NHỮNG MẨU CHUYỆN VUI TRONG TÙ CẢI TẠO
NHỮNG MẨU CHUYỆN VUI TRONG TÙ CẢI TẠO
Qua những lần tiếp xúc với những con người
gọi là “cách mạng”, chúng tôi có cái nhìn chung về họ . Ngoài việc liều
mạng đánh nhau trên chiến trường, vì bị nghe lời đảng tuyên truyền bịp
bợm,cách ăn nói của những cán ngố thật giống nhau như khuôn đúc . Phải
nói là ngô nghê một cách thật tội nghiệp, có thói quen lập lại những gì
nghe được qua những buổi học tập chính trị nhạt nhẽo, họ không có một tư
duy mới, hay nói đúng hơn không dám nói khác đi những lời khuôn vàng
thước ngọc mà Đảng đã dạy dỗ, tôi cảm tưởng rằng họ là những con vẹt
biết nói .Theo tôi họ chẳng biết gì nhiều về thế giới bên ngoài,
vì bị Đảng ra lệnh bưng bít tất cả mọi tin tức, biến họ thành những con
cừu non, ngô nghê ngốc nghếch, đúng với ý đồ của cấp lãnh đạo Đảng CS
.Vì thế họ tuyệt đối nghe theo cấp trên một cách máy móc, mà đã là con
người bị người ta lường gạt, không có chủ kiến cho riêng mình, tư tưởng
bị kiềm chế nên họ tuyệt đối trung thành với Đảng một cách mù quáng .
Trái lại những người Chiến sĩ
VNCH, được giáo dục trong một môi trường tự do đầy sáng tạo, nên có một
thái độ ứng phó bén nhậy khi gặp hoàn cảnh khó khăn như khi bị tập trung
vào những trại tù Cải tạo, nên lúc nào cũng lạc quan về cuộc đời .Lúc
còn ở Trại Cà Tót ngày nào cũng thấy cái chết, nên anh em xem rất thường
coi như hôm nay anh chết ngày mai đến tôi . Nhớ lại lúc đưa anh Đặng
Văn Hai ra rừng chôn, nội tìm chỗ để chôn cũng cãi nhau một lúc, cuối
cùng thì cũng chọn được một chỗ có phong cảnh hữu tình để thi hài anh
Hai an giấc. Lúc này anh Biên có đi theo chúng tôi, nhưng vì mệt quá nên
nằm lăn trên cỏ gần mộ anh Hai . Không có nhang chúng tôi đốt cây rừng
làm nhang, anh Cư người bạn thân của tôi sau khi vái anh Hai ba vái
xong, quay qua trước đầu anh Biên khấn “ Nếu mày có muốn theo thằng Hai
thì cứ đi, chừng nào mày chết tao chôn mày sát thằng Hai cho có bạn “
Quả nhiên ngày hôm sau anh Biên chết, và chôn đúng chỗ anh nằm hôm qua,
nghĩ lại nói chơi kiểu này thấy lạnh mình quá .
Có một anh bạn tin tưởng vào lời lường gạt của Chính quyền cách mạng
tuyên bố là một tháng sẽ trở về, Tôi nhớ đâu anh lên đợt sau ngày 19
tháng 6 /75 . Tôi thấy trong vạt áo trắng anh mặc có vẽ một tấm lịch 30
ngày, mỗi ngày anh lấy viết ra gạch một ô, nhìn thấy chuyện vui quá nên
tôi cười và nói, Anh đừng có tin tụi nó, tôi cá với anh thằng nào ít
nhất cũng vài cuốn lịch, quả nhiên anh lãnh đủ hơn năm cuốn .
Một hôm tên Thượng sĩ Hợi, răng hô mã tấu cán bộ trại đến chỗ nằm tìm
tôi đưa cho cây rựa bảo đi theo hắn chặt cho một cây Tre thật lớn không
biết để làm gì, thật tình mà nói, chặt tre thì thường quá có gì phải lo,
thỉnh thoảng tôi cũng có chặt Lồ ô, Le về làm sạp giường nằm có chết
thằng nào đâu, nhưng mà cả trại mấy ngàn người hắn không chọn ai lại chọn tôi mới là chuyện lạ, tôi
ra chỗ để dụng cụ chọn một cây rựa tốt nhất đi theo hắn, tôi chê cây
rưa,hắn đưa vì lụt . Đi ngược theo dòng suối cách Trại khoảng mười phút,
hắn chỉ cho tôi thấy một bụi tre rất to trước mặt .
Lần này lại khác, bụi tre hắn chỉ thì có lẽ từ hồi khai thiên lập địa
đến giờ chưa ai đụng tới . Cây nào cũng to đường kính ít nhất cũng trên
hai tấc, chiều cao thì khỏi nói . Đường kính bụi tre hơn mười mét, gai
góc chĩa ra tua tủa, chỉ xong bụi tre hắn bỏ đi về . Nhìn bụi tre tôi
thấy sợ quá, muốn chặt một cây tre phải giải quyết hết đám gai cứng như
thép này cũng phải mất nửa ngày . Nghĩ
nhanh trong đầu, cần phải cầu viện sư phụ mới được, nghỉ là làm ngay
tôi lẻn ngõ khác về trại tìm thầy An nhờ giúp đỡ .Sau khi nghe tôi cầu
cứu, thầy An cùng tôi ra ngay bụi tre, câu đầu tiên Thầy phán “mày có
nghe câu, nhứt gò gái nhì chặt tre không” Quả thật tôi có nghe nhưng để ý làm gì cho mệt, nay nghiệm lại câu này quá đúng .
Thầy giảng cách làm thế nào để
chặt được tre, thầy bảo phải làm một cái giàn cao ít nhất hai mét rồi
leo lên đó chặt lấy thân nó từ hai mét trở lên mới được . Phán xong thầy
cũng bỏ ra về để tôi một mình xoay sở . Còn lại một mình không biết làm
sao làm cái giàn đây, Tôi nghĩ ngay tại sao mình không chặt một cái cây
đẽo thành cái thang rồi đứng lên đó chặt . Phải mất một giờ mới làm
xong cái thang bằng một cây gỗ dài hơn ba mét, bắt lên bụi tre và đứng
lên trên thang chặt được một cây vác về giao nạp, phần ăn ít ỏi buổi
trưa hôm đó tan nhanh trong bao tử làm bụng đói cồn cào . Từ đó tôi học
được một bài học về chặt tre .
Trại Cà tót có hai con Bò được giao cho anh Lưu Đức Thắng chăn, trước
đây anh là Đại Đội Trưởng ĐĐ Trinh Sát của tỉnh Bình Tuy, anh tốt nghiệp
Sĩ Quan Đà Lạt, nhà ở gần nhà tôi . Hai con Bò này trước đây do một tên
VC con chăn, tên này có biệt danh “Cam tích tán” vì bị bệnh Sơ gan Cổ
chướng bụng phình như cái trống chầu chỉ chờ ngày chầu Diêm vương, nhưng
mà nó hung hăng, thường chửi bới anh Thắng vì hai con bò không chịu để
anh điều khiển .Tôi nghe nó chửi anh mà nổi máu muốn đạp cho nó một đạp “
mấy thằng Sĩ Quan ngụy ăn hại, có hai con bò cũng đuổi không đi” Một
phần cặp bò của “Cách mạng” nên anh không dám đánh mạnh, vì đánh chó
phải kiêng mặt chủ nên cặp Bò không sợ anh .
Tôi phải giúp anh lùa hai con bò qua sông ăn cỏ, đồng thời tôi chỉ cách
anh huấn luyện và trừng trị hai con bò này vì hồi nhỏ nhà tôi làm ruộng
nên có nhiều Trâu bò nên mấy tháng hè cũng có giúp gia đình chăn Trâu Bò
nên tôi biết cách trị nó . Tôi buộc nó vào gốc cây và bảo anh Thắng lấy cây nhè mặt nó mà quất thật mạnh . Sau
khi bị đánh dằn mặt hai con bò rất sợ anh Thắng, vì điểm yếu nhất của
nó là con mắt, lần sau chỉ cần anh dơ roi lên hai con Bò phóng chạy ào
ào trước con mắt kính phục của tên Cam tích tán .
Sắn măng nghe qua thì rất dễ, điều này chỉ đúng với các loại măng nhỏ
như măng Lồ ô, măng Le, măng Giang, măng Nứa . Măng này nhỏ sắn rất lâu,
vì vậy chúng tôi chỉ sắn loại măng Tre lớn cho mau đầy giỏ .Thường thì
mỗi ngày toán chúng tôi phải giao cho nhà bếp ba giỏ măng .
Hôm nay anh Bùi Loạn Thời người Chợ Lầu nhưng ở gần xóm Chàm, Tôi nghĩ
hồi nhỏ chắc cũng có lên rừng sắn măng, nên anh sắn măng rất giỏi, anh
muốn xin theo chúng tôi để mua hàng . Mấy hôm nay có một người Nùng
thường cưỡi xe Honda đem hàng hóa lên lén bán cho chúng tôi, chỉ có anh
Thắng chăn Bò là có điều kiện để mua về chia lại cho anh em . Vụ này mà
bị lộ ra chắc cả đám bị cùm cho muỗi cắn chết mất .
Hôm nay anh Thời xin tôi cho đi sắn măng, mục đích là để tìm mua hàng
gồm chao, tương, xì dầu, đường . Tôi phải sắp xếp để anh được đi cùng,vì
toán tôi do Hợi du kích chỉ định, nên không được phép thì không đi được
.Tôi và anh Thời khiêng chung một giỏ, lần này chúng tôi cố tình đi ra
hướng gần đường xe Be từ Thiện Giáo lên để sắn măng, mọi ngày tôi phải
sắn khoảng hai giờ mới xong, có anh Thời chỉ sắn nửa giờ là xong một giỏ
cần xé to.Tôi đang bỏ măng vào giỏ thì nghe tiếng xe Honda chạy ngoài
đường . Vừa ngó lại thì đã thấy anh Thời ban ào ào qua đám cỏ tranh cao
tới ngực như lực sĩ nhảy rào . Tôi chỉ kịp kêu chờ tôi với thì anh đã
mất hút bên kia đám cỏ, Tôi cố lao theo cho kịp để mua chút hàng hóa .
Bất ngờ tôi nghe tiếng quát, giơ tay lên không tao bắn bễ đầu . Nhanh
như chớp tôi nằm rạp xuống đám cỏ tranh và bò tháo lui chạy về rừng tre .
Khoảng mười phút sau tôi thấy anh Thời mò về, tôi hỏi chuyện gì vậy thì
anh kể cho tôi nghe :
Khi nghe tiếng xe Honda, anh
phóng nhanh ra đường không thèm nhìn người lái xe là ai vì yên chí là
người Nùng bán hàng nên giơ tay chận xe lại . Nhưng rủi cho anh không
phải người Nùng bán hàng mà là một tay Thượng úy VC với cả súng ống đầy
đủ . Tay Thượng úy này hoảng quá vì nghĩ rằng đám tàn quân tấn công mình
nên rút súng định bắn anh, nhanh trí anh nói : Thưa cán bộ tôi bị con
Rắn rất to nó rượt sợ quá nên chạy ra đây . Được biết anh là toán sắn
măng cho trại nên tha cho, từ đó anh bỏ ý tưởng theo tôi đi mua hàng,
cũng còn hên vì tên Thượng úy VC không nổ súng bắn anh, mặ dù hắn ta đã
rút cây K54 chĩa thẳng vào anh . .
Sở dĩ chúng tôi đăng ký vào toán
đào mì, sắn măng không ngoài mục đích kiếm thêm miếng ăn vì đói quá .
Sau khi đào mì xong, tìm củ nào nhỏ ngon nướng ăn cho no rồi mới về .
Tên Hợi răng hô có biết nhưng cũng thông cảm vì tụi tôi bắt gặp hắn đang
tù ti với mụ nữ Du kích trong cái chòi vắng trong rừng, và chúng tôi
cũng thông cảm với đồng chi Hợi .
Về cái lý lịch của tên Hợi này do hắn kể cũng ly kỳ không it, chuyện này
là do một lúc cao hứng hắn kể lại cho toán đào mì chúng tôi nghe . Khoảng
mười bốn tuổi hắn đã tham gia vào Việt Minh, theo đoàn quân vào Nam
công tác và ở luôn tại rừng này từ đó đến bây giờ, được giao quản lý kho
lương thực cất giấu ở đây . Một chữ cắn làm đôi cũng không biết, còn
văn minh loài người thì mù tịt, cả cuộc đời trai trẻ chôn vùi chốn rừng
sâu . Nếu không có ngày 30/4/75 thì không giải phóng hắn thành kiếp
người . Lần đầu tiên một cán bộ VC cưỡi xe Honda từ Phan Thiết lên công
tác . Hắn theo xin ngồi đằng sau xe chạy vòng vòng trong sân ra vẻ thích
thú lắm . Cũng nhờ có ngày này mà hắn ta mới vớ được một mụ du kích nạ
giòng . Ước muốn của hắn là một lần được về ngắm thành phố Phan Thiết
cho mở con mắt .
Khi về đến Sông Mao, thì việc đầu tiên của chúng tôi là hàng ngày bám
sát hàng rào dọc đường Tự Do để nói chuyện với gia đình . Được mấy hôm
đám ác ôn bắt chúng tôi lên Phi trường khiêng vĩ sắt về làm bức tường
cao quá đầu ngăn chận .Mấy chị người Nùng ngoài Sông Mao thấy cảnh này
tức quá nên cũng chửi bọn khốn kiếp, mấy chị nói : -Mấy ông Sĩ Quan đẻ
con so nên sợ gió cần phải che lại .
Không đủ nước tắm, nên cuối tuần
VC cho chúng tôi xuống Sông Mao chỗ đập É Chim để tắm . Lúc này mấy chị
em ta ở Sông Mao còn đông lắm, nên cũng theo đứng hai bên đường vẫy tay
chào mừng chúng tôi, có cô còn lén nhét cho gói thuốc, vài cục đường để
cám ơn người lính VNCH trước đây đã từng cưu mang họ . Nghĩ cho cùng
những chị em ta cũng còn chút tình người .
Cái sợ nhất của tù Cải tạo là phải ngồi đồng để nghe Chính trị viên Đảng
ta nhả ngọc phun châu vào lỗ tai mình, sau đó phải tìm mọi cách để nói
láo chính bản thân mình qua các cuộc thảo luận và tự kiểm điểm . Chúng
tôi khám phá ra rằng, trong nhà tù Cộng sản nói phét càng hay thì sự
tiến bộ học tập càng được đánh giá cao . Tôi nhớ có lần cả tổ ngồi đồng
thảo luận về đề tài “Đế quốc Mỹ là tên xâm lược” . Thú thật mười tám
thằng trong tổ không tìm đâu ra chỗ nào Đế quốc Mỹ xâm lăng nước ta cả .
Chúng tôi chỉ thấy Đế quốc Mỹ đem lại cơm no áo ấm chẳng những cho miền
Nam mà còn cho tất cả các nước Mỹ có mặt như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan
...nên phải cố gắng để phịa ra chuyện nói xấu Mỹ, bây giờ nghĩ lại còn
thấy muốn cười .
Mỗi bài như vậy phải đào sâu tư tưởng phát biểu đúng trọng tâm trong
thời gian một tuần lễ thì chỉ có thánh nhân mới làm được . Ấy thế mà
chúng tôi cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập . Tôi nhớ nhiều lần
ngồi đồng câu giờ chờ Quản giáo Tùng ghé lại tổ là có niềm vui mang lại .
Chỉ cần chúng tôi mở đúng tần số là Tổ chúng tôi qua đi hai giờ thảo
luận một cách nhẹ nhàng vì anh ta có năng khiếu nói dài nói dai nhưng
không trúng vào đâu cả, nói văng ả nước miếng một cách say sưa, trong đó
có nhiều chuyện thâm cung bí sử, mặc dù lạc đề nhưng có ăn thua gì,
Quản giáo nói mà .
Quản giáo thì có quyền nói sao cũng được, đâu có thằng nào dám chận
ngang .Từ đề tài Đế quốc Mỹ, Quản giáo nhà ta đưa chúng tôi về với trận
địa pháo và các trận dội bom kinh hồn của B52 mà đơn vị anh ta gánh chịu
hồi nào trong niềm say mê của các cổ động viên . Chính các Quản giáo
cũng thừa nhận rằng Mỹ chưa có lấy gì từ tài nguyên của đất nước ta,
người Mỹ chỉ tốn tiền và xương máu, nhưng cuối cùng bao giờ cũng kèm
theo câu, thằng Mỹ sẽ bóc lột
nhân dân ta vì tư bản Mỹ là tên xấu xa nhất . Cách hay nhất để sống còn
là chúng tôi chấp nhận Đế quốc Mỹ là tên xâm lược, mặc dù không ai chứng
minh được .
Cũng từ những bài học thực tế đó tôi nhận ra Quân đội Cộng sản Bắc việt
không thể nào chiến thắng nỗi QL/VNCH nếu người Mỹ viện trợ cho ta đúng
với bản Hiệp định Paris . Dù trong hoàn cảnh nào, người Chiến sĩ VNCH
vẫn không khuất phục trước Cộng sản . Qua những bài viết bích báo, ta
thấy ẩn vào đó những nét châm biếm chế độ mà với trình độ quá thấp kém
của một Quản giáo, trình độ lớp ba trường làng thì làm sao hiểu nỗi.
Đi lao động tuy có vất vả thiệt
nhưng cũng có cái thoải mái của nó . Đội chúng tôi khiêng đất tại dốc
Bà Chá để đổ con đường đất . Hàng ngày phải đi trên Quốc lộ 1, nên gây
sự chú ý đến những xe và hành khách qua lại trên đường . Sự thể hiện của
những người trên xe đủ cho chúng tôi ấm lòng, vì biết rằng người dân
miền Nam vẫn thương và càng thương yêu hơn chúng tôi . Những bao thuốc
lá, những trái chuối của những bà mẹ, người chi, đứa em gái không quen
biết quăng vào thùng gánh đất cho chúng tôi đủ để nói lên lòng thương
yêu vô vàn đó . Có một quy luật bất thành văn giữa chúng tôi và đám Cảnh
vệ cùng nhau có lợi . Gói thuốc nào lọt vào thùng là của chúng tôi, gói
nào rơi trên đường là của nhà nước XHCN .
Một lần Má tôi biết được tôi hàng ngày cùng anh em khiêng đất ở đoạn
đường đó . Má tôi lên Lương Sơn mua đủ loai trái cây, khi đi ngang qua
bà bảo xe chạy chậm lại và xô xuống đường nhựa một đống trái cây rồi xe
bỏ đi . Tôi ngó thấy bả ngồi trên xe đưa tay ngoắc tôi và chỉ vào đống
trái cây, nhưng khi bị Cảnh vệ hỏi của ai thì không ai dám nhận cả, vì
nếu nhận sẽ bị kiểm điểm phiền phức, không tốt trong học tập, vì quy
phạm nội quy Trại .
Tất cả xe đò đi ngang qua biết
là của người tốt bụng cho Tù Cải tạo nên không xe dám cán lên và tìm
cách né qua để đi . Mấy tên Cảnh vệ bối rối vô cùng không biết xử lý thế
nào . Hỏi của gia đình người nào bỏ xuống thì tất cả lại đều lắc đầu kể
cả tôi . Cuối cùng chúng tôi xin ra lấy bồi dưỡng để xe khỏi cán nát,
Cảnh vệ đồng ý nhưng với điều kiện phải thanh toán ngay tại chỗ không
được mang về trại . Điều này dễ quá mà, chỉ chờ có vậy chúng tôi xúm lại
thanh toán vài phút là sạch sẽ .
Có một Cảnh vệ tên Dưa biết nhà vợ tôi nên hỏi tôi có muốn nhắn gởi gì
không vì cuối tuần anh ta đi đến đó chơi, tôi cho địa chỉ và nói vợ tôi
gởi gì cũng được . Tối hôm Chúa nhật đó trời tối đen, Cảnh vệ Dưa vào
lều tôi ở kêu tôi ra ngoài bảo, vợ anh gởi một xoong cá nục hấp, tôi để
ngoài bụi cây sát đường QL1, bảo tôi ra lấy vô .
Anh ta nói, anh cứ yên trí ra lấy, phiên gác của tôi, và tôi canh chừng
cho anh ra lấy . Nguy hiểm trùng trùng trước mặt, tôi lao vào đêm tối
tìm ra gốc cây và bưng vào một xoong cá thật lớn, nếu mình tôi ăn phải
mất nửa tháng mới hết . Nhưng không thể để cho bất kỳ ai biết ngoài anh
em trong tổ vì sợ có anh em nào nổi hứng quyết chí lập công dâng lên Bác
và Đảng thì vô cùng phiền phức . Tôi kêu tất cả anh em trong tổ thức
dậy và thanh toán thật nhanh không để lại dấu vết nào, kể cả xương cá .
Công việc xây Đập đào mương rất nặng nhọc mà thực phẩm thiếu thốn lại
không được thăm nuôi nên rất đói . Chúng tôi mới xin cho người đào củ
Nầng về ăn thêm, củ Nầng người Thượng,
Chàm thường dùng làm thực phẩm cho Heo ăn . Muốn ăn củ này phải biết
cách làm không thì trúng độc có thể chết . Vùng Đập tràn Sông
Lũy này củ Nầng đâu cũng có . Một hôm nhà bếp đào Củ về cắt thành lát
mỏng đem luộc chín xả nước ba lần, rồi phải đem ngâm ở dòng nước chảy
một ngày đêm, lấy lên luộc lại chế biến gia vị vào mới ăn được .
Không ngờ mới đem ngâm hai giờ thì trời mưa lớn, nước sông chảy mạnh,
nhà bếp sợ trôi mất nên kéo lên làm cho anh em ăn sáng . Kết quả nguyên
cả Đội của tôi đi chưa tới chỗ làm thì đã ngã gục trên đường hết . Hai
Đội bạn phải quay trở lại khiêng chúng tôi về trại vì trúng độc, may mà
không có ai chết vì anh em sợ nên còn thăm dò không dám ăn nhiều .
Trong đời tôi đã từng đi theo mấy người
lính Chàm bắt Ong lấy mật nhiều lần nên cũng có biết chút ít vào nghề
này . Một hôm tổ chúng tôi đi vào rừng chặt cây làm Hội trường ở Hàm
Trí, chúng tôi thấy một Tổ Ong mật tụ lại ở nhành cây rất lớn như cái
thúng, con ong to như cọng đũa ăn cơm, chỉ cần vài con nó đớp thì cũng
đủ bỏ mạng .
Trong Tổ có một anh bạn khó ưa tên Lê Đình Thái ( anh đã chết chưa kịp
đi HO ). Hầu hết ai cũng ghét anh ta, anh này lại có tánh tham ăn . Mới
thấy tổ Ong tôi đã biết ngay tổ này mới đóng chưa có mật . Vậy mà anh
Thái tình nguyện bắt Ong, chỉ xin lấy cái Tàng Ong còn mật thì chia đều
.Tôi cũng muốn sẵn dịp này mượn Ong nó trừng trị anh ta cho bõ ghét nên
nháy mắt với mấy anh bạn đồng ý . Vì sợ bị cắn nhiều quá có thể chết nên
chúng tôi cho anh ta mượn thêm quần áo và bịt mặt chỉ chừa hai con mắt
khi leo lên chặt cành lấy tổ Ong .
Đúng ra thì phải đốt lửa un
khói cho nó bay đi rồi mới chặt nhưng anh Thái không có biết, nên leo
lên chặt . Ngay nhát rựa đầu tiên chém xuống chúng tôi đã chạy hơn trăm
mét mới dám đứng lại, vậy mà anh cứ ráng chặt cho cành cây có tổ Ong bám
rớt xuống . Kết quả thật bi thảm, đàn Ong bị động bay ngược lên cắn anh
thê thảm . May mà đã bận thêm đồ dầy, mà đến khi chạy được đến chỗ
chúng tôi anh té nằm trên đất hôn mê bất tĩnh .
Niềm ân hận dâng lên nghĩ mình sao ác quá vậy, lỡ anh ta chết thì sao .
Chúng tôi khiêng anh về trại kịp thời để Y tá chích thuốc giải độc cho
anh . Với hơn ba mươi vết cắn, móc Ong còn dính lại đầy trên lưng to như
gai quâu quấu, anh ta không chết cũng là chuyện lạ .Việc này BCH trại
có hỏi chúng tôi sao để cho anh bắt Ong thì chúng tôi đồng thanh trả lời
đó là do anh tình nguyện tự ý làm . Chuyện
này dù xảy ra đã lâu mà mỗi khi nghĩ lại tôi cảm thấy sao mình ác quá,
chút nữa gây chết người, bạn bè có giận nhau thì nên đem nhau ra thoi
vài cái là xong, chứ mượn đao giết người kiểu này thì … .
Các tù nhân Nữ tại trại A30 Phú
khánh cũng cần nên nhắc đến . Tại đây có hai đội nữ hơn 400 người, đủ
các loại thành phần từ Phục quốc, Chính trị, Hình sự đông nhất là tội
vượt biên . Mấy cô ở tù nhưng sướng lắm, nhất là mấy cô vượt biên . Cha
mẹ thường giàu có tiếp tế hàng tháng nên có cô chê cơm trại tự nấu lấy
ăn . Thức ăn trại phát thì nhường lại cho mấy cô Hình sự và Chính trị
không có thăm nuôi .
Khi Chúng tôi được chuyển từ Hàm Trí Bình Thuận ra đây, gia đình không
biết ở đâu mà tiếp tế nên rất đói . Gặp lúc trời mưa bão lớn nên toàn
trại phải di tản ra xã Thạch Thành, nhà bếp trại bị ngập dưới dòng nước
Sông Ba nên chúng tôi phải đói khát cả ngày . Kế bên đội tôi trú đóng là
hai đội nữ, mấy hôm nay có thấy bóng dáng mấy em nhưng nội quy trại cấm
tuyệt đối quan hệ nên không tiếp xúc được .
Đây là dịp may hiếm có để tìm người quen, biết đâu trong đám này có
đồng hương của mình . Đang khi không biết làm cách nào để dò tìm thì
thấy có một cô tìm đến gặp và hỏi phải anh là anh Sơn ở Phan Rí không ?
Lúc này có Lê Đình Thái đứng cạnh nên tôi không dám lên tiếng trả lời,
chỉ gật đầu .
Cô ta lại nghĩ là không phải nên bỏ đi . Sau gần 20 phút không thấy cô
quay lại nói thêm điều gì, tôi liền tìm cách lai gần cô ta và nói, Tôi
là Sơn ở Phan Rí đây, cô có chuyện gì muốn nói . Cô ta bảo anh đứng chờ
một chút và vào trong phòng lớp học gần đó ôm ra một đống thức ăn gồm
bánh tráng, cá khô, chuối khô …nhiều thứ lắm và nói là của cô P… Phan Rí
gởi tặng các anh . “buồn ngủ gặp được chiếu manh”, tôi ôm mớ đồ ăn về
phát hết cho anh em trong đội và không dám nói là của mấy em tặng, chỉ
nói ăn đi .
Quen được mấy cô rất có lợi, khi đội có dịp làm việc gần đội nữ là hôm
đó anh em no lòng chiến sĩ . Tình người em gái hậu phương vẫn đậm đà như
xưa, có lần các cô được trại phân công gánh Củ Sắn nước về từ chỗ trồng
về giao cho trại khoảng cách chừng 1 Km . Qua
bảy ngày vận chuyển các em đã tặng cho chúng tôi mấy tấn Củ Sắn ( Củ
đậu ) giải lao, chuyện này xảy ra vì cứ trung bình các em gái hậu phương
gánh ba gánh thì khi đi ngang qua bất cứ Đội nào thì các em tặng một
gánh để giải lao ..
Tổn thất quá to lớn mà trại
biết được là do đã biết năng suất trước . Nhưng đã muộn quá rồi vì bị
chúng tôi thanh toán một cách nhanh chóng không còn dấu vết, chẳng lẽ
lại cùm cả đội nữ nên đành bỏ qua .
Tôi còn nhớ lời cô Hoa, trước là Nữ Quân Nhân VNCH bị tù ở đây vì tội
Phản động Phục quốc . Mấy anh cứ ăn cho đã đi, mấy anh làm khổ cực thì
phải được hưởng thành quả của mình, bất quá nó biết được thì tụi em bị
cùm vài ngày là cùng . Ôi người Nữ quân nhân can trường, tất cả nữ tù
tại nhà tù này đều rất khí phách còn hơn đám nam nhi . Có lần mấy em còn
dám làm bánh Bông lan có khắc chữ “ Thân Tặng các anh Chiến sĩ VNCH”
giao cho đám trồng rau đội mang về . Chiếc bánh này được Đức và Bùi Anh
Trinh mang về, nhưng để đề phòng chúng tôi xóa hàng chữ "Thân Tặng Các
anh Chiến Sĩ VNCH"
TQC VĂN TRƯƠNG * TỘI ÁC VIỆT CỘNG
Tội ác của loài quỷ dữ!
12 Tháng Tư 20177:17 SA(Xem: 746)
Đã bốn mươi năm trôi qua, kể từ ngày đảng Cộng Sản Việt Nam, với sự tiếp
tay của lũ quan thầy Liên Xô và Trung Cộng, xua quân tiến chiếm miền
Nam thân yêu của chúng ta, xin mời quý độc giả cùng chúng tôi mở lại trang
lịch sử vô cùng thương tâm của một trong những hàng mấy trăm ngàn
thuyền nhân vào giai đoạn trốn chạy ách cai trị tàn ác vô nhân đạo và
ngu muội của bè lũ Cộng Sản Việt Nam.
Nguyễn Thị Hoa Mai là một nữ sinh dịu hiền
trong trắng của một trường trung học Công Giáo tại Sài Gòn trước 30
Tháng Tư năm 1975. Khi Cộng Sản miền Bắc tung hàng trăm ngàn chiếc nón
cối, và vài ba trăm ngàn đôi dép râu vào dẫm nát mảnh đất miền Nam tự do
của chúng ta, thì lúc đó Mai mới chỉ là cô bé 16 tuổi, lứa tuổi của ô
mai ngọc ngà, đầy mộng mơ. Mai là một cô bé mình hạc xương mai, nước da
trắng như bông bưởi, duyên dáng mặn mà, một chút nhí nhảnh, dễ thương,
và rất thông minh. Mỗi ngày cắp sách tới trường Mai thường diện một bộ
đồ trắng tươi, một chiếc nón cũng nền trắng nhưng được trang trí hoa văn
rất điệu đà. Mới 16 tuổi nhưng đã có không ít những chàng sĩ quan
QLVNCH vẫn thường hay bám sát những bước chân của Mai từ trường về nhà.
Nhưng lần nào cũng vậy khi sắp tới cửa để chuẩn bị vào nhà, Mai cũng chỉ
tặng các chàng một nụ cười duyên dáng, rồi biến mất sau khung cửa.
Ông thân sinh của Mai là một quân nhân trong quân lực VNCH, một người
lính chiến can trường, không bao giờ chịu đội trời chung với Cộng Sản
(CS). Ông là một trong những người theo gia đình di cư vào Nam đầu tiên
sau khi Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước ta có hiệu lực. Ông lập gia
đình với mẹ Mai sau khi công cuộc di cư đã ổn định vào khoảng năm 1955.
Cô bé dễ thương có một cụm tên đầy đủ là: Maria Têrêsa Nguyễn Thị Hoa
Mai được sinh ra vào năm 1959 với sự yêu thương đùm bọc của cha mẹ và họ
hàng. Vì là gia đình Công Giáo, cha mẹ của Mai lại là những tín hữu
ngoan đạo nên cho dù chỉ sống với nhau có 9 năm ngắn ngủi, mẹ Mai cũng
cho ra đời được 8 người con, đa số là con gái, cũng vì đạo Công Giáo
không cho phép ngừa thai, ngoài ra trước khi từ giã cõi đời, ông thân
của Mai lại đã ưu ái tặng cho mẹ Mai một cặp song sinh, chính là hai cô
em út xinh đẹp của cô.
Ông thân sinh của Mai đã anh dũng hy sinh trong một cuộc hành quân tiễu
trừ CS và đã phơi thây ngoài sa trường, biệt vô âm tín. Sau khi bố Mai
đã hy sinh vì tổ quốc, gia đình Mai, một dạo, cũng lâm vào hoàn cảnh khó
khăn, nhưng cũng may, một vị sĩ quan cao cấp của quân đội, thấy tình
cảnh mẹ góa con côi, đã cho mẹ Mai được vào làm việc hành chánh trong
một cơ sở của quân đội. Ngoài ra bà ngoại của Mai cũng đã bao bọc cho mẹ
con Mai rất nhiều trong giai đoạn đó.
Mai là người con thứ hai trong
gia đình nên cũng vất vả; ngoài giờ đi học, Mai còn phải thay mẹ lo lắng
cho các em về mọi phương diện. Cuộc sống không sung túc, nhưng cũng
tương đối thoải mái. Mặc dù còn đi học, Mai chưa dám nhận lời tỏ tình
của ai cả, nhưng Mai cũng thấy có cảm tình đặc biệt với một chàng sĩ
quan bộ binh, nghe đâu đang làm nhiệm vụ tại Vùng 2. Tuy chàng không hào
hoa, bảnh chọe như những anh chàng Không Quân mà Mai thường thấy theo
đám nữ sinh của trường Mai, nhưng chàng Bộ Binh này có một vẻ phong
sương, đúng là một người lính thứ thiệt. Với bộ râu mép và bộ đồ lính
vương bụi đỏ của vùng đồi núi cao nguyên, chàng đúng là mẫu người được
sinh ra để bảo vệ quê hương, và dĩ nhiên, cũng để bảo vệ cho phái yếu
như Mai. Trong một lần về phép, đón Mai ở cổng trường chàng đã dúi vào
tay Mai một lá thư, ngoài lời tỏ tình rất chân thành, chàng còn tặng Mai
một bài thơ, mà sau bao nhiêu biến cố, Mai vẫn còn nhớ nguyên văn:
Gửi Người Em Gái
Em biết không người chiến sĩ sa trường,
Chưa vào đời phải từ giã văn chương,
Mang trên vai nợ non sông, tổ quốc,
Ra chiến trường để bảo vệ quê hương.
Chưa vào đời phải từ giã văn chương,
Mang trên vai nợ non sông, tổ quốc,
Ra chiến trường để bảo vệ quê hương.
Hôm gặp em giữa trưa nắng cổng trường,
Bóng dáng nhỏ, ôi đẹp, lại dễ thương,
Anh như thấy cả trời Xuân rực sáng,
Hồn chiến sĩ trong giây lát, vấn vương!
Bóng dáng nhỏ, ôi đẹp, lại dễ thương,
Anh như thấy cả trời Xuân rực sáng,
Hồn chiến sĩ trong giây lát, vấn vương!
Anh ngày đêm, vùng đất đỏ miệt mài,
Trả nợ nước, làm sao có ngày Mai,
Nhớ thương em nàng nữ sinh diễm tuyệt,
Xin tặng em cả bốn đóa (hoa mai) trên vai!
Trả nợ nước, làm sao có ngày Mai,
Nhớ thương em nàng nữ sinh diễm tuyệt,
Xin tặng em cả bốn đóa (hoa mai) trên vai!
Mong một ngày, quê mẹ, sẽ thanh bình,
Em càng lớn, trổ mã, lại càng xinh,
Anh xin phép cùng em bên Thánh giá,Để khấn cầu Ngôi Hai cho phép mình!…
Em càng lớn, trổ mã, lại càng xinh,
Anh xin phép cùng em bên Thánh giá,Để khấn cầu Ngôi Hai cho phép mình!…
Nụ hoa tình yêu vừa chớm nở trong lòng, Mai còn đang say sưa với chút
men tình vừa dậy, thì ngày 30 Tháng Tư 1975 ập tới, chàng trai phong
sương, kiêu hùng, mà Mai tưởng rằng sẽ có thể trao trọn tình yêu cho
chàng, đã bị bắt, bị lưu đầy trên rừng thiêng nước độc, không hẹn ngày
về!
\
\
Sau 30 Tháng Tư 1975, Mai phải nghỉ học ở trường một thời gian, sau đó
vì hoàn cảnh đất nước còn nằm trong giai đoạn giao thời, và vì còn cần
nhiều người làm việc, nên Mai cũng xin được đi học lớp cán sự điều
dưỡng, rồi đi làm việc ở một bệnh viện. Tuy nhiên cuộc sống của dân miền
Nam chúng ta vào giai đoạn đó rất khó khăn về mọi phương diện. Phong
trào vượt biên, vượt biển càng lúc càng nở rộ. Thân mẫu của Mai là một
người phụ nữ rất kiên cường, gan dạ, bà đã từng tuyên bố với các con:
“Mẹ đã trốn chạy CS từ ngoài
Bắc vào đây, mẹ muốn đưa tất cả các con đi trốn tụi nó một lần nữa,
nhưng rất tiếc nước mình không còn chỗ nào để đi, vậy các con, đứa nào
có phương tiện, cứ việc lên đường, không thể sống với bọn nó được đâu!”
Thời gian thấm thoát trôi qua, từ một người con gái mơn mởn đào tơ, có
bao nhiêu chàng thi nhau săn đón, cuộc sống của Mai lúc đó thật chán
nản, người xưa, cũng biệt vô âm tín; Mai muốn kiếm phương tiện ra đi,
mặc dù cũng biết phía trước là hiểm nguy gian khổ, nhưng hàng ngày phải
nhìn thấy những khuôn mặt khó ưa, cuộc sống lại khó khăn trăm bề, tuổi
xuân mỗi lúc mỗi tàn phai. Nhiều tên nón cối cứ gạ gẫm, nhưng làm sao
Mai có thể mê nổi loại người mà chính mẹ Mai đã muốn cao chạy, xa bay!
Đầu
Tháng Tư 1984, dịp may tới, nếu chịu chi, Mai chỉ phải trả một cây
vàng, thay vì hai cây như những người trước đã đòi. Là một người con gái
siêng năng, cần kiệm Mai đã dành dụm được một ít, cộng với số vàng mẹ
cho, vay mượn thêm Mai cũng tạm đủ chi cho người tổ chức chuyến ra đi
“định mệnh” này.
Lợi dụng vào thời điểm bọn cầm quyền lo tổ chức ngày mừng “đại thắng mùa
xuân” của chúng, chúng sẽ lơ là trong việc kiểm tra sinh hoạt của người
dân, người tổ chức chuyến vượt biển hẹn Mai ở một địa điểm tại ngã tư
Bẩy Hiền. Đến điểm hẹn họ giao cho Mai một bé trai khoảng 5 hoặc 6 tuổi,
để Mai dẫn theo. Người đàn ông hướng dẫn viên khoảng 30 tuổi nói nhỏ
vào tai Mai: “Cứ dẫn chú nhóc theo ông ta, và đừng nói gì hết.”
Kể từ thời điểm đó, lúc thì đi bộ, lúc thì đi xe, Mai cứ theo ông ta như
một cái bóng, cho tới khi tới vùng có tên là Rạch Sỏi, thuộc tỉnh Rạch
Giá. Sau đó Mai được đưa vào một căn nhà bỏ trống, ở đó đã có sẵn mấy
chục người đang chờ, nằm ngồi ngổn ngang, người nào cũng ngơ ngác, hoang
mang! Từng toán, rồi từng toán, được từ từ đưa đi ra tầu, tới gần sáng
mới đến phiên Mai, nhóm của Mai gồm có 5 người, là những người cuối cùng
ra bến đợi. Sắp ra tới nơi, thì có tin, những người đi trong đêm, đã bị
bắt khá nhiều, chuyến đi dự tính bị hủy bỏ. Ai nấy cũng sững sờ, buồn
khổ và thất vọng.
Một người trong nhóm khá lớn
tuổi, có lẽ là sĩ quan QLVNCH cũ, đến gần người hướng dẫn viên nói: “Tất
cả anh chị em còn lại đây đều xa lạ với vùng đất này, nếu các anh bỏ họ
bơ vơ ở đây, thì họ sẽ xoay sở ra sao!” Cuối cùng nhóm của Mai cũng
được cho ra tới bến bãi để lên tầu!! Con tầu thay vì chứa được khoảng 50
người, thì giờ này chỉ còn 22 người, kể cả ông bà chủ tầu và một sĩ
quan Hải Quân QLVNCH cũ, làm tài công. Khi đã yên vị, có chỗ ngồi tương
đối thoải mái, Mai đưa mắt đảo qua một lượt để quan sát những người có
mặt trên tầu: ông bà chủ tầu, khoảng trên 50 tuổi, chàng sĩ quan hải
quân, làm tài công, đang điều khiển con tầu, có vẻ khá thành thạo, nghe
nói mới “ra trại” được một năm, tuy không còn phong độ, hào hoa như thời
còn trong trang phục của một chàng sĩ quan Hải Quân QLVNCH, nhưng tạng
người cao lớn, vẻ mặt cương nghị của chàng cũng đã gieo vào lòng Mai một
mối cảm tình như nàng đã có với “người xưa.” Ba người đàn bà khác, cũng
trạc tuổi Mai, một bé gái khoảng 8, 9 tuổi, còn lại toàn là đàn ông,
con trai.
Mai là người thiếu nữ đẹp nhất bọn, mặc dù trước lúc ra đi nàng đã bỏ
lại những trang phục mà nàng ưa thích hàng ngày. Nàng vươn vai cho giãn
gân cốt, hít một hơi dài không khí trong lành của biển khơi. Nàng mường
tượng, giá chuyến hải hành này, là một chuyến du ngoạn trên một chiếc
tầu hải quân của “phe ta,” bên cạnh có chàng sĩ quan hải quân đang điều
khiển con tầu, thì hay biết mấy, mặc dù nàng cũng có nghe phong phanh là
đàn bà không được phép xuống tầu hải quân. Còn đang thả hồn vào những
mơ mộng phi thực tế, thì từ đàng xa, một con tầu xuất hiện, từ từ tiến
lại mỗi lúc một gần, vừa mừng, vừa sợ. Tưởng có tầu đến cho quá giang
vào trại tỵ nạn, không dè trên bong tầu đang bay phần phật một lá cờ đỏ
chói, với ngôi sao vàng, mỗi lúc một hiện rõ. Cả con tầu tội nghiệp xôn
xao, ai nấy sợ hãi, nhiều người đã rươm rướm nước mắt. Không tới mươi
phút, chiếc tầu của “phe thắng trận” đã cập sát mé tầu của Mai.
Bọn hải giám nhẩy sang lục vấn: “Ai là chủ tầu”? – “Chủ tầu đã bị bắt”!
Một người trả lời. “Ai là tài công?” “Tài công cũng bị bắt!”… Sau một
hồi chất vấn lục soát, tên trưởng tầu hải giám hất hàm hỏi: “Muốn giải
về hay muốn đi tiếp?”… Ông chủ tầu của Mai, sau khi giả vờ bàn bạc với
mấy người gần đó, rồi xuống hầm tầu lên, ông ta đưa cho hắn một gói
giấy, hắn mở ra liếc coi, đút vào túi, ngoắc đồng bọn trở về tầu, bẻ lái
đi thẳng. Mai được một phen đứng tim, thở phào nhẹ nhõm. Trước khi nổ
máy cho tầu tiếp tục cuộc hành trình tìm tự do, chàng tài công, cũng
quay nhìn Mai, như ngầm nói: Có anh đây, em đừng sợ nghe! Một giây bối
rối, một chút xốn xang như chợt hiện ra trong tâm trí người con gái đã
25 cái xuân thì, nhưng chưa hề thực sự nếm mùi vị tình ái ra sao.
Người tài công nổ máy tiếp tục cho con tầu rẽ sóng tiến về phía vịnh
Thái Lan, vì đó là con đường gần nhất cho những người vượt biển đi tìm
tự do để đến Thái Lan hoặc Mã Lai. Chiếc tầu được trang bị hải bàn, máy
móc và lương thực tương đối đầy đủ, người tài công cũng tỏ ra có tay
nghề rất vững làm cho Mai vừa tin tưởng, vừa an tâm. Mai còn vẽ ra trong
trí tưởng tượng là nếu được ghép với chàng thành một cặp, thì có lẽ con
đường tỵ nạn của nàng sẽ suôn sẻ hơn. Hình bóng của chàng sĩ quan Hải
Quân QLVNCH với trang phục trắng tươi, mà một đôi lần nàng bắt gặp trên
hè phố Sài Gòn, vừa thoáng hiện trong tâm tư nàng, thì cũng là lúc mọi
người trên tầu chộn rộn, xôn xao, vì phía trước vừa xuất hiện một con
tầu đang rẽ sóng tiến về phía nàng.
“Bọn hải tặc” mọi người cùng thốt
lên một lượt. Khuôn mặt trắng tươi hồng hào của Mai bỗng nhiên đổi mầu,
xanh như một tầu lá chuối. Ôi, một kiếp hồng nhan! Không biết đã có bao
nhiêu những người con gái thân yêu của mẹ Việt Nam đã gặp hoàn cảnh như
Mai bây giờ? Lỗi này do ai gây nên?
Bọn hải tặc cho tầu áp sát vào thân tầu của Mai, năm tay súng AK, bốn tên cầm mã tấu, nhẩy sang tầu của Mai, bắt mọi người dồn vào một góc, ra lệnh tháo hết nữ trang, đồng hồ, tiền, vàng bạc đưa cho chúng. Bọn cướp biển này chắc là người Thái Lan, vì nước da của chúng không đen như người Mã Lai. Mai còn đang bán tín, bán nghi, thì đã bị chúng đẩy, đưa qua tầu của chúng, cùng với những người phụ nữ khác.
Một màn hiếp dâm tập thể giữa thanh thiên bạch nhật một cách dã man, tàn
bạo, vô nhân đạo của bọn người man rợ, vào những năm cuối cùng của thế
kỷ hai mươi. Bất chấp sự van xin, đau đớn, kêu khóc, của những nạn nhân
khốn khổ, bọn chúng cứ thay nhau giở trò dã thú một cách bình thản,
không một mảy may xót thương
. Cuối cùng thì năm người con gái tội nghiệp của mẹ Việt Nam cũng được đẩy trả lại con tầu của họ, với nỗi niềm cay đắng, đau khổ, và đầy tủi nhục. Trời cao có thấu được nỗi niềm oan khiên này không?! Sự kiện tày trời này do ai gây nên?!
. Cuối cùng thì năm người con gái tội nghiệp của mẹ Việt Nam cũng được đẩy trả lại con tầu của họ, với nỗi niềm cay đắng, đau khổ, và đầy tủi nhục. Trời cao có thấu được nỗi niềm oan khiên này không?! Sự kiện tày trời này do ai gây nên?!
Con tầu, và những thuyền viên trắng tay, vẫn phải tiếp tục cuộc hành
trình trong âm thầm, lặng lẽ, mọi người, không ai bảo ai, đưa cặp mắt
thất thần, nhìn sóng nước biển khơi, đôi dòng châu lã chã.
.
Cuộc đời đúng là bể khổ cho dân tộc Việt Nam, nói chung, và cho những sinh linh tội nghiệp trên con tầu vượt biển của Mai, nói riêng. “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”! Hết bọn hải tặc này, tới quân cướp biển khác, thay nhau cướp bóc và hãm hiếp những người trên con tầu nhỏ bé, mong manh của những người đi tìm tự do; tất cả là bẩy lần. Những người con gái tội nghiệp của chúng ta xơ ra như những trái mướp già, hầu như không một ai còn đủ vài giọt nước mắt để tuôn ra trên những gò má nhăn nhúm, khô ráp vì đau khổ, và vì gió biển! Lần thứ bẩy hai tầu của bọn hải tặc áp sát con tầu của Mai, chúng ào qua, lột trần quần áo của phụ nữ và “hành xử” tại chỗ, không một chút e dè, giống như chúng đang làm những công việc rất bình thường khác. Sau khi thỏa mãn thú tính, Mai được “chấm,”, để được làm “vợ”một tên trong bọn chúng, và được chuyển sang tầu của chúng
Cuộc đời đúng là bể khổ cho dân tộc Việt Nam, nói chung, và cho những sinh linh tội nghiệp trên con tầu vượt biển của Mai, nói riêng. “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”! Hết bọn hải tặc này, tới quân cướp biển khác, thay nhau cướp bóc và hãm hiếp những người trên con tầu nhỏ bé, mong manh của những người đi tìm tự do; tất cả là bẩy lần. Những người con gái tội nghiệp của chúng ta xơ ra như những trái mướp già, hầu như không một ai còn đủ vài giọt nước mắt để tuôn ra trên những gò má nhăn nhúm, khô ráp vì đau khổ, và vì gió biển! Lần thứ bẩy hai tầu của bọn hải tặc áp sát con tầu của Mai, chúng ào qua, lột trần quần áo của phụ nữ và “hành xử” tại chỗ, không một chút e dè, giống như chúng đang làm những công việc rất bình thường khác. Sau khi thỏa mãn thú tính, Mai được “chấm,”, để được làm “vợ”một tên trong bọn chúng, và được chuyển sang tầu của chúng
Nhưng tội ác không được dừng lại ở đó, bọn mình người, dạ thú đó, cho
hai con tầu của chúng làm thành thế gọng kìm rồi húc cho tới khi con tầu
xấu số với hai mươi mốt sinh linh chìm hết dưới biển, thành mồi cho lũ
thủy quái, mới chịu bỏ đi. Chỉ còn mình Mai, được quấn trong một tấm
vải, không quần, không áo, co ro như con tôm vừa bị lột vỏ, thất thần
nhìn bạn đồng hành chới với vật lộn với sóng biển, rồi thay nhau, từ từ
chìm vào lòng đại dương, trong uất hận, căm hờn. Tội ác này do ai mà
ra?! Mai nhắm mắt không dám nhìn thêm nữa, đầu óc quay cuồng, tưởng như
muốn điên dại, vì sự dã man, tàn bạo, mà chưa bao giờ, Mai có thể hình
dung nổi.
Chúng cho Mai ở trong một góc nhỏ của con tầu, rồi đi tìm những vị trí
có nguồn cá để thả lưới. Thì ra bọn chúng không phải là hải tặc chuyên
nghiệp, mà là ngư phủ Thái lan, chúng vừa đánh cá, vừa cướp bóc những
con người cùng khổ chẳng may lọt vào tầm ngắm của chúng. Sở dĩ chúng
phải sát hại những thuyền nhân của chúng ta, vì chúng sợ lộ hành tung
cướp bóc của chúng. Nhưng cho dù vì bất cứ lý do nào chăng nữa, tội ác
của chúng cũng thật đáng kinh tởm, và không thể dung tha!
Sau khoảng ba tuần làm “vợ” hờ cho một tên có vẻ có máu mặt trong bọn,
và khi tới thời kỳ vào đất liền để lấy thực phẩm, gã “chồng hờ” của Mai
cho nàng vào một chiếc thùng đựng nước, bỏ theo một ít thực phẩm, rồi
thả xuống biển, mặc cho con Tạo xoay vần ra sao thì ra! Chúng không dám
đem nàng vào đất liền, sợ bị lộ tẩy.
Thì ra Trời cũng còn “một” mắt,
nên suốt một tuần lênh đênh trên biển trong chiếc “vỏ sò” đó, biển
không nổi phong ba, và rồi những con sóng nhỏ hiền lành cứ từ từ đẩy
nàng gần tới bờ. Mặc dù có một khúc cây, nhưng Mai không biết chèo chống
chi cả, nên chiếc thùng cứ loay quay như gà mắc thóc, và cứ luẩn quẩn
lúc vào, lúc ra. Từ nhỏ tới lớn, Mai chỉ biết ăn học, và làm những việc
nhẹ, cơ thể mảnh khảnh, chân tay yếu đuối, thì làm sao có thể chống chọi
với đại dương bao la, đầy bất trắc.
Đang lúc phân vân, lo lắng, để kiếm cách tiếp cận với bờ, thì một chiếc
ca nô chạy tới gần, Mai vội cởi chiếc áo ngoài vẫy lia lịa, nhưng than
ôi, khi tới gần, nó đảo qua vài vòng, rồi chạy đi mất. Mai ngồi thụp
xuống, nước mắt trào ra, vừa thương thân, vừa giận mình sao mãi gặp
những nghịch tang thương thế này.
Nhưng ơ kìa, chiếc ca nô do ông già ban nãy cầm lái, đang lướt sóng trở
lại. Khi gần tới nơi, ông ta quăng cho Mai một đầu giây, Mai chộp vội
lấy cuốn chặt vào tay, gật đầu ra dấu. Ông già cho ca nô kéo Mai vào gần
tới bờ, thì chạy thật nhanh, rồi buông sợi giây, để chiếc thùng của Mai
tự lao vào một mình, vì chính quyền Thái đã ra lệnh cấm không cho công
dân của họ vớt người vượt biển.
Cảnh sát Thái trên bờ đã trông thấy cảnh tượng hãn hữu đó, cho xe ra tận
nơi, đưa Mai vào đồn cảnh sát. Ngày hôm đó, Mai vẫn còn nhớ, chính là
ngày mùng 1 Tháng Năm 1984, sau đúng một tháng “bẩy nổi ba chìm” trên
sóng nước bao la. Một người đàn bà Thái, hay làm từ thiện, nghe được tin
tức trên đài phát thanh, đến đồn cảnh sát, xin lãnh Mai đưa vào bệnh
viện, để khám sức khỏe và điều trị.
Một tuần sau, Mai được thông báo nàng đã có thai, nàng để tay lên bụng,
nước mắt tuôn trào, thương cho phận mình, thương cho đứa con vừa được
tượng hình trong hoàn cảnh vô cùng éo le này. Nơi Mai điều trị là một
bệnh Công Giáo, nên không có chuyện phá thai. Ít lâu sau Cao Ủy Quốc Tế
về người tỵ nạn CS đến phỏng vấn, rồi đưa Mai đến trại tỵ nạn Song Khla,
đã có rất nhiều người Việt ra đi vào những năm trước đó hiện đang ở
đây. Chỉ mấy ngày sau đó Mai cảm thấy khó ở, thì ra cái thai đã tự nhiên
bị đào thải ra ngoài. Cũng còn may, vì một vấn nạn đã được ơn trên sắp
đặt, an bài!
Trong vòng nửa năm ở Thái lan Mai đã lần lượt được chuyển đi các trại:
từ Song khla đến Sikiew, rồi qua Panat Nikhom. Trong thời gian ở qua các
trại tỵ nạn, Mai được nghe nhiều truyện cũng rất thương tâm cho số phận
những thuyền nhân Việt Nam:
Có những con tầu với 40-50 người lúc ra đi, nhưng chỉ vào tới bờ được 4-5 người mà thôi!
Một chiếc thùng phi đã cứu mạng được 5 phụ nữ và một em bé, của một
chiếc tầu bị bọn man di, mọi rợ phá hủy cho chìm, để phi tang.
Trước cảnh em gái bị hãm hiếp, một thanh niên nhảy vô sống mái với hải
tặc, đã bị chúng dùng cây sắt đánh rơi hàm dưới ra, chỉ còn dính miếng
da.
Một người chồng thấy vợ bị làm
nhục ngay trước mắt, cũng liều chết xông vào ăn thua đủ với bọn côn đồ,
hải khấu; bị chúng đổ xăng đốt cháy, nhưng đã nhanh chân nhảy xuống
biển, bám vào cánh chân vịt của con tầu, vì là ngư dân, nên anh ta có
thể cầm hơi dưới nước khá lâu, cho tới khi chúng bỏ đi, mới dám trồi
lên. Sau khi bọn hải khấu bỏ đi, chiếc tầu của đám thuyền nhân này cũng
bị hỏng máy, nhưng ý chí phấn đấu với nghịch cảnh của họ vẫn mạnh mẽ; họ
đã cùng nhau làm một chiếc bè, và cuối cùng, mọi người trên bè cũng
được kéo vào bờ, kể cả người bị đánh rụng hàm, và người bị đốt phỏng
lưng!
Trường hợp của Mai là một “case” quá đặc biệt, nên Mai đã được đặc cách
giải quyết sớm, nên chỉ sau nửa năm, Mai đã có mặt tại tiểu bang New
York, Hoa Kỳ. Một người con gái yếu đuối như Mai, mà phải vượt qua một
giai đoạn kinh khủng như kể trên, mà giờ này vẫn còn tồn tại bình yên,
thì quả là một sự kiện đặc biệt, hiếm có trong số mấy triệu người Việt
tỵ nạn CS trên khắp thế giới.
Kính thưa quý độc giả thân thương, không phải chỉ một mình Mai chịu số
phận oan khiên nghiệt ngã như trên, mà còn hàng trăm ngàn người con gái
khác của mẹ Việt Nam cũng cùng chung số phận như Mai, và còn hơn Mai, là
vì họ đã mãi mãi nằm sâu trong lòng đại dương bao la, và mãi mãi không
thể ngậm cười nơi chín suối. Chế độ nào, tập đoàn nào đã tạo ra thảm
cảnh này? Chẳng cần ai phải trả lời câu hỏi ngớ ngẩn này! Vậy mà, chúng
ta có biết không, đã có biết bao nhiêu người, mới đó, giờ này đã không
còn nhớ gì tới những “thành tích” đáng nguyền rủa của CS. Mẩu truyện nhỏ
rất trung thực trên đây được thâu âm, rồi viết lại cho trôi chảy, để
phần nào nhắc nhở cho những ai mau quên quá khứ, mà lại cả tin vào những
ngọt bùi, gian trá của bọn lưu manh, được phần nào thức tỉnh. Xin chân
thành cảm ơn sự theo dõi câu truyện của quý độc giả.
TQC Van Truong
Nguồn Người Việt
TQC Van Truong
Nguồn Người Việt
TỬ CẤM THÀNH BĂC KINH
TỬ CẤM THÀNH BĂC KINH
Tử Cấm thành (紫禁城) Bắc Kinh, Trung Quốc hay Cố Cung (故宮) (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院, Cố Cung bác vật viện). Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 9999 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc xung quanh.
Các số liệu thực tế:
Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (外廷) (còn gọi là Tiền triều 前朝) phía Nam dành cho các lễ nghi, và Nội đình (内廷) (tức Hậu cung 后宫) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.
Phía Tây Nam và Đông Nam của Tiền triều là Võ Anh điện (武英殿) (H) và Văn Hoa điện (文華殿) (J). Võ Anh điện là nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều, còn Văn Hoa điện là nơi lưu trữ thư pháp của Hoàng đế. Phía Đông Bắc là Nam tam sở (南三所)(K), là nơi ở của Hoàng thái tử.
Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung lớn (Hậu tam cung 后三宫): Càn Thanh cung (乾清宮), Giao Thái điện (交泰殿) và Khôn Ninh cung (坤宁宫). Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương. Đây là nơi giữ 25 loại ấn quan trọng của nhà Thanh cũng như các vật dụng dùng cho các nghi lễ. Từ thời Ung Chính, vua chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện (养心殿) (N) phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi cung Khôn Ninh.
Đằng sau ba điện là một khu vườn khá nhỏ, tên là Ngự Hoa viên (M). Phía bắc của khu vườn là Thần Võ môn (B). Xung quanh điện Dưỡng Tâm là nơi làm việc của Bộ Quân Cơ (Quân Cơ Xứ 军机处) và các quan lại chủ chốt.
Mỗi bên Đông và Tây của cung Càn Thanh là sáu cung khác, gọi là Đông lục cung và Tây lục cung. Từ đời Ung Chính, Hoàng hậu sẽ chọn một trong mười hai cung này để ở. Đây còn là nơi ở của các phi tần và con cái của Hoàng đế.
Tây lục cung nằm ở phía Bắc Điện Dưỡng Tâm, gồm:[5]
Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn Môn - cửa ra vào Tử Cấm Thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Nơi này từng nhiều lần xảy ra hỏa hoạn: năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía nam đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ chính điện, hậu điện cùng với đông tây phối điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung. Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được.Linh Chiểu hiên (Thủy Tinh cung)
Tại sao Tử Cấm Thành có 9.999 gian phòng nhưng không có dù chỉ một nhà vệ sinh? Tử Cấm thành (紫禁城) Bắc Kinh, Trung Quốc hay Cố Cung (故宮) (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院, Cố Cung bác vật viện). Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 9999 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc xung quanh.
Các số liệu thực tế:
- Diện tích: 720.000 m²
- Số công trình: 800
- Số phòng: 9999
- Số nhân lực ước tính: 1.000.000
Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]
Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Nó gồm 980 căn nhà với 8,886 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7.9 m và dày 6 m, với hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp (E) với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các (滕王阁) và Hoàng Hạc lâu (黄鹤楼). Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ môn (午门) (A); Thần Vũ môn (神武门)(B); Đông Hoa môn (东华门)(D) và Tây Hoa môn (西华门)(C).Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (外廷) (còn gọi là Tiền triều 前朝) phía Nam dành cho các lễ nghi, và Nội đình (内廷) (tức Hậu cung 后宫) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.
Tiền Triều[sửa | sửa mã nguồn]
Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện (三大殿) là Thái Hòa điện (太和殿), Trung Hòa điện (中和殿) và Bảo Hòa điện (保和殿).[4]. Thái Hòa điện ban đầu có tên là Phụng Thiên điện (奉天殿) là điện lớn nhất, cao 30 m so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng. Trung Hòa Điện ban đầu có tên là Hoa Cái điện (华盖殿) nhỏ hơn, là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ. Phía sau là Bảo Hòa điện ban đầu có tên là Cẩn Thân điện (谨身殿), để tập dượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử. Cả ba điện đều có ngai vàng, và cái lớn nhất được đặt ở Thái Hòa điện.Phía Tây Nam và Đông Nam của Tiền triều là Võ Anh điện (武英殿) (H) và Văn Hoa điện (文華殿) (J). Võ Anh điện là nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều, còn Văn Hoa điện là nơi lưu trữ thư pháp của Hoàng đế. Phía Đông Bắc là Nam tam sở (南三所)(K), là nơi ở của Hoàng thái tử.
Hậu Cung[sửa | sửa mã nguồn]
Hậu cung được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài, là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Ở triều Thanh, Hoàng đế ở và làm việc chủ yếu ở Hậu cung, còn Tiền triều chỉ được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng.Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung lớn (Hậu tam cung 后三宫): Càn Thanh cung (乾清宮), Giao Thái điện (交泰殿) và Khôn Ninh cung (坤宁宫). Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương. Đây là nơi giữ 25 loại ấn quan trọng của nhà Thanh cũng như các vật dụng dùng cho các nghi lễ. Từ thời Ung Chính, vua chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện (养心殿) (N) phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi cung Khôn Ninh.
Đằng sau ba điện là một khu vườn khá nhỏ, tên là Ngự Hoa viên (M). Phía bắc của khu vườn là Thần Võ môn (B). Xung quanh điện Dưỡng Tâm là nơi làm việc của Bộ Quân Cơ (Quân Cơ Xứ 军机处) và các quan lại chủ chốt.
Mỗi bên Đông và Tây của cung Càn Thanh là sáu cung khác, gọi là Đông lục cung và Tây lục cung. Từ đời Ung Chính, Hoàng hậu sẽ chọn một trong mười hai cung này để ở. Đây còn là nơi ở của các phi tần và con cái của Hoàng đế.
Tây lục cung nằm ở phía Bắc Điện Dưỡng Tâm, gồm:[5]
- Vĩnh Thọ cung (永寿宫) (1)\
- Vĩnh Thọ môn
- Chính điện ở tiền viện
- Đông điện và tây điện
- Chính điện ở hậu viện
- Tỉnh đình (giếng).
- Dực Khôn cung (翊坤宫) (2)
- Dực Khôn môn
- Chính điện (ở tiền viện)
- Nguyên Hòa Điện (còn gọi là Đạo Đức đường)
- Thể Hòa điện
- Bình Khang thất
- Ích Thọ trai
- Thủy đình (giếng nước)
- Trữ Tú cung (儲秀宮) (3)
- Thể Hòa điện (體和殿)
- Lệ Cảnh hiên (麗景軒)
- Thái Cực Điện / Khải Tường cung (太極殿 / 啟祥宮) (4)
- Thể Nguyên điện (體元殿)
- Thể Hòa điện (體和殿)
- Trường Xuân cung (长春宫) (5)
- Chính điện
- Đông thứ gian
- Tây thứ gian
- Đông sao gian (sao gian là gian ở phía ngoài cùng)
- Tây sao gian
- Tuy Thọ điện (Ưng Thiên Khánh)
- Thừa Hi điện (Tuy Vạn Bang)
- Hí thai (sân khấu kịch)
- Bình môn (cửa ngăn)
- Di Tình Thư Sử
- Ích Thọ trai
- Lạc Chí hiên
- Tỉnh đình (giếng)
- Hàm Phúc cung (咸福宮) (6)
- Hàm Phúc môn
- Chính điện
- Đông điện
- Tây điện
- Hậu điện
- Đông điện, tây điện
- Tỉnh đình (giếng)
- Cảnh Nhân cung (景仁宫) (7)
- Cảnh Nhân môn
- Đông điện, tây điện
- Chính điện (ở hậu viện)
- Đông điện
- Tây điện
- Phía tây nam hậu viện có 1 tỉnh đình (giếng)
- Thừa Càn cung (承乾宫) (8)
- Chung Túy cung (钟粹宫) (9)
- Chung Túy môn
- Chính điện
- Đông tiền điện
- Tây tiền điện
- Hậu điện
- Đông hậu điện
- Tây hậu điện
- Phía tây nam khoảng sân trước hậu điện có 1 tỉnh đình (giếng)
- Diên Hi cung (延禧宫) (10)
- Diên Hi môn
- Chính điện (ở tiền viện)
- Đông điện, tây điện
- Chính điện (ở hậu viện)
- Đông điện
- tây điện
Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn Môn - cửa ra vào Tử Cấm Thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Nơi này từng nhiều lần xảy ra hỏa hoạn: năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía nam đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ chính điện, hậu điện cùng với đông tây phối điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung. Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được.Linh Chiểu hiên (Thủy Tinh cung)
- Lầu chính
- Đông lầu
- Tây lầu
- Vĩnh Hòa cung (永和宫) (11)
- Cảnh Dương cung (景阳宫) (12)
- Cảnh Dương môn
- Chính điện (ở tiền viện)
- Trước chính điện có 1 đài ngắm trăng.
- Đông điện,
- Tây điện
- Chính điện (ở hậu viện)
- Tịnh Quan trai
- Cổ Giám trai
- Phía tây nam hậu viện có 1 giếng nước.
- Từ Ninh cung (慈宁宫) (13): Phía Tây Nam Dưỡng Tâm điện, là nơi ở của Hoàng hậu và phi tần của các đời vua trước.[7]
- Thọ Khang cung (寿康宫) (14): Phía Tây Từ Ninh cung, xây dựng từ đời Ung Chính, là nơi ở của Hoàng hậu và phi tần của các đời vua trước.[8]
- Ninh Thọ cung (宁寿宫) (O): Phía Đông Nam của Hậu cung, xây dựng bởi Càn Long để ở sau khi thoái vị, là một mô hình thu nhỏ của Tử Cấm thành với Tiền triều, Hậu cung và các đền điện. Cửa vào được trang trí bằng hình chín con rồng (Cửu Long Bích 九龙壁)
- Phụng Tiên điện (奉先殿) (15): Phía Đông Nam của Đông lục cung, là nơi thờ cúng tổ tiên.[9]
- Khâm An điện (钦安殿) (16): Nằm ở giữa Ngự Hoa viên, là nơi thờ cúng thần linh.[10]
Công trình vĩ đại gần 600 năm này của Trung Quốc vẫn luôn khiến nhiều người tò mò về những câu chuyện kỳ bí xung...
Tử Cấm Thành hay Cố Cung là cung điện của
cả các triều đại từ nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Tử Cấm Thành
được bắt đầu xây dựng vào thời vua Minh Thành Tổ Chu Đệ, ngày nay nó
trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc.
\
\
Công trình vĩ đại gần 600 năm
này của Trung Quốc vẫn luôn khiến nhiều người tò mò về những câu chuyện
kỳ bí xung quanh nó như tại sao lại có 9999 phòng, tại sao cả một khu
vực rộng lớn 720.000m2 lại không lấy một cái nhà vệ sinh, không có đèn
đường?
Cùng khám phá những sự thật về Tử Cấm Thành của Trung Quốc, chắc chắn sẽ có rất nhiều điều thú vị đấy!
Tại sao Tử Cấm Thành lại có 9.999 gian phòng mà không xây tròn thành 10.000?
Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa xưa,
chỉ có Ngọc hoàng đại đế - vị vua tối cao của bầu trời, chủ của thiên
đình mới có thể sở hữu và sử dụng 10.000 gian phòng.
Xưa kia, hoàng đế Trung Quốc vẫn luôn được
coi là thiên tử, con trời, địa vị thấp hơn Ngọc hoàng đại đế nên không
thể sử dụng 10.000 gian phòng. Chính vì vậy, Tử Cấm Thành được xây dựng
với 9.999 phòng là tối đa.
Tại sao Tử Cấm Thành không có đèn đường?
Tử Cấm Thành là một quần thể rộng lớn với các khu nhà to, nhỏ nối tiếp nhau nhưng tuyệt nhiên không có lấy một chiếc đèn đường trong suốt 300 năm.
Nguyên nhân là vào thời Minh Hy
Tông Chu Do Hiệu kế vị (1621), thái giám Ngụy Trung Hiền thâu tóm
quyền lực trong triều đình, làm nhiều điều khuất tất trong đêm tối nên
hắn lấy cớ phóng tránh tấu chuẩn loại bỏ hết tất cả đèn đường trong Tử
Cấm Thành.
Từ đó, Tử Cấm Thành không có
đèn đường trong suốt triều đại nhà Minh, cho tới nhà Thanh (vì muốn bắc
chước nhà Minh) và mãi cho đến về sau.
Khi xây dựng Tử Cấm Thành các kiến trúc sư đã "quên" không xây nhà vệ sinh?
Khách tới thăm quan Tử Cấm Thành dễ dàng nhận thấy tất cả những nhà vệ sinh công cộng trong quần thể kiến trúc rộng lớn này không đều được mới xây dựng. Các kiến trúc sư thời xưa thiết kế không hề có nhà vệ sinh trong quần thể này.
Trước đây, vua chúa, hoàng hậu, hàng nghìn cung nữ, thái giám... trong cung cấm đều giải quyết “nhu cầu” bằng cách sử dụng chậu và thùng vệ sinh. Chúng được thiết kế có nắp và trải tro rơm rạ hoặc tro cỏ ở bên trong. Sau khi “giải quyết” xong, chất thải sẽ được đổ vào thùng và được đem đi xử lý ngay.
Tất nhiên, đồ của các “chủ nhân” được thiết kế cầu kỳ hơn, còn đồ của các cung nữ và các thái giám chỉ được làm bằng nguyên liệu sứ thô.
Năm 1402, sau khi dẫn quân từ Bắc Kinh về đánh chiếm được Nam Kinh, Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi hoàng đế. Sau đó, vị vua này quyết định dời đô về Bắc Kinh, bắt tay vào việc gây dựng cơ đồ tại đây.
Để xây dựng cung điện theo ý mình (một cách để củng cố thêm quyền lực), Chu Đệ đế đã cử người đi khắp nơi tìm kiếm thầy phong thủy cũng như thợ thủ công điêu luyện, đưa về Bắc Kinh để bắt tay xây dựng hoàng thành.
Trong suốt quá trình tồn tại cùng thời gian, Tử Cấm Thành luôn chứa đựng rất nhiều những câu chuyện kì bí, ví dụ như tại sao lại xây dựng 9.999 gian phòng? Tại sao cả một khu vực rộng lớn đến như vậy nhưng không hề có đèn đường?
Hay Tử Cấm Thành là nơi cư trú của hàng nghìn người, tại sao lại không có lấy một nhà vệ sinh? Nếu thế, hoàng đế, hoàng hậu, quần thần, cung nữ... tất cả đi vệ sinh bằng cách nào?
Xây dựng 9.999 gian phòng, tại sao lại không xây tròn thành 10.000?
Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa xưa, chỉ có Ngọc hoàng đại đế mới có thể sở hữu và sử dụng 10.000 gian phòng – một con số chẵn tròn trịa.
Hoàng đế Trung Quốc xưa kia luôn tự xem mình là thiên tử - con trời, nên tuyệt đối không thể sánh vai với Ngọc hoàng đại đế, vì thế, Tử Cấm Thành khi xây dựng đã bị hạn chế về số lượng gian phòng, lấy con số 9.999 làm tối đa.
Tại sao Tử Cấm Thành không có đèn đường?
Các khu nhà trong Tử Cấm Thành san sát nhau, to nhỏ nối tiếp, ấy thế nhưng trong một quần thể kiến trúc rộng lớn đến vậy, trong suốt 300 năm không có lấy một chiếc đèn đường. Phải chăng đây là sơ suất của các kiến trúc sư xây dựng Tử Cấm Thành ngày đó?
Giả thiết này hoàn toàn không chính xác.
Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời kỳ đầu của nhà Minh. Khi đó, các con đường bên trong thành đều đã có đèn đường, buổi tối đi lại không gặp quá nhiều khó khăn.
Vào năm 1621, Minh Hy Tông Chu Do Hiệu kế vị, thái giám Ngụy Trung Hiền thâu tóm quyền lực trong triều đình, thế lực leo thang nhanh chóng.
Ông ta cùng tay chân, đồng bọn của mình bày mưu bức hại Trung Lương. Vì thường xuyên ra vào thành trong đêm tối, làm những việc khuất tất nên Ngụy Trung Hiền lấy cớ phòng tránh hỏa hoạn, tấu chuẩn loại bỏ hết tất cả đèn đường trong Tử Cấm Thành.
Từ đó, cả một triều đại nhà Minh, Tử Cấm Thành không có đèn đường. Nhà Thanh vì muốn bắt chước nhà Minh nên quần thể này cho đến mãi về sau cũng không được lắp đèn đường.
Tử Cấm Thành rộng lớn như vậy nhưng không có đến một cái nhà vệ sinh
Đến tham quan Tử Cấm Thành, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy bên trong quần thể kiến trúc này không có lấy một nhà vệ sinh. Tất cả những nhà vệ sinh công cộng hiện nay đều là được xây dựng mới để phục vụ du khách.
Vậy thì trước đây, hàng nghìn người sống trong cung cấm đi vệ sinh bằng cách nào?
Câu trả lời là trước đây, tất cả mọi người đều sử dụng chậu và thùng vệ sinh. Những thiết bị này được thiết kế có nắp, bên trong được trải tro rơm rạ hoặc tro cỏ. Đại tiểu tiện và chậu xong, chất thải sẽ được đổ vào thùng và được đem đi xử lý ngay, vì thế trong cung không có mùi hôi thối.
Trong Tử Cấm Thành, chậu và thùng vệ sinh cũng được phân chia thứ hạng. Đồ của cung nữ và thái giám được làm bằng nguyên liệu sứ thô. Đồ của vua, hoàng hậu và phi tần được thiết kế cầu kỳ và thoải mái hơn.
Xem thêm:
Tại sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được phát hiện nhưng vẫn còn là bí ẩn?
Giải mã kiến trúc 2.500 năm tuổi giúp Tử Cấm Thành vượt qua 200 trận động đất
Thứ Sáu, 15/12/2017
Theo Trí thức trẻ 12:01 15/12/2017
Thursday, December 14, 2017
NỮ KỸ SƯ HÓA HỌC GỐC VIỆT CHẾ DẦU NÓNG SONG NGƯ
NỮ KỸ SƯ HÓA HỌC GỐC VIỆT CHẾ DẦU NÓNG SONG NGƯ
November 11, 2017
Dầu nóng Song Ngư của N'Vive Essential.(Hình: N'Vive cung cấp)
Linh Nguyễn/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Một nữ kỹ sư hóa học gốc Việt vừa công bố áp dụng kỹ thuật mới để chế tạo dầu nóng Song Ngư, nhằm giúp giảm đau nhức cho người cao niên trong cộng đồng người Việt. Đó là cô Jackie Phan, chủ nhân và là tổng giám đốc công ty mỹ phẩm N’Vive Essentials ở Westminster.
“Sau 17 năm hoạt động trong cộng đồng, ngoài việc cung cấp các loại mỹ phẩm, chúng tôi nghiên cứu một loại dầu nóng thiên nhiên và hiệu quả nhanh, mùi dễ chịu, dành cho quý vị cao niên, trong đó có cha mẹ tôi, tuổi già hay bị đau nhức khi thời tiết thay đổi. Từ đó dầu nóng Song Ngư ra đời, đến nay đã được hơn bảy năm,” cô Jackie Phan nói với nhật báo Người Việt.
Cô Jackie Phan, chủ nhân và tổng giám đốc công ty N’Vive. Westminster. (Hình: N’Vive cung cấp)
Cô cho biết dầu nóng Song Ngư là dạng dầu
tinh luyện từ những dược thảo, như lá the mùi bạc hà (mint), lá khuynh
diệp, Salicylates và Menthol Chrystals nên với kỹ thuật và công thức mới
trị giảm đau, người dùng sẽ thấy hiệu nghiệm mau chóng.
“Dầu nóng Song Ngư đặc biệt có thể thấm qua
làn da, không như các loại dầu khác chỉ nằm ở trên mặt da, làm rung tạo
sức đẩy các chỗ bị tắc nghẽn, làm lưu thông huyết mạch. Chính vì bị tắc
nghẽn mà cơ thể sinh ra đau nhức,” cô giải thích.
Cô cho biết các chất liệu trong dầu nóng Song Ngư đều có những đặc tính
riêng, giúp đem lại sự sảng khoái và dễ chịu cho người dùng.
“Chất dầu peppermint giúp làm mát lâu nơi bị đau nhức.Chất dầu khuynh diệp để chống sưng, viêm, giảm đau đau khớp và các dấu hiệu cảm lạnh. Chất Methyl Salicylates, có trong asperine để chống đau nhức,” cô giải thích, và tiếp: “Dầu nóng Song Ngư được dùng ngoài da và các khớp xương để giảm đau nhức, nhất là những người lớn tuổi, buổi sáng thấy cơ thể rã rời, thiếu năng lực, nhức đầu, chóng mặt, nhất là những khi thấy buồn nôn, dùng dầu này sẽ thấy hiệu quả ngay.”
Vị nữ kỹ sư chia sẻ tâm niệm: “Với dầu nóng Song Ngư, chúng tôi chỉ mong quý cụ, quý bác được hết đau nhưng, để có thể hoạt động, vui chơi với con cháu, như biểu hiện của cặp cá Song Ngư vẫy vùng thỏa thích.”
Dầu nóng Song Ngư có thể tìm thấy nơi các chợ và tiệm mỹ phẩm của người Việt khắp nơi và ở Little Saigon.
Trang web của N’Vive là: www.nvive99.com
NHÀ GIÁO VŨ CÔNG HIỀN ĐOẠT 4 GIẢI THƯỞNG ẢNH NGHỆ THUẬT Ở ARGENTINA (FEDERATION ARGENTINA DE FOTOGRAFIA 2017
GỬI Ý KIẾN CỦA
NGÔ MINH HẰNG *HÀNH TRANG TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG VỀ
HÀNH TRANG TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG VỀ
– Chị người Việt Nam hả chị?
Nghe tiếng hỏi như reo của người bên cạnh, một phản ứng tự nhiên, Hân
ngưng viết, rời mắt khỏi quyển vở, ngước lên hướng về phía vừa vang lên
tiếng nói để tìm người hỏi câu hỏi. Qua chiếc mũ vải rộng phủ
xuống che một phần trán, Hân bắt gặp một đôi mắt nửa như vui mừng,
nửa như ngạc nhiên của người phụ nữ tuổi chừng không quá bốn mươi.
Hân chưa kịp trả lời thì người phụ nữ đã tíu tít như chim:
– Chuyến đi này ít người Việt quá chị ha. Thấy chị từ nãy, nghi là người
Việt Nam nhưng em không dám chào, sợ không phải thì quê xệ . Tò mò lén
ngó vào cuốn vở, thấy chị viết tiếng Việt nên em mới dám hỏi đó.
Hân nhìn người đồng hương mỉm cười:
– Chào chị, vâng, tôi người Việt.
– Chị du lịch Việt Nam ăn Giáng Sinh à ? Sao sớm thế? Bây giờ mới là đầu
tháng 11 thôi mà! Chắc chị ở lại chơi lâu hả chị? Vui hén !
À, thì ra thế, cứ ai là người Việt mà đi
đường bay dừng lại ở Hồng Kông thì ngay tức khắc, được cho là về “du
lịch Việt Nam”. Điều đó, Hân nghĩ có lẽ cũng thường thôi. Có thể người
ta nghĩ rằng vì xa quê hương, lòng người ai cũng xót xa thương nhớ, nhất
là lúc sau này, do sự ngọt ngào chiêu dụ của nhà cầm quyền Việt cộng,
một số người Việt Nam ở nước ngoài đã bùi tai, nhẹ dạ tin vào sự đổi
thay do họ quảng cáo, hớn hở đem tiền đầu tư để không lâu sau đó, mang
thảm bại trở về.
Ngày đi âm thầm, ngày về cũng âm thầm. Nhưng hai nỗi âm thầm lại khác nhau một trời một vực. Ngày đi âm thầm vì sợ đồng hương tị nạn biết mình thậm thọt về làm ăn với Việt cộng nên đi gần như trốn lén. Trốn lén trong âm thầm nhưng hớn hở hy vọng về những thành công trong tương lai. Một thành công to lớn về tiền bạc hoặc lẫy lừng về công danh. Nhưng nỗi âm thầm của ngày về thì lại cay đắng không cùng. Càng cay đắng hơn vì nạn nhân không dám thở than, thổ lộ cùng ai mà chỉ một mình nuốt hận, cay đắng vì phải bỏ của chạy lấy người. Mang thân về được vùng đất tạm dung là may mắn lắm, vì đã có bao người không những bị nhà nước CSVN tịch thu hết tiền của mà thân lại vướng ách tù đày.
Ngày đi âm thầm, ngày về cũng âm thầm. Nhưng hai nỗi âm thầm lại khác nhau một trời một vực. Ngày đi âm thầm vì sợ đồng hương tị nạn biết mình thậm thọt về làm ăn với Việt cộng nên đi gần như trốn lén. Trốn lén trong âm thầm nhưng hớn hở hy vọng về những thành công trong tương lai. Một thành công to lớn về tiền bạc hoặc lẫy lừng về công danh. Nhưng nỗi âm thầm của ngày về thì lại cay đắng không cùng. Càng cay đắng hơn vì nạn nhân không dám thở than, thổ lộ cùng ai mà chỉ một mình nuốt hận, cay đắng vì phải bỏ của chạy lấy người. Mang thân về được vùng đất tạm dung là may mắn lắm, vì đã có bao người không những bị nhà nước CSVN tịch thu hết tiền của mà thân lại vướng ách tù đày.
Một số khác không về Việt Nam để kinh
doanh nhưng họ về vì họ đã mau chóng quên đi cuộc sống đau thương tủi
nhục do những người “chiến thắng” đã tạo ra cho họ và cho thân nhân, họ
hàng, dân tộc họ sau ngày 30/4/1975. Quên con đường vượt biên gian khổ
có đầy máu và nước mắt. Quên những tiếng thét hãi hùng tuyệt vọng chìm
vào đại dương của những người thiếu nữ không may bị hải tặc hãm hiếp,
bắt đi.
Quên những đôi mắt cứng đơ, trợn trừng uất hận trên những khuôn mặt bê bết máu của những người đàn ông, thanh niên vì phản đối hành vi thô bỉ mà bị hải tặc giáng búa vào đầu. Quên những xác người nổi chìm theo sóng và làm mồi cho cá. Quên cả hình ảnh bi thương của những em bé bất hạnh nằm thoi thóp nhay vú mẹ khi người mẹ chỉ còn là cái xác rũ xuống bên bờ đảo san hô cùng với những mảnh vụn của xác con tàu.
Họ quên hết và không ngần ngại đổi tất cả những ký ức đau thương của đồng loại, của dân tộc họ để lấy tờ nhập cảnh về Việt Nam du lịch mọi miền danh lam thắng cảnh, để khoe áo gấm cho xóm làng thèm thuồng kính nể, để xóa đi hình ảnh thằng Cu con Tí nghèo hèn rách rưới ngày nào, để ăn chơi hưởng thụ vung đô la mua những giờ phút đế vương trên muôn ngàn nỗi nhục nhã khốn cùng của chính dân tộc mình, trên thân xác và tâm hồn ngây thơ tội nghiệp của những em bé gái mười sáu, mười lăm, của những nữ sinh bị cám dỗ bởi đô la và cuộc sống ăn chơi trụy lạc hoặc của những người mẹ khốn khổ cần tiền chạy chữa thuốc men cho đứa con đang đau ốm.
Quên những đôi mắt cứng đơ, trợn trừng uất hận trên những khuôn mặt bê bết máu của những người đàn ông, thanh niên vì phản đối hành vi thô bỉ mà bị hải tặc giáng búa vào đầu. Quên những xác người nổi chìm theo sóng và làm mồi cho cá. Quên cả hình ảnh bi thương của những em bé bất hạnh nằm thoi thóp nhay vú mẹ khi người mẹ chỉ còn là cái xác rũ xuống bên bờ đảo san hô cùng với những mảnh vụn của xác con tàu.
Họ quên hết và không ngần ngại đổi tất cả những ký ức đau thương của đồng loại, của dân tộc họ để lấy tờ nhập cảnh về Việt Nam du lịch mọi miền danh lam thắng cảnh, để khoe áo gấm cho xóm làng thèm thuồng kính nể, để xóa đi hình ảnh thằng Cu con Tí nghèo hèn rách rưới ngày nào, để ăn chơi hưởng thụ vung đô la mua những giờ phút đế vương trên muôn ngàn nỗi nhục nhã khốn cùng của chính dân tộc mình, trên thân xác và tâm hồn ngây thơ tội nghiệp của những em bé gái mười sáu, mười lăm, của những nữ sinh bị cám dỗ bởi đô la và cuộc sống ăn chơi trụy lạc hoặc của những người mẹ khốn khổ cần tiền chạy chữa thuốc men cho đứa con đang đau ốm.
Chắc là thành phần về du lịch Việt Nam tìm vui vừa kể đông hơn những
người về kinh doanh nên sự việc thấy người Việt dừng lại ở phi trường
Hồng Kông trước khi lên máy bay đi tiếp, người ta cho ngay là người ấy
về du lịch Việt Nam, bởi vì hình ảnh những người về du lịch đó đã thành
một ấn tượng thông thường.
Nghĩ thế, Hân lại mỉm cười:
– Dạ không, tôi không về du lịch Việt Nam. Tôi đi Philippine.
Người thiếu phụ nhìn Hân ngạc nhiên:
– Ủa, người Việt Nam mà sao chị không về Việt
Nam mà lại đi thăm nước Philippine chi vậy? Phi có gì hay đâu mà chị
thăm? Người Phi còn sang Việt Nam du lịch và mua đồ đó chị. Mà nước Phi
cũng gần. Chị thăm Phi xong chị về Việt Nam chơi một chuyến đi. Mà chị ở
đâu vậy? Mỹ hả. Chị xa Việt Nam lâu chưa?
Hân hơi khó chịu vì bị hỏi dồn dập nhưng nàng vẫn mỉm cười trả lời nhưng chỉ trả lời phần nào câu hỏi:
– Dạ tôi xa Việt Nam đã hơn hai mươi lăm năm và đi Phi thăm một người bạn bịnh.
Người phụ nữ đồng hương lại vui vẻ líu lo:
– Mèn đét! nếu chị xa Việt Nam lâu thế thì
chị càng nên về. Đến em mà mỗi năm em còn về vài lần kia mà. Về một lần
cho biết đi chị. Bộ chị không nhớ Việt Nam sao? Việt Nam bây giờ thay
đổi lắm. Thành phố được xây dựng lớn hơn. Nhiều biệt thự sang trọng đẹp
đẽ hơn. Người ta giàu hơn, dân đông hơn và nhà nước thì cũng dễ dãi hơn.
Phố xá lúc nào cũng tấp nập đông vui. Hàng quán mọc lên như nấm và bán
không thiếu một sự gì. Mà lại rẻ rề à chị. Người Việt mình về du lịch
nhiều lắm. Họ mua đủ thứ đem đi. Em nói thiệt nghe, chị không về thì là
cả một sự thiếu sót đó chị à!
Tiếng “à” được kéo dài ra và người đồng hương
có vẻ tự hào về sự hiểu biết của chị về Việt Nam. Chị chấm dứt đoạn
“quảng cáo” bằng một tràng cười.
Hân im lặng. “Bộ chị không nhớ Việt Nam sao?” Chao
ôi, câu hỏi như mũi dao xuyên vào tim vào óc. Tôi nhớ Việt Nam lắm chứ.
Nhưng chính vì nhớ mà tôi không về đó chị. Nếu nói ra điều mâu thuẫn
thế thì chắc gì chị hiểu được ý tôi. “Việt Nam bây giờ thay đổi lắm”. Đúng
thế, phải thay đổi chứ. Thay đổi để sống còn mà. Mỗi năm bao nhiêu tỉ
mỹ kim từ các nguồn kinh tài và từ quỹ nhân đạo các nước trên thế giới
đổ vào Việt Nam thì ít nhất bề ngoài cũng phải có chút gì thay đổi
để hợp lý và có lý do kiếm thêm đô la cho nặng túi.
Còn chiều sâu thì sao? Cái mô hình của xã hội tư bản đỏ, độc tài, tham lam và tàn bạo thì ai cũng biết nhưng người đồng hương này lại tuyệt nhiên không nói đến. “Thành phố được xây dựng lớn hơn.” Co’ lẽ người đồng hương muốn nói đến những trung tâm du lịch to lớn sang trọng được xây dựng. Các miền danh lam thắng cảnh được tu bổ và khuếch trương với mục đích duy nhất là tạo hấp lực cho du khách, để cũng từ nơi đó, có biết bao em bé Việt Nam gầy gò rách rưới, thất học chạy bám theo chân du khách, giành giựt đánh bóng từng đôi giày, bán từng cái quạt, hộp diêm và nhục nhã khốn khổ hơn là chầu chực để húp từng tô nước phở thừa! “Nhiều biệt thự sang trọng đẹp đẽ hơn… Người ta giàu hơn…”
Hân muốn nói với người phụ nữ rằng người bạn đồng hương ơi, người ta giàu hơn, mà người ta ở đây là ai vậy? Nếu không là những cán bộ, những đảng viên cao cấp, những người hét ra lửa. Họ đang là chủ nhân những ngôi biệt thự sang trọng mà chị vừa khen đấy. Còn những người dân hiền lành khốn khổ của chúng ta ư? Họ ở đâu chị biết không? Họ ở đâu sau khi vườn ruộng đất đai của họ bị nhà nước cướp không để xây biệt thự? Chị có thấy những cuộc biểu tình vô vọng đòi lại nhà cửa ruộng vườn của những người nông dân khốn khổ kia không? “chính quyền thì cũng dễ dãi hơn” vâng, chắc là chị nói đến sự dễ dãi của những người công an và nhân viên đại diện cho chính quyền của họ ở các khu xét hành lý phi trường.
Họ sẽ dễ dãi lắm nếu khi qua mặt họ, những du kha’ch Việt Nam (chỉ những du khách Việt Nam thôi, còn người ngoại quốc thì họ không dám động đến!) biết điều, kèm vào tấm giấy thông hành tờ hai chục đô la. Càng chắc chắn là chị không nhắc đến sự “dễ dãi” mà nhà nước CSVN đã và đang áp dụng với những người như luật gia Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Nguyễn Văn Lý hay thày Thích Quảng Độ đâu.
Và còn nữa chị ạ, còn rất nhiều người tù với tội danh “phản động”, hay “gián điệp” nhưng không có án, hoặc đã bị tử hình âm thầm mà không hề có một phiên tòa nào xét xử. “Hàng quán mọc lên như nấm” vâng, trong đó, chắc chắn là có những “Quán Thiên Đường“. Những quán thiên đường này đưa phần đông tuổi trẻ VN vào hố sâu trụy lạc và băng hoại. Ru họ ngủ mê ngủ mệt để họ mơ hồ hay không còn có ý thức gì về quốc gia, về dân tộc. Ý chí, sức kháng cự và sự suy luận của họ bị thui chột để chỉ còn biết một chiều, tung hô bác Hồ vĩ đại và đảng ta anh hùng đánh thắng đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược ………
Còn chiều sâu thì sao? Cái mô hình của xã hội tư bản đỏ, độc tài, tham lam và tàn bạo thì ai cũng biết nhưng người đồng hương này lại tuyệt nhiên không nói đến. “Thành phố được xây dựng lớn hơn.” Co’ lẽ người đồng hương muốn nói đến những trung tâm du lịch to lớn sang trọng được xây dựng. Các miền danh lam thắng cảnh được tu bổ và khuếch trương với mục đích duy nhất là tạo hấp lực cho du khách, để cũng từ nơi đó, có biết bao em bé Việt Nam gầy gò rách rưới, thất học chạy bám theo chân du khách, giành giựt đánh bóng từng đôi giày, bán từng cái quạt, hộp diêm và nhục nhã khốn khổ hơn là chầu chực để húp từng tô nước phở thừa! “Nhiều biệt thự sang trọng đẹp đẽ hơn… Người ta giàu hơn…”
Hân muốn nói với người phụ nữ rằng người bạn đồng hương ơi, người ta giàu hơn, mà người ta ở đây là ai vậy? Nếu không là những cán bộ, những đảng viên cao cấp, những người hét ra lửa. Họ đang là chủ nhân những ngôi biệt thự sang trọng mà chị vừa khen đấy. Còn những người dân hiền lành khốn khổ của chúng ta ư? Họ ở đâu chị biết không? Họ ở đâu sau khi vườn ruộng đất đai của họ bị nhà nước cướp không để xây biệt thự? Chị có thấy những cuộc biểu tình vô vọng đòi lại nhà cửa ruộng vườn của những người nông dân khốn khổ kia không? “chính quyền thì cũng dễ dãi hơn” vâng, chắc là chị nói đến sự dễ dãi của những người công an và nhân viên đại diện cho chính quyền của họ ở các khu xét hành lý phi trường.
Họ sẽ dễ dãi lắm nếu khi qua mặt họ, những du kha’ch Việt Nam (chỉ những du khách Việt Nam thôi, còn người ngoại quốc thì họ không dám động đến!) biết điều, kèm vào tấm giấy thông hành tờ hai chục đô la. Càng chắc chắn là chị không nhắc đến sự “dễ dãi” mà nhà nước CSVN đã và đang áp dụng với những người như luật gia Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Nguyễn Văn Lý hay thày Thích Quảng Độ đâu.
Và còn nữa chị ạ, còn rất nhiều người tù với tội danh “phản động”, hay “gián điệp” nhưng không có án, hoặc đã bị tử hình âm thầm mà không hề có một phiên tòa nào xét xử. “Hàng quán mọc lên như nấm” vâng, trong đó, chắc chắn là có những “Quán Thiên Đường“. Những quán thiên đường này đưa phần đông tuổi trẻ VN vào hố sâu trụy lạc và băng hoại. Ru họ ngủ mê ngủ mệt để họ mơ hồ hay không còn có ý thức gì về quốc gia, về dân tộc. Ý chí, sức kháng cự và sự suy luận của họ bị thui chột để chỉ còn biết một chiều, tung hô bác Hồ vĩ đại và đảng ta anh hùng đánh thắng đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược ………
Hân vẫn im lặng nhìn người phụ nữ. Cô đơn sơ
và hồn nhiên quá. Nàng thấy không trách gì người đồng hương này được.
Vì ngay như số người được xem là khoa bảng, hay những kẻ đã một thời
hưởng bổng lộc quốc gia và cả một số người từng bị cộng sản cho nếm mùi
tù đắng cay cải tạo mà Hân cũng còn nghe họ nói những lời tương tự như
những điều người phụ nữ này vừa mới nói kia mà. Có kẻ còn cảm ơn Việt
cộng, vì nhờ có ngày mất nước nên gia đình con cái họ mới có dịp ra nước
ngoài, mới thành bác sĩ, kỹ sư, mới có xe hơi… nhà lầu….mới làm chủ
tiệm…. Nghĩ đến đây Hân lắc đầu chán nản.
– Bộ em nói không đúng sao mà chị lắc đầu?
Hân bật cười mà nghe lòng nặng trĩu:
– Không, tôi có nói chị nói sai đâu. Chị nói đúng nhưng chỉ đúng với sự
nhận xét và cái nhìn của chị. Tôi thì nghĩ khác và có nói ra chắc gì
chị thông cảm được.
– Thì chị cứ nói cho em nghe. Em dễ thông cảm người ta lắm. Em thông cảm
chị được mà. Tự nhiên em thấy mến chị và thích nghe chị nói, dù chị có
vẻ dè dặt với em. À, tên chị là gì?
Hân thấy sự nhận xét của người đối diện có phần đúng. Nàng có thói quen
dè dặt với người lạ, nhất là người này lại cứ quảng cáo du lịch cho nhà
nước Việt cộng, một loại quảng cáo không hấp dẫn và thú vị với Hân.
– Chị chưa trả lời em. Tên chị là gì?
Hân cười miễn cưỡng:
– Tôi tên Hân, chị.
– Em tên Linh Thảo. Em nhỏ hơn chị mà. Gọi em là em được rồi. Chị kêu em bằng chị nghe dị quá đi!
Hân buột miệng:
– Ồ, tên đẹp quá.
Hân nói thế nhưng lại cảm thấy cái tên hình như không hợp lắm với ngoại
hình của người mang nó. Dường như đoán được ý nghĩ của Hân, Linh Thảo
cười hồn nhiên nhưng giọng nàng nhỏ xuống:
– Thiệt ra thì em tên Sáu vì em thứ sáu, nhưng khi em có bồ, anh ấy kêu
em là Linh Thảo. Em thấy hay quá nên xài luôn. Đổi cả trong giấy tờ từ
ngày vượt biên đó. Bây giờ em lấy ảnh rồi và tụi em đã có hai con.
Hân bật cười và cảm thấy có chút cảm tình với người phụ nữ vì sự mộc mạc đến ngây thơ của nàng.
Không hiểu sao, Hân nhìn Linh Thảo nhỏ nhẹ:
– Linh Thảo có biết vì sao tôi xa quê hương lâu thế mà lại không về thăm quê hương không?
– Làm sao ai mà biết. – Linh Thảo đổi giọng – À… chị không nói làm sao
em biết. Nói cho em nghe đi. Chị sao chớ em còn cả một giờ nữa mới lên
máy bay lận.
– Có thể những điều tôi nói, Linh Thảo cho là kỳ cục hay không đúng đâu.
Nhưng thôi, tôi cũng nói cho Linh Thảo nghe. Thông cảm đến đâu thì
thông cảm. Chỗ nào cho là không đúng, muốn hỏi thì cứ hỏi.
– Không sao, chị cứ nói đi. Em nói rồi, em thông cảm chị được mà!
Hân xoay hẳn người, nhìn sâu vào mắt Linh Thảo:
– Tôi hỏi thật, Linh Thảo trả lời thật nghe. Linh Thảo có thích sống dưới chế độ Cộng sản không?
– Mèn đét ! sống với cộng sản thì ai mà thích
chị. Tối ngày họ bắt làm theo ý họ. Bắt phải khen bác Hồ và đảng.
Em đâu có thích ở nhưng về chơi thì em thích về.
Linh Thảo lại cười giòn tỏ vẻ thích thú sau câu nói.
Hân cố gắng tìm những lời đơn sơ nhất:
– Cũng như Linh Thảo, tôi không thích
sống dưới chế độ bất công độc tài của cộng sản nên hơn hai mươi lăm năm
trước, tôi vượt biên tìm tự do. Sự ra đi hoàn toàn do tôi chọn lựa. Vì
tôi chọn lựa nên tôi phải trung thành với sự chọn lựa của tôi. Vậy
nên việc không về thăm Việt Nam của tôi giản dị lắm. Tôi không thích họ
thì tôi không về. Nói cho rõ hơn, ngày nào cộng sản còn cai trị nước
Việt nam thì tôi vẫn không về.
Linh Thảo nhìn Hân băn khoăn:
– Vậy …. vậy … chị chỉ về khi không còn họ thôi hả…. mà chị nghĩ chừng nào thì không còn họ hả chị?
– Tôi không biết chắc là chừng nào thì
không còn họ. Có thể là vài năm, vài tháng, cũng có thể lâu hơn. Nhưng
hơn ba mươi năm cai trị đất nước, chúng ta thấy rõ những điều: thứ nhất,
người dân thì bị nhà cầm quyền lấy tài sản, thu nhà, cướp đất. Họ đưa
đơn thưa thì không ai xử. Họ biểu tình thì bị đàn áp, bắt tù. Thứ hai,
những người dám nói thật sự sai trái của nhà cầm quyền hay giúp đỡ dân
chúng nộp đơn khiếu nại thì bị tù và kết án là phản động, là tuyên
truyền chống phá nhà nước, là gián điệp như luật sư Lê Chí Quang,
nhà báo Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
Thứ ba, những bậc tu hành thì bị tù hay quản thúc như linh mục Nguyễn Văn Lý, hòa thượng Thích Quảng Độ, Giáo hội Hoà Hảo cũng bị canh phòng, cấm đoán. Tóm lại, chỉ những ai vâng lời đảng, làm những điều đảng sai khiến thì mới được yên thân . Hơn nữa, đọc lịch sử Việt Nam và cả lịch sử của các nước trên thế giới thì qua đó, tôi thấy chắc chắn một điều rằng chế độ nào mà độc ác quá thì không được lòng dân và phải có ngày bị đào thải, bị tiêu diệt.
Thứ ba, những bậc tu hành thì bị tù hay quản thúc như linh mục Nguyễn Văn Lý, hòa thượng Thích Quảng Độ, Giáo hội Hoà Hảo cũng bị canh phòng, cấm đoán. Tóm lại, chỉ những ai vâng lời đảng, làm những điều đảng sai khiến thì mới được yên thân . Hơn nữa, đọc lịch sử Việt Nam và cả lịch sử của các nước trên thế giới thì qua đó, tôi thấy chắc chắn một điều rằng chế độ nào mà độc ác quá thì không được lòng dân và phải có ngày bị đào thải, bị tiêu diệt.
Linh Thảo nhìn xuống chân. Hai mũi giày nàng day day trên thảm nhưng nét
mặt dường như đang suy nghĩ. Một phút sau, Linh Thảo ngước nhìn Hân:
– Em cũng nghe nhiều người nói vậy đó.
Ác giả ác báo hả chị? Ác độc quá thì làm sao mà thiên hạ ưa cho nổi. Nơi
em ở, có mấy gia đình cũng nói như chị. Họ nhớ Việt Nam nhưng nhứt định
không về thăm Việt Nam. Đến hè, họ đi chơi ở các tiểu bang khác hay đi
Pháp, đi Đức thăm bà con họ. Em thì thích về vì em có mấy con bạn thân ở
quê hồi nhỏ nó cứ rủ em về. Ở ngoại quốc, em không có bạn thân nên
nhiều lúc buồn. Về thì vui thiệt nhưng tốn kém quá. Lại bỏ con cho ông
xã em coi, ông xã em than hoài. Ổng bảo em đừng về nhưng không về thì lần nào gọi điện thoại mấy con bạn em cũng réo…
Linh Thảo ngưng nói, mở xắc tay, lấy trong ví hai tấm ảnh đưa ra trước mặt Hân:
– Chị coi, ông xã em nè. Ảnh thương em lắm nhưng em hơi lấn ảnh. Em mà
bắt chước chị không du lịch Việt Nam hả, người vui nhất là ảnh đó chị!
Còn đây, hai thằng con em. Chị coi tụi nó ngộ và dễ ghét không? Giống
cha nó y hệt à chị!
Trước khi Linh Thảo cầm cái túi hành lý nhỏ chào Hân lên máy bay, nàng dúi cho Hân một tấm danh thiếp:
– Về lại Mỹ, kêu em nghe chị Hân! Đây là số điện thoại tiệm sửa xe của ông xã em.
Nhìn Linh Thảo lẫn vào dòng người trôi vào tunnel, Hân cảm thấy không buồn, không vui.
*
Hai tuần ở Philippine trôi qua thật nhanh. Hân biết thêm được vài
điều mới lạ. Không biết Việt Nam hiện nay thay đổi ra sao, riêng
Philippine, ở thành phố Manila thì Hân thấy đẹp và có nhiều nét văn minh
Âu Mỹ. Các tên cửa tiệm và các biển quảng cáo đều bằng tiếng Anh. Nếu
không nhìn biển người Á Đông tóc đen đi lại hối hả trên các đường phố
thì Hân không nghĩ rằng mình đang ở một nước vùng châu Á.
Thành phố Manila đông dân. Sáng trưa chiều tối người đi lại tấp nập.
Ngay trung tâm thành phố, có những cao ốc tráng lệ không khác những tòa
nhà nhiều tầng ở bất cứ thành phố nào trên nước Mỹ. Cũng tại đây, có một
vài shopping lớn bán đủ mặt hàng ngoại quốc, từ mỹ phẩm đến các loại
quần áo hiệu đắt tiền.
Chung quanh đó là những khu biệt thự kín cổng
cao tường có người gác 24/24. Chỉ khác một điều là thỉnh thoảng, cạnh
những cao ốc đẹp đẽ ấy, cạnh những khu biệt thự sang trọng ấy là những
khóm nhà tôn nghèo nàn vá víu đủ màu, tấm mới, tấm cũ, tấm hoen rỉ,
mọc vô trật tự chen chúc bên nhau. Nhận xét đầu tiên của Hân về thành
phố Manila của Philippine là ở đây, có hai thế giới riêng biệt rõ ràng:
cực giàu và cực nghèo. Số người ở giữa hai giới này có lẽ rất là khiêm
nhượng.
Phần lớn người giàu ở thành phố Manila nhà nào cũng có ít nhất một hai
người giúp việc, một người tài xế và dù xe hơi ở đây giá cao, nhưng
những gia đình giàu có thường có hai ba xe. Hân được giải thích rằng, ở
đây, thành phố giới hạn lượng xe cộ di chuyển nên tùy theo bảng số được
cấp, mỗi xe, một tuần có hai ngày không được chạy ngoài đường, vì thế,
nhiều gia đình bắt buộc phải có hai xe để nếu bảng số chiếc này bị cấm
thì họ dùng chiếc có bảng số không bị cấm trong ngày đó để di chuyển.
Ngược lại, người nghèo thì rất là tội nghiệp.
Họ sống chụm vào với nhau, trẻ con người lớn ăn mặc lôi thôi lếch thếch
nhưng màu sắc. Chợ họ họp ngay ngoài trời trông không khác gì những khu
chợ bình dân, chợ chồm hổm ở các xóm ngõ Việt nam mà Hân có dịp biết
qua.
Người dân sống ở Manila phần lớn di chuyển
bằng xe bus hay những chiếc xe gọi là tricycle. Đó là xe gắn máy, được
ráp vào bên cạnh, phía tay mặt một ghế ngồi gần giống như hình thù chỗ
ngồi của chiếc xe xích lô đạp Việt Nam nhưng nhỏ hơn và có bánh, có mui
bằng kẽm che nắng mưa và có khung kim loại lắp kính hay ni lông dày che
bụi phía trước mặt. Đặc biệt nhất là xe jeep. Người bạn bản xứ giải
thích cho Hân biết, để có những chiếc xe jeep chở hành khách này,
họ dùng đầu máy xe từ nước ngoài, chế cái mình ở trong nước và ráp lại
thành những chiếc xe jeep có một hình thù đặc biệt Philippine mà không
nước nào có được.
Ngoài vòng đai thành phố, những cao ốc vắng
mặt, chỉ còn lại những khu nhà tôn cái cao cái thấp không khác những
khu nhà tôn trong thành phố, nằm chen chúc với nhau. Xa hơn là những
mảnh ruộng lúa phì nhiêu, có nơi vừa gặt, có nơi lúa chín đang nằm chờ
tay người và cũng có những mảnh ruộng lúa còn xanh con gái.
Những thứ bảy và chủ nhật, Hân theo gia đình người bạn đi dự lễ nhà
thờ, dự một vài buổi tiệc, vài cuộc thuyết trình tại địa phương. Hân
thấy kinh đọc trong nhà thờ và những cuộc nói chuyện có tính cách đại
chúng đều dùng tiếng Anh. Tiếng Phi thì Hân thấy người Phi dùng để nói
chuyện với nhau nhiều hơn là dùng trên giấy tờ, văn bản.
Tuần lễ thứ hai, người bạn đưa Hân đến thăm
Cabanatuan, một tỉnh cách Manila độ hơn ba tiếng lái xe. Đường đến
Cabanatuan, hai bên, cạnh những ruộng lúa, cạnh những bãi đất còn hoang
vu, cạnh những ngôi nhà máy cũ kỹ bị bỏ hoang chỉ còn sườn, là nhà dân.
Dân ở đây sống quây quần từng đám một.
Nhìn nhà cửa của họ nghèo nàn, vá víu, nhìn bày trẻ con, em ở trần, em mặc áo, tụm năm tụm ba hồn nhiên đùa giỡn hay nhảy ô quan với nhau trên những mảnh sân đất ướt, nhìn những nhóm đàn ông, thanh niên mọi lứa tuổi nhàn rỗi ngồi trước cửa nói chuyện gẫu hay chụm đầu vào nhau chăm chú chơi một trò chơi nào đó, nhìn những bà mẹ ngồi lặng lẽ ôm con nhỏ ngồi trước hiên nhà, Hân buồn và nhớ Việt Nam.
Nhớ VN và Hân tự hỏi rằng, tương lai của những cô bé, cậu bé đang đùa chơi hồn nhiên kia rồi sẽ ra sao trong cái miền quê nghèo nàn xa bóng văn minh này? Hình ảnh cuộc sống tội nghiệp này có giống tí nào với hình ảnh VN hiện nay của mình không? Họ nghèo quá. Nghèo đến nỗi nghèo hơn cả những hình ảnh Hân còn nhớ được ở cuộc sống di cư từ miền Bắc vào Nam bốn năm chục năm về trước. Nghèo hơn cả các đảo tị nạn khi vượt biên sau tháng 4/1975 mà Hân đã đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, dù dân ở đây nghèo, rất nghèo, nhưng ít nhất, họ còn được sống một cuộc sống Tự Do và quyền làm người của họ còn được chính quyền và pháp luật bảo vệ và tôn trọng.
Nhìn nhà cửa của họ nghèo nàn, vá víu, nhìn bày trẻ con, em ở trần, em mặc áo, tụm năm tụm ba hồn nhiên đùa giỡn hay nhảy ô quan với nhau trên những mảnh sân đất ướt, nhìn những nhóm đàn ông, thanh niên mọi lứa tuổi nhàn rỗi ngồi trước cửa nói chuyện gẫu hay chụm đầu vào nhau chăm chú chơi một trò chơi nào đó, nhìn những bà mẹ ngồi lặng lẽ ôm con nhỏ ngồi trước hiên nhà, Hân buồn và nhớ Việt Nam.
Nhớ VN và Hân tự hỏi rằng, tương lai của những cô bé, cậu bé đang đùa chơi hồn nhiên kia rồi sẽ ra sao trong cái miền quê nghèo nàn xa bóng văn minh này? Hình ảnh cuộc sống tội nghiệp này có giống tí nào với hình ảnh VN hiện nay của mình không? Họ nghèo quá. Nghèo đến nỗi nghèo hơn cả những hình ảnh Hân còn nhớ được ở cuộc sống di cư từ miền Bắc vào Nam bốn năm chục năm về trước. Nghèo hơn cả các đảo tị nạn khi vượt biên sau tháng 4/1975 mà Hân đã đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, dù dân ở đây nghèo, rất nghèo, nhưng ít nhất, họ còn được sống một cuộc sống Tự Do và quyền làm người của họ còn được chính quyền và pháp luật bảo vệ và tôn trọng.
*
Một buổi chiều cơm nước xong, Hân một mình đi vào phòng đọc sách. Tình
cờ thấy trái địa cầu, Hân xoay tìm vị trí Manila và Việt Nam. Manila đây
và Việt Nam cũng ở đây. Một đường thẳng băng ngang biển sẽ nối Manila
với Quy Nhơn. Hai thành phố chỉ cách nhau có một khoảng biển trời xanh
nhỏ. Nhìn sững chữ Quy Nhơn và hình thể VN, Hân lấy ngón tay sờ nhẹ lên
hình cong chữ S.
Tay Hân chợt run và lòng bỗng như có muôn ngàn cơn bão. Mắt Hân cay và ướt. Hân cảm thấy chóng mặt, nàng ngồi xuống chiếc ghế gần đó, hai mắt vẫn dán vào phần đất quê hương trên trái địa cầu, Hân chìm vào cơn xúc động. Ôi, Qui Nhơn, một địa danh thân yêu của nước tôi đây sao? Nước Việt Nam của tôi ở bên kia bờ biển đó sao? Tôi ở đây, bên này bờ biển, gần quá nhưng sao mà xa quá. Như với tay đến được Việt Nam nhưng Việt Nam của tôi thì thật sự vẫn ngàn trùng xa cách…
Tay Hân chợt run và lòng bỗng như có muôn ngàn cơn bão. Mắt Hân cay và ướt. Hân cảm thấy chóng mặt, nàng ngồi xuống chiếc ghế gần đó, hai mắt vẫn dán vào phần đất quê hương trên trái địa cầu, Hân chìm vào cơn xúc động. Ôi, Qui Nhơn, một địa danh thân yêu của nước tôi đây sao? Nước Việt Nam của tôi ở bên kia bờ biển đó sao? Tôi ở đây, bên này bờ biển, gần quá nhưng sao mà xa quá. Như với tay đến được Việt Nam nhưng Việt Nam của tôi thì thật sự vẫn ngàn trùng xa cách…
Những hình ảnh về quê hương mà Hân còn nhớ được ào ạt hiện về. Như những
lượn sóng đổ dồn vào bờ biển, Hân thấy nhớ quê hương quá. Nhớ tuổi thơ,
nhớ mái trường ngói đỏ, nhớ những người bạn cùng lớp đã từng sóng bước
bên nhau dưới những hàng me cao vừa đi vừa trò chuyện. Nhớ những khuôn
mặt đám học trò thơ ngây, những đôi mắt tròn xoe trong sáng, và nhớ đến
xót xa phần mộ cha mẹ mà từ ngày Hân đi vắng người nhang khói.
Từ những nhớ thương xa xót, Hân nghe vang vang mẩu đối thoại giữa nàng và Linh Thảo:
“ … Ủa, người Việt Nam mà sao chị không về
Việt Nam mà lại đi thăm nước Philippine chi vậy? …. ” Người Phi còn
sang Việt Nam du lịch và mua đồ đó chị… ” “Bộ chị không nhớ Việt Nam
sao? ….. “
” ….. Cũng như Linh Thảo, tôi không thích
sống dưới chế độ bất công độc tài của cộng sản nên hơn hai mươi lăm năm
trước, tôi vượt biên tìm tự do… “
“ Việt Nam bây giờ thay đổi lắm”…” … “Em nói thiệt nghe… chị không về thì là cả một sự thiếu sót đó chị à!”
” … Sự ra đi hoàn toàn do tôi chọn
lựa……Vậy nên việc không về thăm Việt Nam của tôi giản dị lắm. Tôi không
thích họ thì tôi không về. Nói cho rõ hơn, ngày nào cộng sản còn cai
trị nước Việt nam thì tôi vẫn không về.”
Chờ cơn xúc động lắng xuống, Hân bước ra khỏi phòng sau khi lau khô những dòng nước mắt.
*
Gia đình người bạn tiễn Hân ra phi trường về Mỹ. Trước khi hòa vào dòng
người ra phi đạo, Hân quay đầu nhìn lại đúng lúc gia đình người bạn quay
lưng. Tina đi bên cạnh chồng, bé bỏng và hạnh phúc như một cặp tình
nhân đang thời tình yêu chín nhất. Lúc nào cũng thế, Tina vui và tự tin,
dù trong bất cứ trạng huống nào. Hân đứng lặng, nhìn theo người bạn
gái đang mang trong người chứng bịnh nan y mà lòng dạt dào vừa cảm phục
vừa thương xót.
Đâu đây giọng Tina bỗng ngọt ngào:
“ Xin cảm ơn gia đình và bằng hữu đã ở bên
tôi, nâng đỡ và yêu thương tôi trong mọi hoàn cảnh. Nhất là lúc này.
Buổi tiệc sinh nhật của tôi năm nay thật là đặc biệt. Đặc biệt vì quanh
tôi có đông đủ mọi người. Gia đình và bằng hữu. Ngay cả những người bạn
mà tôi yêu quí từ nửa trái địa cầu cũng đã đến với tôi, như thế, còn
diễm phúc nào hơn trong đời sống này. Tôi đã nhận nhiều hơn cho và những
món quà tinh thần vô giá đó chắc chắn lúc nào cũng ở trong trái tim
tôi và tôi sẽ hết lòng trân quý. Như mọi người đã biết, sự suy nghĩ của
tôi về đời sống này là tôi không tính đường dài bao nhiêu năm mình sống
mà luôn nghĩ đến chiều dày, cách sống và giá trị về đời sống mình tạo
được khi mình sống.Tôi luôn luôn tự hỏi mình rằng: với xã hội, tôi đã
xứng đáng là một công dân tốt chưa. Với gia đình tôi đã là một người con
ngoan, một người vợ hiền và người mẹ đủ lòng chịu đựng và hy sinh chưa?
Với bằng hữu và với những người thân yêu đang sống quanh tôi, tôi có vô
tình hay cố ý làm điều gì cho họ buồn phiền đau khổ không và nhất là
với chính bản thân, tôi đã rèn luyện cho tôi được những gì để đời sống
được thăng hoa và ý nghĩa …..”
Hân ngồi vào ghế và thắt dây an toàn. Trước mặt nàng là một mặt hình
tivi nhỏ. Đường bay hiện ra trên mặt truyền hình. Chiếc máy bay như
hình dấu cộng từ từ rời thành phố. Bên kia bờ biển xanh, thẳng hàng với
Manila, hai chữ Quy Nhơn rõ ràng từng nét.
“… Mà nước Phi cũng gần. Chị thăm Phi
xong chị về Việt Nam chơi một chuyến đi….” ….. ” Em nói thiệt, chị không
về thì là cả một sự thiếu sót …”
“ ..Sự ra đi hoàn toàn do tôi chọn lựa. Vì tôi chọn lựa nên tôi trung thành với sự chọn lựa của tôi…”
“… Giá trị của đời sống là ở đó … đo
bằng lòng trung thành của mình đối với chính bản thân mình, với mọi việc
mình quyết định, mọi suy nghĩ và hành động của mình về đời sống và
trong đời sống chứ không đo bằng thời gian dài hay ngắn của cuộc
đời….”
Lời phát biểu cảm tưởng của Tina trong ngày sinh nhật của nàng đã làm
mọi người rơi nước mắt và cũng là hành trang Hân đã mang theo trên
tuyến đường về.
Hân lại nhìn lên màn ảnh, còn gần một tiếng đồng hồ nữa, máy bay ghé trạm Hông Kông …
Ngô Minh Hằng
2005
Đã xem 1234 lần
TIỂU TỬ * LUẬN VỀ CÁI MẶT
LUẬN VỀ CÁI MẶT
Tiểu Tử
Con người có cái mặt là quan trọng nhứt.
Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả
những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng
không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn…
Con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!
Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu
ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng Việt : phần lớn những gì nằm trên cái
mặt đều bắt đầu bằng chữ “m”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như
vậy hết ! Đây, nhìn coi: trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm), má.
Ở “mắt” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt
mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù… Qua tới
“mũi”, ngoài “mùi ” ra không thấy chữ “m” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không… linh hoạt.
Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “chân mày”
(cũng kém linh hoạt như cái mũi !) lại được đi kèm với cái mặt để… hỗ
trợ cho tiếng “mặt”, trong từ ngữ thông thường: “mặt mũi”, “mặt mày”,
làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe… trơn lùi, nhẹ hều không lọt
lỗ tai! Cho nên người ta nói “mặt mũi bơ phờ” , “mặt mày hốc hác”, chớ
ít nghe “mặt bơ phờ, mặt hốc hác”.
Bây giờ tới “miệng”, thì có môi, có mép,
rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy,
bú mớm, mút mấp…Đến “má” thì
ngoài “mụt mụn” chỉ có “mi một cái” là còn thấy chữ “m” nhè nhẹ phất
phơ… Tiếng Việt hay quá! Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con
người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người
nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là
thù v.v…
Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên
không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó,
thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau?
Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt!
Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói: “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”!
Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”.
Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói: “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”!
Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”.
Rồi, bởi vì cái mặt nó… nặng ký như vậy
cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của
người đó để mà nói. Nếu ghét thì gọi “cái bản mặt” (Cái mặt mà như tấm
bảng thì thiệt tình thấy chán quá! Thường nghe nói : “Cái bản mặt thằng
đó tao coi hổng vô!”. Nếu hơi khinh miệt thì gọi “cái bộ mặt” ( “Thằng
này có bộ mặt ăn cướp !” ). Còn khi thương thì cái mặt trở thành “cái
gương mặt”: (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!” ).
Chưa hết ! Khi nổi giận muốn… hộc máu,
người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để
“dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay…“tạt một lon
ác-xít”! Bởi vậy, xưa nay những người có “nợ máu” lúc nào cũng sợ bị
“nhìn mặt trả thù”, và hồi thời chống Pháp, những điềm chỉ viên đi nhìn
mặt “quân phản loạn” đều lấy bao bố trùm đầu để giấu mặt!
.
Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt (Chỉ có
người không… bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái
bụng hay cái lưng!) Ở đó – ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn
hiện lên “cái mặt bên trong” của con người. Các nhà văn gọi là “nét
mặt”, nghe … trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng.
Bởi vì chỉ có cái mặt là… vẽ được cái nội
tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu: “Xem mặt mà bắt hình
dong” (hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người).
Cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán
nước bài của đối thủ.
.
Cho nên mấy “giáo sư chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của
thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để… định mức coi “thằng
cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói ”! Thì ra, đời người
không nằm trong lòng bàn tay như mấy “thầy” đó nói, mà nó nằm ngay trên
nét mặt!
Cũng bởi vì cái mặt nó… phản động như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuệ
của ta” đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt một cách… an toàn suốt giai đoạn
đấu tranh “chìm” và chỉ “xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi
dậy.Và các“đồng chí vĩ đại của ta”… thay tên đổi mặt lia chia để đánh
lạc hướng kẻ địch, nay để râu mai thay tóc mốt cạo đầu v v …
Họ ôm khư khư cái mặt để… quản lý nó từng giây
từng phút, chỉ sợ nó để lòi ra cái mặt thật nhét giấu ở bên trong, riết
rồi nó xơ cứng như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các
đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn
mục!
Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong
nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” – cái mặt vẫn bị quản lý y
chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya.
Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội
nghị, mới “ôm hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại
khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xe rơi xuống hố” một cách rất…
bài bản, để lại niềm “vô cùng thương tiếc” nằm trên vòng hoa phúng điếu
của người đã ra lịnh hạ thủ!
.
Có khi, chính “đồng chí” này là người thay
mặt tập thể, đứng ra… rớt nước mắt đọc điếu văn! Ở đây, ông bà mình
nói:“Phải muối mặt mới làm được như vậy”.Thật là chí lý! Cái mặt đã muối
rồi thì đâu còn sợ… bị thúi hay bị sình! Ta cứ tỉnh bơ thôi!
.
Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng
với cái “vai”. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “thằng
trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ”… v v. Ngoài đời không có ai dặm
mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là: thằng mặt gà mái, thằng
mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa
đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt… mo … v v.
.
Sau tháng tư 1975, người dân miền Nam
đã được Nhà Nước “vẽ lọ bôi hề” thành những khuôn mặt… không giống ai,
để đóng vai “nhân dân làm chủ” trên sân khấu cách mạng, trong vở trường
kịch “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”…
.
Trên sân khấu chánh trị Việt Nam bây giờ,
trong cũng như ngoài nước, “đào kép” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát
bội nhưng mỗi người đều có “lận lưng” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh,
tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “thấy mình là ai” (dĩ nhiên không
phải là cái mặt thật của mình.
.
Rồi cũng “phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi” một cách rất… tròn vai, làm
“bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương” cứ thấy như thiệt ! Điểm đặc
biệt là ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “cái mặt của
mình” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu.
.
Vì vậy, họ phải ráng bơm cho cái mặt của mình
to bằng… cái nia, để thấy họ mới đúng là…“đại diện”! Chẳng qua là họ
muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái… đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì
vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” …
Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
.
Để chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi “vác cái mặt của tôi đi chỗ khác”!
Tiểu Tử
BS. HỒ NGỌC MINH - HIỆN TƯỢNG MẤT TR Í NHÓ
BS. H Ồ NG ỌC MINH- HI ỆN T Ư ỢNG M ẤT TR Í NH Ó
LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết
trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn,
vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về
bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer
Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board
Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology
Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain
Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số
phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com.
Hiện tượng mất trí nhớ thật ra không phải là một chứng bệnh, nhưng phải hiểu là một hội chứng bao gồm các vấn đề khó khăn trong việc nhớ và suy nghĩ. Có nhiều nguyên do hay bệnh trạng đưa đến tình trạng mất trí nhớ (dementia), mà bệnh Alzheimer chỉ là một trong những nguyên nhân ấy. Người bị tai biến não hay bị tiểu đường không kiểm soát cũng làm cho mất trí nhớ. Sự mất trí nhớ có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra cho người già nhiều hơn, gây khó khăn cho chính đương sự và người thân khi phải săn sóc họ.
Hội chứng mất trí nhớ cũng khác với sự lãng
trí, nhưng lại bắt đầu từ những dấu hiệu của sự lãng trí. Khi chúng ta
làm nhiều việc cùng một lúc, không tập trung trí óc, lãng trí có thể xảy
ra. Lâu lâu bị lãng trí như bỏ quên đồ vật trong nhà không tìm được là
chuyện thường, nhưng là một vấn đề nếu những triệu chứng đó tiến dần đến
việc không còn nhận biết thời gian ví dụ như năm 1975 và năm 2015, hay
không phân biệt được không gian như đang ở Việt Nam hay đang ở Mỹ, hoặc
không còn nhớ được những đồ vật hay người quen.
Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường
xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí
nhớ. Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là
một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy. Trung bình
chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ
trên 85, tỉ số là 1/3. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu
người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng
35.6 triệu người bị mất trí nhớ.
Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi
người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng
100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ
hổng”. Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng
những hư cấu không có thực hay không chính xác. Vì thế khi chúng ta lớn
tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và
tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân. Riêng những người bị
Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy
sự khác biệt.
Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?
Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu
hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Khổ nỗi là sự mất trí
nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết.
Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân
phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện. Một khi sự
mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.
Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu
lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có
khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện
đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài
ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó. Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu
chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có
vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy! Nghĩa là, nhớ
đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen tư duy của
người bệnh. Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu nay tánh vẫn thế!”
Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê
lết trên mặt đất như chim cánh cụt. Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt
đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước
trước và chân nào theo sau. Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân
tới trước cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.
Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị
té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3
chiều không còn chính xác nữa. Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn
méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng
nữa.
Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta
đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi. Tuy
nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể
số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự
tương tác giữa gene và môi trường.
Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do
những vẩy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vẩy đóng trong
mạch máu. Khác với vẩy cholesterol trong máu, những vẩy trong não này
được tạo thành bởi chất protein. Những vẩy protein như những chất cách
điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh
nầy đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy
ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh,
như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”. Ngoài việc
cách ly sóng điện, những vẩy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế
bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại.
Hiện tượng đóng vẩy không xảy ra qua đêm mà
kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vẩy
trong não chút đỉnh khi… già yếu. Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ
suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.
Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất
trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu
chứng khác do sự suy yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và
vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự.
Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị
giác và khả năng giữ thăng bằng. Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất
khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện
mới xảy ra gần như tức thì. Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ
để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn
giản. Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm
về thời gian và không gian. Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay
đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng
bĩnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ.
Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại
tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ.
Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen
thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là
panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.
Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc
chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy
vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến
gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nên nhớ
tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà
chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi. Và nếu thuốc chữa càng
sớm thì chất lượng đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn
sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.
Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày. Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.
1. Học khiêu vũ:
Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước. Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.
2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:
Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc. Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.
3. Học một ngôn ngữ khác:
Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.
4. Học đánh cờ hay chơi video game:
Một nhiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… ( nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé ), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.
5. Đọc sách:
Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện. Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết. Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!
6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:
Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc. Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.
7. Học đan, may vá, hay làm vườn:
Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.
8. Sống có mục đích:
Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.
9. Tập viết:
Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.
10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:
Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”.
Nói chung là phải tích cực động não. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment