SƠN TRUNG * SỐNG KHÔN THÁC THIÊNG
SỐNG KHÔN THÁC THIÊNG
SƠN TRUNG
Khi Tần Thủy hoàng sai đại tướng Đồ Thư đem đại binh xâm lăng Bách
Việt, nhiều dân chúng và quan lại bỏ chạy lên rừng lánh nạn. Tiêu Diêu
tiên sinh vốn quê ở Lưỡng Quảng, cũng theo dân chạy loạn vào chiến khu.
Đến khi Hán vương lên ngôi, ông về thành, ở dưới trướng của Cẩn thân
vương. Lúc ở chiến khu về, ông mang theo bản thảo quyển Chu Triều Văn
học của một người bạn, rồi cho khắc in thành sách mang tên ông. Quyển
sách này là một tác phẩm khá tốt cho nên danh tiếng của Tiêu tiên
sinh vang dậy như sấm. Sau này, thân nhân của ông kia nghe nói phát đơn
kiện tụng ở dinh tổng đốc Lưỡng Quảng, nhưng rồi vụ này cũng được chìm
xuồng vì Tiêu tiên sinh quen biết nhiều văn quan và võ quan triều đình.
Trước đây, ông theo quan quân nhà Hán lấy được một số sách quý trong
thư viện triều vua trước.
Ông khôn ngoan lợi dụng uy thế tân triều, mặt khác một số văn quan triều yêu quý sách cổ, muốn cùng ông giao dịch, nên họ đã đồng ý đưa ông vào Hoa văn cục, thuộc Quốc Học viện. Ông dạy Hoa văn nhưng không bao giờ ông viết lên bảng, ông bảo học sinh là ông bị đau tay, không viết chữ Hoa được. Trong nhà, ông nuôi một ông tú tài, chuyên soạn thảo tài liệu cho ông để ông dạy học và đăng nhật trình. Ông khoe với mọi người, ông thông thạo kim văn và cổ văn. Kim văn là lối chữ, lối văn được phổ biến đời Chu, đời Hán, còn cổ văn là lối chữ xưa được khắc trên mai rùa, có từ xưa, từ đời tam hoàng, ngũ đế mà lúc này người ta gọi là giáp cốt văn, một lối chữ như hình con nòng nọc.
Lúc này, it người biết giáp cốt văn, mà trong Hoa văn cục cũng chỉ có vài người quan tâm đến cổ học, trong số đó có Nhâm Mục tiên sinh. Nhâm Mục tiên sinh vốn thích đùa. Một hôm Tiêu tiên sinh dạy học, Nhâm Mục tiên sinh ung dung bước vào lớp dạy, chào hỏi Tiêu tiên sinh một cách vui vẻ thân mật, rồi viết một câu cổ văn lên bảng để nhờ Tiêu tiên sinh giảng nghĩa. Tiêu tiên sinh nhìn hàng chữ trên bảng mà sắc mặt không đổi, và chẳng nói năng gì cả. Học sinh chẳng biết hai câu đó có nghĩa gì. Một học sinh tinh nghịch, chép câu đó vào giấy, rồi đi hỏi các vị thông thạo cổ văn, họ bảo câu đó là:
Ông khôn ngoan lợi dụng uy thế tân triều, mặt khác một số văn quan triều yêu quý sách cổ, muốn cùng ông giao dịch, nên họ đã đồng ý đưa ông vào Hoa văn cục, thuộc Quốc Học viện. Ông dạy Hoa văn nhưng không bao giờ ông viết lên bảng, ông bảo học sinh là ông bị đau tay, không viết chữ Hoa được. Trong nhà, ông nuôi một ông tú tài, chuyên soạn thảo tài liệu cho ông để ông dạy học và đăng nhật trình. Ông khoe với mọi người, ông thông thạo kim văn và cổ văn. Kim văn là lối chữ, lối văn được phổ biến đời Chu, đời Hán, còn cổ văn là lối chữ xưa được khắc trên mai rùa, có từ xưa, từ đời tam hoàng, ngũ đế mà lúc này người ta gọi là giáp cốt văn, một lối chữ như hình con nòng nọc.
Lúc này, it người biết giáp cốt văn, mà trong Hoa văn cục cũng chỉ có vài người quan tâm đến cổ học, trong số đó có Nhâm Mục tiên sinh. Nhâm Mục tiên sinh vốn thích đùa. Một hôm Tiêu tiên sinh dạy học, Nhâm Mục tiên sinh ung dung bước vào lớp dạy, chào hỏi Tiêu tiên sinh một cách vui vẻ thân mật, rồi viết một câu cổ văn lên bảng để nhờ Tiêu tiên sinh giảng nghĩa. Tiêu tiên sinh nhìn hàng chữ trên bảng mà sắc mặt không đổi, và chẳng nói năng gì cả. Học sinh chẳng biết hai câu đó có nghĩa gì. Một học sinh tinh nghịch, chép câu đó vào giấy, rồi đi hỏi các vị thông thạo cổ văn, họ bảo câu đó là:
Thầy Tiêu dốt như con bò,
Giáp cốt văn chẳng biết, chữ nho chẳng tường!
Câu chuyện đến tai Tiêu tiên sinh, từ đó Tiêu tiên sinh thù hận Nhâm Mục tiên sinh tận xương tủy. Trong mỗi buổi học, sinh viên đều nghe hai thầy châm chích, và tố cáo nhau đủ điều!
It lâu sau, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Một số quan lại, trí thức và
nhà giàu bỏ trốn qua Đông Dương (Nhật Bản) và Nam Dương, hoặc chạy sang
Triều Tiên, nhưng đa số thì đi qua Giao Châu là đất hòa bình thịnh
vượng trong vùng này.Trong số trí thức và quan lại Trung Hoa sang Giao
châu lúc này có Mâu Bác, và tổ tiên Sĩ Nhiếp.
Vương Mãng khôn ngoan, không lấy thế làm thù hận vì bọn đó ra đi thì không còn ai chống đối. Hơn nữa , bọn chúng ra đi thì ông có khối đất đai, nhà cửa và tài sản do chúng để lại. Đã thế, Vương Mãng còn mở ra dịch vụ di dân bán chính thức và dịch vụ ra đi trong trật tự. Chương trình ra đi bán chính thức đã đem lại cho Vương Mãng hàng vạn, hàng triệu cân vàng. Tiêu tiên sinh có chú bác làm lớn trong triều Vương Mãng thế mà ông cũng xin phép đi di dân sang Giao Châu . Vì ông nộp tiền đầy đủ và chi tiêu rộng rãi nên việc xin giấy tờ cũng dễ dàng. Cuối cùng ông và gia đình được phép di dân.
Công cuộc ra đi đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ tuần sau là gia đình Tiêu tiên sinh lên đường sang Giao Châu hưởng phước. Nguyên lúc bấy giờ Vương Mãng theo chính sách Tần Thủy hoàng, ra lệnh đốt sách, bỏ tù văn nghệ sĩ và quan lại tiền triều. Một số thế gia sợ hãi, đã âm thầm mang sách gửi nhà Tiêu tiên sinh vì họ biết tiên sinh là cháu của vị Thái sư đương triều Vương Mãng, có dù che vững vàng. Tiêu tiên sinh liền đem tất cả sách quý đóng gói chờ ngày lên tàu đem sang Giao Châu. Trước ngày lên đường vài bữa, đêm hôm đó, Tiêu tiên sinh lấy giấy viết thư, nhưng thay vài cây bút mà vẫn không ra mực.
Tiên sinh kêu con lại hỏi thì mới hay bút vẫn ra mực mà mắt không còn thị giác. Tiên sinh ngã xuống rồi chết ngay, miệng trào máu. Nguyên tiên sinh đã bị bệnh cao huyết áp nhiều năm, mặt lúc nào cũng đỏ bừng, thường thường là huyết áp cao khoảng 180- 200. Tiên sinh chết là do huyết áp lên cao, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng tiên sinh có người em ruột làm đội trưởng thị vệ trong cung, tích cực tôn thờ Vương Mãng. Ông này cho rằng việc cháu của quan thái sư bỏ nước ra đi là làm mất thanh danh của gia tộc và của triều đình. Do đó mà người ta ngăn chận chuyến ra đi của Tiên sinh.
Trong những tháng ngày lên xuống Di dân quán thuộc Lễ bộ làm hồ sơ xuất cảnh, Tiên sinh quen biết hai vợ chồng nhà kia và kết thân. Đêm hôm Tiên sinh chết, hai vợ chồng người bạn bỗng thấy Tiên sinh đến báo tin: Hai bác đi đi, tôi phải ở lại!
Hai người vợ chồng người bạn đều chung giấc mộng. Họ bán tin, bán nghi, không hiểu sao lại có chuyện như vậy. vì xưa nay Tiên sinh là người quyết tâm bỏ nước ra đi! Nay không hiểu vì lý do gì mà Tiên sinh bỏ cuộc. Hai vợ chồng ông bạn chờ trời sáng, thuê kiệu đến nhà Tiên sinh thì thấy quan tài của tìên sinh đã nằm bên hè ( tại sao quan tài nằm bên hè mà không nằm trong nhà ? ) mà trong nhà vang lên những tiếng than khóc! Ngày hôm đó, gia đình lo việc khâm liệm tìên sinh nhưng quan tài quá ngắn mà người tìên sinh lại khá to cao. Người ta phải cực khổ lắm mới nhét tìên sinh vào lọt quan tài. Đêm hôm đó, ông chủ nhà hòm thấy Tiêu tiên sinh đến giận dữ trách mắng: Tại sao ông đóng cho tôi một cái hòm nhỏ như vậy? Chủ nhà hòm phải khấn vái và làm lễ tạ mới được yên..
Vương Mãng khôn ngoan, không lấy thế làm thù hận vì bọn đó ra đi thì không còn ai chống đối. Hơn nữa , bọn chúng ra đi thì ông có khối đất đai, nhà cửa và tài sản do chúng để lại. Đã thế, Vương Mãng còn mở ra dịch vụ di dân bán chính thức và dịch vụ ra đi trong trật tự. Chương trình ra đi bán chính thức đã đem lại cho Vương Mãng hàng vạn, hàng triệu cân vàng. Tiêu tiên sinh có chú bác làm lớn trong triều Vương Mãng thế mà ông cũng xin phép đi di dân sang Giao Châu . Vì ông nộp tiền đầy đủ và chi tiêu rộng rãi nên việc xin giấy tờ cũng dễ dàng. Cuối cùng ông và gia đình được phép di dân.
Công cuộc ra đi đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ tuần sau là gia đình Tiêu tiên sinh lên đường sang Giao Châu hưởng phước. Nguyên lúc bấy giờ Vương Mãng theo chính sách Tần Thủy hoàng, ra lệnh đốt sách, bỏ tù văn nghệ sĩ và quan lại tiền triều. Một số thế gia sợ hãi, đã âm thầm mang sách gửi nhà Tiêu tiên sinh vì họ biết tiên sinh là cháu của vị Thái sư đương triều Vương Mãng, có dù che vững vàng. Tiêu tiên sinh liền đem tất cả sách quý đóng gói chờ ngày lên tàu đem sang Giao Châu. Trước ngày lên đường vài bữa, đêm hôm đó, Tiêu tiên sinh lấy giấy viết thư, nhưng thay vài cây bút mà vẫn không ra mực.
Tiên sinh kêu con lại hỏi thì mới hay bút vẫn ra mực mà mắt không còn thị giác. Tiên sinh ngã xuống rồi chết ngay, miệng trào máu. Nguyên tiên sinh đã bị bệnh cao huyết áp nhiều năm, mặt lúc nào cũng đỏ bừng, thường thường là huyết áp cao khoảng 180- 200. Tiên sinh chết là do huyết áp lên cao, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng tiên sinh có người em ruột làm đội trưởng thị vệ trong cung, tích cực tôn thờ Vương Mãng. Ông này cho rằng việc cháu của quan thái sư bỏ nước ra đi là làm mất thanh danh của gia tộc và của triều đình. Do đó mà người ta ngăn chận chuyến ra đi của Tiên sinh.
Trong những tháng ngày lên xuống Di dân quán thuộc Lễ bộ làm hồ sơ xuất cảnh, Tiên sinh quen biết hai vợ chồng nhà kia và kết thân. Đêm hôm Tiên sinh chết, hai vợ chồng người bạn bỗng thấy Tiên sinh đến báo tin: Hai bác đi đi, tôi phải ở lại!
Hai người vợ chồng người bạn đều chung giấc mộng. Họ bán tin, bán nghi, không hiểu sao lại có chuyện như vậy. vì xưa nay Tiên sinh là người quyết tâm bỏ nước ra đi! Nay không hiểu vì lý do gì mà Tiên sinh bỏ cuộc. Hai vợ chồng ông bạn chờ trời sáng, thuê kiệu đến nhà Tiên sinh thì thấy quan tài của tìên sinh đã nằm bên hè ( tại sao quan tài nằm bên hè mà không nằm trong nhà ? ) mà trong nhà vang lên những tiếng than khóc! Ngày hôm đó, gia đình lo việc khâm liệm tìên sinh nhưng quan tài quá ngắn mà người tìên sinh lại khá to cao. Người ta phải cực khổ lắm mới nhét tìên sinh vào lọt quan tài. Đêm hôm đó, ông chủ nhà hòm thấy Tiêu tiên sinh đến giận dữ trách mắng: Tại sao ông đóng cho tôi một cái hòm nhỏ như vậy? Chủ nhà hòm phải khấn vái và làm lễ tạ mới được yên..
Monday, December 18, 2017
SƠN TRUNG * TÀI NGHỀ XUÂN TOC QUĂN
TÀI NGHỀ XUÂN TOC QUĂN
SƠN TRUNG
Vũ Trong Phụng có Xuân tóc đỏ, chúng ta
có Xuân tóc quăn. Xuân tóc đỏ là nhân vật tưởng tượng, còn Xuân tóc quăn
là nhân vật có thật, là thi sĩ số một của chế độ cộng sản Việt Nam. Xuân
không là Phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng như Tố Hữu, Huy Cận,
Hoàng Minh Giám, Lưu Trọng Lư, hoặc là cập rằng Nguyễn Đình Thi, Tô
Hoài, Hoài Thanh, của chế độ, Xuân chỉ là con cún, con miêu được chủ
cưng chiều. sáng chiều cho ở bên cạnh.
Trước 1975, tôi được biết Xuân Diệu qua thơ của ông. Sau 1975, tôi thấy
ông tại viện Khoa Học Xã hội miền nam. Hình như lúc ấy có lễ lạc gì đó,
các quan ta liên hoan. Tôi là quần chúng ở ngoài sân ngó vào. Tôi
thấy Xuân Diệu đi ra ngoài hành lang, mặt đỏ bừng, tay cầm chai bia vửa
đi vừa uống, mặt vô cùng tự đắc và phấn khởi. Ông vừa đi cái đầu lúc
lắc, mặt hất lên, nghiêng tả nghiêng hữu. Tôi ngạc nhiên, dân Nam ta
cũng uống bia, uống nhiều nữa là khác, nhưng không ai vừa đi vừa uống
như thế.
Tại sao ông phải ra ngoài? Phải
chăng ông muốn chường mặt cho đám "Mỹ ngụy" ngu dốt " tận mặt nhìn thấy
ông, một trí tuệ đỉnh cao!Dân ta thường uống bia bằng ly, có cục đá bự.
Nếu có cần đi ra ngoài, thì cứ để chai và ly tại bàn, cần gì đi đâu cũng
phải xách theo! Trông Xuân Diệu tự đắc ra mặt. Ông tự đắc là
phải. Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Tố Hữu, Lê Duẩn ...có quyền tự cao, tự đắc
vì họ là lãnh đạo, là anh hùng, là danh nhân. Ở đời có nhiều kẻ chẳng
ra gì mà khinh người, mà ra sức đánh phá, tranh giành cái danh hảo không
đáng một xu! Chả trách!
Xuân có nhiều tài.
I. TÀI LÀM THƠ VÀ TÀI NỊNH
Xuân Diệu nổi danh trước 1945. Sau 1945, cộng sản cấm đoán thơ lãng mạn khiến Hữu Loan, Quang Dũng điêu đứng nhưng Huy Cận, Xuân Diệu, Thanh Tịnh có quyền làm thơ lãng mạn. Xuân Diệu tài nghề nịnh hót. Ông làm thơ ca tụng lãnh tụ, ca tụng chém giết:
Có xông pha, tranh đấu mới nên cờ.
Có máu chảy, nên sắc này mới đỏ.
Đỏ vì huyết đám đem tung trước gió,
Đỏ vì căm, vì tức, đỏ vì sao?
Đỏ vì dận như thác lũ ào ào,
Dân nổi dậy dựng cao trào cách...
... Sao vẫn sáng, máu xây nền vẫn đỏ!
Cờ là đó. Việt Nam này vẫn đó;
Hồ Chí Minh, muôn thuở Tiến Quân ca.
Sáng muôn năm, nền Dân Chủ Cộng Hoà.
( Ngọn quốc kỳ )
Ông cũng như các văn công khác, muốn sống phải chiến đấu it nhất là chiến đấu bằng mồm. Trong tập Trên Tuyến Đầu Tổ Quốc' ông tố cáo quân đội miền Nam:
Chặt đầu mổ bụng
Lấy mật moi gan, quân ác ôn chia nhau uống rượu . . . . . . .
Trận cuối cùng nhất định thắng lợi vẻ vang.
Ông cũng như Chế Lan Viên ca tụng hầm chông:
Một tên Mỹ bị sập hầm chông
Hai tên Mỹ chôn chân giữa đồng
Trăm tên Mỹ sỗ sàng cướp nước
Nghìn tên Mỹ sẽ thành số không!
(Một tên Mỹ bị sập hầm chông)
Ghê nhất là thơ Đấu tố: Cũng như Tố Hữu, ông hô hào chém giết những đồng bào vô tội mà ông gọi là địa chủ, cường hào, phản động:
Anh em ơi quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù!
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây,
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi!
( Ngôi Sao)
Ông thẳng tay đấu tố đồng bào theo lệnh đảng. Ông cũng như bao kẻ bạo
tàn thuở đó mất hết lương tri, nhân tính, đã đấu tố bố mẹ, anh chị em
mình. Ông đã lôi bố mẹ ông là ông bà giáo Ngô Xuân Thu ra đấu tố! Từ Trụ
Kiệt cho đến nay, người ta mới thấy một đứa con công khai gọi bố mẹ
mình là thằng, là con trên báo chí. Trong đợt cải cách ruộng đất 1953,
Xuân Diệu đã viết trong bài Gửi vợ chồng thằng Thu, tức ông bà Ngô Xuân
Thu, bố của Ngô Xuân Diệu:
Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù. . .
Ông cũng như Trường Chinh và bao kẻ khác đã theo đảng mà đấu tố cha mẹ minh. Dân Hà Nội kinh khiếp Trường Chinh:
“Hành Thiện có Bác Trường Chinh
Dạy con, dạy cháu hết mình tố cha”.
Nguyễn Khắc Viện cũng đã tố chú của mình để được cơm thừa canh cặn..
Minh Diện nhận xét tài năng của Xuân Tóc Quăn:
Ngoài làm thơ ông coi diễn thuyết là một cái
nghề. Nhà văn Tô Hoài đã viết trong “Cát bụi chân ai” như vầy: “Xuân
Diệu hay đi nói chuyện thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút bảy tám bài,
nói khắp nước cũng ‘tủ’ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay,
chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ
tay, đợi cười và mình mỉn cười!”.Trong
bảy, tám bài tủ của Xuân Diệu, ngoài ca ngợi Hồ Chí Minh, là nịnh Tố
Hữu và các quan chức lớn của đảng. Xuất thân từ phong trào thơ mới, là
thành viên trong nhóm “Tự lực văn đoàn”, từng được Hoài Thanh ca ngợi
là “Ông hoàng của thơ tình”, Xuân Diệu đoạn tuyệt quá khứ theo cách
mạng, nên phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa” như Chế
Lan Viên đã suy ngẫm. Xuân Diệu đã nâng tài nịnh hót thành nghệ thuật
ngang với nghệ thuật làm thơ tình lãng mạn của ông để lấy lòng lãnh đạo,
hưởng bổng lộc.
Trong tư liệu về phong trào “Nhân văn - Giai phẩm”, mọt nhóm tác giả đã nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ đã lợi dụng uy tín cá nhân của mình, và khai thTrong bảy, tám bài tủ của Xuân Diệu, ngoài ca ngợi Hồ Chí Minh, là nịnh Tố Hữu và các quan chức lớn của đảng. Xuất thân từ phong trào thơ mới, là thành viên trong nhóm “Tự lực văn đoàn”, từng được Hoài Thanh ca ngợi là “Ông hoàng của thơ tình”, Xuân Diệu đoạn tuyệt quá khứ theo cách mạng, nên phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa” như Chế Lan Viên đã suy ngẫm. Xuân Diệu đã nâng tài nịnh hót thành nghệ thuật ngang với nghệ thuật làm thơ tình lãng mạn của ông để lấy lòng lãnh đạo, hưởng bổng lộc.
Trong tư liệu về phong trào “Nhân văn - Giai phẩm”, mọt nhóm tác giả đã nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ đã lợi dụng uy tín cá nhân của mình, và khai thác các mối quan hệ có quyền hành trong đảng ...”. Còn nhả thơ Nguyễn Bính thì khẳng định: “ Xuân Diệu và Huy Cận là một đôi đầy quyền lực trong lãnh vực văn hóa văn nghệ!”.
Lợi lộc mà Xuân Diệu giành được rất nhiều, xin chỉ đưa ra vài thứ làm bằng chứng: Tập thơ Ngôi Sao của ông theo đánh giá của nhiểu nhà phê bình rất nhiều khiếm khuyết, ông đã ép Nhà xuất bản Văn nghệ phải in sớm để dự thi. Và trong đợt xét giải thưởng văn học 1954-1955, ông trong Ban giám khảo, đã đưa tác phẩm của mình vào, tự chấm giải cho mình.
Trong những năm tháng phong trảo “Nhân văn - Giai phẩm” bị đàn áp, số phân nhiều văn nghệ sỹ bị đồn vào đường cùng, như nhà văn Phùng Quán nhớ lại: “Bao nhiêu cuộc đời bị rạn vỡ, bị ruồng bỏ, và bị lưu đày” thì Xuân Diệu hơn hớn hưởng hạnh phúc. Ông được cấp nhà cao cửa rộng, phiếu thực phẩm Vân Hồ, và hường chế độ ưu tiên cán bộ trung cao.
Ngày
ngày sau giờ làm việc, Xuân Diệu đạp xe đến cuối đường Bà Triệu, nơi có
những hàng dạ lan hương thơm lừng cà một góc phố, gửi hồn vào những vần
thơ tình cho một người con gái ông đang yêu. [...].Ngày đó đi nước
ngoài khó hơn lên trời. Nhưng Xuân Diệu cắp cặp đi liên tục. Những “Ký
sự nước Hung 1959”, “Ký sự Triểu Tiên 1960” đều là kết quả của những
chuyến công du nước ngoài. Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp khắc, nơi náo ông
cũng được đi.
Các nhà văn nhà thơ khác, lên
kế hoạch ba, bốn năm chưa chắc được in chung một tác phẩm, Xuân Diệu
viêt tác phẩm nào in ngay tác phẩm đó. “Ba thi hào dân tộc” 1959, “Riêng
chung” 1960, ”Phê bình giới thiệu thơ”1960, “Một khối hồng”...
Nhờ nịnh hót mà Xuân Diệu được chức, được quyền, được, tiền , được tình.
Nếu Xuân Diệu nịnh hót chỉ để kiếm chút bổng lộc như vậy, dù không hay ho, cũng không đáng trách. Đằng này ông lại vào hùa đánh anh em bạn bè đồng nghiệp.
Đầu năm 1955, giới cầm bút lăn lộn trong rừng
vể , sôi nổi phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong khi Hoàng Yến,
Hoàng Cầm, Tử Phác chê tập Việt Bắc ít vốn sống thực tế, nghệ thuật
chưa phong phú, không đột phá vào một khía cạnh nào của tâm hồn thật sắc
bén, thì Xuân Diệu khen hết lời. Ông viết: “Mới chỉ nhìn qua , đó chỉ
là một bìa sách sáng tươi, trang nhã giữa bao nhiêu bìa sách khác,nhưng
tập sách gọn gàng kia quả là đánh dấu một việc lớn của văn chương nước
Việt Nam”.
Xuân Diệu ca ngợi Tố Hữu: “ Một nhà thơ con đẻ của cách mạng, lớn lên với cách mạng, và là kết tinh của cách mạng”. Ông cho rằng Tố Hữu đã mở lối dẫn dắt cả một thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam thoát ra khỏi vũng lầy tăm tối: “Trong khi các nhà thơ đắm chìm trong phong trào “thơ mới” mơ mộng, than khóc, u sầu, Tố Hữu đã đi tiên phong hát những bài ca tranh đấu!”.
Một trong những bài thơ tranh luận gay gắt nhất là bài “Đời đời nhớ ông”.Trong
khi Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Yến cùng cho rằng Tố Hữu thương vay khóc
mướn, và bi lụy hóa tình cảm cùa nhân dân Việt Nam trước cái chết cùa
Stalin, thì Xuân Diệu viết: “Sitalin mất, những dòng nước mắt của nhân
dân ta đã chảy thành những câu thơ “Đời đời nhớ ông” của Tố Hữu”.
Xuân Diệu ca theo Hoài Việt: “Thật là vinh dự
cho những kẻ cầm bút chúng ta. Vinh dự vì đã có một Tố Hữu. Tôi đọc ký
sự Ngụy Nguy, thấy chỉ trong chế độ của chúng ta mới có những văn nghệ
sỹ ưu tú như thế!”.
Bài diễn thuyết của Xuân Diệu nổi bật trong
cuộc tranh luận, củng cố niềm tin vũng chắc vị trí giải nhất tập thơ
Việt Bắc của Tố Hữu , đồng thời tố cáo những “quan điểm lệch lạc” của
một số đồng nghiệp. Trần Dần, Tử Phác bị giam ba tháng để kiểm điềm
trong cuộc phê bình đó.
( Minh Diện. Ma với nhau. http://phamthang-hue.weebly.com/2013/xun-diu-ma-vi-nhau )
II. TÀI MÒ BẬY
Xuân Diệu là người đồng tính luyến ái . Ở tập thể, ban đêm Xuân Diệu hay
đi mò bậy. Trong Hồi ký " Cát Bụi Chân Ai" Tô Hoài kể là trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, lúc ở căn cứ Việt Bắc, hằng đêm Xuân Diệu hay
sang giường các bạn trai của ông để mò bậy. Các bạn trai của ông rất sợ,
vì vậy cứ đêm đến là họ...đi tị nạn sang các nhà khác, không ai dám ở
chung với Xuân Diệu:
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả
dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách
mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào.
Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại
xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong
mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái
lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là
ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng
chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra,
lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời
rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và
cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại
vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú,
xuống rốn, xuống bẹn... Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc
vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt... Lần này thì tôi lử
lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ
mấy, thứ mấy nữa.
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn
mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp.
Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng
bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.
Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt
hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng
không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn
rợn tởm.
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ
tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy
trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến
là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng
lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã
buông sẵn của lão trai già Văn Hiên - một tay bốc trời thường khoe trước
kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở
đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái
quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. [...].. Chẳng biết đêm hôm có
ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu
kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng
ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước
giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày
công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông
Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi
việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam
Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng
Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai
ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như
hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có
phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to
tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng
tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của
tôi... tình trai...! rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa
chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị
đưa ra khỏi ban thường vụ. (Ch.III.171-193)
Nguyễn Đăng Mạnh cũng nói về bệnh và Xuân Diệu :
Có một hồi, người ta cứ đồn Xuân Diệu ái nam ái nữ. Không rõ hư thực thế nào. Rồi anh cưới Bạch Diệp. ái năm ái nữ sao lại lấy vợ? Nhưng được mấy tháng, Bạch Diệp bỏ luôn. Vậy là sao?
Thực ra Xuân Diệu chỉ mắc chứng đồng tính luyến ái và bất lực trongn quan hệ tình dục, chứ không ái nam ái nữ.
Hồi kháng chiến chống Pháp, tôi công tác với anh Lã Hữu Quỳnh ở Sở Giáo dục Liên khu Việt Bắc (Anh Quỳnh là một nhạc sĩ, sau 1954, về Hà Nội làm Hiệu phó trường nhạc trung cấp). Anh quê ở Bắc Giang. Trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ đi công tác qua, thường ghé vào nhà anh ngủ nhờ. Một lần, Xuân Diệu và Trần Văn Cẩn vào ngủ nhờ. Nửa đêm, anh thấy Cẩn đùng đùng dậy chửi mắng Xuân Diệu thậm tệ. ( Hồi Ký -Ch.IX)
Nguyễn Đăng Mạnh cũng nói về bệnh và Xuân Diệu :
Có một hồi, người ta cứ đồn Xuân Diệu ái nam ái nữ. Không rõ hư thực thế nào. Rồi anh cưới Bạch Diệp. ái năm ái nữ sao lại lấy vợ? Nhưng được mấy tháng, Bạch Diệp bỏ luôn. Vậy là sao?
Thực ra Xuân Diệu chỉ mắc chứng đồng tính luyến ái và bất lực trongn quan hệ tình dục, chứ không ái nam ái nữ.
Hồi kháng chiến chống Pháp, tôi công tác với anh Lã Hữu Quỳnh ở Sở Giáo dục Liên khu Việt Bắc (Anh Quỳnh là một nhạc sĩ, sau 1954, về Hà Nội làm Hiệu phó trường nhạc trung cấp). Anh quê ở Bắc Giang. Trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ đi công tác qua, thường ghé vào nhà anh ngủ nhờ. Một lần, Xuân Diệu và Trần Văn Cẩn vào ngủ nhờ. Nửa đêm, anh thấy Cẩn đùng đùng dậy chửi mắng Xuân Diệu thậm tệ. ( Hồi Ký -Ch.IX)
III. TÀI BỐC PHÉT
Nước ta lâu lắm mới có Ba Giai, Tú Xuất là những kỳ nhân. Thời cờ đỏ sao vàng, hầu hết chiến sĩ cộng đảng là tay bán trời không văn tự, dối trá thành quỷ, thành tinh. Lừa đảo thời nay theo cộng sản đã thành quốc tế tính. Nơi nào có liềm búa là có khủng bố và dối trá.
Mikhail Sergeyevich Gorbachev, nguyên Tổng Bí Thư Cộng đảng Liên Xô nói:
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng
cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên
truyền và dối trá.
(I have devoted half of my life for
communism. Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads
propaganda and deceives ).
Aleksandr Solzhenitsyn (1918- 2008), một nhà văn Nga nổi danh tố cộng
với tác phẩm " Quần Đảo Gulag" (The Gulag Archipelago - 1973). viết:
Khi một tên cộng sản nói dối, hãy đứng dậy
mà nói: Mày nói láo. Nếu anh không có can đảm nói thẳng vào mặt nó, hãy
bỏ đi. Nếu anh không dám bỏ đi, đừng nhắc lại những lời nó nói láo.
(When a Communist lies to you, stand up and
tell him that he is lying. If you don'T dare to say that he
lies, walk away. If you do not dare to walk away, do not recite the lie
that you heard to anybody.)
Và ông cũng nói:
Trong xứ sở của chúng ta, dối trá không phải là một thứ đạo đức mẫu mực mà là một loại cột trụ cho quốc gia. (In our country the lie has become not just a moral category but a pillar of the State. )
Tổ sư thời đại mới là cậu Nguyễn Văn Ba, gốc Ba Xạo, tiếp theo là Trần
Huy Liệu, cha đẻ của Lê Văn Tám. Từ đó sinh sôi nẩy nở hàng triệu anh Ba
Đía, chú Ba Trợn, cậu Ba Lá , cô Ba Hoa XHCN. Xuân Diệu làm nghề
chọc cười thiên hạ bằng cách tuyên truyền chống Mỹ, Mỹ là bọn khờ khạo,
ngu dại. Đó cũng là kiểu ba hoa: "Liên Xô viện trợ cho ta hỏa tiễn
nhưng bắn không trúng B52 của Mỹ. Các nhà khoa học ta phải nối cho dài
thêm thì mới hạ được máy bay Mỹ (trò giỏi hơn thầy!)... Rằng máy bay ta núp trong mây ( như trẻ con chơi trốn tìm),
chờ máy bay Mỹ đến bất ngờ nhảy ra bắn Mỹ không kịp trở tay... Nào anh
hùng Nguyễn Văn Bốn dùng dàn thun bắn lựu đạn bay xa mấy trăm mét ,Cô
tự vệ Ngô Thị Hồng dùng súng trường K44 bắn rơi máy bay Mỹ, Nào
ngoài Bắc gì cũng có. Nhà nào cũng có tủ lạnh, trưa tối cả nhà chui vào
nằm cho mát... Nào là ngoài Bắc TV chạy đầy đường, cà rem ăn không hết,
phải phơi khô xuất khẩu!!!
Trong Một Thời Để Mất, Bùi Ngọc Tấn viết về Xuân Diệu như sau::
Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui
tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói
về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, những điệu nhảy
Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
- Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc
quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông! Chúng tôi ào lên.
Thật không thể nào hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni
lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới
được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài
mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm
thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên
loạn, truỵ lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng! (Mãi mấy chục
năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi
là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao).
Xuân Diệu bồi thêm:
- Còn quần áo may bằng vải thường các đồng
chí có biết nó in gì lên đấy không. Không phải in hoa! Nó in cả một tờ
Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn, tít nhỏ, tin ngắn,
tin dài lên mặt vải. Cũng không phải in lên một bộ quần áo mà in lên cả
hàng bao nhiêu cuộn vải rồi cứ thế mà cắt!
Không để chúng tôi kịp ngạc nhiên, Xuân Diệu tiếp luôn:
- Còn tổng thống ở bên Mỹ, khi hết nhiệm kỳ
không làm lổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi
quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền? Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn
người quái đản ấy cần được cải tạo. Chúng ta sẽ là người cải tạo chúng.
Giai cấp vô sản, tầng lớp lao động, những người nghèo khổ bị bóc lột ở
những nước ấy sẽ đứng lên. (Ch.I)
IV. TÀI VÒI ĂN VÀ THAM ĂN
Xuân Diệu hơn người cái đức ăn. Nguyễn Đăng Mạnh trong Hồi ký kể rằng Xuân Diệu, Huy Cận tham ăn :
Hồi khoa văn Đại học sư phạm Việt Bắc
đưa sinh viên về Hà Nội (đóng ở Cổ Nhuế) để mời các nhà văn đến nói
chuyện, tôi có được nhờ tiếp khách hộ. Tôi thấy Xuân Diệu rất thích uống
bia và húp trứng sống. Anh còn nói, tối nào, cần viết một cái gì thì
buổi chiều thế nào cũng phải mua ba lạng thịt chó để bồi dưỡng. Có thế
mới có sức viết (Xuân Diệu chết vì bị nhồi máu cơ tim, tức là máu nhiễm
mỡ, cần kiêng ăn nhiều thịt, trứng. Khi anh mất, Vũ Tú Nam nói, Xuân
Diệu đã bồi dưỡng nhầm là vì thế). Huy Cận cũng vậy. Phải nói là tham ăn. (Ch.IX)
Tuổi Trẻ Cười thuật một chuyện ăn của Xuân Diệu:
Một công ty ăn uống ở Hà Nội mới làm được
một loại bánh bao ngon, hy vọng hơn cả bánh của người Hoa ở phố Hàng
Buồm. Chủ nhiệm công ty là người mê văn nghệ, mời hơn chục nhà thơ đến
thưởng thức.
Ngồi vào bàn, không chờ chủ mời, nhà thơ
Xuân Diệu cầm một chiếc bánh bao ăn liền. Còn những người khác thì lịch
sự nghe bài diễn văn của chủ nhiệm.
Đọc xong bài diễn văn ông mời các nhà thơ
thưởng thức bánh. Nhìn đến cái đĩa trước mặt nhà thơ Xuân Diệu, thấy
trống trơn, ông lừ mắt ra hiệu cho cô nhân viên bỏ thêm bánh vào. Nhà
thơ Xuân Diệu lại thản nhiên ăn. Vừa ăn, Vĩnh Mai vừa lúi húi viết. Một
lúc sau, mọi người chuyền tay nhau một mẩu giấy có bài thơ bốn câu:
Mùa xuân kỳ diệu, Diệu kỳ sao!
Người ta một chiếc, ông hai chiếc
Thơ nghĩ chưa ra, bánh đã vào!
Xuân Diệu là người đọc bốn câu thơ luân lưu ấy sau cùng, ông gật gù khen hay.
( HÀ THƯỜNG NHÀN-Theo 101 Chuyện nhà văn VN hiện đại của Nguyễn Bùi Vợi)
http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=55752&ChannelID=
Thanh Thảo kể về Xuân Diệu:
Trưa
đó, Hội An mời Xuân Diệu và chúng tôi đi ăn… cao lầu. Nghe danh món ăn
này từ lâu, nên mấy anh em “lính pháo” chúng tôi đều náo nức. Riêng Xuân
Diệu, coi bộ ông còn hồi hộp hơn cả chúng tôi, vì như ông nói, “món này
mình đã ăn cách đây 40 năm rồi, giờ mới có dịp ăn lại”.
Tới khi ăn mới biết, hoá ra món này cũng không ngon là mấy, lại nhiều mỡ, ăn hơi bị ngán. Chúng tôi mỗi người chỉ xơi được một bát, rồi… ngồi nhìn. Riêng Xuân Diệu, ông xơi những hai bát. Chúng tôi nhìn ông ăn mà… thán phục.
Sao ông bác ăn giỏi thế! Khi ăn xong trên đường về, chúng tôi “phỏng vấn” ông về bữa ăn, Xuân Diệu mới thú thật: “Món cao lầu bây giờ cũng chả ngon mấy! Nhưng mình ăn chủ yếu để nhớ kỷ niệm hồi xưa thôi”. Ăn để nhớ kỷ niệm? Đúng là thế! Và đó cũng là một kiểu ăn của Xuân Diệu.
Thanh ThảoXuân D… ăn
http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/xuan-dieu-an-36375.html
Cũng trong Cát Bụi Chân Ai, Tô Hoài viết về đưc ăn của Xuân Diệu:
Chúng tôi đi công tác thuế công thương ở
trung du. Xuống tận Lâm Thao, cách bốt địch ở Việt Trì không mấy chốc.
Đã được trên tỉnh dặn gần vùng địch phải gọn. Gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu
vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi đều sắp sắn thế. Lọ nước mắm kem đặc
sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bót vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp
thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò kho khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm
chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao. Lúc đi, tôi chỉ đeo
ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: Cậu này, có
cái ăn mà cũng ẩu Thế thì cậu quý cái gì? Nói thế, nhưng khi đến bữa vẫn
cho tôi miếng thịt kho và củ tỏi, và ăn nữa cũng được. Nhưng cứ phàn
nàn, cảu nhảu tôi cẩu thả. Tôi cười và chén tự nhiên.
Xuân Diệu cho tôi là đứa khinh bạc, nhưng
lại thương tôi, nên hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân
Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng
đái phải cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng
ngày uống vitamin B1. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy,
ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống
cũng chẳng bao nhiêu, nhưng anh ăn cố. Không phải Xuân Diệu ăn, mà một
người nào khoẻ lắm gắp hộ, nhai hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn,
trông đến thương. Một chuyến chúng tôi cùng nhau thăm nước Lào, ở khách
sạn Apôlô. Mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: cậu không ăn sữa thì để riêng đấy
cho mình, không ăn hết bánh cuốn thì lấy đĩa sẻ ra cho vệ sinh để mình
ăn nốt. Cố lên, ăn phất phơ thế không được. Nhà bàn bưng ra nhiều món,
Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa ngắm từng miếng và ăn đến hết. Đêm
ấy đau bụng phải đi cấp cứu. ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài:
- Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn.
Nhưng rồi lại vẫn cứ thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.(Ch III, 190-193)
MINH DIỆN kể cho chúng ta một giai thoại về Xuân Diệu vòi ăn, và cố đấm ăn xôi:
Cuối năm 1983, Công ty cao su Dầu Tiếng tổ
chức Hội nghị tổng kết cuối năm. Năm ấy phân u-re được Liên Xô cấp, mủ
cao su được Liên Xô bao tiêu, công ty này trở thành điển hình tiên tiến
toàn ngành, nên tổ chức Hội nghị tổng kết to. Trưởng phòng thi đua -
tuyên truyền Nguyễn Hữu Bằng lên Sài Gòn mời nhà báo, miệng bô bô:
“Ngoài đánh chén, còn có một sấp vải Seviot may quần, một sấp vải KT
may áo, một kg bột ngọt và một phong bì 50 đồng nghe!”. Món quà đó
ngày ấy bằng hai tháng lương chuyên viên một của tôi, hơn nữa có tiền
chưa chắc đã mua được vải Seviot, KT, bột ngọt theo tiêu chuẩn phân phối
.
Cánh phóng viên bàn tán lao xao trong khuôn
viên Câu lạc bộ Hội nhà văn thành phố ở đường Trần Quốc Thảo, và đến
tai nhà thơ Xuân Diệu đang uống cà phê sáng tại đó. Ông vào Sài Gòn cùng
giáo sư Hoàng Như Mai tổ chức ‘sô’ nói chuyện thơ, nhưng ế lắm. Nhà thơ
Xuân Diệu vẫy Trưởng phòng Nguyễn Hữu Bằng tới, bảo cho ông một suất dự
Hội nghị tổng kết cuối năm với công ty. Anh chàng Trưởng phòng tuyên
truyền hơi lưỡng lự, nhưng rồi mở cặp, lấy tờ giấy mời viết, đưa cho
Xuân Diệu. Mấy nhà báo chúng tôi được vinh dự tháp tùng nhà thơ lớn nổi
tiếng, rất hãnh diện.
Một phó giám đốc thay mặt công ty đón tiếp
chúng tôi, phát cho mỗi người một bản tổng kết thành tích dày cộp, đựng
trong túi với tờ lịch của công ty. Nhà thơ Xuân Diệu cầm chiếc túi xăm
soi, rồi hỏi :- Thế quà đâu?
Anh Bằng nói:
- Qùa sẽ đưa sau ạ!
Chúng tôi nhìn nhau ngượng đỏ mặt. Không ngờ nhà thơ tình nổi tiếng lãng mạn lại hiện thực xã hội chủ nghĩa như vậy.
Hội trường trang trí rất đẹp, có hoa tươi,
sân khấu, loa phóng thanh đầy đủ. Đại diện lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Đồng
Nai, Tây Ninh, huyện Dầu Tiếng và các ban ngảnh Tổng cục cao su cùng
hàng trăm lao động tiên tiến của công ty ngồi kín các hàng ghế. Trong
khi chờ đợi khai mạc Hội nghị, anh Bằng trân trọng giới thiệu nhà thơ
Xuân Diệu lên đọc thơ. Bằng nói rất rõ là đọc những bài thơ tình tuyệt
tác! Một tràng pháo tay rất dài, có ngưới đứng lên để nhìn cho rõ nhà
thơ Xuân Diệu nổi tiếng.
Nhà thơ Xuân Diệu mặt bộ véc cũ, không thắt
Caravate, đeo kính dâm, tóc xòa kín cổ bước lên sân khấu ngẩng mặt,
nghiêng người đón tràng pháo tay, rồi cầm Micro, nói giọng trầm, bổng:
- Dân tộc Việt Nam đã sinh ra một Nguyễn Du
,để rồi: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân kháp Tố
Như!”. Không, hôm nay tôi không nhỏ lệ vì cuộc đời trăm năm rách nát
với văn chương ấy, mà cùng mọi người cất tiếng hát, tiếng reo vui giữa
rừng thơ Tố Hữu...
Xuân Diệu ngả người chờ tiếng vỗ tay. Tiếng
vỗ ran lên, ông mỉm cười đón nhận. Chờ tiếng vỗ tay đứt, và mọi mọi
người yên lặng , ông cất tiếng đọc bài thơ “Cá nước”, với chất giọng
sang sảng. Tiếp theo là bài thơ “ Sáng tháng năm”
Bọn tôi cứ tưởng Xuân Diệu đọc mấy bài thơ
của Tố Hữu và mấy bài thơ của mình rồi nhường sấn khấu để khai mạc hội
nghị, nào ngờ ông thao thao bất tuyệt phân tích tính đảng, tính quần
chúng, tính hiện thực xã hội chủ nghĩa, tính nghệ thuật trong thơ. Cái
đầu ông lắc lư, hai tay vung vẩy, hai chân nhún nhẩy, như nhập đồng.
Chín giờ, rồi chín giờ ba mươi, ông vẫn nói. Hai mép đùn ra hai cục bọt trắng như bọt xà phòng.
Ông Tư Nguyện, nguyên Bí thư tỉnh ủy Sông
Bé thời chiến tranh, lúc đó làm Tổng cục trưởng cao su, ngồi trên hàng
ghế đầu nhập nhổm như bị kiến cắn! Cái trán hói bóng lưỡng đỏ tía lên.
Ông đã không hài lòng khi anh Bằng tự tiện làm cái việc trái khoáy mời
nhà thơ bình thơ trong Hội nghị tổng kết, giờ thấy nhà thơ Xuân Diệu
chiếm sân khấu nói tràng giang đại hải, nên rất bực. Nhà báo Phạm Lân
thấy bất ổn, nháy Bằng lên mời Xuân Diệu xuống. Bằng lên nói nhỏ vào tai
Xuân Diệu: “Qúa giờ khai mạc rồi, mời bác nghỉ thôi!”. Chẳng biết Xuân
Diệu có nghe rõ không, vẫn cầm Micro bình thơ.
Một tình huống xảy ra làm mọi người ngỡ
ngàng. Ông Tư Nguyện đứng dậy, xăm xăm bước lên sân khấu, giật phắt
chiếc Micro trong tay nhà thơ Xuân Diệu. Rồi ông tuyên bố khai mạc Hội
nghị tổng kết. Nhà thơ Xuân Diệu lủi lũi bước xuống, không có tiếng vỗ
tay nào.
Chúng tôi tưởng Xuân Diệu tự ái, nhưng không, ông vẫn ở lại ăn uống thoải mái và nhận phần quà rồi mới về.
(Minh Diện. Ma với nhau. http://phamthang-hue.weebly.com/2013/xun-diu-ma-vi-nhau.)
Nguyễn Chí Thiệp trong Trại Kiên Giam kể chuyện ông chú ngoài Bắc vào nói về Xuân Diệu:
Chú không biết định thế nào là tham nhũng
nhiều ít, chú kể một câu chuyện, sau đó cháu tự lượng định lấy. Chắc
cháu biết thi sĩ Xuân Diệu, ông ta không có công tác gì nhiều, “Cái cần
câu cơm” của ông là bài thuyết trình “Đạo Đức Bác Hồ” và “Tiết Kiệm Để
Sản Xuất”. Hai bài thuyết trình nối với nhau bởi một đoạn kể chuyện Bác
Hồ dạy người cần vụ đặt miếng xà-phòng sau khi tắm lên viên gạch để
xà-phòng ráo nước, cứng, lâu hao mòn.
“Một
hôm nhà máy phân bón nơi tôi làm việc, được chỉ thị đón nhà thơ Xuân
Diệu đến thuyết trình. Đảng cử đồng chí giám đốc và tôi đi đón, trên
đường thi sĩ Xuân Diệu nói: “Tôi nói chuyện với nhà máy thì cũng quá
trưa, vậy trưa nay nhà máy cho tôi ăn gì nào? Thôi để các đồng chí dễ
quyết định, tôi gợi ý các đồng chí nhé, tôi bị bệnh bao tử, các đồng chí
cho tôi ăn cơm nếp nhé, mà chẳng lẽ ăn cơm nếp suông, lẽ nào các đồng
chí không cho tôi ăn món mặn? Gà nhé? ừ, cơm nếp với gà, mà gà trống
thiến thì nhất”. Chúng tôi hứa với thi sĩ về sẽ hội ý với các đồng chí
trong ban lãnh đạo nhà máy mới quyết định, nhưng chắc là không trở ngại.
Một lúc sau, thi sĩ Xuân Diệu lại lên tiếng: “Có ăn trưa rồi thì phải
có uống chứ? Mà ngay lúc tôi nói cũng phải có gì cho tôi giải lao nhé,
thôi để tôi gợi ý cho các đồng chí là cho tôi uống bia nhé? Uống nước lã
tôi hay đau bụng”.
Bia
là tiêu chuẩn cao, giám đốc trở lên mới có, cán bộ kỹ thuật như chú
chưa có tiêu chuẩn bia, đồng chí giám đốc phải hứa dành phần bia tiêu
chuẩn của mình để đãi khách. Thi sĩ mới yên tâm. Sau buổi nói chuyện có
ăn và uống, thi sĩ Xuân Diệu nhờ nhà máy đưa về Hà Nội, về đến nhà thi
sĩ mời chúng tôi vào nhà, tại phòng khách thi sĩ nói: “Tôi đã làm việc
với nhà máy, vậy nhà máy phải có tình gì với tôi chứ; đây các đồng chí
xem, cái tủ chè này là nhà máy dệt Nam Định biếu tôi sau buổi nói chuyện
đấy, có người đã trả tôi 800 đồng chưa bán, tượng Bác Hồ bằng thạch cao
do nhà máy Pin Văn Điển biếu đấy nhé, 200 đồng tôi chưa bán. Nhà máy
biếu tôi cái gì nào?”
Đó không phải là hình thức tham nhũng,
nhưng nó rất thê thảm. Một xã hội đói khó đến như một viên chức cao cấp,
vừa là một thi sĩ nổi tiếng mà phải gạ gẫm từng bữa ăn, món quà – chắc
chắn nếu có điều kiện thì vấn đề tham nhũng không thể nào ít đi được.
Sau khi phân tích nhiều khuyết điểm của
chế độ, tôi hỏi rằng có thể do chiến tranh, không thể sản xuất được,
kinh tế yếu kém, đời sống nhiều khó khăn v.v… Vậy theo ý chú, nếu loại
bỏ hết trở lực, liệu chế độ Cộng Sản có thể mang tiến bộ gì cho đất
nước, hạnh phúc cho toàn dân không? (Ch.II)
Cộng sản trước đây che đậy
nhưng Xuân Diệu lộ hết những cái xấu bản chất cộng sản. Ngày nay thì
cộng sản không sợ ai, không làm mẽ mà trắng trợn cướp bóc, đàn áp và
phản bội nhân dân. Con người Xuân Diệu là đại biểu cho con người cộng
sản tham lam, tàn ác, không biết xấu hổ là gì. Một nhà thơ, một trí
thức, con nhà khá giả mà như thế thì bọn vô sản chính cống, vô học chân
chính túy thì tệ hại không biết chừng nào cho quốc gia và xã hội! Đó
là do hoc thuyết Marx, chủ nghĩa cộng sản và hành động "chuyên chính vô
sản" đã làm băng hoại xã hội!
Sunday, December 17, 2017
JIMMY LÊ * HÀNH TRÌNH 200 DẶM TRÊN BIỂN ĐÔNG
HÀNH TRÌNH 200 DẶM TRÊN BIỂN ĐÔNG
-Jimmy Lê-
Trước khi vào chuyện tôi tự
giới thiệu, tôi là Jimmy Le. Tóm tắt tiểu sử: sinh ra và lớn lên trong
một gia đình nghèo ở thành phố Cần Thơ. Thủa nhỏ yêu nghề máy thích cuộc
sống phiêu lưu, tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật, năm 17 tuổi với nghề
chuyên môn về động cơ (Diesel) và gia nhập gia đình mũ xanh TQLC. Năm
1968 chưa tròn 18 tuổi, được phục vụ ở đơn vị YTTV/ ĐVT / SDTQLC chức vụ
tài xế quân xa. Năm 1971 làm đơn xin về nguyên quán của cha tôi được Bộ
Quốc Phòng chấp thuận và thuyên chuyển về Lữ Đoàn 4/VT/vùng 4/Chiến
thuật, chức vụ hạ sĩ tài xế quân xa. Phục vụ đến ngày 30/4/75.
Tôi cưới vợ năm 1971. Sau 7 năm góp mặt yểm trợ khắp các chiến trường kể cả chiến trường ngoại biên. Sau miền Nam đổi chủ – những người chủ mới từ bắc vĩ tuyến 17 cho rằng tôi loại ác ôn, có nợ máu với nhân dân nên đưa đi cải tạo ở núi Trầu (Kiên Lương ) Hà Tiên, sau 2 năm trả tôi về địa phương. Khi trở về nhà cũ, thì mới hay vì sợ áp lực và theo đường lối mới của “nhà nước” mà cha tôi phải đi về quê tăng gia sản xuất.
Tôi cưới vợ năm 1971. Sau 7 năm góp mặt yểm trợ khắp các chiến trường kể cả chiến trường ngoại biên. Sau miền Nam đổi chủ – những người chủ mới từ bắc vĩ tuyến 17 cho rằng tôi loại ác ôn, có nợ máu với nhân dân nên đưa đi cải tạo ở núi Trầu (Kiên Lương ) Hà Tiên, sau 2 năm trả tôi về địa phương. Khi trở về nhà cũ, thì mới hay vì sợ áp lực và theo đường lối mới của “nhà nước” mà cha tôi phải đi về quê tăng gia sản xuất.
Vì thương cha già, tôi cho vợ con tôi cùng về quê để hôm sớm có người
chăm lo, còn một mình tôi ở lại Cần Thơ đi tìm việc làm nhưng đến đâu
cũng bị từ chối vì là thành phần “tàn dư của chế độ cũ”. Sau cùng tôi
mua chiếc xe ba gác đạp để hằng đêm xuống bến Ninh Kiều chở rau cải,
ngày thì ai gọi thuê chở cái gì thì lãnh chở để kiếm sống và còn để dành
tiền để gửi về quê lo cho gia đình. Tôi cũng bằng lòng với số phận nên
những lúc rảnh rỗi đã làm mấy câu thơ, để đọc mà an ủi cuộc đời từ một
tài xế mà bây giờ đẩy chiếc xe ba gác.
“ Rồi từ đó anh đi làm ba gác
Khoác lên mình chiếc áo rách vai
Trong đêm xuân anh mơ được những gì
Đời ba gác người yêu là rau cải.”
Nếu thời gian bình thản trôi đi thì chắc không có hồi ký của chú Sáu ba gác, mà giờ này chắc chú Sáu còn tiếp tục đẩy xe. Qua thời gian sống xa tôi, vợ tôi quan hệ với tên tập đoàn trưởng ở ấp. Sau khi thằng con trai lớn bắt gặp mẹ nó dan díu, tôi hay tin bán xe ba gác về quê làm đơn thưa kiện, bây giờ nhớ lại tôi làm việc đó hết sức là dại dột. Như bạn đọc cũng hiểu chánh quyền mới, người dân gởi đơn phải chầu chực có khi gần nửa tháng để “ngâm cứu”, mà chung quanh công an ấp xã đều là vây cánh của tên tập đoàn trưởng. Cuối cùng, công an xã ra lệnh công an ấp và du kích bắt tôi với tội trạng là tôi cáo gian và tình nghi tôi là CIA làm mất thể diện cán bộ ở địa phương và đánh lệnh tầm nã, may mắn, người du kích sai đi bắt tôi lại cho tin cháu tôi đưa đi trốn.
Trở về Cần Thơ thì phương tiện làm ăn đã bán rồi, chỉ còn ít tiền, tôi sắm chiếc xe đạp chở khách để sống qua ngày. Ngày ngày chỉ đủ lon gạo, bó rau và bịch tương, và không biết bị bắt lúc nào vì được mang tên là CIA. Dịp may đến với tôi, người chị thứ năm của tôi từ Cà Mau về Cần Thơ. Người chị tôi nghèo, nhà chỉ có hai chiếc xuống tam bản chở mối kiếm sống, sau khi nghe hoàn cảnh, chị tôi dắt tôi xuống Cà Mau.
Tôi cầm chiếc xe đạp được 800
đồng để làm lộ phí. Sau khi xuống Cà Mau, chị tôi giớ thiệu với bà Tám
chủ ghe, sau khi nhìn qua tôi và qua sự giới thiệu tôi biết nghề máy,
tôi được làm công cho bà, điều kiện không có trả tiền, chỉ cho ăn cơm,
nửa tháng cho một bánh thuốc Gò Vấp và một sấp giấy báo cũ vấn hút. Công
việc mỗi ngày lái ghe ra bờ biển xúc cá lúc nước ròng v Sáu còn tiếp
tục đẩy xe. Qua thời gian sống xa tôi, vợ tôi quan hệ với
tên tập đoàn trưởng ở ấp. Sau khi thằng con trai lớn bắt gặp mẹ nó dan
díu, tôi hay tin bán xe ba gác về quê làm đơn thưa kiện, bây giờ nhớ lại
tôi làm việc đó hết sức là dại dột. Như bạn đọc cũng hiểu chánh quyền
mới, người dân gởi đơn phải chầu chực có khi gần nửa tháng để “ngâm
cứu”, mà chung quanh công an ấp xã đều là vây cánh của tên tập đoàn
trưởng. Cuối cùng, công an xã ra lệnh công an ấp và du kích bắt tôi với
tội trạng là tôi cáo gian và tình nghi tôi là CIA làm mất thể diện cán
bộ ở địa phương và đánh lệnh tầm nã, may mắn, người du kích sai đi bắt
tôi lại cho tin cháu tôi đưa đi trốn.
Trở về Cần Thơ thì phương tiện làm ăn đã bán rồi, chỉ còn ít tiền, tôi sắm chiếc xe đạp chở khách để sống qua ngày. Ngày ngày chỉ đủ lon gạo, bó rau và bịch tương, và không biết bị bắt lúc nào vì được mang tên là CIA. Dịp may đến với tôi, người chị thứ năm của tôi từ Cà Mau về Cần Thơ. Người chị tôi nghèo, nhà chỉ có hai chiếc xuống tam bản chở mối kiếm sống, sau khi nghe hoàn cảnh, chị tôi dắt tôi xuống Cà Mau. Tôi cầm chiếc xe đạp được 800 đồng để làm lộ phí. Sau khi xuống Cà Mau, chị tôi giớ thiệu với bà Tám chủ ghe, sau khi nhìn qua tôi và qua sự giới thiệu tôi biết nghề máy, tôi được làm công cho bà, điều kiện không có trả tiền, chỉ cho ăn cơm, nửa tháng cho một bánh thuốc Gò Vấp và một sấp giấy báo cũ vấn hút.
Trở về Cần Thơ thì phương tiện làm ăn đã bán rồi, chỉ còn ít tiền, tôi sắm chiếc xe đạp chở khách để sống qua ngày. Ngày ngày chỉ đủ lon gạo, bó rau và bịch tương, và không biết bị bắt lúc nào vì được mang tên là CIA. Dịp may đến với tôi, người chị thứ năm của tôi từ Cà Mau về Cần Thơ. Người chị tôi nghèo, nhà chỉ có hai chiếc xuống tam bản chở mối kiếm sống, sau khi nghe hoàn cảnh, chị tôi dắt tôi xuống Cà Mau. Tôi cầm chiếc xe đạp được 800 đồng để làm lộ phí. Sau khi xuống Cà Mau, chị tôi giớ thiệu với bà Tám chủ ghe, sau khi nhìn qua tôi và qua sự giới thiệu tôi biết nghề máy, tôi được làm công cho bà, điều kiện không có trả tiền, chỉ cho ăn cơm, nửa tháng cho một bánh thuốc Gò Vấp và một sấp giấy báo cũ vấn hút.
Công
việc mỗi ngày lái ghe ra bờ biển xúc cá lúc nước ròng vô ghe, và sau đó
lái ghe về quận Năm Căn vác đồ lên bờ, chiếc ghe dài hơn 20 mét, rộng
7,8 mét, trọng tải ước chừng 5 tấn. Ngày ngày, tôi phải làm công việc đó
và quan sát cửa biển Hòn Khoai, nó nổi lên cồn cạn, để đến ngày ra đi
không bị mắc cạn. Cái vấn đề khó khăn của tôi là lúc đi tôi chỉ mặc có
bộ đồ và cái quần đùi, cũng may, cái quần đùi bằng vải kaki nên chịu
đựng hơn ba tháng trời. Nhiều lần tôi nói với bà Tám có ra chợ mua cho
tôi cái quần đùi nhưng rồi bà cứ khất lần cho đến ngày ra đi.ô ghe, và
sau đó lái ghe về quận Năm Căn vác đồ lên bờ, chiếc ghe dài hơn 20 mét,
rộng 7,8 mét, trọng tải ước chừng 5 tấn.
Ngày ngày, tôi phải làm công việc đó và quan sát cửa biển Hòn Khoai, nó
nổi lên cồn cạn, để đến ngày ra đi không bị mắc cạn. Cái vấn đề khó khăn
của tôi là lúc đi tôi chỉ mặc có bộ đồ và cái quần đùi, cũng may, cái
quần đùi bằng vải kaki nên chịu đựng hơn ba tháng trời. Nhiều lần tôi
nói với bà Tám có ra chợ mua cho tôi cái quần đùi nhưng rồi bà cứ khất
lần cho đến ngày ra đi.
Bạn đọc cũng hiểu địa danh U
Minh nổi tiếng là muối, cái khổ của tôi lúc đó là mỗi ngày lao động,
chiều tắm nước mặn, xách một gầu nước ngọt và cái nùi giẻ chạy vô sâu
trong rừng tìm một gốc cây đứng rửa, sỏ cái chân cởi quần vắt cho ráo
nước và dùng nùi giẻ thấm nước ngọt để lau qua cái body. Eo ơi, mỗi lần
như vậy các bạn có tưởng tượng không biết bao nhiêu là muỗi và bù mắc
thi nhau tấn công, tôi không hiểu ngày nào được ra đi. Rồi sự mong đợi
đã đến với tôi chiều ngày 22/12/87. Cuộc hành trình 200 dặm trên biển
Đông bắt đầu.
Ba giờ chiều ngày 22/12/87, bà Tám cho tôi biết hành khách đã ém rải rác
xung quanh huyện Năm Căn đủ rồi. Lệnh sáu giờ chiều, tôi lái ghe qua
đổi nước lấy 10 can nước ngọt, còn lương thực, xăng do hai xuồng tam bản
chở ra điểm hẹn gần cửa biển Kinh Năm. Tôi nhận đèn pin, ám hiệu “hỏi 2
ngắn đáp 1 dài”, mật khẩu tổng số là 9. Thí dụ từ xa thấy xuồng đến tôi
bấm 2 đèn là bên chiếc xuống kia trả lời bấm lại một đèn hồi lâu. Để
ngăn ngừa công an thì hỏi tiếp mật khẩu “Mạnh giỏi anh Sáu?” bên kia trả
lời: “Dạ khoẻ anh Ba”, sáu cộng ba chung là chín thì đúng là phe ta,
còn nếu sai thì lo chạy trốn. Phần tôi đến điểm hẹn, tôi chợt nghĩ ra
rằng đi với hai cái máy đuôi tôm chắc không ổn, nên tôi vác búa lên bìa
rừng đốn một cây đước thật suông dắt theo bên ghe để có gì làm buồm. Và
tôi đốn thêm một ít củi, trời tối muỗi cắn dữ quá, tôi đốn được một ôm
củi dài non một mét để sau lái ghe khỏi có thiếu củi chẻ mà dùng, sau đó
canh chừng từng chiếc xuồng đến. Tất cả những ám hiệu đều tốt.
Gần tới giờ xuất phát, ông và bà chủ ghe đi
vỏ lãi ra lấy giấy của hành khách để sau này thanh toán với người nhà.
Ông chủ ghe bắt tay tôi lần chót chúc may mắn, trao cho tôi một hải bàn
và một bản đồ vùng biển Cà Mau, Malaysia, Thái Lan. Nói hải bàn nghe cho
oai, thực ra nó chỉ là cái địa bàn ở bên Mỹ auto part nào cũng có bán
để trang trí trên xe. Có kinh nghiệm sau nhiều tháng ra vô, vấn đề là
phải né ngọn hải đăng suốt đêm quét vệt sáng dài bao quanh vùng biển Hòn
Khoai. Để né tránh Cồn Cạn đầu tiên, tôi phải bắt hướng West đi về Thái
Lan và chạy hai máy để thoát nhanh, chỉ sợ tàu ở đồn công an biên phòng
Hòn Khoai. Vừa ra chừng 30 phút thì đa số là phụ nữ bắt đầu nôn ói từ
12 giờ khuya đến rạng sáng ngày 23/12/87.
Tám giờ sáng thì bỏ Hòn Khoai đằng sau lưng chỉ còn nhìn thấy bằng cái
bàn ăn cơm. Từng đoàn cá nươc lội theo hai bên hông ghe rất lâu như muốn
đưa tiễn chúng tôi. Tổng số người trên ghe là 26 người. Lúc này, tôi
nhờ những cậu trai trẻ phụ dọn sạch sẽ trên ghe do các cô nôn ói và tát
nước ghe còn tôi châm thêm nhiên liệu và kiểm soát hải bàn, tôi kẻ đường
biểu diễn từ mũi Cà Mau đi Pulau Bidong. Lúc này, tôi bắt đầu qua hướng
South Eath và đi phuogn giác 110. Mọi việc xong xuôi mọi người còn tỉnh
táo nấu mì gói ăn, lúc đó mới có dịp hỏi tên nhau. 3 giờ chiều 23/12/87
thì hết thấy Hòn Khoai, tôi cắt giảm một động cơ để hy vọng luân phiên
sử dụng được lâu hơn.
Đêm 24/12/87 phải nói là đêm
Giáng Sinh tuyệt vời, mặt biển yên như trong hồ, ghe đi nhanh nhưng rồi
chiều ngày 25/12/87 thì hai cái máy lần lượt ra đi và bị tôi quẳng xuống
biển. Đúng như dự đoán, tôi nhờ mấy cậu thanh niên dựng cây cột buồm và
lấy cái mền rách ra làm buồm. Tôi nhờ một câu giơ cái khăn lên ước
lượng gió thổi 10km/giờ. Bây giờ mọi người trên ghe hết sức hoang mang
vì sợ trôi về Việt Nam sẽ đi tù. Lúc này chiếc ghe không còn điều khiển
theo ý muốn, nhìn hải bàn lệch về hướng South West. Tôi cầm bản đồ, tính
toán và mạnh dạn trả lời với bà con trên ghe chắc chắn không bị trôi về
Việt Nam vì đã đi huốt Hòn Son Rạch Giá và định mệnh đã đưa chúng ta
vào vùng biển Thái Lan, lành dữ ra sao thì chưa biết và bao lâu đến bờ
thì không hiểu. Trước mắt phải giới hạn nước uống, một ngày một người
chỉ được uống một cốc nước nhỏ, chỉ có hai đứa nhỏ thì lúc nào khát sẽ
uống nửa cốc riêng. Riêng tôi vì ở quân đội, chiều tôi dùng tấm
nylontrải mui ghe hứng những giọt sương đêm để sáng thấm giọng.
Tối đêm 26/12/87 thì gặp tàu đánh cá Thái Lan loại nhỏ nhưng chiếc tàu này hiền, tuy nhiên không cứu cũng không đá động đến chiếc ghe của chúng tôi. Mọi người đều đặt niềm tin vào tôi vì thấy tôi đã nói đúng:đã thực sự đi vào Thái Lan. Sáng ngày 27/12/87, chúng tôi bắt gặp một tầu đánh cá Thái Lan loại to, vị thuyền trưởng đã nhân đạo cho chúng tôi ăn một bữa sáng trên boong tàu và cho thêm nước, thực phẩm. Trên ghe tôi có một cậu biết tiếng Anh trao đổi thì người thuyền trưởng nói theo luật Hoàng Gia, tất cả tầu Thái Lan không được kéo giúp ghe vượt biên, nếu hải quân Hoàng Gia bắt gặp sẽ bị phạt, vì lẽ đó sau khi giúp nhân đạo tầu này xô ghe chúng tôi ra và ra đi.
Trưa ngày 27/12/87 tôi nghe có
tiếng phi cơ trên nền trời, lập tức tôi lấy cái bếp ra mũi ghe nhóm ít
lửa bỏ tí vỏ cây đước, lấy cái áo trùm lại rồi dỡ ra làm ám hiệu cầu cứu
theo bài mưu sinh thoát hiểm, lấy khăn trắng vải mui ghe và lấy cục
than kẻ chữ S.O.S nhưng rồi chiếc máy bay bay đi luôn. Buổi chiều, nước
biển đang trong, từng đám cá lội nhợn nhơ bỗng dưng biến mất, tôi lo sợ
vì báo hiệu biển có sóng lớn. Đó là kinh nghiệm của một cư dân truyền
lại cho tôi trong những ngày hành quân vùng duyên hải. Tôi thương hai
đứa nhỏ trên ghe, đứa 7 tuổi thì cha mẹ luôn bị say sóng, có chuyện chắc
không lo được gì nên tôi lấy “can” không cột lại làm sẵn cho hai vợ
chồng này rằng nếu có chuyện gì bất trắc thì lấy cái phao và ôm hai đứa
con mà còn hy vọng. Tôi không dám nói vì chưa hiểu có đúng vậy không.
Khoảng 7 giờ tối, những hiện tượng bắt đầu xuất hiện, mưa nhẹ biển gầm
lên, những ngọn sóng ước chừng như quả đồi sẵn sáng chụp bao phủ chiếc
ghe như là tấm lá nhỏ. Cũng may là sóng thưa, chiếc ghe bị nhấc lên cao
rồi lại bị hụp xuống, chạy dài ra rồi nhấc lên. Bây giờ, đa số mọi người
đều ói dữ tợn, còn rất tỉnh táo, người ói nằm rũ ra ghe, người nằm như
cá hộp, vấn đề tát nước thật là chật vật, một người tát, một người phải
lôi người ói sang một bên. Dỡ ván sán ghe đèn không có, cái đèn pin bị
lỏng khi tắt khi cháy.
Sáng ngày 28/12/87, sóng bắt
đầu hơi dịu lại, cho đến bốn giờ chiều tôi thấy một chiếc tầu đánh cá
chạy nhanh về hướng chúng tôi. Tôi nói chiếc tàu này có ý tấn công, lập
tức tôi bố trí cậu Hiền ở mũi ghe, cậu này ở sứ Vĩnh Châu và Út Bà Bóng ở
phía sau lái, tôi ngồi giữa ghe lấy mấy cây củi dài phát và phân công,
vừa xong thì chiếc tầu đó đâm vào gần đằng mũi ghe, cậu Hiền dùng cây
đánh ngang ống quyển tên Thái Lan nhảy qua như tôi đã dặn dò. Trước khi
đánh, tôi áp dụng bài học đánh cận chiến nhưng rủi thay mũi ghe thì
tròng trành, phần thì sóng, phần thì do con tàu bị hút vào, sau khi đánh
thì nghe hai tiếng “á”, rồi tên Thái lan và cậu Hiền bị văng xuống
biển, chiếc tàu Thái vòng lại vớt người, còn cậu Hiền trôi ra xa, sóng
và gió đưa ghe tôi ra xa rồi mất hút trong màn sương chiều, một người
bạn vừa mới quen vài ngày đã vĩnh viễn ra đi.
Đêm đó vì lo và buồn và cái hậu quả chiếc tàu đụng vào, chiếc ghe bị
rêm, nước vào nhiều quá, tôi lo tập trung bốn người thức suốt đêm ở 4
khoang trên ghe để lo mà tát nước, ai nấy đều cầu nguyện, chúng tôi vấn
thuốc rê hút suốt đêm chống buồn ngủ và tát nước nghe tay rã rời. Sáng
lại tôi bàn kế hoạch bây giờ cứu vãn tình huống chỉ còn có cách lấy tấm
nylon dài che dọc chiếc ghe, và nhổ những cây đinh trên kèo mui đóng phủ
bên ngoài vết nứt do chiếc tàu gây ra thì mới giảm được nước vào ghe.
Công việc này cần 4 người, 3 người chia đều căng nylon, một người cầm
búa đóng. Tất cả được cột vòng một bên nách cọng dây dính trên ghe để
không bị nước cuốn trôi và cán của cây búa cũng được buộc một cọng dây
để có vuột còn níu kéo được.
Phân công xong, biển lúc đó tương đối êm,
bây giờ chỉ còn sợ bầy cá mập nhỏ, tôi dặn kỹ rủi ro mà có đóng dập tay,
lập tức la lên để kéo lên ghe nếu không cá mập con sẽ tấn công. Một con
rỉa một tí thì chết. Sau một tiếng thì công việc ổn cả cả, bây giờ nước
bớt vô, chừng ba tiếng tát một lần. Vấn thuốc ngồi ăn bánh bía, bỗng
tôi thấy dề rác trôi nhìn kỹ có vỏ chai nước tương, tôi la lớn mừng rỡ:
“Gần tới bờ rồi bà con ơi vì tôi thấy vỏ chai nước tương trong đám
rác”.
Năm giờ chiều, nhiều bầy chim biển bay lượn trước mũi ghe, ai cũng mừng
rỡ nhưng rồi tai biến lại đến với chiếc ghe tôi nữa. Lúc đó trước sáu
giờ từ trong bờ có chiếc ghe nhỏ chỉ lớn hơn chiếc ghe tôi có tí chút
chạy vòng xung quanh chiếc ghe tôi, có ba tên Thái Lan mặt mày dữ tợn.
Trên ghe có cô Hoàng, sau này đi Canada, học lõm đâu được tiếng Thái chữ
ăn cơm là “kinh khào”, bọn Thái lan thấy có con gái lập tức tấn công,
một tên Thái lan nhẩy qua sau lái ghe, một tên cầm búa bị Út Bà Bóng lấy
cái leng xúc cát vớt trúng ngang ba sườn la thất thanh và văng xuống
biển. Chiếc ghe Thái Lan vòng qua vớt tên Thái xong và chạy hết ga lên
khói đen.
Nói về tôi sau khi đụng váo lái súc và văng bánh lái xuống biển, bây giờ
tình trạng chiếc ghe trôi quay ngang mà không còn điều khiển được. Để
đối phó, tôi nói với Út Bà Bóng: 2 cậu mạnh tay khi nào nó tấn công nữa
cậu lấy can xăng 20 lít ném qua, cần nhất trúng ngay chỗ thằng lái ghe,
tôi sẽ phóng lửa qua, bây giờ chỉ còn đánh đòn hy sinh”. Vừa nói, tôi
kéo can xăng giao cho Út, lập tức tôi bẻ nẹp tre xé áo trên ghe quấn vào
đầu nẹp tre làm bùi nhùi tẩm chút xăng và thủ cái quẹt ga.
Chuẩn bị vừa xong, ghe thái Lan
sau khi cứu người đâm thẳng váo giữa ghe và một tên nhẩy qua, vì mũi ghe
lợp lá mỏng, tên nhẩy qua lọt chân, nhân cơ hội tên Thái Lan mất thăng
bằng, tôi lấy cây đước dài từ dưới lòng ghe chọt thẳng xuyên qua lớp lá
mui ghe trúng ngay ngực, tên này la một tiếng rồi văng xuống biển. Hạ
được hai tên, lên tinh thần, chiêc ghe Thái vòng qua hông bên phải để
vớt, bọn chúng vừa vòng qua ngang hông, tôi la to ném can xăng qua, Út
Bà Bóng lập tức ném qua liền, may mà trúng ngay góc chỗ tên Thái Lan
điều khiển ghe, can dòn do tái sinh nhiều lần đã để xăng chảy ra, tôi
phóng nẹp tre đốt lửa và gây ra một đám cháy trên ghe Thái Lan, tiếp tục
Út ném bồi thêm một can nữa để tăng sự cháy. Sau đó gió thổi mạnh đưa
chiếc ghe tôi vào thị trấn Songkhalia.
Nói về cuộc chiến lần này, các cô gái trên
ghe sợ quá giựt can không nhảy xuống biển và hai chú người Việt gốc Hoa
sợ quá cũng giựt hai cái can to ôm nhảy xuống biển và trôi nguyên đêm
vô bờ cách chúng tôi chừng hai cây số. Còn phần con gái trên ghe, cô
Nguyệt xứ Sài Gòn làm nghề bán hàng rong gom ít tiền đi vượt biên, ôm
trúng cái can bể sau đó đã chết. Hai ngày sau khi nhập trại, xác cô ta
trôi vào bờ, police Thái Lan gọi bọn tôi có phải người đồng hành trên
ghe không rồi tiêu hủy hài cốt ở Songkhalia, cô này khoảng trên hai mươi
tuổi, nghe kể chuyện còn độc thân, không hiểu sau này có ai biết chính
xác địa chỉ ở đâu báo tử cho gia đình cô ta không.
Bây giờ trở lại chiếc ghe, sau khi tạo được đám cháy, gió thổi chiếc ghe
tôi vào bờ vào khoảng 10 giờ 30 đêm, trên bãi biển vắng, thỉnh thoảng
trên con đường lộ ở xa có những vệt đèn xa chạy lưu thông, tôi yêu cầu
những người còn khoẻ dìu những người say sóng lên bờ và đào hai cái hố
lớn để trốn gió, nhất là các cô nhẩy xuống biển quần áo ướt sũng nước,
còn tôi lập tức phá vỡ hông ghe và quăng búa xuống biển phi tang vì sợ
ghe còn lành Thái Lan sẽ kéo ra biển, mọi việc xong, tôi trở lại hố và
chưa biết việc gì đến nữa, khoảng vài phút sau nhóm tuần tra bờ biển
TQLC Hoàng Gia Thái Lan bắt gặp chúng tôi, họ ăn mặc và mang cấp bậc
giống như VNCH trước năm 1975,
Lập tức súng M16 lên đạn chĩa thẳng vào chúng tôi, mọi người đều thất
kinh, trong nhóm có một tên hạ sĩ quan gọi máy truyền tin PCR25, khoảng
15 phút sau, một xe jeep quân sự đến pha đèn thẳng vào chúng tôi, người
chỉ huy mang cấp bậc trung tá, vì ngày xưa tôi ở TQLC nên biết, một phút
im lặng, mấy người đàn bà con gái nói: “Chú Sáu đại diện đứng lên nói
đi”, tôi trả lời: “ Tiếng Anh tôi đâu biết, tiếng Thái thì ngọng luôn,
có cậu kia biết tiếng Anh sao không nói.”
Cậu ta thấy súng ống run lập cập,
bí quá tôi làm gan đứng dậy trên miệng hố, hai tay chấp và xá vị trung
tá vì Thái Lan họ theo đạo Phật và tôi nói xin kính chào Trung Tá, may
thay hồi chiến tranh Việt Nam tên này có tham chiến nên ông ta nghe và
hiểu chút ít tiếng Việt, ông trả lời với giọng lơ lớ như người Thượng.
Ông ta hỏi: “ Sao anh biết tôi là trung tá?” Tôi mừng quá vì lâu ngày
ông ấy không nói tiếng Việt nên ông nói rất chậm, tôi liền trả lời: “ Dạ
thưa trung tá, sở dĩ tôi biết ông là trung tá vì trước năm 75 tôi là
lính SD/TQLC, và nếu tôi không lầm thì trung tá đã từng tham chiến ở
Việt Nam?” Ông ta trả lời: “Hồi lúc còn thiếu tá có sang Việt Nam hơn
một năm, do đó tôi biết ít tiếng Việt, bây giờ tôi tin anh là lính TQLC
nhưng những người kia thì sao?”
Tôi trả lời họ trước đây cũng thuộc gia đình binh lính của chế độ trước.
Sau 75, cũng vì chế độ mới khắc nghiệt và cùng ra đi với tôi, mong chờ
trung tá thương tình mà giúp cho chúng tôi. Ông ta gật gù, tôi mừng quá,
sau đó ông gọi police đến giữ bọn chúng tôi tới sáng và có báo chí Thái
Lan đến chụp hình chúng tôi với chiếc ghe, hai chiếc xe truck chở bọn
tôi nhập trại bên bờ biển giao cho một ông police già giữ bọn chúng tôi.
Khoảng 10 giờ sáng hôm đó thì xe Cao Ủy Tị Nạn đến phát lương thực,
chăn mền quần áo xà bông, kem đánh răng và có xe Hồng Thập Tự đến khám
bệnh và cấp thuốc. Tôi thấy xe police chở hai người bạn đồng hành đi
chung ghe người Hoa đã ôm can nhảy xuống biển trong lúc chúng tôi chống
cự với chiếc ghe Thái Lan.
Lúc này tôi cảm thấy sung sướng
nhất là có quần áo để mặc, có khăn lông lau mình, lại có xà bông thơm.
Bữa đầu tắm gội tôi thấy mình tôi sao nhẹ quá tưởng chừng như bay bổng
và tôi không quên giăt bộ quần áo cũ phơi phóng và gói cất đến tận bây
giờ làm kỷ niệm. Sau bữa cơm đầu tiên mọi người ăn uống vui vẻ, tôi đề
nghị “chiều nay bọn mình ra bờ biển quì xuống cầu nguyện tùy theo tôn
giáo để cảm tạ ơn lành may mắn chúng ta còn sống và cầu nguyện cho linh
hồn của hai bạn đồng hành với chúng ta chẳng may đã bỏ mình dưới biển”,
mọi người tán thành ý kiến và sau đó tôi cạo trọc đầu vì tôi có lời
nguyện hồi máy hư, nếu ơn trời che chở cho ghe con tới bến bờ thì con sẽ
cạo đầu.
Sau khi cầu nguyện chúng tôi ăn bữa cơm chiều và mọi người tự kiếm chỗ nghỉ ngơi. Vì cái trại này đã bỏ hoang từ lâu không có người ở và cũng không có điện nên Cao Ủy có cho đèn dầu và ít đèn cầy để thắp sáng trong đêm, tôi ngủ một giấc ngon lành. Nửa khuya, vì theo thói quen thức dậy xem nước có vô ghe không, thức dậy biết mình đang ở trên bờ Songkha Thái Lan, nhớ đến hai người cùng đi mới quen được vài hôm đã mất, nghe sóng biển gầm tôi buồn quá, đốt đèn cầy, hút thuốc suy nghĩ cuộc đời qua ánh nến châp chờn, cảm hứng lấy cục than ở bếp hối chiều nấu ăn, viết mấy câu thơ trên vách để nhớ người đồng hành chẳng may đã mất
Hồn ai siêu thoát ở nơi đâu
Biển mặn ai đi để kẻ sầu
Ngọn nến nung hoài hơi gió lộng
Hỡi người dưới biển có buồn không
Viết thư đêm vắng sầu trăm ngả
Thôi đành phải xa cách
Lặng lẽ mầu tang thương với nhớ
Nghìn thu ai biết chuyện Song Kha
Kết thúc câu chuyện hồi ký “cuộc hành trình 200 dặm trên biển Đông”, tôi nghĩ rằng sau khi được định cư, mọi người lo làm ăn đâu có dịp mà kể lại, may thay nhờ có cuộc thi viết bài kẻ lại cuộc hành trình trên biển Đông nên mới có dịp kể lại cuộc hành trình để các vị gần xa hiểu thêm hoàn cảnh thuyền nhân chúng tôi. Bây giờ thì Chúa thuogn tôi đã có được mái ấm ra đình, tôi có người vợ hiền và đã bảo lãnh được hai đứa con đang sống chung nhưng mỗi lần đông về Tết đến, tôi lại nhớ kỷ niệm Songkha .
Cuối thu 2002
Jimmy Lê
NGUYỄN TUỜNG THỤY * MẪU CÁN BỘ NĂNG NỔ
Mẫu cán bộ năng nổ
Nguyễn Tường Thuỵ (Danlambao)
- Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng lên đến đỉnh cao
khi ông Đinh La Thăng bị bắt. Ông Thăng là quan chức to nhất, là thanh
củi gộc cho vào cái lò của ông Trọng mặc dù ngoài xin lỗi Đảng, xin lỗi
nhân dân ông còn xin lỗi cả… cá nhân ông Trọng. Đinh La Thăng từng là ủy
viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Tp HCM, Bộ trưởng Giao thông vận
tải, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đại biểu
quốc hội… Nói ông Thăng là quan chức to nhất bị bắt là ở chỗ đó. “Tiện
tay”, ông Trọng cho bắt luôn cả em trai ông Thăng là Đinh Mạnh Thắng. Có
một điều lạ là sai phạm của ông Đinh La Thăng là từ hồi ông làm lãnh
đạo PVN nhưng sau đó vẫn bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải,
bầu ông vào Bộ chính trị rồi cho làm Bí thư Thành ủy Tp HCM.
Trong chiến dịch “đốt lò”, đã có
nhiều quan chức cỡ bự, đại gia đang chờ ra vành móng ngựa. Điều này đã
lấy lại lòng tin của nhiều người. Tuy nhiên đối với cũng nhiều người,
tức là “một bộ phận không nhỏ”, người ta còn nghi ngờ về động cơ, mục
đích của ông Trọng. Có những cánh rừng có nhiều củi mục nhưng không được
nhặt về. Gần đây là thông tin khởi tố hai cựu Tổng giám đốc PVN nhưng
sau đó đã nhanh chóng cải chính khiến công luận ngơ ngác không hiểu tại
sao.
Nhưng để xảy ra sai phạm tràn lan, gây thất thoát và tham nhũng hàng
chục nghìn tỉ đồng, hàng tỉ đô la do lỗi tại ai? Có phải là cán bộ kém
phẩm chất? Điều này đúng. Có phải cơ chế quản lý lỏng lẻo? Điều này cũng
đúng. Nhưng ai là người cất nhắc họ thành cán bộ rồi tạo điều kiện cho
họ chui sâu leo cao? Cái gì sinh ra sự quản lý hớ hênh, để lòng tham của
con người nổi dậy, “dễ đến thế, ngu gì mà không vơ vét”. Suy xét cho
sâu xa thì rõ ràng là do cái thể chế này sinh ra mà thể chế thì không ai
bắt bỏ tù được, chỉ có thể thay đổi. Điều này đã bàn đến nhiều, ở đây
chỉ đề cập một nguyên nhân cụ thể là cách sử dụng con người, tức là khâu
tổ chức cán bộ.
Có một mẫu người dễ thăng tiến nhất, được cho là kiên định, vững vàng,
năng nổ và vì thế anh ta được cấp trên tin cậy, tạm gọi là mẫu cán bộ
năng nổ. Mẫu người này có những đặc điểm sau:
- Luôn tỏ ra kiên định về lập trường, vững
vàng về tư tưởng. Không kiên định vững vàng, sao họ không hề tỏ ra nghi
ngờ bất cứ nghị quyết nào của các cấp ủy đảng, không nghi ngờ bất cứ
mệnh lệnh nào của cấp trên. Mọi nghị quyết, mọi mệnh lệnh của cấp trên
dù đúng sai, họ đều hưởng ứng, triển khai thực hiện một cách sốt sắng và
rất… ồn ào.
-
Năng nổ, thích thể hiện: Lúc nào họ cũng đứng ở vị trí tiên phong. Phong
trào thi đua nào được phát động, y như rằng có mặt họ ở hàng đầu. Khi
là lính thì tích cực cày kéo, dĩ nhiên là sếp phải trông thấy, khi làm
quan to rồi thì tích cực làm mẫu dĩ nhiên là phóng viên phải đi theo. Về
hiệu quả như thế nào thì họ không cần biết, “đi đâu không biết hàng đầu
cứ đi”.
- Sẵn sàng xé rào: Mẫu cán bộ này ít trau dồi
chuyên môn nghiệp vụ. Họ thấy chuyên môn nghiệp vụ giỏi không cần thiết
trong cơ chế này. Bài học về những người tài giỏi, liêm chính nhưng rất
ì ạch trên con đường tiến thân khiến họ tránh xa. Trong khi làm lãnh
đạo, họ ít để ý đến các qui định của pháp luật và đặc biệt là ít quan
tâm đến các nguyên tắc của quản lý kinh tế, tổ chức quản lý nhân sự và
rất mạnh bạo xé rào. Họ cất nhắc cánh hẩu bất chấp các qui định về đề
bạt, cất nhắc. Họ cho những nguyên tắc, qui định là rào cản cho sự phát
triển. Họ mạnh dạn chi những khoản tiền không cần chứng từ, miễn sao
được việc.
Những
khoản chi này sẽ được hợp lý hóa bằng chứng từ giả. Dĩ nhiên là đối với
khoản ngoài sổ sách thì không cần chứng từ. Một doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ phải thay cán bộ. Vị giám đốc mới về “xốc” xí nghiệp lên bằng
cách hô hét, quát tháo om sòm, liên tục đưa ra các quyết định này, quyết
định nọ kể cả quyết định bằng mồm. Nhiều lúc cao hứng lên, anh ra lệnh
cho trợ lý ngay trước mặt công nhân: “Mày về làm quyết định thưởng cho
chúng nó 10 triệu, tao ký. Anh không cần biết qui định thưởng tối đa,
tối thiểu là bao nhiêu hoặc bằng bao nhiêu phần trăm của giá trị làm
lợi, cứ làm như tiền của mình. Chuyên môn thì không dám cãi.
Có những cán bộ cần mẫn, chặt chẽ trong nguyên tắc tài chính, lo cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất, tiết kiệm nhiều tỉ đồng cho
ngân sách nhưng không ai để ý đến. Trong khi đó, mẫu người trên chỉ giỏi
hò hét, phá phách thì được ca ngợi như một hiện tượng của phong trào
“thi đua yêu nước”, “học tập và làm theo”.
- Biết ăn chia: Khi cơ chế quản
lý quá lỏng lẻo mà lại được sự tin cậy, chiều chuộng của cấp trên, họ
yên tâm và mạnh bạo trong việc phá phách và vơ vét. Tuy nhiên, họ tỏ ra
biết điều trong khâu “phân phối”, trên dưới ai cũng có phần nên vui vẻ
cả.
\
- Có tài diễn thuyết: Mẫu năng
nổ này thường có duyên diễn thuyết, thu hút được đám đông. Ngoài hô hét,
họ hay minh họa bằng các câu chuyện lạ, khôi hài, tay vung vít, chém
vào không khí, chân đi đi lại lại, có phi gạt phăng cả mic xuống nền hội
trường. Cao hứng, họ đi xuống cả các hàng cử tọa, chỉ mặt gọi thằng này
thằng kia một cách suồng sã và thân mật.
- Tác phong quần chúng: Mẫu
người này thường có tác phong quần chúng, nói năng khá thoải mái, xuề
xòa, hay nói tục, dễ hòa đồng với mọi người, hay bao bạn bè, đồng
nghiệp. Các ngón nghề cái gì cũng biết, từ hút thuốc lào cho đến gái gú.
Họ chơi với ai cũng khá chung thủy
TRẦN TRUNG ĐẠO * GIẶC ÂN NGÀY NAY KHÔNG Ở Đ ÂU XA
TRẦN TRUNG ĐẠO * GIẶC ÂN NGÀY NAY KHÔNG Ở
ĐÂU XA
Việt Nam hơn bao giờ hết đang cần nhiều Phù Đổng vươn vai cứu nước,
nhưng để trở thành Phù Đổng, các thế hệ Việt Nam phải can đảm bước xuống
khỏi chiếc nôi đang ru ngủ họ và nhận ra đâu là chướng ngại trên con
đường phục hưng và phát triển Việt Nam. Giặc Ân ngày nay không ở đâu xa
mà đang đứng trước mặt và không ai khác hơn chính là giới cầm quyền CS
đang cai trị đất nước.
*
Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của
chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280,728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập
niên 1980-1990. Nói như vậy để phân biệt với 135 ngàn đồng hương trong
đợt di dân đầu tiên vào những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, với khoảng
100 ngàn chú bác anh chị cựu tù nhân chính trị, với diện ODP và nhiều
diện khác đến sau.
Chúng tôi được báo chí gọi chung cho một
cái tên là Thuyền nhân (Boat people). Hai chữ đó đã là nguồn sáng tác
của nhiều bài thơ, bút ký, nhạc phẩm mang đầy ký ức bi thương và hãi
hùng trên biển Đông.
Nhưng cũng từ những khó khăn vất vả đó, những người tị nạn như tôi đã
tìm đến nhau, giúp đỡ nhau và xây dựng nên một tập thể được gọi là Cộng
đồng Việt Nam.
Không giống như cộng đồng các sắc dân khác tại Mỹ, cộng đồng Việt Nam
được ra đời sau một cuộc chiến tranh dài với quá nhiều đau thương và
chịu đựng.
Đọc lịch sử nước Mỹ, chúng ta biết rằng những người Đức, người Ý, người
Ba Lan khi đặt chân đến Mỹ, họ chỉ mang trên vai gánh nặng của tương
lai. Khi còi tàu rú lên báo hiệu giờ vào cảng Boston, New York, San
Francisco, cuộc đời họ được lật sang một chương khác. Họ dễ dàng hội
nhập vào xã hội kỹ nghệ Hoa Kỳ bởi vì họ đến từ một quốc gia
kỹ nghệ. Họ dễ dàng hội nhập vào lối sống, tập tục, văn hóa Mỹ bởi vì chính họ cũng từ phong tục tập quán Châu Âu.
Cộng đồng Việt Nam thì khác.
Đa số người Việt đến đây từ một
nền văn hóa phương Đông khép kín, với những phong tục tập quán hoàn
toàn khác với các sinh hoạt trong xã hội Tây phương. Người Việt ra đi
mang trên hai vai cả quá khứ đầy u uất và một tương lai còn nhiều bất
định. Trong hàng triệu người Việt vượt biên bằng đường biển, bao nhiêu
người khi ngồi trên ghe biết mình sẽ trôi dạt về đâu? Tôi tin không ai
biết chắc. Nhiều trong số họ đến được bến bờ tự do khi chiếc áo chưa
phai mùi khói súng và những vết thương trên da thịt vẫn còn đang mưng
mủ. Bom đạn đã thôi rơi nhưng sức chấn động như vẫn còn nghe trong giấc
ngủ quê người.
Sau 42 năm, đội ngũ người Việt như tôi đến
trước hay đến sau thuộc nhiều diện khác nhau, đã lên đến khoảng 3 triệu
người, sống rải rác trên hàng trăm quốc gia, từ Brazil đến Moroco, từ
Cộng Hòa Nam Phi đến Do Thái. Họ đã góp phần làm thay đổi khuôn mặt của
những nơi họ ở, biến những khu thải phế liệu thành những trung tâm
thương mại khang trang, biến những con đường vốn đầy tội ác thành những
khu phố sầm uất. Họ đứng trước những hàng rào về ngôn ngữ, văn hóa, thói
quen, tập quán nhưng đa số đã vượt qua. Họ tận dụng mọi cơ hội trong xã
hội mới, đi làm hai ba việc một ngày để lo cho con cái ăn học thành
tài. Nhiều người Việt hải ngoại thành công bởi vì họ biết rõ một điều
rằng không ai có thể thay đổi quá khứ nhưng chắc chắn sẽ làm chủ được
tương lai.
Dù thành công ở xứ người, tình yêu quê hương trong lòng người Việt bao
giờ cũng thể hiện rất rõ nét và sâu đậm. Những ngày mới ra đi nhớ quê
hương là chuyện đã đành, nhưng càng đi xa, càng sống lâu trong êm ấm
càng thấy thương những người còn chịu đựng gian nan. Mỗi dịp Tết, hàng
trăm ngàn đồng hương về thăm gia đình, cha mẹ, bà con.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào việc bà con về thăm nhà hay gởi tiền về cho
thân nhân mà gọi đó là “đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước” hay
chấp nhận chế độ chính trị tại Việt Nam thì quả thật là những đánh giá
hời hợt. Bầy cá hồi nhớ đường về sông cũ và những chiếc lá thường rơi về
cội. Dòng sông và nguồn cội của của người Việt là gia đình cha mẹ, mồ
mả tổ tiên, thân bằng quyến thuộc chứ không phải chế độ đang cai trị
đồng bào họ.
Người Do Thái có khẩu hiệu “Người Do Thái mua hàng Do Thái” để khuyến
khích sản xuất cho nước họ, nhưng tôi tin không bao nhiêu người Việt đi
chợ ở Mỹ có được tinh thần đó. Chẳng những thế, cái gì có bàn tay CSVN
dính vào là đại đa số người Việt hải ngoại không ưa.
Thật
đáng đau buồn cho một dân tộc với hơn bốn ngàn năm văn hiến, đã giữ
được nền văn hóa riêng sau một ngàn năm Bắc thuộc, đã giành được quyền
tự chủ sau gần trăm năm trong bàn tay sắt của thực dân nhưng lại không
vượt qua được sự lạc hậu chậm tiến của chính mình. Sức cản chính trên
con đường phát triển Việt Nam về mọi lãnh vực cho đến nay vẫn là cơ chế
chính trị độc tài lạc hậu và tư duy hẹp hòi thiển cận của giới cầm quyền
Cộng sản Việt Nam.
Giới cầm quyền CS đã đặt quyền lợi đảng lên trên quyền lợi dân tộc. Với
họ, độc quyền cai trị là ưu tiên tối thượng, và tất cả chính sách, dù
đổi mới kinh tế hay cải cách văn hóa xã hội, đều nhằm phục
vụ cho quyền cai trị hay ít ra không đi ngược với quyền lợi của đảng. Họ
thà để cho đất nước lạc hậu hay tiến chậm còn hơn thực hiện các cải
cách chính trị căn bản có thể đe dọa quyền cai trị.
Đảng chăn dân như chăn một bày cừu, cho ăn tạm đủ no, cho uống bớt khát,
nhưng đàn cừu tội nghiệp kia 42 năm qua vẫn chưa thấy một thảo nguyên
xanh tươi hay một dòng suối mát. Sống như thế không phải là sống trong
“hòa bình” và “ổn định” như một vài người nhắm mắt bưng tai biện minh
cho đảng. Kết luận như thế là khinh thường nhận thức chính trị của người
dân Việt Nam.
Người dân trong nước không có điều kiện thực thi nhân quyền và dân chủ
chứ không phải họ không hiểu thế nào là nhân quyền và dân chủ.
Không phải đợi đọc xong Jean-Jacques Rousseau, Alexis Tocqueville, John
Locke, John Stuart Mill mới hiểu rằng con người có quyền phát biểu những
gì họ nghĩ, có quyền sống nơi họ chọn lựa, có quyền bầu ra người đại
diện cho mình trong chính phủ và quốc hội.
Nhân quyền là quyền bẩm sinh của con người chứ không phải do ai ban
phát. Việc cho rằng người dân trong nước đang “yên vui hưởng phúc thái
bình” là lặp lại giọng điệu tuyên truyền của ba đời họ Kim ở Bắc Hàn.
Một dân tộc bốn ngàn năm không ngừng tranh đấu nhưng cho đến hôm nay,
ngoại trừ một thời gian ngắn ở miền Nam, vẫn chưa có được những quyền tự
do chính trị căn bản mà các bộ lạc ở Ghana, Congo đang có.
Đó là nói về nhận thức, còn trong thực tế thì sao?
Sau 42 năm qua nhân dân Việt Nam có thật
sự “yên vui hưởng phúc thái bình” không? Đánh tư sản mại bản chưa xong
là cải tạo công thương nghiệp, kinh tế mới, trại tập trung, chiến tranh
Kampuchia 1979, chiến tranh với Trung Cộng lần thứ nhất 1979, nạn đói từ
1976 đến 1981, đụng độ với Trung Cộng lần nữa và mất một phần lãnh thổ
phía Bắc trong trận Lão Sơn 1984, bị hải quân Trung Cộng đánh bại tại
Trường Sa 1988.
Có một thời cây kim đồng hồ tại Việt Nam như đứng lại, dân tộc Việt như
một đàn chim bay tán loạn bốn phương trời. Và khi nội lực tiêu tan, khả
năng kiệt quệ, cố mở mắt nhìn ra bên ngoài thì than ôi nhân loại đã bỏ
xa mình hàng thế kỷ.
Giang sơn gấm vóc nhuộm bằng mồ hôi nước mắt của tổ tiên, từ biên giới
phía Bắc đến các hải đảo thân yêu, đang từng mảnh rơi vào tay Trung
Cộng.
Sở dĩ đến hôm nay Việt Nam còn giữ được vài đảo trong quần đảo Trường Sa
bởi vì cuộc tranh chấp chủ quyền củaquần đảo liên quan đến nhiều nước,
nếu đó chỉ là cuộc tranh chấp giữa Trung Cộng và Việt Nam thôi thì
Trường Sa đã mất lâu rồi. Làm người Việt Nam mà không biết cái nhục yếu
hèn, không lo cái họa mất nước, mà còn gọi đó là “thái bình” và “ổn
định” sao?
Với chủ trương bảo vệ quyền cai
trị bằng mọi giá nên mặc dù ngoài miệng hô hào hòa giải để cùng nhau
xây dựng đất nước, trong mắt của giới cầm quyền đảng, khối người Việt
nước ngoài vẫn là những kẻ đáng nghi ngờ, vẫn là lực lượng phản động
đang chờ cơ hội lật đổ quyền cai trị của đảng.
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để, vì thế, là một
tiến trình không thể nào tránh khỏi tại Việt Nam. Nỗ lực của những người
Việt yêu nước, dù trong hay ngoài nước, dù tạm thời còn trong đảng hay
đang trực diện đấu tranh chống đảng, không phải là ngăn cản hay đẩy lùi
tiến trình đó, nhưng nên chung lưng góp sức với nhau để cách mạng được
diễn ra trong hòa bình, thuận lợi và ít lãng phí tài nguyên dân tộc.
Việt Nam hơn bao giờ hết đang cần nhiều Phù Đổng vươn vai cứu nước,
nhưng để trở thành Phù Đổng, các thế hệ Việt Nam phải can đảm bước xuống
khỏi chiếc nôi đang ru ngủ họ và nhận ra đâu là chướng ngại trên con
đường phục hưng và phát triển Việt Nam. Giặc Ân ngày nay không ở đâu xa
mà đang đứng trước mặt và không ai khác hơn chính là giới cầm quyền CS
đang cai trị đất nước.
17/12/2017
VIETTUSAIGON * BẪY LY GIÁN CỦA VIỆT CỘNG
Chúng ta đang rơi vào bẫy li gián!
Thứ Sáu, 12/15/2017 - 08:42 — VietTuSaiGon
Khi nói về, nghĩ về dân tộc, quốc gia, người ta nghĩ đến những người
cùng chung ngôn ngữ, chung dòng máu, chung màu da, chung biên giới địa
lý và chung cả những thăng trầm sử lịch. Người Việt có quá nhiều cái
chung, và cái chung nào cũng nhuộm thắm màu máu và mặn chát nước mắt.
Cái chung của người Việt trải qua hàng ngàn năm nô lệ giặc Tàu, hàng trăm năm đô hộ giặc Tây, hàng chục năm nội chiến từng ngày và hàng triệu giờ li tán, điêu linh.
Cái chung của người Việt là trong ngày Tết, ông Năm tập kết rủ thằng Tư cháu trai Việt Kiều cùng ra thắp nhang mộ gia tiên. Trước cỏ xanh vi vút và khói hương trầm kha, mọi ranh giới, biên kiến đều xóa tan theo mây khói, trả con người về với tình tự quê hương, đất nước, dòng họ, nỗi đau chiến tranh, nỗi lòng người đi kẻ ở.
Cái chung của người Việt Nam ở chỗ
hàng triệu người Việt hải ngoại ứa nước mắt khi xem truyền hình, thấy
bà con nơi quê hương phải gồng lưng đón từng trận mưa bão, nhà cửa tan
hoang, màn trời chiếu đất. Từng đồng tích cóp, dành dụm được mang ra gửi
về Việt Nam để giúp đỡ người dân vùng thiên tai. Mọi thứ vĩ tuyến Nam -
Bắc đều được xóa tan trong phút chốc. Những Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị bị bão lụt, bà con Việt Kiều đã không tiếc bất kì điều gì để quyên
góp, giúp đỡ, chia sẻ.
Rõ ràng, đã có một bàn tay gián điệp nào đó nhúng vào, thành lập nên đội
cờ đỏ, đội dư luận viên để phục vụ cho mục đích li gián của họ. Bởi giả
sử đảng Cộng sản không chấp nhận giới hoạt động xã hội dân sự thì với
hệ thống an ninh của họ cũng đủ sức để đàn áp, bắt bớ, nhốt tù… Hà cớ gì
họ phải thành lập thêm một đội cờ đỏ hay dư luận viên để đưa ra công
luận quốc tế hình ảnh những kẻ gây gỗ, chửi mắng, hồ đồ nhân danh đảng
Cộng sản?!
Cái chung của người Việt trải qua hàng ngàn năm nô lệ giặc Tàu, hàng trăm năm đô hộ giặc Tây, hàng chục năm nội chiến từng ngày và hàng triệu giờ li tán, điêu linh.
Cái chung của người Việt là chiếc bàn thờ của
người mẹ mất chồng, mất con, trên bàn thờ không có khoảng cách ngăn
chia những tấm hình, của “thằng Hai Cộng Sản” ngồi chung với tấm hình
“thằng Ba Cộng Hòa”, ở giữa là ông chồng lính Khố Xanh, khói hương nghi
ngút lòng mẹ. Mẹ không có ranh giới nào trong tình yêu thương dành cho
chồng con của mẹ, tình yêu thương vẫn vẹn đầy như chính nước mắt mẹ đã
rớt khi ôm xác chồng, tìm xác con.
Cái chung của người Việt là trong ngày Tết, ông Năm tập kết rủ thằng Tư cháu trai Việt Kiều cùng ra thắp nhang mộ gia tiên. Trước cỏ xanh vi vút và khói hương trầm kha, mọi ranh giới, biên kiến đều xóa tan theo mây khói, trả con người về với tình tự quê hương, đất nước, dòng họ, nỗi đau chiến tranh, nỗi lòng người đi kẻ ở.
Cái chung của người Việt là nỗi đau, là
mất mát, là căm phẫn trước cái ác, cái xấu, trước những ai đó đan tâm
bán rẻ quốc gia, dân tộc cho ngoại bang. Và dù ở bất kì phương trời nào,
đã là người Việt với nhau, người ta đều đau đớn khi biết tin biển đảo
Việt Nam đã mất, người Việt đang điêu linh trước hiểm họa phương Bắc.
Đây là những cái chung mà kẻ xâm lăng luôn rất sợ, bởi cái chung này như
một bức tường đồng, tường thép che chắn cho đất nước, ngăn cản bất kì
kẻ ngoại bang nào muốn xâm lăng Việt Nam.
Và kẻ thù Việt Nam, khi rắp tâm biến Việt Nam thành một thứ tân thuộc
địa của họ, việc đầu tiên là họ phải phá vỡ bức tường này bằng mọi giá.
Li Gián! Đây là chiêu bài mà kẻ thù đang áp dụng triệt để trên đất nước
Việt Nam.
Một Hội Nghị Thành Đô, khẳng định rằng đất nước đã bị bán đứng cho Trung
Quốc mà người đưa tin cho đến bây giờ vẫn không rõ nguồn gốc, những
người trong cuộc cũng không chứng minh được gì và những trang báo đã đưa
tin về Hội Nghị Thành Đô thì lại chẳng có bất cứ một bằng chứng nào về
tính xác thực của nó! Nó chỉ làm cho mọi chuyện trở nên rối rắm, xấu đi
và lòng người hoang mang.
Cách hành xử đầy tính kích động, chia rẽ Nam - Bắc vẫn chưa hề thuyên
giảm, thậm chí trong thời gian gần đây, khái niệm “dân Nam – dân Bắc”
xuất hiện ngày càng dày đặc. Phân biệt người yêu nước và kẻ phản động
cũng là một cách li gián, làm cho dân tộc Việt Nam trở thành những mảnh
rời rạc, nhạt nhẽo, vô hồn.
Đặc biệt, có một chi tiết mà không hiểu sao các nhà quản lý, lãnh đạo
Việt Nam vẫn không hề nhận ra (hay cố tình bỏ lơ?!), đó là các đội cờ đỏ
và dư luận viên. Họ luôn là những kẻ châm ngòi nổ, khiêu khích và làm
cho mọi thứ trở nên rối rắm với luận điệu “ngụy quân, ngụy quyền, kẻ thù
của dân tộc, kẻ phản quốc…” ám chỉ vào giới hoạt động dân chủ, xã hội
dân sự cũng như chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Bởi nếu như không có họ đào bới, la hét, làm cho to chuyện thì mọi thứ
vẫn diễn ra bình thường, thậm chí êm đẹp hơn, không có tính mâu thuẫn.
Nhưng những cú chọc khoáy của các dư luận viên cũng như lời lẽ hằn học
của họ đã khiến cho mọi chuyện trở nên dữ dội và căng thẳng hơn. Vô hình
trung, mọi chuyện trở thành đối lập, tạo ra một ranh giới quá lớn giữa
người Việt trẻ với nhau.
Tất cả những gì có tính khích bác, tạo mâu thuẫn, hằn học và cay cú đều
dẫn đến tình trạng đất nước càng lúc càng suy yếu bởi lòng người phân
li. Tôi không tin rằng những người lãnh đạo Cộng sản đã nghĩ ra trò này,
bởi ở cấp trung ương, họ không đủ thời giờ và dài tay để thành lập ra
những đội cờ đỏ, dư luận viên suốt ngày đi gây sự với giới hoạt động dân
chủ và tạo ra hình ảnh xấu xí, thô thiển cho đất nước như vậy!
Tất cả các hoạt động của hội cờ đỏ và dư luận viên đều đi đến mục đích
làm cho đất nước, dân tộc trở nên phân li, căng thẳng và cừu thù. Bàn
tay nào đã làm điều này?
Gần đây nhất, tại Bình Dương,
xuất hiện một kẻ đòi cầm cọc tiền “ném vào mặt dân miền Nam!”. Tôi nghĩ,
ngành an ninh Việt Nam phải làm cho tới nơi tới chốn chuyện này, tìm
cho rõ nhân thân cũng như các hoạt động của kẻ đòi ném tiền. Bởi với
hành động trên, theo luật hiện hành thì kẻ đó chỉ bị phạt hành chính,
nộp tiền rồi ra về. Nhưng thực ra đó là hành động của kẻ gián điệp hoặc
chí ít nó cũng là hệ quả của sự nhồi sọ do các gián điệp thực hiện.
Hành vi tưởng đơn giản, có tính quá khích này có thể châm ngòi nổ cho
những hiềm khích, phân biệt không đáng có giữa Nam - Bắc, giữa Cộng Hòa -
Cộng sản và nhiều mối nguy phân rẽ, li gián khác. Bởi sau sự xúc phạm
của người đòi ném tiền vào mặt dân miền Nam sẽ là hàng loạt những nhận
xét đầy cay cú về dân miền Bắc.
Điều này chẳng biết sẽ đi đến
đâu nhưng rõ ràng nó làm cho dân tộc Việt Nam đã nhược tiểu càng thêm
yếu đuối, mối nguy nội chiến trong tâm hồn người dân miền Nam - miền Bắc
có vẻ như đang đến gần! Và kẻ thù rắp tâm xâm lược Việt Nam chỉ mong
mỏi có ngần ấy, bởi đây là thời cơ tốt nhất cho họ!
Hơn bao giờ hết, đến lúc này, tất cả người Việt cần phải rũ bỏ khái niệm
Nam - Bắc, rũ bỏ phân biệt Cộng Sản - Cộng Hòa, rũ bỏ luận điệu chia
cách Việt Kiều - Việt Cộng. Và thêm nữa, phải giải tán ngay cái hội cờ
đỏ, dư luận viên chỉ suốt ngày gây căng thẳng, khích bác, đẩy người khác
vào chỗ thù địch, gây tốn kém nặng nề cho ngân sách nhà nước, tài sản
quốc dân.
Bởi, đã đến lúc chúng ta bắt tay bảo vệ, xây dựng và phát triển đất
nước. Mọi ý định li gián dân tộc đều làm cho đất nước thêm nghèo nàn,
lạc hậu về cả vật chất và tinh thần. Chúng ta hãy nghĩ đến tương lai đất
nước, hãy nghĩ đến con em chúng ta, hãy nghĩ đến nỗi đau của con cháu
của chúng ta vì những hậu quả do lòng ích kỉ, tính tự mãn và tinh thần
thù thắng của chúng ta để lại.
Chúng ta đừng bao giờ mạnh miệng nói mình yêu nước, yêu dân tộc khi chưa
biết tha thứ, chưa biết yêu thương, chưa biết trắc ẩn và chưa thấy được
hậu quả của lòng ích kỉ chúng ta để lại cho con cháu chúng ta lớn chừng
nào, nguy hại chừng nào!
Vì chúng ta là người Việt Nam, đã trải qua
biết bao đau thương sử lịch, nên chúng ta cần tựa lưng vào nhau, trao
cho nhau hơi ấm đồng loại, trao cho nhau lòng cảm thông, trao cho nhau
mối lân mẫn tình người và trao cho nhau sức mạnh kết nối tương lai, để
làm gì ư? Để tặng tương lai tốt đẹp cho con cháu chúng ta như một thứ
hồi môn đáng kính!
VietTuSaiGon's blog
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment