Tuesday, February 13, 2018
TRẦN NGỌC BÌNH * VƯỢT NGỤC
-Bộ anh C. đau hay sao mà anh đi thay thế vậy kìa!
Tuy mới chỉ sống với chế độ “người dò xét người” có 3 năm thôi, nhưng anh đội phó quả là nhạy bén vì đã tạo được thói quen như người dân miền Bắc khi phải sống trong cái xã hội “đỉnh cao của sự người dò xét người” trong đó mỗi người dân trước khi nói điều gì đều phải trông trước trông sau xem có người thứ ba nào đó ở gần hay không vì sợ người thứ ba quá “tiến bộ” sẽ đi báo cáo mình thì phiền, nên khi thấy không ai ở gần bèn nói nhỏ vừa đủ cho tôi nghe:
- C. trốn trại rồi.
Nghe đến đây, tự nhiên tôi mường tượng đến đôi cách chim tung trời tim đường đến tự do mà lòng thầm mơ ước mình cũng có dịp may như người bạn tù của mình nay đã vỗ cánh bay cao, bay xa tít về cuối chân trời, thoát ly được gông cùm xiềng xích nơi ngục tù tăm tối. Vì tự ngàn xưa và chắc chắn là cho đến ngàn sau thì cái chân lý rất đơn giản mà ai ai cũng phải công nhận là đúng, là không sai chạy dù một ly, đã được diễn tả trong câu “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (Một ngày trong tù thì bằng cả ngàn năm ở ngoài).
Kể từ hôm đó, những anh em tù chúng tôi sau khi bị xúc động về việc này, có bàn ra tán vào thì cũng chỉ rỉ tai nhau rồi đâu lại vào đấy, lại lao động triền miên cho đến mệt lử, chiều về ăn chén cơm tù độn khoai, hay sắn hoặc cái “chuông xe đạp mỏng teng” (đây là chữ anh em dùng để chỉ chiếc bánh mì luộc) rồi lên “chuồng” cố dỗ giấc ngủ cho qua cơn đói để rồi sáng mai lại trở lại kiếp tù lao động khổ sai không án nên chẳng biết ngày nào “tung cách chim tìm về tổ ấm” để gặp lại những người thân trong gia đình để “cho bõ lúc sầu xa cách nhớ”.
Kiếp tù đầy cứ lặng lẽ trôi qua và lời của bản nhạc ngày xưa tự nhiên lại trở về trong ký ức trong đêm trường nỉ non tiếng côn trùng:
Ngày nào gặp nhau, yêu nhau rồi sống bên nhau
Những tưởng dài lâu như trăng như sao cho đến bạc đầu
Nào ngờ giờ đây ta ly tan giữa cơn lạc loài
Giữa chốn u mê đêm đêm một người nhớ thương một người
Phải chăng “giữa chốn u mê” mà tác giả muốn nói tới ở đây hay là đã “tiên tri” được đó là chốn lao tù, mà quả thật thế, chốn lao tù cho dù đã được ngụy trang là “Trại Cải Tạo” thì bản chất vẫn không thay đổi, đâu có đánh lừa được ai, ngay cả đến con nít cũng thắc mắc khi được mẹ cho biết là: “Ba đi học tập” thì bé đã hỏi lại mẹ: “Ủa, sao đi học lâu quá vậy, sao không về nhà?”. Vào thời kỳ đó và ngay cả cho đến bây giờ, dù cho ở “trong” hay “ngoài” thì chỉ khác nhau ở chỗ tù lớn hay tù nhỏ mà thôi. Chả thế mà ca sĩ kiêm nhạc sĩ TVT đã chẳng phát biểu khi vượt thoát đến được bến bờ tự do: “Ở trong nước cái cột đèn, nếu nó đi được, nó cũng đi.” để nói về tâm trạng của người dân Miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 75 đó sao.
Một thời gian sau đó, một cán bộ trong trại răn đe:
-Các anh đừng tưởng trốn trại mà không bị bắt lại là lầm to.
Thế nhưng sau lời răn đe đó, chúng tôi thấy anh C. vẫn là “bóng chim tăm cá” và ai ai trong đám anh em tù cũng cho là Trại chỉ hăm he để chúng tôi khỏi noi theo tấm gương vĩ đại của anh C. mà thôi chứ anh C. đã thật sự tung cánh về miền tự do rồi.
Nhưng, lại chữ “nhưng” quái ác vẫn thường trở lại làm tiêu tan giấc mộng đẹp trong đời sống bình thường của chúng tôi, riêng tôi cứ mở to mắt nhìn mà cứ tưởng như mình ngủ mê vì trong đám tù chúng tôi di chuyển về Trại Nam Hà vào cuối năm 78, hôm đó có anh C. bị “mợ Tám” khóa chặt một tay còn tay kia thì bị còng dính vào tay của một anh nữa, mà tôi không biết tên, anh này thì một cánh tay còn bị băng bột có lẽ bị gẫy hay sao đó, nghĩa là cứ hai người chung nhau một còng để mà hưởng cái hạnh phúc không độc lập mà cũng chẳng có tự do của người tù khốn khổ mỗi khi chuyển trại. Mãi về sau này, chúng tôi mới biết lý do sự chuyển trại là do Tàu sắp tấn công và xâm lăng Việt Nam như cha ông họ đã làm đối với dân tộc ta từ ngàn xưa vì đó là giấc mộng Đại Hán mà dân tộc họ luôn ấp ủ trong tâm khảm.
Trại tù nào cũng giống trại tù nào, khi đến trại mới lại “học tập” đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước, lại khai lý lịch và anh em chúng tôi không ai bảo ai, người nào cũng có một mẫu khai dự phòng nên lại lấy mẫu khai này rồi điền vào “ chỗ trống cho hợp nghĩa” thế là xong.
Một hôm, tại khu A ở trại tù Nam Hà, chúng tôi bị tập trung ra sân để nghe nói chuyện, người nói không xưng tên, chức vụ, đây vẫn là thói quen làm việc “ban đêm”, thói quen giấu diếm của những người làm những việc tự thấy là không chính trực mà thói quen này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, mà điển hình là khi họ ký hiệp ước dâng một phần “máu thịt” của mẹ Việt Nam cho kẻ thù truyền kiếp mà không dám công khai cho toàn dân biết và các thói quen này cũng đã nói lên cái bản chất coi thường, khinh rẻ người “chủ” của chế độ như Cộng Sản vẫn luôn luôn rêu rao để mị dân. Hắn ta chỉ nói là: Tàu xâm lăng Việt Nam và chúng ta đã bị thua đậm, thế thôi và nhấn mạnh, nếu cần, sẽ sử dụng khả năng sẵn có của “các anh” tức là của đám tù khốn khổ chúng tôi để “bảo vệ quê hương”. Cay đắng cho tụi tôi chưa, bị kết án đủ thứ tội nhưng không dám đưa chúng tôi ra xử công khai và giờ đây sau 4 năm tù thì được “người ta” cho biết là chúng tôi vẫn còn có một quê hương để mà bảo vệ.
Đọc đến đây chắc quý bạn đọc thân mến sẽ tự hỏi: “Ô hay cái ông này, chẳng thấy đâu là câu chuyện tù vượt trại gì hết, cứ thấy ông nói lòng nói vòng hoài à!”
Vâng, thưa quý vị, hình như càng lớn tuổi thì người ta càng tin vào thuyết định mệnh an bài mà ông Trời đã dành cho mỗi người:
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Kiều.
Tôi, như trong câu Kiều nói trên, đã phải chịu “phong trần” từ năm 1979 là năm tôi biết được phần đầu của câu chuyện và mãi cho tới năm 1985 tức là 6 năm sau, khi có cái may mắn thoát chết vì bệnh phù thũng để rồi qua bao lần chuyển trại và có lẽ do định mệnh hay do ông Trời sắp xếp nên đã được nằm cạnh anh C. và mừng hết lớn, tôi không quên hỏi anh về câu chuyện trốn khỏi trại tù hồi đó.
Khi được hỏi, anh ra hiệu cho tôi ra khỏi buồng tù và sau đây là lời kể chuyện của anh.
Lúc ở trại Phong Quang, nơi đội Rau Xanh trồng rau thì lại gần lò gạch do tù hình sự đảm trách. Trong những lúc giải lao, thì tụi này thường hay ngồi cùng với mấy anh em tù hình sự, mới đầu thì hai bên còn giữ ý, sau một thời gian thì điếu thuốc qua, bi thuốc lào lại nên đã dần dần thu hẹp lại khoảng cách biệt và từ đó trong câu chuyện đã có sự thân mật dẫn đến sự trao đổi tâm tình.
Tù hình sự phần đông là những người nghèo khổ, giáo dục gia đình hầu như không nên đa số ăn nói lỗ mãng, mở miệng là các loại “ hỏa tiễn made in North Viet Nam” như đ...m..., đ....b... bay ra ầm ầm, làm choáng váng người nghe, phải nói như vậy là để thấy sự sa đọa về giáo dục, về con người của “xã hội chủ nghĩa Miền Bắc”; vì khi bị giam chung với tù hình sự Miền Nam ở Long Giao những anh em tù này tuy là hình sự nhưng tôi không bao giờ thấy các anh em này sử dụng các loại “hỏa tiễn” nói trên. Câu nói của họ khi tiếp xúc với chúng tôi luôn luôn tỏ ra có sự trân trọng và tỏ ra rất lễ độ, và mỗi lần trông thấy anh em chúng tôi ở phía xa xa là không ai bảo, họ đều chào to bằng câu là “Đại bàng gẫy cánh se sẻ cụt đuôi” và trong cung cách vẫn tỏ ra có sự thương mến tụi tôi tuy rằng chúng tôi là những người thất thế.
Các cán bộ Cộng Sản, khi thuyết giảng vẫn thường rêu rao là Miền Nam đồi trụy có tới 300,000 đĩ điếm và trộm cắp đầy rẫy, cứ làm như là trong thiên đường của Cộng Sản là thiên đường thật sự nên không có tù hình sự ! Thế thì các trại tù như Phong Quang, Nam Hà và còn biết bao nhiêu nữa ở Miền Bắc chắc là để nhốt muỗi hay sao đây!
Trong số các anh em tù hình sự đó, tôi để ý thấy một anh rất ít nói, nét mặt lúc nào cũng đăm chiêu, tư lự, lân la tôi làm quen, ngay từ lời nói đầu tiên, tôi giật mình vì nhận ra anh ấy là người Quãng Ngãi, cùng quê với tôi, và cứ mỗi ngày một chút dần dần hai chúng tôi hiểu nhau nhiều hơn và một khám phá nữa càng làm tôi giật mình hơn nữa, không những cùng tỉnh mà còn cùng làng nữa, vì khi nhắc đến những bậc vai vế trong làng thì cả anh ấy và tôi đều cùng biết rõ như là bàn tay có 5 ngón!
Cho đến một hôm, khi tình bạn đã đậm nét thì chúng tôi lại khám phá thêm ra là chúng tôi còn có họ hàng xa nữa. Đến đây thì, anh TTB, ta cứ gọi tắt là B. cho tiện, mới tiết lộ:
“Trung Quốc và Việt Nam không thuận, có muốn vượt trại không?”
Tôi hỏi lại B:
“Vượt trại thì được rồi nhưng còn gia đình B thì sao?”
Đến đây B. mới cho biết, trước khi bị tù, anh ta làm ở Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Đông Đức, mỗi khi có cuộc họp báo hay biến cố quan trọng nào ở Tây Bá Linh thì đều phải tham dự và viết báo cáo gởi về Việt Na. Đi cùng có 2 người nữa, và mỗi người đều có một khẩu súng lục với chỉ thị nếu ai định đào tị sang Thế Giới Tự Do thì khẩu súng sẽ làm nhiệm vụ của nó, nói nôm na là phải thanh toán, phải giết người vì người đó đã bị “nọc độc của chế độ tư bản” làm hư hỏng và lần nào cũng vậy, cả ba phải canh chừng lẫn nhau, dĩ nhiên trong 3 người thì B là chính còn 2 người kia là “cai tù” tuy rằng điều này không ai nói cho biết.
Cho đến một hôm, Tòa Đại Sứ nhận được công điện của Bộ Ngoại Giao trao tặng cho B. một huân chương vì những thành quả đạt được và triệu hồi B. về nước để nhận, dĩ nhiên Ông Đại Sứ rất mừng và cho làm tiệc tiễn hành một nhân viên xuất sắc dưới quyền khiến ông được thơm lây theo như phong tục của người Việt ta.
Khi về tới nơi, anh ta mới bật ngửa vì chỉ thấy Công An “dàn chào” cẩn thận không cho gặp mặt vợ con dù chỉ là 1 phút và đưa vào trại tù ngay lập tức với lý do trong những bài viết gởi về, “người ta” đã khám phá ra là B. đã manh nha những tư tưởng phản động, chỉ “manh nha” thôi, chứ không có bằng chứng gì là phạm tội đâu nhé mà đã bị kết án rồi, không cần tòa án xét xử dù cho chỉ có hình thức thôi, vì tòa án cũng là của Đảng mà.
Tới đây thì mình mới hiểu thật rõ câu “độc tài Đảng trị” ghê gớm như thế nào, vì nếu có cách gì mà Đảng “nắm” được không khí thì chắc chắn là Đảng sẽ chẳng ngại ngần gì mà không phân phối để nắm chặt thêm quyền thống trị hơn nữa như là Đảng đã từng làm với chế độ tem phiếu. Bị tù rồi, thì mới thấy ở nước ta trong chế độ Cộng Sản, dù đêm hay ngày thì người “chủ” chỉ thấy có ban đêm mà thôi mà là đêm không cùng, chừng nào mà cái chế độ tàn ác này còn tồn tại, trong khi đó thì “tớ” mới có cả ngày lẫn đêm để tìm tòi, suy nghĩ tùy nghi sử dụng bàn tay sinh sát của mình để làm tình làm tội và bóc lột “chủ”, xua “chủ” đi giải phóng miền Nam để chết thay cho “tớ”!
“Còn vợ của tôi ư, hiện nay bà ấy đang dạy học ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, thế nhưng bị kết tội như tôi, nhất là tội về “tư tưởng”, thì kể như tiêu tán đường rồi và mình nên kiếm chước “tẩu vi thượng sách” là hơn và cứ coi như mình hay vợ mình đã chết thì mình mới dễ dàng quyết định. Đây là dịp để mình thử thời vận như các cụ ta vẫn thường nói: “Được ăn cả, ngã về không”, vả lại, đời tôi kể như bỏ rồi!”
Kế đến anh nói một câu gở miệng:
“Đằng nào cũng chết, không chết trước thì cũng chết sau mà”.
Rồi như một thi sĩ chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, B. , tằng hắng lấy giọng rồi ngâm khe khẽ:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tới
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”
Như vậy, đối với B. thì đã xong, ngoài ra tôi còn rủ thêm được người bạn thân của tôi là Th. T/N. cùng tôi trốn trại nữa, N. là bạn thân của tôi từ hồi nào đến giờ. Là người trầm tĩnh, kín đáo, N. rất dè dặt từng lời nói do đó mới có thể bảo mật được kế hoạch trốn trại vì người Pháp đã chẳng có câu: “Sự bí mật của hai người là sự bí mật của tất cả mọi người” đó sao và đúng như sự đánh giá của tôi, N. quả thật đã không phụ sự kỳ vọng mà tôi tin tưởng nơi anh.
Việc nhín chút cơm, chút muối thì B. lo, cho đến ngày đã định, chúng tôi kiếm cớ vào rừng lấy củi về nấu nước cho anh em rồi dông một mạch. Vì tù đông nên mỗi đội khoảng từ 35 đến 40 người được cấp phát một đôi thùng để nấu nước uống phát cho anh em ngay tại hiện trường lao động, còn nhà bếp của Trại chỉ lo việc ẩm thực mà thôi.
Cứ ngày nghỉ đêm đi, vì nếu đi ban ngày dân thấy thì bị lộ, chẳng bao lâu thì đã đến con sông phân chia ranh giới hai nước vì trại tù Phong Quang chỉ cách Trung Quốc có 16 cây số đường chim bay mà thôi.
Tới được nơi đây thì cả ba đã quá mệt mỏi, nên sau khi thảo luận tất cả đều đồng ý là hãy nghỉ cho khỏe rồi lúc mát trời vào lúc xế chiều sẽ đốn chuối làm bè qua sông, tự do đã ở trong tầm tay chỉ với ra là nắm, là bắt được liền vì nhìn qua phía bờ bên kia chúng tôi đã thấy một vài người Hoa đang làm ruộng đầu đội nón rộng vành ờ phía xa xa, và đó là sơ sót thật là đáng trách khiến về sau này chúng tôi cứ ân hận mãi. Thật là không có cái dại nào giống cái dại nào, cơ hội đã đến lại để vuột mất, y chang cái túi khôn của người Tây Phương đã được diễn tả trong câu: “Thời gian và cơ hội không chờ đợi ai cả”.
Sau khi đã quyết định như vậy rồi, chúng tôi mỗi người tìm một bụi cây rồi chui và ngủ, và vì quá mệt mỏi nên cả ba đều ngủ quên đến khi nghe tiếng chó sủa thì lúc đó trời đã tối đen, B. vội lao mình xuống sông nhưng không kịp nữa rồi, một tràng AK vang lên trong đêm trường tịch mịch và tiếp theo đó là một tràng AK nữa khi Th.TN. lao mình tiếp theo cùng với B. Riêng phần tôi, một con chó berger Đức ở đâu gầm gừ lao tới mõm đớp chặt ống quần khiến tôi không cục cựa gì được, một tên Công An chĩa súng AK vào ngay mặt tôi, miệng quát lên:
“Động đậy ông bắn chết bây giờ.”
Sau đó là màn đòn thù liên tiếp giáng xuống, khỏi cần nói cũng biết là thê thảm đến như thế nào rồi, riêng B. vì đạn trúng tim nên chết tại chỗ, còn N. thì đạn trúng cánh tay phải nên bị gẫy tay. Khi về đến trạm Công An biên phòng lại một trận đòn thù còn thê thảm hơn thế nữa khi họ khám phá ra là chúng tôi là tù trốn trại chứ không phải là những người buôn lậu.
Cuộc trốn trại không thành công nhưng tôi vẫn tự hào là tôi và những người cùng tham gia đã giữ được bí mật đến phút chót, đã qua mặt được đám cai tù chỉ có một điều ân hận là không biết cái chết của anh B. có được thông báo cho gia đình anh ấy không, chắc chắn là nếu có, thì họ cũng giấu nhẹm lý do anh ấy bị chết, vì đó là bản chất của họ.
Tôi tự an ủi là phần tinh anh của con người không bao giờ chết, chả thế mà trong Kiều có câu:
“Thác là thể phách, còn là tinh anh.”
Và chắc chắn là anh B. khi qua bên kia thế giới vĩnh hằng anh đã không còn điều gì ân hận vì phần tinh anh của anh giúp anh biết được là anh đã chết và chết như một con người tự do.
Sao Nam Trần Ngọc Bình.
TRỊNH THANH TÙNG VƯỢT BIÊN
Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong cuộc vượt biển kinh hoàng
2007-04-23
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, chỉ một thời gian ngắn, làn sóng người Việt bỏ nước ra đi bằng thuyền càng ngày càng tăng. Mặc cho bao hiểm nguy đang chờ đón họ. Không ai có thể thống kê được đã có nhiêu người đã bỏ thây trên biển cả và bao nhiêu con thuyền đã chìm dưới lòng đại dương mênh mông.
Đó là chưa kể những người bị hải tặc bắt đi mất tích. Những câu chuyện
thương tâm, những bi kịch trên các chuyến vượt biển rất ít khi được kể
lại. Phần lớn, đều muốn quên đi quá khứ để bắt đầu cuộc sống mới. Thế
nhưng, vết thương lòng của họ thật khó phai mờ. Có những người vẫn còn
bị ám ảnh hay sống trong nỗi dằn vặt bởi chuyến vượt biển hãi hùng.
Trang Phụ Nữ kỳ này xin gửi tới quí vị câu chuyện của chị Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong vụ án Bolinao 52 vào năm 1988, khi thuyền vượt biên của chị bị một chiến hạm Mỹ từ chối không vớt, gây nên thảm cảnh vô cùng khủng khiếp.
Cũng là một phụ nữ rất bình thường như bao nhiêu người khác, chị Trịnh Thanh Tùng sinh năm 1956, cha và anh là sĩ quan cao cấp, phục vụ trong trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Thế rồi, biến cố 30-4, cha và anh ruột đều đi tù cải tạo, nhà cửa bị tịch thu, chị kể lại:
“Sau 75 thì mấy ông Cộng Sản vô không cho đi học nữa, phải đi buôn bán, phụ mẹ. Ba thì đi ở tù, anh cả cũng ở tù tới 14 năm…mấy mẹ con ở nhà khổ lắm…bị lấy nhà …họ đuổi ra, không cho ở nhà của mình (khóc)…sau đó phải đi bán buôn, đi làm ruộng..rồi ba tui đi ở tù về thì má tui mất. Anh cả thì vẫn ở tù, tháng tháng phải xách đồ đi thăm nuôi…nhắc tới khổ lắm!”
Xem video clip trailer phim của Bolinao 52
“Lúc đó tui ly dị và dẫn đưá con đi theo, anh trai tui mới ở tù ra cũng đi theo luôn và anh dẫn theo thêm một đưá con của ảnh… Đi cực lắm, đi rồi lại về, năm lần bảy lượt mới được… mà rốt cuộc cũng bị gì đâu…
4 người đi ngõ Bến Tre, chờ cho đến khi lên tàu lớn…khi đi rất ngon lành, tàu chạy nguyên một đêm, ban ngày ra chạy khoảng nửa ngày thì máy tắt, ông tài công sưả…lúc đó ai cũng còn “sặc sừ”, sau đó máy chạy lại, được một chút thì mưa to gió lớn quá…
Ông tài công nói tắt máy vì sợ sóng lớn đánh tàu bị lật, sau khi hết mưa thì cho máy chạy lại thì máy không còn nổ nữa, lúc đó là khoảng 4, 5 giờ chiều, sửa hoài cũng không nổ, vì thế ông tài công nói là không đi được thì thôi để máy trôi vô bờ, lúc đó tụi này thấy núi xa xa…thì mình nghĩ cũng đúng, và ổng còn nói là ai có giấy tờ gì thì xé đi, đồ ăn uống gì thì ăn cho hết đi, rồi lên bờ thì mạnh ai nấy chạy.
Nghe ông ta nói như vậy thì ai cũng ăn, sau đó mọi người đều ngủ. Sáng ra, tui thấy biển xanh như mực, nó không trôi vào mà trôi ra, lúc đó ông tài công sửa máy nhưng nó không chạy và từ đó trôi luôn…”
Theo lời chị cho biết, chiếc ghe cứ trôi trên biển như thế và nhìn thấy rất nhiều tàu qua nhưng không chiếc nào dừng lại…Giữa biển cả mênh mông, chỉ có trời và nước, mọi người đều bắt đầu kiệt sức…chị nói tiếp:
“Không có ai ngừng lại để vớt mình hết, duy nhất ngừng lại là chiếc tàu Mỹ, không có chiếc tàu nào dừng lại hết, toàn là đi ngang qua thôi, gặp nhiều lắm…Ngày thứ 10, gặp tàu Nhật thì có mấy người trên tàu nhảy xuống, đến ngày 19 thì gặp tàu Mỹ ngừng lại cho đồ ăn…
Ngày thứ tư là tui hết đồ ăn rồi, chỉ còn gói bột cam và ống sữa. Khi biết chiếc tàu bị trôi thì gia đình chủ tàu đã dành đồ ăn cho riêng họ, nước cũng vậy, khát nước thì họ chỉ phát cho chút xíú, rốt cuộc cũng hết nước.”
“Người nào chết thì thẩy xuống biển, chết trước nhất là con bé nhỏ 3
tuổi, ngồi kế tui vì nó khóc nhiều quá, nó đòi ăn, đòi uống hoài, nó là
đưá chết đầu tiên…Khi gặp tàu Mỹ, ở trên chiếc tàu đó có người Việt
Nam, ông ta tên Nghiêm hay Nghiệm gì đó vì tui thấy bảng tên của ông ta,
ông ta là lính trên chiếm hạm đó.
Ông Việt Nam đó nói là chiếc tàu của ông ta đang trên đường đi công tác ở vùng Vịnh, không thể giúp tụi tui được, chỉ cung cấp thức ăn trong vòng hai ngày, sau đó, sẽ được đưa vào Nam Dương hay Phi Luật Tân…
Họ cung cấp thức ăn trong hai ngày mà trong khi đó, mình đói 19 ngày rồi, mà chiếc ghe phải có người tát nước, ngày nào nước cũng vô mà không ai chịu tát hết, thành ra, ai tát nước thì mới được phát đồ ăn, đồ ăn có trong hai ngày, ngày thứ ba thì cũng chờ…rốt cuộc không thấy gì hết và không còn đồ ăn nữa.”
Được biết, vì để sống còn, giữa biển cả mênh mông, không nước, không lương thực, chị đã phải uống nước tiểu của con trai mình và chấp nhận ăn thịt đồng loại để giữ mạng sống cho mình và con trai. Chị kể:
“Có người nói là khi nào tôi chết thì lấy thịt tôi làm thức ăn để cho mọi người sống sót còn tới bến bờ chứ nếu không thì không ai biết như thế nào…Nghe nói vậy thì mình không biết ai nói câu nói và ai đã làm chuyện đó…
Ai cũng phải tát nước hết, thành ra, ngoại trừ con nít thôi, ai cũng phải tát hết, cho nên tui quả quyết rằng 52 người còn sống sót người nào cũng phải ăn hết, anh Minh đưa cho tui hai phần vì tui có con nhỏ, nhưng tui cũng phải tát nước.. có những người không chịu làm thì anh ta đánh người ta…
Sáng ra, anh kêu dậy tát nước mà chưa kịp dậy là anh ta múc nước biển đổ lên người mình. Mỗi một đêm, sáng ra là nước ngập nửa ghe rồi.”
Cuối cùng, đến ngày thứ 37, như một phép mầu, một chiếc tàu đánh cá Phi đi qua đã vớt những thuyền nhân khốn khổ này và đưa vào đảo Bolinao, sau đó, họ được chuyển tới trại tạm cư Palawan và câu chuyện của họ được khám phá.
Vị hạm trưởng chiến hạm Mỹ bị đưa ra toà án quân sự, và những thuyền nhân sống sót lần lượt đi định cư, trong số đó có chị Trịnh Thanh Tùng. Đến Mỹ năm 1991, sau một thời gian ổn định cuộc sống, chị trở thành cô thợ cắt tóc bình thường như bao phụ nữ khác, chỉ biết cố gắng nuôi dậy đưá con trai sao cho nên người.
Những tưởng cuộc sống sẽ bình lặng nhưng không đơn giản như thế, vì mỗi khi đêm xuống, trong một thoáng nào đó, sâu thẳm trong trái tim chị, hình ảnh những người đồng hành trên chiếc ghe năm xưa vẫn còn ám ảnh: “Tui nhớ mãi có một chị đó ngồi ngoài sau chiếc ghe, và ngoài đó thì nắng quá, chị đó người Hoa, không nói tiếng Việt, chị ngồi đó mà chết luôn, người chị khô và đen, y như là bức tượng chứ không phải là người, mắt mũi miệng của cổ sùi bọt trắng bóc, giống như bọt kem đánh răng vậy.
Tui nhớ nhất là chị Năm, nằm cạnh tui, chị cứ nói là: “lạnh quá, Tùng ơi, ôm chị đi.” Tui đưa áo mưa của tui cho chị ấy luôn và ôm chị, sáng ra thì chị ấy chết…”
Cho đến một ngày, một người bạn của chị nói với chị rằng, có đạo diễn Nguyễn Hữu Đức nhắn tin trên Đài phát thanh địa phương đang đi tìm những nhân chứng trong vụ án Bolinao 52 năm xưa.
Suy nghĩ mãi, cuối cùng, chị đồng ý cho gặp mặt và cũng từ đó, câu chuyện về chuyến vượt biển kinh hoàng mới được chị công khai cho mọi người và nhất là cậu con trai nay đã trưởng thành. Và, điều quan trọng hơn cả, tâm nguyện của chị là:
“ Tui muốn đi về Bolinao để cảm ơn họ, mặc dù sống ở đó có 7 ngày nhưng tui ráng nhớ chỗ đó để khi có dịp trở lại, vì theo tui, đó là nơi tui được sanh ra lần thứ nhì, ước nguyện của tui là được trở về thăm lại chỗ đó.
Trước khi tui đi Bolinao, tui cảm thấy mình chưa làm xong điều gì hết, tui muốn trở về để thăm và ra ngoài biển, vái những người bạn của tui cũng như vái những người đã giúp cho tui sống.”
Với một tâm hồn bình dị, đơn sơ và đầy lòng vị tha, khi chị gặp lại một trong những người thuỷ thủ trên chiến hạm Mỹ năm xưa đã ngoảnh mặt làm ngơ, để gây ra thảm cảnh đau lòng, chị chỉ hỏi ông ta rằng:
“Tôi đã hỏi ông ta tại sao không giúp, thì ông ta nói rằng ông chỉ thừa hành lệnh thôi, tất cả những người trên chiếc tàu đều giống như ông ta thôi, đều cảm thấy có tội khi bỏ chiếc ghe mà đi…Chính ông bác sĩ trên tàu của họ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng giường để đón qua, nhưng họ rất sững sờ khi thuyền trưởng ra lệnh đi, vì họ biết chiếc ghe này sẽ chết..”
Can đảm thì cũng không phải là can đảm gì vì gặp hoàn cảnh như vậy thì mình phải làm như vậy thôi…Khi tui ở trên ghe, không bao giờ tui nghĩ tui sẽ chết, tui được như vậy là Trời Phật thương mình lắm rồi, mình không cần phải giàu, không cần phải đi xe đẹp, không cần phải mặc quần áo sang…cuộc sống bình lặng như vầy là được rồi.
“Sau khi trở về, tui cảm thấy sống bình yên hơn…Tui chỉ ước mơ cho con tui thành tài, mình qua đây đâu phải cho mình đâu, mà để lo cho con mình. Nghĩ về quãng đời qua của mình, tui nghĩ con người ai cũng có số, mình muốn cũng không được, cuộc đời nó đưa đẩy thì mình phải chấp nhận như vậy…
Can đảm thì cũng không phải là can đảm gì vì gặp hoàn cảnh như vậy thì mình phải làm như vậy thôi…Khi tui ở trên ghe, không bao giờ tui nghĩ tui sẽ chết, tui được như vậy là Trời Phật thương mình lắm rồi, mình không cần phải giàu, không cần phải đi xe đẹp, không cần phải mặc quần áo sang…cuộc sống bình lặng như vầy là được rồi.”
Riêng với cậu con trai vượt biên với chị chưa đầy 5 tuổi năm xưa, nay đã là lính thuỷ quân lục chiến trong quân đội Hoa Kỳ, thì cho đến bây giờ anh mới được nghe mẹ kể lại. Chúng ta hãy nghe anh Phan Thanh Lâm tâm sự:
“Tôi chỉ nhớ rằng trên thuyền, tôi rất yếu, chỉ nằm thôi, và đã bị đói khát, tôi phải ăn cả kem đáng răng, nhưng sau cùng, mẹ tôi cũng tìm cho tôi đồ ăn, mà tôi không biết đó là thức ăn gì, cho đến bây giờ tôi mới hiểu ra…
Nhưng tôi nghĩ, chẳng qua vì chúng tôi phải sống mà thôi. Tôi không ngờ suốt mười mấy năm qua, bà đã phải chịu đựng sự dằn vặt như thế. Mẹ tôi đã hy sinh cho tôi rất nhiều và bà ấy là một người mẹ tuyệt vời. Nếu mẹ tôi không can đảm đưa tôi qua đây, để tôi được như ngày nay, thì tôi không biết rằng tương lai của tôi ở Việt Nam sẽ ra sao nữa.”
Qúi vị và các bạn vừa nghe câu chuyện của chị Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong chiếc ghe nhỏ Bolinao 52 năm xưa. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, chỉ một thời gian ngắn, làn sóng người Việt bỏ nước ra đi bằng thuyền càng ngày càng tăng. Mặc cho bao hiểm nguy đang chờ đón họ. Không ai có thể thống kê được đã có nhiêu người đã bỏ thây trên biển cả và bao nhiêu con thuyền đã chìm dưới lòng đại dương mênh mông.
Trang Phụ Nữ kỳ này xin gửi tới quí vị câu chuyện của chị Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong vụ án Bolinao 52 vào năm 1988, khi thuyền vượt biên của chị bị một chiến hạm Mỹ từ chối không vớt, gây nên thảm cảnh vô cùng khủng khiếp.
Cũng là một phụ nữ rất bình thường như bao nhiêu người khác, chị Trịnh Thanh Tùng sinh năm 1956, cha và anh là sĩ quan cao cấp, phục vụ trong trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Thế rồi, biến cố 30-4, cha và anh ruột đều đi tù cải tạo, nhà cửa bị tịch thu, chị kể lại:
“Sau 75 thì mấy ông Cộng Sản vô không cho đi học nữa, phải đi buôn bán, phụ mẹ. Ba thì đi ở tù, anh cả cũng ở tù tới 14 năm…mấy mẹ con ở nhà khổ lắm…bị lấy nhà …họ đuổi ra, không cho ở nhà của mình (khóc)…sau đó phải đi bán buôn, đi làm ruộng..rồi ba tui đi ở tù về thì má tui mất. Anh cả thì vẫn ở tù, tháng tháng phải xách đồ đi thăm nuôi…nhắc tới khổ lắm!”
Chuyến vượt biển định mệnh
Vào ngày 22 tháng 5 năm 1988, sau khi ly dị một thời gian, chị quyết định dắt con trai chưa đầy 5 tuổi xuống thuyền vượt biên cùng với người anh trai, chị kể tiếp:Xem video clip trailer phim của Bolinao 52
“Lúc đó tui ly dị và dẫn đưá con đi theo, anh trai tui mới ở tù ra cũng đi theo luôn và anh dẫn theo thêm một đưá con của ảnh… Đi cực lắm, đi rồi lại về, năm lần bảy lượt mới được… mà rốt cuộc cũng bị gì đâu…
4 người đi ngõ Bến Tre, chờ cho đến khi lên tàu lớn…khi đi rất ngon lành, tàu chạy nguyên một đêm, ban ngày ra chạy khoảng nửa ngày thì máy tắt, ông tài công sưả…lúc đó ai cũng còn “sặc sừ”, sau đó máy chạy lại, được một chút thì mưa to gió lớn quá…
Ông tài công nói tắt máy vì sợ sóng lớn đánh tàu bị lật, sau khi hết mưa thì cho máy chạy lại thì máy không còn nổ nữa, lúc đó là khoảng 4, 5 giờ chiều, sửa hoài cũng không nổ, vì thế ông tài công nói là không đi được thì thôi để máy trôi vô bờ, lúc đó tụi này thấy núi xa xa…thì mình nghĩ cũng đúng, và ổng còn nói là ai có giấy tờ gì thì xé đi, đồ ăn uống gì thì ăn cho hết đi, rồi lên bờ thì mạnh ai nấy chạy.
Nghe ông ta nói như vậy thì ai cũng ăn, sau đó mọi người đều ngủ. Sáng ra, tui thấy biển xanh như mực, nó không trôi vào mà trôi ra, lúc đó ông tài công sửa máy nhưng nó không chạy và từ đó trôi luôn…”
Theo lời chị cho biết, chiếc ghe cứ trôi trên biển như thế và nhìn thấy rất nhiều tàu qua nhưng không chiếc nào dừng lại…Giữa biển cả mênh mông, chỉ có trời và nước, mọi người đều bắt đầu kiệt sức…chị nói tiếp:
“Không có ai ngừng lại để vớt mình hết, duy nhất ngừng lại là chiếc tàu Mỹ, không có chiếc tàu nào dừng lại hết, toàn là đi ngang qua thôi, gặp nhiều lắm…Ngày thứ 10, gặp tàu Nhật thì có mấy người trên tàu nhảy xuống, đến ngày 19 thì gặp tàu Mỹ ngừng lại cho đồ ăn…
Ngày thứ tư là tui hết đồ ăn rồi, chỉ còn gói bột cam và ống sữa. Khi biết chiếc tàu bị trôi thì gia đình chủ tàu đã dành đồ ăn cho riêng họ, nước cũng vậy, khát nước thì họ chỉ phát cho chút xíú, rốt cuộc cũng hết nước.”
Chuyến đi hãi hùng
Thế rồi, trên chiếc ghe nhỏ với 110 người ấy, ngoài những người đã hoảng loạn nhảy xuống biển, thì bắt đầu có người chết:Ông Việt Nam đó nói là chiếc tàu của ông ta đang trên đường đi công tác ở vùng Vịnh, không thể giúp tụi tui được, chỉ cung cấp thức ăn trong vòng hai ngày, sau đó, sẽ được đưa vào Nam Dương hay Phi Luật Tân…
Họ cung cấp thức ăn trong hai ngày mà trong khi đó, mình đói 19 ngày rồi, mà chiếc ghe phải có người tát nước, ngày nào nước cũng vô mà không ai chịu tát hết, thành ra, ai tát nước thì mới được phát đồ ăn, đồ ăn có trong hai ngày, ngày thứ ba thì cũng chờ…rốt cuộc không thấy gì hết và không còn đồ ăn nữa.”
Được biết, vì để sống còn, giữa biển cả mênh mông, không nước, không lương thực, chị đã phải uống nước tiểu của con trai mình và chấp nhận ăn thịt đồng loại để giữ mạng sống cho mình và con trai. Chị kể:
“Có người nói là khi nào tôi chết thì lấy thịt tôi làm thức ăn để cho mọi người sống sót còn tới bến bờ chứ nếu không thì không ai biết như thế nào…Nghe nói vậy thì mình không biết ai nói câu nói và ai đã làm chuyện đó…
Ai cũng phải tát nước hết, thành ra, ngoại trừ con nít thôi, ai cũng phải tát hết, cho nên tui quả quyết rằng 52 người còn sống sót người nào cũng phải ăn hết, anh Minh đưa cho tui hai phần vì tui có con nhỏ, nhưng tui cũng phải tát nước.. có những người không chịu làm thì anh ta đánh người ta…
Sáng ra, anh kêu dậy tát nước mà chưa kịp dậy là anh ta múc nước biển đổ lên người mình. Mỗi một đêm, sáng ra là nước ngập nửa ghe rồi.”
Công khai câu chuyện
Ai cũng phải tát nước hết, thành ra, ngoại trừ con nít thôi, ai cũng phải tát hết, cho nên tui quả quyết rằng 52 người còn sống sót người nào cũng phải ăn hết, anh Minh đưa cho tui hai phần vì tui có con nhỏ, nhưng tui cũng phải tát nước.. có những người không chịu làm thì anh ta đánh người ta…Cuối cùng, đến ngày thứ 37, như một phép mầu, một chiếc tàu đánh cá Phi đi qua đã vớt những thuyền nhân khốn khổ này và đưa vào đảo Bolinao, sau đó, họ được chuyển tới trại tạm cư Palawan và câu chuyện của họ được khám phá.
Vị hạm trưởng chiến hạm Mỹ bị đưa ra toà án quân sự, và những thuyền nhân sống sót lần lượt đi định cư, trong số đó có chị Trịnh Thanh Tùng. Đến Mỹ năm 1991, sau một thời gian ổn định cuộc sống, chị trở thành cô thợ cắt tóc bình thường như bao phụ nữ khác, chỉ biết cố gắng nuôi dậy đưá con trai sao cho nên người.
Những tưởng cuộc sống sẽ bình lặng nhưng không đơn giản như thế, vì mỗi khi đêm xuống, trong một thoáng nào đó, sâu thẳm trong trái tim chị, hình ảnh những người đồng hành trên chiếc ghe năm xưa vẫn còn ám ảnh: “Tui nhớ mãi có một chị đó ngồi ngoài sau chiếc ghe, và ngoài đó thì nắng quá, chị đó người Hoa, không nói tiếng Việt, chị ngồi đó mà chết luôn, người chị khô và đen, y như là bức tượng chứ không phải là người, mắt mũi miệng của cổ sùi bọt trắng bóc, giống như bọt kem đánh răng vậy.
Tui nhớ nhất là chị Năm, nằm cạnh tui, chị cứ nói là: “lạnh quá, Tùng ơi, ôm chị đi.” Tui đưa áo mưa của tui cho chị ấy luôn và ôm chị, sáng ra thì chị ấy chết…”
Cho đến một ngày, một người bạn của chị nói với chị rằng, có đạo diễn Nguyễn Hữu Đức nhắn tin trên Đài phát thanh địa phương đang đi tìm những nhân chứng trong vụ án Bolinao 52 năm xưa.
Suy nghĩ mãi, cuối cùng, chị đồng ý cho gặp mặt và cũng từ đó, câu chuyện về chuyến vượt biển kinh hoàng mới được chị công khai cho mọi người và nhất là cậu con trai nay đã trưởng thành. Và, điều quan trọng hơn cả, tâm nguyện của chị là:
“ Tui muốn đi về Bolinao để cảm ơn họ, mặc dù sống ở đó có 7 ngày nhưng tui ráng nhớ chỗ đó để khi có dịp trở lại, vì theo tui, đó là nơi tui được sanh ra lần thứ nhì, ước nguyện của tui là được trở về thăm lại chỗ đó.
Trước khi tui đi Bolinao, tui cảm thấy mình chưa làm xong điều gì hết, tui muốn trở về để thăm và ra ngoài biển, vái những người bạn của tui cũng như vái những người đã giúp cho tui sống.”
Với một tâm hồn bình dị, đơn sơ và đầy lòng vị tha, khi chị gặp lại một trong những người thuỷ thủ trên chiến hạm Mỹ năm xưa đã ngoảnh mặt làm ngơ, để gây ra thảm cảnh đau lòng, chị chỉ hỏi ông ta rằng:
“Tôi đã hỏi ông ta tại sao không giúp, thì ông ta nói rằng ông chỉ thừa hành lệnh thôi, tất cả những người trên chiếc tàu đều giống như ông ta thôi, đều cảm thấy có tội khi bỏ chiếc ghe mà đi…Chính ông bác sĩ trên tàu của họ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng giường để đón qua, nhưng họ rất sững sờ khi thuyền trưởng ra lệnh đi, vì họ biết chiếc ghe này sẽ chết..”
Can đảm thì cũng không phải là can đảm gì vì gặp hoàn cảnh như vậy thì mình phải làm như vậy thôi…Khi tui ở trên ghe, không bao giờ tui nghĩ tui sẽ chết, tui được như vậy là Trời Phật thương mình lắm rồi, mình không cần phải giàu, không cần phải đi xe đẹp, không cần phải mặc quần áo sang…cuộc sống bình lặng như vầy là được rồi.
Trở lại Bolinao
Giờ đây, sau khi đã về lại Bolinao, nơi chị được cưu mang chỉ có 7 ngày, gặp lại ân nhân đã cứu mạng, cùng ra biển thắp nhang cho 58 người thiệt mạng, lòng chị cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản:“Sau khi trở về, tui cảm thấy sống bình yên hơn…Tui chỉ ước mơ cho con tui thành tài, mình qua đây đâu phải cho mình đâu, mà để lo cho con mình. Nghĩ về quãng đời qua của mình, tui nghĩ con người ai cũng có số, mình muốn cũng không được, cuộc đời nó đưa đẩy thì mình phải chấp nhận như vậy…
Can đảm thì cũng không phải là can đảm gì vì gặp hoàn cảnh như vậy thì mình phải làm như vậy thôi…Khi tui ở trên ghe, không bao giờ tui nghĩ tui sẽ chết, tui được như vậy là Trời Phật thương mình lắm rồi, mình không cần phải giàu, không cần phải đi xe đẹp, không cần phải mặc quần áo sang…cuộc sống bình lặng như vầy là được rồi.”
Riêng với cậu con trai vượt biên với chị chưa đầy 5 tuổi năm xưa, nay đã là lính thuỷ quân lục chiến trong quân đội Hoa Kỳ, thì cho đến bây giờ anh mới được nghe mẹ kể lại. Chúng ta hãy nghe anh Phan Thanh Lâm tâm sự:
“Tôi chỉ nhớ rằng trên thuyền, tôi rất yếu, chỉ nằm thôi, và đã bị đói khát, tôi phải ăn cả kem đáng răng, nhưng sau cùng, mẹ tôi cũng tìm cho tôi đồ ăn, mà tôi không biết đó là thức ăn gì, cho đến bây giờ tôi mới hiểu ra…
Nhưng tôi nghĩ, chẳng qua vì chúng tôi phải sống mà thôi. Tôi không ngờ suốt mười mấy năm qua, bà đã phải chịu đựng sự dằn vặt như thế. Mẹ tôi đã hy sinh cho tôi rất nhiều và bà ấy là một người mẹ tuyệt vời. Nếu mẹ tôi không can đảm đưa tôi qua đây, để tôi được như ngày nay, thì tôi không biết rằng tương lai của tôi ở Việt Nam sẽ ra sao nữa.”
Qúi vị và các bạn vừa nghe câu chuyện của chị Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong chiếc ghe nhỏ Bolinao 52 năm xưa. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
- Phụ nữ Á Châu có nguy cơ bị ung thư vú và ung thư cổ tử cung cao
- Phim “Bolinao 52” – thảm kịch của 110 người vượt biên đi tìm tự do
- Chương trình “Operation Baby Lift”
- Phương Trần – nữ phóng viên Mỹ gốc Việt duy nhất của đài VOA tại Phi Châu
- Nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ Việt Nam tăng cao
- Hiện còn 600 ngàn tấn bom mìn sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam
- Cô Marie Hiền Nguyễn, thiếu nữ Việt Nam duy nhất dạy lái máy bay ở Canada
- Sinh con năm Hợi
- Khánh thành công trình trùng tu bia mộ thuyền nhân tại các đảo Bidong và Galang
- https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TheWomanWhoSurvivedTheDreadfulSeaTrip_PAnh-20070423.html
SONG CHI * MẬU THÂN 1968
Mậu Thân 1968 và những sự thú nhận nửa vời
Thứ Ba, 02/13/2018 - 16:46 — songchi
Song Chi.
50 năm sau, biến cố Mậu Thân 1968 lại trở lại thành một chủ đề nóng, từ
trên báo chí truyền thông nhà nước cho đến trên facebook, trong các cuộc
tranh luận cùa người Việt.
Điều trước tiên chúng ta phải nói rõ, đó là chính đảng và nhà nước cộng
sản đã khơi dậy vụ việc khi tổ chức hàng loạt hoạt động ăn mừng rình
rang, tưởng niệm 50 năm “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm
1968”, tiếp tục tuyên truyền dối trá, bóp méo về một sự kiện lịch sử có
thật, tiếp tục “tẩy não” người Việt như họ đã làm thế suốt bao nhiêu năm
qua.
Không có một sự thay đổi, tiến bộ nào trong thái độ, nhận định lại lịch
sử sau 50 năm. Không có một lời nào nhắc tới vụ thảm sát hàng ngàn người
dân thường ở Huế chứ đừng nói đến ăn năn, sám hối. Chính vì vậy mà
những người có hiểu biết, có lương tri buộc lòng phải lên tiếng và sự
kiện Mậu Thân lại trở lại nhức nhối ngay giữa những ngày này.
Mọi việc càng nóng hơn khi khi có bài viết của ông Nguyễn Đắc Xuân, lá
thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường-hai trong số những cái tên của những
“trí thức” người Huế nằm vùng được nhắc đến nhiều nhất lâu nay xung
quanh vụ Mậu Thân, và những cuộc tranh cãi giữa những người bênh ông
HPNT, người phản đối.
Bài viết này chỉ đề cập đến một khía cạnh: tại sao những sự lên tiếng
của ông Nguyễn Đắc Xuân hay “lời thú tội” của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường
vẫn tiếp tục bị chỉ trích thay vì hãy “khoan dung, tha thứ” như một số
người bênh vực ông Tường, mọi người có quá khắt khe, cực đoan hay không?
Về lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường nhờ đăng trên facebook của nhà
văn Nguyễn Quang Lập, ông Tường đã thú nhận mình không có mặt tại Huế
nhưng đã nói dối như mình có mặt, chứng kiến mọi việc khi trả lời phỏng
vấn của WGBH-TV cho bộ phim “Việt Nam thiên sử truyền hình” (Vietnam: A Television History) và thú nhận “Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ”.
Nhưng liền sau đó, ông lại viết “Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu Thân 1968.” Vì
câu nói này, ông tiếp tục bị chỉ trích bởi vì rõ ràng không thể gọi vụ
thảm sát Mậu Thân là một sai lầm. Nếu so sánh với vụ Mỹ Lai, thế giới có
coi đó chỉ là “một sai lầm” hay tội ác của Mỹ, bản thân những người
tham gia vụ Mỹ Lai đã bị đưa ra tòa xét xử ra sao, còn vụ Mậu Thân thì
số lượng người chết, mức độ man rợ còn lớn hơn nhiều, và kinh tởm hơn vì
là người Việt giết người Việt.
Thứ hai, ông lại viết vụ Mậu Thân là “do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân” để
chạy tội cho quân đội cộng sản Bắc Việt, trong khi ai cũng biết, vụ Mậu
Thân là là do quân đội chính quy Bắc Việt tấn công vào các tỉnh thành
miền Nam, kết hợp với các lực lượng vũ trang Mặt Trận Giải Phóng Miền
Nam tức Việt Cộng và các thành phần nằm vùng tại chỗ. Không thể nào
những vụ bắt bớ, xử tội, rồi giết người hàng loạt xảy ra trong suốt gần
một tháng trời Huế bị phía cộng sản chiếm giữ, kiểm soát và thành lập
chính quyền cách mạng mà quân chính quy cộng sản Bắc Việt vô can, không
hay biết gì.
Hơn nữa, ông HPNT cho công bố lá thư thú tội trên facebook cá nhân của
một người Việt, trong khi phần trả lời phỏng vấn là cho bộ phim tài liệu
nước ngoài nổi tiếng, đã được phát sóng, phát hành cho rất nhiều nước
xem. Có bao nhiêu người trên thế giới này đã xem bộ phim và tin ông ta
với tư cách là một nhân chứng có tên tuổi, một trí thức, một người Huế?
Nếu HPNT thực sự thành tâm hối lỗi, ông ấy không thể chỉ nhằm thanh minh
cho mình với người Việt, mà phải viết thư cho cái hãng phim đó và xin
đính chính công khai trước thế giới rằng tôi đã làm chứng gian, tôi
không có đủ tư cách để làm nhân chứng vì tôi không thực sự có mặt và tôi
đã đổ tội hết cho Mỹ vụ Mậu Thân, góp phần vào việc tuyên truyền bóp
méo lịch sử của đảng cộng sản từ bao nhiêu năm nay, cũng như xin rút lại
toàn bộ phần trả lời của mình, nếu không muốn 5, 10, 50 năm nữa thế
giới có ai xem bộ phim đó lại vẫn tưởng ông ấy đã nói toàn sự thật.
Là một người cầm bút, HPNT thừa biết chữ nghĩa có thể giết người hơn cả
gươm đao, súng đạn, những lời nói, bài viết của một nhân vật như ông ấy
có ảnh hưởng thế nào đến người khác, đến thế giới. Còn nếu dũng cảm hơn
nữa, ông ấy phải nói ra những gì ông ấy biết, ai đã chủ trương, và ai đã
trực tiếp tham gia vào vụ thảm sát này. Nếu làm được một phần như thế
thì ông ấy hoàn toàn thanh thản lương tâm đi về cõi Phật như ông ấy mong
muốn, và cũng không ai còn có lý do gì để nói nữa.
Ông Nguyễn Đắc Xuân, người thừa nhận “đã tham gia chiến dịch Huế Xuân 68 từ đầu đến cuối” trong bài viết “Đến bao giờ mới minh oan cho những người đã chết vì sự sai lầm trong chiến tranh Mậu Thân 1968” đăng trên facebook của mình và trên trang web http://sachhiem.net
cũng dùng chữ “sai lầm”, đồng thời vẫn nói Mậu Thân là một “chiến thắng
đỉnh cao”, vẫn tự hào về chiến thắng. Và cho rằng con số người bị thảm
sát không thể nhiều như vậy vì trong đó lẫn lộn địch, ta, rồi thì lẫn
lộn hàng ngàn “chiến sĩ cán bộ Giải phóng chết ở Huế” không đem được xác
ra…Để làm giảm nhẹ vụ thảm sát, ông Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc đến hàng
trăm hàng ngàn cái chết của "các chiến sĩ cán bộ Giải phóng", của “Việt
Cộng”, nhắc đến bom đạn Mỹ phá hủy đến 80% thành phố Huế v.v…Câu hỏi là
vụ Mậu Thân do ai gây chủ động gây ra?
Có thể không phải lúc nào cũng dễ để phân biệt người bên này người bên
kia, để có con số cụ thể nhưng vẫn có thể phân biệt được đâu là người
chết do bom đạn, đâu là người chết do bị trả thù, thảm sát với những cái
chết do bị cuốc xẻng đập đầu, bị trói tay bằng dây kẽm, bị chôn sống…
Chưa kể bao nhiêu câu chuyện của những nhân chứng sống kể lại cách người
thân của họ bị phe “cách mạng” bắt đi mất tích hay xử tại chỗ ra sao,
như bài viết của Bà Nguyễn Thị Thái Hòa, kể về vai trò của Hoàng Phủ
Ngọc Phan, em trai của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trong cái chết của ông
nội bà và 3 người anh trai mà bà tận mắt chứng kiên và tuyên bố “Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết. ("Nguyễn Thị Thái Hòa, nhân chứng sống trong đợt thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế”, Tiếng Dân).
Ông Nguyễn Đắc Xuân kêu gọi hãy “minh oan cho những người bị xử lý oan, cảm thông cho những người đã chết trong Tết mậu thân vì bất cứ lý do gì.” Nhưng
thực sự nói như nhà thơ Thận Nhiên “NHỮNG NẠN NHÂN BỊ GIẾT CÓ THẬT SỰ
CẦN KẺ ĐÃ GIẾT MÌNH MINH OAN, GIẢI OAN CHO HAY KHÔNG?” Hay điều họ cần
là lịch sử phải được viết lại đúng sự thật, những kẻ có tội phải được
chỉ rõ cho dù còn sống hay đã chết, và nhà nước này phải công khai thừa
nhận tội ác của mình.
Kết luận, chỉ với hai ví dụ là ông Nguyễn Đắc Xuân và ông Hoàng Phủ Ngọc
Tường, người ta đã thấy họ vẫn chưa thành thật, trung thực, một phần do
cái nhìn, quan điểm của họ về cuôc chiến VN nói chung và sự kiện Mậu
Thân nói riêng vẫn không thay đổi sau 50 năm, dù họ thừa nhận có những
“sai lầm”, có những người bị giết oan. Đối với từng cá nhân mà còn khó
thay đổi đến thế, nói gì đến đảng cộng sản.
Đảng và nhà nước cộng sản sẽ không bao giờ thừa nhận bất cứ cái sai nào
hay tội ác nào cùa họ cả, chỉ có ai ngây thơ mới tin như vậy. Cho nên
trước khi “mơ” đến ngày đảng cộng sản thừa nhận mọi sự dối trá, mọi sai
lầm, mọi tội ác…đã gây ra cho đất nước này, dân tộc này thì từng cá nhân
con người cụ thể, nhất là những người có tên tuổi, hãy dũng cảm thừa
nhận cái phần trách nhiệm của mình trước, nhất là khi mình không còn
sống được bao lâu nữa. Còn nếu vẫn cứ ngụy biện, cố chấp, thừa nhận nửa
vời, tiếp tục sử dụng tên tuổi, sức ảnh hưởng của mình để góp phần vào
việc tuyên truyền, chạy tội cho CS, bóp méo lịch sử, thì tội càng chồng
tội, nghiệp càng thêm nặng.
THƯ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Thư Mậu Thân của Hoàng Phủ Ngọc Tường: ‘Lời xin lỗi chưa trọn vẹn’
RFA
2018-02-13
2018-02-13
Toàn bộ nội dung cũng như hình ảnh của lá thư ‘Lời cuối cho
câu chuyện quá buồn” được nhà văn Nguyễn Quang Lập đăng tải trên trang
cá nhân của ông, cùng với những tài liệu tham khảo chi tiết về tất cả
những bài báo viết về biến cố Mậu Thân 50 năm trước. Đặc biệt có thêm
một phần nội dung khác, gọi là “Đôi lời của Nguyễn Quang Lập”.
Tài liệu:
Trong đó, ông thể hiện rõ niềm tin của ông về sự vô can của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trong cuộc thảm sát Mậu Thân 1968. “Tôi tin anh Tường không dính líu gì đến Mậu thân Huế 1968, dính líu tới cuộc thảm sát lại càng không.”
Đây cũng chính là lý do ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đề cập ngay phần đầu
của lá thư, viết rằng: “Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ
không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968.”
“Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt
Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một
nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.”
Qua bài chia sẻ của mình, nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết ông đã
rất bế tắt trong việc giải toả tội trạng cho Hoàng Phủ Ngọc Tường về nội
dung chia sẻ trong đoạn video phỏng vấn năm đó. Cho đến chiều ngày 23
tết, tức ngày 08/02/2018, ông nhận được lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” do ông Tường nhờ đăng hộ.
Tôi không còn gì để nói thêm nữa. Tôi không muốn nói về chuyện này nữa. Tôi muốn chấm dứt chuyện này. - Nhà văn Nguyễn Quang Lập
Ngay sau khi lá thư Mậu Thân của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường được nhà
văn Nguyễn Quang Lập công bố, đã có rất nhiều phản ứng từ dư luận nhằm
phản hồi nội dung lá thư và cả với phần chia sẻ của nhà văn Nguyễn Quang
Lập. Điều này được ông xác nhận là ông biết trước sự việc sẽ diễn ra
như thế.
Tuy nhiên, ông từ chối bình luận thêm nữa vì muốn chấm dứt câu chuyện về lá thư.
“Tôi không còn gì để nói thêm nữa. Tôi không muốn nói về chuyện này nữa. Tôi muốn chấm dứt chuyện này.”
Nội dung thư chưa đúng
Khi được hỏi về tâm ý trong lá thư ấy, một người được biết đến là
nhân chứng lịch sử của trận Mậu Thân năm đó, Linh mục Phan Văn Lợi cũng
cho rằng ông Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn đính chính lại nội dung trả lời
phỏng vấn cho bộ phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” với tư
cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968.
Trong lá thư, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận những chi tiết ông
nhắc đến trong bộ phim là không sai, nhưng sai ở chỗ người chứng kiến
chi tiết đó không phải là ông, mà là ông ghe những người bạn kể lại.
Ông viết: “Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.”
Cụ thể hơn, Linh mục Phan Văn Lợi cho biết có những chi tiết khác
không đúng sự thật trong nội dung lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường.
“Thư đó nói rằng đã dội bom 1 cái bệnh viện gần Đông Ba và có 200
người chết. thời đó tôi đã 17, 18 tuổi rồi. Tôi biết rằng cả cái khu
Đông Ba đó không có cái bệnh viện nào lớn cả. Khu Đông Ba đó là 1 cái
chợ sát bên bờ sông. Bệnh viện là bệnh viện Huế, bệnh viện Quân đội
Nguyễn Tri Phương. Đó là điểm thứ 1.
Điểm thứ 2 là ngay năm 1968, sau biến cố đó tôi có nghe nhiều linh
mục giáo xứ của tôi trong chủng viện nói với tôi ông Hoàng Phủ Ngọc
Tường từng ngồi ghế Chánh án Toà án nhân dân. và sau đó tôi cũng đọc
được nhiều tài liệu là ông Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế Toà án nhân dân
tại thành phố Huế trong biến cố tết Mậu Thân.”
Ông này cũng chỉ là 1 hạt cát trong dòng chảy của người Cộng sản tạo ra. Không phải những tội lỗi nhỏ của họ mà có thể tạo ra một dòng thác lũ. - Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức
Và đặc biệt hơn, ở 1 góc độ khác, Linh mục Phan Văn Lợi nhận thấy 1
vấn đề khác chưa được nhắc đến trong lá thư, mà ông cho rằng đó mới
chính là cốt lõi của sự sám hối. Ông nói:
“Cả 1 quá trình dài đi theo Cộng sản, cho đến bây giờ ông đã thấy
bộ mặt của Cộng sản, nhưng ông không hề tỏ ra 1 thái độ đối với lý tưởng
sai lạc mà ông ta đã đi theo. Ông chỉ nhận lỗi là dùng đại danh từ
‘tôi’. Ông không có thái độ thích hợp và chỉ xin lỗi cho chuyện giết oan
mà thôi. Trong khi đó chính chế độ Cộng sản là 1 tội ác cho dân tộc,
gây biết bao tang thương cho đất nước, không chỉ trong vụ Mậu Thân mà
cho đến tận hôm nay.”
Nhận xét về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong biến cố Mậu Thân
nói riêng và trong chế độ Cộng sản nói chung, nhà triết học, nhà phê
bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, từ Hà Nội, cũng có nhận xét tương tự.
“Ông này cũng chỉ là 1 hạt cát trong dòng chảy của người Cộng sản
tạo ra. Không phải những tội lỗi nhỏ của họ mà có thể tạo ra một dòng
thác lũ.”
Khi ngôn từ, tâm ý, cách hành văn trong lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc
Tường khi được trưng ra công luận thì không tránh được những mổ xẻ,
phân tích đúng sai. Luật sư Lê Công Định có ngay bài viết chỉ ra những
chi tiết ông cho là không đúng. Trong đó, ông nhắc đến việc ông Tường
dùng chữ “quân nổi dậy” để đổ lỗi cho người dân địa phương ở Huế.
Linh mục Phan Văn Lợi tuy cũng thừa nhận ông Tường có sự sám hối khi
nói rằng “quân nổi dậy đã giết oan’, nhưng cũng như luật sư Lê Công
Định, ông phản đối việc cho rằng đó là “quân nổi dậy”. Ông nói:
“Chúng ta đừng quên là không phải ‘quân nổi dậy’mà là các cán binh
cộng sản miền Bắc được sự phối hợp của các Việt cộng nằm vùng ở miền
Nam để giết dân, chứ không phải cuộc nổi dậy của nhân dân.”
Ông kết luận đó không phải là sự sám hối chân thành.
Và đối với ông, đó là lời xin lỗi chưa trọn vẹn.
Chúng ta đừng quên là không phải ‘quân nổi dậy’mà là các cán binh cộng sản miền Bắc được sự phối hợp của các Việt cộng nằm vùng ở miền Nam để giết dân, chứ không phải cuộc nổi dậy của nhân dân. LM Phan Văn Lợi
Tha thứ hay không thể quên?
50 năm, thời gian ghi đậm 1 đời người. Khi biến cố Mậu Thân ở Huế
1968 đã được lịch sử gọi là nỗi tang thương lớn của cả dân tộc thì liệu 1
lá thư với nội dung được cho là sám hối sau 50 năm có đủ để xoá nhoà
hay không? Đặc biệt là hàng năm, có những lễ hội mừng chiến thắng vẫn
diễn ra trên đất nước.
Facebook Ngô Trường An, cũng là một nhân chứng của Huế 1968 viết rằng:
“Tôi đã quên mọi chuyện dần theo thời gian. Nhưng hàng chục năm
gần đây thì không sao quên được nữa! Họ buộc tôi phải nhớ về quá khứ đau
thương đó. Hằng năm, họ cho người đăng báo hoặc lên sóng nhắc lại
chuyện Mậu Thân. Họ thanh minh cho mình, nhưng không chứng minh cho
những người chết tức tưởi kia bị tội gì. Thậm chí, họ còn tổ chức ăn
mừng trên hàng chục vạn xác người đã ngã xuống. Như thể họ xem tiêu diệt
được hàng vạn người kia là thành tích hào hùng của họ. Vậy thử hỏi,
những vong hồn chết oan ức kia liệu có siêu thoát được không và những
người trong cuộc bị tan gia bại sản có quên đi được không?”
Sau khi nhà văn Nguyễn Quang Lập công bố lá thư “Lời cuối cho câu
chuyện quá buồn”, trả lời truyền thông hải ngoại, ông có chia sẻ rằng:
"Thời này nên chia sẻ, thông cảm với nhau là chủ yếu. Nếu không thì vĩnh viễn không bao giờ có chuyện hòa hợp."
"Qua chuyện công bố thư của ông Tường, tôi thấy tình hình này khó hòa hợp lắm."
Phản ứng của dư luận trong những ngày qua đã có thể cho thấy hoà hợp
là dễ hay khó. Hay nói 1 cách khác, “Dải khăn sô cho Huế” vẫn đọng mãi
trong ký ức của người dân đất thần kinh, không thể xoá nhoà. Những gì họ
chia sẻ đã nói lên, để nhận được sự tha thứ, không có gì khác hơn, đó
là minh bạch:
“Xin hãy để yên cho chúng tôi được quên đi quá khứ! Xin hãy tưởng
niệm và nguyện cầu cho hàng vạn đồng bào vô tội chết tức tưởi để vong
hồn họ sớm được siêu thoát. Xin hãy một lần minh bạch công bố do đâu và
vì sao lại có biến cố Mậu Thân. Chỉ một lần thôi để rồi quên đi tất cả.”
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Cuối năm nghe chơi một CD nhạc tết
Tưởng Năng Tiến (Danlambao) –
"Chiều nay, chiều cuối năm, ở một góc trời xa, tôi ngồi ghi lại những ý
nghĩ lan man vụn vặt để gửi bạn đọc chơi – sau khi nghe hết một CD nhạc
trong quán vắng, bắt đầu từ bản Hoa Xuân của Phạm Duy, đến bản cuối
cùng (“Xuân Này Con Không Về”) của Trịnh Lâm Ngân"...
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn...
Nếu thực sự có mùa xuân êm đềm, và tươi thắm tới cỡ đó mà bạn vẫn chưa
hài lòng thì xin nghe thêm vài câu nhạc nữa – cũng từ bản “Hoa
Xuân,” của Phạm Duy:
Có một chàng thi sĩ miền quê
Hái bông hoa trao người xuân thì
Có một bầy em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón xuân về...
Tôi dám cá là ngay cả vào Thời Trung Cổ, cũng không nơi nào có một
mùa xuân an bình và tươi đẹp đến như vậy. Mà Phạm Duy đâu phải
là người thuộc Thời Trung Cổ. Vậy chớ thằng chả kiếm ở đâu ra
một mùa xuân (vào thời đại chúng ta) mà thái hòa và an lạc dữ vậy
cà?
Thiệt nó đẹp như mơ vậy đó nha. Và sao tui nghi là ổng đã nằm mơ (thiệt)
quá hà. Chớ giữa chúng ta, nhất là những kẻ sinh trưởng ở miền Nam Việt
Nam, có mấy ai đã từng nhìn thấy cái đê. Bờ đê trần trụi vắng hoe
cũng khỏi có luôn, nói chi đến “một bầy em bé... hát câu i tờ đón xuân
về” – vào một buổi chiều xuân nào đó, đã xa lắc xa lơ – trên bờ đê lộng
gió!
Còn chuyện “có một chàng thi sĩ miền quê, ngắt bông hoa trao người xuân
thì” (... ôi thôi) nhắc đến làm chi cho nó thêm buồn. Tìm đâu ra
(nữa) một thằng cha làm thơ dễ thương và hiền lành đến thế?
Tui nói vậy bạn dám cãi lắm nha. Bạn dám sẽ đưa Nguyễn Bính ra làm bia
đỡ đạn, với lý do “ổng là thi sĩ miền quê cuối cùng” của thời đại chúng
ta. Tệ hơn nữa, bạn còn dám mang những bài thơ lục bát (đã được “phóng
ảnh treo tường” để bán) của Nguyễn Duy ra để hù tui nữa – không
chừng?
Xin lỗi bạn chớ, cỡ Tú Xương đây mà cũng đã có lúc phải ứa lệ – rấm rứt
khóc thầm (dám bằng tiếng Pháp) vì nạn đô thị hóa, đây nè:
Sông kia giờ đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ giồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng ai gọi đò...
Xá gì Nguyễn Bính, nói chi tới cỡ Nguyễn Duy. Tóm lại, tui tin rằng
Nguyễn Khuyến mới đích thực là thi sĩ miền quê cuối cùng của dân tộc
Việt Nam:
Tháng Giêng hai mươi mốt chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không
Dở giời mưa bụi còn hơi rét
Nếm rượu tường đền được mấy ông
Chớ còn mấy trự làm thơ (lóc nhóc) sau này đều đã bị đô thị hóa, đã
“phong sương mấy độ qua đường phố” hết trơn rồi – theo như cách nói của
Sơn Nam. Và tôi ngại nhất là cái kiểu bụi đời (ướt át) của ông Thế Lữ:
Rũ áo phong sương trên gác trọ
Ngắm nhìn thiên hạ đón xuân sang
Cái gác trọ này – tôi bảo đảm – nằm ở Hà Thành, vào cuối thập niên ba
mươi hay đầu bốn mươi gì đó. Thêm cái kiểu cách “rũ áo phong sương” đủ
khiến chúng ta hình dung ra được cả đám Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Xuân
Diệu, Huy Cận... đã sống cải lương chết mẹ đi rồi. Đâu còn “thi sĩ miền
quê” nào nữa, mấy cha?
Đô thị hóa, tất nhiên, không phải chỉ xảy ra ở Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường. Không tin, cứ đọc Nguyễn Bính mà xem:
Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Đã mấy mùa xuân én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa mận nở
Riêng ta với người buồn lắm thay
Bạn thấy chưa: lại thêm hai ông nhô con bỏ nhà “dzô” Nam, thuê gác trọ,
sống giữa Sài Thành Hoa Lệ. Mà đi giang hồ chút đỉnh vậy là phải chớ.
Chính quê hương của Nguyễn Bính cũng đã nhiễm bụi thị thành từ lâu rồi,
còn nấn ná ở đó làm chi cho mụ người ra:
Hoa chanh mọc ở vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình dân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hoa đồng cỏ nội bay đi ít nhiều...
Coi: nàng mới ra tỉnh về (có chút xíu hà) mà hoa đồng cỏ nội đã bay đi
mất liền một mớ. Lỡ mà “ẻm” ghé chơi Hà Nội hay Hải Phòng (chậm lắm) ba
đêm kể như rồi, còn gì là “người xuân thì” theo tiêu chuẩn “chân quê”
nữa, đúng không/
Bạn hết cãi chưa/ Dù bạn đã tắt đài, tôi biết bạn vẫn còn ấm ức vì cái
giọng điệu hoài cổ cực đoan và (hơi) quá khích của tui từ khi đặt bút
xuống cho tới bây giờ – phải không nào?
Đừng có nghĩ bậy bạ như vậy, mang tội chết à nha, cha nội. Coi: cuộc
tình dấm dớ của một anh thi sĩ miền quê với một cô gái xuân thì – hay
hình ảnh một bờ đê lộng gió, với bầy em bé tung tăng, hát câu i tờ, vào
buổi chiều xuân có nắng vàng hanh nào đó – hoàn toàn và tuyệt đối
có liên quan, dính dáng gì tới tui đâu. Cớ sao tôi lại hoài cổ chớ/ Đây
là chuyện riêng của... Bà Huyện Thanh Quan hay (cùng lắm) là của ông nội
hoặc của ông già
tôi thôi hà.
Mà hoài cổ, theo tôi, là thứ tình cảm hơi khó hiểu. Làm sao chúng ta có
thể yêu mến hay ngưỡng mộ một thời đại mà mình tuyệt đối không có dính
dáng gì tới nó/ Hoài vọng hay hoài cảm, có lẽ, dễ hiểu và phổ biến hơn.
Mọi người, khi bắt đầu luống tuổi, hẳn đều thấy tiếc nuối ít nhiều
khoảng ấu thơ hay niên thiếu của mình – dù chúng ta sinh ra và trưởng
thành ở bất cứ đâu.
Dù vậy, tôi vẫn lậy Trời cho bạn đừng xui tới cỡ là sinh ra ở miền Bắc –
vào khoảng thập niên 1940, 50 hay 60 – và cứ phải sống mãi ở nơi đó cho
đến bây giờ. Tuổi thơ và tuổi trẻ của bạn – tất nhiên – cũng đẹp, cũng
thơ mộng vậy; tuy nhiên, tôi tin là nó sẽ đẹp hơn, mộng mơ hơn (chút
đỉnh) nếu Bác và Đảng đừng xía vô cuộc đời bạn quá nhiều – như họ vẫn
cứ thích làm như thế, từ hơn nửa thế kỷ qua.
Còn nếu bạn sinh trưởng ở miền Nam thì đỡ mệt biết chừng nào mà nói. Sẽ không ai bắt bạn phải đeo khăn quàng đỏ và đi nhặt
Tưởng Năng Tiến
rác để hoàn thành kế hoạch nhỏ. Bạn cũng được miễn cái vụ “thay trời làm
mưa” hay “nghiêng đồng cho nước chảy ra ngoài” và bạn được tự do đi
biểu tình “đả đảo” hoặc chửi rủa bất cứ thằng cha hay con mẹ (cà
chớn) nào mình không thích.
Trong một hoàn cảnh sống tương đối dễ thở như thế (và nếu bạn lại sống
trong một thành phố ở cao nguyên) thì nhìn thấy “xuân về trên bãi cỏ
non” (kể như) là chuyện nhỏ thôi. Điều đáng tiếc là những ngày tháng an
lành, phẳng lặng đó không kéo dài lâu.
Đến khoảng cuối thập niên năm mươi, theo trí nhớ non nớt của tôi, trong
không khí an bình của miền Nam thoang thoảng đã có mùi vị chiến tranh –
qua những bản nhạc tâm lý chiến (thường được hát ở phòng trà và nghe ra
hơi nhiều kịch tính) của những ông nhạc sĩ quân đội, như bản “Phiên
Gác Đêm Xuân” của Nguyễn Văn Đông chả hạn:
Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chờ xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Nào ngờ đâu hoa lá rơi...
Trời đất, đơn vị bạn đụng địch, “súng xa vang rền” mà Nguyễn văn Đông
vẫn đang mơ ngủ. Không hề nghe ổng ban lệnh ứng chiến hay kế hoạch cứu
viện gì hết trơn hết trọi; đã vậy, sau khi tỉnh giấc, ổng bắt đầu... mơ
mộng:
Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Và ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thương...
Thiệt tình, ổng làm đảo ngược binh pháp hết trơn. Người ta thì cư an tư
nguy còn ổng thì cư nguy tư an. Những sĩ quan cao cấp trong quân đôi
miền Nam, như đại tá Nguyễn văn Đông, chắc có hơi nhiều; bởi vậy – chỉ
chừng mười năm sau – năm 1968 thì súng AK của Trung Cộng và Tiệp Khắc nổ
thiệt, và nổ khắp bốn mươi tỉnh lị và thành phố của miền Nam (kể luôn
thủ đô Sài Gòn).
Cũng từ đây, chiến tranh lan vô thành phố. Nay, “plastic” đặt nổ “lầm”
chỗ này; mai, hỏa tiễn 122 ly rơi “lộn” vô chỗ khác. Và dù vậy, xã hội
miền Nam vẫn cứ vui như tết – khi Tết đến.
Nếu so với miền Bắc – nơi mà vì “hoàn cảnh đất nước khó khăn” nên chỉ có
quí vị ủy viên trung ương đảng CSVN uống rượu mừng xuân, thay cho cả
nước – người dân miền Nam hoàn toàn bình đẳng trong chuyện đón xuân. Cứ
nghe bản “Ly Rượu Mừng” của Phạm Đình Chương là đủ biết:
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Á... a... a... a
Nhấp chén đầy vơi chúc người người vui
Á... a... a... a
Nhấp chén đầy vơi chúc người người vui
Á... a... a... a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
Rót thêm tràn đây chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đường
Chiến đấu công thành
Sống cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
Á... a... a...
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Nào cạn ly mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca chấm phá tô nên đời mới
Bạn hỡi vang lên lời hứa thiêng liêng
Chúc non sông hào bình hòa bình
Ngày máu sương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình dâng phơi phới
Coi: nẫy giờ mới chừng mười phút mà mỗi người đã uống đâu cỡ chục ly: ly
tặng anh nông phu, ly chào anh công nhân, ly mừng ông thương gia, ly
mừng người nghệ sĩ... Chưa đã, còn thêm vài “chén quan san” để “chúc
người binh sĩ lên đường” nữa. Thiệt, vui còn hơn tết và cả nước (chắc
chắn) đều “xỉn” thấy mẹ luôn!
Thỉnh thoảng mới có vài chiến sĩ say mê chiến đấu (hay đãng trí)
đến độ quên luôn cả nhậu, và nhất định “Xuân Này Con Không Về”:
Con biết không về mẹ chờ em trông
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lớp trai hùng chào xuân chiến trường
Không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này không về...
Những chàng “trai hùng chào xuân chiến trường” như thế, tiếc thay,
không nhiều và cũng không mấy khi được giữ những chức vụ cao trong
quân đội. Điều đáng tiếc hơn nữa là trong cuộc chiến tự vệ vừa qua,
quân dân miền Nam đã áp dụng một chiến lược (rất) sai lầm. Thay vì “vui
nhiệm vụ không quên xuân” thì họ đã làm ngược lại là “vui xuân nhưng
không quên nhiệm vụ”. Nói cách khác “vui xuân” mới là chuyện chính, còn
“nhiệm vụ” chỉ là chuyện phụ (và là chuyện nhỏ) thôi!
Cùng lúc – ở miền Bắc Việt Nam – khi Tết đến (sau khi nghe chủ tịch
nước, chủ tịch quốc hội, tổng bí thư, thủ trưởng ban ngành, đơn vị...
chúc tết xong) là mọi người đâm bổ đi “tranh thủ làm việc gấp hai” để
“thi đua lập chiến công dân đảng.” (Đ... mẹ chơi vậy ai chơi cho lại,
mấy cha!)
Cuộc chiến Bắc Nam chấm dứt ra sao, vào mùa Xuân năm 1975, mọi người đều
biết (và đều tiên đoán được). Từ đó, nhân dân hai miền đều chỉ còn được
nghe một bản nhạc xuân duy nhất: Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh
quang vinh, ôi đẹp biết bao, biết mấy tự hào. Sài Gòn ơi cả nước vẫy tay
chào...
Cũng như bạn, tôi chịu không nổi cái loại nhạc (thổ tả) này nên đã vẫy
tay chào “thành phố Hồ Chí Minh quang vinh” để... ra đi – và đi hơi sớm.
Từ đó đến nay đã quá một phần tư thế kỷ. Hơn ba mươi lăm năm qua biết
bao nhiêu là nước sông, nước suối, nước mương, nước rãnh... đã ào ào
chảy qua cầu (và qua cống)/
Chiều nay, chiều cuối năm, ở một góc trời xa, tôi ngồi ghi lại những ý
nghĩ lan man vụn vặt để gửi bạn đọc chơi – sau khi nghe hết một CD nhạc
trong quán vắng, bắt đầu từ bản Hoa Xuân của Phạm Duy, đến bản cuối cùng
(“Xuân Này Con Không Về”) của Trịnh Lâm Ngân.
Nhạc xuân gì mà nghe buồn quá má ơi!
CÁNH DÙ LỘNG GIÓ * SAU 42 NĂM LÒI ĐUÔI CÁO
SAU 42 NĂM CSVN LÒI ĐUÔI CÁO
CÁNH DÙ LỘNG GIÓ
Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Đúng
vậy, trước 1975 những từ hoa mỹ mà đảng CSVN hay dùng để mỵ dân Bắc và
đám MTGPMN là "chúng ta đi chống Mỹ cứu nước", "giải phóng cho đồng bào
miền Nam thoát khỏi sự đọa đày kìm kẹp của Mỹ Ngụy", hay "chúng ta phải
quyết tâm thống nhất đất nước".
Những từ này được HCM và đảng của ông ta tuyên truyền hằng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đến nỗi người dân miền Bắc thậm chí cả
cái đám MTGPMN nghe lời đường mật của HCM và đảng CSVN đã ăn phải bả,
lao vào cuộc chiến như những con thiêu thân bay vào ngọn lửa để rồi đám
thanh niên chui rúc trong rừng sâu nước độc mang thân phận sinh Bắc tử
Nam. Đám MTDTGPMN thì hy sinh cho một chủ nghĩa vô loài, cuối cùng chẳng
được gì ngoài sự im lặng rút lui vào bóng tối khi sau ngày giải phóng
CSVN đã quăng ngay lá cờ nửa đỏ nửa xanh của MTDTGPMN vào thọt rác mà
không ai dám hó hé gì, chỉ có thượng tướng Trần Văn Trà tư lệnh các lực
lượng quân giải phóng MNVN góp ý nhưng bị phản đối và cho về vườn hưởng
thú vui điền viên với vợ con.
Đồng tiền VNCH bị đổi cho phù hợp với chế độ mới nhưng thực tế là cướp
tiền trắng trợn của người dân VN cũng không nói làm gì, nhưng đồng tiền
mã riêng của MTDTGPMN cũng bị đồng hoá để xí xoá và xài chung một đồng
tiền gọi là thống nhất cả nước, kế hoạch gian xảo này CSVN đã cố tình
gạt 2 phe VNCH và phe MTDTGPMN qua một bên khi ký hiệp định đình chiến 4
bên tại Paris.
Trẻ con ngày xưa có câu: "Ăn gian nó giàn ra đấy", câu nói tuy đơn giản
và mộc mạc này cho thấy cái ranh ma mà bọn CSVN đã xử dụng đứa con rơi
MTDTGPMN xong chuyện thì rút ván qua cầu, quăng luôn đứa con rơi
MTDTGPMN xuống sông "mackeno" mặc kệ nó.
Cả nước VN bây giờ hình như đã quên hẳn cái mỹ từ "chuyên chính vô sản" của đảng CSVN khi mới thành lập.
Sau 30/04/1975 vào miền Nam thì các cán bộ cao cấp cho tới lính bộ đội
kẻ chở xe, người khuân vác mọi thứ đồ dùng "bát mẻ, chiếu rách" của dân
Sài Gòn bị Mỹ Nguỵ kìm kẹp về hết miền Bắc. Cái vụ này là hơi ngộ à nha,
khi tuyên truyền ngoài Bắc là vào giải phóng cho đồng bào miền Nam
thoát khỏi ách cai trị dã man của Mỹ Nguỵ, hay đồng bào miền Nam rất khổ
sở từ cái bát mẻ cũng không có mà ăn, cái chiếu rách không có mà nằm,
nghe như có vẻ tình nghĩa lắm nhưng thực tế đã cho thấy mọi lời kêu gọi
của đảng CSVN đều là giả dối, giả dối đến mức trơ trẽn.
Đúng là khi CSVN vào miền Nam thì người dân sống với cái bát sứ và cái
chiếu lành của đảng CSVN ban cho hết siết nên đã thi nhau tìm đường
xuống biển mặc cho sóng to gió lớn, mặc cho cướp biển hoành hành, mặc
cho lũ cá Mập chờ mồi để đớp, cứ hè nhau kiếm đường vượt biên bằng đủ
mọi cách, kẻ xuống tàu ra biển, người đi đường bộ qua Lào hoặc Cambodia,
Có một người nhái VNCH cũ còn giữ được nguyên đồ nghề đã lặn ra sông
lớn kiếm tàu buôn xin đi tỵ nạn và được tàu ngoại quốc cho lên theo,
thậm chí có người còn nghĩ ra kế độc là tìm cho ra 2 cái ruột xe máy cày
loại lớn cột chỗ ngồi đàng hoàng đuôi có chiếc dù lái gió, đợi tối bơm
khí hơi vào 2 người cắt dây cho bay, hên là bay vào không phận của Nhật,
tụi Nhật cho máy bay lên áp tải hạ cánh xuống đất và nhận luôn 2 người
này cho định cư tại nước Nhật luôn, hình như 2 người đều là lính Không
Quân VNCH.
42 năm đã trôi qua bây giờ cái lý tưởng trước đây HCM đã chôm nguyên văn
bản tuyên ngôn độc lập của đế quốc Mỹ đọc ở quảng trường Ba Đình, tuyên
bố là mọi người đều có quyền bình đẳng, có quyền tự do nhưng thực tế
như thế nào ai cũng biết.
Có tự do không hay đi đâu cũng phải trình báo khi tới nơi cư trú, có tự
do không khi xuất ngoại phải coi lý lịch rồi mới được cấp giấy thông
hành, có tự do không khi các tôn giáo hở ra muốn làm gì đều phải được sự
chấp thuận của ban tôn giáo từ cấp tỉnh trở lên, lễ nào lớn của các tôn
giáo đều có an ninh lảng vảng theo dõi thoắt ẩn thoắt hiện như những
bóng ma lén lút.
Muốn mua bán nhà ư? Phải có cò thì mới nhanh được còn không thủ tục rất
là nhiêu khê, lo xong quẻ này còn quẻ khác, chán chê cũng chưa xong
việc. có tiền đưa cho cò thì mọi việc êm xuôi trót lọt và nhanh chóng có
giấy tờ đầy đủ.
Người dân bị xỏ mũi quen rồi nên vào cơ quan nào cũng phải bôi trơn, mà
bôi nhiều công đoạn cho tới công đoạn cuối chứ có phải một lần đâu, còn
không bôi trơn thì bánh xe nó kẹt cứng lăn hoài nó cũng chẳng buồn đi cứ
ỳ một chỗ.
Đảng nói: "Cán bộ là đầu tầu gương mẫu", nhưng gương mẫu đâu chưa thấy
toàn thấy hống hách với người dân quát tháo mỗi khi dân có việc gặp cán
bộ, nếu biết tuồn phong bì cho khéo thì cán bộ đổi giọng ngọt sớt.
Vào những thành phố trên toàn quốc thử xem, hễ cứ nhà cao hay biệt thự
sang trọng là in như rằng chủ nhân của nó lại là những đầy tớ nhân dân
liêm chính cái mỏ, đôi khi túi không tiền lương tháng chưa lãnh, nhưng
ký một chữ thì tậu xe sang.
Đất nước đã thống nhất tức là không còn đối thủ, nhưng các đặc khu có
người Tàu đều không cho ai ra vào, thậm chí khu vực thường xuyên đánh
bắt cá của Ngư Dân cũng bị cấm nghiêm lạng quạng gặp Tàu Cộng thì coi
như toi mạng.
Như thế trước đây đảng CSVN tuyên truyền là người CS phải chuyên chính
vô sản, nghĩa là không có tài sản thậm chí là bần cố nông mới đúng
nghĩa, nhưng bây giờ cứ nhìn cán bộ nhà cao cửa rộng, ngồi xe sang, vào
các nhà hàng sang trọng để bàn chuyện làm ăn thì nghĩa của 2 từ vô sản
nó đã bị thất truyền từ lâu rồi, thay vào đó cán bộ bây giờ là đại tư
sản đỏ hay còn gọi là Mafia đỏ.
Tất cả những lời tuyên truyền trước khi cướp được miền Nam sau 42 năm đã
theo HCM xuống cõi âm ty xa vời không còn chế độ vô sản mà cán bộ đảng
CSVN từ lớn tới nhỏ đều là hữu sản hay đại hữu sản. Cái đuôi con Cáo đã
lòi ra hết, tham nhũng, ác với dân, làm tay sai cho giặc, cõng rắn cắn
gà nhà. Tiếc thay tới bây giờ VN còn quá nhiều người chưa tỉnh thức vẫn
ngậm bùa mê thuốc lú của cái đảng Cướp Ba Đình.
No comments:
Post a Comment