HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Gần bốn chục năm sau khi hàng trăm ngàn người
Việt Nam rời bỏ đất nước trốn chạy Cộng Sản trên những chiếc tàu mỏng
manh, ngày nay số người ra đi bằng đuòng biển vẫn còn đang gia tăng.
Từ năm ngoái, trại tập trung giam giữ dân tị nạn từ các nước Á Châu đến
Australia, trên đảo Christmas, đã được tiếp tục mở rộng thêm. (Hình:
Paula Bronstein/Getty Images)
Chỉ riêng từ đầu năm 2013 đến nay đã có 460 người gồm cả đàn
ông, đàn bà và trẻ con đến bờ biển Australia, nhiều hơn tổng số 5 năm
trước. Sự kiện bất ngờ này thu hút sự chú ý về tình trạng nhân quyền
đang xấu đi của chế độ Hà Nội, dù rằng kinh tế yếu kém cũng có thể là lý
do giải thích vì sao nhiều di dân đã quyết định chọn đi vào hành trình
đầy rủi ro ấy.
Gần đây nhất, theo lời kể lại của những nhân
chứng, một buổi sáng trong tháng trước, chiếc tàu đánh cá sơn bảng số
đăng ký ở tỉnh Kiên Giang, chở những người Việt vượt qua hải trình 1,400
dặm đến Christmas Island, hải đảo gần Indonesia hơn là lục địa
Australia. Nhiều thuyền nhân Việt đến Australia đã bị giam giữ không
có liên lạc. Chính quyền không cho biết những chi tiết về tôn giáo, quê
quán của họ ở Việt Nam, hai điều ấy có thể khiến hiểu được lý do họ đi
tỵ nạn.
Anh Truong Chi Liem, liên lạc được qua điện thoại từ
Wiilawood Immigration Detention Center, một trại tập trung dân tị nạn ở
ngoại ô Sydney, không tiết lộ gì về trường hợp của mình nhưng nói rằng:
“Tôi thà chết ở đây còn hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam”. Người
thanh niên 23 tuổi này rời khỏi Việt Na 5 năm trước và đã bị bắt giữ 18
tháng ở Indonesia. Theo anh người Việt nào chỉ vì muốn kiếm được nhiều
tiền hơn thì không khi nào chọn con đường vượt biển. Nhưng anh cũng nói
thêm: “Nếu một người có cuộc sống quá cơ cực, đối diện với sự đàn áp và
đe dọa của nhà cầm quyền, thì họ vẫn ra đi”.
Một số người Việt
đến Australia bằng đường qua Indonesia, theo hành trình mà một số rất
nhiều dân tị nạn Đông Nam Á và Trung Đông mở ra từ hơn một thập kỷ.
Những người khác đi thuyền thẳng từ Việt Nam, hành trình dài và rủi ro
hơn rất nhiều.
Qua những tuyên bố riêng rẽ, chính quyền Australia
và Việt Nam đều nói rằng đại đa số những người này là di dân kinh tế có
nghĩa là họ không đủ tiêu chuẩn để được hưởng quyền tạm dung. Nhiều nhà
hoạt động ở các cộng đồng người Việt tại Australia và các luật sư đại
diện dân tị nạn Đông Nam Á không chấp nhận cách xếp loại ấy hoặc nêu lên
những nghi vấn về thủ tục thanh lọc mà Australia áp dụng. Họ cũng nêu
lên mối quan tâm về số phận của những dân tị nạn mà Australia không muốn
giữ lại và Việt Nam không muốn nhận về.
Ông Trung Doan cựu chủ
tịch Cộng Đồng Người Việt Australia nói: “Thái độ của (chính quyền) Việt
Nam là: ‘Những người này không bao giờ là bạn của cúng tôi, vậy thì vì
sao phải nhận họ về’?”.
Trong một thông cáo, chính phủ Việt Nam nói rằng “muốn hợp tác với các bên liên hệ để giải quyết vấn đế”.
Dân
tị nạn là chuyện nhạy cảm với Việt Nam vì làm phương hại đến tuyên
truyền của đảng Cộng Sản rằng mọi người dân trong nước đều có cuộc sống
tốt đẹp. Hành trình vượt biên cũng gợi lại hình ảnh phong trào tị nạn ồ
ạt sau khi chiến tranh kết thúc.
Sau 1975, những dân tị nạn trốn
chạy sự đàn áp của người Cộng Sản thắng cuộc đã tạo nên một cuộc khủng
hoảng nhân đạo toàn cầu. Cảnh ngộ bi đát của họ trở thành tiếng chuông
cảnh thức dư luận quốc tế và tác động đến các giới lãnh đạo Hoa Kỳ cùng
những nước đã là đồng minh đứng bên họ trong cuộc chiến. Khoảng 900,000
người đã được hưởng quy chế tị nạn ở nhiều quốc gia Tây Phương, hầu hết
là Hoa Kỳ, Australia, Canada, cho đến năm 1989 thì những thuyền nhân mới
cần phải chứng minh theo Công Ước Geneva về quyền tị nạn.
Hiện
nay Việt Nam vẫn là quốc gia với chế độ độc đảng và hạn chế nhiều quyền
tự do, những người đối lập phê phán chính quyến, các bloggers hay nhà
hoạt động tôn giáo có thể bị lãnh án tù nhiều năm. Human Rights Watch tố
giác việc tra tấn trong nhà tù là việc thông thường. Nhiều nhà hoạt
động nhân quyền nói rằng sự trấn áp gia tăng trong hai năm gần đây.
Người
ta chỉ hiểu biết rất ít về lý lịch của những người vượt biên trong năm
nay. Một số họ là các tín đồ Công Giáo đã tham gia cuộc biểu tình phản
đối gần Nhà Thờ Lớn Hà Nội, theo lời Kaye Bernard, người bênh vực tị nạn
đã tiếp xúc với một số người đến từ Hà Nội. Những người khác cho biết
có liên hệ với các vụ tranh chấp đất đai với các nhà cầm quyền địa
phương.
“Tôi không cho rằng có thể tổng quát hóa, nhưng rõ ràng
đang có sự gia tăng đàn áp ở Việt Nam. Án phát nặng hơn và sự lo sợ tăng
lên”, theo lời Hoi Trinh, một luật sư Úc gốc Việt từng cầm đầu một tổ
chức trợ giúp dân tị nạn. Ông tin rằng: “Nếu số người sợ hãi tăng lên
thì sẽ có thêm người trốn chạy”.
Luật sư Peter Hansen, một chuyên
gia về Việt Nam đã cố vấn khiếu nại cho một số người mới đến, cho biết
một số nhỏ trường hợp mà ông am hiểu không bao gồm những trí thức,
bloggers hay chính trị gia đối kháng được chính quyền nhắm tới trong
chiến dịch trấn áp hiện nay. Nhưng ông lưu ý rằng các chỉ hướng mà
Australia áp dụng trong việc đánh giá các thỉnh nguyện của dân Việt, đã
không xét tới thực tế ngược đãi các giáo phái trong một vài khu vực ở
Việt Nam. Ông nhận định: “Tôi không thể giải thích tại sao có sự gia
tăng đáng kể về số người ra đi năm nay, nhưng tôi có thể nói rằng tôi
hoàn toàn chắc chắn là một số những người ấy không phải đến đây vì lý do
kinh tế”.
Những quốc gia lân cận Việt Nam như Cambodia vẫn tiếp
tục tiếp nhận một số nhỏ người tìm đường tị nạn từ thập niên 1990. Mặt
khác hàng ngàn người Việt rời đất nước ra làm việc ở các nước Á Châu hay
nơi khác, kể cả bất hợp pháp và với tư cách lao động xuất khẩu, nhiều
người đã không hồi hương khi mãn hợp đồng.
Australia tỏ ra là nơi
mà nhiều người vượt biên muốn chọn, nhưng đất nước này đang phải đương
đầu với con số kỷ lục dân tị nạn tìm đến trong năm nay. Dưới áp lực của
công luận, chính phủ Australia đã đặt ra điều kiện khó khăn hơn để được
chấp thuận quyền tị nạn và thường giam giữ những dân tị nạn ở các hải
đảo hẻo lánh xa cách với luật sư. Những người chỉ trích cho rằng bằng
cách hành động này, Canberra tránh né trách nhiệm theo quy định của Công
Ước Liên Hiệp Quốc về quyền Tị Nạn.
Cùng với dân các quốc tịch
khác, người Việt bị giam giữ trong những trại tập trung ở lục địa
Australia, hay Chistmas Island trên Ấn Độ Dương và các hải đảo Nauru,
Manus Nam ngoài khơi Thái Bình Dương. Các gia đình và trẻ con không có
người trông nom đi theo, được giữ ở những trại có mức bảo vệ an ninh ít
chặt chẽ hơn. Nhà chức trách cho biết bốn dân Việt, trong đó có một
thiếu niên, trốn khỏi một trại như vậy ở Darwin miền Bắc Australia đầu
tuần này.
Các nhà hoạt động và luật sư bênh vực tị nạn nói rằng
chủ trương đối xử khó khăn với dân Việt Nam của Australia đi đến một chỗ
bế tắc: đó là chính quyền Việt Nam đã tỏ rõ thái độ không muốn nhận lại
những người này. Australia không thể đưa họ lên máy bay trả về Hà Nội,
vì họ cần phải có hộ chiếu và thông hành do nhà chức trách Việt Nam cấp
và như thế trước hết phải xác định căn cước lý lịch.
Năm 2011
trong số 101 dân tị nạn Việt Nam đến Australia, chỉ 6 người được hồi
hương. Còn lại, rất ít nếu có, được tạm dung và hưởng quyền tỵ nạn.
Nhóm kỷ sư đìện chúng tôi được gọi là nhóm 787 (787 là model máy bay mới
của hãng Boeing), khi nhóm này từ Seattle chuyển về Long Beach thì tôi
đã nghe các bạn cùng sở đồn đãi về một phụ nữ ngưòi Á Châu có tục lệ
“cầu nguyện” thần linh hàng ngày trước khi bắt đầu làm việc. Đám bạn Mỹ
của tôi đồn rằng chị ta có một khu vực nhỏ ngay tại bàn làm việc để thờ
phượng “đấng huyền bí tối cao” của chị. Người ta méc tôi rằng thần thánh
của chị là hình tượng nho nhỏ của một ông già to béo bụng phệ, nét mặt
hiền lành, miệng cười thoải mái mà chị luôn miệng gọi là “Ông Địa”.
Qua lời các bạn tôi kể lại về phong tục kỳ lạ của ngưòi phụ nữ Á Châu
này, khó khăn lắm tôi mới đoán ra là có một người phụ nữ Việt Nam nào đó
lập bàn thờ “Ông Địa” tại bàn làm việc của chị ấy. Khi người Á Đông
chúng ta kính cẩn gọi là ông Địa thì đám bạn Mỹ của tôi lại đọc với âm
thanh lệch lạc kể lại với tôi rắng chị khấn vái một ông thánh nào đó có
tên được phát âm như ..”Ong Ỉa”…Nghe tên đó tôi bật cười. Thấy tôi cười
các bạn cũng khoái chí cười theo. Các bạn tôi cười vì phong tục lạ đời
còn tôi buồn cưòi vì lối phát âm độc đáo. Chị Việt Nam nào đó mà biết
người ta gọi “Ông Địa” thiêng liêng của chị thành Ông “Ỉa” thì không
biết chị ta sẽ phản ứng ra sao?
QD - Hình chụp năm 1977 sau 12 ngày lênh đênh trên biển và mới đến trại tị nan Hồng Kông được 3 ngày
Tôi nghe câu chuyện bàn thờ Ông Địa từ lâu nhưng chưa bao giờ biết các
chi tiết cho đến một ngày đầu năm ngoái khi chương trình máy bay dân sự
787 bị đình trệ và nhóm Manufacturing Engineer do tôi quản lý dọn về
building 801 tại Long Beach, California để hổ trợ cho các kỷ sư 787. Dọn
về chỗ làm mới tôi chẳng ưng ý tí nào vì rất bất tiện. Từ văn phòng làm
việc đến nhà vệ sinh và ngay nhà ăn cũng đều xa lạ, nội việc đi tìm mua
một ly cà phê cho buổi sáng cũng phải mò mẩm mất hết cả ngày giờ.
Buổi sáng ngày đầu tiên làm việc tại building mới, cầm ly cà phê tôi
băng qua các khu văn phòng để tìm đưóng xuống câu lạc bộ. Chợt nghe bên
tai vang lên một giọng nói thật trầm bỗng của một phụ nữ Việt nam, vừa
tiếng Anh pha với tiếng Việt, giọng nói miền Nam thật quen thuộc.
“Lạy ông Địa, hôm nay Quyên cúng
nải chuối, cúng ly cà phê sữa, cúng một ổ bánh mì Ba Lẹ và cúng luôn
trái cam tươi! Hôm nay là thứ hai ngày đầu tuần, công việc chúng con rất
bận rộn nhưng chúng con xin ông Địa cho chúng con được bình an, xin ông
Địa cho mấy ông QA Inspector (nguời kiểm soát kỷ thuật) không làm khó
dễ chúng con. Nghe đồn bên mấy nhóm khác bắt đầu cho thôi việc vì ảnh
hưởng khủng hoảng kinh tế. Bọn chúng con có mấy đứa Việt Nam quèn xin
ông Địa bảo vệ cho. Nếu có lay-off thì Ông Địa cho Lay-off mấy thằng Mễ
hay mấy con Mỹ trắng..Lúc này mà bị lay-off thì cuộc đời tan nát hết,
xin Ông Địa phù hộ, trăm lạy Ông Địa , ngàn lạy Ông Địa..”
Đang đi nhanh qua những văn phòng, nghe lời khấn vái tôi không nhịn được
tính tò mò nên dừng lại và nhìn vào khu văn phòng bên cạnh. Thật bất
ngờ, một cảnh tượng mà suốt 25 năm làm việc cho Boeing tôi chưa bao gìờ
thấy qua. Trên bàn giấy làm việc ngổn ngang các họa đồ kỷ thuật (Blue
Prints), các hoạch đồ của kỷ sư (Engineering Orders) bên góc bàn là một
bàn thờ nho nhỏ. Giữa bàn thờ đúng như các bạn người Mỹ mô tả là hình
tượng của ông Địa, nhỏ cở một nắm tay, da trắng trẻo bụng phệ với nụ
cười thật tươi thật yêu đời. Trong cùng bàn thờ , dán trên vách là một
tấm Bài vị. Trước mặt ông Địa là một hủ gạo, hủ muối và một ly nước đầy .
Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang không có nhang, bên cạnh có
một ly cà phê, một ổ bánh mì và một trái cam. Nhìn thoáng qua nhưng tôi
biết ngay sự bố trí rất là trang nghiêm và kính trọng. Đồi diện bàn thờ
là một phụ nữ với mái tóc dài xỏa ngang vai đang lầm thầm khấn nguyện.
Nhìn cảnh tượng này tôi thật sự xúc động. Cả một trời Tây và Ta hòa hợp.
Ông Địa của Việt Nam đang tươi cười bên cạnh các họa đồ của chiếc phản
lực cơ hiện đại nhất thế giới 787. Chiếc máy bay mang tất cả những kỷ
thuật tân tiến nhất thế giới của loài người hiện đại.
Như có cảm giác bị người ta nhìn lén, người phụ nữ đột nhiên quay đầu
nhìn lại, khi chị nhìn thấy tôi, mặt chị đỏ bừng. Hôm đó là lần đầu tiên
tôi biết chị Nguyễn Thị Quyên.
Kỷ sư chương trình 787 của hãng Boeing rất đông tại nhiều nơi khác nhưng
nhóm kỷ sư Việt Nam chính thức làm việc cho chương trình 787 tại Long
Beach thật ra không bao nhiêu người. Chị Quyên, Ann Bui, Tony Lưu và tôi
là người quản lý và phụ giúp kỷ thuật từ chương trình vận tải cơ quân
sự C-17 mới đổi qua để tiếp ứng vì công việc quá nhiều. Vì là nhóm quá
nhỏ nên việc kết bạn của chúng tôi thật dễ dàng. Thường thì chúng tôi
hẹn nhau xuống câu lạc bộ (Cafeteria) ăn trưa và tán gẩu. Ann Bùi và
Tony Lưu tuổi khoảng 40 còn chị Quyên thì tôi không hỏi tuổi nhưng đoán
khoảng chừng gần 60, vì tất cả mọi ngưòi đều kêu “chị” nên tôi cũng gọi
chị là “chị Quyên”. Chị Quyên xưng chị, xưng em với tất cả mọi ngưòi và
có lẽ không biết tuổi hơn con số 60 của tôi chị cũng xưng “chị Quyên”
với tôi.
TrongTrong
giờ ăn trưa với nhau, chúng tôi thường trêu chọc chị về chuyện cầu Ông
Địa. Những lúc đó, chị với nét mặt thật nghiêm nghị giảng thao thao bất
tuyệt về sự linh thiêng của Ông Địa. Theo chị Quyên, “Thổ Công hay Ông
Địa là một vị Thần được dân gian thờ cúng rất quan trọng. Vì vị Thần nầy
trông coi gia đình, dự định họa phúc. Trong gia đình muốn được bình an,
và công việc làm ăn muốn được sung túc, tất cả đều do Thần Ông Địa
trông coi và phò hộ. Thần Ông Địa đem lại tài lộc cho mọi người. Đây là
một tập quán tín vọng, xưa bày nay theo, cứ thế mà thờ, còn việc linh
ứng có không tùy ở nơi người tin. Mỗi lần chị thuyết giảng về Ông Địa
tôi thấy trong giọng nói, trong mắt chị thấp thoáng một nỗi buồn man
mát. Trong ánh mắt đó tôi thầy có một uẩn khuất sự đau khổ mà dường như
chị không muốn nói tới. Cho đến một buổi chiều vào cuối tháng Tư năm
ngoái, vì công việc nhiều quá tôi phải ở lại làm thêm gìờ và tình cờ tôi
bắt gặp chị đang ôm một tấm bài vị thờ Ông Địa với đôi mắt đỏ hoe. Hơn
một giờ trò chuyện, trong cơn xúc động, chị Quyên kể cho tôi nghe câu
chuyện thật đau lòng của chị hơn 30 năm về trước.
giờ ăn trưa với nhau, chúng tôi thường trêu chọc chị về chuyện cầu Ông
Địa. Những lúc đó, chị với nét mặt thật nghiêm nghị giảng thao thao bất
tuyệt về sự linh thiêng của Ông Địa. Theo chị Quyên, “Thổ Công hay Ông
Địa là một vị Thần được dân gian thờ cúng rất quan trọng. Vì vị Thần nầy
trông coi gia đình, dự định họa phúc. Trong gia đình muốn được bình an,
và công việc làm ăn muốn được sung túc, tất cả đều do Thần Ông Địa
trông coi và phò hộ. Thần Ông Địa đem lại tài lộc cho mọi người. Đây là
một tập quán tín vọng, xưa bày nay theo, cứ thế mà thờ, còn việc linh
ứng có không tùy ở nơi người tin. Mỗi lần chị thuyết giảng về Ông Địa
tôi thấy trong giọng nói, trong mắt chị thấp thoáng một nỗi buồn man
mát. Trong ánh mắt đó tôi thầy có một uẩn khuất sự đau khổ mà dường như
chị không muốn nói tới. Cho đến một buổi chiều vào cuối tháng Tư năm
ngoái, vì công việc nhiều quá tôi phải ở lại làm thêm gìờ và tình cờ tôi
bắt gặp chị đang ôm một tấm bài vị thờ Ông Địa với đôi mắt đỏ hoe. Hơn
một giờ trò chuyện, trong cơn xúc động, chị Quyên kể cho tôi nghe câu
chuyện thật đau lòng của chị hơn 30 năm về trước.
“Năm đó…năm 1977, cả nước nhất
là miền Nam Việt Nam đói khổ lắm. Đối với dân ở thành phố Vũng Tàu như
gia đình Quyên mà chính phủ gán cho thuộc thành phần có lý lịch “Ngụy”
thì càng khó khăn hơn nữa. Thức ăn chính là hạt bo bo trộn với khoai sắn
mà cũng không có đủ tiền để mua. Bao nhiêu vốn liếng tiền bạc dành dụm
sau ngày cưới Quyên bán hết để lo cho anh Tuấn ra khỏi trại cải tạo. Tội
nghiệp mẹ chồng của Quyên, bà hy sinh bán luôn căn nhà phía trước mà
trước đây dùng làm nhà thờ tổ tiên để lo cho anh Tuấn và dự định là có
dư chút tiền mua được một chiếc xe Honda cũ để anh chạy xe thồ kiếm sống
cho cả gia đình hàng ngày.
Ngày đi đón anh Tuấn về nhà cũng là
ngày cán bộ nhà nước đến từng nhà kêu gọi dân Vũng Tàu hợp tác với nhà
nước trong chương trình “Kinh Tế Mới”. Mặc kệ họ la gào kêu gọi và kể cả
hăm dọa Quyên gặp lại chồng sau mấy năm cách biệt, mừng như cuộc đời
đưọc tái sinh. Nước mắt cho sự xum họp sao mà thấm thiết. Chỉ hai năm xa
cách chồng mà Quyên cứ tưởng như là cả thế kỷ. Ngày xưa, anh Tuấn là
một sĩ quan tốt nghiệp từ Võ Bị Đà Lạt, mỗi khi về phép anh thường đùa
với Quyên khi nghe Quyên hát bài thơ Màu Tím Hoa Sim. “Áo anh sứt chỉ
đường tà, vợ anh mất sớm mẹ già chưa khâu”, anh nói với Quyên làm gì có
chuyện vớ vẫn chồng mất vợ đó. Anh và Quyên sẽ sống với nhau trên trăm
tuổi, con cháu đầy đàn… đám cưới chưa đầy 2 tháng thì tháng Tư định mệnh
1975 đã đến và anh đi học tập từ đó…
Ngay ngày đầu tiên khi anh Tuấn được phép về lại với gia đình là Quyên
đã thấy sự thay đổi nơi chồng mình. Ngoài vóc dáng ốm và đen đủi bên
ngoài, anh Tuấn trở nên lầm lì ít nói. Ngày xưa anh nói nhiều chừng nào
thì bây giờ anh lại ít nói chừng đó. Thỉnh thoảng anh cứ nhìn về phiá
Tây Ninh nơi anh đã bị cải tạo hơn 2 năm và ngâm nho nhỏ mấy câu thơ
thật buồn:
“Chim buồn, chim bay về núi Cá buồn, cá chúi xuống sông Người buồn, ra ngõ đứng trông Ngõ thì thấy ngõ, Người không thấy người!”
Anh ngâm thơ với giọng nghẹn ngào chẳng đúng như anh Tuấn rắn rỏi ngày
xưa của Quyên. Quyên hỏi anh nhớ ai vậy, có phải nhớ cô nào không thì
anh chỉ lắc đầu. Một đìều thật lạ là cứ mỗi ngày vào khoảng 5 giò sáng
là anh thức dậy. Ra ngoài sân sau và 10 phút mới trở vào. Mấy ngày liên
tục như vậy, Quyên tò mò len lén rình theo chồng xem thử anh dậy sớm làm
gì ngoài đó. Quyên thấy anh đang lom khom qùy lạy một cái bàn thờ Ông
Địa nho nhỏ mà anh tự lập ra hồi nào không ai biết. Trên bàn thờ vỏn vẹn
có một đìếu thuốc đang bốc khói và anh khấn nguyện nho nhỏ:
“Con lạy ông thần, con lạy ông thần ban phước lành cho gia đình con đừng khổ nữa. Cho Hưng được siêu thoát và ..”.
Trong bóng tối tay Quyên run run đụng vào cánh cửa làm bật tiếng động,
anh Tuấn vội im bặt và quay lại nhìn Quyên. Thấy Quyên anh ngượng ngùng
và dang tay ôm gọn Quyên vào lòng, Anh bắt đầu kể lại chuyện tù đày của
anh hai năm qua. Câu chuyện anh kể làm cả hai cùng khóc. Anh chỉ cho
quyên bức tượng Ông Địa anh làm bàn thờ và nhắc đến người bạn cùng tù
cải tạo tên Hưng đã hy sinh chết thay cho anh trong lần cả bọn trốn tù
cũng là tác giả bài thơ mà anh hay thường ngâm một cách buồn bã.
Nghe anh kể mà Quyên không cầm được nước mắt, những đoạn đường anh đã đi
qua đúng là địa ngục của trần gian. Buổi sáng vào rừng đốn cây để khai
phá đất cho vùng “Kinh Tế Mới”, buổi trưa theo đoàn đi làm nhiệm vụ gỡ
mìn, tối về thì học tập. Chính phủ khoan hồng cho các anh sống nhưng
không cho các anh ăn. Các anh phải tự túc tìm cách mưu sinh, tự tìm cách
làm ra thức ăn để sống. Sĩ quan cấp Trung Úy đúng ra anh chỉ cải tạo có
6 tháng hay 1 năm mà thôi nhưng đa số anh và các bạn kéo dài trên hai
năm vì lý do tư tưởng không được “khai thông” sớm. Riêng anh thì bị thêm
tội trốn trại cải tạo. Từ Tây Ninh anh cùng 3 người bạn nhân chuyến chở
gỗ rừng làm cầu để hổ trợ cho chiến tranh lúc đó đang lan tràn bên xứ
Miên, anh và các bạn trốn trại thoát được vào rừng hơn 7 ngày đêm. Dự
định là trốn qua xứ Thái nhưng thay vì đi Thái Lan các anh đi lạc vào
khu vực cắm trại của lính Miên. Họ đánh đập các anh rất tàn nhẫn và giao
lại cho bộ đội Việt Nam. Trong những người trốn tù cải tạo có Trung úy
Hưng, anh ta độc thân nên vì bạn đã hy sinh cho những người có gia đình,
anh Hưng nhận hết tội tổ chức vượt tù. Anh Tuấn chồng Quyên bị đánh gãy
xương chân và bị bắt nhịn đói 3 ngày. Anh Hưng bị đánh nát tay chân,
lôi ra treo giữa cột cờ bỏ đói để làm gương cho những ngưòi dám chống
đối . Anh Hưng hy sinh vài ngày sau đó, trước khi mất anh giao lại hình
Ông Địa cho anh Tuấn nhờ anh giao lại người em gái tên Thu. Về được Sài
Gòn anh Tuấn đi tìm Thu thì được biết cô này đã di tản ra nước ngoài từ
lâu rồi. Anh Tuấn nói với Quyên rằng niềm tin đã bùng dậy nơi anh khi
anh cận kề với cái chết. Ông Địa bây giờ là niềm tin là thần thánh tối
cao trong cuộc đời còn lại của anh.
Sau năm 1977, Vũng Tàu cũng các thành phố khác tại Việt Nam bị nạn đói
hoành hành. Anh Tuấn thay đổi tính tình rất nhiều. Từ một người lanh lẹ
hoạt bát và gan dạ anh trở nên lầm lì và nhút nhác sợ hãi mọi điều. Anh
tránh né mọi người và như sống cho thế giới riêng anh. Có lúc Quyên bắt
gặp anh ngồi tư lự hàng giờ và thường lẩm bẩm một mình như người mất
trí. Thương chồng vô cùng nhưng Quyên chỉ biết âm thầm khóc chứ đâu biết
làm gì hơn. Ngưòi ta nói anh bị ngãi Miên làm mất trí cần phải có bùa
của người Miên ở mãi tận Châu Đốc mới trị được. Quyên nghe thì biết vậy
chớ ăn còn không đủ cho đời sống hàng ngày lấy tiền đâu mà trị bịnh cho
chồng. Hàng ngày, giao cho anh chiếc xe Honda để đi thồ kiếm sống, anh
Tuấn cũng đi nhưng ra ngồi bến xe rồi cứ trầm ngâm, mơ màng đọc nho nhỏ
bài ca “Chim buồn, chim bay về núi, Cá buồm, cá chúi xuống sông.
Người buồn, ra ngõ đứng trông”, sáng đi chiều về anh không có lấy được
một người khách nào hết. Trước khi nhập ngũ, anh Tuấn là sinh viên
trường kỷ sư Phú Thọ. Quyên là sinh viên trường đại học Khoa Học. Mớ vốn
liến kiến thức của gia đình Quyên không đủ để thuyết phục chính quyền
đương thời giúp cho một công việc làm. Không ai cho gia đình “Ngụy” một
công việc nào hết, và cứ như vậy gia đình Quyên phải bán hết đồ trong
nhà để mua gạo sống hàng ngày. Ngày Quyên đem bộ đồ cưới đi bán, anh
Tuấn không nói năng chi chỉ nhìn Quyên bằng ánh mắt buồn vời vợi và tối
hôm đó rủ Quyên đi biển dạo mát. Lâu lắm rồi mới có dịp cùng chồng ra
biển, cũng lâu lắm rồi Quyên mới tìm thấy một chút hạnh phúc bên chồng.
Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghĩ mát mà thiên nhiên đã ban
tặng như Bãi Trước và Bãi Sau, anh Tuấn và Quyên thường đi Bãi Trước.
Cũng tại nơi bờ biển này, Quyên gặp và yêu anh, tình yêu tuyệt vời của
thời sinh viên đại học trước khi anh Tuấn theo lệnh động viên và nhập
ngủ. Bãi Trước còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào
mỗi buổi chiều. Bải Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và
giống như một vịnh nhỏ ít sóng, bãi cát dài phẳng và có hình vòng cung
khá đẹp. Tay trong tay, anh Tuấn và Quyên, hai đứa như thường lệ mua hai
trái bắp vừa đi dạo trên cát vừa gặm từng hạt bắp ngọt liệm và thơm
lừng. Trong cơn xúc động, Quyên nói nhỏ vào tai anh, báo cho anh biết
Quyên đã có thai hơn ba tháng. Đứa con đầu lòng của Tuấn và Quyên. Anh
cũng xúc động không kém, xiết chặt Quyên trong vòng tay rắn chắt của
anh. Anh không nói gì hết nhưng trong ánh mắt của anh, Quyên thấy cả một
bầu trời của sự vui mừng lẫn lo âu.
Chương trình vận động đi Kinh Tế Mới của chính phủ “ưu tiên” cho những
gia đình có người mới cải tạo được trả về làm Quyên lo lắng vô cùng. Nhà
thì hết gạo, Quyên phải chạy về nhà mẹ vay mượn từng bửa mà khổ nỗi nhà
mẹ Quyên cũng nghèo tả tơi ăn cũng không còn đủ thì làm gì giúp Quyên
được. Nhìn cái thai, đưá con mình càng càng càng lớn nhưng vì không đủ
ăn làm gì có đủ chất dinh dưỡng cho con, Quyên đau đớn âm thầm chỉ biết
khóc. Riêng anh Tuấn không biểu lộ sự lo lắng gì hết. Sáng sớm là anh và
vài người bạn cứ cầm cần đi câu cá. Hết Bãi Trước rồi đến Bãi Sau mặc
kệ ông tổ trưởng dân phố hàng ngày đến tìm anh để hỏi về việc “trình
nguyện” xây đựng vùng kinh tế mới. Anh làm việc gì coi bộ rất bí mật, có
lúc anh đóng cửa phòng cả ngày không ra bên ngoài.
Cho đến khi anh và các bạn đem những bình xăng thật lớn về chất đầy
trong nhà thì anh mới cho biết là anh đang chuẩn bị đi làm ăn xa. Vài
ngày sau đó anh mới cho Quyên biết là anh và các bạn tính tổ chức vượt
biển đem gia đình đi ra nước ngoài tị nạn chính trị. Đến lúc này thì
Quyên thấy anh trở nên hoàn toàn tỉnh trí. Người chồng đức độ và đầy đàn
ông tính của Quyên đã trở lại bình thường. Hàng đêm, hai vợ chồng Quyên
thao thức trong những ước mơ thật đơn giản. Ra nước ngoài, anh sẽ tìm
việc làm tạm sống và đi học trở lại. Vợ chồng Quyên cầu nguyện ơn lành
nuôi dưỡng cho con và lo cho con học nên người. Gia đình Quyên sẽ sống
một đời sống không còn thiếu ăn, thiếu mặc, không còn chiến tranh và hận
thù, không còn bị kềm kẹp mất tự do căn bản của con người.
Hơn một tháng trời nghiên cứu và thào luận với Mẹ anh Tuấn, gia đình
Quyên quyết định đăng ký đi làm ăn tại vùng kinh tế mới Gia Kiệm. Anh
Tuấn tin rắng chỉ có cách đó mới tránh được sự dòm ngó của công an khu
vực. Đi kinh tế mới thì có quyền bán nhà và dự trữ lương thực mà không
ai để ý tới. Căn nhà trị giá 20 cây vàng (lượng), mẹ anh Tuấn bán lại
chỉ có 15 cây. Đóng cho tổ chức vượt biên 12 cây (4 lượng mỗi đầu người)
số còn lại chỉ đủ mua lương thực và thuốc men dự trữ. Anh Tuấn lo cho
Me và Quyên rất chu đáo, Mẹ đã gần 70 tuổi và Quyên thì mang thai. Như
để tạo thêm niềm tin, tối nào anh cũng nhắc nhở Quyên cùng anh cầu
nguyện Ông Địa. Anh cầu khẩn rất thành tâm và lúc nào cũng có ly ca phê
hay thuốc lá thắp cho anh Hưng người bạn đã khuất bóng.
Ngày 17 tháng 4 năm 1977 là ngày ban tổ chức quyết định khởi hành. Trước
đó vài ngày, Quyên cảm thấy trong người khó chịu nhưng vì không dám để
chồng lo lắng, Quyên cắn răng chịu đựng. Nguyên một đêm nằm chờ trong
thúng chai để được đón ra thuyền đánh cá lớn tại Bãi Sau, bụng dưới của
Quyên cứ đau lâm râm. Như đã dự định trước, ban công an biên phòng đã
được trả tiền trước nên không kiểm tra đêm đó. Không một chút trở ngại,
nhóm thúng chai chở người di tản ra thuyền lớn. Khoảng 15 người trẻ có
già có và kể cả con nít được chuyển hết lên tàu tại Bãi Sau và con
thuyền đánh cá từ từ ra khơi. Trong đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần,
Quyên nhìn quê hương dần dần khuất sau ngọn đồi mà mắt nhòa lệ.
Chiếc thuyền đánh cá nhỏ thông thường chỉ có vài người đi làm cá bây giờ
mang đi cả hơn 20 người nên nếu nhìn kỷ thì sẽ thấy sức nặng làm con
thuyền trùng xuống và nghiêng hẳn qua một bên. Để cân bằng, anh tài công
chỉ cách cho mọi ngưòi ngồi đều nhau trên các khu vực của chiếc thuyền.
Khi chạy ra đến khu vực gần địa phận quốc tế thì thuyền chúng tôi gặp
tàu tuần của chính phủ. Họ đi tuần tiểu vòng vòng khu vực thuộc hải phận
Việt Nam. Thực sự đây chỉ là hình thức kiểm soát ngư dân vượt biên và
một cách làm tiền của nhóm hải quan Việt Nam.
Thấy tàu tuần cảnh chạy đến, anh tài công kêu mọi ngưòi xuống hết dưới
lòng tàu (chỗ chứa cá) và cùng vài anh em trong đó có anh Tuấn giả bộ
bắt đầu mang luới ra thả. Đã nhận tiền trước, mấy cán bộ hải quan lờ
chúng tôi và cho tàu tuần chạy thẳng về Bến Trước của Vũng Tàu. Chờ cho
họ đi thật xa, chiếc thuyền của chúng tôi mới bắt đầu vượt ra hải phận
quốc tế và hướng về phiá Nam thuộc địa phận Mã Lai, nơi mà chúng tôi
muốn đến trạm trú để nhờ sự giúp đỡ của hội đồng Liên Hiệp Quốc. Đến lúc
này thì tinh thần của mọi người mới bắt đầu cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Ra
khỏi hải phận Việt Nam, chúng tôi đã bắt đầu thật sự nhận thấy mình đang
trên con đường của bến bờ tự do mà chúng tôi từng mơ ước.
Từ Vũng Tàu theo lộ tình đã dự định, nếu thời tiết tốt chúng tôi chỉ cần
4 ngày là đến được bán đảo Mã Lai của Malaysia. Trên thuyền, chúng tôi
có đủ nước và thức ăn khô cho 5 ngày. Từ bán đảo Mã Lai, chúng tôi hy
vọng sẽ gặp tổ chức Liên Hiệp Quốc và sẽ được đưa về trại tị nạn tại
Kuala Lumpur.
Hai ngày đầu tiên mặc dầu sóng êm biển lặng, trừ một vài thanh niên
trong nhóm tất cả mọi ngưòi trên thuyền đều bị say sóng nằm liệt. Mẹ
chồng Quyên nôn mửa liên tục, còn riêng Quyên thân thể đau nhức không
chịu đựng nổi nên nằm liệt trong bong tàu. Thương Quyên, thương Mẹ, anh
Tuấn cứ chạy lên chạy xuống lo nước uống và thuốc thang. Bụng dưới của
Quyên càng lúc càng đau đớn Quyên lại càng cắn chặt răng chịu đựng không
dám than thở một lời nào vì sợ ảnh hưởng tinh thần người chung quanh.
Thuyền nhỏ người đông không đủ chỗ nằm, anh Tuấn hàng đêm nhường chỗ cho
Mẹ và Quyên nằm.
Anh ra cạnh mé của khoang thuyền nằm canh chừng. Thuyền chở nặng nên mực
nước cứ nhấp nhô đánh tạc vào ngưòi anh. Sợ ngủ quên và sóng đánh rớt
xuống biển, anh lấy dây cột chặt thân mình vào khoang tàu. Cứ 5 mười
phút anh lại trở đầu nhìn Quyên và Mẹ. Trong ánh mắt đầy lo âu của anh,
Quyên thấy cả một bầu trời thương yêu trong đó. Lúc đó, tự nhiên bên
dưới khoang tàu vang vọng lên bản nhạc “Sợi Nhớ Sợi Thương” của ai đó:
”Bên nắng đốt – Bên mưa quây Em dang tay – Em xòe tay Chẳng thế nào – xua tan mây Mà chẳng thế nào, che anh được Chừ rút sợi thương, ấy mấy chăm mái lợp Rút sợi nhớ, mấy đan vòm xanh Nghiêng sườn đông, mà che mưa anh Nghiêng sườn tây, xòa bóng mát Rợp trời thương, ấy màu xanh suốt Mà em nghiêng hết, ấy mấy về phương anh Mà em nghiêng hết, ấy mấy về phương anh …”
Lúc đó Quyên muốn dang hết tay ra, xòe rộng tay, có thể nào che mưa dầm,
nắng dãi cho người thương của Quyên. Cơn đau bụng bất chợt lại đến,
nhìn hình ảnh của anh Tuấn tự nhiên Quyên thấy như đang đong đưa trước
mặt và Quyên ngất liệm dần trong hình ảnh đó.
Không biết ngất đi bao lâu nhưng khi Quyên tỉnh lại thì trời bắt đầu đổ
mưa. Cơn mưa tháng Tư thường thì chỉ là mưa phùn nhẹ nhẹ nhưng đối vói
con thuyền nhỏ bé đang trôi dạt ngoài đại dương thì sóng biển thật dữ
dội. Gío gầm thét đưa những con sóng khổng lồ nhồi chiếc thuyền đánh cá
với 23 người vượt biển lên xuống như muốn nhận chìm. Nước tràn ngập hầm
tàu vì máy hút nước không kịp hút ra. Anh Tuấn và vài ngưòi bạn nữa phụ
giúp nhau dùng tay tát nước ra ngoài. Muốn giúp chồng, Quyên cố gượng
dậy nhưng không làm sao gượng nổi. Hai chân tê dại và đầu óc cứ xoay
vòng tròn. Không biết làm gì hơn Quyên chợt nhớ đến lờì anh Tuấn.
“Niềm tin sẽ bừng dậy khi con ngưòi đối diện với cái chết.” Quyên ôm
chặt ông Thần Địa và lâm râm cầu nguyện: “cầu nguyện ông Thần, con cầu
nguyện ông thần cho chúng con tai qua nạn khỏi, xin cơn bão tố hãy dừng
và chúng con được thuận buồn xui gió được đến bến bờ tự do, con lạy ông
Thần, ngàn lạy ông Thần…”. Không biết có phải vì lời cầu xin thành khẩn
liên tục của Quyên chăng mà may mắn thay sau 2 ngày mưa bão và biển
động, bầu trời trở lại bình thường trở lại nhưng sau cơn bão con thuyền
có vài thiệt hại khá lớn. Cái la bàn dùng để chỉ phương hướng bị đánh
văng xuống biển cùng lúc đó trong số những ngưòi đi trên thuyền có một
cụ già 76 tuồi vì không chịu được sóng gió nên đã lìa đời trong đêm
trước.
Việc mất cái la bàn chính (gắn với bộ phận lái của con tàu) là việc rất
tai hại nhưng dầu gì chúng tôi vẫn còn cái la bàn nhỏ cầm tay nên việc
định phương hướng cho thuyền đi cũng không khó gì lắm. Tuy nhiên, việc
có người chết trên thuyền là một vấn đề lớn. Thuyền đã khởi hành hơn 5
ngày rồi mà chỉ thấy biển nước mênh mông, không thấy bến bờ đâu hết. Anh
Tuấn nói với Quyên là thuyền đã đi lạc hướng và tài công cố gắng định
hướng nhưng không dám cho ai biết. Lúc bấy giờ trời thì bắt đầu nóng,
xác người chết bắt đầu có mùi nhưng con cháu thân nhân của bà cụ mất đi
nhất định thà chết chứ không cho Thủy táng (bỏ xác xuống biển). Anh Tuấn
cùng các anh lớn tuổi trong nhóm lo âu vô cùng. Tình trạng này kéo dài
chắc cả thuyền cùng chết hết. Đến ngày thứ Bảy thì thêm một em bé nữa bị
kiệt sức và tắt hơi thở.
Quyên nằm bên mẹ anh Tuấn mà lòng vô cùng lo âu. Mẹ rất yếu. Không ăn gì
cả đã hai ngày rồi và hơi thở thì thoi thóp thấy rõ. Nhìn ngưòi Mẹ
chồng nhân từ với đôi mắt nhắm nghiền mà nước mắt Quyên không ngừng
tuôn. Anh Tuấn thấy được điều khó khăn trước mắt nên càng lo buồn hơn
nữa. Đến ngày thứ 7 thì thuyền bắt đầu chòng chành nhiều hơn vì gió lớn
từ biển Đông Nam thổi vào. Đêm đó trong vòng tay tuyệt vọng của Quyên,
Mẹ của anh Tuấn đã ra đi, vì quá kiệt sức nên Mẹ không một lời trối
trăn. Ôm xác Mẹ trong tay Quyên cũng ngất liệm đi sau đó.
Từ thuở nhỏ Quyên rất sợ xác chết, chỉ trừ lần Ba Quyên tử trận và khi
người ta mang xác Ba về nhà, thương Ba vô cùng nên Quyên mới ôm chầm lấy
Ba chớ còn Quyên chưa bao giờ dám đứng gần người chết dầu chỉ nhìn họ
trong quan tài. Mẹ anh Tuấn mất đi cả ngày rồi mà Quyên nào dám nói với
anh. Quyên âm thầm khóc mà cũng không dám khóc thành tiếng. Anh Tuấn thì
cứ tưởng mẹ ngủ mê man nên chỉ nói là để Mẹ ngủ cho lại sức. Đến khi
phát hiện Mẹ đã mất anh chết lặng cả người. Trên khuôn mặt hốc hác vì
thiếu ngủ, thiếu ăn đã nhiều ngày, Quyên thấy được nỗi khổ đau tột cùng
của anh. Anh ôm xác mẹ và ngồi đó hàng giờ mà mắt nhìn đâu đâu của người
mất hồn. Ôi còn nỗi đau khổ nào hơn được.
Thương Mẹ, thương chồng, mặc dầu đang bịnh hoạn Quyên cũng rán đứng lên
lo công việc, một công việc đau khổ mà trong đời Quyên không bao giờ
quên được. Thủy táng người mẹ chồng đáng kính trước đôi mắt khờ khờ dại
dại như người điên của chồng mình….
“Thuyền của chúng tôi tiếp tục di chuyển về hướng Nam đến ngày thứ 9 thì
cả nước và lương thực đều hết sạch mặc dầu những ngày trước đó chúng
tôi đã bị bắt buộc tiết kiệm tối đa. 23 người trong thuyền chúng tôi đã
Thủy táng hết 5 người. Anh Tuấn thì tinh thần trở nên rất yếu kém, ngày
ngày cứ ngồi mắt nhìn xa xăm hướng về Việt Nam và ngâm nho nhỏ bài thơ.
“Chim buồn, chim bay về núi Cá buồn, cá chúi xuống sông Người buồn, ra ngõ đứng trông Ngõ thì thấy ngõ, Người không thấy người!”
Trước sự ra đi thật đột ngột của người Mẹ thân yêu, sựđau đớn làm cho
anh Tuấn trong trình trạng nửa tỉnh nửa điên. Một vài lần chúng tôi thấy
những con tàu buôn qua lại. Thấy tàu lớn chúng tôi mừng rỡ vô cùng, mọi
ngưòi dầu đói và mệt lã cũng đều đứng dậy kêu gào cầu cứu. Mặc cho
tiếng la hét kêu cứu vang trời, mặc cho dầu hiệu SOS (cầu cứu khẩn cấp:
Xin hãy cứu lấy linh hồn chúng tôi), mặc cho chúng tôi đốt củi khô cho
khói bay lên để làm tín hiệu, các tàu buôn đều làm ngơ và bỏ đi, họ
không muốn chuốc lấy phiển toái khi phải đương dầu với làn sóng nguời VN
tị nạn lúc đó đang ngập tràn các vùng Đông Nam Á.
Cơn đói khát hành hạ chúng tôi vật vã. Bản thân Quyên có lẽ vì quá đói
nên những cơn đau bụng cũng giảm đi nhiều và kiệt sức dần. Khi con người
lâm vào đường cùng vì cơn đói, bản năng sinh tốn khiến họ có thể làm
những chuyện mà không ai tưởng tượng nổi. Chúng tôi vớt những con cá nhỏ
bơi gần thuyền ăn sống mà không biết tanh hôi là gì. Không đủ thức ăn
và nước uống, mọi ngươi đều dành nhau và thậm chí đánh nhau chỉ vì một
con cá nhỏ. Quyên thì yếu lắm chỉ biết ngồi ôm anh Tuấn mà nước mắt tuôn
không ngừng. Lúc đó Quyên vẫn còn nhớ đế cầu nguyện Ông Địa cho mọi
người thoát qua khỏi giai đoạn đau khổ này.
Một buổi tối, trong trình trạng tuyệt vọng thì bỗng nhiên trời đổ cơn
mưa. May thay trời còn thương cho mưa mà không có gió. Chúng tôi nhờ cơn
mưa nên hứng được hơn 10 thùng nước. Nước mưa như những giọt nưóc Cam
Lồ của đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu nạn. Nhờ nước mát hầu như mọi nguời
trên thuyền đều tỉnh lại kể cả anh Tuấn.
Khi cơn mưa vừa dứt, đang ngủ bỗng nhiên chúng tôi đều bị đánh thức bởi
những tiếng động thình thịch như có ai ném cái gì đó lên thuyền. Tỉnh
dậy mới biết là đàn cá Chuồn (còn gọi là cá Chuồn Chuồn), ông Địa ơi, cá
Chuồn không biết ở đâu mà bay tới tấp vào thuyền chúng tôi. Chúng tôi
đồng thức dậy và xúm nhau lượm hết cá bỏ vào bao. Trong vòng không đầy
10 phút thôi chúng tôi lượm được hơn 100 con cá Chuồn. Sau này khi nhập
vào trại tị nạn Quyên mới biết là thuyền đã đi qua một vùng cá Chuồn.
Mưa làm động nước nên cá chuồn bay và tình cờ nhào vào thuyền của chúng
tôi, chắc là do ông Địa dẫn dắt.”
Đói quá, không cần biết cá sống hay chết, đa số những người trên thuyền
đều cầm từng con cá Chuồn bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Riêng anh Tuấn
thì rất cẩn thận, không dám cho Quyên ăn nhiều, anh chỉ xé lấy thịt cá
và mớm cho Quyên ăn như là cho em bé mới tập ăn. Quyên ăn thịt còn anh
ăn xương cá. Nhai thịt cá sống Quyên thấy sao mà hương vị thật thơm tho
và ngọt liệm. Trong cơn đói chúng tôi lúc đó gần như đã trở thành những
con vật không hơn không kém, làm sao chỉ để thỏa mản cái bao tử dẹp lép
hơn 5 ngày không có cái gì vào bụng.
“Ngày 29 tháng 4 năm 1977, đúng 12 ngày đêm thuyền chúng tôi rời khỏi Vũng Tàu.”
Kể đến đây giọng chị Quyên tự nhiên lạc đi. Chị khóc nức nở. Tôi biết có
việc gì rất quan hệ xảy ra nên kiên nhẫn chờ chị kể tiếp. Giọng chị
Quyên bỗng nhiên run run và đứt khoảng, tay chị nắm chặt và mắt cứ trân
trối nhìn hình Ông Địa. Khuôn mặt chị trở nên thật …. liêu trai mà nhìn
lúc này tôi cũng thấy hơi sợ sợ. Chỉ một thoáng giây thôi khuôn mặt chị
Quyên trở lại bình thường và bắt đầu kể tiếp. Tôi biết là chị Quyên đang
vào cơn xúc động thật lớn. Giọng chị Quyên lúc này nức nở như khóc.
“Tờ mờ sáng hôm đó, ngày 29 tháng 4 năm 1977 chúng tôi bắt đầu gặp nhiều
tàu đánh cá treo cờ Thái Lan. Tàu đánh cá nhưng họ lại trang bị súng
đạn đầy mình. Thấy thuyền chúng tôi, hai tàu cá Thái Lan phóng nhanh lại
và kèm chặt hai bên. Nhìn cảnh tượng này tự nhiên anh tài công la lên
giọng rất là hốt hoảng:
“Tất cả phụ nữ hãy xuống hết hầm tàu, có thể chúng ta gặp hải tặc Thái Lan rồi.” Bình tỉnh để tôi đối phó đừng chống cự nha.
Anh Tuấn vực Quyên đứng dậy và bắt Quyên ngồi núp dưới đống bao tời dùng
để che cá khi tàu vớt lưới đem cá lên và dặn Quyên đừng cử động lên
tiếng gì hết. Trên tàu còn 3 người phụ nữ khác nữa đều trốn hết dưới
bong tàu.
Quyên nghe vài tiếng súng nổ và giọng lơ lớ của một người Thái nói tiếng Việt:
“Dừng lại không thôi tao bắn”
Trong cơn sợ gần như muốn đứng tim thì bỗng nhiên cơn đau bụng của Quyên
chợt bùng lên. Đau như da xé thịt. Sau đó Quyên chỉ nghe tiếng la hét,
tiếng chưởi thề và tiếng khóc cùng với tiếng súng nổ vang trời. Quyên
ngất liệm trong cơn sợ hải và đau đớn tột cùng.
Khi Quyên tỉnh dậy đầu óc còn mơ hồ chưa tỉnh hẳn thì đã thấy anh Tuấn
nằm cạnh bên mắt nhắm nghiền, bên ngực anh máu đỏ lan ra hết cả lồng
ngực. Trong cơn sợ hãi Quyên cố lay gọi anh, người chồng yêu qúi của
Quyên. Anh nằm đó, miệng như còn cười tủm tỉm nhưng không trả lời gì
Quyên. Anh đã ra đi từ bao giờ. Quyên hét lên một tiếng hải hùng và một
lần nữa ngất liệm bên cạnh xác của chồng mình.
Khi Quyên tỉnh dậy thì mới biết thuyền may mắn gặp tàu buôn của Hong
Kong. Họ đi tải hàng đến Mã Lai và khi thấy một con thuyền bị cháy với
hơn 10 nguời và vài xác chết trong đó họ đã ra tay cứu vớt. Họ cho biết
Quyên bị hư thai đã khá lâu và bịnh rất nặng nên đưa vào bịnh viện cứu
cấp còn lại những người khác được mang vào trại tị nạn Mã Lai.
Một tháng sau đó, Quyên cũng nhập trại. Gặp lại những người cùng thuyền
thì mới biết trong 23 người chỉ còn 12 người sống sót. Theo những người
còn sống sót trên thuyền kể lại, khi bọn hải tặc Thái lên tàu và việc
trước tiên là chúng bắt ngay 3 phụ nữ mang lên tàu đánh cá của chúng,
cùng lúc họ phát hiện ra Quyên thì anh Tuấn cùng 2 anh nữa trong thuyền
vùng lên chống lại. Anh Tuấn chụp được súng của 1 tên hài tặc và bắn lại
làm một tên chết và một tên bị thương nặng. Chúng bắn xối xả vào thuyền
và anh Tuấn cùng 2 ngưòi nữa bị trúng đạn. Khi không còn ai chống cự
được nữa, trước sự van lạy của anh tài công, bọn hải tặc đốt thuyền để
xoá chứng tích và bỏ đi. May mắn ngay sau đó thì có chiếc tàu buôn của
ngưòi Hong Kong ngang qua. Thấy cảnh hiểm nghèo của người tị nạn những
thương gia Hong Kong động lòng nên ra tay giúp đỡ”.
“Anh D.Q thấy đó (chị Quyên cũng gọi tôi là D.Q, tên mà các bạn Mỹ
thường gọi tôi). Sự tự do của gia đình Quyên phải trả một giá bằng máu
và nước mắt. Hoàn toàn máu và nước mắt, chị lập lại một cách cả quyết.
Hơn 30 năm này Quyên sống hoài với kỷ niệm xưa. Quyên luôn luôn có ông
Địa này, mang theo hình bóng người chồng tuyệt vời của Quyên thờ ông
Địa. Năm ngoái Quyên và Ông Địa có về VN lại thăm Vũng Tàu. Có dịp đi
dạo lại bờ biển cùng với Ông Địa trong xách tay làm Quyên vui lắm. Ông
Địa không chịu gặm bắp như anh Tuấn, không cười to, không kể được chuyện
vui để chọc Quyên cười như anh Tuấn ngày xưa nhưng Ông Địa lúc nào cũng
chỉ cười toe toét. Quyên đem Ông Địa đi cùng hết Bãi Trước rồi Bãi Sau.
Vậy mà đã hơn 30 năm..”
Hôm đó sau khi hết giờ làm việc khi chị Quyên đi về rồi thì tôi còn ở
lại nhưng câu chuyện của chị làm tôi suy nghĩ nhiều lắm. Thật ra bên
cạnh câu chuyện của chị Quyên còn có trăm ngàn câu chuyện “Vượt Biển
Đông” khổ đau khác sau thời 1975 mà người ta đã kể đi kể lại từ nhiều
năm nay. Rất nhiều người trong chúng ta đã trải qua giai đoạn cùng cực
này, trong đó có tôi, Lê Thanh và nhiều bạn Sao Mai khác nữa. Cái khác
với chúng tôi là chị Quyên vẫn một mực sống chung thủy với ngưới chồng
thương yêu và thay chồng thờ Ông Địa, cầu nguyện ông Địa cho mọi người
chung quanh chị được bình an. Điều làm tôi thán phục vô cùng là lòng
trung trinh thờ chồng của chị Quyên.
Sau ngày nghe chuyện của chị Quyên, mỗi lần đi ngang qua bàn thờ Ông
Địa. Tôi vái một lạy nhưng không bao giờ cầu nguyện gì hết. Mấy nguời
bạn Việt Nam thấy vậy có lần hỏi tôi tại sao tôi vái lạy Ông Địa nhưng
không cầu nguyện. Tôi chỉ mỉm cười mà không trả lời. Thực ra những lúc
vái như thế trong đầu tôi đều thoáng qua một lời cầu nguyện:
“Lạy Ông Địa, xin cho chị Quyên, xin cho những người phụ nữ Việt Nam đầy
tình nghĩa thủy chung thôi đừng khổ nữa….Xin Ông Địa luôn giúp chị
Quyên có nhiều nghị lực trong đời sống. Xin Ông Địa đừng đi đâu nữa, xin
Ông Địa ban cho người dân Việt Nam chúng tôi được những ngày thái bình,
ấm no và hạnh phúc ngay trên quê mẹ… ”
Một câu hỏi thật vô lý! Nhưng không thể không đặt câu hỏi đó đối với dự
án 1.400 tỷ đồng cho Nghĩa trang quốc gia sắp đựợc xây dựng ở ngoại
thành Hà Nội. Theo Quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, nghĩa trang Yên
Trung sẽ phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước;
các anh hùng, danh nhân của đất nước.
Mục đích đã rõ! Nhưng trong tình hình hiện nay nợ công còn quá nặng nề,
nhiều loại thuế, phí đã tăng và sẽ còn tăng như dự thảo nhiều luật thuế,
nạn tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm bớt dù đã xét xử nhiều trọng án…
Vì sao dự án xây dựng nghĩa trang lên đến 1.400 tỷ đồng từ ngân sách nhà
nước vẫn được tiến hành khi đó chưa phải là nhu cầu bức thiết nhất?
Ngân sách đó là từ những đồng tiền thuế đẫm mồ hôi nước mắt, vắt kiệt
trí tuệ chất xám của mọi tầng lớp nhân dân. Đó là đồng tiền chắt chiu từ
việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản, là đồng tiền bán
cho nước ngoài từ con cá cân lúa đến sức lao động của người Việt Nam…
Không thể đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối nhưng vì sao việc tiêu tốn hàng
ngàn tỷ đồng ngân sách cho một nghĩa trang, một công trình tượng đài
lại dễ dàng hơn rất nhiều lần việc xây dựng bệnh viện, trường học, cây
cầu cho người dân ở những vùng còn rất nghèo đói?
Nhớ ơn trả nghĩa, nghĩa tử nghĩa tận… Đấy là đạo lý của dân ta. Những
năm sau chiến tranh dù còn vô cùng khó khăn nhưng việc đền ơn đáp nghĩa
luôn được thực hiện theo chủ trương chính sách của nhà nước: xây dựng
những tượng đài di tích chiến tranh, nhiều nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc
các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà
tình thương… Những công việc ấy hiện nay vẫn được thực thi từ nguồn ngân
sách nhà nước và sự đóng góp to lớn của xã hội.
Nhưng hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, nhà nước đã có chủ trương
và vận động người dân thay đổi tập quán mai táng, từ việc chôn dưới đất
đến việc hỏa thiêu trong những “Đài Hóa thân” đã được xây dựng tiện lợi,
vệ sinh, hiện đại và không kém sự trang nghiêm thành kính. Sự thay đổi
này từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc tốn quá nhiều đất đai cho
người đã khuất nhất là ở các đô thị, chưa kể việc xây dựng mồ mả, tập
quán cải táng… cũng là những khoản kinh phí rất lớn đối với mỗi gia
đình. Thực tế sự thay đổi này đã được người dân chấp nhận và bắt đầu trở
thành một tập quán mới trong việc xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.
Vậy mà nay Hà Nội lại quyết định xây dựng một nghĩa trang lớn ở ngoại
thành với “tổng diện tích nghĩa trang là 120 ha, gồm khu an táng 72 ha
và khu đệm cây xanh cảnh quan trên 47 ha. Nghĩa trang Yên Trung sẽ có
2.200 – 2.500 ngôi mộ; mỗi ngôi có khuôn viên 25 – 35m2. Khu vực cảnh
quan có sức chứa 5.000 người”. Chỉ có khoảng 2500 ngôi mộ nhưng mỗi mộ
phần chiếm đến 25-35m2. Quy mô như vậy, nói không quá, như một khu lăng
mộ của quan lại thời phong kiến! Trong khi đó người dân thường khi yên
nghỉ chỉ cần “hai met đất” cũng rất khó khăn! Chưa kể đến việc để dành
đất cho người chết thì hơn 100 gia đình hiện sinh sống tại khu đất quy
hoạch nghĩa trang đã phải di dời đi nơi khác. Sao lo cho người sẽ chết
“an nghỉ” mà lại làm người sống không thể “an cư”?
Giai đoạn một của dự án “xây dựng đường kết nối, khu dịch vụ, nghỉ lễ,
khu tưởng niệm và an táng. Các khu còn lại sẽ được đầu tư khi có nhu
cầu”. Tức là khu vực cảnh quan quan cây xanh sẽ xây dựng sau. Như vậy,
nếu cho rằng nghĩa trang mới xây dựng theo mô hình “công viên nghĩa
trang” thì yếu tố công viên – cảnh quan là thứ yếu, và trong khi chờ đợi
“có nhu cầu” thì mới xây dựng, diện tích 47 hecta dành cho cảnh quan sẽ
được quản lý và sử dụng thế nào để không bị lấn chiếm, sử dụng sai mục
đích, thậm chí thay đổi cả quy hoạch?
Tại những quốc gia khác, nghĩa trang nhà nước chỉ dành cho những lãnh tụ
có cống hiến to lớn, những danh nhân văn hóa khoa học, những anh hùng
xuất chúng. Tại đó những ngôi mộ trang nghiêm và giản dị của những nhân
vật được nhân dân yêu kính không lúc nào không có hoa tươi, kể cả khi
người đó đã qua đời hàng trăm năm… Còn phần lớn các quan chức và “người
có công” khi mất được đưa về mai táng trong nghĩa trang gia đình hoặc
nghĩa trang của tư nhân, hoặc hỏa táng… Họ trở về bổn phận là một công
dân bình thường vì chức vị của họ khi còn sống là để phục vụ nhân dân.
Hãy trở về lòng đất như mọi người dân bình thường, đừng để sự cách biệt
giữa cán bộ, dù là “cao cấp” với người dân tiếp tục đến tận thế giới bên
kia! Đừng để người dân đặt ra câu hỏi: xây dựng nghĩa trang vì ai, vì người sẽ mất hay vì “người còn sống”?!
Dù giá thành cao hơn so với mọi năm nhưng những nhánh mai rừng được
bày bán tại TP Pleiku (Gia Lai) vẫn thu hút nhiều người đến hỏi mua.
Nhiều năm nay, những chàng trai đồng bào dân tộc J'rai tại Gia Lai
thường xuyên vào rừng săn mai mọc tự nhiên để đem xuống TP Pleiku bán
những ngày cận Tết.
Từ ngày 20 Âm lịch trở đi, những cành mai rừng đã bắt đầu tràn ngập các
tuyến đường trung tâm thành phố như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Trần
Phú, Lê Lợi...
Mai rừng mang vẻ đẹp tự nhiên, khoe sắc vàng bóng bẩy được nhiều người
đặc biệt ưa chuộng. Được biết, những người bán mai rừng chủ yếu đến từ
các huyện biên giới như Ia Grai, Đức Cơ...
Từ sáng sớm, những anh chàng J'rai đã vác theo các cành mai vàng hoe, vượt hàng chục cây số để đưa xuống phố phục vụ khách hàng.
Theo anh Rơ Châm Lấp (xã Ia Der, huyện Ia Grai), so với những năm trước,
mai rừng năm nay khan hiếm hơn hẳn. Muốn chọn được những cành mai đẹp
nhất, người săn mai phải vào tận rừng sâu, đi nhiều ngày nhưng số lượng
cũng có hạn.
"Năm nay tôi chỉ chặt được tầm 10 nhánh mai, những cành nào đẹp, nhiều
nụ có giá từ 1 đến 2 triệu đồng. Nhánh nhỏ hơn thì mấy trăm ngàn đồng",
anh Lấp cho biết.
Đồng quan điểm với anh Lấp, anh Rmah Loanh (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah)
cho hay, Tết năm nay anh cùng những người đi săn mai khó khăn lắm mới
đem được những nhánh mai đẹp nhất ra khỏi rừng. Vì mai rừng ngày càng
khan hiếm nên những người săn mai không dám chặt gốc, chỉ chặt cành đem
về.
Giá mai rừng năm nay cao hơn hẳn so với mọi năm.
"Mai rừng giờ rất hiếm nên giá bán cao hơn so với mọi năm. Những nhánh
đẹp, tôi bán với giá 3 triệu đồng nhưng cũng không đủ bán", anh Loanh
nói.
Dù mai rừng có giá cao hơn hẳn so với mai trồng nhưng vẫn có rất nhiều
người đến hỏi mua. Thậm chí, có người đã đặt sẵn cho sang năm để mong có
được một nhành mai tự nhiên trưng Tết.
"Tôi vừa mua một nhánh mai rừng giá 1,3 triệu đồng. Nó có vẻ đẹp tự
nhiên, lại mọc trong núi rừng chứ không trồng, không chăm nên mang cảm
giác rất thật", anh Trần Văn Hoàng (phường Hoa Lư, TP Pleiku) chia sẻ.
Đại án tham nhũng chấn động TQ khiến Mao Trạch Đông đích thân ra lệnh tử hình Edit
Ngày đăng 23-11-2017
...
Lưu Thanh Sơn, Trương Tử Thiện là những quan tham liên quan đến đại án tham nhũng chấn động Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông.
Hiện trường vụ xử tử Lưu Thanh Sơn, Trương Tử Thiện. Ảnh tư liệu Trung Quốc
Ngày 14/12/1951, bức điện khẩn của tỉnh ủy Hà Bắc thuộc Cục Hoa Bắc
trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc được chuyển tới văn phòng của lãnh
tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Nội dung bức điện đã đưa Mao đi từ ngạc nhiên tới tức giận.
Theo đó, nội dung bức điện là kết luận điều tra vụ án tham nhũng của Lưu Thanh Sơn, Trương Tử Thiện.
Vết trượt dài của khai quốc công thần Trung Quốc
Lưu Thanh Sơn (sinh năm 1916) được truyền thông Trung Quốc đánh giá là
"nhân vật huyền thoại", xuất thân nông dân, 15 tuổi gia nhập ĐCSTQ. Năm
1932, Lưu Thanh Sơn lúc này mới 16 tuổi tham gia một cuộc bạo động chống
lại Quốc dân đảng nhưng thất bại, bị bắt và chờ lãnh án tử hình.
Sau ba ngày bị bắt, Lưu Thanh Sơn và đồng đội bị đưa tới một thao
trường, lần lượt bị xử tử. Tuy nhiên do thấy Lưu còn quá trẻ và nghĩ bắt
nhầm nên Quốc dân đảng đã tha chết cho Lưu.
Trương Tử Thiện (sinh năm 1914) cũng sớm tham gia cách mạng, thường kêu
gọi học sinh cùng trường tham gia các cuộc biểu tình. Trong những năm
30, ông này từng bị bắt giữ và ngồi tù hai lần.
Lưu, Trương sau đó lần lượt tham gia công tác tại các quân khu và lập
được nhiều chiến công, dần dần trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ.
Tháng 8/1949, Lưu Thanh Sơn được bổ nhiệm vị trí Bí thư khu vực Thiên
Tân, tỉnh Hà Bắc mới thành lập. Trương Tử Thiện nhậm chức Phó Bí thư
kiêm chuyên viên hành chính khu vực Thiên Tân, Hà Bắc.
Mới nhậm chức, Lưu, Trương đều làm việc rất chăm chỉ nhưng đã thay đổi
thanh chóng sau đó không lâu. Trong thời gian này, Lưu thường nói:
"Thiên hạ do ta giành được, lẽ nào không nên hưởng thụ chút nào?".
Ban đầu, văn phòng làm việc của hai ông này được đặt tại Đại viện Thạch
gia - khu du tích có niên đại lâu đời tại Thiên Tân với diện tích rộng
6.000m2, 278 phòng. Nơi đây sau đã trở thành địa điểm "triển lãm đại án
tham nhũng đầu tiên của nước Trung Quốc mới".
Những câu chuyện "hoang đường" về Lưu Thanh Sơn được lưu truyền rất
nhiều. Ví dụ như, Lưu vốn là người thích ăn bánh chẻo nhân hẹ. Tuy
nhiên, bấy giờ Thiên Tân đang mùa đông, không trồng được hẹ nên nhà bếp
phải mua hẹ từ Bắc Kinh chuyển về.
Nhưng khi bánh chẻo được đặt nên bàn ăn, Lưu lại không hề động đũa với
lý do, ăn hẹ không tốt cho dạ dày nên yêu cầu nhà bếp làm bánh chẻo có
vị hẹ nhưng không được nhân hẹ.
Người đầu bếp đành nhân lúc nặn bánh, đặt ngọn hẹ đã rửa sạch vào trong
nhân, gốc hẹ lộ bên ngoài. Bánh chẻo luộc chín vớt ra, người đầu bếp
nhanh tay rút cây hẹ. Như vậy, bánh chẻo vừa có vị hẹ nhưng không nhân
hẹ, đáp ứng yều cầu của Lưu Thanh Sơn.
Ngoài ra, lấy cớ chữa bệnh, ông này rời từ khu đại viện ở ngoại ô vào
toà nhà theo kiến trúc phương Tây trong phố lớn. Trong thời gian ở tòa
nhà này, Lưu Thanh Sơn rất thích đi dạo phố Nam. Do mới giải phóng nên
khu phố này vẫn dày đặc những quán rượu, kỹ viện.
Lưu thường cải trang thành một thương nhân mượn cớ đi điều tra ngầm để
dễ bề lui tới nơi này. Không chỉ trở thành "khách quý" của các quán
rượu, kỹ viện, Lưu cũng bắt đầu sử dụng các chất cấm như thuốc phiện,
morphine.
Hơn nữa, ông này còn chiếm hữu chiếc xe jeep công làm của tư để dễ dàng
di chuyển từ văn phòng chính ở ngoại ô vào thành phố. Một thời gian, chê
xe jeep cũ, Lưu đã chi số tiền lớn mua hai chiếc xe sang trọng, mới
nhất của Mỹ.
Giống Lưu Thanh Sơn, Trương Tử Thiện cũng không tiếc tiền, hào phóng chi tiêu phục vụ sở thích bản thân.
Cấu kết gian thương
Mùa hè năm 1950, mưa lớn gây ngập lụt ở 14 huyện, khu vực của Thiên Tân
nên trung ương quyết định từ mùa thu năm 1950 đến mùa xuân năm 1951 tổ
chức tu sửa 5 hệ thống sông ngòi ở Thiên Tân. Theo đó, nông dân sẽ tham
gia vào công tác tu sửa sông ngòi và được trả công bằng lượng lương thực
tương ứng.
Nhận thấy đây là "cơ hội" kiếm lời, Lưu Thanh Sơn, Trương Tử Thiện bắt
tay bớt xén, đổi chác, dùng lương thực chất lượng kém thay thế vào số
lương thực do trung ương cấp phát trả công cho nông dân.
Lưu, Trương kiếm được số tiền lớn từ sự đổi chác này nhưng đã khiến hàng
chục nhân công bỏ mạng ngay tại công trường do sử dụng lương thực chất
lượng kém.
Đến tháng 4/1951, thị trường đồ gỗ Thiên Tân tăng giá, mượn danh nghĩa
"đóng thuyền cho người dân vùng lũ", Lưu, Trương mạo nhận là quân nhân
thu mua gỗ từ Đông Bắc về Thiên Tân bán lại, kiếm lời hàng trăm triệu
nhân dân tệ.
Sau này, hai ông còn dùng số tiền công vốn được đầu tư vào thủy lợi,
nông nghiệp, tiền cứu trợ người dân gặp nạn và xây dựng sân bay để xây
dựng hàng chục các công xưởng riêng kiếm lời.
Nửa đầu năm 1951, nữ doanh nhân Trương Văn Nghi xuất hiện và biến Lưu, Trương thành máy kiếm tiền cho mình.
Đầu tiên, Trương Văn Nghi phao tin có cách kiếm tiền, yêu cầu Lưu chi
trước 4,9 tỷ NDT tiền công quỹ. Bà này dùng số tiền của Lưu đầu tư mua
bán giấy than. Trương Văn Nghi mua giấy than giá gốc thấp, sau đó bán
lại cho Sở sản xuất khu vực Thiên Tân, đút túi riêng 96 triệu NDT.
Để đánh lừa Lưu Thanh Sơn, Trương Văn Nghi cùng chồng bày ra vở kịch
khác. Chồng của Trương mua lại giấy than với giá cao từ Sở sản xuất khu
vực Thiên Tân, giúp Lưu kiếm lãi hàng trăm triệu NDT.
Sau đó, Trương Văn Nghi tiếp tục cho biết, đầu tư vào sắt tây hay sắt
tráng thiếc sẽ sinh lời nhiều hơn. Lưu Thanh Sơn, Trương Tử Thiện đồng ý
chuyển số tiền công quỹ cho Trương Nghi Văn. Nhưng nhận được tiền,
Trương Nghi Văn không đầu tư vào sắt tây mà gửi ngân hàng và đầu tư vào
một số lĩnh vực khác.
Cái kết được báo trước
Bất ngờ đến mùa hè năm 1951, tỉnh ủy Hà Bắc tiến hành điều chỉnh nhân sự
các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, tỉnh ủy Hà Bắc dự kiến lựa chọn
Lưu Thanh Sơn hoặc Trương Tử Thiện điều sang địa phương khác.
Việc này khiến Lưu, Trương lo lắng bởi cả hai đều không muốn rời khỏi
mảnh đất "màu mỡ" Thiên Tân, đồng thời lo sợ mọi chuyện trước đây sẽ bị
bại lộ nếu rời Thiên Tân nên bắt đầu tố cáo lẫn nhau nhằm đẩy đối phương
đi.
Trước tình hình trên, tỉnh ủy Hà Bắc quyết định cử Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Tiết Tấn đích thân dẫn đội điều tra tới Thiên Tân.
Cuối năm 1951, sau khi nắm giữ các chứng cứ tham nhũng của Lưu Thanh
Sơn, Trương Tử Thiện, tỉnh ủy Hà Bắc lập tức quyết định bắt giữ hai ông
này.
Lúc này, Lưu Thanh Sơn đang cùng đoàn đại biểu hữu nghị Trung Quốc tham
gia Đại hội hòa bình thế giới tại Áo. Chính quyền Hà Bắc gửi thư yêu cầu
Lưu nhanh chóng về nước. Vừa về đến Thiên Tân, Lưu lập tức bị bắt giữ.
Căn cứ vào kết quả điều tra và thẩm vấn, tỉnh ủy Hà Bắc trình báo cáo,
yêu cầu khai trừ đảng tịch và tử hình nhưng hoãn thi hành án trong hai
năm đối với Lưu, Trương lên Cục Hoa Bắc.
Nhận được báo cáo của Cục Hoa Bắc, trung ương ĐCSTQ mở một hội nghị
chuyên biệt nghiên cứu, thảo luận về vụ án của Lưu Thanh Sơn, Trương Tử
Thiện.
Khi Thủ tướng Chu Ân Lai nêu ý kiến về việc xử lý Lưu, Trương, Mao Trạch Đông liền lập tức đưa ra chỉ thị "Tử hình".
Khi đó, có nhiều ý kiến nói đỡ cho Lưu, Trương nhưng Mao Trạch Đông đã
quả quyết rằng: "Chính vì họ có địa vị cao, công lao lớn, ảnh hưởng
rộng, cho nên [tôi] mới hạ quyết tâm hành quyết bọn họ. Chỉ có hành
quyết bọn họ, mới có thể cứu vãn được 20, 200, 2000, 20.000 cán bộ phạm
các sai lầm khác nhau".
Báo Bắc Kinh: TQ tiếp tục "đả hổ" lớn, 6 Ủy viên Trung ương đang bị thẩm vấn
Ngày đăng 18-01-2018
...
Nhật báo Bắc Kinh cho hay, hiện vẫn còn 6 trường hợp Ủy viên trung
ương, Ủy viên dự khuyết trung ương đã bị thẩm vấn nhưng chưa đưa tin
công khai.
Ông Phòng Phong Huy đã bị bắt giữ do nghi liên quan đến hành vi đưa và nhận hối lộ. Ảnh: Getty
Mới đầu năm 2018, dư luận Trung Quốc đã chấn động trước thông tin "ngã
ngựa" của một tướng lĩnh quân đội cấp cao. Theo thông báo của Tân Hoa
Xã, cựu Tổng tham mưu trưởng Bộ Liên hợp quân ủy Quân Giải phóng nhân
dân Trung Quốc (PLA) - Thượng tướng Phòng Phong Huy sẽ bị khởi tố do
nghi liên quan đến hành vi đưa và nhận hối lộ.
Trước đó, vào tháng 11/2017, một tướng cấp cao khác là cựu Chủ nhiệm Bộ
Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương Trung Quốc - Thượng tướng Trương
Dương treo cổ tự tử tại nhà riêng.
Nhận định về chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, giới
phân tích quân sự Trung Quốc dự đoán, trong thời gian tới sẽ còn nhiều
ủy viên trung ương "ngã ngựa", có khả năng bao gồm tướng lĩnh cấp cao
trong quân đội.
Bởi ngày 19/10/2017, Phó Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung
Quốc (CCDI) Dương Hiểu Độ cho biết, từ sau Đại hội đảng Cộng sản Trung
Quốc khóa 18 (năm 2012), có tất cả 440 đảng viên cấp quân khu, tỉnh
thành trở lên và cán bộ thuộc quản lý của Ban Tổ chức trung ương, trong
đó có 43 Ủy viên trung ương, Ủy viên dự khuyết trung ương khóa 18 bị lập
án điều tra.
Nhật báo Bắc Kinh (báo của Thành ủy Bắc Kinh) chỉ ra, hiện nay, thông
tin 37 Ủy viên trung ương, Ủy viên dự khuyết trung ương "ngã ngựa" đã
được thông báo công khai, bao gồm trường hợp của hai Thượng tướng Trương
Dương và Phòng Phong Huy.
Theo tờ này, nói cách khác, hiện vẫn còn 6 trường hợp Ủy viên trung
ương, Ủy viên dự khuyết trung ương đã bị thẩm vấn nhưng chưa đưa tin
công khai.
Giới quan sát cho rằng, theo thông lệ chống tham nhũng của ĐCSTQ, Bắc
Kinh sẽ lập tức công bố thông tin sau khi "đả hổ" nhưng cũng có khi
thông tin bị trì hoãn một thời gian nếu "hổ lớn" đó thuộc lực lượng quân
đội, bao gồm lực lượng cảnh sát vũ trang hoặc cán bộ thuộc Ban Tổ chức
trung ương bị kỷ luật đảng.
Mới đây, thông tin một tướng lĩnh cấp cao trong quân đội Trung Quốc đã
bị bắt giữ đang lan nhanh trong dư luận nước này nhưng chính quyền Trung
Nam Hải vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản ứng nào.
Hãng Rheinmetall của Đức vừa thử nghiệm thành công hệ thống phòng vệ
chủ động dành cho xe tăng, thiết giáp, thậm chí là cả xe tải quân sự,
đủ sức vô hiệu các loại đạn chống tăng.
Hoạt động của hệ thống ADS trên xe tăng Leopard 2
Hôm 23/1, bộ phận báo chí của Công ty này đã thông báo về việc hệ thống
phòng vệ chủ động Active Defence System (ADS) đã vượt qua quá trình thử
nghiệm theo tiêu chuẩn cao nhất về an toàn IEC61508.
Những hệ thống phòng vệ chủ động đầu tiên của các xe tăng trên thế giới
được nghiên cứu chế tạo vào những thập niên 50-60 tại Liên Xô và hệ
thống với tên gọi "Drozd" đã được bàn giao và lắp đặt trên xe tăng T-55A
từ năm 1983.
Hiện nay các hệ thống phòng vệ chủ động của xe tăng, thiết giáp được
nghiên cứu chế tạo tại Israel, Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Đức.
Rheinmetall nêu rõ rằng hầu hết những hệ thống phòng vệ chủ động hiện
nay đều có thể gây nguy hại tới con người và khí tài khác có mặt ở gần
với chiếc xe được bảo vệ, tuy nhiên, ADS là hệ thống đầu tiên trên thế
giới đã vượt qua được bài thử nghiệm theo chuẩn IEC61508 và an toàn đối
với môi trường xung quanh.
Theo các kỹ sư nghiên cứu chế tạo, nếu những hệ thống phòng vệ chủ động
truyền thống bắn hạ các đầu đạn trong khi bay tới mục tiêu thì ADS giải
quyết mối đe dọa ngay gần với đối tượng "được bảo vệ", làm giảm thiểu
rủi ro thiệt hại gián tiếp.
Hệ thống ADS hoạt động như thế nào?
"Chức năng an toàn không chỉ phụ thuộc vào việc hệ thống có hoạt động và
đảm bảo được hiệu suất kỳ vọng hay không, mà vấn đề sử dụng nó có an
toàn đối với tất cả chúng ta hay không – với người điều khiển cũng như
bất cứ ai đứng gần", lãnh đạo chương trình ADS, ông Ronald Meixner chia
sẻ.
IEC 61508 của Ủy ban Quốc tế về Kỹ thuật điện tử (International
Electrotechnical Commission) là tiêu chuẩn về "An toàn chức năng của các
hệ thống điện, điện tử và các hệ thống điện tử có thể lập trình được",
áp dụng đối với những hệ thống an ninh chung.
Tiêu chuẩn được sử dụng đối với mọi lĩnh vực công nghiệp, nơi cần phải sử dụng các chương trình an toàn có thể lập trình được.
Tuyên bố “chiến tranh không còn xa”, TQ rầm rộ tập trận ứng phó xung đột
Ngày đăng 23-01-2018
Theo giới chuyên gia quân sự, việc Trung Quốc đẩy mạnh các cuộc tập
trận khiến nhiều nước láng giềng cảm thấy bị "báo động" và chắc chắn sẽ
gia tăng các khả năng phòng vệ đối phó.
Lính thủy đánh bộ PLA huấn luyện đổ bộ tại một căn cứ hải quân ở TP
cảng Trạm Giang, TQ ngày 3/1/2018. Ảnh: China Military Online
Theo South China Morning Post (SCMP), trong 2 năm vừa qua, Quân giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành ít nhất 45 cuộc tập trận
mỗi năm. Trong tất cả các sự kiện này đều có sự tham gia hiệp đồng của
đa dạng các khí tài hiện đại thuộc cả hải, lục, không quân và diễn ra
trên nhiều chiến trường giả định.
SCMP cho biết, dưới thời lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã
cải cách sâu rộng quân đội và sử dụng lực lượng này như một công cụ để
đẩy mạnh sáng kiến "Vành đai và Con đường" (Belt and Road Initiative)
nhằm mở rộng các tuyến giao thương trải khắp châu Á, Trung Đông, châu
Phi và châu Âu.
"Khi đất nước đang trên đà trở thành một cường quốc quân sự thì cũng
đồng nghĩa với việc an ninh quốc gia phải đối diện với nhiều rủi ro cao.
Chiến tranh không ở xa chúng ta", một bài bình luận mới đây trên tờ
Nhật báo của PLA viết.
"Tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc phức tạp và không ổ định. Nhiều
nguy cơ ẩn náu dưới môi trường hòa bình. Trung Quốc không thể chấp nhận
một thất bại quân sự, vì vậy chúng ta phải nhận thức đầy đủ về tình
hình và sẵn sàng chiến đấu trong mọi thời điểm".
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Li Jie cho rằng, những năm gần đây PLA đã
tăng cường đáng kể các cuộc tập trận, đặc biệt là từ khi ông Tập Cận
Bình lên nắm quyền lãnh đạo từ cuối năm 2012.
"Trung Quốc chưa từng tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào nhiều thập kỷ
qua, trong khi Mỹ thường xuyên huấn luyện cho bính lính của họ ở các
vùng chiến sự bên ngoài. Chỉ có thông qua tăng cường luyện tập theo các
điều kiện gần với thực chiến thì PLA mới có thể phát huy được khả năng
sẵn sàng chiến đấu hiệu quả", ông Li Jie được SCMP dẫn lời cho biết.
Năm 2013, nếu như cả quân đội và cảnh sát vũ trang Trung Quốc mới chỉ
thực hiện gần 40 cuộc tập trận thì đến 2016 và 2017, riêng PLA đã tiến
hành tới 45 cuộc tập trận mỗi năm và đều diễn ra ở những môi trường phức
tạp, khó khăn hơn, ở cả 3 không gian tác chiến: trên biển, trên không
và trên bộ.
Điều đáng chú ý, PLA đã gia tăng huấn luyện không quân và hải quân tại
nhiều địa bàn xa bờ hơn. Chẳng hạn như, tháng 1/2016, tàu sân bay Liêu
Ninh đã tổ chức một loạt cuộc tập trận với các tiêm kích hạm J-15 ở Vịnh
Bột Hải. Tháng 12/2017, lần đầu tiên các máy bay chiến đấu của Trung
Quốc đã bay qua Eo biển Tsushima nằm giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo Nhật báo PLA, tháng 1/2016, Quân đội Trung Quốc đã cử lính thủy
đánh bộ tới vùng sa mạc Tân Cương để "rèn luyện nâng cao khả năng thực
thi các sứ mệnh ở không gian rộng lớn hơn và với những điều kiện môi
trường phức tạp hơn".
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cường phối hợp huấn luyện với các nước,
như tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC ) do Mỹ đứng
đầu, tổ chức các cuộc tập trận chung với Nga, Kazakhstan, Pakistan, Ấn
Độ cùng nhiều quốc gia khác.
Tháng 11/2017, PLA đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của nước này ở Djibouti.
Timothy Heath, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về quốc phòng quốc tế của
Rand Corporation cảnh báo, việc Trung Quốc tăng cường tập trận có thể
được nhìn nhận như một thách thức tiềm ẩn với môi trường an ninh chiến
lược, thậm chí là một mối đe dọa, đặc biệt với các nước láng giềng trong
khu vực.
"Có một thực tế không thể phủ nhận rằng, một số nước láng giềng của
Trung Quốc sẽ cảm thấy bị "báo động" và chắc chắn sẽ gia tăng các khả
năng phòng vệ đối phó", Timothy Heath bình luận.
Ông Trump quyết áp thuế cao với một số mặt hàng nhập khẩu từ châu Á
Ngày đăng 14-02-2018
BDN
Theo ông Trump, Mỹ đang phải chịu thiệt nhiều trong các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tổng thống Donald Trump mới đây công bố sẽ đánh thuế với mặt hàng tấm
pin năng lượng mặt trời và máy giặt. Đây là động thái chính sách thương
mại đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump nhắm đến với quan điểm rằng nước
Mỹ đang chịu thiệt trong các quan hệ thương mại quốc tế, theo khẳng
định của Bloomberg.
Văn phòng Thương mại Mỹ (USTR) công bố chính phủ Mỹ sẽ áp thuế khoảng
30% với các thiết bị năng lượng mặt trời. Đồng thời ông cũng muốn áp
thuế lên đến 50% với sản phẩm máy giặt nhập khẩu.
Những quan điểm chính sách mới như vậy được đưa ra ở thời điểm Tổng
thống Trump chuẩn bị đến Davos để dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF),
nơi mà nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và giới chính trị gia nổi tiếng
của thế giới sẽ cùng tụ họp để bàn thảo nhiều vấn đề, trong đó nổi bật
nhất là những chính sách phản toàn cầu hóa.
Những chính sách mới mà Tổng thống Donald Trump đưa ra hẳn sẽ khiến cho
quan điểm “Nước Mỹ là số Một” mà Tổng thống Trump tuyên bố nhiều lần
trong cả khi vận động tranh cử lẫn khi đã lên làm Tổng thống trở nên
cứng rắn hơn. Theo ông Trump, Mỹ đang phải chịu thiệt nhiều trong các
mối quan hệ thương mại với Trung Quốc và Hàn Quốc.
“Động thái mới nhất từ phía Tổng thống Donald Trump cho thấy chính quyền
Donald Trump sẽ luôn luôn ưu tiên bảo vệ người lao động, nông dân và
doanh nghiệp Mỹ”, trưởng phòng thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer,
nhận xét.
Quan điểm chính sách mà Tổng thống Trump đưa ra được dựa trên điều 201
Luật Thương mại Mỹ năm 1974, theo đó, Tổng thống có toàn quyền áp thuế
đối với những mặt hàng mà ông muốn bảo vệ cho ngành sản xuất nội địa.
Nhiều khả năng trong thời gian tới, Tổng thống Trump sẽ đưa ra thêm các
biện pháp tương tự. Trong tuần này, những nhà đàm phán đến từ Mỹ, Canada
và Mexico đang nhóm họp tại Montreal, Canada để xem xét lại về Hiệp
định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ rút
khỏi NAFTA nếu Canada và Mexico không chấp nhận nghe theo yêu cầu từa
phía Mỹ.
Với mặt hàng thiết bị năng lượng mặt trời, Tổng thống Mỹ sẽ áp thuế 30%
trong năm đầu tiên, sau đó giảm xuống mức 15%. Cổ phiếu các hàng sản
xuất thiết bị mặt trời của Mỹ đã lập tức tăng mạnh đến 9% sau tuyên bố
mới nhất từ Tổng thống Trump.
Còn đối với sản phẩm máy giặt, Tổng thống Trump đưa ra chính sách như
trên dựa theo đề xuất rằng Samsung và LG Electronics đang bán máy giặt
tại Mỹ ở mức giá quá thấp, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cạnh tranh.
Tổng thống Trump muốn áp thuế 20% với khoảng 1,2 chiếc máy giặt nhập
khẩu đầu tiên, sau đó là 50% với tất cả những máy giặt tiếp tục được
nhập khẩu trong cùng năm đó. Trong hai năm tiếp theo, thuế sẽ được điều
chỉnh giảm.
Nhiều năm nay, những chàng trai đồng bào dân tộc J'rai tại Gia Lai
thường xuyên vào rừng săn mai mọc tự nhiên để đem xuống TP Pleiku bán
những ngày cận Tết.
Từ ngày 20 Âm lịch trở đi, những cành mai rừng đã bắt đầu tràn ngập các tuyến đường trung tâm thành phố như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Trần Phú, Lê Lợi...
Mai rừng mang vẻ đẹp tự nhiên, khoe sắc vàng bóng bẩy được nhiều người
đặc biệt ưa chuộng. Được biết, những người bán mai rừng chủ yếu đến từ
các huyện biên giới như Ia Grai, Đức Cơ...
Từ sáng sớm, những anh chàng J'rai đã vác theo các cành mai vàng hoe, vượt hàng chục cây số để đưa xuống phố phục vụ khách hàng.
epa06478737 Floodwaters overflow the banks
of the Seine river near the Parisian Liberty Statue in Paris, France,
27 January 2018. The Seine river water level increased after the Storm
Eleanor hit the country last week and is expected to continue rising
over the weekend. EPA/ETIENNE LAURENT Dostawca: PAP/EPA.
Nước Lụt Hỏi Thăm Bạn Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu ? Mấy ổ lợn con rày lớn, bé ? Vài gian nếp cái ngập nông, sâu ? Phận thua, suy tính càng thêm thiệt, Tuổi cả, chơi bời hóạ sống lâu. Em cũng chẳng no mà chẳng đói, Thung thăng chiếc lá, rượu lưng bầu. Nguyễn Khuyến
Nhiều bạn bè ở xa coi TV thấy cảnh Paris bị nước ngập vội ới nhau hỏi
thăm bạn, nhà cửa có bị chìm dưới nước không . Hết lòng cảm kích tình
bạn . Rất may, Paris tuy bị nước ngập nhưng tình trạng hãy còn khá hơn ở
những vùng nắng ấm của Miền nam . Nơi đây, nước ngập mà còn bị lũ, đất
sụp, rất kinh hồn .
Dân Paris bảo nhau nay là lần thứ ba của nửa thế kỷ sau này, Paris bị
nhận chìm dưới nước . Sau nhiều tuần mưa liên tiếp, nước sông Seine dâng
cao 5m 95 . Cơ quan Phòng lụt (Vigicrues) của chánh phủ chờ đợi mực
nước sông Seine sẽ lên tới đỉnh 8m để đứng lại và hạ xuống nhưng điểm
cao nhứt đã đạt sáng thứ hai vừa qua .
Hai con sông chảy qua Paris và vùng Paris là sông Seine và sông Marne
cũng làm ngập lụt những thành phố nằm dọc bờ sống ngoài Paris . Chánh
quyền loan báo có 240 thành phố bị ngập làm cho 1500 người phải di tản .
Tại phía Tây Paris, từng trệt của nhiều tòa nhà biến mất dưới nước hoàn
toàn và người dân phải sử dụng thuyền thay cho xe hơi. Một phụ nữ nhìn
thấy trong garage vài con vịt từ đâu tới đang bơi lội thay cho xe hơi
của bà .Trong khi đó các công ty tàu du lịch ở Paris bị thiệt hại khá
nặng do lưu thông trên sông Seine bị tạm cấm.
Nhiều cơ sở văn hóa ở Paris gần sông Seine chuẩn bị đối phó với tình
trạng ngập lụt . Bảo tàng viện Louvres, Orsay, Nghệ thuật Trang trí, 2
khu vực của Thư viện quốc gia, đóng cửa . Cả Điện Elysée, Dinh Tổng
thống, cũng trong tư thế có thể di tảng về lâu đài Vincennes ở ngoại ô
phía Đông Paris.
Cảnh sông Seine, Paris
Những trận lụt thế kỷ Nếu mực nước sông Seine đã đạt đến 8, 20m
như mong đợi ở cuối tuần rồi thì trận lụt đầu năm nay sẽ chiếm kỷ lục
của 50 năm qua, chỉ đứng sau năm 1910 mà thôi .
Tháng gìêng 1910 là trận lụt lớn nhứt của thế kỷ . Trong Paris, có
20 000 tòa nhà, ngoại ô có 30 000 ngôi nhà bị nước ngập, 150 000 nạn
nhơn .
Đường phố Paris, không phải xe cộ qua lại, mà thuyền bè chở người di chuyển và cập thềm nhà làm bến đưa đón người .
Nước trào lên miệng cống và cuồn cuộn cuốn đi trên các đại lộ, nhà ga
lớn như Sint Lazare . Cả dinh Thủ tướng, từng hầm cũng ngập nước . Ngày
28/01/1910, mực nước sông Seine lên tới 8, 62m .
Thành phố phải mất nhiều tháng để phục hồi . Métro ngưng hoạt động dài
hạn . Sự thiệt hại to lớn, tính theo tiền euros ngày nay, có thể lên tới
từ 1, 5 tỷ đến 2 tỷ (theo Tòa Đô chánh Paris) . OCDE (Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế) ước tính nếu ngày nay một trận lụt ở tầm cỡ như
vậy, sự thiệt hại sẽ lên tới 30 tỷ euros .
Năm 1924, nước sông Seine dân cao rất nhanh, tới 7, 32m, nhưng lại rút
xuống cũng mau . Khu vực tháp Eiffel bị ngập nước . Đường xe lửa chạy
vào Paris biến thành kênh rạch . Ghe thuyền di chuyển được trong lúc xe
lửa ngưng hoạt động .
Cuối tháng 1/1955, sông Seine lại dâng nước lên cao tới 7, 12m nhưng
không làm thiệt hại nặng thành phố nhờ những biện pháp phòng chống đã
được chuẩn bị sẳng từ sau trận lụt vừa qua .
Qua tháng giêng 1982, sông Seine và cả những chi nhánh Loing và Yonne,
mực nước lên cao 6, 18m, nhưng không gây thiệt hại nặng nhờ đã có bìện
pháp phòng lụt bảo vệ thủ đô .
Sau cùng là trận lụt mùa xuân năm 2016, mực nước sông Seine lên tới 6,
10m . Vài trạm Métro như Saint-Michel, Cluny-Sorbonne, Austerlitz và
Javel đóng cửa . Thư viện Quốc gia, Bảo tàng viện Louvres, Orsay phải di
chuyển những tài liệu lưu trữ dưới hầm . Về thiệt hại, có 4 người chết
và 24 người bị thương và cả tỷ euros .
Lụt và mưa làm mất đi nét lãng mạn cố hữu của Paris
Mấy hôm nay, du khách ngoại quốc tới Paris than phiền không thể đi dạo
doc bờ sông Seine được vì nước ngập . Nhìn xuống sông Seine chỉ thấy
nước trắng xóa một màu, không có du thuyền chở khách, với tiếng nhạc,
tiếng người hướng dẫn giới thiệu từng điểm lịch sử của Paris cho du
khách . Trên đường phố chỉ thấy đây đó những màu áo mưa xanh, đỏ của du
khách .
Thường không riêng gì du khách, cả dân Paris cũng thich, vào buổi sáng,
tới bên cạnh Cầu Mới (Pont-Neuf – Tên Cầu Mới nhưng đó là cây cầu xưa
nhứt Paris, xây từ giữa thế kỷ XVI), ngồi uống café, ăn điểm tâm, thì
tuyệt . Không còn gì thú vị hơn . Nhưng nay, nếu muốn làm như vậy thì
phải chịu lội xuống nước .
Công viên dưới dạ cầu, gần nhà thờ Notre-Dame, nay không còn là nơi cô
dâu, chú rể cùng họ hàng đưa nhau tới chụp hình, quay phim kỷ niệm ngày
hạnh phúc trong đời, mà chỉ có đàn vịt tung tăng bơi lội thỏa thích .
Một thanh niên đến từ Sydney, Australie, đứng nhìn bờ sông Seine, nói
với người bạn bên cạnh « Cách đây 2 năm, chúng tôi làm lễ kỷ niệm đám
cưới của chúng tôi, cùng ngồi trên băng, uống Champagne, ăn Camembert
(Fromage) nhưng nay mọi kỷ niệm như biến mất dưới nước!
Một du khách khác, áo mưa, đầu đội kết, tự chụp hình với Cầu-Mới làm kỷ
niệm chuyến viếng thăm Paris . Ông khôi hài « Ở Nam Phi, chúng tôi hơn 4
triệu người đang thiếu nước . Ở đây dư thừa nước . Thật là bất công quá
. Làm sao tôi có thể đem hết nước này về chia lại cho bà con của
tôi ? » .
Mưa và ngập lụt chẳng những làm mất vẻ đẹp thơ mộng của Parìs mà còn làm
thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế . Theo Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (OCDE), dựa theo những kết quả nghiên cứu, thì ngập lụt có thể
gây tổn thất từ 1, 5 tới 58, 5 tỷ euros, mất 400 000 công ăn việc làm .
Nước ngập, chuột ra mặt
Không phải «cháy nhà ra mặt chuột » mà ngập lụt, chuột chạy ra khắp
nhìều nơi trong Paris . Nhân viên đổ rác của Paris đã phải la hoảng khi
kéo thùng rác, thấy chuột lúc nhúc trong thùng rác .
Ở Quận VII là một quận sang trọng của thủ đô (nơi có trụ sở Quốc Hội và
nhiều cơ sở quan trọng), thử mở nắp mươi thùng rác 600 l, thùng nào cũng
lúc nhúc chuột ở trong đó. Có lẽ vì nơi đây gần sông Seine . Nhơn viên
Sở rác quay phim để báo động chánh quyền Paris Một nhân viên, lúc kéo
thúng rác, bị chuột phóng ra, bám vào cổ, vào tay cắn .
Trông con nào cũng mập ú. Nếu ở Việt nam, chắc chắn sẽ không có chuyện
báo động chánh quyền mà chuột này sẽ được đem tới các quán nhậu để làm
thành nhiều món hấp dẫn đãi dân nhậu .
Paris vẫn bị nạn chuột khuấy phá nhưng chưa đạt tới mức này . Dân Paris
coi báo thấy cảnh chuột như vậy, ai cũng lo sợ . Sở vệ sinh gom chuột
lại và đem đi đốt, khử trùng .
Chánh quyền cho biết từ một năm nay, chuột trong Paris, ở khắp các quận,
tăng trưởng rất mạnh . Nhứt là những quận nằm dọc theo sông Seine .
Paris đã dành 1, 5 triệu euros cho chương trình diệt trừ chuột, làm sạch
thành phố, thay thùng rác công cộng không nắp bằng thùng rác có nắp
nhưng nhà chuột vẫn không giảm . Thảm hại hơn là chuột ngày càng không
còn sợ và né tránh người nữa .
Một nhân viên Sở Vệ sinh Paris giải thích hiện tượng chuột là do hang ổ
của chúng bị ngập lụt nên chúng chạy ra tìm nơi sanh sống tạm . Khi nước
rút sẽ là lúc để bài trừ .
Nhưng một người khác có quan điểm trái ngược : « Ông sẽ thấy điều gì sẽ
xảy ra khi nước rứt . Theo tôi, lúc đó sẽ không khác gì một thứ chiến
tranh, máu đổ, thịt rơi . Tất cả chuột sẽ chạy lên » .
Thành phô Paris cam kết sẽ quyết tâm làm sạch thành phố, bảo đảm đời sống an lành cho dân.
No comments:
Post a Comment