Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 September 2018

NHỮNG ĐỨA CON ĐẠI BẤT HIẾU IV

 
NHỮNG ĐỨA CON ĐẠI BẤT HIẾU

 Dạy con con chẳng nghe lời
Con theo ông kễnh đi đời nhà con
 
 
IV. TRƯƠNG NHƯ TẢNG
Trương Như Tảng (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1923) là một luật sư, chính khách Việt Nam, người tham gia thành lập và là bộ trưởng Bộ Tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, ông thất vọng với chế độ Cộng sản, vượt biển đào thoát khỏi Việt Nam trên một chiếc thuyền vào tháng 8 năm 1978. Sau đó ông sống lưu vong tại Paris, Pháp. Theo Hồi ký của một Việt Cộng do chính ông viết thì Trương Như Tảng không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông hãnh diện được ở trong một gia đình mà cả 6 anh em đều thành đạt gần đúng như sự mong muốn và xếp đặt của cha ông, ngay từ khi ông mới 13 tuổi: một bác sĩ, một dược sĩ, một giám đốc ngân hàng và 3 kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp trung học Chasseloup Laubat, là nơi ông có những người bạn nổi tiếng như Norodom Sihanouk, Dương Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Thảo v.v… ông được gia đình gửi sang Pháp du học. Ông là người con duy nhất trong gia đình không theo đúng lời dặn của cha là phải học dược, vì đã bỏ khoa này nửa chừng để chuyển sang học chính trị và luật. Ông đã thi đậu cao học chính trị và cử nhân luật năm 1951. Rồi đi theo Cộng Sản Pháp chống chiến tranh.

Cha ông hiểu Cộng Sản. Gia đình ông đã bị điêu đứng vì Cộng Sản. Cơ sở làm ăn buôn bán của gia đình ông bị Cộng Sản phá sạch. Vì vậy khi nghe tin ông theo Cộng Sản. Cha ông gọi ông về. Ông không về. Cha ông và cha vị hôn thê của ông bày mưu đưa cô này, lúc ấy mới 17 tuổi, sang Pháp làm đám cưới với ông, rồi đưa đi thăm thú nơi nọ nơi kia với mục đích làm ông mê vợ trẻ, quên chính trị. Nhưng ông lại thuyết phục được vợ theo chí hướng của ông mà cả hai coi là chủ nghĩa yêu nước. Đến nước này gia đình hai bên chỉ còn cách làm áp lực tài chính. Cắt chuyển ngân. Không tiếp tế gì nữa. Trương Như Tảng bèn để vợ mang bầu về Saigon còn mình ở lại đi rửa chén, gọt khoai kiếm tiền sinh sống ngỏ hầu có thể tiếp tục theo hướng đi đã vạch sẵn. Nhưng rồi sau ông cũng mềm lòng vì thương gia đình, (cha ông không còn đủ tiền cho các anh em ông tiếp tục theo học). Ông về nước vào năm 1954. Ông đã kể rõ trường hợp đó trong hai chương 3 và 4 của cuốn hồi ký.


Khi mới chân ướt chân ráo tới Pháp ông đã được hân hạnh gặp Hồ Chí Minh cũng vừa tới để thương thuyết với Sainteny. (1bis) Ông Hồ đã để cả một buổi chiều tiếp ông và một nữ sinh khác cũng người miền Nam tại phòng làm việc của phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở Fontainebleau. Cuộc gặp gỡ này đã để lại cho ông một kỷ niệm khó quên và những tình cảm sâu đậm dành cho ông Hồ, người luôn bắt ông phải gọi là “bác” chứ không được xưng hô là Hồ chủ tịch, hay chủ tịch. Cũng vì vậy cho nên khi về nước vào năm 1954, ông đã từ khước lời mời của những Võ Văn Hải, Ngô Khắc Tỉnh, Trần Hữu Thế là những người Quốc Gia chống Cộng, để rồi chạy theo những người thuộc phe ông Hồ. Ngay từ 1958 ông đã bắt đầu hoạt động bí mật cho Cộng Sản, tại Saigon.

Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông được cử làm tổng giám đốc Công Ty Đường Việt Nam, một công ty quốc gia lớn với trên 5000 nhân viên. Trong thời gian này theo ông cho biết (2) ông đã hoạt động ngầm qua hai tổ chức thân Cộng là “Phong trào Tự Quyết” và “Ủy ban bảo vệ Hoà Bình” do bác sĩ Phạm Văn Huyến, cha của nữ luật sư Ngô Bá Thành, điều khiển. Năm 1967, do sự “phản bội” của Ba Trà, một cán bộ Cộng Sản khác, hành tung của ông bị bại lộ và ông bị cảnh sát quốc gia bắt giam. Nhờ có Trần Bạch Đằng (3) thu xếp với người Mỹ về trao đổi tù binh, ông được phóng thích cùng với vợ của Trần Bặch Đằng để ra bưng hoạt động hẳn cho Cộng Sản cho đến năm 1976.


Ngày 8 tháng 6 năm 1969 Trương Như Tảng được chỉ định vào chức vụ bộ trưởng bộ Tư Pháp của “chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam”, do Huỳnh Tấn Phát, một đảng viên Cộng Sản kỳ cựu, làm thủ tướng. Gần 6 năm trời, từ 8-6-1969 đến 30 tháng 4 năm 1975, trong cuốn hồi ký không hề thấy tác giả nói ông làm gì trong cái bộ đó và nó hoạt động ra sao. (4) Đó chính là một điểm khôi hài nhất của cái gọi là chính phủ kia, đồng thời cũng là một lỗ hổng to tướng của cuốn hồi ký.


Sau khi Saigon thất thủ, Trương Như Tảng có dịp liên lạc với gia đình thì được biết cha ông mới qua đời, con gái ông đã được phu nhân Tổng Thống Thiệu bảo trợ cho đi du học ở bên Mỹ, con trai ông cũng đã sang Pháp, còn mấy người anh em ông thì bị đi “học tập cải tạo”, trong đó có một người cho đến khi ông viết xong cuốn hồi ký (1985) vẫn còn ở trong tù. Ông buồn rầu nhớ lại lời cha ông nói lúc vào thăm ông trong nhà tù của Tổng Nha Cảnh Sát quốc gia năm 1967:


Con à, ba không thể hiểu được con. Con đã bỏ tất cả. Một gia đình êm ấm, hạnh phúc, giầu có để đi theo bọn Cộng Sản. Chúng sẽ không cho lại con được mảy may những gì con đã bỏ đi. Rồi sẽ thấy. Chúng sẽ phản bội con và con sẽ khổ suốt đời.” (“A Vietcong Memoir”, viết chung với David Chanoff và Đoàn Văn Toại, Harcourt Brace Jovanovich, San Diego, New York and London, 1985. )

Ông cho rằng trước kia ông cùng với một số trí thức miền Nam khác vốn tin mình tranh đấu cho một miền Nam có một chế độ riêng, và thi hành chính sách hòa hợp hoà giải với phe quốc gia. Nhưng sau 30 tháng tư ông thấy những lời hứa hẹn, cam kết của những Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ (trang 283-284) chỉ là giả dối. Chỉ một năm sau chiến thắng, đảng đã hoàn tất việc thống nhất đất nước, nghĩa là giải tán chính phủ “lâm thời cộng hòa miền Nam” của nhóm các ông. Không có hòa hợp hòa giải. Không có chính phủ ba thành phần. Mà chỉ có đảng, một đảng duy nhất, từ danh xưng đảng Lao Động đã đổi ngay sang “đảng Cộng Sản Việt Nam”. Hơn 300.000 người (con số tối thiểu của ông đưa ra) bị bắt giữ, không có xét xử và không biết ngày về, trong đó có anh em ruột thịt, bà con thân thích, bạn bè của ông, hay của những người tai to mặt lớn trong Mặt Trận, kể cả con rể của luật sư Trịnh Đình Thảo, người bạn vong niên của ông.


Vì đã tỉnh mộng, hết tin tưởng ở đảng nên khi được mời làm thứ trưởng bộ Thực Phẩm và Tiếp Tế, ông đã từ chối khéo. Cảm nhận được sự bất mãn của ông, chính Võ Văn Kiệt, lúc ấy là bí thư thành ủy Saigon, đã tìm cách giải thích và khuyến dụ ông nhận một chức nhỏ hơn tại miền Nam. Nhưng ông đã lợi dụng sự tin cẩn của Kiệt để tính chuyện chuẩn bị vượt biên. Ngày 25 tháng 8 năm 1979 ông xuống thuyền làm “thuyền nhân’ và hơn một tuần sau thì được một tầu hàng Singapore chở tới đảo Galang, thuộc Indonesia, bắt đầu cuộc sống tha hương.


V. HỒ NGỌC NHUẬN
 
Một người đại bất hiếu nữa là Hồ Ngọc Nhuận. Ông  thân sinh của ông Hồ Ngọc Nhuận đã nói rằng: “Ðời cha sợ nhất là mất con! Có ba cách mất: một là con theo gánh hát, hai là theo cộng sản, ba là theo Công Giáo!” (Hồi ký – Chương I – trang 8 – XB 2010.) Ông Hồ Ngọc Nhuận không theo gánh hát, cũng không theo đạo Công Giáo, nhưng ông mang tội bất hiếu, quên lời căn dặn của cha mà đi theo cộng sản! (Đời, Chuơng I)

Ông viết báo chửi VNCH, làm dân biểu, ông lâi càng đánh phá Quốc gia. “Thành tích” đó giúp ông kiếm, rốt lại, chức Phó Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc ở Sài Gòn. Sau 1975, họ để ông được phép tiếp xúc với những anh tư anh sáu nào đó, xin cho vài người bà con khỏi đi học tập cải tạo. Và cuối cùng để Cộng sản lợi dụng  tên tuổi của của ông tái bản tờ Tin Sáng một thời gian sau 1975  cho tới khi họ nhận thấy không cần xài ông nữa thì quyết định đóng cửa với giải thích là Tin Sáng đã “hoàn thành nhiệm vụ”
Huỳnh Tấn Mẫm, Lữ Phương, Lê Hiếu Đằng đã chán cộng sản nhưng  Hồ Ngọc Nhuận thì còn “tích cực” trong nghề điếu đóm.  Lê Hiếu Đằng, đã đi theo Cộng Sản từ khi còn là sinh viên ở Huế, trong “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh " viết rang sau hơn 45 năm (lời ông) chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng, thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả. 
Cộng sản cho ông tục bản Tin Sáng, ông phấn khởi viết:“Trước đây chúng tôi là thợ bửa củi, bây giờ chúng tôi là thợ mộc đục và bào nhẵn.

Hồ Ngọc Nhuận luôn nói tới Đại gia đình Tin Sáng. Điều đó cũng đúng, sau 1975, mọi gia đình đều sa cơ lỡ vận nên bám vào Tin Sáng. Hằng trăm nhân viên là bạn bè, là bà con thân thuộc, ngay cả vợ con các nhà báo, các giáo chức, các sinh viên đã chạy vào Tin Sáng như một chỗ tựa. Vợ Dương Văn Ba, em gái, em rể cũng làm cho Tin Sáng. Hai người con trai lớn và con dâu của cựu nghị sĩ Hồng Sơn Đông cũng là nhân viên Tin Sáng. Ông Nguyễn Chức Sắc, chồng bà Kiều Mộng Thu, một phó tỉnh trưởng hành chánh, vì không viết báo nên cùng con trai làm ở ban sắp chữ. Con trai lớn của Lý Quý Chung, chưa đủ tuổi đi làm cũng được sắp xếp làm văn phòng.
Điều đó cho thấy sau 1975, những biệt kích cộng sản cũng bị bóc lột, phải sống đói rách, tủi nhục.
Bảo rằng báo bán chạy lắm  mà để gần hai trăm nhân viên ăn những bữa ăn thanh đạm là sao?. Ông Hồ Ngọc Nhuận ghi:
“Bếp ăn tập thể thời đó ở đâu cũng có và cũng vậy thôi, nghĩa là cũng cơm độn bo bo, khoai lang hay nhiều nhất là mì sợi, nhưng cái đáng nói là Đức và tôi, với sự giúp sức của anh chị Hồ Ngọc Cứ, đã đặt bếp ăn và phòng ăn tập thể ngay tại phòng khách lớn của nhà báo, người ăn cả chủ lẫn khách mời, kể cả khách nước ngoài đều có thể quan sát các chị bếp, qua các ô kính sạch trơn, trong suốt.”(40)
Tại sao trong chiến tranh, người dân miền Nam vẫn  no ấm. Tại sao sau chiến tranh,  người ta phải ăn cơm độn ngô, độn khoai? Nhất là các công thần Việt Cộng? Trong khi chủ nhiệm báo mỗi ngày nhậu nhẹt, uống rượu Tây với mấy tên bao thầu phát hành báo gốc người Tầu? Nhân viên Tin Sáng không có đủ tiền phải uống rượu pha cồn, rượu Lebon, uống xong người nào cũng ngất ngư, nửa sống, nửa chết. Không bao giờ Ngô Công Đức hoặc Hồ Ngọc Nhuận công bố kết quả tài chánh trong năm cho anh em Tin Sáng biết. Nhưng đây là hoàn cảnh của Lý Quý Chung viết lại một cách gián tiếp tố cáo Tin Sáng:
“Có một hôm đi làm về tôi thấy có bóng ai leo bên ngoài cửa sổ phòng ngủ lầu một, tôi định hô lên ăn trộm thì vợ tôi kịp cản lại. Nàng bảo nhỏ: ‘Không phải ăn trộm đâu, em bán cửa kính cho người ta.’ Tôi định phản ứng. Sao lại tận cùng thế này! Nhưng kịp nhớ lại: những gì có giá trị có thể bán được thì đã bán hết rồi! Lúc đó không bán kính cửa sổ thì đào đâu ra tiền để chi dùng trong nhà. Nhà tôi bà tầng có đến hàng chục cái cửa sổ, cho nên cũng thu về một số tiền kha khá, có thể đối phó thêm một thời gian nữa.

Ngay tức thời chiều hôm đó, cả gia đình tôi có một buổi cháo gà xé phay bù đắp những ngày ăn uống kham khổ. Nhưng bán mãi rồi cũng không còn gì để bán nữa. Thế là chúng tôi chỉ còn một giải pháp cuối cùng là… bán nhà. Nhà lúc đó giá rẻ mạt. Căn nhà đó bây giờ có thể bán với giá 600-700 cây vàng, nhưng lúc ấy bán không hơn hai chục cây. Khi dọn ra că nhà thuê ở đường Lê Lợi, nằm phía sau bệnh viện Sài gòn, vợ chồng tôi chỉ mang theo một số bàn ghế và một cây đàn Piano. Đây là chiếc Piano thứ hai. Chiếc đầu tiên chúng tôi đã bán trong những ngày đầu gỉải phóng.”(41)

Dù sao đi nữa, cuối cùng, Hồ Ngọc Nhuận thú nhận. Trong bài 48 năm, một mẩu chuyện nhỏ, ông thú nhận  đã làm gián điệp cho Việt Cộng, báo cáo đủ thứ, báo cáo ngay cả "đồng chí " của ông là Ngô Công Đức:
“Các bá cáo này có bản viết tay, có bản đánh máy cẩn thận, có bản nói về chuyện hằng ngày, về phát biểu trong các các cuộc họp phóng viên, tòa soạn, về việc đi đây đi đó của người này người nọ: có bản phân tích tỉ mỉ về quá khứ, hành động lời nói, thái độ lập trường, tư tưởng, ý đồ… đặc biệt của Ngô Công Đức, cả những lời ‘dặn dò, tâm sự’ của Đức với người nầy, người nọ cũng được nêu lên để dẫn chứng, cả những lưu ý phải tìm hiểu, đi sâu , điều tra thêm về những biểu hiện hay quan hệ với đây đó của Đức.

Đặc biệt trong một bá cáo dài, với mấy tóm tắt về quá trình hoạt động của Đức, có một điểm viết:’ Từ 1975-1979: Đức muốn tạo tại Tin Sáng thành một giang sơn, mộc ốc đảo riêng và từ đó làm bàn đạp cho các hoạt động ngầm của mình. Tin Sáng là một khu an toàn’. Tôi cứ nghĩ những bá cáo sẽ mãi mải nằm đó, để luôn nhắc nhở tôi về ‘lòng dạ con người’, về ‘thói đời’. Nhưng tôi cũng nghĩ, ngày nào đó, chúng cũng sẽ trở thành một cuốn sách nhỏ thuộc thể loại ‘ điều tra’ khá hấp dẫn. Nếu thật cần.”
Hồ Ngọc Nhuận thời nào cũng bảnh vì ông có nhiều tài, đó là tài luồn lách. Hồ Ngọc Nhuận và đám than Cộng và Việt Cộng nằm vùng sau 1975 ăn chơi thả giàn.  “Họ thuộc vào loại “dân nhậu có cỡ”, sáng sớm đã có thể lai rai 5-3 chai bia, chiều tối luôn luôn có mặt ở các quán nhậu với 5 -7 chai rượu chát đỏ (thời kỳ đó thịnh hành rượu Cabernet của Hungary) ông Đức đã vận dụng được tài năng làm ăn của nhóm người này, để vẫn có thể trót lọt trong các ngóc ngách của phát hành, dù là phát hành thời kỳ mới, nhưng trong giai đoạn đầu vẫn nằm trong hệ thống của những anh chị có máu mặt thời kỳ phát hành cũ. Biệt tài của ông Đức là “nhậu“ thì vẫn cứ “nhậu”, đi “chơi” thì vẫn cứ đi “chơi”, “bồ bịch” trai gái (mặt này ông cũng mạnh không thua gì nhậu), thì vẫn cứ trai gái, nhưng quan trọng hơn, việc làm ăn vẫn cứ điều hành thông suốt, guồng máy vẫn cứ chạy đều, tiền tiếp tục vẫn thu vào ào ào. Đó là bản lãnh một nhà kinh doanh tài giỏi.”(43)

VI. XUÂN DIỆU

Xuân Diệu là một thi sĩ nổi danh từ thời tiền chiến với Thơ Thơ và Gửi Hương Cho Gió.
Ông theo cộng sản, cam tâm làm tay sai hạ đẳng cho cộng sản. Ông chuyên nghề bốc phét, ninh bợ cộng sản một cách sống sượng.Trong Một Thời Để Mất, Bùi Ngọc Tấn viết về Xuân Diệu như sau::

Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, những điệu nhảy Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
- Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông! Chúng tôi ào lên. Thật không thể nào hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên loạn, truỵ lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng! (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao).
 
Xuân Diệu bồi thêm:
- Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không. Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn, tít nhỏ, tin ngắn, tin dài lên mặt vải. Cũng không phải in lên một bộ quần áo mà in lên cả hàng bao nhiêu cuộn vải rồi cứ thế mà cắt!
Không để chúng tôi kịp ngạc nhiên, Xuân Diệu tiếp luôn:
- Còn tổng thống ở bên Mỹ, khi hết nhiệm kỳ không làm lổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền? 
 
Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo. Chúng ta sẽ là người cải tạo chúng. Giai cấp vô sản, tầng lớp lao động, những người nghèo khổ bị bóc lột ở những nước ấy sẽ đứng lên. (Ch.I)
Xuân Diệu tài nghề nịnh hót. Ông làm thơ ca tụng lãnh tụ, ca tụng chém giết:

Có xông pha, tranh đấu mới nên cờ.
Có máu chảy, nên sắc này mới đỏ.
Đỏ vì huyết đám đem tung trước gió,
Đỏ vì căm, vì tức, đỏ vì sao?
Đỏ vì dận như thác lũ ào ào,
Dân nổi dậy dựng cao trào cách...
... Sao vẫn sáng, máu xây nền vẫn đỏ!
Cờ là đó. Việt Nam này vẫn đó;
Hồ Chí Minh, muôn thuở Tiến Quân ca.
Sáng muôn năm, nền Dân Chủ Cộng Hoà.
( Ngọn quốc kỳ )

Ông cũng như các văn công khác, muốn sống phải chiến đấu it nhất là chiến đấu bằng mồm. Trong tập Trên Tuyến Đầu Tổ Quốc' ông tố cáo quân đội miền Nam:

Chặt đầu mổ bụng
Lấy mật moi gan, quân ác ôn chia nhau uống rượu . . . . . . .
Trận cuối cùng nhất định thắng lợi vẻ vang.

Ông cũng như Chế Lan Viên ca tụng hầm chông:
Một tên Mỹ bị sập hầm chông
Hai tên Mỹ chôn chân giữa đồng
Trăm tên Mỹ sỗ sàng cướp nước
Nghìn tên Mỹ sẽ thành số không!
(Một tên Mỹ bị sập hầm chông) 

Ghê nhất là thơ Đấu tố: Cũng như Tố Hữu, ông hô hào chém giết những đồng bào vô tội mà ông gọi là địa chủ, cường hào, phản động:

Anh em ơi quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù!
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây,
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi!
( Ngôi Sao)


Ông thẳng tay đấu tố đồng bào theo lệnh đảng. Ông cũng như bao kẻ bạo tàn thuở đó mất hết lương tri, nhân tính, đã đấu tố bố mẹ, anh chị em mình. Ông đã lôi bố mẹ ông là ông bà giáo Ngô Xuân Thu ra đấu tố! Từ Trụ Kiệt cho đến nay, người ta mới thấy một đứa con công khai gọi bố mẹ mình là thằng, là con trên báo chí. Trong đợt cải cách ruộng đất 1953, Xuân Diệu đã viết trong bài Gửi vợ chồng thằng Thu, tức ông bà Ngô Xuân Thu, bố của Ngô Xuân Diệu:

Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù. . .

Nói tóm lại, những người kể trên phạm tội đại bất hiếu vì làm trái lời cha mẹ dạy, và họ cũng là những kẻ đại bất trung vì theo cộng sản phản bội quê hương, dân tộc.


VII.CHU VĂN BIÊN

Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng:
- Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại…
Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành… Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác.
Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ… À, trong Nghệ có câu ca:
“Phá đảng lừng danh quân Đặng Thí,
Giết người khét tiếng gã Chu Biên”…
- Biên nay làm gì?
Đề bạt thứ trưởng nông nghiệp. Dù sao cũng giàu nhiệt tình cách mạng.(Trần Đĩnh. Đèn Cù I,7)
 
 
______

(1).Tam Ích (1915-1972), tên thật là Lê Nguyên Tiệp, là nhà văn Việt Nam trước năm 1975. Ngoài bút danh Tam Ích, ông còn ký XXX và Trúc Lâm.
Ông là người xã Ngọc Đường, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là cử nhân Lê Nguyên Phong.
Ông dạy học, viết báo, soạn nhiều tiểu luận, phê bình văn và triết học.
Ngày 5 tháng 1 năm 1972, Tam Ích tự tử (thắt cổ chết bằng cách dùng sách làm bệ để treo dây) tại nhà riêng số 563/74 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn, hưởng dương 57 tuổi.
(2). Hồng Liên Lê Xuân Giáo:Bút hiệu Hồng Liên. Sinh ngày 5-10-1909 tại Nghệ An. Vượt Trường Sơn thoát chế độ cộng sản tháng 2-1958.
Ông làm việc dịch thuật tại phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa. Vượt biển tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ năm 1975. Mất ngày 26-2-1986 tại Los Angeles.
Tác phẩm:
- Đi Tìm Tự Do (1970)
- Một Gia Đình Cách Mạng (1970)
- Việt Sử Tổng Vịnh (Dịch, 1970)
- Việt Sử Yếu (Dịch, 1971)
- Trung Dung Tập Chú (Dịch, 1972)
- Phủ Biên Tạp Lục (Dịch, 1972)
- Quốc Sử Di Biên (Dịch, 1973)
- Lê Quí Kỷ Sự (Dịch, 1974) ...     
III. PHẠM TUYÊN

Như có bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán,
Lời bác nay làm chúng cháu kinh hoàng.
Lê Mai Lĩnh có bài nhại:
Như có bác Hồ trong thùng phi đậy nắp
Mở nắp ra nghe cái cốc trên đầu.
Như có bác Hồ đang ngồi binh xập xám
Ngồi kế bên là ông Nguyễn Cao Kỳ,
Ông mang kiến đen là ông Trần Văn Hương
ông đang chia bài là ông Dương Văn Minh
Trời ơi… Hồ Chí Minh ăn gian ăn gian…
Trời ơi… Hồ Chí Minh ăn gian ăn gian…
-“Như có Bác Hồ trong nhà thương… Chợ Quán!
Vừa bước ra bị xe cán bể đầu…”
- “Như có Bác Hồ trong cầu tiêu đậy nắp”


Đồng thời với tác phẩm của Phạm Tuyên, có tác phẩm của Xuân Giao cũng được trẻ con cải biên:
Đó là bài “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ”
Đêm qua em mơ gặp bác Hồ
Chân bác dài bác đạp xích lô
Em thấy bác … em đi xe khác
Bác chửi thề “cải tạo nghe con”


Đêm qua em mơ gặp bác Hồ
Chân bác dài bác đạp xích lô
Xe không thắng bác lao xuống hố
Đang đau đớn bác rên như chó
Bác làu bàu nói xe Liên Xô.

Đêm qua em mơ gặp bác Hồ
Tay bác dài bác lái mô tô
Xe cua gấp bác lao xuống hố
Cơn đau đớn bác ta la ó
Bác càu nhàu nói xe quân ngô
Té vài lần chết cha tao luôn.
Đêm qua em mơ gặp bác Hồ
Lăng Ba Đình một cái xác khô
Dân vây kín kéo lên khỏi hố
Em vui sướng vì em đứng đó
Đốt cụ Hồ cháy ra cho luôn
Đốt xác Hồ cháy cho em xem.

THƯƠNG ƯỞNG VÀ CÁI HỘ KHẨU

Thương Ưởng và cái Hộ khẩu
Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - “Thương Ưởng nhận thấy trong nước Tần, người ăn không ngồi rồi rất đông, điển hình từ giai cấp quý tộc, giới công thần có chức có quyền cho tới đám hậu duệ 5 c hay dây nhợ 6 ệ được hưởng nhiều bổng lộc, nhiều đặc lợi, đặc quyền kinh tế đến mức nghịch lý và nhất là về mặt công lý, ví dụ quý tộc hay phe cánh công thần phạm tội dù nặng tày đình vẫn được xử kín giữa họ với nhau theo lệ riêng; còn dân thường phạm tội như ăn quỵt 2 cái bánh vì quá đói, ăn cắp 3 con vịt về đánh tiết canh đưa cay thì bị xét xử cực kỳ nghiêm minh, kết án nặng nề theo luật định. Là giai cấp vô sản xuất song họ lại sở hữu u ê đất đai, biệt phủ, xe ngựa như bọn trọc phú cường hào triều Trụ. Thương Ưởng cho rằng chính cái đám “sáng sách ô đi, tối sách ô về” này là nguyên nhân của mọi nguyên nhân cốt lõi khiến cho nước Tần trì trệ, không chịu phát triển”.
*
Sách Đông Châu Liệt Quốc và Sử ký Tư Mã Thiên có chép chuyện cái Hộ khẩu. Tổng lược:
Vệ Ưởng, họ tên thật là Công Tôn Ưởng thuộc quý tộc nước Vệ, là học sĩ theo phái Pháp gia (chủ trương trị nước bằng pháp luật). Ông bỏ nước Vệ sang nước Ngụy một thời gian, rồi qua nước Tần. Ở đây ông được Tần Hiếu Công trọng dụng sau khi nghe ông thuyết giảng về sách lược Bá đạo để phát triển nước Tần, phong cho chức quan Tả thứ trưởng để cải cách chế độ (biến pháp), rồi lần hồi giao quyền Tướng quốc, ban tước hầu, cấp cho 15 ấp vùng đất Thương Ư nên từ đó ông có tên là Thương Ưởng. 
Thương Ưởng nhận thấy trong nước Tần, người ăn không ngồi rồi rất đông, điển hình từ giai cấp quý tộc, giới công thần có chức có quyền cho tới đám hậu duệ “5 c” hay dây nhợ “6 ệ” (1) được hưởng nhiều bổng lộc, nhiều đặc lợi, đặc quyền kinh tế, thường khi đến mức nghịch lý và nhất là về mặt công lý, ví dụ quý tộc hay phe cánh công thần phạm tội dù nặng tày đình vẫn được xử kín giữa họ với nhau theo lệ riêng; còn bá tánh phạm tội như ăn quỵt 2 cái bánh vì quá đói, ăn cắp 3 con vịt về đánh tiết canh đưa cay thì bị xét xử cực kỳ nghiêm minh, kết án nặng nề theo luật định. Là giai cấp vô sản xuất, chẳng có công trạng, công trận gì với dân với nước song nhờ móc ngoặc họ lại sở hữu u ê đất đai, biệt phủ, xe ngựa như bọn trọc phú cường hào triều Trụ. Thương Ưởng cho rằng chính cái đám “sáng sách ô đi, tối sách ô về” này là nguyên nhân của mọi nguyên nhân cốt lõi khiến cho nước Tần trì trệ, không chịu phát triển. 
Với chủ trương “giúp đời không chỉ có một con đường, trị nước không cần theo phép cũ” (trị thế bất nhất đạo, sử quốc bất pháp cổ); “đối nội dùng tra tấn, đối ngoại dùng giáp binh” (nội hành đao chính, ngoại dùng giáp binh), Thương Ưởng tu hình, biến pháp trong 2 đợt mà chế định ra nhiều pháp lệnh (sau gom lại thành sách là Thương Quân Thư), giúp nhà Tần quật khởi, trở nên phồn vinh hùng cường, ‘ổn định ở bên trong, hữu nghị rồi bành trướng lãnh thổ rộng ra bên ngoài’, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều mâu thuẫn gay gắt về lợi ích với thế lực quý tộc và công thần, cực kỳ khắc bạc với đại chúng.
Trong Thương Quân Thư có chủ trương cải cách ruộng đất và thuế khoá; có chính sách ngu dân, chuyên chính về tư tưởng và văn hoá, đặc biệt là pháp lệnh Cấm gian tức chế độ Hộ khẩu khắc nghiệt khiến dân tình ngậm hờn oán thán, như sau:
Cứ năm nhà gọi là Ngũ, mười nhà gọi là Thập, tên chữ là Ngũ thập Liên gia. Một nhà có lỗi thì Chín nhà kia phải tố cáo – nghĩa là người người bất luận ông bà, cha me, con cái, vợ chồng, anh em, bạn bè, hàng xóm tất tật đều phải tự ý thức có nghĩa vụ giám sát và tố cáo lẫn nhau – nếu không tố cáo thì cả Mười nhà phải chịu tội chung, cùng bị chết chém ngang lưng (yêu trảm). Cấm cha con, anh em trai trưởng thành ở chung một nhà. Mỗi người đều phải có một cái thẻ, tên chữ là "Bằng cứ”, tương tự cái Hộ khẩu giấy (2) mà triều nhà sản Việt Nam dùng để kiểm soát nhất cử nhất động của từng người dân trong nước. Không ai được tự ý dời chỗ ở, ai chứa chấp người không có thẻ Hộ khẩu (mặc định bị quy là kẻ gian) cũng bị tội chém ngang lưng. 
.
Tần Hiếu Công mất (338 trước Tây lịch), Tần Huệ Công nối ngôi, muốn trị tội Thương Ưởng vì trước đó Ưởng đã hành tội 2 thầy dạy mình là Công Tôn Giả (bị thích chữ vào mặt), và Công Tôn Kiển (bị cắt mũi); cọng thêm sự vùng dậy của giai cấp quý tộc nạn nhân, kẻ thù của Thương Ưởng, suốt chục năm trường. Thương Ưởng bị thất sủng, biết sẽ bị trả oán, lén về đất Thương Ư, Tần Huệ Công biết được, cho binh lính đuổi theo, Ưởng cả sợ, bèn giả dạng dân thường bỏ trốn. Chạy đến Hàm Quan thì trời chập tối, Ưởng vào nhà trọ định ngủ qua đêm.
Chủ nhà trọ hỏi: có thẻ Hộ khẩu không?
Ưởng nói: không có vì để quên ở nhà.
Chủ nhà trọ đáp: Phép của Thương Quân (tức Thương Ưởng) nghiêm cấm chứa những người không có thẻ Hộ khẩu, ai phạm pháp đều phải chém, tôi không dám cho trọ. 
Ưởng đành đi ra, ngước mặt lên trời, than: Ta bày ra cái thẻ ấy, nay chính nó hại ta, khác nào ta đánh ta!
Rốt cuộc Tần Huệ Công cũng bắt được Thương Ưởng, đem ra chợ Dẫn Trì thuộc đất Trịnh, hành hình bằng ngũ mã phân thây để thị chúng, rồi giết sạch luôn toàn gia quyến Thương Ưởng.
*
Non một thế kỷ sau, Thừa tướng pháp gia Lý Tư áp dụng lại chính sách tàn khốc Thương Quân Thư, giúp nhà Tần dưới triều Thủy Hoàng trở nên mạnh nhất trong Thất hùng, rồi thống nhất nước Tàu. Tần Thủy Hoàng mất, Lý Tư bị hoạn quan Triệu Cao gièm pha nên bị Tần Nhị Thế khép tội, tru di tam tộc (giết cả ba họ: họ cha, họ mẹ, họ vợ). Sau Triệu Cao giết Nhị Thế, lập con Phù Tô là Tử Anh lên thay. Đăng quang xong, Tử Anh giết ngay Triệu Cao, nhưng rồi không lâu sau, nhà Tần bị Lưu Bang diệt, lập ra nhà tiền Hán. 
Và kể từ khi Mao Trạch Đông đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan, độc chiếm đại lục nước Tàu vào năm 1949, nhìn chung, ảnh hưởng của Thương Ưởng còn lớn hơn cả Khổng Tử trong hầu hết đường lối, cải cách lớn ở nước Tàu cộng sản và tiếp theo xuất cảng sang nước phên giậu núi liền núi, sông liền sông, mỗi rạng đông cùng nghe tiếng gà gáy, điển hình là cái chế độ Hộ khẩu khắc nghiệt khiến dân tình khắp nơi ngậm hờn oán thán mấy chục năm qua và chưa biết đến bao giờ nó mới cụ thể và dứt khoát được bãi bỏ (3).
(Liège, 11/2017)

___________________________________
Chú thích:
(1) “5 c”: con cháu các cụ cả; “6 ệ”: tiền tệ, hậu duệ, quan hệ, ngoại lệ, đồ đệ, trí tuệ.
(3) Bộ Công an, 07/11/2017: Từ năm 2020 bỏ sổ hộ khẩu giấy!

TƯỞNG NĂNG TIẾN * THỜI TIẾT VÀ BIỆT PHỦ

TƯỞNG NĂNG TIẾN * THỜI TIẾT VÀ BIỆT PHỦ

Thời tiết & biệt phủ

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao)Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ? Trương Châu Hữu Danh

Cứ theo như lời của nhiều vị chuyên nghề xem vận mệnh qua chỉ tay thì tôi có đường may mắn rất dài, và đường học vấn cũng dài không kém. Hồi trẻ, tôi tưởng thiệt. Sự thiệt, tiếc thay, chỉ đúng được chừng (gần) phân nửa.
Tôi quả là may mắn vì có nhiều khoảng thời gian được cắp sách đến trường, kể cả những trường đại học ở nước ngoài. Chỉ có điều đáng tiếc là tôi hơi chậm hiểu (và rất chóng quên) nên đến già kiến thức vẫn rất mơ hồ, về mọi mặt.
Có năm, tôi ghi danh vào một lớp khí tượng tại San Jose State University vì nghĩ rằng chuyện thời tiết (gió mưa là bệnh của trời/ tương tư là bệnh của tôi yêu nàng) nếu không hoàn toàn thi vị thì cũng “dễ ăn” thôi. Tôi lầm, và lầm lắm. 
Cầm hai cuốn giáo khoa trên tay, tổng cộng dám cỡ bẩy tám trăm trang, mà tôi muốn ứa nước mắt. Khó nuốt thấy rõ. Sách đã dầy lại lắm biểu đồ, và nhiều hạn từ lạ hoắc. Tra tự điển muốn khùng luôn mà vẫn chỉ hiểu rất lơ mơ.
Cả hai bài thi giữa khóa của tôi đều không đủ điểm trung bình. May là dường như cả lớp cũng đều lết bết như nhau nên vị giáo sư phụ trách rộng lòng ban cho chúng tôi một đặc ân, một cơ hội để “thua me gỡ bài cào.” Ông sẽ nâng điểm cho sinh viên nào nộp term paper (ngắn thôi cũng được nhưng tối thiểu phải 500 chữ) viết về kinh nghiệm cá nhân, liên quan đến thời tiết hay khí hậu. 
Mừng hết biết luôn! Tôi nghĩ ngay ra cái tựa rất kêu (“Kinh Nghiệm Về Thời Tiết Ở Việt Nam Qua Tục Ngữ”) và “nổ như tạc đạn” vì tin chắc rằng ông thầy mình hoàn toàn không hề biết chi về những điều này:
- Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét

- Mây xanh thì nắng
Mây trắng thì mưa

- Chơm chớp đằng Đông vừa trông vừa chạy
Chơm chớp đằng Nam vừa làm vừa chơi

- Chuồn bay bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

- Trăng quầng thì hạn
Trăng tán thì mưa
Tôi cẩn thận gạch dưới những từ vần điệu: nắng/trắng, mưa/vừa, hạn/tán... và giải thích rằng đây là phương cách để kinh nghiệm của người xưa được lưu truyền một cách dễ dàng.
Excellent! Tôi được khen ngợi, được cho điểm tối ưu, cùng với lời mời đi ăn “để chúng ta trao đổi thêm những kinh nghiệm lý thú về thời tiết ở Việt Nam qua văn chương truyền khẩu.”
Tôi biết (mẹ) gì mà “trao đổi,” cha nội? Cả đời tôi sống trong phố thị, có thấy “chơm chớp đằng Đông/đằng Tây” hồi nào đâu? Tôi cũng không dám chắc “sếu” có phải là tên gọi khác của “cò” không nữa? Nếu không thì e là tôi chưa nhìn thấy con sếu (bằng xương bằng thịt) bao giờ!
Vốn liếng về ca dao và tục ngữ của tôi đều từ cuốn Văn Học Việt Nam – được giảng dậy ở trường văn khoa Đà Lạt, trước năm 1975 – của tác giả Phạm Văn Diêu. Và vỏn vẹn chỉ có bi nhiêu đó thôi à. Bởi vậy, tôi quyết định “trốn” luôn ông thầy dậy môn khí tượng... cho nó đỡ phiền!
Chuyện phiền phức, tuy thế, vẫn cứ theo đuổi cho đến mãi tuần rồi. Tuần rồi, tôi gặp hai vợ chồng người Tân Tây Lan ở phòng ăn trong một quán trọ ở thủ đô Manila. Khách vắng, không ai ngoài ba chúng tôi nên họ bắt chuyện làm quen, rồi hỏi rằng tôi là người Đài Loan hay Nhật Bản?
Chả may, ông bà Tân Tây Lan lại đang có dự tính du lịch Việt Nam nên quay ra hỏi tới tấp về khí hậu và thời tiết ở quê nhà.
Tôi ngọng, tất nhiên. Tôi sống tha phương đã hơn nửa đời người, có biết chi đâu về chuyện nắng mưa ở cố hương (ngoài năm ba câu tục ngữ học thuộc đã lâu) mà dám nói lăng nhăng với người ngoại quốc. 
Trăng của vũ trụ thì vẫn lúc quầng, lúc tán. Mây của bầu trời thì vẫn lúc trắng, lúc xanh. Ở đâu thì chuồn bay thấp cũng mưa, bay cao cũng nắng, bay vừa cũng râm nhưng riêng ở Việt Nam thì chưa chắc à nha. Khí hậu và thời tiết ở đất nước tôi – gần đây – bỗng trở nên rất bất thường và hoàn toàn ngoài dự đoán vì thiên nhiên bị hủy hoại (không thương tiếc) hằng ngày, nhất là nạn phá rừng.
Hậu quả nhãn tiền và tàn khốc – theo lược thuật của tác giả Đào Đức Thông, trên trang VNTB:
“Thiên tai luôn luôn đe dọa cuộc sống bình  yên của con người Việt Nam. Từ xưa đến nay, dù bằng cách nào người ta cũng không thể chế ngự được thiên tai, nhưng có một nghịch lý là chính con người lại gây ra những tai họa do sự thiếu trách nhiệm, do cẩu thả… khiến cho thiên tai nghiêm trọng hơn. Trận mưa lũ lịch sử vừa xảy ra với các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ làm hơn 100 người thiệt mạng và mất tích, hàng vạn ngôi nhà bị tàn phá, đường sá, cầu cống, cây cối, hoa màu bị cuốn trôi…ta có thể thấy trong thiên tai có nguyên nhân từ con người, nói cách khác là nhân họa.” 
Ảnh: VNTB
Cái đù! Tôi chưa bao giờ cảm thấy hãnh diện gì (ráo) về dòng dõi tiên/rồng nhưng luôn luôn “cải chính” tới bến luôn, nếu bị thiên hạ tưởng lầm rằng mình thuộc một giống dân (bậy bạ) nào khác
Trong một bài viết khác (“Nhà Gỗ Xác Dân”) facebooker Trương Châu Hữu Danh cho biết thêm:
“Chỉ trong vòng 40 năm, những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam gần như bị xoá sổ. Bao nhiêu năm chiến tranh, hứng chịu bom đạn, rừng vẫn bạt ngàn xanh… Sau chiến tranh thì rừng mất sạch. Rừng đi đâu?

Trên khắp dải đất hình chữ S này, nhà gỗ triệu đô không hiếm. Nhưng những căn nhà này không thuộc về giới siêu giàu, giới doanh nhân. Những căn nhà này, trớ trêu thay, lại là của cán bộ. Sau lệnh đóng cửa rừng, các món đồ gỗ, nhà gỗ này càng trở nên vô giá. Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ?”
Không sao đâu. Quí vị cán bộ đều vẫn “ngủ rất ngon” lành. Họ vẫn cứ “kê gối cao mà ngủ” như thường – theo nguyên văn của bản tin của trang Tiếng Dân, đọc được vào hôm 4 tháng 11 năm 2017, về vụ biệt phủ Yên Bái:
Báo VTC có bài: Thanh tra Chính phủ thừa nhận không thể xử lý được khối tài sản ‘khủng’ của ông Phạm Sỹ Quý. Về câu hỏi “theo quy định pháp luật hiện chưa có quy định nào để truy suất nguồn gốc tài sản của vợ, con ông Phạm Sỹ Quý, điều này có đúng hay không“, ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng TTCP cho biết, “trong quy định pháp luật về lĩnh vực này còn có nhiều tồn tại”... Các “đồng chí” cho vợ, con đứng tên tài sản vẫn kê cao gối mà ngủ.
Báo Công an Nghệ An có bài: Không có ‘vùng cấm’ trong chống tham nhũng, tiêu cực. Rõ ràng là không có vùng cấm, nhưng người dân phải chờ đợi mỏi mòn, sau gần chục lần hoãn công bố kết quả, dưới sức ép của dư luận, Thanh tra Chính phủ mới cho công bố. Còn xử lý thì giao về cho địa phương. Cuối cùng thì ông Quý chỉ đổi ghế, còn tài sản thì vẫn chưa bị thu hồi.
Thảo nào mà nhà báo Biên Thùy có bài “Chúc Mừng Ông Phạm Sĩ Qúy” vì sau “thiên tai rồi ‘nhân họa’ liên tiếp ập đến mà ‘biệt phủ’ của gia đình ông chẳng mảy may chút gì cả” và “trên thực tế thì ông mới chỉ ‘hạ độ cao’ chứ chưa đáp xuống mặt đất. Nhưng đây cũng là một điều đáng chúc mừng nữa. Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh tương đương với Phó Giám đốc cấp Sở, như vậy sự xê dịch không đáng là mấy.”
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Qúy mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, dành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự – nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái.
Blogger Trần Văn đã có lời khuyên mọi người đừng “nhẹ dạ, cả tin … ảo tưởng vào thành tâm, thiện ý của giới lãnh đạo Đảng CSVN” nữa. Dân Việt phải lo tự cứu đi thôi.
Tưởng Năng Tiến

No comments:

Post a Comment