Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 September 2018

Tuesday, December 5, 2017


TRẦN QUÝ TRÂM * BUỒN VUI KHO ĐẠN

TRẦN QUÝ TRÂM 
BUỒN VUI KHO ĐẠN

 


Ai ở Đà Nẵng chắc cũng biết địa danh Kho Đạn. Thời kỳ Tây, kho dùng để chứa đạn, thời kỳ VNCH và sau này dùng để nhốt tù. Kho Đạn nắm trước mặt chợ Cồn, xung quanh là một bức thành kiên cố, chằng chịt dây kẻm gai, công an canh gác cẩn mật ngày đêm, ai yếu bóng vía đi ngang qua, nhất là ban đêm đều rợc tóc gáy. TrạI giam chia làm nhiều khu, khu B thuộc về hình sự. Trong phòng chu vi độ 4 mét vuông, hai bên là hai bục xi măng thay giường nằm, trời lạnh thì thấu xương, trời nắng, nhất là với cái nắng ác nghiệp của mùa hè Đà Nẳng thì mình như ở trong thùng chứa hàng bằng sắt Conex, mồ hôi mồ kê cứ thế mà nhể nhải.

Sau 1975, tôi xông đại vô Bệnh Viện Đà Nẳng làm việc độ một năm rồi mới bị bắt. Lần này khác với lần đi trình diện cải tạo ngày 30 tháng 4, chỉ có tập trung rồi lên xe đưa đến cải tạo ở các trại. Ngày tôi bị bắt, khoảng 30 công an đổ xe tới, vây quanh nhà. Một công an chỉa súng vào tôi và bắt tôi đứng im. Một công an khác đọc lệnh bắt. Tôi ngơ ngác, không biết mình bị bắt về tội gì. Cũng có thể vì mình khám chui không xin phép. 

Hay vì tôi “thiến”- vasectomy- hàng ngày quá nhiều, sai chánh sách nên bị bắt. Trước khi bị còng tay, giải ra xe, tôi xin phép công an bồng bé Dung, con gái út của tôi mới hai tuổi. Tôi bồng độ một phút, rồi nắm tay vợ tôi nghẹn ngào. Chuyến này đi có vẻ dữ hơn lành. Tôi đinh ninh đi học tập chắc tối đa cũng vài tuần, rồi sẽ trở về. Nên trong balô tôi đem giấy bút và cả mấy quyến sách triết lý Mác-Lê nữa trời.


 Công an dẫn tôi ra xe, rồi chở tôi vô Kho Đạn. Tôi ngao ngán nhìn quanh đường, nào phố xá, chợ búa thật tiêu điều. Sao số phận mình quá hẩm hiu! Tôi là người ở lại làm việc không biết mệt mỏi trong hơn một năm trời. Chẩn bệnh- Mổ xẻ liên tục- Chưa bao giờ cảm thấy mình lầm lổi một điều gì. Thế mà, ngày hôm nay, ngồi trong xe tù, hai tay bị còng. Thật tình chẳng biết mình bị tội gì ?!

Vô trại giam Kho Đạn, việc trước tiên là qua khâu gặp bà Giám Thị Trưởng. Bà này, sau khi lục tung các đồ dùng trong balô của tôi, nào mì gói, đường, muối… Bà thấy tôi đem sách vở nhiều, bà hỏi: “Anh đem sách vở làm gì mà nhiều thế?”. Tôi trả lời: “Tôi đi học tập, một vài tuần rồi cũng về”. Bà nói : “Các anh này ngây thơ quá! Anh đi ở tù rồi đấy nhé, đem mấy thứ đó về đi”.

Vì hết phòng, tôi được đẩy vô phòng số 11. Phòng này nổi tiếng về kỷ luật sắt. Thành phần tù được coi như là nguy hiểm về hình sự, đa số trốn trại cũng 5, 7 lần. Đi qua các phòng, tôi thấy các anh như BS Thái Thanh, BS Châu (khoa nội), BS Hậu (tai, mũi, họng) và nhiều người quen nữa. Các anh quần áo xốc xếch, vẻ mặt bơ phờ, đang đu lên các thanh sắt của khung cửa sổ, chẳng khác gì mấy chú khỉ trong sở thú. 

Các anh bị bắt trước tôi một ngày. Tôi đặt chiếc balô trên sân xi măng ngao ngán nhìn quanh. Thật là một cảnh tượng hãi hùng. Hàng mấy chục người ở truồng, người ghẻ lở mùi hôi không thể tưởng tượng nổi. Đó là những bộ xương biết đi, chỉ có hai con mắt là mở to sáng rực. Chúng nhìn tôi trừng trừng: “Ê, lính mới hả? Có đường cho tụi tao không? Cất dấu? biết tay tụi tao!? Rồi chúng xông lại, lục lọi balô tôi vung vãi. 

Một tên tìm được bịch đường, cười lên hô hố rồi bỏ mấy miếng đường vô miệng nhai ngấu nghiến. Đúng là mình sa vào địa ngục mà chúng nó là lủ quỷ đói. Có đứa moi ra nào sách vở, giấy bút… nó cười lên hăng hắc. “Bộ ông anh, đem sách vở vào tù để dạy tụi tôi học à?” Tôi ngây thơ: “ Dạ, họ cho tôi vô đây học độ một tuần rồi về”.

 Cả bọn cười ồ lên: "À, nó đi ở tù mà không biết”. May mắn cho tôi, trong đám quỷ sống đó, có một tên mặt mày đanh ác, ốm tong teo, thân hình ghẻ lở có nhiều vết xăm loang lổ. Hắn nhìn tôi trừng trừng: “Ai như BS Trâm phải không?” Tôi nói phải. Hắn rú lên: “Trời ơi! Ông Thầy của tao đây rồi. Sao ông Thầy cũng bị bắt vô đây. Tội chi rứa? 

Em là lính của ông Thầy đây. Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân ở Thượng Đức đó. Thầy nhớ không: bữa đó em bị thương lòi ruột. Ông Thầy mổ cứu em đó”. Tôi nói với hắn: “Tôi là Y Sĩ Trưởng Liên Đoàn. Tôi đi làm Bệnh Viện một năm rồi bị bắt vô đây”. Hồi nãy bà Quản Giáo trại có hỏi tôi can tội gì trước khi bà lăn tay, chụp hình va phát áo quần tù cho tôi. 


Tôi có trả lời “Tôi không biết”. Bà hỏi thêm: “Vậy anh cấp bậc gì?”- Tôi là Thiếu Tá, nhưng lon chưa về- nên tôi trả lời: “Dạ, Đại úy Bác Sĩ”. Bà ta nói: “Thế à?! Là đủ đi tù rồi đấy nhé. Làm Bác Sĩ mà cũng lên Đại Úy nữa!! Tù dài dài cưng nhé!!”

Tên Đại Bàng, lính của tôi, quay qua đám thủ hạ nói: “Đây là Ông Thầy của tao! Tụi bây lớ xớ, tao đánh bỏ mẹ. Nghe không!” Cả bọn nhìn tôi im thin thít. Thực ra, có lẽ vì tôi ở hiền gặp lành, nên lúc nào cũng gặp hên. Như lúc hành quân Hạ Lào, tôi ngồi trên cái mũ sắt trong một phi vụ tải thương của trực thăng Mỹ, viên đạn ở dưới đất bắn lên xuyên thủng cái mũ sắc mà tôi không hề hấn gì. Đến khi vô Kho Đạn lại có Đại Bàng che chở. Nhưng chưa hết, tôi lại gặp được một cứu tinh khác. Tôi gọi là “Thầy Lốc Cốc Tử”.

Buổi sáng đầu tiên trong Kho Đạn, sau một đêm thao thức ngủ không được, phần vì suy nghĩ trăm thứ chuyện, phần vì bị rệp cắn, vừa mới chợp mắt thì tôi bỗng choàng dậy vì nghe một tiếng rao lanh lãnh cất lên: “Ai đau răng, đau bụng hôn?”. Tiếng ai nghe thật quen, giọng Huế, nhìn kỹ lại thấy BS Hà Thúc Lễ (Trưởng Ty Y Tế Đà Nẵng) đi trước, cầm một cái đùi gõ lốc cốc vào cái chén nhựa, theo sau một anh y tá đeo một tráp thuốc. 

Có lẽ vì thói quen hay sao mà bước chân anh Lễ đi trước cùng nhịp với bước chân người đi sau; hễ anh Lể quay qua trái, thì anh đi sau cũng quay qua trái. Điệu đi rất nhịp nhàng, giống như cuộc diễn hành của Bộ Binh. Anh Lễ cất tiếng rao não ruột, buồn bã, tay vẫn gõ lốc cốc vào cái chén nhựa: “Ai đau đầu không?”

Tên Đại Bàng nằm cạnh tôi bỗng vùng dậy la lớn: “Bác Sĩ ơi! Tôi đái không ra mấy ngày, có thuốc chưa Bác Sĩ?” Anh Lễ dừng lại, ngó qua cửa sổ nói to: “Bệnh anh phải chữa trụ sinh mạnh, mà đây không có; chỉ có xuyên tâm liên (chữa đâu đầu) và viên rửa (chữa đau bụng) thôi”. Chợt nhìn thấy tôi, anh hỏi nhỏ: “Không biết sao, mà các anh vô đây nhiều lắm? Anh cần gì không, tôi gắng giúp anh một chút”.


 Tôi nói: “Anh coi cho tôi một quẻ, bao giờ được thả?”. Anh Lễ trả lời: “Tôi chỉ giúp anh mua ít mì gói thôi!”. Nói xong, hai người quay đi chỗ khác, tiếng gõ lốc cốc lại cất lên, lần này tôi mường tượng như tiếng rao “ Phởởở” của ông Cơ, buổi tối thường hay đẩy xe phở qua nhà tôi ở Huế, với cô con gái gõ tắc xịt trong đêm thanh vắng, khiến cầm lòng không đặng, tôi phải kêu lại, ăn một tô phở nóng ngon đáo để.

Thành thói quen, buổi sáng hễ nghe anh Lễ gõ lốc cốc là tôi choàng dậy, có bữa hai người vừa đi theo điệu xàng xê, vừa gõ dồn dập khi đi qua phòng tôi, tôi đoán anh thông báo có tin vui. Anh nháy mắt “Vợ anh ngày nay vô thăm nuôi đó”. Mà quả thật, vợ tôi vào thăm nuôi lúc buổi trưa. Tha hồ mà ăn, nào mì gói, đường Trung Quốc, ăn không hết, tôi chia cho các bạn tù. Ngày vợ tôi thăm nuôi là một ngày hạnh phúc nhất.

Một buổi sáng khác, lần này anh Lễ gõ lốc cốc theo nhịp cha cha cha. Hai người bước tới, bước lui, cái trap của anh y tá hôm nay đầy những thuốc là thuốc, cứ xoay qua xoay lại theo nhịp bước. Sau này tôi mới biết: anh y tá cũng là sư tổ trong các vũ trường. Chắc anh đi bộ, sực ngứa đôi chân, nên tập một vài động tác nhót cho vui. Nét mặt anh Lễ hôm nay thật vui. Anh thò mặt vào cửa sổ, nháy mắt: “Anh sắp được đưa lên trại rồi”. 


Anh đưa cho Đại Bàng mấy viên Sulfamid dặn dò kỷ lưỡng. Rồi tiếp tục khỏ nhịp đi qua các phòng khác. Tiếng gõ nhịp xa dần, bóng chiếc áo xanh đề hai chử “cải tạo” sau lưng của anh Lễ khuất qua hàng song sắt, đổi lại tiếng chưởi thề của tên Đại Bàng: “Mẹ kiếp! tao đái không được tụi bây ơi! thuốc dở ẹc- uống không hết bệnh?!!”

Sau đó ít tuần, tôi không nghe tiếng gõ của lốc cốc tử nữa. Có lẽ anh Lễ qua trại khác. Còn phần tôi, vì phải đắp chiếc chiếu toàn rệp và rệp, nên người tôi ghẻ ngứa đầy mình; Cả bọn tù gải sồn sột đêm lẫn ngày; khi công an đưa tôi lên trại giam An Điền, tôi dùng lưỡi dao mổ các nốt ghẻ, rồi tẩm teinture d’iode vào. Cháy cả da. Một tháng sau mới diệt được ghẻ. Thật là rùng mình nổi gai ốc.

Câu chuyện kể tiếp cũng ở trong Kho Đạn, là chuyện về “Mâm Trưởng” tức là tôi. Bửa cơm ở Kho Đạn rất thanh đạm. Tổ của tôi gồm 5 người. 4 bác sĩ là tôi, BS Điều, BS Toàn ở Hội An (Toàn nhỏ chớ không phải Vĩnh Toàn, anh của BS Vĩnh Chánh đâu!), BS Quyền và một thằng nhóc bị giam lâu ngày không ai thăm nuôi vì can tội ăn cắp. Bữa cơm gồm có cơm bo bo, phần nhiều là cơm cháy. 5 người có 5 tô canh toàn quốc nghĩa là toàn nước (nước pha muối với rau thập toàn). Tôi được giữ chức Mâm Trưởng. 


Tôi tự hỏi, tôi không có công trạng gì mà công anh lại cho tôi giữ chức cao vậy, chắc có lẽ vì tôi ăn ít như con gái? Đã là Mâm Trưởng thì phải chia cơm cho đều. Vì mấy lần trước, hễ khi chúng tôi mới cầm đũa, là thằng nhóc lùa một mạch, cơm canh, bo bo vào miệng nhanh như chớp, thành thử chúng tôi trở thành tiên ông. Một buổi họp có công anh tham dự, BS Quyền chịu không nổi đứng lên phát biểu: “Tôi ăn chậm, lần sau chia cơm cho đều”. 


BS Quyền lớn tuổi, lại cà lăm, ăn chậm không đủ no nên người trông phờ phạc. Đến phiên tôi chia cơm thì thật khó xử, vì bữa cơm nào cũng có mấy miếng cơm cháy đen to tổ bố và 5 tô canh toàn quốc. Tôi chia cơm thật đều, vì nếu không đều, 5 đôi mắt nhìn hau háu sẽ có ý kiến. Thằng nhóc đề nghị: nó húp 4 tô canh trước, để dành cơm cho chúng tôi ăn. 

Hai ngày sau đến phiên nó sẽ ăn luôn 5 phần cơm. Nó húp hết mấy tô rồi lăn ra ngủ. Sau khi chia cơm xong, mấy con mắt trợn trạc nhìn vào 4 phần cơm, bo bo nõn nà. Tôi hô to: “Nào bắt đầu ăn”. Như chớp, các bác dành hết 4 phần cơm. Riêng phần cơm cháy thì để lại. Lẽ dĩ nhiên, tôi phải ăn phần cơm cháy đó, vì tôi là Mâm Trưởng. Tôi ăn cơm cháy đến mấy tuần. Sau này lên trại cải tạo An Điền, bị mắt chứng táo bón kinh niên.

Đến phần 15 phút giải lao, cả bọn ào ào chạy ra cái giếng. Thành giếng bể một bên, nước đục ngầu. Vớ vội cái gàu, tôi múc nước giếng xối lấy xối để. Chao ơi là mát. Vừa tắm vừa tranh thủ vò mấy cái áo, không cần xà bông, miểng bớt hôi là được rồi. Nhưng vì cái giếng bị bể một bên, nước dơ ở ngoài chảy vào giếng. 

Đa số hình sự đều bị ghẻ lở. Tắm rồi nửa đêm lên cơn sốt. Cả bọn trong phòng gải sồn sột tạo một âm thanh quái đản, lẫn trong đêm tiếng thanh la báo giờ đổi gác của trạm công an nghe inh ỏi chát chúa cả tai. Khó mà dỗ giấc ngủ. Ở một tháng trong Kho Đạn, người tôi phờ phạc hẳn ra. Nếu có chợp mắt ngủ một chút thì những cơn ác mộng kinh sợ lại đến.

Khi qua Mỹ, bạn bè mời ăn cơm, thịt cá ê hề. Ngay cả gia đình tôi, thức ăn, thức uống thừa thải. Tôi thường khuyên các con: “Hột cơm là hột ngọc của nhà trời. Đừng có phung phí mà ông trời không cho”. Nhớ lại cảnh tượng ở Kho Đạn, giành giựt nhau từng hột cơm mà thấy chán gán cho thế thái nhân tình.

Cách đây hai năm, anh Hà Thúc Lễ ở Georgia có tới thăm tôi, vẫn tiếng nói nhỏ nhẹ như con gái, và dáng dấp như một lốc cốc tử thủa còn ở Kho Đạn. Hai anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Tôi hỏi anh “Cái anh y tá đi theo phát thuốc với anh bây giờ ở đâu rồi?” Anh nói: “Ảnh qua Mỹ lâu rồi, bây giớ là chủ một vũ trường sang trọng ở Cali”. 

Hèn nào, lúc đó, đi phát thuốc mà anh ngứa chân, cứ đi điệu cha cha cha, cứ tưởng như bị ma bắt. Sau đó chúng tôi xuống Galveston thăm anh Đinh Văn Tùng có nhà ở gần biển đẹp vô cùng. Anh Tùng coi tôi như em ruột, Tết Mậu Thân tôi ở nội trú tại Bệnh Viện Đà Nẵng, đêm ngày mổ xẻ mệt nghỉ.

 Anh Tùng đem hết các sở trường về giải phẩu chỉ vẻ cho tôi. Anh có một người con, lúc còn ở Đà Nẵng bị phỏng nặng, tôi là người cưu mang cháu nhiều nhất. Tôi kể mấy chuyện tếu ở Đà Nẵng, ở Đại Lộc cho anh nghe. Anh bò ra mà cười. Anh nói: “Sao em không đăng báo cho mọi người cùng đọc cho vui”. Về nhà, dự định viết thì nghe anh đã mất. Thôi thì em viết mấy chuyện vừa cười vừa ra nước mắt để anh ở suối vàng cùng đọc với các bạn bè cho vui vậy.
Trần Quý Trâm
Houston 1/3/2006
http://ykhoahuehaingoai.com/ky/K_BUONVUIKHODAN

NGUYỄN TIẾN ĐỨC * CHỜ RÁC BIỂN

NGUYỄN TIẾN ĐỨC
 CHỜ RÁC BIỂN

 Trên đường vượt biển, nhiều khi người ta nhìn thấy dấu hiệu sự sống, dấu hiệu của đất liền trong rác rưởi.
Tôi chờ rác biển còn hơn chờ người tình đến. Lần thú nhất tôi thấy đám rác chỉ là những chiếc giầy cao gót của phụ nữ. Tôi vừa mừng vừa sợ. Sợ vì gàn đấy có thể có ghe đắm. Mừng vì đó cũng có thể là có một bãi cát nào rồi.

Lần thứ hai thì cái đám rác đó lại có đủ thứ như giấy, lon, chai lọ, dừa khô, mấy tàu lá chuối còn tươi nữa thì cái niềm hy vọng nó càng lớn, nhưng cuối cùng cũng chỉ là mừng hụt... Tôi đi tất cả ba lần. Hai lần trước tới điểm hẹn thì ghe lớn không tới, lại phải trở về. Cứ chuẩn bị xong xuôi lại đình. Chờ đợi rất mệt tim.
Tụi du kích, công an địa phương chúng nó “căn me” dữ lắm. Dễ gì qua mắt tụi chúng. Mua thịt về làm chà bông không đi được lại ăn hết. Ăn hết rồi làm lại, chờ họ báo để chuẩn bị đi. Lần thứ ba họ chỉ báo trước có hai ngày thôi. Cũng như hai lần trước, tôi không mang nhiều đồ. Ba người chị cản trở tôi quá mà tôi vẫn đi.

Tôi là con Út trong gia đình. Má tôi mất từ hồi tôi mới được chín tháng. Má tôi có báo mộng cho bà chị thứ hai của tôi bảo con Út đừng có đi. Đi chuyến này khổ lắm. Nhưng tôi đã quyết định rồi. Chị Hai tôi có nhờ bà dì năm nỉ tôi ở lại nhưng tôi vẫn nhất định đi là đi. Tôi cũng thấy không có nao núng gì.
Còn ba tôi thì mới mất. Thế là tôi không còn gì để luyến tiếc Sài Gòn nữa, mặc dù tôi rất khổ tâm bỏ ba người chị ở lại. Hơn nữa tôi lại có hai ông anh đang ở Mỹ rồi. Cứ nghĩ tới đồng lương, tương lai tù túng, mịt mù, ngày hôm sau cũng như ngày hôm nay, chán nản vô cùng. Tôi làm kế toán cho Hợp Tác Xã Cơ Khí. Trước khi đi tôi cũng nhờ ông thầy khá nổi tiếng chấm tử vi. Thấy bảo đến 52 tuổi tôi mới đi được.

Không ngờ số 52 nó trùng với ngày sống dở chết dở của tôi trên biển thôi. Ông còn nói lấy chồng tôi sẽ bị trắc trở tình duyên. Lúc đó tôi chỉ nghĩ đến chuyện đi thôi, còn lòng dạ nào mà nghĩ tới duyên nợ. Nghe ông ấy “phán” về nhà nản quá, nhưng tôi đã nhất quyết đi rồi. Tôi thử cãi số xem sao. Tôi tình cờ gặp lại cô bạn cũ ở Trà Vinh đã lâu rồi không gặp. Cô này cũng quen một cô ở Trá Vinh bán vải.

Cô ấy đang sửa soạn vượt biển. Tôi phải quyết định trong có ba ngày. Tôi không biết mặt cô ấy, và cô ấy cũng không bnieet1 mặt tôi. Cứ thỏa thuận và tin nhau thôi. Tôi tìm đến nhà cô ấy vào một buổi chiều mưa tầm tã. Tôi mặc một chiếc quần đen và một chiếc sơ mi sọc. Tôi mang theo mì gói, củ sắn, sâm caoly, hai hộp sữa đặc, và hai bốn viên thuốc chống say sóng. Khoảng hơn một giờ đêm tháng 9 năm 1989, có hai chiếc Honda chở tôi, chị Nguyệt và một thằng bé. Lúc đó lạ lắm. Trời tự nhiên tạnh mưa.
Tôi rất mừng vì dù sao cũng là điềm lành. Hai người thanh niên chở chúng tôi tới một cây cầu, rồi thả chúng tôi tại đó, và bảo sẽ có người liên lạc để đưa ra ghe lớn. Lúc đó tôi cũng thấy có bốn người đang chờ. Sợ kinh khủng. Chờ mà tim cứ đập thùm thụp. Thỉnh thoảng có xe hàng hoặc có người, mình lại phải nấp xuống gầm cầu gần đó.


Rồi cuối cùng tôi thấy có ánh đèn pin lia đi lia lại. Biết là “phe mình” mà vẫn cứ hồi hộp. Chúng tôi thấy một ông già và ông ấy đưa chúng tôi xuống ghe. Trên ghe tôi thấy có bó mía. Tảng sáng thì tôi thấy có thêm ba chiếc ghe nữa cũng đang chờ ở đó. Chúng tôi lấy vải che kín cửa ghe.
 Ngồi chờ cả ngày rồi mới được bốc ra ghe lớn. Tôi thấy người ta cũng kéo lên ghe một cái xuống ba lá đựng mấy cần xé củi nữa. Tôi cũng chẳng biết họ mang theo xuồng để làm gì. Thế là chiếc ghe lớn rời địa điểm đổ người. Không có chuyện gì trục trặc. Tôi cũng mừng trong bụng. Có một buổi tối tôi nghe thấy ông Tư, người chủ ghe nói với anh tài công là phải châm dầu đều đều không thì máy tắt liền, vì máy đã cũ rồi.

Tôi nghe lén thôi, điều này làm
tôi hơi ơn ớn. Trên ghe có hai thanh niên tên Dũng. Một anh là Dũng quăn, vì anh này có mái tóc xoăn tít. Còn anh Dũng kia là anh tài công. Ngày thứ hai thì tôi để ý đến anh tài công để mắt đến một cô gái khá xinh. Hai người cứ quấn quýt lấy nhau như “sam”, trò chuyện huyên thuyên.
Quả nhiên cái điều tôi ơn ớn vào ngày thứ ba nó là sự thật. Anh tài công mải nói chuyện với cô gái nên quên châm dầu vào máy, thế là máy chết! Loay hoay mãi máy cũng không chạy. Mọi người lo sợ không thể tả được. Có một thanh niên còn đòi phải cho anh ta một gói mì thì anh ta mới sửa. Anh ta lấy con dao cùn và cái búa trên ghe, vặn vặn, đập đập lia lịa mà máy cũng chẳng nổ. Lúc đó vào khoảng ba giờ chiều của ngày thứ ba. Mới ba ngày mà đã có chuyện rủi! Cuối cùng chỉ có anh sửa máy là lới được gói mì.

 Ngay lúc đó, có người nhìn thấy con một tàu từ xa tiến lại gần. Người thì la, người thì hét, người thì vẫy tay lia lịa. Rồi có thêm hai tàu nữa đến. Nó cứ đảo qua đảo lại rồi bỏ đi. Lúc đó tôi quá thất vọng. Cổ cứ khô lại, mà miệng thì đắng.

Gặp tàu nó không vớt thì chừng nào mới vớt đây? Đêm hôm đó họ lại hì hục sửa máy, nhưng cái máy cũ quá không thể chạy được nữa. Sang ngày thứ tư, mọi người cứ nằm dài ra mà chờ tàu đi ngang qua đẻ kêu cứu. Rất nhiều tàu, kể cả tàu có mang cờ Nhật đi ngang qua mà họ cũng không ngó ngàng tới.
 Chúng tôi bắt đầu đói rồi. Tôi luôn luôn ôm cái giỏ đồ ăn trong người. Lúc này tôi phải nhấm sâm để cầm hơi. Sức đã bắt đàu kiệt rồi. Tôi cũng mang theo cả củ thục địa nữa. Có đồ ăn mà không dám ăn. Phải giữ để thủ thân.

Tới ngày thứ chín, mệt quá tôi đánh lấy một hộp sữa bò rồi lấy đầu con dao cùn người ta sửa máy hôm trước, đục hai lỗ nhỏ xíu, mút một hụm sữa. Cái nỗi thèm khát nó dữ dội vô cùng. Ăn sủa xong thấy trong mình khoẻ lên.
Tôi cũng cho chị Nguyệt mút một hụm. Đêm đó mệt lả, tôi ngủ thiếp đi, chẳng biết trời trăng là gì. Lúc tỉnh dậy, giỏ đồ của tôi mất hết trơn. Chỉ còn lại có mấy gói mì gói. Tôi la lên rồi xin lỗi mọi người, đi tìm giỏ đồ ăn. Nhưng có lẽ đói quá, họ ăn mất tiêu rồi. Lúc đó tôi thấy mạng sống của mình bị đe dọa..


. Đến ngày thứ 18, mọi người trên tàu đều sống ngắc ngoải. Không còn cái gì có thể ăn được nữa. Cuối cùng có anh Ba Phối và một người nữa tình nguyện đi cái xuống ba lá chở củi mà lúc đó xuống đã hở rồi, để đi tìm tàu khác giúp.
Thế là ông chủ tàu và vài người nữa phải mất một ngày “xàm” lại cái xuồng. Ông cũng yêu cầu ai còn vàng, còn thức ăn gì thì cho anh Phối và người đi cùng. Tất cả thu được chín chỉ vàng. Có một người Miên tên là Si-Ba dấu được nửa lít cốm dẹp và một ít gạo mốc đã sắp thành bột đem cho hai anh.

Anh Ba Phối nói anh đi để cứu hai đứa con trai không thì chúng sắp chết đói. Thằng anh rất đuối sức. Một đứa tên Trung, một đứa tên Kiệt. À, tôi còn quên một chi tiết nữa. Cái con dao cùn mà tôi dùng để đục hộp sữa hôm nọ rất là được việc. Họ đã dùng con dao này đẽo một cái bơi chèo lấy từ cái bẹ ván ghe. Hai ông tài công cũng cho họ được ba xị nước.
Có một người còn cho hai anh một tấm nylon để hai anh làm mui che nắng. Nắng ở biển giống như dầu hắc trải đường. Tảng sáng ngày thứ 18, chiếc xuống ba lá rời ghe đi tìm tàu để cầu cứu. Lúc đó trăng sáng cả một vùng biển. Lúc
hai người xuống chiếc xuồng, tự nhiên nước mắt tôi cứ trào ra. Nhiều người khác cũng khóc như tôi. Tôi nghĩ giữa biển cả mênh mông, mưa gió như vậy, chiếc xuống chịu sao nổi.
Lạ một điều là chiếc xuống đi được một đỗi là mặt biển lặng như tờ, như một cái hồ. Mặt biển im phăng phắc như một cái nhà mồ đến ba ngày như thế mà không thấy chiếc xuống của anh Ba Phối và người bạn trở về.

Chúng tôi đoán chắc là cả hai người đã làm mồi cho cá mập. Trong ngày thứ 18, khát nước quá, ông chủ tàu đã dùng một cái nồi nhỏ và hai cần xé củi còn lại nấu nước biển để chưng lấy nước uống. Họ tranh nhau lấy mấy giọt nước uống còn hơn giật vàng nữa.
 Tôi liếm nước trên cái vung đọng hơi nước mà cũng đỡ khô họng.ô1 một người đàn bà không tranh được nước, thức cả đêm nấu mà được có một chum nhỏ xíu. Đến ngày 19 thì trên tàu còn dầu, nhưng ông chủ tàu không cho ai đụng đến để nấu nước. Ông ta cũng có một cái vợt cá. Cái vợt mới được lắp cán.
Ông giữ độc quyền vớt cá! Ông vớt được cá là lấy dầu nấu giữ cho bốn người ăn riêng. Tới ngày thứ 21 có một tàu xuất hiện, nhưng nó cũng đi luôn. Qua ngày thứ 24, lại có một tàu ghe lưới từ xa đến. Chúng tôi lấy quần áo cũ đốt để có khói cho họ nhìn thấy. Thế là nó táp lại gần. Nhưng nó lại sợ mình là cướp. Thật khổ. Mình cầu cứu người ta mà người ta lại sợ mình. Thuyền trưởng là người Mã Lai biết nói tiếng Tàu.
May mà trên ghe có anh Thoại, anh ấy biết nói được cả tiếng Anh lẫn tiếng Tàu. Ông ta nói là chính phủ Mã Lai không cho tàu vượt biên vào. Ông ta quăng dây xuống biển để truyền nước và thực phẩm xuống ghe.

Dũng quăn nhào ngay xuống nước, lẹ như một con rái cá. Anh ta kéo cái dây vào sát ghe, rồi truyền hai can nước 40 lít đổ ngay vào cái khạp làm bằng da bò để trên ghe. Mọi người tranh nhau uống. Tôi không được uống một giọt nào. Họ cũng cho hai con cá, mỗi con đến 10 ký, hai thùng nước ngọt. Một thùng đựng 24 lon nước chanh. Họ cũng cho thêm một túi gạo nhỏ.
Nhưng chủ tàu và Dũng quăn giữ hết. Ai có đóng tiền cho hai người đi xuống ba lá hôm rồi thì mỗi người được một lon nước ngọt. Gạo thì chỉ phát cho mỗi người một chung thôi. Rang lên còn đúng một lòng bàn tay. Mấy bà có con nít thì cho gạo rang vào nước biển nấu thành cháo cho con húp. Cá thì họ khía ra từng khía phát cho mỗi người. Qua ngày thứ 25, 26, họ mới mang nước ngọt ra bán. Năn phân vàng một lon.
Ai không có vàng thì đành chết khát thôi. Bao nhiêu nhẫn dây chuyền bỏ ra đổi lấy nước hết. Bán nước ngọt xong họ bán tới nước trong hai cái can mà tàu Mã Lai cho. Thời gian này anh tài công cũng vớt được cá, anh ta bán hai con cá năm phân vàng. Tôi và Nguyệt đổi hết một chỉ rưỡi để lấy cá ăn cầm hơi. Ai không có vàng thì mua chịu. Cứ ăn cầm cự như thế cho đến ngày thứ 44.
 Có những ngày hứng nước mưa cũng rất hào hứng. Chúng tôi hứng nước bằng những mảnh áo mưa đã rách tả tơi. Tôi lấy ba mảnh áo mưa rách, xoi lỗ bằng cái đầu con dao cắt móng tay, rồi tước dây nylon khâu từng mũi, ba ngày mới xong. Có những trận mưa nhỏ trêu chọc mình. Có rất nhiều mây đen tụ, gió gào thét dữ dội, rồi mây đen bay đi hết. Chỉ rơi lác đác có vài giọt thế mà mình cũng phải liếm để mà sống sót.
Con nít sáu bảy tuổi gì cũng lấy mảnh nylon bằng tờ giấy học trò đem ra hứng nước, trông như một cái lễ đón mưa, vừa ma quái vừa vui. Như một đám thây ma đón mưa!.... Sáng ngày thứ 44, có một thằng bé xin ông chủ ghe cho nó một tí nước. Ông không cho và mắng; “mày làm biếng chết ráng chịu.
Không chịu hứng nước như người ta. Mày mà lạng quạng tao đạp mày xuống biển.” Nó sợ lắm, vì ông ta đã từng đạp vài người xuống biển rồi, may mà có người vớt lên. Đến khoảng ba giờ chiều lúc đó, tôi đang lim dim ngủ phía sau buồng lái, chợt tôi bật dậy như cái lò xo, khi nghe thấy người ta la lên ; “ Thằng Hưng chết rồi!”

 Con bé Năm nó tưởng thằng Hưng ngủ, nhưng sao đầu nó chấm xuống nước, mà kêu hoài nó cũng không dậy. Nó đã tắt thở lúc nào cũng chẳng ai biết. Cả ghe cùng khóc, tại vì người ta thấy cái số phận của họ rồi cũng như Hưng thôi.
Ông chủ ghe kêu hai người đàn ông nữa khiêng Hưng lên phía trước khoang ghe. Thằng Hưng chỉ còn da bọc xương. Hai hố mắt nó sâu hoắm. Trông nó như một khúc cây mục. Bây giờ tôi vẫn bị khuôn mặt nó ám ảnh. Người ta xin một bộ quần áo cũ coàng cho nó. Ông chủ ghe đem một chung nước với một cái đươi cá đã nấu chín để cúng Hưng. Tôi nghe ông khấn vái; “ Hưng ơi! Bây giờ mày đói mày khát, cũng là lỗi tại tao. 

Mày sống khôn thác thiêng phù hộ cho tụi tao, đẩy chiếc ghe này vào bờ. Nếu mày không đẩy thì tụi tao chết hết mất!” Cúng xong ông kêu mọi người đến vuốt mắt cho Hưng. Mắt nó cứ mở trừng trừng. Tôi chỉ dám sờ nhẹ vào chân nó và lắc lắc. Tôi khấn nó trong bụng như thế này; “ Hưng ơi! Lỗi cũng tại chị. Chị không cho em uống nước. Nhưng cũng vì sự sống mà chị phải thủ thân thôi.
Em bỏ qua cho chị. nếu em phù hộ cho ghe này đến nơi an toàn, chị sẽ cúng em một mâm chị nguyện như thế!” Rồi người ta khiêng xác Hưng ném tùm xuống biển. Nhưng thật rùng rợn! Cái đầu nổi lên mặt biển cứ theo sát sau đươi ghe hoài. Ông Tư bảo; “ Cái thằng Hưng này kỳ cục thật! Nó sợ ở trên biển một mình chắc?” Cái xác cứ theo ghe đến mấy tiếng đồng hồ, cho đến lúc có một bầy cá heo nhào đến ghe, quần cái xác.
 Cá nhào lên nhào xuống. Tôi không biết nó có ăn thịt người không...Nhưng mấy tiếng đồng hồ sau cái xác cũng mất tiêu theo đàn cá heo. Có lúc tưởng ghe muốn lật vì đàn cá đó. Trời tối sập xuống thật lẹ. Hết thấy đường rồi. Mặt biển như một màn sương dầy đặc. Cũng đôi khi tôi lãng mạn là đằng khác. Đói khát như thế mà thấy trời sao thật thơ mộng. Lúc đó có cả vạn con cá táp vào hai mạn ghe loang loáng bạc dưới ánh sao đêm, trông giống như cá rô biển lắm.
Mỗi con đến nửa ký. Sao, nước biển, cá, cái đói khát, cái chết...đan vào nhau thành một thứ ảo giác lạ. Tôi cũng nghiệm thấy trong chuyến đi này, cứ có một cái rủi sau đó lại có một cái hên, như có một bàn tay nào trên cao sắp xếp mọi chuyện. Sau khi thằng Hưng chết ông Tư lại vớt được đến 40 con cá rô biển. Không chừng nó phù hộ cho mình! Đêm đó trên ghe, người ta làm cá vui như ngày hội. Mọi người đều thức làm cá, chẳng ai ngủ.
Cũng có lúc người ta hồi tâm. Ông chủ ghe lấy ra 17 con cá làm thịt phát không. Mỗi người được một cục thịt cá. Ông cũng phát cho mỗi người một ít nước ngọt. Nhưng sau đó thì ông ta lại bắt đầu bán cá. Một chỉ vàng mua được hai con. Có một anh tên Thanh nhờ tôi bảo đảm mua cá chịu, khi nào lên đảo sẽ trả bằng đô la! Ông chủ rất ghét anh này. Tôi có uy tín trên ghe lắm ông mới bán chịu. Trên ghe có một cô tên Hồng.
Cô này đi chung với chồng nhưng ghe lạc nên bị bỏ lại Việt Nam. Cô ấy mang giầy dép quần áo của chồng đưa cho ông Tư đổi lấy cá ăn. Một đôi giầy chỉ được cái đầu cá!... Đến ngày thứ 46, trên ghe lại có thêm người chết nữa. Đó là một cô gài người Trung Hoa, tên cô là Lừng. Trước đó một tuần, cô ta mê sảng như người bị quỷ ám. Cô ấy có một cái áo lạnh cũng mang đổi cá để ăn. Lúc chết mình mẩy cô ta lạnh cóng và thâm tím.
Trên ghe chúng tôi cúng bái cô rồi thả xác xuống biển như lần Hưng chết. Sau khi cô Lừng chết thì thấy có một cái máy bay xuất hiện. Nó thả một thùng gì to lắm xuống biển. Mọi người đoán có lẽ nó tiếp tế thực phẩm. Ông Tư bảo ai tình nguyện bơi ra kéo cái thùng vào ghe, nhưng chẳng ai dám liều mạng, rồi thì chiếc máy bay cũng bỏ đi. Sáng ngày thứ 48, độ khoảng sáu giờ chiều, có một cái tầu tiến đến ghe.
Chiếc tầu đó tắp vào ghe. Toàn công an Mã Lai. Họ kiểm soát ghe xem có vũ khí không rồi họ
mới phát cơm, nước, tôm khô, trứng tráng. Lúc đó mừng quá chẳng thấy đói. Những người đói quá thì nằm liệt không ăn nổi. Họ cột chiếc ghe vào tàu của họ rồi kéo đi đến sáng ngày thứ 49, rồi họ ngừng lại tiếp tế nước, bắp cải, đậu xanh hộp, dưa leo ăn một ngày không đủ. Cuối cùng họ tháo dây ròng, bỏ ghe lại ở biển. Lại tiếp tục đói, lại tiếp tục chờ đợi, tiếp tục sống trong kinh hoàng đe dọa. Sang ngày thứ 50, trời mưa tầm tã.
Lạnh khủng khiếp. Tôi mặc hai cái áo lạnh mà răng vẫn đánh bò cạp. Trên biển lúc đó có những đám rong to bằng cái nhà đang nổi lềnh bềnh. Thấy rong biển trôi ai cũng mừng. Ông Tư thấy một cái cây bám đầy hến. Ông vít lấy và dùng con dao cùn gạt một đống xuống sàn ghe. Người ta vớt rong ăn. Tôi ăn thử nhưng nuốt không nổi. Chợt có con bé tên Thoa la lớn: “Tàu đến! Tầu đến!” Lúc ấy khoảng 10 giờ sáng.
Nhưng ngay lúc trông thấy cái tàu thì một thằng bé trúng gió nặng. Người ta đánh gió cho nó. Cổ nó bầm đen. Nhưng muộn quá rồi, tôi thì cũng gãn cạn dầu gió nên phải giữ để phòng thân. Thằng Taxi đã tắt thở khi tàu Hy lạp tới. Mọi người quơ chân quơ tay lia lịa ra hiệu cho chiếc tàu. Lúc đó tôi vốc hai vốc đầy hến biển cho vào túi áo. Tôi cũng bốc một nắm ăn sống. Tanh mà ngọt không thể tả được.

Ăn xong vốc hến, tôi như được truyền một sức sống kỳ ảo, một phép lạ. Vỏ hến mềm nên tôi nhai cả vỏ. Lúc cái tầu Hy Lạp tiến đến gần cái ghe, ông Tư nảy ra một ý kiến. Ông bảo khiêng xác thằng Taxi và ông Long lúc đó đã kiệt sức lắm rồi lên sàn ghe để họ biết trên ghe có người sắp chết, may ra họ cứu chăng...
Trên tàu họ chụp hình chiếc ghe lia lịa. Tàu đi vòng đến 30 phút mà cũng không động tĩnh gì. Mọi người lại thất vọng. Chắc nó lại bỏ đi như tàu của Mã thôi. Cuối cùng chiếc tàu cứu chúng tôi thật! Họ thả thang dây xuống cho những người khoẻ lên trước. Lại tranh nhau lên! May mà không có ai rớt xuống biển. Những người yếu như tôi lên sau.
Tôi là người lên gần cuối chót. Những người không đứng dậy được thì phải nhờ vào mấy cái cần xé đựng củi rồi kéo lên sau cùng. Xác thằng Taxi và chiếc ghe bị chiếc tàu dùng cái cần cẩu cẩu lên rồi đập xuống. Lúc chiếc ghe chìm, tôi và nhiều người ứa nước mắt khóc không thành tiếng. Lên tàu, Những người thủy thủ phải bế từng hai ngươi như bế con nít đi tắm. Lúc đó đầu tóc tôi như rơm rạ.
Tôi sụt còn 29 ký! Mặt mũi cháy đen đúa như quỷ, đau có trắng trẻo như bây giờ. Tắm xong họ phát cho phụ nữ những chiếc áo đầm rộng thùng thình, trông tức cười mà chẳng ai còn hơi để mà cười. Họ sát xà bông cho mình và kỳ lưng cho mình nữa! May mà họ không nhìn thấy chí bò trên đầu mình. Mà có thấy thì chắc chẳng ai còn mắc cỡ gì. Mệt muốn chết.

Làm vệ sinh thân thể xong, họ phát cho mỗi người một cục xà bông, bánh kẹo, mà đâu có ăn nổi. Chỉ khát nước thôi. Khát đến khô họng. Mà bây giờ không cần có vàng mới có nước! Khoảng 8 giờ đêm hôm đó, lại có một phụ nữ chết. Thật tội! Chị mang theo hai đứa con 8 hoặc 9 tuổi gì đó. Bố chúng thì đang sống ở mỹ, chờ vợ con sang đoàn tụ. Thế mà lại có thêm một người nữa bị ném xuống biển. Hai đứa bé khóc mẹ trông thảm thương vô cùng. Tới nơi rồi mà còn chết. Tới 10 giờ sáng ngày thứ 52 tàu cặp bến Mã Lai.
Nhưng tàu này nghèo quá không đủ tiền đóng cho chúng tôi. Lằng nhằng thủ tục giấy tờ mãi tới 7 giờ tối mới lên được bờ. May mà bà đại diện Cao Ủy Tị Nạn bảo lãnh nói sẽ đóng tiền sau. Tiền do chính phủ Thụy Điển cấp. Lên đến đất liền chúng tôi mới biết là cái xuồng ba lá của ông Ba Phối, bố của em Trung và em Kiệt cuối cùng đã trở về Việt Nam an toàn. Ông viết thư cho hai con nói họ phải lênh đênh trên biển cả đến 9 ngày mới gặp tàu đánh cá ở Thuận Hải vớt. Có bao nhiêu vàng nộp hết lại còn phải theo tàu đánh cá hơn 10 ngày nữa mới được thả. 
\
Thế mà chúng tôi cứ tưởng cá mập ăn hai người rồi. Số không chết là không chết. Bây giờ tới bến tự do, tôi lại phải vượt biển lần nữa. Cái biển ESL, cái biển công ăn viêc làm, biển hôn nhân, biển nhớ gia đình, bạn bè, quê hương.
 Nguyễn Tiến Đức ° Sinh ngày 9 tháng 3 năm 1937 tại Lạng Sơn. ° Tốt nghiệp đại học Sư Phạm Sài Gòn ° Giảng viên Anh Ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội ° Viết chuyện ngắn, phiếm luận và thơ trước năm 1975 tại Sài Gòn và sau năm 1990 tại Hoa Kỳ ° Đã xuất bản hai tập truyện ngắn và một tập thơ.

THƠ NGUYỄN QUỐC CHÁNH

Quê  Hương và Chủ Nghĩa 
Tác Giả : Nguyễn Quốc Chánh,
 Saigon

 Một bài thơ viết  từ SAIGON rất hay…

giới trẻ cần quan  tâm.

Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm.
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân.
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố.
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ.
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang.
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng.
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa.
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa.
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây.
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay.
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc/
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc.
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do,
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu.
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam
!
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau ?
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau.
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử.

 Nhà thơ Nguyễn  Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống
 tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như 
 Ðêm mặt trời mọc, 
Khí hậu đồ vật và
 Của căn cước ẩn dụ, 
Ê, tao đây..
 Thơ của ông đã  được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong
 bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ 
 Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng  Sản:

“Ðảng Cộng sản
thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng
vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập
dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga.
Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó
đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây
tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của
dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động,
còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động.
Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn
Thiệu:
“Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những
gì cộng sản làm”.

(Gửi
tuổi trẻ Việt Nam )

Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay

Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.

Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi

Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?

Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng
ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ...

BS.TRẦN XUÂN NINH * KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

BS. Trần Xuân Ninh – Kiến Tánh (Tính) Thành Phật
 


Kiến tánh thành Phật là câu chót trong một yếu chỉ gồm 4 câu Hán Việt tóm tắt nguyên tắc truyền đạo của Thiền tông (Nam phái) Trung Hoa mà người hoằng dương là Huệ Năng, thiền sư thứ sáu tính từ sơ tổ là Bồ đề Đạt Ma (Bodhidharma):
Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.
Dịch nghĩa đen ra tiếng Việt là:
Truyền riêng ngoài đạo
Không lập chữ nghĩa
Đến thẳng lòng người

Thấy tánh thành Phật
“Kiến tánh thành Phật” có nghĩa là “thấy được tánh (của mình) thì (sẽ) thành Phật”.  Có thực như thế không? Hy vọng câu trả lời sẽ nẩy ra sau khi đọc xong phần trình bầy ở dưới đây.
1/Trước hết, tính là gì. Xin bắt đầu bằng lối giải thích thông thường, nghĩa là viện ra kinh sách. Trong cuốn Thiền luận tập một của Daisetz Teitaro Suzuki, có ghi lại giải thích chữ Tính trong câu chuyện đối đáp giữa đệ tứ tổ Thiền tông Trung quốc là Đạo Tín (580-651) và ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Tương truyền rằng trên đường qua huyện Huỳnh Mai, Đạo Tín gặp một đứa bé cốt cách thanh tú, thần thái khác thường.
Tổ hỏi: danh tánh là gì?
Đứa bé đáp: có tánh nhưng chẳng phải tánh thường
Tổ hỏi: Tánh gì
Đứa bé đáp: Tánh Phật (Buddha Nature)
Tổ hỏi: Con không có tên sao?
Đứa bé đáp: Không, vì nó vốn là không
Đứa bé sau trở thành Hoằng Nhẫn, tổ thiền tông đời thứ năm.
Giáo sư Suzuki giải thích rằng đối đáp trong chuyện kể trên là lối chơi chữ Trung hoa. Vì người Tầu có tên và họ (danh và tính). Câu chuyện lấy đứa bé trả lời tổ Đạo Tín để định nghĩa chữ Tính trong Phật giáo. Chữ tính trong Phật giáo không phải là tính (họ) thường, chữ Tính trong đạo Phật là chỉ Phật tính. Mà nếu hỏi Phật Tính là gì và tiếp tục truy cứu nữa thì lại ra một lô các chuyện hay lời nói hay chữ giải thích cũng dài dòng như vậy và khó hiểu tương tự, hay hơn.

Cho nên, một cách thật tóm gọn, cho khỏi bị rối mù, thì chỉ xin nói rằng chữ Tính còn gọi là Tự Tính hay là Bản lai diện mục. Và đến đây tôi xin phép ngưng dùng kinh sách mà sử dụng lối nói và suy nghĩ dựa trên hiểu biết thời nay để giải thích ý`nghĩa tại sao mà kiến Tính thành Phật.
Một cách thông thường và trong một phạm vi nhỏ hẹp, ai cũng hiểu Tánh hay Tính là chỉ đặc điểm của một người  hay một vật. Thí dụ ở người thì có: Tính tốt, tính xấu, tính nóng, tính tham vân vân. Nếu là vật thì tính cứng, tính mềm. Đến đây thì xin giải thích mấy chữ Hán Việt bản lai diện mục nghe rắc rối, nhưng cần thiết để hiểu Phật tính là gì.
Bản là gốc, lai là đến, diện là mặt, mục là mắt. Bản lai diện mục là cái mặt cái mắt của mình từ gốc, tức là lúc ban sơ, khởi đầu.
Mặt tập trung các đặc tính thể chất bề ngoài để nhận ra con người. Điều này được công nhận từ xưa tới nay từ Đông sang Tây. Cho nên thẻ thông hành ngày nay là luôn luôn có hình chụp để xác nhận con người. Và ngày xưa truy tầm can phạm thì người ta vẽ hình để truyền rộng đi khắp nơi. Mắt là biểu lộ cái đặc tính tinh thần con người. Theo khoa tướng số ngày xưa, nhìn mắt người ta có thể thấy được sự khôn ngoan hay ngu tối, sự gian tà hay chính trực vân vân… Điểm này thì ngày nay không mấy ai để ý, trừ những người có hiểu chút tướng số mà biết rằng ngày xưa các cụ nói mắt sáng như sao là người thông minh, mắt la mày lét là kẻ gian ý, vân vân và vân vân.
Thí dụ thêm về ý nghĩa của mặt và mắt (diện mục) trong văn hóa Việt nam thì có thể kể:
Những người mặt nạc đóm giầy
Mo nang trôi sấp, biết ngày nào khôn
Những người con mắt lá dăm,
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền
Mắt la mày lét
Con mắt có đuôi
Mi thanh mục tú
Và vô số các câu khác về tướng số mà nhiều người đứng tuổi từng nghe qua. Kể ra những câu này không phải là để bàn xem những mô tả này về mặt và mắt là đúng hay sai. Nhưng chỉ để nói rằng mặt và mắt (diện mục) trong văn hóa Trung hoa và Việt nam thời xưa là biểu lộ đặc điểm vật chất và tinh thần con người.
Đối với con người, thì lúc ban đầu kể là lúc lọt lòng mẹ, nghĩa là con người tối-thiểu-hoàn-chỉnh đủ để trưởng thành. Tóm lại, Tính, hay Tự Tính, hay Bản lai diện mục là những đặc điểm của một con người lúc mới sinh. Đặc tính ban đầu này của con người được thể hiện ra trên hai phương diện, là thể chất và tinh thần.
Về thể chất thì đó là mắt xanh, tóc đen, da vàng, da trắng, da đen vân vân. Về tinh thần thì biểu hiện vắn tắt ra như: khó khăn, dễ dàng, nhanh nhạy, chậm chạp, lành, dữ vân vân. Nhờ những hiểu biết về sinh học ngày nay mà người ta hiểu rằng tất cả những điều này là do các nhân di truyền (genes) một nửa từ bố, một nửa từ mẹ tạo thành. Con người mới sinh này do đó xin tạm gọi là con người di truyền (genotype). Dưới góc nhìn Phật giáo, thì con người di truyền ra sao được giải thích là do cái nghiệp từ nhiều kiếp trước.

 Nhìn như vậy thì đặc tính thể chất ban đầu của mỗi người do đó không giống nhau. Đó là sự tự nhiên của vũ trụ, bao gồm sinh vật cũng như vật vô tri. Như đá thì khác đất, khác cát. Đất sét thì khác đất thịt. Gỗ lim khác gỗ tạp. Cam thì khác với táo. Vân vân. Nhân đây thì xin nói rằng cái quan niệm thời nay mọi người sinh ra  như nhau, bình đẳng chỉ là một khẩu hiệu chính trị con người tùy tiện chế ra, để làm nền cho việc quy định cách đối xử với nhau trong một số xã hội Tây phương.


Mọi bé sơ sinh dù bất cứ nguồn gốc di truyền nào lúc mới lọt lòng mẹ  cũng chỉ có chung một phản ứng đầu tiên là khóc. Vì nó bị đổi từ môi trường yên lặng tiện nghi trong bụng mẹ sang môi trường bên ngoài, nóng lạnh khác hẳn, tạo khó chịu cho nó. Các giác quan (ngũ uẩn) tiếp nhận đủ loại tấn công, kích thích từ ngoài. Những phản ứng trong những giờ phút tiếp theo cũng đơn giản như thế: như đói thì khóc đòi ăn, khát thì khóc đòi uống vân vân…

Khi những nhu cầu đơn giản thiết yếu gắn liền với sự sống này mà được thỏa mãn, thì không còn đòi hỏi phản ứng gì khác. Đứa bé mới sinh ra không ghét ai, không yêu ai, ngay cả đối với bố với mẹ. Cho nên mọi trẻ mới sinh dù da đen da trắng hay da vàng không tật bệnh mà bú no xong, được ở trong môi trường ấm áp tiện nghi là ngủ, bộ mặt bình thản, thoải mái. Nói chung ai nhìn cũng thấy dễ thương. Bộ mặt này là bộ mặt thanh thản trên các tượng Phật. Tình trạng thoải mái còn được thấy trên mặt đứa bé lúc ngủ hé miệng cười, cũng có khi là mếu miệng rồi yên. Mà các cụ ta thường nói là “mụ dậy”.
Với sự trưởng thành, con người di truyền lớn lên thay đổi dần dần bởi môi trường, hoàn cảnh sống và giáo dục. Cái yếu tố môi trường và giáo dục này rất quan trọng. Một đứa trẻ bố mẹ Mỹ sống ở Việt Nam từ lúc mới sinh ra thì sẽ hành xử như một người Việt nam, nhưng hình dạng và thể chất là Mỹ. Ngược lại một đứa bé bố mẹ Việt Nam  sống ở Mỹ từ lúc mới sinh lớn lên sẽ hành xử như một người Mỹ nếu không được dậy dỗ hướng dẫn gì về VN. Ngoài ra, cho dù được dậy dỗ nói cho nghe về VN thì đứa bé VN sống ở Mỹ cũng không hành xử hoàn toàn như một người VN sống ở VN.
Đến đây thì ta có thể thấy rằng con người di truyền (genotype) chịu ảnh hưởng của môi trường sẽ trở thành con người hiện thực (phenotype).  Con người hiện thực này còn thay đổi theo thời gian. Nói cho rõ thì con người hiện thực lúc tuổi thiếu niên khác con người lúc 30, 40, 50 tuổi và hơn nữa. Trong sách Luận ngữ, Khổng tử đã mô tả một cách tổng quát sự thay đổi này rằng “ngô thập ngũ nhi chỉ ư học,  Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi thuận nhĩ, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ.”

Vắn tắt nghĩa là “tôi lúc 15 tuổi chỉ lo học, 30 tuổi xác định chỗ đứng, 40 tuổi không còn nghi ngờ,  50 tuổi hiểu được mệnh trời, 60 tuổi nghe thấy thuận tai (không bực bội với những điều nghe thấy), 70 tuổi tùy lòng muốn mà không vượt qua nguyên tắc”. Khổng Tử nói như vậy là do nhận định và kinh nghiệm cá nhân. Nhưng con người di truyền của người ta không ai giống như con người di truyền Khổng tử. Cho nên những người đồng thời Khổng Tử 40 tuổi vẫn nghi hoặc không hiểu việc đời, 60 tuổi vẫn không lắng lòng bình tĩnh mà nghe, 70 vẫn không biết những nguyên tắc tối thiểu ở đời để giữ. Tôi không nói những con người thời nay vào những mốc tuổi như vậy, vì môi trường và hiểu biết khác không giống thời Khổng Tử .
Trong mạch lý luận này thì có thể nói, được chứng minh bằng thực tế, rằng mỗi chúng ta ở Mỹ (hải ngoại) ngày nay khác với mỗi chúng ta ngày còn ở VN hay ngày mới đến Mỹ.
Sau chót, tổng  kết lại thì con người hiện thực tùy theo môi trường và hoàn cảnh sống đã đành, mà còn thay đổi theo cả thời gian nữa. Nhìn rộng ra một chút, thì đó chính là cái lẽ vạn vật vô thường,  (nghĩa là không có gì bất biến), trong đạo Phật. Nói khác đi thì thay đổi trong mỗi người là lẽ tự nhiên ở những mức độ khác nhau tùy lãnh vực, mà phần lớn là không tự thấy, không ý thức được. Và khó cưỡng lại được. Cưỡng bằng mọi giá là tạo ra khổ nạn cho chính mình, và cho người khác.

Tại sao lại nói thay đổi ở mức độ khác nhau và tùy lãnh vực? là bởi vì như trên đã nói đất sét hút nước và trở thành mềm dẻo nắn được. Đá, cát không hút nước, để nước trôi đi….Con người không thay đổi đồng đều về thể chất cũng như tinh thần.
2/Phân tích như trên thì những đặc điểm thể chất và tinh thần (bản lai diện mục) của con người di truyền khác nhau từ lúc mới sinh. Vậy thì có cái gì là chung cho tất cả mọi người lúc mới sinh để mà có thể nói cái tính ban đầu là Phật tính? Là tiếng khóc phát biểu ban đầu, đơn giản. Mà như đã nói ở trên là đói ăn, mệt ngủ. Ăn gì cũng được miễn no bụng thì thôi, vì chưa được dậy dỗ để quen ăn gì, uống gì, ăn thế nào: Bú sữa mẹ hay sữa bò, lạnh hay nóng.

Ăn đồ làm sẵn cho trẻ con hay ăn bột, ăn cháo, ăn cơm nhà nấu. Ngủ sao cũng được, miễn là được yên để ngủ. Chưa quen nghe tiếng mẹ ru ngủ hay quen nghe tiếng nhạc từ trong băng âm thanh, trong điện thoại khôn. Quen ngủ nôi một mình hay ngủ cạnh mẹ vân vân…. Và cứ thế, hoàn cảnh sống làm cho con người di truyền thành con người hiện thực, nghĩa là được điều kiện hóa theo một số các thói tục. Mà không có những cái đó thì khổ sở, thèm muốn
Và nghĩ rằng con người hiện thực đó là chính mình, là cái NGÃ, cái ta không bỏ được.
Trong đời sống thường ngày, không có mấy ai để ý phân biệt con người hiện thực với con người di truyền. Và con người hiện thực nào, vào lúc nào, ở đâu. Vì thế, nhiều khi cứ coi những suy nghĩ hành xử của mình ngày hôm nay vẫn như mười năm trước, mà thật tình không phải. Phán xét cuộc đời ngày hôm nay theo như tiêu chuẩn hai mươi năm trước cũng không chắc là phải. Vì thế mà nhiều phần tạo ra khổ nạn cho mình trước hết, và cho người luôn. Có lẽ vì thế mà triết gia Pháp Pascal đã nói “le moi es haissable” (cái tôi đáng ghét). Bởi vì với tâm thức như thế thì cái Ngã  vừa là độc tài đối với người mà vừa là nô lệ  cho  định kiến của mình. Cái ngã như thế thì không đáng ghét sao được?
Nhìn sự việc qua lăng kính như thế, nhà Phật gọi là vô minh.
3/Như vậy thì cái TÍNH thuở ban đầu của con người di truyền (bất kể đen, trắng, vàng hay nâu) là hành xử theo nguyên tắc đơn giản tự nhiên của cuộc sống – tương tự đói ăn mệt ngủ, khác xa với cái phức tạp của con người hiện thực. Nói khác đi là khi thấy rõ cái bản lai diện mục con người nào cũng như vậy thì sẽ nhìn ra đường giải khổ, thoát khổ. Nghĩa là sống ở đời mà không bị trói vào đời. Đói thì ăn chứ không chỉ lo bám chặt lấy cái ăn.
4/Cái khác của đứa bé sơ sinh và đức Phật. Như đã trình bày trên, đứa bé sơ sinh phản ứng, hành xử đơn giản, đầu óc trong sáng,  vì chưa bị điều kiện hóa bởi môi trường hoàn cảnh sống và giáo dục. Đức Phật hành xử đơn giản trong sáng, vì bằng tu tập đã gạt bỏ được hết các phức tạp gắn vào mình bởi hoàn cảnh sống, môi trường sống, và giáo dục. Quá trình tu tập của đức Phật trải qua nhiều giai đoạn: khổ tu đến gần chết, rồi sau tìm ra con đường trung đạo, con đường tự cứu, rồi giảng đạo cứu người (như ngón tay chỉ mặt trăng), ngót nghét năm mươi năm.
Khi mà nhìn và hiểu tự nhiên là như thế, thì nghèo mà không khổ. Đói mà không khổ. Vất vả mà không khổ. Không hiểu như thế thì giầu mà khổ: Không thiếu gì người giầu có, quyền uy, mà thường xuyên than khổ kêu khổ. Vì phải ăn vội, uống vội, nghỉ vội để còn làm, và làm thì mong cho hết giờ để giải trí và tham dự các cái gọi là trò vui khác vân vân…Và nếu mà không làm được như thế là lại khổ tiếp chồng lên. Cái khổ trong trường hợp này chỉ là gắn liền với công việc mình chọn, thứ trò vui mình tự trói vào. Cái hình ảnh gần đúng để diễn tả tình trạng này là hình ảnh con chuột bạch trong lồng cầu mà người ta thường thấy bán ở  miền Bắc trước năm 1954.
Đến đây ắt có người sẽ hỏi nếu thay đổi xẩy ra mà cứ để cho nó như thế và thích ứng theo đó, theo như tinh thần đói thì ăn, khát thì uống, bởi vì không thể cấm khát cấm đói được, nghe thì có đúng, nhưng phải chăng là quá tiêu cực? Cụ thể như trường hợp VC trấn áp đủ mặt, lấy
lấy tiền bạc nhà đất của mình mà cứ chấp nhận hay sao?


Câu hỏi này rất phải, nhưng sự so sánh hai trường hợp không thực sự giống nhau. Đói là vì không có đồ ăn thì giải quyết rốt ráo là ăn, mà muốn ăn thì phải kiếm thực phẩm, phải đi làm v..v. Tức là dẹp cái nguyên cớ của đói. VC trấn lột thì phải dẹp VC, hay làm sao cho nó không lấy được. Ta sẽ không đi vào trả lời chi tiết những điều này. Thí dụ như làm sao có việc làm, làm cái gì, làm sao giải quyết VC vân vân… Bởi vì bàn như thế là bàn trôi vô tận, ra ngoài phạm vi đề tài.
Ở đây chỉ lấy một trường hợp cụ thể về cách giải quyết cái đói, để suy nghĩ.  Các nhà tu hành thời đức Phật thì suốt ngày tập trung suy nghĩ tìm hiểu cái lý để giải khổ, cho nên không làm gì do đó không có gì để ăn và bị đói. Cho nên đến giờ ăn đúng trưa thì cầm bình bát xin ăn, đứng giữa đường không nói. Người qua đường cho gì ăn nấy. Quá giờ không có ai cho thì đi về nhịn đói. Và tu tập tiếp. Giải quyết cái ăn như thế là bởi vì không coi ăn là quan trọng phải giải quyết. Tương tự đứa bé sơ sinh đói thì khóc, nhà tu đói thì cầm bình bát đứng đường.


Ở VN xưa mà tôi biết lúc còn nhỏ, ở chùa làng vị sư trụ trì cùng chú tiểu làm ruộng trồng rau để sống ngoài giờ tụng kinh niệm Phật. Bây giờ, sư đa số chỉ tụng kinh niệm Phật và làm lễ cầu siêu cầu an và tìm cách cho có nhiều Phật tử đi chùa, kêu gọi Phật tử bố thí {hay cúng dường}. Trong ba trường hợp đưa ra, thì chúng ta thấy rằng cuộc sống các sư thời đức Phật và cuộc sống các sư ngày nay thật khác nhau. Những vấn đề cần giải quyết khác nhau.
5/Chữ Phật trong câu kiến tính thành Phật nghĩa là gì?
51.Nói đến Phật thì hầu như ai cũng nghĩ đến đức Thích Ca Mâu ni Phật, tức là thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn. Là người đã bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ cuộc sống đầy đủ hoan lạc không thiếu thứ gì để đi tu tìm phương cách cứu khổ cho mọi chúng sinh. Trải qua một giai đoạn khổ tu đến gần chết, ngài đã  tìm ra con đường trung đạo,  thiền định 49 ngày giác ngộ thấy đạo (Pháp), và đi giảng đạo ngót nghét 50 năm, chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, rồi viên tịch thoát ra khỏi vòng luân hồi.  Đó là đức Phật lịch sử. Như thế thì không ai trở thành đức Phật lịch sử được.
52. Chữ Phật trong câu thấy tính mà thành Phật ý nghĩa tương tự chữ Phật trong câu: Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật-sẽ-thành. Nói khác đi thì đó là trạng thái giác ngộ, mà trong nhiều kinh sách gọi là quả vị Phật. Người tới tình trạng giác ngộ này chưa thể là một vị Phật trong hàng “tam thế chư Phật”, bởi vì điều kiện tất yếu không có không được để thành Phật là phải thể nghiệm, tức là tu tập, từng giây từng phút, thường xuyên, mà kết quả ra sao thì chỉ mình mình biết chỉ mình mình hay. Tức là cái tình trạng thân tâm an lạc. Người ngoài không thể biết qua những điều nhìn thấy từ ngoài như chùa to, tượng lớn, Phật tử đông đảo…
Tu như thế nào thì nói ra dài vô tận. Bởi vì chính Đức Phật đã chỉ dậy gần 50 năm mà lúc gần nhập Niết bàn, đệ tử còn van xin ở lại. Cho nên không nói đến tu tập thế nào ở đây. Nhưng có thể tùy nghi thảo luận về một số  nguyên tắc tu tập trong phần kế tiếp.
6/Thảo luận:
Con chó có Phât tính không? Một vị tăng hỏi thiền sư Triệu Châu.
Tại sao Huệ Năng truyền đạo theo nguyên tắc  4 câu kệ này?
Vân vân…
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
(Ngày 21 tháng 3/2017)
Mời xem video clip.. tường thuật buổi nói chuyện...

MARGARET THATCHER



Tuổi xuân huy hoàng, tuổi già hiu quạnh – Cuộc đời của một chính trị gia khiến người ta nhận ra chân lý vĩnh hằng
Margaret Thatcher là nữ thủ tướng đầu tiên của Anh quốc, cũng là một trong những chính trị gia quyền lực nhất trong lịch sử, được truyền thông gọi là “Người đàn bà thép” (Iron Lady) của nước Anh. Nhưng đằng sau hào quang chính trị, “người phụ nữ thép” ấy lại phải chịu đựng nỗi buồn vô tận của sự cô độc và bi ai.


Có sự nghiệp và tình yêu, nhưng thất bại khi làm mẹ

Thatcher từng nói rằng, trong thế hệ của bà, sẽ không có một người phụ nữ nào trở thành thủ tướng. Nhưng chính bà lại làm được điều ấy. Bà không chỉ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên ở Anh, chứng minh rằng phụ nữ có thể đặt chân lên bục vinh quang vốn thuộc về nam giới, mà còn làm được điều mà nam giới không thể làm.


Thời trẻ, Thatcher học hành rất chăm chỉ, nhờ vào nghị lực và sự kiên trì bền bỉ, bà đã thi đậu vào trường đại học Oxford. Thatcher đã trở thành nữ ứng cử viên của Đảng Bảo Thủ ở tuổi 25.


Vào thời điểm này, bà gặp Denis, một thương nhân giàu có đang điều hành tập đoàn của gia đình. Denis yêu Thatcher ngay từ cái nhìn đầu tiên, lúc ấy là một cô gái trẻ xinh đẹp và có đầu óc chính trị. Không lâu sau hai người tiến đến hôn nhân, sau hai năm kết hôn họ sinh được đôi long phụng – một trai, một gái.


Nhưng bà mẹ trẻ như Thatcher không có nhiều thời gian dành cho con cái. Khi cặp song sinh mới được hơn hai tuần tuổi, bà lập tức quay trở lại với sự nghiệp chính trị của mình. Lúc ấy, Denis luôn ở phía sau âm thầm ủng hộ vợ, Thatcher đạt được hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân nhưng trong quan hệ với con cái bà lại là một người mẹ thất bại.


Bà bận rộn với các hoạt động chính trị, bỏ bê việc giáo dục con cái, cuối cùng trở thành trường hợp “mẫu từ tử bại”, ý nói mẹ tài giỏi nhưng con thì thất bại.


Những năm cuối đời, Thatcher từng nói rằng: “Nếu thời gian có thể quay ngược lại, tôi tuyệt đối sẽ không bước chân vào đấu trường chính trị, vì gia đình tôi đã phải trả giá quá đắt cho điều ấy”.

Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher


Bởi vì trong suốt sự nghiệp, Thatcher luôn bận rộn với các hoạt động chính trị, đến mức không còn thời gian và tâm trí dành cho con cái. Quan hệ giữa bà với cô con gái Carol vô cùng lạnh nhạt; mặc dù cậu con trai Mark gần gũi hơn nhưng lại không cho bà được nở mày nở mặt. Cậu bé ham chơi, lười học, chẳng những thành tích học tập kém mà còn ỷ lại vào quyền thế của mẹ mà tỏ ra cao ngạo, thường “xưng vương xưng bá” trong những năm học đường.


Sau khi trưởng thành, Mark tham gia cuộc đua xe Paris-Dakar Rally năm 1982, sau đó bị lạc nhiều ngày trong sa mạc Sahara. Đây là lần đầu tiên kể từ khi tiếp nhận vị trí thủ tướng, Thatcher rơi nước mắt trước mặt công chúng. Bà đã phải chỉnh cầu chính phủ các nước giúp đỡ để giải cứu con trai.


Sau khi được cứu, con trai của Thatcher lại tiêu phí một lượng rượu lớn trong khách sạn nhưng không chịu chi trả. Cậu cho rằng việc chính phủ giải quyết giúp mình là điều đương nhiên nên không ngừng tranh chấp với ban ngoại giao và các nhân viên khách sạn, cuối cùng cảnh sát phải đích thân can thiệp.


Những năm sau đó, Mark lại mượn địa vị của mẹ và tiền tài của vợ mà không ngừng chơi bời, tham gia các hoạt động mạo hiểm, tiêu tiền tốn của. Khi tham gia vào cuộc đảo chính ở Guinea, cậu bị bắt ở Nam Phi và bị kết án 4 năm tù treo cùng với khoản tiền phạt khoảng 313.000 bảng Anh. Bà Thatcher cũng buộc phải cầm tiền đi Nam Phi để chuộc con trai về.


Những năm cuối cùng khiến người đời cảm thán mãi không thôi


Thủ tướng Thatcher từng nói rằng, nhà là nơi mà bạn không cần phải làm bất cứ điều gì.


Trong ngày kỷ niệm 50 năm kết hôn, Thatcher bất ngờ đột quỵ và mất đi một phần ký ức. Hai năm sau chồng bà qua đời, đó là cú sốc mạnh đối với Thatcher khiến trí nhớ của bà ngày càng kém hơn, bà thường nghĩ rằng ông vẫn còn sống trên đời. Nỗi đau mất chồng không hề thuyên giảm theo thời gian, có một lần tỉnh dậy giữa đêm khuya, bà đã khoác lên mình một bộ quần áo trang trọng, rồi đi đến viếng mộ phần của ông.


Trong lễ sinh nhật lần thứ 77, Thatcher nhận được bốn tấm thiệp chúc mừng, bà bày chúng lên bàn và đăm chiêu ngắm nhìn. Lúc ấy, con trai bà sống ở Tây Ban Nha, con gái thì ở Thụy Sĩ, những đứa cháu đang ở Mỹ, tất cả những người thân yêu đều hiếm khi trở về thăm bà. Carol, con gái của Thatcher tâm sự: “Một người mẹ không thể mong đợi những đứa con đã trưởng thành của mình bỗng chốc trở nên vồn vã, nồng ấm – điều mà chúng không quen”. Đánh đổi cho những năm tháng huy hoàng trên vũ trường chính trị là một tuổi già cô đơn, hiu quạnh. Bà không thể hy vọng được vui hưởng tuổi già bên con cháu, thậm chí một mơ ước con cái sẽ trở về thăm nhà cũng là mơ ước quá xa vời. Đời người giống như một vòng quay tuần hoàn, khoảng thời gian không có người thân bên cạnh ai ai cũng từng trải qua, với Thatcher là những năm cuối đời trống trải, còn với các con của bà là một tuổi thơ thiếu vắng hình bóng mẹ.

“Người phụ nữ thép” Margaret Thatcher


Vào lễ đại thọ ba năm sau, có lẽ vì quá tưởng nhớ đến những ngày tháng nhộn nhịp trước kia, nên bà đã tổ chức đại tiệc với 650 khách tham dự, ngay cả Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng tử Charles và Thủ tướng Tony Blair đều đến chúc thọ bà. Thatcher đã lấy lại phong thái năm xưa, vẫn là nụ cười tự tin như ngày nào, nhưng đáng tiếc tất cả chỉ giống như một ánh đèn loé lên trong phút chốc.


Còn lại bên bà, vẫn là màn đêm tịch mịch và những căn phòng hoang vắng không một bóng người thân.


Ở tuổi xế chiều, nhà mới là nơi cuối cùng chúng ta trở về


Trong những năm tháng dài dằng dặc cùng với nỗi cô độc lúc cuối đời, Thatcher lại bị đột quỵ. Mọi thứ đối với bà đều trở thành thử thách, ngay đến xem báo cũng rất khó khăn, vừa đọc câu sau đã quên câu trước. Ở tuổi xế chiều, Thatcher phải chịu nỗi khổ về tinh thần, cơ thể cũng bị bệnh tật tàn phá, lại còn phải chịu đựng sự lạnh nhạt và xa cách của con cái.


Trong phòng, bà đặt rất nhiều bức ảnh của chồng, con, và các cháu. Nhưng bên cạnh bà lại không có bất cứ người thân nào, làm bạn với bà chỉ có bác sĩ và y tá. Cho đến phút lâm chung, con trai, con gái cũng không có mặt kịp thời để lo lắng hậu sự cho bà.


Những năm cuối đời của Thatcher thật khiến người đời phải cảm thán, nhưng làm sao trách được mệnh Trời? Ai ai cũng phải sống cho xã hội, cho thân nhân, và cho chính mình. Những năm tháng son trẻ khiến con người ta chìm đắm trong sự nghiệp, trong danh vọng và hào quang của quyền lực. Nhưng khi ánh hào quang ấy qua đi, ta chỉ còn lại ta, chỉ còn lại cái thân xác đã hao mòn vì năm tháng. Vậy thì, đâu mới là cuộc sống đích thực của chúng ta? Là tuổi trẻ ước mơ hoài bão, là những năm tháng phồn hoa, là vinh quang tột đỉnh, hay là một tinh thần thản đãng và bình yên?

Đám tang của bà Margaret Thatcher

Với cố thủ tướng Anh Margaret Thatcher, có lẽ bà là người thấu hiểu hơn ai hết rằng: Sự nghiệp có thể cho chúng ta danh tiếng, địa vị và cảm giác thành tựu. Nhưng đến lúc chúng ta cởi bỏ chiếc áo choàng danh vọng ấy, thì trong đêm khuya một mình thanh tĩnh cũng là lúc chúng ta hiểu rằng ai cũng sẽ dần dần già đi. Danh tiếng cuối cùng rồi cũng sẽ phai nhạt, cảm giác thành tựu rồi cũng dần tan biến. Tiền dẫu còn giữ lại được, thì khi già cả yếu ớt, cả núi vàng biển bạc cũng không thể mang lại hạnh phúc. Cuối cùng, chỉ có gia đình mới là nơi trở về, nơi cho ta nương tựa.


Lúc bị thương, nhà là một chiếc ô che mưa chắn gió, lúc vui vẻ nhà là nơi hạnh phúc ấm áp đong đầy. Sự nghiệp không thể nào thay thế cho tình người, công danh cũng không thể thay thế cho một gia đình hạnh phúc. Đáng tiếc đến giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, rất nhiều tỷ phú và những chính trị gia quyền lực mới nhận ra điều này.


Mong rằng những ai đọc bài viết này sẽ hiểu được, tiền tài, danh tiếng chỉ là những thứ nhất thời, đều không thể đem lại cho chúng ta hạnh phúc lâu dài, chỉ có gia đình mới là nơi chúng ta dựa dẫm cả đời, là nơi đáng tin cậy và là nơi cuối cùng chúng ta đi về.


Nguyện cho những ai đọc bài viết này đều cùng gia đình sống hòa thuận

No comments:

Post a Comment