấn nước ngoài với một giọng rất tự tin, đầy vẻ hăng say và tự hào khi nói về những chiến công của ông ta. Chứng tỏ ông ta là người trong cuộc, với vai trò chỉ huy.
Theo HPNT, thì những người bị chính quyền VNCH bắt bớ, tù tội, thì nay với sức mạnh của kẻ chiến thắng, khi trở về, họ có quyền giết hại nhân dân Huế để trả thù, đó là lẽ công bằng. Họ coi việc giết hại đồng bào Huế là điều hiển nhiên. Những ngươi cách mạng như HPNT coi nhân dân Huế là những con rắn độc phải trừ khử. Sự trả thù như vậy là còn nhẹ.
Trong bài trả lời phóng vấn này, vừa câu trước HPN T coi “Tất cả những tội lỗi do chính Mỹ gây ra”. Câu sau lại “do quân đội cách mạng đã phải thi hành bản án tử hình đối với những kẻ chống đối”. Cuối cùng lại đổ tội cho Mỹ-Ngụy: “Những nấm mồ, những xác chết đó là ai? Là chính nhân dân đã bị bom của mỹ thả xuống giết chết trong những cuộc phản kích”…
Cho thấy bản chất lươn lẹo, tráo trở của một tay trùm cs là xảo trá như thế nào.
Hãy nghe giọng điệu ác ôn của một tên đồ tể đang ngậm máu phun người, biện bạch cho tội ác diệt chủng của họ khi nói về vụ thảm sát đó như thế nào?
“Về Mậu Thân 1968, nhân dân Huế đã tạo nên một chiến công to lớn, nhưng đã bị trả thù chưa từng thấy của Mỹ và ngụy sau đó. Nhân dân Huế đã phải trả một cái giá đắt nhất trong các thành phố của chúng tôi. Vì chưa ở đâu Mỹ bị thiệt thòi về vật chất lẫn chính trị như thế. Cuộc trả thù vô cùng khủng khiếp., nó đã biến ra trên thế giới thành một chuyện tội lỗi của những người làm cách mạng gây ra cho chính nhân dân của mình. Nói riêng về vụ thảm sát, Mỹ đã đưa ra như một bửu bối để đưa ra bàn hội nghị Paris để bôi nhọ cách mạng Việt Nam. Đây là những điều tôi biết như những chứng nhân. Trong số những người bị giết đó, hiển nhiên có những người do du kích, do quân đội cách mạng đã phải thi hành bản án tử hình đối với những kẻ chống đối. Khi chúng tôi vào nhà, họ đã bắn chúng tôi bị thương. Những người đó phải giết tại chỗ. Trong số đó có viên Phó Tỉnh trưởng Huế. Còn những trường hợp khác do nhân dân đã căm thù quá lâu. Chúng nó đã làm cho tất cả gia đình họ phải đi ở tù ra ngoài đảo. Đến khi cách mạng bùng lên, họ lấy lại thế của người mạnh, họ đi tìm những kẻ đó để trừ như trừ những con rắn độc, mà từ lâu nay nếu còn sống họ tiếp tục gây tội ác. Hành động của nhân dân trong cuộc cách mạng như thế, chính những người chỉ huy của cách mạng cũng không kiểm soát được. Người ta lấy lại món nợ ấy là công bằng. Sự căm thù và thi hành bản án như vậy là nhẹ. Trong cuộc cách mạng nào cũng phải có như vậy. Số đã ra trình diện, chúng tôi đưa lên rừng ở trong những trại cải tạo thì sau đó được trở về. Một vài ngươi do không phù hợp khí hậu nên bị ốm.

Nhưng có một số chết chóc đã xảy ra, sự chết đó là một khối lớn, cái khối lớn đã làm nên những nấm mồ đầy rẫy trong thành phố này, và được Mỹ- Ngụy quay phim và đưa đi. Những nấm mồ, những xác chết đó là ai? Là chính nhân dân đã bị bom của mỹ thả xuống giết chết trong những cuộc phản kích. Ví dụ như một bệnh viện nhỏ ở chợ Đông Ba, một trái bom đã làm 200 người chết và bị thương. Tôi đã đi trên những đường hẻm ban đêm. Tôi tưởng là bùn, tôi bấm đèn lên thì đó là máu lầy lộ như vậy. Đó là cả một khu phố bị bom Mỹ giết. Trong những ngày cuối cùng, chúng tôi rút ra và nó đã thu lại và đem đi chôn. Hàng loạt gia đình có con em đi theo cách mạng, có thanh niên đi lên rừng sau mậu thân. Chúng vào bắn chết những gia đình đó, cũng đem vào trong những hố đó. Còn lại là xác của quân giải phóng mà chúng tôi không kịp mang theo, chúng cũng đưa vào đó. Còn có một số đoàn chính là thanh niên đi lên rừng, hoặc chính là tù binh thôi. Chúng tôi không hề có ý định giết nó, nhưng đi đông như vậy, máy bay Mỹ đã cương quyết tập kích vào để không ai có thể sống sót. Một số chiến sỹ giải phóng dẫn đoàn đi cũng bị giết. Sau này vào những năm 1975,1976, 1977, chúng tôi đi làm thủy lợi, đào những nấm mộ gọi là thảm sát Mậu Thân đó lên thì thấy có những người đội nón tai bèo và mặc áo quần quân giải phóng. Đó là sự ranh mãnh của thực dân mới, nó bắn một mũi tên đạt 2 mục tiêu. Cái thứ nhất là che dấu những tội ác nó đã làm, hai là đổ lỗi cho cách mạng. Tất cả những bộ máy tuyên truyền của Mỹ đã dồn cho cái vụ Mậu Thân và đã đổi trắng thay đen để lừa bịp nhân loại. Riêng về những số người mà nhân dân đã thi hành bản án tử hình là lẽ đương nhiên. Do lòng căn thù đã đẩy đến mức độ đó. Số đó không đáng giá gì so với những kẻ đã chạy ra nước ngoài, bây giờ quay lại chống đối, chúng tôi đã phải đơn độc thi hành bản án đối với những kẻ tử thù" (2).
Cái mà đảng CSVN vẫn rêu rao là “chiến thắng vang dội Mậu Thân 1968” là gì?
Là một cố đô Huế với bao di tích lịch sử của đất nước bị “những người cách mạng” tàn phá tan hoang.
Là toàn bộ linh mục và tu sĩ, chủng sinh tại Đại Chủng viện Xuân Bích-Huế, do các linh mục tu hội Saint-Sulpice (phiên âm là Xuân Bích) giảng dạy, chuyên đào tạo các linh mục, bị bắt đi và không còn ai sống sót trở về.
Đó là tất cả mấy trăm con người, là những linh mục và nhân dân cả lương lẫn giáo đang trốn trong nhà thờ Phú Cam, bị “quân giải phóng” bắt đi và mãi mãi biệt tăm.
Là khi khai quật những hố chôn tập thể, đa số những người chết đều đang bị trói gập hai tay ra sau lưng.
Là hầu hết nạn nhân đều bị chết bởi những đòn thù, đập vỡ sọ hoặc chém ngang lưng.
Là những đống xương trắng với đầu lâu người chết ở khe Đá Mài và nhiều nơi khác nữa.
Tất cả những cái đó tập hợp lại thành chiến công vĩ đại của cách mạng, mà HPNT “do quá hăng say nên ra sức bảo vệ”.
Lẽ ra HPNT không nên chối tội quanh co làm gì, mà ông ta nên mạnh dạn nói thẳng ra rằng, vụ thảm sát Mậu Thân 1968 là chủ trương của đảng CSVN. Chỉ cần nói như vậy là mọi sự sẽ xong ngay.
Cũng như Ba X, sau khi vụ Vinashin, Vinalines hoặc Boxit tây nguyên gây hậu quả nghiêm trọng, Ba X nói đó là chủ trương lớn của đảng. Hay như Đinh La Thăng, sau khi chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, thì ĐLT nói trước tòa rằng, đó là chủ trương của Bộ Chính trị.
Mà cái đó cũng đúng. Vì đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Không một cấp dưới nào dám qua mặt cấp trên.
Nếu quả thật HPNT biết sám hối, lẽ ra điều ông Tường nên làm là chấp nhận quá khứ vì không ai có thể thay đổi được quá khứ. Cách thanh minh tốt nhất là phản tỉnh! Xác nhận tội lỗi cũ, dù trực tiếp hay gián tiếp gây ra thảm sát Mậu Thân ở Huế.
Cho đến bây giờ ông ta vẫn nói việc giết dân là do “quân nổi dậy”, và việc giết đó cần thiết như giết loài rắn độc. Tại sao lại gọi là quân nổi dậy? Vì muốn lẩn tránh trách nhiệm của cá nhân và tổ chức. Rằng như kiểu đây là tự phát.
Qua lời biện bạch lươn lẹo và bịp bợm của HPNT, chứng tỏ “đến chết nết không chừa”. Đó là bản chất của người cs. Nếu như HPNT nói đó là nhận vơ công trạng giết người của kẻ khác, chứng tỏ những cái gọi là “chiến thắng vẻ vang” của họ chỉ là trò hề.
Buồn cười hơn là HPNT nói tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ, nên đã trả lời phỏng vấn thừa nhận mình là người trong cuộc.
HPNT nói chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình, là hoàn toàn dối trá.
Năm mươi năm nay mới nghe ông ta mở mồm nhận sai lầm.
HPNT nói “ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân”.
Đã nhận là sai lầm mà vẫn nói là do hành động giết oan của quân nổi dậy. Quân nào nổi dậy ở đây? Mới cách đây mây ngày, đảng còn tổ chức rầm rộ ăn mừng chiến thắng vang lừng Mậu Thân 1968, coi đó là thắng lợi vĩ đại của đảng đó sao?
Nếu không vì mấy chục năm chịu quả báo ngồi trên xe lăn như một đống thịt, bắt vợ con phục dịch thì làm gì có những lời gọi là “sám hối” muộn màng như vậy.
Ngoài miệng thì rêu rao “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, nhưng cứ đến tết Âm Lịch hàng năm, đảng lại tổ chức ăn mừng chiến thắng rầm rộ với những câu “Đánh cho mỹ cút đánh cho ngụy nhào”.
Một tay thò ra xin xỏ ân huệ của Mỹ bỏ cấm vận và bán vũ khí, còn tay kia thì bới móc những vết thương đã thành sẹo.
Người xưa có câu: “con chim sắp chết thì tiếng kêu thương. Con người sắp chết thì lời nói phải”.
Câu này không đúng với HPNT, vì đến lúc gần chết mà vẫn còn quanh co gian dối. Đúng là “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”.
Đúng là đến chết VẸM vẫn hoàn VẸM
HPNT đã mang xăng đi dập lửa.
Tại sao nói câu chuyện nghe người khác kể lại, mà không dám nêu tên người kể chuyện?
Thế mới biết cái gọi là “Khí tiết người cộng sản” chỉ là câu chuyện huyền thoại. Thực tế trần trụi là những Đinh La Thăng, từng ngồi chót vót đỉnh cao quyền lực, được đám báo chí bưng bô ca ngợi tâng bốc hết lời, nào là hiện tượng tài năng trẻ, dám nghĩ dám làm... Nhưng đến khi tra tay vào còng, đứng trước tòa thì run như cầy sấy, ủ rũ như rau muống luộc. Lại còn khóc lóc năn nỉ ông Trọng, kẻ đã tống mình vào lò, hãy dủ lòng thương. Quá hèn hạ.
Nay HPNT cũng vậy. Mấy chục năm bị quả báo thân tàn ma dại, nay mới sám hối, nhưng vẫn là lươn lẹo và chạy tội.
HPNT không đáng xách dép cho người thanh niên trẻ tuổi kiên cường Trần Hồng Phúc. Trước tòa án của bọn bạo quyền, Trần Hoàng Phúc đã nói: “Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm, nhưng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không?… Ngày nay các ông xử tôi thì ngày mai nhân dân sẽ sử các ông”.
Việc nhà văn Nguyễn Quang Lập nói, “Chỉ khi nào Nhà nước chính thức công bố sự thật nửa thế kỷ qua hoặc một uỷ ban điều tra quốc tế được thành lập để làm rõ trắng đen”, thì đó là chuyện hoang đường. Người cs không bao giờ công nhận sai lầm của mình. Lại càng không bao giờ dám cho quốc tế điều tra các vụ án tại VN. Sống dưới chế độ này hơn 60 năm mà Nguyễn Quang Lập còn quá ngây thơ.
Đồng ý là ai cũng có một thời u mê. Nhưng nếu do u mê mà làm những cái sai không gây hậu quả nghiêm trọng, nay biết hối lỗi thì còn tha thứ được. Đằng này, Ông Tường không phải là có một thời u mê, mà cho đến lúc hơi tan lực kiệt vẫn còn u mê. Vậy làm sao mà tha thứ được.
Phải công nhận Nguyễn Quang lập đã thành thật khi đưa ra nhận xét này: “Cái “liếm môi huyền thoại” và ánh mắt láo liến của anh trước cuộc phỏng vấn thì tôi không thể hiểu nổi, dù thế nào hành vi ấy cũng thật đáng ngờ”. Ngay cả Nguyễn Quang Lập khi tìm mọi cách chạy tội cho HPNT, cũng nghi ngờ sự thành thật của ông ta.
Chỉ có những người xảo tra mới có cái lưỡi và ánh mắt lấm la lấm lét như thế khi nhìn người đối diện.
Nguyễn Quang Lập nói: "Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường có dính mậu thân Huế 68 hay không đã chấm dứt kể từ khi anh Tường cho công bố bài viết này", thì đó là ý muốn của HPNT, và bè bạn, đồng chí của ông ta.
Còn nhân dân có tha thứ và chấm dứt câu chuyện này hay không là quyền của nhân dân.
Chỉ có những người tội lỗi, làm việc mờ ám mới không muốn nhắc lại câu chuyện này.
Nếu biết đó là tội lỗi, là sai lầm, sao nhà nước còn tổ chức "hát mừng chiến thắng trên những xác người"?



No comments:

Post a Comment