Giai thoại Hạc Vàng Vũ Hán
Vũ Hán nguyên là thành Vũ Xương xưa kia, có lầu Hoàng Hạc, có thơ Thôi
Hiệu, có giai thoại về nhà thơ Lý Bạch.
Bầu trời Vũ Hán là bầu trời của hạc vàng thi thoại.
Chuyện kể rằng: "Ngày xưa ở vùng này có một người đàn ông tên là Tâm,
chủ một quán rượu nhỏ. Một hôm, có một người ăn mày rách rưới đến quán
ông Tâm và xin ông một chén rượu. Ông Tâm chẳng những không coi
thường, khinh thị người ăn mày ấy mà còn đem đến cho ông ta một bát
rượu lớn. Sau đó mấy tháng liền, ngày nào lão ăn mày cũng đến quán ông
Tâm để xin rượu uống. Ông Tâm vẫn một mực vui vẻ, nâng bát rượu đưa
cho người ăn xin mà không hề mảy may tỏ ra sự khó chịu.
Một ngày nọ, người ăn mày nói với ông Tâm: Tôi nợ ông rất nhiều rượu,
nhưng tôi không có tiền để trả ông.
Rồi ông ta lấy ra một miếng vỏ cam mang theo từ cái túi ở bên người,
vẽ lên tường một con hạc vàng bằng cái miếng vỏ cam ấy. "Chỉ cần vỗ
tay khi có khách ở đây là con hạc này sẽ nhảy múa" - Người ăn mày nói.
Xong, ông ta vỗ tay, hát một bài hát, quả thực, con hạc vàng đã bật ra
khỏi bức tường và nhảy múa theo điệu nhạc.
Dần dà, quán rượu của ông Tâm nổi tiếng khắp cõi Trung Hoa bởi con hạc
vàng biết múa này. Từ đó, ông Tâm làm ăn phát đạt, trở nên một người
giàu có của đất Vũ Xương.
Bẵng đi một thời gian khá dài, một ngày kia người ăn mày trở lại. Ông
Tâm nói lời cám ơn người ăn mày và ngỏ ý muốn được chu cấp nuôi nấng
ông ăn mày suốt đời. Ông ăn mày cười và đáp: “Đó không phải là lý do
tôi trở lại nơi đây”. Ông ăn mày lấy ra một cây sáo, thổi một điệu
nhạc. Khi tiếng sáo cất lên, những đám mây trắng như bông trên thành
Vũ Xương từ tít trên cao, la đà sà xuống, và từ giữa những đám mây
trắng muốt đó, một con hạc vàng dang rộng cánh ra bay về phía hai
người.
Người ăn mày cưỡi lên lưng hạc nói lời từ biệt ông Tâm, rồi nhẹ nhàng
theo cánh hạc lướt bay về trời.
Ông Tâm vô cùng biết ơn người ăn mày đó và ông tin rằng người ăn mày
đó chính là một vị Tiên ông từ trời sai xuống.
Sau đó, ông Tâm đã dốc toàn bộ của cải của mình ra để xây nên ngôi lầu
đẹp và nổi tiếng vào hạng nhất của đất Trung Hoa để tưởng nhớ đến Tiên
ông mà ông đã được gặp ở trong đời. Ngôi lầu đó nằm bên bờ sông Dương
Tử, ở thành Vũ Xương, ngay trước sân quán rượu nơi hai người đã gặp gỡ
và từ biệt nhau tại đây.
Ngôi lầu ấy có tên là Lầu Hoàng Hạc.
Bài thơ Lầu Hoàng Hạc (Hoàng hạc lâu) được Thôi Hiệu viết từ thời ấy,
hãy còn đầy cảm xúc và tươi mới cho đến tận ngày nay.
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ?
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh, cây bày
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ...
…
Tuy nhiên, năm 1981, lầu Hoàng Hạc xưa trong thơ Thôi Hiệu đã bị người
Trung Quốc đập bỏ và họ xây lại một cái lầu khác, cách vị trí cũ hơn
1km. Không rõ là họ có gọi tên là lầu Hoàng Hạc nữa hay không?
Quạ đen thay thế Hạc Vàng
Nghìn năm Vũ Hán mơ màng Vũ Xương ...
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ...
———-
Nguồn: sưu tầm.
(Theo Minh Hương Ngô)
Sent from my iPhone
TIẾNG NÓI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM QUỐC NỘI VÀ HẢI NGOẠI TRANH ĐẤU CHO ĐỘC LẬP, TỰ DO & DÂN CHỦ
Search This Blog
Hoi Nghi Dien Hong
Thursday, 27 February 2020
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment