Saturday, October 7, 2017
HOÀNG HẢI THỦY * CHA NÀO CON NÁY
CHA NÀO, CON NẤY
Posted on August 29, 2014 by hoanghaithuy
Đi xem “thầy” bói, chị Mai tình cờ quen một phụ nữ tự xưng là “nhà báo” có quen biết nhiều quan chức toà án và hứa sẽ chạy án cho chồng chị Mai với giá 360 triệu đồng.
Ngày 21/8, Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết: công an đã tạm giữ chị Huỳnh Bá Thạch Thảo, 42 tuổi, ngụ tại đường Phạm Văn Bạch, quận Tân Bình, TP HCM, để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Chị Phạm Thị Tuyết Mai, 34 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương, có chồng bị bắt vì tội đánh bạc. Nôn nóng muốn biết số phận của chồng mình như thế nào, chị Mai đi xem bói để nhờ “thầy” cho biết mức án của ông chồng chị là bao lâu, tại đây chị Tuyết Mai gặp và quen chị Huỳnh Bá Thạch Thảo.
Thạch Thảo gợi ý chị Mai muốn chồng trắng án thì phải chung tiền để Thạch Thảo chạy “sân sau”.
Để chị Mai tin tưởng, Thảo đưa tấm danh thiếp ghi rõ họ tên và cơ quan mình công tác kèm số điện thoại liên lạc là báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh – CATPHCM. Thạch Thảo khoe có quen biết nhiều quan chức cấp cao nên có thể dàn xếp chạy án. Tin lời “nhà báo”, chị Mai đưa Thạch Thảo 360 triệu đồng nhờ chạy cho chồng được trắng án.
Thế nhưng khi tòa mở phiên xét xử thì chồng chị Mai bị tuyên án 12 tháng tù giam. Cho rằng “nhà báo” không làm được việc mà còn lấy tiền nhiều và nghĩ rằng mình bị lừa nên chị Mai nhờ người quen là một nhân viên công an tên Nguyễn Thanh Hải tìm cách đòi Thạch Thảo trả lại tiền.
Chị Mai giả vờ tiếp tục nhờ “nhà báo” tìm cách đưa chồng chị ra khỏi tù sớm và đồng ý chi thêm tiền. Nghĩ rằng “cá cắn câu,” nên sáng 20/8/2014, Thảo về Thủ Dầu Một để nhận tiền của chị Mai.
Trong lúc Thảo đang viết giấy mượn tiền của chị Mai tại một quán cà phê thì anh Nguyễn Thanh Hải cùng đồng đội đến, yêu cầu tất cả về công an phường làm rõ sự việc.
Tại cơ quan công an, Thảo khai nhận việc giả danh “nhà báo” nhằm mục đích lừa đảo, đồng thời chịu viết tờ cam kết trả nợ 360 triệu cho chị Mai trong thời gian sớm nhất.
Qua xác minh, Huỳnh Bá Thạch Thảo là con gái đầu của cố nhà báo lão thành Huỳnh Bá Thành, người nhân viên công an từng làm Tổng Biên Tập Tuần Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh. Thạch Thảo từng là phóng viên báo CA TPHCM những năm 90. Sau đó vì nhiều lý do Thạch Thảo đã bị tờ báo cho thôi việc.
Hết bản tin về Huỳnh Bá Thạch Thảo trên Internet.
CTHĐ: Chuyện nhân viên công an, ký giả nhà báo Việt Cộng làm tiền, làm
bậy là chuyện quá nhiều và quá nhàm ở Việt Nam hiện nay. CTHĐ tôi chú ý
đến vụ Huỳnh Bá Thạch Thảo vì thị là con gái của anh công an Huỳnh Bá
Thành.
Huỳnh Bá Thành là Việt Cộng nằm vùng nhiều năm trước năm 1975. Y là Hoạ
sĩ Ớt vẽ tranh biếm trích trên nhật báo Điện Tín của Chủ nhiệm Hồng Sơn
Đông. Sau ngày 30 Tháng Tư 1975, Huỳnh Bá Thành là viên công an thẩm vấn
nhiều ký giả, văn nghệ sĩ Sài Gòn bị bọn Công An Thành Hồ bắt giam. Y
từng viết tiểu thuyết dài Lệnh Truy Nã đăng trên nhật báo Sài Gòn Giải
Phóng. Thời gian Y đắc thế nhất là thời Y làm Trưởng Ban Biên Tập tuần
báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khi tôi bị bắt lần thứ nhất – lần bị bắt này của tôi không được hai anh
Nam Thi – Minh Kiên nhắc đến, dù chỉ nhắc sơ nửa dòng trong quyển Những Tên Biệt Kích Cầm Bút –
người phụ trách thẩm vấn tôi là Huỳnh Bá Thành. Lần thứ nhất gặp tôi
trong phòng thẩm vấn của Nhà Giam Số 4 Phan Đăng Lưu, Huỳnh Bá Thành tự
giới thiệu:
– Tôi là Huỳnh Bá Thành, họa sĩ Ớt báo Đồng Nai. Chắc anh có biết tên
tôi. Anh gặp những anh văn nghệ sĩ bị bắt và đã được thả chắc cũng có
nghe nói đến tôi.
Tôi có nghe anh em kể vài mẩu chuyện trong tù nhưng thực sự tôi chưa một
lần nghe anh em nào của tôi nói đến tên anh Công An VC Huỳnh Bá Thành.
Trước mắt tôi, Huỳnh Bá Thành gầy, nước da mái mái, tái tái, tóc chải
sang bên trái cho tôi biết anh thuận tay trái. Anh cho tôi biết bí danh
anh là Ba Trung. Anh cũng tự giới thiệu anh là tác giả quyển Vụ Án Hồ Con Rùa.Tôi không nói cho anh biết là tôi chưa nghe ai nói đến tên anh lần nào, tôi không biết họa sĩ Ớt – đúng ra tôi không để ý đến anh – so với Hoạ sĩ Choé thì Hoạ sĩ Ớt thua xa – Hoạ sĩ Ớt, so với Hoạ sĩ Choé thì Hoạ sĩ Ớt thua xa — và tôi cũng chưa từng để mắt đọc nửa trang truyện Vụ Án Hồ Con Rùa.
Tôi bị bắt chiều thứ Bảy – công an đến nhà tôi lúc 11 giờ trưa, khám xét, tìm tang vật mãi đến khoảng 5 giờ chiều tôi mới vào đến Biệt giam Số 15 khu B, Nhà Số 4 Phan Đăng Lưu, Trung Tâm Thẩm Vấn của Sở Công An VC Sài Gòn – 10 giờ sáng Chủ nhật hôm sau Huỳnh Bá Thành đã gọi tôi ra phòng thẩm vấn.
Mỗi lần Ba Trung thẩm vấn tôi rất lâu. Ngoài phần hỏi đáp ghi biên bản còn có phần nói chuyện linh tinh, lang tang về văn nghệ, văn gừng, chính em, chính chị. Ba Trung tỏ ra thích thú nói chuyện văn nghệ, Y thường gọi tôi ra thẩm vấn vào buổi chiều, ngồi mãi đến chín, mười giờ tối mới thả tôi về xà lim, VC gọi theo Tầu là biệt giam. Tôi không lấy gì làm phiền nhiễu vì những buổi hỏi cung dài lòng thòng này. Mới bị bắt nằm xà lim một mình buồn thấy mồ đi. Được ra ngoài ngồi thoải mái, được có người nói chuyện qua lại – dù người đó là Công An ViXi – cũng đỡ buồn hơn là cứ nằm đến mỏi nhừ cả người trên nền xi măng xà lim.
Tôi phải viết là Huỳnh Bá Thành đối xử với tôi rất nhã, lịch sự. Anh ta
không nói nặng tôi nửa câu, không tỏ ra khinh bỉ hay vô lễ với tôi, anh
cũng không đe dọa tôi nửa lời. Anh có thể đe dọa tôi, đánh tôi, chửi
tôi, nhưng anh đã không làm những việc ấy. Anh cũng không nói lời gì để
tôi thêm buồn, thêm sợ. Anh có đọc tập thơ của tôi. Sau ngày oan nghiệt
30 Tháng Tư 75, tôi có làm một số bài thơ vẩn vương, chép vào một tập để
ngay trên bàn. Bọn công an đến nhà tôi bắt tôi, lục xét nhà tôi, vồ
được tập thơ này của tôi. Giờ này tập thơ xưa của tôi chắc vẫn nằm yên
trong kho Lưu trữ Tang vật của Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trong
tập có bài thơ tả cảnh Chợ Trời Sài Gòn sau ngày ta mất nước:
Chợ Trời
Trời chiều đi dạo Chợ Trời
Xem đồ ta, ngắm đồ người cho vui
Tìm vui chỉ thấy ngậm ngùi
Vỉa hè này những khóc cười bầy ra
Lạc loài áo gấm, quần hoa
Này trong khuê các, sao mà đến đây?
Chợ bầy những đọa cùng đầy
Vàng phơi nắng quái, ngọc vầy mưa sa
Bán đồ toàn những người ta
Mua đồ thì rặt những ma cùng Mường
Chợ Trời hay Chợ Đoạn Trường ?
Đầu Âm Phủ, cuối Thiên Đường là đây.
Xem đồ ta, ngắm đồ người cho vui
Tìm vui chỉ thấy ngậm ngùi
Vỉa hè này những khóc cười bầy ra
Lạc loài áo gấm, quần hoa
Này trong khuê các, sao mà đến đây?
Chợ bầy những đọa cùng đầy
Vàng phơi nắng quái, ngọc vầy mưa sa
Bán đồ toàn những người ta
Mua đồ thì rặt những ma cùng Mường
Chợ Trời hay Chợ Đoạn Trường ?
Đầu Âm Phủ, cuối Thiên Đường là đây.
“Anh làm thơ gọi chúng tôi là Mán, là Muờng, nếu các chú đến bắt anh mỗi chú cho anh một đấm thôi, giờ này anh nằm chứ anh không ngồi như vầy được.”
Y có đọc bài thơ Buồn của tôi, trong bài có câu:
“Em đứng mỏi mòn sau dàn ván gỗNhư người chinh phụ ôm con đợi trông.Anh đứng võ vàng sau khung cửa sổNhư người tù nhìn trời qua chấn song..”
“Nay anh được nhìn trời qua chấn song rồi đó, anh hài lòng chưa?”
Bọn ký giả Thành Phố Hồ Chí Minh viết về Huỳnh Bá Thành:
Những năm 1971-1973, ở Sài Gòn và miền Nam, người đọc báo, nhất là đọc
báo Điện Tín đều biết tên tuổi “Họa sĩ Ớt” ký dưới những bức tranh biếm
họa độc đáo, nhưng ngày đó ít ai biết tên thật của Hoạ sĩ Ớt là Huỳnh
Thanh Tâm.
Còn Huỳnh Bá Thành là bút danh của Ớt làm báo sau ngày năm 1975. Huỳnh
Bá Thành sinh năm 1942, qua đời năm 1993, vì một cơn bạo bệnh. Huỳnh Bá
Thành, quê làng Khái Đông, H. Hòa Vang, nay là P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành
Sơn, TP Đà Nẵng. Ngay ở quê nhà Hòa Vang, Đà Nẵng cũng không mấy người
biết anh, một chiến sĩ tình báo cách mạng hào hoa, từ ngày anh lặng lẽ
rời Trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng vào Sài Gòn hoạt động
những năm 1963 cho đến sau này.
Trong những ngày đi tìm tài liệu để biên soạn cuốn “Đà Nẵng -mảnh đất
con người”, tôi càng thật sự bất ngờ và cảm phục tính cách, phong cách
của một “thư sinh” trong bão táp cách mạng sống động ở miền Nam. Nhất là
khi tôi đọc được các tập sách thuộc loại tài liệu lịch sử như “Điệp báo
A10” của Nông Huyền Sơn, “Hồi ký không tên” của Lý Quý Chung, trong
từng nơi, từng lúc, bằng tình cảm trân trọng, các tác giả đã viết về
Huỳnh Bá Thành khá chi tiết.
Mới đây, trong một lá thư của ông Võ Vân, cháu ruột của cố Chủ tịch nước
Võ Chí Công, là cựu thành viên Cụm Điệp báo A10, hiện đang công tác ở
Sở Giao thông Vận tải TPHCM, được tác giả Nguyễn Lê ghi lại, càng hiện
rõ chân dung người con của Đà thành, người đã có một thời lặng lẽ cùng
đồng nghiệp, đồng đội góp phần khuấy động chính trường Sài Gòn vốn chao
đảo bằng nhiều hình thức đấu tranh đa dạng, quyết liệt với kẻ thù cho
đến ngày toàn thắng.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, vùng Hòa Hải, Non Nước có nhiều
căn cứ của địch đóng chốt, nơi đây cũng là vùng ngoại vi vành đai thành
phố có nhiều cơ sở hoạt động của ta trong thế giằng co ác liệt. Huỳnh Bá
Thành công tác và trưởng thành trong chiếc nôi cách mạng đó, rồi tham
gia phong trào học sinh, sinh viên Đà Nẵng cho đến lúc vào Sài Gòn tiếp
tục học tập, móc nối cơ sở, được tổ chức đưa vào mạng lưới tình báo nội
thành, mang mật danh Ban An ninh T4 (Sài Gòn – Gia Định).
Không gì tốt hơn, khoác áo họa sĩ, nhà báo, là điều kiện để Ớt (Huỳnh Bá
Thành) che mắt kẻ thù, có quan hệ rộng rãi với nhiều đối tượng xã hội
và đi lại hợp pháp dễ dàng. Huỳnh Bá Thành cùng làm việc trong nhóm các
nhà báo uy tín, có lập trường, tư tưởng tiến bộ, yêu nước, chống Mỹ –
Thiệu – Kỳ, tập hợp ở nhật báo Điện Tín, như Lý Quý Chung, Trương Lộc,
Trần Trọng Thức, Cung Văn (Nguyễn Vạn Hồng), Minh Đỗ, tờ Điện Tín do Lý
Quý Chung làm chủ bút.
Sở dĩ tờ báo thu hút đông đảo người đọc ở miền Nam lúc bấy giờ là nhờ
các chuyên mục nóng bỏng tính thời sự. Đặc biệt, là những bức biếm họa
bằng bút pháp tả thực lợi hại, sắc sảo của họa sĩ Ớt. Có thể nói hầu hết
các nhân vật tai to mặt lớn, tướng lĩnh háo danh, khát máu, tay sai của
Mỹ ở “Phủ đầu rồng”, thượng, hạ viện Sài Gòn, đến Bôn – ke Đại sứ quán
Mỹ, Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ như Johnxon, Nixon, H.Kissinger, kể cả những sự
kiện chính trị đen tối như vụ Watergate; việc Tướng Mỹ Fred Weyand cuốn
cờ ở Sân bay Tây Sơn Nhất… đều là đối tượng, mục tiêu để Ớt đả kích,
vạch trần, tố cáo.
Nhiều tác phẩm của họa sĩ Ớt, được các báo ở Mỹ, Pháp, Australia,
Canada, Tây Đức, Nhật Bản trích đăng lại. Trong vỏ bọc nhà báo, hầu hết
các sự kiện, vụ việc lớn nhỏ xảy ra trong nội đô, Huỳnh Bá Thành đều có
mặt trực tiếp viết bài, vẽ tranh, nhanh chóng cung cấp tình hình, tin
tức về cho cấp trên, nắm bắt diễn biến tư tưởng, động thái của giới tri
thức, văn nghệ sĩ để có cách hướng dẫn dư luận, đối phó kịp thời.
Trong Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968, người chỉ huy trực tiếp của Ớt
bị địch bắt. Ớt mất liên lạc. Trong khi chờ đợi móc nối trở lại, Ớt vẫn
tiếp tục chiến đấu bằng vũ khí ngòi bút của mình. Đến khi được trở về
với đơn vị Cụm A10, Ớt được giao một công việc cực kỳ khó khăn – Với tư
cách ký giả trong nhóm đối lập, có nhiều nhà báo, nghị sĩ, thân thiết
với Tướng Dương Văn Minh chống Thiệu, Ớt đã tìm cách vào dinh Hoa Lan
(biệt thự Tướng Minh) tìm hiểu các thế lực chính trị đang bao quanh vị
tướng này, đồng thời kết thân với ông ta, đàm đạo thời cuộc rồi vẽ tranh
viết bài đưa lên mặt báo đập lại luận điệu kéo dài chiến tranh, trì
hoãn ký kết hòa đàm Paris về Việt Nam của Nguyễn Văn Thiệu. Ớt đã thực
hiện hoàn hảo nhiệm vụ.
Thêm một tư liệu quý về Cụm Điệp báo A 10 và Huỳnh Bá Thành. Suốt thời
gian hoạt động ra, vô nội thành bưng biền mà không bị lộ, bị địch tình
nghi, bắt bớ, bảo toàn được mạng lưới giữa hang ổ địch. Có người nghi
Huỳnh Bá Thành làm việc cho Tình báo Mỹ – Ngụy, hay công an chìm, mà
không biết anh là điệp viên Cụm Điệp báo A10, thuộc Ban An ninh T4, nhận
chỉ đạo của trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hòa bình năm 1975, Huỳnh Bá Thành được về làm việc ở Sở Công an TP Hồ
Chí Minh với quân hàm Trung tá. Huỳnh Bá Thành có công tham gia đề xuất
chuyển tờ tin nội bộ của Sở, thành tờ báo Công an khi sang công tác ở
đây, Huỳnh Bá Thành được cử làm Phó tổng biên tập, rồi Tổng biên tập
tuần báo Công An, anh đã mày mò xây dựng, cải tiến từ nội dung đến hình
thức, tìm ra công thức làm báo hiện đại, cho ra tờ Công an giữa làng báo
TPHCM và cả nước. Năm 1980, Huỳnh Bá Thành tập hợp biên soạn xuất bản
toàn bộ các tác phẩm in báo của anh trong cuốn “Ký sự nhân vật”, mà mỗi
lần xem lại, người ta vẫn còn cảm giác lôi cuốn, hấp dẫn, bởi đề tài, và
nét vẽ “ma thuật” của Ớt. Ớt là một nhà báo hết lòng với nghề, lấy ngòi
bút tiến công kẻ thù. Nhưng trước hết, Ớt là một nhà hoạt động tình báo
trầm tĩnh, gan dạ trong đội ngũ chiến sĩ tình báo cách mạng luôn làm kẻ
thù run sợ, bị động đối phó, và Ớt là một người Cộng sản, trung thành
với lý tưởng mà Ớt đã chọn và cống hiến.
Người viết Đào Hiếu bốc Huỳnh Bá Thành:
Huỳnh Bá Thành
Viết đến đây tôi nhớ anh Huỳnh Bá Thành, cố tổng biên tập báo Công an
TPHCM, một người bạn cũng ở trong phong trào sinh viên chống Mỹ ngày
xưa.
Năm ấy thấy tôi sống vất vả quá, anh bảo tôi làm “ngoài giờ”, phụ anh
sửa bài. Có lần báo anh có một sơ xuất gì đó, anh bị thành ủy gọi lên
nhắc nhở, khi trở về, anh nói oang oang trong cuộc họp toà soạn (có tôi
dự):
– Các anh chị biết tôi đã nói gì với thành ủy không? Tôi nói: Thời chế
độ cũ, báo chí Sài Gòn phần lớn là đối lập. chính bản thân tôi thường vẽ
tranh châm biếm ông Thiệu và gọi ông ta là Sáu Thẹo mà họ cứ cười. Bây
giờ tất cả các báo đều của Đảng. Nhà báo chúng tôi ai cũng theo Đảng,
nịnh Đảng muốn chết vậy mà hở một chút là phê bình kiểm điểm. Các anh
thật quá đáng!
Một người khác là nhà thơ châm biếm nổi tiếng, cũng là đảng viên, gốc
sinh viên tranh đấu, từng là cán bộ có cỡ của một tờ báo lớn của TPHCM,
bữa kia anh nhậu với tôi, kể:
– Có thằng nhà báo Pháp gặp tao, nó hỏi: “Việt Nam hiện nay có mấy tờ
báo và tạp chí?” Tao đáp: “Có chừng 700.” Nó kêu: “Ô, thế thì báo chí
Việt Nam thật là phong phú.” Tao nói: “Coi vậy mà không phải vậy. Vì có
700 tờ báo nhưng chỉ có một ông Tổng biên tập.”
Thằng Tây nó cười gần chết.
TRÚC GIANG viết về HUỲNH BÁ THÀNH.
Trích Internet. Blog Sơn Trung:
Họa sĩ Ớt, tên hung thần của văn nghệ sĩ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà.
Sau ngày 30-4-1975, bọn Việt Cộng nằm vùng lòi mặt ra hết, trong đó,
người hung hãn nhất, tên VC gây kinh hoàng trong giới văn nghệ sĩ Sài
Gòn, là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành. Tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, bí danh
là Ba Trung, Y làm trưởng ban “chống tình báo CIA” của Sở Công An Thành
Phố Sài Gòn.
Chính họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành, chỉ huy những cuộc theo dõi, bố ráp,
bắt giữ, thẩm vấn và giam cầm những văn nghệ sĩ nạn nhân, bị cho là gián
điệp của CIA Hoa Kỳ. Đồng thời bỏ tù những tu sĩ Phật Giáo bị gán tội
phản cách mạng.
Hai vụ điển hình là, “Vụ án Thập nhị tăng ni Già Lam” và “Vụ án Hồ Con Rùa” hay là vụ “Những tên biệt kích cầm bút”.
Vụ Án “Thập nhị Tăng ni Già Lam”
Ngày 30-3-1984, buổi sáng, Hoà thượng Thích Trí Thủ, trụ trì chùa Già
Lam, Phú Nhuận, được mời lên văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, Hòa thượng được
cho nghe cuộn băng ghi tiếng nói – lời khai – của một tăng sinh bị bắt
về “tội phản động”. Tăng sinh đó khai Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, Thượng
toạ Thích Trí Siêu và Ni cô Thích Trí Hải là những người trong ban lãnh
đạo của một tổ chức phản động, mưu đồ lập chiến khu gây bạo động
Trong khi Hòa thượng Trí Thủ ở văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, thì tại chùa
Già Lam, hai Thượng tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị bắt. Đồng thời, ni cô Trí
Hải cũng bị bắt từ Hố Nai đưa về trung tâm thẩm vấn và tạm giam ở Số 4
đường Phan Đăng Lưu.
Vài ngày sau đó, Hòa thượng Trí Thủ bị chết bất đắc kỳ tử, và thông tin nước ngoài cho rằng ông bị bọn VC ám sát.
Trong đợt hành quân lớn, 19 tăng, ni, cư sĩ khác cũng bị bắt, giam đến ngày 30-9-1988, (4 năm) mới đưa ra tòa xét xử.
Hai Thuợng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu bị tòa kết án tử hình.
Hai án chung thân dành cho hai cư sĩ Phan Văn Ty và Tôn Thất Kỳ.
Hoà thượng Thích Đức Nhuận lãnh án 10 năm. Các vị khác bị từ 4 đến 15 năm.
Ngày hôm sau, 1-10-1988, báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin, hai vị Tuệ Sĩ
và Trí Siêu ngoan cố, không chịu nhận tội. Đó là “tội tán thành, ủng hộ,
che chở, đùm bọc hành động phản cách mạng, lật đổ chế độ Cộng Sản”.
Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu là hai nhà sư uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam.
Thích Tuệ Sĩ, tục danh là Phạm Văn Thương, một học giả uyên bác về Phật
Giáo. Là Giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh, thông thạo tiếng Anh,
Pháp, Trung Hoa, Nhật, Pali, Phạn và tiếng Đức.
Thích Trí Siêu là giáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư Lê Mạnh Thát.
Do áp lực quốc tế và sự vận động của người Việt ở nước ngoài, ngày
15-11-1988, Hà Nội phải mở phiên xử phúc thẩm để giảm hai án tử hình
xuống còn 20 năm tù. Hai án chung thân giảm xuống còn 18 và 16 năm. Hoà
thuợng Thích Đức Nhuận giảm xuống còn 9 năm tù.
Những cuộc bố ráp, bắt giam, thẩn vấn và kết tội nhóm Tăng Ni Già Lam là do Họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành trực tiếp chỉ huy.
Vụ án “Hồ Con Rùa” hay “Biệt Kích Cầm Bút” là việc bắt giam môt số văn nghệ sĩ Sài Gòn.
“Biệt kích cầm bút” là cái tên do 2 đại tá VC, Tổng và Phó Ban biên tập
tuần báo Công An Saì Gòn ghép tội cho các văn nghệ sĩ miền Nam sau ngày
30-4-1975 để bắt bỏ tù họ.
Ngày 2-4-1984, một vụ nổ lớn xẩy ra tại tháp Hồ Con Rùa ở ngã tư Duy Tân
– Trần Quý Cáp thuộc khu vực nhà thờ Đức Bà quận 1 Sài Gòn. Báo nhà
nước quy kết tội phá hoại, một người trong số chủ mưu thiệt mạng và
những người khác bị bắt.
Sau vụ nổ, hơn 200 văn nghệ sĩ, nhà văn, giáo sư bị bắt đi tù. Người chỉ
huy, điều động bắt bớ chính là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành, bí danh Ba
Trung. Những nhân vật nổi tiếng như Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Hồ
Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế… Đặc biệt, Nhã Ca là nhà văn nữ duy nhất có tên
trong danh sách “Mười Biệt Kích Cầm Bút” (BKCB) bị cầm tù trong cuộc
hành quân lớn của công an Sài Gòn.
Mười “BKCB” gồm có: Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật
Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Khuất Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt,
Trần Ngọc Tư và Lý Thụy Ý.
Ban đầu, những văn nghệ sĩ miền Nam bị ghép vào tội “Gián điệp”, nhưng
đến năm 1988, đổi lại thành tội “Tuyên truyền phản cách mạng”.
Vụ án văn nghệ sĩ Sài Gòn được công an in thành sách, dựng thành phim mang tên “Vụ Án Hồ Con Rùa”.
Thật ra, có một số bài viết được gởi ra nước ngoài. Luật sư Triệu Quốc
Mạnh, một tên VC nằm vùng tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, với cấp bậc đại úy,
được chỉ định là luật sư biện hộ cho các văn nghệ sĩ, Mạnh nói với các
nạn nhân: “Các anh viết bài gởi ra nước ngoài, dù chỉ than thở nghèo đói
cũng là bôi bác chế độ. Các anh làm cho họ đau lắm. Các anh làm cho họ
đau, họ bỏ tù các anh, như vậy là huề”. Luật sư biện hộ mà nói với thân
chủ của mình như thế, thì biện hộ theo cái kiểu gì đây?
Ớt bị thất sủng và cái chết bất đắc kỳ tử.
Sau thời gian gây kinh hoàng cho giới văn nghệ sĩ, khi anh Trần Bạch
Đằng, bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý, người đỡ đầu cho họa sĩ Ớt bị
điều ra Bắc, và Hà Nội đưa người cài vào các cơ quan miền Nam, thì Huỳnh
Bá Thành mất chỗ dựa, không còn tung hoành được như trước nữa. Ớt đã
từng tống tiền, bắt địa những người Hoa xin xuất cảnh ra nước ngoài, anh
ta được xem như tay tổ tham nhũng, cũng giống như Năm Thạch, đại tá VC
Nguyễn Văn Năm, làm giám đốc Sở Công tác về người nước ngoài, trụ sở số
161 đường Nguyễn Du, cấp giấy xuất cảnh cho các diện con lai, người đi
nước ngoài chữa bịnh và chương trình ODP, xum họp gia đình do thân nhân
bảo lãnh. Năm Thạch vốn là VC nằm vùng, từng làm quản lý đoàn cải lương
Thanh Minh Thanh Nga.
Thạch là tên CAVC ăn hối lộ trắng trợn, nên bị Hà Nội cho người vào bắt
ép phải tự tử tại nhà Y ở đường Công Lý, công an mở cửa nhà cho công
chúng vào xem xác chết Năm Thạch. Ngay sau đó, vợ con Năm Thạch bị đuổi
ra khỏi nhà để bọn CA Hà Nội đập tường, đào nền nhà tìm vàng do Năm
Thạch chôn dấu.
Huỳnh Bá Thành bị thất sủng ngay sau khi người em ruột của Y vượt biên
qua Mỹ. Sau chuyến Huỳnh Bá Thành đi công tác qua Pháp, lý do là để tổ
chức hệ thống gián điệp VC ở Pháp, nhưng thực ra Y sang Pháp với mục
đích về tài chánh, như việc chuyển tiền, vàng từ Việt Nam sang Pháp. Khi
Huỳnh Bá Thành từ Pháp về VN thì bị chết bất đắc kỳ tử, vài ngày sau
tên đàn em thân tín của Thành, tên công an chuyên thu tiền cho Thành, là
Trung úy Sơn, người Quảng Nam, cũng chết đột ngột với nguyên nhân mờ
ám. Dư luận cho rằng Huỳnh Bá Thành, và tên Sơn, bị bọn Công An đầu độc,
thanh toán. Nguyên nhân vì ân oán trong những cuộc tranh ăn.
CTHĐ: Theo tôi, anh Công An Huỳnh Bá Thành không phải là nhân vật quan
trọng như được mô tả trong những bài viết trên đây. Bọn tổ chức bắt văn
nghệ sĩ, tăng ni là bọn cấp trên của Huỳnh Bá Thành.
Bố làm công an VC, bị đồng bọn giết, con gái lừa đảo, bị bọn Công An VC bắt giam. Một nhà lụn bại.Trời có mắt.
VIETTUSAIGON * TRƯỜNG VÀ CHỢ
Trường và chợ
Thứ Hai, 09/25/2017 - 09:45 — VietTuSaiGon
Thời xưa, muốn cho các thế hệ học trò được chuyên tâm học hành, nhân
cách phát triển tốt, ông bà chúng ta đã tìm cách xây dựng trường ở những
nơi thanh vắng, xa người kẻ chợ và tránh tiếng thị phi. Nhờ vậy mà đã
có một thời, nhân cách kẻ sĩ người Việt cao vời, đáng kính. Còn ngày
nay, chợ ở ngay trong trường, ngay trong ban giám hiệu, hội đồng giáo
viên, hội đồng phụ huynh, thậm chí ở ngay trong tâm hồn thầy giáo và học
trò. Thử nghĩ, với nếp kẻ chợ in đậm dấu ấn nhà trường như vậy thì
tương lai Việt Nam sẽ về đâu?
Ở vấn đề chợ trong trường, dễ thấy nhất, có lẽ hằng năm, từ các khoản
phí mà cha mẹ học sinh phải gồng lưng để đóng, cho dù có kêu thấu trời
xanh thì cũng phải đóng. Để rồi cách sử dụng, phân chia chi tiêu các
khoản này ra sao, chi tiêu như thế nào, cha mẹ học sinh và các học sinh
hoàn toàn mù tịt. Thêm nữa, hằng năm, cứ mùa tựu trường cũng là mùa chạy
đua đấu giá căng tin ở các trường. Muốn đầu giá thành công, chủ căng
tin phải chung chi cho hiệu trưởng, ban giám hiệu, để sau đó, khi thắng
thầu, người ta lại è cổ học sinh ra để chặt chém. Chỉ mới nhìn qua thôi
cũng đã thấy không khí chợ búa đầy trong các trường.
Và phải nói đến ban giám hiệu, những con người mang tiếng là tấm gương,
là lãnh đạo ở các trường, họ đã làm được gì? Tư cách nhà giáo của họ đến
đâu? Câu trả lời là họ chẳng làm được gì để cho nhân cách phẩm hạnh hay
đạo đức học sinh được tốt hơn. Và mong sao họ đừng làm thì tốt hơn. Bởi
càng làm, họ càng gây tai họa. Thử nghĩ, để có cái ghế hiệu trưởng,
người ta đã phải tốn kém bao nhiêu tiền đút lót cho cấp trên? Và họ đã
lấy tiền lại như thế nào ngoài việc nhận đút lót, hối lộ của các sinh
viên mới ra trường để được vào dạy trong trường mà họ quản lý. Muốn đi
dạy, phải có trên 100 triệu đồng, điều này như một chân lý thời đại mà
các sinh viên sư phạm phải thuộc nằm lòng. Đó là chưa muốn nói đến các
vụ hiệu trưởng đưa nữ sinh vào đường dây bán dâm, giáo viên phải đổi
tình dục với hiệu trưởng để lấy biên chế.
Chuyện nhục nhã mà các hiệu trưởng và giáo viên tạo ra đã làm cho môi
trường giáo dục Việt Nam trở nên bẩn thỉu hơn bao giờ hết và thậm chí nó
còn bẩn thỉu hơn cả cái chợ. Bởi ở chợ, người ta mua bán sòng phẵng,
đôi bên ngã giá, thấy hợp lý thì mua, bán, có thứ gì hư hỏng, ôi thiu,
người ta mang ra chỗ đổ rác để vứt vào đó. Nó khác xa cách mua bán của
quí thầy, quí cô, các thầy cô mua bán khi đôi bên đều tìm cách gài thế
hay để bẫy với nhau, đến khi không còn mua bán với nhau được nữa thì ném
thẳng rác vào mặt nhau, thậm chí để rác vung vẫy khắp nơi, làm cho môi
trường giáo dục trở thành cái bãi rác.
Trong mối quan hệ giữa giáo viên với hiện trưởng, hiệu trưởng với giáo
viên, giáo viên với giáo viên và giáo viên với học sinh, cho dù có tô
hồng cách gì, có lãng mạn hóa kiểu gì đi nữa vẫn cho ra kết quả là mua
và bán, không hơn không kém, sinh quyển giáo dục thực chất là sinh quyển
chợ búa. Giáo viên với giáo viên thì không ngừng kèn cựa, tranh nhau
từng tiết dạy, đến khi họp hội đồng nhà trường thì chưa có phiên họp nào
mỗ xẻ về chuyên môn, sáng tạo mà chỉ tranh cãi quanh quẩn chuyện đồng
lương, đồng dạy phù đạo, tiết dạy phân chia không đồng đều… Chẳng có gì
hơn.
Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, không thiếu trường hợp thầy
giáo gạ tình nữ sinh đổi điểm, không thiếu trường hợp cô giáo dụ dỗ nam
sinh làm phi công trẻ, rồi thêm chuyện dạy thêm, dạy kèm, giáo viên cố
tình ém bài trong giờ dạy chính khóa, nói nam tào bắc đẩu cho hết giờ
hoặc la rầy học sinh, cáu gắt với học sinh cho xong tiết, đến khi tiết
học khép lại thì học sinh rối mù đầu óc bởi một trận la không đâu vào
đâu hoặc câu chuyện vô bổ, thậm chí nhảm nhí…
Kết cục, học sinh phải tìm cách này hoặc cách nọ đến nhà giáo viên để
học thêm, để chấp nhận trả tiền cho giáo viên. Mối quan hệ giữa giáo
viên và học sinh còn tệ hơn cả chợ búa. Bởi chợ búa người ta mua bán
thật thà hoặc chí ít giữ tinh thần thật thà và sòng phẵng dù là hình
thức để mua bán. Còn đằng này, mối quan hệ mua bán cái chữ giữa giáo
viên và học sinh nghe ra còn tệ hơn so với mua bán chợ búa, đây là thứ
quan hệ bên bán ép bên mua, có không muốn mua cũng phải mua!
Người ta nói cha nó lú có chú nó khôn, khi mà mối quan hệ trong giáo dục
trở nên tệ hại, người ta vẫn hi vọng vào hội đồng phụ huynh, bởi đây là
hội của cha mẹ học sinh, qua đó, hội sẽ phản ảnh với nhà trường về
nguyện vọng của con em mình trong học tập, trau dồi đạo đức hay qua hội,
những quyền lợi tối thiết của con em đề cập. Nhưng không, hội phụ huynh
học sinh trong cơ chế hiện tại là một thứ gánh nặng chi phí cho phụ
huynh học sinh.
Họ không làm được bất kì trò trống gì cho nên hình ngoài việc đầu năm,
ngoài khoản chi phí từ phía nhà trường yêu cầu, phụ huynh học sinh phải
gánh thêm một khoản phí hoạt động hội. Hiện tại, học sinh miền núi phải
đóng thấp nhất là 50 ngàn đồng trên mỗi em để hoạt động hội, học sinh
đồng bằng, thôn quê thì mức đóng thấp nhất từ 100 ngàn đồng, học sinh
thành phố có nơi 500 ngàn đồng, có nơi vài triệu đồng.
Số tiền mà cha mẹ học sinh phải đóng này để làm gì? Để sau khi họp hành
qua loa chiếu lệ thì cả hội kéo nhau ra quán, ra nhà hàng ăn nhậu, hát
hò… Vô hình trung, hội phụ huynh học sinh trở thành một cái ung nhọt
khác gắn lên cơ thể nền giáo dục vốn đã rệu rã, hôi thối. Hội không làm
được gì cả ngoài việc các chủ tịch hội toa rập với hiệu trưởng nhà
trường để thông qua các khoản phí, yêu cầu học sinh đóng một cách mờ ám
để rồi ăn chia tỉ lệ.
Thử nghĩ một nền giáo dục mà ở đó, tính chợ búa cao đến mức ngộp thở như
vậy thì nền giáo dục Việt Nam sẽ đi đến đâu? Thật tâm mà nói, với cơ
chế như hiện tại, nền giáo dục Việt Nam chỉ có một lối đi duy nhất, đó
là chui xuống hố rác. Nhưng nói vậy không có nghĩa là tuyệt vọng, hết
đường cứu. Vấn đề là các ông chỉ cần rút bớt thứ quyền lực đỏ chi phối
trong ngành giáo dục ra thì câu chuyện sẽ tốt hơn. Bởi ngay từ đầu, tính
đảng đã chi phối quá nặng trong giáo dục, đến khi nó phát triển thành
cô hồn các đảng thì các ông, các bà mới giật mình, kêu oai oải. Lúc đó
kêu cũng vậy thôi! Hiện tại, nên thay Bộ trưởng giáo dục trước tiên, bởi
Phùng Xuân Nhạ càng lúc càng tỏ ra bất tài và không có khả năng sư
phạm. Nếu không thay Nhạ thì đừng mơ chuyện khác!
NS.TUẤN KHANH * HÃY NHÌN QUANH MÌNH
Đừng đi xa, hãy nhìn quanh mình
Những bức ảnh gợi nhớ thật nhiều về hàng cây cao và bóng mát đã chạy suốt trung tâm Saigon, mà đã bị đốn hạ cho một ước mơ bay cao bay xa về tuyến metro hiện đại Saigon - Suối Tiên. Tôi bồi hồi tìm thấy lại những hình ảnh mà mình loanh quanh ở Sài Gòn vào những ngày đáng nhớ ấy, ngay khi được nhắc bằng những dòng tin cho hay việc hoàn thành được công trình này có lẽ còn xa, vì nợ cũ ngập ngụa mà tiền mới để thi công chẳng biết lấy đâu ra.
Metro nói đến ở đây, là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến
Thành - Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7km trong đó có 2,6km đi ngầm và
17,1km đi trên cao. Dự án được khởi công từ tháng 8.2012, thời gian dự
kiến hoàn thành lúc ban đầu là vào năm 2017. Tuy nhiên, sau một thời
gian thực hiện, dự án chính thức ấn định lại thời gian đưa vào sử dụng,
có thể là trong năm 2020.
Mà 2020 lại không dễ với tới, nhất là trong tình trạng kinh tế khó khăn, ngân sách cạn kiệt như lúc này.
Ngày ấy, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh hai cụ già đạp xe ra ngồi nhìn tiếng
cưa máy gầm rú, hổn hển vật ngã những thớ cây khỏe mạnh. Các cụ im lặng
nhưng ánh mắt buồn buồn. Dường như những ánh mắt buồn nhân loại đều như
nhau khi phải mất đi điều gì đó, chấp nhận đánh đổi cho tên gọi phát
triển, mà có nơi thứ nhận lại là niềm vui, có nơi thứ nhận lại là ngỡ
ngàng.
Hàng cây bắt đầu bị hạ xuống vào những ngày hè năm 2014, với những hành
động rầm rộ nhằm thuyết phục người Nhật nhanh chóng trao vốn ODA, nhưng
cho đến nay metro trung tâm Saigon không có gì ngoài những phần che chắn
im lìm chờ thêm tiền cứu nguy rót xuống. Những con đường mở tạm vẫn len
lỏi qua lòng thành phố, như một cách tạm bợ đi qua đời sống này, không
có chuông rung báo hồi kết thúc.
Tính đến nay thì dự án này đã khiến chính quyền TPHCM công khai mắc nợ nhà thầu Nhật khoảng 1.339 tỷ đồng, một cách khó giải thích với nhân dân, nào là tiền phạt cho sự chậm trễ công trình, nào là khúc mắc chi tiêu cho dự án... Và nếu còn con số nào khác nữa, thì chắc chắn, nhân dân không được biết.
Có lúc chính quyền TP trách Trung Ương giam vốn ODA không cấp đủ cho dự án, còn có lúc thì Trung Ương trách TP tự động điều chỉnh tiền dự án tăng gấp 2,4 lần so với thời điểm ban đầu mà không xin ý kiến thông qua theo quy trình. Người Nhật thì phiền trách về việc ngưng đọng công trình, và nhấn mạnh rằng dù tiền cho vay ODA đã đưa đủ và đúng hạn rồi.
Còn nhân dân dám trách ai? Họ chỉ biết trách cuộc đời và ông trời đã để đặt họ vào cuộc sống dưới những người lãnh đạo mà họ không mong ước. Những lời nói văn vẻ qua lại của các quan chức không bộc lộ gì rõ hơn lúc này, ngoài ý nghĩa đó là một hệ thống rách việc.
Tiền thì giao đủ, nhưng dự án không xong, nợ phát sinh ngất ngưỡng. Người dân mất cây xanh, mất tiện nghi sinh thái và nay phải phải còng lưng góp sức đóng thuế để trả góp nợ, giúp cho chính quyền. Nghề làm chủ đất nước của người dân Việt Nam sao mà nhọc nhằn quá đỗi.
Năm 2015, khi phản biện về dự án này, tôi từng bị công an mời lên làm
việc về thái độ dám chống lại chủ trương lớn của thành phố. Và không
phải chỉ có tôi. Nhiều bạn bè tôi cũng bị làm khó dễ. Thậm chí còn bị
một đội ngũ cực hữu hãnh tiến gào thét vào mặt "mai mốt khi có metro thì
đừng có đặt chân vào nhé". Nghĩ cũng lạ. Khi ăn một cây kem, người ta
còn muốn biết thành phần gì trong đó, thì tại sao một công trình hàng
ngàn tỷ đồng, xáo động đời sống và bộ mặt của một thành phố triệu người,
mà dân chúng không dễ thấy một bản vẽ hay mô hình trưng bày chi tiết để
tham khảo. Nhưng nếu yêu cầu được biết thì có thể bị coi là kẻ phá bĩnh
trong một ngày hội, mà dù không muốn vẫn phải mất tiền vé tham gia.
Lúc đó, với tư cách là một công dân của Saigon, tôi cùng bạn bè mình chỉ
muốn yêu cầu được nhìn thấy một lộ trình hiện thực và khả thi cho việc
đánh đổi.
Nhiều năm rồi, và cho đến hôm nay, tôi cũng vẫn đang ngồi chờ hiện thực
ấy. Như bài hát của Trịnh Công Sơn "trong căn nhà nhỏ, mẹ vẫn ngồi chờ",
tôi và bạn bè mình cũng vẫn ngồi chờ mà chưa thấy nổi một bậc thang một
metro. Còn chung quanh mình, các bậc tam cấp vào nhà của các quan chức,
cơ ngơi của các đại gia bắt tay làm ăn với chính quyền thì lại ngày
càng nhanh chóng vĩ đại vững chắc. Không chỉ metro, khắp nơi trên đất
nước này, các dự án cho nhân dân vẫn miệt mài và mông lung bên cạnh
những sự phát triển đối nghịch như vậy.
Chắc rồi mọi thứ sẽ đến thôi. Metro rồi sẽ có. Dân tộc này vẫn thường
hay gượng được qua mọi khổ nạn và khủng hoảng. Những chiếc vé metro cho
đoạn đường đời ấy, đắt đỏ hơn người dân được biết. Đắt hơn, vì trong đó
có cả những niềm tin mỏi mòn cùng việc bị buộc phải im lặng. Nhưng cái
giá đắt ấy, cũng thật cần thiết. Vì phải trả giá và đi qua, con người
mới nhận biết đủ con đường, cũng như mình đã đi cùng với ai.
HUẤN TỪ CỦA ĐƯC TĂNG THỐNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG |
Phật lịch 2560 |
Số 21/HT/TT/VTT
|
HUẤN TỪ
của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
gửi Đại hội Thường niên lần 1, nhiệm kỳ I,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ
của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
gửi Đại hội Thường niên lần 1, nhiệm kỳ I,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính bạch chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa quý Nam Nữ Cư sĩ và đồng bào Phật tử hải ngoại,
Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, tôi gửi lời chào mừng đến Đại hội Thường
niên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ lần 1
nhiệm kỳ I tổ chức tại Chùa Liên Hoa ở thành phố Houston, Hoa Kỳ, trong
ba ngày 7, 8, 9 tháng 10 năm nay.
Đại hội vừa mở trang sử mới sau hai năm bị xáo trộn vì mấy kẻ ác tâm âm
mưu phá hoại. May thay, sự kiên dũng Chính-tinh-tiến của chư Tăng Ni, Cư
sĩ đã chận đứng mọi âm mưu đen tối suốt 41 năm ròng không ngừng đang
tâm tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), nhưng
mãi mãi thất bại.
Dù bao chết chóc, thảm sát, khủng bố, tù đày, nhưng chư Tôn đức và Phật
giáo đồ trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đức Cố Đệ Tam và Cố Đệ Tứ Tăng
Thống Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang, vẫn quyết tâm bảo vệ nền
pháp lý lịch sử của GHPGVNTN. Vì sao như thế ? — Vì danh xưng GHPGVNTN
đại biểu cho nền Phật giáo lưu chuyển trong huyết quản dân tộc hai nghìn
năm đồng hành bảo vệ đạo lý, văn hiến và chủ quyền đất nước. Thêm nữa,
cuộc thống nhất hy hữu giữa hai truyền thống Bắc tông và Nam tông tựu
thành tại Đại hội Phật giáo toàn quốc ở chùa Xá lợi đầu năm 1964, là
gương treo tập đại thành sức mạnh cứu độ nhân sinh bất phân quốc độ hay
văn hoá chưa từng xẩy ra trong Cộng đồng Phật giáo thế giới.
Tôi đặt hết tin tưởng của tôi vào chư Tôn đức cùng chư vị nam nữ Cư sĩ ở
hải ngoại kề vai cùng Giáo hội trong nước bảo toàn nền pháp lý lịch sử
của GHPGVNTN, mà bất cứ nền pháp lý thế tục nào cũng không được quyền
xâm phạm.
Trong những ngày đen tối của quốc nạn và pháp nạn hôm nay, quý vị đại
biểu tham dự Đại hội hãy dũng mãnh nhận lấy trọng trách lịch sử này.
Đừng để sợ hãi, vô tình, thờ ơ, che mờ lý tưởng và đạo hạnh. Có khổ, có
bất công, có áp bức, tức có nguyên nhân của nó. Người Phật tử nhìn từ
nguyên nhân, theo Tứ Thánh Đế, để chuyển ác-quả thành thiện-quả.
Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Nai cho 5 vị cư sĩ gần ba
nghìn năm trước, nay được hoá thân thành hàng trăm triệu cư sĩ trên
khắp năm châu được sống an lành trong nền giáo lý của Từ Bi và Trí Tuệ.
Bao lâu Chánh Pháp được hoằng dương, tín tâm Phật tử tinh tấn phát huy,
tất chẳng có thế lực nào trên thế gian có thể huỷ hoại Chủng Tính Phật.
Trên đường gia nhập Thánh chúng, lắm khi đời hay ta thán chuyện ít
người. Nhiều người hay ít người chỉ là những con số ảo ảnh nơi cõi Sa
bà. Phẩm chất và đạo tâm, đạo hạnh, đạo lực của người Phật tử mới là lực
lượng Từ Bi cứu độ thế giới đang chìm đắm trong tranh chấp, hận thù,
khủng bố, tham ái, bất công hôm nay.
Ba ngày Đại hội vừa trao cho quý liệt vị hành trang mới, để chuẩn bị
hành trình gánh vác Phật sự. Đó là pháp khí mà quý vị sử dụng để bảo vệ
thân tâm, lánh xa Tam độc, thể hiện công trình Phật hoá nhân gian. Biến
ít thành nhiều, biến ác thành thiện, biến tà thành chánh, biến nô lệ
thành hạnh phúc, biến vô minh thành giác ngộ.
Đây là chí nguyện sắc son của chư lịch đại tổ sư thể hiện hơn hai nghìn
năm qua trên dải đất Việt Nam. Nay được trao truyền đến chư liệt vị. Xin
chư tôn đức, đồng bào Phật tử các giới thắp nén tâm hương nhận lãnh
trước sự chứng minh của chư Phật, chư Bồ Tát. Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ
chư tôn đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử thân tâm an lạc, phước trí trang
nghiêm, để hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử Phật giáo Việt Nam giao phó.
P.l. 2560, Thanh Minh Thiền Viện,
Saigon ngày 7 tháng 10 năm 2016
Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
____________________________
Đạo Từ của Hoà thượng Thích Thanh Quang,
Viện trưởng Viện Hoá Đạo gửi Đại hội
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HOÁ ĐẠO |
Phật lịch 2560 |
Số 14.16/VHĐ/ĐT
|
ĐẠO TỪ
***********
VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
_______________
Kính gởi :
– Hòa Thượng Xử Lý Thường Vụ VPII/VHĐ
– Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/HN/Hoa Kỳ
– Thượng toạ Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội GHPGVNTN/HN/Hoa Kỳ cùng toàn Ban Tổ Chức.
Đồng kính gởi :
– Chư Tôn Túc quang lâm Đại Hội
– Quý Đại biểu Chính Thức và Quý Quan Sát Viên tham dự Đại Hội .
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính bạch Chư Tôn Đức.
Kính thưa toàn thể Đại Hội.
Trước thềm Đại Hội Kỳ 1, Nhiệm Kỳ 1 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, tất cả chúng ta hãy hướng tâm về Đức Đệ Tam
Tăng Thống Thích Đôn Hậu, người đã đặt nền móng cho Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất tại hải ngoại kể từ năm 1992 nhằm đối trị với
chủ trương bất dung Tôn Giáo của Cọng Sản vô thần đang thống trị đất
nước Việt Nam, hướng tâm về Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang,
người đã chịu mọi áp bức, đọa đày của Cọng Sản đến hơi thở cuối cùng để
Phục Hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tương tục mạng mạch
của Chư Lịch Đại Tổ Sư qua 2000 năm Phật Việt, và đặc biệt, kính xin
hướng tâm về Đức Đương Kim Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ đang
chịu lao khổ, tù đày, quản chế để đấu tranh cho một nền tự do dân chủ
thật sự của toàn dân Việt Nam dưới ách độc tài toàn trị của Cọng Sản và
nhất là đấu tranh đòi hỏi Pháp Lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất đã bị thế quyền tước đoạt.
Trong suốt 4 thập kỷ qua Giáo Hội luôn đối diện với những âm mưu phá
hoại, khủng bố, đàn áp, nhằm tiêu diệt sinh mệnh của nền tôn giáo dân
tộc có bề dày lịch sử gắn bó với Dân Tộc và Đất Nước. Việc Giáo hội đối
đầu với một ý thức hệ phi nhân, phi nghĩa để bảo toàn Đạo Pháp và Quê
Hương là lẽ tất nhiên. Nhưng nỗi đau thống thiết nhất, lại đến từ những
kẻ gọi là trưởng tử Như Lai, những cận sự nam, cận sự nữ đã bán mình cho
tam độc — Tham Sân Si, gây ra hiện trạng cướp chùa, bán chùa lấy tiền
bỏ túi, phỉ báng Hiến Chương Giáo Hội nhưng lại tiếm danh GHPGVNTN cho
ra đời các tổ chức ma đạo, tiếp tay Cọng Sản Việt Nam nhận chìm Giáo Hội
nơi bùn đen khủng bố và mạ lỵ.
Nhưng đáng mừng thay ! Công hạnh của ba đời Tăng Thống như một ánh
đuốc trong đêm dài tăm tối, làm rực sáng sức sống bi hùng cho Phật tử
trong và ngoài nước, mà Đại Hội kỳ 1 nhiệm kỳ 1 của Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ hôm nay là một minh chứng cụ
thể cho tinh thần Bi — Trí — Dũng kế tục mạng mạch Giáo Hội do ba đời
Tăng Thống lãnh đạo.
Kính bạch Chư Tôn Đức
Kính thưa Toàn thể Đại Hội
Thảm nạn Tôn Giáo tại Việt Nam là nguồn gốc của mọi bi kịch nhân quyền
do nhà nước Cọng Sản áp đặt lên mọi tầng lớp nhân dân, mà Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất là một trong những nạn nhân đầu tiên và khốc
liệt nhất. Hai mươi hai (22) Tăng, Ni, Phật Tử đã tự thiêu bảo vệ Chánh
pháp, hàng nghìn đã bị thảm sát, hàng trăm nghìn bị tù đày, quản chế.
Hàng triệu Phật giáo đồ nói chung bị áp bức, khủng bố cho đến ngày hôm
nay.
Do đó ngày nào còn Cọng Sản toàn trị, ngày đó không mong gì một
Đại Hội Khoáng Đại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được tổ chức
trên đất nước thân yêu của chúng ta, như lời Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống
Thích Huyền Quang đã dạy.
Vì vậy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quê nhà đặt sinh mạng
của mình trên tinh thần Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi, quyết tâm gìn giữ
nền tảng Pháp Lý của Giáo Hội dù phải hy sinh cả thân mạng như lời mở
đầu của Hiến Chương khẳng định :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT KHÔNG ĐẶT SỰ TỒN TẠI CỦA MÌNH
NƠI NGUYÊN VỊ CÁ BIỆT MÀ ĐẶT SỰ TỒN TẠI ẤY TRONG SỰ TỒN TẠI CỦA NHÂN
LOẠI VÀ DÂN TỘC.
Viện Hóa Đạo đặt mọi sự tin tưởng vào Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất Hải Ngoại Hoa Kỳ, lần 1, Nhiệm kỳ 1 qua các ngày 7, 8 và 9
tháng 10 năm nay tại Chùa Liên Hoa, 6709 Howell Sugarland Road, Houston
TX 77083. Đại Hội sẽ mở đầu một sinh lộ mới sau những chướng duyên vừa
qua làm phân hóa trầm trọng hàng ngũ lãnh đạo Giáo Hội.
Viện Hóa Đạo mong ước tiêu chí của Đại Hội thực hiện một Đại Hội
của Toàn thể Phật tử Hoa Kỳ, chứ không còn là nơi đề cập suông các đề án
chuyên biệt của thiểu số lãnh đạo Giáo Hội như đã thấy qua nhiều năm
trước đây. Xin hãy :
1- Kiện toàn và phát triển cơ sở Giáo Hội để đáp ứng tình hình mới của Đạo Pháp và Dân Tộc.
2- Phát huy công cuộc Vận động Quốc Tế của Giáo Hội cho Tự do Tôn Giáo, Dân chủ và Nhân Quyền.
3- Và một Phật sự không kém phần quan trọng, là vận động Phật tử tham dự
Buổi Cơm Gây Quỹ yểm trợ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại nhà hàng
Kim Sơn.
Đây là một Phật sự hết sức quan trọng để Tiếng Nói chính thức của Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất luôn tồn tại, phát huy trong lòng
người Phật tử nơi quê nhà, Phật tử ở các Quốc Gia Châu Lục nặng lòng với
Quê hương, Đạo Pháp và Dân Tộc, cũng như trên công luận thế giới.
Thay mặt Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tôi xin
thành kính đãnh lễ Chư Tôn Đức, xin tán dương tinh thần các Phật tử Đại
Biểu và các Quan Sát Viên hiện diện. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo thùy từ
chứng giám Đại Hội hoàn thành viên mãn.
NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT
Phật lịch 2560, Tu Viện Long Quang,
ngày 25 tháng 09 năm 2016
Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hống nhất
(ấn ký)
Tỳ Kheo THÍCH THANH QUANG
Bản sao :
– Thành kính thượng trình Đức Đệ Ngũ Tăng Thống “kính thẩm tường”
– Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện “kính tường”
– GS Giám Đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế “kính tường và kính chuyển đạt, phổ biến”
Lưu./.
– Thành kính thượng trình Đức Đệ Ngũ Tăng Thống “kính thẩm tường”
– Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện “kính tường”
– GS Giám Đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế “kính tường và kính chuyển đạt, phổ biến”
Lưu./.
********
Nguồn:
SƠN TRUNG * NHỮNG ĐỨA CON ĐẠI BẤT HIẾU II
II. NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913-1997)
Sinh
thời, bác sĩ Viện được tôn xưng với nhiều danh hiệu: nhà báo, nhà văn,
nhà sử học không chuyên, đồ Nghệ, nhà bác học, người Pháp gọi ông là nhà
thơ vì đã chuyển ngữ Truyện Kiều sang tiếng Pháp với tâm hồn của một
thi nhân. Nhưng có lẽ ông tâm đắc nhất với hai danh hiệu “sĩ phu hiện
đại” và “nhà văn hóa”.
Năm 1937, ông sang Pháp học tại Đại học Y khoa Paris. Năm 1941, ông tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới nhưng do Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ nên ông không thể trở về. Trong thời gian này, ông mắc bệnh lao và phải điều trị dài hạn trong trại an dưỡng. Mãi đến năm 1947, ông mới tạm hồi phục và trở lại Paris. Tại Pháp, ông nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và Hoa Kỳ tại Đông Dương.
Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ông thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại Pari La Pensée (Tư tưởng), Esprit (Tinh thần), Europe (Châu Âu), La nouvelle critique (Phê bình mới), Cahiers du communisme (Tập san cộng sản), L’Observateur (Người quan sát), France nouvelle (Nước Pháp mới), Le monde diplomatique (Thế giới ngoại giao) dưới nhiều bút danh: Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kiên... Ông từng là Chủ tịch của Hội người Việt Nam tại Pháp (Union Générale les Vietnamiens en France).
Năm 1963, vì hoạt động cho cộng sản, ông bị trục xuất khỏi nước Pháp. Về nước ông tham gia đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Études Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm NT), xuất bản tờ "Thông tin khoa học tâm lý", đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Nguyễn Khắc Viện qua đời. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Tháng 11 năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được trao giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400.000 franc (tương đương 80.000 USD) cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm NT). Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn "Việt Nam, một thiên lịch sử".
Cha ông, cụ Nguyễn Khắc Niêm, vốn là vị quan đại thần triều Nguyễn, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tham tri Bộ Hình, hai lần giữ chức Phủ Doãn phủ Thừa Thiên, Tuần vũ tỉnh Khánh Hòa, Tổng đốc tỉnh Thanh Hóa. Cụ Niêm về hưu năm 1944. Sau 1945 cụ Niêm tham gia nhiều tổ chức văn hóa kháng chiến từ hội đồng nhân dân xã đến ủy viên chấp hành Liên Việt Liên khu IV. Lúc rảnh thì khám bệnh bốc thuốc giúp đỡ bà con trong vùng. Đến CCRĐ, ông cụ Niêm bị đấu tố, rồi bị chết trong trại. Toàn bộ gia sản bị tịch thu, gia đình bị đẩy ra đường.Ấy thế mà năm 1963, ông trở về nước giúp kẻ thù đã giết cha ông.
Ông hoàn toàn khác với Tam Ich (1). Tam Ich trọng đời ca tụng, quảng bá Marx nhưng sau 1954, được người đồng hương là Hồng Liên Lê Xuân Giáo (2) báo tin thân phụ ông bị cộng sản giết trong CCRĐ, ông liền treo cổ tự vẫn. Còn Nguyễn Khắc Viện biết cộng sản giết cha mình mà vẫn muối mặt trở về làm tôi tớ cộng sản.
Tội nghiệp cho ông, chạy theo cộng sản mà chẳng được gì. Ông được Việt Cộng phong là Đại Sứ lưu động mà chẳng có một văn phòng . Về Việt Nam, chẳng ai trải chiếu cho ông ngồi, ông phải tự tay bày việc mà làm. Ông phải sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Études Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm NT), xuất bản tờ "Thông tin khoa học tâm lý", đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Đến khi được giải thưởng Pháp, Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. thấy nuốt không trôi, ông phải nộp phần lớn khoản tiền thưởng 400.000 franc (tương đương 80.000 USD) cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm NT)
Ông cũng viết lách ra trò.Tác phẩm để đời của ông là “Việt Nam một thiên lịch sử”dày 500 trang'
+ Viết về những sĩ quan trong chế độ Việt nam Cộng Hòa (Trang 455-456):
“Từ năm 1954, hàng ngàn sĩ quan đã được Mỹ đào tạo và nhồi sọ, phần đông là những phần tử lưu manh, những kẻ mất gốc thèm khát đô la… Chúng giàu có lên ghê gớm bằng những cuộc cướp bóc trong các đợt hành quân, các vụ buôn lâu hàng hóa, vũ khí, ma túy, chúng cài bà con thân thích vào những vụ áp phe béo bở – xuất nhập khẩu, khách sạn, đĩ điếm, ma túy… Bọn đâm thuê chém mướn được dùng để thực hiện những công việc hèn hạ như tra tấn, tàn sát, đốt nhà, mưu sát… Một bộ máy tuyên truyền đồ sộ nhằm đầu độc tư tưởng văn hóa…”.
Trong bài có đoạn sau đây.
“Một khi chính quyền đã ở trong tay một nhà nước Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thì con đường đã được vạch ra sáng tỏ:
– Xóa bỏ chế độ phong kiến, loại trừ từng bước CN Tư bản và nền kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường.
– Cải cách rộng đất triệt để và hợp tác hóa nông nghiệp, đích cuối cùng là thành lập những nông trường quốc doanh.
– Phát triển nhanh chóng khu vực kinh tế nhà nước nắm trong tay toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối của cải vật chất theo một kế hoạch chi phối mọi chi tiết của hoạt động kinh tế.
– Hội nhập vào “phe XHCN”, đối lập với “phe đế quốc chủ nghĩa”.
“Ngay từ 1977, toàn thể các bộ máy của Đảng và của nhà nước, cũng như các tổ chức quần chúng – Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc, đều được huy động cho một chiến dịch rầm rộ nhằm xóa bỏ tư thương, cải tạo các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Sài Gòn thành xí nghiệp quốc doanh hoặc liên doanh, đưa tất cả nông dân miền Nam vào các hợp tác xã nông nghiệp; những hợp tác xã đã có ở miền Bắc phải nhanh chóng tiến lên quy mô đại công xã”.
Nguyễn Khắc Viện theo Việt Cộng, nhưng em ông, Nguyễn Khắc Dương , sau theo đạo Chúa, cựu quyền khoa trưởng khoa văn Đại Học Đà Lạt, lại theo Quốc gia.
Nguyễn Khắc Dương viết về mẹ: “Mẹ già tôi! Đã cần kiệm giúp thân phụ tôi giữ được thanh liêm trong lúc làm quan! Từ bị trói suốt một ngày trời để bắt nhận tội xúi dục con mình ăn trộm buồng chuối trong thửa vườn mà trước đó vài ngày mình còn là chủ nhân sở hữu. Mẹ già tôi! Hơn 20 năm với hai bàn tay trắng theo nghĩa đen, nuôi con khôn lớn sau khi chồng bị đấu tố, chết trong trại học tập và bị tịch biên toàn bộ gia sản, không ai dám thuê mướn, giúp đỡ hay chào hỏi, phải rời bỏ quê nhà “đi tha hương cầu thực” theo nghĩa đen!”
Không chỉ riêng gia đình, cả dòng họ Nguyễn Khắc và nhiều gia đình khác trong vùng bị tan nát. Nguyễn Khắc Dương viết: “Mẹ tôi! Sao lại không tự tử năm 54 như hai bà cô của tôi, như bà cụ thím của thân phụ tôi, như ông dượng chồng bà dì tôi, như biết bao nhiêu người khác đã làm trong hoàn cảnh tương tự! Thần lực nào đã giữ cho hai hàm răng của người lại để khỏi cắn lưỡi mà chết đi cho rảnh nợ đời…”
Trong “Việt Nam một thiên lịch sử’, CCRĐ được Nguyễn Khắc Viện ra sức ca tụng CCRD:“hàng trăm ngàn hecta đất đã được cấp phát cho dân nghèo”. Trong đó “Nông dân gợi lại những nỗi khốn khổ và nhục nhã của mình, vạch trần hành vi tham nhũng và tội ác của địa chủ, cường hào, những xấu xa của chế độ cũ… Phát động quần chúng thực hiện cuộc CCRĐ đã tạo nên niềm phấn khởi trong nông dân”.
Với giai cấp địa chủ Nguyễn Khắc Viện dùng những lời lẽ đầy uy lực: “Tuy vậy, các địa chủ vẫn còn giữ một phần ruộng đất khá lớn, tiếp tục bóc lột nhân dân và chính quyền thôn xã một phần vẫn còn trong tay họ; tình hình đó cản trở việc áp dụng các biện pháp nông nghiệp mà nhà nước ban bố”. ..
“kinh nghiệm cho thấy: nhiều địa chủ đã phàn nàn kêu ca hoặc thậm chí ít nhiều ra mặt chống đối. Chỉ có một cuộc phát động quần chúng nông dân mới có thể đập tan được sự chống đối đó và xóa bỏ hẳn được chế độ phong kiến cản trở tiến bộ xã hội và công cuộc giải phóng dân tộc”.
Kết thúc hai trang sách, ông Viện dẫn lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vang lên như tiếng kèn xung trận “Chưa bao giờ thấy có một làn sóng người VN đi ra mặt trận đông đảo như vậy… Hậu phương truyền đến tận người chiến sĩ ý chí quyết thắng, tinh thần kháng chiến tuyệt vời và niềm phấn khởi do CCRĐ tạo nên”.
CCRĐ trong sách của Nguyễn Khắc Viện chỉ làm một tên nịnh thần, ca tụng kẻ thù đã giết gia đình ông và nhân dân Việt Nam.
Năm 1963, khi mới về nước, Nguyễn Khắc Viện đã tuyên bố một câu mà sau đó được giới trí thức ở Hà Nội lưu truyền : “Nếu mở mắt ra, nước Việt Nam biến thành nước Pháp thì tôi đi theo chủ nghĩa tư bản, còn như phải đi 200 năm đầy máu và nước mắt để Việt Nam trở thành nước Pháp thì tôi theo Liên Xô”.
Năm 1937, ông sang Pháp học tại Đại học Y khoa Paris. Năm 1941, ông tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới nhưng do Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ nên ông không thể trở về. Trong thời gian này, ông mắc bệnh lao và phải điều trị dài hạn trong trại an dưỡng. Mãi đến năm 1947, ông mới tạm hồi phục và trở lại Paris. Tại Pháp, ông nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và Hoa Kỳ tại Đông Dương.
Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ông thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại Pari La Pensée (Tư tưởng), Esprit (Tinh thần), Europe (Châu Âu), La nouvelle critique (Phê bình mới), Cahiers du communisme (Tập san cộng sản), L’Observateur (Người quan sát), France nouvelle (Nước Pháp mới), Le monde diplomatique (Thế giới ngoại giao) dưới nhiều bút danh: Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kiên... Ông từng là Chủ tịch của Hội người Việt Nam tại Pháp (Union Générale les Vietnamiens en France).
Năm 1963, vì hoạt động cho cộng sản, ông bị trục xuất khỏi nước Pháp. Về nước ông tham gia đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Études Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm NT), xuất bản tờ "Thông tin khoa học tâm lý", đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Nguyễn Khắc Viện qua đời. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Tháng 11 năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được trao giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400.000 franc (tương đương 80.000 USD) cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm NT). Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn "Việt Nam, một thiên lịch sử".
Cha ông, cụ Nguyễn Khắc Niêm, vốn là vị quan đại thần triều Nguyễn, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tham tri Bộ Hình, hai lần giữ chức Phủ Doãn phủ Thừa Thiên, Tuần vũ tỉnh Khánh Hòa, Tổng đốc tỉnh Thanh Hóa. Cụ Niêm về hưu năm 1944. Sau 1945 cụ Niêm tham gia nhiều tổ chức văn hóa kháng chiến từ hội đồng nhân dân xã đến ủy viên chấp hành Liên Việt Liên khu IV. Lúc rảnh thì khám bệnh bốc thuốc giúp đỡ bà con trong vùng. Đến CCRĐ, ông cụ Niêm bị đấu tố, rồi bị chết trong trại. Toàn bộ gia sản bị tịch thu, gia đình bị đẩy ra đường.Ấy thế mà năm 1963, ông trở về nước giúp kẻ thù đã giết cha ông.
Ông hoàn toàn khác với Tam Ich (1). Tam Ich trọng đời ca tụng, quảng bá Marx nhưng sau 1954, được người đồng hương là Hồng Liên Lê Xuân Giáo (2) báo tin thân phụ ông bị cộng sản giết trong CCRĐ, ông liền treo cổ tự vẫn. Còn Nguyễn Khắc Viện biết cộng sản giết cha mình mà vẫn muối mặt trở về làm tôi tớ cộng sản.
Tội nghiệp cho ông, chạy theo cộng sản mà chẳng được gì. Ông được Việt Cộng phong là Đại Sứ lưu động mà chẳng có một văn phòng . Về Việt Nam, chẳng ai trải chiếu cho ông ngồi, ông phải tự tay bày việc mà làm. Ông phải sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Études Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm NT), xuất bản tờ "Thông tin khoa học tâm lý", đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Đến khi được giải thưởng Pháp, Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. thấy nuốt không trôi, ông phải nộp phần lớn khoản tiền thưởng 400.000 franc (tương đương 80.000 USD) cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm NT)
Ông cũng viết lách ra trò.Tác phẩm để đời của ông là “Việt Nam một thiên lịch sử”dày 500 trang'
+ Viết về những sĩ quan trong chế độ Việt nam Cộng Hòa (Trang 455-456):
“Từ năm 1954, hàng ngàn sĩ quan đã được Mỹ đào tạo và nhồi sọ, phần đông là những phần tử lưu manh, những kẻ mất gốc thèm khát đô la… Chúng giàu có lên ghê gớm bằng những cuộc cướp bóc trong các đợt hành quân, các vụ buôn lâu hàng hóa, vũ khí, ma túy, chúng cài bà con thân thích vào những vụ áp phe béo bở – xuất nhập khẩu, khách sạn, đĩ điếm, ma túy… Bọn đâm thuê chém mướn được dùng để thực hiện những công việc hèn hạ như tra tấn, tàn sát, đốt nhà, mưu sát… Một bộ máy tuyên truyền đồ sộ nhằm đầu độc tư tưởng văn hóa…”.
Trong bài có đoạn sau đây.
“Một khi chính quyền đã ở trong tay một nhà nước Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thì con đường đã được vạch ra sáng tỏ:
– Xóa bỏ chế độ phong kiến, loại trừ từng bước CN Tư bản và nền kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường.
– Cải cách rộng đất triệt để và hợp tác hóa nông nghiệp, đích cuối cùng là thành lập những nông trường quốc doanh.
– Phát triển nhanh chóng khu vực kinh tế nhà nước nắm trong tay toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối của cải vật chất theo một kế hoạch chi phối mọi chi tiết của hoạt động kinh tế.
– Hội nhập vào “phe XHCN”, đối lập với “phe đế quốc chủ nghĩa”.
“Ngay từ 1977, toàn thể các bộ máy của Đảng và của nhà nước, cũng như các tổ chức quần chúng – Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc, đều được huy động cho một chiến dịch rầm rộ nhằm xóa bỏ tư thương, cải tạo các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Sài Gòn thành xí nghiệp quốc doanh hoặc liên doanh, đưa tất cả nông dân miền Nam vào các hợp tác xã nông nghiệp; những hợp tác xã đã có ở miền Bắc phải nhanh chóng tiến lên quy mô đại công xã”.
Nguyễn Khắc Viện theo Việt Cộng, nhưng em ông, Nguyễn Khắc Dương , sau theo đạo Chúa, cựu quyền khoa trưởng khoa văn Đại Học Đà Lạt, lại theo Quốc gia.
Nguyễn Khắc Dương viết về mẹ: “Mẹ già tôi! Đã cần kiệm giúp thân phụ tôi giữ được thanh liêm trong lúc làm quan! Từ bị trói suốt một ngày trời để bắt nhận tội xúi dục con mình ăn trộm buồng chuối trong thửa vườn mà trước đó vài ngày mình còn là chủ nhân sở hữu. Mẹ già tôi! Hơn 20 năm với hai bàn tay trắng theo nghĩa đen, nuôi con khôn lớn sau khi chồng bị đấu tố, chết trong trại học tập và bị tịch biên toàn bộ gia sản, không ai dám thuê mướn, giúp đỡ hay chào hỏi, phải rời bỏ quê nhà “đi tha hương cầu thực” theo nghĩa đen!”
Không chỉ riêng gia đình, cả dòng họ Nguyễn Khắc và nhiều gia đình khác trong vùng bị tan nát. Nguyễn Khắc Dương viết: “Mẹ tôi! Sao lại không tự tử năm 54 như hai bà cô của tôi, như bà cụ thím của thân phụ tôi, như ông dượng chồng bà dì tôi, như biết bao nhiêu người khác đã làm trong hoàn cảnh tương tự! Thần lực nào đã giữ cho hai hàm răng của người lại để khỏi cắn lưỡi mà chết đi cho rảnh nợ đời…”
Trong “Việt Nam một thiên lịch sử’, CCRĐ được Nguyễn Khắc Viện ra sức ca tụng CCRD:“hàng trăm ngàn hecta đất đã được cấp phát cho dân nghèo”. Trong đó “Nông dân gợi lại những nỗi khốn khổ và nhục nhã của mình, vạch trần hành vi tham nhũng và tội ác của địa chủ, cường hào, những xấu xa của chế độ cũ… Phát động quần chúng thực hiện cuộc CCRĐ đã tạo nên niềm phấn khởi trong nông dân”.
Với giai cấp địa chủ Nguyễn Khắc Viện dùng những lời lẽ đầy uy lực: “Tuy vậy, các địa chủ vẫn còn giữ một phần ruộng đất khá lớn, tiếp tục bóc lột nhân dân và chính quyền thôn xã một phần vẫn còn trong tay họ; tình hình đó cản trở việc áp dụng các biện pháp nông nghiệp mà nhà nước ban bố”. ..
“kinh nghiệm cho thấy: nhiều địa chủ đã phàn nàn kêu ca hoặc thậm chí ít nhiều ra mặt chống đối. Chỉ có một cuộc phát động quần chúng nông dân mới có thể đập tan được sự chống đối đó và xóa bỏ hẳn được chế độ phong kiến cản trở tiến bộ xã hội và công cuộc giải phóng dân tộc”.
Kết thúc hai trang sách, ông Viện dẫn lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vang lên như tiếng kèn xung trận “Chưa bao giờ thấy có một làn sóng người VN đi ra mặt trận đông đảo như vậy… Hậu phương truyền đến tận người chiến sĩ ý chí quyết thắng, tinh thần kháng chiến tuyệt vời và niềm phấn khởi do CCRĐ tạo nên”.
CCRĐ trong sách của Nguyễn Khắc Viện chỉ làm một tên nịnh thần, ca tụng kẻ thù đã giết gia đình ông và nhân dân Việt Nam.
Năm 1963, khi mới về nước, Nguyễn Khắc Viện đã tuyên bố một câu mà sau đó được giới trí thức ở Hà Nội lưu truyền : “Nếu mở mắt ra, nước Việt Nam biến thành nước Pháp thì tôi đi theo chủ nghĩa tư bản, còn như phải đi 200 năm đầy máu và nước mắt để Việt Nam trở thành nước Pháp thì tôi theo Liên Xô”.
Khi Liên Xô sụp đổ, nhà báo Lê Phú Khải thẳng thắn thân tình hỏi ông :
“Khi xưa, mới về nước, bác đã nói một câu nổi tiếng về Liên Xô, nay Liên
Xô đã tan rã rồi …giờ “cụ” nghĩ sao đây?”. Vẫn điềm đạm, chân tình,
Nguyễn Khắc Viện trả lời : “ Giờ thì tôi đi theo kinh tế thị trường văn
minh chứ không phải tư bản hoang dã …”.
Trần Đưc Thảo cho biết Nguyễn Khắc Viện là một kẻ chẳng có lập trường gì cả.Y cũng một thời theo phát xít, rồi theo cộng sản. Trần Đĩnh viết :
"Trần Đức Thảo một bữa lẳng lặng đưa tôi một tờ báo Pháp cũ: Anh xem cái này! Bài báo Viện viết năm 1942-43 ở Paris ca ngợi chủ nghĩa quốc xã của Hitler. Viện giúp nhiều sinh viên Việt Nam lúc ấy mất học bổng của Pháp - Pháp đầu hàng Hitler mà - sang học Đức quốc xã. Hitler có cấp học bổng cho họ không thì tôi không biết....Nguyễn Khắc Viện cũng gửi lên Duẩn đề cương chống xu hướng tư bản ở miền Nam. Theo Viện, nó có năm nhân tố thúc đẩy là đế quốc bên ngoài chưa từ bỏ mộng trở lại, tư sản mại bản trong nước, cán bộ thoái hoá sa đoạ và phần tử lưu manh, V. V.(Đèn Cù II,Ch.I)
Về Việt Nam một thời gian, Nguyễn Khắc Viện thức tỉnh, viết những lời tố cộng:
Trần Đưc Thảo cho biết Nguyễn Khắc Viện là một kẻ chẳng có lập trường gì cả.Y cũng một thời theo phát xít, rồi theo cộng sản. Trần Đĩnh viết :
"Trần Đức Thảo một bữa lẳng lặng đưa tôi một tờ báo Pháp cũ: Anh xem cái này! Bài báo Viện viết năm 1942-43 ở Paris ca ngợi chủ nghĩa quốc xã của Hitler. Viện giúp nhiều sinh viên Việt Nam lúc ấy mất học bổng của Pháp - Pháp đầu hàng Hitler mà - sang học Đức quốc xã. Hitler có cấp học bổng cho họ không thì tôi không biết....Nguyễn Khắc Viện cũng gửi lên Duẩn đề cương chống xu hướng tư bản ở miền Nam. Theo Viện, nó có năm nhân tố thúc đẩy là đế quốc bên ngoài chưa từ bỏ mộng trở lại, tư sản mại bản trong nước, cán bộ thoái hoá sa đoạ và phần tử lưu manh, V. V.(Đèn Cù II,Ch.I)
Tóm lại cả nước khốn khổ vì cuộc ra quân đánh phá mầm mống chủ nghĩa tư
bản để củng cố trận địa xã hội chủ nghĩa đang có dấu hiệu lung
lay.(ĐC,II,Ch, 42)
Về Việt Nam một thời gian, Nguyễn Khắc Viện thức tỉnh, viết những lời tố cộng:
Chủ nghĩa xã hội ngây thơ mang tính hoàn toàn Nhà nước thúc ép tất
cả mọi người vào một cái khung áp đặt từ trên xuống, tạo ra một bộ máy
quan liêu và hào lý nặng nề, tiêu diệt óc sáng kiến của nhân dân ” ( Đổi mới – Nhà xuất bản Thanh niên - 1988 ).
Từ cái đường lối xã hội chủ nghĩa quái đản ấy đã buộc phải thực thi
những chủ trương, biện pháp sai lầm đến mức như là phản động. Nguyễn
Khắc Viện phát biểu: “… sau này theo dõi thực tế và nghĩ lại, tôi mới
thấy hợp tác hoá thực chất là tập thể hoá, tước đoạt quyền làm chủ của
người nông dân trên mảnh đất của họ. Quyền sử dụng ruộng đất ở nông
thôn, trồng gì, giá cả ra sao, chi phí thế nào … do bí thư, chủ tịch,
chủ nhiệm hợp tác xã quy định, dân không có quyền gì nữa. Bộ máy dần dần
thoái hoá, tiêu xài phung phí, lạm dụng quỹ chung của hợp tác xã, nông
dân làm ra, cuối cùng tính công điểm chẳng còn bao nhiêu. Người nông dân
không hào hứng nữa, đánh kẻng rồi mới đi làm, không còn cảnh ra đồng
sớm như trước nữa. Cuộc sống nhiều khi dựa trên thu nhập từ kinh tế gia
đình, trên đất 5% là chủ yếu, mặc dù nuôi được một con lợn, muốn bán cho
ai, bán lúc nào, giá cả ra sao, cũng không có quyền quyết định” (Ước mơ và hoài niệm – Nhà xuất bản Đà Nẵng ( Phần không được in )
Ở miền Bắc, hợp tác xã có điều kiện thuận lợi hơn nên lúc đầu cũng có
một số tác dụng, nhưng càng về sau càng bộc lộ những bất cập, kềm hãm
sản xuất ghê gớm. Thế mà sau khi giải phóng Miền Nam, Đảng vẫn chủ
trương hợp tác hoá nông nghiệp ồ ạt, đặt chỉ tiêu một cách ngông cuồn:
Năm 1980 phải hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp toàn miền Nam!
Đi theo đường lối tiến lên chủ nghiã xã hội bằng những chủ trương, biện
pháp hết sức sai lầm, Đảng đã nghèo khổ hoá nhân dân và đẩy đất nước đến
bờ vực thẳm. Tuy nhiên, khi chợt bừng tỉnh, Đảng lại đi từ sai lầm tả
khuynh đến sai lầm hữu khuynh khi giương cao khẩu hiệu “Đảng viên cũng
phải biết làm giầu”. Thực tế ấy làm Nguyễn Khắc Viện trăn trở : “Cách
mạng Pháp nêu khẩu hiệu “ Tự do-Bình đẳng-Bác ái ”. Trên cái nền “Tự
do-Bình đẳng-Bác ái“ ấy mà nước Pháp trở thành giầu có. Nếu chỉ nêu khẩu
hiệu làm giầu mà bất chấp mọi thứ thì sẽ dẫn đến chụp giựt, sa đọa,
lừa đảo, phá hoại cả môi trường nhân văn và môi trường sinh thái” (
Nguyễn Khắc Viện, tác phẩm – Tập 2- Nhà xuất bản Lao động ).
Ông viết bài Chống tiêu cực” vạch rõ : “Tình trạng cán bộ tham ô, ức hiếp nhân dân, không chỉ là trái đạo đức, mà còn là vấn đề chính trị”.
Ông viết bài Chống tiêu cực” vạch rõ : “Tình trạng cán bộ tham ô, ức hiếp nhân dân, không chỉ là trái đạo đức, mà còn là vấn đề chính trị”.
Kiến nghị bảy điểm
Khi tình hinh xã hội đã trở nên rất nghiêm trọng, ông viết “Thất trảm sớ” gửi Quốc hội. Nội dung tóm tắt như sau :
1 - Đường lối đề ra tiến lên sản xuất lớn XHCN, nhưng phải điều chỉnh lại để sản xuất nhỏ cũng có vị trí nhất định.
2 - Phải mở rộng quan hệ quốc tế rộng rãi, trước hết là với các nước anh em đã có quan hệ lâu năm. Việc làm ăn với Liên Xô nên đàng hoàng, thân tình, cởi mở hơn, không để cho tinh thần chống chủ nghĩa xét lại khống chế một cách nặng nề.
3 - Ở các cấp có 2 bộ máy mà bộ máy Đảng đứng trên bộ máy Nhà nước thì bộ máy Nhà nước không thể có hiệu lực, không thể nào phát triển kinh tế, văn hoá được.
4 - Thưởng phạt phải nghiêm minh.
5 - Báo chí chỉ thông tin một chiều nên không phản ánh được dư luận của nhân dân. Chế độ kiểm duyệt quá sát sao, không cho đăng ý kiến của quần chúng nên đã dẫn đến những sai lầm.
6 - Đáng nhẽ khoa học xã hội phải đi trước một bước nhưng vì phải đợi chủ trương đường lối để minh hoạ nên chẳng đóng góp được gì xứng đáng.
7 - Đại hội lần thứ 2 của Đảng (1951) đã xác định đường lối cơ sở Đảng ta dựa trên căn bản chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Cần nghiên cứư lại tác hại của tư tưởng Mao Trạch Đông để xoá bỏ tàn tích của nó.
2 - Phải mở rộng quan hệ quốc tế rộng rãi, trước hết là với các nước anh em đã có quan hệ lâu năm. Việc làm ăn với Liên Xô nên đàng hoàng, thân tình, cởi mở hơn, không để cho tinh thần chống chủ nghĩa xét lại khống chế một cách nặng nề.
3 - Ở các cấp có 2 bộ máy mà bộ máy Đảng đứng trên bộ máy Nhà nước thì bộ máy Nhà nước không thể có hiệu lực, không thể nào phát triển kinh tế, văn hoá được.
4 - Thưởng phạt phải nghiêm minh.
5 - Báo chí chỉ thông tin một chiều nên không phản ánh được dư luận của nhân dân. Chế độ kiểm duyệt quá sát sao, không cho đăng ý kiến của quần chúng nên đã dẫn đến những sai lầm.
6 - Đáng nhẽ khoa học xã hội phải đi trước một bước nhưng vì phải đợi chủ trương đường lối để minh hoạ nên chẳng đóng góp được gì xứng đáng.
7 - Đại hội lần thứ 2 của Đảng (1951) đã xác định đường lối cơ sở Đảng ta dựa trên căn bản chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Cần nghiên cứư lại tác hại của tư tưởng Mao Trạch Đông để xoá bỏ tàn tích của nó.
Ông kêu gọi làm cách mạng : “ Trước kia chúng ta đã dựng nên một cuộc
cách mạng dân tộc, nhân dân, quốc tế rộng lớn chống đế quốc ngoại xâm.
Chúng ta đã tiến hành mấy cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều mặt, để chống
lại tư bản man rợ, không để nó tác oai tác quái, nay phải dựng nên một
mặt trận dân tộc, nhân dân, quốc tế còn rộng hơn; tiến hành một cuộc
kháng chiến mới lâu dài hơn, đa dạng hơn, mới mong hạn chế được tham
nhũng, bảo vệ được môi trường, giảm nhẹ bất công xã hội, phân hoá giầu
nghèo, giữ gìn được thuần phong mỹ tục, phát huy tình người, tôn trọng
quyền phụ nữ, trẻ em, các nhóm thiểu số. Một cuộc kháng chiến nhiều mặt
với báo chí, tivi, sách vở, phim ảnh. Thành lập đủ các thứ hội đoàn,
đình công, biểu tình … không bỏ sót ngóc ngách nào, trong nước, ngoài
nước, đứng ở bất cứ vị trí nào cũng có thể tham gia … Chúng ta sẽ làm
cho những tư tưởng dân chủ, công bằng xã hội, tinh thần quốc tế, tình
nghĩa giữa người và người thâm nhập vào đại chúng. Kỹ thuật hiện đại
trao cho chúng ta đầy đủ phương tiện làm việc này, biến tư bản man rợ
thành tư bản văn minh. Hãy cùng nhau bước vào cuộc kháng chiến mới ” (
Bài “ Bước và cuộc kháng chiến mới ” ( tháng 6 năm 1993) .
Kêu gọi bằng “ hịch”, lại kêu gọi bằng thơ :
Có những người đã thức dậy
Lúc gà chưa gáy
Biết bao nhiêu còn ngái ngủ
Gáy lên đi, gà ơi !
Cho đời rộn lên, người người tỉnh thức
…
Cho con người đứng thẳng lên
…
Không cúi đầu trước quyền lực …
Lúc gà chưa gáy
Biết bao nhiêu còn ngái ngủ
Gáy lên đi, gà ơi !
Cho đời rộn lên, người người tỉnh thức
…
Cho con người đứng thẳng lên
…
Không cúi đầu trước quyền lực …
Ông vạch ra một tiến trình :
“Quá trình dân chủ hoá thể hiện qua mấy khâu :
- Đầu tiên là nhận thức của số đông là mỗi người có quyền làm công dân,
có quyền suy nghĩ, nói lên ý của mình, không ai được xâm phạm những
quyền cơ bản mà hiến pháp và pháp luật đã quy định
- Báo chí trở thành công cụ sắc bén của dư luận
- Các cơ quan dân cử như Quốc hội, các đoàn thể làm nhiệm vụ là thay mặt cho dân, chứ không làm “ cây cảnh ” nữa
- Những cơ quan tư pháp giữ tính độc lập, xử theo pháp luật, không chấp nhận một sức ép nào do bất kỳ từ đâu ”
- Báo chí trở thành công cụ sắc bén của dư luận
- Các cơ quan dân cử như Quốc hội, các đoàn thể làm nhiệm vụ là thay mặt cho dân, chứ không làm “ cây cảnh ” nữa
- Những cơ quan tư pháp giữ tính độc lập, xử theo pháp luật, không chấp nhận một sức ép nào do bất kỳ từ đâu ”
Hỏi ông có tin vào hiệu năng đấu tranh của lực lượng dân chủ, ông trả
lời : “ Theo tôi, nếu mọi người tiếp tục đấu tranh thì có 80% công cuộc
đổi mới sẽ thành công, nhưng cũng còn 20% bất trắc, chủ yếu do sức chống
đối của những người được hưởng đặc quyền đặc lợi mà bộ máy cũ mang lại
cho họ ”
Nguyễn Khắc Viện dám vuốt râu cọp.Ông họa thơ Tố Hữu :
Nguyễn Khắc Viện dám vuốt râu cọp.Ông họa thơ Tố Hữu :
Năm mươi năm ấy vẫn còn thơ
Từ bấy đua chen mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa hết dại
Con tằm rút ruột chẳng còn tơ
Thuyền con quá tải không qua sóng
Mộng lớn tài hèn chớ ước mơ
Với giá, lương, tiền dân khốn đốn
Trăm năm bia miệng, hỡi nhà thơ!
Từ bấy đua chen mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa hết dại
Con tằm rút ruột chẳng còn tơ
Thuyền con quá tải không qua sóng
Mộng lớn tài hèn chớ ước mơ
Với giá, lương, tiền dân khốn đốn
Trăm năm bia miệng, hỡi nhà thơ!
(Bài thơ của Tố Hữu đăng trên báo Văn nghệ, lúc ấy được rất nhiều người họa là :
Trên năm mươi tuổi Đảng và thơ
Từ ấy hồn vui mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa cạn ý
Con tằm rút ruột vẫn còn tơ
Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngã
Nghiệp lớn muôn đường lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ )
Từ ấy hồn vui mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa cạn ý
Con tằm rút ruột vẫn còn tơ
Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngã
Nghiệp lớn muôn đường lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ )
… Thế rồi ! những tai ương bắt đầu bổ xuống đời ông.Báo Nhân Dân và hầu
hết các báo cấm chỉ không đăng bài ký tên Nguyễn Khắc Viện nữa. Chẳng
những thế, sau khi đài BBC phát thư kiến nghị của ông gửi Đại hội VII
thì trong nước dấy lên một chiến dịch rầm rộ công kích, lên án ông. Khởi
đầu là báo Nhân Dân tung ra một loạt bài, không nêu rõ tên Nguyễn Khắc
Viện nhưng trích một vài đoạn trong bức thư rồi quy chụp rằng người viết
những dòng như thế là có ý đồ thâm hiểm, mượn cớ dân chủ tự do để chống
cách mạng, chống Đảng.
Tháng 5 năm 1991, báo công an Thành phố Hồ Chí Minh loan báo trong màng
lưới tay sai cho gián điệp, có một tên gián điệp ở Pháp về. Cùng luận
điệu đó, có bài ghi rõ tên đầy đủ, có bài ghi tắt N.K.V. Cán bộ tuyên
huấn của Đảng đi nói chuỵện khắp nơi rằng trong nước có một nhóm chống
Đảng, chống cách mạng mà Nguyễn Khắc Viện là một phần tử.
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6 năm 1991, câu lạc bộ Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tổ chức buổi nói chuyện về tâm lý trẻ con. Khi biết diễn giả là Nguyễn Khắc Viện, lệnh trên truyền xuống phải huỷ bỏ buổi nói chuyện này. Cuối năm đó, khai mạc Phòng khám Tâm lý Trẻ em tại bệnh viện Đống Đa. Đây là Phòng Khám Tâm lý trẻ em đầu tiên ở nước ta. Vô tuyến truyền hình đến quay phim. Nguyễn Khắc Viện là người sáng lập tổ chức, chủ trì buổi lễ và đọc diễn văn giới thiệu ý nghĩa, mục đích việc thành lập cơ sở này. Nhưng, khi phát hình buỗi lễ lên sóng, người ta cắt đi tất cả những đoạn có hình ảnh Nguyễn Khắc Viện.
Rồi Quận uỷ Hoàn Kiếm lôi Nguyễn Khắc Viện ra đấu tố, bắt đứng lên kiểm
điểm. Ông từ tốn nhưng kiên nghị nói : Nếu Quận uỷ muốn sinh hoạt chi bộ
trao đổi quan điểm và thảo luận về những điều đúng, sai thì tôi làm,
còn kiểm điểm thì không, vì tôi không có lỗi gì.
Cứ thế, ngày mỗi ngày càng nồng nực trong xã hội những dư luận xấu.
Nguyễn Khắc Viện bị bôi bẩn, bị thoá mạ, bị săn đuổi, bị hăm doạ một
cách rất tàn khốc, rất đểu cáng.
Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ và là một bệnh nhân ho lao mãn tính, thế mà ông vỗ ngực xưng rằng ông sáng chế ra phương pháp thở và nhờ phương pháp này mà trị lành bệnh. Phương pháp thở (điều tức ) đã có từ lâu trong thiền định và Yoga, và đã có trước thời đưc Phật đản sanh thể mà ông loạn ngôn. Dẫu sao, phương pháp hit thở cũng chỉ là một khoa dưỡng sinh, và nó đâu làm cho ông hết bệnh!
Tóm lại, Nguyễn Khắc Viện là người con bất hiếu vì biết cha bị cộng sản giết mà vẫn theo cộng sản phản bội cha mẹ và nhân dân Việt Nam. Ông là một người bất nghĩa vì đã quyến rũ vợ bạn.
Cuối cùng, ông là một kẻ đại ngôn!
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Dư Âm Của Tiếng Trống Khai Trường
Với thực tế chục triệu học sinh phổ thông Việt nam đang bị vắt kiệt tuổi thơ với hy vọng sau 12 năm sẽ trèo được lên chiếc “xe đò” mang tên Đại học, trong khi mẹ cha vật lộn, thậm chí bán cả ruộng nương trả “vé xe” vậy mà “đến bến” thì trăm ngàn cử nhân lại “đứng đường.”
Hoàng Kim Phúc (BBC)
Hôm 5 tháng 9 năm 2017, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh trống khai giảng năm học mới tại trường Lê Ngọc Hân – Mỹ Tho. Cùng ngày, Chủ tịch UBND Thành Phố Nguyễn Đức Chung cũng đánh trống khai trường tại quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Dù mùa tựu trường đã qua nhưng dư âm của những tiếng trống vẫn còn lùng bùng trong đầu óc của
hằng chục triệu phụ huynh học sinh bởi hằng trăm bài báo, về tệ trạng lạm thu, trên hệ thống truyền thông của nhà nước VN:
- Quái thai của xã hội hóa giáo dục là lạm thu
- Phụ huynh bắt đầu chóng mặt với các khoản thu đầu năm
- Phụ huynh tố nhà trường lạm thu, hiệu trưởng giải thích 'đây có thể là âm mưu chính trị
- Phụ huynh không đóng tiền, giáo viên bêu tên học sinh trước lớp
- Trường lạm thu, cha mẹ nghèo méo mặt
- Phụ huynh cho con nghỉ học để phản đối lạm thu
- Nói thẳng: Giáo dục ngấm mùi tiền
Nguồn ảnh: VNTB
Bẩy mươi hai năm trước, cũng vào ngày khai trường, hôm 3 tháng 9 năm 1945, Chủ Tịch Nước Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.” Ai mà dè là “nền giáo dục của một nước độc lập” lại ... “ngấm mùi tiền,” và (xem chừng) ngấm đậm:
“A Transparency International report
has found Vietnam to have the second highest bribery rates for public
schools in the Asia Pacific region. It costs up to $3,000 to buy a place
at the most sought after public schools, a huge expense in a country
where annual average incomes barely top $2,200. (Theo Tổ Chức Minh
Bạch Quốc Tế thì VN đứng hạng nhì trong khu vực Á Châu Thái
Bình Dương về giá hối lộ cho một năm học vào trường công lập.
Phải trả ba ngàn đồng để mua một chỗ ngồi học trong những
trường công lập uy tín là một khoảng tiền rất lớn trong một
đất nước mà lợi tức trung bình hằng năm chỉ nhỉnh hơn hai ngàn
hai trăm đô chút xíu).”
Tiền nào của đó chăng? Đầu tư tốn kém quá xá như vậy thì thành quả ra sao?
Ngày 15.9, Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội cùng Tổng Cục Thống Kê đã
tổ chức họp báo công bố kết quả bản tin cập nhật thị trường lao động quý
2/2017. Theo đó,
cả nước hiện đang có 1,08 triệu người thất nghiệp, trong đó có 25% là
thất nghiệp dài hạn tức thất nghiệp liên tục trong hơn 12 tháng... Đáng
lo ngại hơn cả là đa số trường hợp thất nghiệp, trong đó có tới
183.100 cử nhân, tăng 44.200 người so với quý 1/2017.
Con số vừa dẫn e còn rất thấp hơn sự thật rất xa. Và sự thực “đáng ngại” này đã được Tiến Sĩ Hoàng Kim Phúc ví von rất là hình tượng:
"Với thực tế chục triệu học sinh phổ thông Việt nam đang bị vắt kiệt
tuổi thơ với hy vọng sau 12 năm sẽ trèo được lên chiếc “xe đò” mang tên
Đại học, trong khi mẹ cha vật lộn, thậm chí bán cả ruộng nương trả
“vé xe” vậy mà “đến bến” thì trăm ngàn cử nhân lại “đứng đường.”
Một trong những vị cử nhân “đứng đường” này, rất có thể,
chính là tác giả của câu thơ nổi tiếng (đang) được lưu truyền
ở VN: “Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng, đ... mẹ đời, đ... má tương lai.”
Trước tình trạng (đ... mẹ & đ... má) này, Ban Bí Thư T.Ư Ðảng ra chỉ thị số 42-CT/TW: Tăng
Cường Sự Lãnh Đạo Của Ðảng Đối Với Công Tác Giáo Dục Lý Tưởng Cách
Mạng, Đạo Đức, Lối Sống Văn Hóa Cho Thế Hệ Trẻ Giai Đoạn 2015 – 2030, với “năm nhiệm vụ và giải pháp” rất ... mơ hồ:
“Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong
chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với
yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Một bộ phận giới
trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng,
thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Một số
ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn
xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp.
Chỉ thị của Ban Bí thư đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó xác định
việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống văn hóa cho thế
hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và cần đầu tư thích đáng. Đảng
kêu gọi việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức và lối sống trong một bộ phận đảng viên để làm gương cho giới
trẻ...”
Có lẽ vì không biết cách nào để thực hiện chỉ thị (“học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí”) của Ban Bí Thư nên ông Bộ
Trưởng Giáo Dục Việt Nam đã ra đi “tìm đường cứu hoả” – theo
như tin loan của báo SGGP, số ra ngày 30 tháng 8 năm 2017:
“Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT vừa
có chuyến thăm và làm việc với nhiều cơ quan giáo dục của Phần Lan. Việt
Nam và Phần Lan trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về
Toán, Khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình
đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan...”
Mai hậu ra sao thì chưa biết nhưng kể từ đây thì “nền giáo dục của một nước độc lập” là ... kể như chấm hết. Chả thấy ai tỏ lòng thương tiếc, đã đành; bên dưới bản tin thượng dẫn (“Việt Nam Nghiên Cứu Nhập Khẩu Chương Trình Đào Tạo Của Phần Lan”) nhiều độc giả đã không dấu được niềm vui, cùng “tiếng thở phào” nhẹ nhõm:
- Nguyễn Hữu Kháng: Có lẽ đây là con đường đi hợp lí và rẻ tiền.
- Lê Hoàng Tâm: Đừng nhập hàng giả, hàng thiếu chất lượng như thuốc trị ung thư là được.
- Chonle: Nhớ nhập khẩu chế độ lương cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục đó luôn nghen!
- Ngọc Thanh: Vậy đi cho nó lành.
TRỌNG ĐẠT * AI ĐÃ CHÔN VÙI GIẤC MỘNG CỦA BÀ CLINTON
AI ĐÃ CHÔN VÙI GIẤC MỘNG CỦA BÀ HILLARY CLINTON?
TRỌNG ĐẠT
Hillary Clinton nay lại thành đề tài bàn luận sôi nổi của truyền thông qua cuốn sách mới xuất bản của bà, Clinton làm sống lại cuộc tranh cử Tổng thống ầm ĩ trong năm vừa qua. Sau hơn nửa năm yên lặng để viết hồi ký, nay bà lại đăng đàn diễn thuyết, chỉ trích kết quả cuộc bầu cử là gian dối (Hillary Clinton Says Election Results Could Be Fake). Clinton vẫn cay đăng về sự thất bại năm 2016, không ngớt lời chỉ trích, lên án Donald Trump người mà bà nghĩ là đã đoạt ngôi vị của mình bằng con đường bất chính.
TRỌNG ĐẠT
Hillary Clinton nay lại thành đề tài bàn luận sôi nổi của truyền thông qua cuốn sách mới xuất bản của bà, Clinton làm sống lại cuộc tranh cử Tổng thống ầm ĩ trong năm vừa qua. Sau hơn nửa năm yên lặng để viết hồi ký, nay bà lại đăng đàn diễn thuyết, chỉ trích kết quả cuộc bầu cử là gian dối (Hillary Clinton Says Election Results Could Be Fake). Clinton vẫn cay đăng về sự thất bại năm 2016, không ngớt lời chỉ trích, lên án Donald Trump người mà bà nghĩ là đã đoạt ngôi vị của mình bằng con đường bất chính.
Cách đây
hai tháng, vào ngày 27-7-2017, một bản tin trên US Today của HILLEL
ITALIE nói Hillary Clinton đạt tên cuốn sách mới là Những Gì Đã Sẩy Ra (Hillary
Clinton calling new book ‘What Happened’). Tác giả bài viết kể sơ những
lý do ( Clinton nêu ra) đã khiến bà thất cử, trước hết do Nga can thiệp
sau do ông Giám đốc FBI Comey …
Và bây giờ
bà đã ra mắt sách … Chuyện bầu cử Tổng thống tại Mỹ cứ bốn năm một lần,
nó y như cơm bữa chẳng có gì lạ, các ứng cử viên sau khi thất cử thường
giữ im lặng cho qua luôn. Riêng Clinton vẫn còn bị nhiều ám ảnh, cay cú,
tiếc nuối về sự thất bại của mình nên đã kể lại đầu đuôi cuộc tranh cử
đầy tranh cãi ì xèo vừa qua. Nhiều người cho là ông Donald Trump đã kết
thúc sự nghiệp chính trị của Clinton , chính bà cũng tin như vậy, nếu
nghĩ thế thì thật oan cho ông Trump. Nói cho công bằng chính Obama là
người đã chôn vùi giấc mộng Nữ Tổng thống đầu tiên của bà chứ không phải
Donald Trump.
Không nói
xa xôi cho nhiều, chỉ tính từ sau Thế chiến và cuộc chiến Cao Ly cho tới
nay đã 64 năm, mặc dù 4 năm bầu cử Tổng thống một lần nhưng trên thực
tế người dân bầu cho một đảng giữ Hành pháp hai nhiệm kỳ. Chỉ trừ một
trường hơp đặc biệt Cộng hòa làm 3 nhiệm kỳ dưới thời TT Reagan
(1981-1989) và TT Bush cha (1990-1993). Sở dĩ như vậy vì Reagan là một
Tổng thống (CH) vào hàng ngoại hạng, không ai có thể sánh được với ông
và phó TT Bush cha dựa vào uy tín của ông được làm thêm một nhiệm kỳ
nữa. Nói chung thì Con Lừa ở Tòa Bạch Ốc 8 năm rồi tới Con Voi, hết Cấp
tiến tới Bảo thủ, quan phủ đi thì quan tri nhập.
Một đảng
muốn làm ba nhiệm kỳ thật khó lắm, nó khó hơn trúng số. Sau khi một đảng
đã làm hai nhiệm kỳ họ cũng đưa ứng cử viên ra tranh cử tiếp nhưng thật
ra chỉ cho vui thôi, cử tri không bao giờ muốn một đảng cầm quyền quá
lâu, họ sợ độc tài. Người dân muốn thay đổi, thường thì một đảng sau khi
cầm quyền 8 năm không mấy khi đáp ứng trọn vẹn được nguyện vọng của họ.
Thưa quí vị, sở dĩ tôi dông dài như vậy vì nó là yếu tố then chốt của chủ đề tôi trình bẩy ở đây.
Cuộc tranh cử bị lãng quên
Trong bài
này tôi sẽ chú trọng nhiều vào cuộc tranh cử sơ bộ Tổng thống của Dân
chủ năm 2008 vì nó có ảnh hưởng quyết định tới giấc mộng vàng của
Hillary Clinton. Cuộc tranh cử đã thật sôi động ầm ĩ một thời mà ngày
nay đã bị cát bụi thời gian phủ kín
Cách đây
khoảng 7, 8 năm có một bài viết về những người đàn bà thành công nhất
Hoa Kỳ, tác giả kể tên bà Oprah, Nữ hoàng Talk show và có so sánh như
sau: Oprah mới là người đàn bà thành công vì bà đi từ đáy xã hội lên,
Hillary Clinton không được coi như vậy vì bà dựa vào chồng làm Tổng
thống mà lên. Thật vậy nêu ông Bill Clinton không phải là chủ nhân Tòa
Bạch Ốc thì sẽ không ai biết đến bà Hillary.
Bill Clinton
tranh cử Tổng thống và thắng Bush cha ngày 3-11-1992. Suốt hai nhiệm kỳ
từ 1993 tới 2000 TT Bill đã chuẩn bị cho bà Phu nhân ra ứng cử, ông
giúp người da đen rất nhiều, nhất là cải thiện trợ cấp (especially
welfare reform) để lấy phiếu của họ sau này. Có người cho là ông Bill
chẳng mất gì, chỉ lấy của chùa cho miễu.
Năm 2015 trong cuộc tranh cử sơ bộ, một người da đen đã dơ cao tấm biển ngữ lớn “chúng tôi nhớ ơn gia đình Clinton mãi mãi “we are forever grateful” Nữ văn sĩ da đen Nobel văn chương 1993 Toni Morrison, ca ngợi TT Clinton “Ông là Tổng thống da đen đầu tiên của chúng tôi” để nhớ ơn ông. Chuẩn bị kỹ càng như thế tưởng là chắc ăn như bắp vậy mà vẫn sẩy, nhưng mấy ai học được chữ ngờ.
Năm 2015 trong cuộc tranh cử sơ bộ, một người da đen đã dơ cao tấm biển ngữ lớn “chúng tôi nhớ ơn gia đình Clinton mãi mãi “we are forever grateful” Nữ văn sĩ da đen Nobel văn chương 1993 Toni Morrison, ca ngợi TT Clinton “Ông là Tổng thống da đen đầu tiên của chúng tôi” để nhớ ơn ông. Chuẩn bị kỹ càng như thế tưởng là chắc ăn như bắp vậy mà vẫn sẩy, nhưng mấy ai học được chữ ngờ.
Năm 2000 Phó TT Gore tranh cử Tổng thống nhưng thua Bush con với tỷ lệ rất sít sao, Cộng Hòa trở lại Tòa Bạch Ốc
Bà Hillary
Clinton ra ứng cử và thành Thượng nghị sĩ tiểu bang Nữu ước từ 2001 tới
2009 để lấy uy tín ra tranh cử Tổng thống năm 2008. Cho tới nay bà đã
hai lần tranh cử Tổng thống và đã suýt làm Nữ tổng thống đầu tiên, lần
thứ nhất năm 2008 Clinton tranh cử nội bộ đảng Dân chủ với Obama và năm
2016 tranh cử Tổng thống với Donald Trump (CH) như quí vị đều đã biết.
Năm 2008
phía Dân chủ có 10 ứng cử viên ra tranh cử sơ bộ, sở dĩ họ ra đông như
vậy vì thấy thời cơ đã tới. Cộng Hòa đã làm hai nhiệm kỳ, người dân quá
chán cuộc chiến Iraq của TT Bush con, đây là cơ hội tốt đề Dân chủ trở
lại Tòa Bạch Ốc. Mười ứng cử viên đa số là Thượng nghị sĩ như sau:
1-Thượng
nghị sĩ Barack Obama, 2-Joe Biden TNS, 3-Hillary Clinton, TNS,
4-Christopher Dodd, TNS, 5-John Edwards, cựu TNS, 6-Mike Gravel, cựu
TNS, 7-Dennis Kucinich, dân biểu, 8-Bill Richardson, Thống đốc, 9-Evan
Bayh, cựu Thống đốc, 10-Tom Vilsack, cựu Thống đốc.
Hai ông
Evan Bayh và Tom Vilsack, bỏ tranh cử từ đầu, còn lại những người ít
phiếu rút lui dần dần, sau cùng chỉ còn hai ứng cử viên kỳ phùng địch
thủ Obama và Clinton . Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một người
lai da den (Obama) và một phụ nữ ( Clinton ) được đảng đưa ra tranh cử
Tổng thống.
Bà Clinton
và Obama tranh cử rất gay go từ đầu năm 2008 cho tới tháng 6 thì kết
thúc, Clinton thua Obama về cử tri đoàn nhưng vẫn chiến đấu dai dẳng đến
cùng cho tới khi biết là thua mới chịu bỏ cuộc vào đầu tháng 6. Obama
đã quyên góp được khoảng 200 triệu nhiều gấp ba lần quĩ của bà Clinton ,
ông lại được giới trẻ ủng hộ mạnh. Tại nhiều nơi Obama chi tiền gấp hai
gấp ba lần Clinton , bà ta đuối sức, khi gần tàn cuộc tranh cử đã thiếu
tiền và cuối cùng phải thiếu nợ 18 triệu.
Trong 4
ngày Ðại hội đảng Dân chủ (25-8 tới 29-8-2016) tổ chức tại Denver
Colarado, Clinton cũng được ghi vào danh sách đề cử nhưng cuối cùng
Obama đã đươc đảng Dân chủ chính thức cử làm đại diện trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008.
Obama hơn
phiếu Clinton về Cử tri đoàn nhưng tương đối thôi, cả hai không đủ số
phiếu đòi hỏi 2,117 để thành ứng cử viên chính thức. Obama ước lượng
được 487 phiếu Siêu đại biểu thành 2,272 phiếu đủ số phiếu đòi hỏi
(2,117) thành ứng cử viên chính thức, Clinton ước lượng được 246 phiếu
Sđb thành 1,978. Về phiếu phổ thông Clinton hơn Obama 270 ngàn
(17,857,501 so với 17,584,692) nhưng không được tính tới (1)
Qui chế tranh cử sơ bộ của Dân chủ khác Cộng hòa ở chỗ họ có phiếu Siêu đại biểu (superdelegate) của các đảng viên chức sắc, họ muốn bầu cho ai thì bầu. Tổng cộng có 4, 233 phiếu cử tri đoàn tại cuộc bầu cử sơ bộ Dân chủ, trong số này có dưới 15% là phiếu Siêu đại biểu (thí dụ 713 người).
Siêu đại biểu có thể lựa ứng cử viên đại diện đảng theo ý mình, nghĩa là đảng đóng vai chính trong việc lựa chọn ứng cử viên chính thức. Mệnh danh Dân chủ nhưng nguyên tắc này của họ lại phản dân chủ, nó cũng hơi giống kiểu xã hội chủ nghĩa, đảng cử dân bầu
Siêu đại biểu có thể lựa ứng cử viên đại diện đảng theo ý mình, nghĩa là đảng đóng vai chính trong việc lựa chọn ứng cử viên chính thức. Mệnh danh Dân chủ nhưng nguyên tắc này của họ lại phản dân chủ, nó cũng hơi giống kiểu xã hội chủ nghĩa, đảng cử dân bầu
Cuộc tranh
cử sơ bộ đảng Dân chủ năm 2008 gây bất ngờ, chia rẽ giữa những người ủng
hộ. Có lẽ đây là kỳ tranh cử nội bộ sôi nổi và kéo dài nhất từ trước
tới nay, hai bên tranh giành nhau từng tấc đất trong suốt nửa năm trời.
Trước tháng
1 năm 2008 ông Obama chỉ là một người vô danh không ai biết tới nay
thắng cử vẻ vang trong cuộc chạy đua sơ bộ tạo nhiều ngạc nhiên. Gia
đình Clinton giầu có, từ ngày hết làm tổng thống ông đi du thuyết, tham
gia các chương trình Talk show đã thu được nguồn lợi tức lớn hàng trăm
triệu (theo lời gia đình Clinton). Bà Clinton có nhiều kinh nghiệm chính
trường, 8 năm Đệ nhất phu nhân, 8 năm Thượng nghị sĩ, đã chuẩn bị tranh
cử 8 năm trời cuối cùng thua một ứng cử viên lai da đen nghèo, không có
tiếng tăm. Đúng là ký ca ký cóp cho cọp nó xơi!
Dư luận cho
là đảng Dân chủ đã thiên vị Obama, cố tình gạt Clinton ra khỏi cuộc
đua, họ đã yểm trợ, cổ võ cho Obama cật lực, các chính khách thế lực của
đảng như Thượng nghị sĩ Kennedy, John Kerry hoặc thống đốc Bill
Richardson (New Mexico) đã lên tiếng ủng hộ Obama, đa số các Siêu đại
biểu của đảng cũng ủng hộ Obama. Có bình luận cho rằng đảng (Con Lừa)
yểm trợ hết mình cho Obama để ngăn cản không cho gia đình Clinton trở
lại Tòa Bạch ốc, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của gia đình chứ không nghĩ
tới quyền lợi đảng, đất nước.
Cuộc tranh
cử sơ bộ Dân chủ Mỹ năm 2008 đã có nhiều biểu hiện thiếu dân chủ, thiên
tư thiên vị trắng trợn, khi tranh cử đã gần tàn, Obama và Clinton đang
chạy đua nước rút, nhiều vị chức sắc Dân chủ, Thượng nghị sĩ, Thống
đốc…la làng ép Clinton phải rút lui.
-Yêu cầu bà chấm dứt vận động và nhường bước cho ông Obama để tránh gây chia rẽ nội bộ.
Thật là
khôi hài, đã là tranh cử dân chủ tự do lại có trò bắt ép ứng cử viên bỏ
cuộc nhường bước cho đối thủ, thế thì tổ chức bầu cử làm gì?
Thái độ bất
công con yêu, con ghét của đảng đã khiến cho những người ủng hộ Clinton
vô cùng bất mãn, ngay người ngoại cuộc cũng phải khó chịu, ai cũng thấy
chướng tai gai mắt. Tổng cộng có khoảng 18 triệu cử tri bất mãn, họ nói
sẽ dồn phiếu cho Cộng Hoà. Đảng phải đứng ra hòa giải thương lượng,
Clinton đã mắc nợ 18 triệu vì mượn tiền tranh cử và đã phải chấp nhận ủng hộ Obama để được ông ta trả dùm cho món nợ này.
Obama thắng
cử trong kỳ sơ bộ với Clinton và rồi kỳ tranh cử Tổng thống với McCain
là do phiếu của người da trắng vì họ chiếm 65% dân số. Obama với khẩu
hiệu “Change, yes we can” rất ăn khách trong khi người dân đang mong mỏi
sự thay đổi, chính phủ Cộng hòa của TT Bush con bị coi là đi sai đường
(wrong track)
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp dưới thời TT Bush con rất thấp (2)
công ăn việc làm dư thừa nhưng bị thất nhân tâm vì sa lầy vào cuộc
chiến Iraq . Một cái xui xẻo nữa là đúng khi ngày bầu cử tháng 11 đã gần
kề, thị trường địa ốc khủng hoảng khiến cho nhiều ngân hàng, công ty
phá sản, thị trường chứng khoán lao xuống đáy vực, Dow Jones mất khoảng 8 ngàn tỷ, thất nghiệp đầy cả ra … người ta quá sợ Cộng hòa nên phải dồn phiếu cho Dân chủ.
Trong cuộc
bầu cử TT ngày 4-11-2008, Obama thắng Thượng nghị sĩ McCain dễ dàng được
365 phiếu cử tri đoàn so với 173 phiếu của John McCain, ông cũng hơn
McCain gần 10 triệu phiếu phổ thông. Cử tri bầu cho Dân chủ vì họ quá
chán đảng Con Voi cộng thêm với sự ủng hộ toàn diện, sôi nổi ầm ĩ của đa
số truyền thông báo chí dành cho gà nhà Obama
Đó là bất
hạnh lớn cho gia đình Clinton , bao nhiêu năm trời chuẩn bị công phu,
thời cơ đã tới, cơm tới miệng mà không ăn được. Tự nhiên có một Ứng cử
viên lai Châu Phi nhẩy ra khiến cho bao nhiêu phiếu của người da đen tự
nhiên không cánh bay đi hết. Sự thực Obama cũng hơn Clinton ở tài diễn
thuyết và giỏi tranh cử, có khẩu hiệu hấp dẫn “Change yes we can” trong
khi Clinton không có đường hướng, chính sách nào rõ rệt.
Tháng 8 năm
2008, Obama đã chôn vủi giấc mộng Nữ tổng thống của Clinton, năm 2008
là cơ hội duy nhất cho Clinton có thể thắng cử vì Cộng Hòa đã làm hai
nhiệm kỳ, người ta quá sợ Cộng hòa. Dịp may chỉ đến một lần, con người
ta dẫu khôn đến mấy cũng chẳng ai khôn hơn được ông Trời
Clinton thở dài trả lời phỏng vấn về tương lai chính trị của bà “Con đường tranh cử Tổng thống đã hết ”
Bà ta nói không hoàn toàn đúng, phải nói là bà vẫn còn tranh cử Tổng thống được nhưng không thể đắc cử.
Giấc mộng Nam Kha
Bà Clinton
nói không hy vọng gì ở tương lai nhưng thực ra, sau đó bà lại chuẩn bị
kỹ càng cho cuộc tranh cử tám năm sau 2016. Một sự trùng hợp, Clinton có
kế hoạch giống hệt cái chiến lược “Trường kỳ kháng chiến nhất định
thành công” của đồng chí Đặng Xuân Khu người làng Hành Thiện, đúng là
Đông -Tây lại gặp nhau
Clinton
nhận làm ngoại trưởng cho Obama năm 2009 và 8 năm nữa lại trôi qua, nay
năm 2016 bà lại tiếp tục cái giấc mơ Nữ Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ.
Lần tranh cử 2008 trước đây, Clinton bị Dân chủ gạt ra rìa để nhường
cho Obama làm đại diện đảng. Nay họ ủng hộ bà hết mình, gạt bỏ đối thủ
Bernie Sanders công khai cũng như lén lút (bất hợp pháp) trong cuộc
tranh cử sơ bộ.
Nhưng dù
Dân chủ có đưa ai ra thì cũng không hy vọng thắng, họ đã làm hai nhiệm
kỳ và như đã trình bầy, một đảng muốn được làm ba nhiệm kỳ nó khó hơn
trúng số chưa kể hàng tá những khó khăn chông gai khác.
Ngược dòng
thời gian Obama nhậm chức đầu năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp là 7.8, cuối
năm đã tăng lên 10.0, tới cuối 2010 không giảm mấy vẫn 9.8, người dân
bất mãn biểu tình ầm ĩ. Tại Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 họ bầu cho
Cộng hòa thêm 6 ghế Thượng viện thành 47 ghế (41+6) và thêm 63 ghế Hạ
viện thành đa số (242) ghế, Dân chủ thành thiểu số 193 ghế
Năm 2012 họ bầu cho Obama tiếp tục nhiệm kỳ hai để hoàn tất chương trình bảo hiểm Affordable care act (tức Obamacare).
Sang năm 2014 tình hình không mấy khả quan cho Dân chủ về mọi mặt, tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ họ bầu cho Cộng hòa chiếm thêm 13 ghế Hạ viện thành 247 ghế (234+13), chiếm đa số, Dân chủ chỉ còn 188 ghế
Tại Thượng viện Cộng hòa thêm 9 ghế thành đa số 54 ghế (45+9), Dân chủ mất 9 ghế còn 44 (53-9).
Ngoài ra bầu Thống đốc tiểu bang Cộng hòa thêm 2 ghế thành 31(29+2), Dân chủ mất 3 ghế, 2 cho Cộng hòa.
Năm 2014 cử
tri đã bầu cho Cộng Hòa giữ đa số tại Quốc hội và cả đa số các Thống
đốc tiểu bang cho thấy họ bất tín nhiệm Dân chủ rõ rệt.
Vậy mà
truyền thông phe tả ca ngợi Clinton là nữ chính khách lỗi lạc nhất của
thời đại, thăm dò cho thấy bà nắm chắc thắng lợi trong tay với 80% hy
vọng. Hơn thế nữa, năm nhà Chiêm tinh gia lừng danh thế giới đều đồng
thanh nhất trí tiên đoán bà sẽ là Nữ Thổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và rồi
trên thế giới, nhất là tại Âu châu nhiều người cũng tin như vậy, họ yên
tâm vì chính sách Mỹ sẽ không thay đổi, vẫn thuận lợi cho họ.
Clinton
được truyền thông quảng cáo dữ dội, Dân chủ quyên góp được 1 tỷ 3 trong
khi Cộng Hòa chỉ được một nửa khoảng 600 triệu. Các bản tin cho thấy
Clinton tung tiền như nước để quảng cáo cho vị trí của bà trên truyền
thông, thường là nhiều gấp ba hay bốn lần đối thủ Donald Trump. Đó là
một lỗi lầm tai hại vì tranh cử Tổng thống nó khác xa với quảng cáo Kem
dưỡng da hay thuốc Cao đơn hoàn tán!
Đối thủ của
Clinton đều có những khẩu hiệu hấp dẫn như Obama với “Change, Yes We
Can”, hoặc Donald Trump với “Make America Great Again”. Clinton chẳng có
chính sách nào hấp dẫn, không có khẩu hiệu nào ăn khách, chỉ trần sì có
câu Nữ Tổng thống đầu tiên.
Cho dù
truyền thông ca ngợi ầm ĩ, dù Con Lừa, TT Obama tận tình ủng hộ Clinton
nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế. Gần đây nhà bình luận EDWARD-ISAAC DOVERE có nói Dân chủ ngây thơ lạc quan tin tưởng.
Và rồi cái
đêm kinh ngạc 8-11-2016 đã đến lúc Clinton còn mang niềm hy vọng chứa
chan, khi đếm phiếu xong, trắng đen rõ ràng, nước Mỹ đã chọn Trump, lịch
sử đã được dở sang trang khác. Cả thế giới bàng hoàng, truyền thông xin
lỗi người dân vì loan tin sai, mà thực ra họ cũng không đáng trách, năm
nhà Chiêm tinh gia lừng danh của thế giới còn đoán trật huống chi
truyền hình, báo chí…
Năm 2008 Cộng hòa đã tan như xác pháo trong cuộc tranh cử, mất
luôn cả Tòa Bạch ốc lẫn điện Capitol nhưng họ biết thân biết phận vì đã
làm mất lòng dân. Năm 2016, 2017 Dân chủ vẫn còn ngây thơ tin tưởng là
mình được mọi người thương yêu rất mực, thậm chí còn tin là theo thăm dò
đa số dân Mỹ muốn ông Obama về làm lại Tổng thống thay thế ông Trump !!
thật diễu hết chỗ nói.
Gần đây
Clinton nói ông Comey (cựu giám đốc FBI) là yếu tố chính khiến bà thất
cử (Comey.. was the determining factor in her loss), bà cũng cho là nước
Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử để làm lợi cho Cộng hòa. Từng là Ứng
cử viên Tổng thống sao mà bà có thể dễ tin đến thế?
Trong cuộc
bầu cử Tổng thống năm 1972, qua thăm dò Nixon cầm chắc sẽ được tái cử
nhiệm kỳ hai vì ông đã đem quân về nước gần hết, hòa được Nga-Hoa, sắp
mang lại hòa bình. Năm 2016 Clinton tin là thăm dò của bà đạt tới 80% hy
vọng thắng cử, bà không bao giờ tự hỏi mình đã làm được gì cho nước Mỹ
mà đòi 80% hy vọng.
Clinton và
Dân chủ vẫn còn cay đắng vì thất bại mà không bao giờ tự hỏi mình lấy
tư cách gì để đòi làm ba nhiệm kỳ? Ai bầu cho quí vị làm ba nhiệm kỳ?
Cuộc bầu cử
8-11-2016 vừa qua Dân chủ đã mất trắng tay, Cộng hòa lấy lại Hành Pháp,
họ chiếm đa số Thượng viện, Hạ viện và cả Thống đốc các tiểu bang (tỷ
lệ 35/15) chứng tỏ người dân muốn thay đổi, cử tri đã chọn Cộng Hòa chứ
chẳng có nước nào can thiệp cả.
Clinton vẫn
cho là cuộc bầu cử thiếu công bằng vì bà hơn ông Trump 2 triệu phiếu
phổ thông, thực ra số phiếu này hầu hết tại hai tiểu bang đông dân
California và New York . Nếu nước Mỹ bầu Tổng thống theo lối Phổ thông
thì chỉ các tiểu bang đông dân như Cali, Texas, New York mới có người
được làm Tổng thống, nhờ bầu theo Cử tri đoàn các tiểu bang nhỏ cũng có
cơ hội đưa người lên làm Tổng thống. Năm 1993 ông Bill Clinton Thống đốc
một tiểu bang xa xôi, tỉnh lẻ Arkansas đã được bầu làm Tổng thống, nhờ
đó mà bà Clinton mới nổi như ngày nay.
Clinton còn
nhiều mơ tưởng như giấc mộng Nam Kha, ba mươi năm mũ cao áo dài, khi
tỉnh dậy thì nồi kê chưa chín. Sau ngày 8-11-2016 người ta tưởng Clinton
đã tỉnh cơn mơ nhưng cho tới nay đã hơn nửa năm qua bà vẫn chìm trong
giấc ngủ dài. Bà vẫn không chịu thừa nhận tám năm trước đây 2008, Đảng
Con Lừa đã ngăn cản không muốn cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch Ốc
và bây giờ, người dân cũng muốn ngăn cản gia đình bà y như vậy.
Lịch sử nước Mỹ đã có hai lần Cha và Con được làm Tổng thống: John
Adams vị Tổng thống thứ hai của Mỹ (1797-1801) và con trai ông John
Quincy Adams, TT thứ sáu (1825-1829). Trong mấy thập niên vừa qua Bush
cha là TT thứ 41 (1989-1993) và Bush con cũng thành TT thứ 43
(2000-2008) của Hoa Kỳ. Nhưng Vợ Chồng cùng được làm Tổng thống Mỹ thì
chưa bao giờ có và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có.
Nay đức ông
chồng Bill Clinton phần vì sức khỏe kém, phần chán nản thế sự đa đoan,
mấy năm qua có bản tin nói ông đã thỉnh tượng Phật về nhà, đã tu tập
Thiền để quên đi những thăng trầm của cuộc đời sắc sắc không không.
Bà phu nhân
Hillary còn “năng nổ” đầy nhiệt huyết, người ta cũng để cho bà phân
trần một lần cuối trước khi mọi sự sẽ lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên.
Bản tin CNSNEWS cho biết Mục sư Graham nói với bà Clinton trên trang mạng xã hội của ông.
“Bà ơi,
cuộc bầu cử đã xong rồi và ai cũng biết là bà thua và Tổng Thống Donald
Trump đã thắng. Hãy quên đi dĩ vãng mà tiến về phía trước để cùng nhau
chung tay xây dựng lại đất nước”
Trọng Đạt
—————————————
(1) Wikipedia, Democratic Party Presidential Cadidates 2008
Wikipedia, Resuls of the 2008 Democratic Party Presidential Primaries.
Wikipedia, Democratic Party Presidential Primaries 2008
(2) US unemployment rate http://research.stlouisfed.org/fred2/data/UNRATE.txt(U.S. Department of Labor: Bureau of Labor Statistics)
BS.TRẦN XUÂN NINH * PHIM VIETNAM WAR
Người viết bài này đã lớn lên và trưởng thành trước thời gian chiến
tranh Việt nam, một cách thực tế cụ thể, cho nên đủ “biết cái gì đã xẩy
ra” trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Vì thế đã
quyết định không xem cuốn The Vietnam War.
....... Năm 1975, sau khi Việt Cộng chiếm Sài gòn thì đi tù cải tạo. Vượt biển mùa bão trên chiếc thuyền hai bloc đầu bạc chở 75 nhân mạng lớn nhỏ mà không bị đắm. Đứa con trai nhỏ chết khát và đói trên biển buổi sáng thì buổi chiều ghé được vào đảo Pag Asa (Hy Vọng) do Phi luật Tân chiếm đóng ở Trường Sa. Vì thế đã không bị xả súng bắn chết hết trong đêm như những người vượt biển trên một chiếc thuyền khác dạt vào đảo VC trấn giữ cách đó không xa. Chuyện này tôi được biết vì còn một đứa bé sống sót được hải quân Phi cứu sống ngày hôm sau nhờ bám vào một mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên biển.
Sự thực hay sự giả trên kỹ nghệ truyền thông giòng chính/giải trí Hoa kỳ (Bác sĩ Trần Xuân Ninh ngày 29 tháng 9/2017)
October 1, 2017
2017
Nữ đạo diễn Lynn Novick của cuốn phim The Vietnam War phát biểu vào lúc
cuối cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim The Vietnam War tại tòa tổng
lãnh sự Mỹ ở Sài gòn như sau
“Trước khi làm bộ phim, tôi đã xem và thấy những khó khăn, nhưng chúng tôi muốn biết CÁI GÌ ĐÃ XẢY RA Ở ĐÂY. Chúng tôi phải tìm ra câu trả lời trước khi bắt đầu làm phim, với những tiêu chí: mô tả hiện thực chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hi sinh. Chúng tôi không bọc đường cuộc chiến. Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời của nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến.”. (hết trích)
....... Năm 1975, sau khi Việt Cộng chiếm Sài gòn thì đi tù cải tạo. Vượt biển mùa bão trên chiếc thuyền hai bloc đầu bạc chở 75 nhân mạng lớn nhỏ mà không bị đắm. Đứa con trai nhỏ chết khát và đói trên biển buổi sáng thì buổi chiều ghé được vào đảo Pag Asa (Hy Vọng) do Phi luật Tân chiếm đóng ở Trường Sa. Vì thế đã không bị xả súng bắn chết hết trong đêm như những người vượt biển trên một chiếc thuyền khác dạt vào đảo VC trấn giữ cách đó không xa. Chuyện này tôi được biết vì còn một đứa bé sống sót được hải quân Phi cứu sống ngày hôm sau nhờ bám vào một mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên biển.
Sự thực hay sự giả trên kỹ nghệ truyền thông giòng chính/giải trí Hoa kỳ (Bác sĩ Trần Xuân Ninh ngày 29 tháng 9/2017)
October 1, 2017
2017
Người dân Việt Nam vượt biển tìm tự do, sau khi VC"giải phóng và thống nhất" Việt nam (Nguồn internet).
“Trước khi làm bộ phim, tôi đã xem và thấy những khó khăn, nhưng chúng tôi muốn biết CÁI GÌ ĐÃ XẢY RA Ở ĐÂY. Chúng tôi phải tìm ra câu trả lời trước khi bắt đầu làm phim, với những tiêu chí: mô tả hiện thực chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hi sinh. Chúng tôi không bọc đường cuộc chiến. Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời của nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến.”. (hết trích)
Thảm nạn thuyền nhân Việt Nam kéo dài 21 năm sau30 tháng 4/1975: một hệ quả của “The Vietnam War”, một hình thái khác của The Vietnam War, hay là một chuyện ngẫu nhiên?
Quang cảnh người dân đói khát, nằm chết hay thoi thóp chờ chết trên thuyền vượt biển, nếu không may mắn đến được bến bờ Tự Do.
Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower chào đón tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô đình Diệm (có ngoại trưởng John Foster Dulles tháp tùng) tại phi trường National Airport, Washington DC. (năm 1957): Cao điểm của chiến thuật "Thế giới tự do" Hoa kỳ.
Người viết bài này đã lớn lên và trưởng thành trước thời gian chiến tranh Việt nam, một cách thực tế cụ thể, cho nên đủ “biết cái gì đã xẩy ra” trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Vì thế đã quyết định không xem cuốn The Vietnam War.
Tổng thống Ngô đình Diệm bị giết chết (cùng bào đệ, ông Ngô đình Nhu) trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/ 1963 được Mỹ khuyến khích và tạo điều kiện
Nói sống “thực tế và cụ thể”, vì thời cách mạng tháng 8 tôi là một đứa bé nhi đồng say mê và thuộc lòng từ bấy đến nay câu hát “sống tranh đấu mà không sờn lao khổ, chết huy hoàng mà không khuất phục ai” trong một nhạc cảnh bi hùng lần đầu tiên được xem trong đời. Từng chui nhủi ở vệ ao khi lính Tây về đốt làng, nhìn cãn nhà gỗ lim năm gian của ông bà nội bị cháy rụi để sau đó không còn chỗ ở, không còn miếng ăn. Cho nên trôi giạt về tề, nghĩa là vùng Tây kiểm soát, ở Hà nội.
Ở môt thời gian trong căn nhà bị sập một phần vì chiến tranh của một người họ hàng đã tản cư ra khỏi Hà nội, trước cổng trường tiểu học Nguyễn Du, đường Amiral Courbet. Sống qua ngày bằng gạo Sài gòn chở ra, hôi hám và sâu mọt, tẩm với nước muối cho bớt hôi để trong chiếc rá, hàng ngày đem ra vo ở hồ Hoàn Kiếm cùng với rổ rau, cạnh chân cầu Thê Húc trước khi nấu cơm. Nước uống thì khiêng từng thùng chừng mươi lít cùng với đứa em 8 tuổi, từ sông Hồng chứa vào cái chum nhỏ cho lắng phù sa bằng phèn chua.
Lớn hơn đi học Chu Văn An thì gặp một người cùng lớp ở Nghệ An cha mẹ bị đấu tố phải trốn ra Hà nội tá túc vạ vật trong trường nhờ nói khó với bác gác trường. Sau tháng 7/ 1954 di cư vào Sài gòn tạm trú tại chợ Bình Tây. Rồi sống ở khu Bàn Cờ gần đường Nguyễn Thiện Thuật lúc còn bỏ hoang cỏ mọc chưa mở ra tới đường Phan Thanh Giản là nơi phóng uế và xả rác.
Dưới thời tổng thống Diệm viện bài lao được xây nên ở đây, và bắt đầu có chiến dịch bài lao toàn miền Nam. Hầu như xóa bỏ rộng rãi căn bệnh hiểm nghèo này. Học xong Y khoa bác sĩ thì động viên phục vụ ở Kon Tum. Căn nhà bố tôi làm ăn dành dụm xây dựng từng bước cả đời mới xong để tính làm nơi hương hỏa tụ tập anh em con cháu, nhưng chưa trả hết nợ thì tết Mậu thân bị đạn không biết từ phe nào làm bay một mảng mái. Còn bây giờ anh em con cháu đứa ở Việt nam đứa tản lạc khắp hải ngoại.
Năm 1975, sau khi Việt Cộng chiếm Sài gòn thì đi tù cải tạo. Vượt biển mùa bão trên chiếc thuyền hai bloc đầu bạc chở 75 nhân mạnglớn nhỏ mà không bị đắm. Đứa con trai nhỏ chết khát và đói trên biển buổi sáng thì buổi chiều ghé được vào đảo Pag Asa (Hy Vọng) do Phi luật Tân chiếm đóng ở Trường Sa. Vì thế đã không bị xả súng bắn chết hết trong đêm như những người vượt biển trên một chiếc thuyền khác dạt vào đảo VC trấn giữ cách đó không xa. Chuyện này tôi được biết vì còn một đứa bé sống sót được hải quân Phi cứu sống ngày hôm sau nhờ bám vào một mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên biển.
Chẳng người dân nào mà thích chiến tranh, dù là chiến tranh giải phóng do bộ đội bác Hồ mang tới. Cho nên bỏ chạy trước khi được giải phóng.
Không đi được thì có mẹ có chị bỏ vào thúng gánh đi
Tuy rằng đi thì tức là theo ngụy và phải bị tiêu diệt, như trên đường số 7 (hình trái),trên đại lộ kinh hoàng.năm 1972 (hình dưới)
.
Bây giờ ngẫm nghĩ, tôi không biết những người bị bắn chết này ở thế giới bên kia muốn chiếc đảo họ dạt vào là do "quân cảch mạng gồm những người mới xã hội chủ nghĩa VN" trấn đóng hay quân Phi luật Tân xì xồ tiếng Tagalog chiếm giữ như đảo Pag Asa chúng tôi lên. Định cư ở đất Mỹ hành nghề trở lại, cuối thập niên 80 tôi đã gặp một bệnh nhân khật khùng, đến khai đủ thứ bệnh không rõ ràng, mãi sau hỏi ra mới biết rằng ông này là người phiêu dạt nhiều ngày trên biển đã phải ăn thịt người đồng thuyền chết đói.
Và cũng biết một bệnh nhân đã từng bị hải tặc Thái Lan hiếp tập thể nhưng sống sót mà tới định cư tại Hoa kỳ, sống đời sung túc. Lại còn biết có người trên 70 tuổi bệnh tật rề rề mà lấy được cô gái trẻ măng làm vợ chỉ vì cô này muốn làm “đầu cầu” để cho gia đình bố mẹ anh em sang Mỹ, ra khỏi nước VN đã được giải phóng bởi những đồng đảng của Hồ chí Minh mà bố mẹ cô đã giúp đỡ thời chiến.
Kể sơ ra như thế thì các quý vị hẳn hiểu rõ tại sao tôi không xem cuốn phim tài liệu chắp vá của Ken Burns và Lynn Novick. Nhưng tôi đã đọc các bài viết của những người xem cuốn phim. Đầu tiên là của Khải Đơn ở Sàigon, của Zinonan giáo sư sử học ở Berkeley, của Nguyễn Tiến Hưng, của Giao Chỉ, của người ký tên Nguyễn ngọc Sẵng, và một số bài liên quan khác vân vân. Mỗi người có ý riêng của mình. Nhưng tựu chung chỉ là nói cuốn phim thiên lệch, thiếu sót, từ góc nhìn của mình, hay so với những dữ kiện mình biết.
Như Nguyễn ngọc Sẵng, một người viết rằng “may mắn” được mời vào ban điều hành thảo luận trong cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim The Vietnam War trước một cử tọa trên 200 đa số là Mỹ. Ông Sẵng cho VNCH.
Người lính VNCH trên chiến trường Quảng Trị 1972
Và kết luận bằng một câu như sau
“Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem”.
Ông Nguyễn Tiến Hưng là nguyên bộ trưởng kế hoạch thời tổng thống Thiệu, từng du học ở Mỹ, có bằng tiến sĩ, là tác giả cuốn sách "Khi đồng minh tháo chạy", dựa trên những điều đã biết trong khi làm việc và các sách vở tài liệu Mỹ đã đọc về cuộc chiến VN.
Ông Hưng đã viết một bài dài về cuốn phim, có thể tóm tắt lại bằng một câu của chính ông trong bài, là “Dù đã có một chiến lược tiếp cận rất hay và đầy tính cách con người, bộ phim có nhiều khuyết điểm”. Kết luận của ông Hưng không giống ông Sẵng là nên vất cuốn phim vào sọt rác, mà hàm ý là nên xem vì ông cho rằng “hay, và đầy tính cách con người”
Ông Giao Chỉ, nguyên đại tá tâm lý chiến VNCH, sang Mỹ sống đời giúp người tỵ nạn và viết văn, bình luận, đã cũng viết một bài vừa phải. Với lối viết mà đặc tính không đổi của ông là gồm những điều làm nhiều người thích cũng như làm nhiều người không hài lòng, nhưng không bực bội cho lắm. Thí dụ
“Những nhà làm phim đã gián tiếp xác định sự chiến thắng của Cộng sản Việt Nam là hữu lý và tất yếu. Hình ảnh sau cùng vẫn là một dân tộc chống ngoại xâm và thống nhất đất nước”
“Thế giới tự do thua trong một cuộc chiến nhưng 20 năm sau đã toàn thắng khi liên bang Sô Viêt xụp đổ tại Nga. Với Nam Việt Nam năm 1972 thắng trận Bình Long, Kon Tum và lấy lại được Quảng Trị. Nhưng thua trận 75 là mất tất cả. Dù sau này một lần hay là 10 lần cờ đỏ phải hạ xuống ở điện Cẩm Linh thì Việt Nam Cộng hòa cũng đã mất tất cả. Bao nhiêu sự hy sinh trong 21năm chiến đấu và ây dựng 2 nền Cộng hòa của miền Nam đều đổ ra sông ra biển”
“Lỗi lầm không phải tại đồng minh không quyết tâm, cũng không phải bởi kẻ thù quá mạnh. Lỗi lầm là lãnh đạo ta không đủ sức vượt qua những khó khăn lớn lao và toàn dân không được vận động để quyết tâm tham chiến” (hết trích)
Không nói đến một số phản ứng kiểu “quần chúng tiêu thụ” rủ nhau "coi chùa” cho nhanh kẻo bị lấy đi vì vấn đề bản quyền, cuốn phim được quảng cáo là công phu 10 năm làm việc và tốn phí mấy chục triệu đô la.
Chỉ duyệt qua các bài viết như thế từ góc nhà chính trị và trí thức Nguyễn tiến Hưng, nhà bình luận nhân danh lính VNCH Nguyễn Ngọc Sẳng, nhà văn nhà báo và hoạt động cộng đồng phải-đạo-chính-trị Giao Chỉ thì xem ra không còn mấy để thêm, về cuốn phim.
Ngoài một điều nổi bật là những người làm phim đã lọc lựa sắp xếp các hình ảnh, sự kiện, để phát biểu cái thâm ý của mình, là xí xóa mọi sự. Bằng lời của Bảo Ninh với mái đầu bạc mà Khải Đơn tường thuật rằng là xuất hiện mở đầu phần trích của tập phim trình chiếu trong tổng lãnh sự Mỹ ở Sàigòn là “Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng thua.” Mở ngoặc xin nhắc lại ở đây cho quý vị ít thì giờ đọc sách rằng Bảo Ninh là tác giả cuốn truyện “Nỗi buồn chiến tranh” được biết nhiều ở hải ngoại thập niên 1990, kể lại chuyện đời của một chàng bộ đội tên Kiên, với nhiều điều thấm thía, chua chát.
Câu này nghĩ cho cùng chỉ là một câu khoa đại chống chiến tranh, để những người làm phim dùng nhằm gạt sang bên cái bản chất của một giai đoạn chiến lược Mỹ chết người tốn tiền và để lại một di sản tâm lý nặng nề trùm lên cả nước Mỹ, do cách kết thúc của một chính sách. Tại sao?
Đào phản chiến Jane Fonda trong một cuộc biểu tình phản chiến
Năm 1975, khi VC chiếm được miền Nam, chính giới và truyền thông Mỹ đã bàn tán, diễn giải và đổ tội khá nhiều về thắng thua, để biện minh cho sự thất bại rõ ràng của Mỹ mà cả thế giới thấy ở miền Nam Việt nam. Lúc đó thủ tướng VC Phạm Văn Đồng đã vắn tắt nói rất đúng, đại ý rằng thua là thua, không kể là thua quân sự hay chính trị. Đồng cũng không quên khoe khoang rằng Hà nội đã thắng trên đường phố Washington DC.
Ý ám chỉ đến phong trào phản chiến mà Đồng tự cho là do VC dựng ra. Một cách khách quan sự thắng lợi này là do tác động hay nói cho đúng là “công lao” của truyền thông giòng chính Mỹ lúc bấy giờ. Nhưng thật là mỉa mai, cái công lao này truyền thông giòng chính lại không dám nhận công khai, bởi vì nó đã là nguyên nhân tạo ra cái mặc cảm thua kém, thất bại nơi dân Mỹ, được gọi là The Vietnam syndrome,- hội chứng Việt Nam.
Cái mặc cảm này đã chỉ bớt nhờ tổng thống Ronald Reagan với tác phong điềm đạm “cha già” và cuộc lật đổ nhanh chóng bằng quân sự trong một tuần năm 1983 chính quyền đảo quốc Grenada thiên Cộng với dân số trên dưới 100, 000 dân ở vùng biển Caribbean. The Vietnam syndrome này kể như gần hoàn toàn mất hẳn năm 1991 với tổng thống Bush cha trong cuộc chiến tranh kéo dài 3 tháng trục được quân đội chiếm đóng Saddam Hussein ra khỏi nước dầu hỏa Kuweit.
Tiếp theo, cái mặc cảm này đã được thay thế bằng nỗi hân hoan với sự sụp đổ không ngờ của Liên sô năm 1991. Không ngờ, vì cơ quan CIA không những không tiên đoán được mà còn đưa ra những tính toán bành trướng đáng ngại của Liên sô cần đối phó, và tổng thống Bush cha thì cũng thú nhận như thế. Tiếng Mỹ có một chữ vắn tắt là implode. Tiếng Việt phải cần 5 chữ là “đổ bể tự bên trong”. Nhưng nhanh chóng nó đã được coi là một chiến thắng, một thành quả “bất chiến tự nhiên thành” của Mỹ.
42 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, tất cả tài liệu của truyền thông Mỹ, sách báo Mỹ, chính giới Mỹ nếu gộp chung lại với đầy những khẳng định mâu thuẫn, trái ngược không thể nào giải thích được một cách thích đáng cho dân Mỹ bây giờ và tương lai sự can thiệp Mỹ vào Việt Nam và sự rút lui của Mỹ ra khỏi Việt Nam. Dấu tích cụ thể không xóa được của sự bối rối này là đài kỷ niệm trên dưới 58,000 quân nhân Mỹ chết ở Việt Nam được thiết lập ngầm dưới mặt đất!
Không giải thích được tại sao những người lính Mỹ ở VN trở về thì bị dân Mỹ khinh khi phỉ nhổ. Không giải thích được tại sao mà hội chứng chấn động thần kinh sau chấn thương (post traumatic stress syndrome) đã được chú trọng nghiên cứu sau khi kết thúc chiến tranh VN để được trở thành bệnh chấn động thần kinh sau chấn thương (post traumatic stress disease).
Không giải thích được tại sao cho suôi những kẻ như John Mc Cain, John Kerry là những cựu chiến binh ở VN ngực đầy huy chương đã trở thành những chính khách chủ trương làm ăn với một chế độ mà so về mức thiệt hại đây cho dân Mỹ và dân VN do cuộc chiến chúng mở ra không thua gì cuộc chiến Hitler tạo ra cho dân Đức. Có thể nói là thiệt hại hơn vì tới nay hệ quả của quyết định Hồ chí Minh lập Mặt Trận giải phóng miền Nam năm 1960 để bắt đầu cuộc chiến Việt Nam vẫn còn, trong khi những hệ quả của Hitler đã hết từ lâu.
Cho nên, kỹ nghệ truyền thông/giải trí Mỹ chỉ có cách là chọn lựa dữ kiện, chọn lựa những phát biểu thuận lợi cho lý do bóp méo của cuộc chiến. Quy tất cả vào cái kể là sai lầm khởi đầu của chính giới Mỹ không tin vào sự thân Mỹ và theo quan niệm dân chủ Mỹ của Hồ chí Minh mà phe tả suy diễn gán cho Hồ, căn cứ vào một câu của Hồ lấy trong hiến pháp Mỹ năm 1945 và căn cứ vào một giai đoạn ngắn hợp tác thời cơ với tình báo Mỹ để chống Nhật. Cũng như đã bỏ qua đi chủ trương căn bản lúc đầu của Mỹ là ủng hộ chủ nghĩa thực dân Anh Pháp. Chọn lựa dữ kiện hay lấy một phần sự thật, để lờ đi chiến lược chủ điểm Thế giới Tự do của Mỹ thập niên 1950 nhằm ngăn chống bành trướng Cộng sản.
Tệ mạt nhất là đổ tội cho một đối tác không còn, là VNCH. Mà những người từng ở vị trì quyền lực còn sống tới nay trên thực tế là vô năng, vô dụng, hành xử cho phải đạo chính trị để giữ yên cái danh chức thời xưa. Hoặc là chỉ than van. Cho nên đã có sự thổi phồng, bi kịch hóa tình trạng tham nhũng thối nát của VNCH, đã có sự xì ra về sau này chuyện mưu toan hòa giải với Hà Nội không rõ thực hư của ông Ngô đình Nhu để biện minh chuyện đảo chính tổng thống Diệm.
Đã xây dựng dầy công cho phong trào phản chiến ở Mỹ và thế giới với những thành phần hippy hiện sinh đầu bù tóc rối dơ dáy vác khẩu hiệu “làm tình không làm chiến tranh” để áp lực - hay tạo điều kiện (?) - cho giới chính trị Mỹ rút khỏi miền Nam. Đã tô vẽ trang điểm cho những con rối chính trị miền Nam kiểu Dương Văn Minh để sửa soạn cho một chuyển quyền hợp pháp hình thức cho VC. Vân vân và vân vân…
Cho nên cuốn phim “khiếm khuyết”, như ông Nguyễn tiến Hưng nói – không vì vô tình. Cuốn phim đã được cố ý trình bầy để xí xóa mọi sự, đẩy lùi tất cả xuống dưới thảm những gì không thuận lợi cho dụng ý của những người làm phim và cái thế lực bỏ tiền ra thực hiện cuốn phim. Và thổi lên những ngụy luận. Là Mỹ can thiệp vào VN vì không hiểu rõ Hồ chí Minh. Mỹ rút khỏi Việt Nam không phải vì thua mà vì VC có lý do chính đáng giải phóng miền Nam, và đáng cho chế độ này vị trí đối tác đúng mức. Những thông điệp này chỉ có tác dụng lên người Mỹ bây giờ và mai sau là những người sinh sau chiến tranh, không quan tâm đến chính trị, không quan tâm đến VN, không quan tâm đến những vấn đê ngoài đời sống trước mắt, thường chỉ có phản ứng cảm tính.
Mà như tổng thống Nga Putin mới mô tả cách đây ít bữa, một cách coi thường, là “không có khả năng phân biệt Austria với Australia”. Vì thế, tại Sài gòn cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim tại tòa tổng lãnh sự Mỹ trên 200 người dự khán đa số là dân Mỹ theo như Nguyễn ngọc Sẳng người có mặt trên bàn thảo luận cho biết.
Những nửa kia của sự thực về cuộc chiến VN sẽ chẳng bao giờ được lôi ra như có người lạc quan nhận định về cuốn phim đã viết. Bởi vì những người viết và sống thực trong cuộc chiến đã và đang trên đại lộ hoàng hôn dần dần biến mất. Và trong số` những người này thì nhiều người cho tới nay đã không quan tâm kể lại cho con cháu nghe, hay là có kể nhưng chúng không nghe là bao nhiêu. Những nửa sự thực này có thể sẽ chỉ được đưa ra bởi những người nghiên cứu cổ sử tương lai để làm luận án chẳng hạn. Tầm quan trọng sẽ không có gì. Bởi vì quan trọng không phải là những sự thực tự thân của một thời được nêu ra.
Quan trọng là nhân chuyện này, mà nhìn ra được sự gian tà dụng ý của kỹ nghệ truyền thông giòng chính và giải trí, để mà từ đó có thể nhận định tình hình chính xác, cần thiết cho cuộc sống hiện nay tại Mỹ, cho người Mỹ gốc Việt cũng như cho người Mỹ bản địa lâu đời. Để không bị lôi vào những thái độ tiêu cực, không tốt cho đất nước này, như nhiều người đã thấy trong cuộc đấu đá chính trị Mỹ loạn xạ từ khi bắt đầu cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 tới nay, vì bị khai thác bởi truyền thông giòng chính và giải trí, cho phồng lên xẹp xuống theo những toan tính của cơ chế siêu quyền lực đã ăn sâu bám rễ vào hệ thống chính trị Hoa kỳ, ít ra là từ sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt.
Sự kiện mới nhất liên hệ đến sự xuất hiện cuốn phim là ngày 29 tháng 9/2017 báo New York Times đăng một bài báo nhan đề What not to learn from Vietnam (điều không nên học từ VN) giã lả, công nhận sự thất bại của cuốn phim. Tác giả là giáo sư sử học Gregory Daddis đại học Chapman University là người làm cố vấn lịch sử cho cuốn phim. Bài viết đã nêu ra những thiếu sót, thiên lệch khiến gây ra những phản ứng sôi nổi. Daddis viết rằng cuốn phim tài liệu này nên được dùng để “kích thích những thảo luận mới về cuộc chiến ở VN hơn là nhằm chấm dứt thảo luận vì hai nhà đạo diễn trong số tài ba nhất của chúng ta đã lên tiếng”. Ông kết luận “cuốn phim tài liệu này không thể coi là thánh kinh của VN” (the gospel of Vietnam). Và kêu gọi đồng cảm (empathy).
Ít khi mà NYT cơ quan số 1 của kỹ nghệ truyền thông giòng chính/giải trí Mỹ từng biến âm đổi điệu cuộc chiến VN lại nhanh chóng có thái độ “biết điều” như vậy về vấn đề VN. Phải chăng là thời thế đã đổi thay từ khi người dân Mỹ nghe được mấy chữ “truyền thông tin giả” của ông Trump để mà giật mình nhận ra rằng không phải vì ở vị trí lâu đời bề thế, với đông đảo “văn công bút sĩ” có khả năng lươn lẹo lý luận, uốn lưỡi dẻo kẹo, mà là tiếng nói chân lý.
Người biết nghĩ không có lý do gì coi một cuốn phim tài liệu được thực hiện để phục vụ những ý đồ đen tối như The Vietnam war. Ngoài ra, biện pháp hiệu quả nhất đối với những kẻ tà ngụy làm tiền của kỹ nghệ truyền thông/giải trí này là để cho chúng mất tiền toi vì trang mạng phổ biến của chúng vắng như chùa Bà Đanh.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
(ngày 29 tháng 9/2017)
Sự thực hay sự giả trên kỹ nghệ truyền thông giòng chính/giải trí Hoa kỳ (Bác Sĩ Trần Xuân Ninh)
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Giáo hội Phật Giáo VNTNHN tại Hoa Kỳ tổ chức đại hội bất thường
2007-11-16
Ỷ Lan, thông tín viên đài RFA
Để đối phó với tình hình khẩn trương của Giáo Hội trong và ngoài nước, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTNHN-HK) đã triệu tập Đại Hội Bất Thường tại Chùa Bửu Môn ở Thành Phố Port Arthur, Bang Texas, ngày 10 tháng 11 vừa qua, với sự tham dự của 89 đơn vị thuộc các Hội Đồng, các Tổng Vụ và các Miền của Giáo Hội trên lãnh thổ Hoa Kỳ, bao gồm 108 hoà thượng, thượng toạ, đại đức tăng ni, và cư sĩ đại biểu.
Đại Hội thỉnh cử 30 chư Tăng, Ni, Cư sĩ vào hai hội đồng của Giáo Hội là
Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành và ra Quyết Nghị Chín Điểm xác
định Giáo Hội tại Hoa Kỳ triệt để khâm tuân Giáo Chỉ Số 9 của Đức Tăng
Thống Thích Huyền Quang.
Nhiều nhân sự đã được thay đổi, tuy nhiên Hoà Thượng Thích Hộ Giác vẫn là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội tại Hoa Kỳ với sự tăng cường của 21 nhân sự tăng sĩ và cư sĩ được Đại Hội công cử vào các Tổng Vụ để điều hành Phật sự.
Ngoài việc triệt để khâm tuân Giáo Chỉ Số 9 của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Quyết Nghị Chín Điểm nhấn mạnh đến việc tổ chức các khoá tu học cho mọi giới quần chúng Phật tử và giới trẻ nhăm áp dụng giáo lý Đạo Phật trong công cuộc hoằng hoá độ sinh.
Trên phương diện quốc tế, Quyết Nghị Chín Điểm quyết tâm mở rộng công tác ngoại giao, thân hữu với các phong trào Phật Giáo, Nhân Quyền và Dân Chủ trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia Châu Á để hoàn tất mục tiêu tối hậu đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ và chư giáo phẩm, cũng như phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; đặc biệt kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương Trình Tám Điểm trong Lời Kêu Gọi của HT Thích Quảng Độ cho Dân Chủ Việt Nam.
Giáo Chỉ Số 9
Đại Hội khai mạc với Huấn Từ của Đại Lão HT Thích Quảng Độ qua băng ghi âm từ trong nước gửi ra. Sau đây là một trích đoạn lời HT Thích Quảng Độ:
Bởi vì Giáo Chỉ số 9 đã dự liệu trao toàn quyền điều hành công việc của Giáo Hội trong nước cho Văn Phòng II Viện Hóa Đạo ở hải ngoại, nếu Giáo Hội trong nước bị đàn áp, không hoạt động được nữa. Trong tình hình ấy Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh hoạt, không bị đình đốn, không bị triệt tiêu như Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam toan tính.
“Tôi hân hạnh được ngỏ lời trước một Đại hội quan trọng như thế này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ. Nhân dịp may mắn này tôi xin bày tỏ một số ý kiến rất vắn tắt về các Phật sự quan trọng của Giáo Hội mới diễn ra mấy tuần lễ này, mà theo chỗ tôi biết, đã khiến dư luận thắc mắc, xôn xao nhiều nơi trong nhiều giới.
Tôi muốn đề cập đến Giáo Chỉ Số 9 do Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN ban hành và Thông Bạch Hướng Dẫn thi hành Giáo Chỉ Số 9 của Đức Tăng Thống do tôi, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, ký. Cả hai văn kiện này đã được Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến khắp nơi, trong nước và ngoài nước.
Như quý vị đều biết, việc ban hành Giáo Chỉ là một việc hết sức nghiêm trọng và cấp bách, việc chẳng đặng đừng liên quan trực tiếp đến vấn đề sinh tử của Giáo Hội. Giáo Hội đang trong tình cảnh trên đe dưới búa như thế, thì một vài thành viên của GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ về khuyên các thành viên của GHPGVNTN ở trong nước nghỉ việc, lý do "vì Giáo Hội còn ai theo nữa đâu, còn xơ múi gì mà làm việc", cũng hệt như lời ông Nguyễn Văn Hưởng đã khuyên Đức Tăng Thống nghỉ việc như trên.
Thế thì hiển nhiên Giáo Hội đang ở vào một tình trạng nguy cấp, bị trong đánh ra ngoài đánh vào. Phải đối phó sao đây ? Chính vì thế mà phải sử dụng biện pháp Giáo Chỉ để đương đầu cứu nguy Giáo Hội và như tôi đã nói ở trên, Giáo chỉ là biện pháp cấp bách, nghiêm trọng. Nó mạnh mẽ, đau đớn như một cuộc phẫu thuật để cứu lấy mạng sống của người bệnh. Dẫu có phải cắt bỏ một vài bộ phận trong cơ thể cũng phải hy sinh.
Hiệu quả trước mắt của Giáo Chỉ là ở chỗ, nếu Nhà Nước Cộng Sản có thành công trong việc bắt cóc và đặt Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang lên ngôi Pháp Chủ của Giáo Hội Nhà Nước, và tôi bị đưa đi biệt xứ, thì GHPGVNTN cũng sẽ không bị tê liệt hay triệt tiêu như họ muốn.
Bởi vì Giáo Chỉ số 9 đã dự liệu trao toàn quyền điều hành công việc của Giáo Hội trong nước cho Văn Phòng II Viện Hóa Đạo ở hải ngoại, nếu Giáo Hội trong nước bị đàn áp, không hoạt động được nữa. Trong tình hình ấy Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh hoạt, không bị đình đốn, không bị triệt tiêu như Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam toan tính.
Tóm lại, biện pháp Đức Tăng Thống ban hành Giáo Chỉ là nhằm cứu nguy Giáo Hội, chứ không nhằm loại bỏ một tổ chức hay một nhóm người nào, như có người cố tình xuyên tạc. Tôi thiết tưởng trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng đối với Giáo Hội như hiện nay, thì bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào, nếu muốn tồn tại thì cũng phải sử dụng biện pháp mạnh như Giáo Hội vậy thôi.
Kính mong quý Hòa thượng, chư Tôn đức Tăng Ni và Toàn thể quý vị Nam Nữ Cư sĩ Phật tử thông cảm và giải thích cho mọi người cùng biết, để cố gắng mang lại sự ổn định cho Giáo hội càng sớm càng tốt.”
Hưởng ứng
Để đối phó với tình hình khẩn trương của Giáo Hội trong và ngoài nước, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTNHN-HK) đã triệu tập Đại Hội Bất Thường tại Chùa Bửu Môn ở Thành Phố Port Arthur, Bang Texas, ngày 10 tháng 11 vừa qua, với sự tham dự của 89 đơn vị thuộc các Hội Đồng, các Tổng Vụ và các Miền của Giáo Hội trên lãnh thổ Hoa Kỳ, bao gồm 108 hoà thượng, thượng toạ, đại đức tăng ni, và cư sĩ đại biểu.
Nhiều nhân sự đã được thay đổi, tuy nhiên Hoà Thượng Thích Hộ Giác vẫn là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội tại Hoa Kỳ với sự tăng cường của 21 nhân sự tăng sĩ và cư sĩ được Đại Hội công cử vào các Tổng Vụ để điều hành Phật sự.
Ngoài việc triệt để khâm tuân Giáo Chỉ Số 9 của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Quyết Nghị Chín Điểm nhấn mạnh đến việc tổ chức các khoá tu học cho mọi giới quần chúng Phật tử và giới trẻ nhăm áp dụng giáo lý Đạo Phật trong công cuộc hoằng hoá độ sinh.
Trên phương diện quốc tế, Quyết Nghị Chín Điểm quyết tâm mở rộng công tác ngoại giao, thân hữu với các phong trào Phật Giáo, Nhân Quyền và Dân Chủ trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia Châu Á để hoàn tất mục tiêu tối hậu đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ và chư giáo phẩm, cũng như phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; đặc biệt kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương Trình Tám Điểm trong Lời Kêu Gọi của HT Thích Quảng Độ cho Dân Chủ Việt Nam.
Giáo Chỉ Số 9
Đại Hội khai mạc với Huấn Từ của Đại Lão HT Thích Quảng Độ qua băng ghi âm từ trong nước gửi ra. Sau đây là một trích đoạn lời HT Thích Quảng Độ:
Bởi vì Giáo Chỉ số 9 đã dự liệu trao toàn quyền điều hành công việc của Giáo Hội trong nước cho Văn Phòng II Viện Hóa Đạo ở hải ngoại, nếu Giáo Hội trong nước bị đàn áp, không hoạt động được nữa. Trong tình hình ấy Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh hoạt, không bị đình đốn, không bị triệt tiêu như Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam toan tính.
“Tôi hân hạnh được ngỏ lời trước một Đại hội quan trọng như thế này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ. Nhân dịp may mắn này tôi xin bày tỏ một số ý kiến rất vắn tắt về các Phật sự quan trọng của Giáo Hội mới diễn ra mấy tuần lễ này, mà theo chỗ tôi biết, đã khiến dư luận thắc mắc, xôn xao nhiều nơi trong nhiều giới.
Tôi muốn đề cập đến Giáo Chỉ Số 9 do Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN ban hành và Thông Bạch Hướng Dẫn thi hành Giáo Chỉ Số 9 của Đức Tăng Thống do tôi, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, ký. Cả hai văn kiện này đã được Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến khắp nơi, trong nước và ngoài nước.
Như quý vị đều biết, việc ban hành Giáo Chỉ là một việc hết sức nghiêm trọng và cấp bách, việc chẳng đặng đừng liên quan trực tiếp đến vấn đề sinh tử của Giáo Hội. Giáo Hội đang trong tình cảnh trên đe dưới búa như thế, thì một vài thành viên của GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ về khuyên các thành viên của GHPGVNTN ở trong nước nghỉ việc, lý do "vì Giáo Hội còn ai theo nữa đâu, còn xơ múi gì mà làm việc", cũng hệt như lời ông Nguyễn Văn Hưởng đã khuyên Đức Tăng Thống nghỉ việc như trên.
Thế thì hiển nhiên Giáo Hội đang ở vào một tình trạng nguy cấp, bị trong đánh ra ngoài đánh vào. Phải đối phó sao đây ? Chính vì thế mà phải sử dụng biện pháp Giáo Chỉ để đương đầu cứu nguy Giáo Hội và như tôi đã nói ở trên, Giáo chỉ là biện pháp cấp bách, nghiêm trọng. Nó mạnh mẽ, đau đớn như một cuộc phẫu thuật để cứu lấy mạng sống của người bệnh. Dẫu có phải cắt bỏ một vài bộ phận trong cơ thể cũng phải hy sinh.
Hiệu quả trước mắt của Giáo Chỉ là ở chỗ, nếu Nhà Nước Cộng Sản có thành công trong việc bắt cóc và đặt Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang lên ngôi Pháp Chủ của Giáo Hội Nhà Nước, và tôi bị đưa đi biệt xứ, thì GHPGVNTN cũng sẽ không bị tê liệt hay triệt tiêu như họ muốn.
Bởi vì Giáo Chỉ số 9 đã dự liệu trao toàn quyền điều hành công việc của Giáo Hội trong nước cho Văn Phòng II Viện Hóa Đạo ở hải ngoại, nếu Giáo Hội trong nước bị đàn áp, không hoạt động được nữa. Trong tình hình ấy Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh hoạt, không bị đình đốn, không bị triệt tiêu như Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam toan tính.
Tóm lại, biện pháp Đức Tăng Thống ban hành Giáo Chỉ là nhằm cứu nguy Giáo Hội, chứ không nhằm loại bỏ một tổ chức hay một nhóm người nào, như có người cố tình xuyên tạc. Tôi thiết tưởng trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng đối với Giáo Hội như hiện nay, thì bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào, nếu muốn tồn tại thì cũng phải sử dụng biện pháp mạnh như Giáo Hội vậy thôi.
Kính mong quý Hòa thượng, chư Tôn đức Tăng Ni và Toàn thể quý vị Nam Nữ Cư sĩ Phật tử thông cảm và giải thích cho mọi người cùng biết, để cố gắng mang lại sự ổn định cho Giáo hội càng sớm càng tốt.”
Hưởng ứng
Toàn thể Đại Hội đã đáp lời hưởng ứng tính chất hợp pháp của Giáo Chỉ Số
9 của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang qua lời hỏi của cư sĩ Võ Văn Ái,
thuyết trình viên về tính chất hợp pháp và khế cơ của Giáo Chỉ:
Thật là hoan hỉ! Thật là cảm động! Đại Hội Bất Thường của Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất đã diến ra tại Chùa Bửu Môn, Port Arthur, Tiểu
Bang Texas, là vô cùng trang nghiêm, trọng thể và đầy tình đạo, tình
đời, đã nói lên trọn vẹn cái đạo tâm thường trú trên chư hoà thượng,
thưọng toạ, đại đức tăng ni, và sau là của toàn thể quý vị đại biểu, chư
Phật tử xa gần đã có mặt thật là đông đủ.
“ Thưa với quý vị, có hợp pháp hay không, có hợp lệ hay không, cái
Giáo Chỉ Số 9 của Đức Tăng Thống, cái Thông Bạch thi hành Giáo Chỉ Số 9
của Đại Lão HT Thích Quảng Độ ? Thì bây giờ để trả lời câu hỏi đó, chúng
tôi xin hỏi quý vị đại biểu và trả lời dùm cho tôi câu hỏi này và sau
đó chúng tôi sẽ chứng minh với quý vị cái Giáo Chỉ, cái Thông Bạch có
hợp pháp hay không, có hjựp lệ hay không.
Trước nhứt, tôi xin hỏi quý vị đại biểu rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất có là một giáo hội lịch sử và dân tộc hay không? Xin yêu cầu
quý vị đại biểu trả lời: Có hay Không, quý vị đại biểu? (toàn thể đại
hội đã đồng thanh đáp lớn : Có !)
Thưa quý vị đại biểu, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có là một
Giáo Hội hợp pháp và hợp hiến hay không? Xin quý vị đại biểu trả lời.
(toàn thể đại hội đã đồng thanh đáp lớn : Có !)
Như vậy thì Giáo Chỉ Số 9, Thông Bạch thi hành Giáo Chỉ Số 9 của Đại Lão
HT Viện Trưỏng Viện Hoá Đạo là hợp pháp và hợp hiến. (toàn thể đại hội
đã đồng thanh nhiệt liệt vỗ tay).”
Đại Lão HT Thích Hộ Giác, Chủ Tịch Giáo Hội tại Hoa Kỳ, đã tôn vinh công
đức bảo vệ Phật Giáo Việt Nam của nhị vị Hoà Thưọng Thích Huyền Quang
và Hoà Thưọng Thích Quảng Độ trong đạo từ bế mạc như sau:
“Thật là hoan hỉ! Thật là cảm động! Đại Hội Bất Thường của Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã diến ra tại Chùa Bửu Môn, Port Arthur,
Tiểu Bang Texas, là vô cùng trang nghiêm, trọng thể và đầy tình đạo,
tình đời, đã nói lên trọn vẹn cái đạo tâm thường trú trên chư hoà
thượng, thưọng toạ, đại đức tăng ni, và sau là của toàn thể quý vị đại
biểu, chư Phật tử xa gần đã có mặt thật là đông đủ.
Chúng ta cúi đầu đảnh lễ Tam Bảo, lễ cầu an cho nhị vị lãnh đạo tối cao
HT Thích Huyền Quang và HT Thích Quảng Độ. Chúng ta cầu, quý vị ở trong
nhà, nếu mà biết được chắc có lẽ các vị sẽ hoan hỉ lắm.
Thật là không ngờ một Giáo Chỉ của các vị đưa ra lại được tăng, ni, Phật
tử hưỏng ứng một cách rất nồng nhiệt. Tất cả chúng ta ai cũng hướng về
nhị vị và tâm tư lúc nào cũng biết ơn và tim việc báo ơn nhưng báo ở
trong phạm vi khả thi của mình. (Đoạn này HT Hộ Giác vì quá cảm động nên
vừa khóc vừa nói một cách đứt quảng)
Nhưng so với sự cực khổ mà nhị vị chịu đựng ròng 30 năm, trọng tuổi. Tất
cả chúng ta đảnh lễ, cầu an, theo cách này không biết có đủ hay không
đối với công đức hy sinh vô bờ bến của nhị vị. Chúng tôi biết bị quản
chế cực khổ lắm. Nhưng mà tại sao hai vị hãy còn tiếp tục giữ lấy này để
rồi cái tấm thân càng ngày càng già, bệnh hoạn.
Nhưng mà hôm nay những gì mà Đại Hội này đã thể hiện cũng chừng đó được,
là tất cả chúng ta thực hiện một cách rất là sâu sắc, và chúng ta cũng
đã nỗ lực thể hiện lòng tri ân của chúng ta bằng hành động rất là cụ
thể.
Và trong ngày hôm nay, từ sáng cho tới giây phut này cũng đủ để nói lên
phần nào tấm lòng biết ơn và báo ơn của tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta
tâm tâm niệm niệm rằng chúng ta sẽ không bao giờ dám phủ nhận sự hy
sinh cao cả, vô bờ của các Ngài.” Ỷ Lan, phóng viên Đài Á Châu Tự Do,
tại Port Arthur, Texas.
© 2007 Radio Free Asia
CHÁY NỒI
Bạn sẽ không thể tin chiếc nồi cháy đen gần như vứt đi này lại có thể sáng bóng như mới.
Tai nạn trong lúc nấu ăn này rất thường xảy ra. Bạn bắc nồi lên bếp rồi quên đi mất và thế là chỉ một lát sau chiếc nồi mới tinh lại trở nên cháy đen thui thế này.
Nhìn những vết cháy đen này có lẽ ai cũng nghĩ rằng chỉ còn cách vứt nồi đi chứ không thể chà sạch được. Thế nhưng, đài MBC Hàn Quốc đã tìm ra một cách chữa nồi cháy đen vô cùng hiệu quả, thậm chí còn hiệu quả hơn cả khi dùng baking soda nữa nhé.
Cách làm sạch nồi cháy đen:
– Để chứng minh cách này hiệu quả hơn cả dùng baking soda thì nhà đài có chuẩn bị sẵn hai chiếc nồi cháy đen giống nhau và hai nguyên liệu là baking soda và vỏ trứng.
–
Sau đó, họ bắc hai chiếc nồi cháy đen lên bếp rồi cho nước vào đun. Một
chiếc nồi sẽ cho baking soda, nồi còn lại thì cho vỏ trứng.
–
Hai chiếc nồi được đun cho đến khi sôi sùng sục nước. Trong lúc đun bạn
sẽ thấy các vết cháy đen trong nồi có vỏ trứng bị bong ra và nổi lên
trên mặt nước.
–
Sau đó, họ cứ vệ sinh nồi như bình thường. Lúc này, vết cháy đen ở hai nồi đều bắt đầu bong ra.
–
Tuy nhiên, một lúc sau thì bạn sẽ nhận thấy kết quả rất khác biệt nhé.
Nồi đun với baking soda còn chút vết cháy nhưng chiếc nồi đun với vỏ
trứng sạch bong và trắng tinh như mới mua về.
Ít ai ngờ vỏ trứng lại có công dụng tuyệt vời thế này đúng không? Như vậy, chúng ta đã có cách làm sạch nồi cháy đen bằng cách tận dụng vỏ trứng mà chẳng tốn xu nào. Bỏ túi ngay mẹo hay này để khi nào cần thì nhớ mà dùng ngay bạn nhé. Vừa đỡ tốn thời gian chà rửa mà lại hiệu quả rất cao!
Nguồn: MBCdocument
Theo Trí Thức Trẻ
ĐẶNG XUÂN XUYẾN * QUẢNG NGÃI CÂU THƠ
Đôi điều khi đọc: QUẢNG NGÃI -
CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ
của LÊ NGỌC TRÁC
*
Tập sách QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ của tác giả Lê Ngọc Trác được viết theo lối giới thiệu thân thế và sự nghiệp văn học của 31 “hồn thơ” xứ Quảng dưới dạng phê bình và cảm nhận văn học. Đây là tập sách thứ 7 của tác gia Lê Ngọc Trác (tác gia: tác giả của nhiều tác phẩm, nhiều đề tài), là “khối trầm tích tình yêu” của những người con Quảng Ngãi luôn đau đáu về nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi luôn được thầm nhắc đến với lòng tự hào và thành kính: núi Ấn sông Trà.
Tuy là viết về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học với mục đích phục vụ cho việc khảo cứu chân dung văn học nhưng tác giả Lê Ngọc Trác không viết theo lối phân mục tiểu sử (thân thế) và sự nghiệp như các tác giả khác từng làm mà ông làm mềm hóa đi, giảm bớt sự khô cứng của lối viết giáo khoa - khảo cứu bằng cách loại bỏ sự phân mục A, B, C... đồng thời chuyển các yếu tố nghiên cứu thành các yếu tố cảm nhận, biến các “thông điệp” về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học khô khan thành những bài cảm nhận văn học dung dị, liền mạch, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho bạn đọc khi tiếp cận các chân dung văn học. Hiểu đơn giản và ngắn gọn là ông không dùng lối viết biên khảo truyền thống mà khéo léo lồng tiểu sử các chân dung văn học vào các bài viết phê bình và cảm nhận văn học, bằng tư duy và ngôn ngữ của người nghiên cứu khoa học. Đây là thành công của tác giả Lê Ngọc Trác khi mà biên khảo là một thể loại văn chương dễ viết nhưng lại rất khó thành công!
Bên cạnh một số bài viết khá sâu về thân thế và sự nghiệp của nhân vật lịch sử, như: Danh thần Trương Đăng Quế - Một tâm hồn thơ nặng lòng với quê hương, Nguyễn Vỹ - Nhân chứng của một thời,... thì đa phần là những bài viết, tác giả Lê Ngọc Trác hướng bạn đọc chú trọng vào những tìm tòi khám phá, những thành công của các chân dung văn học đã có đóng góp ít nhiều cho diện mạo văn học nước nhà, ông chỉ “đá đưa” chút ít về tiểu sử nhân vật để bạn đọc biết thêm hoặc lấy đó làm tài liệu khảo cứu với lượng thông tin vừa đủ về một chân dung văn học. Với cách viết như vậy, bạn đọc được cảm nhận đầy hơn, sâu hơn “sự nghiệp” văn học của các chân dung văn học mà tác giả Lê Ngọc Trác vẫn làm tròn được tiêu chí của tập sách: cung cấp những thông tin vừa đủ về thân thế và sự nghiệp của nhân vật như một công trình biên khảo. Thành công này của tác giả Lê Ngọc Trác là thành công mà ngay cả những người viết sách chuyên nghiệp cũng không dễ dàng có được, trong khi ông chỉ là “một tay chơi ngang”, viết sách bởi sự đam mê rất Lê Ngọc Trác: viết để được học.
Điều thú vị khi đọc QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ là tác giả Lê Ngọc Trác đã rất khéo khái quát chân dung nhân vật qua việc đặt tên tiêu đề của bài viết, ví dụ: Nguyễn Vỹ - Nhân chứng của một thời, Thanh Thảo với những câu thơ mềm mại mà mãnh liệt, Nguyễn Thánh Ngã “gõ” vào cõi nhân gian, Trần Phố khúc tâm tình đậm tính nhân văn, Nguyễn Tấn On - Thấm đẫm hồn quê, Vũ Hồ với "Nỗi buồn trăm năm", Nguyễn Minh Phúc - "Nhắn quê xa lắc tiếng kêu thầm".... Chỉ mới đọc tiêu đề bài viết, bạn đọc cũng đã có thể hiểu được cốt cách của chân dung văn học hoặc phần nào thấy được diện mạo của nhân vật mà tác giả Lê Ngọc Trác sẽ khắc họa.
Với cách viết nhẹ nhàng, cô đọng và xúc tích nhưng theo góc nhìn và cách đánh giá công tâm của người nghiên cứu khoa học, tác giả Lê Ngọc Trác đã phác họa các chân dung văn học (xứ Quảng) trong QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ bằng những nét vẽ chân thực, những cảm nhận tinh tế và những cảm kích khách quan, chân thành.
Mời đọc những trích dẫn:
- “Trong thơ Khắc Minh, âm tiết, giai điệu như những lời ru ngọt ngào, làm dịu đau thương lòng người trong bối cảnh chiến tranh. Có lẽ, đây là nét riêng trong thơ của Khắc Minh so với những người cùng thời. Phần lớn, thơ của Khắc Minh không mang nặng những dằn vặt khổ đau, cô đơn hoang lạnh, rên rỉ quằn quại. Thơ Khắc Minh nhẹ nhàng, tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.”
“Khắc Minh không triết lý vụn trong thơ, không đánh đố người đọc bằng câu chữ bí hiểm. Thơ của ông âm hưởng ca dao mượt mà, như những câu hò ba lý của quê hương miền Ân Trà” (Khắc Minh - Ngọt ngào lời ru dưới chân Thiên Bút).
- “Đứng trước những câu thơ của Nguyễn Minh Phúc được viết ra từ nỗi nhớ quê hương tha thiết của anh, chúng ta không cần phải "bình giảng lý luận". Ai mà đi tìm lý lẽ của con tim. Chúng ta cứ đọc, thấm và đồng cảm với tác giả. Những người sống xa quê như thấy mình cùng cảnh ngộ, nỗi niềm...”. (NGUYỄN MINH PHÚC - "Nhắn quê xa lắc tiếng kêu thầm")
- “Đọc thi phẩm "Mưa hoang" của Hà Quảng, người đọc cảm nhận những cơn mưa ướt từng câu thơ, thấm đẫm cả những trang thơ... Nào những cơn "mưa thơm" trên cánh đồng lúa ,đồng hoa chốn quê nhà yêu thương, mưa thơm ngát hương trên dòng sông Trà, sông Vệ, "mưa tháng Bảy, mưa tháng ba..." và "một trời mưa nhớ" đến quặn lòng ở những phương trời cách biệt. Chúng ta còn bắt gặp những cơn "mưa hoang" trong cuộc đời mình mà một thời "lời môi ngọt ngào", một thời đã xa "chạm vào nỗi nhớ". ("Mưa hoang" đầy nỗi nhớ trong thơ HÀ QUẢNG)
- “Sau khi đọc nhiều bài thơ của Vũ Hồ, tôi nhận ra một điều: Ông là một người tài hoa trong thơ, nhưng trong toàn bộ thơ của ông thể hiện một nỗi cô đơn - cô đơn đến tận cùng.” (VŨ HỒ với "Nỗi buồn trăm năm")
Tuy là viết QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ bằng sự đam mê, không chịu áp lực bởi “chuyện cơm áo gạo tiền” làm ảnh hưởng tới độ sắc bén, mềm dẻo, linh hoạt của ngòi bút nhưng Lê Ngọc Trác không hoàn toàn phó mặc cho cảm xúc dẫn dắt ngòi bút mà ông đã “điều phối” những cảm xúc, “cầm cương” những thăng hoa cảm xúc để cái tôi của tác giả Lê Ngọc Trác đứng ở vai trò của người tổng kết, ở vị trí của một hướng dẫn viên luôn nhiệt tình đồng hành cùng bạn đọc. Đấy là sự khéo léo, cũng là thành công của ngòi bút Lê Ngọc Trác trong việc truyền tải “ý đồ” của tác giả Lê Ngọc Trác đến với bạn đọc qua từng bài viết, xuyên suốt “QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ”.
Với tình yêu dành cho quê hương luôn lớn, tác giả Lê Ngọc Trác đã cố dồn ép để đẩy niềm tự hào về quê hương Quảng Ngãi cao hơn, xa hơn, qua số gương mặt được tập hợp trong tập sách lên con số 31, vô hình chung, những gương mặt được chúng tôi ví là “những trái chín ép”, “những trái tình cảm”, đã làm QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ thành sự chọn lọc của tình cảm, dễ dãi, khiến cấu trúc tác phẩm bị xộc xệch, gương mặt các chân dung văn học trong tập sách trở nên mất cân đối. Theo thiển ý của người viết, tập sách chỉ nên dừng ở con số 23 gương mặt thì hợp lý hơn.
Đọc nhiều và viết nhiều là ưu điểm của ông. Viết bằng tấm lòng là điểm sáng của ông nhưng trong các bài viết của ông, đâu đó vẫn xuất hiện một vài hạn chế: chỉ nêu hiện tượng sự việc mà không dẫn giải bản chất của hiện tượng sự việc dù chỉ ở sự gợi mở, lưu ý bạn đọc, ví dụ như: “Thơ Nguyễn Thánh Ngã đọc xong ghim lại trong lòng người yêu thơ. Anh đã tạo được phong cách của mình trong thơ. Thơ Hai-ku của Nhật Bản có qui luật về số từ, nhưng khi làm thơ Haiku, Nguyễn Thánh Ngã đã có những cách tân đầy sáng tạo. Những bài thơ Haiku của Nguyễn Thánh Ngã có một nét rất riêng. Dường như Nguyễn Thánh Ngã muốn tạo ra một trường phái thơ riêng của mình. Chính vì vậy, có lúc các bạn yêu thơ gọi thơ Haiku của Nguyễn Thánh Ngã là thơ "Ô haii" (Ô hay!)”. Đọc cả bài viết, bạn đọc không tìm được câu trả lời: “cách tân đầy sáng tạo”, “nét rất riêng”, “trường phái thơ riêng” của Nguyễn Thánh Ngã là thế nào. Tuy không nhiều, không lớn nhưng những “hạt sạn” như thế không nên xuất hiện trong các bài viết của cây bút đã dày dạn bản lĩnh như tác gia Lê Ngọc Trác vì sự xuất hiện một vài hạn chế như thế đã vô tình làm giảm tính thuyết phục của cả bài viết.
Và đấy cũng là hạn chế mà tác gia Lê Ngọc Trác cần khắc phục để những tác phẩm của ông được tròn trĩnh hơn.
*.
Hà Nội, chiều 06 tháng 10 năm 2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ
của LÊ NGỌC TRÁC
*
Tập sách QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ của tác giả Lê Ngọc Trác được viết theo lối giới thiệu thân thế và sự nghiệp văn học của 31 “hồn thơ” xứ Quảng dưới dạng phê bình và cảm nhận văn học. Đây là tập sách thứ 7 của tác gia Lê Ngọc Trác (tác gia: tác giả của nhiều tác phẩm, nhiều đề tài), là “khối trầm tích tình yêu” của những người con Quảng Ngãi luôn đau đáu về nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi luôn được thầm nhắc đến với lòng tự hào và thành kính: núi Ấn sông Trà.
Tuy là viết về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học với mục đích phục vụ cho việc khảo cứu chân dung văn học nhưng tác giả Lê Ngọc Trác không viết theo lối phân mục tiểu sử (thân thế) và sự nghiệp như các tác giả khác từng làm mà ông làm mềm hóa đi, giảm bớt sự khô cứng của lối viết giáo khoa - khảo cứu bằng cách loại bỏ sự phân mục A, B, C... đồng thời chuyển các yếu tố nghiên cứu thành các yếu tố cảm nhận, biến các “thông điệp” về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học khô khan thành những bài cảm nhận văn học dung dị, liền mạch, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho bạn đọc khi tiếp cận các chân dung văn học. Hiểu đơn giản và ngắn gọn là ông không dùng lối viết biên khảo truyền thống mà khéo léo lồng tiểu sử các chân dung văn học vào các bài viết phê bình và cảm nhận văn học, bằng tư duy và ngôn ngữ của người nghiên cứu khoa học. Đây là thành công của tác giả Lê Ngọc Trác khi mà biên khảo là một thể loại văn chương dễ viết nhưng lại rất khó thành công!
Bên cạnh một số bài viết khá sâu về thân thế và sự nghiệp của nhân vật lịch sử, như: Danh thần Trương Đăng Quế - Một tâm hồn thơ nặng lòng với quê hương, Nguyễn Vỹ - Nhân chứng của một thời,... thì đa phần là những bài viết, tác giả Lê Ngọc Trác hướng bạn đọc chú trọng vào những tìm tòi khám phá, những thành công của các chân dung văn học đã có đóng góp ít nhiều cho diện mạo văn học nước nhà, ông chỉ “đá đưa” chút ít về tiểu sử nhân vật để bạn đọc biết thêm hoặc lấy đó làm tài liệu khảo cứu với lượng thông tin vừa đủ về một chân dung văn học. Với cách viết như vậy, bạn đọc được cảm nhận đầy hơn, sâu hơn “sự nghiệp” văn học của các chân dung văn học mà tác giả Lê Ngọc Trác vẫn làm tròn được tiêu chí của tập sách: cung cấp những thông tin vừa đủ về thân thế và sự nghiệp của nhân vật như một công trình biên khảo. Thành công này của tác giả Lê Ngọc Trác là thành công mà ngay cả những người viết sách chuyên nghiệp cũng không dễ dàng có được, trong khi ông chỉ là “một tay chơi ngang”, viết sách bởi sự đam mê rất Lê Ngọc Trác: viết để được học.
Điều thú vị khi đọc QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ là tác giả Lê Ngọc Trác đã rất khéo khái quát chân dung nhân vật qua việc đặt tên tiêu đề của bài viết, ví dụ: Nguyễn Vỹ - Nhân chứng của một thời, Thanh Thảo với những câu thơ mềm mại mà mãnh liệt, Nguyễn Thánh Ngã “gõ” vào cõi nhân gian, Trần Phố khúc tâm tình đậm tính nhân văn, Nguyễn Tấn On - Thấm đẫm hồn quê, Vũ Hồ với "Nỗi buồn trăm năm", Nguyễn Minh Phúc - "Nhắn quê xa lắc tiếng kêu thầm".... Chỉ mới đọc tiêu đề bài viết, bạn đọc cũng đã có thể hiểu được cốt cách của chân dung văn học hoặc phần nào thấy được diện mạo của nhân vật mà tác giả Lê Ngọc Trác sẽ khắc họa.
Với cách viết nhẹ nhàng, cô đọng và xúc tích nhưng theo góc nhìn và cách đánh giá công tâm của người nghiên cứu khoa học, tác giả Lê Ngọc Trác đã phác họa các chân dung văn học (xứ Quảng) trong QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ bằng những nét vẽ chân thực, những cảm nhận tinh tế và những cảm kích khách quan, chân thành.
Mời đọc những trích dẫn:
- “Trong thơ Khắc Minh, âm tiết, giai điệu như những lời ru ngọt ngào, làm dịu đau thương lòng người trong bối cảnh chiến tranh. Có lẽ, đây là nét riêng trong thơ của Khắc Minh so với những người cùng thời. Phần lớn, thơ của Khắc Minh không mang nặng những dằn vặt khổ đau, cô đơn hoang lạnh, rên rỉ quằn quại. Thơ Khắc Minh nhẹ nhàng, tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.”
“Khắc Minh không triết lý vụn trong thơ, không đánh đố người đọc bằng câu chữ bí hiểm. Thơ của ông âm hưởng ca dao mượt mà, như những câu hò ba lý của quê hương miền Ân Trà” (Khắc Minh - Ngọt ngào lời ru dưới chân Thiên Bút).
- “Đứng trước những câu thơ của Nguyễn Minh Phúc được viết ra từ nỗi nhớ quê hương tha thiết của anh, chúng ta không cần phải "bình giảng lý luận". Ai mà đi tìm lý lẽ của con tim. Chúng ta cứ đọc, thấm và đồng cảm với tác giả. Những người sống xa quê như thấy mình cùng cảnh ngộ, nỗi niềm...”. (NGUYỄN MINH PHÚC - "Nhắn quê xa lắc tiếng kêu thầm")
- “Đọc thi phẩm "Mưa hoang" của Hà Quảng, người đọc cảm nhận những cơn mưa ướt từng câu thơ, thấm đẫm cả những trang thơ... Nào những cơn "mưa thơm" trên cánh đồng lúa ,đồng hoa chốn quê nhà yêu thương, mưa thơm ngát hương trên dòng sông Trà, sông Vệ, "mưa tháng Bảy, mưa tháng ba..." và "một trời mưa nhớ" đến quặn lòng ở những phương trời cách biệt. Chúng ta còn bắt gặp những cơn "mưa hoang" trong cuộc đời mình mà một thời "lời môi ngọt ngào", một thời đã xa "chạm vào nỗi nhớ". ("Mưa hoang" đầy nỗi nhớ trong thơ HÀ QUẢNG)
- “Sau khi đọc nhiều bài thơ của Vũ Hồ, tôi nhận ra một điều: Ông là một người tài hoa trong thơ, nhưng trong toàn bộ thơ của ông thể hiện một nỗi cô đơn - cô đơn đến tận cùng.” (VŨ HỒ với "Nỗi buồn trăm năm")
Tuy là viết QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ bằng sự đam mê, không chịu áp lực bởi “chuyện cơm áo gạo tiền” làm ảnh hưởng tới độ sắc bén, mềm dẻo, linh hoạt của ngòi bút nhưng Lê Ngọc Trác không hoàn toàn phó mặc cho cảm xúc dẫn dắt ngòi bút mà ông đã “điều phối” những cảm xúc, “cầm cương” những thăng hoa cảm xúc để cái tôi của tác giả Lê Ngọc Trác đứng ở vai trò của người tổng kết, ở vị trí của một hướng dẫn viên luôn nhiệt tình đồng hành cùng bạn đọc. Đấy là sự khéo léo, cũng là thành công của ngòi bút Lê Ngọc Trác trong việc truyền tải “ý đồ” của tác giả Lê Ngọc Trác đến với bạn đọc qua từng bài viết, xuyên suốt “QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ”.
Với tình yêu dành cho quê hương luôn lớn, tác giả Lê Ngọc Trác đã cố dồn ép để đẩy niềm tự hào về quê hương Quảng Ngãi cao hơn, xa hơn, qua số gương mặt được tập hợp trong tập sách lên con số 31, vô hình chung, những gương mặt được chúng tôi ví là “những trái chín ép”, “những trái tình cảm”, đã làm QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ thành sự chọn lọc của tình cảm, dễ dãi, khiến cấu trúc tác phẩm bị xộc xệch, gương mặt các chân dung văn học trong tập sách trở nên mất cân đối. Theo thiển ý của người viết, tập sách chỉ nên dừng ở con số 23 gương mặt thì hợp lý hơn.
Đọc nhiều và viết nhiều là ưu điểm của ông. Viết bằng tấm lòng là điểm sáng của ông nhưng trong các bài viết của ông, đâu đó vẫn xuất hiện một vài hạn chế: chỉ nêu hiện tượng sự việc mà không dẫn giải bản chất của hiện tượng sự việc dù chỉ ở sự gợi mở, lưu ý bạn đọc, ví dụ như: “Thơ Nguyễn Thánh Ngã đọc xong ghim lại trong lòng người yêu thơ. Anh đã tạo được phong cách của mình trong thơ. Thơ Hai-ku của Nhật Bản có qui luật về số từ, nhưng khi làm thơ Haiku, Nguyễn Thánh Ngã đã có những cách tân đầy sáng tạo. Những bài thơ Haiku của Nguyễn Thánh Ngã có một nét rất riêng. Dường như Nguyễn Thánh Ngã muốn tạo ra một trường phái thơ riêng của mình. Chính vì vậy, có lúc các bạn yêu thơ gọi thơ Haiku của Nguyễn Thánh Ngã là thơ "Ô haii" (Ô hay!)”. Đọc cả bài viết, bạn đọc không tìm được câu trả lời: “cách tân đầy sáng tạo”, “nét rất riêng”, “trường phái thơ riêng” của Nguyễn Thánh Ngã là thế nào. Tuy không nhiều, không lớn nhưng những “hạt sạn” như thế không nên xuất hiện trong các bài viết của cây bút đã dày dạn bản lĩnh như tác gia Lê Ngọc Trác vì sự xuất hiện một vài hạn chế như thế đã vô tình làm giảm tính thuyết phục của cả bài viết.
Và đấy cũng là hạn chế mà tác gia Lê Ngọc Trác cần khắc phục để những tác phẩm của ông được tròn trĩnh hơn.
*.
Hà Nội, chiều 06 tháng 10 năm 2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
SƠN TRUNG * VỤ ÁN HỒ CON RÙA
VỤ ÁN HỒ CON RÙA
SƠN TRUNG
Đêm
1 tháng Tư năm 1976, cả Sài Gòn rung chuyển vì một tiếng nổ rất lớn ở
ngay trung tâm thành phố. Người dân Sài Gòn ngơ ngác, họ chưa biết
chuyện gì xảy ra.Phải chăng nhóm Phục Quốc đã về Sàigòn? Hồi ở trong tù,
nhiều người nghe tin đồn Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, Nguyễn Văn
Chức đã đem quân về. Trong xóm tôi, có ông Sáu Taxi vốn là thợ rừng
nhưng phải bỏ nghề vì rừng đã đổi chủ. Ngày xưa là quân Cộng sản, bây
giờ là quân Cộng hòa tràn đầy..
Sáng sớm hôm sau đọc các “báo nhà nước” họ được biết bọn “phản động” đêm qua đã đặt mìn cho nổ tung con rùa làm bằng đồng đen dưới chân tượng đài kỷ niệm những nước đồng minh đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa.Chúng nó đặt chất nổ để gây tiếng vang, và cũng để đuôi rồng vùng lên lật đổ chế độ cộng sản.
Đó là “Công Trường Quốc Tế” nằm ngay ở quận Nhất Sài Gòn. Báo chí nhà nước tường thuật chi tiết vụ phá hoại. Bình thường đó là nơi tụ tập hàng đêm để hóng mát của các anh công an, bộ đội đóng ở Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bưu Điện, Tòa Đại Sứ Mỹ. Thế mà tối hôm đó công an và bộ đội đều vô sự!!!??? Chỉ có những người dân Sài Gòn đi hóng mát và ngồi chơi ở đó là… banh xác.
Sáng sớm hôm sau đọc các “báo nhà nước” họ được biết bọn “phản động” đêm qua đã đặt mìn cho nổ tung con rùa làm bằng đồng đen dưới chân tượng đài kỷ niệm những nước đồng minh đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa.Chúng nó đặt chất nổ để gây tiếng vang, và cũng để đuôi rồng vùng lên lật đổ chế độ cộng sản.
Đó là “Công Trường Quốc Tế” nằm ngay ở quận Nhất Sài Gòn. Báo chí nhà nước tường thuật chi tiết vụ phá hoại. Bình thường đó là nơi tụ tập hàng đêm để hóng mát của các anh công an, bộ đội đóng ở Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bưu Điện, Tòa Đại Sứ Mỹ. Thế mà tối hôm đó công an và bộ đội đều vô sự!!!??? Chỉ có những người dân Sài Gòn đi hóng mát và ngồi chơi ở đó là… banh xác.
Lực
lượng an ninh đã bắt được thủ phạm ngay lập tức. Liền sau đó một chiến
dịch quy mô được Đảng tung ra. Tất cả các văn nghệ sĩ miền Nam có tên
trong một bảng phong phần đều bị truy bắt trong chiến dịch từ ngày
2/4/76 đến ngày 28/4/76 với tội danh đặt mìn phá hủy “hồ con rùa”. Người
dân Sài Gòn chưng hửng, hoang mang và lo sợ tột cùng.
Đến năm 1982, nhà xuất bản Tuổi Trẻ cho phát hành một cuốn sách dưới tựa đề “Vụ Án Hồ Con Rùa” của văn nghệ công an Huỳnh Bá Thành (tức Ba Trung). Trong cuốn sách, Đảng đã bịa đặt ra một câu chuyện thần thoại rằng thì là: Vào năm 1967, khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống đã mời một thầy phong thủy Tàu nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này cho rằng vị trí của dinh là vị trí của long mạch trấn yểm vị trí của đầu rồng.
Đến năm 1982, nhà xuất bản Tuổi Trẻ cho phát hành một cuốn sách dưới tựa đề “Vụ Án Hồ Con Rùa” của văn nghệ công an Huỳnh Bá Thành (tức Ba Trung). Trong cuốn sách, Đảng đã bịa đặt ra một câu chuyện thần thoại rằng thì là: Vào năm 1967, khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống đã mời một thầy phong thủy Tàu nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này cho rằng vị trí của dinh là vị trí của long mạch trấn yểm vị trí của đầu rồng.
Con
rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí của Công Trường
Quốc Tế. Do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp của người cầm đầu dinh
Độc Lập sẽ không bền. Vì vậy, nghe theo lời ông thầy phong thủy, Tổng
Thống Nguyễn văn Thiệu đã yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn
đuôi rồng, không cho vùng vẫy được nữa để giữ được ngôi vị tổng thống
lâu dài!?
Trong
cuốn sách gian dối này, Huỳnh Bá Thành đã biến các văn nghệ sĩ miền
Nam nho nhã thành những quân biệt động thành như của cộng sản chuyên
nghề bắn sẻ, ám sát, ném tạc đạn. Đảng vu cáo rằng các văn
nghệ sĩ miền Nam đều là tay sai của CIA cài lại, do mê tín dị đoan, do
ngu muội và tàn ác đã cho đặt mìn phá hoại “đuôi rồng” để “mong” chính
quyền cách mạng sụp đổ! Nhưng cuối cùng, “bọn chúng – nghệ sĩ miền Nam”
đều bị các lực lượng an ninh của Đảng phát hiện và tóm gọn.
Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là vòng tròn giao thông trước Viện Đại học Saigon, có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, ở quận 1, Sai gon.. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là một địa điểm quan chiêm và cũng là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều nhà hàng và các quán bar xung quanh.
Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị
trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về
sau Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên, sau cuộc nổi
loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, Minh Mạng đã cho phá
thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành
Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối
thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.
Hồ con rùa, vị trí trươc đây là lầu nước (Chateau d'eau)
Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san phẳng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã quy họach khu hành chính của mình.
Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay vị trí cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’ Intérieur – người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”), được xây dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de la Grandière (1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat.
Vào năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để
phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24
tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước
đổi tên thành đường Blancsubé.
Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu
cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer
(nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ
đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường
Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văn Tần
– và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân).
Lầu nước, tiền thân của hồ con rùa
Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp
bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của
việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó, người địa phương ở đây
thường gọi nó là công trường ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm
1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng
được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài
liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là
1967.Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang
trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm
bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa.
Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Theo các giai thoại truyền miệng, thì vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn
Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy
người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong
thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí
của đầu rồng[1]. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị
trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay
vùng vẫy nên sự nghiệp không bền.
Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.
Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.
Con rùa và các cột tạo thành bàn tay nâng đồng đô la đều màu đen, người
ta bảo đó đồng đen, một thứ kim loại quý hơn vàng. Toàn thể khối đồng
đen này lên đến vài tấn chứ không it.
Sau 1975, họa sĩ Ớt của tờ Điện Tín trở thành tổng biên tập tờ Công An
thành phố. Y tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, bí danh là Ba Trung, Y làm
trưởng ban “chống tình báo CIA” của Sở Công An Thành Phố Sài Gòn. Y mang
dòng máu tàn bạo của cộng sản Nam Ngãi.
Chính họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành, chỉ huy những cuộc theo dõi, bố ráp,
bắt giữ, thẩm vấn và giam cầm những văn nghệ sĩ nạn nhân, bị cho là gián
điệp của CIA Hoa Kỳ. Đồng thời bỏ tù những tu sĩ Phật Giáo bị gán tội
phản cách mạng.
Hai vụ điển hình là, “Vụ án Thập nhị tăng ni Già Lam” và “Vụ án Hồ Con Rùa” hay là vụ “Những tên biệt kích cầm bút”.
Vụ Án “Thập nhị Tăng ni Già Lam”
Ngày 30-3-1984, buổi sáng, Hoà thượng Thích Trí Thủ, trụ trì chùa Già
Lam, Phú Nhuận, được mời lên văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, Hòa thượng được
cho nghe cuộn băng ghi tiếng nói – lời khai – của một tăng sinh bị bắt
về “tội phản động”. Tăng sinh đó khai Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, Thượng
toạ Thích Trí Siêu và Ni cô Thích Trí Hải là những người trong ban lãnh
đạo của một tổ chức phản động, mưu đồ lập chiến khu gây bạo động
Trong khi Hòa thượng Trí Thủ ở văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, thì tại chùa
Già Lam, hai Thượng tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị bắt. Đồng thời, ni cô Trí
Hải cũng bị bắt từ Hố Nai đưa về trung tâm thẩm vấn và tạm giam ở Số 4
đường Phan Đăng Lưu.
Vài ngày sau đó, Hòa thượng Trí Thủ bị chết bất đắc kỳ tử, và thông tin nước ngoài cho rằng ông bị bọn VC ám sát.
Trong đợt hành quân lớn, 19 tăng, ni, cư sĩ khác cũng bị bắt, giam đến ngày 30-9-1988, (4 năm) mới đưa ra tòa xét xử.
Hai Thuợng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu bị tòa kết án tử hình.
Hai án chung thân dành cho hai cư sĩ Phan Văn Ty và Tôn Thất Kỳ.
Hoà thượng Thích Đức Nhuận lãnh án 10 năm. Các vị khác bị từ 4 đến 15 năm.
Ngày hôm sau, 1-10-1988, báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin, hai vị Tuệ Sĩ
và Trí Siêu ngoan cố, không chịu nhận tội. Đó là “tội tán thành, ủng hộ,
che chở, đùm bọc hành động phản cách mạng, lật đổ chế độ Cộng Sản”.
Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu là hai nhà sư uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam.
Thích Tuệ Sĩ, tục danh là Phạm Văn Thương, một học giả uyên bác về Phật
Giáo. Là Giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh, thông thạo tiếng Anh,
Pháp, Trung Hoa, Nhật, Pali, Phạn và tiếng Đức.
Thích Trí Siêu là giáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư Lê Mạnh Thát.
Do áp lực quốc tế và sự vận động của người Việt ở nước ngoài, ngày
15-11-1988, Hà Nội phải mở phiên xử phúc thẩm để giảm hai án tử hình
xuống còn 20 năm tù. Hai án chung thân giảm xuống còn 18 và 16 năm. Hoà
thuợng Thích Đức Nhuận giảm xuống còn 9 năm tù.
Những cuộc bố ráp, bắt giam, thẩn vấn và kết tội nhóm Tăng Ni Già Lam là do Họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành trực tiếp chỉ huy.
Những người dân miền Bắc vào Sài Gòn thời gian từ 1975-1976 không những
choáng ngợp với cảnh phố xá đông đúc, hàng hóa đầy ắp, mà còn bị mê hoặc
bởi những khu phố chợ trời bán đầy sách báo cũ, một rừng tiểu thuyết,
thi ca, tự điển cũ, sách giáo khoa cũ, truyện tranh thiếu nhi, và rồi
còn vô số các loại sách giáo dục dành cho thanh thiếu niên theo từng lứa
tuổi như: tủ sách hoa xanh, hoa đỏ, hoa tím. Họ tò mò mua, mang về đọc.
Rồi họ say mê những tác phẩm của các nhà văn, thi sĩ miền Nam như Võ Phiến, Hồ Hữu Tường, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Duyên Anh, Vũ Hoàng Chương, Hoàng Hải Thủy, Dương Hùng Cường, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Thanh Tâm Tuyền, Tô thùy Yên, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Dzung Sài Gòn…
Rồi họ say mê những tác phẩm của các nhà văn, thi sĩ miền Nam như Võ Phiến, Hồ Hữu Tường, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Duyên Anh, Vũ Hoàng Chương, Hoàng Hải Thủy, Dương Hùng Cường, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Thanh Tâm Tuyền, Tô thùy Yên, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Dzung Sài Gòn…
Rất mau chóng chỗ đứng của nhà thơ “vĩ đại nhất” HCM, và nhà thơ “vĩ
đại nhì” Tố Hữu trong lòng người dân miền Bắc bị hạ thấp đến thảm hại.
Chú bộ đội “bác Hồ” giấu tác phẩm “Cậu Chó” của Lê Xuyên trong đáy ba lô
để đêm đêm mang ra đọc lén. Anh công an “nhân dân” nghiền ngẫm mê say
truyện gián điệp “Z.28” của Người Thứ Tám. Chị cán bộ quên ăn quên ngủ
với cuốn tiểu thuyết diễm tình “Nẽo về tình yêu” của Bà Tùng Long.
Người dân miền Bắc quên hẳn những tác phẩm đặt mìn, pháo kích, ném lựu đạn, rèn mã tấu của Đảng. Họ chán ngấy nền văn học khuôn phép một chiều “one way ticket”, nền văn học AK, nón cối, dép râu. Nền văn học gầm gừ được viết theo sự định hướng hay nói một cách rõ ràng hơn là theo đơn đặt hàng của Đảng. Họ thẳng tay quăng “Sống như Anh”, “Người Mẹ Cầm Súng”, “Những mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ chủ tịch’ vào thùng rác một cách không thương tiếc.
Người dân miền Bắc quên hẳn những tác phẩm đặt mìn, pháo kích, ném lựu đạn, rèn mã tấu của Đảng. Họ chán ngấy nền văn học khuôn phép một chiều “one way ticket”, nền văn học AK, nón cối, dép râu. Nền văn học gầm gừ được viết theo sự định hướng hay nói một cách rõ ràng hơn là theo đơn đặt hàng của Đảng. Họ thẳng tay quăng “Sống như Anh”, “Người Mẹ Cầm Súng”, “Những mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ chủ tịch’ vào thùng rác một cách không thương tiếc.
Thế thì sau 1975, nền văn học miền Nam đã chiến thắng vẻ vang, đã dìm
nền văn học của Chế độ mới xuống hố sâu huyệt lạnh. Đảng điên lên vì
tức. Đảng “hạ quyết tâm” phải xóa bỏ tận gốc rễ nền văn học miền Nam.
Tháng 9 năm 1975, Đảng hô hào và phát động chiến dịch tận diệt nền “văn
hóa đồi trụy”, “văn hóa phản động”.
Hàng ngày, những chiếc loa trong phường, trong xóm ong ỏng kêu gào, hò
hét người dân đem nộp những văn hóa phẩm “tàn dư của Mỹ Ngụy”. Học sinh,
sinh viên, viên chức nhà nước được học tập về chiến dịch tận diệt văn
hóa phẩm phản động. Không khí nô nức lắm, hùng hổ lắm. Vài nhà văn và
vài tác phẩm tiêu biểu của văn học miền Nam được Đảng chiếu cố cho vào
chưng bày chung với xe tăng, đại pháo ở phòng “Triển Lãm Tội Ác Mỹ
Ngụy”. Trên vô tuyến truyền thanh, ngày nào cũng phát đi lời kêu gọi cấm
tàng trữ những văn hóa phẩm độc hại và hình ảnh cò mồi là những buổi
đốt sách báo đồi trụy được chiếu đi chiếu lại trên ti vi để đập vào mắt
dân Sài Gòn.
Nhưng Đảng đã thất vọng não nề. Càng ra sức tiêu diệt, sách báo cũ của
miền Nam càng có giá. Người ta đem giấu, copy lại, truyền tay nhau đọc.
Và rồi theo chân những người “chiến thắng”, sách báo “phản động” lại đi
ngược Trường Sơn ra tận miền Bắc. Trong khi đó, những sách báo của Đảng
mang vào miền Nam, “Thép đã tôi thế đấy”, “Dưới ngọn cờ quang vinh của
Đảng”, “Liên Khu Năm anh dũng”, “Hồ chí Minh tuyển tập” nằm ế chỏng
gọng, chờ bụi bám trên các giá sách ở các nhà sách quốc doanh.
Đảng nhớ lại cuộc phản kháng “Nhân Văn Giai Phẩm” của các nhà văn, nhà
thơ miền Bắc năm 1956 và rồi Đảng càng sợ hãi ảnh hưởng tư tưởng của các
văn nghệ sĩ miền Nam. Những chuyên viên “tìm tội” cùng với những chuyên
viên giết người của Đảng họp khẩn cấp. Cần phải có “thái độ quyết liệt”
với bọn này càng sớm càng tốt.
Thời gian này, “ngụy quân, ngụy quyền” miền Nam đã bị Đảng dụ khị cho vào tù hết rồi. Đảng đang rất rảnh tay để tiêu diệt đám văn nghệ sĩ Sài Gòn. Đây rồi, Đảng đã nghĩ ra một kế thần sầu quỷ khốc để có cớ đưa tất cả những bọn văn nghệ sĩ miền Nam, “bọn biệt kích cầm bút” vào tù. Đó là “gắp lửa bỏ tay người” mà ĐCS luôn áp dụng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ ngõ ngách nào có sự thống trị của họ.
Thời gian này, “ngụy quân, ngụy quyền” miền Nam đã bị Đảng dụ khị cho vào tù hết rồi. Đảng đang rất rảnh tay để tiêu diệt đám văn nghệ sĩ Sài Gòn. Đây rồi, Đảng đã nghĩ ra một kế thần sầu quỷ khốc để có cớ đưa tất cả những bọn văn nghệ sĩ miền Nam, “bọn biệt kích cầm bút” vào tù. Đó là “gắp lửa bỏ tay người” mà ĐCS luôn áp dụng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ ngõ ngách nào có sự thống trị của họ.
Nửa đêm ngày 2-4-1984, một tiếng nổ vang dội rồi chốc lát toàn thể khu
Con rùa bị công an thành phố bao vây. Người ta tìm thấy nơi đây những
trẻ con bán báo, bán cà rem, trẻ đánh giày, và một số phụ nữ bán hàng
nơi đây, trong đó có con gái Chu Tử.
Sau vụ nổ, hơn 200 văn nghệ sĩ, nhà văn, giáo sư bị bắt đi tù. Người chỉ
huy, điều động bắt bớ cũng chính là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành, bí danh
Ba Trung. Những nhân vật nổi tiếng như Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Hồ
Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế… Đặc biệt, Nhã Ca là nhà văn nữ duy nhất có tên
trong danh sách “Mười Biệt Kích Cầm Bút”bị cầm tù trong cuộc hành quân
lớn của công an Sài Gòn.
Mười “BKCB” gồm có: Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật
Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Khuất Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt,
Trần Ngọc Tư và Lý Thụy Ý.
Ban đầu, những văn nghệ sĩ miền Nam bị ghép vào tội “Gián điệp”, nhưng
đến năm 1988, đổi lại thành tội “Tuyên truyền phản cách mạng”.
Vụ án văn nghệ sĩ Sài Gòn được công an in thành sách, dựng thành phim mang tên “Vụ Án Hồ Con Rùa”.
Tháng 9 năm 1988, nữ sĩ Nhã Ca, chồng là nhà văn Trần Dạ Từ cùng gia
đình rời VN sang Thụy Điển, nhờ sự can thiệp của Văn Bút Quốc Tế (PEN
International, PEN=Poets, Essayists &Novelists) phối hợp với Ân Xá
Quốc Tế và sự bảo lãnh của thủ tướng Thụy Điển Ingvar Karlsson. Từ năm
1992, bà Nhã Ca định cư ở Cali, tiếp tục viết văn, làm báo, chủ nhiệm hệ
thống Việt Báo Daily News tại Hoa Kỳ.
Thật ra, có một số bài viết được gởi ra nước ngoài. Luật sư Triệu Quốc
Mạnh, một tên VC nằm vùng tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, với cấp bậc đại úy,
được chỉ định là luật sư biện hộ cho các văn nghệ sĩ, Mạnh nói với các
nạn nhân: “Các anh viết bài gởi ra nước ngoài, dù chỉ than thở nghèo đói
cũng là bôi bác chế độ. Các anh làm cho họ đau lắm.
Các anh làm cho họ đau, họ bỏ tù các anh, như vậy là huề”. Luật sư biện hộ mà nói với thân chủ của mình như thế, thì biện hộ theo cái kiểu gì đây?
Luật sưTriệu Quốc Mạnh là cảnh sát trưởng 24 giờ của chính phủ Dương văn
Minh năm 1974-75, sau đó y đặt bẫy nhân quyền khiến một số luật sư bị
Việt Cộng giam trong đó có luật sư Nguyễn Hữu Doãn.Các anh làm cho họ đau, họ bỏ tù các anh, như vậy là huề”. Luật sư biện hộ mà nói với thân chủ của mình như thế, thì biện hộ theo cái kiểu gì đây?
Sau thời gian gây kinh hoàng cho giới văn nghệ sĩ, khi thiếu tướng Trần
Bạch Đằng, bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý, người đở đầu cho họa sĩ Ớt
bị điều ra Bắc, và Hà Nội đưa người cài vào các cơ quan miền Nam, thì
Huỳnh Bá Thành mất chỗ dựa, không còn tung hoành như trước nữa.
Ớt đã từng tống tiền, bắt địa những người Hoa xin xuất cảnh ra nước
ngoài, anh ta được xem như tay tổ tham nhũng, cũng giống như Năm Thạch,
đại tá VC Nguyễn Văn Năm, làm giám đốc Sở công tác về người nước ngoài,
số 161 đường Nguyễn Du, cấp giấy xuất cảnh cho các diện con lai, đi nước
ngoài chữa bịnh và chương trình ODP, sum họp gia đình do thân nhân bảo
lãnh.
Năm Thạch vốn là VC nằm vùng, làm quản lý của đoàn cải lương Thanh Minh
Thanh Nga. Thạch là tay ăn hối lộ trắng trợn, nên bị Hà Nội cho người
vào bắt ép phải tự tử tại nhà ở đường Công Lý, và công an mở cửa cho
công chúng vào xem xác chết. Ngay sau đó, vợ con bị trục xuất ra khỏi
nhà để đào bới tìm vàng chôn dấu.
Huỳnh Bá Thành bị thất sủng ngay sau khi người em đã vượt biên qua Mỹ.
Anh ta đến nhậu tại nhà bạn bè và tâm sự như thế, cho biết anh muốn xin
qua làm việc ở Công ty Du lịch, là nơi béo bở, có thể thu hoạch được
nhiều tiền trong thời kỳ đó.
Sau vụ nổ, Huỳnh Bá Thành viết "Vụ án hồ con rùa" để lái dư luận theo
một hướng tich cực là chống phản động, mưu phá hồ con rùa để làm cho
chế độ cộng sản sụp đổ. Nhưng chính vụ nổ hồ con rùa đã giết Huỳnh Bá
Thành. Người thì cho rằng hồ con rùa có mấy tấn đồng đen mà cúng tế và
chia chác không đều nên bị cấp trên phong y làm liệt sĩ đã hy sinh anh
dũng khi làm nhiệm vụ!. Cũng có tin nói Huỳnh Bá Thành lấy được kho tàng
vĩ đại liền lên thuyến vượt biên nhưng bị các đồng chí của ông hạ sát
tại Cần Giờ! Cũng có người nói Huỳnh Bá Thành chết là tại số. Bốn chin chưa qua, năm ba đã tới. Huỳnh Bá Thành không thoát hạn 49-53!
___
VẠN MỘC CƯ SĨ LUẬN
Lấy kiếm đâm vào lưng con rùa để giữ cho cái đuôi con rồng nằm yên như vậy là cả rùa và rồng đã bị thương tich, có thể tử thương . Rồng bị thương thì cái long huyệt ra tro!
___
VẠN MỘC CƯ SĨ LUẬN
Lấy kiếm đâm vào lưng con rùa để giữ cho cái đuôi con rồng nằm yên như vậy là cả rùa và rồng đã bị thương tich, có thể tử thương . Rồng bị thương thì cái long huyệt ra tro!
TS.PHAN VĂN SONG * TÔN GIÁO VÀ CHÁNH TRỊ
2017-10-06 : Khi Tôn Giáo thay
thế Tổ Quốc (bài 1 : Ihn Saoud)
Tôn giáo,
một vũ khí chánh trị ?
« Một tôn giáo không thể chỉ
đơn thuần là một tôn giáo. Tôn giáo có thể
cùng một lúc,
là một văn hóa, một nền văn
chương, một hướng chánh trị,
một tư tưởng đẹp, một trường
phái sư phạm-
Une religion n’est jamais
seulement une religion. Elle est aussi, en même temps,
une culture, une
littérature, une politique, une esthétique, une pédagogie » .
(Patrick Cabanel,
discours d’ouverture du colloque pour les 500 ans de la Réforme
à Paris le 22 septembre
2017- Diễn văn khai mạc buổi Hội luận lễ kỷ niệm 500 năm của Nhà thờ Cải Cách tại
Paris ngày 22/09/2017)
I - Ihn
Saoud, Thanh Kiếm Và Sách Kinh Coran
Phan Văn Song
Một tôn giáo, hai
thủ lãnh, hai hướng nhìn :
Ibn Saoud và Atatürk, hai nhơn vật, hai nhà
chánh trị, sáng lập hai quốc gia đầy uy quyền, đầy ảnh hưởng ở Cận Đông và
Trung Đông. Cùng là giáo hữu Hồi giáo sunni, cùng từ cái xác chết của đế quốc
Ottoman, hồi đầu thế kỷ qua, người thứ nhứt đã dựng lên một quốc gia A Rập
Xa-Út quân chủ, hùng mạnh, giàu có nhờ dựa trên dầu hỏa, dùng tôn giáo Hồi giáo
vừa như một quốc giáo, vừa như một chủ nghĩa chánh trị. Hồi giáo Xa-Út-đít đã
được cực đoan hóa để trở thành một trường phái tôn giáo – Hồi giáo wa-ha-bít
chủ nghĩa - wahhabisme. Còn người thứ hai, trái lại,
lại thành lập một quốc gia Thổ nhỉ Kỳ không kém phần dũng mãnh và giàu có,
nhưng hoàn toàn cộng hòa và hoàn toàn thế tục, nghĩa là phi tôn giáo trong
quản trị đất nước, nhưng dựa trên dân tộc, và lịch sử dân tộc. Chúng tôi
xin giới thiệu hai nhơn vật đã vẽ lại bản đồ một vùng đầy ảnh hưởng cho thế giới
địa lý ngày nay. Và các hậu duệ của họ, vẫn, ngày nay bằng mọi giá tiếp tục,
tranh giành quyền lực ảnh hưởng.
Nhưng vẫn một kẻ
thù cùng tôn giáo :
Ngày hôm nay, cả Thổ nhỉ Kỳ lẫn A Rậo
Xa-Út đều bị chung một kẻ thù, Nhà Nước Hồi Giáo – Islamic State -IS, truyền
thông ở Pháp thường dùng từ gọi chung bằng tên ả rập Daesh hay Daech.
Chúng tôi đề nghị gọi Nhà nước Hồi Giáo quá khích nầy bằng tên ảrập nầy cho gọn
và dễ hiểu : Daech. Một chuyện hy hữu nữa, là trong cái vùng rộng lớn và đầy
tranh giành ảnh hưởng và mâu thuẩn nầy, sự đồng thuận, và đoàn kết không phải
là do tôn giáo Hồi giáo, mà do cái tổ chức vượt biên giới nầy, chính
tổ chức Daech đã quy tụ một sự đồng thuận vừa tôn giáo vừa có chánh nghĩa dân
tộc, dùng tôn giáo làm thánh chiến để quy tụ một lực lượng xuyên chủng tộc,
mầu da và tiếng nói.
Thế nhưng, ngày hôm nay, mặc dù,
cùng trong một hợp tác chống Daech, mỗi quốc gia đều có kéo những con cờ để củng
cố ảnh hưởng, ngỏ hầu vẽ lại địa đồ vùng. Một bên, A Rập Xa Út, cái nôi của Hồi Giáo, nhơn danh Tôn
giáo ; còn một bên, Thổ nhỉ Kỳ, nhơn danh lý lịch một dân tộc mạnh,
và đã chứng minh bằnh lịch sử. Thử so sánh, giữa hai cái nhìn, cùng thoát thai từ
thời sơ khai của hai quốc gia, của hai chế độ, đều được sanh trưởng từ đống tro
tàn của Thế Chiến thứ nhứt và của đế quốc Ottoman. Cả hai đều phải trải qua những
đấu tranh khó khăn và can trường để có được sự độc lập trước những âm mưu của
những thế lực Tây phương. Cả hai đều nhờ hai nhơn vật đặc biệt Ibn Saoud và
Attatürk. Nếu Attatürk, lựa cuộc chơi trên một chế độc Cộng hòa Thế tục rất
tây học nhưng dựa trên một chủ nghĩa dân tộc cổ truyền. Ibn Saouad trái lại,
giữ vững lập trường bành trướng Tôn giáo cổ truyền, nhưng bám vào nguồn
kinh tế tài chánh dầu hỏa tư bản tây phương.
Giới thiệu hai nhơn vật, hai nhà lãnh đạo, để tìm bài
học lãnh đạo cho một một Việt Nam tương lai !
Ibn Saoud, Thanh
Kiếm và Sách Kinh Coran :
1/ Kết Hợp giữa
Chiến Sĩ và Giáo Sĩ :
Năm 1754, tại ốc đảo xanh-oasis
Diriyah, 10 cây số phía bắc thành phố Riyad, hai chàng thanh niên gặp nhau, bắt
tay nhau, làm quen. Một anh chiến sĩ, Mohammad Ibn Saoud Al Saoud,
và một anh giáo sĩ trẻ lưu vong, xin tỵ nạn. Anh chiến sĩ chấp nhận giúp đở và
đề nghị che chở cho anh giáo sĩ tỵ nạn Ibn Abdel Wahhab, người sáng lập
chủ thuyết wahhab-chủ nghĩa – wahhabisme.
Theo nhà văn Benoist Méchin, tác giả cuốn tiểu sử của
Ibn Saoud, người sáng lập quốc gia A Rập Xa Út, người trưởng tộc của đại gia đình Al Saoud, hai
chàng thanh niên, hôm gặp gở ấy, đã cùng phán ra câu « máu trả máu,
tiêu diệt trả lời tiêu diệt – le sang par le sang, la destruction par la
destruction », định nghĩa quan điểm điều hành wahhabisme.
Cả hai nghéo tay, thỏa thuận một hợp tác
vĩnh viễn giữa một bộ lạc, một gia tộc và một giáo sĩ để áp dụng một quan điểm
cứng rắn và khắc khe nhứt của Kinh thánh Hồi giáo Coran thành một hướng
chánh trị. Đúng là liên minh của Thanh Kiếm và Kinh Coran :
Gia đình Al Saoud sẽ luôn luôn thực hành quan điểm của chủ thuyết wahha bít
trên toàn khắp lãnh thổ mình cai trị, và giáo sĩ sẽ luôn luôn bảo đảm dẫn dắt
giáo hữu mình thần phục quyền lực gia đình Al Souad.
Chẳng chốc, từ một vùng trãi rộng ảnh hưởng bởi một bộ
lạc, một gia đình, đã biến thành một quốc gia, quốc gia Vương quốc Saoud,
vào cuối thế kỷ thứ 18, sau khi xâm chiếm vừa cả Médina, thành phố thánh, và cả
Mecca, nơi quê hương của Giáo Chủ Mohamet, nơi cái nôi của Hồi Giáo. Vương quốc
A Rập Saoud bắt đầu thành lập với Mohammad Ibn Saoud.
Nhưng khi đến năm 1818, vị tướng gốc Ai cập,
Méhémet Ali, nhơn danh Đế quốc Ottoman, đã chiếm trọn bán đảo A Rập. Từ những
năm 1840 kéo dải đến 1861, sau một lô các cuộc chiến dài chống các bộ lạc thân
đế quốc Ottman, lực lượng gia đình Al Saoud hoàn toàn bị tan rã vào cuối thế kỷ
19, Vương quốc Saoud tan rã theo.
Năm 1902, gia đình Al Saoud tỵ nạn ở Koweit, Abdelaziz ben Abderrahmane Al Saoud cũng được gọi Ibn Saoud, con trưởng của gia đình
Al Saoud, cháu nội của Mohammad Ibn Saoud (con-ben- của Abderramane
con của -ben- Mohammad), người sáng lập Vương quốc Saoud thứ nhứt.
Abdelaziz Ibn Saoud, một lực sĩ, mình cao gần 2 thước, lập được một thành tích
vang lừng thời bấy giờ, được ghi trong lịch sử: cùng với chỉ với 20 binh sĩ,
anh đã chiếm trọn thành phố Riyad, nơi sanh của anh. Sau chiến thắng nầy, cha của
chàng, tộc trưởng Abderramane ben Mohammad Al Saoud, giao tặng cho chàng chiến
sĩ anh hùng nầy, thanh bảo kiếm gia truyền : L’Aiguisée – Sắt
Bén . Đúng là liên minh Thanh Kiếm và Thần thánh. Thanh Kiếm và Coran !
2/ Nhà Thương thuyết
và Tinh thần Quốc gia :
Năm 1905, Ibn Saoud (thứ hai), đã chiếm lại
trọn lãnh thổ của ông nội mình, và nay đã trị vì lại được trên toàn bộ lãnh thổ
quê hương gốc của gia đình mình, vùng Nedj, vùng A Rập trung ương của
bán đảo (lấy lại toàn phần đất của ông nội mình, đã mất khi xưa). Đối mặt với Đế
quốc Ottoman, tuy, sau nhiều trận đánh bất phân thắng bại, nhưng anh đã thành
công được, là đã được đối phương nhìn nhận là một đối thủ và đã đi đến một
thắng lợi là một sự thỏa thuận : anh giữ toàn bộ những vùng chiếm
được, sau khi ngưng chiến tại chổ, và được
Đế quốc Ottoman nhìn nhận anh dưới Danh xưng là Iman des Wahhabites –
Thủ lãnh của các giáo dân Wahha bít. Được nổi tiếng là một tay thương thuyết giỏi
« Mềm dẽo hơn con Rắn, Nhanh hơn sấm sét – Plus souple qu’une
couleuvre, plus vif que l’éclair » Ibn Saoud bắt đầu tổ chức quốc gia
mình bằng một cuộc cải tổ rộng lớn.
Gốc gác là một gia đình, một bộ lạc không du mục, định
cư– sédentaire, anh cần phải chinh phục sự trung thành của các phần tử
du mục – nomades gốc người Bédouins, cứng đầu, mê tự do, độc lập,
thích tự do đi lại vùng vẩy, không biên giới, không biên cương, không thần phục
ai, vì vậy rất khó tin tưởng. Abdelaziz Ibn Saoud bèn đề nghị tổ chức giao cho
các nhóm bédouins khác nhau, kiểm soát những vùng rộng lớn, như những thuộc
địa vừa canh tác vừa quân sự – militaro – agricoles, gọi là
houjars ( hãy so sánh với những kiboutzin do thái, hay những ấp chiến lược
của đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, sau nầy, có khác chi!). Cái khác là các houjars
nầy được giáo huấn đạo lý Hồi Giáo wahha bít để biến thành những thành
trì bảo vệ Hồi giáo ! (Nếu các kibouzin Do thái có chất keo là Do thái
Giáo, Ấp chiến lược VNCH không được giáo huấn Tự Do chủ nghĩa, chỉ biết chống cộng như không biết Cộng Sản là gì thiếu
chất keo, thiếu chủ thuyết chánh trị đấu tranh ! Tiếc thay, một vũ khí tốt
không được khai thác, quá uổn!)
Đó là Hiệp hội- Fondations - các Ikhwans,
huynh đệ các chiến hữu hiệp thông trong Đức Tin Đấng Allah. Họ là những
thanh gươm bảo vệ sự thống nhứt Vương quốc
Saoud.
Văn hóa tôn giáo Hồi giáo đã xóa bỏ, tẩy não, thuần
hóa, đồng nhứt các văn hóa khác biệt giữa các bộ lạc bédouins. Tài nghệ và khôn
khéo hơn, Ibn Saoud giao trọng trách cho các thành viên ưu tú nhứt của các bộ lạc
bédouins để làm phận sự cải tạo, tẩy não, làm sạch, để gom về một mối, hợp nhứt
xuyên qua Hồi Giáo wahha chủ nghĩa ủng hộ gia đình và Vương triều
Saoud. Trong bài viết « Géopolitique de l’Arabie Saoudite –
Chánh trị địa lý của Vương triều A Rập Xa út » David Rigoulet-Roze chỉ cho
chúng ta thấy rõ. Sự thay đổi, xóa bỏ những tập tục bédouins đã biểu hiện qua
ngoại hình : bộ đồng phục Xa út, áo trắng dài, chiếc khăn với sợi giây cột
trên đầu.
1914, đầu thế chiến 1, kẻ thù số một của
Ibn Saoud là ông Cheikh-thủ lãnh giòng hachémite, Hussein, sống ở Mecca,
quê hương Giáo Chủ Mohamet, và cũng là hậu duệ của Đức Giáo Chủ. Một địch thủ
đáng sợ, vừa được Đế quốc Ottoman nhìn nhận và ủng hộ, vừa được cả Văn phòng A
rập của Sở Tình Báo Anh Quốc, nằm tại Cairo, nơi phát xuất nhơn vật vượt thời
gian Lawrence of Arabia, ủng hộ ngầm. Nhưng Anh quốc, chuyên nghề ngoại giao,
« đâm bị thóc, thọc bị gạo », vì muốn chống Đế quốc Ottoman, đồng
minh với Đức, nên, nên vừa một mặt hứa hẹn giúp Hussein, tạo một Vương quốc Hồi
giáo chánh thống, vừa mặt khác, đi đêm giúp đở Ibn Souad … với các bộ lạc
bédouins để sẽ bảo vệ được vùng
Hedjaz (trung ương Hồi Giáo Mecca, Medina, Djedda ) … và vô tình chống cả
Hussein ! Nhưng Ibn Saoud rất sáng suốt, không « ra mặt » chống
hẳn nhà nước Ottoman, và cũng không muốn làm « người của
London » ! Anh kiên nhẫn chờ thời cuộc, và thời cuộc cho anh có lý. Kết
quả chiến trận thuận cho anh. Thừa cơ đế quốc Ottoman cùng Đức thất trận, tan
rã, anh đẩy đám quân Ikhwans một mặt tiến về hướng Bắc, phía Irak và Jordanie,
một mặt về hướng Đông, về Koweit, và đi
về hướng Tây chiếm hẳn vùng trung ương, vùng Hedjar, cái nôi của Hồi
Giáo. Và luôn luôn dưới danh nghĩa « chống những kẻ thù của Đức Tin ».
1924, năm thay đổi lớn. Thừa dịp,
Attatürk, nhà cách mạng sáng lập Thổ nhỉ Kỳ, nay thay thế đế quốc Ottoman,
tuyên bố dẹp bỏ Kalifat - Nhà nước
Hồi giáo, một nhà nước tôn giáo thần quyền xuyên biên giới các quốc gia thế quyền.
(Thế kỷ 21 chúng ta, Abdou Bars Al Bagdadi – dùng tên Abdou Bars là tên
hiệu cùa ông Calife thứ hai, người calife hậu duệ của Giáo Chủ Mahomet,
tuyên bố dùng tổ chức Daech thành lập Islamic State, Khalifat – Quốc gia hồi
giáo mới!), Hussein – kẻ thù của Ibn Saoud năm xưa – thủ lãnh của Mecca bèn tự
phong mình là « Kalife thay thế Kalipe ». Một hành động cường
điệu và tư kiêu. Và, như Benoist Méchin đã kể trong bộ tiểu sử, Ibn
Saoud bèn nhơn danh Thiên Chúa, Allah, tung các đạo quân Ikhwans của mình tấn
công cổ thành lịch sử Mecca. « … Tôi sẽ làm tròn sứ mạng Chúa đã giao
cho tôi ! » Và anh còn tiến xa hơn, khi chiếm được Mecca, nơi
sanh thời của Đức Giáo Chủ Mohamet, anh cho đập tan, xóa bỏ những di tích, từ
căn nhà nơi Giáo Chủ sanh và lớn lên, đến những nơi Ngài sanh hoạt, kể cả, anh
cho xóa bỏ vết tích căn nhà của bà vợ đầu của Giáo chủ, và cả căn nhà của người
Kalife đầu tiên, người kế vị Giáo Chủ. Để cắt nghĩa, anh dẫn chứng bằng quan
điểm wahhab, đặt kính ngưỡng Thiên Chúa, trên sự kính trọng Giáo Chủ (Trong
Hồi giáo, không thờ hình vật, di tích, Chúa vô hình, vô ảnh)...Kalifat đã dẹp,
Ibn Saoud, nay là chủ nhơn các thành phố thánh thiện Mecca, Médina,… Và dĩ nhiên, một cách tự nhiên, là thủ lãnh Hồi
Giáo.
3/ Thủ lãnh Hồi
Giáo :
Chiếm được Mecca,
trước khi thành Vương Quốc A Rập Xa út (1933) ; năm 1927, gia đình
Al Saouad được hưởng tiền thuế do các người đi Hành hương Mecca, thuế
Hadj, đóng cho đến năm 1945. Từ nay, Vương quốc A Rập độc quyền Tổ chức cuộc Hành hương
hằng năm Mecca, đưa Hadj – Hành hương (một trong năm thánh vụ chánh của người
Hồi Giáo) vào nền chánh trị của mình.
Đó là nghịch lý của Ibn Saoud ! Suốt đời cầm quyền của ông, ông dùng tất cả mọi
vũ khí từ kinh tế, thuế vụ, quân sự, hành chánh để cũng cố quyền lực để
có một quản trị thống nhứt trên toàn lãnh địa mình (cả một tiểu lục điạ – bán đảo
a ra bít). Tôn giáo cũng được dùng làm vũ khí. Phải « Liên
minh kinh tế với bọn thương nhơn vùng Hedjar » và nhờ đó « Thống nhứt lãnh thổ và trung ương hóa một
vùng đất rộng lớn ».
Đây, cũng đến lúc phải dẹp bỏ các Ikhwans, từ
nay, biến thành những kiêu quân, bất trị, tự cho mình là những con cờ của Chúa
Công, không thể bỏ, những cột trụ bất thể xâm phạm cần thiết của Triều đình.
Mãi đến năm 1929, mới dẹp xong.
Ibn Saoud, từ nay chỉ còn một nhóm bộ hạ trung thành tôn
giáo hơn quân sự – quân bán quân sự tôn giáo – milice
religieuse. Thần quyền từ nay phục
vụ Thế quyền, phục vụ Nhà Vua., và ông tuyên bố « Tôi đây trước tiên là
một người Hồi Giáo, sau đó là một người A Rập, nhưng luôn luôn là một kẻ phục vụ
Thiên Chúa ».
Để củng cố gia tài, và tương lai kinh tế, Ibn
Saoud khôn ngoan, chấp nhận không chơi với Anh Quốc – cường quốc thuộc địa vừa
lịch sử vừa địa phương, mà lại lựa chọn ký một thỏa ước tài chánh dựa trên Dầu
Hỏa, với Hoa kỳ – một cường quốc đang lên, người thắng trận Thế chiến 2, sẽ là
số một thế giới ! Đó là cuộc gặp gở lịch sử ngày 14 tháng 02
(Valentine Day) 1945, giữa Tổng thống Roosevelt và Ibn Saoud trên chiến hạm
« USS Quincy » trên đường trở về của Tổng thống Mỹ từ Yalta.
Kết Luận :
Từ đó, dưới sự bảo vệ quân sự Mỹ, thuộc vòng ảnh hưởng
thế giới Huê kỳ, được bảo đảm hẳn một huê lợi « dầu hỏa » lâu dài. đất
nước Ả Rập Xa Út mới nầy có đầy đủ tương lai, có đầy đủ lực để củng cố địa vị một
quốc gia hàng đầu trong vùng, lãnh đạo một Liên minh Hồi giáo thế giới Sunni
Wahhabít chủ nghĩa đầy ảnh hưởng để, từ thoạt đầu chống một Ai Cập Xã hội Chủ
nghĩa của Nasser, hay sau đó đến một I Ran Shi Ít của Khomeiny…. Cho đến ngày
nào hết dầu hỏa ?
Tuần tới bài hai : Ataturk, và
ván bài thế tục.
Hồi nhơn Sơn, Mùa Trung Thu
Phan Văn Song
ĐƯC ĐẠT LAI LẠT MA * TRI THIÊN MỆNH
Tri Thiên Mệnh
Một bài pháp ngắn nhưng thật hay của đức Đạt Lại Lạt Ma
Đây là một bài thuyết pháp rất ngắn nhưng vô cùng thâm sâu, nó đi vào tận cội nguồn của tâm thức
nó sẽ làm bật rễ cây cổ thụ ngu dốt đã ăn sâu vào tâm hồn để đem đến một nguồn ánh sáng soi rọi
mọi ngõ ngách trong tâm hồn chúng ta.
(Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy,
nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác)
Tri Thiên Mệnh
Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.
Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ.
Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí.
Sức mạnh của vua chúa là quyền uy.
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo.
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa.
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát.
Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục .”
Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay.”
Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống.
Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”,
ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình,
vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu.
Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú,
thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong,
ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thươngđến muôn loài”.
Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác,
xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm,
hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều
thương tổn đến tha nhân”.
Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu,
có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ,
họ chính là thiện tri thức của anh.
Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ
nghe được tiếng lòng người khác.
Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy,
nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.
Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ
chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
LÊ XUÂN NHUẬN *CỰU THỦ-TƯỚNG PHAN-HUY QUÁT
CỰU THỦ-TƯỚNG PHAN-HUY QUÁT
Trong tác-phẩm PHẬT PHÁP (Tập V) của Hòa-Thượng Thích Chánh Lạc, do Nhà Xuất-Bản Phú-Lâu-Na ấn-hành vào năm Phật-Lịch 2560 (dl. 2016), độc-giả đọc được, từ trang 177 đến trang 207, bài-viết nhan đề CÁI CHẾT TRONG TÙ CS CỦA CỰU THỦ-TƯỚNG PHAN HUY QUÁT của Nguyễn Tú, trích trong tạp-chí Bất Khuất.
Tôi kính-trọng cựu Thủ-Tướng Phan Huy Quát.
Tuy nhiên, đọc xong bài-viết này của kí-giả Nguyễn Tú, tôi có một số thắc-mắc, nên xin nêu lên đây, gọi là một chút phản-hồi.
I
CỰU THỦ-TƯỚNG PHAN HUY QUÁT
TỪ-TRẦN NGÀY NÀO?
I.1/ Ở trang 178, có đoạn:
“Khi biết ông [BS. Phan Huy Quát] không thể nào qua khỏi, chúng [VC] mới đem ông lên bệnh xá [vào ngày 26-4-1979]. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.”
Nhưng ở trang 186, lại có đoạn:
“Băng ca được khiêng đi. Bệnh nhân vẫn nằm, mắt nhắm, không một phản ứng…. Lúc đó khoảng 10 giờ rưỡi….
“Trưa hôm sau, khi lấy cơm trở về, anh em thì thầm rỉ tai nhau: ‘Bác Sĩ Quát chết rồi!’ Cả phòng nhao nhao: ‘Hồi nào? Hồi nào? Chết mau quá vậy?’ Một anh đáp: ‘Nghe nói, [chết] hồi trưa hôm qua thì phải.’…”
BS Phan Huy Quát được đem lên bệnh-xá (vào ngày 26-4-1979).
Rồi trưa hôm sau (27-4-1979), sau ngày ông được đem lên bệnh-xá (26-4-1979), anh em thì thầm rỉ tai nhau…. “Nghe nói [BS. Quát chết] hồi trưa hôm qua thì phải.” Trưa hôm qua là ngày ông được khiêng lên bệnh xá, tức là ngày 26-4-1979, chứ không phải là ngày 27-4-1979.
Vậy Bác-Sĩ Phan Huy Quát chết vào ngày nào? 26-4-1979 hay 27-4-1979?
I.2/ Tôi đối-chiếu lịch âm+dương (tham-chiếu) thì thấy ngày 27 Tháng Tư 1979 là ngày Thứ Sáu, mồng 2 Tháng Tư âm-lịch Kỷ Mùi.
Thế mà ở trang 199, lại có đoạn:
“Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát đã vĩnh viễn nằm xuống [chết] sau ba năm, tám tháng đấu tranh không nhượng bộ trong gọng kìm Việt Cộng. Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)” (bài-viết trong sách in đậm dòng chữ này.)
Độc-giả
không hiểu “ngày 30 Tết, năm Mậu-Ngọ” là ngày-cuối-năm của năm
liền-trước ngày Tết Mậu Ngọ (tức là ngày-cuối-năm của năm Đinh Tị), hay
là ngày-cuối-năm của chính năm Mậu Ngọ.
Nhưng bài-viết đã có ghi rõ (chữ đậm) là năm dương-lịch 1978.
Lấy năm dương-lịch 1978 làm chuẩn, tôi tra-cứu lịch năm 1978 thì thấy:
Ngày 1
Tháng 1 năm 1978 là ngày Chủ Nhật 22 Tháng 11 âm-lịch của năm Đinh Tị
(trước năm Mậu Ngọ); ngày 31 Tháng 12 năm 1978 là ngày Chủ Nhật mồng 2
Tháng Chạp âm-lịch của năm Mậu Ngọ (sau năm Đinh Tị).
Vậy “ngày 30 Tết (dương lịch 1978)” phải là ngày-cuối-năm của năm liền-trước ngày Tết Mậu Ngọ, tức là ngày-cuối-năm của năm âm-lịch Đinh Tị (trước năm Mậu Ngọ, chứ không phải là năm Mậu Ngọ). Vì tháng 12 của năm Đinh Tị không có ngày 30, nên ngày-cuối-năm là ngày Thứ Hai 29 Tháng Chạp âm-lịch Đinh Tị, tức ngày 6 Tháng 2 năm 1978.
Nhưng ở trang 178 trích trên, tác-giả đã viết là “Ông [Quát] chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979”!
Lấy năm dương-lịch 1979 làm chuẩn, tôi tra-cứu lịch năm 1979 thì thấy:
Ngày 27 Tháng Tư 1979 là ngày Thứ Sáu, mồng 2 Tháng Tư âm-lịch Kỷ Mùi (sau năm Mậu Ngọ, chứ không phải là năm Mậu Ngọ).
Ngày mồng 2 Tháng Tư, dù là của năm âm-lịch nào, thì cũng không thể là “ngày 30 Tết, năm (âm-lịch)”!
Nhưng ở trang 199 trích trên, tác-giả đã ghi-chú và cho in chữ đậm là “Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)”!
Thế thì cố Thủ-Tướng Phan Huy Quát thật-sự từ-trần vào ngày nào?
27-4-1979? hay 26-4-1979? hay 6-2-1978?
II
THỦ-TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
VỀ NƯỚC NGÀY NÀO?
Ở trang 192, có đoạn:
“Ở Pháp, Quốc Trưởng Bảo Đại phong ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm về nước…”
Tuy ngày về nước của Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm chưa được phối-kiểm chính-xác (tham-chiếu), nhưng sự thật là Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã về nước vào cuối tháng 6-1954, ra Hà-Nội xem xét tình-hình, rồi trở vào Sài-Gòn thành-lập nội-các vào đầu tháng 7-1954.
Ngày 7 Tháng Bảy 54 không phải là ngày “ông Diệm về nước” như Ô. Nguyễn Tú viết, mà là ngày “Chánh-phủ Ngô-đình-Diệm tựu chức” (Đoàn Thêm. 1965. HAI MƯƠI NĂM QUA – Việc từng ngày (1945-1964) trang 150. Los Alamitos, CA, USA: Xuân Thu).
Ngày 7-7-1954 cũng được gọi là “Ngày Song-Thất”.
III
CỰU THỦ-TƯỚNG PHAN HUY QUÁT
BỊ AI LỪA PHẢN?
III.1/ Ở trang 178, có đoạn:
“Ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông [Phan Huy Quát], và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa”.
Ở trang 183, có đoạn:
“Tôi [Nguyễn Tú] dồn dập bên tai Bác Sĩ Quát: ‘Ai đặt bày, lừa bắt anh? Ai phản anh? Thằng Liên phải không? Nói đi! Nói đi!’ Đôi
môi bệnh nhân như mấp máy…. Một hơi thở khò khè, theo sau là vài tiếng
khô khốc, nặng nhọc như cố trút ra từ một chiếc bong bóng đã dẹp hơi đến
chín phần mười: ‘Thôi! Anh Tú ạ.’…. Một hơi thở một chút gấp hơn, như làn hơi hắt vội ra lần chót: ‘Thôi! Thôi! Bỏ đi!’ [chừng 30 phút trước khi BS. Quát được khiêng ra khỏi phòng rồi chết vào trưa hôm ấy.]”
Đã sống bên
cạnh nhau trong nhiều ngày tháng, “nói với nhau nhiều chuyện”, “nói chuyện thẳng thắn, cởi mở, không nghi ngại” (trang 201), “Bác Sĩ Quát đã tóm lược cho tôi nghe cuộc ‘phiêu lưu’ của ông và gia đình [sau ngày 30-4-1975]” (trang 199):
“Ông [Quát] bằng lòng cho con trai út Phan Huy Anh đi thăm dò đường lối. Do một người bạn của Huy Anh giới thiệu, Bác Sĩ Quát thuận gặp một người tên Nguyễn Ngọc Liên. Liên tự xưng là một thành viên quan trọng của một tổ chức chống Cộng nhận nhiệm vụ bắt liên lạc với Bác Sĩ Quát, mời ông gia nhập tổ chức [không biết là tổ-chức gì, ở đâu, do ai lãnh-đạo!] và nơi tổ chức có thể giúp gia đình ông vượt biên. Bác Sĩ Quát đồng ý về đề nghị thứ hai của Liên…. Gia đình Bác Sĩ Quátgồm bà Quát, các con, cháu hơn mười người được dẫn đi trước xuống Cần Thơ, ở lại đó hai ngày. Hôm sau lên xe đi tiếp, dọc đường bị chận lại, đưa về khám Cần Thơ. Cả nhà biết là đã bị mắc lừa. Một tuần sau bị giải về trại giam Chí Hòa, Saigon…” (trang 197)
Thế rồi: “Về phần Bác Sĩ Quát và con trai út của ông là Huy Anh thì được tên Liên đưa đi tạm trú tại một căn nhà kín đáo ở Chợ Lớn. Hai ngày sau, theo kế hoạch, tên Liên đưa Bác Sĩ Quát và Huy Anh ra khỏi Saigon. Khi xe ô-tô tới một điểm hẹn vắng vẻ thuộc tỉnh Biên Hòa thì đã có một xe ô-tô khác đậu bên đường, nắp ca pô mở sẵn theo mật hiệu đã quy định. Xe chở Bác Sĩ Quát và Huy Anh dừng lại. Một toán người đi tới, vây quanh xe, rút súng hăm dọa. Bác Sĩ Quát [lại một lần nữa] biết mình bị lừa…” (trang 198)
III.2/ Bỏ qua cái chuyện vô-lí là đã bị (mắc lừa vì tên Liên) đưa vào khám Chí Hòa, rồi còn (ra khỏi khám Chí Hòa) đi theo tên Liên đến tỉnh Biên Hòa để lại bị bắt…, Ô. Nguyễn Tú kể tiếp: “[ở trong trại giam] Phòng nhận thêm một tù nhân từ biệt giam qua. Người này, khi nhận thấy Bác Sĩ Quát thì tỏ vẻ lúng túng, ngượng ngập. Có chi lạ đâu? Hắn là Nguyễn Ngọc Liên, người mời chèo Bác Sĩ Quát vào khu để rồi rơi vào bẫy sập ở Biên Hòa. Trong phòng ngoài Bác Sĩ Quát và tôi, không một ai khác biết mối liên hệ giữa Bác Sĩ Quát và hắn. Bác Sĩ Quát cư xử rất tự nhiên, không tỏ vẻ gì khó chịu, bực tức, nóng nẩy…” (trang 201-02).
Sự việc rõ-ràng như thế. Nếu có điều gì Ô. Tú chưa chắc, thì qua suốt nhiều ngày tháng sống cạnh BS. Quát, tại sao Ô. Tú không hỏi, mà đợi cho đến giây phút Bác Sĩ Quát không thể nào qua khỏi, kí giả Nguyễn Tú mới “hỏi dồn ông về tên Liên” (trang 203)!
Phải chăng Ô. Tú không tin vào lời kể chuyện trước đó của Bác Sĩ Quát về tên Liên?
Còn nếu đã tin đó là sự thật, mà Ô. Tú, mặc dù đã thấy thái-độ “bỏ đi” của BS. Quát trong thời-gian qua đối với tên Liên, mà vẫn cứ “hỏi dồn”, thì tức là có ác-í muốn hành-hạ tinh-thần BS. Quát, không cho linh-hồn BS. Quát được thảnh-thơi an nghỉ, mà bắt người nhân-từ phải ghi-tâm khắc-cốt để mang xuống tuyền-đài mối hận-thù ấy đối với tên Liên?
IV
CỰU THỦ-TƯỚNG PHAN HUY QUÁT
LÀ NHÂN-VẬT THUỘC DIỆN NÀO?
IV.1/ Ở trang 197, có đoạn:
“Ông (BS. Quát) nặng tình gia đình, không muốn gia-đình bị khổ trong vòng kìm kẹp của Cộng Sản và muốn gia đình sống một nơi an toàn [vượt biên tị nạn]. Đồng thời ông cũng không muốn làm ‘kẻ bỏ chạy’ vì ông cũng rất nặng tình quê hương, đất nước…. Bác Sĩ Quát ý
thức rất rõ hai mối tình song hành kia, tình gia đình và tình quê
hương, đất nước, khó mà dung được với nhau và chỉ có thể chọn một. Và ông đã chọn [vượt biên].”
Ô. Nguyễn Tú cũng nhắc đến 2 lần BS. Quát quyết-định đi ra nước ngoài (do Trung-Hoa Dân-Quốc và Hoa-Kì giúp-đỡ, nhưng vì trục-trặc nên không đi được) trước đó.
Tức là Ô. Nguyễn Tú ghi tên của cựu Thủ-Tướng Phan Huy Quát (dù chết ở Việt-Nam) vào chung danh-sách với các nhân-vật bỏ nước ra đi (mà vị bị lừa nên bị bắt giam), chứ không phải là đã chọn “ở lại quê hương” sống+chết với đồng-bào.
IV.2/ Ở trang 193-94, có đoạn:
“Nhưng ngày kết liễu nền Đệ Nhị Cộng Hòa chưa phải là ngày chấm dứt hoạt động của Bác Sĩ Phan Huy Quát. Nó đưa hoạt động ấy sang một hướng khác, hoàn toàn xa lạ với con người vốn dĩ trong bao năm qua đã quen và chỉ quen hoạt động chính trị theo lối ‘chính quy’, trong ‘đường lối chính quy’. Và con người thận trọng trong ông đã lao vào một trận địa mà trước kia ông chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu địa hình phức tạp, hết sức bất thường do vậy cũng hết sức bất ngờ: địa hình của trận địa hoạt động bí mật,
mà vì tính chất của riêng nó, đòi hỏi một cách suy nghĩ khác, một thứ
thông minh khác, một loại bén nhạy khác, thậm chí đến cái can đảm trong
hoạt động bí mật cũng phải là cái can đảm khác. Vị cựu thủ tướng, tự
thân, chưa được chuẩn bị kỹ càng cho hình thái hoạt động bí mật nó có những điều luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó. Điều này cũng dễ hiểu: ông chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động chính trị của
ông từ trước không cần đòi hỏi ông có những nhu cầu đó. Vậy mà trước
hoàn cảnh đất nước rối bời đang diễn tiến trước mắt, ông đã chọn dấn
thân vào con đường mới mẻ này. Một quyết định dũng cảm của một con người ngày ấy đã gần 70 tuổi, và chắc chắn không phải là một quyết định dễ dàng.
“Sau ngày Sai gon thất thủ 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Phan Huy Quát không đáp ‘lời mời’ ra trình diện của Việt Cộng…. Bác Sĩ Quát đã dời tư thất ở đường Hiền Vương và bắt đầu cuộc đời ‘du mục’ trong Saigon, quyết không để cho Việt Cộng bắt…”
Tôi thấy Ô. Nguyễn Tú đã phân-tích (phân-loại, phân-diện) như thế quả là chí-lí. Một thủ-tướng “chính quy” (công-khai) khác với một nhà hoạt-động bí-mật. Cựu thủ-tướng Phan Huy Quát chưa được chuẩn bị kỹ càng cho hình thái hoạt động bí mật nó có những điều luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó.
Tuy nhiên, Ô. Nguyễn Tú đã sai khi viết là BS. Quát “quyết định dũng cảm” trong “hoạt động bí mật”, mà hoạt-động bí-mật đó chỉ là việc trốn-tránh “không để cho Việt Cộng bắt” và mục-đích chỉ là tìm cách vượt biên. Hơn nữa, Ô. Tú quên rằng BS. Quát làm thủ-tướng trong thời-chiến, cuộc chiến chống Cộng, về cả chính-trị lẫn quân-sự, dân-sự, mà đa-số kẻ thù trong đa-số trường-hợp đều đã hoạt-động bí-mật, trong hình-thái hoạt-động bí-mật. Thế mà ông [BS. Quát] “chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu… trận địa hoạt động bí mật (trang 193), chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động chính trị của ông từ trước không cần đòi hỏi ông có những nhu cầu đó”! (trang 194)
Ô. Nguyễn Tú muốn biện-hộ cho BS. Quát, nhưng lại làm hiện lộ cái phần iếu-kém của nhà hoạt-động công-khai (chính-khách “xa-lông”) khi phải dấn thân vào hoạt-động bí-mật (chiến-sĩ
trận-tiền). Một người “tham chính nhiều lần, từng làm bộ trưởng giáo
dục, nhất là tổng trưởng quốc phòng, cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Đàn”, lại là một lãnh-tụ của Đại-Việt Quốc-Dân-Đảng (ĐVQDĐ
chiếm đến 5 ghế quan-trọng kể cả: Bộ-Trưởng Ngoại-Giao, Bộ-Trưởng
Giáo-Dục, Bộ-Trưởng Thanh-Niên, Tổng-Thư-Ký Chính-Phủ tức Bộ-Trưởng tại
Phủ Thủ-Tướng) mà không tìm được một ai là thân-tín để nhờ giúp-đỡ mình,
lại chui vào bẫy để phải bị lừa một cách dễ-dàng bởi một kẻ lạ mặt
hành-tung bất-minh mình mới gặp lần đầu!
Như thế, Ô. Nguyễn Tú đã mặc-nhiên đánh giá cựu Thủ-Tướng Phan Huy Quát là một chính-trị-gia bất-toàn, một nhà hoạt-động bất-tài.
Nghiên-cứu lịch-sử, hoặc viết bài phê-bình, là một việc khác. Đằng nầy, chỉ viết “như một nén hương chiêu niệm chung” (trang 178), “gọi là một chút để ấm lòng người đã khuất” (trang 206), thì theo thiển-í, đoạn phân-tích trên nên được để dành cho các dịp khác, không thực cần-thiết cho bài hồi-kí này.
V
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC PHAN HUY QUÁT
V.1/ Ở trang 191, có đoạn:
“Cuộc đời chính trị của ông [Phan Huy Quát] chỉ thực sự bắt đầu sau khi cựu Hoàng Bảo Đại đã ký hiệp ước Vịnh Hạ Long với Cao ủy Bollaert của Pháp ngày 8 tháng Ba 1949. Trong chính phủ đầu tiên của quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng Bảo Đại lãnh đạo, Bác Sĩ Quát tham chính với tư cách Tổng ]sic] Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Sau đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng…”
Chính chính-phủ này, do Quốc-Trưởng Bảo Đại cầm
đầu, đã gồm có 4 tổng-trưởng và 11 bộ-trưởng, và vào ngày 19-9-1949 đã
ra sắc-lệnh ấn-định chức-chưởng khác nhau của các Tổng- và Bộ-Trưởng.
Tức là Tổng-Trưởng cao hơn Bộ-Trưởng. (Đoàn Thêm. 1965. HAI MƯƠI NĂM QUA – Việc từng ngày (1945-1964) trang 59. Los Alamitos, CA, USA: Xuân Thu).
BS. Quát là Bộ-Trưởng Quốc-Gia Giáo-Duc, không nên tụ í nâng ông lên hàng Tổng-Trưởng.
V.2/ Ở trang 203-05, có đoạn:
“Tôi thường nghĩ, trong suốt cuộc đời tham chính, thành tựu của Bác Sĩ Phan Huy Quát có
ý nghĩa lớn lao nhất, có ích cho quốc dân nhất, do đó quan trọng vào
bậc nhất vì trực tiếp liên quan sâu sắc nhất đến tiền đồ tổ quốc, là ông
đã giành được chủ quyền cho ngành giáo dục Việt Nam, khi ông được Cựu Quốc Trưởng Bảo Đại phong ông làm Tổng [sic] Trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ đầu tiên của Quốc Gia Việt Nam mới được Pháp thừa nhận nền độc lập…. Ông đã thuyết phục được phía Pháp trao trả Việt Nam trọn quyền của ngành giáo dục. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho việc dùng Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo trình,
mở đầu kỷ nguyên cải cách giáo dục toàn diện từ tiểu học, qua trung
học, lên tới đại học và trên đại học mang tính chất hoàn toàn quốc gia
mà dấu ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai, sau ông, có thể thay đổi được. Pháp ngữ đã lui xuống thứ hạng như bất cứ sinh ngữ nào khác được giảng dạy trong mọi cấp học trình. Thành quả tranh đấu gay go trong thầm lặng nhưng thật rực rỡ của ông với Phái đoàn Pháp và công cuộc tiến hành cải cách giáo dục của ông đã được báo chí thời đó xưng tụng và mệnh danh một cách rất xứng đáng là ‘Kế hoạch giáo dục Phan Huy Quát.’ Tên
tuổi ông đã gắn liền với tương lai của biết bao thế hệ nam, nữ, thanh,
thiếu niên trong lãnh vực giáo dục nó là chìa khóa của tiến bộ văn minh
và phát triển văn hóa cho đất nước, cho dân tộc. Thành công nào có thể đẹp hơn, lâu bền hơn thành công của ông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người?”
Tôi đồng-í là cựu Thủ-Tướng Phan Huy Quát đã cống-hiến cho nền giáo-dục Việt-Nam nhiều cải-tổ, cải-cách…. trong 6 tháng ông làm Bộ-Trưởng Giáo-Dục.
Nhưng, về việc đặt nền móng vững chắc cho việc dùng Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo trình thì, trước Ô. Phan Huy Quát, đã có Ô. Hoàng Xuân Hãn, Bộ-Trưởng Giáo-Dục & Mỹ-Thuật trong chính-phủ Trần Trọng Kim, từ năm 1945 (4 năm trước đó) đã là người đầu tiên thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học, áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức. (thí-dụ)
Công-lao hầu như suốt đời của Ô. Hoàng Xuân Hãn đối với ngành giáo-dục, nhất là việc sử-dụng Việt-ngữ cả trong học-đường, trong đời sống tinh-thần lẫn ngoài xã-hội, có bề dày đã được sử+sách ghi-nhận.
Trong tác-phẩm nghiên-cứu mới đây (đầu năm 2017) của Giáo-Sư Phạm Cao Dương (“Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới: Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam [9-3-1945 – 30-8-1945]” người điểm sách Bùi Khiết đã lập một bản tổng-kết thành-tích sơ-khởi của thời đó, trong đó có: Tổ Chức và Chuyển Ngữ Ngành Giáo Dục Việt Nam. (tham-chiếu)
Trong lúc Ô. Hoàng Xuân Hãn là một nhà bác-lãm về các lãnh-vực văn-hóa, giáo-dục, ngôn-ngữ-học, sử-học, toán-học, kỹ-thuật, v.v… thì Ô. Phan Huy Quát là một nhà hàn-lâm Y-Khoa và là một chính-trị-gia―và với tư-cách này ông đã tham-chính, cầm-nắm ngành giáo-dục chỉ nửa năm, rồi lên làm Tổng-Trưởng Quốc-Phòng suốt 4 năm. Phải chăng Ô. Quát giỏi ở địa-hạt quân-sự hơn là ở môi-trường giáo-dục?
V.3/ Điều tôi muốn nói ở đây là Ô. Nguyễn Tú đã viết về mấy Nghị-Định của Ô. Phan Huy Quát (đúng ra là bổ-túc Chương Trình Giáo Dục của Ô. Hoàng Xuân Hãn) bằng câu kết-luận: “dấu ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai, sau ông [Phan Huy Quát], có thể thay đổi được.” (trang 204)
Ca-tụng thần-tượng của mình là quyền của mỗi/mọi người.
Nhưng quyết-đoán rằng ông A, bà B (hay một nhân-vật nổi bật nào đó) trong một quá-khứ nào đó là nhân-vật “vô-tiền khoáng-hậu” ―không ai có thể thay-thế được trong tương-lai― thì là một í-tưởng không-tưởng, một luận-lí phi-lí, một ngụ-í ác-í, một chiến-dịch truyền-dịch, có thể mở đường cho những hành-động phản-động.
Sau chính-phủ của Cựu-Hoàng Bảo-Đại trong đó có Bộ-Trưởng Giáo-Dục Phan Huy Quát, sau Đệ-Nhất và Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa, và sau này nữa, khi Việt-Nam tiến-bộ
hơn, văn-minh hơn, chiếm được chỗ đứng trọng-iếu trong một thế-giới
toàn-cầu-hóa, không lẽ sẽ không có những nhà lãnh-đạo giáo-dục nào khác
xuất-sắc hơn hay sao?
Tôi kính-trọng cựu Thủ-Tướng Phan Huy Quát.
Nhưng mỗi anh-hùng chỉ là anh-hùng trong một lãnh-thổ (không-gian) và một thời-kì (thời-gian) nhất-định mà thôi.
Sunday, October 8, 2017
GƯƠNG PHẤN ĐẤU CỦA MỘT TRẺ VIỆT NAM
Bố mẹ ôm bom tự sát khiến con tật nguyền, cô bé gốc Việt vượt nghịch cảnh trở thành hy vọng Paralympic của Mỹ
Là đứa con ngoài giá thú của một mối quan hệ không được chấp nhận, bố mẹ cô bé đã quá đau khổ, cùng quẫn nên ôm luôn con nhỏ tự nổ bom tự sát.
Haven Shepherd, tên tiếng Việt là Do Thi Phuong, sinh ra trong một gia đình bất hạnh tại Việt Nam. Haven là kết quả từ mối tình vụng trộm của bố mẹ em. Vì không thể tìm được sự giải thoát và vấp phải nhiều chỉ trích, ngăn cấm từ gia đình, bố mẹ ruột của Haven đã vô cùng đau khổ, tuyệt vọng và rồi họ quyết đình cùng nhau quyên sinh.
Cặp tình nhân quẫn trí lúc bấy giờ ôm đứa con gái chỉ mới được 1 tuổi và quấn chất nổ tự chế lên người, định bụng rằng cả nhà 3 người sẽ nhanh chóng được hạnh phúc cùng nhau nơi chín suối.
Thế nhưng, cuộc đời nghiệt ngã cũng không làm cho họ được toại nguyện. Kết quả là cô bé bất hạnh Haven tuy có thể giữ được mạng sống nhưng đã mất đi cả bố mẹ và đôi chân của mình. Chỉ mới có tí tuổi đầu, Haven đã phải mang vết thương kinh khủng, mồ côi bố mẹ, bị cắt cụt chân từ đầu gối trở xuống và trải qua những tháng ngày đau đớn vì những cơn đau hành hạ.
Ông bà của Haven vì thương nên đón cháu về nuôi nhưng họ quá nghèo, không có đủ khả năng chi trả để chăm lo cho đứa cháu tật nguyền cùng với hàng đống chi phí chữa bệnh. Ông bà đã nghĩ đến việc phải dứt ruột đưa Haven vào trại trẻ mồ côi, nương nhờ vào sự hảo tâm của xã hội.
Thật may mắn làm sao, vào năm 2005, khi Haven được 20 tháng tuổi, cặp vợ chồng nhà Shepherd ở Mỹ, thông qua tổ chức Touch A Life biết đến câu chuyện của cô bé bất hạnh liền thấy vô cùng cảm thương. Anh Rob và chị Shelly vượt hàng nghìn dặm từ bang Missouri đến Việt Nam để gặp gỡ Haven và họ quyết định nhận nuôi cô bé.
Chị Shelly cho biết: ‘Ông bà của Haven đã già yếu và họ cũng không đủ điều kiện chăm sóc cho con bé. Nhìn con rất đáng thương, vì thế chúng tôi biết mình cần phải làm điều gì đó. Thật sự khi vừa nhìn thấy Haven, chúng tôi đã yêu con bé mất rồi’.
Kể từ năm đó, Haven trở thành một thành viên của gia đình Shepherd cùng với 6 anh chị em khác là con ruột của Shelly và Rob. Cô bé sống thật hạnh phúc và được sự động viên của gia đình, Haven đã vượt lên mọi định kiến, trở thành một vận động viên chuyên nghiệp với niềm đam mê thể thao bất tận.
Haven chia sẻ: ‘Ngay từ lúc bé, con đã luôn được mẹ kể cho nghe về đôi chân của mình bị mất như thế nào.. Rằng bố mẹ ruột của con đã không chấp nhận được hoàn cảnh và tự sát với một quả bom, họ đều qua đời, con còn sống nhưng đôi chân thì bị cắt bỏ.. Con luôn cảm thấy câu chuyện đó rất bình thường, dường như bất cứ đứa trẻ nào cũng như vậy. Cho đến lúc lớn dần lên, con mới phát hiện ra đó là câu chuyện của mỗi mình con’.
‘Đây quả là điều khó chấp nhận, nhưng con biết mình không thể lảng tránh quá khứ, vì thế bất cứ ai hỏi, con đều nói cho họ sự thật.’
‘Tôi đã từng rất sợ hãi khi phải kể cho con về sự thật khủng khiếp của cuộc đời nó. Nhưng đến năm Haven 5 tuổi, có một lần sau khi nghe lại câu chuyện, con bé nhún vai và nói: ‘Con thấy điều này thật ngu ngốc’, và từ đó về sau Haven dường như đã chấp nhận bản thân mình’, chị Shelly bồi hồi kể lại.
Lớn lên với sự khác biệt trên cơ thể như vậy nhưng Haven vẫn luôn là một cô bé rất vui tươi, yêu đời và đặc biệt là vô cùng đam mê các môn thể thao vận động.
‘Con nhớ có lần nhìn thấy các bạn chơi bóng rổ, nhìn lại chân mình con rất buồn, nghĩ rằng đó là thứ cả đời này mình sẽ không làm được. Rồi một người chị trong nhà nói con chưa thử làm sao biết được, đừng có chỉ ngồi đó rồi tự thấy thương hại bản thân mình. Lúc ấy con còn cảm giác như chị đang cố tình nói lời làm con bị tổn thương’.
Thế nhưng lời nói của người chị phần nào thật sự đã làm cho Haven sực tỉnh. Khiếm khuyết chỉ là thứ khiến cho con người ta càng trở nên đặc biệt hơn và nó cũng có thể chính là nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua mọi trở ngại.
‘Cũng như bao bậc cha mẹ khác khi có đứa con không lành lặn, họ chỉ mong con mình có được cuộc sống như người bình thường và yên ả.. Tôi cũng mong vậy với Haven nhưng con bé đã chứng minh điều ngược lại bằng cách sống thật rực rỡ, hết mình và sôi động hơn bao giờ hết’, chị Shelly nói.
Từ thời trung học, Haven bắt đầu tham gia luyện tập rất nhiều môn thể thao khác nhau, từ chạy bộ, đá banh, lướt sóng, bơi lội… không có một giới hạn nào đối với cô bé bản lĩnh với ý chí kiên cường này. Đối với Haven, môn bơi lội được xem là môn sở trường và yêu thích nhất: ‘Tháo đôi chân giả ra và nhảy xuống làn nước mát lạnh, con cảm thấy như mình được tự do vô cùng thoải mái trong thế giới riêng của mình’.
Ngoài các hoạt động thể thao, Haven cũng mạnh dạn thử sức làm người mẫu sau khi nhận ra rằng có quá nhiều người cảm thấy không hạnh phúc về chính con người mình. ‘Con muốn cho họ hiểu được rằng, khác biệt không hề đáng sợ nếu như chúng ta có thể thấy những điều độc đáo về bản thân một cách tích cực. Nếu con làm được, họ cũng sẽ làm được’.
Haven cũng thường xuyên đến thăm những người khuyết tật trong bệnh viện, cô nàng mong muốn câu chuyện về cuộc sống của mình sẽ truyền cảm hứng giúp họ chấp nhận khiếm khuyết của bản thân.
Bắt đầu từ năm 12 tuổi, tài năng vượt trội trong môn bơi lội của Haven đã giúp cô bé được vào đội tuyển bơi lội Paralympics Emerging Swim và hy vọng sẽ tham gia thi đấu chính thức vào năm 2020 – 2024. Haven là một trong những tay bơi cự phách được đặt niềm tin sẽ mang về vinh quang cho nước Mỹ một ngày không xa.
Gia đình Shepherd thật sự không giấu được sự tự hào về cô con gái nhỏ và họ thầm biết ơn vì cơ duyên năm xưa đã giúp cho gia đình mình được gặp Haven. Chị Shelly cảm động nói: ‘Là Haven đã chọn chúng tôi và con bé đã sống để chứng minh rằng, không có chân là một điều chẳng to tát gì cả’.
BS.NGUYỄN LƯƠNG TUYỀN * TÔI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM
CSVN: thủ phạm đang tiêu diệt, giết chết văn hoá của dân tộc Việt
Nguyễn Lương Tuyền MD (Danlambao)
- Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam (CSVN) được Hồ Chí Minh (một cán bộ của
Cộng Sản Quốc Tế) và đám đệ tử của Hồ trong Đông Dương Cộng Sản Đảng -
cánh tay nối dài của phong trào Cộng Sản Quốc Tế - du nhập vào Việt Nam
vào những năm 30's của thế kỷ thứ 20. Với chiêu bài lường gạt "kháng
chiến chống Pháp, dành độc lập cho quê hương", Hồ Chí Minh và các đồng
chí của y trong Đông Dương Cộng Sản Đảng đã đưa toàn thể dân tộc vào quĩ
đạo Cộng Sản sau 2 cuộc chiến tàn khốc: 1946-1954 ở Miền Bắc và
1959-1975 tại Miền Nam. Hơn 3 triệu người đã chết trong 2 cuộc chiến
này, hàng triệu triệu gia đình tan vỡ; hàng triệu người đã phải bỏ quê
hương ra đi sống đời tỵ nạn tại hầu hết các nước tự do trên thế giới.
Khoảng 1/2 triệu đã bỏ mình trên biển cả trên đường vượt biển tìm tự do.
Cuộc áp đặt chế độ Cộng Sản trên toàn quê hương VN là một cuộc lường gạt
khổng lồ có một không hai trong lịch sử loài người - lường gạt dân tộc
Việt, lường gạt cả thế giới. Cuộc lường gạt đó đã kéo dài gần một thế
kỷ, đưa đến những tàn phá về tinh thần và vật chất không bút nào tả xiết
cho dân tộc Việt. Hậu quả của chủ nghĩa CS tại quê hương Việt Nam là
toàn thể đất nước- sau hơn 42 năm (1975-2017) Xã Hội Chủ Nghĩa điên
loạn- vẫn là một nước nghèo đói, người dân phải đi ra các nước láng
giềng làm lao nô để nuôi sống thân mình và nhất là mang tiền về nộp cho
Chính Phủ Cộng Sản. Mặt khác, hơn bao giờ hết, quê hương đang bị đe dọa
bởi viễn tượng bị biến mất trên bản đồ thế giới, dân Việt bị biến thành
nô lệ dưới sự cai trị của người Trung Hoa. Kẻ bán đứng quê hương cho Đại
Hán chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cho đến những giờ phút này, những
hậu duệ của Hồ Chí Minh trong Đảng CSVN vẫn tiếp tục lường gạt dân tộc.
Sau hơn 20 năm (1954-1975) ngự trị tại Miền Bắc, 42 năm (từ 1975 tới
ngày nay) làm "chủ nhân ông" trên toàn cõi đất Việt, Cộng Sản chủ nghĩa
đã thay đổi hoàn toàn tâm hồn, suy tư cũng như tâm tình của người dân
Việt sống dưới chế độ điên rồ này. Người Miền Nam trước khi CS Bắc Việt
đô hộ Miền Nam, rất bình dị, rất tốt bụng. Ngay sau ngày 30/4/1975,
những con dân Miền Nam bình dị ấy đã rất đỗi ngạc nhiên và hoàn toàn bất
ngờ khi thấy người Miền Bắc đã hối hả vào miền Nam để lấy cướp tài sản
của đồng bào miền Nam để đưa về Bắc theo đúng khẩu hiệu 4 V (nghĩa là
VÀO, VƠ, VÉT rồi VỀ). Hiện nay, hàng ngày những tin "xấu" về Người Việt,
sau một thời gian "thấm nhuần chủ nghĩa CS ưu việt" ấy, khi đi ra nước
ngoài để làm lao động hay bị bắt vì ăn cắp, ăn cắp và ăn cắp, không có
hành động nào xứng danh con người, làm ta cảm thấy đau lòng và nhục nhã.
Ta tự hỏi vì đâu lên nỗi? Dân Việt ở thế kỷ thứ 21 vẫn lầm than, quằn
quại dưới ách Cộng Sản rồi trở thành "người Việt xấu xí" hết sao?.
Hiện nay, Mã Lai, Tân Gia Ba... đã từ chối không cho nhập cảnh vào nước
của họ hàng trăm cô gái Việt tuy rằng người Việt vào các nước này không
cần Visa. Lý do từ chối là các cô gái này chỉ muốn nhập cảnh các nước
trên để làm "nghề không vốn", bên cạnh nỗi nhục nhã vì Người Việt ra
nước ngoài bị khinh rẻ vì nổi tiếng là ăn cắp, buôn lậu. Mới đây đã có
một số người Việt theo "tours" đi du lịch ở Thụy Sĩ, hai người trẻ trong
đoàn du lịch đã bị Cảnh Sát Thụy Sĩ bắt vì ăn cắp. Những hành vi nhục
nhã, thực đáng xấu hổ do các người Việt đi ra nước ngoài để du lịch, do
các du học sinh Việt Nam gây ra khiến ta bàng hoàng, đau buồn tuy không
mấy ngạc nhiên vì đó đích thực là sản phẩm của văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam, hiện nay, là thế giới của ăn cắp, lừa đảo. Làm nhỏ: ăn cắp
nhỏ, làm lớn: ăn cắp lớn. Cả nước là địa bàn của những tên ăn cắp, từ
quan to cho chí người dân đen.
Văn Hóa của một dân tộc là gì?
Có khoảng hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Ta chỉ xem xét vài định nghĩa hay thường thấy.
Sau đây là định nghĩa, khái niệm về văn hoá của Tổ chức Văn Hóa Quốc tế
UNESCO) trong Hội Nghị về Văn Hóa Quốc Tế họp năm 1982 tại Mexico:
- Văn Hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí
tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội.
- Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, như tập tục tín ngưỡng...
Theo Việt Nam Văn Hóa Sử Cương (Đào Duy Anh), Văn Hóa được định nghĩa
như sau: hai tiếng văn hóa chỉ chung các sinh hoạt của của một dân tộc,
của một nhóm người... Các dân tộc có sinh hoạt khác nhau nên văn hóa của
các dân tộc cũng khác nhau. Vì vậy văn hóa thay đổi khi cuộc sống của
con người biến thiên thay đổi. Văn hoá của chúng ta, ngày nay, có những
điểm khác với văn hóa của các thế hệ trước. Văn chương, chữ nghĩa, âm
nhạc cũng như tôn giáo... chỉ là một phần của văn hóa.
Tóm lại, Văn Hóa phản ảnh các sinh hoạt của một dân tộc, một nhóm người,
một tập thể trên tất cả mọi phương diện. Một dân tộc, một tập hợp vô
văn hóa sẽ bị đào thải hoặc bị đồng hóa nghĩa là sẽ biến mất ở thế gian
này.
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Văn Hóa Việt.
Ngay từ những ngày Chủ Nghĩa Cộng Sản mới được đưa vào VN, Hồ Chí Minh
và đồng bọn đã chú trọng đặc biệt đến khía cạnh văn hóa của đất nước
trong tiến trình "Cộng Sản hóa quê hương". Năm 1943, Trường Chinh, Tổng
Bí Thư (lý thuyết gia của Đảng CS) đã vạch ra những nét chánh của chính
sách văn hóa của Đảng CSVN trong Luận Cương ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA.
- Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế và
văn hóa) ở đó người Cộng Sản phải hoạt động. Đảng không phải chỉ làm
cách mạng chính trị mà phải làm cách mạng văn hóa nữa. Người CS quan
niệm có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới có thể có được ảnh
hưởng đến dư luận, việc tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản của Đảng mới
có hiệu quả.
- Cách mạng văn hóa ở VN phải dựa vào cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện phát triển.
Năm 1948, trong kỳ Đại Hội Đảng, Trường Chinh đã có bài tham luận: "Chủ
nghĩa Mác và Cách Mạng Việt Nam", trong đó Trường Chinh nhấn mạnh về lập
trường văn hóa của Đảng như sau:
- Về xã hội lấy giai cấp công nhân làm gốc
- Về độc lập lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc.
- Về tư tưởng lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử quan làm gốc.
- Về sáng tác văn nghệ lấy chủ nghĩa xã hội làm gốc.
Trong một kỳ họp các người làm văn nghệ, báo chí, Trường Chinh đã tuyên bố: "các
đồng chí đã hiến dâng con tim cho Cách Mạng, cho Đảng vậy các đồng chí
phải sáng tác theo những điều đã được Đảng đề ra. Các đồng chí phải sáng
tác theo tinh thần xã hội chủ nghĩa".
Các Đại Hội Đảng kế tiếp đều xác định sự quan trong của cách mạng văn hóa:
- Tranh đấu bảo vệ học thuyết tư tưởng; đề cao thuyết duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử. Đánh tan những quan niệm sai lầm của Triết học
Âu, Á có nhiều ảnh hưởng tai hại trên nước ta như Khổng Mạnh, Descartes,
Bergson, Kant, Nietzstche...
- Mục tiêu của cách mạng văn hoá là xây dựng "con người mới, con
người xã hội chủ nghĩa" như Hồ Chí Minh đã phác hoạ; "muốn có chủ nghĩa
xã hội cần phải có con người xã hội chủ nghĩa".
- Phải coi quá trình xây dựng nền văn hóa mới là đấu tranh không
khoan nhượng, xóa bỏ và đẩy lùi các văn hóa phản động, đồi trụy do chủ
nghĩa thực dân mới của Đế Quốc Mỹ để lại hay do các âm mưu của các lực
lượng phản động
- Nền văn hóa mới của ta xây dựng là nền văn hóa có nội dung xã hội
chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có Đảng tính, Tính Nhân Dân xâu sắc.
Đảng đã đưa ra các chỉ thị về đương lối sáng tác cho các văn nghệ sĩ
theo: đó là sáng tác để phục vụ Đảng, phục vụ Xã Hội Chủ Nghĩa. Những ai
sáng tác ra ngoài đường lối do Đảng đưa ra sẽ bị loại trừ không nhân
nhượng. Vụ Nhân Văn Giai phẩm tại Miền Bắc năm 1956 là thí dụ điển hình
về sự kiểm soát bằng bàn tay sắt của Đảng đối với các văn nghệ sĩ của
Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa.
Cộng Sản Chủ Nghĩa và Con Người Việt Nam: Trong quá trình
áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản lên dân tộc, CSVN đã dùng mọi phương tiện
trong đó có bạo lực giết người, dối trá, lường gạt, tuyên truyền...
Chủ nghĩa xã hội hay đúng hơn văn hóa Cộng Sản đã biến đổi Người Việt.
Hơn 20 năm Cộng Sản tại Miền Bắc, hơn 42 năm Cộng Sản hóa toàn nước
Việt, Văn Hóa Cộng Sản đã để lại những vết hằn cực kỳ xấu xí (cicatrices
indélébiles) trên người dân Việt.
Chế độ CS đã làm thay đổi hoàn toàn con người Việt Nam. Sống ở VN Xã Hội
Chủ Nghĩa, phần lớn người Việt trở nên tàn bạo, tráo trở, vô cảm, ích
kỷ. Xã hội CS là một xã hội đầy bất công, đầy những lường gạt, ăn cắp
(viên chức to: ăn cắp lớn, người dân đen: ăn cắp nhỏ) Đi đâu cũng phải
hối lộ (như vào nhà thương hay nhà ghét, phải hối lộ từ trên xuống dưới,
từ quan Bác Sĩ đến bác Y Công). Văn hóa "phong bì" trở nên phổ thông
hơn bao giờ hết tại khắp mọi nơi. Người chiến binh CS khi vào Nam reo
chết chóc, tàn phá, đã biểu lộ hoàn toàn bản chất tàn ác, thú vật... của
họ. Ta nhớ lại những cuộc tàn sát không gớm tay, man rợ chưa từng thấy,
không còn mảy may nhân tính người nhắm vào những người dân lành vô tội
tại những nơi do họ kiểm soát. Thí dụ như cuộc tàn sát dân lành ở Huế
trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Trên khắp Miền Nam, các người CSVN đã hành
sử như những con thú hoang dã như Nhà thơ Cung Đình Tố Hữu đã viết trong
quá khứ:
"Giết, giết nữa bàn tay không nghỉ.
Cho ruộng vườn, bông lúa được bền lâu
để rồi
Thờ Mao Chủ Tich, thờ Staline bất diệt"
Chính Hồ Chí Minh, lãnh tụ của CSVN cũng đã hơn một lần lộ rõ bản chất
tàn bạo, thú vật của Y. Khi quyết định xử bắn Bà Cát Hanh Long Nguyễn
Thị Năm, một người "ơn của Cách Mạng. Bà Cát Hanh Long đã cho Hồ và
nhiều tên đầu sỏ CS khác như Phạm Văn Đồng, Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng...
tá túc, ăn ở tại nhà của Bà". Hồ đã đội mũ, đeo râu giả để đi xem vụ
giết người này như thể đi xem một vở hát chèo. Người CSVN đâu còn một
mảy may lương tâm. Lương tâm của họ đã hóa đá hết rồi.
Sau ngày 30/4/1975, những người cầm đầu của Đảng CSVN như Đỗ Mười... đã
tức tốc vào Nam để chỉ huy các "công trình" ăn cướp, vơ vét tài sản của
dân Miền Nam bằng các chiến dịch đổi tiền, "đánh tư sản" hay chiến dịch
cướp của trắng trợn, biến toàn dân Miền Nam thành những người vô sản
trong một sớm một chiều.
Cuộc "cướp của" nhắm vào dân Miền Nam chưa chấm dứt ở các chiến dịch đổi
tiền, các chiến dịch "đánh tư sản", mà nó còn kéo dài cho tới những năm
80's. Các "đồng chí CS" cố truy lùng ăn cướp tài sản của dân Miền Nam
cho tới khi họ trở thành vô sản đến cùng tỷ. Các chuyến đi vượt biển gọi
là đi "đăng ký" do chính CS tổ chức nhằm vơ vét tận chỉ vàng cuối cùng
của người dân trước khi đẩy họ ra biển trên những chiếc thuyền mong
manh, sống chết mặc bay, tiền thầy (CS) đút túi. Thực là bất nhân vô
cùng khi thu tiền, vàng của người dân rồi đẩy họ vào con đường chết.
Lương tâm của con người CS là đây chăng? Hỡi các đồng chí CSVN!! Ta tự
hỏi.
Tóm lại chủ nghĩa CS, văn hóa CS đã tạo ra một giống người khác hẳn
chúng ta. Đám lãnh đạo Đảng CSVN là một lũ quỉ đội lốt người. Hồ Chí
Minh, lãnh tụ tối cao, sáng lập của Đảng CSVN là một tên cực kỳ ác độc,
một con quỉ dâm dục sản phẩm điển hình của chủ nghĩa CS. Đối với Hồ, Y
đã thực hiện trung thực giáo điều Các Mác: vô gia đình, vô tổ quốc của
người Bolchevik, Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản.
Người dân - sau nhiều năm bị nhào nặn, tuyên truyền bởi một chế độ bất
nhân, chà đạp lên nhân phẩm của con người-nên trở nên chịu đựng, chấp
nhận số phận để sống còn, sống hoàn toàn bằng bản năng sinh tồn. Họ đã
mất hết đảm lược, ý chí cương quyết để đứng lên đòi quyền sống xứng đáng
với thiên chức của con người. Vả lại, mọi chống đối, đòi hỏi đều bị CS
dập tắt ngay, không thương tiếc.
Gia đình là nền tảng của xã hội trong khi đối với người CS nền tảng gia đình cũ phải bị hủy diệt vì CS là vô gia đình.
Những giá trị, truyền thống gia đình từ ngàn xưa bị CS tìm mọi phương
cách để tiêu diệt thay vào đó là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa; nền văn
hóa trong đó người trong cùng một gia đình tố cáo, nghi kỵ lẫn nhau.
Người CS coi đạo hiếu là một xa xỉ phẩm còn rớt lại của thời phong kiến.
Người ta đã thấy cảnh con tố cha, vợ tố chồng trong cuộc "cải cách
ruộng đất long trời lở đất" của những năm 1954-1956 tại Miền Bắc nước
Việt ngay sau khi CS kiểm soát toàn miền Bắc.
Tôn Giáo hòa đồng là một nét đặc thù của văn hóa Việt Nam. Cộng Sản là vô Tôn giáo.
Cộng Sản coi Tôn giáo là "thuốc phiện" cần phải loại trừ. CS tìm đủ mọi
cách để tiêu trừ ảnh hưởng của tôn giáo lên người dân. Các Giáo Hội bị
CS đàn áp, họ dùng đủ mọi cách để tiêu diệt bằng những hạn chế tu học,
những giáo hội quốc doanh... Tài sản của các giáo hội bị tịch thu để các
giáo hội không còn phương tiện để phát triển, giáo phẩm bị đàn áp, tù
đầy. Việc đào tạo những hàng giáo phẩm mới để thay thế những người quá
già hay bệnh hoạn cũng bị Chính phủ Cộng Sản làm khó dễ, phải xin phép
nhà cầm quyền. CSVN đã huấn luyện một số không nhỏ sư quốc doanh trẻ
tuổi. Các sư quốc doanh này được đưa ra sống tại các CĐ Người Việt Hải
Ngoại. Họ xâm nhập vào các chùa chiền VN tại Hải ngoại để hoạt động phá
hoại, nhất là phá hoại lý tưởng quốc gia chống Cộng.
Sau đây là một vài hình ảnh các hoạt động của đám sư quốc doanh trẻ tại khắp nơi:
Sư quốc doanh trong một kỳ thi hoa hậu ở VN (hình Internet)
Một nhà sư quốc doanh đang hôn môi tên ca sĩ VC Đàm Viết Hưng (nguồn Internet)
Ngay từ những năm 50's, những người làm nghệ thuật tại Miền Bắc hoàn
toàn khuất phục CS. Họ chỉ có một con đường sáng tác đó là phục vụ xã
hội chủ nghĩa, phục vụ Đảng nếu muốn hiện hữu dưới vòm trời xã hội chủ
nghĩa. Các thi sĩ lãng mạn nổi tiếng thời tiền chiến như Xuân Diệu, Huy
Cận... dưới sự "dẫn đạo, chỉ huy" của Đảng, chỉ cho ra đời những "bài
vè" sặc mùi Bolchevik, tuyên truyền cho chế độ, ca tụng chế độ "Cộng sản
siêu việt, ca tụng Bác và Đảng". Các nhạc sĩ nổi tiếng lãng mạn thời
tiền chiến như Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Giác... đã trở thành các
nhạc sĩ cho loại nhạc tuyên truyền cho chế độ. Họ không có một sáng tác
nào -hay không được phép sáng tác những bài nhạc tình cảm, lãng mạn như
hồi chưa gia nhập hàng ngũ những người Cộng Sản. Nhà thơ Hữu Loan, vì
làm bài thơ khóc vợ "Mầu tím hoa sim" đã bị phê bình là lãng mạn, thiếu
chiến đấu tính, thiếu Đảng tính.
Các tác phẩm sáng tác đi ra ngoài đường hướng của Đảng đều bị cấm lưu hành, tác giả bị trù ểm, tù đày, cấm sáng tác, mất hộ khẩu.
Trong ngần ấy năm, dưới "vòm trời xã hội chủ nghĩa", các văn nghệ sĩ ở
Miền Bắc vỹ tuyến 17 không cho ra đời được một tác phẩm nghệ thuật nào.
CS cai trị bằng chế độ hộ khẩu nghĩa là kiểm soát mọi người bằng cách
kiểm soát "cái bao tử của người dân" nghĩa là kiểm soát cái khả năng
sinh tồn (instinct de survie) của con người. Đảng không bao giờ cho dân
chúng ăn đủ no bằng chế độ hộ khẩu... Không có hộ khẩu đồng nghĩa với
"đói" vì không hộ khẩu sẽ không có gì để ăn. Người dân ở chế độ CS sợ
nhất là bị "cắt hộ khẩu".
Báo chí, sách vở, các phương tiện truyền thanh, truyền hình là những cái
loa của chế độ. Trong chế độ CS, không có báo tư nhân. Tất cả báo chí
là của chế độ. Nghệ thuật không được vị nghệ thuật, nghệ thuật cũng không được vị nhân sinh mà chỉ để phục vụ Đảng và phục vụ chế độ.
Khi chiếm được Miền Nam, Cộng Sản đã cho hơn 1 triệu người vào các nhà
tù. Tất cả các văn nghệ sĩ đều bị bắt, giam giữ. CS coi họ là những phần
tử nguy hiểm cho chế độ nên cần phải vô hiệu hóa hay loại trừ. Không ai
được phép sáng tác ở ngoài khuôn khổ được Đảng và Nhà Nước cho phép. Có
người bị tù rất lâu như nhà thơ lãng mạn Cung Trầm Tưởng, thi sỹ Thanh
Tâm Tuyền Dư Văn Tâm, Ca sĩ Duy Trác... Nhiều người đã bỏ mình trong
trại tù như Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương (chỉ được thả ra lúc đang hấp hối),
các nhà văn, nhà báo như Hiếu Chân, Nguyễn Mạnh Côn, Dương Hùng Cường,
nhạc sĩ nổi tiếng Minh Kỳ. Các bài nhạc lãng mạn của một thuở nhạc tình
của Miền Nam bị CS gọi là "nhạc vàng" đều bị cấm đoán.
Kết luận
CS Việt Nam đã phá hủy nền văn hóa cổ truyền của dân tộc để thay bằng
văn hóa Mácxit-Lê nin lít, văn hóa của vô gia đình, vô Tổ Quốc. Người
dân sống dưới chế độ Cộng Sản, hay được sinh ra và lớn lên trong một môi
trường Cộng Sản, đã hoàn toàn thay đổi để trở thành những tên ăn cắp,
nói dối, lừa đảo, tàn bạo và vô cảm. Những người lãnh đạo Đảng CSVN vẫn
kềm kẹp dân tộc trong một thể chế đã lỗi thời, bị thế giới từ bỏ. Dân
Việt vẫn ỳ ạch lội dòng nước ngược của tiến bộ văn minh trong khi các
nước khác ở trong vùng trở nên những cường quốc về mọi phương diện nhứt
là phương diện kinh tế. Việt Nam bây giờ rất nổi tiếng về tham nhũng,
nổi tiếng vì các tệ đoan xã hội. Phải chăng đó là hậu quả của nền Văn
hóa Xã Hội Chủ Nghĩa "siêu việt, đỉnh cao của trí tuệ loài người". Người
dân các nước trong vùng nhìn người Việt với con mắt khinh khi. Trước
năm 1975, dù phải đối phó với một cuộc chiến tàn khốc do Cộng Sản miền
Bắc gay ra, Việt Nam Cộng Hòa vẫn có những tiến bộ về mọi phương diện
không thua gì các nước khác ở Đông Nam Á. Viễn tượng một cuộc đổi đời ở
Việt Nam vẫn còn tối tăm, xa vời ngày nào những người Cộng Sản còn ngự
trị trên quê hương.
Ngày 9 tháng 8 năm 2017, trong Đại Hội Báo Chí số 10 ở Hà Nội, người
đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đã tuyên bố: "báo
chí là vũ khí sắc bén, là công cụ của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Mỗi
người làm báo là một chiến sĩ cách mạng. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn
diện đối với báo chí".
Phải vài thế hệ sau khi người Cộng Sản biến mất trên quê hương, quê
hương được hoàn toàn tự do, văn hóa Việt mới có thể thay đổi tận gốc để
thăng hoa. Dân tộc chỉ tiến bộ, đất nước chỉ tiến bộ trong một quê hương
không bóng dáng người Cộng Sản...
McGill University, Montreal, Canada, 7/10/2017
NGUYỄN TƯỜNG THỤY * CON KIẾN LEO CÀNH ĐA
Con kiến leo cành đa
Nguyễn Tường Thụy (Danlambao)
- Cứ mỗi khi tình hình kinh tế, xã hội trở nên tồi tệ, các mâu thuẫn
nội tại chuyển hóa thành gay gắt thì ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) lại
tìm cách đổi mới, cải cách, ra nghị quyết và kêu gọi tinh thần quyết
tâm. Những cải cách ấy dù có chút tác dụng tích cực nhưng cũng chỉ là
nửa vời.
Năm 1986, trước cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đất nước đến bên bờ vực
thẳm, VN (Việt Nam) đã phát động đổi mới (mà thực chất là sửa sai). Cuộc
đổi mới này tuy “đã thu được kết quả ban đầu, về sau ngày càng đuối
sức, trở về cảnh trì trệ kéo dài, ngày càng nặng nề, để càng đổi mới
càng tụt hậu và khủng hoảng nặng nề thêm mà vẫn không sao tìm ra lối
thoát” (VOA). Nền kinh tế vẫn yếu kém và bế tắc như chúng ta đều
thấy bởi đã kinh tế thị trường lại còn mang theo cái đuôi “định hướng xã
hội chủ nghĩa”; bởi kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và đặc
biệt là bởi cải cách kinh tế nhưng không cải cách chính trị, chế độ vẫn
là chế độ độc tài.
Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước, hệ thống xã hội chủ
nghĩa sụp đổ hàng loạt ở Liên Xô và Đông Âu, đồng thời khủng hoảng ngoại
giao dẫn đến VN bị cô lập trên trường quốc tế. Để vớt vát phần nhỏ nhoi
còn lại của khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) và để cứu đảng, ĐCSVN phải xin
bình thường hóa với TQ (Trung Quốc). Sự kiện này được đánh dấu bắt đầu
bởi Hội nghị Thành Đô. Kết quả Hội nghị này ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống chính trị, kinh tế của VN. Việc bình thường hóa quan hệ với TQ tuy
khắc phục được một số hậu quả của quá khứ nhưng từ đó VN phụ thuộc ngày
càng nặng nề vào TQ về chính trị, kinh tế, mất thêm biển đảo và đất
liền.
Và bây giờ, bức tranh về VN là một màu đen tối ở tất cả các mặt của đời
sống xã hội. Kinh tế trì trệ, tham nhũng len lỏi vào từng con ốc trong
guồng máy vận hành đất nước, quan chức tham lam hống hách và trơ trẽn,
đạo đức xã hội suy đồi, cái ác lên ngôi, mọi giá trị bị đảo lộn, nỗi oan
ức thống khổ của nhân dân ở đâu cũng nhìn thấy bởi sự khốn nạn của hệ
thống tư pháp và quan chức.
Hệ thống chính trị như một ngôi nhà đã mục ruỗng và vì vậy, Hội nghị
Trung ương 6 (khóa 12) lại đặt ra vấn đề đổi mới chính trị nhưng chỉ là
sắp xếp tổ chức lại bộ máy sao cho tinh gọn để “hoạt động hiệu lực, hiệu
quả”.
Vấn đề tinh giản bộ máy cũng như chống tham nhũng không phải đến bây giờ
mới nhắc tới mà đặt ra đã từ lâu, từ năm mươi hay sáu mươi năm có lẽ ít
ai còn nhớ. Cũng nghị quyết, cũng hô hào, cũng quyết tâm, nhưng mỗi lần
quyết tâm, thi đua đem lại kết quả thế nào thì… như đã biết.
Nguyên nhân của tình trạng này là mỗi lần cải cách, đổi mới ĐCSVN chỉ
đưa ra được những biện pháp tình thế nhằm cứu vãn đảng. Cải cách nhưng
vẫn phải giữ mục tiêu chủ nghĩa xã hội - thứ mà không ai hình dung được
nó như thế nào, đã kinh tế thị trường lại phải định hướng XHCN, kinh tế
nhiều thành phần nhưng vẫn phải kinh tế nhà nước là chủ đạo và cuối cùng
là cải cách, đổi mới kiểu gì thì ĐCSVN vẫn phải độc quyền lãnh đạo. Đây
là những mâu thuẫn mà ĐCSVN không muốn nhìn thấy. Nguyên nhân của sự
nửa vời là ở chỗ ấy.
Thiết nghĩ khoảng thời gian đã quá dài, kể từ khi điều hành đất nước năm
1954 đủ cho ĐCSVN loay hoay, thử nghiệm với những thất bại đau đớn để
thấy cần phải cải tổ chứ không chỉ cải cách nửa vời. Làm điều đó phải
chấp nhận vứt bỏ quyền lợi ích kỷ, phi lý của cá nhân, của một nhóm lợi
ích hay của một đảng phái để đi tới một nền chính trị dân chủ đa nguyên,
xây dựng một nhà nước pháp quyền với mô hình tam quyền phân lập. Tiếc
rằng, cho đến bây giờ, mấy chữ đa nguyên, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là
kỵ húy, “nhạy cảm” trong đảng CSVN và trong xã hội. Những người mạnh
dạn nhất cũng mới chỉ manh nha đề cập đến việc tách đảng, đổi tên nước
mà thôi. Nhiều người hoạt động dân chủ bị tống vào tù nhằm bịt tiếng nói
của họ và xu hướng bắt bớ ngày càng gia tăng. Chỉ tính từ đầu năm 2017
đến nay đã có 24 người hoạt động bị bắt hoặc bị truy nã.
Hiện nay, giới dân chủ chưa ai đặt ra vấn đề phải xóa đảng cộng sản bằng
bạo lực cho dù muốn hay không. Nói thẳng ra là việc này không làm được
và không phù hợp với xu thế của thời đại. Mục tiêu của giới dân chủ
hướng tới là dân chủ đa nguyên với chủ trương bất bạo động. Đa đảng là
để cạnh tranh chính trị, kiểm soát quyền lực, tập trung trí tuệ và tâm
huyết để đưa đất nước phát triển. Thế nhưng, người ta luôn mang vấn đề
đa đảng ra làm con ngáo ộp để hù dọa nhân dân, bất chấp đa số nhân loại
đi theo mô hình dân chủ đã chứng minh là không có con ngáo ộp ấy.
Sẽ chẳng có ai đòi loại trừ đảng CSVN nếu thực hiện đa đảng. Họ tha hồ
thể hiện mình trong cạnh tranh. Họ vẫn tranh cử và tham gia điều hành
đất nước như các đảng phái khác. Có điều số phiếu của họ phụ thuộc vào
tín nhiệm của cử tri trong những cuộc bầu cử tự do mà thôi. Nếu họ làm
không tốt, vẫn thể hiện như trước đó, nhân dân sẽ quay lưng lại với họ.
Loay hoay cải cách với đổi mới sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu. Cái sự luẩn
quẩn ấy giống như con kiến leo cành đa (leo phải cành cụt leo ra leo
vào). Thử nghiệm mãi thì sức dân đã mệt mỏi, tinh thần đã chán chường,
lòng tin đã cạn. Kinh tế thị trường vì có cạnh tranh thì mới thúc đẩy
được sản xuất phát triển. Vì vậy không có lý do gì để chính trị không có
đa đảng, trừ khi bị cưỡng ép. Một chế độ chính trị đa nguyên ở VN lúc
này là lối thoát duy nhất
cho đất nước, cho dân tộc. Nếu ĐCSVN tự tin ở mình thì sợ gì mà không dám cạnh tranh với các đảng phái khác?
6/9/2017
TRẦN TRUNG ĐẠO * TÂM LÝ PHẢN CHIẾN
Tâm lý phản chiến
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Tôi
không coi phim The Vietnam War của PBS. Vài người bạn rủ đi dự buổi
chiếu giới thiệu ở một đài PBS địa phương, tôi suy nghĩ và cuối cùng
không đi. Nhưng điều đó không có nghĩa tôi chống lại việc coi phim
Vietnam War. Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến, nhất là các
em ở trong nước có cơ hội nhìn vài góc cạnh mà đảng CS từng che giấu.
Dù không gian rất hẹp, thời lượng rất ngắn, hình ảnh thiếu khách quan
cũng giúp cho các em suy nghĩ, nghi ngờ các khẩu hiệu tuyên truyền của
đảng và tự mình tìm hiểu thêm. Đường còn dài, một bộ phim 18 giờ không
nhất thời có thể làm thay đổi một nhận thức đã bị nhiều năm nhào nặn
trong nền giáo dục một chiều nhưng đâu đó trong ý thức của các em sẽ
vang lên một vài câu hỏi mà trước đó các em chưa từng nghĩ đến.
Một trong những khẩu hiệu quen thuộc mà các em thường nghe, cuộc chiến
Việt Nam là cuộc chiến “chống thực dân mới đế quốc Mỹ”. Suốt hơn nửa
thế kỷ, “thực dân mới đế quốc Mỹ” đồng nghĩa với tất cả xấu xa, tội ác
trên đời, nhưng bao nhiêu em sinh viên, học sinh Việt Nam thật sự hiểu
khẩu hiệu đó có nghĩa gì?
Tinh thần của Hiến chương Đại Tây Dương do TT Franklin Roosevelt soạn
thảo kêu gọi tôn trọng quyền tự quyết dân tộc được thay bằng chủ thuyết
Truman với các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chận sự bành trướng của chủ
nghĩa CS.
Nam Hàn, Nhật Bản, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Đức và hàng loạt các nước
Châu Âu khác nằm trong ảnh hưởng của chủ thuyết Truman sau Thế chiến Thứ
Hai và ngày nay chẳng những không bị “thực dân mới hóa” mà đều trở
thành cường quốc kinh tế.
Có gì sai trong chủ trương của TT Truman nhằm ngăn chận Trung Cộng chiếm đoạt và đồng hóa cả Việt Nam?
Một người có nhận thức chính trị căn bản và biết căm phẫn khi một phần
lãnh thổ chiến lược về kinh tế và quân sự của Việt Nam đang bị Trung
Cộng chiếm đoạt đều hiểu chính sách của TT Harry Truman là cần thiết.
Tuổi trẻ Việt Nam đến tuổi biết đọc đều chỉ đọc những câu trả lời có
sẵn, đây là lúc để các em đặt câu hỏi cho mình và sau đó đặt ra cho đảng
CSVN.
Tôi không xem vì tôi tin mình đã đọc, hiểu và tiếp xúc đủ với cách nhìn về cuộc chiến Việt Nam qua lăng kính của Mỹ.
Các bình luận từ phía truyền thông Mỹ cũng như các phản ứng từ cộng đồng
Việt Nam sau đó cho thấy quyết định không xem phim của mình là đúng.
Tôi không muốn ám chỉ trực tiếp đến những người làm phim nhưng rõ ràng
phần đông những người Mỹ hoạt động tích cực sau chiến tranh Việt Nam là
những người trước đây cũng tích cực trong các phong trào phản chiến.
Tương tự, những người Mỹ đã và đang nỗ lực để “hòa giải” với kẻ thù,
“hàn gắn” những vết thương do chiến tranh gây ra cũng là những người
trước đây hoạt động tích cực trong các phong trào phản chiến Mỹ.
Nhớ lại vào hai mùa hè năm 1999 và năm 2000, tôi được Tổ Chức Cộng Đồng
Việt Nam Massachusetts đề cử cùng một số nhà văn ở hải ngoại tham dự các
buổi hội luận về chiến tranh và hậu quả xã hội tại University of
Massachusetts at Boston. Qua những buổi thảo luận đó tôi có cơ hội lắng
nghe quan điểm của nhiều nhà văn, nhà thơ Mỹ. Phần đông trong số họ là
những người có quan điểm phản chiến và đã từng sinh hoạt trong các phong
trào phản chiến tại Mỹ trước năm 1975. Tâm lý phản chiến, vì thế, cũng
phản ảnh sâu đậm trong thơ văn của họ.
Một đặc điểm của tâm lý phản chiến là chọn đứng về phía kẻ thù thay vì
phía bạn. Những người phản chiến luôn ca ngợi hòa bình, tình nhân ái,
lòng bao dung, tinh thần hòa giải nhưng thường dành cảm tình cho những
kẻ gây ra tội ác hơn là cho phía nạn nhân.
Khi nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam họ chỉ dựa trên hai quan điểm,
quan điểm của người Mỹ và quan điểm của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam,
trong khi đó, gần như hoàn toàn bỏ quên quan điểm thứ ba, cũng không
kém phần quan trọng, đó là quan điểm từ phía Việt Nam Cộng Hòa. Thái độ
đó phản ảnh mặc cảm bại trận, thiếu khách quan về điều kiện chính trị xã
hội tại Việt Nam và thiếu đạo đức đối với những người đã một thời cùng
chiến đấu với họ.
Khi mời các nhà thơ, nhà văn mang được nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ định
hay cho phép sang tham dự hàng năm, họ không biết rằng, những người họ
thật sự cần hòa giải là những thương phế binh đang vá xe nuôi một bầy
con ở góc đường Hà Nội, là những "cô gái Trường Sơn" ngồi khóc tuổi
thanh xuân không bao giờ trở lại trong căn nhà tập thể chật hẹp ở Thanh
Hóa, Hải Phòng.
Khi chọn đứng về phía những người bên kia chiến tuyến, họ hoàn toàn
không quan tâm đến những người đã từng nằm chung trong một căn hầm, dựa
lưng nhau trên từng bao cát, cõng họ vượt qua vùng lửa đạn, sớt chia họ
họ từng giọt nước. Có bao giờ họ hỏi những người đó bây giờ ở đâu, còn
sống hay đã chết? Gác qua một bên các mục tiêu chính trị, ai đúng ai
sai, nếu không có những người lính VNCH đó, liệu họ còn sống để lên máy
bay về với gia đình chăng?
Buổi chiều mùa hè năm 1999 tại Boston, những người phản chiến Mỹ ngạc
nhiêu khi tôi giới thiệu những người đang ngồi trước mặt họ trong căn
phòng ở đại học UMASS-Boston là những người đã nhiều năm bị đày đọa
trong những nhà tù CS, và cũng là những người từng sát cánh bên họ trong
những đoạn đường sinh tử.
Khi nghiên cứu một cuộc chiến cũng giống như những bồi thẩm đoàn đang
tìm hiểu một tội ác, tiếng nói quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định
của bồi thẩm đoàn, ảnh hưởng đến phán xét của bồi thẩm đoàn, không phải
là tiếng nói của bị can, cũng không phải do lời kết tội hùng hồn của
biện lý mà là từ nỗi đau, sự thiệt hại và bằng chứng từ phía nạn nhân.
Nạn nhân của chiến tranh Việt Nam là ai nếu không phải chính nhân dân
Việt Nam, nhất là nhân dân miền Nam Việt Nam bởi vì nơi đó là trận địa.
Phong trào phản chiến ở Mỹ trước 1975 cũng lan rộng sang các nước Châu Âu. Lãnh tụ các phong trào phản chiến Châu
Âu ca ngợi Cộng Sản Việt Nam bằng giọng điệu gần như rập khuôn theo bộ
máy tuyên truyền CS. Một nhà thơ Châu Âu nào đó từng mơ ước sáng mai
thức dậy trở thành người Việt Nam và câu nói đó đã được phát tới phát
lui mỗi sáng trên các loa đầu phố.
Hành động nhân đạo bao giờ cũng cần được khuyến khích nhưng hành động đó
phải phát xuất từ tình người chân thật thay vì từ mặc cảm cá nhân hay
ganh tỵ quốc gia như các phong trào phản chiến châu Âu đối với chính
quyền Mỹ.
Thái độ của những người phản chiến Châu Âu đối với chiến tranh tại Việt
Nam trước đây không khác gì đối với chiến tranh tại Iraq mới đây.
Chính những phong trào được mệnh danh hòa bình này đã vận động người
sang Iraq làm thành những vòng chắn người (Human shields) để bảo vệ cho
chế độ Saddam Hussein khi liên quân Anh Mỹ chuẩn bị dội bom Baghdad. Các
lãnh tụ hòa bình, phản chiến đó ở đâu khi tên đồ tể Saddam Hussein và
tập đoàn tàn sát hàng trăm ngàn người dân Kurds, kể cả trẻ em vừa mới ra
đời, bằng những phương tiện vô cùng phi nhân như hơi ngạt và vũ khí vi
khuẩn.
Chiến tranh tại Việt Nam là một cuộc chiến đầy ngộ nhận và được nhìn từ
những lăng kính khác nhau. Bộ phim Vietnam War của PBS cũng thế. Bộ phim
lần này có thể khác với bộ phim ba chục năm trước nhờ kỹ thuật và tiếp
cận với các nguồn thông tin, nhưng về quan điểm, vẫn còn quá sớm để giới
sử học Mỹ có cái nhìn sâu xa, khách quan và toàn diện về cuộc chiến.
Ai cũng có thể
viết, có thể nhìn về một cuộc chiến tranh nhưng lịch sử đích thực của
một dân tộc, trong trường hợp này là Việt Nam, cuối cùng, vẫn phải do
chính dân tộc Việt Nam viết.
7/10/2017
CÁT ĐỎ PHAN THIẾT
Ngỡ ngàng trước những biến hóa tuyệt diệu của cát đỏ Phan Thiết
Trong vòng 1 năm với hơn 300 tấn cát đỏ, những nghệ nhân điêu khắc tượng cát từ 15 quốc gia đã tạo nên những bức tượng cát khổng lồ có một không hai tại Công viên Tượng Cát Phan Thiết. Đây cũng chính là Công viên Tượng cát đầu tiên trên thế giới đang thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan.
Những khối cát vô tri, thô ráp trở nên mềm mại đầy cảm xúc dưới bàn tay tài hoa của điêu khắc gia
Mất hơn 40 ngày để người nghệ nhân biến những hạt cát đỏ rời rạc thành
Lâu Đài Châu Âu theo lối kiến trúc Gothic tinh xảo từ thế kỷ XII - XV
Không thể tin vào mắt mình khi biết Rồng Lửa sống động này điêu khắc từ cát đỏ được nén chặt bởi nước
Vẻ đẹp nàng Persephone trong thần thoại Hy Lạp được tái hiện ở Công viên Tượng cát đầu tiên trên thế giới tại Phan Thiết
Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh trong truyền thuyết với đầy đủ sắc thái biểu cảm được mô phỏng bằng cát
Cát đỏ biến hóa khắp các tác phẩm được trưng bày tại Công viên Tượng cát
Phan Thiết: từ chùa Thiên Mụ, tháp Chăm cổ đến lâu đài Người đẹp và
Quái vật
Công viên Tượng cát Phan Thiết
Địa chỉ: Trung Tâm Huấn Luyện Thể Thao Quốc Gia Cơ Sở 2, đường Nguyễn Thông, P. Phú Hài, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
Địa chỉ: Trung Tâm Huấn Luyện Thể Thao Quốc Gia Cơ Sở 2, đường Nguyễn Thông, P. Phú Hài, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
TRỘM CƯỚP DÀN CẢNH ĐÂM XE
Trộm cướp dàn cảnh đâm xe - kĩ năng nào giúp bạn "giữ của, giữ mình"?
Những kĩ năng này sẽ giúp bạn thoát khỏi cảnh "dở khóc dở cười" khi bỗng nhiên có người đâm vào đuôi xe và chiếc túi xách ở phía trước bỗng nhiên mất tích.
Tình trạng cướp giật gần đây ngày càng len lỏi trong những hoạt
động hàng ngày của mỗi người. Dù bạn đang đi trên đường, hay ở nhà, đi
chốn đông người cũng như chỗ vắng vẻ - nguy cơ bị cướp giật của bạn cũng
khá cao.
Bởi lẽ những tên cướp giật xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, lợi dụng sơ hở của mọi người mà hành nghề một cách điêu luyện. Và nạn nhân trong các kịch bản lừa đảo, cướp giật này thường là phụ nữ chân yếu tay mềm.
Vừa qua, trên mạng xuất hiện tiếng kêu than của những nạn nhân không may trở thành "con mồi" khi rơi vào bẫy vờ bị đâm vào đuôi xe để cướp tài sản.
Đây thật ra không phải là chiêu lừa đảo mới nhưng lại rất dễ hiệu quả, đặc biệt với những chị em chủ quan để túi xách treo ở phía trước xe.
Cụ thể, đối tượng cướp giật thường cấu kết với nhau, hình thành nhóm từ 2 người trở lên. Chúng thường phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tên trong nhóm ví dụ như tên chuyên cầm lái, tên chuyên ngồi sau giật đồ hay tên làm nhiệm vụ đánh lạc hướng, cản đường khi bị phát hiện, truy đuổi.
Ở trường hợp trên, 1 - 2 đối tượng sẽ giả vờ đâm vào đuôi xe của nạn nhân, khi đó nạn nhân sẽ theo phản xạ quay lại phía sau để xem xét tình hình.
Lợi dụng sự phân tán tư tưởng của nạn nhân, đồng bọn của tên cướp sẽ dễ dàng áp sát móc ví tiền, điện thoại, túi xách... đang được đặt ở phía chân xe máy.
Vậy kỹ năng nào giúp bạn thoát khỏi tình trạng này?
1. Không nên đeo túi trên vai hay treo túi ở xe
Đây đều là miếng mồi ngon của tên cướp. Bên cạnh đó, việc cầm ví trên tay rồi "tung tẩy" trên đường cũng khiến bạn dễ bị cướp hơn.
Cách tốt nhất là: nên cho túi vào cốp xe. Nếu xe không có cốp thì bạn nên gài túi cẩn thận, quấn thêm vài vòng vào móc treo để tên trộm có muốn lấy cũng mất thời gian hơn.
2. Hãy luôn tập trung, tỉnh táo khi ra đường
Nhiều chị em có thói quen vừa đi đường vừa nhắn tin, gọi điện hay ngó nghiêng cửa hàng thời trang. Điều này sẽ gia tăng nguy cơ bị cướp.
Giải pháp: Tập trung vào đường đi và cảnh giác với mọi trường hợp có người áp sát xe hỏi thăm đường hay đâm vào đuôi xe của bạn.
3. Tuyệt đối không rời khỏi xe
Có nhiều trường hợp nạn nhân bị "nhử" rời khỏi xe khi đối tượng nài nỉ hỏi đường. Việc chỉ giúp người đi đường là một việc làm hảo tâm hết sức bình thường và nên làm của mọi người. Nhưng đôi khi lòng tốt của chúng ta lại bị những kẻ xấu lợi dụng.
Do đó, không nên rời khỏi xe của mình, và nếu lỡ quá "nhiệt tình" thì nên khóa xe cẩn thận trước khi rời đi.
4. Không tranh giành đồ vật với tên cướp, bảo vệ an toàn tính mạng bản thân
Trong mọi trường hợp, hãy đảm bảo bạn thật an toàn - tức là bảo toàn được tính mạng của mình. Bởi tên cướp sẽ luôn phòng thân bằng hung khí, do đó, đừng cố giành giật lại đồ với chúng. Lúc này bạn đừng xem trọng số tài sản của mình mà hãy xem như "của đi thay người".
5. Khi bị dàn cảnh tranh chấp: hãy nhờ người xung quanh gọi công an
Khi bạn tỏ ra gan dạ và nói cho mọi người biết đó là dàn cảnh, bọn cướp sẽ "giật mình" và không còn cơ hội để dàn cảnh diễn tiếp.
Đừng tự mình đuổi theo tên cướp mà nhờ người giúp sức vì cách này không những gây nguy hiểm cho bạn mà còn làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Hoặc tốt nhất là nhờ người xung quanh gọi công an.
6. Tham gia lớp học võ để có kỹ năng phản xạ, tự vệ và có thể giúp đỡ người khác khi cần
Việc tập luyện võ thuật, như môn Aikido, còn giúp bạn rèn luyện khả năng giữ bình tĩnh, xử lý tình huống trước mọi trường hợp cần thiết.
Bởi lẽ những tên cướp giật xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, lợi dụng sơ hở của mọi người mà hành nghề một cách điêu luyện. Và nạn nhân trong các kịch bản lừa đảo, cướp giật này thường là phụ nữ chân yếu tay mềm.
Vừa qua, trên mạng xuất hiện tiếng kêu than của những nạn nhân không may trở thành "con mồi" khi rơi vào bẫy vờ bị đâm vào đuôi xe để cướp tài sản.
Đây thật ra không phải là chiêu lừa đảo mới nhưng lại rất dễ hiệu quả, đặc biệt với những chị em chủ quan để túi xách treo ở phía trước xe.
Cụ thể, đối tượng cướp giật thường cấu kết với nhau, hình thành nhóm từ 2 người trở lên. Chúng thường phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tên trong nhóm ví dụ như tên chuyên cầm lái, tên chuyên ngồi sau giật đồ hay tên làm nhiệm vụ đánh lạc hướng, cản đường khi bị phát hiện, truy đuổi.
Ở trường hợp trên, 1 - 2 đối tượng sẽ giả vờ đâm vào đuôi xe của nạn nhân, khi đó nạn nhân sẽ theo phản xạ quay lại phía sau để xem xét tình hình.
Lợi dụng sự phân tán tư tưởng của nạn nhân, đồng bọn của tên cướp sẽ dễ dàng áp sát móc ví tiền, điện thoại, túi xách... đang được đặt ở phía chân xe máy.
Vậy kỹ năng nào giúp bạn thoát khỏi tình trạng này?
1. Không nên đeo túi trên vai hay treo túi ở xe
Đây đều là miếng mồi ngon của tên cướp. Bên cạnh đó, việc cầm ví trên tay rồi "tung tẩy" trên đường cũng khiến bạn dễ bị cướp hơn.
Cách tốt nhất là: nên cho túi vào cốp xe. Nếu xe không có cốp thì bạn nên gài túi cẩn thận, quấn thêm vài vòng vào móc treo để tên trộm có muốn lấy cũng mất thời gian hơn.
2. Hãy luôn tập trung, tỉnh táo khi ra đường
Nhiều chị em có thói quen vừa đi đường vừa nhắn tin, gọi điện hay ngó nghiêng cửa hàng thời trang. Điều này sẽ gia tăng nguy cơ bị cướp.
Giải pháp: Tập trung vào đường đi và cảnh giác với mọi trường hợp có người áp sát xe hỏi thăm đường hay đâm vào đuôi xe của bạn.
3. Tuyệt đối không rời khỏi xe
Có nhiều trường hợp nạn nhân bị "nhử" rời khỏi xe khi đối tượng nài nỉ hỏi đường. Việc chỉ giúp người đi đường là một việc làm hảo tâm hết sức bình thường và nên làm của mọi người. Nhưng đôi khi lòng tốt của chúng ta lại bị những kẻ xấu lợi dụng.
Do đó, không nên rời khỏi xe của mình, và nếu lỡ quá "nhiệt tình" thì nên khóa xe cẩn thận trước khi rời đi.
4. Không tranh giành đồ vật với tên cướp, bảo vệ an toàn tính mạng bản thân
Trong mọi trường hợp, hãy đảm bảo bạn thật an toàn - tức là bảo toàn được tính mạng của mình. Bởi tên cướp sẽ luôn phòng thân bằng hung khí, do đó, đừng cố giành giật lại đồ với chúng. Lúc này bạn đừng xem trọng số tài sản của mình mà hãy xem như "của đi thay người".
5. Khi bị dàn cảnh tranh chấp: hãy nhờ người xung quanh gọi công an
Khi bạn tỏ ra gan dạ và nói cho mọi người biết đó là dàn cảnh, bọn cướp sẽ "giật mình" và không còn cơ hội để dàn cảnh diễn tiếp.
Đừng tự mình đuổi theo tên cướp mà nhờ người giúp sức vì cách này không những gây nguy hiểm cho bạn mà còn làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Hoặc tốt nhất là nhờ người xung quanh gọi công an.
6. Tham gia lớp học võ để có kỹ năng phản xạ, tự vệ và có thể giúp đỡ người khác khi cần
Việc tập luyện võ thuật, như môn Aikido, còn giúp bạn rèn luyện khả năng giữ bình tĩnh, xử lý tình huống trước mọi trường hợp cần thiết.
Nguồn: Wikihow
Saturday, October 7, 2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN * CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ
CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
(Tặng tình yêu 2 em Ngân - Sướng)
Vâng! Thì hẳn là “cô” Sướng lấy vợ chứ làm sao có chuyện “cô” Sướng lấy chồng! Tuổi “cô” tuy chưa nhiều, nhưng ở cái làng quê này, cỡ tuổi hăm mấy như “cô” mà chưa có nơi có chốn sẽ là nhiều lời đàm tiếu lắm. Vì thế, cụ Bống lo dựng vợ gả chồng cho “cô” năm nay cũng phải.
Tuy “cô” không được cao ráo, mạnh mẽ như mấy cậu em nhưng bù lại “cô” rất khéo tay, chịu khó lam làm và đặc biệt “cô” là người rất tốt nết. Nếu không dấp phải tính khí đanh đá chua ngoa thì hẳn “cô” là người hiền thục nhất nhì làng xã. Kể cũng lạ, “cô” chẳng có gen di truyền về khoản “mồm năm miệng mười”, “cô” cũng chẳng tầm sư học đạo thế mà khiếu chửi nhau của “cô” lại hay đáo để, lại lừng danh thôn xóm.
Làng trên xóm dưới, mọi người bảo nhau, trêu ai thì trêu, chọc ai thì chọc, nhưng chớ có động vào “cô” Sướng mà khổ. “Cô” sẽ vén quần, nhảy tanh tách tanh tách rồi bắc ghế vênh mặt lên mà chửi. “Cô” chửi từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đên đêm, chửi cho đến khi nào kẻ bị chửi phải tâm phục khẩu phục, phải mò đến tận nhà năn nỉ xin cô đừng chửi nữa thì cô mới thôi. “Cô” chửi có bài có bản, có lớp có lang, có vần có điệu chứ không vớ câu nào chửi câu đấy như mấy bà buôn gà bán vịt. Ca dao tục ngữ nhiều người đọc có khi còn sai, còn lẫn lộn, còn “râu ông nọ cắm cằm bà kia” chứ các bài chửi của “cô” Sướng thì tuyệt không có một sai sót, tuyệt không lẫn lộn về câu từ, ý tứ. Thế mới tài! Thế mới xứng danh đệ nhất thiên hạ chửi của làng Đỗ Hạ!
Sướng thích được gọi là cô, là chị. Sướng khoái được mọi người mắng yêu câu: “Con đĩ Sướng này xinh phết!”. Thích là thế nhưng Sướng ghét cay ghét đắng kẻ nào lại thực tâm coi Sướng là phụ nữ, là phận liễu yếu đào tơ, là thân gái chân yếu tay mềm. Tóm lại, Sướng là đàn ông, là nam nhi chính hiệu, là chuẩn men đích thực nên Sướng không chấp nhận ai đó cho rằng, nghĩ rằng Sướng là phận nữ nhi! Ừ thì Sướng thích gọi là cô, là chị.
Ừ thì Sướng thích nhảy dây, thích chơi ô ăn quan, thích chơi trò búp bê, thích buôn hàng, thích cãi lộn... Như thế thì đã sao? Những sở thích đó tuy có khác biệt với đặc trưng giới tính của giới nam nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản chất giới tính vốn có của Sướng? Thật đấy! Sướng vẫn là thằng đàn ông đích thực. Sướng vẫn chưa bao giờ phải tụt quần ngồi xổm mà tiểu tiện. Sướng cũng chưa bao giờ tùy tiện cho rằng mình không phải là thằng đàn ông nên vì thế đừng có ai vớ vẩn nghĩ Sướng là đàn bà con gái. Sướng ghét đấy. Sướng chửi cho đấy.
Sướng yêu Ngân! Sướng sẽ cưới Ngân bằng tình yêu chân thành, mãnh liệt. Ngân là mối tình đầu, cũng sẽ là mối tình duy nhất nên Sướng thề sẽ mang cả tính mạng mình thế chấp để đem lại hạnh phúc suốt đời cho Ngân. Ừ, thì nói thế cho có văn vẻ, cho giống kiểu người thành thị đắm đuối vì yêu chứ Sướng biết thế đếch nào là thế chấp tính mạng để bảo vệ hạnh phúc cho người mình yêu?
Sướng càng không hiểu thế chấp tính mạng đổi lấy cái gì để bảo vệ tình yêu? Sướng không biết. Thấy phim ảnh nói thế, thấy mấy thằng trẻ ranh ngoài xóm Chùa nói thế, nghe hay hay, thấy có vẻ chí lý, đung đúng, thế là Sướng thích, Sướng nhẩm thuộc, rồi Sướng bắt chước, Sướng thề với Ngân, vậy thôi.
Mà nàng Ngân cũng lạ, hôm ấy, bất chấp trời đang mưa rét, Sướng đã quỳ trước mặt nàng, dầm mưa hứng rét để đem tấm lòng yêu chân chất ra mà giãi bày, mà thề thốt. Chẳng phải để ghi điểm với Ngân mà chỉ muốn Ngân hiểu, Ngân tin tình yêu của Sướng là chân thành, là kiên định:
- Chị thề! Tiên sư bố đứa nào mà nói điêu! Chị sẽ yêu Ngân chung thủy đến hết đời! Nếu cần, chị sẵn sàng đem thế chấp tính mạng của chị để Ngân suốt đời được hạnh phúc!
Như thế, chẳng cảm động thì thôi, Ngân lại cười khanh khách khanh khách, lại còn phát vào mông Sướng rõ đau, rồi mắng:
- Nỡm ạ. Thề cá trê chui ống à? Vào nhà đi, ướt hết người rồi! Mà... sắp cưới vợ, sao cứ thích chị chị cô cô thế hả giời?
Sướng dậm chân. Sướng ngúng nguẩy:
- Người ta thích thế không được à?
Ngân lại cười, lại phát vào mông Sướng:
- Ừ thì chị, thì cô Sướng, thích chưa?
Sướng khì khì cười rồi chu mỏ ra đợi Ngân thưởng cho nụ hôn rõ kêu như mọi bận. Nhưng chờ, chờ mãi cũng chẳng thấy Ngân hôn. Sướng hụt hẫng. Sướng he hé mắt nhìn. Rồi Sướng phụng phịu, Sướng ấm ức:
- Người đâu mà ky bo...
Ngân lườm :
- Sặc mùi mắm tôm như thế, ai mà ngửi được.
Sướng ngẩn mặt ra một lúc, rồi khì khì cười:
- Ừ nhỉ. Vừa ăn thịt chó mắm tôm tối qua, sáng nay quên chưa súc miệng. Mẹ nó! Thế mà chị chẳng nhớ ra...
Đấy, tính Sướng hay quên như thế nên cũng nhờ thế mà thành hóa hay. Sướng chẳng biết giận dai ai. Bực lên, Sướng mắng, Sướng chửi. Sướng chửi thậm tệ, Sướng chửi như chan canh đổ mẻ người ta cho hả giận, cho bõ tức nhưng chửi xong là Sướng lại khì khì cười, Sướng quên phéng hết mọi chuyện. Sướng chẳng bận tâm. Sướng chẳng cần nhớ vì Sướng nghĩ nhớ làm gì những chuyện ấy, chỉ tổ thêm nặng đầu. Sướng chẳng dại.
Hôm nọ cũng thế, mấy thằng choai choai ngoài xóm Chùa, thấy Sướng đèo Ngân lên xã đăng ký kết hôn, chúng chạy theo, hò reo inh ỏi như nhìn thấy gánh xiếc lạ về làng. Chúng còn chỉ chỉ trỏ trỏ, rồi ngoác miệng ra cười ngặt nghẽo, có đứa còn ngứa mồm rống lên rõ to:
- Chúng mày ơi! Chắc cô Sướng lấy vợ để thử xem cảm giác có vợ thế nào! Chứ hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao!
Lộn ruột, Sướng chống xe đến rầm một cái. Mặc cho Ngân ngã chổng quay trên đường, Sướng chắp tay vào hông mà xỉa xói, mà chửi:
- Tiên sư bố nhà chúng mày. Bà yêu Ngân! Bà cưới Ngân thì ảnh hưởng gì tới cha ông họ hàng làng xóm chúng mày mà chúng mày rống lên là 2 con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao. Hả? Hả? Hả? Thằng nào, con nào vừa nói thì ra đây, nói lại trước mặt bà xem nào. Bà sẽ tát cho chúng mày răng đi một nơi, môi đi một chỗ để xem cái hình thù mặt mũi của chúng mày sẽ như thế nào?
Tưởng rằng sau vụ đó, Sướng sẽ giận lắm, sẽ cạch mặt mấy thằng trẻ ranh đó đến tận già, ấy thế mà lúc đăng ký kết hôn về, gặp tụi nó, Sướng còn đỗ xe lại, cười cười nói nói, khẩn khẩn khoản khoản với chúng, rất ư là chân thành:
- Cô bảo này. Hôm nào cô cưới vợ, đứa nào hát hay thì đến hát tặng vợ chồng cô mấy bài nhé!
Một thằng cỡ 15 tuổi, trêu:
- Nhìn cô xinh thế này, chắc phải lấy thêm vài cô vợ nữa.
Sướng khoái chí cười ngất, rồi cấu cấu vào tay thằng bé:
- Cô mà lấy vợ nữa thì cô Ngân cô ý xé xác cô ra à. Với lại, cả ông bà nhà cô nữa, sẽ không tha cho cô đâu. Thôi! Cô cưới được cô Ngân là may lắm rồi. Cô chẳng tư tưởng vợ nọ con kia đâu. Cái thằng này! Mày toàn xui dại cô! Hí hí hí...
Đấy! Sướng lại tít mắt cười khi được bọn trẻ khen đấy!
Thật chẳng có ai dễ quên như Sướng! Cũng chẳng có ai thật thà đến vô tâm như Sướng.
Thì cũng nhờ có tính tốt như thế mà Ngân mới yêu, mới bằng lòng về làm vợ Sướng. Ngân không mỏng mày hay hạt nhưng Ngân thùy mị, nết na. Ngân không sắc nước hương trời nhưng nét dịu dàng của Ngân đủ khiến trai làng phải thầm mơ trộm nhớ. Ngân được người. Ngân được nết. Cả làng, cả xã chưa thấy Ngân mặt nặng mày nhẹ, cãi cọ với ai. Cứ nhẹ nhàng với mọi người, cứ nhún nhường với mọi người như thể Ngân sinh ra là để chan hòa với mọi người vậy.
Nghĩ cũng buồn cười về chuyện tình yêu của Ngân với Sướng.
Chơi thân với nhau từ nhỏ. Cả 2 cùng thích chơi nhảy dây, chơi chắt chuyền, chơi ô ăn quan, chơi búp bê, chơi buôn hàng... Nhưng Sướng chơi bao giờ cũng giỏi hơn Ngân, thậm chí còn giỏi hơn cả đám con gái trong làng nên chưa bao giờ Ngân nghĩ Sướng là con trai cả. Trong suy nghĩ của Ngân, Sướng là một người chị tốt, người chị không giống chị em khác chỉ một điều duy nhất là khi đi tiểu, chị Sướng không bao giờ phải ngồi xổm.
Thì nghĩ như vậy nên Ngân mới chủ quan. Tối ấy, sinh hoạt chi đoàn về, trời lất phất mưa lại còn rét đậm, đường về nhà Sướng thì xa, sợ “chị” Sướng ngấm mưa ngấm rét sẽ khổ nên Ngân mới rủ “chị” Sướng ngủ lại. Ai ngờ, đêm ấy thành đêm định mệnh, thành đêm gạo nấu thành cơm, ván đóng thành thuyền.
Chẳng phải là Ngân “khôn ba năm dại một giờ” mà là Ngân không ngờ “chị” Sướng tưởng là thằng lại cái, tưởng là thằng vứt đi, chỉ giỏi mấy trò nhảy dây, chơi chắt chuyền, chơi búp bê, chơi buôn hàng... và giỏi hăng máu chửi lộn với đám đàn bà con gái,... ấy thế mà khi làm cái chuyện của thằng đàn ông thì lại thật đâu ra đấy, ra tấm ra đẫn, ra ngô ra khoai, ăn đứt khối thằng vẫn khoác loác tự nhận là giỏi về chuyện thầm kín của đấng mày râu!
Thôi, “chị” Sướng tuy có đành hanh một chút, có nữ tính một chút, có những sở thích hơi khác thường một chút nhưng bù lại “chị” ấy hiền lành, chịu thương chịu khó, lại tốt đường ăn nết ở và quan trọng, cái “công việc” đặc thù của thằng đàn ông thì “chị” ấy làm rất được, quá được. Nghĩ thế, Ngân bằng lòng đón nhận tình yêu của Sướng.
Ngân chỉ lo, gia đình và bạn bè có hiểu mà vun vào cho tình yêu của hai đứa hay lại bàn ra tán vào, lại tìm cách chia rẽ vì thằng Sướng “pha gái” nặng như thế thì làm sao mà làm chồng được? Ngân cũng sợ mẹ buồn, mẹ khóc vì mẹ không tin “cô” Sướng sẽ đem lại hạnh phúc cho Ngân. Chẳng lẽ lúc bấy giờ, Ngân phải huỵch toẹt ra cái đêm định mệnh, cái đêm Sướng ngấu nghiến biến Ngân thành đàn bà? Cái đêm Sướng cho Ngân được thỏa thuê trong hạnh phúc! Cái đêm Sướng khẳng định tính đực “chuẩn men” không thể bác bỏ!
Thôi! Không nói đến tâm trạng của Ngân về đêm đó nữa vì đó là chuyện tế nhị, chuyện thầm kín của Ngân và Sướng, hãy để chuyện đó nằm trang trọng trong ký ức đẹp về thiên tình sử của Ngân và Sướng. Còn rất nhiều chuyện để nói, đâu nhất thiết phải lôi chuyện “thâm cung bí sử” ra cho rôm rả, nhất là chuyện lại đang kể về “cô” Sướng, nhân vật chính, người đã nhiều năm độc chiếm danh hiệu đệ nhất thiên hạ chửi của làng Đỗ Hạ.
Vâng. Thì trở lại chuyện của “cô” Sướng chứ chẳng lẽ cứ tiếp chuyện của Ngân!
*
* *
Hôm ấy, sau cái lần thề thốt tình yêu với Ngân, Sướng bỗng nhớ “Kiên ái” quay quắt. Tuy khác làng nhưng cùng xã, lại hợp tính hợp nết nên Sướng và “Kiên ái” chơi với nhau thân lắm. Cũng lâu rồi, dễ đến hơn tháng, hai “chị em” cũng chưa gặp mặt. Không biết dạo này “dì” ấy thế nào? Có chịu khó ăn uống hay vẫn lười ăn để người cứ dài ngoẵng? Thấy bảo, bố “dì” ấy đang bắt “dì” ấy lấy vợ. Không biết lần này “dì” ấy có nghe hay lại giãy đanh đách như mọi bận? Khổ thân “dì” ấy, cũng đẹp người, hát hay, lại hiền lành, chịu khó, và cũng được nhiều gái xinh thích lắm, vậy mà cứ dửng dưng chuyện yêu đương trai gái, cứ
khó chịu ra mặt khi có người nhắc đến chuyện lấy vợ. Hôm nay, nhất định sẽ lựa lời, động viên “dì” ấy lấy vợ sớm đi chứ cứ mãi thế này thì vài năm nữa, khi ngấp nghé tuổi 30 sẽ khó lấy vợ lắm.
Vừa vào nhà, chưa kịp chào hỏi mọi người, Sướng đã bị cụ Vân, bố “dì” Kiên, lườm cái rõ sâu, rồi chửi đổng:
- Tiên sư bố cái lũ dở ông dở bà! Thấy mặt là muốn đập cho chết. Lúc nào cũng quấn nhau như mấy con chó cái! Mẹ nó! Bực!
Định cự lại nhưng chợt gặp ánh mắt của Kiên lạ lắm nên Sướng cười cười:
- Bố cứ quá lời. Tháng sau con cưới vợ, sẽ chẳng mấy khi sang đây chơi nữa đâu.
Cụ Vân bĩu môi:
- Vâng! Tháng sau “chị” lấy vợ! Gớm! Nghe cứ như chuyện hài của thế kỷ! Tôi chả dám tin đâu! Mà này “chị” Sướng. Tôi hỏi thật “chị” nhé. Con dở hơi nào nó lại nhận lời lấy “chị” đấy? Thế nó không biết “chị” bị đồng cô, “chị” bị pha gái à? Tôi lại hỏi thật “chị” nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao?
Nghe câu “Tôi lại hỏi thật chị nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao?” mặt Sướng tái lại rồi thoắt cái phừng phừng sát khí. Sướng chống hai tay vào hông. Sướng dậm chân đến huỵch một cái rồi kéo dài giọng:
- Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao? Này! Con nói thật với bố. Đừng tưởng con này trông như pha gái mà nghĩ con này là phận liễu yếu đào tơ, không phải là thằng đàn ông. Đây nói cho bố biết. Đây chưa bao giờ ngồi xổm như mấy con đàn bà! Chưa bao giờ! Bố hiểu chửa! Mà con nói thật nhé. Chắc gì bố đã là đàn ông mà bố bĩu môi, dè bỉu, coi khinh con này như thế.
Thấy sắc mặt tím tái rồi thoắt cái đỏ bừng của Sướng, cụ Vân chột dạ: - “Mẹ nó! Chạm phải vía “con dở ông dở thằng” này rồi. Nó mà nổi cơn đồng bóng thì mình dại mặt.”. Cụ lùi người, lùi người để tránh cơn giận của Sướng, không ngờ cụ trượt chân ngã oạch một cái. Nhìn bộ dạng luống cuống của cụ, Sướng phì cười, bĩu môi:
- Gớm! Đàn ông chưa? Ối dào! Đàn ông như bố, đây cũng dí thèm!
Kiên chạy lại đỡ cụ Vân, làu bàu:
- Bố cứ trêu chị ấy làm gì. Chị ấy thế thôi chứ có pha gái pha ghiếc gì đâu...
Cụ Vân bĩu môi, dài giọng:
- Chị ấy thế thôi chứ có pha gái pha ghiếc gì đâu.... Gớm! Điệu bộ, cử chỉ rặt con đàn bà thế kia mà bảo không pha gái! Tôi xin chị! Mấy chị không pha gái thì pha trai chắc?
“Lộn ruột! Thích trêu “gái” này à? Đúng là điếc không sợ súng! “Đây” nể là bậc phụ huynh nên “đây” mới cố nhịn nhưng lại không biết điều, cứ quá đà như thế thì đừng trách “đây” là người quá đáng”. Nghĩ vậy, Sướng sấn sổ đến trước mặt cụ Vân, chống một tay vào hông, định ca bài ca “đây đếch phải là con gái” thì Kiên vội kéo tuột Sướng vào buồng.
Thở phào vì thoát được cơn giận dữ của Sướng nhưng cụ Vân vẫn cố đế theo:
- Mẹ bố chúng mày chứ! Không biết nhục! Lại còn lôi nhau vào đấy làm cái trò gì nữa? Chẳng lẽ ông lại vào đánh tuốt xác ra bây giờ...
*
* *
Ngồi trong buồng, cứ nắm tay Sướng mãi, rất lâu, Kiên mới buồn buồn, hỏi:
- Thấy bảo “chị” sắp cưới Ngân làm vợ... Này, thế lấy người ta về, liệu có... làm được không mà cưới? Rồi khổ mình, khổ người ta, tội lắm.
Sướng hô hố cười, :
- “Dì” cứ lo vớ lo vẩn. Sao “chị” lại không làm được? Ngân cứ tấm tắc khen “chị” suốt đấy. Ngân bảo, gì có thể chê chứ việc ấy thì Ngân nể “chị” nhất. Ngân yêu “chị” cũng vì việc ấy đấy.
Kiên tròn mắt:
- Thật á? “Chị” làm chuyện ấy được Ngân khen á? Eo ơi “chị” giỏi thế! Ước gì em được như “chị”, em cũng lấy vợ rồi sinh con đẻ cái chứ cứ thế này thì đời em sẽ ra sao?
Sướng nhìn Kiên định nói điều gì đó nhưng lại thôi. Mắt nhìn ra cửa, có vẻ chần chừ, đắn đo lắm... Một lúc, cũng khá là lâu, chừng như ngẫm nghĩ đã kỹ, Sướng mới dè dặt:
- Này “chị” bảo, Ngân có đứa em gái, tên Nga, cũng xinh đáo để, hôm nào “chị” sắp xếp thời gian giới thiệu cho “dì” làm quen nhé.
Kiên nhìn Sướng, rồi nhìn ra cửa, thờ ơ:
- Gặp để làm gì? Sao phải gặp mặt cơ chứ? “Chị” biết rõ người ta rồi mà...
Sướng rất thật:
- Ơ hay... Gặp để xem mặt, làm quen... Ưng thì cưới nhau. Lấy vợ đi chứ, cũng gần ba mươi tuổi rồi, còn trẻ trung nữa đâu mà “dì” thích bày đặt kén chọn làm gì...
Kiên nhìn Sướng, thở dài:
- “Chị” biết rõ người ta là người thế nào rồi mà còn nói thế. “Chị” chỉ giỏi làm người khác đau lòng thôi. “Chị” độc ác lắm...
Nói xong, Kiên ngồi thừ ra, buồn lắm. Hình như mắt Kiên rưng rưng lệ...
Thấy vậy, Sướng cuống quýt:
- “Chị” xin. “Chị” xin lỗi. “Chị” vô tâm quá. “Dì” biết tính “chị” rồi, chấp làm gì cho mất tình “chị em” vun đắp bao năm...
Sướng ôm Kiên vào lòng, xoa lưng, xoa đầu, tình cảm lắm. Kiên được thể, nắm tay Sướng, đăm đắm nhìn thẳng vào mắt Sướng, nũng nịu:
- Nhớ. Sướng đừng lấy vợ nữa nhớ. Sướng mà lấy vợ là em xuống tóc đi tu đấy.
Sướng rụt tay lại, trợn mắt:
- “Dì” đừng làm thế. “Chị” có phải đồng cô đâu mà yêu “dì”. Gớm, xinh như “dì” thì lo gì chẳng kiếm được vài thằng mà yêu chứ. Thôi “chị” về đây, kẻo Ngân hiểu lầm “chị” với “dì” yêu nhau thì “chị” mất vợ.
Nói xong, Sướng nguây nguẩy đi về. Kiên nhìn theo, đau đớn:
- Sướng ơi! Sướng lấy vợ em sẽ đi tu đấy! Em thề... Sướng ơi...
*
* *
Vâng. Mọi người đang ngả lợn để chuẩn bị làm đám hỏi cho “cô” Sướng. Đông lắm. Vui lắm. Thì đã nói từ ban đầu rồi. “Cô” Sướng năm nay cũng hăm mấy tuổi, tính khí lại khác người, chẳng ra đàn ông cũng chẳng ra đàn bà, cứ nửa nọ nửa kia như thế, không lo cưới vợ để vài năm nữa có mà hâm nặng.
Giờ còn trẻ, tính khí đã ẩm ương, khác người, thích xưng cô, xưng chị, thích được khen, được mắng là “con đĩ Sướng này xinh phết”, vài năm nữa, nếu còn độc thân, không biết lúc đấy “cô” sẽ hâm đến mức nào? Chẳng biết “cô” bị đồng cô có “nặng” lắm không nhưng tính khí của “cô” nửa gà nửa vịt như thế mà có người đồng ý lấy “cô” làm chồng là may lắm rồi, phúc đức lắm rồi. Ở làng này, xã này, khối trai tráng đáng mặt đàn ông mà ế xưng ế xỉa, đêm nằm cứ thở dài thườn thượt vì mãi không lấy được vợ. Còn “cô”, õng à õng ẹo, nửa nạc nửa mỡ như thế mà cưới được cô vợ nết na, xinh đẹp nhất nhì làng xã. Như thế, mọi người (gia đình, họ hàng của “cô” Sướng) không vui sao được?!
Vâng. Mọi người chuyện trò rôm rả lắm. Mà người vui nhất là cụ Bống. Cụ đi đi lại lại, cười cười, nói nói, chào hỏi mọi người, niềm nở lắm. Ai cũng mừng cho cụ: - Ôi cái thằng “cô” Sướng! Yểu điệu thục nữ đến thế mà cũng cưới được vợ! Mà vợ nó lại ngoan, lại xinh, lại chịu khó lam làm nhất nhì làng xã! Đúng là “mèo mù vớ phải cá rán, buồn ngủ gặp được chiếu manh”. Khiếp! Cái “bà cô” Sướng này sao mà tốt số, may mắn thế. Nhà cụ thật là có phúc!
Cụ Bống cứ liên tục vuốt râu cười cười, cám ơn mọi người, vẻ mặt hoan hỉ lắm: - Vâng! Cám ơn các ông, các bà! Cũng may cháu nhà tôi nó vẫn còn là đàn ông, chưa chuyển hẳn sang là đàn bà nên mới cưới được vợ. Vâng. Vâng... Mời các ông, các bà vào nhà ăn trầu, xơi nước mừng với vợ chồng tôi và mừng cho cháu...
Cụ vội lừ mắt thằng cháu trưởng khi nghe nó tếu táo:
- Này. Mọi người ơi! Không biết đêm tân hôn thì chú rể làm gì cô dâu nhỉ? Chắc dễ lôi chắt chuyền ra gạ cô dâu chơi thâu đêm lắm? Hay lại rủ cô dâu chơi nhảy dây ăn tiền đến sáng? Mà mọi người ạ, cháu thấy lạ lạ làm sao...
Cô Ngân xinh như thế, ngoan như thế, bao nhiều trai làng tấn công không đổ lại đổ luôn cái ông Sướng chín phần gái nửa dại phần đàn ông nhà cháu là sao ạ? Cưới vợ về có làm được cái khoản kia không mà cưới? Hay qua mấy ngày thử làm chồng không được lại hăng tiết vịt, gạ cô Ngân chửi nhau, chán lại lôi nhau ra tòa? Thế thì tốn tiền của ông bà cháu mà còn làm trò cười cho thiên hạ. Vụ này cháu thấy có vẻ không được ổn.
Quay sang cụ Bống, thằng cháu nhăn mũi:
- Hay thôi cưới vợ cho “cô”, ông ạ. Cháu sợ vụ cưới xin này thành trò hề cho làng xóm chê cười nhà mình...
Cụ Bống cốc đầu thằng cháu rõ đau, rồi chửi:
- Mẹ bố họ ngoại nhà mày! Có im ngay cho ông nhờ không? Thím Ngân phải hiểu rõ chú Sướng mày thì mới gật đầu về làm vợ chứ? Luyên thuyên ông đánh cho sưng mông đấy.
Thằng cháu tròn mắt nhìn ông:
- Ô thế ông chưa biết chuyện hôm nọ “cô” nhà mình sang “tằng tịu” với “cô Kiên”, làm sập giường nhà “cô Kiên”, bị ông Vân vác gậy đuổi đánh phải bỏ chạy thục mạng à?
Cụ Bống ngớ người, hỏi nhỏ thằng cháu:
- Con nghe ai nói? Có đúng vậy không? Mà con be bé cái mồm thôi. Chuyện này mà đến tai bên nhà thì hỏng hết, hỏng hết con ạ.
Thằng cháu toe toét cười:
- Ông làm gì phải bí mật thế ạ? Chắc chỉ còn ông với bà hoặc thêm vài người nữa là chưa biết chuyện đó thôi. Người ta đồn ầm lên là “cô” nhà mình với “cô Kiên” còn thề nguyện nếu không sống được với nhau thì cả hai sẽ cùng cắt tóc đi tu đấy.... Đã thế thì “cô” nhà mình còn cưới cô Ngân về làm gì nhỉ? Chả lẽ “cô” nhà mình cưới cô Ngân để thử xem làm đàn ông có được không à?
Cụ Bống thần người ra. Một lúc, như chợt nhớ ra chuyện gì, cụ nói nhỏ với thằng cháu:
- Ừ. Ông nhớ ra rồi. Mấy tuần trước, “cô” con “làu bàu” suốt mấy đêm về “lão già mất nết” nào đó. Thì ra là “cô” con cạnh khóe ông cụ Vân. Bây giờ biết tính sao hả con? Làm thế nào cho phải đây?
Cụ đi đi lại lại, vẻ lo lắng lắm.
Thằng cháu thấy ông như vậy, sốt ruột:
- “Cô” đi mời vẫn chưa về hả ông? Hay con đi tìm “cô” về để ông hỏi cho ra nhẽ? Con cũng thấy lo lo ông ạ...
Vừa lúc đấy, Sướng cũng đi mời khách về đến nhà. Cụ Bống kéo Sướng vào, hỏi dồn:
- Thầy hỏi, con phải trả lời thật nhé. Con có yêu cái Ngân không? Con có làm chuyện đàn ông với đàn bà được không? Còn chuyện con với thằng Kiên “ái” nhà ông Vân thế nào? Thầy nghe thằng cháu đích tôn nói con với thằng Kiên “ái” yêu nhau, thề thốt nếu không được sống cùng nhau sẽ cắt tóc đi tu. Đã thế, còn bày đặt chuyện lấy vợ làm gì hả con?
Sướng đỏ mặt. Phần vì ngượng, phần vì tức, Sướng sấn sổ vào mặt thằng cháu, rõ ngoa:
- Tiên sư họ ngoại nhà mày! Đàn ông gì mà buôn chuyện còn hơn mấy con đàn bà buôn cà buôn cá thế hả? Không phải mày là thằng cháu đích tôn thì “bà” tế cho ông bà ông vải bên ngoại nhà mày phải bắt mẹ mày khấu đầu xin “bà” tha thứ. Mày đã tận mắt thấy “bà” “ăn nằm” với thằng đàn ông nào chưa mà bảo “bà” là ái am ái nữ, là rửng mỡ, thèm trai? Mày nghe những đứa thối mồm thối miệng vu oan cho “bà” phải lòng Kiên “ái”, thề nguyền thế này thế kia với Kiên “ái”... Mày là cháu “bà”, không bảo vệ danh tiết của “bà” lại đồng lõa với lũ trâu lũ chó vu oan cho “bà” là sao?... Thằng khốn nạn! Thằng mặt người dạ chó! Thằng cháu có cũng như không...
Thấy Sướng mồm năm miệng mười “xỉa xói” thằng cháu trưởng, cụ Bống tím mặt, giang tay tát “bốp” một cái rõ đau, rồi chỉ vào mặt Sướng:
- “Chị” có im ngay không! Nó là cháu “chị” mà “chị” chửi nó như chửi quân thù quân hằn là sao? Nó lo cho “chị” mới nói cho tôi biết. “Chị” lại già mồm, chửi bậy chửi bạ. Chẳng có lẽ, tôi đánh tuốt xác “chị” bây giờ.
Nhăn mặt vì đau, Sướng ấm ức:
- Thầy chỉ bênh nó thôi. Thầy thử đặt cương vị là con mà bị vu oan giáng họa như thế thì thầy có bực không? Con là “cô” của nó...
Cụ Bống sẵng giọng:
- “Chị” là cô của nó hay là chú của nó?
Sướng lí nhí:
- Dạ! Con là chú của nó ạ.
- Là đàn ông sao lại yêu Kiên “ái”? Sao lại thề thốt nếu không được sống cùng Kiên “ái” sẽ cắt tóc đi tu? Nói! Nói ngay!
Sướng hậm hực liếc xéo thằng cháu, định ca bài ca “tiên sư họ ngoại nhà mày” thì bị cụ Bống vả bốp cái vào miệng, cảnh cáo:
- Lại định già mồm chửi thằng cháu đích tôn của tôi à? Đàn ông gì mà ngoa ngoắt thế? Nói rõ cho tôi nghe chuyện “chị” với “chị” Kiên “ái” yêu nhau để tôi còn liệu.
Sướng định nói rõ mối quan hệ với Kiên “ái” nhưng sợ nói ra thì “dì Kiên” sẽ không lấy được vợ, sẽ khổ “dì” ấy nên Sướng lặng im.
Thấy Sướng cúi mặt, không nói gì, cụ Bống chép miệng, thở dài:
- Thế mà “chị” còn già mồm chửi thằng đích tôn của tôi là buôn chuyện. Thôi, không cưới xin gì nữa. Để tôi ra thưa chuyện với bên nhà, nói rõ “chị” là đàn bà để xin hủy hôn.
Sướng cuống lên:
- Thầy! Thầy đừng làm thế. Con yêu Ngân thật mà. Con là đàn ông thật mà! Con thề! Tiên sư bố đứa nào mà con nói điêu!
Vừa lúc đấy, Ngân bước vào. Như chết đuối vớ được cọc, Sướng vội kéo Ngân vào cuộc:
- Ngân! Ngân nói cho thầy “chị” biết đi. Thầy “chị” không tin “chị” là đàn ông. Thầy “chị” bảo sẽ ra nhà xin hủy hôn vì “chị” là đàn bà.
Ngân phì cười, mắng Sướng:
- Nỡm ạ. Cứ “chị chị Ngân Ngân” như thế thì làm gì mà thầy chả nghĩ “chị” là đàn bà con gái. Xưng anh cho quen đi, rồi sau này còn xưng bố với con, chẳng lẽ lại xưng với con là mẹ?
Sướng bấu bấu tay Ngân, đỏ mặt:
- Ừ. Người ta sẽ sửa. Nhưng quen thế rồi. Khó sửa lắm.
Cụ Bống nhìn Ngân, nhẹ giọng:
- Ngân này. Con đẹp người đẹp nết lấy đâu chả được thằng chồng tử tế sao lại chọn thằng Sướng nhà bác làm chồng? Lấy nhau về, không có con cái thì sao được hả con? Rồi sẽ khổ cả đời, con ạ. Nghe bác, hủy đám cưới với thằng Sướng nhà bác đi.
Ngân đỏ mặt, nhìn thật nhanh xuống bụng, rồi nhỏ nhẹ:
- Dạ! Con nghe lời thầy nhưng còn cháu nội của thầy thì sao ạ?
Thằng cháu tròn mắt nhìn Ngân, lắp bắp:
- Cô... Cô nói sao ạ? Cô với “cô” Sướng nhà cháu có em bé rồi ạ?
Không đợi Ngân gật đầu xác nhận. Thằng cháu ôm Sướng quay mấy vòng, hét toáng lên:
- Ôi chú Sướng pha gái giỏi quá! Giỏi quá!
Sướng tít mắt cười, đấm đấm lưng thằng cháu, chửi mát:
- Tiên sư họ ngoại nhà mày! Sao không bảo “cô” là ái nữa đi.
Cụ Bống khà khà cười, hết nhìn con, rồi lại nhìn cháu. Cụ vui lắm. Cụ gọi với vào buổng:
- U nó ơi! Thằng Sướng nhà mình là đàn ông, đàn ông thật, u nó ạ.
Rồi Cụ xăng xái ra đốc thúc mọi người lo việc cỗ bàn, tiếp khách. Cụ đi đi lại lại. Cụ nói nói cười cười. Trông Cụ thật hạnh phúc!
Làng Đá, mùa hè năm 2015
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Subscribe to:
Posts (Atom)
Sunday, December 10, 2017
THƠ TRẦN HOÀI THƯ
Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư
Nguyễn Mạnh An Dân (Danlambao) - Sinh ở Đà Lạt, chạy loạn về Nha Trang, học ở Cô Nhi Viện Hòn Chồng, 11 tuổi về Thừa Thiên, đi học ở Huế, ở Sài Gòn, đi dạy ở Tam Kỳ, đi lính ở Thủ Đức, đi trận ở Bình Định. “Lý lịch” trông có vẻ giang hồ lãng tử; tuy nhiên thời chinh chiến của thế hệ thanh niên ra đời trên dưới thập niên 1940, an bình suôn sẻ mới là lạ, giang hồ lãng tử là nghề của chàng, có bất thường chăng là lính tráng cái gì, lại là lính thám kích sinh tử, với một chàng trai cân nặng không quá 40 ký lô lại kè kè đôi kính cận dày gần 8 độ. Chuyện có vẻ như đùa mà có thật, người có vẻ như hư cấu mà có máu có tim, biết cười biết khóc. Tên người lính trận lãng tử đó là Trần Hoài Thư.
Có thể có nhiều ông lớn thắt cà vạt, ngồi xa lông, có thể có nhiều chàng
trai bận đồ trắng thể thao xách vợt tennis kiểu công tử thành phố sẽ
cau mày khó chịu hay cười khẩy chế nhạo khi nhìn thấy một người lính râu
tóc xồm xoàm, ao quần hành quân lấm lem bê bết, lầm lì ngồi ở cà phê
Dung, la cà lui tới nhưng căn phòng “khả nghi” nơi phòng ngủ Thuận An,
Chí Thành hay mặt mày đỏ gay cười nói bạt mạng ở câu lạc bộ Gió Khơi, ở
quán Hạ Trắng, Lệ Đá.
Có một chút phá phách ngang tàn, có một chút ngạo đời khinh bạc, có một chút ba gai, có một chút - cũng có thể có rất nhiều - u uẩn. Xin lỗi quí vị, xin hãy tự hỏi lại chính mình và đừng vội phê phán. Người lính đáng trách hay đáng yêu trong những giây phút bốc đồng ngắn ngủi giữa những lần hiếm hoi về phố sau những tháng ngày gối đá nằm sương, vào sinh ra tử.
Người lính yêu đời, yêu người; người lính cũng hận đời, hận người và sòng phẳng sống thật với lòng mình, không làm dáng đóng trò, không tô son vẽ phấn, chuyện tự nhiên nhưng hiểu theo một cách nào đó cũng có thể là một chuyện dài, chuyện lớn tôi không định nói và có lẽ cũng không đủ chữ nghĩa để nói về những người lính hào hùng nhưng bất hạnh, anh dũng mà oan khiên của chúng ta.
Bài viết nhỏ này đơn giản chỉ là những lan mang bất chợt khi tình cờ đọc lại tập thơ với lời đề tặng “những trang thơ đầy ngập Bình Định của tôi” của Trần Hoài Thư, coi như một lời cảm ơn muộn màng của một người Bình Định dành cho một người lính không sinh ra ở đây nhưng đã từng sẵn sàng dùng máu của mình để bảo vệ vùng đất khổ dân nghèo này.
Có một chút phá phách ngang tàn, có một chút ngạo đời khinh bạc, có một chút ba gai, có một chút - cũng có thể có rất nhiều - u uẩn. Xin lỗi quí vị, xin hãy tự hỏi lại chính mình và đừng vội phê phán. Người lính đáng trách hay đáng yêu trong những giây phút bốc đồng ngắn ngủi giữa những lần hiếm hoi về phố sau những tháng ngày gối đá nằm sương, vào sinh ra tử.
Người lính yêu đời, yêu người; người lính cũng hận đời, hận người và sòng phẳng sống thật với lòng mình, không làm dáng đóng trò, không tô son vẽ phấn, chuyện tự nhiên nhưng hiểu theo một cách nào đó cũng có thể là một chuyện dài, chuyện lớn tôi không định nói và có lẽ cũng không đủ chữ nghĩa để nói về những người lính hào hùng nhưng bất hạnh, anh dũng mà oan khiên của chúng ta.
Bài viết nhỏ này đơn giản chỉ là những lan mang bất chợt khi tình cờ đọc lại tập thơ với lời đề tặng “những trang thơ đầy ngập Bình Định của tôi” của Trần Hoài Thư, coi như một lời cảm ơn muộn màng của một người Bình Định dành cho một người lính không sinh ra ở đây nhưng đã từng sẵn sàng dùng máu của mình để bảo vệ vùng đất khổ dân nghèo này.
Máu, đúng - máu người, màu đỏ, vị mặn. Máu
của người lính Trần Hoài Thư đã đổ ra ngay những giờ phút thiêng liêng
của ngày đầu năm Tết Mậu Thân tại cây xăng Ông Tề, khu Năm, cửa ngõ của
thành phố khi cùng đơn vị “xuống núi” từ một doanh trại nghèo của Đại
Đội 405 thám kích trên đồi Tháp Bánh Ít, băng đêm về giải cứu Qui Nhơn:
…Tôi bỏ em về miền duyên hải
Ngày đầu năm lửa cháy Qui Nhơn
Bộ đồ vàng trung đội ngụy trang
Gian khổ lắm chiếm từng con phố
Nhớ thằng truyền tin bò qua con lộ
Cõng tôi về băng bó vết thương
Nhớ vô cùng cô gái không quen
Quên cả sợ, mang giùm tôi ly nước
Tôi đã uống vào cơn đau khát
Cả tình yêu chan chứa Qui Nhơn
…
(Sợi tóc nhớ nhung)
Tình yêu Trần Hoài Thư dành cho Bình Định không chỉ là Qui Nhơn, nơi có
những mái tóc dài ở trường Sư phạm, nơi có những cô hàng cà phê môi mắt
biết cười, nơi có ngôi nhà ở khu Sáu rộn ràng bằng hữu, người lính Trần
Hoài Thư trải đời mình trên từng tấc đất quê hương:
Bồng Sơn mùa nước dâng sông Lại
Ngày sủng loan trên những mảnh dừa
Mặt trận đổ theo bìa Đệ Đức
Nghe cận kề lửa hướng Tam Quan
Bồng Sơn mây ám toàn tin dữ
Chiều chưa buông, quận đóng năm giờ
Giặc chiếm cận sơn người chạy loạn
Còn bên cầu, trơ trọi cây đa
…
Cây đa. Ngàn rễ đâm lòng đất
Như tấm lòng người với Bồng Sơn
Đa bám làng, tôi đi bám đất.
Đất với làng, thương quá quê hương.
(Cây đa bên cầu)
Thương quá quê hương. Mùa hè đỏ lửa 72, Bồng Sơn, mặt trận bắc Bình
Định, rất nhiều người đã đến đây và đã “bám đất”, đã nằm lại nơi này,
chỗ bờ bắc giòng sông Lại Giang, nơi có cây đa trong “Đêm Trăng” yên
bình của Võ Phiến đã là một bãi chiến trường, là nơi mà một người lính,
về sau thành một trong những “bức chân dung trên công viên buồn” ở công
trường Quách Thị Trang: Hoàng Lê Cương đã nằm xuống để tạ tình với Bồng
Sơn, để trả cái giá danh dự của một người lính đúng nghĩa cho tổ quốc.
Trần Hoài Thư cũng đã đến đây, đã quặn lòng nhìn những hàng dừa cụt
ngọn, đã tê tái khi thấy những cô em hốt hoảng lìa xa trường lớp hối
hả tản cư, đã đứt ruột nhìn giọt lệ buồn trên mắt người mẹ thời chiến
Hôm qua tôi dừng chợ Bồng Sơn
Mẹ thằng bạn ôm tôi mà khóc
Tôi nói làm sao qua dòng nước mắt
Thị trấn này vừa mất thằng con
Tôi quá buồn ra đứng bờ sông
Sông Lại Giang ráng chiều đỏ sậm
Nhớ nó ngã nhào trên bờ đá xám
Thấy cả ngọn đồi những xác Bắc Nam…
Bồng Sơn buồn, cả đất nước buồn, ai có trái tim cũng buồn nhưng với
người lính thì dường như không phải đôi lúc mà là thường xuyên phải dằn
lòng lại, phải cố dấu đi những nỗi buồn riêng vì những tiếng gọi chung.
Tiếng gọi có thể không lớn lao, lộng ngữ kiểu vì nước vì dân gì hết mà
tiếng gọi chỉ đơn giản từ ánh mắt trông chờ của những bác dân quê, từ
giọng reo vui của một bầy em nhỏ, từ ánh nhìn trao gởi không lời của một
bóng hồng thôn dã, từ những gắn bó sống còn với những thằng em nhỏ
nhoi, tội nghiệp trong cùng đơn vị. Người lính phải đi tới, giá nào cũng
phải đi tới cho dẫu mỗi lần đi có thể là lần cuối cùng.
Xe đổ đoàn quân ngoài chợ Huyện
Hàng ngang quân lội ruộng băng đồng
Tuy Phước, Tuy Phước, đêm tiếp viện
Ta đã về, về lại quê em
Ta đã về, lửa đạn, xẹt ngang
Cây rào cản, vấp đau bầm ống quyển
Đại bàng ơi, xin đừng kêu pháo yểm
Tôi có người yêu, cô giáo trường làng
…
(Đêm tiếp cứu quận Tuy Phước)
Kỳ Sơn đồi trọc chim không đậu
Đại đội đi, một nửa không về
Lớp lớp người nhào lên, ngã gục
Đạn sủi bờ sủi đá, u mê
Kỳ Sơn cao độ hai trăm thước
Đêm hoảng kinh, đỏ huyết vần trăng
….
Kỳ Sơn ơi, Kỳ Sơn Kỳ Sơn
Người chưa về tóc mẹ bạc như sương
Ngày sau ai nhớ cho dòng lệ
Kỳ Sơn ơi, Kỳ Sơn Kỳ Sơn
(Kỳ Sơn)
“Đại đội đi một nửa không về”… Sợ không? - Sợ. Ớn không? - Ớn lắm.
Đừng nói dóc, đừng làm anh hùng rơm. Người lính Trần Hoài Thư đã sống
rất thật, rất người, biết sợ và cũng biết vượt qua nỗi sợ hãi vì những
gì to tát hơn, ý nghĩa hơn:
Thì ta ra trận, ta ra trận
Trăm lần thì cũng chuyện rong chơi
Vẫn chuyến bốc quân vào buổi sớm
Vẫn chuyến trở về không buồn vui.
…
Thằng Mỹ lái tàu chơi mất dạy
Hai càng chưa hạ đã bay cao
Ta nhìn xuống thấp, run không nhảy
Mày đạp ông, ông phải té nhào.
…
Lính cũ chỉ đường ta đánh trận
Quân bò, ta lại chạy khơi khơi
Phen này còn sống về thăm phố
Ghé lại em nuôi. Thưởng cuộc đời
(Nhảy trực thăng ở Phước Lý)
Như vậy đó, người lính ốm, cận thị Trần Hoài Thư “Ráng giữ ống chân cho
khỏi gãy. Ráng ôm khẩu súng như tình nhân. Cầu cho cặp kính dày không
vỡ. Nhớ cột dây thun cho chắc ăn” để làm “ông Thầy” cùng “em út” trong
Trung đội - chức vụ nhỏ nhất, trách nhiệm nặng nề nhất và cũng dễ chết
nhất trong một đơn vị bộ binh tác chiến- lao tới:
Băng đồng, băng đồng, đêm hành quân
Người đi ngoi ngóp, nước mênh mông
Về đây Bình Định ma thiên lãnh,
Mỗi địa danh rờn rợn oan hồn
….
Mưa lạnh thèm tu hơi rượu đế
Để quên tim nhảy nhịp lo âu
Giơ tay vuốt mặt lau tròng kính
Giờ G, giờ G sao quá lâu.
….
Trung đội ta những thằng giữ đất
Từ Qui Nhơn, Phù Cát, Phù Ly
Ra Tam Quan qua rừng An Lão
Từ Kỳ Sơn, Phước Lý, An Khê
Đồng đội ta những người đã chết
Những Vọng, Nga, Nai, Bình Lò Heo
Những Chấn, Hảo, Sơn, Tài Xóc Dĩa
Đàn diều hâu thảm thiết khóc òa
(Trung Đội).
Người lính miền Nam oằn vai vì nhiệm vu, ứa lệ cho đồng đội, ứa lệ vì
đồng bào, vì mẹ già, vì em thơ, ứa lệ cho thận phận bi uất của chính
mình nhưng sẵn sàng chia xẻ với tổ quốc những tai ương, chung chịu với
với quê hương mọi bất hạnh với một cõi lòng tràn ngập hào khí, một trái
tim vượt thoáng, chất ngất thương yêu, không thù hận:
Ta trở về giáp mặt chiến tranh
Đồi cháy lửa mặt trời nhuộm đỏ
Thau rượu đế mừng ta thằng lính sữa
Dzô ông thầy! hữu sự có thằng em
….
Ta lính miền Nam hề, gốc nho phong
Không chiến tranh cũng thành đốc tờ đốc tiếc
Thời thế đẩy đưa ta thành lính chiến
Mang nỗi buồn như rừng lá khai quang.
….
Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng
Ta cũng lênh đênh cùng mạt kiếp
Ta trèo lên hỏi cây rừng có biết
Có một nơi nào hơn ở Việt nam
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam?
(Ta lính miền Nam)
...Cô hàng ơi cho tôi một ly không
Tôi rót mời một người lính Bắc
Hắn nằm banh thây dưới hầm bí mật
Trên người vẫn còn sót lại bài thơ
Trên đồi cao, mây vẫn xanh lơ
Có con bướm vàng dịu dàng dưới nắng
Tôi với hắn, đâu có gì thống hận
Bài thơ nào cũng viết để yêu em…
(Một ngày không hành quân)
Người lính, người thơ Trần Hoài Thư đã buồn, đã vui, đã cười, đã khóc,
đã muộn phiền tiêu phí, đã kiêu hãnh hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho
Qui nhơn, Bình Định. Hàng hàng lớp những Nguyễn Văn X, Trần Đình Y, Lê
Văn Z cũng đã sống một thời như thế ở Phong Điền, Cam Lộ, ở Tân Cảnh,
Kom Tum, ở Bình Long, Hậu Nghĩa, ở Chương Thiên, U Minh. Thời chiến,
buổi nhiễu nhương, trai thời loạn. Có lẽ tất cả đều kiêu hãnh ngẩn cao
đầu không hối tiếc về một thời đã qua nhưng chắc chắn sẽ ngậm ngùi khi
nhớ lại:
Những thằng bạn buổi hôm nào áo trận
Thoát giờ đây: tóc đã điểm hoa râm
Khi gặp lại từ phương này quả đất
Chợt nhìn lên: giờ vầng trán đã nhăn.
Trong đôi mắt mỏi mê cùng cơm áo
Có chút gì phản phất của quê hương
Mây Đèo Cả như hôm nào dừng lại
Chiều Pleiku như buổi nọ mù sương
Thấy như thể trời Bồng Sơn mưa đổ
Chiều cuối năm quân chuyển xuống Đèo Nhong
Đường xe lửa ai ngồi châm điếu thuốc
Áo tơi dầu che khuất nẻo Cù Mông.
….
Những thằng bạn buổi hôm nào áo trận
Thoát giờ đây, tóc đã điểm hoa sương
Khi gặp lại từ phương trời viễn khách
Chợt nhìn nhau, sao đôi mắt cay nồng.
Trần Hoài Thư! Xin cảm ơn đã đổ máu cho Qui Nhơn, xin cảm ơn đã đổ lệ
cho vùng đất khô dân nghèo Bình Định, xin cảm ơn vẫn luôn giữa trong tim
“chút gì phản phất của quê hương”. Buồn phải không? Thôi, vòng vòng
kiếm chỗ nào làm ly cà phê chơi, dù chắc gì ly cà phê viễn xứ đủ hấp lực
làm quên nỗi buồn quá nồng, quá đậm trong lòng mỗi chúng ta.
Ghé lại Dunkin gọi cốc cà phê
Nhớ bạn, ra ngoài đường đốt thuốc
Một chút cay cay xé nồng đôi mắt
Như khói mù buổi sớm Việt Nam
Cốc xây chừng để lại Qui Nhơn
Chắc sẽ nguội và đọng thành lệ đá
28/11/2017
Sunday, October 8, 2017
VÕ ĐỨC NHUẬN * THÁNG BA ĐỊNH MỆNH
THÁNG BA ĐỊNH MỆNH
VÕ ĐỨC NHUẬN
…Những ngày cuối tháng 3, trời mưa như trút
nước, cả ngày lẫn đêm, như xót thương cho số phận non sông Bình Định đã
rơi vào tay của lũ vô thần. Qua hơn 2 ngày đêm, chúng tôi không có gì để
ăn, ruột đói cồn cào, quần áo ướt sũng, thật đói và lạnh. Chúng tôi đi
ngang qua những đám gò trồng đậu phụng, nhổ lên hy vọng kiếm củ ăn cho
đỡ đói lòng, nhưng vào mùa đó cuối tháng 2 Âm Lịch, củ còn rất non.
Chúng tôi rửa bằng nước mưa, nhai lấy nước mà thôi. Chúng tôi qua những
cánh đồng bắp cũng thế , chỉ ngậm lấy nước. Qua ngày thứ 3, cả ba chúng
tôi đều bị tiêu chảy, kiệt sức không còn đi nổi. Tôi thấy tình hình như
vậy, chắc là số phận tôi không xong rồi, nên nói với hai anh bạn đồng
hành:
“Tôi không đi nổi nữa rồi, hai anh còn sức cứ đi theo hướng Đông ra biển may ra còn tàu của hải quân của quốc gia bốc các anh về Sài Gòn.”
Thật là cảm động, tuy không cùng đơn vị nhưng hai anh lính nói:
“Đại Uý đi thì chúng tôi đi, ông ở lại chúng tôi ở lại. Chúng tôi không nỡ bỏ ông ở đây!”
Không còn cách nào khác, chúng tôi đành vào làng, may ra xin được thức ăn và dưỡng bệnh sau đó tiếp tục cuộc hành trình. Sau đêm thứ 3, chúng tôi đến một ngôi làng, trước vài thửa ruộng của ngôi làng có một cái chòi, chúng tôi vào chòi khoảng 2, 3 giờ sáng. Chúng tôi vắt cho khô quần áo, nằm ngủ đợi trời sáng. Sau những ngày đói lạnh, bệnh tật, chúng tôi nằm thiếp đi cho đến khi mặt trời mọc. Sáng hôm đó chúng tôi vào một nhà dân gần đó, để nhờ họ cho cơm ăn và dưỡng bệnh, để có sức mà đi.
“Tôi không đi nổi nữa rồi, hai anh còn sức cứ đi theo hướng Đông ra biển may ra còn tàu của hải quân của quốc gia bốc các anh về Sài Gòn.”
Thật là cảm động, tuy không cùng đơn vị nhưng hai anh lính nói:
“Đại Uý đi thì chúng tôi đi, ông ở lại chúng tôi ở lại. Chúng tôi không nỡ bỏ ông ở đây!”
Không còn cách nào khác, chúng tôi đành vào làng, may ra xin được thức ăn và dưỡng bệnh sau đó tiếp tục cuộc hành trình. Sau đêm thứ 3, chúng tôi đến một ngôi làng, trước vài thửa ruộng của ngôi làng có một cái chòi, chúng tôi vào chòi khoảng 2, 3 giờ sáng. Chúng tôi vắt cho khô quần áo, nằm ngủ đợi trời sáng. Sau những ngày đói lạnh, bệnh tật, chúng tôi nằm thiếp đi cho đến khi mặt trời mọc. Sáng hôm đó chúng tôi vào một nhà dân gần đó, để nhờ họ cho cơm ăn và dưỡng bệnh, để có sức mà đi.
Chủ nhà là một người đàn bà nhà quê trông
cũng bình thường như những bà nông dân khác,không có gì phải nghi kỵ.
Sau khi nấu cơm cho chúng tôi ăn xong, chủ nhà chỉ cho chúng tôi bộ ván
để lên nằm nghĩ lưng. Ôi thật là một bữa cơm ngon nhất trong đời, dầu
chỉ có cơm trắng với bầu luộc và mắm ruốc. Nửa giờ sau, du kích đã vào
nhà, súng AK chỉa đầu, bắt chúng tôi trói ké dẫn đi. Tâm trạng tôi lúc
này chỉ còn biết tới đâu hay tới đó mà thôi. Sự sống còn phó mặc cho số
mệnh.
Chúng tôi bị dẫn đi nhiều nơi, đôi khi là trụ
sở của làng, đôi khi là trường học, có khi là ngôi đình làng. Dần dần
số người bị bắt cứ tăng lên. Nhiều khi một ngôi trường Tiểu học nhỏ, mà
nhốt số người lên đến hàng trăm. Đêm đến không có chỗ nằm, chỉ ngồi mà
thôi. Ôi thật là những ngày ghê gớm nhất của cuộc đời, không biết còn có
cảnh khổ nào hơn không?
Chúng tôi không được cho ăn uống chi cả. Tự ai có gì nấy ăn mà thôi. Ngày hôm sau, chúng tôi bị dẫn về hướng Tây, không gian vô định, ai biết mình sẽ bị đưa về đâu, và sống còn đến ngày nào. Khoảng thời gian này, không có một quy ước hay chính sách gì cả, hễ ai bất tuân bọn chúng, thì coi như bị bắn bỏ. Trong đoàn chúng tôi đi, có một binh sĩ còn trẻ, không dè dặt với chúng, đôi khi anh ta đi ngoài hàng một chút thì bị bọn chúng lôi ra bắn ngay. Thật là dã man! Chúng muốn bắn để khủng bố tinh thần của mọi người.
Chúng tôi không được cho ăn uống chi cả. Tự ai có gì nấy ăn mà thôi. Ngày hôm sau, chúng tôi bị dẫn về hướng Tây, không gian vô định, ai biết mình sẽ bị đưa về đâu, và sống còn đến ngày nào. Khoảng thời gian này, không có một quy ước hay chính sách gì cả, hễ ai bất tuân bọn chúng, thì coi như bị bắn bỏ. Trong đoàn chúng tôi đi, có một binh sĩ còn trẻ, không dè dặt với chúng, đôi khi anh ta đi ngoài hàng một chút thì bị bọn chúng lôi ra bắn ngay. Thật là dã man! Chúng muốn bắn để khủng bố tinh thần của mọi người.
Ôi sinh mạng con người nhỏ hơn là con ong,
cái kiến. Dọc đường quốc lộ 19, từ Bình Khê lên đến chân đèo An Khê,
trước kia có lực lượng của SĐ 22 Bộ Binh trấn đóng. Tôi không nhớ rõ là
Tiểu Đoàn nào, nhưng thuộc Trung Đoàn 41. Trước đây có một trận đánh
thật là ác liệt, hai bên vệ đường tử thi của các chiến sĩ VNCH nằm la
liệt, có lẽ đã xẩy ra gần nửa tháng rồi, cơ thể bắt đầu sình thúi chỉ
thấy quân phục và sọ người trắng hếu. Một số tử thi khác thì còn loang
lổ một ít tóc trên phần sọ đã rữa. Mùi tử khí xông lên nồng nặc khắp
trời. Ôi chiến tranh và thân phận con người, tôi lại nhớ đến mấy câu thơ
của bà Đoàn Thị Điểm:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi,
Chinh phu tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn…..
Vào thời gian này, tôi không còn nhớ rõ là mình đã nghĩ gì, chỉ có một con đường, chúng muốn đưa mình đi đâu thì mình theo đó thôi, mặc cho số phận đẩy đưa, cuối cùng cùng là giải thoát kiếp người. Chúng tôi đi đến ngày thứ 3 thì đến một trại trước kia là mật khu của chúng. Trại này nằm trong rừng sâu, cách đèo An Khê khoảng 50 km từ hướng Bắc. Cả mấy ngày đi, chỉ ăn được một lần, chúng tôi đi ngang 1 địa phương thì được đồng bào nấu cơm gói sẵn bằng lá chuối phát cho chúng tôi mỗi người một gói không biết là lệnh của họ hay lòng tự nguyện của đồng bào. Đến gần phạm vi của trại, chúng dừng lại để nghĩ và chuẩn bị cho chúng tôi nhập trại, trong lúc này tôi gặp lại một số anh em binh sĩ trong Pháo Đội, thật mừng và thật tủi cho thân phận những kẻ chiến bại. Thời điểm này chúng bắt giao nộp hết tư trang như đồng hồ, bút máy, nhẫn….Tôi thấy chúng dùng nón để thu, không ghi sở hữu của ai cả.
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi,
Chinh phu tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn…..
Vào thời gian này, tôi không còn nhớ rõ là mình đã nghĩ gì, chỉ có một con đường, chúng muốn đưa mình đi đâu thì mình theo đó thôi, mặc cho số phận đẩy đưa, cuối cùng cùng là giải thoát kiếp người. Chúng tôi đi đến ngày thứ 3 thì đến một trại trước kia là mật khu của chúng. Trại này nằm trong rừng sâu, cách đèo An Khê khoảng 50 km từ hướng Bắc. Cả mấy ngày đi, chỉ ăn được một lần, chúng tôi đi ngang 1 địa phương thì được đồng bào nấu cơm gói sẵn bằng lá chuối phát cho chúng tôi mỗi người một gói không biết là lệnh của họ hay lòng tự nguyện của đồng bào. Đến gần phạm vi của trại, chúng dừng lại để nghĩ và chuẩn bị cho chúng tôi nhập trại, trong lúc này tôi gặp lại một số anh em binh sĩ trong Pháo Đội, thật mừng và thật tủi cho thân phận những kẻ chiến bại. Thời điểm này chúng bắt giao nộp hết tư trang như đồng hồ, bút máy, nhẫn….Tôi thấy chúng dùng nón để thu, không ghi sở hữu của ai cả.
Tôi biết bọn này muốn lấy không rồi, tôi làm
dấu cho anh thường vụ Pháo Đội giấu chiếc đồng hồ Boulevard Sport của
anh, khi đi đến bờ sông có 1 số người Thượng đứng bán chuối hoặc cơm.
Chúng tôi đổi chiếc đồng hồ lấy 1 nắm cơm muối mè gói lá chuối, hai thầy
trò chia nhau ăn cho qua cơn đói lòng. Thật là: “Đoạn đường ai có qua
cầu mới hay”, vật chất chỉ có giá trị khi thời gian thích hợp. Còn với
thời gian này, vật chất dù cao quáy thế nào cũng không qua nổi một gói
muối mè.
Thế là chúng tôi lần lượt vào trại. Sĩ Quan đều bị đem đi cùm, từ Thiếu Úy trở lên là bị cùm. Số lượng SQ bị bắt mỗi ngày một đông, chúng thả cấp nhỏ, cùm cấp lớn. Bắt được Đại Uý cùm Đại Uý thả Thiếu Uý. Cứ như là cấp số cộng. Phải nói bạn nào có thời gian ở trại Vĩnh Thạnh khi đọc dòng hồi ký này, không thể nào quên được một nơi gọi là ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN đúng nghĩa của nó, không nơi nào ghê sợ hơn.
Thế là chúng tôi lần lượt vào trại. Sĩ Quan đều bị đem đi cùm, từ Thiếu Úy trở lên là bị cùm. Số lượng SQ bị bắt mỗi ngày một đông, chúng thả cấp nhỏ, cùm cấp lớn. Bắt được Đại Uý cùm Đại Uý thả Thiếu Uý. Cứ như là cấp số cộng. Phải nói bạn nào có thời gian ở trại Vĩnh Thạnh khi đọc dòng hồi ký này, không thể nào quên được một nơi gọi là ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN đúng nghĩa của nó, không nơi nào ghê sợ hơn.
Vì trại nằm trong rừng sâu, lam sơn chướng
khí. Tổng số binh sĩ bị bắt vào thời điểm cao nhất ở đây có thể lên đến
cả ngàn người, nhưng sau hơn 4 tháng, số tử vong lên đến cả trăm. Sốt
rét chết, đói mà chết, bị đánh mà chết. Các đơn vị bộ đội cộng sản ở đây
đa số đều là những cán binh CS trở về từ Côn Đảo, lòng nung nấu thù
hận. Họ muốn trả những trận đòn thù trên các người lính Cộng Hòa còn
chút sĩ khí đã ở lại chiến đấu để bảo vệ quê hương.
Có 1 anh Trung Úy người miền Nam trước kia
nguyên là giáo sư bị bắt vào trại cùng thời gian với chúng tôi, vì quá
căm phẫn trước sự hành hạ của bọn chúng, nên chạy ra vọng gác giựt súng
AK của tên bộ đội đang gác cổng nhưng không thành công vì cơ thể suy
nhược, ăn uống thiếu thốn làm sao khoẻ bằng chúng. Sau khi giựt súng
không được, anh ta bị rược chạy vòng vòng trong trại. Vì trại quá đông
người nên chúng không bắn được. Vì không còn đường thoát, anh ta chạy
đến bên những chảo nước đang nấu để cho tù uống và nhảy vào chảo! Thật
là rùng rợn và thương tâm! Chúng dập tắt lửa, mang anh ta ra ngoài,
nhưng anh ta vẫn còn sống. Anh ta chửi rủa bọn CS luôn mồn:
“Đả đảo Cộng sản. Quân dã man khát máu”.
Chúng cho khiêng anh vào trạm xá. Thật ra chỉ là một cái nhà nhỏ, vài lọ thuốc, vài lọ cồn mà thôi. Anh ta vẫn chửi liên hồi. Chúng lấy đất sét cho vào miệng, lấy cây dộng cho đến khi hết thở. Ôi! các bạn có hình dung được con người hay là ác quỷ nhỉ. Tôi có người bạn ở cùng quê tên Phan Duy Liêm, cấp Tr/Uý ĐĐT/ĐPQ cũg bị bắt vào trại này, tôi không nhớ anh đã làm gì phật ý chúng mà buổi chiều hôm đó, tôi chứng kiến tận mắt, 3 tên bộ đội đứng 3 góc đánh anh từ góc này văng sang góc kia, như là người ta chuyền bóng.
“Đả đảo Cộng sản. Quân dã man khát máu”.
Chúng cho khiêng anh vào trạm xá. Thật ra chỉ là một cái nhà nhỏ, vài lọ thuốc, vài lọ cồn mà thôi. Anh ta vẫn chửi liên hồi. Chúng lấy đất sét cho vào miệng, lấy cây dộng cho đến khi hết thở. Ôi! các bạn có hình dung được con người hay là ác quỷ nhỉ. Tôi có người bạn ở cùng quê tên Phan Duy Liêm, cấp Tr/Uý ĐĐT/ĐPQ cũg bị bắt vào trại này, tôi không nhớ anh đã làm gì phật ý chúng mà buổi chiều hôm đó, tôi chứng kiến tận mắt, 3 tên bộ đội đứng 3 góc đánh anh từ góc này văng sang góc kia, như là người ta chuyền bóng.
Là thân phận tù sao dám chống trả chúng. Sau
khi anh được thả ra, lục phủ đã bị dập nát, đã bị tổn thương. Mặc dù
thời gian sau được gia đình tiếp tế thuốc men chữa chạy, sau hai năm hao
tổn, anh đã lìa đời, bỏ lại một vợ và một con thơ, là bà con họ hàng
với gia đình tôi.
Ở đây khí hậu chưa có một nơi nào dễ sợ hơn. Danh từ sơn lam chướng khí thật là đúng nghĩa của nó. Các nhà giam (lán) được cất dưới những tàng cây cổ thụ, suốt ngày ít khi thấy ánh sáng mặt trời, sương buổi sáng rất nặng và dày đặc, 9 hay 10 giờ mới thấy mặt trời, máy bay thám thính cũng chỉ thấy toàn màu xanh của rừng. Khoảng hơn tháng đầu chúng chưa cho đi làm, mỗi ngày chỉ phát hai nắm cơm bằng một bát trung bình, vơi chứ không đầy, mì khô hết 80%, vài hột gạo có thể đếm được, tất cả chúng tôi đều đói và sốt rét.
Ở đây trung bình một tuần sốt rét 3 lần. Sốt thì nằm, dậy được thì đi lao động, xuống trạm xá khai bệnh, cặp nhiệt độ 40 độ C, cho vài viên Nivaquine, 39 độ trở lui, thì chúng cho uống một thứ rễ cây tên là “mật nhân”.
Ở đây khí hậu chưa có một nơi nào dễ sợ hơn. Danh từ sơn lam chướng khí thật là đúng nghĩa của nó. Các nhà giam (lán) được cất dưới những tàng cây cổ thụ, suốt ngày ít khi thấy ánh sáng mặt trời, sương buổi sáng rất nặng và dày đặc, 9 hay 10 giờ mới thấy mặt trời, máy bay thám thính cũng chỉ thấy toàn màu xanh của rừng. Khoảng hơn tháng đầu chúng chưa cho đi làm, mỗi ngày chỉ phát hai nắm cơm bằng một bát trung bình, vơi chứ không đầy, mì khô hết 80%, vài hột gạo có thể đếm được, tất cả chúng tôi đều đói và sốt rét.
Ở đây trung bình một tuần sốt rét 3 lần. Sốt thì nằm, dậy được thì đi lao động, xuống trạm xá khai bệnh, cặp nhiệt độ 40 độ C, cho vài viên Nivaquine, 39 độ trở lui, thì chúng cho uống một thứ rễ cây tên là “mật nhân”.
Trên đời nà y chưa có thứ nào đắng như thứ
này, uống xong quay đi là nôn thốc, nôn tháo, nôn đến mật xanh, mật
vàng, lần sau sốt hoặc nằm liệt không dám khai bệnh nữa, hết sốt thì dậy
đi làm. Con người thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng, sốt rét triền miên, nên
chúng tôi trong như những thây ma còn sống.
Da mặt thì vàng bệt, xám ngoét, mắt trũng
sâu, chân đi siêu vẹo, quần áo tả tơi. Ôi! chúng tôi thật là tới tận
cùng của địa ngục. Chúng tôi nào có tội tình gì, chỉ biết cầm súng bảo
vệ quê hương không có một ý đồ bất chính, không có một tham vọng nào làm
tổn thương đến giá trị vật chất hay tinh thần của con người, tại sao
chúng tôi lại phải bị trừng phạt một cách khủng khiếp như thế? Có những
lúc tuyệt vọng, anh em nói đùa:
“Chúa hay Phật gì cũng bỏ chạy hết rồi còn đâu mà cầu nguyện.”
Sau hơn 3 tháng tôi bị bắt, gia đình tôi mới được tin tức. Vợ tôi từ Phan Thiết ra Bình Định đến trại 3 Vĩnh Thạnh để thăm, thật là một chặng đường vất vả. Vì xe cộ không có, vợ tôi phải đi bộ khoảng 50km đường rừng, phải ngủ lại ở trại 2 rồi mới lên trại 3 được. Biết bao nhiêu gian nan và sợ hãi, khi được gặp mặt, vợ chồng tôi nhìn nhau nước mắt lưng tròng, hỏi thăm vài câu sức khoẻ, đâu còn lời nào để nói.
“Chúa hay Phật gì cũng bỏ chạy hết rồi còn đâu mà cầu nguyện.”
Sau hơn 3 tháng tôi bị bắt, gia đình tôi mới được tin tức. Vợ tôi từ Phan Thiết ra Bình Định đến trại 3 Vĩnh Thạnh để thăm, thật là một chặng đường vất vả. Vì xe cộ không có, vợ tôi phải đi bộ khoảng 50km đường rừng, phải ngủ lại ở trại 2 rồi mới lên trại 3 được. Biết bao nhiêu gian nan và sợ hãi, khi được gặp mặt, vợ chồng tôi nhìn nhau nước mắt lưng tròng, hỏi thăm vài câu sức khoẻ, đâu còn lời nào để nói.
Và biết nói gì hơn khi mỗi bàn có hai bộ đội
ngồi bên cạnh, súng AK lăm lăm, nói được gì đây. Về nhà, vợ tôi bị sốt
rét chữa trị gần 2 năm mới bình phục. Thời gian ấy, vợ tôi phải chuyền
sẻrum liên tục, thế mới biết rừng thiêng nước độc đến cỡ nào. Sau đó
thân phụ tôi đi thăm một lần, về cũng bị sốt rét liên tục. Từ đó về sau,
chỉ có em trai tôi còn khoẻ mạnh đi thăm mà thôi.
Có những lúc đói quá, mắt đổ đom đóm vàng khi nhì thấy các anh em khác có người tiếp tế, có đồ ăn. Muốn quên đi, tôi chỉ còn biết ra gốc cây ngồi luyện Yoga cho quên đi nỗi đói khát, bệnh tật. Ai có biết sách lược triệt hạ kẻ thù, không sợ chúng phản kháng là làm cho chúng đói triền miên, không bao giờ cho chúng ăn đủ no. Suốt ngày tư tưởng lẩn quẩn, mong có cái gì bỏ vào miệng, vào bụng mà thôi, không còn nghĩ được thứ gì khác trên đời.
Có những lúc đói quá, mắt đổ đom đóm vàng khi nhì thấy các anh em khác có người tiếp tế, có đồ ăn. Muốn quên đi, tôi chỉ còn biết ra gốc cây ngồi luyện Yoga cho quên đi nỗi đói khát, bệnh tật. Ai có biết sách lược triệt hạ kẻ thù, không sợ chúng phản kháng là làm cho chúng đói triền miên, không bao giờ cho chúng ăn đủ no. Suốt ngày tư tưởng lẩn quẩn, mong có cái gì bỏ vào miệng, vào bụng mà thôi, không còn nghĩ được thứ gì khác trên đời.
Ôi con người có những lúc phải như thế này ư?
Tôi có đọc cuốn Tiểu Đoàn Trừng Giới của Erich Maria Remark, nhà văn
Đức, tù binh Đức, cũng bỏ vào các trại tập trung cũng đói như chúng tôi,
nhưng thời gian ngắn hạn và không bệnh tật. Còn chúng tôi đói dài hạn
và bệnh tật triền miên. Tôi còn nhớ vào thời gian cò ở quân ngũ, tướng
độc nhãn Mó Dayan của Do Thái có qua thăm trường Võ Bị Đà Lạt, đã nói:
"Muốn chiến thắng Cộng Sản, phải sống với Cộng Sản".
Xin những ai, có làm chính khách, chưa bao giờ biết ngục tù Cộng Sản, thì xin nghĩ đến bao nhiêu anh hùng đã hy sinh, bao nhiêu triệu đồng bào còn đang sống vất vưởng nơi quê nhà, vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày vì phương châm “làm cho tập thể, hưởng theo nhu cầu” của chúng. Và cả một thế hệ chúng tôi tù đày oan khiên, khổ nhọc, thì chớ nên phụ quá khứ một thời tự do, dân chủ, thanh bình của miền Nam Việt Nam.
Ở trại này có những cách giết người rất dã man. Các bạn có biết, một cái nhà cùm kín mít, bên trong là một dãy khóa lại, tất cả việc ăn uống vệ sinh đều tại chỗ, đó là cùm thông thường. Nếu chúng muốn tra tấn ai, cho hai chân vào hai lỗ chéo nhau, chân phải lỗ bên trái, chân trái lỗ bên phải, dưới mông ngồi có một cây đà vuông thông ra ngoài, xuyên qua một cây trụ thẳng đứng khoét một lỗ hình chữ nhật, để cây đà vuông có thể di chuyển được từ thấp lên cao, chúng gọi là cùm yên ngựa.
"Muốn chiến thắng Cộng Sản, phải sống với Cộng Sản".
Xin những ai, có làm chính khách, chưa bao giờ biết ngục tù Cộng Sản, thì xin nghĩ đến bao nhiêu anh hùng đã hy sinh, bao nhiêu triệu đồng bào còn đang sống vất vưởng nơi quê nhà, vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày vì phương châm “làm cho tập thể, hưởng theo nhu cầu” của chúng. Và cả một thế hệ chúng tôi tù đày oan khiên, khổ nhọc, thì chớ nên phụ quá khứ một thời tự do, dân chủ, thanh bình của miền Nam Việt Nam.
Ở trại này có những cách giết người rất dã man. Các bạn có biết, một cái nhà cùm kín mít, bên trong là một dãy khóa lại, tất cả việc ăn uống vệ sinh đều tại chỗ, đó là cùm thông thường. Nếu chúng muốn tra tấn ai, cho hai chân vào hai lỗ chéo nhau, chân phải lỗ bên trái, chân trái lỗ bên phải, dưới mông ngồi có một cây đà vuông thông ra ngoài, xuyên qua một cây trụ thẳng đứng khoét một lỗ hình chữ nhật, để cây đà vuông có thể di chuyển được từ thấp lên cao, chúng gọi là cùm yên ngựa.
Mỗi lần nâng cây đà lên là ống quyển bị ép
vào lỗ cùm. Bên ngoài chúng dùng một miếng nêm hình tam giác để đóng,
mới đầu đóng là tù nhân la thất thanh sau đó im dần…im dần, tù nhân đã
hết thở. Ôi địa ngục ở đâu, có lẽ còn ít sợ hãi hơn nơi này. Chúng tôi
bị nhốt trong một cái lán gần bên nhà cùm. Đêm đêm nghe tiếng la thất
thanh xé tâm can, rồi dần , im dần và tắt hẳn… Thế là một người đã ra đi
không biết là tốt hay xấu với chúng tôi, biết đâu vài hôm đến lượt
mình.
Ở đây có những cái chết rất kỳ lạ, buổi sáng còn ngồi chơi nói chuyện, vì là ngày Chủ Nhật, anh bạn ở cùng quê, Đ/Uý Dậu TĐT/CB, ngồi ngã ra, quay quay như gà mắc toi, đem xuống bệnh xá, chừng 1 giờ đồng hồ sau thì chết. Khí hậu thật là rùng rợn, sinh mạng con người còn thua những loài côn trùng. So với tù binh của Đức Quốc Xã thời Đệ Nhị Thế Chiến đâu có khác gì nhau.
Sau một tháng nhốt một chỗ, chúng tôi được chia ra để đi lao động. Những công việc chính là nhổ mì, trồng mì, và làm cỏ mì. Buổi sáng tù tập trung do 1 hoặc 2 tên bộ đội dẫn đi tới những bãi mì trong núi hoặc trên đồi cao.
Ở đây có những cái chết rất kỳ lạ, buổi sáng còn ngồi chơi nói chuyện, vì là ngày Chủ Nhật, anh bạn ở cùng quê, Đ/Uý Dậu TĐT/CB, ngồi ngã ra, quay quay như gà mắc toi, đem xuống bệnh xá, chừng 1 giờ đồng hồ sau thì chết. Khí hậu thật là rùng rợn, sinh mạng con người còn thua những loài côn trùng. So với tù binh của Đức Quốc Xã thời Đệ Nhị Thế Chiến đâu có khác gì nhau.
Sau một tháng nhốt một chỗ, chúng tôi được chia ra để đi lao động. Những công việc chính là nhổ mì, trồng mì, và làm cỏ mì. Buổi sáng tù tập trung do 1 hoặc 2 tên bộ đội dẫn đi tới những bãi mì trong núi hoặc trên đồi cao.
Chúng tôi dàn hàng ngang, mỗi người một cái
cuốc, dùng để cuốc cỏ xung quanh cây mì. Cây mì mới mọc cao chừng 5cm
hay một tấc, rất dễ lẫn lộn với cỏ. Chúng tôi đâu phải nhà nông chuyên
nghiệp, từ nhỏ cha mẹ đã hy sinh gian khổ, nuôi con ăn học, mong con sau
này thành đạt đâu nghĩ đến việc phải dùng cái cuốc,cái cày. Ôi công lao
của cha mẹ lo lắng nuôi con trong thời điểm này hình như đã sai đường.
Nếu chẳng may chúng tôi cuốc gãy cây mì chúng thấy được, thì báng súng
AK vào đầu, vào cổ, mũi súng thọc vào sườn, vào bụng.
Anh bạn tôi là Đ/Uý Dậu có lẽ bị đòn thù trong trường hợp này, nên đã mất đi vài tuần sau đó, trong bữa sáng Chủ Nhật mà tôi vừa nói ở trên. Thật là thê thảm, những tù nhân chẳng may mà mất đi, chúng quấn bằng miếng vải ni lông, dùng để làm áo mưa, xung quanh kẹp 7 nẹp tre, quấn lại như một khúc dồi lớn. Hai người khiêng, hai người đào lỗ ngoài rừng rồi lấp đi. Xong chúng cắm một cái bảng nhỏ viết tên tù nhân bằng sơn. Với 2,3 tháng nắng mưa, thì không còn biết ai là ai nằm đó nữa. Vì thế gia đình anh Dậu đã cố gắng nhiều lần, nhưng vẫn không tìm thấy xác anh ở đâu để đem hài cốt của anh về mai táng nơi quê nhà.
Rất may là khoảng tháng thứ 5 chúng tôi chuyển trại, lúc này đại đa số là Quân, Cán, Chính VNCH đã bị bắt hoàn toàn, không còn 1 lực lượng nào trong nước có thể đối kháng và phá hoại chúng được. Chúng thành lập những Tổng Trại Tù Binh để quản lý. Một Tổng trại như thế do cấp Trung Đoàn chính quy quản lý do Thủ Tướng Cộng Sản Phạm Văn Đồng ký, mục đích là để trấn an dân chúng và để trình làng với Quốc Tế.
Anh bạn tôi là Đ/Uý Dậu có lẽ bị đòn thù trong trường hợp này, nên đã mất đi vài tuần sau đó, trong bữa sáng Chủ Nhật mà tôi vừa nói ở trên. Thật là thê thảm, những tù nhân chẳng may mà mất đi, chúng quấn bằng miếng vải ni lông, dùng để làm áo mưa, xung quanh kẹp 7 nẹp tre, quấn lại như một khúc dồi lớn. Hai người khiêng, hai người đào lỗ ngoài rừng rồi lấp đi. Xong chúng cắm một cái bảng nhỏ viết tên tù nhân bằng sơn. Với 2,3 tháng nắng mưa, thì không còn biết ai là ai nằm đó nữa. Vì thế gia đình anh Dậu đã cố gắng nhiều lần, nhưng vẫn không tìm thấy xác anh ở đâu để đem hài cốt của anh về mai táng nơi quê nhà.
Rất may là khoảng tháng thứ 5 chúng tôi chuyển trại, lúc này đại đa số là Quân, Cán, Chính VNCH đã bị bắt hoàn toàn, không còn 1 lực lượng nào trong nước có thể đối kháng và phá hoại chúng được. Chúng thành lập những Tổng Trại Tù Binh để quản lý. Một Tổng trại như thế do cấp Trung Đoàn chính quy quản lý do Thủ Tướng Cộng Sản Phạm Văn Đồng ký, mục đích là để trấn an dân chúng và để trình làng với Quốc Tế.
Giai đoạn cuối ở địa ngục này, tôi bị sốt rét
hành hạ liên tục, có lẽ đã xâm nhập vào gan, lá lách hay thận. Người
tôi vàng vọt, xám ngoét, mắt trũng sâu, bụng ỏng, chân thì dần dần to ra
như chân voi bước đi không nổi nữa. Chúng tôi được đưa xuống Tổng trại 4
An Trường. Ôi, thật là một cuộc di chuyển có khác nào như chở heo, chở
gà ra chợ để bán! Một chiếc xe Motolova như vậy chở xấp xỉ cả trăm
người, người sau phải bám người trước cho chặt, nếu không khi xe quẹo,
quán tính của trọng lượng sẽ làm văng những người sau ra ngoài mà chết.
Súc vật đem bán cần sống, cần khoẻ chứ chúng tôi thì không….
Tôi được đưa xuống trại 1 của Tổng Trại 4, nhờ gia đình tiếp tế, thuốc men đầy đủ, và ở trại này, chế độ ăn uống có phần dễ thở hơn, nên tôi đã dần dần hồi phục và giữ được cái mạng còm cho đến hôm nay.
Tôi được đưa xuống trại 1 của Tổng Trại 4, nhờ gia đình tiếp tế, thuốc men đầy đủ, và ở trại này, chế độ ăn uống có phần dễ thở hơn, nên tôi đã dần dần hồi phục và giữ được cái mạng còm cho đến hôm nay.
Phải nói rằng sáu năm tù đày, thời gian ở
trại này là tương đối dễ chịu nhất so với các trại khác. Vào thời điểm
này, đa số anh em đều tin rằng sau 3 năm rồi thì thế nào cũng được thả
về, nhưng thật sự là một sự lầm lẫn to lớn. Lời nói của chúng như những
bó cỏ treo trước đầu con ngựa đang kéo xe, cỏ thì nhìn thấy đó, nhưng
con ngựa có bao giờ ăn được đâu?….Những ngày kêu thẩm vấn, tự khai, ôi
thật là khổ sở. Nói thế nào chúng cũng không tin. Hỏi:
“Từ ngày anh tham gia nguỵ quân, ngụy quyền đến giờ giết bao nhiêu cách mạng?”
Tôi trả lời:
“Tôi là đơn vị Pháo Binh yểm trợ, họ yêu cầu tác xạ ở đâu, chúng tôi bắn ở đó. Kết quả do các đơn vị Bộ Binh tham gia họ ghi nhận và báo cáo, chúng tôi đâu có trực tiếp tham dự ”
Hỏi:
“Anh nói anh không giết cách mạng sao họ cho anh mang lon Đ/Uý sớm như vậy?”
Tôi trả lời:
“Theo chế độ đào tạo SQ tại miền Nam, có bằng cấp mới được chọn, 1 năm Chuẩn Uý, được thăng Thiếu Uý, 2 năm Thiếu Uý được thăng Trung Uý. Sau đó khoảng 3 năm đủ điểm thì lên Đ/Uý.”
Nhưng dù có nói thế nào chúng cũng chẳng tin. Và cứ như thế hết ngày này đến ngày khác, tôi cứ bị kêu liên tục, hỏi hơn cả tháng, chúng cứ xoáy vào một điểm là giết hại bao nhiêu cách mạng. Cuối cùng tôi phải moi một trận yểm trợ nhớ mang máng theo kết quả của Bộ binh báo cáo, là địch quân tổn thất vài chục chúng mới hết hỏi. Ai có ngờ đâu đó là cái giá treo cổ mà mình tự gánh vào, sau này chúng cho là thành phần ác ôn có nợ máu với nhân dân….
Thời gian ở Tổng trại này hơn 1 năm, sau đó có lẽ tình hình thanh lọc tù nhân giảm dần, chúng tôi chuyển từ tổng trại này sang tổng trại 5 thuộc các đơn vị tỉnh Phú Yên quản lý. Trại này cũng là một trại sắt máu, chúng tôi làm việc như lao động khổ sai, và cơm thì không bao giờ được ăn no. Có một vài anh em bỏ mạng vì đốn cây rừng cho chúng, cây đè mà chết hoặc thương tật suốt đời.
“Từ ngày anh tham gia nguỵ quân, ngụy quyền đến giờ giết bao nhiêu cách mạng?”
Tôi trả lời:
“Tôi là đơn vị Pháo Binh yểm trợ, họ yêu cầu tác xạ ở đâu, chúng tôi bắn ở đó. Kết quả do các đơn vị Bộ Binh tham gia họ ghi nhận và báo cáo, chúng tôi đâu có trực tiếp tham dự ”
Hỏi:
“Anh nói anh không giết cách mạng sao họ cho anh mang lon Đ/Uý sớm như vậy?”
Tôi trả lời:
“Theo chế độ đào tạo SQ tại miền Nam, có bằng cấp mới được chọn, 1 năm Chuẩn Uý, được thăng Thiếu Uý, 2 năm Thiếu Uý được thăng Trung Uý. Sau đó khoảng 3 năm đủ điểm thì lên Đ/Uý.”
Nhưng dù có nói thế nào chúng cũng chẳng tin. Và cứ như thế hết ngày này đến ngày khác, tôi cứ bị kêu liên tục, hỏi hơn cả tháng, chúng cứ xoáy vào một điểm là giết hại bao nhiêu cách mạng. Cuối cùng tôi phải moi một trận yểm trợ nhớ mang máng theo kết quả của Bộ binh báo cáo, là địch quân tổn thất vài chục chúng mới hết hỏi. Ai có ngờ đâu đó là cái giá treo cổ mà mình tự gánh vào, sau này chúng cho là thành phần ác ôn có nợ máu với nhân dân….
Thời gian ở Tổng trại này hơn 1 năm, sau đó có lẽ tình hình thanh lọc tù nhân giảm dần, chúng tôi chuyển từ tổng trại này sang tổng trại 5 thuộc các đơn vị tỉnh Phú Yên quản lý. Trại này cũng là một trại sắt máu, chúng tôi làm việc như lao động khổ sai, và cơm thì không bao giờ được ăn no. Có một vài anh em bỏ mạng vì đốn cây rừng cho chúng, cây đè mà chết hoặc thương tật suốt đời.
Các bạn từng xem những phim La Mã thời
Caesar, các nô lệ kéo gỗ hay kéo đá, chúng tôi cũng vậy. Một khúc gỗ súc
dài 4 hoặc 5 mét, đường kính khoảng 7 tấc, xỏ 4 dây thừng, mỗi bên 4
người khiêng. Đường từ trên núi, leo dốc, xuống ghềnh hiểm trở, nếu rủi
ro mà té ngã thì coi như cái mạng đi đoong. Súng AK thì lăm lăm, sẳn
sàng nhả đạn nếu chúng tôi tìm đường chạy trốn. Ôi, nếu so sánh, chúng
tôi và nô lệ thời Trung Cổ của La Mã có khác gì nhau đâu.
Tôi còn nhớ nằm cạnh tôi có ông bạn già là Tr/Tá ĐN Thanh trước 75 là CHT Quân Cảnh Quân Khu 2, và có thời gian Tr/Tá Thanh đã từng làm Trưởng trại giam tù phiến cộng ở Phú Quốc. Có một ngày họ phân công tôi và bác Thanh là 1 cặp trong toán chặt gỗ làm nhà, chỉ tiêu dài sáu mét, đường kính từ 1.5 đến 2 tấc, phải là gỗ tốt, lá nhỏ, vỏ mỏng.
Tôi còn nhớ nằm cạnh tôi có ông bạn già là Tr/Tá ĐN Thanh trước 75 là CHT Quân Cảnh Quân Khu 2, và có thời gian Tr/Tá Thanh đã từng làm Trưởng trại giam tù phiến cộng ở Phú Quốc. Có một ngày họ phân công tôi và bác Thanh là 1 cặp trong toán chặt gỗ làm nhà, chỉ tiêu dài sáu mét, đường kính từ 1.5 đến 2 tấc, phải là gỗ tốt, lá nhỏ, vỏ mỏng.
Tôi và bác Thanh phải lên núi cao tìm gỗ vì
dưới thấp không còn nữa. Sau khi chặt xong, tôi và bác Thanh khiêng về
trại. Vì lúc đó tôi còn trẻ nên nghĩ rằng mình khiêng phần gốc để bác
Thanh phần ngọn nhẹ hơn. Từ trên triền núi cao, tôi lao xuống dốc vì
nặng quá, không kềm được, nên đã té ngã nhiều lần. Rốt cuộc để khỏi tai
nạn, bác Thanh dành khiêng phần gốc vì thật sự mà nói, bác rất khoẻ và
rất đô con. Tối về sinh hoạt kiểm điểm xong, bác nằm và than sao đau
lưng và khổ quá. Bên cạnh tôi có anh bạn Luật sư Lê Đình Khang nói nhỏ:
“Bác khổ là vì hồi đó bác hà tiện quá mà.”
Bác càu nhàu hỏi:
“Hà tiện gì?”
Anh bạn Khang nói:
“Nếu hồi đó bác sắm bao tải cho nhiều, cứ mỗi chuyến C130 chở tù phiến cộng từ Sài Gòn ra Côn Đảo, bỏ hết vào bao ném xuống biển, thì đâu có ngày hôm nay.”
Bác và chúng tôi cùng cười, quên đi nỗi đau đớn nhọc nhằn.
Trong thời gian ở trại này, chúng tôi chứng kiến một cảnh thương tâm. Có một số anh em trốn trại nhưng không thoát được, tôi chỉ nhớ tên 2 người là T/Tá Giang và T/Tá Phước, 2 người còn lại tôi không nhớ được. Chúng cho làm mỗi người một cái lều, như lều cắm trại, sát mặt đất, có khung bằng ván để nằm, làm hệ thống cùm dưới chân bằng gỗ, khóa lại suốt ngày đêm, trông giống như những chiếc nhà mồ nằm ngay tại vọng gác trước mặt trại. Chúng tôi ngày nào lao động cũng phải đi ngang qua, trông thật đau xót và thương tâm, nhưng đâu biết làm sao khác hơn….
Vào một đêm, bỗng dưng lửa cháy các chòi, chòi của T/Tá Giang là nặng nhất. Họ được đưa đi bệnh viện Tuy Hòa để cấp cứu. T/Tá Giang phải cưa hai chân đến đầu gối. Các bạn khác đều bị phỏng nhưng cũng được lành. Chúng tôi đều nhận định rằng chúng muốn đốt cho chết rồi cho là tai nạn, vì các chòi nằm giữa miếng đất trống thì sao lại có hỏa hoạn.
Khoảng 5 tháng sau, họ thả anh Giang về. Gia đình từ miền Nam phải lo phương tiện di chuyển anh, sau 75 gạo còn không đủ ăn, làm sao mà sắm xe lăn. Tôi nghe sau này hình như anh đã quyên sinh vì nghịch cảnh gia đình. Ôi thân phận con người, thân phận của những kẻ chiến bại, dưới nanh vuốt của một lũ bạo tàn nhất trong lịch sử của nhân loại.
Và cuộc đời chúng tôi cứ kéo dài như thế thôi, niềm tin được thả về còn xa lắm, chỉ khi nào sức cùng lực kiệt, chúng bảo gì nghe đó, sự đối kháng không còn nữa, may ra mới được về, lúc đó liệu còn sống sót bao nhiêu người đây. Phần cá nhân tôi, có một hôm, tôi bị sưng chân phải đi cà nhắc, xuống trạm xá được cho làm việc nhẹ .
“Bác khổ là vì hồi đó bác hà tiện quá mà.”
Bác càu nhàu hỏi:
“Hà tiện gì?”
Anh bạn Khang nói:
“Nếu hồi đó bác sắm bao tải cho nhiều, cứ mỗi chuyến C130 chở tù phiến cộng từ Sài Gòn ra Côn Đảo, bỏ hết vào bao ném xuống biển, thì đâu có ngày hôm nay.”
Bác và chúng tôi cùng cười, quên đi nỗi đau đớn nhọc nhằn.
Trong thời gian ở trại này, chúng tôi chứng kiến một cảnh thương tâm. Có một số anh em trốn trại nhưng không thoát được, tôi chỉ nhớ tên 2 người là T/Tá Giang và T/Tá Phước, 2 người còn lại tôi không nhớ được. Chúng cho làm mỗi người một cái lều, như lều cắm trại, sát mặt đất, có khung bằng ván để nằm, làm hệ thống cùm dưới chân bằng gỗ, khóa lại suốt ngày đêm, trông giống như những chiếc nhà mồ nằm ngay tại vọng gác trước mặt trại. Chúng tôi ngày nào lao động cũng phải đi ngang qua, trông thật đau xót và thương tâm, nhưng đâu biết làm sao khác hơn….
Vào một đêm, bỗng dưng lửa cháy các chòi, chòi của T/Tá Giang là nặng nhất. Họ được đưa đi bệnh viện Tuy Hòa để cấp cứu. T/Tá Giang phải cưa hai chân đến đầu gối. Các bạn khác đều bị phỏng nhưng cũng được lành. Chúng tôi đều nhận định rằng chúng muốn đốt cho chết rồi cho là tai nạn, vì các chòi nằm giữa miếng đất trống thì sao lại có hỏa hoạn.
Khoảng 5 tháng sau, họ thả anh Giang về. Gia đình từ miền Nam phải lo phương tiện di chuyển anh, sau 75 gạo còn không đủ ăn, làm sao mà sắm xe lăn. Tôi nghe sau này hình như anh đã quyên sinh vì nghịch cảnh gia đình. Ôi thân phận con người, thân phận của những kẻ chiến bại, dưới nanh vuốt của một lũ bạo tàn nhất trong lịch sử của nhân loại.
Và cuộc đời chúng tôi cứ kéo dài như thế thôi, niềm tin được thả về còn xa lắm, chỉ khi nào sức cùng lực kiệt, chúng bảo gì nghe đó, sự đối kháng không còn nữa, may ra mới được về, lúc đó liệu còn sống sót bao nhiêu người đây. Phần cá nhân tôi, có một hôm, tôi bị sưng chân phải đi cà nhắc, xuống trạm xá được cho làm việc nhẹ .
Buổi sang 1 tên bộ đội vào kêu chúng tôi đi
làm, thấy tôi không chuẩn bị, hắn hỏi tại sao, tôi trả lời đau chân,
trạm xá cho làm việc nhẹ. Hắn trừng mắt, giơ súng lên và bắt tôi đi làm
với đội. Tôi phải cà nhắc theo đội để đi làm. Đứng cuốc đất suốt ngày
bằng 1 chân, ngày hôm sau chân kia sưng phù lên. Thế là tôi phải nằm
liệt mấy ngày. Ôi, bạn có hình dung được chúng tôi phải chịu đựng như
thế không?
Sau hơn 3 năm chúng tôi được chuyển giao cho ngành Công an quản lý. Chúng tôi thuộc loại tù chuyên nghiệp, được chuyển đến trại A30 ở Tuy Hòa. Trại này tập trung đủ các thành phần, hình sự, vượt biên, những người bị bắt năm 78,79 họ gọi là phản động, và chúng tôi từ các tổng trại 5, tổng trại 8, Trại Lam Sơn, Trại Thanh Bình, v.v….
Sau hơn 3 năm chúng tôi được chuyển giao cho ngành Công an quản lý. Chúng tôi thuộc loại tù chuyên nghiệp, được chuyển đến trại A30 ở Tuy Hòa. Trại này tập trung đủ các thành phần, hình sự, vượt biên, những người bị bắt năm 78,79 họ gọi là phản động, và chúng tôi từ các tổng trại 5, tổng trại 8, Trại Lam Sơn, Trại Thanh Bình, v.v….
Cảm nghĩ của tôi khi đến trại này là thôi,
thế là cuộc đời gắn liền với chữ Tù. Giống như nhân vật Papillon của
Henrie Chariere. Ở tù không biết tại sao mình ở tù, ngoại cảnh đưa đến
mà mình không tài nào vùng vẫy được. Hay gần giống như nhân vật chính
trong tác phảm “Giờ thứ 25″ của một nhà văn Nga tôi không nhớ rõ tên.
Hết ở tù bởi quân Đức, rồi đến Nga, rồi đến Đồng Minh, khi ra đi thì mới
lấy vợ, khi về vợ đã 3 con rồi, mỗi quốc gia, một đứa.
Dưới tay Công An quản lý, thật là một sự xảo quyệt của con người, tinh vi đến mức không thể nào diễn tả được. Ở đây cũng thiếu thốn và đói như những trại khác, nhưng ở đây thì gia đình thăm nuôi, tiếp tế cho nhận thoải mái. Mục đích của chúng, cứ cho người nhà thăm nuôi ăn cho no, làm việc cho chúng vượt chỉ tiêu, thì đâu có gì tốt bằng đâu nào.
Dưới tay Công An quản lý, thật là một sự xảo quyệt của con người, tinh vi đến mức không thể nào diễn tả được. Ở đây cũng thiếu thốn và đói như những trại khác, nhưng ở đây thì gia đình thăm nuôi, tiếp tế cho nhận thoải mái. Mục đích của chúng, cứ cho người nhà thăm nuôi ăn cho no, làm việc cho chúng vượt chỉ tiêu, thì đâu có gì tốt bằng đâu nào.
Các trại khác thì thân nhân thăm nuôi chỉ
cho đem quà, bánh, thức ăn không cho nhận gạo. Ở trại A 30 này, không
tiếp tế gạo cho tù nhân là một thiếu sót lớn. Lần thăm ban đầu gia đình
tôi không biết, sau mới hiểu ra gạo là chính. Đến A 30, chúng tôi khai
phá những cánh đồng ngút ngàn. Tất cả những cánh đầm lầy biến thành
ruộng xanh ngút tầm mắt, và những cánh đồng mía chỉ thấy đường chân
trời, tầm mắt không thể nhìn hết. Chúng lại lên lớp:
“Ta làm ta hưởng. Lao động là vinh quang.”
Ôi thật là bực lỗ tai. Sao có những con người, chỉ biết nói và không cần thái độ của người nghe. Chúng tôi làm cho họ hưởng, nếu gia đình chúng tôi không nuôi thì chúng tôi đã chết đói rồi.
Ở đây có một trường hợp, anh Đ/Úy Thức đơn vị Dù, tôi không biết Lữ Đoàn mấy vì ở khác lán. Buổi chiều đi lao động về, anh gặp tên Tr/Tá Hạnh Công An Giám Thị trưởng Trại A 30 hỏi thăm và nói gì đó, sau lên lớp…Vì hắn quá trâng tráo và dối trá nên anh Thức dằn không nỗi nhảy vào đánh tên Giám Thị trại.
“Ta làm ta hưởng. Lao động là vinh quang.”
Ôi thật là bực lỗ tai. Sao có những con người, chỉ biết nói và không cần thái độ của người nghe. Chúng tôi làm cho họ hưởng, nếu gia đình chúng tôi không nuôi thì chúng tôi đã chết đói rồi.
Ở đây có một trường hợp, anh Đ/Úy Thức đơn vị Dù, tôi không biết Lữ Đoàn mấy vì ở khác lán. Buổi chiều đi lao động về, anh gặp tên Tr/Tá Hạnh Công An Giám Thị trưởng Trại A 30 hỏi thăm và nói gì đó, sau lên lớp…Vì hắn quá trâng tráo và dối trá nên anh Thức dằn không nỗi nhảy vào đánh tên Giám Thị trại.
Công an phòng vệ đã nhào vô bắt và đán anh
Thức, không thể nào diễn tả được. Chỉ biết sau khi đánh xong, chúng bỏ
anh vào xe cút kít đẩy vào chỗ biệt giam thì thấy anh như một đống thịt,
máu me đầy mình! Ôi con người đến thế thì thôi! Tôi nghe sau đó họ đưa
anh xuống bệnh viện Tuy Hòa để điều trị và nghe đâu hình như có người bà
con làm lớn ở Hà Nội lãnh anh đem về nhà. Từ đó đến nay, không còn được
nghe gì hơn nữa, không biết anh có còn sống, và nếu như có đọc những
dòng này của tôi, thì xin anh nghĩ, lúc đó chúng tôi rất căm phẩn chúng
nó, và xót thương anh nhưng chúng tôi đành bất lực……
Tôi cũng không biết nói sao, vì mỗi con người có trình độ nhận thức khác nhau, phải nói rằng nếu nghị lực không đầy đủ thì sẳn sàng làm tay sai cho chúng. Có một ngày, chúng tôi đang cuốc cỏ thì tên Công An quản giáo kêu tôi ra giữa đám mì, giở trò giáo đầu là tôi lao động lấy lệ, sinh hoạt không chịu phát biểu, ù lì, là thành phần chống đối ngấm ngầm, như vậy làm sao tiến bộ, cách mạng xét cho các anh về. Tôi muốn bật cười nhưng không dám, vì nó đã nhàm với chúng tôi. Nghe bao nhiêu năm rồi. Tôi lặng thinh, hắn nói tiếp:
“Bây giờ anh muốn thể hiện cho chúng tôi thấy sự tiến bộ của anh thì anh phải theo dõi báo cáo tư tưởng của anh nào chống đối cách mạng, ai phát biểu những gì bất lợi cho cách mạng. Báo cáo trực tiếp với tôi, hay bỏ vào hòm thư trước trại.”
Tôi phải trả lời hắn theo sách vở:
“Thưa cán bộ, nhiệm vụ chúng tôi ngoài việc học tập lao động, tôi còn phải báo cáo ngay nếu phát hiện được những thành phần nào trốn trại.”
Hắn nói:
“Tôi yêu cầu anh báo cáo những anh nào phát biểu chống đối kìa.”
Tôi vâng lấy lệ. Khoảng tháng sau, hắn kêu tôi ra lần nữa vì không thấy báo cáo của tôi, hắn hỏi:
“Tôi không thấy báo cáo nào của anh hết, anh là thành phần ngoan cố, chống đối.”
Tôi nói:
“Tôi có để ý một hai bữa, thấy anh em ai cũng an tâm, đâu có nói gì, thành tôi không có gì để báo cáo.”
Hắn đơn cử một vài lời nói mỉa mai của vài anh em. Tôi nói:
“Anh em vui miệng nói đùa, tôi không để ý.”
Thế là hắn lôi tôi ra, dùng báng súng đập cho một trận. Tôi mang thương tích và nước mắt căm hờn về trại, cơm nuốt không vào. Không phải đau mà khóc nhưng uất hận làm cho nước mắt tuôn trào. Tối hôm đó một vài anh em mang thuốc giảm đau và dầu xoa bóp cho tôi, thật là an ủi. Dầu sao chúng tôi cũng còn có nhiều anh em nghĩa khí và có tình người.
Bọn hắn cũng có mắt chọn người lắm. Mỗi ngày chúng tôi đi cuốc đất, cả đội dàn hàng ngang, chỉ tiêu mỗi người 4 mét chiều rộng và 200 mét chiều dài, chúng chọn một tên kêu ra nói nhỏ:
“Anh ráng cuốc 250 mét, kỳ sau gia đình anh lên thăm nuôi tôi sẽ can thiệp với trại để cho anh được gặp gia đình ban đêm.”
Ôi, một sự hứa hẹn tuyệt vời. Tù nhân nào lại không muốn hàn huyên với gia đình sau bao nhiêu năm dài ngăn cách, bao nhiêu biến cố vật đổi sao dời. Có người suy nghĩ chín chắn thì thấy là chuyện đau khổ thêm cho vợ mình, có người chuộng vật chất thì cho đó là một đặc ân của Cộng Sản. Thật là một thủ đoạn quá tinh vi. Thế là hôm sau, tên được kêu cuốc vượt trội hơn anh em khác. Tối về họp kiểm điểm chúng nêu ra:
“Anh A cũng như các anh, cùng sức vóc, cùng tiêu chuẩn ăn uống như nhau. Người ta cuốc được 250 mét, các anh cuốc có 200 mét, lại kêu không đủ giờ, chứng tỏ các anh làm cầm chừng, lười lao động. Bao giờ các anh mới tiến bộ đây?”
Bắt đầu từ ngày đó, chỉ tiêu là 250 mét/ngày. Chúng tôi cuốc từ sáng sớm đến chiều tối, tay chân rã rời, tai như bốc khói. Trên đường đi về trại, thân thể rã rời ngất ngưỡng như người mộng du, vì sức đã cạn rồi. Chúng tôi chửi thầm, ôi những thằng ngu, nào dám chửi thẳng vào mặt, nó mà báo cáo một phát là biệt giam, hai chân vào cùm, làm bạn với gián…..
Ở đây cũng có tổ chức những đêm văn nghệ, diễn viên là các em vượt biên bị bẳt. Các em còn rất trẻ, có em đã bị bắt vào đây đến 3 lần, thật đáng thương. Họ cho tập dượt, và cho trình diễn những đêm thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ của chúng. Nội dung hình như chúng tôi gần như thuộc lòng, vì xem đi xem lại, tháng này qua tháng khác. Khi nào tổ chức văn nghệ là chúng lùa hết ra sân vận động, không được ở lại trong trại.
Tôi cũng không biết nói sao, vì mỗi con người có trình độ nhận thức khác nhau, phải nói rằng nếu nghị lực không đầy đủ thì sẳn sàng làm tay sai cho chúng. Có một ngày, chúng tôi đang cuốc cỏ thì tên Công An quản giáo kêu tôi ra giữa đám mì, giở trò giáo đầu là tôi lao động lấy lệ, sinh hoạt không chịu phát biểu, ù lì, là thành phần chống đối ngấm ngầm, như vậy làm sao tiến bộ, cách mạng xét cho các anh về. Tôi muốn bật cười nhưng không dám, vì nó đã nhàm với chúng tôi. Nghe bao nhiêu năm rồi. Tôi lặng thinh, hắn nói tiếp:
“Bây giờ anh muốn thể hiện cho chúng tôi thấy sự tiến bộ của anh thì anh phải theo dõi báo cáo tư tưởng của anh nào chống đối cách mạng, ai phát biểu những gì bất lợi cho cách mạng. Báo cáo trực tiếp với tôi, hay bỏ vào hòm thư trước trại.”
Tôi phải trả lời hắn theo sách vở:
“Thưa cán bộ, nhiệm vụ chúng tôi ngoài việc học tập lao động, tôi còn phải báo cáo ngay nếu phát hiện được những thành phần nào trốn trại.”
Hắn nói:
“Tôi yêu cầu anh báo cáo những anh nào phát biểu chống đối kìa.”
Tôi vâng lấy lệ. Khoảng tháng sau, hắn kêu tôi ra lần nữa vì không thấy báo cáo của tôi, hắn hỏi:
“Tôi không thấy báo cáo nào của anh hết, anh là thành phần ngoan cố, chống đối.”
Tôi nói:
“Tôi có để ý một hai bữa, thấy anh em ai cũng an tâm, đâu có nói gì, thành tôi không có gì để báo cáo.”
Hắn đơn cử một vài lời nói mỉa mai của vài anh em. Tôi nói:
“Anh em vui miệng nói đùa, tôi không để ý.”
Thế là hắn lôi tôi ra, dùng báng súng đập cho một trận. Tôi mang thương tích và nước mắt căm hờn về trại, cơm nuốt không vào. Không phải đau mà khóc nhưng uất hận làm cho nước mắt tuôn trào. Tối hôm đó một vài anh em mang thuốc giảm đau và dầu xoa bóp cho tôi, thật là an ủi. Dầu sao chúng tôi cũng còn có nhiều anh em nghĩa khí và có tình người.
Bọn hắn cũng có mắt chọn người lắm. Mỗi ngày chúng tôi đi cuốc đất, cả đội dàn hàng ngang, chỉ tiêu mỗi người 4 mét chiều rộng và 200 mét chiều dài, chúng chọn một tên kêu ra nói nhỏ:
“Anh ráng cuốc 250 mét, kỳ sau gia đình anh lên thăm nuôi tôi sẽ can thiệp với trại để cho anh được gặp gia đình ban đêm.”
Ôi, một sự hứa hẹn tuyệt vời. Tù nhân nào lại không muốn hàn huyên với gia đình sau bao nhiêu năm dài ngăn cách, bao nhiêu biến cố vật đổi sao dời. Có người suy nghĩ chín chắn thì thấy là chuyện đau khổ thêm cho vợ mình, có người chuộng vật chất thì cho đó là một đặc ân của Cộng Sản. Thật là một thủ đoạn quá tinh vi. Thế là hôm sau, tên được kêu cuốc vượt trội hơn anh em khác. Tối về họp kiểm điểm chúng nêu ra:
“Anh A cũng như các anh, cùng sức vóc, cùng tiêu chuẩn ăn uống như nhau. Người ta cuốc được 250 mét, các anh cuốc có 200 mét, lại kêu không đủ giờ, chứng tỏ các anh làm cầm chừng, lười lao động. Bao giờ các anh mới tiến bộ đây?”
Bắt đầu từ ngày đó, chỉ tiêu là 250 mét/ngày. Chúng tôi cuốc từ sáng sớm đến chiều tối, tay chân rã rời, tai như bốc khói. Trên đường đi về trại, thân thể rã rời ngất ngưỡng như người mộng du, vì sức đã cạn rồi. Chúng tôi chửi thầm, ôi những thằng ngu, nào dám chửi thẳng vào mặt, nó mà báo cáo một phát là biệt giam, hai chân vào cùm, làm bạn với gián…..
Ở đây cũng có tổ chức những đêm văn nghệ, diễn viên là các em vượt biên bị bẳt. Các em còn rất trẻ, có em đã bị bắt vào đây đến 3 lần, thật đáng thương. Họ cho tập dượt, và cho trình diễn những đêm thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ của chúng. Nội dung hình như chúng tôi gần như thuộc lòng, vì xem đi xem lại, tháng này qua tháng khác. Khi nào tổ chức văn nghệ là chúng lùa hết ra sân vận động, không được ở lại trong trại.
Tôi và anh bạn Thắng đem áo mưa ra để nằm
ngủ, chúng bắt gặp. Thế là hôm sau chúng họp kiểm điểm là chúng tôi
không chịu tiếp thu văn hóa cách mạng, thành phần bướng bỉnh ù lì. Có
những trò khác, bọn chúng mị dân, mà ngay cả một số gia đình chúng tôi
cũng nghĩ chúng là nhân đạo. Thí dụ sau khi cho vợ con thăm nuôi, tiếp
tế, tối còn cho gặp. Ngày hôm sau, gia đình về, chúng đưa sổ cho thân
nhân viết cảm tưởng. Chúng đem trình làng với đồng bào ở ngoài hay các
phái đoàn quốc tế viếng thăm. Chúng đem khoe khoang cũng như phổ biến
trong trại, thế thì nhân đạo quá đi chứ, thử hỏi có thân nhân nào dám
viết lời không tốt cho chúng đâu.
Ở trại này, trước khi chúng tôi chuyển đến, có nghe kể lại một chuyện thương tâm. Là có số anh em giựt súng tên Công An định bỏ chạy nhưng bị một tên Tr/Tá của ta ôm lại để cho Công An bắn chết 1 hay 2 đồng đội của ta.
Ở trại này, trước khi chúng tôi chuyển đến, có nghe kể lại một chuyện thương tâm. Là có số anh em giựt súng tên Công An định bỏ chạy nhưng bị một tên Tr/Tá của ta ôm lại để cho Công An bắn chết 1 hay 2 đồng đội của ta.
Cả trại rất căm phẫn và khinh bỉ tên này.
Khi chúng tôi đến trại A 30 thì tên này đã được bọn Cộng Sản cho định cư
vùng kinh tế mới Mai Liên do trại quản lý và được đem gia đình đến sinh
sống vì hắn có công với cách mạng. Tên này là Tr/Tá Lập trước kia làm
Quận Trưởng quận Vạn Ninh, tôi biết vì vợ của hắn có chút bà con xa với
gia đình tôi. Những năm sau khi được phóng thích về, có một lần tôi ghé
thăm gia đình cha mẹ vợ hắn, thì mới hay việc đời có vay, có trả, thời
gian sau vợ hắn đã bỏ hắn, sống với người khác rồi.
Những khổ hình ở trại làm sao mà nói cho hết, tôi chỉ ghi lại những điều mình nghe, mình chứng kiến để bạn đọc suy nghĩ thấy cái bạo tàn, quỷ quyệt của chế độ để đem một chút ánh sáng cho những ai vì một chút quyền lợi riêng tư mà muốn cái gọi là ” hoà hợp hòa giải với Cộng Sản”. Các bạn có biết, cảnh đời tù tội là đắng cay, khổ nhọc nhưng cũng có lắm chuyện cười ra nước mắt.
Những khổ hình ở trại làm sao mà nói cho hết, tôi chỉ ghi lại những điều mình nghe, mình chứng kiến để bạn đọc suy nghĩ thấy cái bạo tàn, quỷ quyệt của chế độ để đem một chút ánh sáng cho những ai vì một chút quyền lợi riêng tư mà muốn cái gọi là ” hoà hợp hòa giải với Cộng Sản”. Các bạn có biết, cảnh đời tù tội là đắng cay, khổ nhọc nhưng cũng có lắm chuyện cười ra nước mắt.
Chúng tôi là những thành phần gồm sinh viên,
giáo chức, cán sự, hay hành chính bị động viên. Dẫu sao, với xã hội miền
Nam thời đó chúng tôi cũng là thành phần gọi là trí thức chút ít. Từ
nhỏ cha mẹ sinh ra đã hy sinh cho con ăn học những mong cho con mình đỗ
đạt, cho cuộc sống vững vàng, chúng tôi nào có quen các cuốc, cái cày.
Khi bị bắt vào đây chúng xem bọn tôi như một lũ ăn hại, vô tích sự.
Có một ngày đội chúng tôi đi cày lần đầu, các bạn có biết, trâu bò cũng quen với ngôn ngữ địa phương. Ở miền Trung từ Bình Định trở vào, muốn bò quẹo trái thì gọi Thá, muốn bò quẹo phải thì gọi Dí, muốn chúng dừng lại thì gọi Dò.
Có một ngày đội chúng tôi đi cày lần đầu, các bạn có biết, trâu bò cũng quen với ngôn ngữ địa phương. Ở miền Trung từ Bình Định trở vào, muốn bò quẹo trái thì gọi Thá, muốn bò quẹo phải thì gọi Dí, muốn chúng dừng lại thì gọi Dò.
Còn ở vùng Quảng Trị muốn quẹo trái thì gọi
Tắc, muốn quẹo phải thì dùng Rị, và muốn dừng lại thì dùng Họ. Hôm đó
mỗi người được phát một cặp bò và 1 cái cày, có một anh người Quảng Trị
cầm cày và cầm roi điều khiển bò, cứ dùng hết Tắc rồi Rị, bò nó không
biết đi đâu, nó quẹo lung tung. Bò đi mãi gần đến bờ rào đụng nhà dân,
anh la Họ….Họ….., bò vẫn đi, hoảng quá anh la : “Stop, stop, stop”. May
có vài anh em ra chận bò lại, chúng tôi có dịp cười nghiêng ngửa. Khi
anh chàng trở lại chúng tôi nói:
“Bò nó đâu có đến trường mà biết tiếng Anh, ông bạn.”
Những kỷ niệm đau khổ cũng như là hạnh phúc của con người đều có giá trị ngang nhau trong tiềm thức, người ta khó mà quên được. Có những ngày chúng tôi đi làm ruộng tại cánh đồng tên là Đầm Sen. Cánh đồng đầm lầy bạt ngàn, bỏ hoang lâu ngày từ thời Pháp thuộc, thật xa xôi và hẻo lánh, bèo lát, điên điển, cỏ dại mọc như rừng, mỗi lần nhảy xuống ruộng, có chỗ sình ngập lên tới cổ. Và có những đám ruộng nước đĩa ơi là đĩa….lội như bánh canh.
“Bò nó đâu có đến trường mà biết tiếng Anh, ông bạn.”
Những kỷ niệm đau khổ cũng như là hạnh phúc của con người đều có giá trị ngang nhau trong tiềm thức, người ta khó mà quên được. Có những ngày chúng tôi đi làm ruộng tại cánh đồng tên là Đầm Sen. Cánh đồng đầm lầy bạt ngàn, bỏ hoang lâu ngày từ thời Pháp thuộc, thật xa xôi và hẻo lánh, bèo lát, điên điển, cỏ dại mọc như rừng, mỗi lần nhảy xuống ruộng, có chỗ sình ngập lên tới cổ. Và có những đám ruộng nước đĩa ơi là đĩa….lội như bánh canh.
Từ nhỏ tôi cũng như nhiều anh em khác, nói
chung môi trường sống là thành phố, nên thấy đĩa rất là sợ. Lần đầu tiên
nhảy xuống ruộng, thấy nhột nhột nhảy lên, là một vài con bám chân bám
đùi, máu chảy tùm lum…..Úi trời ơi, thật là hãi hùng, bắt chúng xong lại
nhảy xuống, vì nhảy lên bờ thì AK chĩa vào đầu.
Ngày ấy làm ruộng về, mặc dù đói, nhưng cơm nuốt không nổi vì tinh thần căng thẳng và hãi hùng quá mức. Mấy hôm sau, chúng tôi rút kinh nghiệm, chọn bộ quần áo nào mới nhất, không có chỗ rách, bỏ áo vào trong quần, cột hai ống chân cho chặt, cột quanh lưng, cột hai khuỷu tay, nhờ thế mà khi nhảy xuống ruộng, thấy đĩa bơi quanh người nhưng chúng không bám được, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ, chúng vào tận chỗ kín để cắn, về nhà máu me tùm lum phát khiếp.
Ngày ấy làm ruộng về, mặc dù đói, nhưng cơm nuốt không nổi vì tinh thần căng thẳng và hãi hùng quá mức. Mấy hôm sau, chúng tôi rút kinh nghiệm, chọn bộ quần áo nào mới nhất, không có chỗ rách, bỏ áo vào trong quần, cột hai ống chân cho chặt, cột quanh lưng, cột hai khuỷu tay, nhờ thế mà khi nhảy xuống ruộng, thấy đĩa bơi quanh người nhưng chúng không bám được, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ, chúng vào tận chỗ kín để cắn, về nhà máu me tùm lum phát khiếp.
Cũng có những chuyện vui đáng nhớ. Số là sau
khi khai hoang xong, những đám ruộng bùn quậy lên rất nhiều cá nên anh
em tha hồ bắt. Tôi thì chạm cá rất nhiều, nhưng chẳng bao giờ bắt được
cả. Bắt nó lên là nó vuột, bắt một tay cũng vuột, hai tay cũng không
xong. Chiều về hỏi mấy anh bạn chuyên nghiệp chỉ giùm cho một chiêu làm
sao để bắt mà nó không vuột. Anh bạn cười:
“Bắt cá cũng như đi cua gái vậy, khi đụng nó phải từ từ mò từ đuôi lên tới đầu, khi vị trí của đầu nằm trong lòng bàn tay rồi, thì dịu dàng nắm lại, thật chặt và thật êm thì không bao giờ bị mất cả”.
Thế là hôm sau theo cách chỉ dẫn của anh bạn, tôi được mấy bữa bồi dưỡng ngon lành. Có những ngày làm cỏ ở những thửa ruộng cạn, chúng tôi không tìm được thứ gì để ăn. Vài ba người, mỗi người vài chú nhái, chiều về cải thiện, 1 vài con không đáng là bao, người nọ dồn cho người kia để ăn cho đủ. Các bạn biết sao không?
“Bắt cá cũng như đi cua gái vậy, khi đụng nó phải từ từ mò từ đuôi lên tới đầu, khi vị trí của đầu nằm trong lòng bàn tay rồi, thì dịu dàng nắm lại, thật chặt và thật êm thì không bao giờ bị mất cả”.
Thế là hôm sau theo cách chỉ dẫn của anh bạn, tôi được mấy bữa bồi dưỡng ngon lành. Có những ngày làm cỏ ở những thửa ruộng cạn, chúng tôi không tìm được thứ gì để ăn. Vài ba người, mỗi người vài chú nhái, chiều về cải thiện, 1 vài con không đáng là bao, người nọ dồn cho người kia để ăn cho đủ. Các bạn biết sao không?
Cho thì tiếc, bèn oảnh tù tì ai thắng thì ăn
hết, ai thua thì nhịn. Ôi con người khi tới tận cùng đất đen rồi thì mới
nhận chân được giá trị của nó. Chuyện đã 28 năm rồi, nhiều khi tôi nghĩ
mình cũng nên quên đi để sống những ngày còn lại của cuộc đời. Nhưng
thỉnh thoảng quá khứ lại hiện về, không sót một chi tiết nhỏ nào. Có
những đêm ác mộng hãi hùng, bị đánh, bị tra tấn và những cơn trốn chạy
dưới lằn đạn AK của chúng. Khi tỉnh dậy tinh thần bàng hoàng, đầu óc
ngây ngô. Và không biết đến bao giờ tâm trí mới được bình yên đây. Đọc
qua lịch sử biết bao sự hưng vong của chế độ Đinh, Lý, Trần,Lê….Biết bao
nhiêu thi nhân đã tiếc thương một thời quá khứ êm ấm, thanh bình…..
Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương,
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Hay:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia…
(Bà Huyện Thanh Quan)
Hoặc:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ây hồn Thục Đế thác bao giờ
Năm canh, máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc Xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Đêm đêm ròng rã kêu ai đó
Dục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ
(Nguyễn Khuyến)
Vận nước đã đổi thay, quê nhà chìm đắm trong cảnh bất công. Giới thống trị thì vàng son rủng rỉnh, xe pháo dập dìu, người dân còn lại phải vật lộn với cuộc sống đầy gian nan mới đủ cơm ngày hai bữa, và còn phải lo thuốc thang khi đau yếu. Không hiểu tiền nhân có đau khổ như chúng ta không? Nếu có thì chỉ có sự thay đổi thể chế xã hội và đau nỗi mất nước, không đến nỗi phải lưu vong như chúng ta, trên 15.000 dặm đường chim bay, xa hơn một nữa vòng trái đất. Muốn tìm một chút tình cảm thân thương nơi cha, nơi mẹ, nơi anh em, nơi bạn bè hay người thân thật là khó vô vàn. Thật là:
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Muốn cho tái ngộ chỉ nhờ mộng trung….
Chúng ta đã may mắn thoát khỏi ách bạo tàn, dung thân ở xứ tự do. Tuy không dễ, nhưng chúng ta có đầy đủ quyền tự do của một con người được pháp luật bảo vệ. Quê nhà còn biết bao người thân đang trầm luân với cuộc sống đoạ đầy và bất công, chỉ hy vọng chút tin vui khi có con cái, hay anh em gửi về chút ít quà hay tiền để mạch máu đang chảy không bị cạn….bởi một lũ vô thần, tham lam, ích kỷ và tàn bạo…..
Với những dòng này, mong đóng góp chút ít tư liệu về cuộc chiến, và những gương hy sinh của các Sĩ Quan QLVNCH, những anh hùng không tên tuổi đã nằm xuống trong cuộc chiến, để giữ gìn miền Nam êm ấm thanh bình gần 3 thập niên từ sau 1945-1975. Và để cho thế hệ sau phân tích sự hy sinh gian khổ của cha ông. Và cũng mong quê hương dân tộc sớm khỏi ách bạo tàn của một lũ người vô thần thống trị,và mãi mãi thanh bình trong chiều hướng tự do dân chủ…..
Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương,
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Hay:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia…
(Bà Huyện Thanh Quan)
Hoặc:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ây hồn Thục Đế thác bao giờ
Năm canh, máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc Xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Đêm đêm ròng rã kêu ai đó
Dục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ
(Nguyễn Khuyến)
Vận nước đã đổi thay, quê nhà chìm đắm trong cảnh bất công. Giới thống trị thì vàng son rủng rỉnh, xe pháo dập dìu, người dân còn lại phải vật lộn với cuộc sống đầy gian nan mới đủ cơm ngày hai bữa, và còn phải lo thuốc thang khi đau yếu. Không hiểu tiền nhân có đau khổ như chúng ta không? Nếu có thì chỉ có sự thay đổi thể chế xã hội và đau nỗi mất nước, không đến nỗi phải lưu vong như chúng ta, trên 15.000 dặm đường chim bay, xa hơn một nữa vòng trái đất. Muốn tìm một chút tình cảm thân thương nơi cha, nơi mẹ, nơi anh em, nơi bạn bè hay người thân thật là khó vô vàn. Thật là:
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Muốn cho tái ngộ chỉ nhờ mộng trung….
Chúng ta đã may mắn thoát khỏi ách bạo tàn, dung thân ở xứ tự do. Tuy không dễ, nhưng chúng ta có đầy đủ quyền tự do của một con người được pháp luật bảo vệ. Quê nhà còn biết bao người thân đang trầm luân với cuộc sống đoạ đầy và bất công, chỉ hy vọng chút tin vui khi có con cái, hay anh em gửi về chút ít quà hay tiền để mạch máu đang chảy không bị cạn….bởi một lũ vô thần, tham lam, ích kỷ và tàn bạo…..
Với những dòng này, mong đóng góp chút ít tư liệu về cuộc chiến, và những gương hy sinh của các Sĩ Quan QLVNCH, những anh hùng không tên tuổi đã nằm xuống trong cuộc chiến, để giữ gìn miền Nam êm ấm thanh bình gần 3 thập niên từ sau 1945-1975. Và để cho thế hệ sau phân tích sự hy sinh gian khổ của cha ông. Và cũng mong quê hương dân tộc sớm khỏi ách bạo tàn của một lũ người vô thần thống trị,và mãi mãi thanh bình trong chiều hướng tự do dân chủ…..
Võ Đức Nhuận
(Đây là những nhân vật có thật trong chặng đường chiến đấu cuối cùng, và những trại cải tạo đã đi qua)
TONY DƯƠNG * NHỮNG CÁNH CHIM KHÔNG MỎI
Những Cánh Chim Không Mỏi
Đây là lần thất bại thứ mấy rồi, tôi không còn nhớ được – nhưng thất bại bị ở tù thì đây là lần thứ hai.
- Lần thứ nhất: Cùng ông anh rể, xuống tuốt mãi Trà Vinh: Họ dụ khị để
bán vé, rồi bắt bỏ tù 10 tháng, đòi đem tiền chuộc mạng, mới tha!!!( có
đáng nổi loạn chưa?) - Lần thứ hai: Tham gia cướp tàu có vũ khí (đã nổi
loạn thật rồi!!!); tù 15 tháng!... Các cụ bảo: “Cùng tắc biến, biến tắc
thông” xem ra chẳng đúng một ly ông cụ nào trong trường hợp của tôi
cả!...Cái cảnh “cùng đường” của tôi đã được bọn chúng tôi “khuấy lên
thành BIẾN “!...
Thế nhưng cái “tắc biến” đó lại dẫn tôi đến nơi “tắc tị”... Tôi vừa suy ngẫm như thế, vừa thất thểu trên đường chẳng biết đi về đâu. Với nước da bạc thếch lốm đốm những nốt ghẻ ruồi và muỗi đốt, nhất là cái đầu trọc lốc dễ gây chú ý cho những người qua lại, và không dấu được hành tung của một tên tù, hay ít ra là của một tên tù vừa được thả, thì bỗng nghe có tiếng gọi tên tôi...Một cô gái cũng khá tiều tụy, từ bên kia đường đang hăm hở lách dòng xe cộ băng qua. Hóa ra là Ngọc Bảo, một sinh viên trước năm 1975 và cũng là vị hôn thê của tôi.
Chúng tôi đưa nhau vào một quán cóc ven đường. Ngọc Bảo cho biết nàng cũng vừa được thả từ huyện Duyên Hải về tuần trước. Về chuyện của tôi cả hai bên Cha Mẹ đều đã biết. Các vị buồn chứ không lo lắng lắm. Riêng Ông Già Vợ của tôi thì “ phán” thêm một câu: “ Ngựa non háu đá!” và nói với Bảo rằng ông muốn gặp tôi chừng nào tôi được tha về. Ông già vợ tôi là người có khuynh hướng thực dụng, làm việc cần cù và rất thận trọng. Phân tích những lần thất bại của tôi và của các ông – ông thường dựa vào 3 yếu tố Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa... nhưng luôn nhấn mạnh “ chính mình phải luôn luôn nắm lấy lấy thế chủ động “.
Việc gì cũng vậy, nếu chưa chuẩn bị chu đáo thì hãy chờ thời. Từ đó tôi ở hẳn nhà bố mẹ vợ tôi. Tứ thân phụ mẫu đã cùng lo tổ chức hôn lễ cho chúng tôi. Sau đó nhờ sự quen biết rộng rãi ông xin nhập hộ khẩu cho tôi. Dịp này chị tôi từ Mỹ gởi về mừng chúng tôi một số vốn kha khá. Vợ tôi sang được một sạp bán đường, đậu, bột tại chợ Hòa Bình. Còn tôi học được một lớp máy nổ tại Trường Kỹ Thuật Cơ Khí trên đường Vườn Chuối Sài Gòn. Năm 1984 chúng tôi có một cháu trai, ba năm sau nữa vợ tôi sinh thêm một cháu gái.
Vợ chồng tôi tâm sự với ông: “ Chúng con thấy trách nhiệm ngày càng thêm nặng...Chúng con không thể để các cháu lớn lên trong cái xã hội mỗi ngày thêm một thoái hóa này được được...” Ông nhìn tôi thích thú: “ Tôi tưởng những cánh chim bằng đã mỏi rồi chứ!” – Rồi ông cười ha hả... Có lần ông kể cho tôi nghe như một lời gợi ý: Một lần ông đến liên hệ công tác với công ty Hải Sản quận 6, Giám đốc công ty này thấy ông nói tiếng Bắc, lại than sắp về hưu, ngỡ ông là cán bộ, nên vốn vã: “ Lo gì đồng chí cứ xuống đây “... Chúng tôi bèn nhờ ông mở hồ sơ tại đó và lấy những thông tin cần thiết. Sau đó chúng tôi chính thức đến phường xin thị thực chữ ký và đem đơn đến Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố nạp ở Sở Thủy sản để xin phép đóng thuyền đánh cá ven biển.
Được giấy phép, chúng tôi đến Hợp Tác Xã Sao Vàng tại quận 8 ký hợp đồng đóng thuyền. Ngày thuyền đóng xong, khánh thành hạ thủy, chúng tôi cũng mời thầy cúng Tổ Nghiệp. Tiệc khánh thành chúng tôi mời công nhân hợp tác xã và hai anh công an địa phương tham dự. Rượu nửa chừng, anh công an trưởng nửa đùa nửa thật: “ Này, chừng nào cậu vượt biên nhớ rủ tớ với nhé!” Vợ tôi tái mặt, tôi vội bỏ đũa đùa lại: “ Dạ, nếu anh chịu thì nhất định em sẽ đến tận nhà mời cả chị và các cháu nữa!”
Anh công an khu vực cũng thêm vào: “ Các cậu cứ ngồi lai rai, tớ phải đi rồi, chiều nay tớ sẽ tóm một lũ vượt biên cho coi!” Lúc đó đã quá 3 giờ 30 chiều. Tiệc tan, chúng tôi cũng dọn dẹp xong, sau đó tôi đi tìm được anh công nhân để nhờ giới thiệu một người thợ máy. Chuyện vãn một lúc lâu, tôi chở vợ tôi trên chiếc xe Lambretta sport cổ điển rời khỏi bến sông. Đi vào trong xóm, còn xa mới ra đến đường Phạm Thế Hiển, đã thấy phía trước môt đoàn người bị trói thành một giây đang bị dẫn đi.
Thấy tôi, anh công an khu vực khi nãy hất hàm kênh kiệu: - Thấy chưa? Tôi đùa lại: - Anh phát tài rồi! Vỏ thuyền có rồi, bây giờ đến giai đoạn làm máy. Công đoạn này, và trong giai đoạn 1987 này mới thật vất vả. Tôi còn nhớ hồi đầu phong trào vượt biên, người ta tìm kiếm vỏ tàu phải là dài hơn 20m, 19 là bị chê rồi. Máy thì chọn Yanmar 8 lốc đầu bạc, hèn cũng phải 6 lốc, 4 lốc là bị chê, đầu xanh cũng chê...
Còn bây giờ thì bói cũng không mua nổi một máy hai lốc được cho là tạm ổn. Cuối cùng chúng tôi chọn mua trong đống phế liệu một thân máy hai lốc thật cũ xì hiệu Kiloska sản xuất tại Ấn Độ - anh thợ máy, người tôi nhờ đi mua giải thích: - Cái thân máy này có thể cải tiến được; 1 – Thân máy rất dầy, các máy dẫn nước giải nhiệt còn nguyên chưa bị nước biển bào mòn gây rò rỉ 2 – Trục máy rất lớn có thể mài mà không sợ yếu. 3 – Phần thân đặt cylinder rất dầy tha hồ xoáy, để thay cặp cylinder to nhất. 4 – Cá bộ phận khác ta còn có thể kiếm ra... Khi đem về tái tạo, chúng tôi thay vào bằng một cặp cylinder Yanmar và một cặp Píton Kubota mới toanh, chỉ còn thiếu một cây lap cốt cam.
Anh thợ máy lại một phen vất vả mất mấy ngày mới vác về một cây lap, hình như được tháo ra từ một cái máy điện nào đó, sau khi anh hì hục chế biến, rồi cũng lắp vào được. Tiện, xoáy, đục, đẽo, cắt, mài thôi thì đủ cả...
Các công đoạn giờ đã hoàn thành. Chúng tôi cho nổ máy thử, tiếng nổ âm vang, từ dòn tan như bắp khi ga thấp, cho đến rền êm khi tăng ga lên tối đa. Chiếc thủy động cơ của chúng tôi giờ đây như mới, tôi bảo đảm ngay đến ông chủ hãng Kiloska Ấn Độ có thấy cũng không dám nghĩ đó lại là từ sản phẩm của mình. Máy được lắp đặt vào vỏ thuyền xong xuôi, chúng tôi chuẩn bị cho bữa tiệc khao quân trên sông nước. Thức ăn đã được bầy ra ở khoang trên, rượu, thuốc lá đã sẵn sàng. Tôi mường tượng chút nữa đây, vừa cầm lái cho thuyền vun vút trên sông, vừa nâng ly chúc tụng nhau cho bõ những ngày mồ hôi chảy... Đến giờ hoàng đạo, anh thợ máy lệnh cho tài công quay máy. Tôi đứng cạnh anh, chờ sai bảo khi cần.
Máy nổ rộn ràng tựa tiếng vỗ tay chào mừng của một đám đông. Anh thợ máy ra lệnh tiếp cho tài công gài số tới và kéo ga...rời bến. Thuyền giật lên chuyển mình. Tất cả mọi người hoảng hốt! Thay vì thuyền tiến lên rời bến, thì nó lại thụt lui thật mạnh...suýt gây tai nạn phía sau...Anh thợ máy hoang mang suy tính...Tôi trấn an; - Thôi thì...ta vừa bàn vừa nhậu...Thịt rượu sẵn sàng rồi... Kiểm tra thật kỹ từng động cơ qua hộp số đến chân vịt...không có gì sai sót.
Vậy nguyên nhân từ đâu? Máy vẫn nổ nhẹ nhàng khi khởi động...Tắt máy để kiểm tra thật kỹ vẫn không thấy gì bể gẫy...Thôi đây rồi...Tôi chợt hiểu; Tất cả chỉ tại cây cốt cam...Một thứ: “Râu ông nọ cắm cằm bà kia “ Từ những kiểm tra thực tế đó, tôi đi mua ngay một cái chân vịt trái chiều. Cuối cùng thuyền của chúng tôi: Lui tới ngon lành như bao thuyền khác. Nhưng khi kiểm tra về tốc độ...mới thật là số Dách!...Máy mạnh thuyền chạy nhanh là chuyện rất bình thường. Trong trường hợp thuyền của tôi chỉ có chúng tôi mới biết: nó mạnh nhỡ cặp cylinder và piston quá khổ!... Chúng tôi đăng ký vào Hợp Tác Xã Đánh Cá Nhà Bè. Từ một người mất chỗ đứng trong xã hội “xhcnvn” giờ đây tôi đã trở thành Thuyền Trưởng kiêm Thợ Máy và “ chỗ đứng của tôi nhất định là trên con thuyền “ này rồi!!...
Vợ tôi là chủ phương tiện đánh cá này, hay nói cho oai là Chủ Tầu đánh cá! Lương, em trai vợ tôi là tài công, cô vợ tôi, chị gái tôi, em gái vợ tôi là thuyền viên!...Thành lập một danh sách như thế để đi đăng ký hành nghề đánh cá, tôi mới thấy một khoảng trống không thể nào chấp nhận được! Bạn đi đánh cá ven biển thì có thể là đàn ông, đàn bà, già trẻ gì đều được ráo...Nhưng chỉ có hai mống đàn ông là không thể được!!!
Khi ra khơi lỡ một người ốm đau thì sao? Cuối cùng chúng tôi phải rủ thêm anh Bình, một bạn hàng xóm tham gia, với điều kiện anh phải góp vào năm chỉ vàng. Đây chỉ là điều kiện chúng tôi cầm chân anh mà thôi. Cho đến lúc đó, thông thường vượt biên vẫn phải là 3 “ cây” trở lên, điều kiện chúng tôi đưa ra làm anh ngỡ ngàng...
Dĩ nhiên là anh mừng húm, bắt ngay. Kể từ lúc đó chúng tôi chăm chỉ hành nghề! Nếu ai tinh ý sẽ thấy chúng tôi xuất bến ra khơi kể cả các ngày giông gió lớn. Đi đi về về đến độ sạp đường, đậu, bột của vợ tôi tại chợ Hòa Bình cứ mỗi ngày một teo lại. Thực ra những ngày ra khơi là tập cho quen để không say sóng, tập nhảy sóng ra sao, tập đoán thời thiết bằng cách nhìn ráng trời, mây, nước, và cũng là quan sát địa hình cũng như thực trạng hoạt động của biên phòng và của các tàu đánh cá quốc doanh.
Buổi tối, tôi thường neo thuyền và đăng ký tạm trú tại bến công an biên phòng cửa sông Rinh. Mỗi lần được phép đi đánh cá là phải mua cá để khi về có cá bán cho Hợp Tác Xã, hay ít nhất cũng phải có chút đỉnh làm quà cho biên phòng và công an dọc bờ sông. Năm 1986, Tường Vân em gái của vợ tôi được người anh họ đưa đi đã đến bến tự do. Từ đảo Galang cô gửi thư về, ngầm chỉ đường cho tôi tìm gặp người taxi chở cô. Nắm rõ tình hình, tôi ra bến xe mua vé đi Bà Rịa, đem theo xe đạp.
Còn cách Bà Rịa 18 cây số, tôi xuống xe, đạp khoảng hai cây số, tôi thấy một xe nước mía bên đường, ghé vào nghỉ chân, kêu một ly nhâm nhi giải khát, nhìn sang bên kia đường...Tôi tìm thấy một căn nhà tranh vách đất, trên vách gần cửa có trổ một cửa sổ tròn, nhìn qua bên phải có một trạm sửa xe màu xanh dương. Băng qua đường tôi đi thẳng đến căn nhà tranh. Từ sân nhìn xuyên qua nhà vào tận bếp, tôi thấy một người đàn bà và một đứa nhỏ, tôi mạnh dạn lên tiếng như một người quen: - Chị Cang ơi! Anh Cang có nhà không? Người đàn bà bế con ra ngó tôi lom lom: - Anh...mà xin lỗi..Anh là ai? - Tôi là anh của cô Vân - Cô Vân nào cà?...Mà anh tìm anh Cang có chuyện gì không? Tôi nghĩ người đàn bà này thật khôn ngoan, kín đáo, biết rõ việc của chồng mà chị ta vẫn vờ như không biết. -
Cũng có chút việc muốn nói với anh ấy, chị có biết bao giờ anh ấy về không? - Mọi khi giỡ này về rồi, còn hôm nay thì tôi không biết. - Thôi được! Tôi ra ngoài một lát, chút nữa tôi quay lại vậy! - Tôi vừa quay ra thì chị vợ reo lên; - kìa, anh ấy về rồi. - Tôi thấy một anh chàng thanh niên khoảng gần 30 tuổi từ ngõ bước vào sân, dáng đi vững vàng chắc nịch, khổ người cao to cân đối, nước da nâu bóng nhẫy, rõ ra một người suốt ngày sống với sóng gió thiên nhiên. Nét phong trần phóng khoáng của anh khiến tôi có tình cảm ngay khi gặp mặt.
Thấy tôi, đôi lông mày Cang hơi nhíu lại, thì chị vợ lên tiếng: - Anh đây là anh của cô Vân - Làm sao anh biết mà ra đây? - Em tôi viết về giới thiệu cho tôi, mấy tháng trước cô ấy đã ở đây vài ngày, nên tôi ra đây để cám ơn anh chị. Hình như Cang còn do dự, chưa đủ tin, tôi tung thêm đòn tối hậu: - Lúc mới đến đây nhìn thấy chị Cang, tôi đã hoàn toàn tin là tôi đã đến đúng nhà và tìm đúng người, vì chiếc áo sơ mi mà chị đang mặc, chính là chiếc áo quen thuộc mà ở nhà em Vân thường mặc. - Đến lúc ấy Cang mới chịu đưa tay ra bắt tay tôi và vui vẻ mời tôi ngồi uống nước.
Lúc đó đã quá trưa, chị Cang nhanh nhẩu dọn cơm và mời tôi cùng ăn với anh chị. Xong bữa thì chúng tôi đã thực sự thân tình. Anh pha hai ly cà phê rồi kéo tôi ra sau nhà ngồi dưới gốc điều ( đào lộn hột ) xum xuê rợp bóng.
Tôi hỏi anh: - Bữa trước cá lớn của anh Diệm nằm có xa không? - Khoảng một giờ taxi thôi. - Từ đấy ra biển bao xa? - Gặp lúc nước ròng cũng chỉ khoảng một giờ đồng hồ - Có thể tìm được bến khác tốt như thế không - Ăn thua là cá lớn, lớn hay nhỏ thôi, nếu chỉ bằng của anh Diệm thì vùng này thiếu gì vũng có thể làm bến. Tôi đề nghị anh Cang cho tôi đi chơi một vòng, nhân tiện thăm cho biết bến của anh Diệm ra sao. Cang lấy đưa tôi một bộ quần áo của anh để tôi “ giả dạng thường dân”, mặc dù bộ quần áo của tôi đang mặc trên người chẳng đáng giá gì.
Trên chiếc Tam bản, tôi ngồi đằng mũi, cũng hờ hững cầm theo một mái chèo. Cang ngồi lái, con thuyền uốn lượn đưa tôi đi như đi trong một mê hồn trận. Thật là một vùng trời nước mênh mông luồn lách dọc ngang chằng chịt, nếu không phải là người địa phương, đã vào đây cầm chắc sẽ lạc lối, khó tìm được đường về. Ấy thế mà Cang luôn miệng giải thích chỗ này là gó ếch, chỗ kia là vũng cua... Lúc này nước đang dâng lên và bóng tồi bắt đầu phủ xuống. Chúng tôi ra về, đêm đó tôi nghỉ lại nhà Cang. Sáng sớm hôm sau, theo đề nghị của tôi, Cang đưa tôi ra biển. Cũng may lúc đó nước vẫn còn ròng, nên khoảng hai tiếng sau thì tôi đã nghe tiếng sóng biể rì rào. Cửa rạch mỗi lúc thêm mở rộng...
Trước hình như có một cái đảo chặn ngang tầm mắt. Cang bảo chúng tôi đã ra đến biển – Vì lúc này nước đã hết ròng, mép nước biển cũng đã rút ra xa, nên mới thấy được trọn vẹn cả bãi bùn lẫn cồn đất đang bồi. Lúc nước lớn mặc cồn hoàn toàn chìm dưới mặt nước sâu khoảng ngang thắt lưng – Tuy nhiên các lùm cây vẫn xanh um. Chúng tôi bơi xuồng vòng ra phía ngoài mặt cồn cạn. Quả thật chúng tôi đã hoàn toàn ra khơi, nhấp nhô đây đó những con thuyền đánh cá. Xa xa về bên trái là một dốc đá, trên đó thấp thoáng có một ngôi chùa, Cang cho biết ngôi chùa bỏ hoang từ lâu, bây giờ chỉ là chỗ nghỉ trưa, ăn cơm của những người mò cua bắt ốc. Ngay bên dưới chỉ là vũng bùn, nên tất cả những ghe cào cũng lánh xa.
Xa hơn nữa là cửa sông Rinh, mà bên kia là đồn công an biên phòng nằm gần như dựa vào chân núi lớn Vũng Tàu. Về bên mặt chúng tôi, lác đác những hàng cột đáy, càng xa về huyện Duyên Hải và Vam Láng cột đáy càng thêm dày đặc. Lúc trở về, vì là nước dừng và cạn nên chúng tôi phải chèo thuyền rất vất vả, phải mất một thỡi gian dài gấp hai lần chuyến đi, mới về đến nhà. Tuy vậy có một cái lợi là tôi quân sát được độ nông sâu của con rạch, căn cứ vào các thân cây để lại vết bùn rêu bám vào khi nước lớn.
Trước khi rời nhà Cang, tôi hỏi; - Sao anh không tự lực làm một mình mà phải dựa vào người khác? Tôi thấy anh cũng tháo vát lắm mà! - Chúng tôi chỉ mới đến đây đây được vài năm thôi nên không quen biết nhiều. Về lại Sài Gòn tôi tìm mua được một bản photocopy bản đồ hải hành thuộc vùng cửa sông Rinh để nhận định được rõ vị trí mà tôi và Cang đã đi suốt một ngày rưỡi trên thực địa.
Tôi thấy có thể chọn vùng này làm nơi xuất phát. Tôi đem dự kiến của tôi bàn lại với ông già vợ và trình bầy khái quát; Buổi đi biển chót, không về bến, đợi đến tối khuya khi nước lên, dẫn thuyền vào lạch mất một giờ, bốc dầu, bốc lương thực, bốc người tối đa một giờ, quay thuyền trở ra biển thêm độ một giờ nữa, là khoảng độ 3 tiếng đồng hồ tất cả.
Như vậy khoảng 3 giờ 30 sáng thuyền sẽ thong thả ra khơi, như bất kỳ một thuyền đánh cá nào khác. Nghe xong ông già vợ tôi phản bác ngay: - Vẫn hoàn toàn bị động! Này nhé, từ lúc bắt đầu vào lạch là lúc thuyền trở nên bất hợp pháp, ba giờ là tối thiểu, lúc nào thuyền cũng bị lệ thuộc vào con nước, ba giờ đầy bất chắc cho thuyền không phải là ngắn ngủi. Nếu thuyền không gặp rủi ro, nhưng nhóm taxi gặp phải thì thuyền vẫn bị vạ lây, không có cách nào gỡ ra được!
Tại sao ta không đem điểm xuất phát ra tuốt bên ngoài? Tôi chợt hiểu: - Như vậy con có thể chọn điểm ở gần cồn cạn? - Tại sao không chính là cồn cạn? - Lúc nước lên cồn cạn bị ngập nước. - Càng tốt, nhóm taxi càng không thể lên đổ người lên đó rồi rút trước, mà sẽ ẩn kỹ trong các lùm cây trên đó. Tôi hiểu ý ông già vợ, lúc nào cũng muốn bảo vệ thuyền, và còn muốn nhóm taxi tham dự vào công việc để bảo đảm sự thành công. Tôi kể cho ông nghe về chuyện gặp gỡ của tôi với Cang – và ý muốn của tôi sẽ nhờ Cang..
.Sau khi hỏi tôi về tính tình, gia cảnh của anh, ông đồng ý với tôi nên nhờ Cang là phải. Tôi bèn nhờ ông hôm sau đi gặp Cang để bàn chi tiết, kể cả tiền bạc. Kết quả ông mang về thật hợp lý và tốt đẹp. Nhằm làm cho Cang lên tinh thần bằng cách tạo cho anh ta một hy vọng “Bắt được cái mối lâu dài”, khi gặp Cang ông đóng vai Người Chuyên Tổ Chức. Ông hỏi Cang có dám đưa nguyên một nhóm taxi ra hẳn ngoài biển không? Cang nhận và nói đến số đầu không quá 20, bởi lẽ chỉ riêng anh chị em ruột của anh ta có tới 5, thêm vào là ông bố vợ với hai người em vợ. Về phần giá cả Cang chỉ xin 2 chỉ mỗi đầu.
Ông đồng ý với điều kiện là không được đổ khách xuống bãi. Ông còn tố thêm là sẽ thưởng thêm 1 chỉ cho mỗi đầu khách nếu “ ráp nối” thành công. Ngoài ra nếu chẳng may không ráp nối được, taxi phải cố gắng đưa khách về an toàn sẽ được hưởng 2 chỉ tiền công lần về. Công lần đi thanh toán ngay khởi sự. Chúng tôi cũng thỏa thuận nhờ Cang mang dầu ra dấu ngoài biển, mỗi can 30 lít với giá 1 chỉ. Trong khi giá bình thường trong đất liền một chỉ mua được gần ba chục can. Nước ngọt để uống cũng vậy: 1 chỉ cho mỗi can 30 lít. Cang lý luận: Gánh dầu hay nước ngọt ra biển bị bắt cũng tù như tội tổ chức vượt biên...Để tiết kiệm tiền về vụ nước, tôi lập tức ngăn phần mũi nhọn của thuyền thành một hầm nhỏ chứa nước.
Ốp hai lần gỗ, ở giữa chèn chấu khô cho nước không thấm, vách ngăn với khoang thuyền tôi đặt một vòi nước cho tiện. Phía trên bên ngoài tôi cũng mở ra một nắp như các hầm thuyền khác. Trong hầm này từ đó lưu trữ thường xuyên 5 cây nước đá 50 ký (5x50=250 lít). Đó là tiêu chuẩn nước đá được đem theo cho các thuyền đánh cá. Thể tích của hầm trên 400 lít, ngày khởi sự chúng tôi sẽ đổ thêm nước cho đầy. Như vậy cộng với một phuy 200 lít được phép có trên thuyền, chúng tôi có trên 600 lít nước ngọt, dư cho cả 20 người trong cuộc hành trình.
Nhờ sự quen biết của gia đình, chúng tôi mời được một Trung úy hải quân xưa kia phục vụ trong đơn vị tuần duyên VNCH dậy cho chúng tôi cách đi biển. Tất cả thân nhân trong gia đình chúng tôi, dù trai hay gái đều quây quần ngồi nghe ông chỉ. Từ cách đo toa độ trên bản đồ, cách bố trí vật dụng trước mặt tài công, và lái thuyền theo hải bàn – cho đến cách lái thuyền khi không có hải bàn hay hải bàn bị hư bể...
Nếu trời trong, học cách nhận định đi theo hướng trăng sao. Nếu trời tối mây mù, ta có thể lái theo hướng gió. Ông nhắc chúng tôi: “ Vùng biển Việt Nam có gió mùa, gió nồm thổi từ tây nam qua đông bắc. gió bấc thổi từ đông bắc xuống tây nam". Tìm phương hướng bằng cách nghe tiếng gió: Quay mặt về hướng gió thổi tới, nhẹ nghiêng mặt qua phải, rồi qua trái để nghe tiếng gió thổi ù ù vào tai bên này hay bên kia, nhẹ nhàng điều chỉnh sao cho tiếng ù ù ở hai bên tai can bằng.
Lúc đó, hướng mặt ta đang đi chính là hướng tây nam hay đông bắc. Từ vị trí hướng vừa tìm được, điều chỉnh mũi thuyền lên hay xuống bao nhiêu độ cho đúng với hướng đi là chuyện quá dễ dàng. Dĩ nhiên theo cách này còn cần đến một dụng cụ chia góc số theo hải bàn được phóng lớn cho dễ nhìn và dễ lái.
Chúng tôi bèn lấy cái mâm nhôm cũ đang dùng trên thuyền, lật úp xuống khắc vào đáy, đoạn bôi đen nham nhở để ngụy trang, khi cần chỉ một miếng giấy nhám chà sạch, đáy mâm sẽ hiện rõ ràng nét khắc mầu đen. Khi xử dụng, nó sẽ được đặt úp dưới một sợi dây căng thẳng dọc theo chiều từ mũi xuống đuôi thuyền. Khi nói về bão, ông cho chúng tôi biết đa số các trận bão thổi vào bờ biển Việt Nam thường xuất phát từ Thái Bình Dương thổi qua đảo Midanao – Phi Luật Tân.
Vì nước ta ở bắc bán cầu nêu chiều xoáy của chúng theo kim đồng hồ, vì vậy hướng chúng lúc đầu như sẽ chạy thẳng vào Sài Gòn Vũng Tàu nhưng rồi thường chệch hướng dần dần thổi vào miền Trung, có khi vào miền Bắc, và có khi sang hẳn tới miền miền Nam Trung Hoa. Tránh bão tốt nhất là càng ra xa bờ càng tốt, vì gần bờ, bị sóng dội ngược rất cao. Xa bờ sóng dù cao nhưng khoảng cách từng đợt này đến đợt khác rất xa, nên độ dốc của nó trở thành thoải hơn, không đáng sợ...
Chúng tôi được đặt câu hỏi; - Khi gặp bão nên lái thế nào. - Bình thường ta có thể cưỡi sóng đi, đi ngược sóng, nhưng gặp bão sóng quá lớn thì không thể đi được, đành phải xuôi theo sóng gió. Có điều cấm kỵ cần nhớ để giữ cho thuyền không bị lật úp chớ bao giờ đưa sườn thuyền ra hứng một đợt sóng lớn. - Đó là trường hợp máy thuyền còn chạy, còn xử dụng được bánh lái. Trướng hợp máy thuyền chết thì sao? - Phải thả dù thôi...
Vài trường hợp máy bay phản lực phải tung dù ra sau đươi khi đáp xuống một phi trường có phi đạo ngắn, để giảm bớt tốc độ của máy bay. Vậy ta cũng phải áp dụng một động tác tương tự. Trên thuyền có vài cần xé đựng hải sản là chuyện bình thường, ta nên mua sẵn ba cái mới cho chắc ăn. Dùng ba hay bốn đoạn dây thừng bằng nhau, buộc vào miệng cần xé, những đầu kia cột chung lại, thế là ta có được một cái dù rồi.
Khi hữu sự kết chung ba cái lại thành từng một chùm, cột thật chắc những đầu dây dù kia vào đuôi thuyền, rồi thả cả chùm dù xuống nước. Dù cần xé bằng tre tươi nhưng bao giờ cũng nổi mà chỉ nổi lập lờ dưới mặt nước. Bây giờ thuyền của ta là vật nổi trên mặt nước, hứng gió như những cánh buồm, bị sóng gió đẩy trôi đi nhưng đuôi thuyền phải kéo ba cái cần xé nên sức trôi của thuyền bị giảm đáng kể.
Cái lợi quan trọng ở đây là mũi thuyền luôn đi trước, đuôi thuyền đi sau, và không bao giờ có trường hợp thuyền đưa sườn ra hứng sóng. Một câu hỏi về vấn đề khác; - Thuyền đang chạy trên đại dương, chung quanh có những tàu thuyền khác, làm sao để biết cái nào đang đuổi bắt mình? - Ta đổi hướng một góc độ nào đó, thuyền đuổi bắt tất cũng đổi hướng theo. - Gặp trường ho8p. Bị đuổi bắt, phải làm sao - Tất nhiên phải tăng tốc tối đa, lúc này tốc độ là điều ăn thua nhất.
Ở ngoài biển ta có nhiều ưu điểm hơn họ, thuyền ta càng chạy nhanh ta càng bỏ xa bờ, hiểm họa bị bắt càng giảm đi. Ngược lại phía đuổi càng lâu càng bất lợi, bởi lẽ lượng dầu chạy máy của họ rất ít không thể so với ta. Mặt khác 100 toán đi tuần thì đủ 100% toán bớt dầu để ăn nhậu hay chia chác...
Nên lúc nào họ cũng sợ không đủ dầu để trở về, thế nên họ không dám đuổi xa đâu! - Nếu bị đuổi trong khi thuyền còn đang trong sông rạch? - Ta phải bắt chước lối chạy của kẻ cướp giựt. Đang chạy nó bỗng quay ngoắt vào một con hẻm, đợi cho cảnh sát đuổi quá trớn nó quay ra chạy ngược lại hướng cũ. Ở đây nếu bị biên phòng đuổi ta phải cố chạy ra biển, lỡ bị đuổi rát, nhắm một con lạch nhỏ, một lùm cây rậm rạp, tắt máy ngay rồi lao vào ẩn kín. Khi biên phòng vượt qua cho máy nổ lại tìm đường khác cố chạy ra biển...
Ngoài ra ông nhắc chúng tôi: Tại Đông Nam Á, các trại tiếp nhận thuyền nhân đều đã tuyên bố đóng cửa, nhiều thuyền đến sau ngày đóng cửa đang gặp khó khăn – Tuy nhiên vẫn còn hai nơi; Một là Nhật Bản từng tuyên bố cho 10,000 thuyền nhân đến định cư tại Nhật, nhưng mới có 3,500 người nên chắc họ sẽ tiếp đón dễ dãi. Hai là tại PhiLippine, tuy cũng đã tuyên bố đóng cửa, nhưng vẫn còn căn cứ Không Quân Mỹ Clack và căn cứ Hải Quân Mỹ tại Vịnh Subic, đó là những ngọn hải đăng!
Chúng tôi muốn tới Mỹ nên chọn Philipine khi chấm tọa độ ông Trung úy nhắc: - Cứ nhắm thẳng theo cánh tay tượng Đức Chúa Giê-Su đang dang tại núi hải đăng Vũng Tàu cho thuyền ra khơi, ta sẽ đụng Côn Đảo. Để tránh vùng hành nghề của các vùng đánh cá quốc doanh dù muốn đến mục đích nào cũng nên đi ngược lên phía bắc Côn Đảo, ra đến đường hàng hải quốc tế rồi hãy bẻ góc đi về hướng muốn tới. Ví dụ bẻ góc Tây Nam để Singapore,Malaysia, v v...Muốn đi Philippine cũng vậy, từ phía bắc Côn Đảo đến Philippine theo đường gần nhất phải chui qua hai nhóm đảo của Trường Sa. Giữa hai nhóm đảo này có một hành lang rộng rãi.
Lúc này bộ đội Việt Nam đã chiếm đóng một đảo tại phía bắc hành lang này. Đối diện, về phía Nam hành lang cũng có một đảo bị Quân đội Trung Cộng chiếm đóng. Hai bên này vẫn hằm hè nhau nhưng không bên nào muốn nổ súng trước.
Muốn đến Philippine qua ngả này phải canh cho thuyền đi ngang qua hành lang vào ban ngày để cả hai bên đều nhìn thấy rõ “ đây chỉ là thuyền vượt biên”. Tuy nhiên cứ theo đường hàng hải quốc tế về phía tây nam, sẽ gặp nhiều dàn khoan dầu của các nước dọc theo lối đi. Hơn nữa đi lối này trên một chặng đường dài như thế, sẽ gặp rất nhiều tàu thuyền qua lại, có nhiều hy vọng được tiếp cứu và tương đối an toàn.
Ông Trung úy còn nhắc chúng tôi nên đem theo một cái Radio chạy pin, chủ yếu để nghe tin tức thời tiết. Dĩ nhiên còn rất nhiều điều hữu ích cho những người đi biển mà ông trung úy đã dậy cho chúng tôi suốt hai ngày. Trên đây tôi chỉ kể một số vấn đề thật đặc biệt cần thiết cho cuộc vượt thoát thành công, và cho cả sự an nguy của chính mạng sống bản thân chúng tôi. Cho đến lúc đó tôi mới kịp nhìn lại bao lần thất bại trước đây của tôi, của vợ tôi và của tất các người tôi quen biết mới thấy; Quả thật chúng tôi đã nhắm mắt làm liều một cách thật ngây thơ, khờ khạo... Cuối tháng 8 năm 1988 tôi dự định giã biệt quê hương, nên xin xuất bến vào ngày 27 – Nhưng không được nhà cầm quyền địa phương cho phép, họ bảo:Nghỉ ăn lễ độc lập xong hẳn đi. Ai cũng nhắm vào dịp lễ tết, các cơ quan, cán bộ say sưa, lơ là để thừa cơ trốn chạy.
Thực ra tôi cũng nhắm vào dịp 2 tháng 9. Cuối cùng đành chọn vào đêm 7 rạng ngày 8 thàng 9, một đêm tối trời... Cuộc “ Hành Quân Đêm” của chúng tôi xuất phát vô cùng thuận lợi – diễn ra từng bước đúng như tính toán trước. Thuyền của tôi chiều ngày 7 tháng 9 vẫn về cửa bến sông Rinh như thường lệ, vẫn vui đùa ăn nhậu như mọi ngày, nhưng mọi thứ cần thiết cho chuyến đi vẫn được kín đáo, sắp xếp, kiểm soát...Sáng hôm sau, thuyền của tôi vẫn ra khơi ngay từ đợt đầu tiên trong lúc trời còn chưa sáng rõ. Từ ngoài xa, ngồi trong khoang tôi dùng ống nhòm kín đáo quan sát “ Những hoạt động tại điểm” trong khi thuyền thả cào chầm chậm di chuyển vào cồn cạn...
Khi nhận được tín hiệu của nhóm taxi đã đầy đủ và sẵn sàng, thuyền liền gác cào, nhanh chóng áp sát và quay ngang để án ngữ tầm nhìn từ biển vào. Chỉ trong vòng 15 phút vội vàng, căng thẳng, nhưng rất trật tự...Tất cả số lượng dầu, lương thực, và 18 người lớn nhỏ đã nằm gọn ghẽ trong khoang thuyền, và nhóm taxi cũng lần lượt phân tán khuất sâu trong các con lạch. Tôi thở ra một hơi thật dài nhẹ nhỏm...trong lúc con thuyền tiến ra xa...xa..xa mãi.
Vào lúc 7 giờ sáng hôm đó trong một bãi kios tại bãi Vũng Tàu, gần đồn biên phòng, mũi hải đăng với tờ giấy vừa xuất viện (nằm bệnh viện ) trong túi, và cuốn “ Bố Già” mới phát hành tại Sài Gòn trên tay, ông già vợ tôi ung dung ngồi trước một cái phin cà phê thong thả nhỏ giọt. Người ta tưởng ông đang say sưa với cuốn truyện, thỉnh thoảng lật từng trang...
Nhưng thực ra ông đang để hết tinh thần vào thính giác và thị giác quan sát ngoài biển, và nhất là những động tĩnh của đồn biên phòng... Mười giờ ông vui vẻ ra về...Tìm gặp Cang để bác cháu hàn huyên. Sau này Cang còn có dịp tìm ông vài lần để cám ơn ông đã giới thiệu cho anh vài người bạn của tôi tại bãi sông quận 8.
Chúng tôi đã vượt qua Côn Đảo an toàn, đã gặp đường Hàng Hải Quốc Tế và vẫn đang theo con đường đã chấm tọa độ đi tới Philippine thì khoảng 11 giờ sáng hôm sau, trong bản tin thời tiết loan báo một trận bão xuất phát từ ngoài biển Trung Hoa Lục Địa tiến về hướng tây nam. Nếu ít giờ sau bão tràn tới mà thuyền của tôi vẫn còn giữ hướng đang đi, thì sóng gió gần như đập thẳng vào hông thuyền “ Gặp điều cấm kỵ đây rồi!!!”...Tối quyết định tức khắc phải đổi Hướng: bẻ góc cho thuyền đi xéo dần dần về gặp lại (và đi theo) đường hàng hải quốc tế để hy vọng: a ) – Lúc đó gió bão sẽ đẩy thuyền đi nhanh hơn b ) – Tránh tình trạng sóng đập vào hông thuyền (nếu theo hải trình cũ ) c ) –
Trên đường hàng hải quốc tế có hy vọng nhận được sự tiếp cứu của các tầu lớn. Chiều hôm ấy quả nhiên bão đã tràn tới sau lưng, đẩy thuyền chúng tôi chạy như tên bắn...Tiếp theo tức thì, sóng biển dềnh lên cuồn cuộn...
Thuyền bị nâng lên thật cao...cao ngất....rồi từ độ cao chót vót ấy...lao ào....xuống thung lũng đen ngòm phía dưới khoang...Riêng tôi, lúc này chỉ mong sao cho máy thuyền đứng chết...Bóng tối cũng mau chóng trùm kín, sấm chớp giăng giăng ngang dọc...chúng tôi đã thấy thấp thoáng ánh sáng lửa bập bùng xa xa, hình như từ một dàn khoan nào đó. Khoảng nửa đêm, sóng gió quay cuồng, mưa đổ như trút...sấm chớp liên hồi..
.Dĩ nhiên thuyền của chúng tôi phải đổi hướng xoay chiều theo sóng gió...Suốt ba ngày đêm bị vùi dập, thuyền của chúng tôi trôi tới trôi lui, hình như vẫn đứng nguyên tại vị trí cũ, dốm lửa dàn khoan vẫn lúc thấy lúc không. Có vài lần chúng tôi đã toan tính thử cho thuyền sáp gần về phía ánh lửa dàn khoan...nhưng không thể được...12 giờ trưa ngày thứ 55 kể từ khi chúng tôi rời bỏ quê hương, và là ngày thứ 3 khi gặp bão gió, gió mới dịu lại! Tứ lúc ra đến đường Hàng Hải Quốc Tế, chúng tôi đã gặp không dưới 10 chiếc tầu dân sự to lớn, mang cờ hiệu của nhiều quốc gia ngược xuôi, chúng tôi đều ra dấu cứu vớt, nhưng họ cố ý làm ngơ.
Khoảng 4 giờ chiều, đột nhiên tôi nghe Lương La lên; - Cái tàu đằng sau hình như đã dừng lại! Tôi nhìn lại, quả thật một ngọn núi sắt sừng sững hiện ra trước mặt tôi: - Chúng ta được cứu rồi!!! Suốt ba ngày đêm bị bão táp vúi rập, trừ những đứa trẻ vẫn ăn ngủ, bú sữa bình thường, còn hầu hết hành khách của tôi đều mệt mỏi, say sóng, không ăn và nằm bẹp dí...Bây giờ mới chỉ nghe được tiếng “ Có tầu cứu” là tất cả đều nhỏm dậy và leo lên boong. Các chị, các cô bế ngay mấy đứa trẻ, nâng cao để những người trên tàu trông thấy. Tôi thấy thủy thủ trên tầu ra dấu cho thuyền tôi tới gần đống thới họ thả thang sắt xuống... Sóng lúc đó vẫn còn khá lớn, con thuyền dềnh lên thụt xuống, khi vừa áp sát đã đụng nhẹ vào thành tầu kêu lên răng rắc như muốn bể toang.
Cho thuyền lui giật ra tôi cố ghìm giữ cho thuyền chỉ tiếp xúc với tàu bằng mũi. Trước đó chúng tôi đã căng sẵn một dây thừng lớn từ khoang ra đến cọc mũi làm chỗ vin và móc dây an toàn. Nhờ đó sự di chuyển bây giờ tương đối an toàn. Theo lệnh từ trên tàu đưa xuống: Người ít tuổi sẽ ưu tiên lên tàu trước. Do đó, con gái tôi mới 7 tháng tuổi được cậu Lương và chú Bình, người bế kẻ dìu, thận trọng từ khoang thuyền ra mũi, đợi đúng lúc thuyền dềnh lên mới chuyền cháu cho hai thủy thủ, đứng sẵn ở bậc cuối thang sắt, cùng đưa tay đỡ lấy cháu...Tôi nghe một loạt pháo tay rộ lên...của những người trên tàu đón mừng cháu...mà chảy nước mắt dài...Tôi khóc..Quả thật cho đến lúc ấy tôi mới khóc...khóc, vì...mừng vui!!!
Đến lượt thằng con trai của tôi gần 4 tuổi, vùng vằng không chịu lên tàu, khóc lóc la hoảng đòi về nhà bà ngoại. Người thứ ba là một cháu gái tên Thúy ( hiện là sinh viên của đại học UCL). Lương và Bình cố móc dây an toàn lần lượt dẫn từng người từ khoang ra mũi để rời thuyền. Người khách cuối cùng là bà Chín, cũng là người lớn tuổi nhất trong chuyến đi, run rẩy sợ hãi vì thuyền dềnh lên thụt xuống, ra đến mũi sắp được kéo lên thang...loạng quạng sao đó, té lăn xuống biển...Nhanh như vượn Lương phóng xuống theo túm được, Bình cũng lao đến tiếp cứu, vớt lên được.
Lên tầu bà Chín phải nằm bệnh viện săn sóc 5 ngày mới khỏi ( Ông bà Chín hiện định cư tại Bốtn – Massachussets). Lệnh thuyền trưởng yêu cầu chúng tôi đem lên boong tất cả các dụng cụ hải hành, cũng như tất cả các loại lương thực có trên thuyền. Sau Lương và Bình, tôi là người cuối cùng, tắt máy, rời thuyền với một tâm trạng bâng khuâng, dào dạt. Đặt chân lên boong tầu, lúc đó là 5 giờ 30 chiều ngày 12 tháng 9 năm 1988.
Tôi nhìn xuốt lượt 21 người “ cùng hội cùng thuyền” với tôi, Bà Chín, cô Lan và cháu gái 5 tuổi tên Thúy, Tôi chỉ gặp từ lúc lên thuyền (vì là người của Cang đưa taxi, anh đã năn nỉ vợ tôi cho đi để anh có thêm sở hụi ), Anh Bình là bạn hàng xóm, còn lại đều là thân thuộc trong gia đình chúng tôi ( Sau này lúc Lương lập gia đình, ông bà Chín nhân dịp này tặng Lương một kỷ vật trân quí. Cô Lan đã nhận bố mẹ vợ tôi làm bố mẹ nuôi và cô đã kết hôn với anh Bình.
Chúng tôi đều được định cư tại Mỹ, và hầu hết ở Cali. Chúng tôi thướng đi lại gặp nhau như một nhóm gọi là “ Nhóm Golar Freeze”, lấy tên của con tàu đã cứu vớt chúng tôi trên Biển Đông. Khi tôi đến chào và trình diện ông thuyền trưởng, ông tỏ ra rất lịch sự và ân cần, ông cho tôi biết ông là người Tây Đức, ôgn rất thông cảm chẳng những với thuyền nhân, mà còn với tất cả mọi người ở Miền Nam Việt Nam nữa. Ông nói ông đã nhìn thấy thuyền của chúng tôi từ xa 9 – 10 cây số.
Tứ đằng sau ông quan sát thuyền của chúng tôi rất lâu. Vừa rồi ông đã xem xét cái Mâm Nhôm, một dụng cụ thô sơ nhất của người đi biển, rồi đến cái hải bàn cổ quái “không có kim” ( nó đã bị bão vùi dập lăn lóc, nên kim đã gẫy và tấm bản đố Hải Hành vẽ bằng tay ( Thực ra là can bằng tay theo kiểu học trò ), ông hoàn toàn kinh ngạc và hỏi tôi làm cách nào dẫn thuyền đi đúng hướng, đúng đường và an toàn qua cơn bão vừa rồi. Tôi đã trình bày cho ông rõ là: “ Chúng tôi đã được một Trung úy Hải quân Việt Nam Cộng Hòa huấn luyện trong một khóa đặc biệt...thật kỹ...và lâu đến cả...hai ngày lận!!!”
Lúc đó tất cả chúng tôi đã được an toàn trên con tầu Golar–Freeze, một tầu chở dầu, trọng tải 80 ngàn tấn của một đại công ty hỗn hợp Nhật Bản - Phần Lan – Anh Quốc. Chúng tôi được từ cõi chết trở về! Anh chị em chúng tôi, từ trên boong, nhìn xuống con thuyền bé bỏng, thân thương, hiện không còn người lái đang quay cuồng trên sóng đại dương, va đập vào hông tàu bể vỡ...và từ từ chìm xuống. Không ai bảo ai, chúng tôi cùng im lặng bùi ngùi, cúi đầu như mặc niệm. Sóng nước đã hoàn toan phủ kín nó...Như phủ kín cả một thời trai trẻ, thanh xuân của thế hệ chúng tôi! Lake Forest, Ngày trọng đông năm Nhâm Ngọ :::
Tony Dương:::
Thế nhưng cái “tắc biến” đó lại dẫn tôi đến nơi “tắc tị”... Tôi vừa suy ngẫm như thế, vừa thất thểu trên đường chẳng biết đi về đâu. Với nước da bạc thếch lốm đốm những nốt ghẻ ruồi và muỗi đốt, nhất là cái đầu trọc lốc dễ gây chú ý cho những người qua lại, và không dấu được hành tung của một tên tù, hay ít ra là của một tên tù vừa được thả, thì bỗng nghe có tiếng gọi tên tôi...Một cô gái cũng khá tiều tụy, từ bên kia đường đang hăm hở lách dòng xe cộ băng qua. Hóa ra là Ngọc Bảo, một sinh viên trước năm 1975 và cũng là vị hôn thê của tôi.
Chúng tôi đưa nhau vào một quán cóc ven đường. Ngọc Bảo cho biết nàng cũng vừa được thả từ huyện Duyên Hải về tuần trước. Về chuyện của tôi cả hai bên Cha Mẹ đều đã biết. Các vị buồn chứ không lo lắng lắm. Riêng Ông Già Vợ của tôi thì “ phán” thêm một câu: “ Ngựa non háu đá!” và nói với Bảo rằng ông muốn gặp tôi chừng nào tôi được tha về. Ông già vợ tôi là người có khuynh hướng thực dụng, làm việc cần cù và rất thận trọng. Phân tích những lần thất bại của tôi và của các ông – ông thường dựa vào 3 yếu tố Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa... nhưng luôn nhấn mạnh “ chính mình phải luôn luôn nắm lấy lấy thế chủ động “.
Việc gì cũng vậy, nếu chưa chuẩn bị chu đáo thì hãy chờ thời. Từ đó tôi ở hẳn nhà bố mẹ vợ tôi. Tứ thân phụ mẫu đã cùng lo tổ chức hôn lễ cho chúng tôi. Sau đó nhờ sự quen biết rộng rãi ông xin nhập hộ khẩu cho tôi. Dịp này chị tôi từ Mỹ gởi về mừng chúng tôi một số vốn kha khá. Vợ tôi sang được một sạp bán đường, đậu, bột tại chợ Hòa Bình. Còn tôi học được một lớp máy nổ tại Trường Kỹ Thuật Cơ Khí trên đường Vườn Chuối Sài Gòn. Năm 1984 chúng tôi có một cháu trai, ba năm sau nữa vợ tôi sinh thêm một cháu gái.
Vợ chồng tôi tâm sự với ông: “ Chúng con thấy trách nhiệm ngày càng thêm nặng...Chúng con không thể để các cháu lớn lên trong cái xã hội mỗi ngày thêm một thoái hóa này được được...” Ông nhìn tôi thích thú: “ Tôi tưởng những cánh chim bằng đã mỏi rồi chứ!” – Rồi ông cười ha hả... Có lần ông kể cho tôi nghe như một lời gợi ý: Một lần ông đến liên hệ công tác với công ty Hải Sản quận 6, Giám đốc công ty này thấy ông nói tiếng Bắc, lại than sắp về hưu, ngỡ ông là cán bộ, nên vốn vã: “ Lo gì đồng chí cứ xuống đây “... Chúng tôi bèn nhờ ông mở hồ sơ tại đó và lấy những thông tin cần thiết. Sau đó chúng tôi chính thức đến phường xin thị thực chữ ký và đem đơn đến Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố nạp ở Sở Thủy sản để xin phép đóng thuyền đánh cá ven biển.
Được giấy phép, chúng tôi đến Hợp Tác Xã Sao Vàng tại quận 8 ký hợp đồng đóng thuyền. Ngày thuyền đóng xong, khánh thành hạ thủy, chúng tôi cũng mời thầy cúng Tổ Nghiệp. Tiệc khánh thành chúng tôi mời công nhân hợp tác xã và hai anh công an địa phương tham dự. Rượu nửa chừng, anh công an trưởng nửa đùa nửa thật: “ Này, chừng nào cậu vượt biên nhớ rủ tớ với nhé!” Vợ tôi tái mặt, tôi vội bỏ đũa đùa lại: “ Dạ, nếu anh chịu thì nhất định em sẽ đến tận nhà mời cả chị và các cháu nữa!”
Anh công an khu vực cũng thêm vào: “ Các cậu cứ ngồi lai rai, tớ phải đi rồi, chiều nay tớ sẽ tóm một lũ vượt biên cho coi!” Lúc đó đã quá 3 giờ 30 chiều. Tiệc tan, chúng tôi cũng dọn dẹp xong, sau đó tôi đi tìm được anh công nhân để nhờ giới thiệu một người thợ máy. Chuyện vãn một lúc lâu, tôi chở vợ tôi trên chiếc xe Lambretta sport cổ điển rời khỏi bến sông. Đi vào trong xóm, còn xa mới ra đến đường Phạm Thế Hiển, đã thấy phía trước môt đoàn người bị trói thành một giây đang bị dẫn đi.
Thấy tôi, anh công an khu vực khi nãy hất hàm kênh kiệu: - Thấy chưa? Tôi đùa lại: - Anh phát tài rồi! Vỏ thuyền có rồi, bây giờ đến giai đoạn làm máy. Công đoạn này, và trong giai đoạn 1987 này mới thật vất vả. Tôi còn nhớ hồi đầu phong trào vượt biên, người ta tìm kiếm vỏ tàu phải là dài hơn 20m, 19 là bị chê rồi. Máy thì chọn Yanmar 8 lốc đầu bạc, hèn cũng phải 6 lốc, 4 lốc là bị chê, đầu xanh cũng chê...
Còn bây giờ thì bói cũng không mua nổi một máy hai lốc được cho là tạm ổn. Cuối cùng chúng tôi chọn mua trong đống phế liệu một thân máy hai lốc thật cũ xì hiệu Kiloska sản xuất tại Ấn Độ - anh thợ máy, người tôi nhờ đi mua giải thích: - Cái thân máy này có thể cải tiến được; 1 – Thân máy rất dầy, các máy dẫn nước giải nhiệt còn nguyên chưa bị nước biển bào mòn gây rò rỉ 2 – Trục máy rất lớn có thể mài mà không sợ yếu. 3 – Phần thân đặt cylinder rất dầy tha hồ xoáy, để thay cặp cylinder to nhất. 4 – Cá bộ phận khác ta còn có thể kiếm ra... Khi đem về tái tạo, chúng tôi thay vào bằng một cặp cylinder Yanmar và một cặp Píton Kubota mới toanh, chỉ còn thiếu một cây lap cốt cam.
Anh thợ máy lại một phen vất vả mất mấy ngày mới vác về một cây lap, hình như được tháo ra từ một cái máy điện nào đó, sau khi anh hì hục chế biến, rồi cũng lắp vào được. Tiện, xoáy, đục, đẽo, cắt, mài thôi thì đủ cả...
Các công đoạn giờ đã hoàn thành. Chúng tôi cho nổ máy thử, tiếng nổ âm vang, từ dòn tan như bắp khi ga thấp, cho đến rền êm khi tăng ga lên tối đa. Chiếc thủy động cơ của chúng tôi giờ đây như mới, tôi bảo đảm ngay đến ông chủ hãng Kiloska Ấn Độ có thấy cũng không dám nghĩ đó lại là từ sản phẩm của mình. Máy được lắp đặt vào vỏ thuyền xong xuôi, chúng tôi chuẩn bị cho bữa tiệc khao quân trên sông nước. Thức ăn đã được bầy ra ở khoang trên, rượu, thuốc lá đã sẵn sàng. Tôi mường tượng chút nữa đây, vừa cầm lái cho thuyền vun vút trên sông, vừa nâng ly chúc tụng nhau cho bõ những ngày mồ hôi chảy... Đến giờ hoàng đạo, anh thợ máy lệnh cho tài công quay máy. Tôi đứng cạnh anh, chờ sai bảo khi cần.
Máy nổ rộn ràng tựa tiếng vỗ tay chào mừng của một đám đông. Anh thợ máy ra lệnh tiếp cho tài công gài số tới và kéo ga...rời bến. Thuyền giật lên chuyển mình. Tất cả mọi người hoảng hốt! Thay vì thuyền tiến lên rời bến, thì nó lại thụt lui thật mạnh...suýt gây tai nạn phía sau...Anh thợ máy hoang mang suy tính...Tôi trấn an; - Thôi thì...ta vừa bàn vừa nhậu...Thịt rượu sẵn sàng rồi... Kiểm tra thật kỹ từng động cơ qua hộp số đến chân vịt...không có gì sai sót.
Vậy nguyên nhân từ đâu? Máy vẫn nổ nhẹ nhàng khi khởi động...Tắt máy để kiểm tra thật kỹ vẫn không thấy gì bể gẫy...Thôi đây rồi...Tôi chợt hiểu; Tất cả chỉ tại cây cốt cam...Một thứ: “Râu ông nọ cắm cằm bà kia “ Từ những kiểm tra thực tế đó, tôi đi mua ngay một cái chân vịt trái chiều. Cuối cùng thuyền của chúng tôi: Lui tới ngon lành như bao thuyền khác. Nhưng khi kiểm tra về tốc độ...mới thật là số Dách!...Máy mạnh thuyền chạy nhanh là chuyện rất bình thường. Trong trường hợp thuyền của tôi chỉ có chúng tôi mới biết: nó mạnh nhỡ cặp cylinder và piston quá khổ!... Chúng tôi đăng ký vào Hợp Tác Xã Đánh Cá Nhà Bè. Từ một người mất chỗ đứng trong xã hội “xhcnvn” giờ đây tôi đã trở thành Thuyền Trưởng kiêm Thợ Máy và “ chỗ đứng của tôi nhất định là trên con thuyền “ này rồi!!...
Vợ tôi là chủ phương tiện đánh cá này, hay nói cho oai là Chủ Tầu đánh cá! Lương, em trai vợ tôi là tài công, cô vợ tôi, chị gái tôi, em gái vợ tôi là thuyền viên!...Thành lập một danh sách như thế để đi đăng ký hành nghề đánh cá, tôi mới thấy một khoảng trống không thể nào chấp nhận được! Bạn đi đánh cá ven biển thì có thể là đàn ông, đàn bà, già trẻ gì đều được ráo...Nhưng chỉ có hai mống đàn ông là không thể được!!!
Khi ra khơi lỡ một người ốm đau thì sao? Cuối cùng chúng tôi phải rủ thêm anh Bình, một bạn hàng xóm tham gia, với điều kiện anh phải góp vào năm chỉ vàng. Đây chỉ là điều kiện chúng tôi cầm chân anh mà thôi. Cho đến lúc đó, thông thường vượt biên vẫn phải là 3 “ cây” trở lên, điều kiện chúng tôi đưa ra làm anh ngỡ ngàng...
Dĩ nhiên là anh mừng húm, bắt ngay. Kể từ lúc đó chúng tôi chăm chỉ hành nghề! Nếu ai tinh ý sẽ thấy chúng tôi xuất bến ra khơi kể cả các ngày giông gió lớn. Đi đi về về đến độ sạp đường, đậu, bột của vợ tôi tại chợ Hòa Bình cứ mỗi ngày một teo lại. Thực ra những ngày ra khơi là tập cho quen để không say sóng, tập nhảy sóng ra sao, tập đoán thời thiết bằng cách nhìn ráng trời, mây, nước, và cũng là quan sát địa hình cũng như thực trạng hoạt động của biên phòng và của các tàu đánh cá quốc doanh.
Buổi tối, tôi thường neo thuyền và đăng ký tạm trú tại bến công an biên phòng cửa sông Rinh. Mỗi lần được phép đi đánh cá là phải mua cá để khi về có cá bán cho Hợp Tác Xã, hay ít nhất cũng phải có chút đỉnh làm quà cho biên phòng và công an dọc bờ sông. Năm 1986, Tường Vân em gái của vợ tôi được người anh họ đưa đi đã đến bến tự do. Từ đảo Galang cô gửi thư về, ngầm chỉ đường cho tôi tìm gặp người taxi chở cô. Nắm rõ tình hình, tôi ra bến xe mua vé đi Bà Rịa, đem theo xe đạp.
Còn cách Bà Rịa 18 cây số, tôi xuống xe, đạp khoảng hai cây số, tôi thấy một xe nước mía bên đường, ghé vào nghỉ chân, kêu một ly nhâm nhi giải khát, nhìn sang bên kia đường...Tôi tìm thấy một căn nhà tranh vách đất, trên vách gần cửa có trổ một cửa sổ tròn, nhìn qua bên phải có một trạm sửa xe màu xanh dương. Băng qua đường tôi đi thẳng đến căn nhà tranh. Từ sân nhìn xuyên qua nhà vào tận bếp, tôi thấy một người đàn bà và một đứa nhỏ, tôi mạnh dạn lên tiếng như một người quen: - Chị Cang ơi! Anh Cang có nhà không? Người đàn bà bế con ra ngó tôi lom lom: - Anh...mà xin lỗi..Anh là ai? - Tôi là anh của cô Vân - Cô Vân nào cà?...Mà anh tìm anh Cang có chuyện gì không? Tôi nghĩ người đàn bà này thật khôn ngoan, kín đáo, biết rõ việc của chồng mà chị ta vẫn vờ như không biết. -
Cũng có chút việc muốn nói với anh ấy, chị có biết bao giờ anh ấy về không? - Mọi khi giỡ này về rồi, còn hôm nay thì tôi không biết. - Thôi được! Tôi ra ngoài một lát, chút nữa tôi quay lại vậy! - Tôi vừa quay ra thì chị vợ reo lên; - kìa, anh ấy về rồi. - Tôi thấy một anh chàng thanh niên khoảng gần 30 tuổi từ ngõ bước vào sân, dáng đi vững vàng chắc nịch, khổ người cao to cân đối, nước da nâu bóng nhẫy, rõ ra một người suốt ngày sống với sóng gió thiên nhiên. Nét phong trần phóng khoáng của anh khiến tôi có tình cảm ngay khi gặp mặt.
Thấy tôi, đôi lông mày Cang hơi nhíu lại, thì chị vợ lên tiếng: - Anh đây là anh của cô Vân - Làm sao anh biết mà ra đây? - Em tôi viết về giới thiệu cho tôi, mấy tháng trước cô ấy đã ở đây vài ngày, nên tôi ra đây để cám ơn anh chị. Hình như Cang còn do dự, chưa đủ tin, tôi tung thêm đòn tối hậu: - Lúc mới đến đây nhìn thấy chị Cang, tôi đã hoàn toàn tin là tôi đã đến đúng nhà và tìm đúng người, vì chiếc áo sơ mi mà chị đang mặc, chính là chiếc áo quen thuộc mà ở nhà em Vân thường mặc. - Đến lúc ấy Cang mới chịu đưa tay ra bắt tay tôi và vui vẻ mời tôi ngồi uống nước.
Lúc đó đã quá trưa, chị Cang nhanh nhẩu dọn cơm và mời tôi cùng ăn với anh chị. Xong bữa thì chúng tôi đã thực sự thân tình. Anh pha hai ly cà phê rồi kéo tôi ra sau nhà ngồi dưới gốc điều ( đào lộn hột ) xum xuê rợp bóng.
Tôi hỏi anh: - Bữa trước cá lớn của anh Diệm nằm có xa không? - Khoảng một giờ taxi thôi. - Từ đấy ra biển bao xa? - Gặp lúc nước ròng cũng chỉ khoảng một giờ đồng hồ - Có thể tìm được bến khác tốt như thế không - Ăn thua là cá lớn, lớn hay nhỏ thôi, nếu chỉ bằng của anh Diệm thì vùng này thiếu gì vũng có thể làm bến. Tôi đề nghị anh Cang cho tôi đi chơi một vòng, nhân tiện thăm cho biết bến của anh Diệm ra sao. Cang lấy đưa tôi một bộ quần áo của anh để tôi “ giả dạng thường dân”, mặc dù bộ quần áo của tôi đang mặc trên người chẳng đáng giá gì.
Trên chiếc Tam bản, tôi ngồi đằng mũi, cũng hờ hững cầm theo một mái chèo. Cang ngồi lái, con thuyền uốn lượn đưa tôi đi như đi trong một mê hồn trận. Thật là một vùng trời nước mênh mông luồn lách dọc ngang chằng chịt, nếu không phải là người địa phương, đã vào đây cầm chắc sẽ lạc lối, khó tìm được đường về. Ấy thế mà Cang luôn miệng giải thích chỗ này là gó ếch, chỗ kia là vũng cua... Lúc này nước đang dâng lên và bóng tồi bắt đầu phủ xuống. Chúng tôi ra về, đêm đó tôi nghỉ lại nhà Cang. Sáng sớm hôm sau, theo đề nghị của tôi, Cang đưa tôi ra biển. Cũng may lúc đó nước vẫn còn ròng, nên khoảng hai tiếng sau thì tôi đã nghe tiếng sóng biể rì rào. Cửa rạch mỗi lúc thêm mở rộng...
Trước hình như có một cái đảo chặn ngang tầm mắt. Cang bảo chúng tôi đã ra đến biển – Vì lúc này nước đã hết ròng, mép nước biển cũng đã rút ra xa, nên mới thấy được trọn vẹn cả bãi bùn lẫn cồn đất đang bồi. Lúc nước lớn mặc cồn hoàn toàn chìm dưới mặt nước sâu khoảng ngang thắt lưng – Tuy nhiên các lùm cây vẫn xanh um. Chúng tôi bơi xuồng vòng ra phía ngoài mặt cồn cạn. Quả thật chúng tôi đã hoàn toàn ra khơi, nhấp nhô đây đó những con thuyền đánh cá. Xa xa về bên trái là một dốc đá, trên đó thấp thoáng có một ngôi chùa, Cang cho biết ngôi chùa bỏ hoang từ lâu, bây giờ chỉ là chỗ nghỉ trưa, ăn cơm của những người mò cua bắt ốc. Ngay bên dưới chỉ là vũng bùn, nên tất cả những ghe cào cũng lánh xa.
Xa hơn nữa là cửa sông Rinh, mà bên kia là đồn công an biên phòng nằm gần như dựa vào chân núi lớn Vũng Tàu. Về bên mặt chúng tôi, lác đác những hàng cột đáy, càng xa về huyện Duyên Hải và Vam Láng cột đáy càng thêm dày đặc. Lúc trở về, vì là nước dừng và cạn nên chúng tôi phải chèo thuyền rất vất vả, phải mất một thỡi gian dài gấp hai lần chuyến đi, mới về đến nhà. Tuy vậy có một cái lợi là tôi quân sát được độ nông sâu của con rạch, căn cứ vào các thân cây để lại vết bùn rêu bám vào khi nước lớn.
Trước khi rời nhà Cang, tôi hỏi; - Sao anh không tự lực làm một mình mà phải dựa vào người khác? Tôi thấy anh cũng tháo vát lắm mà! - Chúng tôi chỉ mới đến đây đây được vài năm thôi nên không quen biết nhiều. Về lại Sài Gòn tôi tìm mua được một bản photocopy bản đồ hải hành thuộc vùng cửa sông Rinh để nhận định được rõ vị trí mà tôi và Cang đã đi suốt một ngày rưỡi trên thực địa.
Tôi thấy có thể chọn vùng này làm nơi xuất phát. Tôi đem dự kiến của tôi bàn lại với ông già vợ và trình bầy khái quát; Buổi đi biển chót, không về bến, đợi đến tối khuya khi nước lên, dẫn thuyền vào lạch mất một giờ, bốc dầu, bốc lương thực, bốc người tối đa một giờ, quay thuyền trở ra biển thêm độ một giờ nữa, là khoảng độ 3 tiếng đồng hồ tất cả.
Như vậy khoảng 3 giờ 30 sáng thuyền sẽ thong thả ra khơi, như bất kỳ một thuyền đánh cá nào khác. Nghe xong ông già vợ tôi phản bác ngay: - Vẫn hoàn toàn bị động! Này nhé, từ lúc bắt đầu vào lạch là lúc thuyền trở nên bất hợp pháp, ba giờ là tối thiểu, lúc nào thuyền cũng bị lệ thuộc vào con nước, ba giờ đầy bất chắc cho thuyền không phải là ngắn ngủi. Nếu thuyền không gặp rủi ro, nhưng nhóm taxi gặp phải thì thuyền vẫn bị vạ lây, không có cách nào gỡ ra được!
Tại sao ta không đem điểm xuất phát ra tuốt bên ngoài? Tôi chợt hiểu: - Như vậy con có thể chọn điểm ở gần cồn cạn? - Tại sao không chính là cồn cạn? - Lúc nước lên cồn cạn bị ngập nước. - Càng tốt, nhóm taxi càng không thể lên đổ người lên đó rồi rút trước, mà sẽ ẩn kỹ trong các lùm cây trên đó. Tôi hiểu ý ông già vợ, lúc nào cũng muốn bảo vệ thuyền, và còn muốn nhóm taxi tham dự vào công việc để bảo đảm sự thành công. Tôi kể cho ông nghe về chuyện gặp gỡ của tôi với Cang – và ý muốn của tôi sẽ nhờ Cang..
.Sau khi hỏi tôi về tính tình, gia cảnh của anh, ông đồng ý với tôi nên nhờ Cang là phải. Tôi bèn nhờ ông hôm sau đi gặp Cang để bàn chi tiết, kể cả tiền bạc. Kết quả ông mang về thật hợp lý và tốt đẹp. Nhằm làm cho Cang lên tinh thần bằng cách tạo cho anh ta một hy vọng “Bắt được cái mối lâu dài”, khi gặp Cang ông đóng vai Người Chuyên Tổ Chức. Ông hỏi Cang có dám đưa nguyên một nhóm taxi ra hẳn ngoài biển không? Cang nhận và nói đến số đầu không quá 20, bởi lẽ chỉ riêng anh chị em ruột của anh ta có tới 5, thêm vào là ông bố vợ với hai người em vợ. Về phần giá cả Cang chỉ xin 2 chỉ mỗi đầu.
Ông đồng ý với điều kiện là không được đổ khách xuống bãi. Ông còn tố thêm là sẽ thưởng thêm 1 chỉ cho mỗi đầu khách nếu “ ráp nối” thành công. Ngoài ra nếu chẳng may không ráp nối được, taxi phải cố gắng đưa khách về an toàn sẽ được hưởng 2 chỉ tiền công lần về. Công lần đi thanh toán ngay khởi sự. Chúng tôi cũng thỏa thuận nhờ Cang mang dầu ra dấu ngoài biển, mỗi can 30 lít với giá 1 chỉ. Trong khi giá bình thường trong đất liền một chỉ mua được gần ba chục can. Nước ngọt để uống cũng vậy: 1 chỉ cho mỗi can 30 lít. Cang lý luận: Gánh dầu hay nước ngọt ra biển bị bắt cũng tù như tội tổ chức vượt biên...Để tiết kiệm tiền về vụ nước, tôi lập tức ngăn phần mũi nhọn của thuyền thành một hầm nhỏ chứa nước.
Ốp hai lần gỗ, ở giữa chèn chấu khô cho nước không thấm, vách ngăn với khoang thuyền tôi đặt một vòi nước cho tiện. Phía trên bên ngoài tôi cũng mở ra một nắp như các hầm thuyền khác. Trong hầm này từ đó lưu trữ thường xuyên 5 cây nước đá 50 ký (5x50=250 lít). Đó là tiêu chuẩn nước đá được đem theo cho các thuyền đánh cá. Thể tích của hầm trên 400 lít, ngày khởi sự chúng tôi sẽ đổ thêm nước cho đầy. Như vậy cộng với một phuy 200 lít được phép có trên thuyền, chúng tôi có trên 600 lít nước ngọt, dư cho cả 20 người trong cuộc hành trình.
Nhờ sự quen biết của gia đình, chúng tôi mời được một Trung úy hải quân xưa kia phục vụ trong đơn vị tuần duyên VNCH dậy cho chúng tôi cách đi biển. Tất cả thân nhân trong gia đình chúng tôi, dù trai hay gái đều quây quần ngồi nghe ông chỉ. Từ cách đo toa độ trên bản đồ, cách bố trí vật dụng trước mặt tài công, và lái thuyền theo hải bàn – cho đến cách lái thuyền khi không có hải bàn hay hải bàn bị hư bể...
Nếu trời trong, học cách nhận định đi theo hướng trăng sao. Nếu trời tối mây mù, ta có thể lái theo hướng gió. Ông nhắc chúng tôi: “ Vùng biển Việt Nam có gió mùa, gió nồm thổi từ tây nam qua đông bắc. gió bấc thổi từ đông bắc xuống tây nam". Tìm phương hướng bằng cách nghe tiếng gió: Quay mặt về hướng gió thổi tới, nhẹ nghiêng mặt qua phải, rồi qua trái để nghe tiếng gió thổi ù ù vào tai bên này hay bên kia, nhẹ nhàng điều chỉnh sao cho tiếng ù ù ở hai bên tai can bằng.
Lúc đó, hướng mặt ta đang đi chính là hướng tây nam hay đông bắc. Từ vị trí hướng vừa tìm được, điều chỉnh mũi thuyền lên hay xuống bao nhiêu độ cho đúng với hướng đi là chuyện quá dễ dàng. Dĩ nhiên theo cách này còn cần đến một dụng cụ chia góc số theo hải bàn được phóng lớn cho dễ nhìn và dễ lái.
Chúng tôi bèn lấy cái mâm nhôm cũ đang dùng trên thuyền, lật úp xuống khắc vào đáy, đoạn bôi đen nham nhở để ngụy trang, khi cần chỉ một miếng giấy nhám chà sạch, đáy mâm sẽ hiện rõ ràng nét khắc mầu đen. Khi xử dụng, nó sẽ được đặt úp dưới một sợi dây căng thẳng dọc theo chiều từ mũi xuống đuôi thuyền. Khi nói về bão, ông cho chúng tôi biết đa số các trận bão thổi vào bờ biển Việt Nam thường xuất phát từ Thái Bình Dương thổi qua đảo Midanao – Phi Luật Tân.
Vì nước ta ở bắc bán cầu nêu chiều xoáy của chúng theo kim đồng hồ, vì vậy hướng chúng lúc đầu như sẽ chạy thẳng vào Sài Gòn Vũng Tàu nhưng rồi thường chệch hướng dần dần thổi vào miền Trung, có khi vào miền Bắc, và có khi sang hẳn tới miền miền Nam Trung Hoa. Tránh bão tốt nhất là càng ra xa bờ càng tốt, vì gần bờ, bị sóng dội ngược rất cao. Xa bờ sóng dù cao nhưng khoảng cách từng đợt này đến đợt khác rất xa, nên độ dốc của nó trở thành thoải hơn, không đáng sợ...
Chúng tôi được đặt câu hỏi; - Khi gặp bão nên lái thế nào. - Bình thường ta có thể cưỡi sóng đi, đi ngược sóng, nhưng gặp bão sóng quá lớn thì không thể đi được, đành phải xuôi theo sóng gió. Có điều cấm kỵ cần nhớ để giữ cho thuyền không bị lật úp chớ bao giờ đưa sườn thuyền ra hứng một đợt sóng lớn. - Đó là trường hợp máy thuyền còn chạy, còn xử dụng được bánh lái. Trướng hợp máy thuyền chết thì sao? - Phải thả dù thôi...
Vài trường hợp máy bay phản lực phải tung dù ra sau đươi khi đáp xuống một phi trường có phi đạo ngắn, để giảm bớt tốc độ của máy bay. Vậy ta cũng phải áp dụng một động tác tương tự. Trên thuyền có vài cần xé đựng hải sản là chuyện bình thường, ta nên mua sẵn ba cái mới cho chắc ăn. Dùng ba hay bốn đoạn dây thừng bằng nhau, buộc vào miệng cần xé, những đầu kia cột chung lại, thế là ta có được một cái dù rồi.
Khi hữu sự kết chung ba cái lại thành từng một chùm, cột thật chắc những đầu dây dù kia vào đuôi thuyền, rồi thả cả chùm dù xuống nước. Dù cần xé bằng tre tươi nhưng bao giờ cũng nổi mà chỉ nổi lập lờ dưới mặt nước. Bây giờ thuyền của ta là vật nổi trên mặt nước, hứng gió như những cánh buồm, bị sóng gió đẩy trôi đi nhưng đuôi thuyền phải kéo ba cái cần xé nên sức trôi của thuyền bị giảm đáng kể.
Cái lợi quan trọng ở đây là mũi thuyền luôn đi trước, đuôi thuyền đi sau, và không bao giờ có trường hợp thuyền đưa sườn ra hứng sóng. Một câu hỏi về vấn đề khác; - Thuyền đang chạy trên đại dương, chung quanh có những tàu thuyền khác, làm sao để biết cái nào đang đuổi bắt mình? - Ta đổi hướng một góc độ nào đó, thuyền đuổi bắt tất cũng đổi hướng theo. - Gặp trường ho8p. Bị đuổi bắt, phải làm sao - Tất nhiên phải tăng tốc tối đa, lúc này tốc độ là điều ăn thua nhất.
Ở ngoài biển ta có nhiều ưu điểm hơn họ, thuyền ta càng chạy nhanh ta càng bỏ xa bờ, hiểm họa bị bắt càng giảm đi. Ngược lại phía đuổi càng lâu càng bất lợi, bởi lẽ lượng dầu chạy máy của họ rất ít không thể so với ta. Mặt khác 100 toán đi tuần thì đủ 100% toán bớt dầu để ăn nhậu hay chia chác...
Nên lúc nào họ cũng sợ không đủ dầu để trở về, thế nên họ không dám đuổi xa đâu! - Nếu bị đuổi trong khi thuyền còn đang trong sông rạch? - Ta phải bắt chước lối chạy của kẻ cướp giựt. Đang chạy nó bỗng quay ngoắt vào một con hẻm, đợi cho cảnh sát đuổi quá trớn nó quay ra chạy ngược lại hướng cũ. Ở đây nếu bị biên phòng đuổi ta phải cố chạy ra biển, lỡ bị đuổi rát, nhắm một con lạch nhỏ, một lùm cây rậm rạp, tắt máy ngay rồi lao vào ẩn kín. Khi biên phòng vượt qua cho máy nổ lại tìm đường khác cố chạy ra biển...
Ngoài ra ông nhắc chúng tôi: Tại Đông Nam Á, các trại tiếp nhận thuyền nhân đều đã tuyên bố đóng cửa, nhiều thuyền đến sau ngày đóng cửa đang gặp khó khăn – Tuy nhiên vẫn còn hai nơi; Một là Nhật Bản từng tuyên bố cho 10,000 thuyền nhân đến định cư tại Nhật, nhưng mới có 3,500 người nên chắc họ sẽ tiếp đón dễ dãi. Hai là tại PhiLippine, tuy cũng đã tuyên bố đóng cửa, nhưng vẫn còn căn cứ Không Quân Mỹ Clack và căn cứ Hải Quân Mỹ tại Vịnh Subic, đó là những ngọn hải đăng!
Chúng tôi muốn tới Mỹ nên chọn Philipine khi chấm tọa độ ông Trung úy nhắc: - Cứ nhắm thẳng theo cánh tay tượng Đức Chúa Giê-Su đang dang tại núi hải đăng Vũng Tàu cho thuyền ra khơi, ta sẽ đụng Côn Đảo. Để tránh vùng hành nghề của các vùng đánh cá quốc doanh dù muốn đến mục đích nào cũng nên đi ngược lên phía bắc Côn Đảo, ra đến đường hàng hải quốc tế rồi hãy bẻ góc đi về hướng muốn tới. Ví dụ bẻ góc Tây Nam để Singapore,Malaysia, v v...Muốn đi Philippine cũng vậy, từ phía bắc Côn Đảo đến Philippine theo đường gần nhất phải chui qua hai nhóm đảo của Trường Sa. Giữa hai nhóm đảo này có một hành lang rộng rãi.
Lúc này bộ đội Việt Nam đã chiếm đóng một đảo tại phía bắc hành lang này. Đối diện, về phía Nam hành lang cũng có một đảo bị Quân đội Trung Cộng chiếm đóng. Hai bên này vẫn hằm hè nhau nhưng không bên nào muốn nổ súng trước.
Muốn đến Philippine qua ngả này phải canh cho thuyền đi ngang qua hành lang vào ban ngày để cả hai bên đều nhìn thấy rõ “ đây chỉ là thuyền vượt biên”. Tuy nhiên cứ theo đường hàng hải quốc tế về phía tây nam, sẽ gặp nhiều dàn khoan dầu của các nước dọc theo lối đi. Hơn nữa đi lối này trên một chặng đường dài như thế, sẽ gặp rất nhiều tàu thuyền qua lại, có nhiều hy vọng được tiếp cứu và tương đối an toàn.
Ông Trung úy còn nhắc chúng tôi nên đem theo một cái Radio chạy pin, chủ yếu để nghe tin tức thời tiết. Dĩ nhiên còn rất nhiều điều hữu ích cho những người đi biển mà ông trung úy đã dậy cho chúng tôi suốt hai ngày. Trên đây tôi chỉ kể một số vấn đề thật đặc biệt cần thiết cho cuộc vượt thoát thành công, và cho cả sự an nguy của chính mạng sống bản thân chúng tôi. Cho đến lúc đó tôi mới kịp nhìn lại bao lần thất bại trước đây của tôi, của vợ tôi và của tất các người tôi quen biết mới thấy; Quả thật chúng tôi đã nhắm mắt làm liều một cách thật ngây thơ, khờ khạo... Cuối tháng 8 năm 1988 tôi dự định giã biệt quê hương, nên xin xuất bến vào ngày 27 – Nhưng không được nhà cầm quyền địa phương cho phép, họ bảo:Nghỉ ăn lễ độc lập xong hẳn đi. Ai cũng nhắm vào dịp lễ tết, các cơ quan, cán bộ say sưa, lơ là để thừa cơ trốn chạy.
Thực ra tôi cũng nhắm vào dịp 2 tháng 9. Cuối cùng đành chọn vào đêm 7 rạng ngày 8 thàng 9, một đêm tối trời... Cuộc “ Hành Quân Đêm” của chúng tôi xuất phát vô cùng thuận lợi – diễn ra từng bước đúng như tính toán trước. Thuyền của tôi chiều ngày 7 tháng 9 vẫn về cửa bến sông Rinh như thường lệ, vẫn vui đùa ăn nhậu như mọi ngày, nhưng mọi thứ cần thiết cho chuyến đi vẫn được kín đáo, sắp xếp, kiểm soát...Sáng hôm sau, thuyền của tôi vẫn ra khơi ngay từ đợt đầu tiên trong lúc trời còn chưa sáng rõ. Từ ngoài xa, ngồi trong khoang tôi dùng ống nhòm kín đáo quan sát “ Những hoạt động tại điểm” trong khi thuyền thả cào chầm chậm di chuyển vào cồn cạn...
Khi nhận được tín hiệu của nhóm taxi đã đầy đủ và sẵn sàng, thuyền liền gác cào, nhanh chóng áp sát và quay ngang để án ngữ tầm nhìn từ biển vào. Chỉ trong vòng 15 phút vội vàng, căng thẳng, nhưng rất trật tự...Tất cả số lượng dầu, lương thực, và 18 người lớn nhỏ đã nằm gọn ghẽ trong khoang thuyền, và nhóm taxi cũng lần lượt phân tán khuất sâu trong các con lạch. Tôi thở ra một hơi thật dài nhẹ nhỏm...trong lúc con thuyền tiến ra xa...xa..xa mãi.
Vào lúc 7 giờ sáng hôm đó trong một bãi kios tại bãi Vũng Tàu, gần đồn biên phòng, mũi hải đăng với tờ giấy vừa xuất viện (nằm bệnh viện ) trong túi, và cuốn “ Bố Già” mới phát hành tại Sài Gòn trên tay, ông già vợ tôi ung dung ngồi trước một cái phin cà phê thong thả nhỏ giọt. Người ta tưởng ông đang say sưa với cuốn truyện, thỉnh thoảng lật từng trang...
Nhưng thực ra ông đang để hết tinh thần vào thính giác và thị giác quan sát ngoài biển, và nhất là những động tĩnh của đồn biên phòng... Mười giờ ông vui vẻ ra về...Tìm gặp Cang để bác cháu hàn huyên. Sau này Cang còn có dịp tìm ông vài lần để cám ơn ông đã giới thiệu cho anh vài người bạn của tôi tại bãi sông quận 8.
Chúng tôi đã vượt qua Côn Đảo an toàn, đã gặp đường Hàng Hải Quốc Tế và vẫn đang theo con đường đã chấm tọa độ đi tới Philippine thì khoảng 11 giờ sáng hôm sau, trong bản tin thời tiết loan báo một trận bão xuất phát từ ngoài biển Trung Hoa Lục Địa tiến về hướng tây nam. Nếu ít giờ sau bão tràn tới mà thuyền của tôi vẫn còn giữ hướng đang đi, thì sóng gió gần như đập thẳng vào hông thuyền “ Gặp điều cấm kỵ đây rồi!!!”...Tối quyết định tức khắc phải đổi Hướng: bẻ góc cho thuyền đi xéo dần dần về gặp lại (và đi theo) đường hàng hải quốc tế để hy vọng: a ) – Lúc đó gió bão sẽ đẩy thuyền đi nhanh hơn b ) – Tránh tình trạng sóng đập vào hông thuyền (nếu theo hải trình cũ ) c ) –
Trên đường hàng hải quốc tế có hy vọng nhận được sự tiếp cứu của các tầu lớn. Chiều hôm ấy quả nhiên bão đã tràn tới sau lưng, đẩy thuyền chúng tôi chạy như tên bắn...Tiếp theo tức thì, sóng biển dềnh lên cuồn cuộn...
Thuyền bị nâng lên thật cao...cao ngất....rồi từ độ cao chót vót ấy...lao ào....xuống thung lũng đen ngòm phía dưới khoang...Riêng tôi, lúc này chỉ mong sao cho máy thuyền đứng chết...Bóng tối cũng mau chóng trùm kín, sấm chớp giăng giăng ngang dọc...chúng tôi đã thấy thấp thoáng ánh sáng lửa bập bùng xa xa, hình như từ một dàn khoan nào đó. Khoảng nửa đêm, sóng gió quay cuồng, mưa đổ như trút...sấm chớp liên hồi..
.Dĩ nhiên thuyền của chúng tôi phải đổi hướng xoay chiều theo sóng gió...Suốt ba ngày đêm bị vùi dập, thuyền của chúng tôi trôi tới trôi lui, hình như vẫn đứng nguyên tại vị trí cũ, dốm lửa dàn khoan vẫn lúc thấy lúc không. Có vài lần chúng tôi đã toan tính thử cho thuyền sáp gần về phía ánh lửa dàn khoan...nhưng không thể được...12 giờ trưa ngày thứ 55 kể từ khi chúng tôi rời bỏ quê hương, và là ngày thứ 3 khi gặp bão gió, gió mới dịu lại! Tứ lúc ra đến đường Hàng Hải Quốc Tế, chúng tôi đã gặp không dưới 10 chiếc tầu dân sự to lớn, mang cờ hiệu của nhiều quốc gia ngược xuôi, chúng tôi đều ra dấu cứu vớt, nhưng họ cố ý làm ngơ.
Khoảng 4 giờ chiều, đột nhiên tôi nghe Lương La lên; - Cái tàu đằng sau hình như đã dừng lại! Tôi nhìn lại, quả thật một ngọn núi sắt sừng sững hiện ra trước mặt tôi: - Chúng ta được cứu rồi!!! Suốt ba ngày đêm bị bão táp vúi rập, trừ những đứa trẻ vẫn ăn ngủ, bú sữa bình thường, còn hầu hết hành khách của tôi đều mệt mỏi, say sóng, không ăn và nằm bẹp dí...Bây giờ mới chỉ nghe được tiếng “ Có tầu cứu” là tất cả đều nhỏm dậy và leo lên boong. Các chị, các cô bế ngay mấy đứa trẻ, nâng cao để những người trên tàu trông thấy. Tôi thấy thủy thủ trên tầu ra dấu cho thuyền tôi tới gần đống thới họ thả thang sắt xuống... Sóng lúc đó vẫn còn khá lớn, con thuyền dềnh lên thụt xuống, khi vừa áp sát đã đụng nhẹ vào thành tầu kêu lên răng rắc như muốn bể toang.
Cho thuyền lui giật ra tôi cố ghìm giữ cho thuyền chỉ tiếp xúc với tàu bằng mũi. Trước đó chúng tôi đã căng sẵn một dây thừng lớn từ khoang ra đến cọc mũi làm chỗ vin và móc dây an toàn. Nhờ đó sự di chuyển bây giờ tương đối an toàn. Theo lệnh từ trên tàu đưa xuống: Người ít tuổi sẽ ưu tiên lên tàu trước. Do đó, con gái tôi mới 7 tháng tuổi được cậu Lương và chú Bình, người bế kẻ dìu, thận trọng từ khoang thuyền ra mũi, đợi đúng lúc thuyền dềnh lên mới chuyền cháu cho hai thủy thủ, đứng sẵn ở bậc cuối thang sắt, cùng đưa tay đỡ lấy cháu...Tôi nghe một loạt pháo tay rộ lên...của những người trên tàu đón mừng cháu...mà chảy nước mắt dài...Tôi khóc..Quả thật cho đến lúc ấy tôi mới khóc...khóc, vì...mừng vui!!!
Đến lượt thằng con trai của tôi gần 4 tuổi, vùng vằng không chịu lên tàu, khóc lóc la hoảng đòi về nhà bà ngoại. Người thứ ba là một cháu gái tên Thúy ( hiện là sinh viên của đại học UCL). Lương và Bình cố móc dây an toàn lần lượt dẫn từng người từ khoang ra mũi để rời thuyền. Người khách cuối cùng là bà Chín, cũng là người lớn tuổi nhất trong chuyến đi, run rẩy sợ hãi vì thuyền dềnh lên thụt xuống, ra đến mũi sắp được kéo lên thang...loạng quạng sao đó, té lăn xuống biển...Nhanh như vượn Lương phóng xuống theo túm được, Bình cũng lao đến tiếp cứu, vớt lên được.
Lên tầu bà Chín phải nằm bệnh viện săn sóc 5 ngày mới khỏi ( Ông bà Chín hiện định cư tại Bốtn – Massachussets). Lệnh thuyền trưởng yêu cầu chúng tôi đem lên boong tất cả các dụng cụ hải hành, cũng như tất cả các loại lương thực có trên thuyền. Sau Lương và Bình, tôi là người cuối cùng, tắt máy, rời thuyền với một tâm trạng bâng khuâng, dào dạt. Đặt chân lên boong tầu, lúc đó là 5 giờ 30 chiều ngày 12 tháng 9 năm 1988.
Tôi nhìn xuốt lượt 21 người “ cùng hội cùng thuyền” với tôi, Bà Chín, cô Lan và cháu gái 5 tuổi tên Thúy, Tôi chỉ gặp từ lúc lên thuyền (vì là người của Cang đưa taxi, anh đã năn nỉ vợ tôi cho đi để anh có thêm sở hụi ), Anh Bình là bạn hàng xóm, còn lại đều là thân thuộc trong gia đình chúng tôi ( Sau này lúc Lương lập gia đình, ông bà Chín nhân dịp này tặng Lương một kỷ vật trân quí. Cô Lan đã nhận bố mẹ vợ tôi làm bố mẹ nuôi và cô đã kết hôn với anh Bình.
Chúng tôi đều được định cư tại Mỹ, và hầu hết ở Cali. Chúng tôi thướng đi lại gặp nhau như một nhóm gọi là “ Nhóm Golar Freeze”, lấy tên của con tàu đã cứu vớt chúng tôi trên Biển Đông. Khi tôi đến chào và trình diện ông thuyền trưởng, ông tỏ ra rất lịch sự và ân cần, ông cho tôi biết ông là người Tây Đức, ôgn rất thông cảm chẳng những với thuyền nhân, mà còn với tất cả mọi người ở Miền Nam Việt Nam nữa. Ông nói ông đã nhìn thấy thuyền của chúng tôi từ xa 9 – 10 cây số.
Tứ đằng sau ông quan sát thuyền của chúng tôi rất lâu. Vừa rồi ông đã xem xét cái Mâm Nhôm, một dụng cụ thô sơ nhất của người đi biển, rồi đến cái hải bàn cổ quái “không có kim” ( nó đã bị bão vùi dập lăn lóc, nên kim đã gẫy và tấm bản đố Hải Hành vẽ bằng tay ( Thực ra là can bằng tay theo kiểu học trò ), ông hoàn toàn kinh ngạc và hỏi tôi làm cách nào dẫn thuyền đi đúng hướng, đúng đường và an toàn qua cơn bão vừa rồi. Tôi đã trình bày cho ông rõ là: “ Chúng tôi đã được một Trung úy Hải quân Việt Nam Cộng Hòa huấn luyện trong một khóa đặc biệt...thật kỹ...và lâu đến cả...hai ngày lận!!!”
Lúc đó tất cả chúng tôi đã được an toàn trên con tầu Golar–Freeze, một tầu chở dầu, trọng tải 80 ngàn tấn của một đại công ty hỗn hợp Nhật Bản - Phần Lan – Anh Quốc. Chúng tôi được từ cõi chết trở về! Anh chị em chúng tôi, từ trên boong, nhìn xuống con thuyền bé bỏng, thân thương, hiện không còn người lái đang quay cuồng trên sóng đại dương, va đập vào hông tàu bể vỡ...và từ từ chìm xuống. Không ai bảo ai, chúng tôi cùng im lặng bùi ngùi, cúi đầu như mặc niệm. Sóng nước đã hoàn toan phủ kín nó...Như phủ kín cả một thời trai trẻ, thanh xuân của thế hệ chúng tôi! Lake Forest, Ngày trọng đông năm Nhâm Ngọ :::
Tony Dương:::
VÕ HƯỚC HIẾU * NGÀY ẤY QUA MAU
NGÀY ẤY QUA MAU
Tôi là người tỉnh Chợ Lớn, thời thực dân Pháp có số thứ tự 16, đúng theo danh sách các tỉnh thuộc Nam Kỳ thời đó: Gia (Gia Định), Châu (Châu Đốc), Hà (Hà Tiên), Rạch (Rạch Giá), Trà (Trà Vinh), Sa (Sa Đéc), Bến (Bến Tre)... Tôi sinh trưởng và lớn lên nơi làng Thanh Hà hẻo lánh quê mùa, đèo heo hút gió. Một làng nhỏ nhắn nên thơ với âm hưởng đặc trưng của vùng sông nước bạt ngàn phương Nam, nguyên sơ và kỳ bí.
Nhà cửa vốn lưa thưa, không được bao nhiêu tộc họ quây quần trong nếp
sống gia đình truyền thống "tứ đại đồng đường", mấy thế hệ sum hợp,
chung lưng đâu cật vui vẻ và hạnh phúc dưới một mái ấm duy nhứt. Xa xa
về phía bên kia Vàm Cây Trôm, khỏi xóm Rạch Chung ngót nghét đôi ba cây
số ngàn, chỉ thấy ruộng tân lập bát ngát và rừng chồi, rừng tràm tiếp
nối chạy dài ngút mắt. Những cánh rừng mút chỉ cà tha này dù không đến
đổi dầy mịt như những cánh rừng tràm rừng đước bao la ở cuối mũi quê
hương nhưng cũng đủ để án ngữ vĩnh viễn trước mặt, che chắn hẳn tầm ngắm
nhìn nên người dân ở đây tuyệt đại đa số cứ loay hoay, xích tới xích
lui, dậm chân mãi trên vuông vườn chéo đất, nơi chôn nhau cắt rún của
họ, qua bao nhiêu thế hệ thấm đẫm mồ hôi của tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
Nhiều lần trong đời, họ cũng có dự tính đi đó đi đây, xa hẳn bản làng
thôn ấp mong học hỏi thêm một "sàn khôn" và đồng thời qua đó mơ ước có
cơ hội thoát khỏi cảnh lao nhọc nghèo túng quanh năm suốt tháng. Nhưng
khốn nỗi, bước đi một bước xa ngôi nhà tình nghĩa đầy ấp kỷ niệm buồn
vui của tổ phụ đã thấy lòng bối rối phập phồng, lạc lõng bơ vơ, đặt chân
lên một đoạn đường lạ lẫm đã thấy lo âu sợ hãi, cô đơn cô độc. Họ bồi
hồi nhung nhớ. Và sự nhớ nhung cứ gậm nhấm họ không thôi. Thế rồi cái
ước mơ đơn sơ chơn chất đó, dù có nhiều ma lực hấp dẫn đến đâu cũng đã
cùng với họ len lén đi qua nhanh chóng. Nó đi qua hết cả một thời trai
trẻ lao nhọc, vất vả trong khó nghèo của họ để sau cùng dừng lại phũ
phàng ở khoảng bóng xế trăng lu, chân chồn gối mỏi, cái thời họ thầm
lặng chờ đợi ngày nhắm mắt xuôi tay theo ông theo bà về bên kia thế
giới.
Thỉnh thoảng, đôi ba năm hay hơn nữa, một tên Chà Và "tào cáo" có gốc
gác xa xôi tận vùng Bombay, Pondichéry... mơ hồ nào đó của Ấn Độ huyền
bí, hướng dẫn đám đàn em vào tận nơi đây lùn sụt bắt rượu lậu. Hoặc một
tên Tây lai, cháu con rơi rớt nhiều đời từ thuở bọn phiêu lưu thực dân
Pháp vừa mới đặt chân xâm chiếm đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, bây giờ nghiểm
nhiên trở thành một đốc công công chánh hay trắc địa viên, cùng thủ hạ
rần rộ kéo vào đo đạt điền đất... Chỉ cần trông thấy bóng dáng xa xa của
những viên chức nhà nước thuộc địa này, mấy đứa con nít trần truồng như
nhộng, da dẻ đen đúa mốc cời, đã hoảng hồn khiếp vía chạy trốn ở chòi
trâu chòi củi hay vội vàng ôm chầm lấy người lớn mà khóc òa lên. Chúng
nó sợ Tây Đen Tây Trắng...
Đối với đám trẻ quê mùa này, những tên Chà Và Ma Ní hay Tây Trắng "Bạch
Quỷ" là những người lạ hoắc lạ huơ, không giống mải mai dáng dấp của bà
con thân thuộc trong xóm làng mà chúng thường gặp hằng ngày để trở nên
quen mắt. Họ quả đã đến từ những hành tinh xa xôi nào đó, ngoài tầm ngắm
nhìn và sự hiểu biết nong cạn của chúng. Và ngay cái tỉnh lỵ Chợ Lớn,
với đầu óc non nớt chơn quê, chúng nó xem như xa vạn dặm diệu vợi, không
thua gì đi lên cung Hằng thăm Chú Cuội già, trăm năm ngàn năm cứ thầm
lặng ngồi dựa lưng nơi gốc đa. Vì thực tế có lần nào chúng nó được diễm
phúc đặt chân đến đây bao giờ đâu? Do vậy, bà con nông dân xóm tôi hầu
như đều chấp nhận định mệnh an bày. Họ vui vẻ trụ hình trụ bộ trên vạt
đất hiền hòa tẽ nhạt do ông cha để lại này vì theo họ, nơi đây vốn dĩ có
nếp sống thiên nhiên thư thái, với tình cảm chứa chan ân nghĩa, chan
hòa tình làng nghĩa xóm.
Quanh quẩn, rải rác ven theo những bờ đê dẫn thủy và tháo nước phèn
chằng chịt như mạn lưới, những thum lá nghèo nàn, những mái tranh xơ xác
vương lên từng cụm buồn hiu với những con người khắc khổ do mưa nắng
dãi dầu ngay từ những ngày còn thơ dại. Với họ, con mắt họ dường như đã
quen rất sớm với cảnh thổ hắt hiu, với những con người lam lũ đó mà họ
sẽ mãi mãi khắng khít để không bao giờ xa rời được. Sự sống ở đây được
nhận diện qua những đàn chim se sẻ hay dồng dộc từng chập bay lượn vù vù
trong bầu trời xanh thẳm. Chúng lướt ngay cả trên đỉnh đầu người hoặc
sà xuống những cánh đồng lúa mênh mông nghe rờn rợn.
Các đàn chim này to lớn lắm, đông vô số kể, đôi khi che án hẳn mặt trời
làm sẫm tối một vùng đất. Đó đây, không biết cơ man nào mà kể cho hết
các loại cò rất đa dạng như cò lửa, cò cá, cò ma, cò quắm, cò đúm và
nhứt là cò trắng màu bông bưởi... rồi nào là diệc, điên điển, còng cọc,
quấc... chen chúc chạy nhảy, tranh đua nhau đi săn mồi hay quây quần
trửng giỡn trên chót vót những ngọn tràm. Tất cả tạo một sắc màu đẹp
mắt, nổi bậc hẳn trên bức họa thiên nhiên với nền xanh nõn nà mướt
mượt của cây của lá, của ruộng lúa ngày mùa, thấp thoáng ẩn hiện xa xa
nhưng lại gần gủi, nồng nàn sâu đậm. Làng có những xóm những ấp mang
những cái tên hoang dã của một thời xa xôi khẩn hoang lấn đất, lúc con
người còn đầu trần chân đất với vài bộ quần áo mốc thếch dính da ngoài
chiếc áo tơi muôn đời muôn thuở chầm bằng lá dừa nước và nhứt là chiếc
xuồng ba lá cũ mèm mua được nhờ góp nhóp tiền vay nợ năm mà có. Họ nương
tựa nhau khắc phục đất đai giăng mắc chướng ngại chông gai. Đĩa vắt
nhun nhúc khắp nơi khắp chốn cùng thú vật rừng như chồn ráy, chuột
rắn... phá hại mùa màng. Chưa kể đến thời tiết nghiệt ngã quanh năm.
Bao nhiêu cái tên khó quên đã gắn liền để in sâu vào tâm thức họ như
Rạch Rít, Rạch Chung, Bàu Sấu, Rạch Đĩa, Ổ Cu, Ổ Cò, Bàu Cá, Bàu Lác
v.v... những cái tên đến nay khi nhắc nhớ, lòng tôi vẫn nghe xao xuyến
đậm đà. Nhưng chí tình mà nói, nếu không có những cái tên man dại, tượng
hình tượng ảnh dễ thương dễ nhớ đó với âm hưởng nhắc nhớ thời kỳ hoang
sơ hun hút của tổ tiên tôi thì quả làng tôi, nơi chôn nhau cắt rún của
tôi, hiện nay, ở giờ phút ly hương nghiệt ngã này sẽ còn lại những gì để
nhớ để thương trong vũng lầy ký ức phức tạp của tôi? Nó sẽ không phải
là cảnh thổ mến yêu, không còn là mảnh đất cội nguồn đáng để cho tôi ấp ủ
và khắn khít gắn bó trọn kiếp đời còn lại của mình.
Tằng tổ tôi gốc người Miền Trung. Khi lớn lên, đôi lần tôi được nghe mẹ
tôi kể lại một cách rất mông lung mơ hồ vì lúc ấy, thực tình tôi cũng
chẳng mấy quan tâm để ý và cũng chẳng có đủ trí khôn để hỏi người cho
cặn kẽ ngọn nguồn. Đến khi mẹ tôi không còn nữa, tôi mới thấy mình đã
đánh mất đi một dịp quý hiếm trong đời, không sao tìm lại được nữa. Thật
đáng tiếc vô cùng. Hình như cái gốc của tôi, của đại gia đình tôi hiện
nay thuộc vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi... gì đó, tận miền Trung xa xôi khổ
hạnh. Tằng tổ tôi đã theo đoàn người phiêu lưu xuôi Nam lập nghiệp,
thuở các Chúa Nguyễn có chủ trương mở cõi, phát triển và củng cố đất
Đàng Trong. Cuộc Nam Tiến ấy của dòng họ tôi chắc nhiêu khê trắc trở lắm
với nhiều bí ẩn không được lưu truyền cho con cháu về sau để họ ngưỡng
mộ và hãnh diện. Chỉ biết đến đời ông sơ và ông cố tôi, các ông đã có
chút ít cơ ngơi sự nghiệp và định cư một thời gian khá dài quanh quẩn ở
vùng Bà Điểm, Hóc Môn thuộc tỉnh Gia Định. Các ông có mang theo một vài
kỷ vật dòng tộc.
Những kỷ vật này chỉ có giá trị tinh thần về xuất xứ cội nguồn cùng ít
di ảnh hiếm hoi của những bậc tiền bối, bệ vệ ngồi ngay ngắn chỉnh tề
trên chiếc ghế dựa đặt trước hiên nhà, lấy giàn kiểng quý làm nền, với
khăn be, áo dài, quần trắng và đôi giày hàm ếch đen huyền. Những di ảnh
bạt màu ấy dù đã phai mờ theo năm tháng nhưng được nghiêm chỉnh đặt trên
bàn thờ ở chính giữa nhà. Về sau, trong những lần kỵ cơm tưởng niệm,
chúng tôi có hỏi đến tên tuổi và vị thế của các bậc ấy trong tộc họ, mọi
người đều ú a ú ớ, trả lời man mán mập mờ, không sao giải đáp rõ ràng
được.
Nhưng ở vùng Gia Định này, nhắm khó bề phất lên như ý muốn, một số trong các ông bèn quyết định bồng chống dắt díu cả bè thê nhi cùng vài gia đình anh em xa trong họ, kéo đến vùng đất Rạch Rít lập nghiệp, do được thừa hưởng giòng máu phiêu lưu, giang hồ lang bạt của tổ tiên vẫn còn cuồn cuộn luân lưu trong huyết quản. Đến đời tôi, tôi vẫn thấy ông nội tôi và sau này bác Hai trai tôi cứ mỗi độ Xuân về thường khăn gói trịnh trọng với áo dài khăn be đi Bà Điểm Hốc Môn để thăm viếng một số không ít bà con trong mấy chi còn sót lại và liên lạc được.
Nhưng ở vùng Gia Định này, nhắm khó bề phất lên như ý muốn, một số trong các ông bèn quyết định bồng chống dắt díu cả bè thê nhi cùng vài gia đình anh em xa trong họ, kéo đến vùng đất Rạch Rít lập nghiệp, do được thừa hưởng giòng máu phiêu lưu, giang hồ lang bạt của tổ tiên vẫn còn cuồn cuộn luân lưu trong huyết quản. Đến đời tôi, tôi vẫn thấy ông nội tôi và sau này bác Hai trai tôi cứ mỗi độ Xuân về thường khăn gói trịnh trọng với áo dài khăn be đi Bà Điểm Hốc Môn để thăm viếng một số không ít bà con trong mấy chi còn sót lại và liên lạc được.
Những bà con này ngày xưa đã quyết định sinh cư lập nghiệp vĩnh viễn nơi
đây. Từ dạo đó, các ông cứ theo vết dầu loang phá rừng khẩn hoang,
khai thác ruộng tân lập, tiến sâu dần dần vào vùng rừng rậm. Sau thời
gian đổ mồ hôi, đất đai thành khoảnh, ruộng thuộc màu mỡ tươi tốt bắt
đầu cho chút ít huê lợi. Các ông đem bán, lấy mớ nhấm tiền nổi, mua sắm
và cải thiện nông cụ thủ công lỗi thời cùng xây thêm nhà cửa lẫm trại,
tiếp tục khẩn đất mới. Đến đời ông bà nội tôi, xem như đã ổn cư nơi xóm
Rạch Rít nầy, giờ đây cơ ngơi không đến đổi kinh dinh đồ sộ nhưng vài
gia đình may mắn hơn có cửa nhà khang trang đầy đủ, mái ngói âm dương đỏ
au nổi bậc giữa màu xanh diều diệu của cây lá ruộng vườn. Dân tình lại
chất phác dễ thương, quanh năm chỉ có một quyết tâm duy nhứt canh cánh
bám đất đai và sông rạch để sinh tồn.
Và sự chất phác này rất dễ dàng nhận diện. Nó được bọc bạch qua giọng
nói xuất phát từ một tấm lòng chơn quê thật thà và qua những lời đối
thoại không cầu kỳ bay bướm. Nó phát ra từ những con người hóa thân của
ruộng lúa vườn rau, của đất, của nước, của thiên nhiên hài hòa phóng
khoáng. Nó phát ra từ đôi ánh mắt đen huyền lấp lánh tánh nết hiền hòa
nhưng đầy nghị lực và nhiệt tình. Nhìn trước ngó sau, bà con trong xóm
như những dây mơ rễ má, có mối quan hệ ruột rà thân thiết với nhau. Khi
hỏi ra, nếu không cùng trong một tộc họ, đa số cũng được ràng buộc qua
tình cảm thông gia xa gần.
Cho nên có thể nói không sợ sai lầm, bà con ở đây sinh sống như một bộ lạc nhỏ hẹp thuở xa xưa, quây quần đùm bọc, vui buồn có nhau. Họ cùng nhìn về một hướng đi trước mặt, xả thân biến cải vùng đất hoang vu nhằm xây dựng hạnh phúc gia đình vững chắc và bền lâu. Phương châm của họ được gói ghém không ngoài những lời nhắc nhớ dong dài nhưng có ngần có lớp của các bực trưởng thượng, trượng triều trượng quốc vào những dịp họp mặt đông đủ bà con ngày cúng Kỳ Yên hằng năm hay cúng Miễu Bà có đàn ca hát xướng rất vui nhộn.Các ông thường nói:
Cho nên có thể nói không sợ sai lầm, bà con ở đây sinh sống như một bộ lạc nhỏ hẹp thuở xa xưa, quây quần đùm bọc, vui buồn có nhau. Họ cùng nhìn về một hướng đi trước mặt, xả thân biến cải vùng đất hoang vu nhằm xây dựng hạnh phúc gia đình vững chắc và bền lâu. Phương châm của họ được gói ghém không ngoài những lời nhắc nhớ dong dài nhưng có ngần có lớp của các bực trưởng thượng, trượng triều trượng quốc vào những dịp họp mặt đông đủ bà con ngày cúng Kỳ Yên hằng năm hay cúng Miễu Bà có đàn ca hát xướng rất vui nhộn.Các ông thường nói:
- Cuộc đời khó nghèo của tổ tiên ta từ khi di dân vào miền đất mới này
vô cùng vất vả và khổ cực trăm bề. Giờ thì cuộc sống hằng ngày đã khá
hơn so với trước. Sự nghèo khó, cái đói cái khát của những tấm thân trần
lạnh lẽo xem như thuộc về dĩ vãng, chỉ để hồi nhớ làm đòn bẫy tiến
thân. Nay ở mỗi bữa cơm trưa, cơm chiều tuy không thường xuyên như mong
muốn nhưng thỉnh thoảng cũng có cá thịt, tôm tép tươi rói làm tăng thêm
khẩu vị... sau một ngày làm việc mệt nhọc. Dù thế vẫn phải cố gắng thêm
mãi mãi để con cháu sau này có điều kiện vương lên xa hơn nữa. Được vậy
mới gọi là "nhà có phúc". Đất đai của vùng này rất phì nhiêu màu mỡ. Đó
là của quý không vốn được chôn ngầm như mỏ vàng mỏ bạc. Nếu biết cần cù
và tận lực khai thác thì sẽ thành công không mấy hồi. Và đó cũng là niềm
vui to lớn nhứt, an ủi cả một kiếp đời lam lũ.
Riêng ông bà tôi, phần lớn tuổi, chất chồng bao nhiêu năm sương gió, hai
ông bà quyết định chấm dứt hẳn việc khai khẩn ruộng hoang, tổn hao sức
khoẻ lúc con đường trước mặt mỗi ngày mỗi thu ngắn dần. Ông bà bán đi số
lớn ruộng đất tạo dựng được, chỉ giành lại một ít ruộng trũng loại tốt,
năng suất cao, đủ giúp ông bà xoay sở sinh sống hằng năm, thảnh thơi ở
chuỗi ngày dưỡng già còn lại. Ông bà tôi thường tâm sự dông dài với bà
con thân tình trong xóm, hai ông bà đã lớn tuổi rồi, ăn uống chẳng bao
nhiêu.
Sức khỏe mỗi ngày lại vơi dần, làm thêm chi nữa để phải dãi dầu mưa nắng, ngày ngày vướng bận việc đuổi chim đuổi chuột vất vả, cực thân nhọc xác, chết cũng xuôi tay, chẳng mang theo được những gì. Mỗi người đều có cái thời của mình. Ông tôi hay nói như vậy với con cháu. Và cái thời làm việc đầu tắt mặt tối, quên cả giờ giấc và cơm nước của ông bà tôi đã qua lâu rồi. Thôi thì cứ nhàn nhã năm bảy năm chờ ngày tốt lành thanh thản theo ông theo bà cho yên thân yên phận.
Sức khỏe mỗi ngày lại vơi dần, làm thêm chi nữa để phải dãi dầu mưa nắng, ngày ngày vướng bận việc đuổi chim đuổi chuột vất vả, cực thân nhọc xác, chết cũng xuôi tay, chẳng mang theo được những gì. Mỗi người đều có cái thời của mình. Ông tôi hay nói như vậy với con cháu. Và cái thời làm việc đầu tắt mặt tối, quên cả giờ giấc và cơm nước của ông bà tôi đã qua lâu rồi. Thôi thì cứ nhàn nhã năm bảy năm chờ ngày tốt lành thanh thản theo ông theo bà cho yên thân yên phận.
Cái xóm Rạch Rít nơi ông bà tôi an phận tuổi già được thành lập không
lâu. Các bực bô lão thuộc hàng thổ công đoan chắc chỉ ngót nghét một hai
trăm năm là cùng. Nhưng bây giờ xóm không đến đổi quạnh hiu lắm so với
những nơi sâu hút khác, hoang vu cùng cốc với đôi ba nốc tranh lè tè
hoặc năm bảy mái lá xác xơ, khép nép nằm khuất sâu hóm sau những vườn
cây ăn trái tạp nhạp đủ loại, giữa một vùng sông nước bạt ngàn. Xóm gồm
trên dưới vài chục sinh mạng quanh năm dạn dày sương nắng, gió mưa. Từ
đó có thể đoán ra dễ dàng nếp sống của họ đa phần vẫn còn ở mức khó
nghèo triền miên dai dẳng nhưng quyết tâm sinh tử của họ trên mảnh đất
nghèo khó đó mà họ đã đắn đo chọn lựa vẫn không hề thay đổi.
Nhà cửa nơi này một cụm, nơi kia một cụm, hú gọi một tiếng lớn là có thể truyền đạt với nhau nhanh chóng. Lúc sanh tiền, ông bà tôi có nhờ nhiều người giúp việc trong nhà ngoài ngõ, chăm lo vườn tược, nhưng chánh yếu vẫn là canh tác ruộng nương, đào kinh lấn rừng, khai khẩn đất mới. Đa số là trai tráng lực lưỡng, đều là bà con xa gần với ông bà tôi.
Nhà cửa nơi này một cụm, nơi kia một cụm, hú gọi một tiếng lớn là có thể truyền đạt với nhau nhanh chóng. Lúc sanh tiền, ông bà tôi có nhờ nhiều người giúp việc trong nhà ngoài ngõ, chăm lo vườn tược, nhưng chánh yếu vẫn là canh tác ruộng nương, đào kinh lấn rừng, khai khẩn đất mới. Đa số là trai tráng lực lưỡng, đều là bà con xa gần với ông bà tôi.
Họ một mực tận tụy, trung thành với ông bà tôi và hai ông bà có những
người giúp việc đăng đẳng suốt cả cuộc đời của họ. Ông bà tôi
rất đổi thương yêu, quí mến họ, xem họ như những phần tử cật ruột trong
một đại gia đình keo sơn gắn bó. Những lúc hữu sự, bất cập cần đến, bà
tôi chỉ ới nhẹ một tiếng là họ đồng thanh tự nguyện đến túc trực đợi
chờ. Chẳng mấy chốc, mọi việc dù khó khăn đến đâu cũng nhòn bớt dần chỉ
trong nháy mắt. Tình nghĩa nhen nhúm ngày càng thêm khắng khít đậm đà.
Bà con xa không sao bì được với láng giềng gần.
Câu nói ấy của người xưa nay vẫn sáng trưng, vằng vặc như trăng rằm, thể
hiện tròn đầy trong giao tế hằng ngày, bộc trực chân tình, không tính
toán so đo thiệt hơn. Nó càng mang một ý nghĩa cao đẹp trong nếp sống
tình cảm diệu kỳ nơi cảnh thổ hắt hiu buồn tẽ này, nơi mà mỗi con người
lấy cái tâm lành đối xử với nhau. Lần hồi, kẻ trước người sau, họ được
ông bà tôi mai mối chọn lựa những nơi cần cù, nhơn đức để dựng vợ gả
chồng rình rang tử tế.
Chẳng mấy chốc, con cái họ hằng năm nối đuôi nhau khít đeo làm vui nhộn thêm những buổi cơm chiều quây quần ấm cúng. Vì đây là thời khoảng duy nhứt trong ngày, mỗi gia đình nông dân hầu như hiện diện đông đủ. Ban đầu, họ ăn ở chung chạ với ông bà tôi nơi nhà sau, lẫm lúa hay nơi chòi đựng dụng cụ canh tác được sửa sang vén khéo với tiện nghi tối thiểu. Việc này rất phù hợp với cuộc sống thuở ban đầu của đôi vợ chồng son trẻ, sụt sè ngấp nghé ngưởng cửa tương lai. Về sau, ông bà tôi ban cấp cho họ một chéo đất nơi cuối vườn hay ở những vạt sở hữu nằm vắt ven theo những con kinh tháo nước mới đào còn hăn hắc mùi bùn non để họ cất nhà ra riêng, sinh sống tự do thoải mái hơn. Dần dà, gia thất yên bề, nhà nhà vịt gà chạy đầy sân, nhởn nhơ ngoài vườn, trong chòi bếp, trại củi, chuồng heo... Những đơn vị phụ thuộc này được cất xan xác nhau, tha hồ cho chó mèo chạy rong chơi trửng giỡn. Và để chúng mặc tình động dục, tự do phá phách, sinh sôi nẩy nở ấp lũ không cách nào kiểm soát được. Mỗi lần đôi vợ chồng son ra riêng, ông bà tôi rất mực bằng lòng sung sướng.
Sự sung sướng bằng lòng đó, từ lâu được ông bà tôi dồn nén và gìn giữ kín đáo trong lòng, giờ đây được tỏa rộng trên gương mặt phúc hậu hân hoan của hai ông bà như để thể hiện đầy đủ cái tính chất lạc hoan yêu người, yêu sự sống, và yêu cuộc đời cố hữu của người dân quê chơn chất bám làng bám đất.
Căn nhà mới vừa sốc nốc xong, vách phênh cửa nẻo chưa hoàn chỉnh hẳn, dù chỉ làm bằng tre nhà, gỗ tạp, bện lá dừa nước phơi nắng vừa dôn dốt, nhưng bà tôi không ngớt lời căn dặn những người chủ mới trẻ măng này phải nhớ trang trọng nhóm lên một bếp lửa đặt ngay chính giữa nhà. Bà tôi còn sợ họ quên nên thỉnh thoảng cứ chiều chiều khi mặt rời dợm khuất sau rặng đùng đình đủng đỉnh bao quanh khu đất đình làng, bà tôi lui tới nhắc nhớ mãi.
Củi đuốc bắt đầu cháy phừng phực. Than hồng đỏ rực với những sợi khói trắng đục mong manh như tơ cuồn cuộn theo gió đồng bốc lên không trung len lỏi mái lá, quyện theo những lời lâm râm khấn nguyện cuộc sống mới từ đây đã được ổn định vững chắc trên mảnh đất ráo hổi tạo dựng trong gian khổ lao nhọc. Bà tôi không ngớt dong dài về ý nghĩa của việc nhóm bếp lửa đầu tiên này xem như một sự thầm mơ ao ước hằng ngày sẽ luôn luôn có được những bữa cơm trưa cơm chiều ấm bụng ấm lòng, những bữa cơm hạnh phúc dài lâu.
Chẳng mấy chốc, con cái họ hằng năm nối đuôi nhau khít đeo làm vui nhộn thêm những buổi cơm chiều quây quần ấm cúng. Vì đây là thời khoảng duy nhứt trong ngày, mỗi gia đình nông dân hầu như hiện diện đông đủ. Ban đầu, họ ăn ở chung chạ với ông bà tôi nơi nhà sau, lẫm lúa hay nơi chòi đựng dụng cụ canh tác được sửa sang vén khéo với tiện nghi tối thiểu. Việc này rất phù hợp với cuộc sống thuở ban đầu của đôi vợ chồng son trẻ, sụt sè ngấp nghé ngưởng cửa tương lai. Về sau, ông bà tôi ban cấp cho họ một chéo đất nơi cuối vườn hay ở những vạt sở hữu nằm vắt ven theo những con kinh tháo nước mới đào còn hăn hắc mùi bùn non để họ cất nhà ra riêng, sinh sống tự do thoải mái hơn. Dần dà, gia thất yên bề, nhà nhà vịt gà chạy đầy sân, nhởn nhơ ngoài vườn, trong chòi bếp, trại củi, chuồng heo... Những đơn vị phụ thuộc này được cất xan xác nhau, tha hồ cho chó mèo chạy rong chơi trửng giỡn. Và để chúng mặc tình động dục, tự do phá phách, sinh sôi nẩy nở ấp lũ không cách nào kiểm soát được. Mỗi lần đôi vợ chồng son ra riêng, ông bà tôi rất mực bằng lòng sung sướng.
Sự sung sướng bằng lòng đó, từ lâu được ông bà tôi dồn nén và gìn giữ kín đáo trong lòng, giờ đây được tỏa rộng trên gương mặt phúc hậu hân hoan của hai ông bà như để thể hiện đầy đủ cái tính chất lạc hoan yêu người, yêu sự sống, và yêu cuộc đời cố hữu của người dân quê chơn chất bám làng bám đất.
Căn nhà mới vừa sốc nốc xong, vách phênh cửa nẻo chưa hoàn chỉnh hẳn, dù chỉ làm bằng tre nhà, gỗ tạp, bện lá dừa nước phơi nắng vừa dôn dốt, nhưng bà tôi không ngớt lời căn dặn những người chủ mới trẻ măng này phải nhớ trang trọng nhóm lên một bếp lửa đặt ngay chính giữa nhà. Bà tôi còn sợ họ quên nên thỉnh thoảng cứ chiều chiều khi mặt rời dợm khuất sau rặng đùng đình đủng đỉnh bao quanh khu đất đình làng, bà tôi lui tới nhắc nhớ mãi.
Củi đuốc bắt đầu cháy phừng phực. Than hồng đỏ rực với những sợi khói trắng đục mong manh như tơ cuồn cuộn theo gió đồng bốc lên không trung len lỏi mái lá, quyện theo những lời lâm râm khấn nguyện cuộc sống mới từ đây đã được ổn định vững chắc trên mảnh đất ráo hổi tạo dựng trong gian khổ lao nhọc. Bà tôi không ngớt dong dài về ý nghĩa của việc nhóm bếp lửa đầu tiên này xem như một sự thầm mơ ao ước hằng ngày sẽ luôn luôn có được những bữa cơm trưa cơm chiều ấm bụng ấm lòng, những bữa cơm hạnh phúc dài lâu.
Có lẽ bà tôi cũng như bao nhiêu người đàn bà bất hạnh khác thuộc thế hệ
trước đây không sao quên được thuở các bà gia tâm phụ với chồng con nai
lưng trần khẩn hoang lấn đất, bữa đực bữa cái, khi đói khi no, sống cuộc
đời rày đây mai đó, đêm đêm ngủ lều ngủ buội trên những gò đất ủng
nước, khói bếp lạnh tanh?
Đêm nào các bà có thì giờ khoét được một lỗ hổng vừa vặn trong đống rơm cao chỉ qua khỏi đầu một chút nhưng cũng đủ để chui rút vào đó ngủ thẳng giấc ngon lành là cả một niềm vui lớn lao vô bờ đối với các bà. Nhứt là vào những đêm ông Trời oái oăm làm mưa dai dẳng, thêm gió đồng từng đợt thổi lạnh thấu xương. Cho nên đối với bà tôi, bếp lửa thân quý và đầy ý nghĩa này là biểu tượng sự chấm dứt tất nhiên cảnh sống tạm bợ, ngày ngày phải di chuyển, thay đổi thường xuyên nơi trú ẩn và nhứt là xóa bỏ hẳn cái tâm lý "ăn xổi ở thì" không ngày mai.
Đêm nào các bà có thì giờ khoét được một lỗ hổng vừa vặn trong đống rơm cao chỉ qua khỏi đầu một chút nhưng cũng đủ để chui rút vào đó ngủ thẳng giấc ngon lành là cả một niềm vui lớn lao vô bờ đối với các bà. Nhứt là vào những đêm ông Trời oái oăm làm mưa dai dẳng, thêm gió đồng từng đợt thổi lạnh thấu xương. Cho nên đối với bà tôi, bếp lửa thân quý và đầy ý nghĩa này là biểu tượng sự chấm dứt tất nhiên cảnh sống tạm bợ, ngày ngày phải di chuyển, thay đổi thường xuyên nơi trú ẩn và nhứt là xóa bỏ hẳn cái tâm lý "ăn xổi ở thì" không ngày mai.
Hơn nữa, với ngôi nhà mới, nền đất còn toát lên mùi xà xịn và cỏ mục,
với mảnh vườn nho nhỏ vừa tạo dựng, có vườn rau luống cải, có ao sâu
nuôi cá, có đôi ba gốc mãn cầu ta, cam, quít chưa ra trái chiếng, vài
dãy chuối già lùn đang thời phát triển, một hàng dừa bị liên ranh cao
ngang tầm rún... đôi vợ chồng son trẻ từ đây đã thấy lấp ló niềm hạnh
phúc tròn đầy, một ước mơ ấp ủ lâu nay đã được thực hiện. Họ quả đã thấy
lấp ló cả một tương lai huy hoàng tươi sáng ngay trong niềm vui hiện
tại của họ. Với thời gian, xóm Rạch Rít thân yêu của tôi được dựng lên
trong hoàn cảnh đặc thù của lịch sử khẩn hoang ở Miền Nam. Giờ đây, có
thể xem như một cảnh thổ an bình, khá sung túc thịnh mậu, gồm những
người gắn liền nhau qua một quá khứ dài, chan hòa tình cảm chân thành và
ý chí hợp tác vương lên lập nghiệp...
**
Một hôm, mẹ tôi ôm ru tôi ngủ trên chiếc võng lắc lư nhịp nhàng. Giọng
ru ngân nga với âm hưởng ngọt ngào ngây ngất của người, bình thường sớm
đưa tôi vào giấc ngủ thơ dại êm đềm. Nhưng hôm nay lạ lùng làm sao! Cũng
những âm hưởng thiết tha trầm bổng, ngăn ngắt thương yêu ấy, cũng những
câu hát quen tai bấy lâu nay nhưng không biết sao tôi vẫn thao láo,
không thể nhắm mắt được. Trước mặt tôi, mẹ tôi hiện ra rõ ràng, không
phải là hình ảnh quá thân quen của những bà mẹ Việt Nam muôn thuở, nhẫn
nại cần cù, không cau có giận hờn, suốt đời chỉ biết thầm lặng hy sinh
nhưng là một bà mẹ chơn quê nhân hậu, bằng xương bằng thịt. Người nói
với tôi, giọng nhẹ nhàng trìu mến mà tôi đã từng nghe:
- Con cưng của mẹ ngủ ngoan đi. Ngủ cho mau lớn để sớm được đi học. Con
năm nay sáu bảy tuổi rồi. Mẹ sẽ đưa con đi học vào tựu trường tới.
Mẹ tôi tiếp tục kéo chiếc võng lắc lư, vui vẻ tiếp lời:
- Sau này, con sẽ như ba con, có ăn học, được làng xóm, bà con láng
giềng kính nễ. Con có thích không? Mẹ dạy con phải nghe. Thôi nhắm mắt
ngủ đi, mau lớn!
Tôi đã lớn đại rồi nhưng mẹ tôi vẫn cứ ẵm bồng tôi như lúc tôi còn bé
bõng, từng chập thúc thít đòi vú mẹ hay đến khi vừa nhổ giò một chút
thường níu tay níu áo lửng thửng đeo theo chân mẹ tôi đi dạo xóm, thăm
viếng bà con. Mỗi trưa, mẹ tôi đều ru tôi trên chiếc võng kẽo kè kẽo kẹt
trầm buồn, hầu như đúng giờ giấc. Mẹ tôi quả có cái máy tính thời gian
trong người nên chẳng khi nào mẹ tôi bỏ sót một buổi trưa nào cả. Cứ sau
bữa cơm một đỗi là mẹ tôi chuẩn bị rồi thúc tôi nhanh chóng lên võng
ngủ. Chiếc võng làm bằng lác dịu mềm, mát mẻ sản khoái, được bắt chéo từ
đầu hai gốc cột mù u sần sùi nhưng to lớn chắc nịch, choáng một khoảng
trống khá lớn ở bên hông gian nhà sau.
Nơi các gốc cột này, mấy con heo mập ú, bụng ỏng trông như thòng xuống
gần cọ sát mặt đất mỗi lúc chúng đi đứng rất chậm chạp khó khăn mà bà
tôi nuôi trong nhà để ăn cơm thừa canh cặn sau mỗi bữa ăn gia đình,
chúng thường đến cọ tới cọ lui, cọ xuôi cọ ngược sột sột để gãy lưng.
Xong rồi, như bất cần đời, chúng bật ra nằm sãy giò sãy cẳng, phơi cái
bụng bình rĩnh chang bang một màu trắng hồng, ngủ ngáy khò khò ngay tại
chỗ. Đôi khi mẹ tôi phải đánh thức chúng nó, đuổi đi nơi khác vì sợ tôi
thức giấc. Còn ở mấy gốc cột mù u, lâu ngày lên nước đen ngòm, ngoại trừ
đoạn bên trên còn sáng sủa sạch sẽ vì được ông tôi đóng đinh máng áo,
máng khăn, máng nón.
Và gian nhà sau, rộng rãi trống trơn, trưa trưa tôi thường nằm ngủ theo
tiếng ru của mẹ tôi lại là nơi cứ vào mỗi mùa gặt được ông tôi dùng trải
những bãi lúa lớn đại cho trâu đạp đôi ba cặp cùng một lúc, bất kể nắng
mưa, đêm ngày. Nghe mẹ nói, tôi không có một chút ý niệm gì về việc học
hành cả. Với tuổi ngây thơ khờ dại của tôi, ăn chưa no lo chưa tới, tôi
chỉ lờ mờ qua hình ảnh tung tăng cười giỡn, đùa vui như ong vỡ tổ mỗi
lần tan học của mấy đứa trẻ trong thôn ấp cứ hằng ngày cấp sách đi ngang
qua nhà ông tôi.
Từng toán tiếp nối nhau, chúng nó chuyện trò không ngớt miệng trên bờ kinh, trên những đường mòn tiếp nối hun hút tận chân trời để im dần đến độ lạnh lùng khi chúng lần lượt, đứa trước đứa sau, tẻ sang bờ mẫu ngoằn ngoèo dẫn dắt về nhà, sau khi biến mất sau lũy tre xanh hay rặng dừa nước dầy mịt. Tôi bâng quơ thỏ thẻ hỏi mẹ:
Từng toán tiếp nối nhau, chúng nó chuyện trò không ngớt miệng trên bờ kinh, trên những đường mòn tiếp nối hun hút tận chân trời để im dần đến độ lạnh lùng khi chúng lần lượt, đứa trước đứa sau, tẻ sang bờ mẫu ngoằn ngoèo dẫn dắt về nhà, sau khi biến mất sau lũy tre xanh hay rặng dừa nước dầy mịt. Tôi bâng quơ thỏ thẻ hỏi mẹ:
- Học ở đâu hở mẹ? Xa lắm không? Có mẹ đi theo con không?
- Có chứ! Ờ... ờ... để mẹ tính cho. Con sẽ biết sau. Mẹ luôn luôn sẽ ở bên cạnh con mà! Đừng lo, con cưng của mẹ.
Rồi mẹ tôi vói tay xoa tóc tôi không thôi. Cái cử chỉ âu yếm thường nhựt
đó, những ngón tay thon thon mềm mại lùa phơn phớt trong tóc làm cho
tôi có cảm giác thích thú dễ chịu. Và hẳn nhiên những cử chỉ gây mê sản
khoái và đều đặn ấy sẽ giúp tôi tìm một giấc ngủ thật ngon, giấc ngủ
bình yên chỉ vài phút ngắn ngủi sau đó. Mẹ tôi khe khẽ ru những điệu hát
vang vọng ngàn đời:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiểu ruột đau
...
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
...
Còn cha gót đỏ như son
Chẳng may cha mất, gót con như bùn...
Mẹ tôi ru càng lúc càng nhỏ dần, nhỏ dần... Những ngọn gió mát thường
ngày hay phất vào nhà từng đợt, hôm nay chẳng biết vì sao lại biến mất.
Cảnh vật đồng quê vào giờ phút đúng ngọ này trở nên vắng tanh đến độ
lạnh lùng kỳ lạ. Chỉ có mấy con chim sâu đủ sắc màu đẹp đẽ, quyến rủ đôi
mắt tò mò của tôi, mấy con chim khoen ranh mảnh, cứ tập trung từng cặp
trốn nắng trưa oi nồng đến rát mặt rát da. Chúng mãi mê ríu ra ríu rít
rất quen tai từ mấy chòm cây ông tôi trồng sát thềm nhà.
Mấy cây này rất tươi tốt sum xuê, cành lá xanh mướt, quến lũ chim vào
thời khoảng nhất định này của ngày. Có lẽ nhờ ông tôi mỗi lần uống trà
thường hay sút bình trà trán tách và tạt nước vào gốc cây nên nó rất
sung quanh năm chăng? Riêng lũ chim ranh mảnh nhỏ hếu lại tỏ ra quá quen
người quen mặt nên dạng dĩ lắm. Hằng ngày, chúng vẫn cứ líu lo, không
ngớt chim chíp, nhảy từ nhánh này sang nhánh khác tìm mồi. Trông chúng
như chẳng để ý gì đến bóng dáng của ông bà hay mẹ tôi khi đến gần bên.
Thỉnh thoảng, mẹ tôi lại cất tiếng hát nho nhỏ vừa đủ nghe mỗi lúc con
chim vàng anh trớ trêu vô tình vào giờ trưa đúng ngọ này có thói quen cứ
hót lanh lảnh tròn trịa từ trên từng trời cao vút, gieo vọng thẳng
xuống mái nhà không thôi. Hoặc khi có tiếng gà mẹ từ gốc me gốc xoài hay
từ buội chuối sau hè hoảng hốt thét to, quýnh quíu gom đàn con ngây thơ
khờ dại lúc diều hâu hoặc bù cắc sà xuống thấp xớt mồi. Rồi những cơn
gió mát trời cho trốn biệt từ những cánh đồng xa hút phút chốc lại ùa về
mơn trớn cây lá vườn tược ông tôi, bắt đầu lất phất vào nhà mang theo
một chút hương đồng vị đất gây mê. Chúng ru hồn tôi, đưa tôi vào giấc
ngủ thơ dại lúc nào không hay.
Con Vện hùa với con Mốc, hai con chó đực thiến ông bà tôi nuôi được
trên mười năm, tức lớn tuổi hơn tôi gấp bội, từ ngoài sân bỗng dưng sủa
vang ở đầu ngõ. Chúng nó giựt mình sủa bậy bạ chớ thực tình chẳng có
khách khứa hay người lạ mặt nào thoáng qua nhà ông bà tôi đâu. Những lúc
ấy, ông tôi thường to tiếng quở mắng:
- Hai con chó không nên nết. Sủa ma!
Tôi thức giấc, trở mình. Mắt mở mắt nhắm, tôi thấy mẹ tôi hãy còn ngồi
im nơi đầu ván ngựa khâu quần vá áo. Người đã ngồi nơi đây từ bao giờ?
Bao nhiêu năm dài vẫn như thế này sao? Mẹ tôi lật đật kẹp hai ngón chân
kéo sợi dây dài nối liền chiếc võng để võng tiếp tục lắc lư lắc lư nhịp
nhàng. Một phản ứng rất tự nhiên xem như máy móc. Tôi cựa quậy, xoay trở
rồi thiêm thiếp, tai vẫn nghe tiếng ru của mẹ tôi nhặt khoan man mác
trầm trầm:
Gió đưa buội chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông
...
Con ơi con ngủ cho lâu
Mẹ con đi cấy ruộng sâu chưa về...
- ơi... ờ ơi....
- ơi... ờ ơi....
**
Tôi không rõ mẹ tôi bàn tính thế nào với ông bà tôi mà ở bữa cơm chiều
hôm đó, ông bà và mẹ tôi có vẻ trang trọng khác thường. Ông bà tôi cứ
nhìn tôi chầm chập. Hai ông bà kẻ trước người sau thay phiên nhau trầm
trồ khen ngợi tôi, khiến tôi rất bằng lòng sung sướng. Một sự sung sướng
tròn đầy của trẻ thơ thích được nghe người lớn khen thưởng hơn là bị
quát rầy chê bai.
Thật vậy. Bấy lâu nay, ông bà và mẹ tôi rất thương yêu cưng chiều tôi.
Cả nhà bảo tôi giống cha tôi như khuôn đúc. Con giống cha thì sang,
giống mẹ nghèo khó cả một đời. Ông bà tôi rất ưng ý và thường hay nói
như vậy. Nước da cũng ngâm ngâm đen sạm nắng, giống hệt như con cu gầm
ghì lầm lì ranh mảnh. Hình ảnh này là niềm hãnh diện của ông tôi mà tôi
đã được nghe kể lại khi ông không còn nữa, vẫn luôn luôn được khắc ghi
sâu đậm trong tâm thức tôi. Tôi vốn có những cử chỉ lanh lẹ, liếng
thoáng, ăn nói to tiếng rổn rảng. Vui vẻ, miệng luôn tươi cười. Nóng
tánh nhưng dễ quên.
Ông bà tôi rất bằng lòng về nước da mặn mòi, đen ngâm màu bùn đất làng
quê của tôi. Vì ông bà tôi lúc nào cũng tỏ ra không có cảm tình hay đúng
hơn là ghét cay ghét đắng hạng người có nước da xanh xao, hao gầy vàng
vọt, không thích hợp với cảnh thổ phá rừng lấn đất vốn đòi hỏi sức vóc
con người. Thói thường, sự thật hay mếch lòng người.
Ông bà tôi thẳng thắn quá đến độ cay đắng khiến có người đâm ra khó chịu. Nhưng quan trọng hơn hết đối với ông bà tôi là phong cách xử thế của những người này. Ông bà tôi mai mỉa gọi nước da của họ là nước da gà mái, mẫu người trói gà không chặt, tánh tình đàn bà li ti bủn xỉn, "vắt chài ra nước", rị mọ từng đồng xu cắc bạc.
Ông bà tôi thẳng thắn quá đến độ cay đắng khiến có người đâm ra khó chịu. Nhưng quan trọng hơn hết đối với ông bà tôi là phong cách xử thế của những người này. Ông bà tôi mai mỉa gọi nước da của họ là nước da gà mái, mẫu người trói gà không chặt, tánh tình đàn bà li ti bủn xỉn, "vắt chài ra nước", rị mọ từng đồng xu cắc bạc.
Quanh năm "thắt lưng buộc bụng", thèm khát cắn răng chết chịu chớ họ
không hề dám xuất chút ít tiền để tiêu xài mua sấm. Đối với họ, mỗi lần
xuất tiền chi tiêu dù lặt vặt đi nữa vẫn là một nỗi đau ray rức, gậm
nhấm lâu dài. Hạng người đó còn có thói xấu hay đặt tuồng bụng... đôi co
rất phiền hà. Không biết thực tế có đúng như vậy hay không nhưng ông bà
tôi dù thế nào đi nữa cũng không thể gội sạch được thành kiến ấy, những
thành kiến hẳn nhiên đã nhập tâm hai ông bà từ đời thuở nào rồi.
Trên ván ngựa đặt ngay giữa nhà sau đã bày sẵn mâm cơm vĩ vèo. Cái sàn
đất nhà sau này không được bằng phẳng lắm do trâu thường xuyên đạp lúa,
dẫm đạp, nên có chỗ lồi lên, chỗ lõm xuống, tuy không quan trọng mấy
nhưng bộ ván không tránh khỏi gập ghềnh. Ông tôi lúc ấy đã quá xa cái
tuổi "thất thập cổ lai hi" nhưng không có nét gì lụ khụ lú lẫn như bao
nhiêu người khác may mắn cùng tuổi. Trái lại, trông ông rất quắc thước,
siêng năn làm việc lặt vặt qua giờ giấc tuổi già.
Ông cẩn thận chêm chân ván bằng những miếng ngói bể hay mảnh sành vụn
rất khéo léo sít sao vì ông sợ tôi thường hay lâng la, rủi ro vấp phải
mang họa. Bà tôi bỗng đứng phắt dậy. Bà vói tay lấy cái rá tre đựng cơm
được đặt gọn lỏn trong chiếc gióng mây treo lủng lẳng trên trần nhà. Nồi
cơm bà tôi nấu xong sớm lắm, lúc hừng sáng theo thói quen không thể bỏ
được từ lúc bà còn trong tuổi bươn chải, chắt mót giờ giấc, tiện tặn
từng phút từng giây cho công việc tất bật ngoài đồng không mông quạnh.
Bà cẩn thận ra rá xong, treo tòn ten kỹ lưỡng.
"Chó treo mèo đậy" như vậy bà tôi mới thực sự an tâm. Bà thận trọng
đặt rá cơm trên ván ngựa và nói một câu không dính dáng chi đến bữa cơm
gia đình đông đủ này trong khi gương mặt phúc hậu thuần lương của bà vẫn
rạng rỡ một nụ cười hồn nhiên, cởi mở thường trực:
- Mới ngày nào đẻ ra to xương nặng trìu trịu, ẵm bồng rã cánh tay, nay lớn đại.
Mẹ tôi mỉm cười, chậm rãi tháo mấy nuộc dây lác rồi vẽ miếng thịt heo
kho tàu với nước dừa xiêm, da vàng óng ánh, căn phồng hấp dẫn. Người bỏ
vào chén, thúc hối tôi ăn nhanh và ngoan. Đồng thời, người không ngớt
miệng khuyên lơn tôi phải có ý tứ và cẩn thận, không nên để cơm đổ tháo
bừa bãi kẻo mang tội. Bao nhiêu lần, tai tôi nghe mẹ tôi nhắc nhở và
nhứt là bà tôi một mực bảo rằng hột nếp, hột tấm, hột gạo vốn là hột
ngọc quý hiếm ông Trời rộng rãi ban cho loài người. Do vậy, phải tâng
tiu trân quý nó mới có mà ăn dài dài về sau. Mẹ tôi vui vẻ phụ họa:
- Còn mấy tháng nữa thằng Thọ (tên tôi Võ Văn Thọ) đúng bảy tuổi đó má.
Cơm gạo nanh chồn vùng Chợ Đào, Rạch Kiến trong rá thơm phưng phức. Gạo
Chợ Đào thơm ngon khét tiếng. Mấy ai ở tỉnh Chợ Lớn lại không ưa chuộng
thầm khen? Ngay cả những tỉnh lân cận và vùng Sài Gòn Chợ Lớn nữa. Thỉnh
thoảng trong năm, người ta cố công tìm kiếm mua cho bằng được chút ít
vừa đủ nồi cơm để mong tăng thêm hương vị ở những bữa ăn thịnh soạn, lâu
lâu mới có một lần. Loại gạo tăm tiếng này quý hiếm lắm. Hột gạo vừa
nhỏ, vừa đều đặn, có màu trắng ngần đồng dạng lại có mùi thơm dễ chịu
khi được giả tay. Trông nó thon thon dài dài giống như nanh con chồn nên
mới có cái tên tượng hình để đời ấy trong dân gian. Gạo này đắc giá lắm
vì năng suất không cao. Nông dân ít khi trồng do kén người mua. Chỉ có
người giàu có dư giả mới mong rớ tới.
Ông bà tôi có trồng một hai xẻo nhỏ để giành ăn trong gia đình hoặc để
đãi đằng khách quý hay biếu xén những nơi ân nghĩa và bà con thân tình
dịp Tết nhứt. Hơn nữa, loại lúa này rất kén chọn ruộng tốt, nước nôi
điều hòa cùng đòi hỏi phân phướng đặc thù và đầy đủ.Từ khi lúa trổ đồng
đồng đến lúc lúa chín vàng, ai có được diễm phúc đi ngang qua những xẻo
ruộng này sẽ bị níu chưn níu cẳng, nửa muốn đi mà đi chẳng đành, nửa
muốn ở cũng chính vì mùi thơm ngào ngạt hấp dẫn của nó. Còn nói gì lúc
vần cơm, bà tôi giở nắp nồi ra xới cho đều, đố ai cầm lòng thèm thuồng
cho được?
Một màn mỏng trắng đục, quyện tròn thơm phức, cứ to dần để tan biến
trong không gian. Tô canh khoai mỡ nấu với con cá trê vàng cắm được
chiều hôm qua ở bến sông nhà ông tôi, nơi này lúc nào cũng um tùm dừa
nước do ông trồng lấy lá lợp lẫm trại, chòi củi hay kết gào xách nước,
tô canh nóng ấy hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Cái màn mỡ cá trê cứ nhấp nháy lấp lánh trên mặt được tô điểm thêm đó đây những khoanh nhỏ hành hương xanh nhạt quyến rủ gọi mời. Tôi đang chăm chú ăn thật nhanh vì ngoài sân có mấy thằng bạn hàng xóm trang lứa đang chờ. Có đứa lớn hơn tôi ba bốn tuổi, hằng ngày ở trần trùn trục, chỉ có cái quần xà lỏn dính da, tập bè tập lũ kéo nhau đi thọc keo xanh hay me dốt ở những nhánh me già nhà ông Hội đồng Nghé, gie ra tận sát ngoài đường đi. Bỗng tôi giựt mình, ngoái cổ vảnh tai khi nghe bà tôi nhắc đến tên tôi:
Cái màn mỡ cá trê cứ nhấp nháy lấp lánh trên mặt được tô điểm thêm đó đây những khoanh nhỏ hành hương xanh nhạt quyến rủ gọi mời. Tôi đang chăm chú ăn thật nhanh vì ngoài sân có mấy thằng bạn hàng xóm trang lứa đang chờ. Có đứa lớn hơn tôi ba bốn tuổi, hằng ngày ở trần trùn trục, chỉ có cái quần xà lỏn dính da, tập bè tập lũ kéo nhau đi thọc keo xanh hay me dốt ở những nhánh me già nhà ông Hội đồng Nghé, gie ra tận sát ngoài đường đi. Bỗng tôi giựt mình, ngoái cổ vảnh tai khi nghe bà tôi nhắc đến tên tôi:
- Ra ngoài rằm, dường như chiều thứ sáu tới thì phải, con đến giáp mặt
ông Giáo Sử bảo với ổng, ba má nhờ ổng nhận thằng Thọ vào học lớp đồng
ấu năm nay.
Ông tôi nảy giờ ngồi êm ở đầu mâm cơm, nhâm nhi ly rượu đế khai vị với
bộ gan gà giò mẹ tôi thái mỏng, do răng cỏ ông tôi lúc xế chiều này
thường xuyên hành hạ, làm khổ ông không ít. Ông nẩy lên cự nự, phản đối
bà tôi bằng một giọng bất bình, đôi mắt trợn tròng. Ông gằn gằn từng
tiếng một tỏ ra dứt khoát chắc cú lắm. Ông cương quyết chớ không lập là
lập lững, ậm ờ nửa nạt nửa mỡ, "có thể như vầy, có thể như kia":
- Không được đâu bà. Giáo Sử mà dạy cái giống gì. Vả mà dạy cho tôi chết
bất đắc kỳ tử đi! Chết không kịp trông thằng cháu cưng của tôi lớn lên
nên người. Ngày chí tối, thằng chả vắng mặt luôn, bỏ trường bỏ lớp, bỏ
mặc đám học trò nhỏ nhốn nha nhốn nháo, kết bè kết cánh tự tung tự tác.
Năm khi mười họa mới thấy bóng dáng vả lấp ló ở lớp. Bà ơi! Bà đừng có
nhìn cái dáng vẻ bề ngoài của vả. Lầm chết đi bà!
Ông nói tiếp:
- Sự thật quá rành rành. Không một ai trong xóm mình có thể nói khác hơn
được. Bà có thấy mấy đứa nên thân ở làng nầy? Bà kể cho tôi nghe xuôi
tai đi! Đếm trên đầu ngón tay à bà! Mà chưa chắc đã đủ năm ngón. Tôi
thách bà kể đủ năm ngón, tôi hứa sẽ cho không vả trọn cái gia tài sự sản
của mình để tưởng thưởng công khó của vả.
Bà tôi chưa kịp có phản ứng, ngồi im nhíu mày trầm ngâm suy nghĩ. Ông tôi vồn vã ra chiều đắc thắng:
- Dạy là thằng Đực Lớn, con Tư Yêm nó dạy, chớ Giáo Sử nào dạy. Bà chẳng
thấy sao? Giáo Sử thường đi ăn nhậu, học trò vắng thầy như "gà mọc đuôi
tôm", tha hồ chạy giỡn, đánh lộn đánh lạo rùm trời tối ngày. Thằng Đực
Lớn đúng với cái tên lớn gộc của nó nhiều khi còn công khai ra mặt đứng
thị thiền, cáp độ cho chúng nó ăn thua đủ, đánh nhau thả giàn. Mạnh đứa
nào đứa nấy xưng hùng xưng bá, làm mưa làm gió, chia phe kết phái làm
ông Hoành ông Trấm không bằng.
Ông tiếp lời:
- Bà con có cửa nhà chung quanh trường bao lần lên tiếng trách móc phiền
hà với Ban Hội Tề nhưng vả vẫn làm ngơ, xem như nước chảy qua cầu. Trật
tự trường ốc đâu còn nữa. Toàn là những gương xấu chớ có gì tốt đẹp
đâu? Bà bảo đưa thằng Thọ vào học với Giáo Sử chẳng khác nào đưa con đưa
cháu bỏ chợ bơ vơ. Trẻ nhỏ quanh năm bỏ bê sẽ không buông tha thằng
cháu cưng của tôi đâu!
Không để bà tôi kịp phân trần, trình bày hơn thiệt, ông tôi được nước lại thao thao một cách quả quyết:
- Bà bảo chiều thứ sáu tới hả? Bà nói chơi hay nói thật chớ? Hay bà định
tâm thử tôi? Bà có biết ngày đó là ngày nào không? Hăm ba đó bà!. "Mùng
năm, mười bốn, hăm ba; Đi chơi còn thiệt, lựa là..." là... đi học!
Trường Phú Hội, xóm Rạch Rít quê tôi, nơi ông Giáo Sử được bổ nhiệm từ
mấy năm nay, gồm vỏn vẹn hai lớp: đồng ấu và dự bị, chuẩn bị cho học trò
ra quận lỵ Bến Lức hay Gò Đen thuộc làng Phước Lợi để vào thẳng cấp sơ
đẳng. Buổi sáng, thầy dạy lớp đồng ấu, buổi chiều lớp dự bị. Thực tế,
ông Giáo Sử ghép hai lớp vào học cùng một lúc.
Như vậy, mỗi ngày ông chỉ dạy một buổi thôi. Học trò có những thời
khoảng nhứt định trong năm cứ thưa thớt dần vì phải ở nhà phụ giúp cha
mẹ quần quật ngày mùa. Dù sao cũng đỡ tay đỡ chân người lớn. Gặp lúc mưa
tầm tã, dây dưa ngày tiếp ngày, mực nước lên cao, đồng ruộng bấy lâu
khô cằn một màu rạ sẫm vàng và những kinh đào luồng lạch đan quyện nhau
chẳng mấy chốc trở thành một biển nước bát ngát trắng xóa.
Học trò bế cửa ở nhà đã đành nhưng đến khi nước rút, bờ mẫu bờ bao ngạn
chưa lú hẳn dù đôi đoạn có nhô lên nhưng sình lầy nhảo nhoè nhảo nhoẹt
do bị ngấm lâu ngày trong nước, chúng nó cũng không mấy hăng hái cấp
sách đến trường. Lớp học lưa thưa không thua gì chùa Ba Đanh. Cả hai lớp
lúc này gộp chung lại nhiều lắm chỉ ngo ngoe được hai mươi, hai mươi
lăm đứa là cùng, mặc dầu hôm tựu trường cha mẹ đến ghi danh mỗi lớp
không dưới bốn mươi.
Ông Giáo Sử thuộc hàng giáo viên có "vấn đề" với nhà nước thuộc địa nên
bị đưa đến đây, đỉa vắt, muỗi mồng, bù mắt hoành hành đêm ngày, xem như
đi đày chung thân khổ sai. Ông không hy vọng sớm có ngày về. Ban đầu,
ông gặp rất nhiều khó khăn để làm quen với khí hậu khắc nghiệt, nước nôi
độc địa và cuộc sống khó nghèo, thiếu thốn của dân làng. Thét rồi ông
cũng quen dần.
Không mấy chốc, ông hòa đồng với nếp sống của họ. "Nhập giang tùy khúc,
nhập gia tùy tục". Hơn nữa, ông cũng dư biết rằng ngày ông rời khỏi xóm
Rạch Rít hắt hiu buồn tênh của tôi chắc hẳn còn xa xôi lắm. Một ảo
tưởng đối với ông là khác. Kinh nghiệm sống trong một chế độ thực dân
nhiều bất công áp bức đã giúp ông có những suy nghĩ và nhận xét thực tế
để khỏi phải thất vọng về sau. Thỉnh thoảng, Thanh Tra hay Đốc Học đến
xét trường lớp. Nhưng ông Giáo Sử chắc mẽm rằng họ bắt buộc phải báo cho
ông hay hương chức Hội Tề biết trước ít nhứt một tuần mươi bữa để giới
chức trách địa phương có đủ thì giờ chuẩn bị phương tiện tiếp rước, đón
đưa cùng lo liệu cơm nước trong suốt thời gian lưu lại ở đây.
Việc ra vào cảnh thổ cùng cốc nơi "hốc bà Tó" này thật khó khăn nhiêu
khê vô cùng. Đường bộ chỉ là những bờ mẫu ngoằn ngoèo sạt lở vào mùa
mưa, đồng không loáng thoáng một màu nước bạc. Ghe xuồng là phương tiện
giao thông tứ mùa nhưng cũng phải sắp xếp trước vì là phương tiện nông
nghiệp hiếm hoi, đã đắc tiền lại cần thiết. Thiếu nó, người dân ở đây kể
như bị bẻ tay bẻ cẳng, không thể di chuyển làm ăn gì được giữa vùng
trời nước mênh mông bất tận này.
Ghe tam bản hay xuồng ba lá ra tận đầu làng rước khách về bến Rạch
Chung. Từ đó, xe trâu tiếp tục đưa tận cửa trường, đối diện Nhà Hội nếu
là mùa khô, đất đai khô cằn nức nẻ. Xe trâu là phương tiện di chuyển
đường bộ duy nhứt vào mùa này. Xe bò hầu như không có. Ngay trên những
đoạn hiếm hoi, bờ kinh rộng rãi bằng phẳng mà cả một đời người ở đây,
phần đông đều nặng óc thủ cựu cũng chẳng biết đến chiếc xe đạp cót két
là gì. Bởi họ không có thói quen hoặc không thích hay không chịu khó tập
tành khổ nhọc ngồi trên yên chiếc xe hai bánh chao đảo chồng chành này.
Chỉ vì lý do duy nhứt, họ nghĩ một cách đơn giản và thực tế, họ sẽ không
ổn bằng ngồi trên chiếc xe trâu thân quen, dù ì ạch
nặng nề nhưng đối với họ vững vàng an tâm hơn. Năm khi mười họa mới có
một chiếc xe đạp cổ lổ xỉ của chú chệt già thiến heo thiến gà chầm chậm
lướt qua với tiếng sáo lanh lảnh từng chập nhưng dài hơi khiến lũ trẻ
cấm đầu chạy lúp xúp theo phía sau xem như một vật gì lạ lắm. Nhờ được
báo trước, ông Giáo Sử không chút gì lo lắng cả.
Trái lại, ông vẫn tỉnh bơ, tà tà sinh hoạt theo nhịp độ thầm lặng bình
thường vì quá dư giả thì giờ để thu xếp chu đáo. Từ ngày nhận nhiệm sở ở
đây, mỗi lần Thanh Tra hay Đốc Học đến xét trường lớp, ông Giáo Sử
không được khen ngợi là lẽ thường tình, đương nhiên như vậy do hồ sơ, lý
lịch của ông. Kẻ bị đày lúc nào cũng có tội. Không ít thì nhiều. Đó là
thành kiến cố hữu dưới con mắt nghi kỵ, áp chế của thực dân. Đôi khi chỉ
là những tội tưởng tượng do đầu óc ganh tỵ, cục bộ hẹp hòi hay do tánh
ích kỷ, a dua xua nịnh của những người đồng hương mà ra. Vả lại, thực
tình mà nói, ông cũng chẳng màn và cũng chẳng có nét thay đổi gì khả dĩ
gọi là độc đáo đáng ngợi khen từ ngày đến đây trấn nhậm.
Nhưng chẳng khi nào ông bị quở phạt hay bị khiển trách nặng lời với
những văn bản ký tên đóng dấu đỏ lói lưu trữ kỹ lưỡng trong hồ sơ cá
nhân như những năm làm việc ở các nơi khác thuộc vùng châu thổ phì
nhiêu, sung túc. Mà khiển trách, quở phạt ông làm sao được nữa? Ở cái
đất Miền Nam phù sa thịnh mậu, giàu sang trù phú, cuộc sống quá ư thoải
mái dễ dàng... còn nơi nào nghiệt ngã hơn, còn nơi nào là địa ngục trần
gian, ngút ngàn khắc khổ để có thể đày ải ông đây? Ông đã ở tận cùng của
vực thẳm sâu hút rồi! Cho nên ông chẳng bao giờ tỏ vẻ nao núng trước
nghịch cảnh oái oăm ngang trái. Ông xem như ông đã chấp nhận định mệnh
an bày, một định mệnh khắc khe như đối với những kiếp đời ở đây mà với
thời gian ông đã giành nhiều thiện cảm qua sự ngưỡng mộ và quý mến.
Do vị trí địa dư của xóm Rạch Rít, do bối cảnh sanh hoạt khác biệt của
dân làng Thanh Hà, ông Giáo Sử rất thoải mái, dạy cầm chừng, cốt sao cho
học sinh vốn ngoan hiền dễ dạy, luôn luôn tôn sư trọng thầy, chúng nó
biết đọc biết viết, biết làm bốn phép toán thông thường là cha mẹ chúng
vui rồi. Làm ăn lam lũ quanh năm, tất bật từ sáng chí tối, họ để ý chi
đến sinh hoạt hằng ngày của con cái. Họ giao đứt cho ông bà nội, ông bà
ngoại trông nom dòm ngó và uốn nắn dạy dỗ.
Trong cảnh nghèo khó, con người bị ám ảnh bởi miếng cơm manh áo hằng
ngày hằng bữa, làm cho tâm trí trở nên đần độn tối mò. Và sự đói khát
chập chờn thường xuyên trong lo âu thắc thỏm khiến họ vô tình lạnh nhạt
với việc học hành của con cháu, thờ ơ về tương lai của chúng sau này.
Lúc con còn nhỏ khi ở trong gia đình thì họ hoàn toàn trông cậy ở ông bà
chăm lo. Đến tuổi đi học, họ phú thác trọn vẹn cho thầy giáo, chẳng
những việc dạy dỗ chữ nghĩa mà cả đến việc xử thế và đạo đức làm người
nữa. Một ngày nào đó, bỗng dưng họ phát giác con mình đọc được truyện
Tàu: Tam Quốc Chí, Hán Sở Tranh Hùng, Phong Thần, Thuyết Đường, Tiết
Nhơn Quý Chinh Đông Chinh Tây v.v... Bạch Viên Tôn Các, Lục Vân Tiên hay
Gia Long Tẩu Quốc, Gia Long Phục Quốc v.v... là sung sướng mừng húm như
được trúng mùa.
Ông Giáo Sử biết rất rành rọt tâm lý của dân làng như vậy nên trong năm
phè ra thả nổi, đợi đến cuối năm hả hay. Mà có năm nào ông phụ lòng ký
thác của dân làng đâu? Ông được họ kính nễ trọng vì là khác. Quan hôn
tang tế, nhóm họ, giỗ quảy mời mọc, không đám nào vắng mặt ông. Chén anh
chén tôi, thù qua tạc lại, có lần say mèm, hai ba ngày sau không hề
thấy ông đến trường đến lớp, giao khoáng cho thằng Đực Lớn làm gì thì
làm.
Nó cứ chép bài trên bảng đen rồi hướng dẫn bạn bè cùng lớp đọc vang rân
không thua gì lúc có mặt ông. Nhờ sắc vóc "người lớn", nó không khó khăn
gì để áp đặt trật tự ở những giờ lên lớp nghiêm túc này. Mới bảy tám
năm trấn nhậm ở làng tôi, ông Giáo Sử nhớ cả ngày giỗ từng nhà một như
người trong thân trong họ không bằng.
Rủi có nhà nào quên mời, ông cũng đến trúng ngày phong phóc. Có sai
chánh giỗ cũng gặp đúng tiên thường, hậu thường, suốt cả ba ngày liền
chưa bao giờ thấy dứt tiệc tùng cùng tiếng cười vui. Bà con vốn hiếu
khách, hân hoan và trọng vọng tiếp rước ông thân tình. Ngay những người
khách lỡ đường hay tình cờ, không hề được mời mọc trước vẫn được gia chủ
niềm nở ân cần không hết lời thỉnh mời tham dự kia mà! Mâm cổ luôn linh
đình thịnh soạn, trà rượu không lúc nào vơi. Cái đời làm thầy giáo của
ông Giáo Sử cũng phong lưu nơi vùng ít người biết đến này. Một đôi năm,
có khi còn lâu hơn nữa, ông được Thanh Tra triệu về họp hành hay để tu
nghiệp ở tỉnh lỵ, nơi trường tiểu học bổ túc Phú Lâm.
Bạn bè đồng liêu lúc gặp lại ông, tỏ ra thương hại ông, cuộc đời vùi dập
nơi hang cùng ngõ tận, hắt hiu buồn thúi ruột thúi gan, thêm rét rừng
quanh năm hoành hành từng cơn nguy hiểm. Ông vẫn giữ thái độ trầm tỉnh
yêu đời, hề hà mai mỉa. Trái lại, ông rất hãnh diện. Cái hãnh diện duy
nhứt trong đời ông là mãi đến ngày sắp hưu trí về vườn, cô đơn cô độc
ngồi quạnh hiu ở gốc đa đình làng như Ông Táo, ông vẫn khoẻ mạnh, ngày
ngày ăn ngon ngủ yên.
Ông không hề bị những bịnh do nghiệp gõ đầu trẻ gây ra, đại để như ho
lao, ho tổn hoặc ngứa ngáy, chốc lở. Có người ngây ngô chưa hiểu hết ý
ông nên ông thích thú cười hà hà... Cái cười bằng lòng và mãn nguyện về
mình. Ông vừa tủm tỉm vừa hóm hỉnh giải thích gọn hơ:
- Tôi khác hẳn các đồng nghiệp của tôi ở quận ở thành. Tôi là phần tử
đứng ngoài rìa vòng hệ lụy của ngành giáo dục tỉnh nhà mà! Thanh Tra Tây
chẳng ưa đã đành do bản chất thực dân kỳ thị thâm căn cố đế. Còn Đốc
Học ta thì muốn tống khứ, đày ải tôi đi vào vùng xa chừng nào tốt chừng
nấy để họ yên thân yên phận, không lo bị bề trên khuấy rầy phiền phức.
Đến tuổi về hưu, chắc chắn tôi chưa qua khỏi ngạch tập sự bao nhiêu
trong khi đó, đa số bạn bè tôi bết bát lắm cũng thượng hạng ngoại hạng
từ lúc mới bước vào tuổi bốn mươi lăm, năm mươi lận. "Ho" ở đây là "ho
cờ lát" (hors classe) đấy mà!
Ông khoái chí cười híp mắt:
- Cũng đa số đó được chánh phủ thuộc địa tưởng thưởng huy chương đầy
ngực, nào huy chương dạy hay dạy giỏi đúng theo đường hướng của thượng
cấp, còn có cả huy chương trung thành tuyệt đối với mẫu quốc Phú Lang Sa
nữa. Tôi làm gì có được mấy loại "mề đai" ân sũng đó. Được, cho mà chết
đi! Ối! Mà thôi, ngứa ngáy khó chịu, mắc công gãy tới gãy lui chẳng vui
sướng gì!
Ông tôi đưa mắt nhìn bà và mẹ tôi rồi đằng hắng nói:
- Thây nó! Thủng thỉnh đi học cũng được. Ngày trước, tôi đến mười hai,
mười ba tuổi, tía mới cho đi học với thầy đồ rồi cả một hai năm sau mới
gởi đi học chữ quốc ngữ cho hợp với trào lưu mới. Bà không thấy sao?
Trông nó phốp pháp nhưng bà tưởng nó lớn lắm à? Mới sáu, bảy tuổi còn
khờ khạo lắm, vẫn còn quấn quít cạnh bên mình. Cho đi học sớm như vậy
tội nghiệp thằng nhỏ. Huởn huởn lúa thóc vào bồ xong, tôi sẽ tính. Rồi
đâu cũng vào đó. Có việc nào không ổn bao giờ đâu bà?
Bà tôi có vẻ cương quyết trong khi mẹ tôi lặng thinh ngồi nghe hai ông
bà trao đổi lời qua tiếng lại nhưng ngầm thông cảm cái ý kiến trong sáng
và thống nhứt ở nơi hai ông bà là quyết tâm lo cho tương lai mai sau
của con cháu. Thái độ đó như vừa để tôn trọng ý kiến cha mẹ chồng, vừa
đồng lõa với lời phát biểu của bà tôi:
- Ông nói vậy sao được? Tôi nghe không lọt tai. Cháu lớn trọng rồi. Còn
nhỏ nhoi gì nữa! Phải cho nó đi học chớ! Bộ ông tính giữ nó ru rú trong
nhà hoài cho dốt hay sao? Thời buổi ganh đua khó khăn này, nó phải học
hành đến nơi đến chốn như ba nó hồi xưa mới được.
Bà tôi hạ thấp giọng dần dần để tranh thủ cảm tình của ông tôi:
- Nỗi lo lắng và ao ước của tôi là như vậy. Chữ nghĩa mới quý. Chữ nghĩa
ăn hoài không bao giờ hao hụt, chẳng lúc nào hết cả... còn tài sản như
ông thấy đó, ngồi không ăn, mỗi năm mỗi vơi, núi non cũng lở. Nhiều
người tiền rừng bạc biển, ruộng vườn mênh mông bát ngát, chó chạy cong
đuôi nhưng con cháu ỷ y không chịu đi học, ăn xài tiêu pha hoang phí đến
đỗi bán sạch sành sanh, chết không có một bụm đất để chôn. Thiên hạ đem
dập thây nơi một xó ở gò vô chủ thuộc vạt công thổ sầm uất chôm chổm
dứa gai. Biết bao nhiêu trường hợp tương tự còn nhan nhản trước mắt kia
mà!
Như chưa vừa ý với những luận điệu của mình, bà tôi viện dẫn thêm:
- Bà con mình có ai mà không nghe một lần câu nói được truyền tụng vang
um: "Nhứt Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định". Người nào người nấy đều
giàu có bậc nhứt ở đất Sài Gòn hồi tôi còn nhỏ hếu. Ai thì tôi không
biết chớ ông Hộ trưởng Trần Hữu Định tức Bá hộ Định có lạ gì với bà con
xóm mình.
Ông vốn gốc gác ở Chợ Lớn mình đây, giàu có khét tiếng và giàu có nhanh
chóng nữa kìa. Lúc nào cũng tiền hô hậu ủng. Sự nghiệp của ông ta thuộc
vào hạng kết sù nhờ vào hành nghề địa ốc, xuất nhập cảng hàng vải tơ sợi
phục vụ ngành dệt, nhứt là khai thác ngành cầm đồ cũ lấy lời thắt họng.
Sau ngày ông ta chết, còn lại những gì? Con cháu tiêu pha bạc bài phá
sản. Cũng vì mê chơi, chẳng chịu học hành, không biết đâu là chừng mực,
đâu là đạo lý đức độ nên mới ra cớ sự...
Giọng ông tôi bỗng tăng dần cường độ. Quả là giọng đàn ông, nhứt là hạng
đàn ông trụ cột trong gia đình những lúc bực mình nổi giận. Nhưng cái
nóng tánh trời sanh đó dù sao cũng không đến mức gây nhiều sóng gió
trước mặt bà tôi:
- Bà nhắc làm như tôi không thấu lý thấu tình hà? Bao nhiêu năm dài lăn
lóc, bao nhiêu bước đi trầy trật trong sương gió với đôi tay chai sần
không một ngày rời lưỡi hái chuôi cày, tôi đã biết và cũng đã thấm thía
về sự dốt nát thất học ra sao rồi. Bà nhắc làm chi cho tôi thêm buồn!
Ông đưa tay vuốt mái tóc bạc:
- Tôi lại nghĩ thêm. Thật thiệt thòi và tủi nhục vô cùng khi bây giờ tôi
nhìn chung quanh mình thấy còn một số không ít bà con bất hạnh, một chữ
nhứt một không có để lận lưng làm vốn, lại hăm hở giở những tờ báo cũ
gói bánh trái bắt gặp đâu đó ra xem như tiêng tiếc một thời đã đánh mất?
Giá nếu không có những hình ảnh đó đây trên tờ báo thì tôi cầm chắc họ
đã xem ngược rồi. Tội nghiệp làm sao!
Ông tôi tiếp:
- Tôi có để cháu nó dốt bao giờ đâu mà bà mắc mõ trách móc tôi? Tôi chỉ
nói cho đi học sớm tội nghiệp thằng nhỏ thôi. Bà thử coi tôi nói có đúng
không?
- Ông nói đúng lắm nhưng chí tình chỉ đúng có một phần tư thôi còn lại ba phần tư kia tôi thấy lờ mờ, u u tăm tăm quá chừng. Tôi nói thật lòng, ông đừng giận tôi. Sáu, bảy tuổi còn nhỏ nhoi gì nữa? Hơn mấy mươi năm trước, cũng tôi lằng nhằng thúc đẩy ông đưa ba nó ra quận rồi lên tỉnh học. Ông có nhớ cho tôi chết đi!
Bà tôi khe khẽ thở ra... Một đỗi sau, bà cất lời như giận lẫy, như ngập
ngừng hờn dỗi khi bà tự xét mình đã quá đủ tuổi già để hồi tưởng dĩ
vãng, dù đôi lúc sự quay trở về quá khứ của bà ẩn hiện một chút gì nhớ
nhớ quên quên. Bà xa gần nhắc nhớ một vài kỷ niệm xưa đang chợt bừng
thức dậy trong ký ức bà. Những kỷ niệm bà đã gìn giữ trân quý trong tự
hào và hãnh diện chừng ấy năm trời, giờ đây bà muốn ông tôi bình tâm
sống lại với nó:
- À mà ông có nhớ thật đấy chớ. Nhưng chỉ tiếc ông nhớ một hai ngày là
cùng. Nhậu vào là ông quên tuốt luốt hết. Nói ông quên thì ông lại hờn
mát, không bằng lòng. Sự thật thì ông mau quên quá mà! Lắm lúc chỉ cần
ngáp dài một cái là ông phủi hết những gì có trong lòng ông. Hồi đó, tôi
cãi với ông rùm trời rùm đất còn hơn giặc sắp đến bên nhà. Đến lúc con
thành danh thành tài, ông bảo công khó của ông, nào lo xuôi lo ngược,
nào tính trước tính sau. Gì gì cũng do một tay ông cả. Ôi thôi đủ thứ
lo... chỉ một mình ông, gia đình mình mới có ngày nầy.
Ông tôi không trả lời bà tôi nữa, ra dáng suy nghĩ. Ông thổi cơm, và hấp
tấp như thói quen ở mỗi bữa ăn. Ngừng một chập, ông xuống giọng vả lả
làm lành với bà tôi. Thật lạ lùng làm sao?! Cái nước nạp của ông tưởng
chừng như sấm sét sẽ ụp đến ngay trong gia đình bỗng chốc đã biến đâu
mất. Vì ông biết bà tôi vốn ít nói lắm. Mà bà đã nói thì đã có suy nghĩ
đắn đo cẩn trọng. Ông xuống giọng:
- Thôi, được rồi. Chiều mai, tôi sẽ qua nhà ông Thầy Huế nhờ ổng nhận
dạy thằng Thọ. Tôi thấy dường như ông ta có dạy hai ba đứa gì đó, coi bộ
có kết quả lắm.
Ông lại nhíu mày như cố moi móc từ trong sâu thẳm của trí nhớ vốn đã có
nhiều triệu chứng sa sút do tuổi đời tác hại, xem như một định luật của
trời đất không một ai có thể cưỡng chống lại được. Ông ngồi run đùi như
muốn cạn ý hết lời với bà tôi sau khi tìm ra giải pháp cứu tinh, dung
hòa mọi ý kiến chống đối từ trước:
- Ờ... ờ.... Tôi nhớ thằng Xã Tàn có nói với tôi dạo trước khá lâu, đâu
hôm trong năm thì phải, thằng con trai trưởng của nó nhờ ông Thầy Huế
chăm lo dạy dổ, lúc ra quận Bến Lức học, luôn luôn đứng nhứt đứng nhì.
Trong khi đó, đám học trò bê tha của Giáo Sử rớt lộp độp như lá rụng
mùa thu. Nhà ông Thầy Huế không xa nhà mình mấy. Khỏi ngôi vườn ông
Hương Sư Chương quẹo mặt, cách vài xẻo ruộng là tới. Tiện lắm đó bà.
Thì ra ông bà tôi ăn ở chung sống với nhau xem như êm đềm hạnh phúc lắm
nhưng đôi lúc cũng có những ý kiến bất đồng thường ngày, những xung khắc
nhau không sao tránh khỏi như câu chuyện hôm nay dẫn đến cãi cọ. Nhưng
được một cái là rốt cuộc đâu cũng vào đấy. Tánh của ông tôi là như vậy
đó, ồn lên một đỗi rồi làm lành lại ngay. Tôi được mẹ tôi cho ăn xong,
chạy giỡn ngoài sân khá lâu với con Vện và con Mốc mà ông bà và mẹ tôi
hãy còn ngồi đầy đủ ở mâm cơm. Ba bốn quả mãn cầu dai chín cây mà tôi
lọt thọt đeo theo sát gót ông tôi hái chiều hôm qua lúc chập choạng tối,
sợ trao trảo tinh mắt ăn hổn ăn hào lúc hừng sáng, mấy trái mãn cầu to
lớn ngon ngọt ấy hãy còn nguyên vẹn trên dĩa. Cả ba chưa ăn tráng miệng.
Điếu thuốc rê của ông tôi vấn to bằng ngón trỏ dán ở cột chái hiên nhà
trước lúc ông được tôi mời vào ăn cơm đã tắt ngủm từ bao giờ, tàn thuốc
rơi sóng soải ở sàn đất. Câu chuyện dong dài về ông Thầy Huế vẫn chưa
dứt...
**
Ông Thầy Huế, gốc người Miền Trung, vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, quê
hương của tằng tổ tôi ngày xưa thì phải, nếu trí nhớ của tôi còn tốt.
Ông bà tôi cũng như dân xóm Rạch Rít, cứ thấy người nói giọng trong ấm
trọ trẹ Miền Trung thì gọp chung lại gọi là người Huế. Có lẽ Huế là kinh
đô của triều đại Việt Nam gần đây nhứt nên bà con tôi dễ nhớ dễ quen
tên chăng?
Hơn nữa, từ trước, sĩ tử Miền Nam thỉnh thoảng khăn gói mang "lều chỏng"
đi Huế ứng thí mỗi khi triều đình nhà Nguyễn mở khoa thi hội, thi đình
hay sĩ phu và quan lại trấn nhiệm ở vùng đất mới ráo hổi này cũng thường
"lai kinh" do chiếu chỉ vua gọi về chầu. Dân làng nôm na gọi "họ đi
Huế". Như trường hợp "người học trò khó" đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, cụ Phan
Thanh Giản, người đổ tiến sĩ đầu tiên của phương Nam, trên đường về Kinh
để nhậm chức ở Quảng Ngãi, trực chỉ Con Đường Cái Quan đi Huế xa vạn
dặm, đã để lại hậu thế một bài thơ chan chứa láng lai ân tình:
Muôn dặm đường xa mới tới Kinh
Bao nhiêu non nước bấy nhiêu tình
Rừng không người vắng chim kêu rốn
Trăng lặng sao mờ gió thổi rinh.
Ông tôi kể rằng: Đối với người dân xóm Rạch Rít, ông Thầy Huế đến đây
lúc nào không ai biết và cũng không ai quan tâm để ý tìm hiểu làm chi. Ở
vùng đất khẩn hoang tất bật, đất trời bất biết này, người tứ xứ đến lập
nghiệp không phải ít. Một vài tháng đã thấy có những gương mặt mới, lạ
hoắc lạ huơ, nhưng hiền hòa lam lũ cùng với vợ con nheo nhóc lủ khủ.
Chồng thì trắng tay, vợ cũng tay trắng. Họ chẳng hơn nhau gì nhưng cùng
chung một ý chí phấn đấu cho tương lai, thống nhứt những bước đi tới,
hợp nhau qua một hướng đời cố gắng ngoi lên khỏi cảnh đói nghèo triền
miên để xây dựng một mái gia đình ấm no hạnh phúc, tình nghĩa tròn đầy.
Mạnh ai nấy lo phần việc đa đoan của mình. Ai đâu rổi rảnh, dư giả thì
giờ, bỏ công khó theo dõi dòm ngó công việc của thiên hạ bàng quan cho
bận tâm mệt trí. Chỉ biết những năm gần đây, ông Thầy Huế rất có uy tín
trong thôn xóm. Ông được lòng bà con từ đầu thôn cuối xóm, có thể nói
chẳng sót một người.
Ai ai cũng giành cho ông một sự tiếp đón niềm nở với cảm tình nồng hậu,
chan chứa nghĩa ân. Hỏi đến nhà ông, người nào cũng rành. Ai ai cũng
biết. Tuy nhiên, đôi lúc cũng buồn cười lắm. Chỉ vì do bản tánh nông dân
nói năn có đầu có đuôi, có trước có sau nên hầu như họ thường hay vòng
vo tam quốc. Nhiều người lẩn quẩn cứ chỉ chỏ lia lịa. Họ tỉnh bơ bảo bọc
qua bên này, rẽ qua hướng kia, quành tới quành lui, đánh thêm một hai
vòng nữa rồi đi riết độ tàn nửa điếu thuốc... Ấy thế rồi khách cũng tới
phóc nhà ông thôi. Thầy dạy đôi ba đứa trẻ trong xóm, không bao giờ lấy
tiền thù lao, dù một đồng xu cắc bạc để cạo gió những lúc ể mình. Tôn
chỉ của Thầy là thế. Bất di bất dịch.
Không hề thay đổi. Gia đình nào có món ngon vật lạ mang biếu Thầy gọi là
đền ơn đáp nghĩa, công khó của Thầy trong việc khai thông vỡ lòng con
cháu họ là đủ lắm rồi. Một chục xoài thanh ca đầu mùa gốc Cái Bè Cái
Mơn, da căng thơm phức, một cặp bưởi ngọt loại bưởi ổi Biên Hoa, ruột
trắng ngà tươm nước vào dịp Tết Nguyên Đán để Thầy chưng dĩa quả tử, nửa
chục quít đường trái chiến trong bóng, con cá lóc vừa nhảy hầm béo mập
tươi rói, con vịt xiêm tơ sà, đôi gà trống thiến nặng trìu trịu v.v...
thường là quà cáp nghĩa tình, biểu lộ lòng biết ơn chơn thành của họ để
Thầy ăn lấy thảo.
Nhưng Thầy vẫn cằn nhằn thoái thác, chối từ. Họ phải nài nĩ ỉ ôi năm lần
bảy lượt, hờn lên giận xuống Thầy mới chịu nhận. Họ rất trọng quý Thầy
vì dù cho chữ nghĩa kém cõi nhưng tình cảm và đạo lý nơi họ có thừa. Vả
lại, dần dà họ rất thấu hiểu giá trị và vai trò thiêng liêng cao cả của
người Thầy đối với tương lai con cháu họ qua những bài ca dao hơn một
lần trong đời, họ đã nghe đây đó:
- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mầy làm nên.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy.
- Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, công thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao!
.......
Ông Thầy Huế còn biết xem mạch cho toa, nên giữa vùng hoang dã Rạch Rít
còn gì quý bằng có sự hiện diện cứu tinh hiếm hoi của vị lương y tại
chỗ. Trong khi đó, nơi nhiều làng lân cận giàu có, sung túc gấp bội, gia
đình bệnh nhân phải lặn lội hay chống chèo ra tận chợ quận mới vang lơn
cầu thỉnh được thầy thuốc. Đường xa diệu vợi, các vị lang y thường thối
thác viện nhiều lý do nếu không phải là những người giàu có tiếng tăm.
Trái lại, nơi xóm tôi, mỗi khi trong nhà gặp trời trở gió, có người đau
ốm, cảm nặng, trẻ nhỏ nóng mê sản làm kinh v.v... dù đêm ngày hữu sự
chưa kịp mời, Thầy nghe được, bất chấp giờ giấc thời tiết nắng mưa, xăn
xái đến giúp xem mạch cho toa.
Thầy không chút chần chờ do dự hay đòi hỏi kỳ kèo thù lao này nọ. Thầy
thường tâm sự, phương châm của Thầy không ngoài bốn chữ vàng đã nhập tâm
từ lúc tầm sư theo nghề: "Lương y từ mẫu". Thầy còn thêm biệt tài xem
thiên văn địa lý. Có lẽ nhờ sự hiểu biết và khả năng thấu triệt lẽ huyền
bí của khoa địa lý thiên văn này mà Thầy được bà con càng trọng vọng
hơn.
Vì bà con tôi vốn gắn chặt với cổ tục và mê tín dị đoan từ bao nhiêu thế
hệ, đã thâm căn cố đế ăn sâu vào tiềm thức họ. Họ đã trưỏng thành và
sống với những tập tục ấy xem như một việc đương nhiên trong từng hơi
thở hằng ngày của họ. Việc quan hôn tang tế, cưới hỏi, đi xa, dự tính
làm ăn, cất nhà, dựng đòn vong... nhứt nhứt mọi việc trong làng, từ ngày
Thầy đến đây ổn cư đến nay, đều phải có ý kiến của Thầy. Thiếu ý kiến
tối hậu đó kể như mọi việc đều đình chỉ, gát lại chờ Thầy cho bằng được.
Chính Thầy quyết định cuộc đất, phương hướng, giờ giấc an táng, sao cho
đúng mạch đúng huyệt của bà con tôi, để con cháu chẳng những không long
đong, vất vả khổ cực về sau mà còn có cơ thịnh phát nữa là khác. Thậm
chí có những gia đình làm ăn khấm khá, quyết định rời bỏ đồng đưng đồng
bàng, ruộng rừng ruộng thuộc tạo dựng được nơi xóm tôi để đi làm ăn nơi
khác, hy vọng cuộc sống mới sẽ đỡ vất vả hơn. Nhưng đến lúc chết, con
cháu vẫn trở về lại xóm nhờ Thầy chỉ dẫn cho một chéo đất có "long mạch"
hay "hàm rồng" để an táng cha ông.
Vì họ đinh ninh nhờ vậy, họ dù không giàu có tăm tiếng lẫy lừng nhưng
chắc sẽ không còn nghèo khó cơ cực như kiếp ông cha ngày trước. Thầy góp
lời, bàn sâu tính kỹ trong hầu hết những cuộc định vợ gả chồng, xem
tuổi nào đại kỵ phải tránh, nếu không sẽ đoãn mạng, tuổi nào hợp, dù có
khắc khẩu đôi chút cũng không sao. Bà con tôi kể, cũng nhờ Thầy mà trong
xóm có những cặp vợ chồng thuận thảo sanh con dò dọc, rất hạnh phúc đầm
ấm.
Đám nhốc con của họ từ lúc nhỏ trời thương trời nuôi, năm nào cũng xân
xẩn, phơi phới lớn lên như thổi. Đến lúc nhổ giò trưởng thành lại tiếp
tục nối nghiệp cha mẹ lao vào ruộng nương, đào ao lấp vũng phát triển
đất mới nhằm duy trì dòng dõi con nhà nòi, chúng nào biết có bệnh tật ốm
đau là gì. Ngay cả một viên thuốc Tây thuốc Mỹ, chúng cũng chưa hề biết
mặt mũi nó tròn méo, dài ngắn, màu sắc đen trắng, xanh đỏ ra sao bao
giờ.
Túng cùng lắm, trong những trường hợp bất đắc dĩ ể mình, chúng chỉ uống
ba mớ thuốc tán, thuốc hườn bày bán la liệt ngay ở các tiệm chập phô
trong xóm...Nhiều cặp vợ chồng hòa thuận hạnh phúc như vậy luôn luôn nhớ
công ơn Thầy, Tết nhứt không quên khăn áo chỉnh tề, trịnh trọng đến
chúc thọ Thầy cùng với lễ vật tươm tất. Uy tín Thầy ngày càng gia tăng.
Cả dân làng kế cận nghe tiếng đồn đãi về Thầy đến nhờ chỉ dạy rất đông.
Tông tích ông Thầy Huế phủ một màn bí mật dầy đặc. Riêng ông tôi biết rõ
ngọn ngành ngay từ thuở ông Thầy Huế lang thang đi bán thuốc dạo trên
chiếc ghe lường có mui che mưa che nắng kín đáo, xuôi ngược quanh năm
trên sông nước, từ đầu thôn cuối xóm, làng này qua làng khác để cứu đời
và cũng để sinh nhai.
Lúc ấy, nhà ông Hương Quản Ó có thằng con bệnh hoạn rề rề, chữa chạy đổi
thầy thay thuốc như trở áo hằng ngày vẫn không thuyên giảm chút nào.
Nhà ông Hương Quản Ó đối diện Gò Bướm cũng gọi là Gò Vua, nơi ngàn thu
an nghỉ của hầu hết dân làng một khi họ rời khỏi kiếp sống trần gian
phiền toái rối nhùi này. Ai chết cứ đem ra đó chôn. Lâu ngày chày tháng,
mả mồ xiêu giạt trở thành mả lạng. Nhiều lớp con cháu tha phương làm ăn
tứ xứ, không buồn về dẫy mả ngày tư ngày Tết. Gò Vua được bà con gọi
là gò ma. Ít người vảng lai. Nhà cửa lưa thưa năm ba cái chung quanh gò,
trông có vẻ cô đơn lạnh lùng lắm. Không biết gò có ma quỷ thực sự hay
không?
Và có ai đã trực diện gặp quỷ ma lần nào chưa? Chỉ biết ở mỗi lần họp
mặt, quay qua quay lại chào hỏi, tay bắt mặt mừng chẳng được mấy chốc,
bà con tôi lại xáp vào ăn nhậu rồi cái chất nồng cay của rượu đế lậu
đúng độ đúng chữ giúp họ thoát ra khỏi cảnh lao nhọc hằng ngày để đưa
hồn mình chơi vơi lạc vào chốn mông lung mơ hồ thích thú. Họ bật ra
thuật nhiều chuyện ma quỷ lâm ly rờn rợn tưởng chừng chỉ có trong tiểu
thuyết đường rừng. Đôi khi, họ cao hứng đi quá đà nên có những câu thực
sự vô cùng cảm động nhưng cũng có những đoạn ngô nghê vô lý đến độ buồn
cười.
Ấy vậy, họ vẫn xăn xái tranh nhau kể rất nhiều chuyện mà mỗi ngươi đều
cam đoan có thật một trăm phần dầu. Họ kể nhiều không biết cơ man nào
nghe cho xiết. Nhiều người còn khẳng quyết rằng đêm đêm đi cấm câu giữa
đồng sâu hay câu tôm câu cá ở sông rạch mịt mù dừa nước, từng chập theo
từng cơn gió đưa tới, họ nghe rõ ràng những lời oán than rên rĩ của
những oan hồn uổn tử, ngay cả tiếng chạy rầm rập và tiếng ngựa hí, thét
gào tiếp nối không ngưng. Họ giải thích rằng ngày xưa, gò là nơi từng
xảy ra những trận tử chiến và là nơi đóng quân, dưỡng quân của hai vì
vương đế Gia Long và Nguyễn Huệ trong thời kỳ tranh giành mưu bá đồ
vương. Sự thật không biết ra sao nhưng bà con tôi có vẻ tin lắm.
Gò Bướm nổi tiếng qua sự đồn đãi này và oan hồn vất vơ vất vưởng thường
phá phách những nhà lân cận. Ông Hương Quản Ó tin như vậy. Ông rước đồng
bóng, đập bồn đập bát rình rang đêm ngày. Cả thầy bùa thầy pháp cũng
được thỉnh mời đến ếm tà ma quỷ quái. Ai chỉ đâu, ông Hương Quản Ó nhắm
mắt lao theo đó, chẳng kể tốn kém tiền bạc chi cả. Chung cuộc, bệnh tình
thằng nhỏ không hết, trái lại còn có mòi trầm trọng thêm. Gặp được ông
Thầy Huế, nhờ phước chủ may thầy, thằng nhỏ tiệm tiến hết bệnh dần. Nó
lợi nghỉnh rồi rong chơi chạy giỡn không mấy chốc. Ơn sâu nghĩa nặng,
cứu tử huờn sanh đứa con trai muộn màng duy nhứt nối dõi tông đường nên
ông Hương Quản Ó và cả gia đình ông nhứt tề quý trọng, tôn sùng ông Thầy
Huế như bực danh y thuở xa xưa huyền bí, cả Hoa Đà, Biển Thước những y
sư bên Tàu chắc cũng không bằng.
Sau đó, ông Thầy Huế được ông Hương Quản Ó tặng một ngôi đất sát cạnh
vuông vườn thuộc cơ ngơi của ông để cất nhà định cư sinh sống, không còn
vất vả lang bạt như trước nữa, lúc tuổi đời chất chồng khá nhiều. Ông
Thầy Huế vào Nam có dắt theo đứa cháu trai làm tiểu đồng, ông có người
sớm hôm hủ hỉ, không đến đỗi cô đơn quạnh hiu. Ông tôi còn biết ông Thầy
Huế không phải là người thường tình, vô tích sự, chỉ ưng sống với nghề
bốc thuốc và xem thiên văn. Qua những lần tiếp xúc đàm đạo lúc trà dư
tửu hậu hay khi xướng họa thi phú, ông Thầy Huế tỏ ra có nhiều tâm sự và
chí hướng.
Ông tôi tâm đắc và cứ nhắc mãi bài thơ Đường luật, tám câu năm vần mang
một cái tựa rất mực bình dân chân quê: "Mảnh Sành" của ông Thầy Huế.
Thầy tự ví để ký gởi nỗi lòng trắc ẩn, dằn dặt ray rức không bao giờ
nguôi nơi mình. Ông Thầy Huế thuộc lớp sĩ phu Miền Trung, nơi sản sinh
những tâm hồn bất khuất, yêu nước nồng nàn, cái nôi của cách mạng dân
tộc chống thực dân và phong kiến vào đầu thế kỷ trước.
Ông quả có dính liếu quốc sự, chống Pháp xâm lăng cướp nước và triều
đình Huế quan liêu bất lực. Có lẽ những người đồng hành đồng chí cùng
tham gia những phong trào bí mật với Thầy, kẻ bị kết án xử tử hình qua
các máy chém lưu động, người bị tù tội đày ải chung thân cấm cố, một đi
không hẹn ngày về tận Côn Đảo xa khơi.
Tổ chức bị mật thám liên bang phá vỡ. Thầy bắt buộc phải đổi vùng, vào
miền đất mới Nam Kỳ tránh tai họa, tránh sự truy lùn gắt gao bủa vây
ngày càng thắt chặt của thực dân đế quốc trong thời kỳ hưng thịnh, đang
thẳng tay đàn áp mọi âm mưu nổi dậy. Ông tôi đoan chắc, không những đổi
vùng, ông Thầy Huế còn đổi cả tánh danh nữa. Hương chức làng Thanh Hà
cũng không làm khó dễ gì Thầy cả. Sự hiện diện của Thầy trong xóm làng
trở nên quen thuộc và cần thiết.
Vả lại, họ cũng nghĩ rằng với tuổi ngang ngữa sáu mươi, tóc muối tiêu
tuổi xế chiều, Thầy không còn là phần tử tích cực có thể gây vạ lây cho
họ. Mà thật vậy. Từ ngày thất bại, tuổi đời trĩu nặng trên vai, Thầy như
miếng "mảnh sành" bỏ xó vườn, nhưng tiết tháo của Thầy vẫn trong sáng
vẹn toàn. "Mảnh sành" phế bỏ đâu đó, đôi lúc vẫn được thu dùng làm
chướng ngại giữ thành chống kẻ xâm lăng, đằng đằng oai khí và hữu
hiệu... Cơm nước xong, ông tôi kết luận:
- À, chiều nay có đám giỗ ở nhà Hương Hào Giáp. Thế nào cũng sẽ có
mặt ông thầy Huế đến dự. Tôi đoan chắc như thế. Và tôi sẽ nhờ ông giúp
một tay xem sao?
**
Buổi sáng hôm đó, mặt trời đỏ gay bắn những tia nắng ấm quen thuộc xuyên
qua những rặng đùng đình đủng đỉnh hãy còn rũ rượi chung quanh đình
làng như quấn quít nhau còn muốn ngủ nướng. Trong chốc lát, những tia
nắng mong chờ ấy đuổi vội vàng những hạt sương thủy tinh giăng mắc đó
đây trên rìa cỏ bờ kinh và cũng là lúc mẹ tôi nắm tay dắt tôi đến trường
lần đầu tiên trong đời. Trường đây có nghĩa là nhà ông Thầy Huế. Tôi
mang chiếc cặp bằng đệm lác mát rượi trơn láng nên mẹ tôi khéo léo kết
một quai vải để tôi quàng gọn hơ trên vai.
Vì mẹ tôi sợ cái cặp quá nặng so với sức vóc của tôi, sẽ tuột khỏi tay
tôi. Khổ nỗi, cái quai vải có bông hoa sặc sỡ do mẹ tôi dùng một đoạn
vải dư thừa khi may áo Tết của mình. Nó là đề tài trêu phá của mấy thằng
bạn tinh ranh của tôi. Chúng nó bảo màu sắc hoa hoè như vậy thuộc về
lãnh vực của đàn bà hoặc của đám nhí nhảnh con gái. Nhiều lúc bị chọc
quê quá đà, tôi rất bực mình nên khi về nhà thường cự nự mẹ tôi. Nhưng
dần dần tôi cũng quen mắt.
Trong cặp, một quyển vở còn thơm mùi giấy in, một quyển tập đọc "Đồng
Ấu Giáo Khoa Thư" mới toanh, bọc bìa giấy kiếng màu tiêm tất, một bút
chì, thước gỗ có khẻ tấc, phân, ly màu trắng, cán bút mực với ngòi rễ
tre nhọn quắt, sáng trưng. Thật quá đầy đủ đối với một thằng nhóc con
như tôi đang ngấp nghé ngưỡng cửa từ chương chữ nghĩa. Ấy thế, trước khi
lên đường, mẹ tôi mở cặp ra nhiều lần để kiểm soát chu đáo. Một tay tôi
xách tòn ten bình mực tím, ông tôi cẩn thận đặt vừa vặn trong lon sữa
bò cũ, nhản hiệu "Con Chim" đã phai mờ. Trên vành lon sữa, ông tôi có
gắn thêm cái quai vòng cung bằng kẽm giúp tôi xách bình mực không chao
đảo lật đổ, mực sẽ dính vào tay hay quần áo.
Hôm nay là ngày mẹ tôi trông chờ từ bao nhiêu năm qua. Người diện cho
tôi có vẻ đứng đắn khác hẳn mọi hôm. Tôi mặc quần xà lỏn mới, đen huyền,
áo sơ mi trắng phếu màu bông cây bưởi ông tôi trồng trước nhà. Quần áo
ủi thẳng thóm, hồ vải dầy dục, đi đứng cử động nghe sột soạt vì chưa dập
mình khiến tôi rất ngượng ngùng với bà con họ hàng khi phải đối diện
với họ. Tôi bỏ áo trong quần ra vẻ cậu học trò... nhà quê ngày khai
trường... làng.
Mẹ tôi không quên bỏ trong cặp một củ khoai mì dài chưa được nửa gang
tay, một đót khoai lang bí nấu chiều hôm qua và một trái chuối sứ chín
vàng hườm để tôi ăn lúc thầy giáo cho nghỉ xả hơi. Thói quen của đám học
trò khó nhà quê, thịt da còn đóng phèn, gãi đến đâu đều để dấu đến đó.
Chúng tôi ăn qua loa đỡ bụng như vậy suốt cả năm học vẫn không thấy
chán. Dĩ nhiên, vừa đi mẹ tôi vừa nói không ngớt miệng, cố ý đánh lạc
hướng sự thấp thỏm lo âu của tôi. Những câu chuyện mẹ tôi nói gần xa,
không mạch lạc chi cả về lớp học, về mấy thằng bạn đồng lớp tôi sắp gặp
trong chốc lát, về thầy giáo, về tương lai mai hậu v.v... nhứt nhứt hàm ý
giúp vui, đôn đốc và khuyến khích tôi.
Chí tình mà nói, lúc ấy tôi nào quan tâm lưu ý đến những lời nói trấn an
và thuyết phục dong dài của mẹ tôi. Tôi vẫn một mực lặng thinh, lầm lũi
lần theo gót mẹ. Thỉnh thoảng, tôi hỏi mẹ tôi những câu bâng quơ không
dính dáng, chẳng có dây mơ rễ má chi về buổi tựu trường nầy, một ngày
vừa quan trọng và vừa có ý nghĩa đối với mẹ tôi. Có lẽ tôi đang hoài
nghi chăng? Có lẽ tôi không tin tưởng những gì mẹ tôi nói từ nảy giờ vì
dường như tôi vẫn tiêng tiếc khung cảnh bảo bọc đầm ấm, tự do thoải mái
và thân tình ở gia đình bấy nay? Chắc hẳn là thế.
Lớp học của tôi vỏn vẹn có bốn đứa. Thật le hoe ít oi quá so với cảnh
tưng bừng náo nhiệt ở trường Nhà Nước. Nhà cửa của Thầy tôi, vốn độc
thân, nên chật hẹp, vừa đủ để Thầy tạm sống gói ghém ở tuổi gần đất xa
trời. Bàn ghế dăm ba cái với một bàn thờ cây tạp đặt ngay giữa nhà nhưng
lúc nào trên vách thờ cũng hực hỡ những câu liểng đối Hán văn toát lên
những ý từ tỏa rộng tình thương và đạo đức truyền thống với nét bút rồng
bay phượng múa của chính Thầy tôi.
Nhìn quanh quẩn, ngó trước ngó sau thấy lạnh tanh một cảnh thâm u cổ
kín nhứt là khi chúng tôi ngồi im re, dán mắt nhìn Thầy lúc chép bài và
làm bài. Lắm lúc, chúng tôi nghe rõ ràng tiếng ve kêu sầu rên rĩ từ vòm
me, khóm tre khóm trúc không xa, tiếng dế gáy rả rích re ré từng chập
nơi hiên nhà sau hay sát kẹt vách cách nơi chúng tôi ngồi đôi ba thước
hoặc tiếng con thạch sùng trắng bông mập ú tắc lưỡi não nề từ trên đòn
tay hay kèo nhà để sau đó uốn éo nặng nề biến mất đâu đó ở trần nhà.
Ngoài tôi ra có thằng Đực Nhỏ, thằng Hai Đớt và thằng Bảy Rái. Ba thằng
bạn nối khố của tôi. Nhà chúng nó ở cạnh nhà ông bà tôi nên việc thân
tình giữa chúng tôi là một điều rất dễ hiểu. Ngày nào chúng tôi chẳng
gặp mặt nhau, ít ra cũng một lần. Phần nhà cửa chật hẹp tồi túng nên ông
Thầy Huế chỉ nhận dạy hạn chế con cháu những nơi ơn nghĩa hay thân tình
mà thôi. Sự lo âu của tôi từ khi rời khỏi căn nhà hương hỏa lần lần tan
biến lúc nào không hay vì ba thằng bạn học cùng lớp, tôi đã quen chúng
nó từ khuya rồi. Nhờ vậy, tôi không bỡ ngỡ mấy. Có chăng là sự chạm mặt
với Thầy tôi trong hoàn cảnh mới lạ này. Tôi thường trộm nhìn Thầy.
Có lúc Thầy tỏ ra rất mực vui vẻ thân tình nhưng cũng có lúc như trang
trọng nghiêm khắc đến phát sợ. Ấy thế, mẹ tôi cũng dẫn tôi tới giới
thiệu từng thằng một. Mẹ tôi làm như bọn chúng tôi xa lạ lắm, chưa hề
quen biết nhau bao giờ. Và mỗi lần giới thiệu, mẹ tôi không quên dong
dài nhắc nhở, dặn dò mấy đứa chúng tôi phải ngoan ngoản chăm học, tuyệt
nhiên không cãi cọ nhứt là đánh lộn đánh lạo sẽ bị thầy giáo quở phạt,
bà con cười chê. Nhờ chúng tôi quen biết trước như vậy nên mẹ tôi an tâm
ra về rất sớm, sau khi người nói chuyện riêng một đỗi với ông Thầy Huế.
Tôi nhìn theo mẹ quầy quả trở lưng, lặng thinh, đôi mắt long lanh lưu
luyến. Tôi như đang tiếc nuối một khoảng thời thơ dại bắt đầu vút bay
phũ phàng khỏi tầm tay mình!
**
Thời gian "như thể thoi đưa" vụt qua vun vút, không chờ không đợi. Mới
đó, giựt mình đã thấy cái thời thơ ấu không vướng buồn phiền hệ lụy nơi
chôn nhau cắt rốn của tôi đã qua khá lâu rồi. Dĩ vãng lạnh lùng và vô
tình đã quay lưng đi ngược chiều cuộc sống. Nhưng giờ đây, tôi tự xét
mình cũng đã đủ tuổi lớn khôn và cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm thăng
trầm sướng khổ trong trường đời đầy sóng gió để ngoái trở về sống lại
với những kỷ niệm ngày xưa.
Vừa vui vừa buồn. Một "ngày xưa" mới đó đã hơn xa nửa thế kỷ rồi. Xóm
Rạch Rít nơi tôi chào đời không sao thoát khỏi bao cuồng phong bão táp
của lịch sử. Vùng đất hoang vu không đầy một bụm tay này so với cả nước
Việt Nam, đất rộng thênh thang. Nơi đây, tằng tổ tôi cùng lớp người tiên
phuông phiêu lưu lập nghiệp khác không hề có một phút một giây nghĩ đến
bao nhiêu tang tóc ngút ngàn thương đau, bao nhiêu dâu bể đầm đìa lệ
máu ở những thập niên gần đây của đất nước. Một đất nước thiêng liêng
mến yêu nhưng triền miên dằn xé trong chém giết hận thù qua cảnh "gà nhà
bôi mặt đá nhau" sinh tử.
Ông bà tôi đã mất không lâu trước ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
Mộ phần ông bà nay vẫn còn nằm im trơ trọi nơi vạt đất hương hỏa hoang
vắng, tháng năm um tùm lau sậy, đưng lác và lùm buội hắt hiu tại làng
Thanh Hà nghèo khổ. Nơi này, nắng mưa sương gió mặc tình bủa giăng đêm
ngày như thuở nào ông bà tôi còn trong tuổi thanh xuân, khí lực dồi dào,
tràn đầy nhựa sống, đã từng đội trời đạp đất bất chấp và thách thức tất
cả để vương lên dựng nghiệp. Ông Giáo Sử tuyệt tích giang hồ, bặt tăm
bặt dạng từ dạo dầu sôi lửa bỏng, thuở mùa thu cách mạng, "sơn hà nguy
biến", toàn dân đồng thanh đứng lên dâng hiến đời mình để bảo vệ Tổ Quốc
Việt Nam muôn thuở. Lâu lắm về sau, nghe đâu ông bị Việt Minh Cộng Sản
thủ tiêu vì ông đã quen với lối sống tự do phóng túng đầy ấp tình người
ngày nào ở xóm Rạch Rít quê mùa buồn tênh của tôi.
Ông không sao chấp nhận được một cách phi lý mọi sự ràng buộc rúng ép,
kềm kẹp một chiều của thiểu số người cuồng ngông không tưởng, rấp tâm
muốn áp đặt bằng võ lực và hận thù, một hệ thống suy nghĩ, một nếp sống
hoàn toàn xa lạ với nền tảng đạo đức cổ truyền, một đường lối hành động
theo luật lệ riêng tư nhằm phục vụ bè nhóm hẹp hòi ích kỷ. Ông đã chết
oan ức cũng như bao nhiên con dân hiền hòa vô tội khác vào thời buổi ngả
nghiêng của đất nước. Riêng Thầy tôi, ông Thầy Huế, người khai thông vỡ
lòng cho tôi suốt mấy năm liền cũng không còn nữa.
Chỉ mấy năm liền ngắn ngủi ấy có sá là bao so với những tháng những năm
dài đăng đẳng của một kiếp con người nhưng nó lại dai dẳng bền lâu, ẩn
chứa bao nhiêu công khó, bao nhiêu hy sinh của Thầy tôi. Thầy quả đã soi
sáng từng bước đi chập chững dò dẫm vào đời của tôi. Và chỉ trong ngần
ấy thời gian, trong ngần ấy tháng ngày, Thầy đã hun đúc trong tâm hồn
trong trắng của tôi một nền tảng vững chắc về đạo đức làm người và
phương châm ứng xử qua cái tâm lành và nhân cách trong sáng của Thầy.
Chính đó là căn cơ cội rễ của niềm tin nơi cuộc sống và cuộc đời của tôi
sau này.
Như ông bà tôi, Thầy đã thấm đẫm vùng đất Rạch Rít hắt hiu của tôi. Thầy
không rời bỏ cuộc đất thân thương này mà Thầy có cơ duyên chọn lựa từ
mấy kỷ nay. Và một khi đã dứt khoát chọn lựa, bản tánh trung nghĩa thủy
chung cố hữu của Thầy theo đúng phong cách người xưa, không cho phép
Thầy hành xử như một thân cây vô tri vô giác ngả nghiêng nghiêng ngả để
xoay theo hai chiều gió đối ứng. Nghĩa là khi vui thì ở, khi buồn thì
đi. Thầy đã nằm yên nơi Gò Bướm, cái chéo đất thơ mộng của làng tôi với
cảnh vật thiên nhiên trong lành quyến rủ gọi mời.
Tôi từng mơ ước sau những năm dài lăn lóc vật lộn với đời, một ngày nào
đó, lúc tóc đã bạc, việc thế gian đua chen tranh giành đã gát hẳn ngoài
tai, tôi sẽ trở về làng xưa xóm cũ, sống cảnh ẩn dật thanh thản, dấu đời
mình trong cảnh thiên nhiên, tịch mịch cô liêu. Cái ước mơ nhỏ nhoi,
đơn sơ nhưng hợp tình hợp lý đó nào ngờ bị súng đạn hận thù và bánh xe
xích sắt khát máu của bọn chăn trâu đồ tể, đá cá lăn dưa cộng sản hiếu
chiến Miền Bắc nghiền nát từng mảnh vụng li ti đau đớn từ ngày quốc hận
30/04/1975. Tháng 6 năm 1979, sau thời gian mấy năm bị vùi dập trong
những "chiến dịch cải tạo", "đánh tư sản mại bản", "kiểm kê công thương
nghiệp" và "bày trừ văn hóa đồi trụy" v.v... do cộng sản độc tài độc trị
chủ trương nhằm trả thù và cướp của của bà con Miền Nam, tôi lặng lẽ
cúi đầu tủi nhục, thấm thía bước xuống chiếc tàu cây định mệnh.
Chiếc tàu tuy nhỏ hẹp, chiều dài không hơn mười lăm thước, máy móc vá
vếu nhưng cũng đủ giúp tôi bồng bềnh ra biển khơi trong một chuyến phiêu
lưu ly xứ, thập tử nhất sanh như chỉ mành treo chuông. Lúc ấy, tôi có
tâm trạng uể oải chán chường, phó mặc buông xuôi theo nghịch cảnh nhưng
lạ làm sao nhiều lúc trong tôi lại sáng rực hẳn lên một niềm tin sắt đá.
Dù thế nào đi nữa, tôi cũng sẽ đến được bến bờ đất hứa. Tôi sẽ hít thở
không khí tự do trong lành đã mất, tìm lại một chút nào thanh thản bình
an trong tâm hồn. Sóng gió hãi hùng trên biển cả mênh mông vô tận và
thời gian ngóng đợi trông chờ dằn dặt ở các trại tỵ nạn Mã Lai, Nam
Dương... rồi cũng trôi qua không mấy chốc.
Ước mơ thầm kín của tôi đã thành hiện thực. "Bỉ cực thới lai". Qua rồi
những cơn giông bão. Qua rồi những khổ ải, trầm luân lê thê nghiệt ngã.
Mặt trời đã hé lên sáng rực niềm tin trước mắt tôi. Nhưng rồi cuộc đời
ly hương ray rứt vui ít buồn nhiều lại đẩy đưa tôi từ nơi này sang nơi
khác, không biết bao nhiêu trạm đời, chỉ trong khoảng thời gian mấy năm
ngắn ngủi. Không khí tự do tôi ao ước kiếm tìm trong những ngày sống
ngột ngạt vô hồn nơi "thiên đường" quê nhà, nay xem như thừa thải, đôi
khi quá đà theo nhận thức chân quê cố hữu của tôi. Nhưng sao sự bình an
tâm hồn trong cuộc sống "thượng vàng hạ cám" hằng ngày tựa hồ như thiếu
vắng, trống không trong tôi là khác.
Miền Bắc Pháp lạnh lẻo, nơi tôi ổn cư, ngoài mùa đông kéo dài lê thê
buồn thảm với tuyết trắng mênh mông, với gió rét thấu xương từng cơn.
Mùa hè đẹp trời, nắng ấm vỏn vẹn chỉ đôi ba tháng vèo bay là cùng, gọi
là may mắn lắm. Trong bối cảnh lưu đày xa lạ, lắm ưu phiền và tiết trời
chán chường buồn nãn triền miên như thế, tôi càng thấy cô đơn và cô độc
hơn lúc nào hết. Tôi nhớ quê hương.Tôi nhớ xóm Rạch Rít! Tôi nhớ ông bà
và mẹ tôi.
Tôi nhớ ông Giáo Sử và nhứt là ông Thầy Huế ngày xưa. Tôi nhớ chòm xóm, bà con cật ruột, ngay cả cây cỏ chim chóc quen thuộc... tất cả những gì đã gắn liền với cuộc sống của tôi trước đây, từ gốc rạ khô nằm mẹp dưới chân người, cọng cỏ dại chết rũ quăn queo ở vệ đường đến những lời răn dạy ngà ngọc quý hiếm của ông bà tôi, của mẹ tôi, của Thầy tôi thuở tôi còn ở trần trùn trục rong chơi, khét nắng hôi trâu, hực mùi rơm rạ và bùn non xà xịn.
Lắm lúc, tôi từng bị những trận đòn răn đe đáng đích, không đến đỗi nhừ tử như thuở nào của thế hệ ông bà và cha mẹ tôi, những trận đòn dạy dổ nên thân của người lớn mà tôi không hề có phản ứng oán trách giận hờn. Vì tôi hiểu người lớn đa số rất sáng suốt và chủ động, có thương yêu mới dạy dổ đòn răn. Xa rồi. Thật xa rồi. Tất cả đã là dĩ vãng. Ngày ấy qua mau... Nay tóc đã muối tiêu, tuổi sắp xế chiều, nhưng sao những hình ảnh thân thương ấy vẫn rõ nét trong tôi. Những hình ảnh chợt đến chợt đi đó cứ chập chờn trên xóm Rạch Rít buồn tênh của tôi thấp thoáng ẩn hiện xa xa... Thì ra, con người phải có quê hương là vậy.
VÕ PHƯƠC HIẾU * NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒNTôi nhớ ông Giáo Sử và nhứt là ông Thầy Huế ngày xưa. Tôi nhớ chòm xóm, bà con cật ruột, ngay cả cây cỏ chim chóc quen thuộc... tất cả những gì đã gắn liền với cuộc sống của tôi trước đây, từ gốc rạ khô nằm mẹp dưới chân người, cọng cỏ dại chết rũ quăn queo ở vệ đường đến những lời răn dạy ngà ngọc quý hiếm của ông bà tôi, của mẹ tôi, của Thầy tôi thuở tôi còn ở trần trùn trục rong chơi, khét nắng hôi trâu, hực mùi rơm rạ và bùn non xà xịn.
Lắm lúc, tôi từng bị những trận đòn răn đe đáng đích, không đến đỗi nhừ tử như thuở nào của thế hệ ông bà và cha mẹ tôi, những trận đòn dạy dổ nên thân của người lớn mà tôi không hề có phản ứng oán trách giận hờn. Vì tôi hiểu người lớn đa số rất sáng suốt và chủ động, có thương yêu mới dạy dổ đòn răn. Xa rồi. Thật xa rồi. Tất cả đã là dĩ vãng. Ngày ấy qua mau... Nay tóc đã muối tiêu, tuổi sắp xế chiều, nhưng sao những hình ảnh thân thương ấy vẫn rõ nét trong tôi. Những hình ảnh chợt đến chợt đi đó cứ chập chờn trên xóm Rạch Rít buồn tênh của tôi thấp thoáng ẩn hiện xa xa... Thì ra, con người phải có quê hương là vậy.
THỬ LÒNG BẠN TRAI
Bạn gái làm vỡ chiếc máy quay đắt tiền, phản ứng của chàng trai khiến nhiều người bất ngờ
Để thử lòng bạn trai, cô gái này đã đặt camera ẩn ở góc phòng và giả vờ như mình vừa làm vỡ cái máy quay yêu thích của bạn trai. Phản ứng của anh chàng đã khiến nhiều người rất bất ngờ!
Tình yêu chắc chắn là thứ tình cảm ngọt ngào nhất trên thế giới này. Nó
mang đến cho người ta động lực để cố gắng, giúp người ta có lý do để mỉm
cười để hạnh phúc mỗi ngày. Thế nhưng tình yêu không phải lúc nào cũng
êm đềm, nó cũng có sóng gió, có những cãi vã xảy ra giữa hai người. Có
đôi khi, nguyên nhân của những lời nói to tiếng gây tổn thương nhau thực
ra lại vì đôi ba thứ nhỏ nhặt tầm thường.
Một bữa cơm không ngon, một câu nói vô ý, một lần đi chơi không vui vẻ hay đơn giản hơn, làm hỏng, làm mất của nhau cái gì cũng có thể gây ra những rạn nứt trong tình yêu. Chẳng đáng chút nào nhỉ? Ít nhất là với cặp đôi đến từ Hàn Quốc này, chút lý do ấy thực sự không đáng, họ đã có những cách giải quyết cực kì ngọt ngào để hóa giải nó nhé.
Một bữa cơm không ngon, một câu nói vô ý, một lần đi chơi không vui vẻ hay đơn giản hơn, làm hỏng, làm mất của nhau cái gì cũng có thể gây ra những rạn nứt trong tình yêu. Chẳng đáng chút nào nhỉ? Ít nhất là với cặp đôi đến từ Hàn Quốc này, chút lý do ấy thực sự không đáng, họ đã có những cách giải quyết cực kì ngọt ngào để hóa giải nó nhé.
Muốn thử lòng bạn trai, cô gái trong clip quyết định đặt camera ẩn trong
phòng để thử xem bạn trai cô sẽ phản ứng thế nào khi cô thông báo mình
đã làm vỡ cái máy quay yêu quý và vô cùng đắt tiền của anh...
Camera ẩn được lắp đặt ở một góc mà đảm bảo bạn trai cô gái không thể
phát hiện. Để tình huống thêm kịch tính, cô nàng này còn không ngại dùng
thêm đạo cụ là lọ nước nhỏ mắt. Và ngay khi chàng trai trở về, cô gái
bắt đầu... diễn.
Đầu tiên là hỏi han bạn trai như bình thường sau đó là thở dài liên tục, dù được hỏi cũng nhất quyết không nói lý do.
Sự việc được đẩy lên đỉnh điểm khi cô gái bắt đầu thút thít và khóc. Khỏi phải nói bạn trai của cô nàng đã bối rối như thế nào. Phản ứng cuống lên của anh chàng khi vừa ôm vừa dỗ dành bạn gái vừa buồn cười lại vừa đáng yêu vô cùng.
Cuối cùng thì cô nàng cũng chịu thú nhận mình đã làm vỡ máy quay của bạn
trai trong lúc sơ ý. Để thêm phần đặc sắc, cô nàng không ngừng diễn sâu
bằng một khuôn mặt đầy... ăn năn và tiếng khóc thì càng lúc càng to.
Lúc này, chắc hẳn ai cũng tò mò phản ứng của chàng trai sẽ như thế nào
nhỉ?
Thật bất ngờ, không một lời trách mắng, chàng trai liên tục vỗ về và an ủi bạn gái mình và đưa ra 1001 câu dỗ dành khác nhau.
Từ "Mang đến trung tâm bảo hành là được mà" đến tự nhận mình không còn quan tâm gì đến mấy cái máy ấy nữa. Đáng yêu nhất là anh chàng còn "dọa" bạn gái: "Đừng khóc nữa không anh khóc theo bây giờ...". Những hành động dịu dàng như xoa đầu, bẹo má và cả những cái hôn lên trán dành cho bạn gái của anh chàng này thực sự đã biến tình huống camera ẩn trở thành một câu chuyện quá đỗi dễ thương.
Từ "Mang đến trung tâm bảo hành là được mà" đến tự nhận mình không còn quan tâm gì đến mấy cái máy ấy nữa. Đáng yêu nhất là anh chàng còn "dọa" bạn gái: "Đừng khóc nữa không anh khóc theo bây giờ...". Những hành động dịu dàng như xoa đầu, bẹo má và cả những cái hôn lên trán dành cho bạn gái của anh chàng này thực sự đã biến tình huống camera ẩn trở thành một câu chuyện quá đỗi dễ thương.
Mặc dù biết bạn gái làm vỡ máy quay của mình nhưng chàng trai không một câu mắng mỏ
Ngược lại anh chàng liên tục vỗ về, an ủi bạn gái
Sau khi được đăng tải trên một fanpage lớn, clip quay lén dễ thương này đã ngay lập tức gây bão và nhận được gần 8 triệu lượt xem, 190k lượt like và hơn 62k lượt chia sẻ. Cư dân mạng ai nấy đều tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ tình yêu của cặp đôi đến từ Hàn Quốc này, nhất là nhân vật bạn trai trong clip.
"Thực sự thì anh chàng trong clip đúng là bạn trai nhà người ta trong truyền thuyết đấy. Các anh con trai nên nhìn theo mà học tập nhé, đây mới là cách mà các anh nên dùng để đối xử với bạn gái này!" - Một cư dân mạng chia sẻ.
Còn đây là phản ứng của một vài người khác: "Đây chắc chắn là anh bạn trai ngọt ngào nhất thế giới này rồi!", "Có phải couple Hàn Quốc nào cũng đáng yêu thế này không vậy?", "Trời ơi, còn hơn cả dễ thương ấy, tôi chết mất!!!", "Hai cái người này phải chịu trách nhiệm đi, từ giờ tôi sẽ mãi ảo tưởng về một tình yêu thế này mất!"...
Bạn thì sao, bạn nghĩ gì về clip quay lén này?
TÂM TÌNH BS. NGUYỄN SƠ ĐÔNG
Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông
Đôi dòng về tác giả:
Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông là :
– học sinh tại trường Chasseloup Laubat và trường Đại Học Y Khoa ngày xưa.
– Ra trường và đi lính . Làm Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn 25.
– Sau 75, đi tù CS. Khi về cùng vợ con liều mạng vượt biên qua ngả Biển Đông và định cư tại Mỹ.
–
Con trai thứ của Bs Đông là bác sĩ Nguyễn Đông Quan, giáo sư giải phẫu
Nhãn Khoa Đại Học John Hopkins, đã làm Chủ Tịch Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ trong 2
nhiệm kỳ. Trong thời kỳ làm chủ tịch Y Sỹ Đoàn, BS Đông Quan – cùng với
BS Jonathan Lâm – đã thành lập chương trình Ambassador Health mỗi năm
về các vùng hẻo lánh của quê huơng ta, giải phẫu, điều trị cho nhiều
ngàn người bệnh thiếu phương tiện điều trị – hay không có tiền nong đút
lót để được nhập viện điều trị- tại Việt Nam. Thành quả nhân đạo BS Đông
Quan & Jonathan Lâm và bạn hữu đã gặt hái được, là một điểm son cho
thế hệ thứ 2 của Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại.
NHỚ NHÀ
Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.
Tôi muốn đổi chữ “brillant”
thành “douloureux” vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó
đói, thì có gì là “brillant”. Sợ mang tội với Lamartine, lại thừa một
“pied”.
Tôi là thằng “lăn chai”, lúc
nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không
phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu “nghề lắm”. Leo lên lưng trâu đâu
có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà
trâu đâu có “mọp” xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui phóng
lên ngang hông trâu cũng được, kẹp “đầu gối” (trâu) trước cũng xong,
phăng lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ” mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn
“người ta”: không khi nào “đá giò lái”, không “đá ngược” bạn bè.
Nắng, mưa tôi có coi ra gì đâu?
Mưa xối xả, mưa nặng hột,... tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái
mét, run lập cập mới thôi. Một lát – có khi cả giờ nữa, nắng lên, khô
queo,... thì lội nữa.
Tụi chăn trâu “nhà nghề” chỉ
tôi đủ thứ hết: làm sao “cột dàm” con nghé để nó khỏi ăn mạ. Người ta
vác chổi chà mà đập mầy đó (không đập trâu đâu, vì chổi chà có thắm thìa
gì nó). Nhìn dấu ở cửa hang là biết có cua ở trỏng hay không, cua lớn
hay cua “nghé” (cua con, kẹp đau lắm).
Bắt cá bóng kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa soạn mồi trước : đập mấy con ốc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ 1/2 ngón tay út, kho tộ mặn mặn, cay cay... ngon hơn caviar nữa. Mà tôi có bao giờ được ăn caviar đâu mà xạo vậy!). Bọt trắng nhuyễn trên mặt “mương”, nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá “xiêm”, loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chứ nhứt định không chạy.
Bắt cá bóng kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa soạn mồi trước : đập mấy con ốc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ 1/2 ngón tay út, kho tộ mặn mặn, cay cay... ngon hơn caviar nữa. Mà tôi có bao giờ được ăn caviar đâu mà xạo vậy!). Bọt trắng nhuyễn trên mặt “mương”, nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá “xiêm”, loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chứ nhứt định không chạy.
Lên Saigon, “lội” gần hết “hang
cùn ngỏ hẹp” của quận Tư (sau nầy là quận Năm, dành tên quận Tư cho bên
Khánh Hội), chui vào Đại Thế Giới coi hát “cọp”, băng cầu chữ Y, qua
giang sơn của ông Bảy (Bảy Viễn), đi chen lấn giựt cái “lưỡi” ông Tiêu
cúng rằm tháng Bảy.
“Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông ”
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông ”
Tôi có biết lụa là gì đâu? Hà Đông ở đâu? Thôi, tôi xin phép Nguyên Sa mà sửa lại:
“Nắng Saigon, tui đi mà chẳng ngán
Bởi vì da mốc thích “đui then” rồi.
Bởi vì da mốc thích “đui then” rồi.
Ra Chasseloup, đến mùa me chín,
leo lên “rung” mạnh. Me rụng đầy đầu tụi ở dưới đất. Thằng nào ở “trển”
vậy? Thằng Đông chớ ai vô đây.
Trước Bộ Y Tế có hai cây gừa,
trái tròn, ngọt, cây chót vót, lại cũng thằng Đông leo. (Sau 75, tôi vẫn
còn thấy hai cây nầy, già lão rồi, có ai để ý tới làm chi)
Vào lính, theo đơn vị hành quân, nhớ từng con suối nhỏ, từng gò mối, từng cây cầu khỉ
nhứt là những nơi “đụng” nặng. Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa. Thứ bảy, đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ cái quận “nắng bụi, mưa bùn”... nghèo xơ nghèo xác nhưng đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ảnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu “symphonie pastorale” nghe mà rụng rún.
Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe... có đâu mà nghe.
“Lòng quê đi một bước đường một đau ”
(Kiều)
Tâm trạng nhớ nhà là vậy
Tôi không dám “nghĩ” hoặc “đoán” tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì: tình đầu, tình đuôi, tình giữa... gì gì, thì với thời gian cũng sẽ khuây khoả, rồi phai, rồi tàn và rồi thuộc về dĩ vãng, dù nó “apporte chaque jour tout le bien, tout le mal”.
Nhưng, nhớ nhà thì hoàn toàn khác, lạ. Như một định luật tự nhiên, “tên” nào “lội” nhiều, lăn lóc với “đất nước” nhiều,.. khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối.
Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ. Nhớ NHÀ!
Lúc ở Chasseloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparnasse, Les Invalides, Chateaux de la Loire.. náo nức muốn xem lắm. Giờ xem qua rồi thì “thôi”. Nó không “thấm” vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
“... Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương. ”
(Làng Tôi – Chung Quân)
Chắc tại tôi là đứa “chả giống ai”. Thôi đành chịu vậy.
Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, “à bâtons rompus”, “du coq – à – l’âne”. Bà con có xem thì “xính xái”, từ bi hỷ xã dùm. Thiện tai, thiện tai.
Thôi thì cứ xem như :“mémoires d’outre tombe” của tôi vậy.
Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi
QUANDO SATIS DIXISTI, PERISTI
(Quand tu auras dit assez, tu seras mort)
(St Augustin)
“Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa”
( Giang Hữu Tuyên)
Đúng, hệ lụy núi sông xưa!
“Objets inanimés, avez vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer“
Thôi đành
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu ”
Thôi Hiệu
Vậy, tôi đã làm được gì?
* Gia Đình: Trả hiếu?
– Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu... (đều ở nhà tôi để săn sóc má tôi) bảo: “Con ra ngoài chơi đi, để má con ngủ”, ngủ yên... Yên Giấc Ngàn Thu.
– Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y khoa, niềm an ủi duy nhứt của tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
– Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với vc được. Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ở xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba”. Đó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi khôngmuốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (classe de 3è) không được lên lớp 10 (classe de seconde). Đuổi học.
* Tổ Quốc: xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính“
“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”.
Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
Je ne fléchirai pas ! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel ! Liberté, mon drapeau !.
Victor Hugo (ultima Verba)
THAY LỜI CUỐI
Những dòng sau đây, tôi:
– Kính dâng quý Trưởng Thượng, Niên Trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975
– Gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa “nếm” mùi vc.
Tôi dạy vạn vật ở Petrus Ký từ năm 1963. Lúc bấy giờ, thi Tú Tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả Giáo sư đều xử sự như thế..
Tết Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y dược, y cụ..) của đơn vị tôi bị vc (đã chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kế cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc với cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho Tư Lệnh Sư Đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh.
Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một vc.
Trong hơn bốn năm trấn ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười vc bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi “chầu Bác”rồi.
Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng,... chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy? QLVNCH hay vc. Tất cả đơn vị Quân Y QLVNCH đều làm như thế.
Tôi muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghĩ thật trong sáng: Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
Sau 04/1975, bọn khát máu chóp bu vc đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan QLVNCH, viên chức VNCH bị gây áp lực đến đổ vỡ.
Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,... ở những khu gọi là kinh tế mới.
Bao nhiêu thanh thiếu niên “con ngụy” bị ép buộc qua Miên làm bia đỡ đạn cho vc.
Bao nhiêu trăm ngàn người VNCH đã thiệt mạng trên đường tìm tự do, thoát ách vc.
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lần nào mà người dân Việt Nam, vốn rất gắn bó với “quê cha đất tổ”, với “mồ mả ông bà” liều chết, bỏ nước ra đi tìm tự do đông đến số triệu.
Tôi viết để quý vị Trưởng Thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ khát máu, tàn ác, vô nhân đạo, đầy thú tính của vc.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn vc vì:
1- Tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam
2- vc không xứng đáng để tôi thù hằn, vì vc đã mất hẳn tính và tình người.
Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu “bà xã” tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vững gia đình, lo cho bốn đứa con tôi.
Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simple citoyen) của quốc gia tạm cư, không là “quan to, quan bé” gì hết. Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.
Nguyễn Sơ Đông
nhứt là những nơi “đụng” nặng. Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa. Thứ bảy, đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ cái quận “nắng bụi, mưa bùn”... nghèo xơ nghèo xác nhưng đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ảnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu “symphonie pastorale” nghe mà rụng rún.
Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe... có đâu mà nghe.
“Lòng quê đi một bước đường một đau ”
(Kiều)
Tâm trạng nhớ nhà là vậy
Tôi không dám “nghĩ” hoặc “đoán” tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì: tình đầu, tình đuôi, tình giữa... gì gì, thì với thời gian cũng sẽ khuây khoả, rồi phai, rồi tàn và rồi thuộc về dĩ vãng, dù nó “apporte chaque jour tout le bien, tout le mal”.
Nhưng, nhớ nhà thì hoàn toàn khác, lạ. Như một định luật tự nhiên, “tên” nào “lội” nhiều, lăn lóc với “đất nước” nhiều,.. khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối.
Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ. Nhớ NHÀ!
Lúc ở Chasseloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparnasse, Les Invalides, Chateaux de la Loire.. náo nức muốn xem lắm. Giờ xem qua rồi thì “thôi”. Nó không “thấm” vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
“... Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương. ”
(Làng Tôi – Chung Quân)
Chắc tại tôi là đứa “chả giống ai”. Thôi đành chịu vậy.
Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, “à bâtons rompus”, “du coq – à – l’âne”. Bà con có xem thì “xính xái”, từ bi hỷ xã dùm. Thiện tai, thiện tai.
Thôi thì cứ xem như :“mémoires d’outre tombe” của tôi vậy.
Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi
QUANDO SATIS DIXISTI, PERISTI
(Quand tu auras dit assez, tu seras mort)
(St Augustin)
“Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa”
( Giang Hữu Tuyên)
Đúng, hệ lụy núi sông xưa!
“Objets inanimés, avez vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer“
Thôi đành
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu ”
Thôi Hiệu
Vậy, tôi đã làm được gì?
* Gia Đình: Trả hiếu?
– Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu... (đều ở nhà tôi để săn sóc má tôi) bảo: “Con ra ngoài chơi đi, để má con ngủ”, ngủ yên... Yên Giấc Ngàn Thu.
– Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y khoa, niềm an ủi duy nhứt của tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
– Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với vc được. Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ở xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba”. Đó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi khôngmuốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (classe de 3è) không được lên lớp 10 (classe de seconde). Đuổi học.
* Tổ Quốc: xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính“
“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”.
Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
Je ne fléchirai pas ! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel ! Liberté, mon drapeau !.
Victor Hugo (ultima Verba)
THAY LỜI CUỐI
Những dòng sau đây, tôi:
– Kính dâng quý Trưởng Thượng, Niên Trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975
– Gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa “nếm” mùi vc.
Tôi dạy vạn vật ở Petrus Ký từ năm 1963. Lúc bấy giờ, thi Tú Tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả Giáo sư đều xử sự như thế..
Tết Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y dược, y cụ..) của đơn vị tôi bị vc (đã chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kế cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc với cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho Tư Lệnh Sư Đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh.
Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một vc.
Trong hơn bốn năm trấn ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười vc bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi “chầu Bác”rồi.
Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng,... chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy? QLVNCH hay vc. Tất cả đơn vị Quân Y QLVNCH đều làm như thế.
Tôi muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghĩ thật trong sáng: Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
Sau 04/1975, bọn khát máu chóp bu vc đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan QLVNCH, viên chức VNCH bị gây áp lực đến đổ vỡ.
Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,... ở những khu gọi là kinh tế mới.
Bao nhiêu thanh thiếu niên “con ngụy” bị ép buộc qua Miên làm bia đỡ đạn cho vc.
Bao nhiêu trăm ngàn người VNCH đã thiệt mạng trên đường tìm tự do, thoát ách vc.
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lần nào mà người dân Việt Nam, vốn rất gắn bó với “quê cha đất tổ”, với “mồ mả ông bà” liều chết, bỏ nước ra đi tìm tự do đông đến số triệu.
Tôi viết để quý vị Trưởng Thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ khát máu, tàn ác, vô nhân đạo, đầy thú tính của vc.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn vc vì:
1- Tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam
2- vc không xứng đáng để tôi thù hằn, vì vc đã mất hẳn tính và tình người.
Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu “bà xã” tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vững gia đình, lo cho bốn đứa con tôi.
Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simple citoyen) của quốc gia tạm cư, không là “quan to, quan bé” gì hết. Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.
Nguyễn Sơ Đông
TUYẾT XỨ THI CÁC
RỒI MÌNH HÒA GIẢI...
-Mày trả lại tao những gì mày giải phóng
Rồi chúng mình sẽ nói chuyện anh em
Trả lại tao những năm tháng êm đềm...
Tao đã hưởng trước ngày mày có mặt
-Trả lại cái tên mày đã cướp mất
Nơi sinh ra tao, tên gọi Sài Gòn
Cái tên tao thuộc lòng từ thuở bé con,
Không phải cái tên dài thòn khó đọc.
-Mày trả tự do về cho dân tộc
Tự do thờ phượng tự do yêu thương
Mày trả giáo dân về với giáo đường
Trả phật tử về với chùa với tự
-Trả quyền tự do bầu bán ứng cử
Để dân tao được kén chọn hiền tài
Trả lại tao quyền tự quyết tương lai
Quyền hạnh phúc tao cho con cho cháu
-Trả trường học về cho thầy cô giáo
Trả em thơ về với tuổi hồn nhiên
Trả ánh mắt vui trả nụ cười hiền
Về với trẻ suốt ba miền đất nước
-Trả ngây thơ về lại miền sơn cước
Trả bao dung trở lại với đồng bằng
Trả biển trả đầm về với ngư dân
Trả nông dân ruộng đồng mày cưỡng chế
-Trả tam quyền về lại cho thể chế
Trả quan tòa quyền xét xử công minh
Trả luật sư quyền biện hộ chủ mình
Trả toà án quyền đứng riêng độc lập
-Trả học sinh quyền tự do học tập
Không Mao Nhiều, Các Mác với Le Nin,
Không đảng quang vinh, vô sản, vô tình,
Trả chúng nó quyền tự do đọc sách.
-Trả người cầm bút tự do viết lách
Trả mọi người quyền cất những lời ca
Trả nhạc vàng về các nẻo đường xa
Để mọi lúc mọi nhà cùng vui hát
-Trả hết cho tao những gì tao đã mất
Còn tao sẽ trả mày một thứ đỉnh cao
Sẽ trả mày cái chủ nghĩa tào lao
Mày dùng nó đưa tao vào khổ ải
***
Trả hết cho nhau... rồi mình Hòa Giải.
Thuc Tran.
CHUYỆN KÍN
trong trại "cải-tạo"
Thôi, mầy! Rán nhịn cho quen!
Chính tao cũng khổ đòi phen với mầy!
Ai làm cho lá lià cây,
Cho chim xa tổ, chúng mầy xa nhau ?
Đừng buồn, đừng giận gì tao
Nếu mầy đã... những lần nào hụt vui!
Mầy là chiếc gậy thằng đui,
Tao là ý-thức, đẩy lui -- đúng đường!
Là hoa, để mãi nồng hương!
Hãy khoan là trái, trái thường chín chua!
Tao thường lấy thực làm thơ
Ngăn chim Ô-Thước nối bờ sông Ngân!
Biết cơ trời đất phong-trần,
Biết cơn khốn-khổ châu-thân thế nầy,
Thì tao đã thả cho mầy:
Bao nhiêu Chức-Nữ đã-đầy mưa Ngâu !
Bây giờ chúng đã về đâu ?
Một mầy ngóng cả hai đầu sông Tương!
Thương mầy biết mấy là thương:
Cứ dài cổ ngóng nghìn phương -- thế nầy !
Tao mà là rồng trên mây
Thì mầy phải xứng -- là ... vây của rồng!
Để tao tính nợ tang-bồng!
Phần mầy: hẹn thuở thành-công, nghe mầy !
Sợ khi tháo thoát vòng vây
Thì răng... sún lợi, thì mầy ... long gân:
Khôn làm nổi nhịp cầu Ngân
Thì đau đến mấy muôn lần... -- Mầy ơi !
THANH-THANH
(trong tập “Cơn Ác-Mộng”) KHÚC SÔNG CẦU
Khúc Sông Cầu! Khúc Sông Cầu!
Ta về kiểm lại mối sầu ngày xưa
Vẫn cao cao những thân dừa
Phất phơ ngọn vẫy như vừa nhận ra
Ừ, người năm cũ là ta
Cảnh quen còn nhớ, người xa quên người
Mấy mùa lũ bến lở, bồi
Vẫn trơ lối cát giữa trời hoàng hôn
Trên cầu – ta, khách qua đường
Khuất vườn–dưới ấy mái trường ngày xưa
Người xin chuyển phố, được chưa?
Có còn gõ thước bẹ dừa quanh quanh
Bây giờ điểm lượt danh thành
Sớm không hay lại để dành mai sau
Trắng tay, ta chẳng gì đâu
Vẫn lơ ngơ tựa buổi đầu gặp ai
Con sông mùa cạn vẫn dài
Chẳng trôi đi, nỗi u hoài mênh mông
LÊ MAI
OVER SÔNG CẦU
There’s Sông Cầu! That span of bridge yonder
Brings me back on the past sorrow to ponder.
The coconut trees being still tall in their row
As if recognizing me, waggle to wave hello.
Yes, the old years’ one is myself here, acumen.
Sights still remember, human off forgets human.
With one side fell in, the other extended, the river
Still keeps a lonely sand path in dusk to deliver.
Over the bridge here, now is a passer-by so cool;
Down there hidden by the garden the old school.
Transfer request was approved or broke down
To continue feruling with coconut ocreas around?
Now that the exam has been passed, laurels won,
Does it soon or again reserves for a future to shun?
With empty hands, I have been and have nothing,
Still confused like the first time I met that being.
The river in shallow seasons still remains long;
Stagnant, my immense sadness stays a torch-song.
Translation by THANH-THANH
Ai làm cho lá lià cây,
Cho chim xa tổ, chúng mầy xa nhau ?
Đừng buồn, đừng giận gì tao
Nếu mầy đã... những lần nào hụt vui!
Mầy là chiếc gậy thằng đui,
Tao là ý-thức, đẩy lui -- đúng đường!
Là hoa, để mãi nồng hương!
Hãy khoan là trái, trái thường chín chua!
Tao thường lấy thực làm thơ
Ngăn chim Ô-Thước nối bờ sông Ngân!
Biết cơ trời đất phong-trần,
Biết cơn khốn-khổ châu-thân thế nầy,
Thì tao đã thả cho mầy:
Bao nhiêu Chức-Nữ đã-đầy mưa Ngâu !
Bây giờ chúng đã về đâu ?
Một mầy ngóng cả hai đầu sông Tương!
Thương mầy biết mấy là thương:
Cứ dài cổ ngóng nghìn phương -- thế nầy !
Tao mà là rồng trên mây
Thì mầy phải xứng -- là ... vây của rồng!
Để tao tính nợ tang-bồng!
Phần mầy: hẹn thuở thành-công, nghe mầy !
Sợ khi tháo thoát vòng vây
Thì răng... sún lợi, thì mầy ... long gân:
Khôn làm nổi nhịp cầu Ngân
Thì đau đến mấy muôn lần... -- Mầy ơi !
THANH-THANH
(trong tập “Cơn Ác-Mộng”) KHÚC SÔNG CẦU
Khúc Sông Cầu! Khúc Sông Cầu!
Ta về kiểm lại mối sầu ngày xưa
Vẫn cao cao những thân dừa
Phất phơ ngọn vẫy như vừa nhận ra
Ừ, người năm cũ là ta
Cảnh quen còn nhớ, người xa quên người
Mấy mùa lũ bến lở, bồi
Vẫn trơ lối cát giữa trời hoàng hôn
Trên cầu – ta, khách qua đường
Khuất vườn–dưới ấy mái trường ngày xưa
Người xin chuyển phố, được chưa?
Có còn gõ thước bẹ dừa quanh quanh
Bây giờ điểm lượt danh thành
Sớm không hay lại để dành mai sau
Trắng tay, ta chẳng gì đâu
Vẫn lơ ngơ tựa buổi đầu gặp ai
Con sông mùa cạn vẫn dài
Chẳng trôi đi, nỗi u hoài mênh mông
LÊ MAI
OVER SÔNG CẦU
There’s Sông Cầu! That span of bridge yonder
Brings me back on the past sorrow to ponder.
The coconut trees being still tall in their row
As if recognizing me, waggle to wave hello.
Yes, the old years’ one is myself here, acumen.
Sights still remember, human off forgets human.
With one side fell in, the other extended, the river
Still keeps a lonely sand path in dusk to deliver.
Over the bridge here, now is a passer-by so cool;
Down there hidden by the garden the old school.
Transfer request was approved or broke down
To continue feruling with coconut ocreas around?
Now that the exam has been passed, laurels won,
Does it soon or again reserves for a future to shun?
With empty hands, I have been and have nothing,
Still confused like the first time I met that being.
The river in shallow seasons still remains long;
Stagnant, my immense sadness stays a torch-song.
Translation by THANH-THANH
Gỡ từng lớp sương mù
Đã dày che kỷ niệm
Trận lá đổ đầu thu
Dấu chân xưa biền biệt..
Lạ những chồi cỏ non
Gió đi buồn không xiết
Tay cặp vở nào còn…
Ngẩn ngơ cành xuân biếc.
Tình một thuở trẻ con
Ta một thời đánh mất
Sỏi đau trên lối mòn
Người qua rồi xa khuất.
Sao biển ngát ngàn non
Môi nhòe lệch vết son
Hạt muối sương rơi mặn
Tê giọt đời lỡ đắng.
Chong đèn hờ ru con
Ru mây lời ru trắng
Tóc ngả bóng hoàng hôn
Tìm nguôi quên thầm lặng.
LÊ MAI
I freed myself from each curtain of fog
That had covered souvenirs so thickly.
The early fall’s fall of leaves in the bog,
And old footprints also gone so quickly.
Strange were grass buds in their prime;
The wind passed, left sadness anyhow.
No longer the notebooks-in-hands time
But astounded one young spring bough.
The childish love of that green period
Which was only once and I had it lost.
The worn path hurt by pebbles myriad:
That wight being absent at such a cost.
Stars over sea resembled montanes tiny;
My lipstick blurred, scalene like a stain.
The dew drops fell, I tasted them briny:
Tongue stiff, bitter life wrongly to gain.
Lamp on while lulling my child to sleep,
Void lullaby to clouds as empty breeze,
As hair changes color to dusk to sweep
I silently try to seek oblivion and ease.
Translation by THANH-THANH
BÀ MẸ VIỆT NAM
DTDB
Chiều nay qua thôn vắng
Dừng quân bên xóm nghèo
Bà lão tóc bạc trắng
Sống giữa đồng cheo leo
Có chồng mười chín tuổi
Bà được hai con trai
Nhưng một mình sớm tối
Với luống rẫy nương khoai
Canh tàn trời chưa sáng
Bà ra đìa giở câu
Tát nước vào ruộng cạn
Cho lúa được tươi màu
Bà sống đời an phận
Không mơ ước sang giàu
Chăm vườn tược cần mẫn
Đỡ thiếu trước hụt sau
Nuôi dạy con khôn lớn
Ngày chúng được nên người
Nước nhà cơn nguy biến
Đi lính đứa mỗi nơi
Trời đỏ đèn chạng vạng
Trên ruộng vườn bao la
Lung linh vầng trăng sáng
Thương con chiến trường xa
Trở giấc giữa đêm vắng
Côi vườn chim cú kêu
Tiếng đạn bom văng vẳng
Nhớ con lòng hắt hiu!
Xưa chồng đi chống Pháp
Lẫy lừng trận Tầm Vu
Rồi trên kinh Đồng Tháp
Ngã gục dưới đạn thù!
Con đánh giặc cứu nước
Mấy năm tin dữ về
Đứa hy sinh Bình Phước!
Đứa tử trận An Khê!
Trên bàn thờ khói tỏa
Hàng ngang ba tấm hình
Dưới mái nhà bé nhỏ
Bà lão sống một mình
Trền dòng xuôi lịch sử
Những bà mẹ Việt Nam
Tấm can trường bất tử
Phận thiệt thòi cũng cam
Tuổi hoàng hôn hiu quạnh
Ngời sáng tấm lòng son
Tâm hồn luôn vững mạnh
Nuôi chí lớn chồng con…
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
DTDB
Chiều nay qua thôn vắng
Dừng quân bên xóm nghèo
Bà lão tóc bạc trắng
Sống giữa đồng cheo leo
Có chồng mười chín tuổi
Bà được hai con trai
Nhưng một mình sớm tối
Với luống rẫy nương khoai
Canh tàn trời chưa sáng
Bà ra đìa giở câu
Tát nước vào ruộng cạn
Cho lúa được tươi màu
Bà sống đời an phận
Không mơ ước sang giàu
Chăm vườn tược cần mẫn
Đỡ thiếu trước hụt sau
Nuôi dạy con khôn lớn
Ngày chúng được nên người
Nước nhà cơn nguy biến
Đi lính đứa mỗi nơi
Trời đỏ đèn chạng vạng
Trên ruộng vườn bao la
Lung linh vầng trăng sáng
Thương con chiến trường xa
Trở giấc giữa đêm vắng
Côi vườn chim cú kêu
Tiếng đạn bom văng vẳng
Nhớ con lòng hắt hiu!
Xưa chồng đi chống Pháp
Lẫy lừng trận Tầm Vu
Rồi trên kinh Đồng Tháp
Ngã gục dưới đạn thù!
Con đánh giặc cứu nước
Mấy năm tin dữ về
Đứa hy sinh Bình Phước!
Đứa tử trận An Khê!
Trên bàn thờ khói tỏa
Hàng ngang ba tấm hình
Dưới mái nhà bé nhỏ
Bà lão sống một mình
Trền dòng xuôi lịch sử
Những bà mẹ Việt Nam
Tấm can trường bất tử
Phận thiệt thòi cũng cam
Tuổi hoàng hôn hiu quạnh
Ngời sáng tấm lòng son
Tâm hồn luôn vững mạnh
Nuôi chí lớn chồng con…
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Đất nước này rồi sẽ lớn, nhờ em
Đường phố vắng, ngột, như trong giờ giới nghiêm
Bởi hôm nay họ mang em ra xử
Em có tội, là tội yêu lịch sử
Và thêm một tội nữa: yêu dân
Em yêu quê hương xanh đẹp vô ngần
Nên lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải
Cả nước hôm nay giật mình, tê tái:
Mười năm tù dành cho một trái tim
Em nói hiên ngang: Nếu phải sống thêm
Đi lại từ đầu, em vẫn yêu tổ quốc
Em vẫn không muốn đau lòng vì quốc nhục
Vẫn muốn Việt Nam dân chủ, tự do
Vẫn muốn dân lành áo ấm cơm no
Được làm chủ rừng tươi và biển sạch
"Mẹ Nấm" ơi, bao trái tim rung cảm
Đất nước này rồi sẽ lớn, nhờ em.
Hạ Huyên 72
Đường phố vắng, ngột, như trong giờ giới nghiêm
Bởi hôm nay họ mang em ra xử
Em có tội, là tội yêu lịch sử
Và thêm một tội nữa: yêu dân
Em yêu quê hương xanh đẹp vô ngần
Nên lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải
Cả nước hôm nay giật mình, tê tái:
Mười năm tù dành cho một trái tim
Em nói hiên ngang: Nếu phải sống thêm
Đi lại từ đầu, em vẫn yêu tổ quốc
Em vẫn không muốn đau lòng vì quốc nhục
Vẫn muốn Việt Nam dân chủ, tự do
Vẫn muốn dân lành áo ấm cơm no
Được làm chủ rừng tươi và biển sạch
"Mẹ Nấm" ơi, bao trái tim rung cảm
Đất nước này rồi sẽ lớn, nhờ em.
Hạ Huyên 72
Lưới cá và lưới trời
Babui (Danlambao)
Biển Nha Trang tự nhiên mất sóng
Sóng theo chân Mẹ Nấm vào tù
Sóng đập cửa trại giam đòi công lý
Sao bỏ tù Mẹ Nấm đến 10 năm!
Đừng cao ngạo đảng Ba Đình ôn dịch
Đừng dồn dân vào góc chết chân tường
Đừng thách thức với Tự Do - Dân Chủ
Đừng xem thường tiếng vọng của người dân
Đừng mộng ảo sẽ triệt tiêu Mẹ Nấm
Sống 1 lần và chết một lần thôi
Ai sợ ai? hỏi Trọng, Quang, Ngân, Phúc
Giờ cáo chung của đảng đã gần kề
Tờ lịch ghi ngày ra tòa Mẹ Nấm
Đang nằm chờ giờ lịch sử sang trang
Lưới Vũng Áng của ngư dân tơi tả
Nhưng lưới trời lồng lộng đợi chúng bay.
04.07.2017
Babui
Babui (Danlambao)
Biển Nha Trang tự nhiên mất sóng
Sóng theo chân Mẹ Nấm vào tù
Sóng đập cửa trại giam đòi công lý
Sao bỏ tù Mẹ Nấm đến 10 năm!
Đừng cao ngạo đảng Ba Đình ôn dịch
Đừng dồn dân vào góc chết chân tường
Đừng thách thức với Tự Do - Dân Chủ
Đừng xem thường tiếng vọng của người dân
Đừng mộng ảo sẽ triệt tiêu Mẹ Nấm
Sống 1 lần và chết một lần thôi
Ai sợ ai? hỏi Trọng, Quang, Ngân, Phúc
Giờ cáo chung của đảng đã gần kề
Tờ lịch ghi ngày ra tòa Mẹ Nấm
Đang nằm chờ giờ lịch sử sang trang
Lưới Vũng Áng của ngư dân tơi tả
Nhưng lưới trời lồng lộng đợi chúng bay.
04.07.2017
Babui
CÁI HỌC NGÀY NAY ĐÃ HỎNG RỒI
Vô Danh
Vô Danh
Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời
Cái học ngày nay vậy hỏng rồi
Tám thằng đi học, bảy thằng lười
Hai thằng không học thì vinh hiển
Quyền cao chức trọng đã lên đời
Cái học ngày nay thật hỏng rồi
Bảy thằng tới lớp, sáu thằng thôi
Ba chàng thất học thành ông xếp
Vổ ngực rằng tao tiến sĩ rồi
Cái học ngày nay đã nói rồi
Sáu thằng xách cặp, năm muốn thôi
Bốn đứa trèo cao, có chức lớn
Đày người ăn học chạy hụt hơi
Cái học ngày nay hỏng quá rồi
Năm thằng đang học, bốn xin thôi
Năm thằng chẳng học nhờ ơn đảng
Tham quan, tham nhũng hưởng lộc trời
Cái học ngày nay chuyện cũ rồi
Bốn em tới lớp, ba em chơi
Sáu người vô học thành ông chủ
Rủng rỉnh tiền đô hưởng sự đời
Cái học ngày nay hết biết rồi
Chỉ hai ba đứa tới lớp ngồi
Nhưng chỉ một thằng còn chăm chỉ
Nhìn tới nhìn lui lại muốn thôi
Cái học thì ai cũng biết rồi
Không danh không thế, thì ôi thôi
Chẳng quyền, chẳng lực, ngồi trơ mỏ
Nằm nhà chỏng cẳng để vợ nuôi.
Thì ra "Cái học ngày nay đã hỏng rồi !!!"
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời
Cái học ngày nay vậy hỏng rồi
Tám thằng đi học, bảy thằng lười
Hai thằng không học thì vinh hiển
Quyền cao chức trọng đã lên đời
Cái học ngày nay thật hỏng rồi
Bảy thằng tới lớp, sáu thằng thôi
Ba chàng thất học thành ông xếp
Vổ ngực rằng tao tiến sĩ rồi
Cái học ngày nay đã nói rồi
Sáu thằng xách cặp, năm muốn thôi
Bốn đứa trèo cao, có chức lớn
Đày người ăn học chạy hụt hơi
Cái học ngày nay hỏng quá rồi
Năm thằng đang học, bốn xin thôi
Năm thằng chẳng học nhờ ơn đảng
Tham quan, tham nhũng hưởng lộc trời
Cái học ngày nay chuyện cũ rồi
Bốn em tới lớp, ba em chơi
Sáu người vô học thành ông chủ
Rủng rỉnh tiền đô hưởng sự đời
Cái học ngày nay hết biết rồi
Chỉ hai ba đứa tới lớp ngồi
Nhưng chỉ một thằng còn chăm chỉ
Nhìn tới nhìn lui lại muốn thôi
Cái học thì ai cũng biết rồi
Không danh không thế, thì ôi thôi
Chẳng quyền, chẳng lực, ngồi trơ mỏ
Nằm nhà chỏng cẳng để vợ nuôi.
Thì ra "Cái học ngày nay đã hỏng rồi !!!"
Em dũng cảm quá làm tôi hèn
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao)
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao)
Em dũng cảm quá làm tôi hèn
Mười năm đằng đẳng sao chẳng khóc
Hai mắt sáng mời mặt trời mọc
Nhìn em thổi tắt vầng trời đen
Em đứng thẳng người như tủ áo
Ngẩng đầu khí phách sáng hơn sao
Áo xám nhưng hồn em trong trắng
Mẹ ơi áo trắng nào cho mặc
Chúng sợ vết tù loang trắng trong
Mẹ mặc giùm con trắng một đời
Nuôi giùm hai cháu cho mai sau
Ngoại ngồi xe lăn còn trông ngóng
Đắng cay cháu mình nghẹn chấn song
Em quả cảm quá làm tôi hèn
Mười năm cấm cố sao cười khỉnh
Đôi mắt vẽ hoài những ước mong
Ngư dân biển cá quê hương mình
Em nói chỉ một đời để sống
Thế hệ bấy lâu sống gục đầu
Mẹ hỡi cho con xin lỗi mẹ
Nếu làm lại khởi đầu cũng thế
Tổ quốc gọi, con cần đáp lễ
Cũng chỉ vì hưng thịnh nước nhà
Quên tình nhà nợ nước mai sau
Ngoại còn mơ biển cá trong xanh
Nước mình chỉ thừa nước mắt long lanh.
08.07.2017
Nguyễn Thị Thanh Bình
THÈM
LÀM NGƯỜI HỮU DỤNG!
Chạy hoài mệt lả, thèm đi
Đi hoài cũng mỏi, ước chi ngồi, nằm
Bệnh, nằm: mộng ước xa xăm
Mong cho hồi phục đi thăm người già.
Tử thần hăm dọa, bỏ qua
Chiều trôi qua, sáng cười xòa dấu yêu
Thèm chi Trời cũng đã chìu
Nên xin san sẻ, bớt điều khổ đau.
Giúp người, như hiểu lòng nhau
Tử sinh lẩn quẩn. Nhiệm màu nghiệp duyên!
Nghiệp lành, “kiến nạn tùy miên”*
Bình an không thể hưởng riêng một mình.
Ý Nga, 26-9-2013.
Mười năm đằng đẳng sao chẳng khóc
Hai mắt sáng mời mặt trời mọc
Nhìn em thổi tắt vầng trời đen
Em đứng thẳng người như tủ áo
Ngẩng đầu khí phách sáng hơn sao
Áo xám nhưng hồn em trong trắng
Mẹ ơi áo trắng nào cho mặc
Chúng sợ vết tù loang trắng trong
Mẹ mặc giùm con trắng một đời
Nuôi giùm hai cháu cho mai sau
Ngoại ngồi xe lăn còn trông ngóng
Đắng cay cháu mình nghẹn chấn song
Em quả cảm quá làm tôi hèn
Mười năm cấm cố sao cười khỉnh
Đôi mắt vẽ hoài những ước mong
Ngư dân biển cá quê hương mình
Em nói chỉ một đời để sống
Thế hệ bấy lâu sống gục đầu
Mẹ hỡi cho con xin lỗi mẹ
Nếu làm lại khởi đầu cũng thế
Tổ quốc gọi, con cần đáp lễ
Cũng chỉ vì hưng thịnh nước nhà
Quên tình nhà nợ nước mai sau
Ngoại còn mơ biển cá trong xanh
Nước mình chỉ thừa nước mắt long lanh.
08.07.2017
Nguyễn Thị Thanh Bình
THÈM
LÀM NGƯỜI HỮU DỤNG!
Chạy hoài mệt lả, thèm đi
Đi hoài cũng mỏi, ước chi ngồi, nằm
Bệnh, nằm: mộng ước xa xăm
Mong cho hồi phục đi thăm người già.
Tử thần hăm dọa, bỏ qua
Chiều trôi qua, sáng cười xòa dấu yêu
Thèm chi Trời cũng đã chìu
Nên xin san sẻ, bớt điều khổ đau.
Giúp người, như hiểu lòng nhau
Tử sinh lẩn quẩn. Nhiệm màu nghiệp duyên!
Nghiệp lành, “kiến nạn tùy miên”*
Bình an không thể hưởng riêng một mình.
Ý Nga, 26-9-2013.
No comments:
Post a Comment