Monday, February 19, 2018
BÁNH TÉT
BÁNH TÉT
Một dĩa bánh tét nhân đậu xanh
| |||
Địa điểm xuất xứ | Việt Nam | ||
---|---|---|---|
Vùng hoặc bang | Nam Bộ, Trung Bộ | ||
Thành phần chính | gạo nếp, lá chuối, thịt mỡ, đậu xanh tách vỏ | ||
Thông tin khác | Món ăn truyền thống ngày Tết | ||
Nấu ăn:Bánh tét trên Wikibooks Phương tiện liên quan tới Media: Bánh tét tại Wikimedia Commons |
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số[1] ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.
Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa[2], Kinh Bắc [3], của các dân tộc thiểu số miền Bắc[4][5]. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ, nguyên thủy là hình tròn như bánh tét hay bánh tày[2]. Cũng có ý kiến lý giải là do các chúa Nguyễn muốn tạo sự khác biệt trong văn hóa khi đất nước trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh
Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có
một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Do có hình trụ
nên khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên
bánh để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có
nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là
chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều,
buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt
ra có hình tam giác.
Tên gọi
Lê Tân trong bài Bánh tét Trà Vinh[6] cho rằng bánh tét, tuy được làm và ăn quanh năm nhưng thường nhất vào dịp lễ hội, đặc biệt là tết cổ truyền. Vì vậy nên theo
dân gian lưu truyền ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này và
gọi bằng tên "bánh tết", lâu dần đọc trại ra thành "bánh tét". Tuy nhiên, cũng trong tài liệu đã dẫn, tác giả còn cho biết tét là một hành động cắt bánh, tay phải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), "tét" từng khoanh một đơm lên đĩa, và tên gọi "bánh tét" rất có thể còn xuất xứ từ cách thức cắt bánh.
Nguyên liệu
Nguyên liệu để gói bánh tét ngày Tết tương tự như dùng làm bánh chưng, bao gồm: gạo nếp, đậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số gia vị tương tự như để làm bánh chưng.
Nhưng phổ biến và bán quanh năm là bánh tét ngọt (nhân chuối, thường là chuối Xiêm) hay bánh tét chay (nhân đậu đen)[7]. Cá biệt có bánh tét thập cẩm với nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh [7].
Cũng như bánh chưng, ngày nay nhiều khi người ta dùng dây ni lông thay vì dây lạt.
Quy trình thực hiện
Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm, trước vài tiếng, đãi
sạch.Sau đó đem gạo ướp muối có độ đậm nhạt vừa phải. Đậu xanh ngâm đãi
sạch vỏ và thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh (không ướp hành củ, tiêu bột như bánh chưng). Bánh làm xong được cho vào nồi cao (người ta hay dùng thùng phi cũ cắt nửa) vì phải để bánh dựng đứng, nấu bằng củi gộc
đun sôi trong gần một buổi, bánh nhỏ nấu khoảng 3 giờ, bánh lớn nấu tới
5 tiếng mới chín. Khi mới bắt đầu đun nồi bánh phải đun to lửa cho sôi
nước trong nồi một lúc sau đó rút bớt lửa để sôi liu riu suốt quá trình
nấu bánh, độ nóng lan tỏa để bánh được chín đều. Bánh chín được vớt ra
rổ cho ráo nước và nguội.
Nấu bánh: Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy
và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ. Khi nấu phần vỏ bánh
sẽ bị hồ hóa. Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100oC, đây là khoảng
nhiệt độ hồ hóa tốt của tinh bột, các hạt nếp sẽ hút nước mạnh, trương
nở mềm ra, tăng độ nhớt, dẻo. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này là
do nước có trong hạt nếp sau khi ngâm, nước từ thịt tiết ra và một ít
nước thấm từ bên ngoài vào. Ở nhiệt độ cao phần nhân thịt trong bánh sẽ
biến tính, protein thịt khi biến tính sẽ tách nước, phần nước này có các
acid amin hòa tan trong đó khi ngấm vào bột đậu xanh và nếp sẽ làm tăng
thêm hương vị cho bánh. Nấu bánh còn có tác dụng diệt các loại vi sinh
vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao giúp bánh có khả năng bảo quản trong
thời gian dài.
Rửa: Bánh sau khi hấp sẽ được rửa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình
rửa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi
nấu bánh các thành phần như lipit, các tinh bột mạch ngắn trong bánh sẽ
lẫn vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh đây là môi trường dinh dưỡng
rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển vì vậy
cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức
trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần
(biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh
vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô
bánh là có thể sử dụng được.Thưởng thức
Khi ăn bánh tét, người ta dùng dao sắc cắt ngang đòn bánh thành từng khoanh rồi lột vỏ và dây cột bánh để ăn, nhưng cũng thường thấy cách bóc vỏ từ từ và dùng dây lạt buộc bánh (hoặc dây chỉ) để cắt bánh thành từng lát mỏng, tước vỏ đến đâu cắt bánh đến đó. Tay trái cầm bánh, tay phải cầm một đầu lạt và đầu còn lại cắn vào miệng, khoanh tròn lạt quanh bánh đã tước vỏ và tét từng khoanh bánh đơm lên đĩa.
Nếu thích ăn ngọt, người thưởng thức có thể chấm bánh với đường kính trắng tinh hoặc thích ăn mặn thì chấm nước mắm loại ngon như nước mắm Phú Quốc, hoặc nước mắm Nha Trang đặc biệt nữa là mắm rươi Trà Vinh, người miền Trung còn ăn bánh tét với dưa món, là món dưa gồm củ kiệu, đu đủ, cà rốt, su hào ngâm trong nước mắm đường. Để đỡ ngán, Bánh cũng có thể được rán qua trong chảo mỡ cho lớp vỏ ngoài chín vàng giòn.
Đặc sản địa phương
Bánh tét Cao Lãnh có rất lâu đời từ khi người dân đến đây khai hoang mở đất, hương vị của bánh tét Cao Lãnh rất đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Nhưng vì không nằm trên vùng giao thương lớn như Trà Vinh, Cần Thơ nên bánh tét Cao Lãnh ít được biết tới, những loại bánh tét ngon ở đây là bánh tét khoai mì, bánh tét nhân hạt sen, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc...
Bánh tét Trà Cuôn có từ lâu đời, là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh với hương vị rất thơm ngon và rất dẻo[8]. Các chủ làm bánh tại địa phương này, như bánh Tét dì Năm tại phường 4, bánh tét dì Chín tại phường 6, bánh tét dì Ba tại kinh xáng múc, đều chọn nguyên liệu có chất lượng cao như nếp (thường là nếp sáp), thịt ba rọi, đậu xanh ngon.
Vùng Bình Dương, Tây Ninh đất cát là xứ rẫy có nhiều đậu nên bánh tét ở đây làm bằng nếp trộn đậu phộng. Đồng Nai có bánh tét nhân hột điều. Cần Thơ nổi thiếng bánh tét lá cẩm. Sóc Trăng - nơi nhiều đồng bào người Khmer sinh sống - có bánh tét cốm dẹp (nếp non giã tróc vỏ, ruột dẹp mỏng); Ba Tri (Bến Tre) có bánh tét bắp non...
Xem thêm
Chú thích
- ^ Đồng bào Rục có nhà mới đón Tết Ất Dậu
- ^ a ă Hội thảo Tết Việt 2005: Tôn vinh VH dân gian, Vietnamnet, 31/01/2005 trang web lưu trữ
- ^ Tết Bắc
- ^ Xôi năm màu và các món bánh đặc sắc
- ^ Người Dao đón tết
- ^ Mục từ "bánh tét Trà Vinh", trong cuốn Ẩm thực Trà Vinh, Lê Tân, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, H. 2003, trang 73.
- ^ a ă Bánh tét
- ^ Mục từ "bánh tét Trà Vinh", đã dẫn, trang 71-73.
NGUYỄN DUY CHÍNH * HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG RA BĂC
NGUYỄN DUY CHÍNH
California, Hoa Kỳ
HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG RA BĂC
Từ trước đến nay, khi nghiên cứu về trận chiến Việt Thanh đầu năm Kỷ
Dậu (1789) chúng ta thường đặt nặng khả năng chiến đấu và tinh thần của
quân Nam, hay tài cầm quân của Nguyễn Huệ được bao phủ dưới những ngôn
từ sáo mòn như “tình yêu nước nồng nàn”, “thiên tài quân sự bách chiến
bách thắng” ...
Trong biên khảo “Quân Sự Nhà Thanh”, chúng tôi đã trình bày hệ thống chỉ
huy và tiếp liệu của Bắc quân, nêu lên tính chất chính qui của quân đội
của một quốc gia thời bình. Để có sự so sánh và làm nổi bật sự khác
biệt giữa hai đoàn quân, trong bài “Văn Minh Đàng Trong”, chúng tôi miêu
tả về bối cảnh sinh hoạt của khu vực Đông Nam Á, sau hơn hai trăm năm
chia cắt đã hình thành một quốc gia hoàn toàn khác hẳn với Đàng Ngoài về
mọi mặt. Chính sự xa lạ với văn minh Đàng Trong - còn chịu ảnh hưởng
nhiều của văn minh Ấn Hồi - đã tạo sự bất ngờ cho đối phương vì những gì
quân Thanh biết được về nước ta, chỉ hoàn toàn dựa trên hiểu biết của
họ về “nước An Nam”, tức miền Bắc với những qui chế và tập quán gần như
một nước Tàu thu nhỏ. Sự hiểu biết của họ về Đàng Trong chỉ qua triều
đình chúa Nguyễn, cũng lại là một “tiểu long” khác, một thứ thái thú đối
với dân chúng miền Nam. Trong địa bàn rộng lớn của Nam Á, cư dân không
phải là một chủng tộc thuần nhất mà là một khu vực rất co dãn, rất linh
động với hàng chục sắc tộc khác nhau, mỗi sắc tộc có một truyền thống và
tập quán, được tập hợp trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Một điều đáng cho chúng ta quan tâm là miền Nam Việt Nam không phải là
một vùng hoang địa ít dân cư, mới được khai phá như nhiều lục địa khác ở
thế kỷ 17, 18. Việc bành trướng của dân tộc Việt Nam - nói đúng ra là
của người Kinh từ châu thổ sông Hồng tiến xuống phương Nam - chỉ là sự
bao trùm một nền văn minh này lên những nền văn minh khác. Người Kinh
dần dần lấn chiếm các vùng đồng bằng dọc theo duyên hải, đẩy các dân tộc
bản địa lên cao nguyên và làm chựng lại sinh hoạt thương mại mặt biển
vốn dĩ là một phần quan trọng của đời sống. Trên một qui mô nào đó,
người Việt miền Bắc còn giữ tinh thần nông dân gắn bó với ruộng vườn nên
đã tận thu bình nguyên, chia núi rừng, đồng bằng và biển cả ra ba khu
vực biệt lập, liên hệ rời rạc. Sự bòn rút thiên nhiên trở nên gắt gao
hơn nên sớm muộn rồi cũng đưa đến kết quả “đồng qui ư tận”.
Tiến trình khai thác đó vẫn tiếp tục, khi mạnh khi yếu nhưng càng lúc người ta càng ít gắn bó với khu vực dung thân hàng nghìn năm qua. Chế độ phong kiến, chế độ thực dân, chiến tranh và các chính thể độc tài chỉ càng lúc càng làm gia tốc tiến trình tự huỷ. Chính vì ba thế lực đó trung hoà và hoá giải lẫn nhau nên người ta có cảm tưởng trong nhiều năm, trái tim lịch sử bị ngừng đập. Tuy nhiên, đó chỉ là một giấc đông miên mà đôi khi vì một ngẫu nhiên nào đó, một tổng hợp dù vội vã và khiên cưỡng của cả ba khu vực vẫn tạo được những thành tích đáng kể.
Tiến trình khai thác đó vẫn tiếp tục, khi mạnh khi yếu nhưng càng lúc người ta càng ít gắn bó với khu vực dung thân hàng nghìn năm qua. Chế độ phong kiến, chế độ thực dân, chiến tranh và các chính thể độc tài chỉ càng lúc càng làm gia tốc tiến trình tự huỷ. Chính vì ba thế lực đó trung hoà và hoá giải lẫn nhau nên người ta có cảm tưởng trong nhiều năm, trái tim lịch sử bị ngừng đập. Tuy nhiên, đó chỉ là một giấc đông miên mà đôi khi vì một ngẫu nhiên nào đó, một tổng hợp dù vội vã và khiên cưỡng của cả ba khu vực vẫn tạo được những thành tích đáng kể.
Đặt vị trí của Việt Nam trong khung cảnh vỡ hạt của cuối thế kỷ 18, với
rất nhiều pha trộn khác nhau - văn minh bản địa, Bà La Môn, Hồi giáo,
Khổng, Lão, Phật rồi sau đó là văn minh Tây phương theo chân các nhà
truyền giáo và thương nhân - hoà quyện với nhau trở thành một nếp sống
đặc thù. Cái lò luyện kim đó, với tác động từ phương Bắc tràn xuống, từ
phương Tây lan qua, từ miền Nam đi lên, từ biển Đông ập tới, trong một
thời điểm nhất định đã đủ mạnh để làm thay đổi cả cuộc diện.
Trận đánh năm Kỷ Dậu vì thế phải được xét qua một lăng kính mới - một
bên là “thiên triều” với đủ thứ lễ nghi tập tục, nhiều “hoa quyền”, ít
thực dụng, và một bên là thành phần đa chủng, sống gần với bản năng
trong những điều kiện sinh hoạt giảm thiểu đến mức không sao đơn giản
hơn được nữa. Sự tương phản mãnh liệt đó một khi được bổ sung bằng kỹ
thuật Tây phương - mà hoàn cảnh địa lý chính trị khá độc đáo Đàng Trong
đã tiếp nhận được - chính là yếu tố then chốt tạo nên chiến thắng. Trong
khi Bắc quân là một đội quân chính qui tập trung vào chiến thuật duy
nhất là giữ thành, chiếm đất theo sở trường của người Trung Hoa thì Nam
quân lại bao gồm ba mũi nhọn bao gồm ba sở trường khác nhau được vận
dụng cùng một lúc. Miền núi rừng tây nguyên với đội binh Thượng có tài
xuyên sơn đem theo một đàn voi rừng từ mạn Lào đổ sang đã tạo cho quân
Thanh sự kinh hoàng. Cánh quân từ biển kéo vào phần lớn là đám “du
thương” được Nguyễn Huệ thu dụng để thành lực lượng thuỷ quân, quen
thuộc với khu vực biển vùng vịnh Bắc Việt vừa tập kích ngang hông quân
Thanh, vừa chặn đường rút lui, cắt đứt hệ thống thông tin và tiếp liệu.
Bộ binh do chính vua Quang Trung chỉ huy từ Phú Xuân kéo ra, kết hợp với
quân ở miền Bắc quen thuộc địa thế tràn ngập trận địa theo chiến thuật
“biển người”, đổ xuống địch quân như một đợt sóng thần từ xa ập tới.
Sau chiến thắng, nhiều huyền thoại được tô vẽ, phao truyền về quân Tây
Sơn. Một câu hỏi thường được nêu ra là làm thế nào để Nguyễn Huệ có thể
điều binh thần tốc như thế? Nhiều phương pháp đã được đưa ra để giải
thích bao gồm cả phương tiện di chuyển (võng, thuyền, voi, ngựa ...) lẫn
tính toán thời gian (đại quân tiến luôn một mạch không nghỉ từ Phú Xuân
ra Thăng Long trong khoảng từ 20 đến 40 ngày). Thế nhưng những giải
thích đó đều có những điểm gượng gạo không thực tế. Một điểm quan trọng
là muốn đi nhanh và đồng bộ thì chỉ có thể áp dụng vào những binh đội
với số lượng nhỏ vì theo thời gian khoảng cách giữa người đi đầu và
người đi cuối sẽ càng lúc càng xa. Ngoài ra dù hình thức nào, đi bộ, đi
thuyền hay đi ngựa, đi võng thì vẫn có những giới hạn nhất định về tốc
độ, về sự chịu đựng ... không thể vượt qua. Thực ra, điều mà người ta
cho rằng thần tốc kia không ở vấn đề di chuyển mà làm sao khéo léo điều
động để ba cánh quân cùng xuất hiện kịp thời, vừa làm tăng sự cộng hưởng
của sức mạnh, vừa khiến cho đối phương tưởng như một phép lạ nên kinh
hoàng tan vỡ.
Quân Tây Sơn cũng không phải là một binh đội duy nhất từ trong Nam kéo
ra mà là nhiều đơn vị từ nhiều địa phương được các tướng lãnh chuẩn bị
cùng di chuyển tới khu vực tập kết để tham gia chiến dịch. Nguyễn Huệ
chỉ chỉ huy một số khinh binh tương đối nhỏ và nhẹ từ Phú Xuân. Binh
lính thời đó phần lớn thuộc dạng dân quân, thời bình sống lẫn với gia
đình, làng xã của mình, chỉ điều động khi hữu sự (tương tự như những
công trình thuỷ lợi hay công tác cộng đồng trong các chế độ toàn trị,
lương thực và trang bị đều do dân chúng tự túc), là phương pháp quản trị
“just-in-time“ trong quân sự, cấp chỉ huy định mục tiêu và thời hạn rồi
để cho cấp dưới tự lo liệu thi hành. Chúng ta có thể hình dung trục lộ
tiến quân của vua Quang Trung như một đội chèo thuyền mà tất cả đều hành
động nhịp nhàng cùng một lượt, một con sông được nhiều nguồn chảy tới
để biến thành một cơn lũ mỗi lúc một dâng cao.
Cũng tương tự, lời khẳng định sẽ vào thành Thăng Long trong ngày đầu
tháng Giêng năm Kỷ Dậu - nếu quả thực có - cũng là một nhu cầu bắt buộc,
là phương thức tìm sự sống trong cái chết, không cách nào khác hơn. Nói
theo ngôn ngữ mới, vua Quang Trung phải sử dụng chiến thuật bôn tập từ
Nghệ An ra Bắc chính vì Nam quân không có một hệ thống đài trạm để cung
ứng quân lương như quân Thanh nên mỗi người phải tự mang theo thực phẩm
cho chính mình -theo tính toán cơ bản về tiếp liệu thì một cá nhân chỉ
có thể mang được từ 5 đến 10 ngày lương là tối đa. Từ Ninh Bình về Thăng
Long, trong khả năng cơ hữu, vua Quang Trung thấy rằng ngày mồng 7
tháng Giêng là hạn định cuối cùng, phải đạt được bằng bất cứ giá nào chứ
chẳng phải do ai cố vấn, cũng không mang tính dự ngôn, tiên tri như
người ta thường chép.
Viết về cuộc chiến Việt - Thanh chúng tôi muốn tìm giải thích cho một
nghi vấn lịch sử, so sánh ưu, khuyết điểm của một đội quân chính qui với
đầy đủ nghi thức và một đội quân còn mang tính tự phát, được tập trung
rất nhanh theo nhiệm vụ và nhu cầu rồi sau đó lại tan biến vào đời sống
bình thường, không lương, không bổng, không tử tuất. Hình thức đó là một
truyền thống lâu đời của vùng Đông Nam Á, tuy đạt được một số thắng lợi
nhất định nhưng cũng đưa tới những mất quân bình thời hậu chiến, khi
chuyển từ đấu tranh giành quyền lực sang công tác khôi phục kinh tế và
ổn định xã hội.
TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT
Khi ra Bắc trừ Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Huệ đã không dấu diếm tham vọng lên
làm vua thay nhà Lê. Dự tính đó một phần vì ông cảm thấy mình đã đủ lông
đủ cánh không muốn ở dưới quyền Nguyễn Nhạc sau khi hai anh em đã có
những xung đột trầm trọng không thể hàn gắn được. Nguyễn Nhạc là vua
Thái Đức thì ông cũng phải có một danh vị tương đương. Nguyễn Huệ nay
làm chủ cả xứ Bắc Hà vào đến Quảng Nam, so với lãnh thổ của anh ông còn
to lớn hơn nhiều và việc xưng đế cũng không có gì trái đạo. Giữa ông và
nhà Lê chẳng có ràng buộc nào ngoài tình nghĩa với một người vợ lẽ là
một nàng công chúa.
Một số quan lại nhà Lê ủng hộ chủ trương này, điển hình là Ngô Thì Nhậm
và vài đồng liêu, mặc dù phần đông chống đối ngấm ngầm hay công khai vì
chính sách cai trị hà khắc của quân Tây Sơn và lòng đố kỵ không muốn
những người từ Nam Hà ra làm chủ đất nước. Theo tài liệu của các giáo sĩ
tại miền Bắc lúc đó, Nguyễn Huệ khi ra Bắc lần thứ hai đã công khai đưa
ra một đạo dụ hỏi ý kiến toàn thể dân chúng Bắc Hà (không phân biệt
giai cấp, phẩm tước và địa vị) xem “họ thích sống dưới chế độ nào: bị
một ông hoàng huyết thống nhà Lê cai trị (ông giả vờ không nhắc đến tên
Chiêu Thống) hay khẩn cầu ông ở lại điều khiển quốc gia để được hưởng
một sự thái bình hoàn toàn và vĩnh cửu, dưới sự bảo hộ giúp đỡ của ông”.
Tổng hợp nhiều tài liệu khác nhau, kể cả thư từ giao thiệp với Nguyễn
Thiếp và các bài biểu suy tôn của quan lại nhà Lê (do Ngô Thì Nhậm
soạn), chúng ta có thể xác định được rằng Nguyễn Huệ không dấu diếm tham
vọng nên đã chuẩn bị để thiên đô vào Nghệ An vì nơi đây ở vị trí thuận
tiện hơn cả để liên lạc với toàn thể khu vực ông đang kiểm soát, nhất là
có một cửa ngõ thông qua Thượng Lào và một cửa biển để buôn bán với các
quốc gia khác.
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
Điều đáng tiếc là triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, phần lớn các tài liệu
chép về giai đoạn này không còn nữa, hoặc chỉ còn những mảnh vụn rời
rạc khiến cho nhiều câu hỏi không có trả lời. Để hình dung được cuộc
chiến Việt - Thanh đầu năm Kỷ Dậu, chúng ta không thể không xét qua
“tình hình bạn”, ít nhất cũng trên một mô hình tổng quát về tổ chức hành
chánh và quân sự, lực lượng và tiềm năng, phương hướng chung của thời
đại và trình độ phát triển về kỹ thuật quân sự để có một lượng giá giữa
hai bên ngõ hầu hiểu được thắng lợi của quân Nam mà không rơi vào những
nhận định chủ quan.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua những bước căn bản mà Nguyễn Huệ dự tính,
trong đó hai đề mục lớn cần đào sâu là chính sách thu dụng thành phần
thương nhân mặt biển để kiểm soát trục lộ hàng hải đi từ eo biển Malacca
lên đến Nam Trung Hoa và nhu cầu bành trướng sang phía Tây để thực hiện
mục tiêu hàng phục Tiêm La mở rộng lãnh thổ, vừa tiêu diệt Nguyễn Ánh
để trừ nốt mầm hoạ trong gan ruột vừa “tiếp thu” luôn vương quốc nhỏ bé
và yếu đuối của ông anh cả ở Qui Nhơn. Chúng ta sẽ đào sâu hơn về hai kế
hoạch này trong một dịp khác.
LÃNH THỔ
Vương quốc mà Nguyễn Huệ thành lập (hay có ảnh hưởng) bao gồm những khu
vực nào? Ở thế kỷ 18, việc phân định ranh giới quốc gia còn rất mờ mịt,
chúng ta chỉ có thể tìm được đại khái địa bàn của ông gồm cả lãnh thổ
hành chánh và khu vực ảnh hưởng là những nơi khi cần ông có thể trưng
dụng tài nguyên hay nhân lực. Quan niệm rạch ròi về lãnh thổ mà chúng ta
hiểu ngày hôm nay chắc chắn không thể áp dụng vào thời kỳ này.
Trước đây khu vực phía tây lãnh thổ Bắc Hà vẫn bị coi như một vùng xa
xôi ít liên quan đến nước ta, có lẽ vì sự khác biệt về văn hoá và chủng
tộc. Tuy nhiên, khi được chia phần đất từ Phú Xuân trở ra - nhất là khi
làm chủ cả Nghệ An là phần đất nhà Lê nhường cho ông khi có công ra bắc
dẹp họ Trịnh - Nguyễn Huệ đã thấy tầm quan trọng của những vương quốc
phụ cận suốt một dải đất rộng từ bắc chí nam, về kinh tế cũng như về
quân sự.
Theo các tài liệu khám phá được ở châu Qui Hợp, tỉnh Nghệ An năm 1974
trong từ đường quận công Tran Phuc Hoan thì ngay từ tháng 9 năm 1787
(tháng 8 năm Đinh Mùi, Thái Đức thứ 10) tức là ngay những ngày đầu khi
đất Nghệ An mới thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Huệ, quan trấn nhậm
huyện Hương Sơn đã ra lệnh cho châu Quy Hợp phải nới lỏng giao thương và
bãi bỏ thuế đánh vào nhà buôn hay lúa gạo thường qua lại vùng này.
Trước đây, triều Lê Trịnh, các thông lộ qua Ai Lao đều bị kiểm soát chặt
chẽ nên việc thương mại với các lân bang hầu như không có gì cả, ngoài
việc thu thuế một số sản vật trao đổi giữa các dân tộc thiểu số. Cũng
theo tài liệu này, Nguyễn Huệ đã thực hiện được một cải cách quan trọng
mà trước nay chưa từng có, đó là biến khu vực này thành một vùng tự do
giao thương để phát triển trao đổi song phương giữa nước ta có ưu thế
trực tiếp với biển cả còn Ai Lao là đầu mối của mạng lưới buôn bán với
khắp các khu vực nội địa lên đến tận Bắc Ấn Độ và Nam Trung Hoa. Kiểm
soát được hệ thống buôn bán này, ông đã mở ra một đầu cầu mới thay thế
cho con đường trước đây thương nhân vẫn sử dụng dọc theo khu vực Trường
Sơn và đường thuỷ lộ xuống Cao Miên để từ đó thông ra biển.
Điều này cũng nói lên phần nào sự tương đồng, tương hợp của lực lượng
Tây Sơn với các sắc dân sinh sống tại Ai Lao, Bắc Thái và giải thích
được một số tập quán tuy quen thuộc với các dân tộc nằm sâu trong nội
địa nhưng lại xa lạ với người Kinh. Việc mở rộng giao lưu đó đã khiến
cho những tiểu quốc phía tây đều có ý ngả theo vua Quang Trung và mấy
năm sau đã viết thư nhờ Đại Việt giúp họ thoát khỏi sự áp bức của Xiêm
La mà lâu nay họ phải triều cống. Chính đây là một điểm mấu chốt để
Nguyễn Huệ có thể chuyển quân ra miền Bắc mà không cần phải đi theo
những trục lộ mà chúa Trịnh hay chúa Nguyễn hằng quen thuộc.
Vì kiểm soát một khu vực tương đối rộng lớn (suốt từ miền Bắc vào đến
Quảng Nam và có lẽ toàn bộ khu vực Thượng và Trung Lào ngày nay) Nguyễn
Huệ có nhu cầu thiết lập nhiều trung tâm hành chánh khác nhau để tiện
việc cai trị và điều động. Ông chọn hai vị trí chiến lược tương đối quan
trọng với những đặc điểm nổi bật về giao thương là Nghệ An và Phú Xuân
để xây dựng cơ sở . Riêng Nghệ An, ông coi nơi đây là Trung Đô và cũng
là địa điểm lui về một khi bị tấn công từ hai đầu. Chúng ta cũng không
thể bỏ qua giả thuyết ông muốn lên ngôi ngay tại kinh đô mới nên đã gấp
rút hối thúc Nguyễn Thiếp đi coi đất xây cung điện và chuyển nhiều nhân
công, vật liệu từ Bắc Hà vào Thanh Nghệ.
TÀI CHÁNH
Không rõ các thừa sai ngoại quốc tường thuật về chính sách tận thu tài
sản và lương thực Bắc Hà chính xác đến mực nào nhưng chủ trương “tất cả
cho chiến tranh” của Nguyễn Huệ là điều cần thiết để nếu không sử dụng
được thì cũng không để cho đối phương khai thác. Ngay lần đầu ra Bắc,
Nguyễn Huệ đã thu góp được rất nhiều của cải của chúa Trịnh đem về Nam,
không chia lại cho Nguyễn Nhạc nên xảy ra xung đột, đưa đến cuộc chiến
mà người ta gọi là “nồi da xáo thịt”.
Khi ra Bắc lần thứ hai, quan lại nhà Lê chỉ có một số ít ủng hộ ông, đa
số không tán thành những bài biểu suy tôn của Ngô Thì Nhậm và lãnh đạm
đối với cuộc “trưng cầu ý kiến” một cách lộ liễu, ông đành tiến hành một
kế hoạch khá cực đoan, vừa do chiến lược đấu tranh, vừa muốn đập tan
nhuệ khí của xứ Bắc Hà, nhân cơ hội tận thu tiền bạc thành phần có máu
mặt, vét cho đến người lính cuối cùng và đưa hết vật liệu, thợ thuyền
vào xây tân đô:
Ông lợi dụng một vị quan Trung Hoa (?) tên là Thiểm Bảy, con rể vua
Cảnh Hưng như ông tức là anh (hay em) “cột chèo” bằng cách bảo vị này kê
khai những tên đại thương gia giầu có và những tư nhân có nhiều tiền để
ông xua lính vào cướp. Cuối cùng ông kiếm chuyện với tên đồng loã ti
tiện này (tức vị quan Tàu). Ông cho tra tấn thật dã man tên đó cùng với
vợ hắn để ép chúng làm tờ kê khai đích xác của cải của chúng. Ông đã
thành công trong việc chiếm đoạt tài sản kếch xù của chúng ...
Những kế hoạch kinh tài được thực hiện gấp rút chắc hẳn do nhiều nguyên
nhân, vì tình hình nhiều mặt sôi động phải đối phó cũng có mà vì nhu cầu
cũng có. Người ta còn cho rằng ông phẫn nộ vì một số tướng lãnh không
thành công trong việc đánh dẹp tàn quân nhà Lê ở miền thượng du nên khắt
khe cả với gia đình bên vợ, tức Ngọc Hân công chúa:
...bà goá phụ Cảnh Hưng, mẹ vợ ông có lần xin ông tha cho các vị quan Bắc Kỳ, đặc biệt là cho Đốc Chiên. Người ta đồn rằng bà có cho Đốc Chiên 100 thoi (hay đỉnh) vàng để ông ta dùng vào việc mua chuộc các quan lại, bảo tồn cái đầu ông. Nhưng vì sợ hãi trước sự phẫn nộ của con rể, bà đã bỏ trốn. Bắc vương lập tức cho tịch thu đồ đạc và tài sản của bà công chúa Bắc Kỳ (tức là bà Hân) vợ ông bị đánh hai mươi roi theo lệnh ông. Hình như bà này đã oán trách chồng bà vì sự ngược đãi đối với mẹ bà.
...bà goá phụ Cảnh Hưng, mẹ vợ ông có lần xin ông tha cho các vị quan Bắc Kỳ, đặc biệt là cho Đốc Chiên. Người ta đồn rằng bà có cho Đốc Chiên 100 thoi (hay đỉnh) vàng để ông ta dùng vào việc mua chuộc các quan lại, bảo tồn cái đầu ông. Nhưng vì sợ hãi trước sự phẫn nộ của con rể, bà đã bỏ trốn. Bắc vương lập tức cho tịch thu đồ đạc và tài sản của bà công chúa Bắc Kỳ (tức là bà Hân) vợ ông bị đánh hai mươi roi theo lệnh ông. Hình như bà này đã oán trách chồng bà vì sự ngược đãi đối với mẹ bà.
Khi mẹ vợ ông bị điệu về triều đình, ông đã trách mắng bà thậm tệ vì mối
cảm tình của bà đối với Đốc Chiên. Số vàng do bà cấp cho Đốc Chiên để
chạy tội phải vào tay ông. Ông còn cho lấy cung của Đốc Chiên, vị tướng
đáng thương này đã bị đóng gông gần một tháng nay. Rồi ông cho đánh vị
tướng này bốn mươi trượng vì tội từ chối, không chịu khai chỗ vua Chiêu
Thống ẩn trốn. Cuối cùng ông ra lệnh xử trảm vị tướng này ngày một tháng
Sáu.
Chúng ta cũng hiểu rằng việc tích luỹ tài sản chính vì nhu cầu quân sự,
bao gồm cả chi phí về tân trang vũ khí (phải mua những súng ống, đạn
dược mới mẻ hơn của Tây Phương) và lương thực cho quân đội, một vấn đề
sinh tử vì ông đã bị cắt đứt con đường từ Bắc và Nam nên chỉ có thể dùng
thuyền để mua hoặc cướp gạo từ xứ Đồng Nai. Chỉ khổ cho dân miền Bắc
khi Nguyễn Huệ “bắt nộp ngay lập tức và cùng một lúc các thứ thuế được
trả làm hai kỳ trước kia, các thứ thuế gạo tháng Ba và tháng Mười, tất
cả các thứ thuế khác mà chưa được trả đầy đủ; không ai được than phiền
hay bầy tỏ ý kiến về việc đó. Các xã trưởng và phú hộ (hào mục) nào
không tuân lệnh ngay sẽ bị đánh một trăm trượng hoặc sẽ bị xử tử tuỳ
theo họ phạm trọng tội hay khinh tội”.
Chiến thuật mà nhiều người vẫn ca tụng là thần tốc cũng là một phương
thức để giảm bớt số lượng binh sĩ thường trực phải nuôi ăn càng sớm càng
tốt. Chúng ta cũng không lấy làm lạ sau chiến thắng tại Thăng Long,
Nguyễn Huệ đã “giải ngũ” tại chỗ rất đông binh sĩ (phần lớn là tân quân
mới tòng chinh ở Thanh Nghệ và trên đường ra Bắc). Một số đông dân chúng
từ Thanh Hoá, Nghệ An theo ra không còn đường trở về nên đã lập nghiệp
tại các vùng đất tân bồi ở duyên hải.
XÂY DỰNG TÂN ĐÔ
Việc Nguyễn Huệ chọn Nghệ An làm kinh đô có một ý nghĩa chiến lược rất
quan trọng, không những thuận tiện cho việc rút lui và chống giữ mà còn
chuẩn bị cả những kế hoạch bành trướng sức mạnh ra toàn thể khu vực. Một
khi Thăng Long từ một thủ phủ chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự ...
hạ xuống hàng “cố đô”, vai trò của kinh thành gần như mất hẳn. Việc
thiên đô đó chắc chắn ảnh hưởng rất mạnh đến tâm tình giới sĩ phu Bắc Hà
nên trong giai đoạn này lòng hoài vọng tiền triều trở thành phổ biến
mặc dù trong hơn 200 qua, vua Lê chỉ là hư vị và miền Bắc cũng không tạo
được thành quả nào nổi bật. Tâm tình hoài vọng đó được lập lại trong
lịch lịch sử mỗi khi thay đổi một triều đại ảnh hưởng không ít tới tình
hình chính trị kéo dài mãi về sau. Theo các giáo sĩ thì:
... Trong khi chờ đợi (dân chúng bắt Lê Duy Kỳ nạp cho ông), vì Bắc
vương sắp phải lên đường vào Nam, ông nhất định cho phá huỷ thủ đô Bắc
Kỳ, gọi là Kẻ Chợ, Kinh Đô hay Kinh Ki (Kỳ) và xây lại tại xứ Nghệ An
một hoàng thành mới gần quốc gia nhỏ bé của ông (Phú Xuân) và gần Nam Kỳ
Thượng, ở khoảng giữa hai vương quốc. Ông liền cấp tốc cho thực hiện kế
hoạch này. Trước hết, ông cho phá tất cả các biệt thự của các Chúa cũ
và của những người chuyên chế biện sự nhà Trịnh ở trong hoàng thành và
cho chất lên thuyền những vật liệu, đồ đạc quí nhất và tài sản cùng với
một số lớn gạo thu nhặt được để mang tới chỗ được qui định là nơi xây
cất thành phố tương lai gọi là Phủ Thạnh (Thanh?) hay Thành Rum (?). Ông
cũng không bỏ sót các dinh vua Chiêu Thống và cung điện các vua nhà Lê
(ông phá cho tan hết). Ông cho lấy đi tất cả những thứ ông thích, ngay
cả đá lát nữa (theo lời đồn) ...
Ngoài tài vật, Nguyễn Huệ cũng tận dụng nhân lực của Bắc Hà để xây dựng
kinh đô mới. Các giáo sĩ cho biết ông “tuyển chọn rất nhiều thợ và nghệ
sĩ đủ loại” để mang theo dùng vào việc xây cất tân đô và mỗi phường thợ
của miền Bắc phải cung cấp “ít nhất là mười lăm người”.
Điều này cho ta thấy Nguyễn Huệ đã tiến hành kế hoạch “vườn không nhà trống” ngay từ trước khi địch đến nhưng cũng có thể nhằm triệt tiêu mọi mầm mống chống đối của miền Bắc. Việc đó cũng phần nào giải thích tại sao một vương quốc tương đối qui mô và có một lịch sử lâu đời như Bắc Hà lại gần như thụ động đối với những biến chuyển, không thấy một phản ứng nào có thể coi là đáng kể. Nguyễn Huệ chỉ thay đổi thái độ sau khi thâu tóm quyền lực lên làm hoàng đế một cách danh chính ngôn thuận và miền Bắc bây giờ trở thành một hậu cần quan trọng cho chính quyền.
Điều này cho ta thấy Nguyễn Huệ đã tiến hành kế hoạch “vườn không nhà trống” ngay từ trước khi địch đến nhưng cũng có thể nhằm triệt tiêu mọi mầm mống chống đối của miền Bắc. Việc đó cũng phần nào giải thích tại sao một vương quốc tương đối qui mô và có một lịch sử lâu đời như Bắc Hà lại gần như thụ động đối với những biến chuyển, không thấy một phản ứng nào có thể coi là đáng kể. Nguyễn Huệ chỉ thay đổi thái độ sau khi thâu tóm quyền lực lên làm hoàng đế một cách danh chính ngôn thuận và miền Bắc bây giờ trở thành một hậu cần quan trọng cho chính quyền.
Vô hình chung đất Thanh Nghệ trở thành một địa điểm dưỡng quân và tập
kết khi cần thiết, mặc nhiên coi như thủ đô quân sự và chính trị của
vương quốc mặc dầu ông và bộ tham mưu vẫn còn đóng ở Phú Xuân vì tình
hình chưa hoàn toàn yên ổn và Nguyễn Nhạc cũng có thể phản công để chiếm
lại Quảng Nam khi có cơ hội. Theo thư của linh mục người Bắc Thomas
Dien đề ngày 18/12/1788 thì “vào cuối tháng Ba (năm 1788) khi Bắc vương
(Nguyễn Huệ) đã thắng hai, ba trận quân đội của Tiếm vương Nhạc được cử
tới đánh ông để trả thù việc ông làm cho anh ông mất thể diện năm 1787”
đủ biết xung đột của hai anh em vẫn tồn tại ngay cả sau khi giảng hoà
trong trận Qui Nhơn và Nguyễn Huệ vẫn phải đề phòng không phải chỉ
Nguyễn Ánh mà cả Nguyễn Nhạc ở mặt nam.
LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ
Quân Tây Sơn mà Nguyễn Huệ chỉ huy có một số đặc tính đã ảnh hưởng đến
chiến thuật, chiến lược của ông mà chúng ta cần nghiên cứu:
Quân Tây Sơn sử dụng trong trận chiến Việt Thanh bao gồm nhiều thành phần:
oThân binh Thuận Quảng là quân đội ông mang từ miền Nam đi ra
oBinh sĩ ra từ trước dưới quyền chỉ huy của Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân ...
oTân quân dân chúng bị cưỡng bách tòng chinh tại các làng mạc ông đi qua hay do các tướng lãnh đã tuyển mộ
oCác lực lượng phụ thuộc vào ông bao gồm các toán quân người thiểu số ở phía tây và các toán dân chài, du thương, hải phỉ ... ở biển đông
Quân Tây Sơn sử dụng trong trận chiến Việt Thanh bao gồm nhiều thành phần:
oThân binh Thuận Quảng là quân đội ông mang từ miền Nam đi ra
oBinh sĩ ra từ trước dưới quyền chỉ huy của Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân ...
oTân quân dân chúng bị cưỡng bách tòng chinh tại các làng mạc ông đi qua hay do các tướng lãnh đã tuyển mộ
oCác lực lượng phụ thuộc vào ông bao gồm các toán quân người thiểu số ở phía tây và các toán dân chài, du thương, hải phỉ ... ở biển đông
Chính vì gia nhập hàng ngũ vào nhiều thời điểm khác nhau, tại nhiều địa
phương nên tổ chức và trang bị cũng thay đổi không đồng nhất. Tuy nhiên
để bảo đảm sự có mặt của họ và vận dụng tối đa lực lượng trong chiến
đấu, tướng lãnh Tây Sơn đã áp dụng một số biện pháp nghiêm nhặt:
oKỷ luật thép trong phương thức tuyển mộ và trừng phạt
oLương thực tối thiểu, do cá nhân tự mang theo hay do từng tổ nhỏ đảm trách để có thể di hành nhanh mà lại không thể bỏ trốn, lệ thuộc hoàn toàn vào đoàn thể, không tồn tại được nếu sống riêng rẽ
oĐi theo đường núi để giới hạn tối đa tiếp xúc với quần chúng vừa bảo toàn bí mật vừa không tạo những xáo trộn một khi binh đội đi ngang qua
oChia thành nhiều toán nhỏ riêng rẽ chỉ tập trung ở những điểm nhất định
oKhông đóng quân tại đâu một thời gian dài để khỏi tạo ra những nhu cầu thực tế như buôn bán, liên hệ trai gái, trộm cắp và tiết lộ tin tức quân sự
oLương thực tối thiểu, do cá nhân tự mang theo hay do từng tổ nhỏ đảm trách để có thể di hành nhanh mà lại không thể bỏ trốn, lệ thuộc hoàn toàn vào đoàn thể, không tồn tại được nếu sống riêng rẽ
oĐi theo đường núi để giới hạn tối đa tiếp xúc với quần chúng vừa bảo toàn bí mật vừa không tạo những xáo trộn một khi binh đội đi ngang qua
oChia thành nhiều toán nhỏ riêng rẽ chỉ tập trung ở những điểm nhất định
oKhông đóng quân tại đâu một thời gian dài để khỏi tạo ra những nhu cầu thực tế như buôn bán, liên hệ trai gái, trộm cắp và tiết lộ tin tức quân sự
Để bù lại số binh sĩ tổn thất trong chiến tranh, nhất là một số đông đi
theo Nguyễn Nhạc nên Nguyễn Huệ đã tiến hành một chính sách cưỡng bách
tòng quân đến mức tối đa và đây cũng là một trong những lý do miền Bắc
lâm vào cảnh đói kém liên tiếp trong nhiều năm. Những giáo sĩ có mặt tại
miền Bắc đã ghi nhận là “chừng một tháng nay (cuối năm 1787), một vị
tướng của Tân Attila (tức Nguyễn Huệ) tên là Vach Quich (?) đã trở lại
xứ Nghệ mộ rất nhiều lính và bắt dân chúng cung cấp một số gạo khá lớn.
Với những hành động tối dã man, tên ác quỉ đó thường hay xẻo tai, lột da
mặt từ trán cho tới miệng, đánh nhừ tử cho đến chết những viên xã
trưởng hay những người đại diện cho các làng xã không tuân lệnh hắn
ngay”.
Nhu cầu chiến tranh khiến cho Nguyễn Huệ không còn nhiều chọn lựa và
“mục đích của việc tuyển mộ dân quân Bắc Kinh là để thay thế các lính cũ
của bạo quân Phú Xuân (Nguyễn Huệ) ... vì đội ngũ đã bỏ rơi ông để theo
Nhạc, trong hoặc sau thời kỳ chiến tranh giữa ông (Nguyễn Huệ) và tiếm
vương (Nguyễn Nhạc) (khiến) ông bị lâm vào tình trạng phải thu nhập trên
lãnh thổ nhỏ bé của ông những thành phần thuộc giai cấp hạ lưu, những
tay anh chị lưu manh, nông dân và cấp cho họ khí giới”.
Việc tổ chức quân đội cũng được thay đổi nhiều lần, ít nhất cũng từ một
đội quân tự phát biến thành một phần bộ của cơ cấu hành chánh. Việc
Nguyễn Huệ muốn tách ra thành một vương quốc riêng cho thấy ông đã phải
giải quyết những vấn đề của quân sĩ mà trước đây dường như ông không
quan tâm lắm. Tiến bộ đó phần nào có thể ông học hỏi được từ chính những
người mà ông đã đánh bại như triều đình chúa Nguyễn ở phương nam, chúa
Trịnh và cơ cấu quân chủ ở phương bắc. Tiếc rằng chúng tôi không có được
bản chính bằng Hán Văn của tờ chiếu gửi cho Ngô Văn Sở và quan binh Bắc
Hà nhưng xuyên qua bản dịch từ tiếng Pháp (do các giáo sĩ ghi nhận) của
tác giả Đặng Phương Nghi chúng ta cũng có thể phần nào nắm được tinh
thần đó:
Bởi sắc lệnh này ta cho các tướng Đại Tư Mã, Đại Đốc (tức Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân) và các sĩ quan khác biết rằng từ trước tới nay các vua chúa đều lấy luật pháp để cai trị thần dân và duy trì hoà bình, nên ta cũng noi gương các vị tiền bối mà đánh dấu ngày khởi đầu triều đại ta bằng cách soạn ra một bộ luật để dân chúng sống trên đất đai ta nghiêm nhặt tuân theo. Vì thế ta đã giao cho các quan tư pháp và tham chính viện nhiệm vụ hoàn tất các tác phẩm đó trong một, hai tháng. Trong khi chờ đợi ta ban bố vài pháp quy yêu cầu mọi người và mỗi các ngươi đứng đắn thi hành. Nội dung điều lệ đó như sau:
Bởi sắc lệnh này ta cho các tướng Đại Tư Mã, Đại Đốc (tức Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân) và các sĩ quan khác biết rằng từ trước tới nay các vua chúa đều lấy luật pháp để cai trị thần dân và duy trì hoà bình, nên ta cũng noi gương các vị tiền bối mà đánh dấu ngày khởi đầu triều đại ta bằng cách soạn ra một bộ luật để dân chúng sống trên đất đai ta nghiêm nhặt tuân theo. Vì thế ta đã giao cho các quan tư pháp và tham chính viện nhiệm vụ hoàn tất các tác phẩm đó trong một, hai tháng. Trong khi chờ đợi ta ban bố vài pháp quy yêu cầu mọi người và mỗi các ngươi đứng đắn thi hành. Nội dung điều lệ đó như sau:
1.Nếu một sĩ quan hay binh lính nào phạm tội gì, các quan văn võ sẽ họp
lại để xử họ và nếu họ đáng bị xử tử họ sẽ bị kết án tử hình.
2.Song le trong thời chiến tranh, mỗi lần một vị chỉ huy sai bộ hạ mình đi đánh địch, bộ hạ đó phải tuyệt đối tuân theo, người nào tử trận một cách can đảm sẽ được vẻ vang. Trái lại ai vì sợ chết mà bỏ trốn sẽ bị sỉ nhục. Bởi vậy ta cho phép xử tử tức thì những kẻ trốn bổn phận cũng như những kẻ cho địch có thì giờ dưỡng sức lại và tấn công vì hèn nhát hay vì chậm chạp; sau rồi các tướng lãnh phải báo cáo hành động của họ trong trường hợp đó.
3.Khi chiến tranh chấm dứt và khi quân đội trở về kinh đô và được trả lại cho chính quyền, không một quan chỉ huy nào được tự tiện xử tử một người ngang quyền hay ngang chức và ai mà vi phạm luật này sẽ không có hi vọng được khoan hồng.
4.Mỗi lần xảy ra chuyện gì liên quan đến quốc gia hay công ích, mọi người đều phải lưu ý ngay đến việc đó kẻo một sự chậm trễ nhỏ nhặt cũng có thể gây trở ngại cho công việc. Thời bình, sự mau lẹ đó cũng cần thiết rồi, huống chi tại Bắc Kỳ nơi cuộc chiến càng ngày càng ác liệt, một cuộc chiến mà các ông phải coi như việc trọng yếu bởi vì mỗi giây phút có thể mang lại nhiều thay đổi bất ngờ liên tiếp theo nhau như gió, chớp hay như hơi và những biến chuyển đó lúc thì thuận, lúc thì nghịch thành thử không thể căn cứ trên cái gì chắc chắn được. Bởi vậy mỗi khi nhu cầu quốc gia hay tình hình chiến tranh bắt phải họp để thảo luận về những việc phải làm và mỗi khi ngày giờ họp được ấn định, các quan văn võ sẽ phải họp ngay lập tức vào ngày giờ đó để bàn bạc và quyết định với nhau. Nếu bất đồ có người vì sơ xuất mà quên tới nơi họp đúng giờ, ta cho phép Tư Mã và Đại Đô Đốc phạt họ tuỳ theo lỗi nặng hay nhẹ.
5.Nếu mỗi khi thuộc hạ quan chỉ huy chi đội hay thuộc hạ của ông đi đuổi bắt kẻ gian, đáng lẽ bảo vệ và che chở dân vô tội và hiền lành họ lại cưỡng đoạt của cải của dân chúng đáng thương sẽ đau khổ và thất vọng, vì họ phải chịu nhiều tai vạ hơn dưới thời ác quỉ Nhậm hay Tiết chế. Họ cư xử như vậy thì làm sao dân chúng yên lành được? Và làm sao gọi hành động đó là giải phóng dân chúng khỏi áp bức và làm sao phạt thủ phạm cho được? Vậy ta ra lệnh cho các sĩ quan phải công bố trong trung đội hay binh đoàn mình điều nghiêm cấm, không được lấy bất cứ vật gì của dân dù là một ngọn cỏ, như ta không ngớt tuyên cáo trước đây. Các sĩ quan sẽ chắc chắn làm vừa lòng ta và đúng theo tình ý ta nếu hết sức thi hành điều nghiêm cấm đó. Ai cư xử như vậy có thể tin rằng sau khi chia sẻ cùng ta những nỗi khổ nhọc và những mối hiểm nghèo của thời chiến này, họ cũng sẽ chia sẻ thanh danh và hưởng thú vui thời bình cùng ta. Vả lại nữa, không ai có quyền dựa vào sự vắng mặt hay sự xa cách của ta để phiền nhiễu cướp bóc dân chúng và uy hiếp đàn bà con gái. Chỉ khi nào ngưng và dẹp được những bạo hành đó, họ mới có thể tự phụ giữ nổi chức vụ và bảo đảm an ninh cho cá nhân và gia đình họ, bằng không, đừng mong gì ta dung thứ họ.
2.Song le trong thời chiến tranh, mỗi lần một vị chỉ huy sai bộ hạ mình đi đánh địch, bộ hạ đó phải tuyệt đối tuân theo, người nào tử trận một cách can đảm sẽ được vẻ vang. Trái lại ai vì sợ chết mà bỏ trốn sẽ bị sỉ nhục. Bởi vậy ta cho phép xử tử tức thì những kẻ trốn bổn phận cũng như những kẻ cho địch có thì giờ dưỡng sức lại và tấn công vì hèn nhát hay vì chậm chạp; sau rồi các tướng lãnh phải báo cáo hành động của họ trong trường hợp đó.
3.Khi chiến tranh chấm dứt và khi quân đội trở về kinh đô và được trả lại cho chính quyền, không một quan chỉ huy nào được tự tiện xử tử một người ngang quyền hay ngang chức và ai mà vi phạm luật này sẽ không có hi vọng được khoan hồng.
4.Mỗi lần xảy ra chuyện gì liên quan đến quốc gia hay công ích, mọi người đều phải lưu ý ngay đến việc đó kẻo một sự chậm trễ nhỏ nhặt cũng có thể gây trở ngại cho công việc. Thời bình, sự mau lẹ đó cũng cần thiết rồi, huống chi tại Bắc Kỳ nơi cuộc chiến càng ngày càng ác liệt, một cuộc chiến mà các ông phải coi như việc trọng yếu bởi vì mỗi giây phút có thể mang lại nhiều thay đổi bất ngờ liên tiếp theo nhau như gió, chớp hay như hơi và những biến chuyển đó lúc thì thuận, lúc thì nghịch thành thử không thể căn cứ trên cái gì chắc chắn được. Bởi vậy mỗi khi nhu cầu quốc gia hay tình hình chiến tranh bắt phải họp để thảo luận về những việc phải làm và mỗi khi ngày giờ họp được ấn định, các quan văn võ sẽ phải họp ngay lập tức vào ngày giờ đó để bàn bạc và quyết định với nhau. Nếu bất đồ có người vì sơ xuất mà quên tới nơi họp đúng giờ, ta cho phép Tư Mã và Đại Đô Đốc phạt họ tuỳ theo lỗi nặng hay nhẹ.
5.Nếu mỗi khi thuộc hạ quan chỉ huy chi đội hay thuộc hạ của ông đi đuổi bắt kẻ gian, đáng lẽ bảo vệ và che chở dân vô tội và hiền lành họ lại cưỡng đoạt của cải của dân chúng đáng thương sẽ đau khổ và thất vọng, vì họ phải chịu nhiều tai vạ hơn dưới thời ác quỉ Nhậm hay Tiết chế. Họ cư xử như vậy thì làm sao dân chúng yên lành được? Và làm sao gọi hành động đó là giải phóng dân chúng khỏi áp bức và làm sao phạt thủ phạm cho được? Vậy ta ra lệnh cho các sĩ quan phải công bố trong trung đội hay binh đoàn mình điều nghiêm cấm, không được lấy bất cứ vật gì của dân dù là một ngọn cỏ, như ta không ngớt tuyên cáo trước đây. Các sĩ quan sẽ chắc chắn làm vừa lòng ta và đúng theo tình ý ta nếu hết sức thi hành điều nghiêm cấm đó. Ai cư xử như vậy có thể tin rằng sau khi chia sẻ cùng ta những nỗi khổ nhọc và những mối hiểm nghèo của thời chiến này, họ cũng sẽ chia sẻ thanh danh và hưởng thú vui thời bình cùng ta. Vả lại nữa, không ai có quyền dựa vào sự vắng mặt hay sự xa cách của ta để phiền nhiễu cướp bóc dân chúng và uy hiếp đàn bà con gái. Chỉ khi nào ngưng và dẹp được những bạo hành đó, họ mới có thể tự phụ giữ nổi chức vụ và bảo đảm an ninh cho cá nhân và gia đình họ, bằng không, đừng mong gì ta dung thứ họ.
Đó là những điều ta muốn các ngươi phải biết.
Ngày 3 tháng Mười [âm lịch] năm Thái Đức (Tiếm vương Nhạc) thứ 11.
Ngày 3 tháng Mười [âm lịch] năm Thái Đức (Tiếm vương Nhạc) thứ 11.
BỘ BINH
Theo những bức thư của các giáo sĩ đạo Thiên Chúa đã chứng kiến thì
những đội quân của Nguyễn Huệ được tuyển mộ rất gấp rút. Hồi năm trước,
“Giáo sĩ Le Roy đã tả đạo quân Quang Trung bao gồm cả người già lão, trẻ
con trông giống một toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh”.
Một lá thư khác của giáo sĩ Longer (13-5-1787) thì viết là “Người bạn
đồng sự trẻ của chúng tôi bắt buộc phải chạy bởi vì người ta bắt tất cả
mọi người phải đi đánh nhau từ 15 tuổi trở lên. Những người già, đàn bà
góa, và con gái cũng bắt đi sửa cầu, đường sá” . Không những thế ngay cả
sư sãi cũng phải tòng quân và việc kiểm tra nhân số cũng rất nghiêm
nhặt. Theo thư của La Bartette gửi cho Blandin ngày 25 tháng 6 năm 1786
thì:
Họ đã phá hủy tất cả những giáo đường đẹp nhất ở đây, họ cũng phá hủy
tất cả chùa chiền và bắt tất cả những nhà sư cầm vũ khí để ra trận.
Do đó dẫu Nguyễn Huệ có thể tập trung được một số lượng binh sĩ đông đảo
trong một thời gian ngắn ngủi nhưng hiển nhiên chỉ là một đoàn quân ô
hợp. Vả lại việc tận dụng nhân lực như thế chắc chắn không thể biến họ
thành một đoàn quân thiện chiến vì nhân số không chưa đủ mà đoàn quân
còn nhiều vấn đề khác như huấn luyện, trang bị, y phục, thực phẩm, thuốc
men ... nếu chỉ trông cậy vào dân chúng địa phương thì không thể nào
cung ứng nổi. Ngoài ra trong nhiều năm chinh chiến liên miên, bao nhiêu
trai tráng đã bị hết bên này đến bên kia bắt đi lính cả rồi, thành phần
còn sót lại chắc chẳng được bao nhiêu. Mặc dù việc tận dụng nhân lực đưa
vào quân ngũ vốn là thói thường của Nam Hà, chúng ta có thể ngờ rằng
những dữ kiện mà nhiều người nhìn thấy - kể cả các tài liệu chép trong
chính sử nước ta - chưa hẳn đã là sự thực hoặc nếu đúng như thế thì chỉ
là hình ảnh mà Nguyễn Huệ muốn mọi người nhìn thấy chứ thực lực của ông
không phải như vậy. Đó là một hình thức nghi binh để ông có thể mở một
cuộc tấn công bất ngờ bằng những lực lượng tinh nhuệ theo đường rừng và
đường biển mà địch không hay biết.
Những toán quân xung hãm này phần lớn là thân binh của Nguyễn Huệ, gồm
người Thượng và người Hoa, đánh cảm tử, lớp này chết, lớp khác xông lên.
Nguyễn Huệ luôn luôn có lối đánh “biển người” như thế ở khắp mọi mặt
trận, kể cả khi đem quân tấn công Nguyễn Nhạc ở Qui Nhơn. Chính vì thế
ông thường bắt tất cả già trẻ lớn bé ra trận, có khi cả thành phần “vị
cập cách” nghĩa là “trẻ con”. Với quan điểm phải giành chiến thắng bằng
bất cứ giá nào, Nguyễn Huệ không ngần ngại đốt phá, tàn sát nếu gặp
chống cự, để tiêu diệt cũng có mà thị uy cũng có. Nắm vững quan điểm kỷ
luật là sức mạnh của quân đội, ông hết sức gắt gao trong việc điều quân
và nổi tiếng là nghiêm minh.
THƯỢNG BINH
Khu vực Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 18 không phải là những quốc gia có
lãnh thổ hành chánh rõ rệt được qui định theo công pháp mà là những khu
vực ảnh hưởng của từng dòng họ, khi mạnh thì bành trướng, khi yếu thì co
cụm. Nằm giữa những khu vực đồng bằng dọc theo duyên hải nước ta và
Xiêm La là một khu vực rừng núi rộng lớn, trong đó những dân tộc cao
nguyên sống rải rác, du canh. Bên cạnh sinh hoạt của từng bộ lạc, khu
vực này còn có một hệ thống sơn lộ chằng chịt mà chỉ dân bản xứ mới am
tường. Nhiều đoàn thương nhân (caravan) đã sử dụng hệ thống giao thông
này để đi buôn tới tận Miến Điện, Xiêm La và Nam Trung Hoa khiến cho sản
phẩm từ vùng này có thể đem tới vùng khác. Những thương nhân đó rất đa
dạng bao gồm người Trung Hoa, người Thái, người Shan (?), người Bhamo (ở
Miến Điện). Mạng lưới buôn bán này quả là phức tạp hơn chúng ta tưởng.
Chính anh em Nguyễn Nhạc cũng là những đầu nậu trong những đoàn buôn
này, thông thạo đường sá, phong tục của vùng Tây nguyên và sử dụng nhiều
kinh nghiệm bản thân vào những trận đánh về sau. Những toán thương nhân
đó cũng quen thuộc với những loại bùa chú, thuốc men, chất kích thích
mà dân tộc thiểu số thường dùng để chữa bệnh.
Sử sách chép không đầy đủ nhưng nhà Tây Sơn chắc chắn sử dụng một lực
lượng lớn những đồng bào thiểu số, không phải chỉ trong vùng Qui Nhơn mà
gần như toàn cõi Tây Nguyên, kể cả Nam Lào và bắc Campuchia ngày nay .
Căn cứ khởi nghĩa của họ nằm ở An Khê, thời đó gọi là đèo Mang (có nghĩa
là cổng theo tiếng Bahnar). Vùng đất ở phía đông đèo Mang gọi là Tây
Sơn hạ đạo, còn vùng phía tây trở lên chen lẫn rừng rậm núi cao gọi là
Tây Sơn thượng đạo, một khu vực rộng đến hơn 1500 km2 và trở thành một
căn cứ an toàn cho lực lượng ban đầu từ 1771 đến 1773. Khi làm chủ luôn
cả miền Bắc, ảnh hưởng của Nguyễn Huệ bao trùm luôn cả vùng Thượng Lào
và đã nhiều lần đem quân tiêu diệt các dư đảng của nhà Lê tại nơi đây.
Con đường mòn này không chỉ là một trục lộ giao thông mà đối với anh em
Tây Sơn, cả một khu vực phía Tây là một địa bàn chiến lược với những sắc
dân người Thượng và hàng trăm, hàng ngàn con voi, lưu động tới những
khu vực cần thiết. Cũng chính trục lộ này Chế Bồng Nga đã nhiều lần đem
quân sang bên Lào vòng xuống Quảng Oai đánh úp Thăng Long.
TƯỢNG BINH
Một trong những binh đội quan trọng nhất của nhà Tây Sơn nói riêng và
của Đàng Trong nói chung là tượng binh. Miền nam có nhiều voi nhưng
người Việt không biết cách huấn luyện nên các vua chúa thường phải mua
của lân bang hay đòi các thuộc quốc tiến cống. Giáo sĩ Cristophoro Borri
đã viết như sau:
Có rất nhiều voi trong xứ Đàng Trong, nhưng họ không dùng được vì chưa
biết cách bắt và huấn luyện. Vì thế phải đưa những con đã thuần thục và
biết khuôn phép từ Campuchia là một nước láng diềng. Voi ở đây lớn gấp
hai voi ở Ấn độ. Chân và vết chân nó để lại đo chừng một piê rưỡi đường
kính. Răng thò ra từ miệng gọi là ngà voi thì thường dài tới mười bốn
piê, đó là voi đực. Còn voi cái thì ngắn hơn nhiều. Vì thế người ta dễ
nhận thấy voi ở xứ Đàng Trong to lớn hơn những voi người ta vẫn dẫn đi
diễu ở Âu châu: ngà chưa được hai piê rưỡi.
Vào thế kỷ 17, 18 khu vực rừng núi bao gồm miền bắc Campuchia, Nam Lào
và miền trung nước ta còn nhiều loại voi lớn không như giống voi cỏ là
loại voi nhỏ hiện nay ta thường thấy. Chính đó là những con voi được
huấn luyện dùng trong tượng binh mà người ta miêu tả là mang cả đại bác.
Khi có chiến tranh và trận mạc thì người ta nhấc mui (trên) bành đi để thành một thứ chòi chở lính giao chiến với nỏ, với súng và có khi với khẩu đại bác: voi không thiếu sức để mang nổi và là con vật rất khoẻ, nếu không có gì khác. Chính tôi (tức giáo sĩ Borri) đã thấy một con dùng vòi chuyên chở những vật rất nặng, một con khác chuyển một khẩu súng lớn và một con nữa một mình kéo tới mười chiếc thuyền, chiếc nọ theo sau chiếc kia, giữa đôi ngà một cách rất khéo và đưa xuống biển ...
Khi có chiến tranh và trận mạc thì người ta nhấc mui (trên) bành đi để thành một thứ chòi chở lính giao chiến với nỏ, với súng và có khi với khẩu đại bác: voi không thiếu sức để mang nổi và là con vật rất khoẻ, nếu không có gì khác. Chính tôi (tức giáo sĩ Borri) đã thấy một con dùng vòi chuyên chở những vật rất nặng, một con khác chuyển một khẩu súng lớn và một con nữa một mình kéo tới mười chiếc thuyền, chiếc nọ theo sau chiếc kia, giữa đôi ngà một cách rất khéo và đưa xuống biển ...
Voi dùng trong chiến đấu cũng khác hẳn những con voi được thuần hoá để
dùng trong các đoàn lưu diễn hay trong lễ lạc và cũng không giống như
một gia súc mà nhiều dân tộc dùng trong công việc hàng ngày. Nhiều khi
người ta chỉ cần so sánh đội tượng binh của một quốc gia cũng đủ đánh
giá sức mạnh quân sự của nước ấy và đoàn voi trận thường được dùng như
một cách phô trương trong các buổi tiếp sứ thần nước ngoài. Những con
voi trận có khi còn được mặc giáp bằng da hay kim loại và theo Maurice
Collis, một người chuyên môn huấn luyện voi, thì “đây là những con vật
được đào tạo để hung dữ theo lệnh lạc, sử dụng như một mũi xung kích
trong chiến đấu và cũng là một sát thủ giết người bằng cách tung lên,
dày đạp, xé nát (đối phương) một cách thích thú như trẻ con”.
Tôn Sĩ Nghị cũng biết tiếng voi trận của Nguyễn Huệ nên khi đưa ra 8
điều quân luật, y đã học theo phép đánh của người xưa để chống lại tượng
binh:
... Điều thứ 4: Người Nam khi ra trận hay dùng voi. Voi không phải là
món người Thanh quen thạo, hễ gặp voi thường cứ chạy đi trước. Nhưng nào
có biết sức voi dẫu lớn, chung qui vẫn là con vật có huyết khí, không
thể đương nổi với đồ dẫn hỏa của ta. Vậy hễ thấy voi ra trận nếu xa thì
bắn bằng súng, nếu gần thì trị bằng dao và cung khiến voi bị thương, đau
phải chạy quay lại, rồi tự giày đạp lẫn nhau. Quân ta (Thanh) thừa cơ
ấy mà tấn công, tất thắng không còn phải ngờ nữa …
Thực ra quân Thanh cũng có khá nhiều kinh nghiệm với việc chống lại voi chiến vì vùng Vân Nam cũng có voi và trong lịch sử họ cũng đã có khi điều động tượng binh. Ngay từ thời trung cổ, quân Nguyên cũng đã hai lần đụng độ với voi của Đại Việt và của Pagan (Miến). Tuy lúc đầu quân Mông Cổ có hoảng hốt nhưng khi họ rút vào rừng thì cung liên hợp (composite bow) của họ lợi thế hơn nên voi bị thương quay ngược lại. Quân Nguyên dùng tên lửa và vũ khí nhọn đánh bại đoàn voi của nhà Trần năm 1257 rồi sau đó quân Minh cũng đã đánh thắng 15 vạn quân Maw Shan và 100 con voi bằng súng và hoả tiễn.
Thực ra quân Thanh cũng có khá nhiều kinh nghiệm với việc chống lại voi chiến vì vùng Vân Nam cũng có voi và trong lịch sử họ cũng đã có khi điều động tượng binh. Ngay từ thời trung cổ, quân Nguyên cũng đã hai lần đụng độ với voi của Đại Việt và của Pagan (Miến). Tuy lúc đầu quân Mông Cổ có hoảng hốt nhưng khi họ rút vào rừng thì cung liên hợp (composite bow) của họ lợi thế hơn nên voi bị thương quay ngược lại. Quân Nguyên dùng tên lửa và vũ khí nhọn đánh bại đoàn voi của nhà Trần năm 1257 rồi sau đó quân Minh cũng đã đánh thắng 15 vạn quân Maw Shan và 100 con voi bằng súng và hoả tiễn.
Trong cuộc chiến tranh với Miến Điện trước khi sang nước ta không lâu,
quân Thanh đã học tập khá nhiều và Tôn Sĩ Nghị cũng từng đi theo đoàn
quân viễn chinh nên không xa lạ gì với voi chiến. Đối với binh sĩ chưa
từng trông thấy con vật khổng lồ này, việc kinh hoàng là điều đương
nhiên, nhất là nhiều khi người ta đồn đãi những điều quá sự thật.
THUỶ BINH
Khi người Việt còn định cư tại miền Bắc, kỹ thuật đi biển của ta chưa có
gì khởi sắc mặc dù đã nói đến biển cả từ những truyền kỳ thời Hùng
Vương. Hai trận đại thắng của Ngô Quyền và của Trần Quốc Tuấn đều xảy ra
trên sông, nơi giáp giới với biển chứ không phải ở ngoài khơi. Mãi tới
đời nhà Hồ, con trưởng của Hồ Quí Ly là Hồ Nguyên Trừng mới bắt đầu đóng
những chiến thuyền loại lớn. Với thói quen sống biệt lập thành từng
làng xã, sinh hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của dân miền Bắc
thu hẹp trong một không gian nhỏ. Mỗi làng là một đơn vị tự túc về mọi
mặt mà không cần phải giao tiếp với khu vực khác.
Trái lại các vương quốc ở Đàng Trong đã có những quá khứ rất oai hùng
liên quan đến mặt biển, một phần vì truyền thống học hỏi của các nước ở
vùng Đông Nam và Nam Á, phần khác vị trí địa lý là bao lơn trông ra đại
dương, nơi qua lại của một hải lộ đã nổi danh là Con Đường Gia Vị (Spice
Route) ngay từ thời thượng cổ.
Về kỹ thuật, người Chiêm Thành đã biết dùng thuyền nhẹ dàn thành thế
trận tấn công những tàu buôn từ lâu. Người Chăm có một đội hải thuyền
hùng hậu và những thủy thủ can trường thường liều mạng xông xáo trên
biển cả để buôn bán và chiến đấu. Kiểu mẫu tàu chiến của người Chăm có
hình dáng tương tự như của thuyền vùng Nam Dương mà hiện nay chúng ta
còn thấy dấu vết để lại nơi các thuyền trạm trổ mỹ thuật của người Thái
Lan trong những cuộc đua thuyền. Theo những hình ảnh mà người Âu Châu vẽ
lại về chiến thuyền của Đàng Trong, đó là một loại thuyền chèo tay, mũi
ngẩng cao, trạm trổ và trang trí hoa văn kỳ dị, thân thon và dài đủ
biết có thể lướt sóng với tốc độ cao. Để gia tăng sức chịu đựng khi đụng
vào nhau, mũi thuyền dùng trong chiến đấu thường ghép thêm những thanh
gỗ chéo vẫn còn thấy ở các thuyền nơi cửa sông vùng Quảng Đông.
Những chiến thuyền đó không chở được nhiều nhưng hiệu quả khi tấn công
bất ngờ những thương thuyền hay tàu lớn trong đêm tối, chiến thuật quen
thuộc với người Chiêm Thành từ lâu mà Nguyễn Huệ thường sử dụng. Tuy
không có những tài liệu nào miêu tả chính xác các kiểu thuyền của Tây
Sơn, chúng ta có thể tin rằng chiến thuyền vào thế kỷ 18 ở Đàng Trong
cũng tương tự, khác nhau họa chăng là số lượng, chiến thuật hay cách
điều động mà thôi.
Do ảnh hưởng của văn minh hải đảo Malaysian, thủy thủ vùng Đông Nam Á
nói chung và thủy thủy người Chiêm Thành nói riêng có thể ra khỏi bờ bể
hàng ngàn dặm chẳng cần hải bàn hay hải đồ, chỉ dựa theo màu sắc của
những đám mây, màu nước biển và độ sóng, giương buồm nương theo sức gió
và nhìn sao để lấy hướng. Chỉ cần tìm hiểu các loài chim biển và rong
biển họ gặp, người Chăm có thể nhận biết những hòn đảo còn cách xa đến
30 dặm và kiến thức về biển cả được truyền miệng từ đời này sang đời
khác theo kiểu cha truyền con nối. Phương thức và kỹ thuật đóng thuyền
của họ cũng rất độc đáo và người Việt chúng ta đã kế thừa khá nhiều
truyền thống của họ. Những con số chúng ta còn ghi nhận được cho thấy
tốc độ đóng thuyền rất đáng kể cho thấy vào thời kỳ này miền Nam Việt
Nam có những phát triển kỹ thuật mà nhiều điều đến nay vẫn chưa khám phá
hết.
Những thuyền đó khác hẳn những thuyền buôn hay tàu chiến của người Trung
Hoa (junks), trông nặng nề, thô kệch, tuy trang bị nhiều đại pháo hơn
nhưng thiếu linh động, khó xoay trở. Cũng như người Chiêm Thành, Nguyễn
Huệ rất chú trọng đến chiến thuyền và cũng có hai loại: thuyền lớn để
chở quân, lương thực, vật liệu và tàu nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao
vây, tấn công và xung kích. Đội chiến thuyền đó rất đông, ít ra cũng vài
trăm, có khi lên hàng ngàn. Đó cũng là lý do tại sao thủy quân thời Tây
Sơn có một vị trí đáng kể, phù hợp với những gì sử sách đã cho ta biết,
Nguyễn Huệ luôn luôn dùng binh thần tốc, bất ngờ, áp đảo và tiến đánh
cũng như rút lui rất nhanh.
Trong nhiều thế kỷ tuy nạn cướp biển có hoành hành nhưng cũng không trở
thành một lực lượng đáng kể vì thiếu một căn cứ địa để trốn tránh khi bị
săn đuổi. Thế nhưng đến cuối thế kỷ thứ 18, Nguyễn Huệ đã nhìn ra được
tiềm năng và vai trò của họ nên đã thu dụng và trở thành một vị thủ lãnh
tập hợp được nhiều nhóm khác nhau, phân chia mỗi nhóm một lãnh bàn hoạt
động, chỉ đạo các chiến dịch và cho họ nơi trú ẩn. Robert J. Antony đã
nhận ra rằng ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cướp biển đã tập họp thành
một vài nhóm, có đến hàng ngàn chiến thuyền, tổng cộng đến hơn 7 vạn
người. Dian Murray cũng tường thuật khá chi tiết về những thủ lãnh mà
Nguyễn Huệ chiêu dụ được căn cứ trên những tấu triệp của nhà Thanh (văn
thư các quan tâu về triều) còn giữ trong Quân Cơ Xứ. Những tên tuổi của
họ giải thích được phần nào một số “đô đốc” chỉ có tên mà không có họ
trong danh sách các tướng lãnh:
... Đối với đám hải khấu lẻ tẻ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang
và Giang Tô, Nguyễn Văn Huệ được gọi là Đại Ca Việt Nam, là người bán
những đồ họ cướp được và chia cho họ từ 20 đến 40% số tiền. Những bọn
cướp lớn cũng được Hoàng đế che chở vì họ không những được phép neo
thuyền tại vùng biên giới (Trung Hoa và Đại Việt) để tuyển quân và trộm
lương thực mà còn có thể dùng Việt Nam như một “sào huyệt” để rút về.
Bọn hải khấu đó coi nhà vua như chủ nhân của họ vì dưới thẩm quyền của
ông họ có thể thu hoạch nhiều nguồn lợi từ biển cả.
Ngay từ những ngày đầu đầu anh em Nguyễn Nhạc đã đặc biệt chú trọng đến vai trò của thủy
quân, một phần cũng vì bản chất của dân địa phương sống liền với bể cả, một phần vì vào thế kỷ thứ 18 việc phát triển đường biển đang lên đến cao độ. Họ đã sử dụng một số lớn thương nhân Hoa kiều - kiêm nghề cướp biển - mà chính sử Việt Nam còn ghi chép. Đó là Tập Đình (??) và Lý Tài (??) gia nhập quân Tây Sơn vào khoảng cuối năm 1773. Hai người này chiêu mộ một số người Hoa tổ chức thành Trung Nghĩa Quân và Hoà Nghĩa Quân. Hai đạo quân này rất dữ tợn, sử nhà Nguyễn chép là:
quân, một phần cũng vì bản chất của dân địa phương sống liền với bể cả, một phần vì vào thế kỷ thứ 18 việc phát triển đường biển đang lên đến cao độ. Họ đã sử dụng một số lớn thương nhân Hoa kiều - kiêm nghề cướp biển - mà chính sử Việt Nam còn ghi chép. Đó là Tập Đình (??) và Lý Tài (??) gia nhập quân Tây Sơn vào khoảng cuối năm 1773. Hai người này chiêu mộ một số người Hoa tổ chức thành Trung Nghĩa Quân và Hoà Nghĩa Quân. Hai đạo quân này rất dữ tợn, sử nhà Nguyễn chép là:
... Lại lấy người thổ trước cao lớn, cạo đầu dóc tóc, lẫn lộn với người
Thanh. Lúc đánh thì cho uống rượu say, cởi trần, đeo giấy vàng giấy bạc
vào cổ, để tỏ ý là tất chết; thường làm quân tiền xung, quan quân không
thể chống được ...
Một trong những danh tướng của Nguyễn Huệ xuất thân cướp biển là Trần
Thiêm Bảo. Theo tài liệu Dian Murray trích từ tấu triệp trong Quân Cơ Xứ
của nhà Thanh thì Trần làm nghề đánh cá ở vùng Liêm Châu, Quảng Đông
cùng với vợ và hai con trai. Tháng 10 năm 1780, thuyền của y bị bão thổi
dạt xuống phương Nam nên cư ngụ luôn tại đó sinh hoạt khu vực gần Thăng
Long. Năm 1783, gia đình y đầu nhập Tây Sơn, được phong chức tổng binh
và tham gia cuộc hành quân chống lại họ Trịnh. Theo lời khai của Trần
Thiêm Bảo thì y được người tài công cũ là Lương Quí Hưng tiến dẫn và cả
hai cùng tham gia trận đánh chiếm Thuận Hoá năm 1785. Lương Quí Hưng
được phong tước Hiệp Đức Hầu và được ban một quả ấn khắc “súc hữu đầu
phát nghĩa là được quyền để tóc dài.
Trong những năm sau đó, khi Nguyễn Huệ ở vào thế lưỡng đầu thọ địch, ông
càng gấp rút tiến hành tổ chức quân đội kể cả việc dùng tiền để mua
chuộc các nhóm hải phỉ. Trần Thiêm Bảo lập được nhiều công lao nên được
thăng lên một vị trí quan trọng, đứng đầu mọi nhóm cướp biển khác. Theo
tài liệu của Thanh triều, Trần được phong làm Tổng Binh Bảo Đức Hầu,
dưới tay có đến sáu chiến thuyền, chỉ huy một đạo quân trong đó có 200
quân người Việt. Chỉ trong mấy tháng, Tổng Binh Bảo đã chiêu tập được
tất cả các nhóm hoạt động trong vùng biển đông và vịnh Bắc Việt, xây
dựng cho Nguyễn Huệ một lực lượng thuỷ binh đáng kể. Trong số các thủ
lãnh, kiệt hiệt nhất có hai người là Lương Văn Canh và Phàn Văn Tài.
Lương Văn Canh gốc là ngư phủ ở Tân Hội, bị cướp biển bắt hồi 1786 rồi
gia nhập bọn họ, khi về đầu quân được Trần Thiêm Bảo phong cho làm thiên
tổng (lieutenant). Phàn Văn Tài gốc ngư phủ ở Lục Thuỷ, Quảng Đông,
cũng theo nghề cướp biển từ năm 1786, được phong chức chỉ huy
(commander).
Đến năm 1788, Nguyễn Huệ đã dứt tình với Nguyễn Nhạc ở phương Nam lại bị
áp lực từ phương Bắc khi nhà Thanh chuẩn bị đem quân sang đánh, ông
càng gấp rút tổ chức thuỷ quân để đối phó với tình hình ngày càng quyết
liệt. Tổng binh Bảo được cấp thêm 16 đại thuyền nữa và phương tiện để
tuyển mộ thêm quân. Nhờ thế, Trần Thiêm Bảo chiêu dụ được hai đám giặc
do Mạc Quan Phù và Trịnh Thất đứng đầu. Mạc Quan Phù người Toại Khê , bị
bắt cóc trong khi đi đẵn gỗ, gia nhập cướp biển năm 1787. Năm 1788, y
liên kết với Trịnh Thất và cả hai được Trần Thiêm Bảo chiêu mộ, phong
cho làm tướng quân. Trần Thiêm Bảo có nhắc đến hai người “ra biển chiến
đấu nhiều lần, khi trở về Việt Nam có đem biếu lụa là, vải vóc và tiền
bạc ngoại quốc”. Những chức vụ của một số cấp chỉ huy cho ta thấy họ
không phải chỉ có danh hiệu hàm mà thực sự đóng một vai trò trong tổ
chức quân sự của vua Quang Trung. Nhà Nguyễn sau này cố gán cho họ cái
tên cướp biển không ngoài mục đích hạ thấp sự chính thống của nhà Tây
Sơn chỉ cốt để thay thế họ làm phiên thuộc của Trung Hoa.
VŨ KHÍ
Theo sách sử còn ghi chép, ngoài những loại võ khí thông dụng như kiếm
kích, cung nỏ, gươm đao, quân Tây Sơn có nhiều loại súng ống bao gồm cả
súng đại bác và súng điểu thương (súng chim). Súng đại bác được dùng để
phòng thủ, nếu đưa ra trận thì dùng voi kéo hay chở. Việc chở súng trên
lưng voi và đội hình dùng voi xung phong không phải là sáng kiến của
Nguyễn Huệ mà là một truyền thống khá lâu đời ở khắp vùng Đông Nam Á.
Trong những trận đánh của Xiêm La và Miến Điện chúng ta cũng thấy họ sử
dụng chiến thuật này. Không nói gì về sau khi họ đã trở thành một lực
lượng đáng kể, ngay từ những ngày đầu còn ở tại căn cứ nơi núi rừng, họ
cũng đã có súng. Trong một lá thư của giáo sĩ Diégo de Jumilla viết 15
tháng 2 năm 1774 cũng kể lại là khoảng đầu tháng 4 năm 1773 ông ta đã
thấy những người lính Tây Sơn xuống chợ “kẻ đeo gươm, người mang cung
tên, lại có người mang súng”.
Một trong những câu hỏi lớn mà nhiều sử gia tránh né không muốn đề cập
đến là võ khí vẫn được của quân Tây Sơn gọi là “hỏa hổ ” thực sự đó là
gì.
... Về hỏa lực, Quang Trung có khí giới lợi hại nhất là ống phun lửa tục
gọi là hổ lửa và lực lượng xung kích lợi hại nhất là voi trận. … Họ chỉ
dùng các ống phóng làm lợi khí. Thứ lợi khí ấy cũng gọi là hổ lửa.
Trong khi hai bên giáp nhau, trước hết họ dùng vật ấy đốt cháy quần áo
người ta để cho người ta phải lui.
Nhiều người khẳng định rằng đây là một loại súng phun lửa. Thực ra, muốn
phun được lửa người ta phải có những loại chất lỏng hoặc hơi có độ bắt
lửa cao (chẳng hạn như xăng hay dầu ngày nay) và sức ép mạnh để tống
nhiên liệu về phía trước. Vào thế kỷ thứ 18 chúng ta chưa có loại chất
lỏng nào có đủ những điều kiện đó. Vả lại dẫu có súng phun lửa, với sức
người thì cũng không thể nào phun được xa, chưa tới gần địch e rằng đã
bị súng và cung nỏ của họ tiêu diệt trước. Hai tác giả Nguyễn Lương Bích
và Phạm Ngọc Phụng thì lại giải thích rằng hỏa hổ chính là đuốc mà quân
Tây Sơn chế tạo ra từ những ngày đầu tiên.
Thế nhưng ngay từ nhiều thế kỷ trước, những đám hải khấu đã biết dùng
một loại bom làm bằng bình đất nung, miệng hẹp trong chứa thuốc súng và
miểng, ném ra như một loại lựu đạn chế tạo giản dị. Loại bom này gần đây
đã được tìm thấy nơi biển Đài Loan do quân của Trịnh Thành Công sử dụng
khi tấn công quân Hòa Lan. Dian Murray cũng đề cập đến việc hải phỉ
dùng những loại miểng vụn của nồi sắt hay đinh, có khi còn dùng tiền
đồng hay các loại bình chứa. Họ cũng hay đánh hỏa công bằng thuyền chất
đầy đồ dẫn hỏa xông thẳng vào địch hoặc ném những loại pháo bằng ống tre
để đánh gãy cột buồm.
Một loại võ khí đặc biệt khác cũng có tác dụng tương tự mà đám giặc biển
cũng thường dùng là những bình đất nung chứa thuốc súng trộn rượu mạnh.
Diêm sinh được chứa vào nắp bình, treo sẵn, khi xáp trận sẽ ném lên sàn
tàu địch, bình sẽ vỡ và bén lửa. Ngoài ra chúng ta không thể không nhắc
đến một loại hỏa tiễn hình đầu quạ, thân bằng tre có nhồi thuốc súng.
Bốn ống phun ở đuôi có thể đẩy loại tên lửa này bay xa đến 300 mét và
thường được dùng để đốt phá doanh trại hay tàu bè của đối phương đã khá
phổ biến và thông dụng từ trước thế kỷ 17.
Những loại đạn phóng như thế cũng đã được quân Mông Cổ dùng trong những
cuộc tấn kích Nhật Bản và các quốc gia vùng Đông Nam Á mà sử sách còn
ghi chép. Việc sử dụng thuốc súng vào trong những loại súng phóng tay
(hand-held projectile weaponry) đã được dùng khá rộng rãi trên bộ cũng
như trên biển vào thời kỳ đó nhưng cụ thể loại võ khí đó ra sao thì chưa
thấy ai đề cập đến. Tài liệu duy nhất miêu tả sơ qua chỉ được thấy
trong tờ biểu của Nguyễn Huy Túc như sau:
Tháng 6 năm thứ 51 (tức năm Bính Ngọ 1786) Nguyễn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng, còn có tên là hoả hổ, có bầu (nguyên văn doanh bả) lớn, dài chừng một thước (khoảng 30 cm), khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy, có cả hoả pháo nhưng không nhiều …
Tháng 6 năm thứ 51 (tức năm Bính Ngọ 1786) Nguyễn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng, còn có tên là hoả hổ, có bầu (nguyên văn doanh bả) lớn, dài chừng một thước (khoảng 30 cm), khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy, có cả hoả pháo nhưng không nhiều …
Xem như thế, rất có thể quân lính của Nguyễn Huệ đã sử dụng một loại
súng phóng loại này để tấn công và đốt cháy đồn quân địch dưới cái tên
“hỏa hổ ”.
Một giả thuyết khác mà chúng tôi đưa ra là ở vào thời kỳ này người ta đã
biết chế tạo một loại hỏa tiễn đốt theo hai giai đoạn (two-stage
rocket) gọi là “hỏa long” (fire-dragon). Con rồng lửa là một loại ống
phóng có bốn hỏa tiễn ở thân chính, khi cháy hết sẽ mồi vào những tên
lửa ở trong bụng rồng và những tên lửa đó sẽ được bắn vọt ra đằng miệng.
Hỏa long được sử dụng trong những trận hải chiến mà hai bên còn cách
xa, các bình thuốc nổ ném chưa tới, dùng để đốt tàu địch. Vì chưng hỏa
tiễn bắn ra hàng loạt trông như một con rồng lửa bay trên mặt nước nên
được đặt tên là hỏa long. Có thể cũng loại võ khí này được cải tiến đôi
chút để sử dụng trên bộ nên được đặt tên là hỏa hổ để tượng trưng cho
một loại trên bờ, một loại dưới nước nhưng thực chất chỉ là một. Vả lại
hỏa long, hỏa hổ chủ yếu đều dùng tre, nứa làm ống chứa thuốc mà tre
trúc là một loại thảo mộc rất thông dụng ở phương nam nên việc quân Tây
Sơn sử dụng các loại võ khí này cũng không phải là chuyện lạ. Có thể
nói, nguyên thủy võ khí đó do người Trung Hoa nghĩ ra nhưng lại được
dùng như một thứ võ khí chiến lược của quân Nam để chống lại phương Bắc.
Có lẽ vì thế mà người thời đó đã truyền tụng là:
Hổ tự Tây Sơn xuất
Long tòng Đông Hải lai
Long tòng Đông Hải lai
(Hỏa hổ phát xuất từ rừng núi phía Tây,
Hỏa long nguồn gốc từ biển cả phía Đông)
Hỏa long nguồn gốc từ biển cả phía Đông)
Những loại võ khí đó không phải là một độc quyền hay bí mật quân sự mà
bên kia không biết hay không chế tạo được. Có điều quân Tây Sơn vẫn nổi
tiếng là phong phú về thuốc nổ và họ cũng mua được những loại thuốc súng
của người Âu Châu nhạy hơn và cũng mạnh hơn của quân Thanh nên quân Tây
Sơn luôn luôn có uy thế áp đảo trong những trận đánh. Chiến đấu trong
tư thế áp đảo bằng lực lượng cũng như về vũ khí vốn dĩ là một lối đánh
mà vua Quang Trung thường sử dụng.
Riêng về hỏa cầu (fireball) chúng ta thấy miêu tả tương tự như các loại
bom đạn thời nay nhưng thời kỳ đó kỹ thuật quân sự thế giới chưa đạt tới
trình độ này nên tuy có nhiều điểm tương đồng với loại bình đất nung mà
hải phỉ thường dùng, chúng tôi cũng đặt một câu hỏi và cho rằng có thể
người ta mới đặt ra để trám vào một nghi vấn chưa có tài liệu cụ thể
minh chứng. Hỏa cầu đã được hải quân (và cả giặc cướp) dùng từ lâu để
phá vỡ tàu địch nhưng chỉ được dùng trên bộ khi người ta đã chế tạo được
những loại thuốc súng tốt, bén lửa nhanh và ít khói. Kỹ thuật chế tạo
thuốc nổ bộc phát ở Âu Châu từ thế kỷ 14, 15 đã truyền sang Nam Á và
được sản xuất khá nhiều trong thời kỳ này.
Cứ như nhận xét của nhiều người Âu có mặt trên đất nước ta thời đó,
trang bị của quân Việt Nam rất hùng hậu. Trong tình thế mà việc chiến
đấu là lẽ sinh tử sống còn, nhà Tây Sơn cũng như các đối thủ của ông đều
cố gắng hết sức bắt liên lạc với thương nhân và các nhà truyền giáo ngõ
hầu có thể mua được các loại vũ khí mới của họ mặc dầu lắm khi họ không
muốn đứng hẳn về một phen nào. Tuy nhiên với những số tiền lớn bỏ ra và
nhiều hình thức cưỡng đoạt khác, quân Tây Sơn cũng có được nhiều loại
võ khí tối tân nhất thời đó, đáng kể là một số lượng lớn các loại súng
điểu thương, hỏa mai và đại bác.
Như chúng ta đã biết, quân Tây Sơn kế thừa tất cả những kỹ thuật của xứ
Đàng Trong, bao gồm cả chế tạo và sử dụng nhiều loại súng. Theo nhận xét
của các giáo sĩ và thương nhân Âu Tây, trong suốt hai trăm năm phải
“giữ miếng” với nhau, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đầu hết sức canh tân
về quân sự. Chúa Trịnh đã được đặt cho cái biệt danh là “thủy vương”
(lord of water) vì có một lực lượng hải quân khá hùng hậu trong khi Chúa
Nguyễn được gọi là “hỏa vương” (lord of fire) vì quân đội miền nam được
trang bị khí giới đầy đủ và tân tiến hơn. Đó cũng là lý do tại sao Đàng
Trong tuy kém thế hơn nhưng vẫn cầm cự được mà không bị đánh bại.
Ngoài súng đại bác để bắn từ xa, các loại súng điểu thương và súng tay
cũng được sử dụng rộng rãi. Vào thế kỷ thứ 17, súng điểu thương
(flintlock) là loại súng bắt nguồn từ Âu Châu đã được dùng khắp nơi kể
cả Mỹ Châu và Á Châu. Về kỹ thuật, người Việt ở Đàng Trong cũng nổi
tiếng là thiện xạ và thuần thục trong việc sử dụng các loại súng tay
cũng như đại pháo.
Người Đàng Trong hiện giờ đã hết sức chuyên môn trong việc dùng súng lớn
và súng nhỏ vượt xa cả Âu Châu; vì dường như suốt ngày họ chẳng làm gì
khác ngoài việc tập bắn. Họ giỏi đến nỗi họ có thể dùng súng lớn bắn
trúng còn hơn người ta bắn bằng súng nhỏ. Súng hoả mai họ bắn cũng tài
lắm vì ngày nào cũng ra đồng để thực tập.
Một trong những chi tiết rất quan trọng là vì địa thế chật hẹp, gập
ghềnh nên quân đội của ta thời đó rất ít dùng đại pháo nhưng lại có rất
nhiều súng đại bác loại nhỏ (small cannon). Những khẩu đại bác đó có thể
mang trên lưng và bắn một loại đạn nặng chừng hơn 100 gr (4 ounces).
Một người lính “cõng” cái nòng súng (barrel), dài chừng 2 thước, trong
khi một người lính khác mang cái “giá” là một khúc gỗ tròn dài cũng
chừng cái nòng súng. Khi tác xạ, cái giá được dựng lên bằng hai cái càng
hay một cái chạc cao khỏi mặt đất chừng một mét, nòng súng sau đó để
lên trên giá trong một cái ngàm sắt. Người lính có thể điều chỉnh độ
nhắm và kiểm soát bằng một cái báng tì lên trên vai. Các loại súng này
rất tiện lợi cho việc di chuyển và phục kích quân địch.
Quân Tây Sơn cũng được huấn luyện để tự pha chế lấy thuốc nổ và người Âu
châu đã kinh ngạc vì họ nạp đạn nhanh hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Trong khi người Anh phải thực hiện đến 20 động tác cho mỗi lần nạp đạn
thì người Việt chỉ cần có 4 động tác.
Súng thời đó vẫn nạp tiền nghĩa là nạp thuốc và đạn từ đằng trước và
thường đúc bằng đồng cho dễ, ít bị nứt vỡ. Đại bác thời đó đủ cỡ và dài
ngắn khác nhau tùy theo mỗi nước, mỗi thời kỳ. Muốn bắn được xa thì nòng
phải dài, việc đợi cho thuốc cháy hết cũng lâu hơn. Thoạt tiên, những
súng trường được gọi dưới các tên matchlock, arquebus hay musket là
những súng cá nhân trang bị cho bộ binh. Những súng đó dài và nặng nề
nhưng về sau nòng súng (barrel) đã có khương tuyến (grooves) để khi viên
đạn bắn ra sẽ xoay tròn và vì thế đi được xa hơn. Đạn là đạn chì hình
tròn, vừa khít với nòng súng, phải nhồi từ trước bằng môït cây thông
nòng (ramrod) và một cái búa gỗ (mallet). Khi viên đạn bắn ra, đạn đạo
sẽ bay thẳng và không bị lệch hướng như đạn súng trường thuở trước.
Súng trường dài từ 1.5 đến 1.6 mét, hơn chiều cao trung bình của người
Việt Nam, có báng và gỗ đỡ nòng, được trang trí bằng những hoa văn kim
loại. Dùng trong chiến trận, viên đạn có thể đúc nhỏ hơn một chút cho tự
động chạy vào trong nòng súng. Loại súng điểu thương được mồi bằng đá
lửa (flint) bằng một cái cần mổ hình như mỏ gà (pecking hen). Mỏ gà được
kéo ngược ra sau bằng tay cho mắc vào khớp và sẽ giữ tại đó. Khi người
lính bóp cò, mỏ gà sẽ bật ra, mổ viên đá vào một thanh sắt cho xẹt ra
tia lửa, đồng thời buồng thuốc súng sẽ mở ra để lửa bén vào.
Súng quân lính thời Tây Sơn dùng chính là loại điểu thương này, cộng
thêm việc sử dụng rộng rãi các loại hỏa long, hỏa hổ, các loại bình chứa
miểng như một loại bom sơ khai … đã khiến cho họ có nhiều ưu thế về sức
mạnh, việc huấn luyện cũng mau hơn, hiệu năng lại cao hơn lối đánh dùng
các loại cung nỏ, gươm giáo. Nói chung là cả hai bên thời đó đã dùng
nhiều loại vũ khí dùng thuốc nổ. Có điều vì thuốc súng còn sơ khai, nhất
là thuốc súng của nhà Thanh bắt lửa kém, nhiều khói nên họ thường đốt
để làm màn khói che cho trận đánh hơn là dùng để tác xạ. Chính vì thế mà
sử sách đã ghi là vua Quang Trung “áo bào đen như mực” vì ám khói.
Chúng ta không có con số cụ thể bao nhiêu binh sĩ các loại và trang bị như thế nào nhưng so sánh với những lực lượng đối nghịch, trang bị của quân Tây Sơn chắc hẳn không kém hơn. Ngoài súng tay và các loại khí giới cổ điển đã dùng từ lâu trên đất Việt, quân Tây Sơn cũng còn tập trung được khá nhiều súng ống cũ của cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Đại bác thì đã được đúc tại Nam Hà từ lâu và ngoài bắc cũng có phường đúc.
Chúng ta không có con số cụ thể bao nhiêu binh sĩ các loại và trang bị như thế nào nhưng so sánh với những lực lượng đối nghịch, trang bị của quân Tây Sơn chắc hẳn không kém hơn. Ngoài súng tay và các loại khí giới cổ điển đã dùng từ lâu trên đất Việt, quân Tây Sơn cũng còn tập trung được khá nhiều súng ống cũ của cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Đại bác thì đã được đúc tại Nam Hà từ lâu và ngoài bắc cũng có phường đúc.
DI HÀNH
Nhiều huyền thoại đã được thêu dệt và nhiều giả thiết được dùng để giải
thích cho hợp lý lối chuyển quân nhanh chóng và hiệu quả của Nguyễn Huệ.
Chính vì quá sùng bái ông, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cao những chi
tiết chỉ ghi lại trong tiểu thuyết và ngoại sử, sử dụng như một nguồn
tài liệu cơ bản. Những chi tiết đó phần lớn do truyền khẩu, hoặc có thể
do một số tác giả dựng lên, nhiều chỗ hoàn toàn khác với chính sử nhà
Nguyễn. Tuy nhiên vì tự ái dân tộc, vì quan điểm chính trị, hay vì muốn
có những con số cụ thể nên nhiều người trong chúng ta đã hoàn toàn quên
đi tính thực tế của sự việc. Người ta thường nhắc đến chiến thuật điều
binh bằng cách cho hai người võng một người đi suốt ngày đêm để tiết
kiệm thời gian hoặc gần đây có tác giả lại khẳng định đó là chiếc thuyền
nan đặc biệt của vùng Huế mà những người bán rong trên sông Hương hay
dùng.
Những luận cứ đó xem ra không đủ thuyết phục vì việc di chuyển một đoàn
quân hàng vạn người trong một thời gian hết sức ngắn ngủi (4 ngày từ Huế
ra Nghệ An theo dã sử) là một chuyện không thể thực hiện ngay cả với
phương tiện của thời đại ngày nay. Vào thời kỳ đó đường từ Phú Xuân ra
Bắc chưa có đường lớn, chỉ là đường mòn dọc theo triền núi nên chỉ có
thể đi thật gọn nhẹ, muốn di chuyển với đồ đạc, quân lương, khí giới
phải đi bằng thuyền.
Trong khi quân Thanh sang nước ta được miêu tả như “một đoàn quân vừa
yếu vừa quá mê tín dị đoan ... lính Trung Hoa mang theo cả điếu hút, bát
đĩa và các hành trang phụ khác, đeo lủng lẳng ở thắt lưng họ. Họ vừa là
lính vừa là lái buôn bồi bếp ...” thì quân Nam Hà “trông giống như một
toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh” mà họ ghi nhận là
“những kẻ man rợ từ cao nguyên miền Nam”, phù hợp với nhận định của John
Keegan là “chiến tranh nào cũng cần di chuyển nhưng đối với những dân
tộc định cư thì chỉ đi một đoạn ngắn cũng gặp nhiều khó khăn”.
Theo những điều người ta mục kích, quân Tây Sơn có voi, ngựa, võng, các
loại xe kéo ... nhưng chủ yếu vẫn là đi bộ và hầu hết các phương tiện
khác chỉ dành cho cấp chỉ huy hay chuyên chở vũ khí, lương thực. Việc di
chuyển vì thế rất nhọc nhằn và hao binh tổn tướng là điều không thể
tránh khỏi. Khi tình hình khó khăn, binh lính đào ngũ cũng là một vấn đề
nghiêm trọng.
... Ông tiến như vũ bão ra Bắc (từ Thanh Hoá ra Ninh Bình) chỉ mất có
một ngày, không quản đường xa khó nhọc đã giết chết nhiều ngựa voi của
ông, trong khi người khác phải mất ba bốn ngày ...
Tốc độ di hành luôn luôn có liên hệ mật thiết với phương tiện và địa
thế. Trong lịch sử, những đạo quân có thể di chuyển nhanh thường là
những dân tộc vùng thảo nguyên bằng phẳng dùng chiến xa hay ngựa cưỡi.
Điều duy nhất mà quân Tây Sơn có thể đi nhanh được là trang bị gọn nhẹ,
nói khác đi sinh hoạt còn rất sơ khai nên không bị lệ thuộc vào tài sản
vật chất phải mang theo. Vào thời kỳ đó, đơn vị căn bản là làng xã của
nước ta có dân số trung bình chỉ khoảng vài trăm đến một ngàn, việc di
chuyển hàng vạn người (tương đương với vài chục xã) đi một khoảng cách
vài trăm cây số chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến những địa phương ngang
qua. Những đoàn quân đó thông thường cũng kéo theo một cái đuôi dài bao
gồm xe cộ, lừa ngựa, gia súc, vật dụng cá nhân ... và cả đàn bà, trẻ
con, ông già, bà cả ... Đây là tình trạng chung của mọi quốc gia, mọi
quân đội chứ không riêng gì quân Tây Sơn, nhất là trong đó rất đông
những binh sĩ người Thượng có thói quen đi chung với nhau thành từng
bầy.
Điều kiện sống thấp kém và kỷ luật tàn nhẫn là những yếu tố cơ bản, chưa
kể tiếng nói, phong tục xa lạ với địa phương họ đi ngang qua nên phải
giới hạn tối đa việc tiếp xúc. Vì tình trạng thiếu một hệ thống tiếp
liệu hay chợ búa để trao đổi vật dụng, tình trạng cướp đoạt thực phẩm,
heo bò ... của dân chúng thường không tránh khỏi. Để tránh tình trạng
binh lính đào ngũ, các tướng lãnh thường phải chấp nhận một số tệ đoan
khiến quần chúng coi họ như “kẻ cướp”.
Chúng ta cũng không lấy làm lạ khi nhiều giáo sĩ và thương nhân Tây
phương cho biết họ chứng kiến cảnh ăn thịt người tại một vài địa điểm
trong thời gian đói kém ở Đàng Trong và cả cảnh quân Tây Sơn chia nhau
ăn gan, ăn tim một số tội nhân sau khi bị hành hình ở Bắc Hà. Một điều
chắc chắn, Nguyễn Huệ luôn luôn tiến quân rất nhanh không phải do kỹ
thuật gì khác thường mà do quyết tâm và kỷ luật thép, một hình thức bạo
lực khiến người ta kinh hoàng. Kỷ luật đó cũng là một trong những yếu tố
để cho thể duy trì một đội quân luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
TIẾP VẬN
Về tình hình tại Đàng Trong thế kỷ thứ 18 chúng ta thấy rất ít khả năng
xây dựng những doanh trại lớn trú đóng hàng vạn quân để sử dụng khi cần
thiết. Nhu cầu chiến tranh và cơ cấu đơn sơ của thời đó khiến chúng ta
phải nghĩ đến một phương thức đồn trú rất thông dụng là mỗi người lính
đều ở với gia đình và ra trình diện khi gọi đến còn khi ra khỏi địa
phương thì chia ra từng tiểu tổ ở lẫn với dân. Lương thực vì thế cũng
thất thường và chủ yếu dựa vào số gạo thóc cướp được của địch hay mua
tại địa phương đi ngang qua. Những phương thức đó đều rất bấp bênh nhất
là vào những năm đói kém.
Theo tính toán của các chuyên gia về hậu cần, ngoài lương thực, binh
lính còn nhiều nhu cầu khác như y phục, vũ khí, vật dụng hàng ngày, củi
lửa ... chỉ có thể kiếm được tại những thị trấn có đông dân cư. Nếu
không có quần chúng - trong trường hợp phải di chuyển trong rừng sâu hay
hoang địa - một người chỉ đủ sức mang theo thực phẩm căn bản trong vòng
5 đến 10 ngày, nếu đi xa hơn thì bắt buộc phải có những trạm tiếp liệu
(magazines) hay (đôi khi) phải cử người đi trước để kiếm lương hoặc gầy
dựng chợ búa ngõ hầu các cánh quân đi sau có chỗ mua bán đồ dùng cần
thiết. Phương thức tiếp liệu và sinh hoạt của quân Tây Sơn theo các giáo
sĩ miêu tả thì thường chia nhau ra đóng tại các đền chùa, miếu mạo, nhà
thờ ... nên không tránh được việc binh sĩ làm hư hại các cơ sở này mà
nhiều người ta thán mặc dù dứng về mặt quân sự thì đây là cách sinh hoạt
tự túc đơn giản và hữu hiệu hơn cả. Cũng như bất cứ một binh đội nào,
khi rút lui, quân Tây Sơn thường cướp phá các làng mạc họ đi ngang mặc
dù Nguyễn Huệ nổi tiếng là khắt khe với những thành phần vô kỷ luật.
Để có vật liệu đúc súng hay rèn vũ khí, nhiều tượng thờ, chuông đồng và
dụng cụ canh nông đã bị trưng dụng nhưng không phải vì lý do tôn giáo
như người ta kết án mà vì nhu cầu chiến tranh.
Dường như các sử gia Việt Nam chưa quan tâm đúng mức về vấn đề lương thực và trang bị của quân Tây Sơn mặc dù cũng có người đưa ra một giả thuyết về lương khô của binh sĩ thời đó là món bánh tráng, mỗi khi ăn chỉ cần nhúng nước là có thể qua bữa. Ngoài lương thực, chúng ta cũng không thể bỏ qua súng ống, đạn dược ... vốn dĩ rất nặng nề, không dễ dàng di chuyển trên đường đất ngoằn ngoèo, lầy lội vào mùa đông và thường đòi hỏi một số dân công đông đảo để phục dịch. Ngoài súng thần công loại nhỏ được chở trên lưng voi, Nguyễn Huệ không đem theo các loại súng lớn và đã công thành bằng biện pháp sơ đẳng nhất là dùng sức người và các cuộn rơm để xông vào, sau đó đánh hoả công.
Dường như các sử gia Việt Nam chưa quan tâm đúng mức về vấn đề lương thực và trang bị của quân Tây Sơn mặc dù cũng có người đưa ra một giả thuyết về lương khô của binh sĩ thời đó là món bánh tráng, mỗi khi ăn chỉ cần nhúng nước là có thể qua bữa. Ngoài lương thực, chúng ta cũng không thể bỏ qua súng ống, đạn dược ... vốn dĩ rất nặng nề, không dễ dàng di chuyển trên đường đất ngoằn ngoèo, lầy lội vào mùa đông và thường đòi hỏi một số dân công đông đảo để phục dịch. Ngoài súng thần công loại nhỏ được chở trên lưng voi, Nguyễn Huệ không đem theo các loại súng lớn và đã công thành bằng biện pháp sơ đẳng nhất là dùng sức người và các cuộn rơm để xông vào, sau đó đánh hoả công.
Tài liệu về những vấn đề liên quan đến hậu cần khác như chữa bệnh, tản
thương hay các chính sách quản trị nhân sự khác (lương bổng, tử tuất,
khen thưởng, tưởng lệ ...) thì hoàn toàn không ai ghi lại. Với hình thức
tổ chức còn sơ khai, những vấn đề đó chắc chưa được qui định rõ ràng mà
chỉ giải quyết dựa theo tình hình và khả năng thực tế hay tại chỗ.
Trên thực tế, quân đội của Nguyễn Huệ không phải là một tập thể thuần
nhất mà tuyển mộ từ nhiều khu vực khác nhau, gồm nhiều thành phần, nhiều
dân tộc, có tập quán và sinh hoạt đa dạng. Quân đội đó không theo tổ
chức chính qui nên phần lớn không có lương bổng, phải tự túc nhiều mặt
và có gì ăn đó chứ không có tiêu chuẩn hàng tháng, hàng ngày. Riêng tại
miền Bắc trong những năm đó, số người bị bắt vào lính rất đông, gần như
phe nào cũng muốn vét cho đến người cuối cùng. Việc ăn uống vì thế không
theo tiêu chuẩn nhất định mà tuỳ theo tình hình, theo thói quen của
từng nhóm, không hiếm những thành phần có lối sống còn rất dã man được
người nước ngoài ghi lại.
Mặc dù không có tài liệu nào đề cập một cách rõ rệt nhưng xuyên qua tập
quán chung của quân Tây Sơn trong những cuộc hành quân trước ở Gia Định,
sinh hoạt bình thường hàng ngày và những tường thuật giản lược từ nhiều
nguồn, chúng ta có thể tin rằng không phải chỉ ở nước ta mà hầu như
trên toàn thế giới, vào thời kỳ đó số binh đội đạt tới tổ chức chu đáo
để binh sĩ có thể coi đi lính như một nghề và sinh hoạt hoàn toàn có thể
trông vào lương bổng rất hiếm nên cấp chỉ huy vẫn phần nào dung túng
cho việc cướp bóc, chiêám đoạt để mưu sinh cũng có mà để thủ lợi cũng
có.
Chỉ những khi đóng quân và phải ổn định trật tự thì kỷ luật thép mới
được áp dụng còn khi di chuyển, việc kiểm soát đã khó mà rất có thể
chính cấp chỉ huy cũng chủ động trong việc thu đoạt tài vật. Chúng ta
chỉ có thể đoán chừng Nguyễn Huệ và tướng lãnh cao cấp chiếm đoạt kho
tàng và “tống tiền” người giàu là vì nhu cầu xây dựng quân đội trong khi
các cấp dưới do động lực tham lợi nhiều hơn.
Theo thư của giáo sĩ Le Roy ở Nam Định viết cho ông Blandin ở Paris ngày 11 tháng 7 năm 1786 thì:
... Những người Nam Hà này đã áp dụng sự xử án khắc nghiệt, mới thấy tố cáo chẳng cần đợi xét xử lôi thôi, họ đã chém đầu những bọn trộm cướp hay tất cả những kẻ nào bị người ta tố cáo là trộm cướp Người ta rất lấy làm thích sự xử phạt như vậy và sự liêm khiết của quân Tây Sơn. Vì họ không cướp bóc ai, họ chỉ biết chặt đầu mà thôi. Điều đó đã khiến cho yên lành ở một vài nơi trong một thời gian.
... Những người Nam Hà này đã áp dụng sự xử án khắc nghiệt, mới thấy tố cáo chẳng cần đợi xét xử lôi thôi, họ đã chém đầu những bọn trộm cướp hay tất cả những kẻ nào bị người ta tố cáo là trộm cướp Người ta rất lấy làm thích sự xử phạt như vậy và sự liêm khiết của quân Tây Sơn. Vì họ không cướp bóc ai, họ chỉ biết chặt đầu mà thôi. Điều đó đã khiến cho yên lành ở một vài nơi trong một thời gian.
Chính vì tình hình như thế, chúng ta không thể không tham chiếu những
sinh hoạt tiêu biểu của Đàng Trong và các nước chung quanh vào thời kỳ
đó để có thể hình dung được đoàn quân đó như thế nào, thay thế những dữ
kiện lịch sử viết quá sơ sài hoặc do tưởng tượng không chính xác.
Mặc dù những nỗ lực của mọi phía để bắt lính, thu lương nhưng thời nào
cũng có những giới hạn nhất định có tính qui luật không thể vượt qua. Đó
là những nguyên tắc chặt chẽ của ngành hậu cần (logistics) đã được
Jomini định nghĩa là “nghệ thuật thực dụng của việc chuyển quân” (the
practical art of moving armies) trong đó bao gồm cả “cung ứng những đội
ngũ tiếp liệu liên tục” (providing for the sucessive arrival of convoys
of supplies) và “thiết lập, tổ chức đường tiếp liệu” (establishing and
organizing ... lines of supplies). Một cách tổng quát, vấn đề tiếp vận
là làm sao một mặt di chuyển được binh đội, mặt khác cung cấp đủ cho họ
những điều kiện vật chất để sẵn sàng chiến đấu.
Không phải chỉ sử gia Việt Nam, hầu hết những nhà nghiên cứu thế giới
cũng ít ai nghiên cứu vấn đề tiếp vận một cách tường tận và thường đơn
giản hoá việc di hành. Nhiều sử gia còn coi việc di chuyển một đoàn quân
quá giản dị đến mức không đếm xỉa gì đến những điều kiện thực tế tưởng
chừng như “một đoàn quân có thể di chuyển đi bất cứ phương hướng nào,
bằng bất cứ tốc độ nào, bất cứ khoảng cách nào một khi cấp chỉ huy đã
quyết định” . Con người cũng như con vật trong một đoàn quân đều cần
lương thực, quân trang, khí giới ... và những điều kiện tối thiểu về
sinh hoạt, nghỉ ngơi khi di hành mặc dù trong nhiều trường hợp con người
bị bắt buộc “áp giải” đi một cách miễn cưỡng nhưng tinh thần chiến đấu
đương nhiên rất thấp.
Việc di chuyển và tiếp liệu đó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố kể cả kỹ
thuật, tổ chức và nhiều yếu tố phụ và chính những thực tế đó quyết định
sức mạnh của đơn vị chứ ít khi vì tinh thần yêu nước nồng nàn, hi sinh
vì đại nghĩa hay lòng căm thù sâu sắc ... như người ta thường nhấn mạnh.
TRUYỀN TIN
Quân Tây Sơn vốn dĩ không phải chỉ gồm một chủng tộc thuần nhất nên việc
truyền tin cần giản dị và dễ dàng. Trong quá trình của họ, người ta
thấy họ hay dùng tiếng kêu để truyền hiệu lệnh cho nhau nên đã được gọi
là “binh Ó”.
Một đặc điểm khác có thể do ảnh hưởng của dân vùng thượng du là họ cũng
hay dùng chiêng trống để thúc quân, thu quân. Khi ra Bắc, để khỏi lẫn
lộn việc khi vui chơi với hiệu lệnh của chiến trận, họ đã cấm dân chúng
không được đánh trống.
... từ ngày 17 (tháng 12 năm 1788), các làng mạc đánh trống để đánh dấu
sự vui mừng của họ vì trống tuy là một nhạc khí được dân Bắc Kỳ rất ưa
chuộng đã bị cấm đánh và ngưng sử dụng từ ngày quân Tây Sơn làm chúa tể
xứ này ...
Quân Thanh trên đường tiến xuống Thăng Long cũng đụng độ với quân Tây
Sơn tại ranh giới Tam Dị, Trụ Hữu. Quân Nam dùng ba loại cờ, đỏ, trắng,
đen chia thành ba đội đánh trống tấn công. Ngoài ra, chiếc khăn đỏ
thường dùng để bịt đầu của cấp chỉ huy cũng có khi được sử dụng như một
loại kỳ hiệu. Việc dùng các màu cờ khác nhau có lẽ do ảnh hưởng của
người Chăm. Đến đời Nguyễn, khi thấy quân đội có quá nhiều cờ quạt phức
tạp nên vua Minh Mạng phải ra lệnh cho giảm bớt.
RÚT LUI ĐỂ BẢO TOÀN
Như chúng ta đã thấy, sau khi thấy dân chúng miền Bắc chưa ủng hộ mình
một cách triệt để, giới quan lại cũng không hưởng ứng sự vận động của
nhóm Ngô Thì Nhậm tôn mình lên làm vua, Nguyễn Huệ hậm hực rút quân về
Nam để một số tì tướng trấn thủ Bắc Hà. Cũng như sách lược chung mà nhà
Tây Sơn áp dụng tại những khu vực chưa hoàn toàn thuần hoá, miền Bắc trở
thành một nơi mà dân chúng có hai hệ thống cai trị, quan lại cũ của nhà
Lê đóng nhiệm vụ hành chánh dưới quyền của một quốc trưởng bù nhìn Lê
Duy Cẩn, còn hệ thống quân sự do Ngô Văn Sở chỉ huy giữ nhiệm vụ bảo hộ
trị an thuộc quyền Nguyễn Huệ tại Phú Xuân.
Hai hệ thống đó nương tựa vào nhau một cách hời hợt nên khi có biến,
quân Tây Sơn lập tức rút đi để lại miền Bắc cho quan lại nhà Lê tự sinh
tự diệt. Khi quân Thanh kéo đến, triều đình Lê Duy Cẩn lập tức ra hàng
khiến quan lại nhà Lê đành cam chịu sự trừng phạt, báo thù khi Lê Duy Kỳ
trở về. Chúng ta không biết số quan lại đó những ai chạy được theo quân
Tây Sơn vì tình hình theo chính sử thì dường như tuyệt đại đa số vẫn
còn ở Thăng Long.
DNCBLT chép như sau:
... Tôn Sĩ Nghị từ khước. Ngô Văn Sở bèn hội các tướng thương nghị đánh hay giữ. Ngô Nhậm đề nghị rút lui giữ núi Tam Điệp cho thuỷ quân và lục quân thông nhau chiếm cứ chỗ hiểm yếu mà cố thủ, sai người gấp đưa thơ cáo nguy cấp.
... Tôn Sĩ Nghị từ khước. Ngô Văn Sở bèn hội các tướng thương nghị đánh hay giữ. Ngô Nhậm đề nghị rút lui giữ núi Tam Điệp cho thuỷ quân và lục quân thông nhau chiếm cứ chỗ hiểm yếu mà cố thủ, sai người gấp đưa thơ cáo nguy cấp.
Ngô Văn Sở bèn mật truyền các trấn Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn lên
(đánh) tiếng nói (phao rằng) hội quân xây luỹ đất ở sông Nguyệt Đức rồi
ngầm thu quân mà lui về. Ngô Văn Sở đưa thông tư cho các quan trấn thủ
Hải Dương, Sơn Tây nội ngày phải hội quân ở Bắc Thành, cho trấn thủ Sơn
Nam phải chỉnh bị thuyền tàu chờ thuỷ quân đến thì cùng tiến phát.
... Ngô Văn Sở ... ra lệnh cho các đạo quân chỉnh tề đội ngũ mà đi đến
núi Tam Điệp (Tằng?), chia đồn đóng quân cố thủ, gấp sai Nguyễn Văn
Tuyết, một tên nữa là Đinh Công Tuyết, vội chạy về báo nguy cấp.
Sĩ Nghị khước chi. Sở nãi hội chư tướng thương nghị chiến thủ, Ngô Nhâm
(Nhậm) nghị thoái bảo Tam Điệp sơn, thuỷ lục tương thông, cứ hiểm dĩ thủ
khiển nhân trì thư cáo cấp.
Sở nãi mật truyền Kinh Bắc, Thái (Nguyên), Lạng (Sơn) chư trấn thủ thanh ngôn trúc Nguyệt Đức giang thổ luỹ nhi tiềm thu quân dĩ qui. Di tư Hải Dương, Sơn Tây chư trấn thủ khắc nhật hội Bắc Thành, Sơn Nam trấn chỉnh sức thuyền tào hầu thuỷ quân chí tịnh phát.
... Sở lệnh chư quân túc đội nhi hành chí Tam Tằng (Điệp) sơn phân đồn cố thủ, cấp sử Nguyễn Văn Tuyết, nhất tác Đinh Công Tuyết, trì hồi cáo cấp.
Sở nãi mật truyền Kinh Bắc, Thái (Nguyên), Lạng (Sơn) chư trấn thủ thanh ngôn trúc Nguyệt Đức giang thổ luỹ nhi tiềm thu quân dĩ qui. Di tư Hải Dương, Sơn Tây chư trấn thủ khắc nhật hội Bắc Thành, Sơn Nam trấn chỉnh sức thuyền tào hầu thuỷ quân chí tịnh phát.
... Sở lệnh chư quân túc đội nhi hành chí Tam Tằng (Điệp) sơn phân đồn cố thủ, cấp sử Nguyễn Văn Tuyết, nhất tác Đinh Công Tuyết, trì hồi cáo cấp.
Trong tình hình đó, nếu như trước đó Nguyễn Huệ không tiên liệu những
biến chuyển có thể xảy ra để tính toán một đường rút lui thì việc tập
trung quân về một vị trí cổ ngỗng như Tam Điệp cũng do tướng lãnh Tây
Sơn suy nghĩ về thế yếu, thế mạnh của ta và địch rồi tự quyết chứ không
phải do mưu sĩ Bắc Hà hiến kế. Việc quân Tây Sơn rút lui rất bí mật và
êm thắm và ngay cả một số quân địa phương trấn đóng ở nơi hẻo lánh cũng
bị bỏ rơi, không theo kịp nên việc đem theo một số quan lại nhà Lê cần
phải xét lại. Chúng ta cũng có thể ngờ rằng việc đưa ra chi tiết chủ
trương rút lui là của Ngô Thì Nhậm chỉ có thể được bịa đặt để hạ uy tín
tướng lãnh Tây Sơn, miêu tả như thành phần hữu dũng vô mưu, hoàn toàn
không có chiến thuật chiến lược gì. Cũng trong đoạn trên, DNCBLT cũng
chép cả việc Phan Văn Lân bộp chộp “đốc suất tướng sĩ mạo hiểm giá rét
lội bừa qua sông, phần nhiều bị chết chìm, người nào qua được đến bờ lại
bị quân Thanh giết chết ... để phải một mình một ngựa chạy về”. Chi
tiết này dường như chép theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí và hoàn sai sự thực
vì quân Tây Sơn còn chặn đánh quân Thanh nhiều trận dọc từ Lạng Sơn
xuống Thăng Long để cầm chân địch, tuy không thành công nhưng cũng khiến
cho địch phải lao đao, không đến nỗi chưa đánh đã chạy như sử nhà
Nguyễn miêu tả.
Dầu sao chăng nữa, sau khi thu tóm mọi nhân lực tài lực của miền Bắc rồi
rút về Phú Xuân, quân Tây Sơn đã bỏ ngỏ một trận địa lớn cho quân Thanh
bơ vơ, chịu đựng những cơn mưa dầm và thời tiết lạnh lẽo của mùa đông ở
miền Bắc. Tôn Sĩ Nghị phải trải mỏng quân thành những mục tiêu cố định
rồi nương theo cách bố trí của địch để sắp xếp kế hoạch tấn công. Kế
hoạch tạo điều kiện để quân địch đóng quân tập trung thành một khu vực
“lòng chảo” là một chiến thuật mà nhiều quân sự gia Đông cũng như Tây,
kim cũng như cổ thường áp dụng để đánh một trận quyết liệt.
NGUYỄN HUỆ LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ
Từ trước đến nay, sử nước ta vẫn cho rằng Nguyễn Huệ lên ngôi để cho
“chính vị”. Lý do đó hàm ý bản tâm ông không (hay chưa) muốn lên ngôi
nhưng đành phải chấp nhận một cách miễn cưỡng vì nhu cầu quân sự và
chính trị. Việc vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế để danh chính ngôn
thuận ra đánh quân Thanh được chấp nhận như một “lý sở đương nhiên”,
không ai dị nghị mặc dù một số tác giả có đặt câu hỏi về ngày giờ chính
xác ông đăng quang ở núi Bân.
Thực ra, Nguyễn Huệ không phải không muốn lên ngôi mà ông đã có ý tự lập
ngay từ khi đem quân ra Bắc Hà lần thứ hai vào tháng 5 năm 1788. Cũng
vào thời gian này, ông gặp Ngô Thì Nhậm và người bầy tôi mới lập tức
khuyên ông lên ngôi hoàng đế đồng thời chủ trì việc đi “xin chữ ký” để
suy tôn ông cho hợp cách.
Sau ba bức thư “suy tôn” của quần thần nhà Lê (chưa kể một chiếu trưng
cầu dân ý do chính Nguyễn Huệ hỏi dân Bắc Hà) nhưng tình hình chưa thuận
lợi khiến Nguyễn Huệ hậm hực bỏ về Phú Xuân, đem theo một số văn thần
(có thể cả Ngô Thì Nhậm như đã chép trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí mặc
dầu về sau chúng ta lại thấy họ Ngô xuất hiện trong số quan lại ở miền
Bắc cùng với Ngô Văn Sở).
Đối chiếu nhiều tài liệu khác nhau và dàn dựng lại tình hình, chúng ta
có thể nghi ngờ rằng có chút gì không ổn về quan điểm đó. Hiện tại có ba
tài liệu với ba nhật kỳ đăng quang khác nhau: chính sử triều Nguyễn
(ĐNCB, Nguỵ Tây liệt truyện), Hoàng Lê Nhất Thống Chí, và chi tiết trong
thư của Hội Truyền Giáo Bắc Hà. Ngoài ra còn một nhật kỳ có hơi chênh
lệch một chút với chính sử là bài Chiếu Lên Ngôi (Tức Vị Chiếu) chép
trong Hàn Các Anh Hoa.
Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, quyển 32 (Nguỵ Tây liệt truyện, Nguyễn Văn Huệ) chép là:
Nguyễn Huệ được cấp báo, mắng to: “Bọn chó Ngô là đồ gì dám tung hoành như thế?”. Nguyễn Huệ liền xuống lịnh cử binh. Các tướng đều khuyên xin trước hết nên chính ngôi vị và danh hiệu để kết chặt lòng người. Nguyễn Huệ bèn đắp đàn ở phía nam núi Ngự-bình, lấy ngày 25 tháng 11 tự lập làm Hoàng-đế cải nguyên là Quang Trung (triều trung ương rực rỡ), liền ngày ấy cả đem tướng sĩ thuỷ bộ cùng tiến ...
Nguyễn Huệ được cấp báo, mắng to: “Bọn chó Ngô là đồ gì dám tung hoành như thế?”. Nguyễn Huệ liền xuống lịnh cử binh. Các tướng đều khuyên xin trước hết nên chính ngôi vị và danh hiệu để kết chặt lòng người. Nguyễn Huệ bèn đắp đàn ở phía nam núi Ngự-bình, lấy ngày 25 tháng 11 tự lập làm Hoàng-đế cải nguyên là Quang Trung (triều trung ương rực rỡ), liền ngày ấy cả đem tướng sĩ thuỷ bộ cùng tiến ...
Huệ đắc báo đại mạ: “Hà vật Ngô cẩu cảm nhĩ xương cuồng?”. Tức hạ lịnh
cử binh. Chư tướng hàm khuyến thỉnh tiên chính vị hiệu dĩ hệ nhân tâm.
Huệ nãi trúc đàn vu Bình sơn chi nam dĩ thập nhất nguyệt nhị thập ngũ
nhật tự lập vi đế, cải nguyên Quang Trung tức nhật đại suất tướng sĩ
thuỷ lục tề tiến ...
Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Ngô Gia Văn Phái) thì viết như sau:
... Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp thì ngày 24 (tháng 11), Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân, Bắc Bình Vương được tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói:
... Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp thì ngày 24 (tháng 11), Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân, Bắc Bình Vương được tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói:
- Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng
tôn phò của mọi người chưa thực vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh
càng dễ sinh ra ngờ vực, hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu,
ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng
người, rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn.
Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân (ở địa phận
xã An Cựu, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), tế cáo trời đất cùng các
thần sông, thần núi; chế ra áo cổn, mũ miện, lên ngôi Hoàng đế, đổi năm
thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên
hiệu Quang Trung. Lễ xong hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy nhằm vào ngày 25
tháng chạp năm Mậu Thân (1788).
Theo thư của các giáo sĩ có mặt tại Việt Nam còn lưu lại trong Nhật Ký
Về Những Sự Kiện Đáng Ghi Nhớ, Nha Văn Khố Quốc Gia Paris (Paris,
Archives Nationales số F5; A 22) thì “lá thư đề ngày 20 tháng Chín của
đức ông La Bartette gửi cho ông Le Breton trong đó Đức ông cho biết
rằng”:
... Bắc vương đã ấn định ngày 11 tháng Mười (âm lịch) tức ngày mồng 8
tháng Mười Một là ngày ông tự phong mình làm Hoàng đế dưới danh hiệu
“Quang Trung” (có nghĩa là ánh sáng trung ương tức là theo sự giải thích
có lẽ đúng nhất, mặt trời của vũ trụ) đồng thời ông đang bận tính một
kế hoạch vĩ đại theo như sắc lệnh ban bố ngày 6 tháng Mười (âm lịch) hay
ngày 3 tháng Mười Một gởi cho Đại thần Đại tư Mã và tất cả các quan hay
sĩ quan Tây Sơn làm việc tại Bắc Kỳ ...
Những tài liệu trên, tài liệu nào gần với sự thực nhất vẫn còn là một câu hỏi chưa có trả lời đích xác mặc dù nếu theo văn bản thì thư của các thừa sai của Hội Truyền Giáo là tài liệu của chính thời đó còn để lại trong khi DNCBLT và Hoàng Lê Nhất Thống Chí chỉ được biên soạn và ấn hành vài chục năm sau khi sự việc xảy ra.
Những tài liệu trên, tài liệu nào gần với sự thực nhất vẫn còn là một câu hỏi chưa có trả lời đích xác mặc dù nếu theo văn bản thì thư của các thừa sai của Hội Truyền Giáo là tài liệu của chính thời đó còn để lại trong khi DNCBLT và Hoàng Lê Nhất Thống Chí chỉ được biên soạn và ấn hành vài chục năm sau khi sự việc xảy ra.
Hiện nay trong Hàn Các Anh Hoa còn chép một bài Chiếu Lên Ngôi của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn, nguyên văn như sau:
Dịch âm
Tức vị chiếu
Trẫm duy Ngũ Đế dị tính nhi thụ mệnh, Tam Vương thừa thời nhi khải vận. Đạo hữu thiên đệ, thời duy biến thông, thánh nhân phụng nhược thiên đạo dĩ quân quốc tử dân kỳ nghĩa nhất dã. Ngã Việt tự Đinh Lê Lý Trần triệu kiến hữu quốc, dĩ chí vu kim, thánh tác minh hưng bất thị tính, nhiên nhi phế hưng tu đoản, kỳ vận thật thiên sở thụ, phi phù nhân chi sở năng vi dã.
Hướng giả Lê gia thất bính, Trịnh thị dữ cựu Nguyễn phân cương nhị bách dư niên cương trù vặn loạn cộng chủ đồ ủng hư khí tư gia tự tư phong thực. Thiên kinh địa duy nhất truỵ nhi chấn vị hữu thậm ư thử thời dã. Gia chi cận tuế dĩ lai Nam Bắc cấu binh, dĩ truỵ đồ thán.
Trẫm vi Tây Sơn bố y, bất giai xích thổ, sơ vô hoàng ốc chi chí. Nhân nhân tâm yếm loạn dục đắc minh chủ dĩ tế thế an dân ư thị tập hợp nghĩa lữ lam tất dĩ khải sơn lâm, tả hữu hoàng đại huynh trì khu nhung yên, triệu ngã bang vu tây thổ, nam định Xiêm La, Cao Miên chi thuộc, toại khắc Phú Xuân, thu Thăng Long bản dục bang tảo trừ loạn lược, cứu dân ư thuỷ hoả trung, nhiên hậu hoàn quốc Lê thị qui địa đại huynh, tiêu dao tú thường xích tả chi du, quan lưỡng địa chi hoan ngu nhi dĩ.
Nhi thế cố suy di cánh bất đắc như sở chí, trẫm tái thực Lê thị Lê tự quân thất thủ xã tắc, khứ quốc bôn vong, Bắc Hà sĩ dân bất dĩ Lê chi tông tính vi qui ê trẫm thị lại. Đại huynh nghĩa quyến ư cần nguyện thủ Qui Nhơn nhất phủ, giáng xưng Tây vương, nam phục sổ thiên lý chi địa, tận thuộc ư trẫm.
Trẫm tự duy lương bạc tài đức, bất đãi cổ nhân, nhi thổ địa như thử kỳ quảng, nhân dân như thử kỳ chúng, tĩnh tư thống nhiếp lẫm hồ nhược hủ sách chi ngự lục mã nãi giả. Văn võ tướng sĩ nội ngoại thần liêu hàm nguyện trẫm tảo chính vị hiệu dĩ hệ thuộc nhân tâm, thượng chương khuyến tiến, chí ư tái tam kim biểu suy tôn bất mưu đồng từ phu dĩ thần khí chí trọng.
Thiên vị duy gian, trẫm thành lự bất khắc kham, nhi tứ hải ức triệu hoàn qui ư trẫm nhất nhân. Tư nãi thiên ý, phù khởi nhân sự, trẫm ứng thiên thuận nhân, bất khả lao chấp, tốn nhượng dĩ kim niên thập nhất nguyệt nhị thập nhị nhật tức thiên tử vị kỷ nguyên vi Quang Trung nguyên niên.
Tư nhĩ bách tính vạn dân duy hoàng cực chi phu ngôn thị huấn thị hạnh. Nhân nghĩa trung chính nhân đạo chi đại đoan, trẫm kim dữ dân cánh thuỷ phụng tiền thánh chi minh mô dĩ trị giáo thiên hạ.
Ô hô, thiên hựu hạ dân tác vi quân, tác vi sư, duy kỳ khắc tương thượng đế sủng tuy tứ phương. Trẫm phủ hữu thiên hạ tướng dữ giai chi đại đạo nạp chi xuân đài. Nhĩ thần thứ các an chức nghiệp vô đạo phỉ di. Hữu quan giả hưng tế tế chi phong, vi manh giả hữu hi hi chi tục. Trị giáo hưng hành, tễ vu chí thuận, dĩ hoán ngũ đế tam vương chi thịnh, diễn tông xã vô cương chi hưu, cố bất vĩ tai!
Thập tam đạo các xứ địa phương kim niên đông vụ tô dung điệu xá thập phân chi ngũ kỳ kinh bị binh hoả điêu tàn thính phân chi hoạn khám thực tận hành quyên miễn.
Cựu triều thần dân hoặc lục sự điếm luỵ kinh bị trọng luận, trừ đại nghịch bất đạo đẳng tội, kỳ dư nhất giai khoan xá
Bách thần dâm từ cách khứ tự điển. Kỳ thiên thần dữ trung thần hiếu tử nghĩa phụ kinh luỵ triều bao phong giả tịnh tứ đăng trật
Cựu triều văn võ viên biện hoặc do tòng vong đào tị tịnh thính hồi hương quán, kỳ bất nguyện sĩ tiến giả thính hành sở chí
Nam Hà Bắc dân gian y phục tịnh hứa tòng tục, duy triều y triều quan nhất tuân tân chế.
Tức vị chiếu
Trẫm duy Ngũ Đế dị tính nhi thụ mệnh, Tam Vương thừa thời nhi khải vận. Đạo hữu thiên đệ, thời duy biến thông, thánh nhân phụng nhược thiên đạo dĩ quân quốc tử dân kỳ nghĩa nhất dã. Ngã Việt tự Đinh Lê Lý Trần triệu kiến hữu quốc, dĩ chí vu kim, thánh tác minh hưng bất thị tính, nhiên nhi phế hưng tu đoản, kỳ vận thật thiên sở thụ, phi phù nhân chi sở năng vi dã.
Hướng giả Lê gia thất bính, Trịnh thị dữ cựu Nguyễn phân cương nhị bách dư niên cương trù vặn loạn cộng chủ đồ ủng hư khí tư gia tự tư phong thực. Thiên kinh địa duy nhất truỵ nhi chấn vị hữu thậm ư thử thời dã. Gia chi cận tuế dĩ lai Nam Bắc cấu binh, dĩ truỵ đồ thán.
Trẫm vi Tây Sơn bố y, bất giai xích thổ, sơ vô hoàng ốc chi chí. Nhân nhân tâm yếm loạn dục đắc minh chủ dĩ tế thế an dân ư thị tập hợp nghĩa lữ lam tất dĩ khải sơn lâm, tả hữu hoàng đại huynh trì khu nhung yên, triệu ngã bang vu tây thổ, nam định Xiêm La, Cao Miên chi thuộc, toại khắc Phú Xuân, thu Thăng Long bản dục bang tảo trừ loạn lược, cứu dân ư thuỷ hoả trung, nhiên hậu hoàn quốc Lê thị qui địa đại huynh, tiêu dao tú thường xích tả chi du, quan lưỡng địa chi hoan ngu nhi dĩ.
Nhi thế cố suy di cánh bất đắc như sở chí, trẫm tái thực Lê thị Lê tự quân thất thủ xã tắc, khứ quốc bôn vong, Bắc Hà sĩ dân bất dĩ Lê chi tông tính vi qui ê trẫm thị lại. Đại huynh nghĩa quyến ư cần nguyện thủ Qui Nhơn nhất phủ, giáng xưng Tây vương, nam phục sổ thiên lý chi địa, tận thuộc ư trẫm.
Trẫm tự duy lương bạc tài đức, bất đãi cổ nhân, nhi thổ địa như thử kỳ quảng, nhân dân như thử kỳ chúng, tĩnh tư thống nhiếp lẫm hồ nhược hủ sách chi ngự lục mã nãi giả. Văn võ tướng sĩ nội ngoại thần liêu hàm nguyện trẫm tảo chính vị hiệu dĩ hệ thuộc nhân tâm, thượng chương khuyến tiến, chí ư tái tam kim biểu suy tôn bất mưu đồng từ phu dĩ thần khí chí trọng.
Thiên vị duy gian, trẫm thành lự bất khắc kham, nhi tứ hải ức triệu hoàn qui ư trẫm nhất nhân. Tư nãi thiên ý, phù khởi nhân sự, trẫm ứng thiên thuận nhân, bất khả lao chấp, tốn nhượng dĩ kim niên thập nhất nguyệt nhị thập nhị nhật tức thiên tử vị kỷ nguyên vi Quang Trung nguyên niên.
Tư nhĩ bách tính vạn dân duy hoàng cực chi phu ngôn thị huấn thị hạnh. Nhân nghĩa trung chính nhân đạo chi đại đoan, trẫm kim dữ dân cánh thuỷ phụng tiền thánh chi minh mô dĩ trị giáo thiên hạ.
Ô hô, thiên hựu hạ dân tác vi quân, tác vi sư, duy kỳ khắc tương thượng đế sủng tuy tứ phương. Trẫm phủ hữu thiên hạ tướng dữ giai chi đại đạo nạp chi xuân đài. Nhĩ thần thứ các an chức nghiệp vô đạo phỉ di. Hữu quan giả hưng tế tế chi phong, vi manh giả hữu hi hi chi tục. Trị giáo hưng hành, tễ vu chí thuận, dĩ hoán ngũ đế tam vương chi thịnh, diễn tông xã vô cương chi hưu, cố bất vĩ tai!
Thập tam đạo các xứ địa phương kim niên đông vụ tô dung điệu xá thập phân chi ngũ kỳ kinh bị binh hoả điêu tàn thính phân chi hoạn khám thực tận hành quyên miễn.
Cựu triều thần dân hoặc lục sự điếm luỵ kinh bị trọng luận, trừ đại nghịch bất đạo đẳng tội, kỳ dư nhất giai khoan xá
Bách thần dâm từ cách khứ tự điển. Kỳ thiên thần dữ trung thần hiếu tử nghĩa phụ kinh luỵ triều bao phong giả tịnh tứ đăng trật
Cựu triều văn võ viên biện hoặc do tòng vong đào tị tịnh thính hồi hương quán, kỳ bất nguyện sĩ tiến giả thính hành sở chí
Nam Hà Bắc dân gian y phục tịnh hứa tòng tục, duy triều y triều quan nhất tuân tân chế.
Dịch nghĩa
Trẫm nghĩ: Ngũ đế đổi họ chịu mệnh trời, Tam vương nhân thời mở vận nước. Đạo có thay đổi, thời phải biến thông, nhưng đấng thánh nhân theo đạo trời để làm vua trong nước, yêu dân như con, thì cái nghĩa cũng chỉ là một.
Trẫm nghĩ: Ngũ đế đổi họ chịu mệnh trời, Tam vương nhân thời mở vận nước. Đạo có thay đổi, thời phải biến thông, nhưng đấng thánh nhân theo đạo trời để làm vua trong nước, yêu dân như con, thì cái nghĩa cũng chỉ là một.
Nước Việt ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần mở nước đến nay, bậc thánh minh dấy
lên, chẳng phải một họ. Nhưng phế, hưng, dài, ngắn, vận mệnh trời cho,
chẳng phải sức người làm được.
Trước đây nhà Lê mất quyền, họ Trịnh và họ Nguyễn cũ chia nhau cương
vực, hơn hai trăm năm, giềng mối rối loạn, ngôi vua chỉ là hư vị, mỗi họ
tự ý gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương trời đất một phen đổ nát
không dựng lên được, chưa có thời nào quá quắt như thời này. Thêm nữa,
những năm gần đây, Nam Bắc đánh nhau, dân sa vào chốn lầm than.
Trẫm là kẻ áo vải Tây Sơn, không có một tấc đất, vốn không có chí làm
vua. Chỉ vì lòng người chán ghét loạn lạc, mong có vị minh chúa để cứu
đời yên dân. Cho nên tập hợp nghĩa quân, xông pha chông gai, phá núi mở
rừng, giúp đỡ Hoàng đại huynh giong ruổi binh mã, gây dựng nước ở cõi
tây, dẹp Tiêm La, Cao Miên ở phía nam, rồi hạ thành Phú Xuân, lấy thành
Thăng Long. Bản ý chỉ muốn quét trừ loạn lạc, cứu dân trong chốn nước
lửa, rồi trả nước cho họ Lê, trả đất cho Đại huynh, ung dung áo gấm hài
thêu, ngắm cảnh yên vui ở hai cõi đất mà thôi. Nhưng việc đời dời đổi,
rốt cuộc trẫm không được như chí nguyện. Trẫm dựng lại nhà Lê, nhưng Lê
tự quân để mất xã tắc, bỏ nước chạy trốn. Sĩ dân Bắc Hà không theo về họ
Lê lại dựa vào trẫm. Đại huynh vì khó nhọc mà mỏi mệt, chỉ muốn giữ một
phủ Quy Nhơn, khiêm nhường xưng làm Tây vương. Mấy nghìn dặm đất ở cõi
Nam thuộc về trẫm cả. Trẫm tự nghĩ mình lượng bạc, tài đức không theo
kịp cổ nhân mà đất đai rộng lớn như thế, nhân dân đông đúc như thế, nghĩ
đến việc cai quản, lo sợ như cầm dây cương mục mà dong sáu ngựa.
Vừa đây, tướng sĩ văn võ, thần liêu trong ngoài đều muốn trẫm sớm định
vị hiệu, để thu phục lòng người, dâng biểu khuyên mời đến hai, ba lần.
Các tờ biểu vàng suy tôn, không hẹn mà cùng một lời. Trẫm nghĩ: nghiệp
lớn rất trọng, ngôi trời khó khăn, trẫm thật lòng lo không đương nổi.
Nhưng ức triệu người trong bốn bể trông cậy vào một mình trẫm. Đó là ý
trời, há phải việc người? Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, không
thể cố chấp nhún nhường mãi, lấy ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên
tử, đặt niên hiệu là Quang Trung nguyên niên.
Hỡi trăm họ muôn dân các ngươi! “Lời nói lớn lao của ngôi hoàng cực là
lời giáo huấn phải thi hành”. Nhân, nghĩa, trung, chính là đầu mối lớn
lao của đạo làm người. Nay trẫm cùng dân đổi mới, theo mưu mô sáng suốt
của tiền thánh để trị và dạy thiên hạ!
Than ôi! “Trời vì hạ dân, đặt ra vua, đặt ra thầy, là để giúp trời vỗ
yên bốn phương”. Trẫm có cả thiên hạ, sẽ cùng dắt díu dân lên con đường
lớn, đặt vào đài xuân.
Hỡi thần dân các ngươi! Ai nấy hãy yên chức nghiệp, chớ làm những điều
không phải đạo thường. Người làm quan hãy giữ phong độ hoà mục, người
làm dân yên trong lệ tục vui hoà, trị giáo mở mang hưng khởi đến chỗ rất
thuận, để vãn hồi thời thịnh trị của Ngũ đế, Tam vương, khiến cho tông
miếu xã tắc được phúc không cùng, há chẳng đẹp đẽ sao?
(Trong nguyên bản chữ Hán, còn có một đoạn viết chữ nhỏ, ghi các điều sau đây)
1/ Các địa phương trong 13 đạo, thuế ruộng, thuế thân, thuế lực dịch về
vụ đông năm nay, mười phần tha cho năm phần. Những nơi bị binh hoả làm
điêu tàn, cho quan phân tri khám thực, tha miễn cho cả.
2/ Quan dân triều cũ, người nào liên luỵ vào tội, đã bị án nặng, trừ những tội đại nghịch vô đạo, còn thì đều tha cả.
3/ Các đền thời bách thần mà là thờ nhảm, đều bị xoá bỏ thần hiệu trong
tự điển, còn các thiên thần và tôi trung, con hiếu, đàn bà tiết nghĩa đã
được các triều phong tặng thì nay đều cho thăng trật.
4/ Quan viên văn võ triều cũ, người nào chạy trốn theo vua mà còn phải
trốn tránh, đều cho về nguyên quán. Người nào không muốn ra làm quan,
cho tuỳ theo chí của mình.
5/ Quần áo dân gian Nam Hà hay Bắc Hà đều cho theo tục cũ, duy có áo chầu, mũ chầu thì nhất luật phải theo quy chế mới.
Bài chiếu này nếu xét trong hoàn cảnh xuất hiện của nó, nếu quả thực do
Ngô Thì Nhậm soạn, thì hoặc ông đang ở Phú Xuân, hoặc đã soạn sẵn theo
lệnh của Nguyễn Huệ, chờ đúng dịp là đem ra sử dụng. Phân tích một số
chi tiết trong bài Chiếu Lên Ngôi chúng ta ngờ rằng bài này được soạn
trước khi nghe tin quân Thanh sang chiếm nước ta, nếu không đồng thời
với tờ biểu “suy tôn” lần thứ ba (Vừa đây, tướng sĩ văn võ, thần liêu
trong ngoài đều muốn trẫm sớm định vị hiệu, để thu phục lòng người, dâng
biểu khuyên mời đến hai, ba lần. Các tờ biểu vàng suy tôn, không hẹn mà
cùng một lời.) thì cũng chỉ sau đó một thời gian ngắn.
Văn trong bài chiếu tức vị này hoàn toàn là văn chương thời bình, không
phải thời chiến, không nhắc đến xa gần gì về việc quân Thanh xâm chiếm
nước ta và lên ngôi để thu phục nhân tâm (để chiến đấu) như sử đã chép.
Chính vì thế, một số câu văn sáo mòn đầy giả tạo, chẳng hạn: “Bản ý chỉ
muốn quét trừ loạn lạc, cứu dân trong chốn nước lửa, rồi trả nước cho họ
Lê, trả đất cho Đại huynh, ung dung áo gấm hài thêu, ngắm cảnh yên vui ở
hai cõi đất mà thôi. Nhưng việc đời dời đổi, rốt cuộc trẫm không được
như chí nguyện.” hay “Người làm quan hãy giữ phong độ hoà mục, người làm
dân yên trong lệ tục vui hoà, trị giáo mở mang hưng khởi đến chỗ rất
thuận, để vãn hồi thời thịnh trị của Ngũ đế, Tam vương, khiến cho tông
miếu xã tắc được phúc không cùng, há chẳng đẹp đẽ sao?” vẫn còn hiện
diện trong bài chiếu.
Như vậy, nếu quả thực bài văn này là tờ chiếu ông sử dụng thì Nguyễn Huệ
đã lên ngôi từ trước khi quân Thanh sang đánh nước ta nghĩa là chậm lắm
cũng vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11 năm Mậu Thân (1788) khi quân
Thanh chưa xuất binh để những lời trong bài chiếu thích hợp cho một quốc
gia yên bình, dù chỉ rất tạm bợ.
Ngược lại nếu đã nghe tin quân Thanh đang tiến về Thăng Long, tình hình
Bắc Hà ở trong cảnh lửa cháy lông mày, dầu sôi lửa bỏng khiến ông phải
tổ chức một lễ đăng quang theo kiểu “cưới chạy tang” để hôm sau tiến
quân ra Bắc thì đây là một việc làm rất thiếu chính trị. Tình hình cấp
bách đó ắt sẽ khiến cho lòng người kinh động, nhất là các tướng lãnh
đang được bố trí ở mặt nam giáp với vương quốc của Nguyễn Nhạc. Chúng ta
cũng biết rằng hai anh em công khai mắng nhau là “sài lang, cẩu trệ”,
dù đã giải hoà nhưng tình hình không còn thuận lợi như trước và việc bên
này hay bên kia nhân cơ hội sơ hở đem quân tấn công không phải là
chuyện không thể xảy ra. Việc Nguyễn Huệ hấp tấp lên ngôi rồi kéo quân
đi sẽ tạo một khoảng trống trong guồng máy cai trị và Nguyễn Nhạc chỉ
cần sai một tì tướng cũng có thể lấy được Phú Xuân.
Các tướng lãnh của Nguyễn Huệ nhất là thành phần gốc Qui Nhơn vốn họ
hàng thân thích hay quen biết đã lâu, ít nhiều đều đã từng là thủ hạ của
Nguyễn Nhạc. Chúng ta cũng biết rằng khi kéo quân ra Bắc, Nguyễn Huệ
vẫn để lại một số tướng lãnh quan trọng như Trần Quang Diệu, Bùi Thị
Xuân, Vũ Văn Dũng ... trấn thủ mặt nam có thể dễ dàng bị vua Thái Đức
mua chuộc. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi coi như một thách thức công khai rất
nguy hiểm trong khung cảnh đó.
Qua những sự kiện nêu trên, Nguyễn Huệ dự tính lên ngôi hoàng đế lấy
niên hiệu là Quang Trung ít nhất cũng đã được dự tính từ tháng 8 năm Mậu
Thân, mặc dù ngày giờ ông lên ngôi không biết đích xác là ngày nào, 11
tháng 10 Â.L. theo các giáo sĩ, 22-11 Â.L. theo tờ chiếu lên ngôi, 25-11
Â.L. theo DNCBLT, 25 tháng 12 Â.L. theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí hay một
ngày nào khác mà chúng ta chưa biết? Hai nhật kỳ đầu tiên và cuối cùng
cách nhau gần hai tháng rưỡi nhưng chắc chắn Nguyễn Huệ lên ngôi sau khi
ông từ Bắc Hà trở về và trước khi nghe tin quân Thanh kéo sang.
Nhật ký của các giáo sĩ trong Hội Truyền Giáo Bắc Hà nghe được từ giáo
dân của họ là ngày 11 tháng 10 năm Mậu Thân (8-11-1788) xem ra gần với
sự thực nhất. Tin tức đó họ đã nghe từ ngày 25 tháng 10 (27-9 Mậu Thân)
tức là trước ngày vua Quang Trung lên ngôi gần nửa tháng. Cho nên, khi
quân Thanh lấy Thăng Long (cuối tháng 11 năm Mậu Thân), Nguyễn Huệ đã là
hoàng đế Quang Trung rồi, không còn phải bận bịu gì về việc đăng quang
hay sắp đặt triều chính trong ngoài nữa. Cũng theo tin của giáo sĩ La
Barrette gửi cho Le Breton thì ông đã phong vương cho con trai ngay từ
tháng 9 nghĩa là công khai tách riêng ra thành một vương triều mới không
liên quan gì đến ông anh ở Qui Nhơn nữa. Văn kiện cuối cùng chúng ta
thấy ông còn dùng niên hiệu Thái Đức chính là sắc lệnh ban bố một số
điều quân luật ngày 6 tháng 10 năm Mậu Thân (3-11-1788), 5 ngày trước
hạn kỳ lên ngôi theo tin tức của các nhà truyền giáo.
Xét như thế, chúng ta thấy rằng việc vua Quang Trung đem quân ra Bắc
không phải là một điều bất thình lình và chúng ta có thể tin được rằng
lúc nào ông vẫn hờm sẵn nhiều cánh quân độc lập và chỉ điều động để xiết
lại khi cần thiết. Đó chính là vai trò của hai đạo quân từ rừng sâu kéo
ra và từ ngoài biển đánh vào khiến cho địch trở tay không kịp. Giảm
thiểu việc đưa một đạo quân lớn từ Phú Xuân ra bắc sẽ giải quyết được
rất nhiều vấn đề, từ di hành đến lương thực, khí giới và trả lời được
câu hỏi tại sao Nguyễn Huệ có thể tập trung được một đạo quân lớn và
đánh tan quân Thanh trong một thời gian ngắn ngủi.
Từ quan điểm đó, việc dàn trải lại sắp đặt của Nguyễn Huệ và biến chuyển
trong chiến dịch mùa Xuân năm Kỷ Dậu trở nên minh bạch, đơn giản hơn,
không bị những vấn đề không có câu trả lời (làm sao có thể tiến quân ra
Bắc trong 4 ngày), loại trừ được những tưởng tượng không phù hợp với
thực tế (hai người võng một) và những chuyện bên lề mà người ta thêm bớt
một cách huyền hoặc.
KẾT LUẬN
Việc điều quân của Nguyễn Huệ cho đến nay vẫn còn là một chuỗi nhiều
huyền thoại. Mặc dù những bức thư của các nhà truyền giáo đã được đưa ra
ánh sáng hơn 30 năm nay nhưng rất ít sử gia Việt Nam khai thác vì những
chi tiết trong đó không phù hợp với những gì người ta muốn miêu tả về
thời Tây Sơn. Hầu hết chúng ta vẫn thích lập lại những tường thuật trích
từ Hoàng Lê Nhất Thống Chí của nhà họ Ngô coi như chính sử, nhất là để
tô vẽ cho một chiến thắng vẫn được coi như một thiên Anh Hùng Ca của dân
tộc.
Một vấn đề chúng ta chưa lưu tâm đúng mức là hậu cần (logistics) trong
quân đội để tìm hiểu xem Nguyễn Huệ và bộ tham mưu của ông đã thực hiện
việc di chuyển, tiềp liệu, lương thực, y tế, tải thương ... như thế nào.
Những vấn đề đó là những ưu tư hàng đầu của các tướng lãnh trước khi
bàn đến chiến thuật, chiến lược. Hậu cần cũng liên quan đến thực trạng
chính trị, kinh tế và khung cảnh xã hội của quốc gia vì tài nguyên là
một thực thể có những giới hạn nhất định, không phải là một con bò sữa
có thể vắt đến vô tận và phải được sử dụng một cách linh động.
Tuy có được lợi điểm là “đánh trên đất nhà” nên binh sĩ Tây Sơn có thể
bám rễ vào quần chúng nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận ra
một số nhược điểm được che đậy và tô điểm bằng một số từ ngữ, lập đi lập
lại trong hầu hết các nghiên cứu lịch sử. Những khó khăn đó vốn dĩ đã
được các quân sự gia Tây phương nhấn mạnh, gọi là “cọ xát” của chiến
tranh (friction of war), ám chỉ sự tiêu hao năng lực ảnh hưởng đến chiến
đấu. Những cọ xát đó thường bị các sử gia bỏ quên nên miêu tả những
biến cố này như những hiện tượng hiển nhiên và chìm lẫn vào những chi
tiết sôi động hơn.
Một quân sự gia Tây phương đã nhận định:
Cơ bản để hoạch định của cấp chỉ huy là kiến thức vững chắc về tiếp liệu và di hành; có thế ông ta mới biết làm sao và khi nào có thể liều lĩnh, mà chiến trận chỉ có thể thắng khi dám mạo hiểm.
Cuộc tiến quân của Nguyễn Huệ trong giai đoạn đầu rõ ràng phải dựa vào một hệ thống tiếp liệu tại chỗ bao gồm một số doanh trại ông bố trí sẵn từ Phú Xuân ra Nghệ An. Trong thời gian di hành, ông đã thực hiện nhiều lối di chuyển khác nhau theo nhiều trục lộ và chỉ ấn định một “điểm hẹn” để tập kết. Việc tập trung lực lượng để chuẩn bị “bôn tập” đó được thực hiện một cách rốt ráo, cực đoan có tính một mất một còn. Lịch sử chứng minh rằng ông đã tính toán đúng trong lối tấn công quyết tử (predatory warfare) nên hậu thế ít ai nhắc đến những thiệt hại của bên mình.
Cơ bản để hoạch định của cấp chỉ huy là kiến thức vững chắc về tiếp liệu và di hành; có thế ông ta mới biết làm sao và khi nào có thể liều lĩnh, mà chiến trận chỉ có thể thắng khi dám mạo hiểm.
Cuộc tiến quân của Nguyễn Huệ trong giai đoạn đầu rõ ràng phải dựa vào một hệ thống tiếp liệu tại chỗ bao gồm một số doanh trại ông bố trí sẵn từ Phú Xuân ra Nghệ An. Trong thời gian di hành, ông đã thực hiện nhiều lối di chuyển khác nhau theo nhiều trục lộ và chỉ ấn định một “điểm hẹn” để tập kết. Việc tập trung lực lượng để chuẩn bị “bôn tập” đó được thực hiện một cách rốt ráo, cực đoan có tính một mất một còn. Lịch sử chứng minh rằng ông đã tính toán đúng trong lối tấn công quyết tử (predatory warfare) nên hậu thế ít ai nhắc đến những thiệt hại của bên mình.
Các giáo sĩ Tây Phương tuy chỉ ghi nhận hiện tượng, nhiều chỗ chủ quan
theo sự suy nghĩ của họ và dựa vào những nguồn tin không chính xác
(chẳng hạn số lượng quân của cả hai phe) nhưng vẫn là những tài liệu
nguyên thuỷ (primary sources) chưa bị đãi lọc. Đối chiếu với những chi
tiết quân sự, lối di hành liên tục (trong một thời gian ngắn) không
những cần thiết cho việc tấn công bất ngờ mà cũng là cách duy nhất có
thể kiểm soát được một đội tân quân khổng lồ bằng “dạ dày”, loại trừ
được những hiểm hoạ khi sử dụng thành phần quần chúng mà trước đó chưa
lâu còn đứng về phía đối nghịch với nhà Tây Sơn.
Chắc chắn khi tiến quân đánh Thăng Long, Nguyễn Huệ không thể coi thường
dân chúng Bắc Hà hiện đã trở thành một cánh quân nằm phục sau lưng ở
vùng Nghệ An Thanh Hóa, trước đây đã từng phục kích tấn công Nguyễn
Nhạc. Nếu như vì một lý do nào đó mà việc giao binh với quân Thanh kéo
dài hơn dự tính, sau lưng lại có dư đảng nhà Lê, họ Trịnh nổi lên ông sẽ
bị tấn công từ hai mặt, khó tránh khỏi một cuộc chiến tiêu hao vốn là
sở trường của Bắc Hà.
Ở thời điểm quyết liệt này, ông đã huy động toàn lực thành phần dân
chúng có nguy cơ tiềm ẩn kia thành một cánh quân của mình, từ già chí
trẻ, trai lẫn gái để đẩy họ đi trước, dưới danh nghĩa cứu nước. Chúng ta
khó lòng có thể tin được rằng người dân ở đây “hàng loạt trai tráng nô
nức tòng quân” như lối viết sử có tính cách tuyên truyền, nhất là trước
đây không lâu vùng này đã bị đói kém liên tiếp, lại bị Nguyễn Hữu Chỉnh
rồi Vũ Văn Nhậm “vét được hơn 3 vạn người” để tiến ra Bắc hồi cuối năm
1787. Đất Thanh Nghệ cũng còn là đất tổ của nhà Lê, là quê hương của đám
lính Tam Phủ vốn dĩ là cột trụ chống giữ giang sơn cho họ Trịnh, nay
trở thành đội quân tiền phong của nhà Tây Sơn.
Chính vì thế ông đã có thể tận dụng đến người cuối cùng của các xứ Thanh
- Nghệ để đánh một trận lớn dùng chiến thuật “biển người” tràn ngập đối
phương. Ông cũng tối ưu hoá được sức mạnh của mình, kết hợp sức mạnh
của các sắc dân thiểu số vùng Thượng Lào, và khai thác thành phần bị gạt
ra ngoài lề xã hội phải sống bằng nghề “cướp biển”.
Chúng ta cũng có thể nghi ngờ và loại bỏ chi tiết về ngày tháng Nguyễn
Huệ lên ngôi hoàng đế chép trong sử triều Nguyễn. Nếu đúng như sự thông
tin của các giáo sĩ cho nhau, ông lên ngôi ngay từ đầu tháng 10 (Âm
Lịch) và mất khoảng từ 40 đến 45 ngày để ra đến Nghệ An (cuối tháng 11)
trung bình mỗi ngày có thể đi từ 10 đến 15 cây số. Con số này xem ra có
vẻ hợp lý với một đội quân vào thế kỷ 18, phức tạp và cồng kềnh, tổ chức
còn sơ khai, thiếu hẳn một hệ thống tiếp liệu chu đáo. Nói tóm lại, một
khi loại trừ tất cả những huyền thoại của nhà Tây Sơn, đặt Nguyễn Huệ
trở về vai trò của một tướng lãnh cần “mạo hiểm” để chiến thắng, việc
điều quân “thần tốc” chính là phương thức để khắc phục những sở đoản mà
ông không thể nhất thời giải quyết được.
Tháng 12 năm 2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amranand, Ping và William Warren. The Elephant in Thai Life & Legend. Bangkok: Monsoon Editions, Ltd.,1998.
2. Anthony, Robert J. Like Froth Floating on the Sea: The World of Pirates and Seafarers in Late Imperial South China. Berkeley: Institute of East Asian Studies, UC Berkeley, 2003.
3. Barnes, Thomas J. Tay Son, Rebellion in 18th Century Vietnam. Xlibris Corporation, 2000
4. Barrow, John. A Voyage To Cochinchina. Kuala Lumpur: Oxford University, 1975 (in theo lối chụp ảnh nguyên bản năm 1806)
5. Borri, Cristophoro. Tường Trình về Khu Truyền Giáo Đàng Trong 1631. USA: Thăng Long, không đề năm.
6. Crawfurd, John. Journal of an Embassy from the Governor-General of India to the Courts of Siam and Cochin China exhibiting a view of the Actual State of those Kingdoms. New Delhi: Asian Educational Services, 2000 (chụp lại nguyên bản London, 1828)
7. Creveld, Martin Van. Supplying War: Logistics from Wallenstein to Patton. Cambridge: Cambridge University Press, 1992
8. Do Phuong Quynh. Arts and Handicrafts of Viet Nam. Hanoi: The Gioi (Foreign Languages Publishing House), 1992
9. Griess, Thomas E. (ed.) Ancient and Medieval Warfare (The West Point Military History Series). Department of History, US Military Academy, West Point, New York. New Jersey: Avery Publishing Group Inc., 1984
10. Heath, Ian. Armies of the Nineteenth Century: Asia (V. 4 - Burma and Indo-China). Great Britain: Foundry Books, 2003
11. Hintz, Martin. Tons of Fun Training Elephants. New York: Julian Messner, 1982
12. Hoa Bằng. Quang Trung Nguyễn Huệ, Anh Hùng Dân Tộc 1788-1792. Saigon: Thư Lãm Ấn Thư Quán, 1958 (Đại Nam, Cali. in lại theo lối chụp bản)
13. Hoàng Xuân Hãn. La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II, trước tác, phần II: Lịch Sử. Hà Nội: nxb Giáo Dục, 1998
14. Keegan, John. A History Of Warfare. New York: Alfred A. Knopf, 1994
15. Lại Phúc Thuận. Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh Chi Quân Nhu Nghiên Cứu . Đài Bắc: Quốc Lập Cố Cung Bác Vật Viện, 1984
16. Lamb, Alastair. The Mandarin Road to Old Hué. London: Chatto & Windus, 1970
17. Lê Đông Phương. Tế Thuyết Thanh Triều (quyển thượng). Đài Bắc: Truyện Ký Văn Học Xã, 1987
18. Lê Nguyễn Lưu “Văn Khắc Thời Tây Sơn ở Huế”. Phú Xuân Thuận Hóa thời Tây Sơn. Huế : Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học, 12/2001
19. Mai Quốc Liên (chủ biên). Ngô Thì Nhậm tác phẩm (4 quyển) Hà Nội: nxb Văn Học, 2001-2
20. Một Nhóm Học Giả. Một Vài Sử Liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Calif.: Đại Nam, 1992
21. Murray, Dian H. Prirates Of The South China Coast 1790-1810. Calif.: Stanford University Press, 1987.
22. National Museum of Chinese History. A Journey Into China's Antiquity (4 volumes). Beijing: Morning Glory Publishers, 1997
23. Ngaosrivathana, Mayoury và Kennon Breazeale (ed.). Breaking New Ground In Laos History. Chiang Mai: Silkworm Books, 2002
24. Ngô Gia Văn Phái. Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Hà Nội: nxb Văn Học, 2002
25. Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng. Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự của Nguyễn Huệ . Hà Nội: nxb QDND, 1971
26. Đỗ Bang. Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung. Huế: nxb Thuận Hoá, 2003.
27. Parker, Geoffrey. The Military Revolution: Military innovation and the rise of the West 1500-1800. Cambridge: Cambridge University Press, 1996
28. Phan Lang. “Hoạ Cảnh về Người và Xứ Quảng Nam dưới thời Tây Sơn”. Calif.: Việt Báo Kinh Tế số Tết Canh Thìn 2000.
29. Quách Chấn Phong và Trương Tiếu Mai(chủ biên). Việt Nam Thông Sử . Bắc Kinh: Trung Quốc Nhân Dân đại học xb xã, 2001
30. Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Khâm định Việt sử thông giám cương mục I, II (bản dịch Viện Sử Học). Hà Nội: nxb Giáo Dục, 1998.
31. Reid, Anthony. Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680 (2 volumes) New Haven, London: Yale University Press, 1993
32. Simms, Peter và Sanda Simms. The Kingdoms of Laos: Six Hundred Years of History. Richmond: Curzon Press, 1999
33. Sun Laichen, “Military Technology Transfers from Ming China and the Emergence of Northern Mainland Southeast Asia (c. 1390-1527)” Journal of Southeast Asian Studies, vol. 34, 3 (10-2003)
34. Tạ Chí Đại Trường. Lịch Sử Nội Chiến ở Việt Nam. Los Angeles, Calif: An Tiêm, 1991.
35. Tạ Quang Phát (dịch), Nhà Tây Sơn (Đại Nam chính biên liệt truyện - Nguỵ Tây liệt truyện) Saigon: Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá, 1970
36. Tạ Quang Phát (dịch). Tây Sơn Thuật Lược (????). Saigon: Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá, 1971
37. Tana, Li. Nguyễn Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries. New York: Cornell University - Southeast Asia Program Publications, 1998.
38. Tarling, Nicholas (ed.) The Cambridge History of Southeast Asia, tập I, phần 2: từ 1500 đến 1800. Cambridge: Cambridge University Press, 1999.
39. Trần Gia Phụng. Nhà Tây Sơn. Toronto: Non Nước, 2005
40. Trang Cát Phát. Thanh Cao Tông Thập Toàn Võ Công Nghiên Cứu Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1987. (chụp lại bản của Đài Loan Cố Cung Tùng San, Giáp Chủng số 26, tháng 6 năm 1982)
41. Uỷ Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Lịch Sử Việt Nam (tập I). Hà Nội; nxb KHXH, 1976
42. William Alexander: An English Artist in Imperial China. Brighton Borough Council, 1981
43. Woodside, Alexander Barton. Vietnam and the Chinese Model - A Comparative Study of Nguyễn and Ch'ing Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century. MA: Harvard University Press, 1971.
1. Amranand, Ping và William Warren. The Elephant in Thai Life & Legend. Bangkok: Monsoon Editions, Ltd.,1998.
2. Anthony, Robert J. Like Froth Floating on the Sea: The World of Pirates and Seafarers in Late Imperial South China. Berkeley: Institute of East Asian Studies, UC Berkeley, 2003.
3. Barnes, Thomas J. Tay Son, Rebellion in 18th Century Vietnam. Xlibris Corporation, 2000
4. Barrow, John. A Voyage To Cochinchina. Kuala Lumpur: Oxford University, 1975 (in theo lối chụp ảnh nguyên bản năm 1806)
5. Borri, Cristophoro. Tường Trình về Khu Truyền Giáo Đàng Trong 1631. USA: Thăng Long, không đề năm.
6. Crawfurd, John. Journal of an Embassy from the Governor-General of India to the Courts of Siam and Cochin China exhibiting a view of the Actual State of those Kingdoms. New Delhi: Asian Educational Services, 2000 (chụp lại nguyên bản London, 1828)
7. Creveld, Martin Van. Supplying War: Logistics from Wallenstein to Patton. Cambridge: Cambridge University Press, 1992
8. Do Phuong Quynh. Arts and Handicrafts of Viet Nam. Hanoi: The Gioi (Foreign Languages Publishing House), 1992
9. Griess, Thomas E. (ed.) Ancient and Medieval Warfare (The West Point Military History Series). Department of History, US Military Academy, West Point, New York. New Jersey: Avery Publishing Group Inc., 1984
10. Heath, Ian. Armies of the Nineteenth Century: Asia (V. 4 - Burma and Indo-China). Great Britain: Foundry Books, 2003
11. Hintz, Martin. Tons of Fun Training Elephants. New York: Julian Messner, 1982
12. Hoa Bằng. Quang Trung Nguyễn Huệ, Anh Hùng Dân Tộc 1788-1792. Saigon: Thư Lãm Ấn Thư Quán, 1958 (Đại Nam, Cali. in lại theo lối chụp bản)
13. Hoàng Xuân Hãn. La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II, trước tác, phần II: Lịch Sử. Hà Nội: nxb Giáo Dục, 1998
14. Keegan, John. A History Of Warfare. New York: Alfred A. Knopf, 1994
15. Lại Phúc Thuận. Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh Chi Quân Nhu Nghiên Cứu . Đài Bắc: Quốc Lập Cố Cung Bác Vật Viện, 1984
16. Lamb, Alastair. The Mandarin Road to Old Hué. London: Chatto & Windus, 1970
17. Lê Đông Phương. Tế Thuyết Thanh Triều (quyển thượng). Đài Bắc: Truyện Ký Văn Học Xã, 1987
18. Lê Nguyễn Lưu “Văn Khắc Thời Tây Sơn ở Huế”. Phú Xuân Thuận Hóa thời Tây Sơn. Huế : Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học, 12/2001
19. Mai Quốc Liên (chủ biên). Ngô Thì Nhậm tác phẩm (4 quyển) Hà Nội: nxb Văn Học, 2001-2
20. Một Nhóm Học Giả. Một Vài Sử Liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Calif.: Đại Nam, 1992
21. Murray, Dian H. Prirates Of The South China Coast 1790-1810. Calif.: Stanford University Press, 1987.
22. National Museum of Chinese History. A Journey Into China's Antiquity (4 volumes). Beijing: Morning Glory Publishers, 1997
23. Ngaosrivathana, Mayoury và Kennon Breazeale (ed.). Breaking New Ground In Laos History. Chiang Mai: Silkworm Books, 2002
24. Ngô Gia Văn Phái. Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Hà Nội: nxb Văn Học, 2002
25. Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng. Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự của Nguyễn Huệ . Hà Nội: nxb QDND, 1971
26. Đỗ Bang. Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung. Huế: nxb Thuận Hoá, 2003.
27. Parker, Geoffrey. The Military Revolution: Military innovation and the rise of the West 1500-1800. Cambridge: Cambridge University Press, 1996
28. Phan Lang. “Hoạ Cảnh về Người và Xứ Quảng Nam dưới thời Tây Sơn”. Calif.: Việt Báo Kinh Tế số Tết Canh Thìn 2000.
29. Quách Chấn Phong và Trương Tiếu Mai(chủ biên). Việt Nam Thông Sử . Bắc Kinh: Trung Quốc Nhân Dân đại học xb xã, 2001
30. Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Khâm định Việt sử thông giám cương mục I, II (bản dịch Viện Sử Học). Hà Nội: nxb Giáo Dục, 1998.
31. Reid, Anthony. Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680 (2 volumes) New Haven, London: Yale University Press, 1993
32. Simms, Peter và Sanda Simms. The Kingdoms of Laos: Six Hundred Years of History. Richmond: Curzon Press, 1999
33. Sun Laichen, “Military Technology Transfers from Ming China and the Emergence of Northern Mainland Southeast Asia (c. 1390-1527)” Journal of Southeast Asian Studies, vol. 34, 3 (10-2003)
34. Tạ Chí Đại Trường. Lịch Sử Nội Chiến ở Việt Nam. Los Angeles, Calif: An Tiêm, 1991.
35. Tạ Quang Phát (dịch), Nhà Tây Sơn (Đại Nam chính biên liệt truyện - Nguỵ Tây liệt truyện) Saigon: Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá, 1970
36. Tạ Quang Phát (dịch). Tây Sơn Thuật Lược (????). Saigon: Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá, 1971
37. Tana, Li. Nguyễn Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries. New York: Cornell University - Southeast Asia Program Publications, 1998.
38. Tarling, Nicholas (ed.) The Cambridge History of Southeast Asia, tập I, phần 2: từ 1500 đến 1800. Cambridge: Cambridge University Press, 1999.
39. Trần Gia Phụng. Nhà Tây Sơn. Toronto: Non Nước, 2005
40. Trang Cát Phát. Thanh Cao Tông Thập Toàn Võ Công Nghiên Cứu Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1987. (chụp lại bản của Đài Loan Cố Cung Tùng San, Giáp Chủng số 26, tháng 6 năm 1982)
41. Uỷ Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Lịch Sử Việt Nam (tập I). Hà Nội; nxb KHXH, 1976
42. William Alexander: An English Artist in Imperial China. Brighton Borough Council, 1981
43. Woodside, Alexander Barton. Vietnam and the Chinese Model - A Comparative Study of Nguyễn and Ch'ing Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century. MA: Harvard University Press, 1971.
PHỤ LỤC I
TÀI LIỆU ÂM LỊCH DƯƠNG LỊCH TRÍCH DẪN
Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí (bản dịch Nguyễn Đức Vân -
Kiều Thu Hoạch) (Hà Nội: nxb VH, 2002) tr. 372 25 tháng Chạp, Mậu Thân
20-1-1789 Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân,
tế cáo trời đất củng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện, lên
ngôi Hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn
Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân. Hôm
ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)
Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Nguỵ Tây) Tạ Quang Phát, Nhà Tây Sơn
(Saigon: PQVKDTVH, 1970) tr. 132-3 25 tháng 11, Mậu Thân 22-12-1788 Huệ
nãi trúc đàn vu Bình sơn chi nam dĩ thập nhất nguyệt nhị thập ngũ nhật
tự lập vi đế, cải nguyên Quang Trung tức nhật đại suất tướng sĩ thuỷ lục
tề tiến ... Nguyễn Huệ bèn đắp đàn ở phía nam núi Ngự-bình, lấy ngày
25 tháng 11 tự lập làm Hoàng-đế cải nguyên là Quang Trung (triều trung
ương rực rỡ), liền ngày ấy cả đem tướng sĩ thuỷ bộ cùng tiến ...
Tức Vị Chiếu (Hàn Các Anh Hoa) Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, Ngô Thì
Nhậm (tác phẩm I) Hà Nội: nxb Văn Học, 2001 tr. 173, 515-6 22 tháng 11,
Mậu Thân 19-12-1788 Tư nãi thiên ý, phù khởi nhân sự, trẫm ứng thiên
thuận nhân, bất khả lao chấp, tốn nhượng dĩ kim niên thập nhất nguyệt
nhị thập nhị nhật tức thiên tử vị kỷ nguyên vi Quang Trung nguyên niên.
Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, không thể cố chấp nhún nhường
mãi, lấy ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là
Quang Trung nguyên niên.
Archives Nationales F; A22 (Paris) Đặng Phương Nghi, “Vài Tài Liệu Mới
Lạ ...” (Cali: Đại Nam, 1992) tr. 195 11-10-Mậu Thân 8-11-1788 Bắc Vương
đã ấn định ngày 11 tháng 10 (âm lịch) tức ngày mồng 8 tháng Mười Một là
ngày ông tự phong mình làm Hoàng đế dưới danh hiệu “Quang - Trung” (có
nghĩa là ánh sáng trung ương tức là theo sự giải thích có lẽ đúng nhất,
mặt trời của vũ trụ) đồng thời ông đang bận tính một kế hoạch vĩ đại
theo như sắc lệnh ban bố ngày 6 tháng Mười (âm lịch) hay ngày 3 tháng
Mười Một gởi cho đại thần Đại Tư Mã ...
PHỤ LỤC II
Nguyễn Huệ lên ngôi và tiến binh theo tiểu thuyết
Nguyễn Huệ lên ngôi và tiến binh theo tiểu thuyết
... Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp thì ngày 24, Tuyết đã vào đến
thành Phú Xuân, Bắc Bình Vương tiếp được tin báo, giận lắm, liền họp các
tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều
nói:
-Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng
tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh
càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu,
ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng
người, rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn.
Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi Hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).
Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi Hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng đi. Ngày
29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là
Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
-Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua tiên sinh nghĩ thế nào?
Thiếp nói:
-Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi chuyến này, không quá mười ngày giặc Thanh sẽ bị dẹp tan.
Vua Quang Trung mừng lắm, liền sai Đại tướng là Hám Hổ hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân ở Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân.
-Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua tiên sinh nghĩ thế nào?
Thiếp nói:
-Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi chuyến này, không quá mười ngày giặc Thanh sẽ bị dẹp tan.
Vua Quang Trung mừng lắm, liền sai Đại tướng là Hám Hổ hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân ở Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân.
Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh an uỷ quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
-Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng.
-Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng.
Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng
tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai
lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không
tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!
Các quân lính đều nói:
-Xin vâng mệnh, không dám hai lòng.
Hôm sau vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi ...
Ngô GiaVăn Phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Hà Nội: nxb Văn Học, 2002) tr. 371-4
Các quân lính đều nói:
-Xin vâng mệnh, không dám hai lòng.
Hôm sau vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi ...
Ngô GiaVăn Phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Hà Nội: nxb Văn Học, 2002) tr. 371-4
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment