Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 February 2020

Nghệ An bác bỏ 'tin xuyên tạc' về tượng Lenin ở thành phố Vinh

  • 24 tháng 2 2020




  • Bản quyền hình ảnh Niels Ackermann
    Image caption Phim về các pho tượng Lenin bị kéo đổ ở Ukraine

    Tỉnh Nghệ An cho biết tượng Lenin cao 3 mét đúc ở Nga sẽ được đưa về thành phố Vinh khi dự án hoàn thành dự kiến vào cuối tháng 3 năm nay.
    Theo thông tin công bố cho báo Việt Nam hôm cuối tuần qua, đây là công trình "đã được sự đồng ý của Trung ương, của tỉnh Nghệ An" và thành phố Vinh đang triển khai xây dựng.
    Dự kiến tượng đài sẽ đặt ở Ngã 5 của thành phố với tổng diện tích dự án khoảng 4.300 m2.
    Phần xây của Nghệ An là bệ tượng, còn bức tượng - không rõ là mới hay cũ - sẽ do phía Nga trao tặng.
    Chúng ta cần nền dân chủ hay cần chế độ độc tài hơn
    Thẩm phán nói Nga cần bỏ vai trò kế tục Liên Xô
    Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin?
    Nga: Luật mới đề nghị cải táng Lenin bị bác
    Lenin nói 'Trí thức là cục phân' từ 1919
    Tajikistan: Đền Hồi giáo dựng lại tượng Lenin
    "Tượng có chiều cao 3m, đúc bằng đồng, được chế tác tại tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, sau đó vận chuyển về Nghệ An," báo Việt Nam trích đăng từ tỉnh ủy Nghệ An.
    "Công trình này thể hiện mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An - quê hương Bác Hồ vĩ đại và tỉnh Ulyanovsk - quê hương của Lênin, vị lãnh tụ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Nga."
    Hôm 24/02, báo Công an Nhân dân có bài nói:
    "Một dân tộc dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đấu tranh giành độc lập, giải phóng áp bức và đã thành công như Việt Nam thì việc xây dựng, đặt tượng đài của V.I Lenin cũng là hợp lẽ trong dòng chảy lịch sử."

    Đánh giá về Lenin hay về chính quyền hiện nay?

    Trên mạng xã hội Việt Nam thời gian qua đã có một số ý kiến phê phán công trình này.
    Việc đầu tiên bị nêu ra là chi phí cao cho công trình ở một tỉnh nghèo.
    Báo Thanh Niên xác nhận rằng kinh phí xây dựng vườn hoa, đài phun nước cho công trình này lên đến hơn 8 tỷ VND.
    Nay, báo Việt Nam nói "lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định thông tin trên mạng xã hội những ngày qua không chính xác, xuyên tạc với dụng ý xấu".
    Tuy nhiên, tỉnh ủy Nghệ An không nói "thông tin không chính xác" đó là gì.

    Bản quyền hình ảnh Radio Ozodi
    Image caption Bức tượng Lenin ở Shahritus, miền Nam Tajikistan được trùng tu có màu sơn vàng
    Lý do thứ hai, theo những người chỉ trích, là sự lỗi thời của nhân vật Lenin, biểu tượng của mô hình cộng sản ưa bạo lực ở Nga sau 1917.
    Một bài đăng trên báo tiếng Việt ở Hungary hồi 2014, được Diễn đàn BBC Tiếng Việt đăng lại, cho rằng tôn thờ Stalin hay Lenin đều là "sùng bái cá nhân mù quáng".
    Ngoài ra, "Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị".
    "Sự độc đoán và phi dân chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn, cùng lý tưởng - như Rosa Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky - phải 'kêu trời".
    Sau khi Liên Xô giải tán, nhiều nước cộng hòa từng thuộc liên bang đã cho kéo đổ tượng Lenin, coi đó là biểu tượng của nền thống trị áp bức từ Moscow.
    Hồi 2017, nhiếp ảnh gia Niels Ackermann và nhà văn Sebastien Gober cho ra cuốn 'Đi tìm Lenin' nói về hiện tượng hàng nghìn tượng Lenin bị xóa ở Ukraine.
    Tuy thế, cũng có hiện tượng "ngược dòng" như hồi 2018 ở Tajikistan.
    Theo Radio Ozodi, một pho tượng Lenin từng bị gãy tay ở Shahritus, miền Nam Tajikistan, được hội đồng Hồi giáo địa phương quyên tiền để trùng tu.
    Ngoài khu vực Liên Xô cũ, hiện ở Tampere, Phần Lan, vẫn có một bảo tàng Lenin.

    Image caption Khách tham quan bảo tàng ở Tampere, Phần Lan được khuyến khích khoác áo tài xế và chở Lenin đi chơi một vòng
    Còn tại chính nước Nga, dư luận về Lenin vẫn chia rẽ, và một số tiếp tục ủng hộ để thi hài ông trong lăng tại Moscow, nhưng con số đông đảo hơn muốn đưa đi chôn.
    Theo RT.com hồi tháng 9/2017, điều tra dư luận tháng 4 năm đó nói 58% dân Nga muốn đưa Lenin đi cải táng một cách đúng đắn.
    Dòng ý kiến này cho rằng cách duy trì xác ướp của người đã quá cố là không phù hợp với phong tục Chính Thống giáo của Nga.
    Nhìn chung, di sản tàn khốc của thời kỳ chế độ cộng sản hình thành ở Liên Xô vẫn gây chia rẽ ngay trong dân chúng và trí thức Nga.
    Mới đây nhất, thẩm phán Tòa Hiến pháp Nga, Konstantin Aranovsky nói nước Nga ngày nay không nên "tiếp quản các di sản tội ác của chế độ cộng sản thời Liên Xô". (xem bài)
    Sự hiện diện của Lenin qua tượng tại Hà Nội và trong sách báo, tranh ảnh của nhà nước Việt Nam lại có ỵ́ nghĩa hơi khác.
    Đó là việc khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất, toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức vẫn theo đường lối Leninist.
    Về mặt căn hóa, hiện tượng này có vẻ ngày càng mang tính tín ngưỡng bản địa ở VN hơn là có liên quan đến chuyển biến lịch sử hậu Xô - Viết ở châu Âu và khu vực Liên Xô cũ.
    Việc 'làm riêng' trong nỗ lực tôn thờ các nhân vật cộng sản châu Âu cũng diễn ra hồi 2017 khi Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội khánh thành tượng Felix Dzerzhinsky, người gốc Ba Lan, lãnh đạo đầu tiên của ngành công an khét tiếng của Liên Xô.
    Bản thân tượng Dzerzhinsky bị đưa ra khỏi các công sở ở Nga sau 1991 và ông bị lên án ở quê hương Ba Lan sau 1989.
    Xem thêm:
    Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?
    Sách mới: 'Lenin - nhà độc tài'
    Vì sao cha tôi và các trí thức bị cách ly?
    Thăm bảo tàng Lenin duy nhất nằm ngoài nước Nga
    Sa Hoàng Nga bị ‘đày’ tới VN như thế nào?

    No comments:

    Post a Comment