NHỮNG MẨU CHUYỆN VUI TRONG TÙ CẢI TẠO
NHỮNG MẨU CHUYỆN VUI TRONG TÙ CẢI TẠO
Qua những lần tiếp xúc với những con người gọi là “cách mạng”, chúng
tôi có cái nhìn chung về họ . Ngoài việc liều mạng đánh nhau trên chiến
trường, vì bị nghe lời đảng tuyên truyền bịp bợm,cách ăn nói của những
cán ngố thật giống nhau như khuôn đúc . Phải nói là ngô nghê một cách
thật tội nghiệp, có thói quen lập lại những gì nghe được qua những buổi
học tập chính trị nhạt nhẽo, họ không có một tư duy mới, hay nói đúng
hơn không dám nói khác đi những lời khuôn vàng thước ngọc mà Đảng đã dạy
dỗ, tôi cảm tưởng rằng họ là những con vẹt biết nói .Theo tôi họ chẳng
biết gì nhiều về thế giới bên ngoài, vì bị Đảng ra lệnh bưng bít tất cả
mọi tin tức, biến họ thành những con cừu non, ngô nghê ngốc nghếch, đúng
với ý đồ của cấp lãnh đạo Đảng CS .Vì thế họ tuyệt đối nghe theo cấp
trên một cách máy móc, mà đã là con người bị người ta lường gạt, không
có chủ kiến cho riêng mình, tư tưởng bị kiềm chế nên họ tuyệt đối trung
thành với Đảng một cách mù quáng .
Trái lại những người Chiến sĩ
VNCH, được giáo dục trong một môi trường tự do đầy sáng tạo, nên có một
thái độ ứng phó bén nhậy khi gặp hoàn cảnh khó khăn như khi bị tập trung
vào những trại tù Cải tạo, nên lúc nào cũng lạc quan về cuộc đời .Lúc
còn ở Trại Cà Tót ngày nào cũng thấy cái chết, nên anh em xem rất thường
coi như hôm nay anh chết ngày mai đến tôi . Nhớ lại lúc đưa anh Đặng
Văn Hai ra rừng chôn, nội tìm chỗ để chôn cũng cãi nhau một lúc, cuối
cùng thì cũng chọn được một chỗ có phong cảnh hữu tình để thi hài anh
Hai an giấc. Lúc này anh Biên có đi theo chúng tôi, nhưng vì mệt quá nên
nằm lăn trên cỏ gần mộ anh Hai . Không có nhang chúng tôi đốt cây rừng
làm nhang, anh Cư người bạn thân của tôi sau khi vái anh Hai ba vái
xong, quay qua trước đầu anh Biên khấn “ Nếu mày có muốn theo thằng Hai
thì cứ đi, chừng nào mày chết tao chôn mày sát thằng Hai cho có bạn “
Quả nhiên ngày hôm sau anh Biên chết, và chôn đúng chỗ anh nằm hôm qua,
nghĩ lại nói chơi kiểu này thấy lạnh mình quá .
Có một anh bạn tin
tưởng vào lời lường gạt của Chính quyền cách mạng tuyên bố là một tháng
sẽ trở về, Tôi nhớ đâu anh lên đợt sau ngày 19 tháng 6 /75 . Tôi thấy
trong vạt áo trắng anh mặc có vẽ một tấm lịch 30 ngày, mỗi ngày anh lấy
viết ra gạch một ô, nhìn thấy chuyện vui quá nên tôi cười và nói, Anh
đừng có tin tụi nó, tôi cá với anh thằng nào ít nhất cũng vài cuốn lịch,
quả nhiên anh lãnh đủ hơn năm cuốn .
Một hôm tên Thượng sĩ Hợi,
răng hô mã tấu cán bộ trại đến chỗ nằm tìm tôi đưa cho cây rựa bảo đi
theo hắn chặt cho một cây Tre thật lớn không biết để làm gì, thật tình
mà nói, chặt tre thì thường quá có gì phải lo, thỉnh thoảng tôi cũng có
chặt Lồ ô, Le về làm sạp giường nằm có chết thằng nào đâu, nhưng mà cả
trại mấy ngàn người hắn không chọn ai lại chọn tôi mới là chuyện lạ, tôi
ra chỗ để dụng cụ chọn một cây rựa tốt nhất đi theo hắn, tôi chê cây
rưa,hắn đưa vì lụt . Đi ngược theo dòng suối cách Trại khoảng mười phút,
hắn chỉ cho tôi thấy một bụi tre rất to trước mặt .
Lần này lại
khác, bụi tre hắn chỉ thì có lẽ từ hồi khai thiên lập địa đến giờ chưa
ai đụng tới . Cây nào cũng to đường kính ít nhất cũng trên hai tấc,
chiều cao thì khỏi nói . Đường kính bụi tre hơn mười mét, gai góc chĩa
ra tua tủa, chỉ xong bụi tre hắn bỏ đi về . Nhìn bụi tre tôi thấy sợ
quá, muốn chặt một cây tre phải giải quyết hết đám gai cứng như thép này
cũng phải mất nửa ngày . Nghĩ nhanh trong đầu, cần phải cầu viện sư phụ
mới được, nghỉ là làm ngay tôi lẻn ngõ khác về trại tìm thầy An nhờ
giúp đỡ .Sau khi nghe tôi cầu cứu, thầy An cùng tôi ra ngay bụi tre, câu
đầu tiên Thầy phán “mày có nghe câu, nhứt gò gái nhì chặt tre không”
Quả thật tôi có nghe nhưng để ý làm gì cho mệt, nay nghiệm lại câu này
quá đúng .
Thầy giảng cách làm thế nào để chặt được tre, thầy bảo
phải làm một cái giàn cao ít nhất hai mét rồi leo lên đó chặt lấy thân
nó từ hai mét trở lên mới được . Phán xong thầy cũng bỏ ra về để tôi một
mình xoay sở . Còn lại một mình không biết làm sao làm cái giàn đây,
Tôi nghĩ ngay tại sao mình không chặt một cái cây đẽo thành cái thang
rồi đứng lên đó chặt . Phải mất một giờ mới làm xong cái thang bằng một
cây gỗ dài hơn ba mét, bắt lên bụi tre và đứng lên trên thang chặt được
một cây vác về giao nạp, phần ăn ít ỏi buổi trưa hôm đó tan nhanh trong
bao tử làm bụng đói cồn cào . Từ đó tôi học được một bài học về chặt tre
.
Trại Cà tót có hai con Bò được giao cho anh Lưu Đức Thắng chăn,
trước đây anh là Đại Đội Trưởng ĐĐ Trinh Sát của tỉnh Bình Tuy, anh tốt
nghiệp Sĩ Quan Đà Lạt, nhà ở gần nhà tôi . Hai con Bò này trước đây do
một tên VC con chăn, tên này có biệt danh “Cam tích tán” vì bị bệnh Sơ
gan Cổ chướng bụng phình như cái trống chầu chỉ chờ ngày chầu Diêm
vương, nhưng mà nó hung hăng, thường chửi bới anh Thắng vì hai con bò
không chịu để anh điều khiển .Tôi nghe nó chửi anh mà nổi máu muốn đạp
cho nó một đạp “ mấy thằng Sĩ Quan ngụy ăn hại, có hai con bò cũng đuổi
không đi” Một phần cặp bò của “Cách mạng” nên anh không dám đánh mạnh,
vì đánh chó phải kiêng mặt chủ nên cặp Bò không sợ anh .
Tôi phải
giúp anh lùa hai con bò qua sông ăn cỏ, đồng thời tôi chỉ cách anh huấn
luyện và trừng trị hai con bò này vì hồi nhỏ nhà tôi làm ruộng nên có
nhiều Trâu bò nên mấy tháng hè cũng có giúp gia đình chăn Trâu Bò nên
tôi biết cách trị nó . Tôi buộc nó vào gốc cây và bảo anh Thắng lấy cây
nhè mặt nó mà quất thật mạnh . Sau khi bị đánh dằn mặt hai con bò rất sợ
anh Thắng, vì điểm yếu nhất của nó là con mắt, lần sau chỉ cần anh dơ
roi lên hai con Bò phóng chạy ào ào trước con mắt kính phục của tên Cam
tích tán .
Sắn măng nghe qua thì rất dễ, điều này chỉ đúng với các
loại măng nhỏ như măng Lồ ô, măng Le, măng Giang, măng Nứa . Măng này
nhỏ sắn rất lâu, vì vậy chúng tôi chỉ sắn loại măng Tre lớn cho mau đầy
giỏ .Thường thì mỗi ngày toán chúng tôi phải giao cho nhà bếp ba giỏ
măng . Hôm nay anh Bùi Loạn Thời người Chợ Lầu nhưng ở gần xóm Chàm, Tôi
nghĩ hồi nhỏ chắc cũng có lên rừng sắn măng, nên anh sắn măng rất giỏi,
anh muốn xin theo chúng tôi để mua hàng . Mấy hôm nay có một người Nùng
thường cưỡi xe Honda đem hàng hóa lên lén bán cho chúng tôi, chỉ có anh
Thắng chăn Bò là có điều kiện để mua về chia lại cho anh em . Vụ này mà
bị lộ ra chắc cả đám bị cùm cho muỗi cắn chết mất .
Hôm nay anh
Thời xin tôi cho đi sắn măng, mục đích là để tìm mua hàng gồm chao,
tương, xì dầu, đường . Tôi phải sắp xếp để anh được đi cùng,vì toán tôi
do Hợi du kích chỉ định, nên không được phép thì không đi được .Tôi và
anh Thời khiêng chung một giỏ, lần này chúng tôi cố tình đi ra hướng gần
đường xe Be từ Thiện Giáo lên để sắn măng, mọi ngày tôi phải sắn khoảng
hai giờ mới xong, có anh Thời chỉ sắn nửa giờ là xong một giỏ cần xé
to.Tôi đang bỏ măng vào giỏ thì nghe tiếng xe Honda chạy ngoài đường .
Vừa ngó lại thì đã thấy anh Thời ban ào ào qua đám cỏ tranh cao tới ngực
như lực sĩ nhảy rào . Tôi chỉ kịp kêu chờ tôi với thì anh đã mất hút
bên kia đám cỏ, Tôi cố lao theo cho kịp để mua chút hàng hóa .
Bất
ngờ tôi nghe tiếng quát, giơ tay lên không tao bắn bễ đầu . Nhanh như
chớp tôi nằm rạp xuống đám cỏ tranh và bò tháo lui chạy về rừng tre .
Khoảng mười phút sau tôi thấy anh Thời mò về, tôi hỏi chuyện gì vậy thì
anh kể cho tôi nghe :
Khi nghe tiếng xe Honda, anh phóng nhanh ra
đường không thèm nhìn người lái xe là ai vì yên chí là người Nùng bán
hàng nên giơ tay chận xe lại . Nhưng rủi cho anh không phải người Nùng
bán hàng mà là một tay Thượng úy VC với cả súng ống đầy đủ . Tay Thượng
úy này hoảng quá vì nghĩ rằng đám tàn quân tấn công mình nên rút súng
định bắn anh, nhanh trí anh nói : Thưa cán bộ tôi bị con Rắn rất to nó
rượt sợ quá nên chạy ra đây . Được biết anh là toán sắn măng cho trại
nên tha cho, từ đó anh bỏ ý tưởng theo tôi đi mua hàng, cũng còn hên vì
tên Thượng úy VC không nổ súng bắn anh, mặ dù hắn ta đã rút cây K54 chĩa
thẳng vào anh . .
Sở dĩ chúng tôi đăng ký vào toán đào mì, sắn
măng không ngoài mục đích kiếm thêm miếng ăn vì đói quá . Sau khi đào mì
xong, tìm củ nào nhỏ ngon nướng ăn cho no rồi mới về . Tên Hợi răng hô
có biết nhưng cũng thông cảm vì tụi tôi bắt gặp hắn đang tù ti với mụ nữ
Du kích trong cái chòi vắng trong rừng, và chúng tôi cũng thông cảm với
đồng chi Hợi .
Về cái lý lịch của tên Hợi này do hắn kể cũng ly kỳ
không it, chuyện này là do một lúc cao hứng hắn kể lại cho toán đào mì
chúng tôi nghe . Khoảng mười bốn tuổi hắn đã tham gia vào Việt Minh,
theo đoàn quân vào Nam công tác và ở luôn tại rừng này từ đó đến bây
giờ, được giao quản lý kho lương thực cất giấu ở đây . Một chữ cắn làm
đôi cũng không biết, còn văn minh loài người thì mù tịt, cả cuộc đời
trai trẻ chôn vùi chốn rừng sâu . Nếu không có ngày 30/4/75 thì không
giải phóng hắn thành kiếp người . Lần đầu tiên một cán bộ VC cưỡi xe
Honda từ Phan Thiết lên công tác . Hắn theo xin ngồi đằng sau xe chạy
vòng vòng trong sân ra vẻ thích thú lắm . Cũng nhờ có ngày này mà hắn ta
mới vớ được một mụ du kích nạ giòng . Ước muốn của hắn là một lần được
về ngắm thành phố Phan Thiết cho mở con mắt .
Khi về đến Sông Mao,
thì việc đầu tiên của chúng tôi là hàng ngày bám sát hàng rào dọc đường
Tự Do để nói chuyện với gia đình . Được mấy hôm đám ác ôn bắt chúng tôi
lên Phi trường khiêng vĩ sắt về làm bức tường cao quá đầu ngăn chận .Mấy
chị người Nùng ngoài Sông Mao thấy cảnh này tức quá nên cũng chửi bọn
khốn kiếp, mấy chị nói : -Mấy ông Sĩ Quan đẻ con so nên sợ gió cần phải
che lại .
Không đủ nước tắm, nên cuối tuần VC cho chúng tôi xuống
Sông Mao chỗ đập É Chim để tắm . Lúc này mấy chị em ta ở Sông Mao còn
đông lắm, nên cũng theo đứng hai bên đường vẫy tay chào mừng chúng tôi,
có cô còn lén nhét cho gói thuốc, vài cục đường để cám ơn người lính
VNCH trước đây đã từng cưu mang họ . Nghĩ cho cùng những chị em ta cũng
còn chút tình người .
Cái sợ nhất của tù Cải tạo là phải ngồi đồng
để nghe Chính trị viên Đảng ta nhả ngọc phun châu vào lỗ tai mình, sau
đó phải tìm mọi cách để nói láo chính bản thân mình qua các cuộc thảo
luận và tự kiểm điểm . Chúng tôi khám phá ra rằng, trong nhà tù Cộng sản
nói phét càng hay thì sự tiến bộ học tập càng được đánh giá cao . Tôi
nhớ có lần cả tổ ngồi đồng thảo luận về đề tài “Đế quốc Mỹ là tên xâm
lược” . Thú thật mười tám thằng trong tổ không tìm đâu ra chỗ nào Đế
quốc Mỹ xâm lăng nước ta cả . Chúng tôi chỉ thấy Đế quốc Mỹ đem lại cơm
no áo ấm chẳng những cho miền Nam mà còn cho tất cả các nước Mỹ có mặt
như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan ...nên phải cố gắng để phịa ra chuyện nói
xấu Mỹ, bây giờ nghĩ lại còn thấy muốn cười .
Mỗi bài như vậy phải
đào sâu tư tưởng phát biểu đúng trọng tâm trong thời gian một tuần lễ
thì chỉ có thánh nhân mới làm được . Ấy thế mà chúng tôi cũng hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ học tập . Tôi nhớ nhiều lần ngồi đồng câu giờ chờ
Quản giáo Tùng ghé lại tổ là có niềm vui mang lại . Chỉ cần chúng tôi mở
đúng tần số là Tổ chúng tôi qua đi hai giờ thảo luận một cách nhẹ nhàng
vì anh ta có năng khiếu nói dài nói dai nhưng không trúng vào đâu cả,
nói văng ả nước miếng một cách say sưa, trong đó có nhiều chuyện thâm
cung bí sử, mặc dù lạc đề nhưng có ăn thua gì, Quản giáo nói mà .
Quản giáo thì có quyền nói sao cũng được, đâu có thằng nào dám chận
ngang .Từ đề tài Đế quốc Mỹ, Quản giáo nhà ta đưa chúng tôi về với trận
địa pháo và các trận dội bom kinh hồn của B52 mà đơn vị anh ta gánh chịu
hồi nào trong niềm say mê của các cổ động viên . Chính các Quản giáo
cũng thừa nhận rằng Mỹ chưa có lấy gì từ tài nguyên của đất nước ta,
người Mỹ chỉ tốn tiền và xương máu, nhưng cuối cùng bao giờ cũng kèm
theo câu, thằng Mỹ sẽ bóc lột nhân dân ta vì tư bản Mỹ là tên xấu xa
nhất . Cách hay nhất để sống còn là chúng tôi chấp nhận Đế quốc Mỹ là
tên xâm lược, mặc dù không ai chứng minh được .
Cũng từ những bài
học thực tế đó tôi nhận ra Quân đội Cộng sản Bắc việt không thể nào
chiến thắng nỗi QL/VNCH nếu người Mỹ viện trợ cho ta đúng với bản Hiệp
định Paris . Dù trong hoàn cảnh nào, người Chiến sĩ VNCH vẫn không khuất
phục trước Cộng sản . Qua những bài viết bích báo, ta thấy ẩn vào đó
những nét châm biếm chế độ mà với trình độ quá thấp kém của một Quản
giáo, trình độ lớp ba trường làng thì làm sao hiểu nỗi.
Đi lao động
tuy có vất vả thiệt nhưng cũng có cái thoải mái của nó . Đội chúng tôi
khiêng đất tại dốc Bà Chá để đổ con đường đất . Hàng ngày phải đi trên
Quốc lộ 1, nên gây sự chú ý đến những xe và hành khách qua lại trên
đường . Sự thể hiện của những người trên xe đủ cho chúng tôi ấm lòng, vì
biết rằng người dân miền Nam vẫn thương và càng thương yêu hơn chúng
tôi . Những bao thuốc lá, những trái chuối của những bà mẹ, người chi,
đứa em gái không quen biết quăng vào thùng gánh đất cho chúng tôi đủ để
nói lên lòng thương yêu vô vàn đó . Có một quy luật bất thành văn giữa
chúng tôi và đám Cảnh vệ cùng nhau có lợi . Gói thuốc nào lọt vào thùng
là của chúng tôi, gói nào rơi trên đường là của nhà nước XHCN .
Một
lần Má tôi biết được tôi hàng ngày cùng anh em khiêng đất ở đoạn đường
đó . Má tôi lên Lương Sơn mua đủ loai trái cây, khi đi ngang qua bà bảo
xe chạy chậm lại và xô xuống đường nhựa một đống trái cây rồi xe bỏ đi .
Tôi ngó thấy bả ngồi trên xe đưa tay ngoắc tôi và chỉ vào đống trái
cây, nhưng khi bị Cảnh vệ hỏi của ai thì không ai dám nhận cả, vì nếu
nhận sẽ bị kiểm điểm phiền phức, không tốt trong học tập, vì quy phạm
nội quy Trại .
Tất cả xe đò đi ngang qua biết là của người tốt bụng
cho Tù Cải tạo nên không xe dám cán lên và tìm cách né qua để đi . Mấy
tên Cảnh vệ bối rối vô cùng không biết xử lý thế nào . Hỏi của gia đình
người nào bỏ xuống thì tất cả lại đều lắc đầu kể cả tôi . Cuối cùng
chúng tôi xin ra lấy bồi dưỡng để xe khỏi cán nát, Cảnh vệ đồng ý nhưng
với điều kiện phải thanh toán ngay tại chỗ không được mang về trại .
Điều này dễ quá mà, chỉ chờ có vậy chúng tôi xúm lại thanh toán vài phút
là sạch sẽ .
Có một Cảnh vệ tên Dưa biết nhà vợ tôi nên hỏi tôi có
muốn nhắn gởi gì không vì cuối tuần anh ta đi đến đó chơi, tôi cho địa
chỉ và nói vợ tôi gởi gì cũng được . Tối hôm Chúa nhật đó trời tối đen,
Cảnh vệ Dưa vào lều tôi ở kêu tôi ra ngoài bảo, vợ anh gởi một xoong cá
nục hấp, tôi để ngoài bụi cây sát đường QL1, bảo tôi ra lấy vô . Anh ta
nói, anh cứ yên trí ra lấy, phiên gác của tôi, và tôi canh chừng cho anh
ra lấy . Nguy hiểm trùng trùng trước mặt, tôi lao vào đêm tối tìm ra
gốc cây và bưng vào một xoong cá thật lớn, nếu mình tôi ăn phải mất nửa
tháng mới hết . Nhưng không thể để cho bất kỳ ai biết ngoài anh em trong
tổ vì sợ có anh em nào nổi hứng quyết chí lập công dâng lên Bác và Đảng
thì vô cùng phiền phức . Tôi kêu tất cả anh em trong tổ thức dậy và
thanh toán thật nhanh không để lại dấu vết nào, kể cả xương cá .
Công việc xây Đập đào mương rất nặng nhọc mà thực phẩm thiếu thốn lại
không được thăm nuôi nên rất đói . Chúng tôi mới xin cho người đào củ
Nầng về ăn thêm, củ Nầng người Thượng, Chàm thường dùng làm thực phẩm
cho Heo ăn . Muốn ăn củ này phải biết cách làm không thì trúng độc có
thể chết . Vùng Đập tràn Sông Lũy này củ Nầng đâu cũng có . Một hôm nhà
bếp đào Củ về cắt thành lát mỏng đem luộc chín xả nước ba lần, rồi phải
đem ngâm ở dòng nước chảy một ngày đêm, lấy lên luộc lại chế biến gia vị
vào mới ăn được .
Không ngờ mới đem ngâm hai giờ thì trời mưa lớn,
nước sông chảy mạnh, nhà bếp sợ trôi mất nên kéo lên làm cho anh em ăn
sáng . Kết quả nguyên cả Đội của tôi đi chưa tới chỗ làm thì đã ngã gục
trên đường hết . Hai Đội bạn phải quay trở lại khiêng chúng tôi về trại
vì trúng độc, may mà không có ai chết vì anh em sợ nên còn thăm dò không
dám ăn nhiều .
Trong đời tôi đã từng đi theo mấy người lính Chàm
bắt Ong lấy mật nhiều lần nên cũng có biết chút ít vào nghề này . Một
hôm tổ chúng tôi đi vào rừng chặt cây làm Hội trường ở Hàm Trí, chúng
tôi thấy một Tổ Ong mật tụ lại ở nhành cây rất lớn như cái thúng, con
ong to như cọng đũa ăn cơm, chỉ cần vài con nó đớp thì cũng đủ bỏ mạng .
Trong Tổ có một anh bạn khó ưa tên Lê Đình Thái ( anh đã chết chưa kịp
đi HO ). Hầu hết ai cũng ghét anh ta, anh này lại có tánh tham ăn . Mới
thấy tổ Ong tôi đã biết ngay tổ này mới đóng chưa có mật . Vậy mà anh
Thái tình nguyện bắt Ong, chỉ xin lấy cái Tàng Ong còn mật thì chia đều
.Tôi cũng muốn sẵn dịp này mượn Ong nó trừng trị anh ta cho bõ ghét nên
nháy mắt với mấy anh bạn đồng ý . Vì sợ bị cắn nhiều quá có thể chết nên
chúng tôi cho anh ta mượn thêm quần áo và bịt mặt chỉ chừa hai con mắt
khi leo lên chặt cành lấy tổ Ong . Đúng ra thì phải đốt lửa un khói cho
nó bay đi rồi mới chặt nhưng anh Thái không có biết, nên leo lên chặt .
Ngay nhát rựa đầu tiên chém xuống chúng tôi đã chạy hơn trăm mét mới dám
đứng lại, vậy mà anh cứ ráng chặt cho cành cây có tổ Ong bám rớt xuống .
Kết quả thật bi thảm, đàn Ong bị động bay ngược lên cắn anh thê thảm .
May mà đã bận thêm đồ dầy, mà đến khi chạy được đến chỗ chúng tôi anh té
nằm trên đất hôn mê bất tĩnh .
Niềm ân hận dâng lên nghĩ mình sao
ác quá vậy, lỡ anh ta chết thì sao . Chúng tôi khiêng anh về trại kịp
thời để Y tá chích thuốc giải độc cho anh . Với hơn ba mươi vết cắn, móc
Ong còn dính lại đầy trên lưng to như gai quâu quấu, anh ta không chết
cũng là chuyện lạ .Việc này BCH trại có hỏi chúng tôi sao để cho anh bắt
Ong thì chúng tôi đồng thanh trả lời đó là do anh tình nguyện tự ý làm .
Chuyện này dù xảy ra đã lâu mà mỗi khi nghĩ lại tôi cảm thấy sao mình
ác quá, chút nữa gây chết người, bạn bè có giận nhau thì nên đem nhau ra
thoi vài cái là xong, chứ mượn đao giết người kiểu này thì … .
Các
tù nhân Nữ tại trại A30 Phú khánh cũng cần nên nhắc đến . Tại đây có hai
đội nữ hơn 400 người, đủ các loại thành phần từ Phục quốc, Chính trị,
Hình sự đông nhất là tội vượt biên . Mấy cô ở tù nhưng sướng lắm, nhất
là mấy cô vượt biên . Cha mẹ thường giàu có tiếp tế hàng tháng nên có cô
chê cơm trại tự nấu lấy ăn . Thức ăn trại phát thì nhường lại cho mấy
cô Hình sự và Chính trị không có thăm nuôi .
Khi Chúng tôi được
chuyển từ Hàm Trí Bình Thuận ra đây, gia đình không biết ở đâu mà tiếp
tế nên rất đói . Gặp lúc trời mưa bão lớn nên toàn trại phải di tản ra
xã Thạch Thành, nhà bếp trại bị ngập dưới dòng nước Sông Ba nên chúng
tôi phải đói khát cả ngày . Kế bên đội tôi trú đóng là hai đội nữ, mấy
hôm nay có thấy bóng dáng mấy em nhưng nội quy trại cấm tuyệt đối quan
hệ nên không tiếp xúc được . Đây là dịp may hiếm có để tìm người quen,
biết đâu trong đám này có đồng hương của mình .
Đang khi không biết làm
cách nào để dò tìm thì thấy có một cô tìm đến gặp và hỏi phải anh là anh
Sơn ở Phan Rí không ? Lúc này có Lê Đình Thái đứng cạnh nên tôi không
dám lên tiếng trả lời, chỉ gật đầu . Cô ta lại nghĩ là không phải nên bỏ
đi . Sau gần 20 phút không thấy cô quay lại nói thêm điều gì, tôi liền
tìm cách lai gần cô ta và nói, Tôi là Sơn ở Phan Rí đây, cô có chuyện gì
muốn nói . Cô ta bảo anh đứng chờ một chút và vào trong phòng lớp học
gần đó ôm ra một đống thức ăn gồm bánh tráng, cá khô, chuối khô …nhiều
thứ lắm và nói là của cô P… Phan Rí gởi tặng các anh . “buồn ngủ gặp
được chiếu manh”, tôi ôm mớ đồ ăn về phát hết cho anh em trong đội và
không dám nói là của mấy em tặng, chỉ nói ăn đi .
Quen được mấy cô
rất có lợi, khi đội có dịp làm việc gần đội nữ là hôm đó anh em no lòng
chiến sĩ . Tình người em gái hậu phương vẫn đậm đà như xưa, có lần các
cô được trại phân công gánh Củ Sắn nước về từ chỗ trồng về giao cho trại
khoảng cách chừng 1 Km . Qua bảy ngày vận chuyển các em đã tặng cho
chúng tôi mấy tấn Củ Sắn ( Củ đậu ) giải lao, chuyện này xảy ra vì cứ
trung bình các em gái hậu phương gánh ba gánh thì khi đi ngang qua bất
cứ Đội nào thì các em tặng một gánh để giải lao ..
Tổn thất quá to
lớn mà trại biết được là do đã biết năng suất trước . Nhưng đã muộn quá
rồi vì bị chúng tôi thanh toán một cách nhanh chóng không còn dấu vết,
chẳng lẽ lại cùm cả đội nữ nên đành bỏ qua . Tôi còn nhớ lời cô Hoa,
trước là Nữ Quân Nhân VNCH bị tù ở đây vì tội Phản động Phục quốc . Mấy
anh cứ ăn cho đã đi, mấy anh làm khổ cực thì phải được hưởng thành quả
của mình, bất quá nó biết được thì tụi em bị cùm vài ngày là cùng . Ôi
người Nữ quân nhân can trường, tất cả nữ tù tại nhà tù này đều rất khí
phách còn hơn đám nam nhi . Có lần mấy em còn dám làm bánh Bông lan có
khắc chữ “ Thân Tặng các anh Chiến sĩ VNCH” giao cho đám trồng rau đội
mang về . Chiếc bánh này được Đức và Bùi Anh Trinh mang về, nhưng để đề
phòng chúng tôi xóa hàng chữ "Thân Tặng Các anh Chiến Sĩ VNCH"
DIỄM KIỀU * BỎ NƯỚC RA ĐI
BỎ NƯỚC RA ĐI
DIỄM KIỀU
Bỏ nước ra đi lòng buồn làm chết cả hồn tôi. Xa mái ấm gia đình. Xa giống nòi, tiếng cười bạn bè thân thiết. Những hình ảnh gần gũi nhất trong những ngày qua. Quê hương ơi ! Việt Nam nước tôi, tôi có biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm từ thủa thơ ấu, cũng như lúc trưởng thành . Người Việt Nam chúng ta vốn đã sẵn giầu tình cảm, lìa xa quê hương có mấy ai không đau buồn, nhớ thương, mong đợi và hy vọng có ngày trở về cố hương. Làm sao tôi quên được cuộc hành trình vượt biển đông năm xưa. Thấm thoát đã hơn 20 năm, mà tôi cứ tưởng chừng vừa xảy ra hôm qua…
Ngồi trên chiếc xích lô máy, nhìn qua những xóm nhỏ và con đường quen thuộc, tôi thấy những trụ đèn như chạy theo sau. Hành trang của ba mẹ con tôi chỉ vỏn vẹn có một túi vải nhỏ gồm có thuốc ngừa thai, một ít thuốc cảm, một hũ đường, chanh khô, hai hộp sữa bò và bảy trăm đồng tiền mới. Đêm đó chúng tôi đến ngã tư Bảy Hiền để ngủ qua đêm với gia đình ông Sáu. Rồi gặp thêm ba gia đình nữa ở Long Xuyên trong một căn biệt thự sang trọng.
Trời vừa rạng đông, thứ tự kẻ trước người sau, gặp nhau trên chuyến xe Rạch Giá. Những ánh mắt nhìn nhau như kẻ xa lạ. Mọi chặng đường công an xét rất gắt gao. Dừng tại Rạch Giá, tôi giữ khoảng cách xa ông Sáu đủ để nghe và thấy. Một cô gái mặc chiếc áo bà ba trắng, quần đen vừa bước xuống xe lôi, đến hỏi ông. Gia đình ông Sáu lên xe, tôi cũng theo ngồi ghế phía sau. Mặt trời vừa rựng ở chân mây. Nhìn những con chim bay mà tưởng chừng chúng bay về Sài Gòn.
Xe ngừng lại, cô gái bước xuống xe trả tiền. Cô đưa chúng tôi qua những cánh đồng ruộng, rạ khô vàng cháy, như sắp bốc lửa dưới ánh nắng tháng tư. Vào môt căn nhà lá vách đất. Cô gái gọi hai ông bà độ tuổi tứ tuần bằng ba má. Người đàn bà đưa chúng tôi vào căn buồng chật hẹp chỉ đủ ngồi chen chúc, che bên ngoài bằng tấm màn vải. Tôi nghe nhột nhạt trong bụng như kiến bò . Mâm cơm tối được đưa vào, mấy bát cơm gạo đỏ và đĩa khô sặc nướng. Lúc đang ăn, tai tôi nghe rõ từng tiếng nói của mấy người hàng xóm tới chơi. Tôi run. Tim đập mạnh, sợ người ta khám phá mình. Càng lo sợ, tôi càng muốn “pi pi”. Tiếng chó sủa đêm xen lẫn tiếng chó tru, tạo thành một âm thanh nghe ớn lạnh tóc gáy. Tôi cố gắng bò ra sau hè, tè cho nhẹ cái bụng. Những hạt sương rơi lành lạnh làm tôi nổi da gà.
Gà gáy hiệp nhất, chúng tôi bắt đầu đi xuống ghe. Dẫn đường là ông gánh dầu . Tôi phải băng qua ven rạch, bò qua lộ, lội qua mương. Chân tôi sụp xuống lỗ chân trâu đầy bùn nước. Kinh tâm, táng đởm, làm tim tôi muốn ngừng đập. Như có phép lạ nào giúp đỡ hai con tôi. Chúng chạy nhanh hơn mẹ, để bắt kịp những người đi trước .
Dân quê đêm đêm thường đi cắm câu, đặt bẫy. Mỗi lần nhìn thấy ánh đèn dầu thấp thoáng xa xa là tôi chui nhanh vào bụi rậm. Bất kể kiến bu nhột hay rắn hổ mang cắn đưa tôi về chầu Diêm Vương . Có lúc phải ráng căn răng chịu đau vì gặp gai nhọn đâm xuyên qua da thịt. Cũng có lần chui nằm vào đống rơm khô, thò đầu ra, nhìn trên trời có muôn ngàn vì sao và thấy rõ chị Hằng.
Có một đứa bé sáu tháng cứ khóc hoài. Mồi lần khóc là có người phát hiện. Chủ ghe phải lo lót vàng để được yên. Tội nghiệp biết mấy ! Đứa bé nhiều lần tưởng đã chết ngộp vì cha mẹ nó dùng khăn để bịt chặt miệng nó không cho phát ra tiếng khóc. Trọn một ngày chúng tôi phải nằm dưới mương sâu. Không sao chịu nổi cái nắmg quái ác, thấy rát đau trên mặt. Tôi chịu đói, chịu khát, chịu đau đớn, nhức nhối với mấy ổ kiến vàng. Chúng tôi không dám ở trên bờ nữa, lội ven rạch, chạy dài những hàng dừa nước xanh để lẩn trốn, thỉnh thoảng hàng dừa bị gió lay làm tôi muốn nín thở. Trời chưa tối nhưng bóng cây hai bên bờ đổ ập xuống dòng sông, nên có vẻ như tối. Bỗng một bầy chim li ti đen, như bị động xao xác bay qua đầu tôi.
Xa xa những chiếc thúng đen đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Sông Hậu Giang như một giòng nước chết. Ngồi trên thúng chèo ra đến ghe. Mọi người lên được trên ghe, gian nan cũng lắm mà đoạn trường cũng nhiều. Chiếc ghe một máy bị trở quá nhiều nên chạy ì ạch. Bình minh không nắng ở xứ nhiệt đới cho tôi cảm giác buồn vu vơ chợt len lén vào hồn của kẻ ra đi. Bỗng nghe tiếng súng đùng đùng đâu đây…Gặp tàu đánh cá quốc doanh bắt lại, khám xét tứ tung. Tịch thâu hải bàn và ống nhòm. Rồi họ bỏ ra một cái thùng nhựa, bảo chúng tôi tự nguyện ai còn gì dấu cất nên bỏ hết vào thì được tha cho đi.
Sau đó mưa bão đánh dồn dập hai thân ghe. Có những nhát như chém vào khoảng không, làm cho ghe lắc lư, trồi lên ngụp xuống như nhảy sóng. Thuyền nhân như hạt bụi trong cuồng phong. Tiếng nguyện cầu, kinh Chúa cũng như kinh Phật liên tục vang lên từ đó.
Mới có hai ngày đường mà lương thực khô gần hết. Nước uống chỉ đủ nhỏ giọt từng muỗng cà phê. Đến được hải phận quốc tế, thấy tàu qua lại chúng tôi dùng áo trắng hay đốt đuốc sáng lên làm hiệu. Cùng la to S.O.S, nhưng họ đành lòng ngoảnh mặt làm ngơ bỏ chạy luôn ! Trên nét mặt những thuyền nhân đầy vẻ ưu tư lần nét buồn vẩn vơ theo chiếc ghe định mệnh qua sóng nọ biển kia, tưởng chừng như vô tận.
Tổng cộng tám lần ghe bị hải tặc tấn công. Mỗi lần gặp là mỗi lần phải leo trèo qua tàu chúng để bị khám xét. Mấy ai còn lành lặn, bầm chân, trầy da, rướm máu…là chuyện không đáng kể. Chân một cậu bị ép chặt giữa hai vành tàu, gãy xương, phải xé vạt áo lại băng bó lại vết thương, vẫn không được tha. Dễ mấy ai mà không sống đi chết lại với những bộ mặt ác quỷ, người cầm búa, kẻ cầm súng, tên cầm dao to tiếng vào chiếc ghe nhỏ bé mong manh của đoàn người đói khát đi tìm tự do.
Có lần gặp tên hai tên hải tặc xé toạc áo của hai chị em gái tưởi khoảng 18, đôi mươi. Hai tay của mỗi tên xục xạo thân thể các cô một cách thô bỉ, chúng cười nhe răng trông giã man, ghê tởm làm sao. Rồi kéo lôi xềnh xệnh hai chị em với những dòng nước mắt lả chả. Đàn bà, con gái trên ghe đều chắp tay cúi lạy. Mạng sống con người chỉ còn biết buông trôi theo dòng . Ra đi âm thầm. Mà chết cũng lặng lẽ. Đã có hàng trăn ngàn người việt Nam chấp nhận cái chết, vùi chôn vực sâu. Biển Đông là nghĩa địa, nơi an nghỉ cuối cùng của thuyền nhân kém may mắn.
Có một lần hải tặc xách bổng con trai tôi lên, chân cháu chỏi lia lịa mà khóc không ra tiếng, hắn định quăng cháu xuống biển. Tôi chạy tới ôm chầm lấy hắn khóc rống lên, la thật to: “ Con tôi! Con tôi !” Hắn quăng trở lại sàn nghe cái bịch. Tôi ôm chầm lấy con mà khóc như chưa bao giờ được khóc. Dù bị hành hạ nhưng nếu ở lại Việt Nam, con sẽ trách mẹ suốt đời. Nghĩ vậy tôi tự tìm lấy sự yên ổn trong tâm hồn.
Lần cướp biển thứ tám, không còn gì nữa để chúng vơ vét. Chúng bèn đục gỡ máy tàu. Mạng sống con người như chỉ là mành treo chuông . Chiếc ghe chỉ còn trôi dạt theo chiều gió biển đẩy đưa. Bỗng tôi nghe có tiếng con gọi: “Mẹ ơi ! Có ông già râu dài kéo chiếc ghe đi”. Tiếp theo là một tiếng “rầm!”. Chiếc ghe tròng trành suýt lật ngang. Mọi người nhốn nháo. Nhìn thấy trước mũi ghe là một hòn đảo nhỏ. Mọi người dìu nhau lên tảng đá lớn. Suốt đêm ai nấy đều run lập cập, nhìn lại chiếc ghe từ từ chìm xuống, như biết mình đã làm tròn phận sự.
Bình minh vừa ló dạng, có người khám phá bên trên là đất liền. Chúng tôi may mắn gặp được đôi vợ chống trẻ người Thái Lan đang hưởng tuần trăng mật. Họ nấu cho một nồi cháo lớn với một chai nước mắm hiệu con mực. Nhờ chút cháo, hai con tôi từ từ tỉnh lại. Cậu người Thái đưa chúng tôi đến chính quyền địa phương làm nhiều chuyến bằng chiếc ca nô. Chính quyền địa phương lấy những chiếc xe dùng chở heo đưa chúng tôi đến trại tị nạn Cong –Sa Mui. Chung quanh trại này được rào bằng dây kẽm gai. Cảnh sát Thái rất ác độc, đánh đập thuyền nhân đến u đầu, chảy máu… mỗi khi khám xét, bắt bẻ là làm vệ sinh trại không sạch. Chúng tôi ăn cơm gạo sâu mọt, hôi mốc với khô mục. Mỗi khi tắm giặt chờ mọi người đi ngủ hết mới dám thoát y . Trại này có rất nhiều muỗi. Đêm ngủ mà để tay chân lộ ra vành mùng, muỗi đeo đến cắn cổ tay như đeo xâu chuỗi đen.
Rồi một ngày xe bus chuyển thuyền nhân đến trại tị nạn Songkla. Đến nơi nhưng chưa được vào ngay. Chúng tôi phải ngủ qua đêm trên sạp gỗ chợ Thái ngay bờ biển. Nhìn biển gần, tôi nhớ biển xa. Chiều tàn trên bờ biển lờ trôi. Chim bay về chân núi xa với mà cứ tưởng bay về quê hương tôi . Nghe những làn sóng vỗ vào bờ rì rào âm vang như điệu nhạc buồn ! “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ !” . Sau khi làm xong tất cả mọi thủ tục giấy tờ, chúng tôi được gọi lên nhập trại.
Tôi tình nguyện làm trong nhà bếp của “Children Center”do cha Joe đảm trách. Trung tâm này gồm có một trăm bốn mươi ba trẻ em. Đa số là mồ côi, cha mẹ chết trên đường vượt biển. Tôi nấu cơm bằng bếp than cho từng ấy cháu ăn, món ăn thay đổi mỗi ngày. Rồi rửa chén, dọn dẹp linh tinh. Làm vệ sinh sạch sẽ trong nhà bếp. Tình yêu trẻ trong hoàn cảnh đau thương này giúp tôi làm việc không biết mệt mỏi mà vui.
Sau bốn tháng được chuyển trại đi Bangkok để khám sức khoẻ. Tôi không phải là người sanh ở đảo, cuộc đời lại trôi nổi từ đảo này sang đảo khác. Songkla, Panat Nikhom, Ga Lang II (Indonesia)…Những dãy ba-rắc cất thứ tự bên nhau, phần trên để ngủ, phía dưới làm nhà bếp, bàn ăn, họp bàn chuyện trò cho đỡ nhớ nhà. Ngoài giờ học tiếng Anh tôi tình nguyện làm ở bệnh xá, giúp đỡ bệnh nhân. Cuối tuần thướng rủ nhau hai ba gia đình đi cắm trại ven bờ biển. Tuy không có món ngon vật lạ, tôi cũng biết chế biến những đồ hộp được lãnh thành món ăn hợp khẩu. Đó là niềm hạnh phúc của tôi.
Tình đồng hương biết yêu thương lẫn nhau, chia xẻ từng bó rau muống chính tay cuốc đất trồng. Trống trọt tưới nước. Biếu nhau những con cá tươi bé nhỏ vừa mới bắt được. Tổ chức tiệc nhỏ để tiễn đưa những ai có tên định cư ở các nước tự do. Tại sân tầu để chuyển người sang phi trường Singapore, tiễn người đi chưa bao giò buồn thế, kẻ ở người đi lưu luyến, vui buồn lẫn lộn.
Mỗi kỷ niệm là một bức ảnh, làm thành một quyển “Album”, lưu lại tất cả sinh hoạt của tôi trên khắp nẻo đướng tị nạn. Mà ngày nay bạn Việt cũng như bạn Mỹ được xem qua, ai cũng đều nói giống như người “tourist”, không giống dân tị nạn tí nào.
Vận nước tôi rủi mất tự do, những cũng may cho nước tôi trong thế kỷ thứ hai mươi mốt này có thêm biết bao nhân tài làm vẻ vang dân tộc. Nhờ trời thương ba đứa con tôi cũng đã tốt nghiệp, với một mảnh bằng MD,PhD, và hai cháu đã có bằng MD, đều tốt nghiệp Đại Học Harvard.
Tôi tin tưởng hầu hết nhân tài sẽ trở về cố hương, góp phần xây dựng lại một nước Việt Nam tự do, dân chủ, và phú cường.
Cuối thu 2002
Diễm Kiều
DIỄM KIỀU
Bỏ nước ra đi lòng buồn làm chết cả hồn tôi. Xa mái ấm gia đình. Xa giống nòi, tiếng cười bạn bè thân thiết. Những hình ảnh gần gũi nhất trong những ngày qua. Quê hương ơi ! Việt Nam nước tôi, tôi có biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm từ thủa thơ ấu, cũng như lúc trưởng thành . Người Việt Nam chúng ta vốn đã sẵn giầu tình cảm, lìa xa quê hương có mấy ai không đau buồn, nhớ thương, mong đợi và hy vọng có ngày trở về cố hương. Làm sao tôi quên được cuộc hành trình vượt biển đông năm xưa. Thấm thoát đã hơn 20 năm, mà tôi cứ tưởng chừng vừa xảy ra hôm qua…
Ngồi trên chiếc xích lô máy, nhìn qua những xóm nhỏ và con đường quen thuộc, tôi thấy những trụ đèn như chạy theo sau. Hành trang của ba mẹ con tôi chỉ vỏn vẹn có một túi vải nhỏ gồm có thuốc ngừa thai, một ít thuốc cảm, một hũ đường, chanh khô, hai hộp sữa bò và bảy trăm đồng tiền mới. Đêm đó chúng tôi đến ngã tư Bảy Hiền để ngủ qua đêm với gia đình ông Sáu. Rồi gặp thêm ba gia đình nữa ở Long Xuyên trong một căn biệt thự sang trọng.
Trời vừa rạng đông, thứ tự kẻ trước người sau, gặp nhau trên chuyến xe Rạch Giá. Những ánh mắt nhìn nhau như kẻ xa lạ. Mọi chặng đường công an xét rất gắt gao. Dừng tại Rạch Giá, tôi giữ khoảng cách xa ông Sáu đủ để nghe và thấy. Một cô gái mặc chiếc áo bà ba trắng, quần đen vừa bước xuống xe lôi, đến hỏi ông. Gia đình ông Sáu lên xe, tôi cũng theo ngồi ghế phía sau. Mặt trời vừa rựng ở chân mây. Nhìn những con chim bay mà tưởng chừng chúng bay về Sài Gòn.
Xe ngừng lại, cô gái bước xuống xe trả tiền. Cô đưa chúng tôi qua những cánh đồng ruộng, rạ khô vàng cháy, như sắp bốc lửa dưới ánh nắng tháng tư. Vào môt căn nhà lá vách đất. Cô gái gọi hai ông bà độ tuổi tứ tuần bằng ba má. Người đàn bà đưa chúng tôi vào căn buồng chật hẹp chỉ đủ ngồi chen chúc, che bên ngoài bằng tấm màn vải. Tôi nghe nhột nhạt trong bụng như kiến bò . Mâm cơm tối được đưa vào, mấy bát cơm gạo đỏ và đĩa khô sặc nướng. Lúc đang ăn, tai tôi nghe rõ từng tiếng nói của mấy người hàng xóm tới chơi. Tôi run. Tim đập mạnh, sợ người ta khám phá mình. Càng lo sợ, tôi càng muốn “pi pi”. Tiếng chó sủa đêm xen lẫn tiếng chó tru, tạo thành một âm thanh nghe ớn lạnh tóc gáy. Tôi cố gắng bò ra sau hè, tè cho nhẹ cái bụng. Những hạt sương rơi lành lạnh làm tôi nổi da gà.
Gà gáy hiệp nhất, chúng tôi bắt đầu đi xuống ghe. Dẫn đường là ông gánh dầu . Tôi phải băng qua ven rạch, bò qua lộ, lội qua mương. Chân tôi sụp xuống lỗ chân trâu đầy bùn nước. Kinh tâm, táng đởm, làm tim tôi muốn ngừng đập. Như có phép lạ nào giúp đỡ hai con tôi. Chúng chạy nhanh hơn mẹ, để bắt kịp những người đi trước .
Dân quê đêm đêm thường đi cắm câu, đặt bẫy. Mỗi lần nhìn thấy ánh đèn dầu thấp thoáng xa xa là tôi chui nhanh vào bụi rậm. Bất kể kiến bu nhột hay rắn hổ mang cắn đưa tôi về chầu Diêm Vương . Có lúc phải ráng căn răng chịu đau vì gặp gai nhọn đâm xuyên qua da thịt. Cũng có lần chui nằm vào đống rơm khô, thò đầu ra, nhìn trên trời có muôn ngàn vì sao và thấy rõ chị Hằng.
Có một đứa bé sáu tháng cứ khóc hoài. Mồi lần khóc là có người phát hiện. Chủ ghe phải lo lót vàng để được yên. Tội nghiệp biết mấy ! Đứa bé nhiều lần tưởng đã chết ngộp vì cha mẹ nó dùng khăn để bịt chặt miệng nó không cho phát ra tiếng khóc. Trọn một ngày chúng tôi phải nằm dưới mương sâu. Không sao chịu nổi cái nắmg quái ác, thấy rát đau trên mặt. Tôi chịu đói, chịu khát, chịu đau đớn, nhức nhối với mấy ổ kiến vàng. Chúng tôi không dám ở trên bờ nữa, lội ven rạch, chạy dài những hàng dừa nước xanh để lẩn trốn, thỉnh thoảng hàng dừa bị gió lay làm tôi muốn nín thở. Trời chưa tối nhưng bóng cây hai bên bờ đổ ập xuống dòng sông, nên có vẻ như tối. Bỗng một bầy chim li ti đen, như bị động xao xác bay qua đầu tôi.
Xa xa những chiếc thúng đen đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Sông Hậu Giang như một giòng nước chết. Ngồi trên thúng chèo ra đến ghe. Mọi người lên được trên ghe, gian nan cũng lắm mà đoạn trường cũng nhiều. Chiếc ghe một máy bị trở quá nhiều nên chạy ì ạch. Bình minh không nắng ở xứ nhiệt đới cho tôi cảm giác buồn vu vơ chợt len lén vào hồn của kẻ ra đi. Bỗng nghe tiếng súng đùng đùng đâu đây…Gặp tàu đánh cá quốc doanh bắt lại, khám xét tứ tung. Tịch thâu hải bàn và ống nhòm. Rồi họ bỏ ra một cái thùng nhựa, bảo chúng tôi tự nguyện ai còn gì dấu cất nên bỏ hết vào thì được tha cho đi.
Sau đó mưa bão đánh dồn dập hai thân ghe. Có những nhát như chém vào khoảng không, làm cho ghe lắc lư, trồi lên ngụp xuống như nhảy sóng. Thuyền nhân như hạt bụi trong cuồng phong. Tiếng nguyện cầu, kinh Chúa cũng như kinh Phật liên tục vang lên từ đó.
Mới có hai ngày đường mà lương thực khô gần hết. Nước uống chỉ đủ nhỏ giọt từng muỗng cà phê. Đến được hải phận quốc tế, thấy tàu qua lại chúng tôi dùng áo trắng hay đốt đuốc sáng lên làm hiệu. Cùng la to S.O.S, nhưng họ đành lòng ngoảnh mặt làm ngơ bỏ chạy luôn ! Trên nét mặt những thuyền nhân đầy vẻ ưu tư lần nét buồn vẩn vơ theo chiếc ghe định mệnh qua sóng nọ biển kia, tưởng chừng như vô tận.
Tổng cộng tám lần ghe bị hải tặc tấn công. Mỗi lần gặp là mỗi lần phải leo trèo qua tàu chúng để bị khám xét. Mấy ai còn lành lặn, bầm chân, trầy da, rướm máu…là chuyện không đáng kể. Chân một cậu bị ép chặt giữa hai vành tàu, gãy xương, phải xé vạt áo lại băng bó lại vết thương, vẫn không được tha. Dễ mấy ai mà không sống đi chết lại với những bộ mặt ác quỷ, người cầm búa, kẻ cầm súng, tên cầm dao to tiếng vào chiếc ghe nhỏ bé mong manh của đoàn người đói khát đi tìm tự do.
Có lần gặp tên hai tên hải tặc xé toạc áo của hai chị em gái tưởi khoảng 18, đôi mươi. Hai tay của mỗi tên xục xạo thân thể các cô một cách thô bỉ, chúng cười nhe răng trông giã man, ghê tởm làm sao. Rồi kéo lôi xềnh xệnh hai chị em với những dòng nước mắt lả chả. Đàn bà, con gái trên ghe đều chắp tay cúi lạy. Mạng sống con người chỉ còn biết buông trôi theo dòng . Ra đi âm thầm. Mà chết cũng lặng lẽ. Đã có hàng trăn ngàn người việt Nam chấp nhận cái chết, vùi chôn vực sâu. Biển Đông là nghĩa địa, nơi an nghỉ cuối cùng của thuyền nhân kém may mắn.
Có một lần hải tặc xách bổng con trai tôi lên, chân cháu chỏi lia lịa mà khóc không ra tiếng, hắn định quăng cháu xuống biển. Tôi chạy tới ôm chầm lấy hắn khóc rống lên, la thật to: “ Con tôi! Con tôi !” Hắn quăng trở lại sàn nghe cái bịch. Tôi ôm chầm lấy con mà khóc như chưa bao giờ được khóc. Dù bị hành hạ nhưng nếu ở lại Việt Nam, con sẽ trách mẹ suốt đời. Nghĩ vậy tôi tự tìm lấy sự yên ổn trong tâm hồn.
Lần cướp biển thứ tám, không còn gì nữa để chúng vơ vét. Chúng bèn đục gỡ máy tàu. Mạng sống con người như chỉ là mành treo chuông . Chiếc ghe chỉ còn trôi dạt theo chiều gió biển đẩy đưa. Bỗng tôi nghe có tiếng con gọi: “Mẹ ơi ! Có ông già râu dài kéo chiếc ghe đi”. Tiếp theo là một tiếng “rầm!”. Chiếc ghe tròng trành suýt lật ngang. Mọi người nhốn nháo. Nhìn thấy trước mũi ghe là một hòn đảo nhỏ. Mọi người dìu nhau lên tảng đá lớn. Suốt đêm ai nấy đều run lập cập, nhìn lại chiếc ghe từ từ chìm xuống, như biết mình đã làm tròn phận sự.
Bình minh vừa ló dạng, có người khám phá bên trên là đất liền. Chúng tôi may mắn gặp được đôi vợ chống trẻ người Thái Lan đang hưởng tuần trăng mật. Họ nấu cho một nồi cháo lớn với một chai nước mắm hiệu con mực. Nhờ chút cháo, hai con tôi từ từ tỉnh lại. Cậu người Thái đưa chúng tôi đến chính quyền địa phương làm nhiều chuyến bằng chiếc ca nô. Chính quyền địa phương lấy những chiếc xe dùng chở heo đưa chúng tôi đến trại tị nạn Cong –Sa Mui. Chung quanh trại này được rào bằng dây kẽm gai. Cảnh sát Thái rất ác độc, đánh đập thuyền nhân đến u đầu, chảy máu… mỗi khi khám xét, bắt bẻ là làm vệ sinh trại không sạch. Chúng tôi ăn cơm gạo sâu mọt, hôi mốc với khô mục. Mỗi khi tắm giặt chờ mọi người đi ngủ hết mới dám thoát y . Trại này có rất nhiều muỗi. Đêm ngủ mà để tay chân lộ ra vành mùng, muỗi đeo đến cắn cổ tay như đeo xâu chuỗi đen.
Rồi một ngày xe bus chuyển thuyền nhân đến trại tị nạn Songkla. Đến nơi nhưng chưa được vào ngay. Chúng tôi phải ngủ qua đêm trên sạp gỗ chợ Thái ngay bờ biển. Nhìn biển gần, tôi nhớ biển xa. Chiều tàn trên bờ biển lờ trôi. Chim bay về chân núi xa với mà cứ tưởng bay về quê hương tôi . Nghe những làn sóng vỗ vào bờ rì rào âm vang như điệu nhạc buồn ! “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ !” . Sau khi làm xong tất cả mọi thủ tục giấy tờ, chúng tôi được gọi lên nhập trại.
Tôi tình nguyện làm trong nhà bếp của “Children Center”do cha Joe đảm trách. Trung tâm này gồm có một trăm bốn mươi ba trẻ em. Đa số là mồ côi, cha mẹ chết trên đường vượt biển. Tôi nấu cơm bằng bếp than cho từng ấy cháu ăn, món ăn thay đổi mỗi ngày. Rồi rửa chén, dọn dẹp linh tinh. Làm vệ sinh sạch sẽ trong nhà bếp. Tình yêu trẻ trong hoàn cảnh đau thương này giúp tôi làm việc không biết mệt mỏi mà vui.
Sau bốn tháng được chuyển trại đi Bangkok để khám sức khoẻ. Tôi không phải là người sanh ở đảo, cuộc đời lại trôi nổi từ đảo này sang đảo khác. Songkla, Panat Nikhom, Ga Lang II (Indonesia)…Những dãy ba-rắc cất thứ tự bên nhau, phần trên để ngủ, phía dưới làm nhà bếp, bàn ăn, họp bàn chuyện trò cho đỡ nhớ nhà. Ngoài giờ học tiếng Anh tôi tình nguyện làm ở bệnh xá, giúp đỡ bệnh nhân. Cuối tuần thướng rủ nhau hai ba gia đình đi cắm trại ven bờ biển. Tuy không có món ngon vật lạ, tôi cũng biết chế biến những đồ hộp được lãnh thành món ăn hợp khẩu. Đó là niềm hạnh phúc của tôi.
Tình đồng hương biết yêu thương lẫn nhau, chia xẻ từng bó rau muống chính tay cuốc đất trồng. Trống trọt tưới nước. Biếu nhau những con cá tươi bé nhỏ vừa mới bắt được. Tổ chức tiệc nhỏ để tiễn đưa những ai có tên định cư ở các nước tự do. Tại sân tầu để chuyển người sang phi trường Singapore, tiễn người đi chưa bao giò buồn thế, kẻ ở người đi lưu luyến, vui buồn lẫn lộn.
Mỗi kỷ niệm là một bức ảnh, làm thành một quyển “Album”, lưu lại tất cả sinh hoạt của tôi trên khắp nẻo đướng tị nạn. Mà ngày nay bạn Việt cũng như bạn Mỹ được xem qua, ai cũng đều nói giống như người “tourist”, không giống dân tị nạn tí nào.
Vận nước tôi rủi mất tự do, những cũng may cho nước tôi trong thế kỷ thứ hai mươi mốt này có thêm biết bao nhân tài làm vẻ vang dân tộc. Nhờ trời thương ba đứa con tôi cũng đã tốt nghiệp, với một mảnh bằng MD,PhD, và hai cháu đã có bằng MD, đều tốt nghiệp Đại Học Harvard.
Tôi tin tưởng hầu hết nhân tài sẽ trở về cố hương, góp phần xây dựng lại một nước Việt Nam tự do, dân chủ, và phú cường.
Cuối thu 2002
Diễm Kiều
NAM CAO * TRẺ CON KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT CHÓ
TRẺ CON KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT CHÓ
|
TRÚC QUỲNH * NGƯỜI VIỆT & THỊT CHÓ
Thịt chó: Không chỉ người VN bị "ném đá"
- Trúc Quỳnh-
|
|
|
VÕ ĐỨC TRUNG * ĐẦU NĂM TUẤT NÓI CHUYỆN CẦY
Đầu Năm Tuất , dong dài vài chuyện về Chó
- Võ đức Trung -
|
|
|
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment