Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 September 2018

NGUYỄN VĂN UYỂN * CHUYỆN 40 NĂM TRỐN TRẠI



CHUYỆN 40 NĂM TRỐN TRẠI
 NGUYỄN VĂN UYỂN *


Tác giả cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ từ 1994 theo diện H.O. và hiện là cư dân vùng Little Saigon. Trước 1975, ông là một trung úy Thiết Giáp, Thiết Đoàn 5/ Kỵ Binh - Sư-Đoàn 18/ Bộ-Binh VNCH. Là một cựu tù cải tạo, ông đã trải qua các trại tập trung Trảng-Lớn, Long-Khánh, Phước-Long và cuối cùng là Trại tù Xuyên Mộc. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông kể nhiều chi tiết từ những tình huống đặc biệt về một vụ vượt ngục trải qua nhiều thập niên, cho tới khi hài cốt người tù trốn trại được tìm thấy, và tro cốt được gia đình mang sang đất Mỹ.
* * *
Trại tù cải tạo Long Khánh, một ngày tháng Tư năm 1976. Sáng sớm. Cả trại còn đang ngái ngủ, bỗng có lệnh tập họp điểm danh bất thường. Tiếng ồn ào khắp nơi lan nhanh: có người trốn trại. Rồi tôi nghe tiếng xì xầm: thằng Bé, thằng Thái, thằng Lộc phòng bên cạnh mình trốn trại.
Ồ! Hoá ra hai anh chàng không quân, thường vào lúc tối hay vác soong chảo, vừa gõ vừa hát bài “O talamera”, nét mặt lúc nào cũng hớn hở, vui tươi. Cả hai anh đều là phi công A 37. Tôi biết Bé khi còn là sinh viên sĩ quan không quân tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang, chúng tôi cùng học khoá sinh ngữ anh văn. Lúc đó tôi đã là thiếu úy, được tuyển vào không quân từ trường Bộ Binh Thủ Đức; còn Bé được tuyển trực tiếp vào không quân. Lộc thì tôi biết sơ sơ thôi. Riêng anh chàng Thái thì tôi rành rẽ từ lâu, trước 1975.
Thái là trung úy quân cảnh thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Đồn quân cảnh của Thái đóng tại căn cứ Lai-Khê, còn tôi khi ấy là trưởng ban 2 thuộc Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh. Tôi biết Thái nhân dịp giao một quân nhân Thiết Giáp phạm pháp, say rượu và quậy phá đơn vị trong lúc hành quân. Trông Thái lúc đó oai phong, đúng là tư cách của một sĩ quan quân cảnh, Thái ít nói nhưng tướng cũng ngầu lắm.
Tất cả đám tù chúng tôi bị lùa hết ra sân tập họp, vài tên quản giáo và mấy tên vệ binh mặt đằng đằng sát khí, súng đã lên nòng hướng về phía các hàng tù cải tạo.
- Anh nào biết mấy tên trốn trại không? Viên quản giáo hỏi.
Mọi người trong hàng đều im lặng. Tên quản giáo nói tiếp: “Mấy anh này có tên trong danh sách được thả về sao lại dại dột thế!” Sau mấy lời ngọt ngào” ấy là đủ mục đe doạ, nào là mấy anh trốn trại này sẽ không thoát khỏi tay nhân dân và cách mạng; đảng và nhà nước đã khoan hồng cho học tập cải tạo vậy mà còn ngoan cố. Sau này các anh sẽ thấy số phận dành cho bọn muốn chống phá cách mạng.
Sau khi điểm danh, chúng tôi vào phòng mà lòng đầy hồi hộp lo âu vì sợ những con người dại dột kia bị bắt hoặc bị giết. Anh em tù đều thầm cầu nguyện, mong cho cả ba nguời đều vượt thoát, vì biết rõ nếu bị bắt lại, các anh sẽ không thể sống nổi.
Khoảng mấy ngày sau, có tin toán trốn trại đã bị bắt lại, rồi xác hai người bạn là Bé và Lộc bị đưa về trại tù Long-Khánh để làm gương và dằn mặt anh em tù nhân chúng tôi. Sau đó, một số tù nhân được lệnh đem xác Bé và Lộc đi chôn ở một gò đất cách trại chỉ vài ba trăm mét.
Những ngày ở trại Long Khánh sau đó, khi có dịp cùng cùng đội tù lao động khổ sai đi ngang gò đất chôn tù này, tôi vẫn thường cầu nguyện cho Bé và Lộc, rồi nhớ đến Thái. Tên cán bộ quản giáo có lần nói là Thái cũng đã bị bắt lại và đã phải “đền tội”. Không biết thật sự số phận Thái ra sao. Nỗi thắc mắc ấy phải hơn hai mươi năm sau mới được giải đáp.
Năm 1994, gia đình tôi sang Mỹ định cư theo diện H.O. dành cho cựu tù cải tạo. Mấy năm sau, khi đã “an cư” tại Little Saigon, một ngày họp bạn tại cà phê Factory, tôi đã tình cờ gặp lại Thái. “Ôi, không thể ngờ là mày vẫn khoẻ mạnh thế này. Chúa giữ gìn mày đó Thái,” tôi nói.
Trong nhóm bạn càphê tại Factory thời đó còn có cả cố nhạc sĩ Nhật Ngân. Anh Ngân gọi Thái là “ông trốn trại.” Rồi cả bàn cà phê từng có dịp hồi hộp nghe Thái diễn lại cuốn phim vượt ngục gay cấn của bộ ba Bé-Lộc-Thái.Tờ giấy trải bàn cà phê được mở rộng. Cây viết cầm sẵn trên tay, Thái nhấp thêm ngụm cà phê rồi bắt đầu nói, nói đến đâu vẽ trên tờ giấy trải bàn đến đó, cứ như một trưởng ban ba đang thuyết trình, vẽ đường tiến quân trên phóng đồ hành quân.
Sau đây là lời kể của Thái:
Tôi cũng như hai thằng Bé và Lộc, cả ba đã lên kế hoạch trốn trại từ lâu, hành lý vượt ngục đã chuẩn bị sẵn. Hành lý gì à? Thì mỗi thằng thủ sẵn hai bao cát, loại bao nhựa xanh, đan thưa dùng để dồn cát làm công sự chiến đấu cho quân đội nên rất bền bỉ. Một bao dùng đựng lương khô, nước uống. Riêng phần bao của Bé còn chứa thêm một trái lựu đạn. Đây là trái lựu đạn bọn tôi tình cờ lượm được khi lao động dọn bãi cỏ tranh. Bao cát thứ hai được dùng để chứa tí rau muống, rau tàu bay hái được bên suối hay bờ ruộng, thường gọi nôm na là “đi cải thiện, nhằm che mắt bọn vệ binh, bộ đội.
Rồi sau nhiều phen tính toán, “ngày hành động” tới. Đó là một buổi chiều trung tuần tháng Tư, - 19 hoặc 20 tháng 4 năm 1976. Khi đoàn tù cải tạo đi lao động thu xếp ra về, ba thằng Bé, Lộc và tôi đi ngược hướng ra cổng. Vài anh em tù hỏi chúng tôi đi đâu? -Đi cải thiện chứ đi đâu.Chúng tôi trả lời.
Bọn tôi đi trên con đường đất, dọc theo con suối ven trại để đến chỗ có rau muống. Thấy tên vệ binh trên vọng gác mải nhìn về hướng đám bộ đôi đi lãnh cơm chiều và cười đùa với ho, Bé, Lộc và tôi lần lượt nhào xuống suối. Tôi lặn cùng hai thằng dọc theo bờ suối có đầy cỏ phủ trùm trên đầu. Cứ lặn ít thước thì phải chồi lên thở. Đoạn lặn sau cùng, khi cả bọn vừa ngóc đầu lên thì thấy một em bé gái cỡ 9, 10 tuổi, tay cầm xô, xuống suối múc nước. Lộc đưa ngón tay ra hiệu cho em bé gái im lặng. Thật là may mắn, em bé không tỏ phản ứng gì, lặng lẽ xuống suối múc nước và trở lên bờ. Chúng tôi cũng vội vã lên theo, mau chóng lẩn vào những lùm cây cối um tùm. Rồi cứ vậy, len lỏi nhắm hướng núi Chứa Chan (Gia-Rai) tiến tới.
Trời đã nhá nhem tối, thấy có đám lửa từ xa, ba thằng bèn chui vào bụi để ngủ vì sợ bị bại lộ. Sáng dậy, tiếp tục cuộc hành trình thì gặp một người đàn ông đang cuốc ruộng, chúng tôi đánh bạo hỏi phía trước có bộ đội đóng quân không, anh nông phu trả lời không. Có lẽ anh ta là lính chê độ cũ, nên không thắc mắc gì thêm. Chúng tôi tiếp tục đi và lại gặp thêm một chị phụ nữ, chúng tôi hỏi thì chi cũng trả lời tương tự như anh nông dân kia. Đến gần núi thấy trại bộ độI trước mặt, thấy họ sinh hoạt bình thường, không thèm để ý, chúng tôi bèn leo lên núi Gia- Ray. Suốt ba ngày trên núi, uống nước suối và bắt tôm tép, cá trong những hố, khe nước suối cạn nấu nướng ăn. Cuộc hành trình đã kéo sang ngày thứ 5, cả bọn quyết định xuống núi.
Nhắm hướng quốc lộ chúng tôi tiến tới. Đây là quốc lộ 1, hướng tay phải về Sài gòn và hướng ngược lại về Phan Thiết. Tới đường, thấy có cái bảng Ủy Ban Nhân Dân xã ấp gì đó, nên ba thằng quẹo trái về hướng Phan Thiết. Bé và Lộc đi ven lộ bên phải, còn tôi đi bên trái. Thấy một bà ngồi bên vệ đường có vẻ chờ đợi cái gì đó. Thật là sui sẻo, vì chính bà này đã đi báo cho du kích biết. Vì chỉ lát sau là thấy có du kích đạp xe đạp rượt theo Bé và Lộc. Tên du kích hỏi hai anh kia đi đâu? Bé trả lời “Chúng tôi đi tìm người quen.”
“Hai anh cho coi giấy tờ.”
“Tôi để quên giấy tờ ở nhà, Bé đáp lại. Tên du kích ra lệnh “Mời hai anh vào ủy ban xã.”
Bé nhìn sang phía tôi, bảo “Mày về nói vợ tao đem giấy tờ lên bảo lãnh.” Tên du kích tức thì ra lệnh “Cả anh kia nữacũng đi vào ủy ban.” Ba thằng tôi đành đi theo tên du kích. Chúng tôi bị lọt vào giữa đám du kích và người hiếu kỳ, họ đến mỗi lúc mỗi đông. Tên du kích quát lớn, “Các anh mở hết túi, lấy đồ vật ra.”
Bé làm bộ lấy đồ, lần tới trái lưu đạn, làm bộ mở chốt rồi la lớn, “ĐM., tao giết hết chúng mày.” Mọi người bỏ chạy tán loạn, ba thằng tôi chạy ngược về hướng núi.Tôi chạy trước, Bé và Lộc chạy phía sau. Có lẽ Bé vì bị đau chân từ trước, từng phải chống gậy khi còn ở trong trại, nên chạy không nổi, Lộc phải dìu Bé chạy và tạt vào một bụi cây gần đó. Đã có tiếng súng nổ phía sau. Tôi tiếp tục chạy, nhưng thật khó khăn vì những ụ đất to, lởm chởm cản trở. Bọn du kích vẫn bắn và dượt theo tôi. Tôi chạy theo hình dzích dzắc để tránh đạn. Bỗng tôi nghe thấy hai tiếng súng lớn, có lẽ bọn du kích pháo cối đuổi theo, rồi lại thêm một tiếng nổ lớn nữa. Sau đó là những tràng đạn bắn xả về hướng tôi, tôi cố gắng chạy, nhưng lại té gục xuống gò đất phía trước.
“Thật may mắn, đúng lúc ấy, hướng phải tôi có lũ em nhỏ theo cha mẹ ra đồng đùa chơi, tôi chạy về hướng đó và rồi không nghe làn đạn dượt theo nữa, chắc chúng sợ bắn lầm vô các em. Tôi chạy vòng lại ra hướng quốc lộ 1, vượt qua đường và chạy vô khu cư dân gần đó. Tôi tiếp tục lẩn tránh cho đến khi thấy một căn nhà, nhìn vào thấy có bàn thờ Chúa, Đức Mẹ và trên khung ảnh thấy có hình một quân nhân mặc đồ đại lễ thuộc trường Bộ Binh Thủ Đức. Tôi gõ cửa, một người đàn bà tay bế đứa bé, mở cửa mời tôi vào nhà. Tôi hỏi thăm chị về bức hình ảnh sĩ quan kia, chi cho biết đó là chồng chi hiện đang đi học tập cải tạo. Tôi yên lòng và không hỏi gì thêm, chỉ tự giới thiệu mình và thú thật về chuyện trốn trại của tôi. Chị hoảng hốt, tái mặt, nhưng sau đó lấy lại bình tĩnh. Tiếp tục câu chuyện, tôi nhờ chị đưa về Hố Nai. Chị nói sẽ đưa tôi tới ngã ba Dầu Giây và đón xe dùm tôi về Hố Nai.
Sau đó, chị kêu thằng con trai lớn ra ẵm em và dặn dò cháu coi nhà. Chi đưa cho tôi hai nải chuối, chiếc nón rộng vành. Tôi hỏi xin chị đôi dép cũ vì dép của tôi bị đứt quai khi chạy. Chị bảo thằng con đưa cho tôi đôi dép nhật cũ, đồng thời chị cũng nói cháu đưa cho tôi chiếc áo sơ mi cũ, màu xanh lơ để thay chiếc áo montarguiđã sờn rách. Đáp lại sự giúp đỡ của chị, tôi lột chiếc đồng hồ citizen tặng lại cho cháu.
“Ra tới quốc lộ, chị vời chiếc xe lam, hai người cùng lên xe và chạy về hướng Sài- Gòn. Bất ngờ, một thằng nhỏ bán kem cũng đón xe lam, hắn vừa lên xe là nói lớn: “Sáng nay có ngụy về, hai thằng bị bắn chết, còn một thằng bắn bị thương chạy vào trong núi. Nghe vậy, tôi hoảng hồn, ngồi nhích xa hắn.
Xe chạy tới ngã ba Dầu Giây, tôi theo chị xuống xe. Thay vì đi xe đò, chị lại vời chiếc xe Daihatsu, trong đó có nhiều bà con đi làm ruộng rãy về với nhiều rau trái chồng chất. Chị thu xếp với người lái xe Daihatsu, chờ tôi leo lên, rồi chia tay. Xe đưa tôi về xứ Thánh Tâm, thật may mắn, không gặp bất cứ tram kiểm soát nào.
Sau đó, tôi đi bộ vào khu dân cư thuộc Giáo xứ Thánh Tâm, tìm lại ông Dự, ông từng là bạn thân của cha tôi trước đây. Rất hên, tôi gặp được ông, ông sững sờ nhìn tôi và liền sáng hôm sau, ông xuống Sài Gòn báo tin và mẹ tôi lập tức lên gặp.
Hai mẹ con nhìn nhau ngậm ngùi, mẹ tôi khóc nhiều và bà đưa cho tôi vài vòng vàng, nhẫn để tôi có điều kiện ứng phó với hoàn cảnh sắp tới, nhưng tôi không nhận vì lúc đó tôi dự tính sẽ vô rừng hoạt động. Mẹ tôi trở lại Sài Gòn, báo cho chị tôi và ngay sáng hôm sau, thằng cháu con bà chị đi xe Honda lên nhà ông Dự. Hắn đưa tôi một khẩu sung lục và tự giới thiệu là thành viên của “Mặt Trận Dân Tộc Tự Quyết”. Thằng cháu chở tôi tới ấp Tân Phong đối diện với trại Suối Máu, và đưa tôi tới căn chòi ở tạm. Hôm sau, một người đàn ông đến chòi và giới thiệu ông là trung tá chế độ cũ, lãnh đạo mặt trận rồi ông đưa tôi 5 đồng nói đây là tiền mặt trận gửi tặng. Ông thuộc nhóm điều nghiên, lên kế hoạch đánh chiếm lại thành phố Biên Hoà.
Ba ngày hôm sau, ông quay lại cho biết kế hoạch bị bể, một số đã bị bắt. Ông nói tôi hãy tự lo lấy thân và nên rời chỗ này. Sáng hôm sau, tôi đội nón, vác chiếc cuốc trên vai, đi ngược ra đường và trở lại nhà ông Dự. Ông hoảng hốt, nhưng vẫn ra tay bao bọc, che chở, giúp tôi liên lạc lại với thằng cháu và tôi được đưa về nhà bà chị tại Biên Hoà.
Chị đưa tôi lên lầu ở, cơm nước chị cung cấp hằng ngày. Tôi liên lạc được bà xã. Sau 10 ngày, tôi về nhà tại Sài- Gòn và qua sự giơi thiệu của ngườI thân, tôi gặp được ông Phong, chuyên làm giấy tờ giả. Riêng tôi, tôi khắc những con dấu giả, tự đóng dấu và làm giấy tờ cho mình.
Tôi Xuống Rạch Giá, tìm cách vượt biên, nhưng bị bắt. Nhờ đã biết cách khai báo theo lý lịch giả, khoảng 3 tháng thì được thả về. Tôi lại ra làng Chu-Hải, kiếm mối vượt biên lần nữa, nhưng cũng lại bị bắt nhốt tại trại tù Bà Rịa. Đươc khoảng 4 tháng, nhờ bà xã liên lạc lại vơi người làm tờ giấy giả, Ông này có quen biết với cán bộ trưởng trại tù, ông ta gửi kèm lá thư cho tên này, ngay ngày hôm sau, tôi được tên trại trưởng này gọi lên trình diện lên lớp khuyên tôi nên ở lại Việt Nam, lao động tốt, giúp ích cho xã hội.
Sau khi được thả khỏi trại tù Bà Rịa, thấy khó có cơ hội ra đi bằng tàu thuyền, tôi quyết định vượt biên đường bộ.
Sáng mùng 2 tết năm1980, tôi rời Sài Gòn, đi đường bộ tới được trại tỵ nạn NW 9 nằm trong lãnh thổ Campuchia,sát biên giới Thái- Lan, do Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế quản lý. Thời gian sau họ chuyển tôi tới trại tỵ nạn Kao Y Đăng nằm trong lãnh thổ Thái Lan, rồi trại chuyển tiếp Chonburi và sau cùng tôi được chuyển tớI trại tỵ nạn Galant thuộc Indonesia. Đến tháng 2 năm 1981 thì được sang định cư tại Hoa Kỳ.
*
Chuyện trốn trại của Thái phôi pha theo ngày tháng. Đã từ lâu không còn là chuyện được nhắc lại, nhưng rồi một buổi sáng, cũng tại quán Factory, một phụ nữ bỗng tìm đến bên bàn cà phê.
Chị tự giới thiệu là vợ của Lộc, anh bạn phi công bị bắn chết khi trốn trại ở Long Khánh, và nói do anh Giàu giới thiệu đến để tìm biết ngôi mộ của Lộc ở trại tù để cải táng, hỏa thiêu hầu đem tro sang Mỹ để làm giỗ và thờ. Anh Giàu là một phi công trực thăng từng cùng bọn tôi uống cà phê, biết chuyện Thái vượt ngục, chuyện tôi kể thêm về việc xác Lộc và Bé được đưa về trại tù Long Khánh chôn cất.
Dù đã mấy chục năm, hình ảnh gò đất chôn tù năm xưa vẫn hiện rõ ràng trong đầu tôi và chúng tôi đã cùng nhau cung cấp cho chị Lộc mọi chi tiết và bản vẽ chính xác nơi Bé và Lộc được bạn tù chôn cất.
Sau một thời gian, chúng tôi được chị Lộc thông báo đã đem được tro cốt của chồng sang Mỹ. Khi Hội Ái Hữu Không Quân Nam Cali giúp chị Lộc tổ chức lễ giỗ cho chồng, chúng tôi được mời tới tham dự.
Lễ giỗ và vinh danh anh Lộc được cử hành tại nhà quàng Peak Funeral rất trang trọng trọng. Nhiều công trạng, thành tích, hy sinh của phi công Lộc đã được ban tổ chức và đồng đội nói lên. Chỉ tiếc là trong buổi lễ này bạn Thái quân cảnh của chúng tôi, nhân chứng sống trong nhóm trốn trại cùng với anh Bé và Lộc, đã không thể tham dự để chia sẻ về những ngày giờ cuối của hai người bạn đã cùng anh vượt ngục.
Trong những năm tù cải tạo, bản thân tôi đã chứng kiến nhiều chuyện bạn tù trốn trại. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày mất miền Nam 30 tháng Tư, tôi viết thay cho người bạn trốn trại tên Thái kể lại câu chuyện này để tưởng nhớ hai bạn Lộc, Bé cùng các bạn đã gục ngã trong trại tù cải tạo.
Xin trân trọng tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ quân lực VNCH đã hy sinh khi chống lại chế độ độc tài Cộng Sản.
Nam California
ngày 5 tháng Tư Đen, 2015
Nguyễn Văn Uyển

TÂM HỒNG * LÒNG NHÂN ÁI


LÒNG NHÂN ÁI
 TÂM HỒNG *
° Chuyện kể như một nén hương chiêu niệm gởi đến linh hồn của gần nửa triệu đồng bào đã bỏ mình dưới đáy Biển Đông và trong rừng thẳm Campuchia, trên đường vượt thoát tìm tự do.
° Người viết xin thay mặt 262 thuyền nhân sống sót tri ân tòa đại sứ Mỹ ở Bangkok, vị thuyền trưởng và thủy thủ của tuần dương hạm US ROBINSON 12 đã cứu sống chúng tôi đêm 12-12-1980 trên Biển Đông.

Vào một buổi tối đầu tháng 12 năm 1980, gia đình chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn tròn giữa nhà trong một chung cư ở Sài Gòn. Nét mặt mọi người lúc đó thật u buồn, hiện hữu nét trầm uất đọng lại từ bao ngày. Tôi nói cho các con tôi biết cái quyết định vượt biên của tôi và đứa con trai út duy nhất 15 tuổi mà tôi và mẹ chúng đã suy nghĩ, toan tính từ lâu. Chúng tôi bàn với nhau về hậu quả có thể có của chuyến đi. Những giọt nước mắt bắt đầu ứa ra, giọng nói của vợ tôi ngắt quẵng, nghẹn ngào. Tôi hỏi thằng út: " Con bằng lòng đi với ba không?". Nó gật đầu cả quyết, nét ngây thơ biến hẳn, đưa tay gạt nhanh giọt nước mắt đang đọng. Tôi nói tiếp: " Trên đường đi nếu ba chết, con phải tiếp tục đi với mấy người cùng nhóm của mình. Nếu con chết, ba sẽ cùng chết với con ". Đó là lời cuối của một cuộc họp mặt gia đình hiếm có, bi thảm như một lời trăn trối.


 Chúng tôi chỉ có ba đứa con, 2 gái, 1 trai. Giây phút đó, đứa con gái lớn và chồng của nó đang ngồi gục đầu trên bàn, đứa con gái kế vòng tay trước ngực, ngước mặt lên trần nhà, bất động. Trời Sài Gòn nóng bức. Tôi nghe buốt cả lòng. Tôi bước ra hiên trong khi vợ tôi đang ôm thằng út. Tang thương đến thế là cùng. Trên cao hãy còn đôi vì sao sáng. Thuyền chưa tách bến mà những gian truân nội tại đã bắt đầu. Một chuyến tuần, chuyến đi xa thật sự xảy ra. Tổ chức có xe đưa đón từ tụ điểm. Phải đi tới, đi lui nhiều lần mới thoát. Lần nào vợ con tôi cũng đưa chúng tôi đến nơi lúc trời chưa sáng, đứng núp ở đâu đó mà khóc thầm.

Trong số người đưa tiễn đứng bất động trên đường nhìn chiếc xe lăn bánh có một người cha tuổi trung niên tiễn hai đứa con ở tuổi vị thành niên. Lần nào ông cũng cỡi xe vespa chạy theo xe quá Phú Lâm, đến khi xe khuất dạng mới ngừng lại ngơ ngác đứng nhìn. Ôi hành trình biển đông! Đây mới chỉ là những bước đi trên bộ mà sao đã đẫm đầy nước mắt. Rồi đến một hôm, từ 8 giờ sáng xe đưa chúng tôi đi suôn sẻ, qua bắc, qua phà, vượt những dặm dài trên quê mẹ. Ở mỗi chặng dừng chân, số người đi "hôi" cũng không ít. Trời tối dần, trăng lên thật sáng. Xe lướt qua những cánh đồng mênh mang, vắng lặng. Đây là những lúc kẻ đi "hôi" bị đạp xuống đường. Xe băng băng để lại đằng sau tiếng la hét, chửi rủa nhỏ dần. Đồng ruộng miền nam cò bay thẳng cánh. Nghĩ đến quê hương bỏ lại, nghĩ đến vợ con, tôi ôm chặt thằng út vào lòng, thương quá đi thôi! Xe bỗng nhiên dừng lại giữa đồng cạnh một xe tải bít bùng.

Cánh cửa nhỏ ngụy trang bên hông xa tải mở ra, họ đẩy chúng tôi chui vào như bầy gia súc vào chuồng. Cửa đóng lại, xe chạy đi. Trong xe tối đen như mực. Sàn xe và đám người lổn ngổn như bầy thú. Xe tải lớn chạy trên đường ruộng hẹp, lồi lõm, hất chúng tôi lên xuống như những quả banh. Những đứa trẻ mới đáng thương làm sao! Xe chạy đến quá khuya, họ đưa chúng tôi xuống một cái ghe chài khá lớn. Từ bờ sống bò xuống ghe y như đang đột kích vào đất địch. Ngồi trong ghe tối như bưng. Biết là trong ghe đang có đông người nhưng nhìn không rõ mặt. Mệt quá chúng tôi thiếp đi. Sáng ra nhìn quanh trong ghe, số người đi quá đông, già trẻ ước chừng trên 300 người như là đi "bán chính thức"! Sau này biết ra là họ mua bãi, mua bến. Chúng tôi là đợt chót được tiếp nhận. Đây là bến nước Cần Thơ, ghe sẽ đi trên sông này đưa chúng tôi xuống Cà Mau để lên tầu ra biển. Ghe đi chầm chậm trên sông.

Nắng nung lửa trên đầu. Ghe thường chui qua các cây vắt ngang, sợ lộ, họ dùng bạt che kín chúng tôi lại. Một số đông bị ngộp thở, nhất là trẻ nít. May là một ngày trên sông rồi cũng qua nhanh. Chiều lại trời mát, mọi người có vẻ hồi sinh. Họ cho ăn trưa và tối. Khẩu phần là tô cơm với chút mắm dưa. Tôi và anh Th tình nguyện chia phần ăn đến mọi người. Được biết anh Th trước đây du học Mỹ, có bằng BS. Anh vượt biên với vợ và đứa con trai độc nhất 9 tuổi.

 Cùng đi với người chị và ba con nhỏ, với hai cháu gọi chị bằng cô, ở tuổi vị thành niên, con của người đàn ông cỡi vespa nói ở trên. Ngoài số thuyền nhân trên 300 người, trong ghe còn có vài ba người mặc sắc phục công an, bộ đội, có võ trang, đi qua đi lại nhằm gây cảm giác sợ hãi để dễ bề uy hiếp. Tôi linh cảm có cái gì không ổn trong tổ chức. Đưa người vượt biên lúc đó là một thực tế đầy bẫy rập. Họ chỉ cần thu đủ vàng rồi đẩy con thuyền ra biển, sống chết mặc bay. Tôi và nhiều người đã nhận ra điều đó nhưng trễ rồi, đành phó mặc cho số mạng, cầu xin một may mắn tình cờ. Mặt trời đang xuống thấp. Ghe đi trong hoàng hôn đổ ra cửa biển. Hai bên bờ sông lúc ấy vắng lặng.

 Những tấm bạt được cuộn lại. Bầu trời thật sâu với cả một vòm sao. Trăng sáng nhàn nhạt. Giờ ra khơi sắp điểm. Tôi nắm chặt tay con tôi trong một tâm trang lo âu, trí óc chai cứng. Th và tôi nhìn nhau thầm khuyến khích và chúc lành. Khoảng hai giờ sáng ghe ngừng, cặp vào một ghe khác nhỏ hơn. Họ nói đó là tàu đi biển. Tên chỉ huy lên cò súng, ra lệnh tất cả bỏ hành lý tại chỗ kể cả giày dép đang mang, xếp hàng một, lần lượt sang tàu. Tàu dài khoảng 14 m, rộng 4 m. Họ ghép thêm một căn gác lửng để chứa cho được nhiều người. Họ bắt chúng tôi ngồi xổm sát vào nhau. Một lớp trên gác, môt lớp trên sàn tàu, họ đẩy 300 người chúng tôi ra biển trên con tàu mong manh đó, không lương khô, không nước uống.

Trên tàu có một số thanh niên đi theo phân làm ba tốp, chia nhau án ngữ lối ra mũi tàu, lối ra buống lái và vuông cửa thoát hơi trên mui tầu. Tất cả chúng tôi thật sự đã bị nhốt kín trong khoang tàu. Nhìn ra bên ngoài, chiếc ghe chài hơn gấp bốn lần chiếc ghe vượt biên, đèn điện sáng choang, đang quay mũi vào bờ. Thuyền chúng tôi nổ máy ra khơi, bắt đầu chuyến hải hành mà biên giới sanh tử mong manh như tơ tóc. Đất mũi lùi xa dần, những gì thân thiết nhất đã bỏ lại sau lưng. Tàu đi với tốc độ hai mươi dặm một giờ.

Cửa biển rộng thênh thang, trời nước mênh mông, tiếng máy tàu nổ nghe nhỏ mà vang thật xa. Cả tầu im lặng như nín thở. Tôi chợt bắt gặp cái cảm giác trong một đêm khuya khoắt của năm năm về trước khi tôi cùng cả ngàn sĩ quan bạn ngồi trên những chiếc Molotova bít bùng, có bộ đội ghìm súng canh chừng, rời trường Nguyễn Bá Tòng (nơi tập trung) lên Trảng Lớn để cải tạo!

Tiếng máy nổ trên biển, trong rừng, đồng vọng trong đêm nghe thật giống nhau, rờn rợn như đi vào cõi chết. Tàu đi vài giờ thì mắc cạn. Trai tráng nhảy xuống đẩy rồi đi tiếp. Bỗng: "Rầm!! một tiếng! Căn gác lửng chứa cả trăm người sập xuống làm bị thương một số và đè chết hai em bé. Máu đã chảy. Nhiều tiếng la thất thanh. Khủng khiếp quá! Tai nạn, chết chóc, sự thật đã đổ ập lên đầu chúng tôi rồi. Hoàn cảnh bắt mọi người phải xử trí nhanh.

Không dừng lại để than khóc. phải vượt sóng dành sự sống. Những tấm ván từ căn gác đó được dựng vào hai bên hông tàu thành hình chữ V như hai sườn nùi. Giải quyết được chỗ ngồi cho một số người nhưng lại gây ngộp thở cho một số người ngồi bên dưới sàn tàu. Số phận chúng tôi bị kẻ cướp an bài. Phải ngồi yên tại chỗ. Nếu xê dịch tạo hỗn loạn tàu sẽ chìm xuống biển sâu. Nỗi hốt hoảng lắng xuống. Con tàu dập dềnh đi, với tốc độ lười biếng. mỏi mệt, ngược với sự nôn nóng của mọi người. " Đi thế này thì bao giờ mới tới hải phận quốc tế?" Người ta nhìn nhau chán nản. Đã gần trưa rồi, từ khi đi chưa có chút gì lọt lòng. Nhiều người khát nước lả ra. Bỗng đàng xa có tàu đi tới. Tưởng là tàu ngoại quốc, nhiều người vẫy tay kêu cứu. Tàu lạ phăng phăng chạy về hướng chúng tôi.

Hy vọng được cứu tắt ngấm khi một loạt đại liên nổ giòn thị uy, đảo một vóng quanh tàu chúng tôi rồi quăng dây kéo giữ lại. Mọi người kêu trời sửng sốt. Đó là tàu tuần duyên của Việt Cộng. Tháp buồng lái được sơn lá cờ đỏ sao vàng thật lớn. Đỉnh tháp đặt một khẩu đại liên. Có khoảng bảy, tám quân nhân sắc phục võ trang. Dưới vành nón cối, vẻ mặt họ lạnh lùng. Một vài người nhanh trí liền nhảy qua tàu họ thương lượng. trong lúc đó mọi giấy tờ chúng tôi mang theo đều vo tròn ném xuống biển. Cái thử tục "đầu tiên" đã được đặt ra. Hai cái nón bật ngửa được chuyền tay nhau. Vàng bạc, đô la góp vào rồi đem nạp. Chưa đủ! Một vòng góp thứ hai được mang sang. Hai người đại diện đã quay về. Tất cả chúng tôi hồi hộp đợi.

Thình lình con tàu đỏ nổ máy chạy xa bỏ chúng tôi lại trong nỗi vui mừng vừa trải qua cơn ác mộng. Niềm hy vọng lúc ra đi vẫn còn. Tàu lại tiếp tục nhảy sóng. Tôi thở phào, siết chặt con tôi vào lòng, mừng thấy con còn khoẻ. Mặt trời xuống sâu ở chân trời. Đêm đến thật nhanh. Hoàng hôn trên biển buồn nát ruột. Ngọn đèn điện treo giữa khoang tàu tỏa ánh sáng vàng vọt. Con người trở thành những bóng đen chập chờn. Tôi nghĩ đến hình ảnh con tàu ma đang đi trên vùng biển chết. Hy vọng sống sót thật mong manh. Đói khát, ngộ, lả,lo sợ, hoảng hốt, tinh thần suy sụp, đã có người mất trí, điên loạn. Những lời nói vô nghĩa thốt ra.

Các bà níu nhau đòi nợ, đòi góp hụi, đòi chồng, đòi con. Người ta dẫm lên nhau. Có người cố lách hàng rào người để ra khỏi khoang thuyền nhưng bị đạp trở lại. Khoang tàu bấy giờ là một địa ngục. Dưới sâu của sàn tàu chắc có người chết ngộp hoặc đè lên nhau mà chết. Có những thanh niên lực lưỡng lách mình ra ngoài rồi nhảy xuống biển tự nhiên như đi tắm. Chua sót bi thảm quá! Họ đánh mất sinh mạng trong cơn mê sảng. 22 năm trôi qua tôi nhớ lại mà ngập ngùi muốn khóc. Con trai tôi cũng bị khủng hoảng tinh thần, nó vùng đứng lên vung tay nói thao thao bất tuyệt. Tôi hoảng hốt điếng người, ôm lấy con rồi van xin những thanh niên cho tôi đem con ra ngoài năm phút cho nó tỉnh. Họ cho, tôi kéo con tôi ra, một chân ôm cột neo thuyền, tay và chân kia cuốn chặt lấy con tôi, sợ nó nhảy xuống biển.

Chiếc lon guigoz ở đâu lăn tới, tôi chộp lấy múc nước biển tưới lên người. Tôi nói cho con tôi nghe về mẹ và các chị nó ở nhà " đang cầu nguyện cho con và ba. Gắng lên nghe con!" Từ đó đến sáng, tôi không biết gì về cảnh điên loạn trong khoang tàu. Mặt trời đã lên, bình minh trên biển rạng rỡ và êm ả. Những thanh niên không còn áng ngữ khoang tàu. Họ khiêng các xác chết thả nhẹ xuống biển. Trong lúc đó có một thanh niên tên D từ khoang tàu bước ra, mỉm cười, vươn vai rồi nhảy tòm xuống biển. Hoảng quá, chúng tôi chỉ kịp ném theo cho D mấy cái can nhựa. Sát chỗ tôi ngồi có 5 xác chết, không biết họ đưa ra từ lúc nào.

Ươc lượng số người chết đã gần 40 người! Một số nữa đang còn thoi thóp. Tàu đi không gặp hải tặc, thời tiết tốt, chỉ vì điều kiện sống trên tàu quá tồi tệ, chở quá đông, chỉ một ngày trên biển mà số người chết nhiều đền như vậy. Tàu bắt đầu rộng và thoáng. Hải phận quốc tế có nhiều tàu đi lại. Chúng tôi vẫy gọi mà chẳng ai buồn nghe. Lúc hai giờ chiều có chiếc máy bay từ đâu bay lượn nhiều vòng trên không rối bay đi. Có nhiều hy vọng được cứu. Vài giờ sau, từ xa trực chỉ một con tàu đánh cá Thái Lan, tiến sát vào tàu chúng tôi quăng dây kéo.

Phong cách họ rất hải tặc: đóng khố, mình trần, tay cầm búa, nhưng họ có vẻ thân thiện, đến cứu hơn là đến cướp! Trong lúc đó, anh chàng D cũng được một tàu khác vớt ở đâu đó, được một sà lan chở đến nhập bọn. Thật là một chuyện lạ! Tàu chúng tôi ép sát tàu đánh cá Thái, mọi người nhảy sang tìm thức ăn, nước uống, nói cười rôm rả, tàu đùa sóng rào rạt, nước biển và khói sóng sánh lên dưới ánh đèn, toàn cảnh linh hoạt lạ thường. Vừa chập choạng tối thì tàu chúng tôi được kéo đến một chiến hạm Mỹ đèn giăng sáng choang, thủy thủ đứng trên tàu nhìn xuống rất đông. " Sống rồi! Được cứu rồi!", mọi người hét lên mừng rỡ (sau này tôi được biết là phi cơ sau khi phát hiện tàu chúng tôi, họ đã điện về tòa đại sứ Mỹ ở Bangkok.

Nơi đây thuê tàu đánh cá Thái Lan đi kéo, cùng lúc điện cho tuần dương hạm đón chúng tôi ) Một chiếc thang sắt được thả xuống, hai thuỷ thủ Mỹ đứng ở cuối thang, dìu chúng tôi từng người lên chiến hạm. Họ đưa chúng tôi xuống sàn tàu bên dưới, trút bỏ quần áo, chỉ giữ lại tiền của, nữ trang. Tất cả được tắm rửa và nhận mỗi người một cái mền rồi lên bong tàu tập hợp. Tuần Dương Hạm US ROBINSON 12 quá lớn. 262 người chúng tôi chiếm một diện tích lớn đủ rộng để nằm. Mỗi người được phát một phần ăn như đang picnic! Thoát chết, trước mặt là cuộc sống tự do, cái mà chúng tôi vừa đổi mạng sống để có được. Làm sao mà tả hết được nỗi vui trong lòng. Bộ chỉ huy cần vài người lên may giúp áo quần cho hai em bé vì người trong gia đình cháu đã chết hết. Thì ra đó là hai cháu nhỏ nhất trong nhóm 9 người của anh Th...tôi hết sức bàng hoàng, chợt nghĩ đến người đàn ông chạy xe vespa, làm sao ông sống được khi biết tin buồn này.

Nghe nói ngay đêm tàu chúng tôi được vớt, đài VOA đã loan tin, và mãi tháng sau gia đình bên nhà mới biết ai còn, ai mất...Gần 40 người đã nằm lại dưới biển sâu, 262 người đã được cứu. Họ đang ở trên boong tàu, súng sính trong những bộ quần áo quá cỡ của thủy thủ trên tàu cho mặc tạm, trông thật ngộ nghĩnh. Về khuya, tất cả nằm la liệt. Tôi cũng thiếp đi. Khi tỉnh dậy nhìn quanh chỗ chúng tôi nằm là những sĩ quan thủy thủ. Họ đang ngồi canh thức, nhìn chúng tôi vẻ mặt đăm chiêu, xót thương, pha lẫn chút ngạc nhiên. Họ sợ chúng tôi mê sảng rồi nhảy xuống biển. Có tiếng la ú ớ, có kẻ đạp tung mền...là có anh hải quân chạy đến vực dậy, cho uống nước rồi kéo chăn đắp lại. Cảnh tượng đó không có gì để kể cho dài, đơn sơ mà đầy ắp tình người, xúc động làm rơi nước mắt. Sáng hôm sau, vị thuyền trưởng cho biết là tất cả sẽ được gởi ở trại tị nạn Leamsing, Thái Lan 40 ngày, Ở Trại Galang, Indonesia 3 tháng, rồi đi định cư ở Mỹ.

Vì tàu đang thực tập hành quân. Chúng tôi được ở trên tàu 4 ngày, sống thật thoải mái. Ngoại trừ đêm thứ hai sau đêm được vớt, cả tầu làm lễ thủy táng cho ba phụ nữ bị thương quá nặng không cứu được. Mọi người trên tàu đứng nghiêm, tiễn ba thuyền nhân đi vào lòng biển lạnh trong tiếng kèn buồn não ruột. Từ đó, 262 người chúng tôi trở thành cái tên gọi "Boat 262 P" của con tàu bất hạnh. Cái tên mãi mãi nằm sâu trong ký ức tôi. Chập chờn những nét mặt u buồn lãng đãng như sương khói. Chiều ngày thứ tư, chúng tôi bùi ngùi từ giã con tàu cứu mạng, từ biệt những tấm lòng vàng. Đi chân đất đặt chân trên đất liền, chúng tôi bắt đầu cuộc sống người tị nạn thất quốc, ở trong các trại tị nạn theo đúng lịch trình đã qui định. Đời sống ở các trại tị nạn hối đó thật bình thường, được Cao Ủy Tị Nạn nuôi ăn, ngày hai buổi lo học Anh Văn, làm vệ sinh trại giữ gìn sức khoẻ.

Ngày 27-4-1981, tất cả được định cư ở nhiều nước. Bố con tôi và một số nữa được định cư ở Mỹ. Giờ đây sau gần 22 năm ngồi ghi lại chuyến hàng hải tang tóc, tôi nhớ đến những người bạn đồng thuyền năm nào vừa mới quen đã mất. Ôi! sinh mạng con người sao mà tiêu tan dễ dàng quá. Tôi nghĩ đến gần nửa triệu đồng bào vượt biên đã chết bằng đủ cách, đủ nghiệp. Chết phơi xác trong rừng sâu, chết âm thầm trên đảo vắng. Chết khô, chết rữa. Chết đói, chết khát. Chết vì điên, chết vì bọn tham vàng đẩy người ra biển. Chết vì bị bắn để phi tang, chết ngay trên cửa biển, trong lòng sông của đất nước mình.Và còn biết bao nhiêu cô gái đang bị bọn hải tặc nhốt trên hoang đảo, hoặc đang bị bọn buôn người đầy ải. Thương quá! Đau đớn quá! Buồn nát ruột! Trên đường vượt biên, quả không có cái chết nào yên lành dành cho họ. Tôi lại nghĩ đến thân nhân của họ đang ở quê nhà. Người ra đi nếu rủi ro chết thì cũng đã xong, nhưng thân nhân của họ ở nhà đang nửa điên nửa tỉnh. Họ là cha, mẹ ông, bà. là chồng, là vợ, là anh, là chị, là con của những người đã oan thác. Họ là những người đàn ông cỡi xe vespa tiễn con đi mà đứt từng đoạn ruột.

Họ là hai cháu bé 5 và 6 tuổi còn sống sót trong nhóm 9 người của anh Th...hai cháu đã mất mẹ, mất em, mồ côi ngay trên biển, phải ở lại trên tàu Mỹ kiếm người bảo trợ. Hai cháu đã bơ vơ, lạc loài trong nỗi mất mát tận cùng. Ở bên nhà, có ai đó thường ra đứng bên bờ Thái Bình Dương dõi mắt ra khơi... Bút mực nào tả cho hết niềm đau dằng dặc đó. Cái giá của tự do thật sự đã quí hơn sinh mạng. Trang thảm sử của người vượt biên đã đóng lại nhưng ánh sáng của tự do luôn lấp lánh hào quang. Những ai đã từng là THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN xin hãy làm người giữ lửa. Tâm Hồng °Tên: Ngô Văn Ba °Bút hiệu: Tâm Hồng °Sinh năm: 1932 °1958-1963: Dạy học °1963- 1968: Nhập ngũ khóa 6 Thủ Đức, sĩ quan QL/VNCH °1968-1975: Biệt phái dạy học lại. °1975-1978: Tù cải tạo. °1981 đến nay: Định cư ở Mỹ, nghỉ hưu năm 2002.

TƯỞNG NĂNG TIẾN * MỘT BINH ĐOÀN THẤT TRẬN

  
 MỘT BINH ĐOÀN THẤT TRẬN
 TƯỞNG NĂNG TIẾN


blank 
Tìm cách chống lại ước vọng thay đổi dân chủ trong ôn hòa của hàng chục triệu tài khoản mạng xã hội, đảng CSVN không khác người mù đang chiến đấu với chính mình.
FB Phạm Nhật Bình

Từ Lâm Đồng, một ông bạn cũ lọ mọ gửi qua bưu điện cho mấy cân cà phê (cùng) với lời nhắn: “cây nhà lá vườn đấy nhá.” Đúng là của một đồng, công một nén.
Tôi quen thói chỉ uống Starbucks nên chả cảm thấy hào hứng gì cho lắm khi mở hộp quà, từ tận “quê nhà xa lắc xa lơ đó.” Điều “an ủi” là đáy hộp được lót bằng mấy tờ giấy báo, báo Quân Đội Nhân Dân.
Tờ này tôi đã thấy nhiều lần và cũng đã được nghe đọc rất nhiều đêm, khi còn trong trại cải tạo. Tha hương ngộ cố tri nên không thể không liếc xem diện mạo của “cố nhân” chút xíu.
Số báo tôi đang cầm tay phát hành ngày 27 tháng 7 năm 2017, có bài cảnh cáo về “bệnh lười học nghị quyết” của tác giả Nguyễn Hồng Hải:
Lười học nghị quyết của Đảng là một biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Lười học nghị quyết dẫn tới tình trạng cán bộ, đảng viên không cập nhật được thông tin mới, rơi vào thấp kém lý luận và từ đó dẫn tới tự diễn biến, tự chuyển hóa chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn.
               
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần cảnh báo sự nguy hiểm khôn lường của hiện tượng nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trịtrong đội ngũ cán bộ, đảng viên mà lười học nghị quyết của Đảng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng trên.

Sau gần cả thế kỷ Đảng cố hết sức để “đưa nghị quyết vào cuộc sống” nhưng “nó” định không “vô” khiến toàn thể lực lượng cán bộ, và chiến sĩ ta đều đâm ra chán ngán thì cũng đâu có gì lạ?

Điều lạ lùng đáng nói là giữa cảnh chợ chiều, tiêu điều, sơ xác (nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị) đến thế mà chả hiểu ông Thượng Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam –  lại tìm đâu được cả mộtlực lượng hơn 10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao ... chuyên trách làm nhiệm vụ tác chiến không gian mạng” ?

blank

Lực lượng này còn được gọi là Binh Đoàn 47 do lấy tên theo chỉ thị số 47 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Tuy mới công khai ra mắt nhưng đơn vị này đã nhận được không ít những lời mỉa mai và chê trách:
-       Phạm Chí Dũng: “Vai trò chính của cái được gọi là tác chiến không gian mạng không phải là chống khủng bố hay chống những gì từ ngoài xâm nhập vào, mà là chống ngay từ bên trong
chống ngay cái mà thế giới gọi là Nhân quyền. Điều này này phản với đạo lý của dân tộc.”
                 
-       Bùi Tín: “Không có gì liều và dại bằng tuyên chiến với toàn dân đang thức tỉnh đòi dân chủ, nhân quyền một cách kiên trì và quyết liệt.”
      Nguyễn Chí Tuyến : “Với tư cách là 1 người dân tôi tự hỏi tại sao lực lượng quân đội lại làm 1 việc như vậy? Vì đó không phải là nhiệm vụ của 1 người lính.”

-       Phạm Nguyên Trường: “47 là tứ thất (thất sách, thất đức, thất nhân tâm) và bốn mất (mất tiền, mất lòng dân, mất niềm tin, mất tất).
Có lẽ nỗi lo “mất tất” xem chừng hơi lớn nên ông Bùi Văn Nam, Thứ Trưởng Bộ Công An, lại vừa vội vã cho hay: “Công an Việt Nam đã thành lập Cục An ninh Mạng hay còn gọi là Cục A68 với mục tiêu
được cho biết nhằm bảo vệ an ninh mạng và đấu tranh chống lại các thế lực chống lại Đảng và Nhà nước.”
Thế là trang Tiếng Dân bèn qui kết:
“Tựu trung, các lãnh đạo, tướng tá sẵn sàng dùng tiền thuế của dân để trả lương cho các ‘định hướng viên’, nhằm ngăn chặn sự truyền bá những tư tưởng dân chủ vì quyền lợi người dân.”
Nhà nước “dùng tiền thuế của dân” là chuyện đã đành (và tất nhiên)  rồi nhưng liệu mấy chục ngàn “định hướng viên” có thể “ngăn chặn” được “sự truyền bá những tư tưởng dân chủ” hay không? Tui e rằng không vì lực lượng này quá mỏng, khả năng lại vô cùng thấp kém, và sinh bất phùng thời.
Mấy ông cộng sản Việt Nam hay khoe khoang về tính toàn diện của cuộc “chiến tranh nhân dân.” Nay thì chính họ đang là ... nạn nhân của nó. Vài chục ngàn dư luận viên thì có nhằm nhò (mẹ) gì với mấy chục triệu người có tài khoản mạng xã hội ở đất nước này!
!

blank

Đó là chỉ xét về “lượng” còn về “chất” (hay nói chính xác hơn là bản chất) thì mới bội phần thê thảm:
-       Đoàn Bảo Châu: “Tôi tự hỏi lực lượng này có khác gì với đội ngũ dư luận viên (DLV) lương tháng 3 triệu mà sứ mệnh cao cả nhất của họ là chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn, thiếu não và có thể nói là ngu một cách ‘kiên định’ và ‘bền vững’ trong thời gian qua không?”
                        
-       Huỳnh Ngọc Chênh: “Tôi chưa hề thấy có bài viết nào của từ 100 ngàn cái gọi là chiến sĩ tuyên truyền đó phản biện lại các bài viết của tôi một cách đàng hoàng. Thay vào đó, từ gần 10 năm qua tôi thấy xuất hiện trên mạng hàng trăm bài viết bậy bạ bôi nhọ, vu khống, hăm dọa, chửi bới tục tĩu cá nhân tôi đủ điều, những bài viết mà bất cứ người bình thường nào đọc vào cũng phải phát ói vì độ tục tỉu trơ trẽn của nó.”

-       Trương Huy San: “Lâu nay, cứ đọc những tin nhắn tục tĩu, những cmts khiên cưỡng, ngờ nghệch mà không biết ở đâu ra.”
Thì còn “ở đâu” nữa (cha nội) nếu không phải là từ những thành phần rác rưởi, bẩn thỉu, và đáng tởm nhất của xã hội Việt Nam. Đã yếu kém mà lại còn thất thời nữa. Thời gian, thời đại, thời thế đều không đứng về phía cái đám cặn bã, vô lại (và vô học này) như hồi đầu thế kỷ trước nữa. Binh Đoàn 47 chưa lâm trận nhưng kể như đã thất trận rồi.
Thế thì “đẻ”ra nó làm chi?
Về câu hỏi này thì tôi xin được nhường lời cho FB Vũ Thạch:
“Câu trả lời thỏa đáng duy nhất chỉ có thể là vì quân đội muốn có thêm ngân sách. Thật vậy, chi phí xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, và tiền lương cho cả một sư đoàn 10.000 ‘bộ đội mạng’ là khối tiền khổng lồ và kéo dài nhiều năm.  Thêm vào đó, ai sẽ thu tiền ‘tuyển lựa’ cho 10,000 ghế mới tinh, rất an toàn trong phòng lạnh, từ những gia đình có con mới đi nghĩa vụ quân sự? Rõ ràng cứ địa Mạng đã được quân đội trinh
!

blank

Đó là chỉ xét về “lượng” còn về “chất” (hay nói chính xác hơn là bản chất) thì mới bội phần thê thảm:
-       Đoàn Bảo Châu: “Tôi tự hỏi lực lượng này có khác gì với đội ngũ dư luận viên (DLV) lương tháng 3 triệu mà sứ mệnh cao cả nhất của họ là chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn, thiếu não và có thể nói là ngu một cách ‘kiên định’ và ‘bền vững’ trong thời gian qua không?”
                        
-       Huỳnh Ngọc Chênh: “Tôi chưa hề thấy có bài viết nào của từ 100 ngàn cái gọi là chiến sĩ tuyên truyền đó phản biện lại các bài viết của tôi một cách đàng hoàng. Thay vào đó, từ gần 10 năm qua tôi thấy xuất hiện trên mạng hàng trăm bài viết bậy bạ bôi nhọ, vu khống, hăm dọa, chửi bới tục tĩu cá nhân tôi đủ điều, những bài viết mà bất cứ người bình thường nào đọc vào cũng phải phát ói vì độ tục tỉu trơ trẽn của nó.”

-       Trương Huy San: “Lâu nay, cứ đọc những tin nhắn tục tĩu, những cmts khiên cưỡng, ngờ nghệch mà không biết ở đâu ra.”
Thì còn “ở đâu” nữa (cha nội) nếu không phải là từ những thành phần rác rưởi, bẩn thỉu, và đáng tởm nhất của xã hội Việt Nam. Đã yếu kém mà lại còn thất thời nữa. Thời gian, thời đại, thời thế đều không đứng về phía cái đám cặn bã, vô lại (và vô học này) như hồi đầu thế kỷ trước nữa. Binh Đoàn 47 chưa lâm trận nhưng kể như đã thất trận rồi.
Thế thì “đẻ”ra nó làm chi?
Về câu hỏi này thì tôi xin được nhường lời cho FB Vũ Thạch:
“Câu trả lời thỏa đáng duy nhất chỉ có thể là vì quân đội muốn có thêm ngân sách. Thật vậy, chi phí xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, và tiền lương cho cả một sư đoàn 10.000 ‘bộ đội mạng’ là khối tiền khổng lồ và kéo dài nhiều năm.  Thêm vào đó, ai sẽ thu tiền ‘tuyển lựa’ cho 10,000 ghế mới tinh, rất an toàn trong phòng lạnh, từ những gia đình có con mới đi nghĩa vụ quân sự? Rõ ràng cứ địa Mạng đã được quân đội trinh sát và phát hiện. Đây là một chiến trường béo bở!”

CÔNG NHÂN ĐÒI LƯƠNG TẾT

Hàng ngàn công nhân tập trung đòi lương tết

RFA
2018-02-09
Hình minh họa không liên quan đến bài. Công nhân nhà máy giầy Ladoda đang làm việc trên dây chuyền sản xuất ở tỉnh Hưng Yên hôm 17/10/2008
Hình minh họa không liên quan đến bài. Công nhân nhà máy giầy Ladoda đang làm việc trên dây chuyền sản xuất ở tỉnh Hưng Yên hôm 17/10/2008
AFP
Gần 1 ngàn công nhân Công ty KL Texwell Vina tại Khu Công nghiệp Bùi Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vào sáng ngày 9 tháng 2 tập trung trước cổng công ty để đòi lương và các khoản phúc lợi khác vì công ty đóng cửa không cho công nhân vào bên trong.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết ngoài lực lượng bảo vệ công ty còn có công an địa phương đến tại công ty với lý do giữ trật tự.
Phía công nhân cho báo giới biết trong thời gian gần đây công ty chậm trả lương và các khoản phúc lợi khác cho họ. Đối với một số nữ công nhân từ giữa năm ngoái đến nay chế độ thai sản cũng không được chi trả theo qui định.
Theo nhiều công nhân chỉ còn một tuần nữa là đến Tết âm lịch Mậu Tuất; nhiều công nhân ở xa cần lương và các khoản phúc lợi khác để trang trải mọi chi phí và về quê ăn tết cùng gia đình; thế nhưng việc công ty chưa chi trả khiến họ không biết xoay xở làm sao.
Công ty KL Texwell Vina là doanh nghiệp có vốn 100% Hàn Quốc, chuyên sản xuất các mặt hàng thời trang xuất khẩu đi Châu Âu, Châu Mỹ…

MAI VĂN PHẠM * THẢM SÁT MẬU THÂN 1968, TỘI ÁC CHỐNG LOÀI NGƯỜI

THẢM SÁT MẬU THÂN 1968, TỘI ÁC CHỐNG LOÀI NGƯỜI
 MAI VĂN PHẠM 

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đề nghị giải pháp cho bài toán chính trị Việt Nam : phải có một lực lượng chính trị làm đối trọng với Đảng cộng sản. Lực lượng này chia sẽ đường lối và giải pháp chung cho cuộc cách mạng dân chủ, sẽ đóng vai trò vận động quần chúng tham gia vào phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc, tạo áp lực buộc Đảng cộng sản phải thực hiện hòa giải dân tộc và bầu cử tự do. Và cuộc bầu cử tự do, dưới sự giám sát chặt chẽ và công bằng của cộng đồng quốc tế, sẽ là tiền đề để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên.



Kết quả một vụ thảm sát dưới tay cộng sản Việt Nam tại khe Đá Mài phía nam Huế, tháng 2, 1968 Tết Mậu Thân. 428 nạn nhân đa số người Thiên chúa giáo, gồm tu sĩ công chức, bác sĩ, giáo sư và những chuyên viên ngành nghề khác. Nạn nhân bị bắt giữ ở nhà thờ Phú Cam Huế trước khi bị dẫn ra khỏi thành phố vào đầu tháng 2 năm 1968 và bị bắn chết dọc theo bờ lạch. Theo thông tin của cán binh địch đào ngũ Sư đoàn Bộ binh 101 (di động không kỵ) tìm thấy xác nạn nhân ngày 19 tháng 9, năm 1969. Nguồn : Nguyen, Huu Hien, 23 February 1969.


Là một người trẻ "được" nhận nền giáo dục tuyên truyền của chế độ cộng sản suốt 12 năm, tôi đã không được biết sự thật đẫm máu và quá đỗi đau thương đằng sau cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968 của cộng sản Bắc Việt, cho đến khi Internet phổ biến. Đọc những tài liệu nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài về cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968, khiến tôi không thể kiềm nén được cảm xúc đau nhói và tức giận trước bản chất máu lạnh và khát máu của Việt Cộng, là những người Việt Nam, có cùng máu đỏ da vàng giống như tôi.
Đúng 50 năm về trước, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đồng ý ngừng bắn 36 giờ để toàn dân được đón Tết theo truyền thống dân tộc. Khốn nạn thay, cộng sản Bắc Việt đã phản bội bản ký kết với Việt Nam Cộng Hòa, dưới danh nghĩa Mặt trận Giải phóng miền Nam, đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố và hàng trăm thị xã miền Nam.

Theo nhiều nguồn tin thì sau khi cuộc tổng tiến công Huế kết thúc vào ngày 24 tháng 2 năm 1968, thì có khoảng 3.500 thường dân bị mất tích. Một số đã chết trong cuộc chiến và bị chôn vùi trong những đống đổ nát. Khi người dân Huế và quân đội Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu dọn dẹp, thì họ đã bắt gặp một loạt các khu mộ chôn tập thể. Khoảng 150 xác chết đã được khai quật từ ngôi mộ đầu tiên, nhiều xác người cột chặt với nhau bằng dây thép và dây tre. Một số đã bị bắn chết, còn những người khác bị chôn sống.

Tác giả Buckley trong cuốn Fodor’s Exploring Vietnam đã nhận định rằng cuộc thảm sát 1968 ở Huế nhắm mục tiêu đến bất cứ ai có tình cảm dành cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm các nhân viên cứu trợ nước ngoài, thương nhân, nhà sư Phật giáo, linh mục Công giáo, trí thức, và một số người nước ngoài có quan hệ với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đều bị Việt Cộng bắn chết, chặt đầu và vùi thây họ trong những hố chôn tập thể.

Robert Shaplen đã viết trong tờ New Yorker vào tháng 3 năm 1968 rằng :
"Không có gì mà tôi thấy trong chiến tranh Triều Tiên hoặc chiến tranh Việt Nam cho đến nay, là khủng khiếp về tàn phávà chết chóc tuyệt vọng, như những gì tôi đã thấy ở Huế. Khoảng 3/4 các ngôi nhà ở Huế bị tàn phá hoàn toàn hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng bởi bom và pháo đạn, trong khi đó những xác người chết chồng lên nhau trong những hố chôn tập thể, đầu của người này chồng lên đầu của người khác".

Tạp chí TIME tường thuật cuộc thảm sát Mậu Thân vào tháng 10, năm 1969 như sau :
"Ban đầu, những người đàn ông không dám bước vào con suối", một trong những người tìm kiếm nhớ lại. "Nhưng vì mặt trời đã bắt đầu lặn nên cuối cùng chúng tôi buộc phải bước vào dòng nước lạnh, trong lúc thầm cầu nguyện mong người chết tha thứ cho chúng tôi". Ở lạch nước, nhóm tìm kiếm đã phát hiện khoảng 250 hộp sọ và hàng đống xương. Một người Mỹ có mặt tại hiện trường cho biết : "Những ổ mắt thủng sâu thẳm và đen, trong khi dòng nước chảy siết qua những bộ xương khô".


Vào ngày thứ năm của cuộc tiến công Mậu Thân, binh lính Cộng sản đã xuất hiện tại nhà thờ Phủ Cam, nơi mà những người dân Huế đang ẩn náu cùng gia đình và bắt họ đi. Những người Việt Cộng nói rằng họ bắt những người đàn ông đi để giáo dục tuyên truyền và sau đó sẽ cho họ về. Nhưng gia đình của những người đó đã không bao giờ nghe hoặc nhìn thấy họ thêm một lần nào nữa. Dưới chân núi Nam Hòa, mười dặm từ nhà thờ Phú Cam, những người bị bắt đi đã bị bắn chết hoặc bị đánh cho đến chết".

Reed Irvine, Chủ tịch của Accuracy in Media (Sự chính xác trong Truyền thông) cho biết :
"Hàng ngàn nạn nhân được chôn cất bí mật trong các ngôi mộ tập thể. Nhưng sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 cho thấy Đảng cộng sản đã thành công trong việc giữ kín cuộc thảm sát Huế như một bí mật. Việc phát hiện ra các khu mộ tập thể đã thu hút được sự chú ý tối thiểu của các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, và cho đến năm 1985 cảnh quay các thi thể được khai quật đã được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình của chúng tôi".

Tổng kết từ nhiều nguồn khác nhau, ước tính rằng chỉ riêng ở Huế, Việt Cộng đã tàn sát ít nhất 5.700 người.Riêng đối với thiệt hại của quân đội cộng sản Bắc Việt, thì ít nhất 45 ngàn người thiệt mạng trong tổng số 84 ngàn quân.
"Hát trên những xác người" Việt Nam

Trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam đớn hèn, câm miệng không tưởng niệm chính những liệt sĩ của chế độ đã thiệt mạng trong những trận chiến với Trung Quốc tại Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988) và chiến tranh biên giới Việt Trung (1979), thì nó lại khốn nạn và đê tiện tổ chức "Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968". Nhà nước cộng sản đang phục vụ dân tộc Việt Nam hay chính quyền Trung Quốc ?

Đảng cộng sản tự bịt mồm, nhắm mắt, đùa cợt trước những oan hồn vẫn chưa được trả công bằng, để hớn hở tổ chức "Lễ kỉ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968". Hành động này còn thua xa loài súc vật bởi vì những loại động vật này còn biết buồn khi đồng loại chết. Câu nói nổi tiếng của người khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản là Karl Max, mô tả đầy đủ sự khốn nạn và độc ác của chóp bu cộng sản Việt Nam : "Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại mà chăm chút bộ lông của mình".

Máu đổ xuống, không phải chỉ của những người miền Nam hiền lành, nhưngcòn của rất nhiều bộ đội miền Bắc, đã nhuộm đỏ đất và nước Việt Nam.Thay vì xét mình để tưởng niệm những tang thương mà cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã gây ra, thì Đảng cộng sản lại điên cuồng, xấc xược khuấy sâu nhát dao vào vết thương chưa khô máu. Sự kiện tắm máu dân tộc Việt Nam quá đau thương như thế này, là một "Bản hùng ca" đáng vui mừng đối với những chóp bu cộng sản hay sao ?

Ít nhất 45 ngàn binh lính của cộng sản Bắc Việt thiệt mạng trong cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968, chứng minh được sự thất bại hoàn toàn của Đảng cộng sản trong chiến dịch bất nhân này. Thay vì hàn gắn vết thương, tổ chức tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng của cả hai miền Nam Bắc, chóp bu cộng sản lại thách thức lương tri của những người yêu Lẽ Phải và Sự Thật, bằng những buổi văn nghệ, hát mừng trên những xác người.

Đúng lý và hợp tình hơn, Đảng cộng sản phải chủ động hòa giải với dân tộc Việt Nam, nghĩa là nhận lỗi về những tang thương đã gây ra, phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại cho tất cả các nạn nhân. Cũng dễ hiểu, bởi Đảng cộng sản luôn rất sợ và chống lại lập trường hòa giải dân tộc vì không có gì thỏa mãn nó bằng một đất nước chia rẽ và hận thù.

Thay lời kết
Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 là một tội ác diệt chủng và cũng là một trong nhiều tội ác mà chế độ cộng sản đã gây ra cho dân tộc Việt Nam.
"Đảng Cộng Sản Việt Nam đã là một đại họa cho dân tộc ta. Nó đã là thủ phạm của cuộc nội chiến kéo dài ba mươi năm làm đất nước tan nát và nhiều triệu người thiệt mạng. Trong cơn mê cuồng áp đặt chủ nghĩa cộng sản nó cũng đã phạm những tội ác kinh khủng, tàn sát có chủ mưu hàng trăm ngàn người yêu nước hoặc vô tội".
 (Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).

Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ ra nhân danh thứ chủ nghĩa cộng sản quái thai và Đảng cộng sản không xứng đáng cũng không đủ tư cách để tiếp tục độc quyền lãnh đạo dân tộc Việt Nam.Sự tồn tại của chế độ cộng sản cho đến nay là một thách đố vô cùng xấc xược đối vơi lương tri và danh dự của những người yêu mến đất Mẹ Việt Nam.Phải nhanh chóng thay thế chế độ độc tài toàn trị bằng dân chủ đa nguyên để hòa giải người Việt Nam với nhau,xóa bỏ hận thù, ngăn cách và chia rẽ.

"Để có dân chủ đa nguyên thực sự, điều chúng ta phải làm trước hết là xóa bỏ những hận thù do một quá khứ đẫm máu để lại và được một chính sách phân biệt đối xử nuôi dưỡng suốt thời gian qua.Hòa giải dân tộc là một bắt buộc của hoàn cảnh lịch sử. Có như thế chúng ta mới có thể chấp nhận nhau, nhận lỗi với nhau và tha lỗi cho nhau, để chung sống với nhau và bắt tay nhau xây dựng một tương lai chung. Còn nếu không đa nguyên cùng lắm chỉ có nghĩa là tạm thời chịu đựng lẫn nhau do một so sánh lực lượng chưa ngã ngũ. Đa nguyên mà không có hòa giải dân tộc như vậy chỉ là đa nguyên bệnh hoạn, chỉ chuẩn bị cho một sự thanh toán lẫn nhau".
(Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).

Quan trọng hơn, phải hòa giải người Việt Nam với đất nước Việt Nam để phục hồi lòng yêu nước. Tổ quốc cần một kết hợp chính trị lương thiện, bao dung, và nhân ái để nối mọi bàn tay và mọi khối óc, cùng nhau xây dựng tương lai tươi sáng cho Việt Nam dựa trên lòng yêu nước.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đề nghị giải pháp cho bài toán chính trị Việt Nam : phải có một lực lượng chính trị làm đối trọng với Đảng cộng sản. Lực lượng này chia sẽ đường lối và giải pháp chung cho cuộc cách mạng dân chủ, sẽ đóng vai trò vận động quần chúng tham gia vào phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc, tạo áp lực buộc Đảng cộng sản phải thực hiện hòa giải dân tộc và bầu cử tự do. Và cuộc bầu cử tự do, dưới sự giám sát chặt chẽ và công bằng của cộng đồng quốc tế, sẽ là tiền đề để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên.

Để có thể xây dựng được đối trọng mạnh với Đảng cộng sản cần phải có sự tham gia và ủng hộ của những trí thức yêu nước, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính và địa lý.
Hãy dũng cảm tham gia cuộc cách mạng dân chủ vì mục tiêu của nó là tự do và hạnh phúc cho cả những người xa lạ và cho chính con cháu của chúng ta. Dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng nhân quyền và hạnh phúc như các dân tộc khác trên thế giới. Con cháu của bạn và tôi xứng đáng được hưởng một nền giáo dục nhân bản và khai phóng cũng như sống trong một môi trường sạch sẽ và lành mạnh.

Muốn được như thế, hãy đừng vô cảm, đừng buông tay, và hãy nhanh chóng quyết định : tham gia Tập Hợp !
Mai V. Phạm
Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
"Đa nguyên – Bất bạo động – Hòa giải & Hòa hợp Dân tộc"
Tham khảo :
http://www.nytimes.com/1987/09/22/opinion/l-hue-massacre-of-1968-goes-beyond-hearsay-466387.html
http://www.history.com/this-day-in-history/mass-graves-discovered-in-hue
http://viewingamerica.shanti.virginia.edu/content/massacre-huehttps://www.vietnam.ttu.edu/exhibits/Tet68/aftermath.php

No comments:

Post a Comment