TỰ TRUYỆN ĐẶNG VĂN THẾ
“Tử tù bị lãng quên” Đặng Văn Thế và tự truyện cuộc đời
Đặng Văn Thế (39 tuổi), ở Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An, là
tử tù đặc biệt nhất trong số những tử tù, là trường hợp hy hữu trong
lịch sử tố tụng Việt Nam. Bị xử tử vì vận chuyển ma túy, nhưng do khai
ra đồng bọn nên được hoãn thi hành án, hắn bị tạm giam suốt 11 năm trời
thì được Chủ tịch nước ân xá tha tội chết.
Hiện đã chấp hành án được 15 năm,
với thái độ cải tạo tốt nhưng do thời gian tạm giam quá lâu, Thế vẫn
không đủ điều kiện đặc xá đợt này. Nhưng không nản chí, hắn yên tâm lao
động, cải tạo, thời gian rỗi còn làm thơ, viết tự truyện, truyền cảm
hứng sống và phấn đấu cho biết bao phạm nhân mang trọng tội ở một trại
giam phía Tây Nam Nghệ An.
Cô đơn trong trại
Chỉ
học đến lớp 4 rồi bỏ, lớn lên Thế đi phụ xe khách tuyến Vinh – Kỳ Sơn.
Công việc khá vất vả mà chẳng ổn định, đến giữa năm 1997 thì hắn nghỉ ở
nhà lấy vợ, tính tìm việc khác. Trong một lần được Nguyễn Tất Dũng rủ đi
dự đám cưới anh vợ Dũng ở Tương Dương, Thế được rủ đi đưa hàng thuê.
Đang không có công ăn việc làm, thấy việc đưa hàng cũng đơn giản mà lợi
nhuận cao, 1 triệu đồng/lần nên Thế đồng ý ngay. Đến lần thứ 3 thì cả
hai bị Trạm kiểm lâm và Công an huyện Tương Dương bắt quả tang cùng với
20kg thuốc phiện.
Ngày 23/6/1998, TAND tỉnh Nghệ
An xử tử hình cả hai về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, Dũng bị
đưa đi thi hành án không lâu sau đó, còn Thế do hợp tác thành khẩn khai
báo nên được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An làm công văn xin hoãn
thi hành án để tiếp tục điều tra mở rộng. Ngày 23/6/2009, một dấu mốc
trọng đại trong cuộc đời khi Thế được khai sinh lần thứ 2 nhờ sự khoan
hồng của pháp luật và tấm lòng nhân ái của Chủ tịch nước.
Bị
xử tử hình và tạm giam chờ thi hành án đồng nghĩa với việc nằm chờ
chết, nhưng là cái chết không được báo trước. Suốt 11 năm ở trại tạm
giam là 11 năm liền Thế thức thâu đêm suốt sáng, thỉnh thoảng mệt quá
mới thiếp đi được một lúc, nỗi trằn trọc nơm nớp lo sợ trước cái chết đã
ăn sâu vào tiềm thức, tác động lớn đến sức khỏe và hệ thần kinh của
hắn. Ngày 16/7/2009, hắn được chuyển đến Trại giam số 6 (Thanh Chương,
Nghệ An) để chấp hành án.
Sở dĩ tôi nói Thế cô
đơn trong trại bởi lẽ người vợ mới cưới sau khi nghe tin Thế bị tuyên án
tử hình thì bỏ đi, hai bố mẹ nghèo năm nay đã ngoài 80 tuổi dù rất
thương con nhưng cũng không có điều kiện thăm con. Một anh trai đã mất
vì ma túy, người anh cả cũng ngồi tù vì ma túy, hai chị gái lấy chồng ở
quê cuộc sống hết sức khốn khó, cả năm may ra chỉ đến Tết mới xuống thăm
em trai được một lần.
Thế là một trong những phạm nhân hoàn cảnh và thiếu thốn tình cảm của người thân. Thời gian bị tạm giam quá nhiều với nỗi ám ảnh bị xử tử vẫn luôn thường trực trong Thế, dù giờ đây hắn đã được tha tội chết. Đêm nào ngủ hắn cũng gặp ác mộng. “Cứ nhắm mắt lại là tôi mơ bị đưa trở về trại tạm giam, bị xiềng xích…”. Nhiều hôm hắn bật dậy lúc nửa đêm, mồ hôi vã ra như tắm, hoặc hoảng loạn hét ầm ĩ làm cả phòng giam tỉnh giấc.
Thế là một trong những phạm nhân hoàn cảnh và thiếu thốn tình cảm của người thân. Thời gian bị tạm giam quá nhiều với nỗi ám ảnh bị xử tử vẫn luôn thường trực trong Thế, dù giờ đây hắn đã được tha tội chết. Đêm nào ngủ hắn cũng gặp ác mộng. “Cứ nhắm mắt lại là tôi mơ bị đưa trở về trại tạm giam, bị xiềng xích…”. Nhiều hôm hắn bật dậy lúc nửa đêm, mồ hôi vã ra như tắm, hoặc hoảng loạn hét ầm ĩ làm cả phòng giam tỉnh giấc.
Đặng Văn Thế bên tập tự truyện đoạt giải.
Một
ngày của Thế cũng bình thường như bao phạm nhân khác, 5h30’ tỉnh dậy vệ
sinh cá nhân, 6h đi lao động, khâu bóng đá, trưa nghỉ ăn rồi chiều lại
tiếp tục khâu bóng… Nhưng đối với một người ngồi tù lâu như hắn thì một
ngày dài lắm và hắn đang đếm từng ngày để được về. Đợt đặc xá 2-9 vừa
qua, Thế cũng được Ban giám thị và Hội đồng cán bộ quan tâm, lập danh
sách đề xuất… nhưng do thời gian tạm giam của “tử tù bị lãng quên” này
quá dài nên theo luật thì chưa đủ điều kiện đặc xá. “Tôi trân trọng từng
ngày, đếm từng ngày một, cố gắng cải tạo tốt và giữ gìn, không phạm sai
sót gì để được trở về sớm ngày nào hay ngày đó”. Đó là điều mà Thế nhắc
đi nhắc lại với tôi trong suốt thời gian gặp.
Chỉ mong khi về kịp bón cho bố mẹ thìa cháo…
Khuôn
mặt góc cạnh, lông mày lưỡi mác giữ dằn nhưng ánh mắt nay đã chứa đựng
sự bình thản, cách trò chuyện vẫn nguyên nét mộc mạc, chất phác, Thế
thành thật: “Số tôi đi tù đen nhưng đen đỏ, đen ở chỗ số người vào cùng
thời với tôi bây giờ người ta về hết rồi, mình tôi ở lại. Nhưng đỏ là
cán bộ ai cũng quý, tôi có lỡ sai sót gì thì cán bộ gặp gỡ bảo ban
liền”.
Quả thật Thế là một trong những đối tượng
đặc biệt, được các cán bộ ở Trại giam số 6 tận tình quan tâm, danh sách
giảm án năm nào cũng có Thế. Thế được Hội đồng giáo dục bầu vào Ban tự
quản, đây là cầu nối trung gian giữa Ban giám thị, Hội đồng cán bộ với
phạm nhân, được đi họp, tiếp thu ý kiến và về truyền đạt lại cho các
phạm nhân khác. Ngoài ra, Ban tự quản có trách nhiệm quan tâm động viên,
đốc thúc các phạm nhân khác trong quá trình lao động, cải tạo, ứng xử
hằng ngày.
“Dù được sống nhưng phải mấy năm nữa
mới được về, mà đã ngồi tù lâu thế, có bao giờ anh có ý định bỏ trốn
không?”, tôi hỏi Thế. “Từ “trốn” không bao giờ có trong đầu tôi nhà báo
ạ, bởi tôi rất quý trọng cuộc sống này, tôi chỉ mong có cơ hội về khi bố
mẹ tôi còn sống, còn được tự tay bón cho bố mẹ thìa cháo là mãn nguyện
lắm…”, nói đến đây, mắt Thế ngấn nước.
40 tuổi
đầu, vợ con không có, tiền bạc không có, nghề nghiệp không có, đường về
dù gần nhưng tương lai mù mịt quá. Thế chỉ mong kịp về để phụng dưỡng
cha mẹ già nay đã ở tuổi gần đất xa trời, sức khỏe yếu, hoàn cảnh hết
sức khó khăn, rồi sau đó đi đâu, làm gì mới tính đến. “Chắc là làm ruộng
ông bà để lại cho chứ biết làm chi khác mô, ngồi tù lâu rứa, tôi giờ
tụt hậu rồi”. Chỉ ước giá như được quay trở lại, giá như không phạm sai
lầm, giá như không vì đồng tiền mà mờ mắt, đi buôn cái chết trắng kia
thì cuộc đời Thế đã khác.
Cũng bởi trân quý từng
ngày nên Thế vẫn từng hứa với các cán bộ không làm điều sai trái, vì
“nếu tôi làm gì vi phạm thì chính bản thân tôi là người giết chết cha mẹ
đầu tiên”. Chính sự quan tâm, động viên sát sao của các đồng chí giám
thị và cán bộ ở trại đã tạo cho Thế niềm tin, giúp hắn cảm nhận được
tình yêu thương trong những lúc cô đơn nhất và vượt qua những nỗi đau,
chấp hành nội quy, yên tâm cải tạo.
Lúc rảnh
rỗi, Thế vẫn làm thơ, viết nhật ký. Thơ Thế cứ phảng phất một nỗi buồn u
uất, không lối thoát, về sự sám hối muộn màng, nhưng trong đó tôi cũng
cảm nhận được tình cảm chân thành đối với mẹ cha, với đồng chí giám thị
và các cán bộ quản giáo. Thế tự hào khoe với tôi tập thơ và cuốn tự
truyện đã đạt giải nhất cuộc thi "Sự hối hận và niềm tin hướng thiện" do
Tổng cục VIII, Bộ Công an phát động.
Hiện Thế
đang viết tiếp phần 2, kể về những năm tháng chấp hành án ở Trại giam số
6. Trình độ văn hóa lớp 4, viết bằng tay trái, câu từ đơn giản và có
chỗ còn hơi ngô nghê nhưng mắt hắn sáng rực lên khi nói về những dự định
nhen nhóm trong phần 2 cuốn tự truyện. Thế nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến
các nhà báo, đặc biệt là nhà báo Việt Anh, Báo An ninh thế giới; nhà báo
Việt Thắng, Báo Lao động vì đã quan tâm đến cuộc đời một tử tù như hắn,
từ khi hắn còn bị biệt giam…
Điều Thế cần lúc
này có lẽ là niềm tin và tấm lòng vị tha của mọi người, như chính những
lời mộc mạc mở đầu phần 1 cuốn tự truyện: “Bạn đọc thân mến, khi bạn đọc
giở những trang sách này, tôi mong bạn đọc hãy dành cho tác giả một sự
tha thứ và một tấm lòng vị tha… Viết lên những lời tự sự này không phải
để tôi thanh minh hay biện minh cho tội lỗi của mình mà tôi muốn viết
lên để mong làm một tấm gương hoen ố cảnh báo cho những ai đó đã và đang
có ý định làm giàu bằng việc gieo rắc cái chết trắng…”
NGUYÊN SƯƠNG * ĐỒI BÔNG
No comments: