Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 February 2020

Lenin lần đầu gọi 'trí thức là phân' trong thư gửi Gorky

  • 25 tháng 1 2020




  • Bản quyền hình ảnh Universal History Archive
    Image caption Alexander Bogdanov (trái) chơi cờ với Lenin (phải) khi hai người đến thăm Maxim Gorky ở Capri, Ý năm 1908. Đây là giai đoạn các nhà hoạt động Nga sống lưu vong ở châu Âu

    Không phải Mao Trạch Đông mà Lenin mới là nhà cách mạng lần đầu gọi trí thức cũ là 'cục phân' trong thư gửi Gorky năm 1919.
    Dù câu "Trí thức là cục phân" thường được gán cho lãnh tụ Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông, nhưng cách dùng từ này được Vladimir Lenin viết ra trong văn bản từ trước đó.
    5 điều đáng nhớ về Karl Marx
    Tranh cãi về 'Di chúc Lenin muốn loại Stalin'
    Nga: Luật mới đề nghị cải táng Lenin bị bác
    Chủ nghĩa cộng sản 'súp thịt' là gì?
    Trong lá thư viết hôm 15/09/1919, Lenin bàn luận với nhà văn Maxim Gorky về nhà thơ Vladimir Korolenko và lên án "giới trí thức tư sản".
    Mở đầu thư, Lenin cập nhật cho Gorky một số tin nhân sự và giải thích việc bắt nhóm Đảng Dân chủ Lập hiến:
    Aleksei Maksimovich thân mến,
    Tôi gặp Tankov, và trước khi ông ấy tới thăm, và trước khi nhận thư của anh, chúng tôi đã quyết định tại Tseka (Trung ương Đảng) bổ nhiệm Kamenev và Bukharin vào phụ trách công tác đánh giá lại các vụ bắt giữ bọn trí thức tư sản thuộc nhóm Kadet (Constitutional Democrat), rồi đã cho thả ra.
    Điều quá rõ ràng là có những sai lầm đã phạm phải trong vụ việc.
    Nhưng cũng rất rõ ràng rằng việc bắt nhóm này là cần thiết và đúng đắn.
    Khi đọc ý kiến thẳng thắn của anh[Gorky phản đối việc bắt giữ], tôi nhớ lại cuộc tranh luận của chúng ta ở London, Capri và câu nói của anh khi đó để lại ấn tượng rất mạnh với tôi.
    "Bọn văn nghệ sĩ chúng tôi là những kẻ vô trách nhiệm."
    Lenin tìm cách lý giải vụ bắt " vài trăm quý ông Kadet và giả Kadet" là để phòng ngừa một âm mưu như vụ ở pháo đài Krasnaia Gorka, và nói đó chẳng phải là "bi kịch gì cả".
    Tiếp theo, Lenin chuyển sang câu chuyện về tác phẩm Chiến tranh, Đất mẹ và Nhân loại của Vladimir Korolenko (1853-1921) ấn hành tháng 8/1917.
    Trong thư, Lenin gọi Korolenko, người Gorky coi như đàn anh, là kẻ "giả Kadet, gần như là một tay Menshevik"(phái chống Bolshevik trong Đảng Xã hội Nga).
    Nhân đó, Lenin lên án "trí thức tư sản" và nói với Gorky rằng chỉ có "tri thức của công nông" mới là sức mạnh thực sự:
    "Các lực lượng trí thức của công nhân và nông dân đang vươn lên, ngày càng mạnh hơn trong cuộc chiến đấu lật đổ bọn tư sản, những kẻ đồng phạm của chúng -tức là giai cấp có giáo dục, tay sai của đồng vốn tư bản -những kẻ cứ nghĩ chúng là bộ não của dân tộc. Nhưng trên thực tế, chúng không phải là não, mà là cục phân của dân tộc."
    Lenin kết thúc lá thư bằng lời kêu gọi Gorky hãy bỏ ngay quan hệ trí thức tư sản càng sớm càng tốt.

    Coi trí thức tư sản là 'cục phân' trong hoàn cảnh nào?

    Nước Nga sau Cách mạng 1917 rơi vào cảnh hỗn loạn, nội chiến và bị bao vây.

    Bản quyền hình ảnh FotoSoyuz
    Image caption Vladimir Korolenko sinh ở Zhitomir trong gia đình gốc Ukraine - Ba Lan và qua đời tại quê hương sau thời gian thất vọng nặng nề với hành xử của chính quyền Xô Viết
    Tháng 2/1919, Maxim Gorki trong "Lời kêu gọi gửi ra toàn thế giới đã ca ngợi Lenin và cách mạng Nga vốn đang phải đối mặt với nhiều kẻ thù:
    "Lãnh đạo chiến dịch chống lại Nga là Woodrow Wilson. Vladimir Lenin đang nắm chắc ngọn đuốc của Cách mạng Nga trong tay và rọi chiếu ánh sáng ra toàn thế giới. Giai cấp vô sản và người lao động trí thức (intellectual workers) cần chọn giữa những kẻ bảo vệ trật tự cũ, những kẻ đại diện cho chính phủ của thiểu số kiểm soát đa số, chế độ cũ không có tương lai, và những người phá đổ tất cả thứ văn hóa đó, những người kiến tạo lý tưởng xã hội mới, và là hiện thân của của ý tưởng hạnh phúc, việc làm tự do, tình huynh đệ của nhân dân với công nhân."
    Tuy thế, cũng từ năm 1919, Gorky và nhiều trí thức Nga ủng hộ cách mạng đã lo ngại trước làn sóng bắt bớ của chính quyền Lenin nhắm vào nhóm cựu Kadet, gồm nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà giáo dục Nga nổi tiếng.
    Đảng Kadet là lượng chính trị trung hữu, ủng hộ tự do cá nhân, bảo vệ thiểu số Do Thái, có mặt trong Viện Duma Nga từ 1906.
    Sau Cách mạng 2/1917, Kadet có bốn thành viên vào chính phủ lâm thời, nhưng sau bị chính quyền Bolshevik cho là bất hợp pháp.
    Từ năm 1919, chính quyền của Lenin ra lệnh bắt hàng loạt trí thức, nhà khoa hoặc, văn nghệ sĩ Nga, gồm cả những người theo Kadet.
    Chính quyền trục xuất những cựu thành viên Kadet và các đảng Xã hội Chủ nghĩa Cách mạng, Menshevik và Dân tộc chủ nghĩa.
    Các đợt trấn áp này bị trí thức từng ủng hộ Cách mạng tháng 10 phản đối.
    Vì những người đã bị đuổi sang Phương Tây tiếp tục viết bài, lên tiếng phê phán chế độ ở Nga, Lenin cấm những người ở lại được xuất cảnh.
    Lenin qua đời đầu năm 1924 sau thời gian sức khoẻ suy yếu nghiêm trọng.
    Hè năm 1918, ông bị nữ đảng viên Xã hội Chủ nghĩa Cách mạng Fanny Kaplan bắn trọng thương trong vụ ám sát không thành.
    Cho đến lúc chết năm chưa đến 54 tuổi, trong người Lenin vẫn còn hai viên đạn.



    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Lenin và vợ, bà Nadezhda Krupskaya. Lenin qua đời đầu năm 1924 sau thời gian sức khoẻ suy yếu nghiêm trọng vì bị nữ đảng viên Xã hội Chủ nghĩa Cách mạng Fanny Kaplan bắn trọng thương trong vụ ám sát không thành năm 1918.

    Những tâm hồn Nga

    Ngày nay, nước Nga đã có cái nhìn khác về di sản bạo lực một thời và những nhân vật nổi bật thời kỳ trước và sau năm 1917.
    Sau 1990, việc phục hồi các trí thức Kadet và nhiều nhân vật khoa bảng thời trước cách mạng đã diễn ra.
    Trên thực tế, dù bị Lenin phê phán, Korolenko vẫn có uy tín lớn với các nhân vật cộng sản châu Âu.
    Rosa Luxemburg, một lãnh tụ cộng sản châu Âu gốc Do Thái, đã viết về Korolenko khi ngồi tù ở Breslau (nay là Wroclaw, Ba Lan) tháng 7/1918, ca ngợi và so sánh hai tài năng của văn học tiếng Nga:
    "Tác phẩm Thời thơ ấu của Maxim Gorky có thể so sánh ở nhiều góc độ với Lịch sử đương đại của Korolenko. Về mặt nghệ thuật, họ thật khác nhau một trời một vực. Korolenko, như Turgenev mà ông luôn ngưỡng mộ, có tâm hồn mẫn cảm, có bản tính đầy chất thơ, con người của nhiều tâm trạng. Gorky, theo đúng truyền thống Dostoevsky, nhìn đời đầy kịch tính, là người đàn ông của các nguồn năng lượng và hành động rất tập trung..."
    Là bậc đàn anh của Maxim Gorky, Korolenko, nổi tiếng với nhiều tác phẩm trong đó có Russkoe Bogatstvo, đã rút lui về quê nhà ở Ukraine sau cách mạng 1917 và qua đời năm 1921.
    Sau khi Lenin chết, Maxim Gorky (sinh năm 1868) thì trở thành gương mặt của văn học công nông Liên Xô, và được Stalin tôn trọng, đề cao.
    Tuy thế, các lá thư ông trao đổi với Stalin và Genrikh Yagoda (bộ trưởng an ninh Liên Xô) được công bố trong thập niên 1990 cho thấy Gorky vào những năm cuối đời cũng dần mất hết ảo tưởng rằng tự do có thể tồn tại trong thể chế Xô Viết và viết nhiều hơn về các chủ đề trước cách mạng 1917.
    Qua đời năm 1936, đến 1938 tên tuổi Gorky lại bị lôi ra trong một vụ án với cáo buộc chính nói là Yagoda đã chủ mưu giết ông.
    Các sử gia ngày nay cho rằng đó chỉ là vụ việc do Stalin dàn dựng.
    Xem thêm:
    Albania: Quốc gia 1 triệu lô cốt 'bảo vệ chế độ'
    Vì sao nhiều góp ý không được ĐCSVN lắng nghe?
    VN: Đảng viên cộng sản và 'bàn tay nhúng chàm'
    Báo Đảng Cộng sản Pháp xin bạn đọc cứu giúp

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment